BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1097. Phỏng vấn bà Hillary Clinton: Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’

Posted by adminbasam trên 23/06/2012

Foreign Policy

Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’

Phỏng vấn độc quyền Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Người phỏng vấn: Susan B. Glasser

Người dịch: Trần Văn Minh

Số tháng 7/ tháng 8 năm 2012

Về cảnh ngộ của ông Trần Quang Thành: đây là một câu chuyện rất thương tâm. Tôi theo dõi câu chuyện của anh ấy. Tôi đã nói chuyện với anh ấy. Tôi nêu vấn đề của anh ấy với [chính phủ] Trung Quốc. Anh ấy có một cuộc đời gần như khó có thể tin được, gần giống như câu chuyện về Horatio Alger. Nên chúng tôi … bị các sự chọn lựa của anh ấy và các giá trị của chúng ta dẫn dắt. Và chúng tôi cố gắng hết sức để tìm hiểu anh ấy muốn gì. Và anh ấy đã vào sứ quán Mỹ, ngay từ đầu anh ấy đã nói rằng: “Tôi không muốn rời xa quê hương. Tôi muốn ở lại Trung Quốc. Nhưng tôi muốn theo đuổi chuyện học hành của tôi. Tôi muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn thay vì bị giam cầm ở trong nhà tôi, tại ngôi làng của tôi ở tỉnh nhà”.

Thực ra, tôi nghĩ đó là một phản ứng rất can đảm và có suy nghĩ. Và chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem anh ấy muốn gì, và rồi chúng tôi làm việc với [các giới chức] Trung Quốc để tạo cơ hội cho anh ấy theo đuổi các ước muốn đó, gồm cả việc mang theo gia đình anh ấy. Tôi nghĩ, anh ấy đã không gặp mặt đứa con trai cả năm rồi. Và anh ấy không bao giờ – tôi muốn nói rằng, anh ấy ở trong tình trạng vô cùng khó xử khi anh ấy trốn thoát, đã không thể mang theo vợ và con gái; dĩ nhiên anh ấy không thể mang theo đứa con trai. Nên anh ấy có một mình ở Bắc Kinh; anh ấy cần chữa bệnh. Thực ra, anh ấy đã bị gãy chân khi nhảy qua tường. Và vì thế anh ấy muốn đoàn tụ với gia đình. Anh ấy muốn mọi người được sống bình yên và để anh ấy theo đuổi việc học hành. Và chúng tôi nhận ra đây là một cơ hội không những để làm việc với chính phủ Trung Quốc về trường hợp đặc biệt của anh ấy, mà còn thực sự mở rộng, gia tăng đối thoại của chúng tôi về nhân quyền và pháp quyền… Bởi vì anh ấy xác định rõ ràng là anh ấy không đổ trách nhiệm cho nhà nước. Sự khó chịu và nỗi sợ hãi của anh ấy thực ra tập trung vào chính quyền địa phương, những kẻ đã hành hạ anh ấy. Và anh ấy nghĩ rằng, nếu chính quyền Bắc Kinh biết những gì xảy ra với anh ấy, họ sẽ giúp đỡ anh và gia đình anh. Và tôi nghĩ đây là một lời nhận xét rất lý thú từ một anh chàng rất tỉ mỉ, có mối liên hệ với thế giới bên ngoài nhiều hơn một người Trung Quốc bình thường.

Liên quan đến phát biểu của bà hồi năm 2009 về nhân quyền chỉ là một phần của nghị trình với Trung Quốc: Tôi đã không ý thức rằng chuyện này (nhân quyền) sẽ gây tranh cãi như đã xảy ra. Bởi vì đối với tôi, nếu nhân quyền có ở đây, nơi mà nó tách riêng và xa khỏi mọi thứ khác mà họ quan tâm đến và chúng ta quan tâm đến, tôi không nghĩ anh có khả năng ảnh  hưởng đến điều mà anh đang cố gắng cổ suý và đạt được khi nói tới nhân quyền. Và tôi cũng có một niềm tin rất lớn – tôi muốn nói là, tôi đã có mặt ở đây 17 năm trước để nói về nữ quyền, cũng là nhân quyền và nhà cầm quyền thường xuyên vi phạm nữ quyền và họ đã không phát hình bài diễn văn của tôi. Và như vậy là tôi đến Trung Quốc cũng chẳng phải mới mẻ gì về chuyện này.

Tôi là người cổ vũ cho nhân quyền và quyền của người phụ nữ từ khi họ biết tôi, và tôi đã có những tranh luận kịch liệt với Giang Trạch Dân về Tây Tạng. Nên tôi cũng cần gửi một tín hiệu tới họ rằng, “Này, bây giờ tôi là ngoại trưởng Hoa Kỳ. Tôi mang toàn bộ hồ sơ ngoại giao này, và nhân quyền là phần quan trọng, phần chủ yếu trong hồ sơ, nhưng có nhiều công việc khác chúng ta cần phải hoàn tất”. Như thế, phải chăng tôi sẽ nêu lên vấn đề nhân quyền? Dĩ nhiên. Tôi cũng sẽ nêu vấn đề kinh tế, vấn đề Iran và Bắc Triều Tiên và tất cả những phần còn lại. Nên chắc chắn đó là tín hiệu mà tôi gửi đến họ, rằng tôi là người mà họ có thể làm việc chung và tôi sẽ mãi mãi bất đồng ý kiến với họ trên mọi phương diện mà tôi đã bất đồng ý kiến trong 20 năm qua, nhưng tôi sẽ đại diện cho toàn bộ hồ sơ.

Về vấn đề khi nào sử dụng quyền lực của ngoại trưởng: Có cả một bản nhạc hòa tấu với nhiều nốt nhạc khác nhau để chơi và cần phải chơi, tùy theo anh muốn đạt được điều gì. Và vì thế trong vai trò này, rất rộng lớn và với một hồ sơ lớn về trách nhiệm, tôi nghĩ, chúng tôi phải có chiến lược trong cách thức truyền đạt những gì chúng tôi cố gắng giải thích cho tất cả những cử tọa khác nhau đang lắng nghe. Tôi là người định hướng kết quả — đâu là phương cách tốt nhất để đến đó? Đôi khi ngoại giao, và đôi khi cứng rắn. Vài người chỉ trích tôi khi nói rằng việc phủ quyết của Nga và Trung Quốc trong vấn đề Syria là đáng khinh bỉ. Đúng thế, tôi nghĩ họ chú ý. Vì thế anh phải điều chỉnh và nghĩ ra đâu là kết cuộc anh muốn đạt tới, bởi vì có những lúc đập tay lên bàn và sử dụng sức mạnh, nó có giá trị riêng của nó hay như một phần của kế hoạch lớn hơn, vào lúc khác có thể phản tác dụng. Tùy thuộc vào những gì anh muốn đạt tới.

Về vấn đề bà Aung San Suu Kyi và sự khó khăn trong việc chuyển đổi giữa biểu tượng nhân quyền và chính trị gia thực tế: Khi anh đi từ biểu tượng dân chủ này đến chỗ ngồi hiện tại trong quốc hội với những người mà bà ấy biết rằng họ có bàn tay nhuốm máu, đó là cuộc hành trình đầy bí hiểm mà bà ấy phải thực hiện. Nhưng trên phương diện chính trị, hiện tại, bà ấy không thể tránh khỏi sự chỉ trích sẽ xảy ra, bởi vì bà ấy đang thể hiện vai trò chính trị. Và điều đó thật hấp dẫn. Và tôi nghĩ rằng, đây là dấu hiệu rõ nhất về sự thay đổi mà chúng ta có thể chứng kiến trên thế giới ngày nay. Vâng, rất khó. Rất khó. Khi tôi là đệ nhất phu nhân, tôi có thể nói bất cứ điều gì tôi muốn nói, và tôi thường nói, với kết quả tốt hay xấu hơn. Nhưng một vài điều là chiến lược, và một phần nằm trong nghị trình của chồng tôi, và vài phần khác chỉ là do tôi nghĩ, tôi cảm nhận và tin tưởng mãnh liệt.

Khi tôi là thượng nghị sĩ, tôi phải đại diện cho dân chúng New York nhưng tôi cũng là người bênh vực cho họ và đại diện cho các vấn đề và lợi ích của họ. Vì thế tôi cảm thấy tôi kiên định lập trường, nhưng tôi cảm thấy các vai trò mà tôi đóng và các kết quả tôi đi tìm luôn đòi hỏi những chiến thuật các nhau. [Nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi], điều bà ấy nói là “bây giờ tôi muốn có một vai trò”. Đây là cơ hội để bà ấy đưa mọi thứ vào thực hành, những gì mà bà ấy đã và đang nghĩ đến cũng như đã và đang thực hiện trong suốt cuộc đời từ khi bà ấy trưởng thành. Nhưng bà ấy lo lắng khi bắt bước vào và xắn tay áo, và bà ấy có nhiều tự tin rằng, bằng cách nào đó, bà ấy có thể vượt qua tất cả những cạm bẫy và giúp ích cho đất nước bà. Điều này rất giống tôi. Bà ấy có thể ở trên bục cao cả đời. Bà ấy không cần phải rời khỏi khu nhà của mình. Bà ấy có thể đưa ra những tư tưởng lớn và kêu gọi lương tâm quần chúng. Nhưng bà ấy muốn đi vào thế giới thực và thử xem bà ấy có thể thực hiện sự thay đổi được không.

Về việc liệu có một cách tiếp cận thực tế, “tin tưởng nhưng cần kiểm chứng”của bà Hillary với thế giới hay không: Bắt đầu đến với công việc này chủ yếu từ thế giới chính trị, tôi có một số hiểu biết căn bản hay cảm nhận về các vấn đề chính trị của quần chúng là gì, ngay cả trong những chế độ độc tài, bởi vì ai cũng có [thái độ] chính trị. Có thể họ không có chính trị bầu phiếu, nhưng anh có [thái độ] chính trị. Anh phải giữ một nhóm thân tín hay một chế độ, hoặc nhóm lợi ích bên cạnh. Nhưng tôi cũng nghĩ tôi phải bỏ ra nhiều thì giờ để cố tìm hiểu xem người ta nhận thức và thực thi quyền lực thế nào. Và tôi mong muốn rằng mọi chuyện sẽ sáng sủa và lạc quan như mọi người mong ước. Nhưng với bản chất con người, những sức ép chính trị — tôi có thể quan sát và thấy người ta bị gây áp lực và thay đổi thế nào. Và chúng tôi có thể làm gì nếu đó là điều chúng tôi chẳng hề quan tâm? Thôi thì, đó là vấn đề của họ. Nhưng nếu đó là điều chúng tôi quan tâm, chúng tôi có thể tác động và giải quyết chúng bằng cách nào? Đôi khi có thể giải quyết bằng cách nhờ vả tới ý tưởng lớn nào đó, như anh cố gắng đi vào nước anh ở chỗ nào, anh muốn đạt được việc gì? Và đôi khi giải quyết bằng cách khởi động các lực phản kháng, để ít nhất những tiếng nói khác cũng được lắng nghe. Tôi thấy cách thức thế giới hoạt động, cố gắng tham dự vào và tìm cách giúp người khác làm được hơn những gì anh mong muốn họ làm – nói đúng ra, Hoa Kỳ mong muốn họ làm – là một phần của những điều mà tôi cảm thấy như là công việc của tôi.

Về vấn đề Hoa Kỳ là nước không thể thiếu: Hoa Kỳ hoàn toàn là quốc gia không thể vắng mặt [trên thế giới]. Nhưng chúng ta phải khôn khéo trong cách chúng ta định nghĩa và sử dụng sức mạnh của chúng ta ngày nay, bởi vì không có vấn đề nào có thể được giải quyết nếu không có chúng ta. Nhưng chúng ta lãnh đạo thế nào và điều gì chúng ta đang cố chuyển tải đến thế giới, là điều mà tôi đang tập trung vào, bởi vì dễ dàng cho người ta hiểu mình muốn nói gì khi anh nói rằng, chúng ta không thể thiếu sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự tan rã của Liên Xô, và trước sự trỗi dậy vững mạnh, không những của Trung Quốc mà còn của các nước gọi là BRIC (gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Và vai trò gia tăng của những diễn viên không quốc gia, những vấn đề liên quốc gia – tôi muốn nói rằng, tình hình thế giới trong thập niên 90, khi tôi xem kỹ từ góc cạnh lợi thế khác, thì thấy khác rất nhiều so với tình hình hiện nay. Nhưng rõ ràng Mỹ là một đất nước không thể thiếu. Nhưng thách thức là: liệu chúng ta có thực sự làm đúng vai trò này và dẫn dắt thế giới trong thế kỷ 21 theo cách tăng cường an ninh, các lợi ích và giá trị của chúng ta hay không? Và đó là những gì tôi đã cố gắng làm trong 4 năm qua –là làm cho mọi người chú ý vào cách thức mà chúng tôi đã bỏ nhiều thì giờ để xây dựng thói quen hợp tác, các tổ chức và cơ chế quan hệ đối tác, và gia tăng các mối quan hệ và sự hiểu biết. Đó là ngoại giao kiểu cổ xưa, hoạt động trong thời đại ‘Twitter’, nhưng tôi nghĩ, không có kiểu ngoại giao nào khác có thể thay thế phương pháp này.

Về việc bà có nghĩ sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2016: Không.

Về điều gì có thể thúc đẩy bà ra tranh cử tổng thống: Không có điều gì cả. Không cần – cần là… không có gì có thể [thúc đẩy tôi]. Tôi thực sự — thật hân hạnh, thật vinh  dự. Tôi nghĩ, Trời ơi, tôi – tôi muốn nói rằng, người Trung Quốc nói chuyện này với tôi vào bữa ăn tối đêm thứ Tư, tại bữa cơm tối giản dị mà ông Đới [Bỉnh Quốc] thết đãi. Họ nói những câu như: “thực ra, bà biết, tôi muốn nói, năm 2016 không còn xa… Bà có thể về hưu nhưng bà vẫn còn quá trẻ”.  

Về chuyện làm việc với Nhà trắng: Vâng, đầu tiên, tôi nghĩ cả tổng thống và tôi đều vạch rất cho mọi người ở cả hai phía chúng tôi biết rằng, tất cả chúng ta đều ở trong cùng một khối. Và ông ấy là tổng thống, và chúng tôi cố gắng hết sức mình để phục vụ ông. Và ông ấy nói rõ với mọi người [ở Nhà Trắng] rằng tôi là người mà ông muốn là ngoại trưởng, và ông muốn một sự cộng tác tích cực và hiệu quả. Thực sự chúng tôi có thể làm được điều đó, và đó là – tôi muốn nói là, luôn có sự căng thẳng giữa Bộ Ngoại giao và Nhà trắng hay giữa bất cứ cơ quan chính quyền nào. Nó như kiểu lãnh địa. Tôi biết được điều này do có nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng tôi nghĩ cả hai phía đều thật sự có tính chuyên nghiệp.

Về việc bà có điều gì hối tiếc hay không (như tiến trình hòa bình ở Trung Đông bị khựng lại): Tất cả chúng ta hy vọng – chúng ta hy vọng điều này vào một ngày nào đó. Đó sẽ là thời điểm trọng đại cho thế giới. Nhưng tới nay, vẫn chưa có. Tôi muốn nói rằng, một phần của vấn đề trong khi đảm nhận công việc này, vào thời điểm lịch sử này là chúng tôi quá bận tâm vì những lý do hoàn toàn dễ hiểu – và tôi nói rằng, một người đã từng là nghị sĩ tiểu bang New York – trong cuộc chiến chống khủng bố, chống al Qaeda, và rồi phải chú ý nhiều đến Iraq, Afghanistan. Tôi muốn nói rằng, thật sự chúng tôi cần bảo đảm rằng chúng tôi có thể chứng tỏ cho toàn thế giới biết rằng chúng tôi là quốc gia không thể thiếu, có nghĩa là chúng tôi không thể thiếu ở bất cứ nơi đâu, không chỉ ở một hay hai chỗ — đó là lý do vì sao tôi đến châu Á trước tiên và vì sao tôi đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển quan hệ thể chế với các cường quốc đang trỗi dậy, và vì sao tôi đầu tư thật nhiều để Hoa Kỳ tham gia vào nhiều tổ chức đa phương và trong khu vực này. Bởi vì đó là cách mở rộng ảnh hưởng của chúng tôi, và trong thời gian Hoa Kỳ gặp khó khăn về ngân sách và lẽ dĩ nhiên về phía nhiều người dân trên đất nước chúng tôi đã mệt mỏi về ngoại giao/ chiến tranh, quan trọng để nói rằng: “Bây giờ hãy xem, chúng ta phải tích cực. Chúng ta phải tham gia. Chúng ta phải dẫn đầu. Chúng ta sẽ làm bằng cách thức mới và khác trước. Chúng ta sẽ không chịu đựng tất cả mọi gánh nặng”. Đó là lý do vì sao Libya là sự thay đổi lịch sử khó tin như vậy, để chúng ta cùng liên minh với nhau, mà chúng ta đã rõ là không thể thiếu trên mọi phương diện, nhưng những nước khác phải tiến lên – không những Âu Châu mà cả Ả Rập.

Về điều gì sẽ làm người kế nhiệm bà thức tới 3 giờ sáng: Tôi có thể nói là mọi thứ. Tôi muốn nói rằng, vào lúc ai đó đảm nhận chức vụ này, chúng ta sẽ xem tình hình như thế nào. Nhưng anh phải giải quyết chuyện cấp bách, chuyện tức thời, và chuyện lâu dài, tất cả mọi chuyện cùng một lúc. Tôi muốn nói rằng, hãy chú ý tới tin nóng các xu hướng (trend lines). Anh không thể hành động như thể chuyện thay đổi thời tiết sẽ không xảy ra, chuyện phổ biến [hạt nhân] không là vấn đề, bệnh truyền nhiễm không còn là mối đe dọa. Tôi muốn nói rằng, anh phải lưu tâm đến các mối nguy hiểm trường kỳ đó. Nhưng anh phải đương đầu với các vấn đề ở đây, cũng như các vấn đề hiện tại, hằng ngày.

Nguồn: Foreign Policy

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh

16 bình luận to “1097. Phỏng vấn bà Hillary Clinton: Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’”

  1. […] Anh   —  (BBC).  – Người phụ nữ được thế giới tôn vinh  —  (RFA). – Phỏng vấn bà Hillary Clinton: Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’ (Foreign Policy/ Ba Sàm). – Hàn Quốc và Mỹ tập trận bắn đạn thật   —  […]

  2. […] Phỏng vấn bà Hillary Clinton: Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’ (Foreign Policy/ Ba […]

  3. Võ Văn Ty said

    Kính thưa quí anh chị,

    Xin phép cho tôi được đóng góp thêm một vài chi tiết. Ngoại Trưởng Hillary Clinton không phải là người phụ nữ đầu tiên nắm chức vụ cao nhất của ngành ngoại giao Mỹ. Người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử ngoại giao Mỹ nắm giữ chức vụ Ngoại Trưởng (NT) là bà Madeleine Albright vào năm 1997, trong nhiệm kỳ của TT Bill Clinton; sau đó là Tướng 4 sao Colin Powell, Ngoại Trưởng da đen đầu tiên của Bộ Ngoại Giao Mỹ; tiếp đến là bà Condoleezza Rice người phụ nữ da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ nắm chức vụ quan trọng này. Ông Powell và bà Rice đã phục vụ dưới chính quyền TT George W. Bush; và hiện tại là bà Hillary Clinton một cựu ứng cử viên Tổng Thống, phục vụ dưới quyền một vị TT da đen đầu tiên trong lịch sử của Mỹ. Những vị này là niềm tự hào của người Mỹ về tinh thần khai phóng cởi mở, bình đẳng đối với người thiểu số, minority rights. (Ghi chú : trong xã hội Hoa Kỳ, người được liệt kê vào thành phần thiểu số gồm có người da màu và phụ nữ, mặc dù phụ nữ luôn đấu tranh để được bình đẳng với đàn ông. Ngoài ra còn có nhiều nhóm thiểu số nhỏ khác như tuổi tác, tôn giáo, đồng tính luyến ái,v v, nhưng vẫn chưa được pháp luận qui định rõ ràng.)

    NT Madeleine Albright lại là một tấm gương sáng cho người tị nạn, vì bản thân bà cũng là một người tị nạn gốc Do Thái, đến từ Tiệp Khắc. Bà Albright là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp career diplomat và là một trong những NT giỏi và cứng rắng nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Về phía NT Clinton, tuy không phải là nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp, nhưng bà là một người rất thông minh và có năng khiếu ngoại giao tự nhiên với cách nói lưu loát đơn giản dễ hiểu, có lẽ vì bà đã từng là Đệ Nhất Phu Nhân (ĐNPN) của TT Bill Clinton, đã quen những công tác ngoại giao của tòa Bạch Ốc.

    NT Clinton khi còn ở vi trí ĐNPN, là người tiên phong cổ võ sách lược xây dựng một quốc gia độc lập Palestine, vụ này đã làm chính quyền của TT Clinton nhốn nháo tìm cách trấn an dư luận, damage control, vì người dân Mỹ không nắm vững vấn đề tìm độc lập tự do của dân tộc Palestinian, trong khi đó ảnh hưởng Do Thái trong chính giới Mỹ rất mạnh. Người Việt Nam và những dân tộc đã sống qua các chế độ thuộc địa, rất cảm thông các nổ lực đấu tranh xây dựng nền độc lập cho quốc gia Palestine.

    Nhưng công việc của Ngoại Trưởng không đơn giản và dễ dàng, vì không riêng gì bà Clinton, TT Obama cũng đã tích cực tranh đấu cho một nước Palestine tự do, nhưng không đạt được những kết quả khả quan. Hôm nay cả hai vị, TT và NT, lãnh đạo tối cao của một cường quốc mạnh nhất trên thế giới, vẫn thường xuyên rêu rao quảng cáo tự do dân chủ cho nhân loại, đành chọn giải pháp im lặng trước gọng kềm cai trị của người Do Thái trên phần đất thuộc địa Palestine. Không những vậy, Đại Sứ Susan Rice của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc (LHQ), một nhân viên cấp thừa hành của bà Clinton và do TT Obama tiến cử, political appointment, đã được bật đèn xanh để tấn công triệt tiêu các nổ lực tìm độc lập của dân tộc Palestinian ở LHQ.

    Chính quyền Obama thân Palestine đã bị tê liệt vì thế lực chính trị của Do Thái quá mạnh và Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu quá tinh khôn. Ông ta chỉ cần ra lệnh vài phi tuần phản lực cơ F-16 và F-15 mang những trái bom GBU-28 “Bunker Buster” 5,000-pound Laser-Guided, có thể xuyên thủng 6 mét bê tông cốt sắt hay 30 mét đất rồi nổ tung, do Mỹ chế tạo thả xuống những lò nguyên tử bí mật nằm sâu trong lòng đất của Iran, cuộc chiến sẽ nổ bùng, giá dầu sẽ tăng vọt, nền kinh tế của Mỹ hình như vừa mới có dấu hiệu bình phục sẽ gục xuống và Obama sẽ thất cử. Đảng Cộng Hòa chủ chiến sẽ lên nắm chính quyền và dứt điểm các kẻ thù giùm cho Do Thái. Benjamin Netanyahu không mong đợi gì hơn.

    Phía sau lưng những hình ảnh đẹp và bình đẳng của Hoa Kỳ, là những trò chơi chính trị ngoại giao bằng máu của những dân tộc bị trị. Và người Viêt Nam ở Mỹ đã hiểu rõ những trò chơi đau thương này vì trong cuộc chiến quốc-cộng vừa qua, cờ MTGPMN tung bay trong các đoàn biểu tình phản chiến ở Washington, Paris… Ngày hôm nay phong trào phản chiến và cờ Mặt Trận Giải Phóng không còn nữa. Ngày hôm nay người dân Mỹ đã biết rất nhiều về văn hóa VN như ngày Tết cổ tryền VN, món phở rất phổ thông đối với người địa phương, và những câu chuyện về một chính quyền Cộng Sản tham ô, như là một sự hiểu biết bình thường.

    Hơn 2 triệu người Việt đang đi sâu vào xã hội và suy tư của quần chúng Mỹ từng ngày từng giờ từng phút. Tất cả các cơ quan của chính quyền Mỹ ở 3 ngành lập pháp, tư pháp và hành pháp và quân đội đều có đông đảo nhân viên VN, và họ đang leo dần lên các vị trí quan trọng. Người Việt thấy được bài học ngoại giao và sức mạnh của dân Do Thái trong chính trường Mỹ. Chính quyền Mỹ có thế bắt tay với bất cứ quốc gia đôc tài nào vì đó là trò chơi ngoại giao với những nụ cười không thật bên ngoài. Nhưng người Mỹ gốc Việt bắt đầu là một thực thể sau 37 trưởng thành như bất cứ nhóm di dân nào đã đến trước đây, và sức mạnh là lá phiếu có thể làm ảnh hưởng đến các chính sách của quốc gia. Tiềm năng để người Việt ở hải ngoại đóng góp vào công cuộc xây dựng tự do dân chủ cho quê hương bên kia đại dương và chống trả kẻ thù ở phương Bắc là không nhỏ.

    Kính

    Võ Văn Ty
    Washington 06/23/2012

    BS: Cám ơn bác công phu cung cấp thêm kiến thức.

    • Đại_úy said

      Dân ngoại tuyến VTT (nếu thực IP ở US) lại mắc bệnh ‘thuyết âm mưu’ , hãy tham khảo ĐẠI CÁO TRẠNG của t/g Bùi như Hùng về Do Thái còn ‘ghê răng’ muôn phần . Kiến thức thì không nên lồng ‘cái riêng’ của mình vào đó … rất lộ !
      Quốc gia nào cũng phải đặt quyền lợi của mình lên trên hết . Còn ‘nhìn’ được , khớp được các quyền lợi vốn không đồng bộ mới là vấn đề . Nên tiếp cận nhẹ nhàng tự tin thì hơn !

      Kính .
      Mù-căng-chải 24/06/2012

      • Thường dân said

        Bác Đại úy làm thơ con cóc thì dễ hiểu chứ nói năng thì chẳng có đầu đuôi. Bác muốn thảo luận gì thì xin nhằm thẳng vào từng ý, cứ phán loanh quanh như thế này chỉ có… cóc mới hiểu. Xin lỗi nếu làm bác phật ý.

        “hãy tham khảo ĐẠI CÁO TRẠNG của t/g Bùi như Hùng về Do Thái còn ‘ghê răng’ muôn phần”: câu mệnh lệnh này sai văn phạm thì phải hiểu sao?

        “Kiến thức thì không nên lồng ‘cái riêng’ của mình vào đó … rất lộ”: lộ gì ạ? Lộ hàng hay lộ kiến thức?

        “Quốc gia nào cũng phải đặt quyền lợi của mình lên trên hết “: ở đây có ai bảo khác không? Hình như bác đang lập lại cái ý của người ta?

        “Còn ‘nhìn’ được , khớp được các quyền lợi vốn không đồng bộ mới là vấn đề”: quyền lợi vốn không đồng bộ là quyền lợi gì, thưa bác?

        “Nên tiếp cận nhẹ nhàng tự tin thì hơn !”: tiếp cận cái gì?Thì hơn ra sao?

        • Đại_úy said

          Cám ơn được Bác lưu tâm !

          Thứ nhất mẩu thơ ‘con cóc’ này là của ai Bác còn nhớ không ?! Thứ hai Bác đọc kỹ entry trước sau đó comment hoặc đọc các comments nếu thích , mà ở trang ABS tôi thấy đôi khi các comments lại thú vị hơn chính các entry . Còn về nhận xét của bác VVT thì Bác cảm nhận ntn , Bác có thể đọc thêm về bác ý bên Thông luận . xin lỗi tôi bận tý chút…

  4. Đảng viên hưu trí said

    So sánh bài phát biểu của ngoại trưởng Hoa Kỳ vơí bài phát biểu của các loại từ tổng bí thư ĐCS đến chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội VN để thấy trình độ của các lãnh đạo nhà ta kém đến thế nào.
    Cảm ơn Ba Sam đã đăng bài phỏng vấn này.

    • Linh Đan said

      Vâng, chính vì vậy những hành xử của họ luôn tương đồng với trình độ, dân VN thiếu may mắn là vì có những lãnh đạo như vậy, VN không phải không có người giỏi, tâm huyết với vận mện đất nước, dân tộc mà chỉ vì những người như vậy thì luôn không biết lươn lẹo, thủ đoạn để tồn tại trong chính trường VN gần đây chỉ giành cho những kẻ cơ hội, thủ đoạn và tham lam vô đáy.

    • Cyclo! said

      Răng mà bằng được Trương Mỹ Heo (í lộn, Hoa) với lại Vãi Doan của xứ đỉnh cao trí tuệ!

  5. bagan3 said

    Đúng là suy nghĩ
    và cách trình bầy với người đối diên…
    theo kiểu cách Ngoại Giao
    TẦM CAO!

  6. Đại_úy said

    “Bà Hill quê tận Oa sinh
    Mà em lại thấy rất là Việt nam
    Cũng vầng trán rộng thênh thang
    Y như trán Bác mênh mông đất trời

    Cũng đôi mắt đẹp sáng ngời
    Y như mắt Bác đang cười với em
    Cũng yêu các cháu thiếu niên
    Y như tình cảm thiêng liêng Bác Hồ

    Bà Hill quê tận Oa sinh
    Mà em lại thấy rất là Việt nam.!”

    Khi còn là Phu nhân TT Bà đã từng đội nón lá vào tận chuông nuôi lợn của nông dân Việt nam chuyện trò thăm hỏi ân cần . Sau khi thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong các diễn đàn Quốc tế tình cảm tốt đẹp đó vẫn được tiếp tục dành cho Việt nam .
    Một người Phụ nữ cũng có nỗi sóng gió Gia đình như bao người phụ nữ bình thường khác nhưng Bà đã vượt qua một cách thông minh xuất sắc . Là một Ngoại trưởng của một Quốc gia hầu như phải lo việc của … Thế giới vậy mà luôn thường trực một phong thái nhẹ nhàng đĩnh đạc và trên hết là trí tuệ xuất chúng xử lý khối lượng công việc khổng lồ (không hiểu Bà nghỉ ngơi vào lúc nào ?) vừa tình vừa lý một cách mà không có từ nào khác là … tuyệt vời ! Xuất phát từ những cảm nhận đó tự nhiên lại liên tưởng tới Bác Hồ vĩ đại của Việt nam hay ông Lê-nin cũng vĩ đại của nước Nga mà bột phát ý trên , Vì vậy nhân đọc entry trên xin được comment để chia sẻ nỗi niềm cùng mọi người . / Xin lỗi nếu làm Bà phật ý !

    • Ba Hillary phat y la chac,cung may ba H khong doc duoc tieng VN.Dai Uy so sanh mot tri thuc phuong Tay-Ba Hillary voi mot ong Ho, tham nho kieu Tau…vo tinh ha thap ba Hill qua.Ong Ho C Minh bi nho Tau+MacxitLeninit nen thong minh nhung lac loi.Ong Ho da ban Dan Toc VN cho CNCS.-Nuong dan den tren ngon lua hung tan-Vui con do xuong bun den toi nghiep.”.Ong da giet hang tram ngan Dang vien cac Dang phai Quoc Gia va Dan Mien Bac nam 1954.Ong da gay ra cuoc chien tranh nam bac voi chieu bai Giai Phong MN.Ket qua lam chet gan 4 trieu nguoi ca 2 mien Nam-Bac.Hau qua de lai hang trieu Thuong Phe Binh 2 mien.Chien tranh da tan pha ruong dong,nha cua VN.Nang ne hon,CT da lam hao mon noi giong,dan toc ta lac hau,lam than.

      Mot ten HitLe thoi dai,1 ten Giet Chung khat mau lai di so sanh voi Ba Hillary Clinton,e qua phan cam./Xin loi neu lam Dai-Uy phat y!

  7. […] 1097. Phỏng vấn bà Hillary Clinton: Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitte… […]

Bình luận về bài viết này