Đôi lời: Cám ơn độc giả S.T.H. đã tìm thấy, thông báo tài liệu quý giá này và độc giả N.B.N. đã kịp thời dịch ngay trong đêm qua để gửi tới đông đảo bạn đọc.
Hy vọng sẽ có thêm nhiều phát hiện khác tương tự từ nhân dân ta, khi mà “đảng, nhà nước lo” không xuể, trong khi đó, dù đã có nhiều bằng cớ thuận lợi cho đấu tranh pháp lý để giành lại, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, nhưng dường như vẫn không “lo” tới việc đưa ra Tòa án Quốc tế.
Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc (Phần 1) *
1-5-2012
Tác giả: Nibelungen Schnecke Weinstock (tạm để tên tiếng Đức; tên theo bản gốc: 尼伯龙根·蜗藤)
Người dịch: Quốc Thanh
Trước thế kỉ 20
1) Trước tiên xin chia sẻ một tấm bản đồ thời Đại Thanh năm 1760. Tấm “Thanh Đại Nhất Thống Địa Đồ” này về cơ bản thuyết minh cương vực thời kì Đại Thanh. Theo hiển thị trên bản đồ thì cương giới phía nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam.
Biểu tình chống TQ ở Hà Nội ngày 8-7-2012. Photo: blog Ba Sàm
Hỏi: Các cuộc biểu tình ở Việt Nam hồi thập niên 1990 thì rất hiếm. Vì sao biểu tình trở nên thường xuyên hơn trong thập niên qua?
Đáp: Tôi sẽ phân loại các cuộc biểu tình về các vấn đề trong nước như chuyện đất đai và việc đối xử của các quan chức địa phương với các cuộc biểu tình liên quan đến chính trị. Các cuộc biểu tình liên quan đến đất đai là một thực tế về đời sống ở Việt Nam kéo dài từ cuối thập niên 1980. Nông dân đã tổ chức biểu tình ở các quận, huyện ở địa phương của họ và/ hoặc đã tụ họp bên ngoài các văn phòng Quốc hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, có một cuộc biểu tình lớn của nông dân ở tỉnh Thái Bình với hơn 10.000 người. Các cuộc biểu tình liên quan đến chính trị là kết quả của kỷ nguyên điện thoại di động và internet. Đó là sản phẩm của toàn cầu hóa, nơi các cuộc biểu tình ở các nước khác, hay các cuộc biểu tình ở Việt Nam được truyền thông nước ngoài đưa tin mà nhiều người ở Việt Nam biết đến. Công nghệ mới giúp cho mọi người biết được các cuộc biểu tình. Một cuộc biểu tình này sẽ khích lệ một cuộc biểu tình khác. Hai yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc biểu tình công khai là sự phát triển kinh tế của Việt Nam và việc người dân đi ra nước ngoài, gồm cả mục đích giáo dục. Người dân được giáo dục tốt hơn và có khả năng dành thời gian vào các hoạt động chính trị.
NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHÂU Á VÀ MỸ
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 27/7/2012
TTXVN (Angiê 23/7)
Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Địa chính trị”, chuyên gia Francis Daho phân tích ý nghĩa, nguyên nhân và nguy cơ nảy sinh từ chuỗi căng thẳng mới đây giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á – trong đó có Philíppin và Việt Nam – và được đẩy lên sau thất bại của hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 12/7 tại Phnôm Pênh.
XYRI: CHIẾN SỰ TẠI ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG?
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 25/7/2012
TTXVN (Pari 22/7)
Báo Le Monde ngày 17/7 đã tổ chức thảo luận về tình hình Xyri hiện nay với sự tham gia của Ziad Majed, một nhà chính trị học Libăng, chuyên gia về Trung Đông, giáo sư Đại học Américainede Paris, nội dung chính như sau:
+ Các cuộc giao tranh tại Đamát có dấu hiệu tạo bước ngoặt cho cuộc xung đột?
– Đúng vậy. Chắc chắn đang có một chuyển biến lớn khi thành trì an ninh của chế độ đã bị các lực lượng cách mạng tấn công chao đảo. Hơn nữa, chế độ đã không còn lớn tiếng khẳng định cả hai thành phố lớn Alep và Đamát, cũng như vùng ngoại ô của hai thành phố này, nơi tập trung gần 25% dân số Xyri, được miễn trừ khỏi các cuộc giao tranh. Mặt khác, chiến sự tại Đamát cũng chứng minh rằng Quân đội Xyri tự do (FSA) và các chiến binh của phe đối lập đang nhận được sự ủng hộ rất quan trọng của người dân, kể cả về mặt cung cấp hiệu quả các thông tin tình báo. Điều này càng khiến chế độ Assad suy yếu nhanh hơn. Nhưng cũng không vì thế mà nói rằng chế độ này sẽ sụp đổ ngay trong những ngày tới, Đây chỉ là khởi đầu của một tiến trình kéo dài của cách mạng Xyri.
Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã thực hiện một chuyến công du ngoại giao con thoi cấp tốc, tới Campuchia, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, để bảo vệ thỏa thuận của khối về Nguyên tắc Sáu Điểm Trên Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Khi được hãng truyền thông Australia (ABC) đề nghị tóm lược kết quả công việc, ông trả lời: “Trở lại với công việc như bình thường thôi”.
Ý ông Natalegawa là, ông đã vượt qua được tình trạng lộn xộn bề ngoài của ASEAN, khi bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khối này không thể đạt được thỏa thuận về bốn phần (paragraph) trong vấn đề Biển Đông, cần phải được đưa vào một dự thảo tuyên bố chung để tóm lược kết quả hội nghị của khối. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, sự kiện do Campuchia chủ trì này đã bộc lộ việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) không đồng thuận được với nhau về một tuyên bố chung.
Một buổi sáng ấm áp ở Hà Nội, vào lúc 8 giờ kém 10’, triết gia và là ông vua ngành công nghiệp cà phê hùng mạnh của Việt Nam, đang hút điếu xì gà đầu tiên trong ngày của ông còn khoảng 2 inch (5 cm). Chủ tịch Vũ ăn mặc như thường ngày, đầu đội chiếc mũ Panama, nói ông thích xì gà hiệu Cohiba hơn, nhưng điếu này hiệu Davidoff, “một thương hiệu của Đức”, ông nói qua người phiên dịch. Ông mời tôi một điếu, nhưng dường như hơi sớm để hút xì gà.
Khi không thấy Đặng Lê Nguyên Vũ điều hành Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên tại trụ sở của công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta có thể tìm thấy ông tại một nơi ẩn dật rộng lớn của mình ở chỗ trồng cà phê trên Tây Nguyên, nơi mà ông có thể chọn 120 con ngựa trong chuồng để cưỡi.
Bàn về các yếu tố cấu thành địa chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hiện nay; vai trò và cách hành xử của Inđônêxia với tư cách là một nước lãnh đạo khu vực có sức ảnh hưởng ngày càng tăng trong chính sách của các nước lớn, học giả Beginda Pakpahan – giảng viên Đại học Inđônêxia và là một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Edinburgh (Anh) có bài biết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta”, nhan đề: “Địa chính trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: Vị trí nào của Inđônêxia?”. Dựa trên những phân tích tình hình, trong đó có vấn đề Biển Đông và cấu trúc hiệp định tự do thương mại (FTA), tác giả cũng đã đưa ra những luận giải chính sách vì một Đông Á, ASEAN ổn định, phát triển đáng lưu tâm. Sau đây là nội dung bài viết:
Ngày 17/7, hãng Stratfor của Mỹ công bố tài liệu với đầu đề trên, trong đó cho biết, trong thập kỷ qua, Biển Đông trở thành một trong những điểm bất ốn nhất ở Đông Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền một phần hoặc tất cả vùng biển, và các tuyên bố chồng lấn dẫn đến đối đầu ngoại giao và thậm chí quân sự trong những năm gần đây. Do Biển Đông có nhiều quần đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, năng lượọng và gần 1/3 tuyến đường hàng hải của thế giới đi qua, nên tất nhiên vùng biển này có giá trị chiến lược đối với các quốc gia liên quan. Nhưng với Trung Quốc, kiểm soát trên Biển Đông không chỉ là vấn đề thực hiện mà còn là tâm điểm chính sách ngoại giao tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh: Làm sao để khẳng định chủ quyền hàng hải lịch sử trong khi vẫn duy trì các chính sach không đối đầu với các nước do ông Đặng Tiểu Bình xây dựng năm 1980. Trung Quốc đã khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc. Lúc đó, hầu hết ở các nước khác đều đang nổi lên các phong trào giành độc lập, Trung Quốc chỉ cần làm rất ít việc để đảm bảo lời khẳng định của mình. Nhưng do các quốc gia khác xây dựng lực lượng hàng hải, theo đuổi mối quan hệ mới và có một quan điểm tích cực hơn trong việc thăm dò và tuần tra vùng biển và với thái độ không thân thiện của Trung Quốc trước bất cứ nhượng bộ nào về lãnh thổ, cách tiếp cận lặng lẽ của Đặng Tiểu Bình là lựa chọn đúng đắn.
Phim “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát” sắp chiếu tại Quảng Ngãi
Võ Văn Tạo
Chiều 27-7, ông André Menras (Hồ Cương Quyết) cho biết, cách nay khỏang 1 tuần, ông có tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Đài Truyền hình – Phát thanh tỉnh Quảng Ngãi, để giới thiệu bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát”, do ông làm biên kịch kiêm đạo diễn, viết và cùng đọc lời bình.
Tại các cuộc tiếp xúc và làm việc, lãnh đạo 2 cơ quan trên hoan nghênh bộ phim, hứa sẽ cho công chiếu rộng rãi tại các huyện trong tỉnh, với một đề nghị: nên lồng tiếng Việt theo tiếng địa phương, để người dân Quảng Ngãi dễ hiểu hơn (bản gốc lồng tiếng Việt do André trực tiếp nói, hơi khó nghe). André chấp nhận đề nghị này và hoàn toàn tin tưởng vào lời hứa của các vị lãnh đạo 2 cơ quan trên.
Qua sử chí Trung Quốc, thử tìm hiểu vùng biển giáp giới hai nước Việt – Trung
Hồ Bạch Thảo
26-07-2012
Dưới thời Nguyên, Trung Quốc mang binh thuyền tấn công Nhật Bản bị thất bại; thời Vĩnh Lạc triều Minh, hạm đội của Trịnh Hòa dương oai tại vùng Ðông Nam Á, việc làm chỉ được tiếng, nhưng tốn kém quá nhiều, có lần bị giết 170 người tại Trảo Oa [Java] (1), nên cuối cùng đến đời Tuyên Ðức chương trình này đành phải dẹp bỏ. Suốt hai triều đại Minh, Thanh; quân Nhật [Nụy] thao túng cướp phá vùng biển, Trung Quốc chỉ phòng thủ trên bờ và ven biển cũng không xong, nên không màng đến biển cả. Bằng cớ ngay cảc đảo lớn giàu tài nguyên như Ðài Loan, Bành Hồ, được liệt vào ngoại quốc trong Minh Sử (2)! Biển lúc bấy giờ là mối hệ lụy, nên Trung Quốc chủ trương phòng thủ thụ động trên bờ, bỏ mặc đại dương không chiếu cố đến. Sách lược này được phản ảnh một cách cụ thể trong trường hợp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng Ngô Hùng Quang xin chế tạo nhiều thuyền để ra biển bắt cướp; bị vua Gia Khánh bác và khẳng định quốc sách là phòng thủ tại cảng và truy lùng những người trên bờ ngầm mua bán hợp tác với bọn cướp:
Ngày 2 Kỷ Tỵ tháng 12 năm Gia Khánh thứ 12 [30/12/1807]
….. Còn trong tấu triệp Ngô Hùng Quang trình bày rằng ‘ Thuyền cướp qua lại đợi chờ mới liên lạc được với bọn gian trên bờ, nếu thuyền binh khẩn trương theo tung tích truy nã, thì bọn chúng không thi thố được thủ đoạn. Vậy muốn ngăn tiếp tế, nên tu tạo nhiều thuyền, xuất dương truy bắt.’
Thượng nghị sĩ Jim Webb: việc mở rộng quân sự và mở rộng chính quyền của Trung Quốc xuống biển Đông có thể “vi phạm luật pháp quốc tế”
Kêu gọi Bộ Ngoại giao làm rõ tình hình
Người dịch: Dương Lệ Chi
25-07-2012
Washington, DC –Thượng nghị sĩ JimWebb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, hôm nay nói rằng các hành động gần đây của Trung Quốc đơn phương khẳng định quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) có thể vi phạm luật pháp quốc tế. Ông đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ tình trạng này với Trung Quốc và báo cáo lại cho Quốc hội.
Thượng nghị sĩ Webb nói trong một bài phát biểu hôm nay ở Thượng viện: “Với các sự trỗi dậy của một phe nào đó ở Trung Quốc có liên quan tới quân đội, Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến hơn. Hôm 21 tháng 6, Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập cái mà họ gọi là Thành phố Tam Sa, một khu vực cấp quận. Điều này có nghĩa là [họ] đơn phương tạo ra một bộ phận chính phủ từ hư không (ND: không người ở, không đất đai, chỉ toàn là biển) ở một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Thành phố mà họ tạo ra này sẽ quản lý hơn 200 đảo nhỏ, các bãi cát và các rạn san hô bao quanh 2 triệu km vuông nước trên biển. Họ đưa dân đến cư trú và đóng quân ở một hòn đảo để tranh giành chủ quyền, và họ thông báo rằng cơ quan quản lý này sẽ quản lý toàn bộ khu vực đó ở Biển Đông” .
Giương mắt nhìn Hưng Yên “ngồi xổm” trên pháp luật?
Võ Văn Tạo *
Báo Tuổi trẻ ngày 24-7-2012 đưa tin, trả lời phóng viên, Phó giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên – đại tá Nguyễn Văn Minh – cho biết, vụ 2 phóng viên VOV bị lực lượng cưỡng chế (theo ông Minh, có một cán bộ công an và một số người không phải công an) hành hung hội đồng hết sức dã man ở Văn Giang ngày 24-4-2012 sẽ không bị xử lý hình sự, mà sẽ xử lý hành chính. Tuyên bố “ngồi xổm” trên pháp luật như trên của Công an Hưng Yên – cơ quan có chức trách hàng đầu là bảo vệ pháp luật – như cố tình thách thức công luận.
Đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ giải quyết những khiếu nại, tố cáo của các hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang-Hưng Yên.
Cảnh sát Bắc Kinh dường như đang thực hiện chính sách mới, không can thiệp khi đối phó với những người khiếu kiện đến từ ngoài thành phố, để bày tỏ nỗi bất bình của họ ở thủ đô – đây là bằng chứng về một sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận để xử lý an ninh công cộng ở Trung Quốc.
Những thay đổi này có thể là một phần của một số thay đổi trong vài tháng qua, điều này cho thấy nhà lãnh đạo Đảng, ông Hồ Cẩm Đào, có ảnh hưởng lớn hơn và kiểm soát an ninh công cộng ở Trung Quốc. Các nhà phân tích nói rằng, điều này có liên hệ tới sự sụp đổ của phe trung thành với cựu lãnh đạo Đảng, ông Giang Trạch Dân, người thuộc phe nhóm của ông là ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư đảng ủy Trùng Khánh, và ‘ông hoàng an ninh’ Chu Vĩnh Khang; cựu [bí thư Trùng Khánh] thì đang bị giam giữ sau vụ sụp đổ chính trị ngoạn mục, trong khi ‘ông hoàng an ninh’, tin tức cho biết thì đang bị “kiểm soát nội bộ”.
ASEAN VÀ BIỂN ĐÔNG: NHỮNG CHIA RẼ NGÀY CÀNG SÂU SẮC
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 21/7/2012
TTXVN (Oasinhtơn 20/7)
Ngày 16/7, Hội đồng nghiên cứu châu Á (NBR), một tổ chức nghiên cứu độc lập của Mỹ, đăng bài phỏng vấn Tiến sĩ Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á về những diễn biến gần đây liên quan tới Biển Đông. Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:
Thảo luận về căng thẳng gia tăng trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông là một ưu tiên hàng đầu của các bộ trưởng ngoại giao tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Campuchia từ ngày 11-12/7. Trong những tháng gần đây, khu vực đã chứng kiến sự tăng cường quân sự của các quốc gia có tranh chấp, sự bế tắc có tính đối đầu bằng hải quân giữa Trung Quốc và Việt Nam, việc Trung Quốc mời thầu thăm dò 9 lô dâu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và các vụ việc qua lại không thân thiện khác. Những sự cố này đã làm cho Biển Đông trở thành vấn đề nóng bỏng giữa các nước tranh chấp và mối lo ngại trong cộng đồng quốc tế.
TÂN HOA XÃ: TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT NHANH
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 21/7/2012
TTXVN (Bắc Kinh 15/7)
Bài viết trên tạp chí “Liêu vọng” do Tân Hoa xã chủ quản, số ra ngày 9/7, cũng được đăng tải trên mạng Tân Hoa, cho rằng lịch sử hơn 30 năm qua đã đủ cho thấy vấn đề hoạch định ranh giới lãnh thổ và lãnh hải tồn tại giữa các nước hoàn toàn không phải đương nhiên dẫn đến đối đầu,, đối kháng. Cụ thể vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) cũng vậy, cần phải kiên trì chứ không thể giải quyết được triệt để trong ngày một ngày hai. Nội dung bài viết như sau:
Một loạt diễn biến trong hai tháng 6 và 7/2012 cho thấy quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam trở nên căng thẳng. Và bức tranh nói lên một điều: Trung quốc tiếp tục tiến hành kế hoạch hòng buộc Việt Nam, khối Asean và Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của họ trong Biển Đông. Trung quốc tạo ra những căng thẳng vật chất trên Biển Đông với Phi Luật Tân, như chiếm bãi cạn Scarborough, bắt bớ ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng Hoàng Sa … Và sau khi Việt Nam tiếp đón bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tại Cam Ranh (Bộ trưởng Leon Panetta ) và ban hành Luật Biển (Luật Biển Việt Nam )Trung quốc bắt đầu tấn công bằng những đòn ảo như công khai mở những lô trên biển nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ) của Việt Nam, kêu các công ty khai thác dầu khí quốc tế đấu thầu.Trung quốc đi từng bước một cách có kế hoạch để dần dần lật ngửa con bài của họ là từ ngấm ngầm đến công khai chiếm đóng vùng biển nằm trong một hình chữ U (còn gọi là vùng biển hình Lưỡi Bò) phủ lên gần hết Biển Đông do chính quyền Trung quốc công bố lần đầu tiên năm 1933 và chính quyền Mao Trạch Đông tu chính năm 1953. (Bản đồ hình chữ U).
Clinton bố trí mở rộng NATO châu Á để kiềm chế Trung Quốc
Tác giả: Rick Rozoff
Người dịch: Đỗ Quyên
Ngày 16-7-2012
Từ Paris, vị thống đốc toàn cầu, đại diện toàn quyền của siêu cường quân sự duy nhất của thế giới, đã bắt đầu một chuyến công du hai tuần đến các tỉnh lỵ thuộc đế quốc của bà, cả cũ lẫn mới, ở châu Á và Trung Đông, vào ngày 5 và 6 tháng 6, khi bà lên án Nga và Trung Quốc là đã không tham gia hội nghị “Những người bạn của Syria” lần thứ ba – tức là cuộc họp kín bàn về thay đổi chế độ ở Syria. Bà dọa rằng họ sẽ phải “trả giá” vì đã không chịu tuân thủ chương trình nghị sự của Washington ở Syria, và cả thế giới, theo hàm ý của bà.
Sau khi đã tuyên bố như thế với hai thách thức lớn nhất của Mỹ ở lục địa Âu-Á, và với thế giới, bằng một giọng mập mờ như thế, Ngoại trưởng Hillary Clinton bay sang Afghanistan vào ngày 7 để tuyên bố rằng đất nước bị chiến tranh tàn phá này là đồng minh ngoài NATO quan trọng mới đây của Mỹ, hiện diện cùng với Argentina, Australia, Bahrain, Ai Cập, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Morocco, New Zealand, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan trong danh mục này. Sau đó bà rời Afghanistan sang Nhật Bản để dự một hội nghị về Afghanistan tổ chức ở Tokyo.
“Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông”. Luận điểm rắn chắc trên của TS Nguyễn Minh Hoà, ẩn dưới tựa đề bài viết nhè nhẹ của SGTT “Trông người mà ngẫm tới ta“ đã khích lệ bao người đọc đang khắc khoải trước nguy cơ tồn vong của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc, lo lắng đứng ngồi không yên bởi hiện tại đã bị mất chủ quyền một phần, phần còn lại luôn bị đe doạ tranh chấp, tương lai càng không có gì bảo đảm chắc chắn, nếu một khi đã quá muộn.
Ông và đảng của ông là con cờ do đảng VN dựng lên để đánh bọn Pôn Pốt, tiêu diệt mối nguy diệt chủng của dân tộc ông cũng là mối nguy thọc sườn vào VN.
Trong những năm đất nước ông chuyển qua chế độ dân chủ đa đảng, ông và đảng của ông vẫn dành được thắng lợi qua bầu cử cũng nhờ vào sự giúp đỡ ngấm ngầm nhưng không nhỏ của đảng VN.
Ông và đảng của ông chỉ là học trò nhỏ của đảng VN, nhưng ông thông minh, sắc sảo lại có tâm, có tầm nên nhanh chóng vượt qua mặt các vị thầy của mình, trở thành một nhà lãnh đạo đầy tự tin và có vị thế ở Đông Nam Á.
Rắc rối trên biển ở châu Á: Có giải pháp nào cho khủng hoảng trên Biển Đông?
Tác giả: David Brown
Người dịch: Thủy Trúc
Hiệu đính: David Brown
18-07-2012
Cũng giống như có thể dự đoán được hàng năm về những cơn gió mùa thổi qua Biển Đông, câu hỏi nước nào, hay những nước nào, sở hữu phần nào trên Biển Đông, đang ngày càng trở nên phiền phức qua mỗi năm.
Qua mùa bão, những đội tàu đánh cá lại nhổ neo và các dự án thăm dò dầu khí dưới đáy biển lại tiếp tục. Thế là một loạt những đối đầu căng thẳng đã xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, hoặc giữa Trung Quốc và Philippines. Các nhà ngoại giao yêu cầu tất cả các bên tự kiềm chế, cố gắng xa tránh những hành động đổ dầu vào lửa.
Câu chuyện rất quen thuộc, và cả một loạt đòi hỏi thách thức của các bên đều quá phức tạp, đến mức độc giả rất có thể muốn chuyển sang đọc một chuyện gì khác.
CHÂU ÂU CẦN MỸ TRONG VIỆC CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO XYRI
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 16/7/2012
TTXVN (Pari 10/7)
Trước các báo cáo ngày về việc càng nhiều nạn nhân dân sự bỏ mạng tại Xyri, đầu tháng 6 vừa qua, Tổng thống F. Hollande đã có những tuyên bố cho biết Pháp sẽ không loại trừ hành động can thiệp quân sự vào nước này. Theo kết quả các thăm dò ý kiến gần đây, đa số dư luận Pháp cũng bày tỏ sự ủng hộ một giải pháp quân sự cho khủng hoảng tại Xyri. Tuy nhiên hành động can thiệp này trước hết phải phụ thuộc vào một nghị quyết tiên quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc, nhưng tới nay mọi ý đồ can thiệp từ bên ngoài đối với chế độ Đamát đều bị Nga và Trung Quốc ngăn chặn.
Tiếp theo là sự phụ thuộc vào các khả năng về quân sự, điều mà các nước châu Âu vẫn còn thiếu rất nhiều cho dù chiến dịch này buộc phải được thực hiện trong khuôn khổ lực lượng đồng minh. Giới chuyên gia Pháp đã có những phân tích cụ thể về các phương tiện quân sự có thể được huy động cho một chiến dịch chống Xyri nếu một nghị quyết được HĐBA thông qua. Bài được đăng trên báo Le Monde (Pháp) ngày 2/7 nội dung chính như sau:
Lãnh đạo Binh chủng Pháo binh kiểm tra công tác SSCĐ và chụp ảnh với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn
Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Ví dụ như, tài liệu Cán cân Quân sự Năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục sau đây “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.
Hồi tháng 5, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi tạp chí quân sự có tên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 (xem bức hình bên phải và các bức ảnh bên dưới).
Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?
Tác giả: Peter Mattis
Người dịch: Đỗ Quyên
13-7-2012
Những luận điệu nóng giận phát ra từ các nhà bình luận quân sự của Trung Quốc trong mấy tháng qua khiến một số nhà quan sát tự hỏi, có phải chăng lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐTQ) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh? Bước ngoặt mà nhìn bề ngoài có vẻ quyết liệt hơn của Trung Quốc – dường như phù hợp với quan điểm của các học giả phái diều hâu – ngay cả có thông minh đi chăng nữa, thì cũng làm cho câu chuyện ảnh hưởng quân sự ở Trung Nam Hải trở thành một vấn đề quan trọng để có thể hiểu chính sách của Mỹ nhằm định hình Trung Quốc có thật sự hiệu quả không.
Lãnh đạo châu Á tại hội nghị khu vực không giải quyết được tranh chấp biển Đông
Tác giả: Jane Perlez
Người dịch: Nguyễn Tâm
12-07-2012
PHNOM PENH, Campuchia — Các tranh chấp trên biển Đông, vùng biển có tầm quan trọng chiến lược, cho thấy rất dễ gây bất đồng tại đây khi cuộc họp khu vực hàng năm [Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN] kết thúc mà không hề có thông cáo chung, hình như điều này đã bị Trung Quốc ngăn chặn.
Chủ trì hội nghị này của ASEAN là Campuchia, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối đóng vai trò theo thông lệ là tìm kiếm sự đồng thuận từ 10 quốc gia thành viên, do vậy làm hủy hoại khả năng thống nhất lập trường trong khối, một quan chức ngoại giao cao cấp của hiệp hội này cho biết hôm thứ Năm.
“Trung Quốc đã mua đứt chiếc ghế [Camphuchia], đơn giản là thế”, đó là nhận xét của nhà ngoại giao, người từ chối công khai danh tính theo nghi thức ngoại giao thông thường. Vị này cũng chỉ rõ một bài viết hôm thứ Năm đăng trên Tân Hoa xã, thông tấn xã của nhà nước Trung Quốc, theo đó bộ trưởng ngoại giao nước này, Dương Khiết Trì, được trích lời bày tỏ cám ơn thủ tướng Campuchia vì ủng hộ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 13/7/2012
TTXVN (Angiê 12/7)
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong hệ thống chính trị của Trung Quốc không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác và những đòn bẩy được sử dụng, ngoài đàn áp, đều tỏ ra có hiệu quả. Theo ông Francis Daho, nhà phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, với lòng yêu nước về kinh tế, tiến bộ xã hội, tăng lương, thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ và lập trường cứng rắn trước việc Mỹ thâm nhập vùng ảnh hường của mình, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc có được một loạt các lợi thế để từ đó có thể kích thích lòng yêu nước, trách nhiệm công dân và sức mạnh văn hóa đế làm chỗ dựa cho tính hợp pháp của mình.
Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù nhiều tín hiệu báo động, thực sự là đáng báo động, liên tiếp xuất hiện trên báo chí trên toàn thế giới, bộ máy tăng trướng vẫn có được yếu tố hỗ trợ là nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ và khả năng xoay xở, phần nào vẫn chưa được khai thác hết, về phát triển miền Tây, nơi đồng lương – cho dù đã được tăng – vẫn thấp hơn ba lần so với ở miền Đông. Tuy vậy, nguy cơ vẫn gia tăng với các làn sóng bất bình lan truyền trên Internet và các mạng xã hội, vượt rất xa so với những thách thức về kinh tế.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, cảm ơn quý vị rất nhiều về sự kiên nhẫn của quý vị. Đã có rất nhiều việc làm hữu ích và những đối thoại trên tinh thần xây dựng. Và tôi rất vui khi có được dịp, như tôi đi khắp châu Á trong tuần này để nói về sự tham gia rộng lớn của Mỹ, đặc biệt là công việc của chúng tôi để tăng cường các mối quan hệ kinh tế và hỗ trợ dân chủ và nhân quyền, cùng với cam kết của chúng tôi đối với an ninh chung. Đây là tất cả mọi thứ về việc gia tăng tầm nhìn của chúng tôi về một trật tự trong khu vực mở rộng, công bằng và bền vững cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các tổ chức, quy tắc, và quan hệ đối tác có lợi cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia. Và tôi nghĩ rằng, chúng ta đang thấy điều đó có ý nghĩa gì trên thực tế.
Đã là quá đủ cho câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á
Tác giả: Geoffrey Cain
Người dịch: Đan Thanh
11-7-2012
Thành phố Hồ Chí Minh – Tại cái nơi đã từng là một trong những thị trường đang nổi lên sôi động nhất châu Á, Nguyen Van Nguyen chỉ nhìn thấy phía trước là bầu trời ảm đạm. Kể từ năm 2008, công ty của ông ở thủ phủ kinh tế miền nam Việt Nam đã trải qua hai lần lạm phát rất đột ngột, đạt đỉnh vào tháng 8-2011 ở mức 23% – là mức lạm phát cao nhất châu Á vào thời điểm đó. Giờ đây, đề tự bảo hiểm trước rủi ro giá cả, ông chỉ nhận những đơn đặt hàng nhỏ từ nước ngoài cho nhà máy của mình – Bình Minh – nhà máy sản xuất mành trúc ở TP.HCM, từng một thời thịnh vượng. Ông bảo rằng khách hàng ở Australia, châu Âu, và Mỹ đều đã giảm bớt số đơn đặt hàng, sau khi nhu cầu toàn cầu suy thoái. Chi phí sản xuất trong ngành đã tăng xấp xỉ 30%, trong khi khách hàng chỉ còn sẵn sàng trả thêm chừng 10% nữa – theo ông Dang Quoc Hung, phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Đồ Gỗ ở TP.HCM. Ông Nguyen cũng thuê ít công nhân hơn cho mùa cao điểm là những tháng hè, và giảm lương của họ từ 200 USD xuống còn khoảng 120 USD/tháng. “Chúng tôi chỉ có thể làm chầm chậm thôi, mọi việc bây giờ khó khăn lắm” – ông than vãn như vậy hồi cuối tháng 6.
GỢI Ý TỪ PHONG TRÀO PHẢN KHÁNG BẠO LỰC THẬP PHƯƠNG:
MẪU HÌNH CHO SỰ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THÁI CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC
Nhân dân Thập Phương dũng cảm đứng lên! Nhân dân Trung Quốc dũng cảm đứng lên!
Tác giả: Bành Đào
Người dịch: Băng Tâm
11-07-2012
Vào đầu tháng 7 năm nay, để phản đối Nhà máy luyện đồng molypden HTC ở Đức Dương Tứ Xuyên, hàng vạn học sinh và dân chúng địa phương đã xuống đường biểu tình. Nhà cầm quyền đã huy động một lượng lớn cảnh sát chống bạo động, xịt đạn hơi cay và đạn gây choáng để xua đuổi người biểu tình. Nhưng, học sinh và dân chúng biểu tình đã không sợ sự bạo hành của nhà cầm quyền, tiếp tục phản đối trên đường trong tiếng hô vang khẩu hiệu “Thập Phương dũng cảm đứng lên”, cuối cùng buộc nhà cầm quyền phải từ bỏ kế hoạch xây dựng và điều Bí thư thành ủy tới. Sự kiện phản kháng bạo lực Thập Phương là phong trào phản kháng của học sinh và dân chúng trên quy mô lớn chỉ có kể từ “Phong trào 4.6.89” đến nay, đồng thời cũng là sự tiếp tục và đi vào chiều sâu của các hoạt động phản kháng với hàng vạn người ở Vạn Huyện và Song Kiều Trùng Khánh, Trung Sơn Quảng Đông và Hongkong…, là một lần dự diễn thành công cho sự chuyển đổi hình thái chế độ chính trị trong nay mai của Trung Quốc.
Dù ông Nguyễn Phú Trọng được cho là giáo sư tiến sĩ về chính trị nhưng tôi không tin rằng ông hiểu những gì mình nói khi phát biểu: Hư hỏng, tham nhũng, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có… song phải có cái nhìn khách quan, biện chứng để không mất phương hướng…
Vụ nổ súng đã biến tranh chấp đất đai thành mối ưu tiên của Việt Nam
Tác giả: Nick Heath
(Với sự trợ giúp của Nguyen Kieu Giang, Diep Ngoc Pham, Nguyen Dieu Tu Uyen và K. Oanh Ha ở Hà Nội. Biên tập viên: Adam Majendie, Lars Klemming)
Người dịch: Thủy Trúc
11-07-2012
Nguyen Thi Thuong, vợ của nông dân Doan Van Vuon, đứng cạnh ngôi nhà của gia đình bị phá tại Hải Phòng, nơi xảy ra vụ tranh chấp kết thúc bằng bạo lực vào ngày 04-02-2012. Photographer: Nguyen Hung, VnExpress/AP Photo
Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton
Hà Nội – Việt Nam
10-07-2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
.
Cảm ơn rất nhiều. Ôi, tôi rất vui khi có mặt tại đây trong dịp này, hai năm sau khi chồng tôi đã ở đây (cười). Và tôi nghĩ rằng, như cô Thảo nói, gia đình Clinton và Việt Nam có mối quan hệ rất thân mà tôi hy vọng [mối quan hệ này sẽ] tiếp tục thêm nhiều năm nữa trong tương lai. Có mặt ở đây, tại trường đại học lớn này, tôi thực sự rất cảm kích ông Chủ tịch, Chủ tịch Hoàng Văn Châu, cảm ơn ông rất nhiều, cảm ơn ông và sự lãnh đạo của ông, và cảm ơn tất cả các sinh viên và cựu sinh viên Fulbright, những người đang có mặt ở đây để chúng ta kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam.
Ngoại trưởng Clinton thúc ép Việt Nam về hồ sơ nhân quyền
Tác giả: Patrick Barta từ Phnom Penh và Vu Trong Khanh từ Hà Nội
Người Dịch: Trần Văn Minh
10-07-2012
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa Washington và Việt Nam, cựu thù thời chiến, ngay cả khi bà phê phán chính quyền Hà Nội vẫn chưa làm đủ để tôn trọng nhân quyền.
Trong buổi nói chuyện tại thủ đô Việt Nam vào giữa chuyến du hành xuyên Á châu, bà Clinton khen ngợi quan hệ thương mại đang phát triển giữa hai nước, với trao đổi mậu dịch lên tới 22 tỷ đô la vào năm 2011, từ một tỷ trong năm 2001. Hai quốc gia cũng đã xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây khi Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ về các tranh chấp kéo dài với Trung Quốc. Các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Bắc Kinh trong vùng Biển Đông giàu tài nguyên chồng lấn với chủ quyền của Việt Nam và những quốc gia Đông Nam Á khác, đã dẫn tới sự lo ngại về một cuộc xung đột khu vực.
Ngoại trưởng Clinton phát biểu với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau buổi họp
Nhà khách chính phủ
Hà Nội – Việt Nam
10-07-2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
Bộ trưởng Ngoại giao Minh: (Nói tiếng Việt).
Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông rất nhiều, Bộ trưởng Ngoại giao Minh, về sự đón tiếp nồng nhiệt của ông hôm nay. Thật là tuyệt vời khi trở lại Việt Nam, và tôi đánh giá cao cơ hội này để tái khẳng định quan hệ đối tác đang phát triển và đôi bên cùng có lợi, giữa hai nước chúng ta.
Tôi rất thích khi nhớ lại chuyến thăm đầu tiên của tôi đến đây hồi năm 2000, và đặc biệt đây là chuyến thăm lần thứ ba của tôi trên cương vị ngoại trưởng, để thấy tất cả các thay đổi và tiến bộ mà chúng ta cùng thực hiện với nhau. Chúng ta đang làm tất cả mọi thứ, từ an ninh hàng hải và chống phổ biến [hạt nhân], cho đến vấn đề y tế công cộng và cứu trợ thảm họa, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế. Và dĩ nhiên, như Bộ trưởng và tôi đã thảo luận, chúng tôi tiếp tục giải quyết các vấn đề quá khứ để lại, chẳng hạn như chất độc da cam, bom mìn, cũng như tìm kiếm những người mất tích khi làm nhiệm vụ.
Từ khi các vụ bê bối xung quanh vụ lật đổ Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh hồi tháng 3, Trung Quốc có vẻ như đang trên bờ vực cải cách – hay là hỗn loạn. Trong khi lời kêu gọi tiến hành cải cách khẩn trương của Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên báo chí chính thức, trở thành thông báo “tấn công vào thành trì cải cách”, thì “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra những giới hạn vững chắc cho các thành tựu mà một cuộc cải cách như thế có thể đạt được, nhất là khi các thế lực thù địch có thể sẽ lợi dụng mọi bất ổn chính trị. Số ra gần đây nhất của tạp chí Hồng Kỳ (Cờ Đỏ), cơ quan ngôn luận của trường Đảng Trung ương, đã đề cập đến “cải cách thể chế chính trị” để ĐCSTQ có thể thích ứng với bản chất luôn biến động của xã hội Trung Quốc, ít nhất cũng thừa nhận sự bất mãn ở cấp cao với trạng thái chính trị hiện hành. Một cuộc cải cách như thế, cho dù có tỏ ra khiêm tốn tới mức nào đi nữa trước mắt người ngoài cuộc, thì cũng có thể gây chia rẽ, và giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đang cố gắng giữ lấy sự trung thành của quân đội, đề phòng khi chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo dẫn tới bất ổn xã hội.
Câu hỏi: Tại đại hội đảng gần đây, các đảng viên đã loan báo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nên “cải cách hay là chết”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm gì để cố gắng thực hiện khẩu hiệu mới này, họ đã làm được nhiều điều cho tự do hay dân chủ hóa hay chưa?
Đáp: “Cải cách hay là chết” là một khẩu hiệu lần đầu tiên được nghe trong thập niên 1970 khi hệ thống nhà nước theo kiểu Liên Xô của Việt Nam lên kế hoạch phân phối hàng hóa và dịch vụ cho những người nông dân và công nhân thành thị, nhưng đã bị thất bại nặng nề. “Cải cách” ở Việt Nam hiện có nghĩa là dân chủ tự do hoặc thậm chí có những bước thăm dò theo hướng dân chủ hóa. Có nghĩa là điều chỉnh theo hướng kinh tế XHCN và hệ thống chính trị một đảng để giữ chế độ hiện hành nắm quyền. Các đại biểu Đảng chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào chấm dứt nạn tham nhũng tràn lan hiện đang phổ biến rộng rãi, đã được xác định như là mối đe dọa chính đến tính hợp pháp về chính trị của đảng. Và họ cũng tập trung vào khu vực nhà nước, khu vực có được đặc quyền nhờ vay những món nợ ưu đãi và giá đất tăng cao. Cải cách doanh nghiệp nhà nước bị đình trệ, và các tập đoàn lớn thuộc sở hữu nhà nước, chẳng hạn như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Quốc gia, Vinashin, Tổng Công ty Hàng hải Quốc gia, Vinalines, đang trong cảnh nợ nần tồi tệ qua việc đa dạng các hoạt động, và đầy dẫy tham nhũng. “Cải cách hay là chết” trong bối cảnh hiện nay có nghĩa là, đưa chuyện nội bộ của Việt Nam vào trật tự, đặc biệt là nền kinh tế, để Việt Nam có thể cạnh tranh sinh lợi trên thị trường toàn cầu.
Đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật ở Trung Quốc là tôn giáo hay triết học? Theo cách nhìn của phương Tây, sẽ là rất phức tạp khi định nghĩa từng tôn giáo này là gì. Một số chuyên gia khẳng định trên tạp chí “Phát thanh” rằng việc “Tam Tôn” được liệt vào loại “tôn giáo” được chấp nhận trong một thời gian dài. Đây là kết quả của việc các thầy tu dòng Tên và các nhà truyền bá Thiên chúa giáo hiểu về các tôn giáo này trong thời gian họ du hành ở Trung Quốc.
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC XUNG QUANH THỜI CỔ ĐẠI
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 7/7/2012
TTXVN (Bắc Kinh 5/7)
Trong lúc Trung Quốc đang có nhiều tiếng nói khác nhau về chủ trương, biện pháp giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng như hiện nay, tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, số ra gần đây có viết nhan đề “Một góc nhìn về Trung Quốc cổ đại đối phó với tình trạng quấy rối ở xung quanh ”, của Chương Địch Vũ, cho rằng soi vào lịch sử để làm gương có thể biết được nguyên nhân vận mệnh quốc gia hưng thịnh và diệt vong hay phải thay thế. Động viên binh lính trận mạc nơi xa trường dẫn đến giá phải trả đắt hơn lợi ích thu được rất nhiều. Dưới lớp áo khoác lộng lẫy bề ngoài của hệ thống triều cống là sự rên rỉ đau đớn của vương triều trung ương. Trước sự quấy rối thường xuyên của các nước nhỏ xung quanh, Trung Quốc cổ đại từ trước đến nay dường như đều không phải là người thắng lợi triệt để. Dưới đây là nội dung bài viết:
Wikileaks: Đừng nghe những gì Trung Quốc nói, hãy nhìn những gì Trung Quốc làm
Tác giả: Jojo Malig
Người dịch: Dương Lệ Chi
04-07-2012
MANILA, Philippines – Những lời lẽ hùng hổ của Trung Quốc chống lại các nước khác nhằm mục đích làm hài lòng các công dân của họ, không nhất thiết mang ý nghĩa đe dọa các nước láng giềng, theo bản ghi nhớ bí mật của Đại Sứ quán Mỹ được WikiLeaks, một nhóm chống lại các bí mật, đã công bố.
Bức điện tín có tên 10BEIJING383, ngày 12 tháng 2 năm 2010, được Đại Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ thảo luận về những lời than phiền của các nhà ngoại giao nước ngoài về việc Trung Quốc “phô trương sức mạnh, hân hoan chiến thắng, và sự quyết đoán trong chính sách ngoại giao của họ”.
Bức điện tín này do Đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc, Jon Huntsman Jr. viết, nói rằng Trung Quốc “không có bạn bè”, với thái độ “hay gây gổ” và thô lỗ của họ đối với các phái viên của Anh và Pháp trong một hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Âu.