BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1064. Phần hỏi đáp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore

Posted by adminbasam trên 06/06/2012

U.S. Department of Defense

Phần hỏi đáp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore

Người dịch: Dương Lệ Chi

02-06-2012

.
Tiếp theo phần đầu: Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore

Ông Chipman: Ông Bộ trưởng, cảm ơn ông rất nhiều về những lời giải thích tổng quát cũng như chi tiết về việc Mỹ sẽ tái cân bằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như thế nào. Chúng tôi sẽ nhận một số câu hỏi. Tôi mời những người muốn nói, hãy giữ bảng tên của quý vị theo chiều ngang, để tôi có thể đọc tên của quý vị dễ dàng hơn. Tôi không thể bảo đảm tất cả mọi người đều được hỏi. Tôi sẽ mời một vài người ở vòng đầu tiên và nếu cần chúng ta sẽ hợp lại sau đó. Tôi cũng sẽ cố gắng để bảo đảm những người tham gia đặt câu hỏi đến từ nhiều nước khác nhau. Vì vậy, điều này cũng sẽ được hướng dẫn theo lựa chọn của tôi. Cám ơn quý vị rất nhiều. Thật vậy, tôi đã mời đa số quý vị ngồi xuống. Trong vòng 10 phút, tôi có thể gọi những người muốn đặt câu hỏi trở lại lần thứ hai.

Câu hỏi đầu tiên dành cho ông Bao Bin. Ông chỉ cần bấm microphone trước mặt ông thì máy camera sẽ quay được ông. Giơ tay lên để chúng tôi có thể nhìn thấy ông. Đây rồi. Mời ông bắt đầu.

Câu hỏi: Cảm ơn ông Chipman. Tôi là Chuẩn tướng Bao từ Học viện Khoa học Quân sự, Quân đội Trung Quốc (PLA). Bộ trưởng, ông đã xác định rõ chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và câu hỏi của tôi là, ông có thể nói rõ thêm một chút về việc Hoa Kỳ sẽ phát triển mối quan hệ quân sự với Trung Quốc như thế nào. Cảm ơn ông.

Bộ trưởng Panetta: Tôi đánh giá cao câu hỏi này bởi vì nó là điều mà chúng tôi đang dành rất nhiều nỗ lực để cố gắng thúc đẩy. Chúng tôi nghĩ rằng mối quan hệ quân sự mạnh mẽ với Trung Quốc sẽ vô cùng quan trọng trong việc đối phó với các vấn đề mà cả hai quốc gia của chúng ta đối đầu.

Cách chúng tôi đang tiếp cận là, phát triển một loạt trao đổi cấp cao giữa hai nước chúng ta. Chúng ta đã bắt đầu và rõ ràng là chúng ta sẽ tiếp tục, hy vọng với chuyến thăm của tôi tới Trung Quốc vào lúc nào đó trong mùa hè.

Bên cạnh đó, chúng ta đã thảo luận khả năng lập ra các nhóm để có thể làm việc với nhau, tập trung vào một số lĩnh vực khó khăn hơn, chẳng hạn như không gian mạng và điều chúng ta có thể làm là trao đổi thông tin và cố gắng bảo đảm rằng, chúng ta đưa ra một số chuẩn mực khi cần sử dụng không gian mạng. Không gian [trên bầu trời] là một lĩnh vực khác mà chúng ta muốn tạo cơ hội để thảo luận những cách tiếp cận khả năng của chúng ta trong việc sử dụng không gian.

Bên cạnh đó, dĩ nhiên là chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với các chỉ huy quân sự của chúng tôi, Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương của chúng tôi. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ đến thăm Trung Quốc để thảo luận với họ những gì chúng tôi đang làm ở Thái Bình Dương.

Vì vậy, điều quan trọng ở đây là, cố gắng gia tăng mối quan hệ quân sự hai nước để chúng ta có thể có sự minh bạch hơn giữa hai nước. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta có thể thực hiện các bước để đương đầu với những thách thức chung mà cả hai nước chúng ta phải đối mặt: thách thức trong việc đối phó với khủng hoảng nhân đạo và cứu trợ thiên tai, thách thức trong việc phổ biến vũ khí hạt nhân, thách thức trong việc cố gắng đối phó với Bắc Triều Tiên, thách thức trong việc cố gắng để đối phó với nghiện ma túy và buôn lậu ma túy, thách thức trong việc đối phó với hải tặc trên biển, thách thức trong việc đối phó với việc đi lại trên biển và cải thiện các tuyến đường giao thông. Đó là tất cả những thách thức chung mà chúng ta đang đối mặt. Và cách tốt nhất để làm điều đó là, cải thiện mối quan hệ quân sự của chúng ta.

Ông Chipman: Ông Kato từ Nhật Bản. Nếu ông có thể giơ tay lên để máy ảnh có thể quay được ông. Đây rồi. Ông Kato ở ngay đó. Bắt đầu đi.

Câu hỏi: Cảm ơn Bộ trưởng, về sự trình bày rõ ràng và toàn diện của ông. Trong khi Hoa Kỳ đang tái cân bằng ở châu Á, [Hoa Kỳ] được hầu hết các nước đồng minh và đối tác trong khu vực chào đón, ít nhất có thể nói rằng, phản ứng từ Trung Quốc thì lẫn lộn. Một trong những học giả [của Trung Quốc] gần đây đã tuyên bố trong một cuộc họp tương tự như vậy, rằng Trung Quốc xem việc Mỹ quay lại các chính sách an ninh châu Á là nhắm vào Trung Quốc và là một mối đe dọa trực tiếp và chiến lược. Và ông vừa nói trong bài phát biểu của ông rằng, ông phản đối ý kiến này, nhưng tôi phải nói rằng, thực tế là việc tái cân bằng này đã gây ra một số sự nghi ngờ về chiến lược, đặc biệt là phía Trung Quốc, có thể gây bất ổn trong khu vực. Làm thế nào để ông đối phó với hậu quả có lẽ không dự tính trước này, nhưng lại là hậu quả tiêu cực về sự thay đổi chiến lược? Cảm ơn ông.

Bộ trưởng Panetta: Cảm ơn câu hỏi của ông. Bằng nhiều cách, điều quan trọng là Hoa Kỳ và Trung Quốc duy trì các kênh thông tin liên lạc chặt chẽ để chúng tôi phát triển yếu tố tin cậy trong mối quan hệ của chúng tôi. Trở ngại của chúng tôi trong quá khứ đó là, mặc dù cố gắng thiết lập quan hệ tốt hơn, nhưng có yếu tố ngờ vực lớn giữa hai nước chúng tôi.

Tôi nghĩ cả hai nước chúng tôi phải nhận ra rằng, chúng tôi là cường quốc trong khu vực này. Chúng tôi có lợi ích chung trong khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ chung để cố gắng thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực này.

Và đúng vậy, Hoa Kỳ đã có sự hiện diện về sức mạnh ở Thái Bình Dương trong quá khứ và chúng tôi sẽ vẫn giữ như thế và tăng cường trong tương lai, và điều đó cũng đúng đối với Trung Quốc. Nhưng nếu cả hai nước chúng tôi cùng làm việc với nhau, nếu cả hai chúng tôi tuân theo luật lệ và trật tự quốc tế, nếu cả hai nước chúng tôi có thể làm việc với nhau để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng và giải quyết tranh chấp trong khu vực này, thì cả hai nước chúng tôi sẽ được lợi từ đó. Cả hai nước sẽ được hưởng lợi từ đó.

Và đây không chỉ là vấn đề quân sự. Cũng không chỉ là vấn đề phòng thủ. Mà đó chính là vấn đề ngoại giao. Đó chính là vấn đề thương mại. Đó chính là vấn đề kinh tế. Đó là khả năng chia sẻ trong một số lĩnh vực sẽ quyết định tương lai mối quan hệ của chúng tôi. Nhưng nếu chúng tôi có thể mở rộng mối quan hệ đó, nếu chúng tôi có thể thiết lập loại trao đổi thông tin đó và sự tin tưởng đó, thì tôi nghĩ rằng sẽ có lợi cho tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Chipman: Ông Demetri Sevastopulo từ báo Financial Times. Tới lượt ông.

Câu hỏi: Cảm ơn ông [Chipman]. Bộ trưởng Panetta, trong ba năm qua, Mỹ đã nói nhiều về việc làm cường quốc Thái Bình Dương [và điều này cũng] trùng hợp với tần số về các sự cố ở biển Hoa Nam (biển Đông) gia tăng, mà nhiều trường hợp liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng. Ông nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng trừ khi Mỹ có lập trường mạnh mẽ hơn đối với các hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Nam, [nếu không] thì Hoa Kỳ không gặp nguy hiểm khi bị xem như một nước yếu đuối hơn khi các ông đang cố gắng bảo vệ chính các ông như là một cường quốc mạnh hơn?

Bộ trưởng Panetta: Tôi nghĩ vấn đề quan trọng để có thể đối phó với các tranh chấp lãnh thổ mà chúng ta thấy ở bãi cạn Scarborough và chúng ta đã thấy ở những nơi khác, đó là xây dựng các tiêu chuẩn trong quy tắc ứng xử mà các nước ASEAN đang làm việc này và rằng chúng tôi có thể giúp trong việc cố gắng hỗ trợ [họ] để xây dựng [các tiêu chuẩn đó].

Theo đúng như việc xây dựng quy tắc ứng xử đó, rất quan trọng để các nước ASEAN phát triển một diễn đàn tranh luận để có thể cho phép giải quyết các tranh chấp này. Đơn giản chỉ phát triển quy tắc ứng xử không thôi, vẫn chưa đủ. Quý vị phải dự phòng khả năng đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong khu vực này. Và đó là điều mà Mỹ đang khuyến khích.

Rõ ràng là mỗi lần những sự kiện này diễn ra, chúng ta gần như có một cuộc đối đầu, và rất nguy hiểm cho tất cả các nước trong khu vực này.

Một lần nữa, điều quan trọng trong vấn đề này là, cả Trung Quốc cũng như các nước ASEAN cần phải xây dựng luật lệ và trật tự quốc tế, phải tuân theo các quy tắc và trật tự quốc tế, nhưng điều quan trọng hơn là phải phát triển một quy tắc ứng xử để có thể giúp giải quyết những vấn đề này. Đó là cách hữu hiệu duy nhất để giải quyết chuyện này. Để Mỹ đến và cố gắng giải quyết những vấn đề này thì vẫn chưa đủ. Đây là vấn đề mà các nước ở đây phải ngồi lại với nhau. Chúng tôi sẽ hỗ trợ họ. Chúng tôi sẽ khuyến khích họ, nhưng cuối cùng thì họ phải xây dựng một quy tắc ứng xử và một diễn đàn tranh luận để có thể giải quyết những vấn đề này. Đó là cách hiệu quả nhất để đối phó với các loại xung đột như thế.

Ông Chipman: Mời ông Francois Heisbourg, từ Pháp.

Câu hỏi: Cảm ơn John rất nhiều. Cảm ơn ông Bộ trưởng đã trình bày một cách rõ ràng và khá chính xác về cách tiếp cận chiến lược mới của Mỹ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này dựa trên giả thuyết tài chính và kinh tế, không chắc phải có sẵn vào lúc mà cách tiếp cận chiến lược mới này lẽ ra phải có. Về mặt tài chính, đến cuối năm nay, nếu không có gì thay đổi [về quyết định của Quốc hội Mỹ], ông sẽ bị [ảnh hưởng bởi] cái gọi là luật tạm thời về cắt giảm ngân sách, có nghĩa là, khoảng 500 tỉ chi tiêu quốc phòng mới sẽ bị cắt giảm vào cuối thập kỷ này.

Và thứ hai là, tin tức kinh tế ở các nước châu Âu và ở những nơi khác thì chính xác là không có lợi cho các loại chi tiêu ở mức độ mà chiến lược mới của các ông tiếp cận.

Và cuối cùng là nền tảng chính trị, và câu hỏi được đặt ra ở đây: sự tự tin của ông là gì – trong bối cảnh tài chính, kinh tế và chính trị như thế, phải chăng sự tự tin của các ông là, điều này sẽ trở thành chiến lược vững chắc mới của lưỡng đảng Mỹ, thay vì đơn giản là kế hoạch của Chính phủ Tổng thống Obama?

Bộ trưởng Panetta: Hãy để tôi giải đáp vấn đề ở từng phần trong câu hỏi của ông.

Trước hết, cần hiểu rằng Quốc hội Hoa Kỳ bước đầu tiên nhằm cố gắng đối phó với vấn đề nợ nần, nên đã đưa ra Đạo luật Kiểm soát Ngân sách. Và một phần của Đạo luật Kiểm soát Ngân sách đó có liên quan đến [chi phí] quốc phòng mà chúng tôi cắt giảm 487 tỉ đô la ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới.

Do kinh nghiệm của tôi là Giám đốc Cục quản lý Hành chính và Ngân sách Hoa Kỳ, và là Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, tôi luôn tin rằng, vai trò quốc phòng liên quan đến trách nhiệm tài chính ở Hoa Kỳ. Vì lý do đó, nên chúng tôi quyết định rằng chúng tôi sẽ lấy con số đó và phát triển một chiến lược, một chiến lược quốc phòng sẽ thực hiện những khoản tiết kiệm trong 10 năm tới, nhưng sẽ làm điều đó theo cách gắn kết một chiến lược quốc phòng nhằm duy trì sức mạnh quân sự của chúng tôi trên thế giới. Và [sau khi] làm việc với những người đứng đầu các cơ quan, làm việc với những người thư ký dưới quyền, chúng tôi đã đề ra chiến lược đó và đề ra ngân sách đó để có thể đáp ứng các mục tiêu kia. Nên tôi không nghĩ rằng, chúng tôi phải lựa chọn giữa an ninh quốc gia hay an ninh tài chính. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể chọn cả hai. Và tôi luôn luôn tin tưởng như thế. Và tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm như vậy liên quan đến đề nghị mà chúng tôi đã đưa ra.

Vì vậy, thứ nhất, kế hoạch mà chúng tôi đề ra, chiến lược mà chúng tôi phát triển và ngân sách chúng tôi phác thảo, sẽ thực thi những cắt giảm này trong một giai đoạn, nhưng thực hiện nó theo cách có nhiệm vụ bảo vệ tư thế phòng thủ của chúng tôi trong tương lai. Chúng tôi nhận biết điều đó. Tôi nghĩ rằng Quốc hội cũng biết điều đó.

Thứ hai, liên quan đến luật tạm thời về cắt giảm ngân sách, luật tạm này không phải là một cuộc khủng hoảng thực sự, mà là một cuộc khủng hoảng nhân tạo. Chính Quốc hội đưa ra luật tạm này như một thứ vũ khí để buộc họ phải đưa ra các quyết định liên quan đến việc giảm bớt thâm hụt ngân sách thêm nữa và họ đặt khẩu súng vào đầu của họ, về cơ bản mà nói rằng, nếu họ không làm điều đó, thì súng sẽ nổ.

Luật mới này được thiết lập do sự thất bại [trong việc thực hiện] luật tạm của Siêu Ủy ban lẽ ra phải có hiệu lực vào tháng 1. Cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thừa nhận rằng đó sẽ là một thảm họa. Luật tạm sẽ cắt giảm thêm 500 tỉ đô la ngân sách quốc phòng nếu nó có hiệu lực. Tôi biết không có người nào trong đảng Cộng hòa, cũng không có người nào trong đảng Dân chủ tin rằng điều đó nên xảy ra. Nói như thế, rõ ràng, họ có trách nhiệm để hành động ngay bây giờ để luật tạm này không có hiệu lực. Tôi tin rằng họ sẽ làm việc để thực hiện điều đó. Tôi thực sự tin, bởi vì tôi nghĩ rằng không có bất cứ người nào muốn điều đó xảy ra, vì vậy tôi tin rằng cuối cùng thì đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ sẽ tìm cách loại bỏ cuộc khủng hoảng nhân tạo mà họ đưa ra.

Điểm thứ ba là, liên quan đến mức độ tự tin mà tôi có được, rằng cuối cùng thì đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ sẽ đối phó với các vấn đề lớn hơn mà chúng tôi đương đầu với nền kinh tế, đặc biệt liên quan đến thâm hụt [ngân sách].

Trong suốt thời gian tôi làm việc ở Quốc hội trước đây, tôi tham gia mọi [quyết định] ngân sách – [các quyết định] ngân sách lớn bắt đầu từ thời Tổng thống Reagan, tiếp theo là thời Tổng thống Bush. Là giám đốc Cục quản lý Hành chính và Ngân sách Hoa Kỳ cho Tổng thống Clinton, [tôi] đã đề ra ngân sách, kế hoạch giảm thâm hụt mà Tổng thống Clinton đưa ra.

Trong mỗi lần như thế – mỗi lần như thế – rất quan trọng để đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đặt tất cả mọi thứ lên bàn và xem xét mọi lĩnh vực chi tiêu, không riêng gì quốc phòng, không riêng  chi tiêu trong nước, mà là bảo đảm quyền lợi các bên và tổng thu nhập của chính phủ. Và đó là vì chúng tôi đặt tất cả các yếu tố lại với nhau trong các chương trình kết hợp kia, để cuối cùng chúng tôi có thể cân bằng ngân sách.

Tôi biết, liên quan đến chính trị trong vấn đề này thì rất khó cho cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhưng tôi tin rằng, bởi vì nó rất quan trọng cho đất nước và cho nền kinh tế của chúng tôi, cuối cùng họ sẽ có can đảm để có thể đề ra phương pháp nhằm giảm bớt thâm hụt.

Ông Chipman: Tiếp theo là Norodom Sirivudh, cố vấn của vua Campuchia.

Câu hỏi: Cảm ơn ông, ông Chủ tịch. Campuchia là chủ tịch ASEAN và chúng tôi sẽ tổ chức ARF, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Tôi nghĩ dường như điểm đến kế tiếp của ông là Việt Nam và Ấn Độ và chúng tôi hy vọng rằng Tổng thống Mỹ, ông và bà Hillary Clinton sẽ tới thăm đất nước chúng tôi, Campuchia. Cho nên với tôi, chúng tôi phấn khởi khi thấy mối quan hệ hòa bình giữa Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới và Việt Nam cũng [có chung biên giới với Trung Quốc] và bây giờ một nước có chung biên giới với Việt Nam để Myanmar (?) đối mặt với rất nhiều thay đổi và tiến triển. Ông có thể tưởng tượng sự hợp tác tiếp theo giữa Mỹ và Miến Điện, và đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng như thế nào? Cảm ơn ông.

Bộ trưởng Panetta: Rõ ràng là chúng tôi khuyến khích các cải cách mà họ đang hy vọng đặt ra. Như ông biết, Bộ Ngoại giao đã có những bước để giảm bớt một số hình thức trừng phạt đặt lên Miến Điện và một lần nữa, cố gắng khuyến khích họ đi đúng hướng. Tôi nghĩ rằng một phần đó, giả định rằng họ có thể thực hiện cải cách và tiếp tục các nỗ lực chính trị như mở cửa hệ thống của họ, phần đó sẽ được thảo luận, liên quan đến việc chúng tôi có thể cải thiện mối quan hệ quốc phòng của chúng tôi với đất nước của họ như thế nào.

Ông biết đấy, hãy để tôi nhấn mạnh ở đây rằng, hôm nay, Hoa Kỳ, khi làm việc với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đây không phải là tình hình chiến tranh lạnh để Hoa Kỳ chỉ đơn giản là đến đó, xây dựng các căn cứ lâu dài và cố gắng thiết lập một căn cứ quyền hành trong khu vực này.

Đây là một thế giới khác. Đây là thế giới mà chúng tôi phải tham gia với các nước khác để giúp phát triển khả năng của họ, để họ có thể phát triển an ninh riêng cho họ và có thể tự bảo vệ họ trong tương lai. Và như vậy có nghĩa là, vai trò mà chúng tôi tham gia với các nước này, nơi chúng tôi có thể thiết lập các loại triển khai luân phiên và các cuộc diễn tập, nơi chúng tôi có thể cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ, nơi chúng tôi có thể phát triển khả năng của họ trên đất nước của họ, để cố gắng cung cấp một quan hệ đối tác, trong nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng. Và chúng tôi sẽ thúc đẩy mối quan hệ đó với mọi quốc gia mà chúng tôi làm việc trong khu vực này, gồm cả Miến Điện.

Ông Chipman: Chúng tôi sẽ nhận thêm hai câu hỏi mà Bộ trưởng có thể trả lời. Bonnie Glaser và sau đó là Josh Rogin. Bonnie Glaser trước, sau đó là Josh và sau đó Bộ trưởng có thể trả lời cả hai cùng một lúc. Bonnie, bắt đầu đi.

Câu hỏi: Cảm ơn ông Bộ trưởng. Ông vừa nói về sự cần thiết để Hoa Kỳ giúp các nước trong khu vực này để phát triển khả năng của họ và tăng cường khả năng an ninh cho riêng họ. Và ông đã thảo luận cụ thể trong bài phát biểu về những nỗ lực mà Hoa Kỳ đang thực hiện để giúp Philippines tăng cường khả năng tự bảo vệ chính họ. Tuy nhiên tôi nghĩ, ngay cả khi các bước này được hoan nghênh trong khu vực, tôi nghe nhiều nguồn tin trong khu vực này cho rằng, các mối lo ngại đang gia tăng là, điều này có thể khuyến khích Philippines và có lẽ các nước khác có được sự tăng cường khả năng, sẽ mạnh bạo hơn, và thật ra, điều này có thể gặp phải một nguy cơ đối đầu lớn hơn. Vì vậy, làm thế nào để Hoa Kỳ nhắm đúng vào sự cân bằng giữa khả năng ngăn chặn và đảm bảo chiến lược?

Ông Chipman: Josh?

Câu hỏi: Cảm ơn ông. Năm ngoái, ông Robert Gates, bộ trưởng tiền nhiệm của ông, đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề hội nghị này. Năm nay, dĩ nhiên là không thể, bởi vì chính phủ Trung Quốc từ chối gửi các quan chức cấp cao tới Đối thoại Shangri-La. Dĩ nhiên, không ai biết chính xác lý do vì sao Trung Quốc quyết định đánh giá thấp sự hiện diện của họ tại diễn đàn này, nhưng một số nguồn tin cho thấy rằng Trung Quốc đang bày tỏ sự phản đối của họ về việc Mỹ gia tăng vai trò trong các vấn đề đa phương trong khu vực này. Ví dụ, một bài bình luận của Nhân Dân Nhật báo trên trang nhất, đăng tải trong tuần này có nói rằng, các tranh chấp của Trung Quốc với các nước láng giềng liên quan đến biển Hoa Nam (biển Đông), trích dẫn nguyên văn trong bài là: “không liên quan gì tới Mỹ”.

Tôi không rõ là: ông có đồng ý rằng Hoa Kỳ là – như trích dẫn trong lời bình luận – “một lực lượng bá quyền bên ngoài” can thiệp không đúng chỗ vào vùng biển Hoa Nam? Ông có thất vọng không, khi chính phủ Trung Quốc quyết định không gửi bất kỳ quan chức cấp cao nào tới đối thoại này? Và ông nghĩ gì khi điều này nói về sự sẵn sàng của Trung Quốc tham gia, mang tính cách xây dựng, với Hoa Kỳ về các vấn đề khu vực [mà hai nước] cùng quan tâm? Cảm ơn ông.

Bộ trưởng Panetta: Trước hết, liên quan tới vấn đề Philippines, tôi nghĩ rằng rất quan trọng để hiểu rằng các nước – một sự tôn trọng thực sự đối với chủ quyền của các nước, đòi hỏi chúng tôi phải làm tất cả mọi thứ để chúng tôi có thể giúp hỗ trợ những nước này phát triển khả năng của mình và có thể giữ gìn an ninh và bảo vệ chính họ, nhưng đồng thời khuyến khích họ, như tôi đã nói, tuân theo các nguyên tắc mà tôi đã đề ra ở đây. Và nguyên tắc quan trọng là tuân theo các quy tắc và chuẩn mực quốc tế mà tất cả các quốc gia phải tuân thủ.

Tôi nghĩ chúng ta không nên có thái độ là, chúng tôi đang làm cho vấn đề rắc rối thêm chỉ vì chúng tôi giúp cải thiện khả năng của họ, bởi vì điều đó sẽ bảo đảm rằng, chỉ những nước trong khu vực này, sẽ là Hoa Kỳ, và Trung Quốc chống lại các các nước có khả năng tham gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy an ninh riêng của họ, và tôi nghĩ đây sẽ là sai lầm.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng, sẽ là một bước tích cực để có thể khuyến khích và phát triển các khả năng, đồng thời phải nói rất rõ rằng, các nước này phải tuân theo các luật lệ, các yêu cầu, và các quy định mà tất cả các quốc gia phải tuân theo. Và đó là điều phải được thực hiện một cách thẳng thắn về mặt ngoại giao.

Việc vươn xa tới các nước châu Á-Thái Bình Dương, như tôi đã nhấn mạnh, có thể không chỉ liên quan đến vấn đề quân sự, mà còn phải là vấn đề ngoại giao. Nó phải liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế. Nó phải liên quan đến một số lĩnh vực khác để mở rộng mối quan hệ giữa các nước. Và nếu chúng ta có thể làm điều đó trong tập hợp các vấn đề lớn hơn và tham gia vào một tập hợp các vấn đề rộng hơn, thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn có thể để bảo đảm rằng tất cả các nước sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phản đối tham gia vào xung đột.

Về việc Trung Quốc, mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, chúng tôi tiếp cận với đôi mắt tinh tường. Chúng tôi không ngây thơ về mối quan hệ này và cả Trung Quốc cũng không ngây thơ. Cả hai nước chúng tôi đều hiểu sự khác biệt mà chúng tôi có. Cả hai nước chúng tôi hiểu những xung đột mà chúng tôi có, chúng tôi cũng hiểu rằng thực sự không có sự lựa chọn nào khác [ngoài việc] cả hai nước chúng tôi tham gia và cải thiện thông tin liên lạc và để cải thiện các mối quan hệ quân sự với quân sự của chúng tôi.

Khi tôi còn là giám đốc CIA, đối phó với một số nước, có những tranh chấp. Chúng tôi đã có sự khác biệt, nhưng cùng lúc, chúng tôi đã có mối quan hệ tình báo mạnh mẽ bởi vì họ hiểu rằng đó cũng là lợi ích của họ, và chúng tôi hiểu rằng đó là lợi ích của chúng tôi. Và đó là loại quan hệ trưởng thành (*) mà tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng tôi phải có với Trung Quốc.

Quý vị biết đấy, chúng tôi sẽ có những thăng trầm. Đó là bản chất của các loại quan hệ này. Chúng tôi có [những thăng trầm] với Nga. Chúng tôi đã có [những thăng trầm] với các nước khác trên thế giới. Có những thăng trầm trong các mối quan hệ. Có những lúc quý vị đồng ý. Có những lúc quý vị bất đồng, nhưng quý vị cần duy trì các kênh thông tin liên lạc. Quý vị duy trì các kênh ngoại giao. Quý vị duy trì loại liên lạc sẽ cho phép quý vị nói chuyện với nhau và hy vọng có thể giải quyết những sự khác biệt và tập trung vào những lĩnh vực mà quý vị đồng ý và [tập trung] vào những lĩnh vực mà quý vị có thể phát triển một mối quan hệ tốt hơn.

Vì vậy, đó là điều mà chúng tôi đang có ý định làm ở đây với Trung Quốc là xây dựng loại quan hệ đó, với nhận thức rằng chúng ta sẽ có tranh chấp, nhận thức rằng chúng ta sẽ có xung đột, nhưng cũng nhận ra rằng đó là lợi ích của hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ để giải quyết những vấn đề này một cách hòa bình. Đó là chìa khóa duy nhất để thúc đẩy sự thịnh vượng của họ và thúc đẩy sự thịnh vượng của chúng tôi.

——-

Ghi chú của BTV: Ông Panetta dùng chữ “trưởng thành” ở đây có lẽ để nhắc lại cách ứng xử chưa trưởng thành của Trung Quốc từ trước tới giờ. Mỗi khi có bất đồng với Mỹ thì Trung Quốc cắt đứt mọi quan hệ đang có, để rồi sau đó từ từ nối lại quan hệ. Đã nhiều lần Trung Quốc hành xử như vậy, và gần đây, đầu năm 2010, khi chính phủ Mỹ thông báo sẽ bán vũ khí cho Đài Loan, ngay lập tức, Trung Quốc cắt đứt mối quan hệ quân sự với quân sự (military-to-military relationship) với Mỹ, cũng như các cuộc hội đàm có liên quan. Và rồi cuối cùng Trung Quốc cũng đã nối lại. Hành động giận hờn rồi “nghỉ chơi”, sau đó được “vuốt ve” thì “chơi lại”, là hành động thiếu trưởng thành (unmatured) mà báo chí phương Tây đã nhiều lần nhắc tới, khi nói đến cách ứng xử của Trung Quốc.

Nguồn: U.S. Department of Defense

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

24 bình luận to “1064. Phần hỏi đáp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore”

  1. […] cơ cấu hệ thống căn cứ quân sự ở nước ngoài theo hướng nào? (VOV).  – Phần hỏi đáp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, … (BQP Mỹ/ Ba Sàm). Tiếp theo phần đầu: Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng […]

  2. Đảng viên hưu trí said

    Dân Mỹ được quyền bầu chọn những người tài vào bộ máy chính quyền.

    Ở VIêt Nam, dân không có quyền, mà chỉ có đảng CS mới có quyền ấy nên ngược lại.

  3. Pham said

    Khó comment quá!

  4. anhhungqt said

    Hãy nhìn và học cách ứng xử trong quan hệ với Hoa Kỳ của nhân dân và chính phủ Hàn Quốc, cũng như nhân dân và chính phủ Nhật Bản. Hoàn cảnh và vị thế của 2 miền Triều Tiên cũng gần tương tự với 2 miền của Việt nam trong khoảng thời gian 1954- 1975. Cuộc chiến tranh Triều Tiên trong thập niên 50 của thế kỷ 20 cũng là cuộc chiến của 2 ý thức hệ : cộng sản và tự do trên mảnh đất Triều Tiên,có khác chút xíu là quân đội Trung cộng công khai tham chiến bên cạnh quân đội cộng sản Bắc Triều Tiên so với chiến tranh Việt nam là quân đội Trung cộng, Liên Xô, Cu Ba, thậm chí Bắc Triều Tiên không công khai tham chiến. Cuộc chiến giữa 2 miền Triều Tiên kết thúc mà đến giờ vẫn chưa có bản Hiệp định đình chiến. Tuy vậy sau khi tạm kết thúc cuộc chiến đẫm máu trong thập niên 50, Bắc Triều Tiên cũng không phát động những cuộc tấn công, phá hoại lớn đối với Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) như Bắc Việt( VNDCCH) đã làm Với Nam Việt nam( VN CH). Hàng chục ngàn quân Hoa Kỳ đóng căn cứ tại Hàn Quốc và Nhật Bản để bảo vệ thành trì của thế giới tự do nhưng nhân dân Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ hoan nghênh chứ không tố cáo là quân đội Mỹ xâm lược như VNDCCH tuyên truyền và đầu độc nhân dân Việt nam. Tại sao sau cuộc chiến Triều Tiên, chế độ cộng sản Kim Nhật Thành tuy là nước đàn em khối cộng sản và phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô và Trung cộng nhưng không theo lời Liên Xô và Trung cộng phát động thêm chiến tranh để phủ làn sống đỏ cộng sản trên khắp đất nước Triều Tiên? Trong khi đó ở Việt nam ngay sau Hiệp định Gieneva 1954 chưa ráo mực thì VNDCCH đã cài cắm người hoạt động phá hoại tại VNCH đến năm 1960 mặc dù quân đội Mỹ không có mặt ở miền Nam mà VNDCCH vẫn dựng lên cái gọi là” Mặt trận giải phóng miền Nam ” để tuyên truyền lừa bịp nhân dân miền Bắc đưa con em vào miền Nam đánh…Mỹ. Tuy Bắc Triều Tiên và Bắc Việt nam đều có chung biên giới với Trung cộng và đều là 2 nước đàn em trong phe cộng sản nhưng sự lệ thuộc của giới lãnh đạo 2 nước này với Trung cộng và Liên Xô khác nhau về bản chất. Sau khi đổ hàng tỷ usd cùng hơn 50 ngàn mạng binh sĩ Mỹ trong khoảng thời gian từ 1966 đến 1972, Hoa Kỳ đã bỏ rơi “không thương tiếc” VNCH, chứ không phải Hàn Quốc, đổi lấy sự giao hảo với Trung cộng nhằm khoét sâu mâu thuẫn nội bộ phe cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Trước khi Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế và quân sự của Bắc Triều Tiên phát triển cao hơn VNDCCH nhiều lần. Vì vậy cho đến nay tuy Bắc Triều Tiên bị cấm vận và phải phụ thuộcphần lớn vào viện trợ của Trung cộng nhưng Bắc Triều Tiên vẫn chế tạo được vũ khí hạt nhân và không cúi đầu trước Trung cộng như giới lãnh đạo Việt nam thống nhất hiện nay. Đất nước Hàn Quốc tồn tại và phát triển vượt bậc như ngày nay , nói không ngoa là có một phần không nhỏ công ơn của giới lãnh đạo cộng sản Bắc Triều Tiên,đứng đầu là Kim Nhật Thành.
    Nhìn tình cảnh hiện giờ Việt nam đã,đang và sẽ tiếp tục bị ” người bạn 16 chữ vàng+ 4 tốt” của đảng cộng sản Việt nam uy hiếp về kinh tế, lãnh thổ, lãnh hải ,đồng thời ngẫm lại quá khứ mới thấy rõ ràng là Việt nam vẫn chỉ là “con tốt” trên bàn cờ của các cường quốc. Không thể trách các cường quốc mà phải tự trách mình vì các cường quốc tự do đứng đầu là Hoa Kỳ đã từng giúp chúng ta nhưng chúng ta đã không quý trọng sự giúp đỡ đó mà còn nghe lời lũ “lưu manh quốc tế” phá hoại đất nước.
    Điều đau xót là cho đến bây giờ vẫn còn một số người Việt vẫn còn mù quáng chỉ vì lợi ích cá nhân cùng lợi ích phe đảng mà cố tình đẩy đất nước Việt nam vào quỹ đạo phụ thuộc hoàn toàn vào nước láng giềng “lưu manh và tham lam”.

    • Khách said

      Phân tích của bác thật là chí lý. Tui đọc không sót một chữ.

    • Lac said

      Ý kiến của bác thật chí lý.Quả thật chưa bao giờ lợi ích của dân tộc VN được xem là tối thượng trong việc lực chọn đường lối phát triển của nhà cầm quyền.Họ chỉ chú trọng khai thác các nguồn lực phục vụ cho bè đảng.Bất kỳ ai cũng thấy rõ ràng là kết giao với một nước mạnh,tiến bộ như Hoa Kỳ thì lợi ích của dân được bảo đảm .Hoa kỳ cũng cần VN để giữ ổn định tình hình quốc tế.Cơ hội này không nắm bắt được thì Vn mãi mãi là nước nhược tiểu.Nghĩ mà ức lòng….

  5. DânSG said

    Qua lời phát biểu của bộ trưởng QP Mỹ , và nơi đến đầu tiên sau hội nghị là VN cho chúng ta thấy rằng mục đích chính của Mỹ trong việc tăng cường quân lực ở Châu Á TBD trong đó có biển Đông với sự hợp tác của nhiều nước trong khu vực là nhằm kìm chế sự hung hăng gây hấn ,bá quyền của TQ ,tạo điều kiện lợi thế bình đẳng cho các nước này hình thành bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông theo công pháp quốc tế ,phù hợp với lợi ích chung của các nước trong đó có TQ, điều này sẽ tạo được sự ổn định , hạn chế xung đột,chạy đua vũ trang ,suy giảm KT của toàn khu vực do sự đói hỏi vô lý ,ngang ngược của TQ, thưc hiện việc này sẽ tạo nên hòa bình ,ổn định lâu dài cho khu vực và nâng cao uy tín của Mỹ trên thế giới , chứ thực ra quyền lợi KT của Mỹ ở khu vực này là không lớn lắm.
    Việc Mỹ đến VN ngay sau hội nghị cho thấy rằng VN là mắc xích rất quan trọng trong việc kìm chế TQ thực hiện chủ nghĩa dân tộc Đại Hán khu vực vì VN có lịch sử chống bá quyền hiệu quả và nay là nước bị áp lực nặng nhất từ hiểm họa TQ .Nếu VN tham gia vào chuổi liên minh Mỹ, Nhật , Hàn ,Ấn, Úc .Phi … thì một điều chắc chắn rằng TQ phải nhượng bộ để đàm phán và thực các nguyên tắc ứng xử hợp lý trên biển Đông mà VN có nhiều lợi ích thiết thực , mặt khác liên minh với Mỹ và các cường quốc kinh tế khu vực chắc chắn VN sẽ nhận được nhiều hỗ trợ kinh tế ,tài chánh ,công nghê kỹ thuật tiên bộ để phát triển kinh tế quốc dân , giải tỏa được mọi áp lực lệ thuộc kinh tế , chính trị từ TQ trong nhiều năm qua., thực tế cho thấy hàng năm VN phải nhập siêu từ TQ mười mấy Tỷ Đô trong khi đó với Mỹ thì ngược lại , chưa nói đến hàng hóa TQ đa số kém chất lượng , hàng nhái , độc hại …phá hoại kinh tế VN .
    Đây là thời cơ rất lớn để VN thoát vòng kiềm tỏa của TQ phát triển bền vững.

    • Khách quan said

      Trích: “…thực ra quyền lợi KT của Mỹ ở khu vực này là không lớn lắm”.

      Biển Đông được xác định là một trong 10 vùng biển có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trữ lượng dầu mỏ ở biển Đông khoảng 7 tỷ thùng dầu, trong khi Trung tâm khảo sát địa chất Mỹ ước tính tổng trữ lượng dầu mỏ bao gồm cả những nguồn năng lượng đã được khám phá và tiềm tàng ở ngoài khơi biển Đông khoảng 28 tỷ thùng. Hiện nay vẫn có những công ty dầu khí của Mỹ hoạt động ở vùng biển này và nếu tình hình an ninh rối ren thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp về phía Mỹ. Đó là lợi ích về mặt vật chất, còn những lợi ích khác như là tự do hàng hải. Tự do hàng hải là lợi ích then chốt cũng là lợi ích kinh tế và an ninh quan trọng nhất đối với Mỹ. Biển Đông là tuyến đường thương mại quan trọng nhất và Mỹ coi tuyến đường này là vùng quốc tế cho phếp tàu thuyền quân sự và thương mại tự do qua lại.

      Can dự của Mỹ hoàn toàn có cơ sở dưa trên lợi ích của chính quốc họ chứ đâu đơn giản giống như đi làm việc tốt không công “tạo hòa bình, ổn định lâu dài cho khu vực” . Tiêu chí về an ninh khu vực của Mỹ có cả loại bỏ bất kỳ cường quốc vượt trội hay nhóm cường quốc nào sẽ đe dọa hay cản trở cơ hội hay lợi ích của Mỹ và TQ là một mối đe dọa tiềm tàng thế nên họ phải ra tay thôi. Ngay chính lịch sử cũng cho thấy những cường quốc tư bản như Mỹ có bao giờ can dự vào mà không có lợi ích của họ, thế mới là tư bản chứ. Còn mà nói VN có cơ hội rất lớn nếu rước Mỹ vào củng cố quân sự thì bề mặt là được lợi như thế, nhưng sau đó ai biết có những đòi hỏi gì từ nước lớn. Lúc đó nước ta phải làm nơi neo đậu của hạm đội Mỹ, chưa tính có khi thành bãi rác thải hạt nhân của họ như họ đang làm với Nhật Bản. Sao không đặt ra câu hỏi là Nhật Bản 1 năm chỉ tốn 1% GDP cho quân sự vì đã có Mỹ lo về quân đội nhưng họ vẫn luôn kiến nghị với Hoa Kì để xây quân đội riêng cho quốc gia.

      Đối với TQ thì mình thấy VN chẳng hề có cái gọi phải lệ thuộc vào TQ, hàng hóa, nhập siêu từ TQ một phần cũng là do dân ta chạy theo lợi ích cá nhân, và cũng do TQ đánh được vào tâm lí dân ta ham xài đồ rẻ mà sản xuất những loại hàng chất lượng kém. Nếu mà không có người mua, người phân phối thì họ cũng đâu sản xuất nhiều được. Với thực lực hiện nay thì nếu ta kiên quyết với TQ thì cứ như trứng chọi đá, nhân sách quốc phòng của họ còn cao hơn cả GDP 1 năm của cả nước. Phải kiên nhẫn và chờ thời cơ, dựa vào các yếu tố về luật lệ và ngoại giao thôi.

  6. nemo said

    Việt Nam phải làm gì để đối phó với những quan hệ cực kỳ phức tạp của các nước lớn với nhau và các nước trong khu vực ?
    Theo tôi thì : Đối với Trung Quốc : ” Em không làm gì anh nhá , em biết hết nhưng em ko nói thôi ! cái gì cũng một vừa hai phải , nếu ép em quá thì lành làm gáo vỡ làm muôi.”
    Đối với Hoa kỳ : Thôi quá khứ ta gác lại coi như một sự hiểu nhầm . Hiện tại trong khu vực nó phức tạp quá chúng ta cùng làm sao để ổn định hòa bình . Ngài làm trọng tài cho cái tranh chấp này , nếu nó căng quá, với vị trí chiến lược của tôi và sức mạnh quân sự cùa ngài cũng có thể mang ra mặc cả được ! Quả cân này nặng ra trò đấy phải ko Ngài .

    • Huynh said

      theo suy nghĩ của tôi thì ý của Anh rất đúng với suy nghĩ của nhiều người Việt yêu nước Việt- yêu dân tộc Việt. Những sự quyết định của dân tộc Việt hiện nầy nằm trong tay một số người mà những người này lại có suy nghĩ” lệch lạc ” hơn vì các cụm từ” quyền lực” ” lợi ích ” cá nhân còn cao hơn Quê Cha Đất Tổ !

  7. Văn Chóe said

    Những câu hỏi, đáp và cả các lời bình đều rất sâu sắc, trí tuệ. Mong sao những người lãnh đạo có tâm với đất nước hãy lắng nghe. Xin ai đó đừng vô cảm!

  8. Thiểu năng said

    Anh Tào Tháo tài thật…

  9. Khách said

    Trong quân sự và ngoại giao người ta thường che đậy ý đồ thiệt bằng những ngôn từ khéo léo, giống như chơi cờ vậy. Phải che giấu âm mưu của mình càng kỹ càng tốt. Do vậy đừng ngây thơ tin những gì họ nói.

  10. anhnamsg said

    Sao không thấy Đỉnh cao trí tuệ theo định hướng XHCN đặt câu hỏi? Thà im lặng để các nước khác nói mình ngu còn hơn thốt ra để chứng mình sự ngu dốt của mình.

  11. Do Quan said

    Qua noi dung bai phong van nay, toi nghi rang khong bao gio Hoa Ky va Trung Quoc se doi dau mot cach thuc te ve quan su. Ho se ngam bat tay nhau de cung co loi ve kinh te va cac phuong dien khac.
    Su kien neu tren dua den mot hau qua xau ve phia VN. VN muon doi van phai le thuoc vao TQ ve moi mat, Hoa Ky chi muon tao anh huong voi VN mot cach tuong trung ma thoi.

    • atdeco said

      KG @Do Quan

      Theo quan điểm cá nhân tôi nghĩ :

      Phải theo dõi đầy đủ các hành động thực tế đã và đang diễn ra [của Hoa Kỳ] mới thấy chính xác [các ý đồ ]

      Những gì HK đã thể hiện [trong mọi vấn đề – nhất là chiến tranh VN ] cho thấy họ ” Không có kẻ thù truyền khiếp cũng không có bạn lâu dài ,mà chĩ có quyền lợi {Mỷ] ”

      Nếu cho rằng Hoa Kỳ chỉ muốn tạo ảnh hưởng với VN một cách tượng trưng thì VN vẫn có cơ hội để giảm bớt áp lực của bọn “Lưỡi bò “. [Cơ hội -Quyền lợi VN ]. Với điều kiện thật tâm đặt vận mệnh Tổ Quốc lên trên … ]

      • atdeco said

        Xin lỗi :
        chĩ có quyền lợi {Mỷ] ”- Chỉ có quyền lợi [Mỹ]

        • ngố said

          Đúng là “chỉ có quyền lợi Mỹ là mãi mãi”(sic) .Nhưng vấn đề là làm sao VN có thể là một trong các mắc xích quan trọng của “quyền lợi Mỹ” trong tương quan quyền lợi Mỹ-Trung ?Để khi xảy ra tranh chấp(nếu có) Trung- Việt, Mỹ có thể, ít ra,ngầm hổ trợ VN, mới là quan trọng.
          Cuối cùng, cám ơn anhbasam đã cho đăng một bài rất thú vị mà khó có thể tìm đọc ở VN.

      • Lac said

        Quyền lợi Mỹ hay đúng hơn là quyền lợi của nhân dân Mỹ,một chính quyền biết đặt quyền lợi của người dân lên trên hết mới là một chính quyền chính danh.Mặt khác,quan sát thế giới hiện tại có thể thấy trong tổng thể các mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia,thì chiều hướng liên kết lợi ích đang thịnh hành.Người khôn ngoan cần lựa chọn để liên kết sao cho vừa bảo đảm an ninh lại vừa phát triển kinh tế.Minh bạch hóa các mối liên kết đồng nghĩ với tạo dựng lòng tin.Thế giới hiện thời không có chỗ cho những trò gọi là “đu dây”.Lừng chừng thì chẳng ai kết nạn với mình .Người khôn bao giờ cũng biệt chọn bạn mà chơi để trở thành mạnh,hơn là cứ làm kẻ yếu để lúc nào cũng sợ sệt và dễ bị chèn ép…

        • Huynh said

          cẩn thận thôi, năm 1974 Mỹ đã không phải bỏ rơi các chiến sĩ oai hùng Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa cho Trung Quốc vì để trả thù Bắc Việt hay sao!? Nếu Mỹ nghĩ sâu xa thì ngày nầy TQ có Hoàng Sa để dựng căn cứ mà thốn tính biển Đông không!? Còn như nếu TQ nhân nhượng với Mỹ chia ” miếng bánh ” biển Đông- Châu Á thì Mỹ sẽ … với Việt Nam! Cẩn thận thôi!

    • mui said

      Khong loai tru kha nang DoQuan gia thiet: Phi tra My, VN se la 1 ngoi sao cua khua nhu y cua “ban tay quyen uy” giat day cho cac thieu nhi phai cam co thua sao don lanh dao khua toi Hanoi… bo tu CHHV, dan ap dan bieu tinh chong khua cuop rung vang bien bac cua VN. Nhung duong luoi bo bieu hien long Tham vo day se la tu huyet cua khua.

    • Huynh said

      các Anh Chị em nào khó viết chữ Việt có dấu thì vào trang này viết xong rồi chọn ” thêm dấu ”
      và Copy – dán vào khung trả lời sẽ tốt và dể hiểu hơn- tranh hiểu nhầm vì tiếng Việt mà! Thân.

  12. […] 1064. Phần hỏi đáp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangr… […]

Bình luận về bài viết này