BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1034. KHÔNG THỂ DỰA VÀO VŨ LỰC ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Posted by adminbasam trên 27/05/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC:

KHÔNG THỂ DỰA VÀO VŨ LỰC ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ bảy, ngày 26/5/2012

TTXVN (Bắc Kinh 19/5)

“Thời báo hoàn cầu” ngày 11/5 có bài tập hợp ý kiến của các chuyên gia cảnh báo về những sai lầm chiến lược mà Trung Quốc trỗi dậy cần phải nghiêm ngặt phòng tránh và những việc cần làm, trong đó có sai lầm tai hại là dựa vào vũ lực để giải quyết tranh chấp. Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia đề cập về vấn đề này.

– Khúc Tinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc: Một Trung Quốc phát triển nhanh cần phải kiên trì phát triển hòa bình không thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp, vì: thứ nhất sự tồn tại của nước Mỹ là một hiện thực mà Trung Quốc không thể né tránh, sự chênh lệch về thực lực tổng hợp giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn rất lớn; thứ hai, vũ lực không những không giải quyết được vấn đề, mà thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn; thứ ba, nếu Trung Quốc giữ được nhịp độ phát triển nhanh toàn diện thì rất nhiều vấn đề khác sẽ có thể dễ dàng được giải quyết; thứ tư, nếu xảy ra chiến tranh sẽ đem lại nhiều tổn thương tai hại lơn cho kinh tế xã hội, làm mất đi lợi thế phát triển nhanh. Tuy nhiên, không sử dụng vũ lực không có nghĩa là để mặc cho người khác tha hồ xâu xé, cũng không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề hiện thực. Nói tóm lại, chúng ta mãi mãi phải giữ cho được mình là dân tộc lớn hòa bình nhưng trong những sách lược cụ thể cần có những ứng xử linh hoạt.

– Hoàng Nhân Vĩ, Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Thượng Hải: Trong 10 đến 20 năm tới Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ nguy hiểm chiến lược, nhưng vẫn phải đặt cơ hội chiến lược lên hàng đầu, nguy hiểm chiến lược ở hàng thứ yếu. Chỉ có như vậy mới có thể vượt qua thời kỳ nguy hiểm chiến lược. Hòa bình không chỉ có nghĩa là giữa các nước lớn không xảy ra đại chiến thế giới, mà còn đòi hỏi Trung Quốc không được đối đầu với cả thế giới phương Tây, không đối đầu với phân lớn các quốc gia không thể là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến trong dư luận quốc tế.

– Cung Lực, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc: Đối với sự can thiệp và thách thức từ bên ngoài, Trung Quốc càng phát triển thì biện pháp chống kiềm chế càng nhiều, việc bảo vệ hòa bình cũng sẽ càng có lợi. vấn đề mấu chốt hiện nay là phải kiên trì nhận định chiến lược “hòa bình và phát triển là chủ đề của thời đại”. Trung Quốc gần 30 năm nay tuy phát triển nhanh nhưng trước mắt vẫn chưa chuyển hóa được thực lực tổng hợp qua phát triển nhanh thành khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là khả năng giải quyết các vấn đề quốc tế.

– Tôn Kiến Hàng, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Địa vị của Châu Á-Thái Bình Dương trong bố cục chung của thế giới, nhất là địa vị kinh tế đã có sức nặng hơn, trung tâm kinh tế đang dịch chuyển về Châu Á. Chiến lược trở lại Châu Á của Mỹ vừa nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cũng vừa nhằm hợp tác với Trung Quốc. Một mặt, Mỹ trở lại Châu Á đã làm dấy lên một loạt vấn đề ở xung quanh Trung Quốc, đòi hỏi Trung Quốc phải kiên trì con đường phát triển hòa bình, nhưng cũng phái căn cứ vào tình hình xung quanh, đối phó linh hoạt, kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi, nếu không sẽ tạo ra ảnh hưởng mặt trái đối với thời kỳ cơ hội chiến lược. Mặt khác, Mỹ hợp tác với Trung Quốc cũng không hoàn toàn xuất phát từ tình ý giả tạo, vì thông qua hợp tác với Trung Quốc, Mỹ có thể có được lợi ích. Vi thế, Trung Quốc phải học cách lợi dụng nhu cầu này cua Mỹ, thay đổi phương thức tư duy, trong khi giữ vững ngọn cờ hòa bình cũng đồng thời áp dụng nhiều biện pháp đi cùng với Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình tránh một mực khăng khăng né tránh bất đồng hoặc áp dụng khẩu hiệu giáo điều.

– Cao Tổ Quý, Giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương: Có 5 cặp quan hệ tam giác chồng lấn và đan xen lẫn nhau ảnh hưởng đến xu hướng chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đó là các cặp tam giác Trung – Mỹ – Châu Âu, Trung – Mỹ – Nga, Trung – Mỹ – Ấn, Trung – Mỹ – Nhật, Trung – Mỹ – ASEAN.

Trong 5 cặp tam giác nói trên, có hai mạch chủ chốt, đó là mạch quan hệ Trung – Mỹ và sự điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN. Về quan hệ Trung-Mỹ, trong tương lai xu hướng quan hệ chiến lược của hai nước Mỹ-Trung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ quyết định trực tiếp đến xu hướng quan hệ của cả 5 cặp tam giác nói trên. Về việc điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN thì sự phân hóa và tổ hợp của các nước này và cả nhóm của các nước đó sẽ khiến cho cục diện cũ trở nên phức tạp khác thường. Đứng trước những thay đổi như vậy, Trung Quốc cần phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, gắn kết giữa năng lực địa kinh tế với khuôn khổ địa chính trị, đối phó với việc Mỹ thành lập mạng lưới đồng minh và đối tác rộng khắp ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài nước Mỹ, phải đồng thời phát triển quan hệ với nhiều nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, điều chỉnh lại sách lược xử lý quan hệ nước lớn trước đây.

– Thiệu Phong, Chủ nhiệm Phòng Chiến lược, Ban Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới-Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: Trình độ phát triển tổng thể của quốc gia mới thể hiện sức mạnh mềm của quốc gia đó. Công tác nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trung Quốc hiện nay rất cần giải quyết 4 vấn đề sau: Một là vấn đề về thời cơ chiến lược, Trung Quốc cần nắm vững thời cơ chiến lược như thế nào và giải quyết vấn đề lịch sử để lại ra sao; hai là Trung Quốc có rất ít bạn trên thế giới, nên cần phải thông qua thiết lập quan điểm giá trị chung và lợi ích chung, tranh thủ nhiều bạn hơn trong cộng đồng quốc tế; ba là nâng cao hình ảnh quốc tế của Trung Quốc; bốn là tăng cường xây dựng kinh tế, xã hội của quốc gia.

– Vương Hồng Tục, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu ngoại giao Trung Quốc, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Trong khi hoạch định chiến lược quốc tế, môi trường trong nước và môi trường quốc tế đều quan trọng như nhau. Tình hình phát triển của Trung Quốc hiện đang mất cân bằng, sức mạnh mềm về văn hóa lạc hậu nhiều so với phát triển kinh tế, địa vị Trung Quốc ở vào thể yếu về quyền phát ngôn và dư luận quốc tế. Trong tình hình nói trên, chiến lược cơ bản của Trung Quốc được hoạch định trong những năm 80 của thể kỷ trước vẫn cần phải tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên cần phải căn cứ theo tình hình mới và đặc điểm mới đế điều chỉnh thích hợp. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có chiến lược văn hóa quốc tế một cách có hệ thống.

– Trương yến Sinh, Tổng thư ký Hội đồng học thuật – Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia: Trong vài năm tới, với tốc độ phát triển như hiện nay thì kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Trong tiến trình đó, giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xuất hiện tình trạng cạnh tranh, Mỹ sẽ bằng mọi cách cản trở Trung Quốc, vì thế đối với Trung Quốc, đây là thời kỳ then chốt trong quá trình phát triển của một nước. Nếu Trung Quốc muốn đối phó được với triển vọng bất lợi như hiện nay thì phải thay đổi phương thức phát triển của 30 năm trước để xây dựng mô hình phát triển trên cơ sở các quy tắc và pháp chế, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo mô hình hướng ngoại sang mô hình quốc tế hóa với các yếu tố về nhân tài, thị trường, tư bản, ngành nghề, tiếp cận với các quy chế quốc tế về các phương diện thể chế, chiến lược và kết cấu, trong đó trung tâm là thay đổi thể chế.

– Vương Phàm, Trợ lý Viện trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc: Xét từ hiện trạng quyền lực và chính trị ở khu vực Châu Á thì tư duy chiến tranh lạnh không thể loại bỏ được, Trung Quốc cần phải giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của tư duy chiến tranh lạnh, dự báo đề phòng và kiểm soát khủng hoảng, đi đến nhận thức chung với Mỹ trong bối cảnh duy trì hiện trạng ở Châu Á. Một mặt tăng cường hợp tác an ninh đa phương, mặt khác tăng cường hợp tác an ninh phi truyền thống, tận dụng triệt để hiện tượng cộng sinh ở Đông Á, giải quyết tốt vấn đề phát triển cân bằng ở Đông Á./.


10 bình luận to “1034. KHÔNG THỂ DỰA VÀO VŨ LỰC ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP”

  1. HeSang said

    Đúng là một kẻ dối trá lường gạt : một đàng kêu gọi đối thoại, một đàng lấn lướt kẻ khác. Cứ xem vụ tranh chấp giữa Tàu và Phi. Một đàng kêu gọi kiềm chế, một đàng đưa thêm cả trăm tàu thuyền ra nơi tranh chấp. Nếu thực tình họ không thể đổ dầu vào lửa như thế. Tôi kêu gọi có ai đó có nhiều tư liệu viết một bài ghi nhận sự xâm lấn của Tàu từ khi thành lập CHND Trung quốc. Xin cảm ơn trước

  2. Trung Quốc XHCN văn minh. Philippin đang có tranh chấp nên thu phục, sát nhập vào TQ. Chống TQ để rồi bị bắt tù à?

    http://songqueviet.tk

  3. TRẦN ANH TUẤN said

    Thực ra tôi chưa thấy TQ mạnh bao giờ cả , vấn đề ko phải mình ko ưa TQ mà nhận xét như vậy . Mà tôi phân tích hiên thực xã hội TQ trong hiện tại và quá khứ như sau :
    1. Trong quá khứ lịch sử TQ là lịch sử của các cuộc nội chiến , nền tảng văn hóa của TQ là nho giáo và khổng giáo . Chính nền tảng này nó ăn sâu và bám rễ vào xã hội TQ đến tận ngày nay , nó là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của TQ trong cả quá khứ lẫn hiện tại . Trong suốt chiều dài lịch sử của mình TQ chưa bao giờ sản sinh ra các nhà chiến lược mà chỉ sản sinh ra các nhà mưu lược , loanh quanh với mớ thuyết giáo dựa trên nền tảng nho giáo và khổng giáo , do vấy sức sáng tạo bị kìm hãm . Chính vì vậy trong lịch sử của mình TQ nhiều lần bị các quốc gia nhỏ bé hơn ( về diện tích và dân số ) xâm lược như Mông Cổ , Nhật Bản …
    2. Trong hiện tại TQ cũng ko phải là kẻ mạnh đúng nghĩa , mà cũng chỉ là kẻ to xác nhưng nghèo , đầu rỗng tuyêch mà thôi ( dựa trên quy mô dân số , diện tích lãnh thổ , thu nhập bình quân đầu người , phát minh sáng chế ) . Đặc biệt TQ ngày nay có bớt phần nho giáo và khổng giáo , nhưng lại bị kìm hãm bởi một thể chế chính trị còn nguy hiểm và kìm hãm cho sự phat triển của xã hội , đó là chế độ độc đảng . Các vấn đề nguy hiểm của xã hội TQ trong 30 năm qua phát triển đã tích tụ ngày một nhiều , và nó sẽ có sức tàn phá TQ một cách khủng khiếp . Các vấn đề đó như sau :
    a. Tham nhũng khủng khiếp ở mọi cấp độ ( giống VN ta ) , do chế độ độc đảng tạo ra . Chính nó là mầm mống cho sự hỗn loạn xảy ra trong tương lai , đòi hỏi sự công bằng xã hội ( các chế độ từng sụp đổ trong quá khứ cũng do sự thối nát của hàng ngũ quan lai đương chức )
    b. Chế độ sinh một con dẫn tới thiếu hụt lực lượng lao động trẻ trầm trọng , trong khi số lượng người già gia tăng , tạo sức ép rất lớn nên bảo hiểm hưu trí . Đồng thời do một con cùng với nền giáo dục nặng về thụ động của xã hội nho giáo , khổng giáo , kết hợp với CSCN quái thai , sẽ tạo ra một lớp trẻ chỉ biết hưởng thụ và ích kỷ , không dám dấn thân.
    c. Sự nổi dậy của các sắc tộc tự trị như Tây Tạng , Nội Mông …
    d. Tư tưởng đai hán của TQ , chính tư tưởng này làm cho các nước khu vực và trên thế giới đề phòng và lo sợ , dẫn tới TQ hầu như ko có đồng minh nể phục đúng nghĩa , chỉ có một vài đồng minh nhỏ và ko phải là các nước phát triển được ngưỡng mộ ( như bắc Triều Tiên , Pakistan ) . Chính vì vậy TQ ko có được quyền lực mềm như các cường quốc khác có .
    Chính vì các vấn đề đó mà sức mạnh tổng hợp kinh tế , chính trị ,quân sự , ngoại giao đều chưa cho phép TQ động binh , còn trong giai đoạn vừa qua TQ manh động chẳng qua là để hướng dư luận xã hội TQ khỏi vấn đề nội tại trong nước như đấu đá nội bộ , tham nhũng …. Đồng thời cũng là hình thức thủ dâm dể thỏa mãn não trạng của tư tưởng đại hán mà thôi ?

  4. Thanh said

    Không thể dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp ? Vui thiệt! Khi loan báo rằng, Không dùng được vũ lực thì chỉ có thể là:
    – Thế và lực chưa đủ để nhá người ta;
    – Gián tiếp Thừa nhận không thể tìm được lẽ phải trong các tranh chấp đó. Ví dụ: nếu Việt Nam đủ lực thì Việt Nam sẽ đuổi ngươi khỏi Hoàng Sa bằng vũ lực, sau khi đã nhắc nhở nhẹ nhàng, vì lẽ phải thuộc về Việt Nam;
    – Rất muốn Việt Nam, hoặc Philipin ra đòn trước để lấy cớ tạo ra cuộc triến trên biển, nhằm thu hút những bất đồng trong nước vào cuộc chiến này, trước kỳ Đại hội Đảng vào tháng 10, cũng để quân đội lấy thêm điểm trong Hệ thống chính trị. Thời gian trước tỏ ra rắn lại thấy Việt Nam mêm (không bị mắc bẫy) lại còn bị Quốc tế lên án, bây giờ lại quay sang mềm để xem Việt Nam có rắn (mắc bẫy) hay không.

    Về phương diện cá nhân, chưa bao giờ tôi kính trong về khả năng “ăn thua đủ với nhau” hay thấy sợ hãi quân đội Trung Quốc!

  5. Khách said

    Chưa nhá được thì nó chờ chứ bản chất nó là gì ai chả biết. Dân Việt thì quá thấm qua 4000 năm.

  6. VHT said

    Trung Quốc về chiến lược lâu dài luôn luôn chuẩn bị sẵn phương án dùng vũ lực giải quyết tranh chấp với các nước trong khu vực:
    1. Thứ nhất: họ luôn có tư tưởng ỷ vào sức mạnh một nước lớn vượt trội so với tất cả các nước trong khu vực.
    2. Lịch sử hàng ngàn năm của họ luôn luôn có xu hướng và truyền thống giải quyết tranh chấp bằng vũ lực.
    3. Họ yếu về mặt pháp lý trong hầu hết tranh chấp về gianh giới địa lý cả trên bộ lẫn trên biển và không có cơ hội chiến thắng khi đưa những vấn đề này ra giải quyết ở một toà án nào đó nên chỉ có cách duy nhất là gây áp lực chính trị, kinh tế và cuối cùng là giải quyết bằng vũ lực.
    4. Các nước trong khu vực có nhiều đặc điểm lịch sử khác nhau, nhiều đường lối chính trị xã hội khác nhau, đa dạng tôn giáo và văn hoá, kinh tế còn nghèo, chưa hẳn đã ổn định về mặt chính trị nên dễ bị Trung Quốc chia rẽ, một số quan chức lớn trong các nước này dễ bị TQ mua chuộc về kinh tế, điều khiển về quan điểm chính trị. TQ dễ tách riêng một số nước để giải quyết song phương nhằm chia rẽ sức mạnh của toàn khối.
    Nhưng Trung Quốc cũng khó dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp với các nước trong khu vực:
    1. Sức mạnh quân sự, chính trị chưa đủ mạnh, tiềm lực vũ khí còn hạn chế, còn lạc hậu, thể hiện ở việc TQ bất lực trước “cái gai” Đài Loan trong hơn 60 năm qua.
    2. Nội bộ nhiều phe phái, tình hình chính trị trong nước còn nhiều bất ổn.
    3. TQ không muốn mất đà và tụt hậu nếu huy động chiến tranh vào lúc này khi TQ còn đang có nhiều tham vọng trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự.
    4. TQ đang theo đuổi một chính sách ngu xuẩn lỗi thời mà cha ông họ đã từng làm là gây mất lòng tin, mất độ tin cậy của vị thế một nước lớn đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực (nhất là đối với các nước ĐNA) khi TQ bất chấp các luật quốc tế, các yếu tố mang tính lịch sử để gây hấn, chèn ép các nước trong khu vực cả trên đất liền lẫn trên biển. Hành động này đã làm cho các nước trong khu vực bắt buộc phải đoàn kết, tập hợp lại thành một khối sức mạnh đáng kể và coi TQ là kẻ thù chung. Mặt khác các nước này sẽ xa rời TQ mà bám vào một nước lớn có tiềm lực mạnh hơn là Mỹ và đương nhiên trở thành đồng minh của Mỹ bao vây TQ. (Nếu khôn ngoan thì TQ đã lôi kéo được các nước này là vệ tinh của TQ, là bờ dậu của TQ, là thị trường tiêu thụ của TQ, là đồng minh của TQ làm tăng thêm sức mạnh cho TQ).
    5. Mỹ không bao giờ bỏ rơi các nước đồng minh của Mỹ và sẽ là đồng minh của Mỹ trong tương lai. Mỹ cũng đang có kế hoạch trở lại Châu Á – TBD nơi mà có quyền lợi gắn liền với Mỹ từ lâu.

  7. Que huong said

    TTXVN trong 100 bai cua TQ doa danh VN-PHI thi chon lay mot bai trung dung tu du ngu cho minh nhat. lieu phuong thuoc nay co dung chien luoc cua TQ vua dam vua xoa hoac nhung loi reu rao TQ chi mong muon hoa binh voi cac nuoc dang tranh chap, TQ de nghi dam phan song phuong hoac gac lai tranh chap cung khai thac cung co loi vv…Chang le VNTTX khong hieu y do den toi cua Bac kinh?

  8. F 361 said

    Đọc kỷ thì sẽ thấy: Hiện tại Tàu chưa thể giải quyết vấn đề bằng vũ lực, chứ không phải không thể!

    Hiện giờ, không thể vì :
    1/ Thực lực Mỹ vẫn còn đó và không biết lúc nào, Tàu mới vượt qua Mỹ. Nhất là khi Mỹ đã tỉnh giấc, không còn bị Tàu ru ngủ bằng chính sách “thao quang dưỡng hối” và trỗi dậy hòa bình. Tài phiệt Mỹ và thế giới thấy rỏ tim đen tài phiệt Đại Háng. Những người theo thuyết âm mưu còn cho là, 30 năm qua, Mỹ thả cho Tàu làm giàu; bây giờ là lúc tài phiệt Mỹ thu hồi vốn và lợi nhuận cũng như siết cổ kẻ mưu toan cạnh tranh với mình.

    2/ Tàu chưa xây dựng được quyền lực mềm. Tôi còn cho là qua lần sóng gió Biển Đông này, Tàu không bao giờ có được quyền lực mềm. Sức mạnh kinh tế Tàu không phải là quyền lực mềm, vì nó cũng nhầy nhụa sắt máu. Nhìn cách con buôn Tàu vào VN vơ vét hàng hóa, qua châu Phi vớ vét nguyên liệu… thì thấy nó chẳng có chút văn hóa nào hết! Ngay cả Hong Kong còn không chịu đựng được văn hóa Tàu khựa, dù là cùng gốc Đại Háng cả, thì biết sức quyến rủ của quyền lực mềm Tàu khựa ẹ tới cở nào! Ba cái chuyện đèn lồng đỏ, viện Khổng tử ờ VN chẳng đáng bàn.

    3/ Tàu ít có bạn bè, nếu có thể gọi Pakistan và Bắc TT là bạn. Còn các nước ĐNA, Trung Á (tách ra từ Liện xô), Nam Á… chưa ai tự xem mình là bạn của Tàu. Còn Tàu thì hô to những thần chú : láng giềng, hữu nghị, đối tác… chỉ để thủ dâm tự trấn an mình; còn các nước xung quanh thì phải nuốt những quả đắng chữ nghĩa này. Chỉ toàn là chót lưởi đầu môi!

    4/ Đã không ru ngủ Mỹ được nửa, cũng phải tiếp tục nịnh Mỹ. Nhưng tìm cách nắn gân đồng minh Mỹ để thăm dò thực lực và ý định của Mỹ. Dùng vũ lực, chiến tranh cường độ thấp để giành quyền lợi trên biển Đông, mà Mỹ không thể nhúng tay được. Thực hành chính sách “tăm ăn dâu” lấn dần.

    5/ Chờ khi tự đánh giá đủ mạnh ngang hoặc hơn Mỹ thì táng Mỹ luôn, làm bá chủ.

    Riêng tôi nhận xét : Nếu Mỹ tỉnh giấc và muốn hòa bình thế giới ổn định thì phải đưa Tàu về tình trang đầu thế kỷ XX, chia tau thành 5-7 mảnh, rồi để nó tự sinh, tự diệt.

    Riêng VN phải tranh thủ trở thành nước dân chủ, làm chủ biển Đông và vịnh Bắc bộ.

    F 361

    • Họa Sí Trường Sa said

      …kha chính xác, bài này chỉ tuyên truyền…thực tế ko phải vậy. Chưa bao giở nói vậy mà làm đúng vậy..? Có thể nói: Nói 1 dàng. làm 1 nẽo…
      -. ÁSEAN nên thận trọng, đoàn kết chặt chẽ…tăng cường khả năng phòng thủ, đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng, ngoại giao Nhân dân. bảo vệ vững chắc chủ quyền Biển – Đảo.
      -Tự tin, ko nhu nhược, kiên định nguyên tắc: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là nhiệm vụ tối cao của quốc gia- dân tộc. và lợi ích toàn khối Ásean.
      -Thế giới, các nước lớn luôn luôn quan tâm tình hình Biển Đông…vì quyền lợi sống còn , Họ sẵn sàng can thiệp nếu Ai đó bành trướng độc chiếm Biển Đông gây mất ôn định, đe dọa hòa bình, an ninh tuyến hàng hải Quốc tế theo UNCLOS-1982

  9. Em Sợ Lắm Anh ơi said

    Cá ve liên hồi. Mùa hè tới mình di chắc phải đi xem cá chọi thôi.

Bình luận về bài viết này