BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

942. ĐẤT GỌI

Posted by adminbasam trên 30/04/2012

ĐẤT GỌI 

Phạm Đình Trọng

1.   Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.

Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.

Vụ án ngang trái, oan khiên ở nông trường Sông Hậu, Cần Thơ cũng vì đất đai.

Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa quyền sử dụng đất của người dân được ghi trong Hiến pháp: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 18, Hiến pháp 1992) với những nhóm quyền lực kinh tế kết hợp với quyền lực chính trị hối hả tìm kiếm lợi nhuận kếch xù, mau lẹ và dễ dàng bằng đất đai.

Đất đai đã trở thành sự xung đột ngay trong những văn bản pháp luật. Thế lực kinh tế liên kết với thế lực chính trị liên tục sửa Luật đất đai để họ dễ bề chiếm đoạt đất đai, làm giầu trong phút chốc bằng đất đai. Càng sửa, Luật đất đai càng xa rời Hiến pháp, ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, càng vô hiệu Hiến pháp, đất đai càng vô chủ, càng kích thích lòng tham, càng có thêm nhiều dự án treo đầu dê bán thịt chó về đất đai.

Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa mục đích tối cao của nhà nước là an dân với những người nhân danh nhà nước chiếm đoạt mảnh đất sống ổn định của dân, gây sự xao xác, bất bình trong lòng dân, gây ra sự phản kháng mạnh mẽ, sự bùng nổ rộng rãi trong xã hội, gây đổ vỡ lòng tin của người dân với nhà nước.

Đất đai là nơi chỉ ra rõ nhất bản chất một nhà nước. Nhà nước ứng xử với đất đai như ở Tiên Lãng, Hải Phòng, như ở Văn Giang, Hưng Yên mà tự nhận là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì đó là sự giả dối.

Đất đai đã làm băng hoại đạo đức xã hội, phá nát kỉ cương phép nước. Vì đất đai, quyền lực ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, vất bỏ đạo đức làm người, coi thường cả đạo lí xã hội.

2.   Đất đai gây đổ vỡ trong lòng người; đất đai làm rối loạn xã hội; vì đất đai, quyền lực thản nhiên chà đạp lên pháp luật thể hiện sâu sắc nhất trong vụ án nông trường Sông Hậu, Cần Thơ và trong vụ nhà nước dùng bạo lực chiếm đất của dân Văn Giang, Hưng Yên giao cho doanh nghiệp vẽ lên những dự án mĩ miều: đổi đất lấy hạ tầng nhưng thực chất chỉ là kinh doanh bất động sản mà quyền lực nhà nước trở thành đồng vốn quan trọng nhất trong loại kinh doanh đó.

ĐẤT NÔNG TRƯỜNG SÔNG HẬU, CẦN THƠ –NAMBỘ

Hai người Anh hùng, hai thế hệ cha con nối tiếp nhau lao động tận tụy, quên mình đã biến mảnh đất phèn Sông Hậu đến cỏ cũng không mọc nổi, người không thể sống được, chỉ có lơ thơ lăn lác hoang hóa thành mảnh đất bát ngát đồng lúa, xum xuê vườn cây trái. Hàng ngàn gia đình nông dân không có đất gieo trồng, sống lay lắt, nghèo khổ, lang bạt, nay có nơi an cư, trở thành nông trường viên nông trường Sông Hậu, có cuộc sống khấm khá và đang ngày càng giầu có.

Nhưng mảnh đất không có sự sống nay đã trở thành đất sống, mảnh đất nghèo nay đã trở thành đất giàu lại lọt vào tầm ngắm, lại là nỗi thèm khát của những phi vụ kinh doanh nhà đất. Người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường Sông Hậu liền nhận được gợi ý giao lại đất nông trường để chính quyền sử dụng đất vào những dự án khác mà ai cũng biết đó là những dự án đô thị hoành tráng.

Đất nông trường Sông Hậu đã là đất sống ấm no của hiện tại, đất khát khao hi vọng, đất rực rỡ trong tương lai của hàng ngàn gia đình nông trường viên. Vì những gia đình nông dân bình dị, thân thiết như ruột thịt đó, người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường không thể giao đất theo gợi ý của quyền lực. Người Anh hùng liền trở thành tội phạm.

Ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy định tội rồi lệnh cho công an điều tra, viện Kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử! Tòa sơ thẩm rồi tòa phúc thẩm có sẵn bản án trong túi đều tuyên người đàn bà Anh hùng tám năm tù. Đó là lần thứ nhất pháp luật bị quyền lực chính trị khinh bỉ, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!

Người Anh hùng bị tù oan khuất chống án. Lương tâm xã hội rầm rộ lên tiếng. Cơ quan quyền lực chính trị gồm mười bốn thành viên liền nhóm họp xem xét biểu quyết số phận người Anh hùng Sông Hậu. Mười một phiếu biểu quyết dừng vụ án, miễn truy tố người Anh hùng Sông Hậu. Cơ quan quyền lực chính trị đã làm thay cả tòa án của nhà nước, xóa tội cho người đàn bà Anh hùng Sông Hậu. Quyền lực chính trị cấp tỉnh chỉ định tội và lệnh cho công an, tòa án làm án buộc tội người Anh hùng Sông Hậu. Nay quyền lực chính trị cấp cao còn xử thay cả quan tòa! Đó là lần thứ hai pháp luật bị quyền lực chính trị ngang nhiên khinh miệt, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!

Vụ án nông trường Sông Hậu chỉ xô đẩy mấy người trong ban giám đốc nông trường Sông Hậu vào vòng lao lí oan khiên, ngang trái nhưng đã bộc lộ hai điều lớn lao hệ trọng của xã hội, liên quan tới mọi số phận người dân.

Một là, Đất đai đã trở thành một thế lực ghê gớm, khuynh đảo cả pháp luật. Đất đai đã tạo ra một lớp người giầu có và một lớp quan chức hối hả tham nhũng bằng đất đai. Hai lớp người này lập tức liên kết với nhau làm thay đổi cả bản chất nhà nước, từ nhà nước của dân, do dân, vì dân trở thành nhà nước đối lập với dân.

Hai là, Từ đất đai, người dân phải cay đắng nhận ra là họ đang phải sống ở thời không có pháp luật, quyền lực chính trị đứng trên pháp luật, làm thay pháp luật mà vụ án ở nông trường Sông Hậu là minh chứng.

ĐẤT VĂN GIANG, HƯNG YÊN – BẮC BỘ

Ruộng vườn Văn Giang, Hưng Yên trên tầng đất phù sa sâu cả chục mét do con sông Hồng màu mỡ bền bỉ bồi đắp từ hàng triệu năm tạo lên. Hoa màu đang tươi tốt, cuộc sống đang yên ổn trên đất đai của tổ tiên từ ngàn đời để lại, bỗng ầm ầm ô tô chở công binh, công an đến, rầm rập công an dàn hàng ngang, nổ súng, vung dùi cui, xả đạn hơi cay vào dân. Những người nhân danh nhà nước đã biến cánh đồng của màu xanh bình yên thành bãi chiến trường mù mịt khói lửa, quyết ăn thua đủ với dân, quét dân ra khỏi đất hương hỏa cha ông. Rồi máy gạt, máy ủi gầm rú nghiến nát hoa màu như thời nô lệ năm 1944 lính Nhật hung hãn kéo đến quật nát lúa đang ngậm đòng bắt dân nhổ lúa, trồng đay phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật.

Người dân cả mấy làng ở Văn Giang, Hưng Yên kéo ra đồng suốt đêm đốt lửa giữ đất như thời hồng hoang con người đốt lửa xua bầy thú dữ. Bầy thú bốn chân thời tiền sử đã lùi vào quá khứ hàng ngàn năm nhưng ngày nay người dân tay không giữ đất lại phải đối mặt với bầy công cụ hai chân, đầu mũ sắt, tay khiên, tay súng còn hung dữ gấp ngàn lần bầy thú hồng hoang vì bầy công cụ đông tới hàng ngàn tên. Sự kiện đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên thực sự đưa xã hội văn minh trở về thời hoang dã xa xưa, bạo lực hung hãn trút xuống đầu dân, bạo lực ngạo nghễ giành chiến thắng trên nỗi đau khổ, uất nghẹn căm phẫn của người dân.

Trong xã hội dân sự yên bình, sự chiến thắng của bạo lực nhà nước với dân lành đồng nghĩa với cái thua của pháp luật, cái thua của đạo lí, cái thua của văn hóa trị nước an dân: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Pháp luật thua, đạo lí thua, văn hóa trị nước thua vì nhà nước đã không đứng về phía nhân nghĩa, không đứng về phía công bằng xã hội, không đứng về phía số đông người dân lao động lương thiện mà đứng về số ít người có của, những nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Bạo lực nhà nước đã được huy động tối đa ra trấn áp dân, chiếm bằng được mảnh đất sống cuối cùng của dân, giao cho người có của xây nhà kinh doanh, làm giầu trên nỗi nghèo đói, bất an vô định của số đông dân lành.

Đại diện nhà nước cấp tỉnh, ông chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên nói rằng chỉ có 30% diện tích đất của Dự án Ecopark Văn Giang dành cho xây nhà kinh doanh, còn lại là đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh nên Dự án Ecopark Văn Giang là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải dự án thương mại kinh doanh đơn thuần. Đó chỉ là cách nói lấp liếm, nói lấy được của thứ quan gian “muốn nói gian làm quan mà nói”. Đường sá, cây xanh, công trình phúc lợi xã hội bao quanh những tòa nhà cao tầng của khu dân cư chỉ làm cho những căn hộ trong khu dân cư có giá cao chót vót và bán đắt như tôm tươi mà thôi. Tỉ lệ cây xanh càng cao, những con đường thênh thang càng kéo những thành phố lớn lại gần thì khu dân cư càng đắt giá và nhà đầu tư càng lời lớn mà thôi.

3.   Những cuộc chiến tranh đẫm máu liên miên suốt gần nửa thế kỉ, từ 1945 đến 1989, chiến tranh chống Pháp, chiến tranh chống Mĩ, chiến tranh chống Pôn Pốt diệt chủng, chiến tranh chống Đại Hán bành trướng, chiến tranh giai cấp sắt máu trong lòng dân tộc .  .  .  làm cho đất đai đồng ruộng ViệtNamđã thấm đẫm mồ hôi lại thấm đẫm máu người nông dân. Gần nửa thế kỉ chiến tranh, nhà nước đã huy động đến kiệt cùng sức người, sức đất của người nông dân. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người cho cơn khát của chiến tranh. Cả trong cuộc chiến tranh giai cấp sắt máu, số nông dân bị đôn lên địa chủ và bị bắn giết cũng phải đủ chỉ tiêu do giai cấp vô sản đề ra. Người nông dân phải chịu hi sinh mất mát lớn nhất cho chiến tranh, cho chiến thắng, cho sự sống còn của nhà nước ViệtNamhôm nay.

Sống còn bằng máu người nông dân, thế mà ngày nay nhà nước Việt Nam lại giành giật mảnh đất thấm đẫm máu người nông dân giao cho những nhà đầu tư để họ kinh doanh kiếm lời, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng không còn đất sống. Đó là sự phản bội, vô ơn, táng tận lương tâm, không còn biết đến đạo lí làm người và văn hóa cai trị.

Máu người không phải nước lã. Máu người thiêng lắm. Mảnh đất đã thấm đẫm mồ hôi và máu  người nông dân, mảnh đất ấy có hồn thiêng. Hồn thiêng của đất đã gọi và đang khẩn thiết gọi những người nông dân để họ biết phải làm gì giữ đất. Đất gọi và tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã dõng dạc trả lời. Bao giờ những người nông dân cũng là nơi tiềm ẩn sức mạnh quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội.

P.Đ.T.

46 bình luận to “942. ĐẤT GỌI”

  1. đ/c phải SỢ đ/c ! said

    là ngưởi có may mắn do công việc, được đi lại nhiểu nơi, đa ngổi “lai rai’ ở các quán “nhà bạt’ dưới các hàng cây tại các khu dân cư, khu CN được qui hoạch theo kiểu “phong trào” và do sự “mua bán” giữa bọn đại gia đất BĐS và quan chức chính quyền địa phương ( đạc biệt là CQ cấp huyện)…thật xót xa khi hàng ngàn công đất để hoang hóa, cỏ mọc um tùm, ngưởi dân chỉ được chăn thả dê, bò…mà cấm được trồng trọt cái gì…dọc các quốc lộ như 91, 80…một bên là kinh rạch, một bên là nhà dân, xưởng xay sát, nung gạch ngói…người dân mua những mét bạt 4T ( thách thức thời tiết), trải mùn ra đó, rồi trồng rau để tự cung và bán ra chợ..thật đau xót cho kiếp người nông dân…
    bạn đi tới đâu, tử bắc, trung, nam, cam đoan với các bạn, cái cảnh mà tôi kể ra không phải là cá biệt…ngày xưa, cha ông nói : tấc đất-tấc vàng, là nói đến khả năng sinh sôi hoa lợi của đất, còn ngay nay, CQ, những công bộc “mạt hạng”của dân, chúng không tử mọt cơ hội nào để cướp đất…vì đất bây giờ khong còn là tấc vàng, mà là cây, là hàng ngàn cây vàng…đội ngũ “công bộc” khắp nơi, giẩu lên nhanh chóng , nên chúng câu kết với nhau, điển hình như vụ tiên lãng HP, vụ Văn Giang Hưng yên, những ngưởi CS thởi Hổ chí Minh đã mang lại “ruộng cho ngưởi cầy”, thỉ hậu duệ của ông, chúng nó đã cướp đất trằng trợn của dân cầy…
    chỉ mong rằng, sẽ có được ‘nhung ông quan CM’, chưa quên gốc gác của mình, tìm được cách lèo lái thay đổi dần chiều hướng ngày càng tệ hại như hiện nay…nghĩ thì như vậy, nhưng hầu như không thê tin, vì bây giờ “đ.c phải sợ đ/c”…nêu khong gia nhập theo bọn “ăn cướp ” giả hiệu CS, thì chúng “thịt” ngay…cả một XH mafia và thối nát đến độ không thể tin vào bất cứ chiêu bài và khuôn mặt nào.!

  2. thienthe70 said

    Đó là những vụ lớn mà công chúng đều thấy. Chứ nhiều vụ nhỏ hơn. lợi ích của chỉ ít vài ba người đến vài chục DÂN bị cướp thì nhiều vô kể mà ít ai biết được, mà có biết cũng chẳng làm gì được .

  3. Dan Viet said

    Bây giờ mà có chiến tranh còn ai là người dám xông ra mặt trận theo tiếng gọi của Tổ Quốc nữa không? Tổ Quốc là gồm những ai? Hy sinh để bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho đám đặc quyền đặc lợi để họ ăn trên ngồi trước làm giàu cho cả dòng cả họ và coi mạng sống người dân như rác rưởi ư?

    • nguyễn said

      Xin hãy thử thăm dò ý kiến trên các báo mạng:
      Giả định tình huống có chiến tranh hay nổi dậy, bạn làm gì khi mười mấy ông trời con (hay bộ sậu cầm quyền Hải phòng, Hưng yên…) chạy trốn đến nhà bạn:
      1. chào đón nồng hậu, nuôi giấu, bảo vệ hết lòng
      2, mắng chửi té tát, đuổi cổ lập tức ra khỏi nhà
      3. lực chọn khác
      Kết quả dzui lắm đó!

  4. người dân VG said

    ĐCS sẽ phải trả giá một khi mà đối tượng của CA và QĐ là nhân dân. Bạn hãy đọc bài trả lời phỏng vấn báo TP của ĐT Trần Văn Trà thì thấy. Tranh luận nhiều mà làm gì. Ông PĐT là người tiên tri. Hẹn gặp nhau vào năm 2017.

  5. Gút said

    Đây là bài luận hạch tội ăn cướp của vua quan thời nay . Chúng phản bội lý tưởng cộng sản , lật ngược hoàn toàn hình ảnh tốt đẹp ngày khởi nghĩa cướp chính quyền : người cày có ruộng . Chúng phản bội lại lời hứa để quyến rũ dân theo đảng lúc bình minh của chế độ . Nếu ngày đó biết sự thể thế này , dân ta đã theo người Pháp , người Mỹ vì xét cho cùng , họ tốt hơn chế độ hiện nay nhiều.
    Bán rẻ tổ quốc cho Tàu .
    Bán rẻ đất đai cho tư bản đỏ .
    Chà đạp nhân quyền .
    Chiếm đoạt bằng mọi giá . Đó là bản chất của chế độ hiện nay.

  6. Khách said

    Trên thực tế, rất nhiều trường hợp người ta lừa phỉnh dân “cứ nhận tiền bồi thường đi, có thắc mắc gì thì giải quyết sau…”. Nhưng khi người dân đã nhận tiễn xong và đất đã được “bàn giao” cho Dự án thì: “Đất này là đất của Dự án rồi nhé, ông/bà không được cản trở chúng tôi thi công nhé, nếu ông/bà cản trở là vi phạm phấp luật đấy nhé, công an sẽ gô cổ lại nhé…”.

    Người dân nhận tiền bồi thường rồi, đất đã bàn giao cho dự án rồi, khiếu nại để giải quyết thắc mắc ư? Xin mời ! Cứ gửi đơn lên huyện/tỉnh/trung ương đi, vòng vèo cả năm chưa có phản hồi… mà có phản hồi thì “vũ như cẩn“ thôi.

    Một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người nông dân là “Mất đất nông nghiệp rồi thì làm gì để sống?”. Một vài dự án có “Chương trình phục hồi thu nhập” cho những người bị mất trên 10% đất nông nghiệp, nhưng xem ra Chủ Đầu tư chẳng mặn mà gì để triển khai thực hiện chương trình này, dây dưa năm này qua năm khác, “để lâu cứt trâu hoá bùn” thôi. Còn hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề ư? Có hỗ trợ đấy, nhưng hiệu quả cực kỳ thấp, có khi bằng không.

    Nói tóm lại, đối với Chủ đầu tư thì quan trọng nhất là thu hồi được đất để xây dựng công trình, còn đời sống của những người bị ảnh hưởng thì……

  7. Rất đúng. Cảm ơn nhà văn.

  8. Thanh Dung said

    Quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là một quyết định đúng, bởi vì, theo quy định của pháp luật ngay luật 2003 cũng đã thu hẹp lại diện nhà nước thu hồi đất khá nhiều. Nhưng trong đó, việc thu hồi đất để làm khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới hoặc chỉnh trang lại các khu vực cũ, nếu dự án được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt thì đều thuộc diện nhà nước thu hồi đất.
    “Có một cái lý về mặt nguyên tắc luật 2003 đưa ra là những khu vực phát triển mà có hạ tầng chung thì đều thuộc phạm vi nhà nước thu hồi đất”
    Ở đây, có một cái lý về mặt nguyên tắc luật 2003 đưa ra là những khu vực phát triển mà có hạ tầng chung thì đều thuộc phạm vi nhà nước thu hồi đất. Hạ tầng chung ở đây có thể khu công nghiệp, kinh tế, đô thị, dân cư nông thôn. Đây là mặt nguyên tắc mà Luật đất đai 2003 đặt ra. Theo tôi, nguyên tắc này được áp dụng ở nhiều nước, không riêng gì Việt Nam, nhưng cách can thiệp hành chính như thế nào lại là một câu chuyện trong luật đất đai mới mà Quốc hội đã đưa vào chương trình sẽ thông qua phải đổi mới rất nhiều.
    Cách thức của Việt Nam hiện nay vẫn là thu hồi đất sau đó bồi thường các việc có liên quan đến quyền lợi của người bị thu hồi đất được gói bằng một tổng số tiền. Tất nhiên, pháp luật cũng ưu tiên thứ nhất là bồi thường bằng đất, sau đó nếu không có đất thì bồi thường bằng tiền. Nhưng đây chỉ là quy định nằm trên giấy.
    Trên thực tế, các nơi đều muốn bồi thường bằng tiền. Bởi lẽ, quy định của pháp luật Việt Nam cũng là tiền bồi thường đấy, nhà đầu tư phải xuất trước, sau đó được trừ vào tiền mà nhà đầu tư phải nộp cho nhà nước về tiền sử dụng đất sau khi biến thành đất khu đô thị.
    Như vậy, chính quyền điạ phương nhẹ nhất tính ra thành tiền và nhà đầu tư là bên xuất tiền ngay lập tức. Đây là cách thức bồi thường mà tôi cho rằng quá đơn giản. Nó không chứa được nội dung lớn hơn mà quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi.

    • Vâng, đúng luật, nhưng luật đó phục vụ ai?
      Thông thường chính quyền cũng rất ngại va chạm dân (đặc biệt trước bầu cử), nhưng động lực nào thúc đẩy họ phải cưỡng chế bằng được những người dân của họ? dù biết rằng với việc thu hồi đất sẽ đẩy người dân đến đường cùng? không phải “bác Hồ” chỉ đạo thì còn ai, và phải là một nhà đầu tư đầy thế lực mới có thể được “phục vụ” tốt như vậy?????? Tôi đã chứng kiến nhiều dự án đúng mười mươi mà không thể giải tỏa đền bù được.

      Nói về luật pháp, luật pháp bị người ta uốn cong, bẻ thẳng để bỏ tù bất cứ ai (các nhà bất đồng chính kiến), thì chuyện chính quyền có thể du di để có lợi cho dân là công việc hoàn toàn có thể làm và được nhiều người ủng hộ.

      Luật ở VN vẫn do chính phủ soạn và trình quốc hội, quốc hội với những ông nghị như Hoàng Hữu Phước, Nguyễn Tiến Cảnh … và chịu sự chỉ đạo của đảng thì luật phục vụ ai đã rõ.

  9. Bát sát said

    Tôi cho rằng người dân phản ứng là có cơ sở, vì họ tưởng rằng khung đền bù cho người dân nằm trong dự án khu đô thị Ecopark vẫn theo khung pháp luật của Luật đất đai năm 1993 còn nhiều bất cập . Ngay Luật đất đai năm 2003 và những quy định của những nghị định hướng dẫn thi hành Luật 2003 cũng vẫn còn những bất cập huống chi áp dụng khung giá đền bù theo Luật đất đai năm 1993.
    Người dân phản ứng chủ yếu thuộc về khung pháp luật mà không thuộc về phần thực thi pháp luật vì người dân cảm thấy bị thiệt thòi, khi bị thiệt thòi thì những ý kiến của người dân là có lý. Thế nhưng, dự án này có thể nói là được phê duyệt vào đầu năm 2004, tức là khi mà Luật đất đai năm 2003 chưa có hiệu lực thi hành.
    Để thực hiện được dự án, nhà đầu tư phải tìm mọi cách để đạt được sự đồng thuận chứ đừng dùng điểm gì để cho người dân thấy rằng ý kiến của mình bị chặn lại một cách không thỏa đáng.
    Chính vì vậy mà khung pháp luật áp dụng cho dự án Ecopark, câu chuyện Văn Giang thuộc về phần quy định của pháp luật đối với dự án này chưa làm thoả mãn những yêu cầu của người dân bị mất đất.
    Trên thực tế, chính quyền địa phương đã áp dụng mức hỗ trợ theo Luật đất đai năm 2003 ở mức khá cao. Nhưng người dân vẫn chưa chịu vì Văn Giang là huyện giáp với Hà Nội, thành ra mọi áp dụng theo cơ chế của tỉnh Hưng Yên sẽ không thể bằng quy định của Hà Nội. Như vậy, người dân thấy rằng ở bên kia, đường địa giới của tỉnh có thể được áp dụng những khung về giá đất, về cách thức hỗ trợ, về bồi thường cao hơn. Đây cũng là một điểm làm cho người dân cảm thấy có gì đó không thoả mãn. Thua thiệt với phía Hà Nội.
    Cách giải quyết hiện nay là chúng ta nên thay đổi trong cách quản lý ở các địa phương. Nói cách khác, chúng ta phải tìm mọi cách để đạt được sự đồng thuận chứ đừng dùng điểm gì để cho người dân thấy rằng ý kiến của mình bị chặn lại một cách không rõ ràng. Cần có sự giải thích đầy đủ cho người dân hiểu.
    Về phía người dân cần nhận thức là thu hồi đất để phát triển các khu đô thị, các khu dân cư nông thôn, nhưng trọng tâm có lẽ là các đô thị, sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong quá trình đô thị hóa của Việt Nam. Phục vụ cho chính lợi ích của người dân tiến lên văn minh hiện đại
    Hiện nay, ở Việt Nam, mức độ đô thị hóa mới đạt được ở mức 70% là nông thôn và 30% đô thị, tỷ lệ này còn thấp. Tương lai, muốn là một nước công nghiệp thì tỷ lệ này phải tăng lên 50/50. Như vậy, chúng ta phải sớm có một quy định về chuyện thu hồi đất để phát triển các khu đô thị hay còn gọi là tiếp cận đất đai để phát triển các khu đô thị.

    • Chân lý said

      không cần giải thích dài dòng, xưa nay cái vụ thu hồi và đền bù chỉ toàn sai đến sai không có qui định nào chữa được hết túm lại chỉ có “nhổ cỏ tận gốc” và làm lại từ đầu chấm hết .

      trích “Về phía người dân cần nhận thức là thu hồi đất để phát triển các khu đô thị, các khu dân cư nông thôn, nhưng trọng tâm có lẽ là các đô thị, sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong quá trình đô thị hóa của Việt Nam. Phục vụ cho chính lợi ích của người dân tiến lên văn minh hiện đại”

      tào lao bánh bao ! nên nhớ vn vẫn thuộc nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng quá lớn, sao không chủ trương công nghệ hóa nông nghiệp và công nghiệp không khói hơn là công nghiệp kiểu đào bới khoáng sản , gia công và lao động giá rẻ ? đã thấy quá rõ hậu quả của những kiểu công nghiệp nhà sản loại này rồi trừ phi cái đầu họ khôn bằng nửa tư bản trước đã rồi hãy nói đây mạnh công nghiệp hóa toàn diện.
      nếu bứng hết người làm nông hiện nay thì phải có chính sách chuyển đổi ngành nghề ! đồng chí có căn cứ nào chứng minh cái đầu nhà sản có đủ chính sách tốt để chuyển đổi ngành nghề cho họ hay lại cái điệp khúc bán sức lao động ở dạng xuất khẩu hàng năm để thu ngoại tệ ???
      tào lao !!! với cái đầu nhà sản mà tiến đến 50% công nghiệp hóa hoàn toàn dám chắc hậu quả khó lường : siêu ô nhiễm , lũng đoạn các tập đoàn tư bản đỏ trong việc xin xỏ cấp dự án và sân sau , tốt nhất trừ phi “nhổ cỏ tận gốc” còn thì đừng hòng ủng hộ công cuộc này với bàn tay định hướng xã nghĩa đồ dỏm và những cái đầu “hồng” đầy mưu mô sẵn sàng dìm vn thành cái hóc ve chai của thế giới

    • Lê Huy. said

      Bạn Bát Sát nêu vấn đề có vẻ có “lý” – cái “lý ăn cướp” của những kẻ có quyền viết ra các quy định luật và lại có quyền giải thích bịp bợm, chà đạp lên những quy định đó để DÙNG ĐẤT RỬA TIỀN, những đồng tiền ăn cắp, ăn cướp được từ nhiều đời , từ nhiều nguồn đóng góp cho ngân sách , cũng như “phải” góp nộp theo kiểu “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” và v.v..
      Bát Sát nêu lại thực tế việc giao đất ở Văn Giang, “vào đầu năm 2004, khi mà Luật Đ.Đ 2003 chưa có hiệu lực thi hành” và cho đó “Là đúng” – Vâng, nó “đúng” trên giấy và lý thuyết ! Nhưng, việc thu hồi, việc khiếu kiện, việc cưỡng chế hoàn toàn xảy ra trên thực địa..lại diễn ra vào những năm, những ngày gần đây ! Với bất đồng về quyền lợi đã trở thành xung đột gay gắt…mà TẠI SAO phía Chính quyền không thể làm an lòng Dân , với những mảnh đất – nguồn sống lâu đời và duy nhất của người dân ??? Khu đô thị Văn Giang thực chất là dự án lấy đất để kinh doanh bất động sản. Đã là dự án kinh doanh thì (theo quy định luật pháp) PHẢI THỎA THUẬN VỚI NGƯỜI ĐANG SỬ DỤNG ĐẤT.- ít ra, phải thanh toán, đền bù theo giá thỏa thuận, hoặc góp vốn… Nhưng những kẻ có quyền lại không muốn thỏa thuận….. và đã dùng lực lượng vũ trang để cướp đất của dân , vin vào cái “lý đúng” đã xưa cũ, vô lý và bất nhân kia ! — “phát triển khu đô thị” hay ” sự nghiệp CNH đất nước” cũng chỉ là lý thuyết hão huyền, sẽ không thể thành công vào năm 2020 ! Trong bối cảnh còn đầy LỖI HỆ THỐNG hiện nay, 2 thứ lý thuyết đó chỉ là cái cớ , che đậy cho những kẻ có quyền tha hồ cướp bóc mà thôi !

  10. Nông Dân said

    “Đất gọi và tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã dõng dạc trả lời.”
    Đọc đến đây mình bật khóc. Hào khí lắm, Kiên cường lắm. Đã bao đời, gia đình mình là nông dân và mình tuy có học chút đỉnh vẫn là anh nông dân rặt. Cảm ơn anh Trọng đã viết thay nhiều điều. Mình nghĩ Chính quyền này đã vượt qua ngưỡng rồi: họ đã xéo đến tận những con giun hiền lành và họ sẽ chuốc lấy.

    • Tran van tra said

      Hinh anh Chi Dau cua the ky 21 duoi su lanh dao cua dang CSVN da lai hien len !!! Dat nuoc Viet nam la cua ca dan toc Viet nam , Chu khong phai cua rieng dang cong san Viet nam !!!

    • Thành said

      Cả bộ máy chính trị đồ sộ – cồng kềnh của xã hội này giờ chỉ lao vào điên cuồng kiếm tiền mà thôi, kiếm tiền bằng chính xương máu của người nông dân, kiếm tiền bằng cưỡng bức và cướp bóc qua súng đạn.
      Khốn nạn thay!

      • Long Thành said

        Thật ra chúng ta có hai chính quyền trong khi các nước chỉ có một chính quyền. Chính quyền hành pháp bên UBND giống các nước. Ngoài ra còn chính quyền bên Đảng cũng đầy đủ ban bệ từ Trung ương xuống địa phương. Điều đó cũng có nghĩa tiền thuế của người dân Việt nam bị tiêu nhanh gấp đôi so với các nước. Tiêu nhanh thì sẽ bị đóng nhiều hơn. Đây chính là một điểm bóc lột quan trọng. (chưa kể bóc lột bằng lạm phát top thế giới, xăng, điện bị nhóm lợi ích chi phối bỏ túi riêng, sau đó tăng để lấy tiền nhân dân bù lại…)

        • An Thới said

          Ở các nước tiên tiến người dân chỉ đóng thuế để nuôi chính phủ, là những người được họ bầu lên để lo phúc lợi cho họ. Đảng cầm quyền hoặc các đảng phái khác tự gây quỷ, trong luật định và hợp pháp, để điều hành đảng của mình. Ở nước chúng ta là một nước nghèo mà phải nuôi một đảng cầm quyền cồng kềnh, lại xài tiền phung phí không ai kiểm soát được, Quốc Hội có cho vui thôi chớ họ đa số là đảng viên cộng sản, họ cũng là đám ăn hại bám vào mồ hôi công sức lao động của người dân, chính phủ thì bán mọi thứ để có tiền làm giàu cho bọn họ, không có nước nào mà lãnh đạo lại yếu kém như ở Việt Nam, có thủ tướng thì lại có một đám phó thủ tướng, bộ trưởng thì lại có một đám thứ trưởng… Muốn được hưởng tự do như mọi dân tộc khác, “…”.
          Nhưng đển bao giờ đất nước chúng ta mới có được một chính quyền độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền phục vụ thực sự cho người dân?
          Người Việt Nam trong nước sẽ phải tự tìm lấy đáp số này!

  11. […] Nguồn anhbasam […]

  12. Thùy Dung said

    Cướp của người nghèo để nuôi béo mập quan lại và người giàu . Chủ nghĩa cộng sản là đây ?
    Có ở đâu trên thế giới như Việt nam ?
    Cướp cũng vừa vừa thôi chứ .

  13. Thùy Dung said

    Con đường đảng dẫn dân đi
    Ba mươi năm ấy có gì khác xưa
    Bên đường ông lão đi bừa
    Là con ông cụ ngày xưa đi cày
    Quan quân vẫn lũ cướp ngày
    Lầu cao cửa rộng đọa đầy dân đen .

  14. Gió Lào said

    Bài viết rất hay, mang tính thời sự và đầy tình người , tính nhân văn nhân đạo sâu sắc, thật tiếc là các quan chức chính quyền nhắm mắt không chịu đọc…Thủ tướng chính phủ đã tuyên bố với Báo giới và toàn dân là nghiêm cấm việc thu hồi đất nông nghiệp để sử duc vào mục đích khác nhưng rồi lời nói gió bay… Hàng triệu hec ta đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành sân gol, nhà nghỉ khách sạn và biến thành hoang hoá. Dẫn đến sản xuất nông nghiệp đình đốn làm cho nông suy bách nghệ bại…
    Thật đáng buồn cho một đất nước 70% là nông nghiệp nhưng đồ ăn thức uống toàn phải mua từ trung Quốc, Là loại thực phẩm không sạch, ăn vào nguy hiểm cho tính mạng và sức khoẻ và tiêu tốn một nguồn tài chính khổng lồ..
    Xin tăng tác giả bài thơ
    BẠC TÌNH VỚI ĐẤT

    Đất than số phận bẽ bàng
    Vườn tươi ruộng tốt, dễ dàng đổi trao
    Đất này riêng của ai nào?
    Người ta lách luật ào ào chặt pha.

    Hết đất ta bán luôn nhà
    Bỏ quê ra phố lê la kiếm tiền
    Chẳng ai gợn chút ưu phiền
    Đất từng nuôi lớn ngươi lên mỗi ngày.

    Không thương tiếc, cứ thẳng tay
    Biến đất ba vụ cấy cày hàng năm
    Thành bãi sỏi đá khô cằn
    Đợi chờ dự án, đang nằm vô tri.

    Tấc vàng tấc đất bỏ đi
    Chỉ vì cái lợi tức thì… Hỡi ai?
    Còn bao cuộc sống lâu dài
    Bạc tình với đất lấy ai nuôi người?

    13/5/2011
    Bài thơ đẫ được giới thiệu trên Lucbat.com…Trang Viện dẫn các vấn đề phát triển.(của hiệp hội các nhà khoa hoạ Việt Nam) và trang thơ nhà của Gió Lào: http://vungochuyen.blogtiengviet.net

  15. TT said

    bác TRỌNG viết bài nào cũng kinh điển.mình nói cho dân biết để báo động thôi ,chứ bọn chúng ,mũ ni che tai ,đồng tiền đầu nhà ,âm mao che mắt ,chúng còn nhìn thấy ai nữa,coi ai ra gì

  16. MUỐN THOÁT VÒNG NHÂN QUẢ said

    Đôi lúc tôi tự hỏi: Luật nhân quả nhãn tiền chăng? Mới hôm nào nông dân đã hô hào đấu đá địa chủ, cải tạo công thương,… chứng gian chứng dối cho kế hoạch xã hội chủ nghĩa hoàn thành. Nay đến lượt địa chủ loại hình mới xuất hiện, đòi lại cái nợ cải cách ruộng vườn xưa chăng? Ôi thân phận dân tộc sao nghiệt ngã thế. Bao nhiêu năm đổi mới không bằng cải cũ? Bằng sao được đạo lý cha ông đã dày công ngàn đời xây đắp trước khi xã hội chủ nghĩa đến phá tan tành. Trách ai đã rước voi về đạp mồ tổ, không những đạp mà còn ủi tróc lên? Nay thì đã rõ đâu là địch ta. Hãy thống hối quay về nguồn cội ông cha, làm lại cuộc đời lương thiện không khi nào muộn? Có thể mới giải quyết được vòng luẩn quẩn kia mà thôi.

  17. gia văn said

    giao đất cho bonjcai trị giao trứng cho ác

  18. Nguyên Trương said

    Đọc những phân tích này, thấm và vẫn không hiểu được các ông bà ấy nghĩ gì. Tối về vắt “chân” lên trán ngủ có cắn rứt lương tâm không, có mộng mị gì không? Vừa xem bộ ảnh chiến tranh VN bên quêchoa, ứa nước mắt… Mong sao dân mình không phải qua đoạn trường đó lần nữa…

  19. Hailua said

    Phạm Đình Trọng khi cho công bốt bài “Đất gọi“ chắc ông dằn vặt, trăn trở rất nhiều. Mặc dù, Đã từ lâu ông luôn là vị trưởng lão luôn nghiêm khắc phê phán, ́chỉ ra những sai sót làm thiệt hại cho dân cuả cán bộ các cấp. Nhưng lần này ông thẳng thắn chỉ trích nhưñg người lãnh đaọ cao nhất của đảng, nhà nước. Chúng tôi khi đọc bài naỳ hỏi nhau rằng“ liệu các ông được chỉ trích trong đây có đọc bài naỳ ko? Và họ phản ưńg ra sao?“ .diễn thuyết dạy đời làm chi cho nhiều . Haỹ một lần nghe cụ mà làm điều nhân nghĩa cho dân còn rộng lượng tha

  20. […] https://anhbasam.wordpress.com/2012/04/30/942-dat-goi/#more-54908 Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. […]

  21. NGUYỄN THANH DÒNG said

    Nguyễn Đình Trọng – nhà văn, nhà văn hoá lớn mà chủ nghĩa hiện thực tinh khiết đã tô đậm hình ảnh tổ quốc tôi, hình ảnh buồn thương của những con dân nước Việt….ai đã nhân danh đất nước, tổ quốc và nhân dân VN để làm nên tội ác tày trời mà tác giả đã nêu trên…..thật là xấu hổ, thật là tủi nhục thật là thấp hèn ….thấp thoáng đâu đây câu ca dao xưa: ” con ơi nhớ lấy câu này – cướp đêm là giặc cướp ngày là quan ” đầy tớ của dân đâu ? ai đang dâng hiến ? ai đang vì nước vì dân? ai là người ? ai đang là thú quái.. ? …Quyền sở hữu đất ở, nhà ở có 3 thứ quyền đó là : QUYỀN CHIẾM HỮU, QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở, NHÀ Ở . Nhưng nhà nước VN chỉ cấp bìa đỏ bằng giấy chứng nhận quyền SỬ DỤNG ĐẤT – thì nhà nước đã cố ý cướp mất 2 quyền trên của người dân rồi . Do vậy người dân VN đã phải tha hương ngay trên chính mảnh đất hương hoả của cha ông họ để lại …giao lại mọi quyền … cho nhà nước công hữu nhưng thực chất là vô chủ – cha chung không ai khóc ….

  22. Ủng hộ nông dân Văn Giang said

    Đây là một sai lầm về đường lối: Ông Nguyễn Phú Trọng đáng ra sang Cuba nói ít về chủ nghĩa xã hội thôi, nói ít về cộng sản thôi để thêm bạn bớt thù, để mà thực hiện sách lược ngoại giao với thế giới. Đằng này ông lại thuyết giảng trong khi chủ nghĩa xã hội ở VN chưa thấy đâu. Hơn nữa Cuba có Phiden một nhà hùng biện, lại múa rìu trước mặt thợ. Ở VN bờ xôi ruộng mật đang bị mất đi thay vào đó là khu này khu nọ trong lúc nhiều khu xây ra không ai ở. …thông minh tài giỏi đến thế là cùng. Với những cái đầu như vậy thì dân VN còn khổ, còn bị bóp nghẹt dân chủ nữa. Nhà báo chúng tôi cớ gì mà không được vào khi chính quyền thực hiện cưỡng chế. Ngay điều đó cũng là khuất tất rồi. Luật đất đai thì là kết cục của những cái đầu ngu xuẩn. Người dốt dùng luật ngu thì dân không những dân Văn giang mà nông dân cả nước VN còn khổ dài dài.

    • DânSG said

      Nhà Nước ta dùng luật để cai trị nên không thể nói người dốt luật ngu được , luật đất đai được đặt trên nguyên tắc ” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do NN quản lý” là nhằm khẳng định vị thế chủ đất và nông nô ( chỉ có quyển SDĐ ) để đảm bảo quyền lực tuyêt đối của NN kiểu mới do Đảng lãnh đạo , và vì thế luât này chỉ có lợi cho ai thì ai cũng rõ, ngoài ra còn nhiều luật khác có cùng mục đích như luật thuế thu nhập cá nhân , phạt vi phạm HC v.v…rõ khổ cho thân phận người dân VN, lúc nào cũng cảm thấy bất ổn ,bất an khi NN ta kiến tạo thêm bất kỳ môt luât nào khác.

  23. hyhaho said

    Ngày càng hung hãn và quy mô , báo chí thì bị cấm dân ở xa thì chả biết ở gần thì kêu ai !!!

  24. Những kẻ táng tận lương tâm
    Đang tâm cướp đất của dân làm giầu!

  25. Xã hội Quái thai said

    Chủ nghĩa Tư bản đỏ phát triển đầy máu và bùn nhơ khắp mọi lỗ chân lông của nó. Không biết câu này của Mác ông Nguyễn Phú Trọng có thuyết giảng ở Cuba không ?

  26. Nghiêng văn Thành said

    Chú cuội bán cháo Tân trào

    Lúc còn ngồi gốc cây đa,
    Tân trào một thuở nào là vì dân .

    Giờ đây đích thị hiện thân,
    Đúng giọng chú cuội, buôn dân làm giầu .

    Khúc trên đã bán cho tầu,
    Khúc nào còn lại bao hầu túi tham,

    Nhiệm mầu phổ biến nước Nam,
    Cưỡng chế cùng với dân oan trải dài .

    Cuội ơi cái phận tay sai,
    Ác dân – hèn giặc tương lai đến gần !.

    Phải chăng từ chỗ xuất thân,
    Bỗng nhiên thành cuội nếu gần cây đa ?

    Chuyên nghề bán cháo mà ra,
    Thân vinh độc nhất cháo đa một nghề .

  27. Câu hỏi của ông Tạ. said

    Thế Thảo là con nhà ai,
    Ăn cơm thì ít ăn (củ) khoai thì nhiều!?

  28. Nguyễn Oanh Oanh Hà Nội said

    Kể từ cái ngày chính quyền Hà Nội mà Nguyễn Thế Thảo là đại diện (cho tôi gọi tắt, thiếu đại từ nhân xưng với cái tên người này vì khinh không để đâu cho hết với hành động của y ta đối với phụ nữ) thì chị Bùi Hằng và Nguyễn Thế Thảo đã vĩnh viễn đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nguyễn Thế Thảo đã có công lớn tạc nên hình tượng người phụ nữ Việt Nam bất khuất kiên trung yêu nước như con cháu Bà Trưng, bà Triệu đồng thời y cũng tự nguyện lấy thân mình làm bệ tượng cho chị Hằng đứng, một hình ảnh tương phản trong tư thế của một kẻ hèn với giặc, ác với dân, đặc biệt đê hèn với phụ nữ. Tôi nhiều khi tự hỏi, tại sao khi chưa lên chủ tịch Hà Nội, với tư cách là một KTS tại sao trông Thảo người ta, kể cả tôi, không thể phát hiện ra một tư xấu cách như vậy, mặc dù vẫn chỉ là tướng mạo ấy. Nhiều người, trong đó có tôi còn hy vọng (hão) là con người này với nghề nghiệp ấy sẽ đưa Hà Nội phát triển… ai ngờ y có thể thay đổi như vậy. Thế mới biết khi kỳ vọng, tin tưởng yêu quý ai ta có thể bỏ qua hay nhầm lẫn đến nỗi thậm chí quên hẳn hậu họa có thể xảy ra cho ta, mặc dù những nét tướng đặc trưng ấy vẫn như cũ đâu có gì thay đổi.
    Bắt chị Bùi Hằng vô lối để “phục hồi nhân phẩm” rồi phải thả với lời lẽ trơ tráo “khoan hồng”, thực chất Nguyễn Thế Thảo đã thất bại, nhưng Thảo lại có công lớn đã dựng lên một tượng đài một phụ nữ Việt Nam kiêu hãnh để đời cho dân tộc: Tượng đài Bùi Thị Minh Hằng với một chân (bệ tượng) không kém phần xấu xa là hình ảnh Nguyễn Thế Thảo. Đưa chị Hằng đi “phục hồi nhân phẩm” chưa thấy tác dụng đâu nhưng cái “lọ phẩm” của Thảo, trong con mắt người Hà Nội, với hình ảnh cái mồm nhòn nhọn, tru tru như sói, đôi mắt dán nhấm viền vải tây kèm nhèm, len lén cùng khuôn mặt chuột kẹp đã thực sự không phải “bị vơi” đi, mà là đã bị “đổ” tất xuống cống.
    Thật buồn cho “lọ phẩm” của Nguyễn Thế Thảo, một tướng mạo xấu và yểu. Buồn hơn nữa là y lại luôn nhân danh chúng ta, ngồi trên đầu trên cổ chúng ta sống bám vào đồng thuế của chúng ta đóng góp.

    • Hà Minh Thanh said

      Bạn Nguyễn Oanh Oanh ơi, bạn trách NTT là không đúng đâu, chuyện xử lý chị Hằng đưa vào phục hồi nhân phẩm, không phải ác ý của NTT mà là của “bọn” trinh sát AN và tên trưởng phòng AN phụ trách về vấn này, và trưởng CAQ nơi chị hằng thường xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống Trung quốc và ban GĐCAHN, chứ ông NTT chỉ là người ký mà thôi.

    • gia văn said

      nó không ngồi đươc lên đầu chị HẰNG nó chỉ xứng đáng chui háng chị HẰNG thôi

Bình luận về bài viết này