BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

933. Phải thay đổi tư duy thu hồi đất

Posted by adminbasam trên 27/04/2012

“… có một thực tế tồi tệ phổ biến trong cưỡng chế. Đó là thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng trực tiếp tham gia cưỡng chế cản trở hung hăng…”

Phải thay đổi tư duy thu hồi đất 

Nhà báo Võ Văn Tạo

 Vụ cưỡng chế Văn Giang

Vụ cưỡng chế quyết liệt ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) làm công luận cả nước và truyền thông quốc tế chấn động. Thật khó tin khi dư âm đau lòng vụ Tiên Lãng chưa dứt, lại tiếp đến Văn Giang rầm rộ cưỡng chế,  lửa khói ngút trời, súng nổ dữ dằn.

Trong vụ Tiên Lãng, Chính phủ và các cơ quan chức năng nhìn nhận chính sách đất đai, vấn đề đền bù giải tỏa, cưỡng chế còn nhiều bất cập… quan chức địa phương sai phạm, khuất tất, đẩy người dân vào đường cùng, phản ứng tiêu cực.

Trong vụ Văn Giang, địa phương khẳng định làm đúng. Theo họ, người dân không thắc mắc giá đền bù, mà phủ nhận dự án. Điều đó là bất khả thi, buộc phải cưỡng chế, vì Thủ tướng đồng ý dự án… Những ngày qua, báo chí trong nước đăng thưa thớt, nhiều báo gỡ bài đăng online. Trên mạng, dậy lên làn sóng bloger và công chúng lên án cưỡng chế, người dân tố cáo mức đền bù rẻ mạt, chủ đầu tư “cò kè bớt một thêm hai”, cưỡng chế bất minh, tàn bạo… Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng chính quyền không sai, viện dẫn  luật đất đai và các văn bản liên quan.

Trái với tuyên bố của chính quyền, rằng cuộc cưỡng chế thành công nhanh gọn, có Viện Kiểm sát chứng kiến, không có nổ súng, không có thương vong… các videoclip người dân quay bí mật cho thấy, hàng nghìn công an trang bị kỹ lưỡng cùng vũ khí, thiết bị hùng hậu được huy động, súng nổ ran trời, khói lửa mịt mùng, đó đây người dân bị lực lượng cưỡng chế xúm lại đánh đập, đá thúc mạng sườn, tiếng phụ nữ uất hận chửi thề… Trong khi đó, phóng viên báo chí bị cản trở tiếp cận, hiện trường nhan nhản bảng “cấm quay phim chụp ảnh”… Những ai đau đáu Văn Giang, đều không khỏi nghẹn ngào căm giận, lo ngại cho số phận bấp bênh của người dân thấp cổ bé họng, về bất ổn xã hội… Ở tầm sâu hơn, những người từng trải, nhiều cống hiến, day dứt hiện tượng lực lượng vũ trang nhân dân dùng vũ lực với dân, băn khoăn một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, quan ngại tồn vong chế độ, tương lai đất nước…

Thu hồi đất

Những người cho rằng chính quyền không trái luật viện dẫn Luật đất đai để chứng minh. Dù phê phán và quan ngại cảnh tượng “hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên – giáo tua tủa”, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không”, nhà báo Huy Đức (bloger Osin) trích dẫn và nhận định: “lợi ích quốc gia” chủ yếu là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Và: “Dự án Ecopark đã được Thủ tướng phê duyệt, nếu chiểu theo Luật 2003, việc nông dân Văn Giang không chịu bị thu hồi nên bị cưỡng chế là hoàn toàn phù hợp với Điều 39”. Theo Huy Đức, Luật 1993 bị sửa nhiều lần, đến Luật 2003,  quy định “trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn”, “lợi ích đại gia” trở thành ngang hàng mục tiêu cao cả “lợi ích quốc gia”.

Phải chăng có sự nhầm lẫn ở đây? Thực tế, điều 39 – Luật 2003 quy định trong trường hợp “thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”. Dự án Ecopark có vì mục đích trên?

Trong khi đó, điều 40 – Luật 2003 (thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế) quy định:

“1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.

Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.

2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhânkhông phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.

Do vậy, Ecopark ở Văn Giang, với nội dung đã công bố và quảng cáo rộng rãi, hiển nhiên là dự án kinh doanh, chủ đầu tư chỉ được phép nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân; chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Câu chuyện Thụy Điển

Liên quan nội dung này, câu chuyện sau, do một nhà báo Thụy Điển kể, rất đáng suy ngẫm:

Một dự án mở tuyến đường sắt, muốn xuyên qua một vùng dân cư, bị cư dân địa phương phản đối. Họ lập luận, tổ tiên và họ đã khai phá, định cư ở đó hơn 300 năm. Bây giờ cái đường sắt kia mới từ đâu lù lù tới, hòng nhảy vào chiếm chỗ, muốn họ phải dời đi nơi khác. Tại sao nó không biết tránh họ, mà họ lại phải tránh nó? Kết cục, nhà nước quyết định tuyến đường sắt đó phải hoạch định lại, đi vòng, tránh vùng dân cư nọ.

Nhà báo này cho biết, Thụy Điển không quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân hay nhà nước, cũng như hầu hết quốc gia phát triển đều thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Nhưng không phải vì thế mà Thụy Điển và các nước đó chậm phát triển hạ tầng. Một khi nhà nước muốn thực hiện dự án vì mục đích công cộng, phải cân nhắc cái được đại cục cho xã hội lớn hơn rất nhiều cái mất cục bộ của cá nhân, cộng đồng bị tác động do dự án. Chính vì cái được lớn hơn rất nhiều cái mất, xã hội (ngân sách nhà nước) sẵn sàng bù đắp thỏa đáng cho cá nhân, cộng đồng bị tác động. Được bù đắp lớn hơn rất nhiều so với mất, lại vì lợi ích chung, có điên mới phản đối. Nhờ vậy, hạn chế được nguy cơ lạm quyền quyết ẩu, lãng phí, tham nhũng… Công luận không bao giờ phản đối việc nhà chức trách cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, doanh nghiệp vay tiền ngân hàng, rồi chây nợ hay nhận tiền bán nhà, rồi không chịu giao nhà.

Cưỡng chế

Hiện tượng cưỡng chế đất cho các dự án kinh doanh, các khu đô thị mới… trong những năm gần đây gây nhiều bức xúc, làm người dân giảm sút lòng tin. Như trên đã nêu, dù không muốn, việc cưỡng chế vẫn phải thực hiện trong những trường hợp đúng đắn và thật cần thiết. Thế nhưng có một thực tế tồi tệ phổ biến trong cưỡng chế. Đó là thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng trực tiếp tham gia cưỡng chế cản trở hung hăng, thậm chí không ít phóng viên còn bị cướp máy ảnh, hành hung(!). Chính vì không có sự giám sát của báo chí, hiện tượng cưỡng chế sai ẩu, lạm dụng vũ lực, hành hung vô lối và thái quá với người bị cưỡng chế rất phổ biến.

Nếu nhà nước nhìn nhận bất cập đã nêu, cần quy định trong quy trình cưỡng chế, phải thực hiện việc tổ chức, tạo điều kiện báo chí giám sát, quy định đây là yêu cầu tối quan trọng và bắt buộc, nếu không thực hiện nghiêm túc hoặc thực hiện chiếu lệ, phải chịu chế tài nghiêm khắc.

Càng ít cưỡng chế, càng tốt

Như trên đã phân tích, nhìn chung hành vi cưỡng chế gây phản cảm, bức xúc, xáo trộn xã hội, tạo mầm mống bất an, bạo loạn. Đó là điều người dân lương thiện và bất cứ thể chế nào cũng không mong muốn.

Nhìn lại vụ Văn Giang, vụ cưỡng chế lại nhằm vào nông dân nghèo khó chất phác, lấy đi mảnh đất – kế sinh nhai duy nhất của họ – để giao cho dự án kinh doanh của một vài người giàu. Để có được giang sơn hôm nay, Đảng từng xác định nông dân là quân chủ lực. Nhiều triệu con em nông dân đã hy sinh xương máu, hàng trăm triệu nông dân nhiều thế hệ đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt, chắt chiu từng hạt thóc trong và sau chiến tranh để có chính quyền hôm nay. Vụ Tiên Lãng, dưới góc nhìn của nhiều lão thành cách mạng, là thất bại chính trị nặng nề, khi chính quyền giải quyết vấn đề bằng vũ lực đối với nhân dân.

Bất cứ vụ cưỡng chế nào tương tự Tiên Lãng hay Văn Giang, cũng đi ngược với tuyên bố mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có… Pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân… Nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hoá…”…

V.V.T.

95 bình luận to “933. Phải thay đổi tư duy thu hồi đất”

  1. […] 933. Phải thay đổi tư duy thu hồi đất […]

  2. Hoang Cao said

    Sau năm 1975, với chính sách đất đai là sở hữu toàn dân, ở Miền nam, chính quyền CM, một mặt vận động hiến ruộng đất cho CM, mặt khác áp dụng cưỡng chế…. Đến 1978 CM lại chiếm đoạt các nhà máy, cửa hàng… của các công dân trong cái gọi là “cải tạo tự bản tư doanh” (!). Đúng là cướp không mồ hôi xương máu của nhân dân (của cải mà đồng bào MN có được là minh bạch). Nay lại áp dụng cơ chế thị trường định hướng XHCN (!) mà thực chất là lừa dối để trục lợi cho một nhóm lợi ích… thôi thì quan CM có đủ cả đất đai, nhà máy, biệt thự, xe hơi, tài khoản ở nước ngoài…. Thế mới biết đánh địa chủ, tư bản nay lại nảy nòi ra tư bản mới mà ta thường gọi là tư bản đỏ. Thật vô liêm sỉ!

  3. Ngọc said

    He he bữa qua Gs Đặng hùng Võ nói với BBC:thu hồi đất ở VG là đúng luật nhé
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120428_vangiang_danghungvo_comment.shtml _ Luật 1993 chứ không xài luật 2003 các bác ợ,bác nào thử truy khi TT giao đất thì căn cứ theo luât đất đai nào nhé.
    Còn đây hãy xem luât 1993:Về các đối tượng bị thu hồi đất:
    Điều 27:
    1-Tổ chức sử dụng đất bị giải thể..
    2-Người sử dụng đất trả lai đất được giao..
    3-Đất không sử dụng trong 12 tháng liền..
    4-Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ với nhà nước..
    5-Đất sử dụng không đúng mục đích được giao..
    6-Đất được giao không đúng thẩm quyền..
    Điều 28:
    Trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,an ninh,lợi ích quốc gia,lợi ích công cộng..
    Và đây định nghĩa về lợi ích công cộng:
    Điều 58:
    Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất dùng để xây dựng đường giao thông cầu cống,vĩa hè,hệ thống cấp thoát nước,sông hồ ,đê đập,trường học,bệnh viện,chợ công viên vườn hoa,khu vui chơi trẻ em,quảng trường sân vận động,sân bay,bến cảng và các công trình công cộng khác theo qui định..
    Vậy thì ông giáo sư nói đúng theo luật đất đai 1993 là ở khoản nào điều nào vậy he ..

  4. hyhaho said

    Ở ĐÂU THẾ ÔNG ?

  5. hyhaho said

    Các ông chả nhìn thấy nó thay đổi khác với ở Tiên Lãng rồi à , Quy mô hơn , cẩn thận hơn , tàn bạo hơn !!! “…” nó chứ chúng nó cần nhiều tiền vậy để làm gì không biết …

  6. danvietsinh said

    cuộc chiến danh du kích sẽ mang lại thắng lợi cho cuộc chiên chống bạo quyền. VÍ DỤ: ĐỔ ACID VÀO MÓNG NHÀ , RẮC TỔ MỐI VÀO TƯỜNG, VÀO MÓNG NHÀ của khu đô thị ECOPARK v.v….

  7. Phải thay đổi tư duy thu hồi đất? Đúng vậy nhưng làm thế nào đây?Cần phải thay đổi tư duy hình thành chế độ: nhân dân bầu cử có chọn lựa các ủy viên TW đảng để hình thành cơ chế tam quyền phân lập và cai trị đất nước bằng luật – không phải chỉ tùy vào vài cá nhân hiện nay.
    Được như thế mọi tư duy điều hành đất nước mới thay đổi theo hướng tôn trọng nhân dân.

  8. Bác Ba Phi said

    BÁC BA PHI GỬI CÁC CHIẾN SĨ CÔNG AN – AN NINH NHÂN DÂN

    Anh chiến sĩ công an
    Với lời thề theo theo đảng
    Dùi cui anh cứ choảng
    Vào kẻ yếu hơn mình

    Ồ chiến sĩ an ninh
    Của ta là như thế ?
    Anh bảo vệ cái ghế
    Cho những kẻ bưng bô
    Công an hóa côn đồ
    Dưới triều đình cộng sản

    Lòng dân đang bất mãn
    Bao năm tháng thở than
    Giải phóng ngỡ huy hoàng
    Giờ hoang tàn hơn trước

    Theo đảng anh tiến bước
    Đi trấn áp nhân dân
    Cướp ruộng đất bao lần
    Bàn tay anh vấy máu

    Anh cũng là con cháu
    Của tất cả dân ta
    Anh cũng có ông bà
    Xuất thân từ đồng ruộng

    Cơm anh ăn mỗi bữa
    Chắc từ đảng ban cho ?
    Anh nghĩ thế lầm to
    Từ nông dân cả đấy

    Mong là anh nhận thấy
    Kẻ đáng bị dùi cui
    Vụt túi bụi vào người
    Chính là thằng lãnh đạo

    Người làm ra lúa gạo
    Để nuôi lớn các anh
    Sao anh nỡ đoạn đành
    Mà ra tay tàn độc ?

    Anh là người có học
    Thì phải biết nghĩ suy
    Thua dân chẳng nhục gì
    Vì đó là bổn phận

    Mong anh đừng vướng bận
    Bởi lý tưởng trót theo
    Đưa dân đến đói nghèo
    Thì ta nên vứt bỏ

    Lời chân thành xin ngỏ
    Đến đến các bạn an ninh
    Hãy nghĩ đến dân mình
    Mà mà quay đầu nhận lỗi

    Sóng gió còn chìm nổi
    Thời vận sẽ đổi thay
    Sẽ không tránh được ngày
    Bị toàn dân hỏi tội.

  9. CHÍNH GUYỀN DO GIAN VI GIAN said

    Thực trạng chính quyền hiện nay là nọc độc của gian, do gian vì gian chứ không gì khác.Lộ rõ nguyên hình con vật quải thai”kinh tế thị trường định hướng XHCN” (đầu rắn đuôi chồn). Một loại “ní nuận” được Đảng ta rất sáng tạo và sáng suốt lựa chọn thay cho dân tộc. Đây là điểm son cho nhân loại ở thể kỷ 21, cách riêng cho dân tộc Việt Nam và Cu Ba nói chung. Thế nào chư hầu BRAZIL và bọn Tư bản dãy chết sẽ hối hận khi không tiếp nhận tư tưởng tiến bộ này ?

  10. Lê Huy.. said

    Cảm ơn nhà báo Vũ Văn Tạo và ABS đã có bài nêu ra những vấn đề phức tạp, lắt léo của vụ Văn Giang 1 cách rành mạch, dễ hiểu ! – Cách viết ngắn gọn, đã vạch trần được sự thật của vụ việc Văn Giang cũng như nhiều vụ đội lốt Nhà nước lấy đất (thực chất là cướp đất làm tư lợi.) đã, đang xảy ra khắp nơi trên đất nước ta ! Những vụ việc lấy đất mờ ám, nhố nhăng, tệ hại..mang rõ tính cướp bóc như vậy, AI CŨNG BIẾT- CHẲNG LẼ LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN KHÔNG BIẾT ??? – Họ thừa biết ! bởi “toàn dân” luôn có khiếu nại, tố cáo, biểu tình phản đối… nhựng họ, những người “có trách nhiệm ” lại cực kỳ VÔ TRÁCH NHIỆM bằng cách LÀM NGƠ – BAO CHE CHO NHỮNG HÀNH VI CƯỚP ĐẤT !!!
    Hậu quả, kết cục giải quyết vụ Tiên Lãng và vụ Văn Giang này rồi cũng sẽ là minh chứng nhãn tiền cho việc làm ngơ, bao che, dung túng và KHUYẾN KHÍCH THAM NHŨNG của cả 1 “hệ thống tham nhũng” đã từng công khai thừa nhận “Quản lý yếu kém” ! Chứ không thể khác được ! Mọi hậu quả tồi tệ do quan chức cầm quyền gây ra sẽ lại được trút lỗi lên đầu người dân và “toàn dân”, chứ không có , (ít có) đ/c gây lỗi nào bị “xử lý theo đúng quy định pháp luật” cả đâu ! 40 năm nay, lề lối-đường lối đã là như vậy !!!

  11. MINH HẰNG said

    BÀN TỚI LUI MỖ XẺ LÀ CẦN THIẾT , GIÃ QUYẾT CỤ THỂ LÀ ĐANG CẦN :

    Mong bà con trong và ngoài nuớc khẩn cấp lập một quĩ tuơng trợ nhằm :
    1. giúp xoa dịu hoàn cảnh lâm nạn hiện tại cuả bà con Văn Giang như T.S .Nguyễn Xuân Diện cùng KTS Trần Thanh Vân đã đứng ra làm cho gia đình anh Vuơn.

    2. Muớn luật sư giúp pháp lý mặc dù luật lệ cuả nhà nuớc này là để trình diễn trên sân khấu thôi.

    3.Bắt nhốt vô cớ nguời nông dân vô tội , hăm doạ, bắt ép không khiếu kiện chính là KHŨNG BỐ. Cha anh đã bỏ thây hàng triệu để làm nên ” chính quyền nhân dân” chống lại nhân dân này sao ?
    Nhân sĩ Trí thức cã nuớc cần đứng lên ngay hành động dẫn dắt cho hàng ngàn và hàng triêu bà con quê ít học này trong nay mai .
    Đơn độc một mình trong thời sắt máu mà LS Nguyễn Mạnh Tuờng không hề biết sợ thì hàng ngàn quí vị Nhân sĩ Trí thức hiện nay nhất định không sợ không thua loài thỗ phỉ truớc mắt.

    ” Can đãm chết một lần, sợ hãi chết nhiều lần” .(Ernest Hemmingway)

    • Tony said

      Giải pháp 1 và 3 thì nên làm, nhưng giải pháp 2 thì có thể “không ổn”, bởi vì thủ tướng đã chỉ đạo, ký lệnh cưỡng chế từ nhiều năm trước rồi. Báo chí còn phải…im thì có mướn luật sư thì chắc là cũng vô ích.

  12. 3D choi cu xien tao said

    3D choi xien tao, vuw chung to minh khong huu khuynh my dan de chong lai phe doc tai sau vu Tien Lang, vua co tien cho cong ty con gai. Con cac ong lon khac ngan bao chi noi la de lua 3D vao bay. Thay ngon lanh qua, dop gon mieng moi, the la bi viet vi lam dung quyen luc gay hau qua nghiem trong. Tham that!

  13. người yêu nước said

    Công bằng mà nói công ty Việt Hưng liên quan đến con gái 3D KHÔNG PHẢI là cái công ty Việt Hưng đầu tư vào dự án Ecopark , hoàn toàn là một sự trùng tên nhưng đã được một số kẻ ” chế biến ” khéo léo nhằm mục đích khác. Bạn đọc hãy thận trọng , kiểm chứng lại và đừng rơi vào cái bẫy của lực lượng hắc ám đang cay cú việc 3D công khai tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đã bị Trung Quốc xâm phạm thô bạo ở Hoàng Sa ngay giữa quốc hội- một điều mà chưa một lãnh tụ đảng hay chính quyền nào dám làm.
    Chính trị nó phức tạp thế đấy, khi cần người ta có thể tung tin và “lập lờ đánh lận con đen” nhằm lái dư luận theo ý riêng của phe nhóm .

    • trần anh tuấn said

      người yêu nước chắc là phe nhóm của 3d rồi ? cứ cho là công ty Việt Hưng đầu tư vào dự án Ecopark là không phải của con gái 3d đi ? thì xin hỏi bạn thế cô ta lấy tiền ở đâu mà giàu thế , làm chủ tịch rất nhiều công ty có quy mô lớn như vậy ? nếu không phải là từ tiền 3d ăn cướp của dân ? bạn nghe có vẻ dậy đời đấy nhưng bạn không qua mắt được những người có hiểu biết và có phẩm giá làm người đâu bạn ạ ? còn vụ đăng đàn quốc hội thì chỉ là hình thế mị dân , nhằm lấm liếm vụ vinasin mà thôi . Cũng như Đinh La Thăng ( Bộ trương GT ) chỉ là con rối của 3d nhằm hướng dư luận khỏi vụ vinasin và Tiên Lãng ?

    • Oanh said

      Việt Hưng còn lập lờ con đen,nhưng mục đích thì đã rõ:2 trong 1
      Bạn hiểu chính trị là gì không?chính trị là nói dối,hôm nay phủ nhận hôm qua,miễn sao an vị là được,chúc mừng 3D có kẻ nịnh khéo

    • Lê Thanh said

      Bạn mới là người ngây thơ, nhầm lẫn đấy. Chính trị là thủ đoạn nham hiểm, bẩn thỉu, bịp bợm, lừa đảo. Tuyên bố chủ quyền tại Quốc hội, trước truyền hình để lấy điểm dư luận, nhưng bí mật ký bán bo xit Tây Nguyên cho giặc Tàu. Cù Huy Hà Vũ kiện 3D bán bo xit, tù mọt gông đấy. Kế thúc phiên tòa, Vũ đã chẳng huỵch toẹt: do 3D trả thù, nếu Vũ mệnh hệ gì trong tù, 3D phải chịu trách nhiệm đó sao?
      Vụ đàn áp, khủng bố người biểu tình chống TQ, không một chóp bu nào không. Có chóp bu nào phản đối đâu. Nhất trí cao: cái ghế quan trọng hơn chủ quyền quốc gia, quan trọng hơn dân chủ và tiến bộ xã hội. Có mất nước, vẫn còn ngai vàng phiên thuộc, chí ít cũng được như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. Làm dân thường như Trần Xuân Bách, Trần Độ… mới khó làm sao!

      • Tony said

        Đúng rồi, chỉ khi nào tất cả dân VN yêu nước chống bọn tàu chiếm đất của ta được thả ra, khỏi cảnh tù tội, thì lúc đó mới tin là chính quyền VN hay người lảnh đạo quốc gia nói được, chứ hiện giờ thì ai chống tàu thì đều vào tù hết thì có kẻ “nhẹ dạ” mới tin vào chính quyền này thôi (đúng ra là không muốn dùng chử nhẹ dạ chút nào hết)

  14. Osin Huy Duc said

    Ranh giới giữa “dự án sản xuất kinh doanh”, theo Điều 40, và dự án vì “lợi ích quốc gia”, theo Điều 39, là không còn trong trường hợp xây dựng những khu đô thị lớn trong đó có phần hạ tầng. Trong vụ Ecopark, cho dù Chính quyền không nói rõ, họ đang áp dụng theo tinh thần của Điều 39.

    • Ngọc said

      Mấy bữa nay nghẹn ức vì cái vụ Văn Giang,Huy Đức lại bồi thêm một cú mém chết khi cho rằng chính quyền không sai khi cưỡng chế thu hồi đất của nông dân VG-Việc vận dụng luật theo kiểu lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia và cho rằng không có ranh giới giữa điều 39 và điều 40 của luật đất đai 2003 là kiểu nói lấy được của trẻ con.Các nhà làm luật không đặt người dân vào tình thế ngậm ngùi như thế đâu nhé hãy xem lại và nói cho rạch ròi điều 39&40 của luật đất đai 2003 để thiên hạ còn xem Huy Đức là Osin thứ xịn.
      Ông chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên nói lươn leo :-Đây là dự án đổi đất lấy cơ sở hạ tầng chứ không phải dự án phát triển kinh tế của chủ đầu tư-Trình dự án này ra cho bà con xem với ,đấu giá quyền sử dụng đất đâu?đấu thầu xây dựng công trình hạ tầng đâu?{theo nghi định 181/2004 về việc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.}
      Bộ CA đã tham gia với Hưng Yên trong việc trấn áp quyết liệt đánh đập người dân dã man để cưỡng chế lấy đất nên không thể nói TW không biết việc sai trái này và mọi người vẫn yên lặng thât khó hiểu .Thôi thì trước mắt ủng hộ cuôc đấu tranh của nông dân VG bằng cách kêu gọi tẩy chay Ecopark vậy và mong rằng có nhiều tiếng nói bênh vưc những người nông dân thấp cổ bé miệng này.

      • Lê Thanh said

        Trung ương ư? Hy vọng gì ở gần 200 người không óc, không tim ấy? Báo chí quốc doanh bị bịt mồm, vẫn kịp đưa tin 20 người bị bắt, 1.000 cảnh sát tham gia. Chẳng có trung ương nào mảy may lưu tâm! Đa số trung ương (đa số thôi, không phải tất cả) mít đặc internet, nhưng không thể nói không ai từng xem videoclip công an hành hung dã man dân Văn Giang (hoặc tự xem, hoặc cấp dưới, bạn bè cho xem), có ai thấy đó là tồi tệ, khốn nạn đâu. Không có óc, họ không thể nhận ra nguy cơ bùng nổ nay mai, cứ yên chí súng ống quân đội, công an bênh họ trong mọi tình huống. Xem Liên Xô hồi thập niên 90 đó!

    • Ngọc said

      Xin lỗi Huy Đức Đúng là cái câu thòng không giải thích trong điều 40 của luật đất đai 2003 về thu hồi đất:”các dự án đầu tư lớn theo qui định của chính phủ “đã đặt người dân vào tình thế nguy hiểm mất tất cả đất đai nếu lọt vào tâm ngắm của nhóm đại gia nào đó.

  15. Góp ý của ông Tạ. said

    Làm gì có chuyện “tư duy” trong này mà thay đổi với không thay đổi ông nhà báo ơi! Đó là một âm mưu cướp đất cày của dân trên quy mô vô cùng lớn của chính phủ ta mọi người đều đã rõ. Ông đòi thay đổi tư duy thì có khác nào đòi cướp tình nguyện đi nộp chiến lợi phẩm cho… công an (ủa mà nước ta công an là ai !?).

    Tổng bí thì mát
    Chủ tịch thì nhát
    Quốc hội thì nát
    Thủ tướng sơi tất.

    Nếu cần thay đổi thì dân uà lên mà thay bốn cái chướng vật trên, và đó là cách duy nhất để thoát được lời nguyền… mấy mươi năm đời ta có đảng…

  16. Dân Việt said

    BỌN này một loại Mafia
    CHÍNH cái gì đâu chỉ lũ tà
    QUYỀN lực trong tay dùng súng đạn
    CƯỜNG HÀO cướp đất của dân ta.

  17. Phải thay đổi tư duy thu hồi đất ????
    Dưới chế độ độc quyền cai trị thì tư duy có thay đổi, biến hình thế nào thì cũng chỉ để bảo vệ lợi ích của tầng lớp thống trị.

  18. Dân Viêt said

    Ông Tạo viết thế này:

    ” Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
    Do vậy, Ecopark ở Văn Giang, với nội dung đã công bố và quảng cáo rộng rãi, hiển nhiên là dự án kinh doanh, chủ đầu tư chỉ được phép nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân; chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất”. Hết trích dẫn.

    Người ta bảo ĐƯỢC, ông suy diễn thành CHỈ ĐƯỢC, rồi kết luận không được phép này nọ.
    Sự hàm hồ này làm mất hết ý nghĩa bài viết công phu của ông.
    TIẾC THAY!

  19. Tony said

    Lấy “Câu chuyện Thụy Điển” ra để rút kinh nghiệm thì dân mình sẽ yên tâm, hạnh phúc hơn.
    Câu chuyện Thụy Điển cũng là một trong nhiều cách mà các nước ở phương tây áp dụng khi mà chính phủ hay tư nhân muốn phát triển một vùng nào đó. Trước tiên thì họ sẽ mua lại những mảnh đất của cư dân nơi đó một giá đắc hơn là giá trị của miếng đất đó, và đây là bước đầu, có nhiều cách để chính phủ thương lượng với người dân để họ chấp nhận, nhưng chuyện ép dân, hay cưỡng chế theo cách của VN thì khó có thể xảy ra ở các nước phương tây lắm.

    • Maugiao said

      Nêú VN làm nhu Thuy dien hay Phuong tây,thì VN di làm cái chuyên cam Cu cho Chó dái,làm vay thi Tien dau ma quan tham bo Túi,
      Phuong Tây làm voi muc dich mang lai quyen loi cho nhan dan.
      Viet nam làm voi muc dich mang quyen loi cho Quan tham.
      Ta voi Tu ban khac nhau la cho ay,dong chi à,mong dong chi hieu cho..
      Ta là ta,Tân là Tây

  20. Hạt Mít said

    Ngồi đọc mấy bài viết tự nhiên lại nhớ hồi trước có đọc được một câu nói về CNXH hoàn chỉnh :” Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu ” Mình nghĩ chuyện này chắc chẳng bao giờ có , nhưng hóa ra bây giờ có rất nhiều người đang được hưởng thụ nó ( ít nhất là 4 người ) . Thì ra CNXH là có thật ,ráng chờ vậy .

  21. HoangGia said

    Buồn quá các bác ơi!
    Cứ tưởng giành độc lập se có tự do như Cụ Hồ nói. Ai dzè, giành độc lập xong là nông dân bị cày sới, phá nát sự bình yên xưa nay của nông thôn. Đó là cải cách ruộng đất, hợp tác xã, nay là công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Thế là mục tiêu người cày có ruộng đã tan như mây khói. Mọi người ngỡ ngàng theo và ủng hộ cộng sản làm cách mạng nay Mất mạng, mất đất, mất luôn cả công sức. Thiết nghĩ có Vụ Tiên Lãng sẽ cảnh tỉnh cho Chính quyền và Chính phủ nhìn lại chủ trương chính sách…ai dzè tiếp tục dùng quyền lực trấn áp nông dân. Buồn lắm các bác ơi.

    dân để lấy ruộng lúa Văn Giang cho Tập doàn Ecoprk

  22. Khánh An said

    Không biết những người tiến hành cuộc cưỡng chế ở Văn Giang có biết được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có… Pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân… Nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hoá…”…

    • Tony said

      Có ai thèm nghe ông ấy nói gì đâu? chỉ có dân bị áp bức mới đem những lời đó ra để tự “an ủi” thôi, chứ ngay cả ông ấy nói hôm trước thì hôm sau đã quên mất rồi, nói quên là “lịch sự” chứ thật ra thì chính ông ấy cũng không biết là đã nói những gì nửa. Quan bây giờ chỉ cần ôm tiền cho cá nhân thôi, có quan nào muốn nghỉ đến quyền lợi của nhân dân đâu?.

    • Dân Việt said

      Từ ngày nó được tòi ra
      Tọa ngay ở dưới gốc đa Tân Trào
      Chẳng thua chú Cuội chút nào
      Họp bàn quyết định lán cao “Là Lừa”
      Bây giờ mặc ghét hay ưa
      Đẻ ra đã thế, chuyện xưa chửa tường?
      Thân này thịt mỡ bọc xương
      Quyết tâm lường gạt, một đường tiến lên.

  23. chipheo@ said

    Thay đổi tư duy về “sở hữu đất đai” là điều vô cùng khó khăn nếu như không muốn nói rằng đó là “điều không thể”.Vì sao? Vì thực chất ta đang “thời kỳ tích lũy tư bản sơ khai”. Thời này mà “tích lũy tư bản” thì vô cùng khó khăn,nhưng biết thế nhưng các vị “thái tử” không còn cách nào khác.Nếu đất đai không còn sở hữu nhà nước thì các vị thai tử đỏ xoay xở ra sao. Chỉ còn 4 nước cọng sản và con đường tiến hóa tất nhiên không cưỡng được là các nước này phải bị cuốn theo.Chính vì thế sinh ra cảnh chụp giật với phương thức còn tàn bạo dã man hơn cả thời tiền tư bản. Các vị biết thời gian không chờ các vị và cũng chẳng còn bao lăm. Điều này đã được minh chứng: tầng lớp tư bản đỏ thời nay chủ yếu là các thái tử đỏ và phần đông họ đi lên từ địa ốc.Vì thế có vị bảo “bỏ điều 4 hiến pháp “là “tự sát” chả phải đã quá rõ ràng(!)

  24. Manh hung said

    Việt nam đang bước vào thời kỳ tư bản rừng rú -man rợ, kết hợp thêm với độc tài độc đảng

    Nạn nhân không ai khác là dân nghèo ,nhất là người nông dân.

    Thuở nô lệ, thân ta nước mất
    Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm
    Một đời đau suốt trăm năm
    Chim treo trên lửa, cá nằm dưói dao
    Giặc cướp hết, non cao biển rộng
    Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
    Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
    Non sông một khúc ruột liền chia ba

    Lũ bán nước lột da dân nước
    Tan mồ cha cũng rước voi iày
    Máu đà nhúng đỏ bàn tay
    Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào!

    Ôi nhớ những năm nào thuở trước
    Xóm làng ta xơ xác héo hon
    Nửa đêm thuế thúc trống dồn
    Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy

    Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏ
    Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
    Bán thân đổi lấy đồng xu
    thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!

    Con đói là ôm lưng mẹ khóc
    Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

    Kiếp người cơm vãi cơm rơi
    Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!

    …………………..
    Chém cha cái lũ thực dân
    Đã leo đằng cẳng lài lân đằng đàu!
    Một bước nhịn, bước sau cố nhịn
    Giặc càng hung. Còn nín được sao?

    *

    Hỡi quốc dân, hỡi đồng bào!
    Có gươm, có súng, có dao hãy dùng
    Quyết kháng chiến đến cùng cứu nước!
    Toàn dân trông phía trước, tiến lên!

  25. Tungdao said

    Ông Bùi Huy Thanh – chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định: “Đây là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải là dự án phát triển kinh tế của chủ đầu tư…”.
    Với những gì Ô.Thanh viện dẫn về dự án này là hoàn toàn sai luật:
    1/Luật đất đai 2003: hoàn toàn không đề cập đến việc đổi đất lấy hạ tầng.
    2/Nghị định 181/2004 về thi hành luật đất đai có quy định về cơ chế “sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”, trong đó quy định rõ hai hình thức:
    -Đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn bằng tiền trực tiếp xây dựng công trình. Hoặc,
    -Đấu thầu xây dựng công trình và đầu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn cho công trình đó trong một gói thầu.
    UBND huyện Văn Giang và cả UBND tỉnh Hưng Yên không tổ chức đấu thầu cũng như thỏa thuận công khai với dân về giá đất đền bù mà tự thỏa thuận với nhà đầu tư dự án là vi phạm pháp luật.
    3/Dùng lực lượng CA để tiến hành cưỡng chế là vi phạm Nghị định 77/2010/NĐ-CP.
    Đây là hành vi xem thường pháp luật của chính quyền Hưng Yên và Bộ CA.

    Đề nghị bà con Văn Giang hãy khởi kiện UBND Huyện văn Giang và UBND tỉnh Hưng Yên về các quyết định thu hồi đất.
    Về hành vi dùng vũ lực, đánh đập để cưỡng chế đất lại Văn Giang làm thiệt hại đến tài sản và nguy hại đến tính mạng của nhân dân Văn Giang, đề nghị bà con hãy khởi kiện Bộ CA.

    Đề nghị các bác tri thức, các luật sư , các blogger hãy tiếp tục lên tiếng về sự việc này.

  26. tam said

    _Thế kỷ 19, tư bản trắng …
    Khi nền công nghiệp cơ khí bùng nổ, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và bán hàng hóa tồn đọng Phương Tây đã vượt biển sang Phương Đông. Kịch bản của họ được tiến hành theo thứ tự sau:
    1- Nhà truyền giáo: là người Phương Tây đi tiên phong truyền bá tôn giáo, đồng thời họ cũng là những người rất am hiểu các xứ phương Đông.
    2- Nhà ngoại giao: sau đó các quốc gia Phương Tây cử nhà ngoại giao đến để đặt mối quan hệ với các quốc gia Phương Đông.
    3- Lái buôn: tàu buôn chở hàng hóa kỹ nghệ tinh xảo Phương Tây đến bán rồi mua nguyên liệu và hàng hóa các xứ Phương Đông chở về.
    4- Pháo hạm và lính đánh thuê: khi giao thương trở ngại hoặc do cạnh tranh thị trường với nhau, do mâu thuẫn tôn giáo, do chính sách bế quan tỏa cảng v.v. Mẫu quốc sẽ gửi pháo hạm và lính đánh thuê các loại đến tấn công, xâm chiếm các xứ làm thuộc địa.
    5- Quan chức và Cai thầu Phương Tây: là lực lượng đến tổ chức việc cai trị và khai thác thuộc địa. Cai thầu có cai đồn điền, cai hầm mỏ, cai lục lộ…
    6- Dùng lao động tại chỗ: đào tạo viên chức và tuyển mộ nông nhân bản xứ lao động trong các công xưởng do tư bản mẫu quốc lập ra với đồng lương chết đói (bóc lột).
    Từ đây sự chu chuyển tư bản được hình thành, dòng lợi nhuận từ thuộc địa liên tục chảy về mẫu quốc.
    ————
    _Thế kỷ 21, tư bản đỏ sẽ thực hiện kịch bản- Chúng ta đã thấy kịch bản so sánh tương tự nào không?
    Nhà quy hoạch, lái buôn-nhà đầu tư, quan chức-cai thầu, lực lượng vũ trang, nông dân bị tước đoạt… Sự chu chuyển tư bản và dòng lợi nhuận.
    Thị trường định hướng XHCN theo quy luật nào?
    Tất cả sẽ đi về đâu ???
    ————

  27. Hoàng Lan Mộc Châu said

    Bài viết này nhắc đến đường xe lửa Thuỵ Điển.
    Tại Mỹ, những việc như vậy cũng không hiếm. Tại Nhật Bản, Pháp và một số nơi tôi may mắn có dịp qua cũng thấy như vậy.
    Tôi tưởng tượng như nếu chính quyền Hưng Yên giữ lại vùng đất nông nghiệp Văn Giang, và phát triển ưu thế trồng cây cảnh của dân chúng khu vực này, biến nơi này thành một điiểm xanh đặc biệt giữa vùng đô thị ồn ào thì có phải tuyệt vời không? hãy tưởng tượng dân địa phương có nơi thư dãn, và tự hào, du khách ngoại quốc có chỗ thưởng ngoạn tài khéo léo của nông dân mình, rồi hàng ngàn, hàng chục ngàn cây cảnh thương hiệu Vangiang của mình đến với thế giới, và dân Văn Giang sẽ giầu lên. Huyện Văn Giang sẽ giầu lên và được tiếng là văn minh, văn hoá
    Đến một vài thành phố, dù lớn, dù nhỏ của Mỹ chẳng hạn, chúng mình sẽ bắt gặp rất nhiều điểm xanh thú vị trong thành phố, ngay cả những nghĩa trang có tuổi hàng trăm năm tuổi vẫn yên ả, thanh bình giữa thành phố náo nhiệt, đến người sống cũng muốn ngả lưng dưới gốc cây cạnh người đã nằm xuống. Những nghĩa trang trải dài một mầu xanh cỏ với nhưng công trình nghệ thuật và đặc biệt hầu như không có hàng rào, tường che. Chúng giống như công viên nơi cõi âm dương hài hòa gặp gỡ, dễ chiụ và thân thưong. Những nơi đây, các ngày cuối tuần, đặc biệt trong các ngày lễ, thân nhân đến bên người đã khuất cắm hoa, ăn uống, ca hát, kề chuyện cho người trên thiên đàng nghe cả ngày. Thanh bình và đẹp vô cùng.
    Những điểm xanh trong thành phố, những lá phổi của thành phố, nhưng điểm văn hóa thanh lịch đó đang biến dần ở các tp lớn ở VN
    Ba tôi bảo, sau năm 1975, người ta đưa lên báo ảnh mô hình thành phố Hà Nội được thiết kế bởi các “công trình sư” Liên sô trông không khác gì một thành phố Nga. Một số người trong hôi “Trí thức yêu nước”TP xì xào: Thủ đô VN mà để người Nga xây dựng sao?. Hà Nội trong mô hình hoàn toàn xa lạ như thế nằm trong giấc mơ:”xây dựng gấp mười ngày nay”
    Tôi ước gì Hà Nội trở lại là một thủ đô văn hoá ngày nào giống như nhiều thủ đô của các nước văn minh trên thế giới. Nơi như Amsterdam xe đạp ngự trị khắp nơi với hoa, trường học, thư viện, viện nghiên cứu, hí trường, viện bảo tàng, vũ trường và những con người thân thiện.

    • Hà Minh Thanh said

      Trí tệ đẻn ta không còn ăn theo, nhờ vả người Nga thì lại bám vào bọntàu khựa thôi, chứ có chút gì là trí tuệ của người Việt Nam đâu ???

    • Hạt mít said

      Tôi tưởng tượng như nếu chính quyền Hưng Yên giữ lại vùng đất nông nghiệp Văn Giang, và phát triển ưu thế trồng cây cảnh của dân chúng khu vực này, biến nơi này thành một điiểm xanh đặc biệt giữa vùng đô thị ồn ào thì có phải tuyệt vời không? …………
      Vâng giá như vậy thì hay quá bác nhỉ . Nhưng cái quá trình mà bác tưởng tượng lại kéo dài đến mấy chục năm mới có thể thành hình .Vậy xin hỏi có Đảng viên nào chấp nhận hy sinh nhiệm kỳ của mình để xây dựng nó không nhỉ ??? Và tại sao phải hy sinh khi mà cơ hội tham nhũng bao vây xung quanh ???? Và cũng chẳng cần phải mất thêm thời gian để suy nghĩ về những hậu quả mà anh đã gây ra nếu như anh có thể hạ cánh an toàn sau khi đã tích lũy đủ cho đời con đời cháu . Quyền lực không có sự kiểm soát thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được , mà chỉ có những bài phát biểu năm nay giống năm trước mà thôi .

  28. người dân phương nam said

    các bác ạ vụ văn giang xảy ra không thấy các hội đoàn nào lên tiếng cả ,cả mấy đại biểu đại diện cho quyền lợi nhân dân đâu hết, buồn cho nhân tình thế thái thật

    • mui said

      Cai bon bu nhin huu danh vo thuc, trong vao chung chi chet som thoi! Chung so bat bai nen gia cam diec het!!!

      • Kholamcacbanoi said

        Cai nay kho khan day. o Tien Lang, chinh phu vao cuoc. o Van Giang, co con gai cua thu tuong nha ta la nha dau tu. Chac chinh phu khong can thiep dau.

  29. Con Người said

    Bác này đúng quá! Đây ko phải là dự án an ninh quốc phòng, cũng ko phải dự án xây dựng hạ tầng xã hội. Ô hô! Thế này hoá ra nhà nước làm tay sai hoặc là đi làm thuê cho doanh nghiệp à?

  30. Hailua said

    Khách Quan là hạng người nào mà ăn nói khó nghe thế. Ông ko đủ bản lĩnh đại diện cho đám tư bản đỏ đâu.

  31. DzNT said

    Hỏi anh Nguyễn Tấn Dũng sẽ rõ.
    Xin hỏi anh 3D: Con gái anh dạo này có khỏe không ạ?

  32. Ho Chan That said

    Úi xời! Tin bác tổng Trọng làm gì?! bác ấy có hiểu những gì mình nói đâu… Mà bây giờ hình như có “mốt” đưa những anh “chẳng biết gì” vào vị trí TBT thì phải?!?!

    Bác này với mấy bác TBT trước hay có cái kiểu “lý sự” như:

    – xét một cách “tương đối” thì khoảng cách giàu nghèo trong xh Việt Nam là thấp hơn so với các nước tư bản, nhưng lại “quên” bố nó mất là với người dân bình thường, người ta quan tâm trước hết đến giá trị “tuyệt đối” mà họ được hưởng (chẳng hạn họ có đủ cơm ăn áo mặc ko, được hưởng những phúc lợi xã hội như giáo dục y tế hay môi trường đến mức nào…), còn cái việc “so sánh” xem là mình được hưởng như thế là nhiều hay ít hơn so với những người khác là “công việc thứ yếu”

    – phong trào cánh tả ở một số nước Mỹ La Tinh đang lên chứng tỏ niềm tin vào CNXH, nhưng lại “quên” bố nó mất là CNXH làm gì có ở VN, chỉ dùng cái “tên” thôi, làm sao có thể so được với các nước tư bản về khả năng “đáp ứng nhu cầu xã hội” của nhà cầm quyền ở các nước đó!!!

    – tham nhũng là căn bệnh duy nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, và phòng chống nó bằng cách kêu gọi “làm theo tấm gương đạo đức” hay “tự phê”… mà “quên” bố nó mất rằng cái gốc rễ sâu xa nhất của cả tham nhũng, những thói quan liêu cửa quyền…. đều nằm ở sự “độc tài mọi thứ” (độc tài nguồn lực, độc tài luật lệ chính sách, độc tài quyền hạn…)

    – phát triển DN nhà nước để làm “chủ thể” của nền kinh tế quốc dân, mà “quên” bố nó mất là “lý thuyết” về CNXH cho rằng chỉ có thành phần kinh tế hiệu quả nhất, đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội nhất mới đủ “tư cách” làm chủ thể nền KT, mà thực tế bao nhiêu năm qua chỉ ra rằng đa số các DNNN gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền KT chứ ko như “tuyên truyền” của mấy “nhà tư tưởng trong xó bếp” nào đó

    v.v….. tóm lại là “chuối” lắm!!!

  33. Ngô Va9n Chung said

    Có phải Chủ đầu tư mua đưt chính quyền và do vậy chính quyền đã trở thành công cụ của chủ đầu tư? Ai chứng minh bằng luật điều này giùm tôi được không? Chứng minh càng hùng hồn càng có cơ thức tỉnh chính quyền TW. Bởi TW cao quá chủ đầu tư khó với mà mua được.

  34. Hailua said

    Đặc thù chế độ do đảng cs cai trị là ko thừa nhận tư hữu đất đai. Từ đó các nhóm lợi ích tư bản đỏ tranh dành nhau bờ xôi ruộng mật bao đời nay của người nông dân. Một khi chính quyền liên minh với các nhóm tư bản đỏ thì người nông dân bị thu hồì đất ko còn phải bàn cãi . Sự tàn nhẫn của đám tư bản đỏ lâu ngày trở thành quen.

  35. Khánh Tường said

    Ecopark là dự án của tư nhân được nhà nước chuẩn y chứ không phải là dự án của nhà nước thì nhẽ ra chủ đầu tư phải là người đứng ra trực tiếp thỏa thuận với nông dân về giá đất chứ tại sao chính quyền địa phương huyện Văn Giang lại đứng ra nhận trách nhiệm này? Như vậy hóa ra chính quyền đi làm thuê cho tư nhân à? Hay là chủ đầu tư giao khoán cho chính quyền rồi lãi lời chia nhau kệ người dân bị thiệt. Không hiểu chủ đầu tư có oai quyền đến mức nào mà nhà nước phải điều động hàng nghìn cảnh sát kết hợp cùng côn đồ được trang bị đầy đủ vũ khí về Văn Giang chấn áp bằng được dân nghèo?

  36. Hưng Đạt said

    Bây giờ tôi thấy ít ai nhắc tới chuyên chính vô sản. Qua sự kiện Văn Giang tôi thấy hình như chính quyền đang thực hiện chuyên chính với vô sản. Họ đang dùng ” bạo lực cách mạng” với những người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên mảnh đất của cha ông. Họ đang làm một cái trật tự ngược với cải cách ruộng đất. Họ đang tước quyền sử dụng đất của nông dân để dành cho các nhà tư bản giàu có. Những lý luận mà tôi được học trước khi bước vào cuộc chiến bây giờ đã lạc hậu, đã là quá khứ xa rồi. Chính quyền đang thực sự phục vụ cho những người giàu.
    ” Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”!

    • Khánh Tường said

      Giai cấp lãnh đạo ở VN đã bỏ hai chữ “vô sản” đi từ lâu rồi bởi vì họ chính là những người có nhiều tài sản nhất nhờ chức quyền của mình. Chỉ có ai có chức, có quyền mới có điều kiện tham ô, nhận hối lộ để làm giàu túi tiền của mình chứ dân không có điều kiện làm chuyện đó.

  37. Bài hay quá, tôi nhớ lại bài hát khi xưa: “nông dân là quân chủ lực, đội quân hùng mạnh…không có nông dân thì kháng chiến ta không thể thành công…”
    Mỉa mai thay ngày nay hòa bình nông dân họ coi như rác: muốn cướp thì cướp, muốn đánh thì đánh. Ai sinh ra họ đội quân tàn bạo chĩa súng vào dân, cướp cơm của dân?? Hóa ra họ là quân ăn cháo đá bát, lòng dạ bạc như vôi à?
    Cưỡng chế đúng luật, đền bù thỏa đáng thì cứ đàng hoàng mà làm, dân nào dám chống.Nhà báo, nhà đài vào quay phim chụp ảnh tự nhiên sao phải ngăn cấm? Ăn vụng đâu mà sợ dư luận??Có khuất tất mới điều binh, khiển tướng hùng hậu, trang bị không còn thiếu gì như đi đánh giặc thời K/C…hóa là đánh dân.Khác nào một chàng hiệp sĩ võ nghệ cao cường, súng gươm ,giáo mác đánh nhau vài người đàn bà , vài đứa trẻ con…Ê mặt với thế giới!
    Thụy Điển- một câu chuyện hay thế! Chính phủ thua dân.
    Philipp…còn lấy đất tổng thống chia cho dân nghèo…
    Xứ “giẫy chết” sao mà tử tế!
    Đúng là người với người sống để thương nhau, t
    Xứ ấy có trái tim giầu
    cho dân vẫn ngẩng cao đầu mà đi!
    (nhại thơ T H)

  38. Tien said

    Hahahaha chảng có thể làm gì được nữa rồi …. Chúng ta đã nuôi CM từ thời CM còn là trứng nước… đến giờ CM đã đủ lông đủ cánh lại thêm nanh vuốt..lợi hại….cứ xem hàng vạn vạn…các bà mẹ anh hùng, thậm chí các anh hùng liệt sĩ còn bi quên…lãng xẹt….sống trong nghèo đói…. Vậy xá gì các bác nông dân chân lấm tay bùn..phỏng ạ ?!?!?!

  39. Đỗ Viết Hoạt said

    Đọc xong bài này xong lòng đau đớn, nỗi uất nghẹn “chiêm” vào nghị quyết trung ương 4 cùng với những phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng, tôi không biết nói gì . . . và lòng tự nhủ mình, từ đáy sâu thẳm vụt trào lên câu nói bất hủ của ông Thiệu, và hai chữ muôn năm cứ thôi thúc trong tôi vô cùng mãnh liệt, và tự hỏi mình những ai trong chúng ta đã và đang làm cho câu nói ấy trở nên bất tử ???

  40. Bác Ba Phi said

    Nhật ký Trọng lú ngày 24/04/2012

    Văn Giang lửa khói trong sương sớm
    Tiếng súng hay là tiếng thở than ?

    Hưng Yên chiến thắng vẻ vang
    Sao ta cảm thấy bất an trong lòng
    Mặt bằng cơ bản dọn xong
    Chỉ vì hai chữ tiền nong thôi mà

    Quân mình đi cướp dân ta
    Lòng dân ai oán nước nhà rối ren
    Bao đêm thao thức chong đèn
    Làm sao để đám dân đen câm mồm

    Nghị quyết quán triệt ít hôm
    Còn nhiều hình thức ôm đồm chung chung
    Dân ta thì bảo mình khùng
    Suốt ngày ngâm cứu lung tung dạy đời

    Đảng ta toàn lũ con trời
    Chẳng đứa nào chịu nghe lời trọng ban
    Một số không nhỏ dối gian
    Tham ô tàn bạo đứng hàng top ten

    Nhậu toàn rượu ngoại bia KEN
    Đi BMW, WAGEN, AUDI
    Chỉnh đốn cũng chẳng ích gì
    Chỉ tổ để chúng khinh khi già này

    Kệ thây mặc lũ chúng mày
    Trọng tao chẳng thích làm thầy nữa đâu
    Cầu xin tiên đế nhiệm mầu
    Thay con trị lũ mặt ngầu não suy.

  41. Haohao said

    THU HỒI ĐẤT & TƯ DUY PHÁT TRIỂN
    Như NCH đã nói 27/04/2012 lúc 15:47, thu hồi tất nhiên nhà nước đã xem đất đai là của mình (hồi) và xem lấy (thu) là cách thức thực hiện.

    Thu hồi còn tệ hơn cả “trưng mua” như trường hợp Thị trưởng Tokyo đòi nhà nước Nhật trưng MUA đảo SENKAKU từ sở hữu tư nhân Nhật Bản và đã mua xong. Mua là sự thuận lòng giá cả của cả 2 bên (thuận mua vừa bán). Trưng mua là bắt buộc phải bán cho Nhà nước, không muốn bán cũng không được.

    Không thấy bài nói về vấn đề, nhiệm vụ PHÁT TRIỂN KINH TẾ trong đó có vai trò tập trung nguồn lực đất đai của ĐẢNG sau thời kỳ đất nước chiến tranh và lạc hậu về mọi mặt.

    Đảng cộng sản tự hào họ đã chiến đấu và lãnh đạo nhân dân giành độc lập, đổ xương máu giành đất nước và sẽ đi lên CNXH, tức là phát triển kinh tế tốc độ nhanh và công bằng.

    Khác với trường hợp Thụy Điển đã có cơ sở hạ tầng đã tốt sẵn, chỉ cần bổ sung 1 ít để tốt thêm. Việt Nam là một nước lạc hậu nhu cầu phát triển hạ tầng rất lớn trong khi thực tế người dân từ xưa nay xây dựng nhà cửa, ăn ở lung tung không có quy hoạch, ruộng vườn manh mún. Càng để lâu thì khi PHÁ cũ để XÂY mới nhằm hiện đại hóa lại càng khó và tốn kém.

    Đó là lý do Chính quyền cộng sản tự cho mình cái quyền QUY HOẠCH, mà toàn là quy hoạch vĩ cuồng dẫn tới treo. QUY HOẠCH theo CS nghĩa là gì thì ai cũng hiểu, đúng không.

    Nói cho công bằng họ đã làm tốt về thủy lợi và việc đó đem lại lợi ích nên chống đối của nông dân bị quy hoạch là ít và lợi ích đem lại do có thủy lợi đã đền bù cho họ và láng giềng của họ sự mất mát. Ngày nay Việt Nam xuất khẩu gạo cũng là nhờ có các công trình thủy lợi của cs sau 1975 nữa đúng không?

    Dự án nào cũng cần TÍCH TỤ đất ở quy mô nhất định, theo tuyến hoặc theo vùng, tất phải “GIẢI PHÓNG mặt bằng”. Giải phóng nhé, không phải CƯỚP. Vì mục tiêu là phát triển kinh tế, hiện đại hóa. Đất đai LỤN VỤN thiếu hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội là CÓ TỘI với tổ tông, với máu xương những người đã đổ ra và kỳ vọng.

    Do không có đất sạch, vì bị một vài hộ dân chống đối, hiệu quả kinh tế của dự án lắm khi lật ngược. Có những dự án lỗ chỏng gọng, chi phí tăng cao, chỉ vì vài hộ gia đình không chấp nhận đền bù.

    Cả cây cầu Bình Triệu chết đứng vì 5 hộ dân làm sao chính quyền chịu đựng được. Hàng trăm tỷ vay ngân hàng ngày ngày phát sinh lãi, hàng chục tỷ đồng “lợi ích xã hội ” do đưa cây cầu vào sử dụng cũng không có. Doanh nghiệp xây lắp cũng lao đao. KHÔNG CƯỠNG CHẾ làm sao thoát thế bế tắt?

    Nắn đường nhé? Ca bài ca cũ “quy luật của thế giới là khi con đường bị nắn cong thì ngay ở chỗ cong đó có nhà 1 thằng du côn hoặc mồ mả cha mẹ quan”.

    Độc tài, ác nhưng nhanh gọn, dự án đạt hiệu quả, kinh tế phát triển, cả vùng thay đổi bộ mặt, lắm khi còn được khen.

    Kinh tế Tàu phát triển nhanh, hạ tầng được hiện đại hóa hơn hẵn Ấn độ cũng nhờ họ “độc tài” và có QUYỀN QUY HOẠCH. Thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh, bộ mặt thay đổi, môi trường tốt lên nhờ đâu?

    Quay trở lại trường hợp Văn Giang và tất cả dự án hiện nay, kể cả các trường hợp dự án bị kéo dài dở dang hàng mấy năm trời. Nếu thay đổi TƯ DUY PHÁT TRIỂN, không phải tư duy thu hồi đất, theo kiểu THỤY ĐIỂN, thì phải làm sao.

    Nếu thương lượng mua bán VỪA LÒNG một số hộ dân chống đối (trong đó có cả liều, đầu gấu” thì sẽ DẮT DÂY hàng loạt hộ đã cam nhận thiệt thòi trước đó. Họ sẽ quay lại đòi hỏi CÔNG BẰNG và các dự án đang dở dang sẽ tiêu vong.

    Chưa kể, nếu tự đánh mất cái QUYỀN QUY HOẠCH thì đảng cộng sản sẽ tiếc lắm vì họ có công cụ chuyên chính kia mà.

    Nhưng đúng là cho họ có quyền THU HỒI ĐẤT kiểu ăn cướp để PHÁT TRIỂN KINH TẾ và HIỆN ĐẠI HÓA thì vì bất công và lòng dân chán ghét, sẽ không cho họ còn cơ hội TỰ TUNG TỰ TÁC.

  42. TRỰC NGÔN said

    Thưa ông Võ Văn Tạo,

    Bài viết của tác giả Osin Huy Đức đã hay, bài viết này của ông còn hay hơn và thấu tình đạt lý, khi đề cập đến Luật đất đai của Nhà nước VN.

    Quyền tư hữu đất đai là một trong những quyền cơ bản của công dân ở các nước tư bản. Ngoài thí dụ Thụy điển mà ông đã nêu, tìm hiểu cụ thể như tại Mỹ thì quyền tư hữu đất đai được trao vĩnh viễn cho nông dân, được điều chỉnh nghĩa vụ bằng thuế đất đai đóng hàng năm. Nông trại gia đình Mỹ có cái rộng đến hàng trăm hecta ( ở bang Texas), đã là một phần của lịch sử nước Mỹ và niềm tự hào của tầng lớp tiểu nông Mỹ. Còn Chính phủ liên bang nếu muốn trưng dụng đất để làm hỏa xa, khai thác dầu.. họ sẽ đền bù rất cao. Còn không thỏa thuận được thì đem lên Tòa án phân xử.

    Ở miền Nam VN, ngay từ tháng 3/1970, chế độ Sài gòn đã tiếp tục chương trình Người cày có ruộng đã có từ năm 1955, với mục tiêu của việc cải cách này là cấp miễn phí 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân.Người nhận đất theo quy định chương trình Người cày có ruộng thì không được sang nhượng hay bán lại thửa đất đó trong vòng 15 năm. ( theo các tài liệu lưu trữ).
    Qua đó mới nhận thức được chế độ tư bản, dù có xấu xa gì đi nữa, cũng luôn tôn trọng cái quyền tư hữu tối thiểu nhất của người dân : là quyền làm chủ miếng đất, cái nhà ở của mình. Và trong một xã hội dân sự tư bản cũng không có khái niệm cưỡng chế, tranh chấp đất đai giữa công dân và Nhà nước pháp quyền.
    Hiến pháp VN là bản sao của Hiến pháp Liên xô với chế độ công hữu đất đai ( chắc chỉ còn vài nước XHCN áp dụng) để nhằm khẳng định quyền lực tuyệt đối và sở hữu vô hạn nguồn tài nguyên đất đai của đất nước. Mâu thuẩn giữa tư hữu và công hữu, giữa lợi ích nhóm nhỏ và lợi ích đất nước, chính là nguyên nhân khiến 70% vụ khiếu nại tố cáo hiện nay ở VN đều có liên quan đến nhà đất. Vì không có thỏa thuận, đền bù tương xứng mà chỉ áp đặt bằng họng súng.

    Theo cá nhân tôi, sẽ còn rất nhiều vụ Tiên lãng, Văn Giang… nữa xảy ra trong tương lai, nếu khái niệm ” sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý” còn nằm trong Luật đất đai và Hiến Pháp, qua đó phục vụ quyền lợi tích tụ đất đai, lòng tham không đáy của nhóm nhỏ lợi ích như hiện nay.

  43. gocsayblog said

    Anh Ba để cái “Share this” RẤT HAY. Xin cám ơn !!!

  44. Khách quan said

    Theo mình thấy có phần đúng là cưỡng chế đất đai có phần gây phản cảm đối với phần lớn người dân, nhưng cũng thiết nghĩ là dự án này đã lên kế hoạch từ năm 2003, đã có 1554/1720 hộ dân trên khu vực qui hoạch đồng ý với thỏa thuận thu hồi đất. Một dự án lớn đã đi gần hết chặn đường và mục đích vì lợi ích phát triển kinh tế của quốc gia. Như mọi người đều biết Việt Nam đang chuyển dần sang định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên những dự án chuyển dịch kinh tế khu vực như thế này là cần thiết và sẽ diễn ra nhiều nữa trong tương lai. Nếu đặt mình vào địa vị của những người lãnh đạo thì thật sự các lựa chọn giải quyết ra sao?

    1/ Ngưng dự án lại theo nguyện vọng của người dân (trả đất cho nhân dân), để lại có thêm dự án treo, nhà đầu tư không giải quyết được vấn đề tiền vốn, thất thoát hàng tỷ đồng rồi rút lui khỏi dự án.

    2/ Thực hiện cưỡng chế theo đúng tiến độ, nhà nước thực hiện đúng qui định và phần lớn dân cư trong vùng đã đồng ý với thỏa thuận. Tất nhiên việc thu hồi đất cũng đi kèm với cả những biện pháp tái định cư và chuyển đổi ngành nghề cho dân.

    Thêm một ý của mình là, dân cư không chấp nhận thỏa thuận hầu như là do không đồng ý với giá đền bù mà nhà nước đưa ra. Thì theo mình nghĩ, đó hầu như là đất ruộng, đất nông nghiệp thì làm sao mà giá cao được, chỉ khi nhà đầu tư bỏ tiền vốn san lấp mặt bằng, xây dựng thành khu dân cư thì giá sẽ cao lên. Không thể lấy giá sau khi thực hiện dự án mà áp đặt vào giá bồi hoàn được. Nếu cứ một mét vuông đất ruộng mà đền bù giá như ở thành thị (vài chục triệu một mét) thì bỗng nhiên một người nông dân bỗng phất lên nhờ dự án đó, mà một phần của số tiền người đó nhận được lại từ thuế của toàn dân. Mọi thứ đều phải do người dân tự phấn đấu cả, mình nghĩ mâu thuẫn cũng là do người dân khi bị thu hồi đất sẽ thấy khó chịu và không được như mong muốn thôi.

    • dan ta said

      ông đúng là kẻ được thuê để đi khóc thuê rồi.tôi không muốn phân tích với ông vì ông chẳng biết gì cả.hãy nhớ răng.quan nhất thời, dân vạn đại.hôm nay ở văn giang thì mai sẽ có thể là đến lượt nhà ông hoặc họ hàng nhà ông.lúc đó ông sẽ thấy thế nào là chính quyền của dân do dân và vì dân.

    • QuangPhong said

      Thưa Ông KháchQuan,
      Tôi cũng đồng ý một với phần cuối của Ông Tuy nhiên Ông cứ nghĩ xem : Với 1 gia đình có khoảng 2 sào đất,tuy họ sống không sướng nhưng cũng đã có những điều kiện cơ bản để sống được quanh năm một cách ổn định. Nay với 72 triệu đồng đền bù ,cuộc sống của họ như thế nào đây. Ông thử tổ chức cuộc sống đó như thế nào- nếu là Ông.
      Đồng ý với Ông, đất NN không có giá như đất thành thị.Phải có Nhà Đầu tư làm này khác thì giá mới lên. Nhưng khoảng cách 100.000,0đ/m2 so với >30triệu/m2 , Nhà ĐT làm cái gì để có chênh lệch về giá như thế, Phải chăng đó là lợi nhuận kếch xù (M) mà như Mác nói : Có cắt cổ chúng nó vẫn làm – áp dụng theo đây : Có chà đạp lên mọi thứ,chúng nó vẫn làm.
      Nếu như, tôi giả dụ :Nhà ĐT Ecopark đền bù cho họ 1triệu đ/m2 ( So với >30tr/m2 cũng chỉ là 1/30) , tôi cá là mọi chuyên sẽ khác !!!!!
      Ông đồng ý với tôi không ???
      Có 1 bài tính ở đây : Đất thương phẩm trong DA Ecombark là khoảng 30% ( Đất dược phép KD )- lý tưởng.
      Như vậy,cứ thu được 3 m2 sẽ được 1 m2 thương phẩm : 100.000 đx 3 = 300.000,0 ngàn
      Một nhà Đầu tư có kinh nghiệm nhẩm tính ,từ đất NN chỉ cần đầu tư hạ tầng bình quân khoảng 3tr/m2 là cực tốt ( thậm chí có cả sân bay khu vực ????)
      Như vậy : 1 m2 đất thương phẩm cũng chỉ có giá tối đa 3tr x 3 = 9 triệu đồng / m2 + Giá đền bù 300 ngàn = 9.300.000đ/m2
      Còn giá bán ,Không nói ai cũng biết ( không dưới 30 tr/m2)
      Thế thì tại sao giá đền bù chỉ 100.000,0 đ/m2 ??????

      • Hưng Đạt said

        Xưa nay mọi người đều quen việc nhà nước quy định giá đền bù giải tỏa mà quên mất việc cần đối thoại, thỏa thuận để đi đến đồng thuận. Trường hợp cụ thể này nhà đầu tư cần tìm đến sự đồng thuận của nhân dân hơn là việc dùng vũ lực để tước đoạt.

      • Dân Viêt said

        Bác viết thế này:
        Với 1 gia đình có khoảng 2 sào đất,tuy họ sống không sướng nhưng cũng đã có những điều kiện cơ bản để sống được quanh năm một cách ổn định.
        Xin bái phục bác.
        Bác lại viết tiếp là nhà đầu tư chỉ cần chi tiền giải phóng mặt bằng và tiền làm hạ tầng là có đất thương phẩm để bán.
        Cám ơn bác đã mở mang đầu óc cho bọn em.

      • TOM said

        Quang Phong phân tích rất hay !

    • Haohao said

      Đồng ý với Khách quan điểm 1, điểm 2 thì không “phần lớn dân cư trong vùng đã đồng ý với thỏa thuận” không phải họ nhận đền bùi là họ đồng ý và đồng thuận, đồng lòng. Xui rủi lọt vào quy hoạch thì NÊN chọn phương án ít tổn thất nhất, vừa với sức của DÂN ĐEN tất là vừa ừ vừa về nhà sụt sùi khóc thôi. “Khách quan” không sợ bị nghe chửi thề à? Cựu lãnh đạo đảng và nhà nước nghe nhà ở quê bị quy hoạch cũng khóc lóc xin chỉnh quy hoạch nữa là dân.

      “Thêm một ý của mình là, dân cư không chấp nhận thỏa thuận hầu như là do không đồng ý với giá đền bù mà nhà nước ĐƯA RA”: quyền to quá ha? Ông “Khác quan” nghĩ sao khi nhà nước có lỗi gây ra cái chết của dân (điện giật, cây đỗ, cầu sập) rồi tự đưa ra giá HỖ TRỢ là 5 triệu?

      “Thì theo mình nghĩ, đó hầu như là đất ruộng, đất nông nghiệp thì làm sao mà giá cao được, chỉ khi nhà đầu tư bỏ tiền vốn san lấp mặt bằng, xây dựng thành khu dân cư thì giá sẽ cao lên.”: ông ơi, ông lại biện minh tầm bậy rồi, blog đăng tin nông dân Văn Giang đang trồng cây cảnh và sẽ tiếp tục trồng cây cảnh, họ có xin chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở đâu? họ thu lợi từ đất và đó là tài nguyên, TƯ LIỆU SẢN XUẤT của họ kia mà. Chưa nói yếu tố tâm linh, tình cảm không có giá trị gì cả sao?

    • Thành said

      Nước ta còn nghèo, Ecopark đáng góp gì thiết thực cho nhân dân lao động lương thiện? Hàng chục nghìn nhân khẩu nông dân sẽ ra sao, khi bị bứng khỏi làng quê từng gắn bó bao đời? Kỷ niệm quê hương, mồ mả ông bà cha mẹ… giá bao nhiêu? Mấy người kiếm được việc làm trong cái Ecopark xa hoa ấy? Ecopark làm biệt thự bán cho người giàu, mà hầu hết là quan chức tham nhũng, buôn gian bán lận, bọn nhà giàu mới phất nhờ tước đoạt, bị hãnh tiến. Ecopark có tạo ra sản phẩm thiết yếu cho xã hội không? đóng góp gì cho tăng trưởng GDP, phát triển kinh tế xã hội? Hay chỉ tạo mầm mống bất an, bạo loạn, oán hờn, tệ nạn và mâu thuẫn xã hội thêm sâu sắc?

      • hahien said

        Như Osin đã đề cập trong bài viết của anh, giải pháp hợp lý là nhà đầu tư thương lượng với nông dân ở mức giá hợp lý rồi cho phép họ cùng đầu tư vào dự án bằng việc góp đất. Giá hợp lý ở đây được tính trên cơ sở giá vốn là bao nhiêu để có thể có được một mức lãi kỳ vọng. Giá vốn cơ bản bằng giá đất cộng với chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó tính được ra giá đất khả dĩ là bao nhiêu để tính ra phần góp vốn bằng đất của người dân. Tôi tin với phương án này thì giá đất cũng không thể rẻ như 48 triệu/ sào và người dân sẽ vui vẻ thực hiện.

    • Khánh Tường said

      Dự án Ecopark hoàn toàn không phải là dự án công nghiệp mà là dự án xây dựng đô thị với các khu dân cư, văn phòng và thương mại. Gần 40 năm rồi mà nền công nghiệp VN vẫn luôn ở tình trạng manh mún, thích ăn sổi và không hề có sản phẩm xuất ra nước ngoài. Ngoại tệ mà nhà nước thu nhập được chủ yếu dựa vào việc bán nông, hải sản. Trong vòng vài chục năm nữa thì Việt Nam vẫn chỉ là nước nông nghiệp chưa không thẻ là nước công nghiệp được. Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp mà nhiều nước trên thế giới không có thì tại sao nhà nước không tập trung vào thế mạnh này khi không thể có bất kỳ khả năng nào cạnh tranh với các nước khác trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp. Không ít nước có thu nhập đầu người cao, đời sống đảm bảo nhờ họ chú trọng vào nông nghiệp và hải sản.
      ND đã có suy nghĩ rất sai khi nghĩ rằng các nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra rất nhiều vốn để cải tạo đất ruộng thành đất thổ cư. Chỉ cần nhà nước cấp giấy phép chuyển đổi là họ đã ngay lập tức giao bán mặt bằng với cái giá cao hơn vài chục, vài trăm lần giá họ bỏ ra ban đầu mà không hề tốn chút tiền vốn đầu tư nào (ngoại trừ những khoản tiền đút lót để nhận được giấy phép chuyển đổi). Rất ít nhà đầu tư sử dụng hết diện tích được cấp của dự án. Họ chỉ sử dụng mọt phần rất nhỏ còn số diện tích còn lại họ bán trao tay để có được lợi nhuận khổng lồ. KInh phí cho dự án chỉ là kinh phí ảo chứ trong thực tế thì kinh phí đó sẽ nhỏ hơn rất nhiều.

      Hỏi ND một điều, nếu ở địa vị người dân Văn Giang thì ND có đồng ý bán cho chủ đầu tư với giá 100.000 đồng/m2 không?

      Các cá nhân chủ trì trong chính quyền địa phương ở Văn Giang và tỉnh Hưng Yên được lợi bao nhiêu trong dự án này? Một người không có trình độ đại học cũng thừa biết rằng giá bồi thường cho dân do chính quyền địa phương ép dân phải chấp nhận càng thấp thì tiền thưởng từ nhà đầu tư chảy vào túi của các quan càng nhiều. Đúng vậy không các “nô bộc”?

  45. dang long said

    DL
    Rõ ràng lợi ích nhóm đã thao túng toàn bộ ; việc cưỡng chế lộ diện giữa nói và làm không thống nhất của chính quyền từ luật đến chính sách và cách hành sử vụng về khuất tất không hợp lòng dân , không vì dân thử hỏi dự án ấy nay mai phục vụ ai ? Thử hỏi những người dân mất đất họ có thái độ ra sao với dự án thơ mộng đó và chính sách ổn định xã hội của nhà nước ta có thuyết phục được họ không?

  46. Nguyễn Thiết said

    Nhân – Quả luôn đúng cả yếu tó tâm linh và triết học Mác xít. Một nhóm người không thể đẩy cả dân tộc và đất nước vào vòng bất ổn định ly tán. Chính quyền đúng thì tại sao lại phải gỡ bài ở trang Tầm nhìn xuống, tại sao phải chốn không đối thoại với nhân dân. Tôi tin rằng: khi đêm xuống Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giở máy tính ra tìm đọc những bài viết về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Ông sẽ khóc (nếu còn một chút phần người trong ông)

  47. helenathuy said

    Đây cương quyết ko phải chính quyền của chúng ta,những người lao động . Có rất nhiều cách thu hồi đất . Thậm chí nếu thu hồi đất ở Văn giang là với mục đích quốc phòng cũng ko thể làm như thế được . Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất mà chính quyền Hưng yên sử dụng ko thể là lực lượng công an nhân dân .Đây là một lực lượng ô hợp mặc sắc phục mang hành vi côn đồ của tụi xã hội đen . Đây cũng sẽ là lực lượng hèn nhát nhất mổi khi Tổ quốc lâm nguy ..Chính phủ TW phải lên tiếng càng sớm càng tốt . Cường quyền ko khuất phục được nhân dân đâu .Khi chính quyền ko đối thoại với dân thì đó cũng là lúc giông bão vần vũ . Nhân dân ko có gì để mất !!!

  48. hahien said

    “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có… ”

    Chỉ những người nông dân ở Văn Giang, Tiên Lãng và ở khắp mọi miền thôn quê VN đang bị cướp đât mới đủ tư cách để phát biểu câu này.

    • Khánh Tường said

      @Hahien: ???? Nếu vậy thì những người dân Việt Nam sống ở nơi khác, dù không bị cưỡng chế nhưng quan tâm đến việc cướp đất ở Tiên Lãng, Văn Giang, … không đủ tư cách phát biểu à? Sao lại có quan điểm kỳ lạ vậy???

  49. ha noi said

    Chuyen chinh voi dan! Vo san voi nuoc la.

  50. kute said

    tôi rất buồn cho cả một dân tộc. buồn cho người dân Văn Giang nói riêng và người dân nghèo VN nói chung. một đất nước XHCN luôn hô hào là của dân, do dân và vì dân mà lại như vậy. thật buồn…………………

  51. Nguyen Thị Huyền said

    Đây không thể gọi là cưỡng chế, mà phải gọi đúng bản chất của hiện tượng là ăn cướp, thưa Bác. Tất cả người dân ở quê cháu xem cảnh cướp đất, đánh bắt người đều hết sức phẫn nộ. Cháu và mọi người đều cho rằng: Nhà nước đã đứng về phía kẻ giàu có để cướp của nhân dân và nhà nước đó không phải của dân nữa.

    • TRỰC NGÔN said

      Bạn ơi, ai cũng biết như vậy. Nhưng với các nhà báo có tên tuổi thì khi VIẾT, họ phải LÁCH. Có như vậy mới không đụng 02 cái còng 88.
      Mình phải thông cảm dùm cho họ

  52. NCH said

    Nhà nước nên bỏ cái câu “mập mờ”:
    1-Đất đai là sở hữu của toàn dân.
    2-Khi nhà nước sử dụng chữ “thu hồi”, mặc nhiên là nhà nước coi đất đai là của nhà nước.

  53. ĐOÀN NAM SINH said

    Cưỡng chế ở Văn Giang là vi hiến. Ai có quyền vượt trên Hiến pháp vậy ? Bảo “pháp quyền XHCN…” mà như thế thì thôi đi, TBT đừng làm rườm tai thêm nữa.

Bình luận về bài viết này