BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

835. TRUNG QUỐC: MỘT NĂM NGUY HIỂM

Posted by adminbasam trên 27/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC: MỘT NĂM NGUY HIM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 26/3/2012

(The Economist)

Tại một khu công nghiệp gần Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên ở Tây Nam Trung Quốc, một biển hiệu đầy màu sắc ca ngợi khu vực trải dài của các nhà máy này là một “khu vực dễ chịu, hài hòa và hạnh phúc”. Hồi đầu tháng 1/2012, hàng nghìn công nhân thép bất bình chắc hẳn đã phải nhăn mặt khi tuần hành qua khấu hiệu này, đòi hỏi được nâng lương. Cuộc bãi công kéo dài 3 ngày của họ lớn bất thường đối với một công ty do chính quyền trung ương sở hữu. Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại, càng nhiều tình trạng bất ổn như vậy đang xuất hiện.

Truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đã không nói gì về cuộc phản kháng bắt đầu ngày 4/1 ở quận Thanh Bạch Giang, cách Thành Đô 40 phút lái xe về phía Đông Bắc diễn ra trên một đường cao tốc cắt ngang qua các cánh đồng rau và các rặng tre. Nhưng tin tức về cuộc bãi công nhanh chóng xuất hiện trên mạng Internet. Những bức ảnh lưu hành trên các tiểu blog cho thấy một đám đông lớn các công nhân từ Tập đoàn Thép và Vanađi Thành Đô Pangang bị cảnh sát chặn lại trước một con đường nhỏ dẫn tới đường cao tốc. Tin tức truyền đi rằng cảnh sát đã cố gắng giải tán công nhân bằng hơi cay, Cuối cùng, khi các lãnh đạo nhà máy quan tâm – và chắc chắn hành động theo lệnh của chính quyền – họ đã nhượng bộ, ít nhất là một phần. Công nhân được nâng lương, dù ít hơn so với mong muốn của của họ. Lương của những người quản lý thì không thay đổi.

Các cuộc bãi công đã trở nên ngày càng phổ biến ở các nhà máy tư nhân trong những năm gần đây, thường liên quan đến việc công nhân đòi hỏi nâng lương hoặc điều kiện tốt hơn. Các công ty tư nhân, cũng giống như những công ty nhà nước, thường bị các quan chức dùng sức mạnh buộc phải mua chuộc người bãi công. Ý tưởng của họ là việc nhượng bộ sẽ che đậy được tin tức và sẽ giúp ngăn ngừa bất ổn lan rộng. Tuy nhiên sự gia tăng bùng nổ việc sử dụng những phiên bản trong nước của mạng xã hội Twitter đã khiến người biểu tình dễ dàng truyền đạt thông tin và hình ảnh tới lượng khán giả khổng lồ. Khả năng ngăn chặn những cơn sóng bất ổn mở rộng của Đảng Cộng sản đang suy yếu – trong khi các điều kiện kinh tế đang ngày càng khó khăn.

Tức giận bên dưi

Tại một nhà hàng rẻ tiền ở Thanh Bạch Giang, đối diện với một khu nhà ở cho công nhân của Pangang, các công nhân thép mình đầy bụi bẩn than phiền rằng lời hứa của chính quyền tăng thêm 260 nhân dân tệ/tháng (41 USD) là không đủ. Nhiều người trong số những người được trả thấp nhất chỉ kiếm được 190 USD/tháng. Nhưng các công nhân biết rằng ngành công nghiệp thép đang phải vật lộn – và sự trả đũa nhắm vào những kẻ hay gây chuyện là rất dữ dội. Một thông báo của cảnh sát cảnh báo sẽ có hành động pháp lý, gồm cả phạt tù, đối với bất cứ người bãi công nào tiếp tục “phá hoại trật tự công cộng”. Các nhân viên an ninh thì theo dõi phóng viên viết bài này trên một chiếc xe ngụy trang.

Tất cả điều này một phần là kết quả của sự kiềm chế việc chi tiêu kích cầu và ngân hàng cho vay vô tư (nhiều người sẽ nói là liêu lĩnh) của Trung Quốc ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Có ít các dự án xây dựng hơn; nhu cầu về thép đã giảm bớt. Nhà máy của Pangang ở Thanh Bạch Giang đang thua lỗ. Số lượng công ty thép mắc nợ tăng từ 9 công ty vào tháng 9 lên 25 công ty vào tháng 10. Mặc dù hiện nay chính phủ đã bớt lo lắng về lạm phát hơn so với vài tháng trước, và đang có phần thả phanh nền kinh tế, ngành công nghiệp thép đang đón chờ một thời kỳ thất bát. Một số công ty có thể phải đóng cửa.

Tăng trưởng kinh tế nói chung vẫn tỏ ra vững chắc. Trong 3 tháng cuối năm 2011, kinh tế Trung Quốc đã tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước – đáng ghen tị nếu căn cứ theo tiêu chuẩn của hầu như bất kỳ ai, mặc dù vẫn là mức thấp nhất kể từ quý 2/2009. Sự giảm tốc cho tới nay khá nhẹ nhàng, phù hợp với những nỗ lực của chính phủ để ngăn ngừa sự phát triển quá nóng. Nhưng điều này không ngăn được các quan chức lo lắng rằng năm 2012 có thể sẽ là một năm khó khăn bất thường.

Châu Âu là nhà tiêu dùng các sản phẩm của Trung Quốc lớn nhất – và những khó khăn của khu vực đồng euro đã đẩy nhiều nhà sản xuất vào tuyệt vọng. Nhu cầu sụt giảm ở châu Âu đâ gây thiệt hại cho các nhà máy. Cuộc bãi công của các công nhân thép chỉ là một trong số nhiều cuộc trong những tháng gần đây, hầu hết chúng diễn ra ở các khu trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc gần bờ biển.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc hiện nay không phải đối mặt với một cú sốc lớn như họ từng gặp cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến nhu cầu suy giảm đột ngột và khoảng 20 triệu lao động di cư mất việc. Nhưng khi đó Trung Quốc đã hồi phục nhanh chóng, nhờ vào gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 630 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay), cũng như các dự án kích cầu riêng của các nền kinh tế phát triển. Tác động lên người lao động di cư được giảm nhẹ hơn do thời điểm tồi tệ nhất của sự suy sụp trùng với kỳ nghỉ tết âm lịch, khi hầu hết người di cư trở về nhà trong một thời gian dài.

Lần này các nhà xuất khẩu phải đối mặt với tăng trưởng chậm kéo dài ở các nền kinh tế phát triển, và nguy cơ về những khó khăn của khu vực đồng euro có thể trở nên tồi tệ hơn. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc không muốn có thêm một khoản cho vay vô tội vạ mà có thể đặt thêm gánh nặng nợ xấu lên vai hệ thống tài chính, thêm vào khoản vay tích lũy trong thời kỳ không kiềm chế trước kia. Thâm hụt ngân sách tương đối thấp của Trung Quốc (khoảng 2,5% GDP trong năm 2010) cho nước này điêu kiện để chi tiêu nhiều hơn vào nhà ở xã hội, an sinh xã hội, cắt giảm thuế cho các công ty nhỏ và trợ cấp người tiêu dùng. Sau cùng, những việc này có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.

Lo âu trên đỉnh

Kế hoạch lâu dài là để Trung Quốc từ bỏ sự phụ thuộc của mình vào xuất khẩu và các dự án đầu tư như đường sá, đường sắt hay phát triển bất động sản giá quá cao, cũng như để tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong nước đóng một vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng, Nhưng sự tái cân bằng này sẽ là một công việc lâu đài và khó khăn. Các quan chức không muốn sử dụng liệu pháp sốc vì nó có thể đe dọa việc làm của nhiều trong số 160 triệu người di cư đến từ nông thôn, những người cung cấp lực lượng lao động giá rẻ đằng sau các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Tình trạng khó khăn kinh tế này đã trở nên gay gắt hơn vào một thời điểm nhạy cảm chính trị đối với Đảng Cộng sản. Cuối năm 2012 (có thể vào tháng 10 hay tháng 11), đảng này sẽ tổ chức Đại hội Đảng 5 năm một lần, đại hội lần thứ 18 kể từ khi được thành lập năm 1921, tại đó những thay đôi sâu rộng trong đội ngũ lãnh đạo tối cao của nước này sẽ bắt đầu diễn ra.

Đại hội Đảng sẽ “bầu ra” một ban chấp hành trung ương mới gồm 300 ủy viên (trên thực tế nó sẽ được các lãnh đạo cấp cao lựa chọn). Ban chấp hành này sẽ nhóm họp ngay lập tức để thông qua việc bổ nhiệm một Bộ chính trị mới, một cơ quan hiện có 25 ủy viên. Tất cả ngoại trừ 2 trong số 9 ủy viên của Ban thường vụ Bộ chính trị sẽ được thay thế. Hai sự sắp xếp gần như là chắc chắn: Phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiếp quản chức vụ của Chủ tịch Hồ cẩm Đào (làm lãnh đạo đảng sau Đại hội và làm Chủ tịch nước vào tháng 3); và Lý Khắc Cường sẽ thay thế cấp trên của mình, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng vào tháng 3. Sẽ có nhiều tranh chấp cho các vị trí còn lại.

Đã một thập kỷ kể từ khi Trung Quốc trải qua một cuộc thay đổi đội ngũ lãnh đạo trên quy mô như vậy – và lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1980 sự nổi lên của mỗi thế hệ lãnh đạo mới trùng hợp với một thời kỳ khó khăn đối với nền kinh tế như vậy. Lần thay đổi trước, vào năm 1988, một cuộc bùng nổ lạm phát đã làm xáo trộn những kế hoạch kế nhiệm của Đặng Tiểu Bình, đem lại cho những người bảo thủ vũ khí để tấn công các những người được ông bảo trợ theo theo đường lối tự do. Sự bất hòa trong Đảng đã nổ ra vào năm sau khi sinh viên tập trung trước Quảng trường Thiên An Môn đòi hỏi quyền tự do lớn hơn.

Những mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản ngày nay rất khác, nhưng nỗi lo sợ về tình trạng bất ổn trên quy mô lớn vẫn ám ảnh giới lãnh đạo. Thập kỷ trước đã chứng kiến sự nổi lên của một giai cấp trung lưu lớn — gần 40% dân số thành thị, theo một số học giả Trung Quốc – và một cuộc di cư lớn từ nông thôn lên các thành phố. Đảng hành động thận trọng. Một lượng lớn cảnh sát mặc thường phục theo dõi thường xuyên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn. (Kể từ năm 2008, người tham quan khu vực quảng trường rộng lớn này phải qua kiểm tra dò soát và tìm kiếm kiểu như ở sân bay). Đầu năm 2011, khi những tiếng nói nặc danh kêu gọi người dân tập trung ở trung tâm Bắc Kinh để bày tỏ sự ủng hộ với những cuộc nổi dậy đang nổ ra ở thế giới Arập bắt đầu lan truyền trên mạng Internet, địa điểm được xác định không phải là Thiên An Môn mà là Vương Phủ Tỉnh, một phố mua sắm gần đó. Cảnh sát phản ứng bằng cách cũng để các nhân viên tràn ngập khu vực này.

Tại Đồng bằng sông Châu Giang, nơi sản xuất khoảng 1/3 hàng xuất khẩu của Trung Quốc, có rất nhiều dấu hiệu bất ổn. Phía ngoài một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Đông Hoản, khoảng một tá nhân viên cảnh sát đội mũ bảo hiểm và cầm gậy theo dõi một nhóm nhỏ các công nhân giận dữ kêu ca rằng chủ lao động đã bỏ trốn, Nhà máy này (sản xuất ghế mát xa) không có khả năng trả nợ. Họ lo ngại rằng, lần này, sau khi kỳ nghỉ tết âm lịch kết thúc họ sẽ không còn việc làm. Một cảnh sát mặc thường phục cố gắng khiến họ giữ trật tự. Sau đó một sĩ quan mặc đồng phục đi tới với một chiếc máy quay video, và phần lớn công nhân rút lui, cẩn thận giữ im lặng.

Người lao động ở những nơi khác tại đồng bằng này thì ít dè dặt hơn. Vào tháng 11/2011 hàng nghìn người lao động tại một nhà máy giày của Đài Loan ở Đông Hoản đã xuống đường để biểu tình chống lại việc cắt giảm lương và sa thải, được thừa nhận là do đơn đặt hàng ngày càng ít, Những người phản kháng lật đổ ô tô và va chạm với cảnh sát. Những bức ảnh về các công nhân dính đầy máu lan truyền trên mạng Internet. Đã có thêm nhiều cuộc phản kháng nữa trong những tuần gần đây.

Tỉnh Quảng Đông cũng đã chứng kiến một làn sóng bãi công vào năm 2010. Vào thời điểm đó, công nhân – chủ yếu ở các nhà máy cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô – chỉ đòi hỏi nâng lương và cải thiện điều kiện lao động. Phần lớn các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và trong hòa bình, và hiếm khi dính dáng đến hành động trên đường phố. Nhưng đợt đối đầu mới nhất có vẻ rất khác. Các công nhân thép tại một nhà máy do nhà nước sở hữu gần Thành Đô muốn tăng lương; nhưng những ngày đó, thay vì cố gắng cải thiện số phận của mình, họ phần lớn lại kêu ca về việc cắt giảm lương và việc làm. Những người bãi công dường như hiếu chiến hơn.

Một báo cáo công bố vào tháng 1 bởi Học viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho thấy, so với những cuộc bãi công năm 2010, những cuộc bãi công năm 2011 được tổ chức tốt hơn, mang tính đối đầu hơn và có nhiều khả năng kích động hành động tương tự hơn. Geoff Crothall thuộc China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ ở Hồng Công, cho biết: “Công nhân lúc này không sẵn sàng chấp nhận rằng họ phải hy sinh cho quyền lợi quốc gia vì trước hết họ đã hy sinh đủ rồi, và thứ hai, có ít người sẵn sàng đóng gói đồ và trở về nhà hơn”.

Trung tâm của vấn đề

Chính phủ hy vọng rằng những người di cư thất nghiệp sẽ trở về làng quê nơi họ và gia đình của mình vẫn có một chút quyền sử dụng đất để giúp họ sống, hoặc tìm công việc gì gần quê mình hơn. Nhiều người sẽ làm như vậy: cơ hội việc làm trong nội địa đã tăng lên những năm gần đây, nhờ vào sự gia tăng đầu tư chính phủ ở các khu vực miền Trung và miền Tây, nhắm tới việc trải đều tăng trưởng kinh tế.

Năm 2011 Trùng Khánh, một khu vực ở phía Tây Nam Trung Quốc từ lâu đã xuất khẩu một lượng lớn người lao động đến vùng duyên hải, lần đầu tiên đã sử dụng lực lượng lao động nông thôn dư thừa tại địa phương nhiều hơn là số lao động được đưa đi các vùng khác. Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, đã cố gắng biến Trùng Khánh thành một mô hình thu hút lao động nông thôn đến các thành phố, một dự án đòi hỏi chi tiêu lớn cho nhà ở giá rẻ để cung cấp cho người di cư của khu vực này.

Nhưng số lượng người lao động di cư ở các thành phố lớn tăng lên – hơn 60% theo số liệu của Cục thống kê quốc gia năm 2010 – bản thân họ là con cái của người di cư và không có kinh nghiệm về đời sống nông nghiệp. Họ coi mình là người thành phố, mặc dù họ bị đẩy ra ngoài những chương trình phúc lợi xã hội mà nhiều người dân thành phố được hưởng. Họ được học hành đầy đủ hơn thế hệ cha mẹ họ, và quyết đoán hơn. Vào tháng 6/2011, một cuộc nổi loạn của người di cư tại Đại Đôn, một thị trấn công nghiệp khác ở Quảng Đông, nơi sản xuất rất nhiều những chiếc quần jean của Trung Quốc, đã gợi ra những vấn đề nước này có thể phải đối mặt nếu những người di cư thế hệ thứ hai mất đi niềm hy vọng, Sự đối xử thô bạo với một phụ nữ mang thai của các nhân viên bảo vệ đã dẫn đến hai ngày bạo lực, với việc hàng nghìn người di cư đốt cháy xe cộ và các tòa nhà chính quyền. Những cuộc bãi công ở các nhà máy ven biển hiện nay chủ yếu dính dáng đến những người nhập cư thế hệ thứ hai, theo như báo cáo cua CASS.

Cuộc nổi loạn như vậy sẽ không lật đổ được Đảng Cộng sản. Khi các quan chức Trung Quốc lo lắng hiểu thấu những tác động của sự bất ổn ở thế giới Arập, những cuộc biểu tình ở Nga và một sự nới lỏng đàn áp ở Mianma, họ hài lòng với tính ổn định của các cuộc thăm dò dư luận Trung Quốc. Những cuộc thăm dò này dường như thể hiện mức độ tin tưởng cao giới lãnh đạo trung ương và lạc quan về tương lai dưới sự cầm quyền của ĐẢng. Nhiều người dân thường Trung Quốc khinh thường chính quyền địa phương, nhưng vẫn tin rằng các lãnh đạo ở Bắc Kinh là những người tốt.

Sc mạnh của weibo

Nhưng theo Victor Nguyên, chủ tịch của Horizon, một công ty điều tra dư luận ở Bắc Kinh, sự hài lòng của công dân với cuộc sống của họ và niềm tin vào chính phủ, mặc dù cao, vẫn trải qua một “sự suy giảm lớn” trong năm 2010 và đã không phục hồi vào năm 2011. Niềm tin vào chính phủ đã giảm khoảng 10 điểm phần trăm, xuống xung quanh 60%.

Ông Nguyên cho biết sự phổ biến nhanh chóng của các tiểu blog đã góp phần vào sự sụt giảm này. Vào cuối nám 2011, weibo, được biết đến là phiên bản Trung Quốc của Twitter (bản thân Twitter bị chặn ở Trung Quốc), được gần một nửa trong số 513 triệu người Trung Quốc có tiếp cận với mạng Internet sử dụng trong 6 tháng cuối năm. Theo trung tâm thông tin mạng lưới Internet Trung Quốc, một trung tâm thuộc nhà nước, con số này nhiều hơn một chút so với số người sử dụng thư điện tử và đã tăng gân 4 lần so với một năm trước. Lý Xuân Lĩnh, nhà nghiên cứu thuộc CASS ước tính rằng 90% số người dưới 30 tuổi sử dụng Internet ở đô thị là những người sử dụng các tiêu blog.

Weibo đã biến đổi tranh luận công chúng ở Trung Quốc. Những tin tức mà 3 hay 4 năm trước có thể được các quan chức địa phương dễ dàng giấu kín, giảm nhẹ hoặc lờ đi giờ đây được truyền đi khắp đất nước ngay tức khắc. Những cuộc phản kháng ở địa phương hay các vụ bê bối mà trước đây được ít người chú ý tới thì nay được người dùng weibo bàn luận say sưa. Chính phủ rất cố gắng kiếm soát việc bàn luận này bằng cách chặn từ khóa và xóa tài khoản của những người dùng chuyên bóc trần các vụ bê bối, nhưng phần lớn là không hiệu quả. Các biện pháp đi đường vòng cũng dễ dàng được tìm ra. Kể từ tháng 12/2011 chính phủ đã áp dụng một đạo luật mới theo đó người dùng phải sử dụng tên thật của mình để mở tài khoản. Tới nay, người dùng tỏ ra không hề nao núng.

Trong thời gian sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 18, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đặc biệt trở nên lo lắng tránh cho Đảng gặp phải bối rối. Weibo nhiều khả năng khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn nhiều – ít nhất đó là bài học từ cuộc đối đầu kéo dài 10 ngày vào tháng 12/2011 giữa cảnh sát và người dân ở làng ven biển Ô Khảm thuộc Quảng Đông.

Cuộc phản kháng của dân làng này điển hình cho hàng nghìn cuộc phản kháng khuấy động vùng nông thôn Trung Quốc mỗi năm: khiếu kiện về việc các quan chức địa phương chiếm đoạt đất nông nghiệp để dành cho việc tái quy hoạch tư nhân. Tuy nhiên, một cách bất thường, ở Ô Khảm người dân đã giành được quyền kiếm soát ngôi làng của mình và hất cẳng cán bộ Đảng và cảnh sát. Các quan chức đã hoảng sợ bởi những hình ảnh lan truyền trên weibo cho thấy người dân đắc thắng tập hợp ở trung tâm ngôi làng, giống như sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn 22 năm trước. Họ đã cố gắng ngăn cản tin tức lan truyền bằng cách ra lệnh chặn tên và địa chỉ làng trên mạng Internet, nhưng không thành công.

Dân làng đã từ bỏ cuộc phản kháng của mình vào ngày 21/12/2011 sau sự cuộc can thiệp hiếm thấy của giới lãnh đạo Đảng cấp cao của Quảng Đông, hứa hẹn xem xét những khiếu kiện của họ. Đáng chú ý, ngày 15/1/2012 người chỉ huy cuộc phản kháng, Lâm Tổ Luyến, đã được bổ nhiệm làm bí thư Đảng mới của làng (bí thư cũ đã biến mất, người ta cho rằng đã bị bắt giữ). Ngay cả cơ quan ngôn luận chính của Đảng ở Bắc Kinh cũng đã phá vỡ sự im lặng về vấn đề này, nói rằng điều đó đã cho thấy các quan chức địa phương nên chấp dứt đối xử với người dân như những kẻ thù. Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, người được cho là ứng cử viên cho một vị trí cao trong Bộ chính trị trong năm 2012, nói rằng vụ việc này chứng minh“ý thức dân chủ” của người dân đã mạnh lên như thế nào. Ông kêu gọi các quan chức không được làm ngơ những mối lo của người dân.

It người cho rằng sự việc Ô Khảm là một bước ngoặt đối với Đảng, Cho tới nay người ta đã trông thấy ít nhất một người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn bị cảnh sát kéo đi theo cách thức thông thướng. Nhưng nó đã khơi nên cuộc tranh luận, ít nhất là trên mạng, về việc Đảng nên phản ứng với các cuộc phản kháng và các hình thức gây sức ép công cộng khác như thê nào. Và người dân Ô Khảm cảnh báo rằng họ sẽ không thỏa mãn cho tới khi lấy lại được đất đai của mình. Một nhà lãnh đạo phản kháng nói rằng có thể sẽ có một cuộc nổi dậy khác “thậm chí còn lớn hơn”.

Đội ngũ lãnh đạo mới lên nắm quyền sau Đại hội Đảng sắp tới sẽ phải nhanh chóng đối mặt với những thử thách về khả năng giải quyết bất ổn xã hội. Dù nước này dường như không ở trên bờ vực của một cuộc biến động theo kiểu Arập, nhiều học giả Trung Quốc nói rằng vài năm tới có thể chứng kiến sự bất ổn ngày càng tăng, bị làm trầm trọng thêm bởi tăng trưởng kinh tế chậm hơn và khoảng cách giàu nghèo đang mở rộng. Các nhà lãnh đạo sắp ra đi của Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn tranh luận về những con đường cải cách hệ thống chính trị để cho phép quần chúng tự do hơn nêu lên những bất bình của họ. Nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng có một yêu cầu bức thiết về cải cách như vậy. “Mô hình Trung Quốc” ngày nay, như cách gọi của một số người ở Trung Quốc và nước ngoài sau khi các nền kinh tế phương Tây bị xáo trộn 3 năm trước, dường như ngày càng không bền vừng.

Trò cò quay Trung Quốc

Một cái nhìn đầy tò mò về việc ít nhất một số người trong giới tinh hoa của Đảng nhìn nhận các vấn đề như thế nào đã được tiết lộ vào tháng 4/2011 khi Trương Mộc Sinh, một nhà trí thức nổi bật, xuất bản một cuốn sách kêu gọi phục hồi lại mục tiêu một thời của Mao là xây dựng một “nền dân chủ mới”. Đại tướng Lưu Nguyên, con trai của Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ dưới thời Mao, đã công khai ủng hộ ý tưởng này. Ông Trương (bản thân là con trai của một cố quan chức cấp cao, giống như một số lãnh đạo mới sắp tới) nói rằng một nền dân chủ mới sẽ tiếp tục có sự lãnh đạo của Đảng nhưng với quyền tự do lớn hơn nhiều.

Ít người Trung Quốc theo chủ nghĩa tự do tin rằng sẽ có nhà lãnh đạo nào theo đuổi ý tưởng này trong tương lai gần. Nhưng sự mô tả của ông Trương về Trung Quốc hiện nay đã tạo được thiện cảm (và đã được người dùng weibo lan truyền rộng rãi). Một nhà kinh tế nổi tiếng, Ngô Kính Liễn, đã trích dẫn một cụm từ trong bài viết của ông Trương trên tờ Tài chính, một tạp chí ở Bắc Kinh, trong đó công kích khái niệm “mô hình Trung Ọuốc” và kêu gọi cải cách chính trị. Cụm từ mà ông Trương đã gây ấn tượng chính là cụm từ mô tả Trung Quốc “đang chơi trò chuyển bưu kiện với một quả bom nổ chậm”./.

3 bình luận to “835. TRUNG QUỐC: MỘT NĂM NGUY HIỂM”

  1. […] 835. TRUNG QUỐC: MỘT NĂM NGUY HIỂM […]

  2. […] 835. TRUNG QUỐC: MỘT NĂM NGUY HIỂM […]

  3. Boxit Việt Nam said

    Dân TQ cũng khôn khổ khốn nạn, cũng phẫn uất, biều tình rồi tự thiêu đầy rẫy. Một bộ phận thì chuyên vuốt đuôi, bị tẩy não chẳng khác gì giới trẻ của VN, ăn sổi ở thì, không hề có lý tưởng sống và điên cuồng với thần tượng như với cái thằng Rain Bi vừa rồi. Chỉ có bộ sậu là chúng nó ăn trên ngồi trốc, sống xa hoa trên máu và nước mắt của dân. Kiến trúc xã hội đó không thể tồn tại lâu. Boxit tôi căm ghét TQ tới xương tủy….một lần một thằng TQ là dân học tư phí làm đề tài mãi không ra, nhờ vả và muốn join vào nhóm của tôi, tôi từ chối. Sau đó nó tâm sự là nó học xong không muốn về, nó bảo nó căm ghét bọn lãnh đạo, cuộc sống ở nhà như địa ngục. Tự nhiên mình lại giúp nó…..cảm thấy không ghét nó nữa

Bình luận về bài viết này