BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

819. HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA

Posted by adminbasam trên 21/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Chủ nhật, ngày 18/3/2012

TTXVN (Oasinhtơn 28/2)

Tạp chí Chính sách Đi ngoại (Foreign Policy) s ra tháng 3-4 đăng bài viết của nhà báo David Rohde, người từng hai lần đoạt giải Pulitzer, về học thuyết chiến tranh của Tng thống Mỹ Barack Obama. Sau đây là nội dung bài viết:

Khi Barack Obama nhậm chức ba năm trước đây, không ai gắn cụm từ “tiêu diệt có mục tiêu” với vị tổng thống trẻ đầy lạc quan. Trong diễn văn nhậm chức, cựu giáo sư luật 47 tuổi này chỉ nhắc đến từ “khủng bố” duy nhất một lần. Thay vào đó, ông hứa sẽ sử dụng công nghệ để “tận dụng mặt trời, gió và đất để làm nhiên liệu chạy xe và các nhà máy”.

Một cách kỳ lạ, công nghệ đã giúp Obama có thể trở thành người mà không mấy ai dự đoán: một tổng thống đã mở rộng rất nhiều khả năng của nhánh hành pháp trong việc phát động chiến tranh bí mật công nghệ cao. Với một quyết tâm khiến nhiều người ngạc nhiên, Obama đã tận dụng CIA, mở rộng quyền lực của CIA và chấp thuận các vụ tiêu diệt có mục tiêu với số lượng nhiều hơn bất cứ tổng thống đương đại nào. Trong ba năm qua, Chính quyền Obama đã thực hiện ít nhất 239 vụ tấn công bí mật bằng máy bay không người lái, nhiều hơn năm lần so với con số 44 vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush. Và sau khi hứa sẽ tổ chức các chiến dịch chống khủng bố minh bạch hơn, cùng với kiềm chế quyền lực hành pháp, Obama đã làm ngược lại, duy trì tính bí mật và mở rộng quyền hạn của tổng thống.

Một điều không kém phần quan trọng là việc Chính phủ Mỹ sử dụng quá nhiều các vụ tấn công bằng máy bay không người lái đã làm tổn hại một trong những chính sách được hoan nghênh nhất: một cách tiếp cận mới, hậu 11/9, với việc sử dụng các lực lượng tiêu diệt của Mỹ, một cách tiếp cận đa phương, minh bạch và có trọng tâm.

Sự sẵn lòng của Obama trong việc sử dụng các lực lượng tiêu diệt của Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên. Trong một bài diễn văn năm 2002, Thượng nghị sĩ bang Illinois Obama đã phản đối cuộc tấn công chiếm đóng Irắc sắp diễn ra của Tổng thống Bush, nhưng không phải là phản đối mọi cuộc chiến tranh, ông nói: “Tôi không phản đối tất cả các cuộc chiến, điều tôi phản đối là một cuộc chiến ngớ ngẩn . Và khi làm tổng thống, trong bài diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình vào tháng 12/2009, Obama cảnh báo: “Sẽ có những thời điểm mà các quốc gia – hành động riêng lẻ hoặc tập thể – sẽ sử dụng vũ lực không chỉ khi cần thiết mà cả khi đúng về mặt đạo lý”. Từ đó đến nay, Obama không chỉ gửi quân đến Ápganixtan, Irắc, Libi, mà còn nhiều lần đồng ý cho tiến hành các cuộc tập kích của lính biệt kích tại Pakixtan và Xômali và trên biển, trong khi lãnh đạo một hệ thống đã thực hiện hàng trăm cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Trong một loạt các cuộc phỏng vấn gần đây, các quan chức chính quyền đương nhiệm và đã rời nhiệm sở đã phác thảo cái có thể gọi là “học thuyết Obama” về sử dụng vũ lực. Việc Obama chủ trương theo chủ nghĩa đa phương, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, và sự hiện diện quân sự ít ỏi ở Libi, Pakixtan và Yêmen đã cho thấy hiệu quả hơn là cách tiếp cận đao to búa lớn của ông Bush ở Irắc và Ápganixtan. Ben Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách truyền thông chiến lược, cho biết: “Chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực đơn phương khi cần thiết để chống lại các mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ. Và chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực một cách rất chính xác”.

Rhodes lập luận, các cuộc khủng hoảng mà Chính quyền Obama coi là các mối đe dọa gián tiếp đến Mỹ – như các cuộc nổi dậy ở Libi và Xyri – là “các mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu” và được phản ứng bằng cách tiếp cận đa phương, không nhất thiết bằng vũ lực. Việc rút quân Mỹ tại Irăc và Ápganixtan, cũng như việc xây dựng một lực lượng quân đội nhỏ gọn, linh hoạt hơn trên khắp châu Á, Thái Bình Dương và Trung Đông, cũng là một phần của học thuyết. Sự ủng hộ một cách thận trọng đối với những người biểu tình ở Ai Cập, Iran và Xyri cũng như vậy.

Chiến lược đang nổi lên – cái mà Rhodes gọi là “đường hướng có trọng tâm cụ thể hơn nhiều đối với các đối thủ” – là một sự thay đổi đáng hoan nghênh từ các chính sách ưa dùng quân sự và ngôn từ hiếu chiến của cả Chính quyền Bush lẫn các ứng cử viên tổng thống hiện nay của đảng Cộng, hòa. Nhưng Obama đã cho CIA quá nhiều tự do trong việc thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakixtan và Yêmen. Ở cả hai nước, các cuộc tấn công này thường có vẻ bị phản tác dụng.

Obama và các quan chức chính quyền khác cho rằng các máy bay không người lái được sử dụng hạn chế và làm chết rất ít dân thường. Trong một bình luận công khai hiếm hoi về chương trình này vào cuôi tháng Một vừa qua, Tổng thống Obama lên tiếng bảo vệ các cuộc tấn công. Obama nói: “Tôi muốn chắc chắn rằng mọi người hiểu là các máy bay không người lái không gây ra một lượng thương vong lớn cho dân thường. Phần lớn đây là các cuộc tấn công rất chính xác nhằm vào Al-Qaeda và các tổ chức ngoại vi. Và chúng tôi rất thận trọng khi áp dụng .

Nhưng từ Pakixtan tới Yêmen, tới một Irắc thời hậu Mỹ, máy bay không người lái thường gây ra sự phản kháng sâu sắc ớ những nơi nó hoạt động. Khi tấn công, chúng giết chóc không hề kém một loại vũ khí chiến tranh nào. Việc Chính phủ Mỹ xếp các cuộc tấn công trong diện “bí mật” chỉ làm gia tăng sự giận dữ và nghi kỵ của người dân địa phương. Dưới thời Obama, các cuộc tấn công này đã trở nên quá thường xuyên, quá đơn phương, và quá gần với việc sử dụng sức mạnh Mỹ theo kiểu mạnh tay.

Năm 2008, tôi chứng kiến việc này lần đầu tiên. Hai đồng nghiệp người Ápganixtan và tôi bị Taliban bắt cóc và giữ làm con tin tại các vùng thiểu số của Pakixtan trong bảy tháng. Từ dưới mặt đất, máy bay không người lái là một thứ vũ khí đáng sợ mà người ta có thể nghe thấy nó lượn vòng trên đầu hàng giờ liền. Chúng có uy lực và là biểu tượng đáng sợ của sức mạnh Mỹ không thể bị ngăn chặn. Đồng thời, chúng lại rất hiệu quả, có thể tiêu diệt những kẻ sản xuất bom ở nước ngoài và ngăn chặn các chiến binh Taliban tập hợp thành các nhóm lớn. Kinh nghiệm này khiến tôi bị thuyết phục rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cần được thực hiện – nhưng phải rất có lựa chọn.

Trong các cuộc phỏng vấn, các quan chức cả đương nhiệm lẫn đã rời nhiệm sở của Chính quyền Obama nói rằng tổng thống và các cận sự cao cấp của ông đã sốt sắng ngay từ đầu trong việc thể hiện sự khác biệt giữa cách tiếp cận của họ tại Pakixtan và Ápganixtan với Chính quyền Bush. Không giống như Irắc, trường hợp mà những người của đảng Dân chủ cho rằng Chính quyền Bush đã quá hiếu chiến, họ lại cho rằng Nhà Trắng dưới thời Bush đã không đủ cứng rắn đối với các nhà lãnh đạo Ápganixtan và Pakixtan. Vì thế chính quyền mới có cách tiếp cận đơn phương, cứng rắn hơn tại Nam Á và cách tiếp cận này sau đó được áp dụng với những nơi khác. Khi còn tranh cử, Obama tuyên bố trong chiến dịch hồi năm 2007 về tổng thống của Pakixtan khi đó rằng “Nếu chúng ta có thông tin tình báo ở mức có thể hành động được về các đối tượng khủng bố có giá trị cao mà Tổng thống Musharraf không hành động, chúng ta sẽ hành động”.

Trong năm đầu tiên tại vị, Tổng thống Obama chuẩn y hai đợt tăng quân lớn ở Ápganixtan và gia tăng nhanh chóng số lượng các điệp viên CIA tại Pakixtan. CIA cũng được tự do hơn trong việc thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại các, vùng thiểu số không được chính phủ kiểm soát tại nước này, nơi các chiến binh nước ngoài và địa phương lên kế hoạch tấn công vào Ápganixtan, Pakixtan và những nơi khác.

Quyết định này phản ảnh cả niềm tin của Obama vào sự cần thiết phải chủ động hơn tại Pakixtan lẫn ảnh hưởng của CIA trong chính quyền mới. Theo các quan chức cũ lẫn đương nhiệm của chính quyền, ở một phạm vi lớn hơn so với thời Bush, Obama và các cận sự cao cấp đã dựa vào CIA để có phân tích về tình hình Pakixtan. Kết quả là, duy trì khả năng của CIA trong việc thực hiện hoạt động chống khủng bố ở Pakixtan đã trở thành ưu tiên tối cao.

Một cựu quan chức nói: “Điều quan trọng nhất khi nói đến Pakixtan là phải có khả năng thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, ngoài ra không có gì khác. Cái gọi là trọng tâm chiến lược của mối quan hệ song phương chỉ đơn thuần để phục vụ cho cách tiếp cận chống khủng bố”.

Ban đầu, CIA đã đúng. Việc gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã loại bỏ các thành viên cao cấp của Al-Qaeda trong năm 2009. Sau đó, vào tháng 7/2010, những người Pakixtan làm việc cho CIA bám sát theo một chiếc Suzuki màu trắng trên các con phố đông đúc ở Peshawar. Sau đó người ta lần theo người lái xe tới một dinh thự lớn ở thành phố Abbottabad. Ngày 2/5/2011, lính biệt kích Mỹ đã tiêu diệt Osama Bin Laden tại đây.

Tuy nhiên, theo các cựu quan chức Mỹ, sự hiện diện của tình báo Mỹ đã vượt xa mục tiêu truy lùng Bin Laden. Có thời điểm CIA đã cố triển khai hàng trăm nhân viên ở khắp Pakixtan nhưng sau đó đã rút lại kế hoạch vì các quan chức Pakixtan đang nghi kỵ đã từ chối cấp thị thực cho những người này. Đồng thời, CIA đã tích cực sử dụng quyền tự do mà Obama cho phép để thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhiều nhất từ trước tới nay.

Được thành lập dưới thời Chính quyền Bush và Musharraf vào năm 2004, chương trình máy bay không người lái bí mật của CIA ban đầu chỉ thực hiện các cuộc tấn công “cá nhân” nhằm vào danh sách các thành viên cao cấp của Al-Qaeda đã được đồng ý trước. Các quan chức Pakixtan được thông báo trước khi diễn ra rất nhiều, nhưng không phải tất cả, các cuộc tấn công. Trong khoảng từ năm 2004 đến 2007, theo tổ chức New America Foundation, 9 cuộc tấn công như vậy được thực hiện tại Pakixtan.

Năm 2008, Chính quyền Bush nới lỏng hạn chế các cuộc tấn công vào các vùng thiểu số. Thay vì dựa trên thông tin tình báo về một cá nhân cụ thể, những người điều khiển máy bay không người lái của CIA có thể thực hiện các cuộc tấn công dựa trên hành vi của những người dưới mặt đất. Họ có thể thực hiện các cuộc tấn công nếu, chẳng hạn, thấy một nhóm người qua lại vùng biên giới Ápganixtan-Pakixtan. Trong năm 2008, Chính quyền Bush thực hiện 33 cuộc tấn công.

Dưới thời Obama, chiến dịch sử dụng máy bay không người lái gia tăng nhanh chóng. Con số các cuộc tấn công đã tăng gần gấp đôi lên 53 trong, năm 2009 và gấp đôi tiếp lên 118 vào năm 2010. Các quan chức cũ trong chính quyền nói rằng các quy định lỏng lẻo hơn đã dẫn đến việc giết hại nhiều thường dân hơn. Các quan chức đương nhiệm thì cho rằng Obama thực chất đã thắt chặt các quy định về việc sử dụng máy bay không người lái tấn công, kể từ khi nhậm chức đến nay. Họ nói rằng số lượng các vụ tấn công tăng lên dưới thời Obama là vì công nghệ được cải thiện và thông tin tình báo thu thập được đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các cuộc tấn công so với thời Bush.

Nhưng khi sự giận dữ của công luận tại Pakixtan gia tăng, các nhà ngoại giao khác cùng thể hiện sự lo ngại. Đại sứ Mỹ tại Pakixtan một thời là Anne Patterson đã phản đối nhiều vụ tấn công, nhưng CIA phớt lờ ý kiến của bà. Khi Cameron Munter thay thế Patterson vào tháng 10/2010, ông thậm chí còn phản đối mạnh mẽ hơn. Tờ Nhật báo Phố Uôn sau đó cho biết có ít nhất hai lần giám đốc CIA Leon Panetta đã gạt bỏ lời phản đối của Munter và cho phép các cuộc tấn công. Một cuộc xảy ra chỉ vài giờ sau khi Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Thượng viện, kết thúc chuyến thăm tới Ixlamabát.

Một cuộc tấn công vào tháng 3/2011 đã gây nên tranh cãi tại Nhà Trắng. Một ngày sau khi các quan chức Pakixtan đồng ý thả Raymond Davis, một nhân viên hợp đồng với CIA, cơ quan này – một lần nữa bất chấp phản đối của Đại sứ Munter – thực hiện một vụ tấn công mà người Pakixtan cho biết đã giết chết 4 phiến quân Taliban và 38 dân thường, vốn đã bất bình về vụ Raymond Davis, Tư lệnh Lục quân Pakixtan là Tướng Ashfaq Parvez Kayani ra một tuyên bố bất thường, nói rằng một nhóm người già thuộc sắc tộc thiếu số đã bị nhắm thành mục tiêu một cách bất cẩn và nhẫn tâm với thái độ coi thường hoàn toàn mạng sống con người. Các quan chức tình báo Mỹ đã phớt lờ phàn nàn của Pakixtan và khẳng định rằng 20 phiến quân đã bị tiêu diệt. Một quan chức nói với hãng tin AP rằng “Có mọi biểu hiện cho thấy đây là một nhóm khúng bố, không phải là một cơ sở rửa xe từ thiện nằm sâu trong lãnh thổ Pakixtan.

Bất ngờ trước phản ứng chính thức mạnh mẽ của Pakixtan, cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon đặt câu hỏi liệu các cuộc tấn công kiểu này có đáng làm hay không. Những người chỉ trích bên trong và ngoài Chính phủ Mỹ cho rằng một chương trình ban đầu vốn là nỗ lực có mục tiêu cẩn trọng nhằm tiêu diệt các lãnh đạo cao cấp của Al-Qaeda đã biến thành một chiến dịch đánh bom nhằm vào các phần tử Taliban cấp thấp. Một số nhà phân tích bên ngoài thậm chí còn cho rằng chính quyền đã thực hiện một chính sách bất thành văn là “diệt không cần bắt sống”, do không có khả năng đóng cứa nhà tù Guantanamo của thời Bush và xây dựng một hệ thống giam giữ mới.

Vào tháng 4/2011, giám đốc cơ quan tình báo Pakixtan, Trung tướng Ahmed Shuja Pasha, đến thăm Oasinhtơn trong một nỗ lực nhằm cải thiện lại quan hệ. Ngay sau chuyến thăm này, lại có thêm hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xảy ra tại các khu vực người thiểu số, điều mà ông Pasha coi là một sự xỉ nhục đối với cá nhân mình. Trong một động thái nhượng bộ hiếm có, Leon Panetta đồng ý thông báo cho cơ quan tình báo Pakixtan trước khi Mỹ thực hiện bất cứ cuộc tấn công nào có thể giết chết trên 20 người.

Tháng Năm, sau khi cuộc tập kích Bin Laden gây ra thêm sự giận dữ cho các quan chức Pakixtan, một quan chức chính quyền cho biết cố vấn Donilon mở một cuộc tổng kết trong nội bộ về việc các cuộc tấn công đã được chấp thuận như thế nào. Nhưng sau đó các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Cuối tháng đó, các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nổi giận khi có ba cuộc tấn công bằng tên lửa diễn ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Pakixtan.

Khi chương trình tổng kết của cố vấn an ninh Donilon tiến triển, tờ Nhật báo Phố Uôn cho biết đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong Chính quyền Obama về việc sử dụng máy bay không người lái. Đô đốc Mike Mullen, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói rằng các cuộc tấn công nên có chọn lọc hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates canh báo rằng các quan chức Pakixtan đang giận dữ có thể cắt các tiếp viện cho quân Mỹ tại Ápganixtan. Bà Clinton cảnh báo rằng việc quá nhiều thương vong cho đân thường có thể củng cố phe đối lập tại Pakixtan trước tổng thống Asif Ali Zardari đang ở thế yếu.

Theo một cựu quan chức, CIA phản bác lại rằng các phiến quân Taliban là các mục tiêu hợp lệ vì họ đang thực hiện các cuộc tấn công ở bên kia biên giới nhằm vào các lực lượng Mỹ. Đến tháng Sáu, Obama đứng về phía CIA, Panetta chấp thuận rằng sẽ không thực hiện vụ tấn công nào khi các quan chức Pakixtan đến thăm Oasinhtơn và rằng Ngoại trưởng Clinton và đại sứ Munter có thể phản đối các kế hoạch tấn công. Nhưns Obama vẫn cho phép giám đốc CIA quyền quyết định cuối cùng.

Tháng 11/2011, tình huống xấu nhất mà Mullen, Gates và Clinton cảnh báo đã xảy ra. Sau khi các cuộc không kích của NATO giết nhầm 24 binh lính Pakixtan trên biên giới Ápganixtan-Pakixtan, Kayani yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và chặn đường tiếp tế cho binh sĩ Mỹ tại Ápeanixtan. Đồng thời, phe đối lập với Tổng thống Zardar mạnh lên nhanh chóng. Sau khoảng gần hai tháng tạm lắng cho phép các phiến quân tập hợp lại, các cuộc tấn công lại tiếp diễn tại các vùng thiểu số hồi tháng Một vừa qua. Nhưng theo một cựu quan chức cao cấp, các cuộc tấn công dựa trên “dấu hiệu” đã không còn được phép vào lúc này.

Đối với người dân Pakixtan, các cuộc tấn công có tác động rất tai hại. Trong một thăm dò của Trung tâm nghiên cứu PEW, 97% người dân Pakixtan được biết về các cuộc tấn công cho rằng các vụ việc này là một điều tồi tệ. 73% người Pakixtan có quan điểm không ủng hộ Mỹ, cao hơn 10% so với năm 2008. Các quan chức chính quyền nói rằng các cuộc tấn công này được sự ủng hộ của những người Pakixtan ở vùng sắc tộc và đã mệt mỏi với sự cai trị tàn bạo của lực lượng thánh chiến, Và họ cho rằng các quan chức Chính phủ Pakixtan – trong khi chỉ trích các cuộc tấn công trước công luận – lại đồng ý khi riêng tư rằng chúng giúp chống lại lực lượng phiến quân. Các quan chức Mỹ cũng đồng tình rằng việc minh bạch hơn các cuộc tấn công có thể giảm bớt sự giận dữ của công luận tại những nơi khác ở Pakixtan. Nhưng họ nói rằng một số bộ phận trong Chính phủ Pakixtan tiếp tục đòi hỏi giữ bí mật các cuộc tấn công.

Điều chung quy là đường hướng của cả hai chính phủ đều đang thất bại. Nền kinh tế Pakixtan đang hết sức khó khăn. Lực lượng quân sự tiếp tục che chở cho các phiến quân Taliban mà họ coi là vũ khí để chống lại ảnh hưởng của Ấn Độ tại Ápganixtan. Tỉ lệ người Pakixtan ủng hộ việc sử dụng quân đội Pakixtan chống lại các phần tử cực đoan ở vùng sắc tộc – điều mấu chốt đế loại bỏ phiến quân – đã giảm nhanh chóng từ mức 53% năm 2009 xuống còn 37% vào năm ngoái. Pakixtan hiện bất ổn hơn so với khi ông Obama nhậm chức.

Một động lực tương tự đang tạo ra kết quả thậm chí còn xấu hơn ở điểm phía Nam của Bán đảo Arập. Sau một thời gian dài Mỹ không chú ý, Yêmen đột ngột trở thành tâm điểm sau một cuộc tấn công liều chết vào tàu USS Cole khiến 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng ở cảng Aden vào năm 2000. Năm 2002, Chính quyền Bush thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Yemen, giết chết Abu Ali al-Harithi, một nhân vật Al- Qaeda có vai trò chủ chốt trong việc tổ chức cuộc tấn công vào tàu Cole. Trong những năm sau đó, Chính phủ Mỹ chuyển dần sự chú ý tới Irắc và các nhóm phiến quân bắt đầu tập hợp lại.

Vụ tấn công không thành vào tháng 12/2009 của một phiến quân được huấn luyện tại Yemen khi tên này định phát nổ một trái bom trên một chuyến bay đến Detroit đã khiến Obama chú ý đến quốc gia này. Trong hai năm sau đó, Mỹ thực hiện khoảng 20 vụ không kích tại Yemen, hầu hết trong năm 2011. Ngoài việc tiêu diệt các phần tử có liên hệ với Al – Qaeda, các cuộc tấn công còn làm chết hàng chục dân thường. Theo Gregory Johnsen, một chuyên gia về Yêmen tại Đại học Princeton, thay vì làm suy yếu Al-Qaeda, các cuộc tấn công của Obama đã làm tăng thêm quân số của tổ chức tại vùng Bán đảo Arập từ 300 năm 2009 lên hơn 1000 hiện nay. Tháng Một vừa qua, tổ chức này còn kiểm soát được trong thời gian ngắn thị trấn Radda chỉ cách thủ đô Sanaa 100 dặm. Chuyên gia Johnsen nói: “Tôi không tin rằng Mỹ có một chính sách đối với Yêmen. Cái mà Mỹ có là một chiến lược chống khủng bố áp dụng vào Yemen .

Cái chết của Bin Laden và các cận sự là một bước tiến, nhưng Pakixtan và Yêmen đang ngày càng bất ổn. Pakixtan là một nước có vũ khí hạt nhân với 180 triệu dân và các mạng lưới phiến quân ngoan cường. Yêmen, một quốc gia nghèo đói và thất bại, đang nhanh chóng trở thành căn cứ địa mới của Al-Qaeda. Một cựu quan chức của Chính quyền Obama nói: “Họ nghĩ rằng họ đã chiến thắng vì đường hướng này. Nhiều người trong chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều vấn đề lớn hơn trong tương lai”.

Sự phản tác dụng từ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại các quốc gia mà Mỹ áp dụng không phải là điều lo ngại duy nhất. Tại Mỹ, các tổ chức dân quyền và nhân quyền đang ngày càng quan ngại về phạm vi quyền lực mà Obama dành cho phía hành pháp khi mà ông phát động một hình thức chiến tranh mới.

Trong cuộc xung đột Libi, Chính phủ Mỹ đã dùng đến máy bay không người lái để tạo một tiền lệ pháp lý mới. Theo Nghị quyết Quyền hạn Chiến tranh, tổng thống phải được sự chấp thuận của Quốc hội cho các hành động quân sự trong vòng 60 ngày. Khi sắp hết thời hạn đó hồi tháng Năm, chính quyền thông báo rằng vì các cuộc tấn công của NATO và máy bay không người lái đang thực hiện sứ mệnh, nên không có mối đe dọa nghiêm trọng nào về nhân mạng đối với Mỹ và vì thế không cần sự phê chuẩn của Quốc hội. Theo Peter Singer, một nhà nghiên cứu của Viện Brookings, “nó đã thay đổi cách các chính trị gia nói về điều gì nên là quan trọng nhất mà một quốc gia tham gia .

Mùa Thu năm ngoái, một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Yêmen đã tạo nên một tiền lệ nguy hiểm khác, theo các tổ chức tự do dân quyền và nhân quyền. Không có bất cứ một tiến trình pháp luật công khai nào, Chính phủ Mỹ hành quyết ba công dân của chính mình. Ngày 30/9, một cuộc tấn công bằng máy bay lchông người lái đã giết chết Anwar al-Awlaki, một giáo sĩ có uy tín sinh ra tại Mỹ mang gốc Yêmen bị cho là khích động các cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Samir Khan, một phần tử thánh chiến người Mỹ gốc Pakixtan đi cùng cùng bị giết. Nhiều tuần sau đó, một cuộc tấn công khác đã giết chết con trai 16 tuổi của Awlaki, Abdulrahman al-Awlaki, cũng là một công dân Mỹ. Các quan chức chính quyền khẳng định rằng Bộ Tư pháp đã xem xét và cho phép các vụ tấn công, nhưng lại từ chối cung cấp văn bản.

Jameel Jaffer, Phó Giám đốc phụ trách pháp lý của Liên minh Quyền tự do Dân sự Mỹ, nói: “Chính quyền đã cho mình quyền thực hiện các cuộc hành quyết ngoại tụng đối với công dân Mỹ trên cơ sở chứng cứ bí mật và không ai thấy bao giờ. Rất khó có thể hiểu điều này đã tuân thủ hiến pháp như thế nào.

Sau khi chỉ trích Chính quyền Bush đã giữ bí mật chi tiết về các hoạt động giám sát, tham vấn và giam giữ, Obama giờ đang làm điều tương tự. Chính quvền của ông đã từ chối cung cấp các chi tiết về việc tại sao lại đặt một người vào danh sách cần tiêu diệt, thực hiện các vụ nghe trộm ở Mỹ, hay quyết định phải giam giữ ai ở nước ngoài. Chính quyền Obama cũng đang truy tố sáu cựu quan chức chính phủ với các cáo buộc làm lộ thông tin mật cho giới truyền thông – nhiều hơn tất cả các vụ việc của các chính quyền trước đó cộng lại.

Các quan chức chính quyền bác bỏ việc giữ bí mật và khẳng định rằng họ đã công bố thông tin về các hoạt động chống khủng bố nhiều hơn so với Chính quyền Bush, vốn đã từ chối quyết liệt việc công bố các chi tiết về “cuộc chiến chống khủng bố” và lập ra chương trình máy bay không người lái bí mật tại Pakixtan. Các quan chức của Obama nói họ đã xây dựng cách tiếp cận minh bạch hơn và linh hoạt hơn bên ngoài Pakixtan, có liên quan tới các cuộc tập kích quân sự, tấn công bằng máy bay không người lái, và các nỗ lực khác. Họ cho biết mọi cuộc tấn công tại Yêmen đều được các quan chức Yêmen chấp thuận. Cuối cùng, họ hy vọng biến các cuộc tấn công này thành các hoạt động chung, được thực hiện một cách công khai với chính quyền địa phương.

Theo Jaffer, việc giữ bí mật các hoạt động này khiến các tòa án Mỹ không thể xem xét tính hợp hiến của nó. Chuyên gia này chỉ ra rằng nếu một tổng thống của đảng Cộng hòa đi theo các chính sách như vậy, sự phản đối từ phía tả sẽ cực kỳ ồn ào. Jaffer nói: “Cần phái nhớ rằng quyền hạn này sẽ được chính quyền tiếp theo và tiếp sau nữa sử dụng.

Một cách xứng đáng, Obama và các quan chức cao cấp của ông đã thành công trong việc giới hạn lại cuộc chiến toàn cầu của ông Bush thành một cuộc chiến có trọng điểm hơn nhằm vào Al-Qaeda. Họ đã chấm dứt sử dụng thuật ngữ “cuộc chiến chống khủng bố” và thay vào đó coi đây là chiến dịch nhằm vào một tổ chức riêng biệt, được xác định rõ ràng.

Các quan chức Chính quyền Obama coi việc lật đổ Muammar Gaddafi là một ví dụ điển hình cho sự thành công của cách tiếp cận đa phương và có trọng điểm hơn trong sử dụng vũ lực. Với chi phí nhân mạng của Mỹ bằng không và 1 tỉ USD, cuộc can thiệp ở Libi đã loại bỏ được một kẻ độc tài trong 5 tháng. Cuộc tấn công chiếm đóng Irắc đã làm 4484 người Mỹ thiệt mạng, tiêu tốn ít nhất 700 tỉ USD, và kéo dài gần 9 năm.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes nói: “Dấu ấn nhỏ của Mỹ không chỉ mang lại ích lợi về nhân mạng và nguồn lực. Chúng tôi tin rằng cuộc cách mạng Libi còn được coi là có tính chính danh hơn. Mỹ được hoan nghênh hơn. Và có ít khả năng xảy ra nổi dậy hơn vì không có sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài .

Trong đề xuất tham vọng nhất của mình, Chính quyền Obama đang cố gắng tái cấu trúc quân đội Mỹ, thực hiện cắt giảm mạnh chi tiêu, và đưa về “quy mô đúng” các lực lượng Mỹ trên khắp thế giới. Theo kế hoạch của Obama, Lục quân Mỹ sẽ giảm 80.000 quân, một số đơn vị của Mỹ sẽ được chuyển từ Trung Đông sang Thái Bình Dương, và mở thêm các căn cứ nhỏ, bí mật. Các đơn vị thuộc Lực lượng Đặc biệt đã mở rộng quy mô rất lớn tại Irắc và Ápganixtan sẽ huấn luyện các lực lượng địa phương và thực hiện các cuộc tập kích chống khủng bố. Tuyên bố Al-Qaeda gần như đã bị đánh bại, các quan chức chính quyền nói giờ là lúc chuyển sang một trọng tâm mới.

Ben Rhodes nói: “Mỹ sẽ có lợi ích lớn hơn ở đâu vào năm 2020? Là châu Á – Thái Bình Dương hay Yêmen? Rõ ràng, khu vực châu Á – Thái, Bình Dương đang ngày càng trở nên quan trọng hơn . Ben Rhodes có lý, nhưng Pakixtan và vũ khí hạt nhân của họ – cũng như Yêmen và vị trí lân cận của nó đối với các mỏ dầu và đường biển tối quan trọng – nhiều khả năng vẫn sẽ ám ảnh Mỹ trong nhiều năm nữa./.

20 bình luận to “819. HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA”

  1. Kính gửi ban biên tập anhbasam Tôi muốn gửi đăng thêm ở anhbasam mục gửi phản hồi của bài hoc thuyết chiến tranh của Barack Obama . Bàn về hoc thuyết chiến tranh của Barack obama phaỉ biết những lợi ích cũng như những thiệt haị hiện tại và về lâu về dài cho đất nước HOAKỲ MỸ :cái nôi đào tạo ra nhântài chothế giới và đại diện cho nhân quyền thế giới , HOAKỲ Mỹ viện trợ nhân đạo nhiềunhất thế giới .Cần chú ý đến những gì bất thường xẩy ra so với các thời các tổng thống HOAKỲ Khác , để nhìn rỏ sau bức bình phong đạo đức giả của obama là chuyện gì , khi obama len làmtong thống thì mọi kế hoạch của obama muốn HoaKỳ nợ chồng chất nên mọi việc đều chi ra số tiền nhiều tỷ trăm ngàn tỷ usd .
    cho kế hoạch khong thực tế , khi hiện tại cần phải nâng ngân quỹ quốc gia đang bị đe dọa phá sản, tất cả những bí mật quôc gia của Hoa kỳ đều bị tung lên mạng, tất cả số liệu vũ khí hạt nhân , số kg vàng , noi sanxuất cất giữ dều đượ chỉ cặn kẻ nó nằm trên con đường tên gì số mấy ,tin tức này tung;lên mạng để phi tang cá nhân tội phạm tung tin bí mật quốc gia và nhóm lọi ích Taù cộng chuyên xách động bài MỸ nhận được cách thông tin naỳ để thực hiện những vụ pháo kích ,không kích , ném đá dấu tay ,và tổ chức đào đường hầm từ xa dẫn đến chổ cất dấu để trộm cướp cộng với việc cho mật vụ nằm vùng tìm cách lân la tiếp cận nhân viên bên trong để dùng áp lực đe dọa sự sống của bản thân và những người thân yêu để móc nối phá hệthống báo động chống trộm ,
    obama là da đen đã có cha đở đầu( rất thân tình,là đồng chí )là mục sư đã nguyền rủa nước MỸ , Obama cónội kết nội kết thù hận nhỏ mọn khi HoaKỳ Mỹ đã tiến đến không còn kỳ thị chủng tộc nên obama được lên đến chức vụ cao và đã đang đượclàm ứngviêntổngthống (mà vẫn dùng chiêu bài kỳ thị chủng tộc để câu phiếu bầu , trong khi quá khứ chỉ số ít phần tử có ý kiến bất đồng nên quá khích phân biệt chủng tộc, nếu không thì HOAKỲ không có da den định cư ), việc minh chứng obama bí mật đồng lòng với Tàu cộng( là dùng chiêu bài giấy khen để vuốt ve thay cho đồng tiền thưởng và quyền lực chíh trị ) obama chơi giấy biểu dương tinhthần vì nhânquyền ,obama không tiếp đoàn đaị diện người VIỆT NAM ở hải ngoại đấutranh cho nhân quyền trong nước cụ thể đòi trả tự do vô điều kiện cho các bậc thiện tri thức , các nhà yêu nước đấu tranh ôn hòa như một đảng đối lập ở các nước dân chủ trên toàn cầu để đòi đổi mới ,dân chủ nhân quyền , phong phú đa đảng để tập trung mọi nguồnlực để bảovệ tổ quốc VIỆTNAM, nhưng obama chỉ đưa ra những mãnh giấy khen nhanquyền vô hiệu quả , không có quyết tâm thật tâm để có biện pháp hữu hiệu cho nhân quyền VIET NAM vì obama luôn làm lợi cho nhóm lợi ích Tàu cộng ,vì vậy
    obama khong đại diện cho lợi ích HOA KỲ MỸ ,cũng không đai diện cho lợi ích VIETNAM ở MỸ , và không ai bầu cho obama nữa

  2. Bàn về hoc thuyết chiến tranh của Barack obama phaỉ biết những lợi ích cũng như những thiệt haị hiện tại và về lâu về dài cho đất nước HOAKỲ MỸ :cái nôi đào tạo ra nhântài chothế giới và đại diện cho nhân quyền thế giới , HOAKỲ Mỹ viện trợ nhân đạo nhiềunhất thế giới .Cần chú ý đến những gì bất thường xẩy ra so với các thời các tổng thống HOAKỲ Khác , để nhìn rỏ sau bức bình phong đạo đức giả của obama là chuyện gì , khi obama len làmtong thống thì mọi kế hoạch của obama muốn HoaKỳ nợ chồng chất nên mọi việc đều chi ra số tiền nhiều tỷ trăm ngàn tỷ usd .
    cho kế hoạch khong thực tế , khi hiện tại cần phải nâng ngân quỹ quốc gia đang bị đe dọa phá sản, tất cả những bí mật quôc gia của Hoa kỳ đều bị tung lên mạng, tất cả số liệu vũ khí hạt nhân , số kg vàng , noi sanxuất cất giữ dều đượ chỉ cặn kẻ nó nằm trên con đường tên gì số mấy ,tin tức này tung;lên mạng để phi tang cá nhân tội phạm tung tin bí mật quốc gia và nhóm lọi ích Taù cộng chuyên xách động bài MỸ nhận được cách thông tin naỳ để thực hiện những vụ pháo kích ,không kích , ném đá dấu tay ,và tổ chức đào đường hầm từ xa dẫn đến chổ cất dấu để trộm cướp cộng với việc cho mật vụ nằm vùng tìm cách lân la tiếp cận nhân viên bên trong để dùng áp lực đe dọa sự sống của bản thân và những người thân yêu để móc nối phá hệthống báo động chống trộm ,
    obama là da đen đã có cha đở đầu( rất thân tình,là đồng chí )là mục sư đã nguyền rủa nước MỸ , Obama cónội kết nội kết thù hận nhỏ mọn khi HoaKỳ Mỹ đã tiến đến không còn kỳ thị chủng tộc nên obama được lên đến chức vụ cao và đã đang đượclàm ứngviêntổngthống (mà vẫn dùng chiêu bài kỳ thị chủng tộc để câu phiếu bầu , trong khi quá khứ chỉ số ít phần tử có ý kiến bất đồng nên quá khích phân biệt chủng tộc, nếu không thì HOAKỲ không có da den định cư ), việc minh chứng obama bí mật đồng lòng với Tàu cộng( là dùng chiêu bài giấy khen để vuốt ve thay cho đồng tiền thưởng và quyền lực chíh trị ) obama chơi giấy biểu dương tinhthần vì nhânquyền ,obama không tiếp đoàn đaị diện người VIỆT NAM ở hải ngoại đấutranh cho nhân quyền trong nước cụ thể đòi trả tự do vô điều kiện cho các bậc thiện tri thức , các nhà yêu nước đấu tranh ôn hòa như một đảng đối lập ở các nước dân chủ trên toàn cầu để đòi đổi mới ,dân chủ nhân quyền , phong phú đa đảng để tập trung mọi nguồnlực để bảovệ tổ quốc VIỆTNAM, nhưng obama chỉ đưa ra những mãnh giấy khen nhanquyền vô hiệu quả , không có quyết tâm thật tâm để có biện pháp hữu hiệu cho nhân quyền VIET NAM vì obama luôn làm lợi cho nhóm lợi ích Tàu cộng ,vì vậy
    obama khong đại diện cho lợi ích HOA KỲ MỸ ,cũng không đai diện cho lợi ích VIETNAM ở MỸ , và không ai bầu cho obama nữa

  3. Cần chú ý đến những gì bất thường xẩy ra so với các thời các tổng thống HOAKỲ Khác , để nhìn rỏ sau bức bình phong đạo đức giả của obama là chuyện gì , khi obama len làmtong thống thì mọi kế hoạch của obama muốn HoaKỳ nợ chồng chất nên mọi việc đều chi ra số tiền nhiều tỷ trăm ngàn tỷ usd .
    cho kế hoạch khong thực tế , khi hiện tại cần phải nâng ngân quỹ quốc gia đang bị đe dọa phá sản, tất cả những bí mật quôc gia của Hoa kỳ đều bị tung lên mạng, tất cả số liệu vũ khí hạt nhân , số kg vàng , noi sanxuất cất giữ dều đượ chỉ cặn kẻ nó nằm trên con đường tên gì số mấy ,tin tức này tung;lên mạng để phi tang cá nhân tội phạm tung tin bí mật quốc gia và nhóm lọi ích Taù cộng chuyên xách động bài MỸ nhận được cách thông tin naỳ để thực hiện những vụ pháo kích ,không kích , ném đá dấu tay ,và tổ chức đào đường hầm từ xa dẫn đến chổ cất dấu để trộm cướp cộng với việc cho mật vụ nằm vùng tìm cách lân la tiếp cận nhân viên bên trong để dùng áp lực đe dọa sự sống của bản thân và những người thân yêu để móc nối phá hệthống báo động chống trộm ,
    obama là da đen đã có cha đở đầu( rất thân tình,là đồng chí )là mục sư đã nguyền rủa nước MỸ , Obama cónội kết nội kết thù hận nhỏ mọn khi HoaKỳ Mỹ đã tiến đến không còn kỳ thị chủng tộc nên obama được lên đến chức vụ cao và đã đang đượclàm ứngviêntổngthống (mà vẫn dùng chiêu bài kỳ thị chủng tộc để câu phiếu bầu , trong khi quá khứ chỉ số ít phần tử có ý kiến bất đồng nên quá khích phân biệt chủng tộc, nếu không thì HOAKỲ không có da den định cư ), việc minh chứng obama bí mật đồng lòng với Tàu cộng( là dùng chiêu bài giấy khen để vuốt ve thay cho đồng tiền thưởng và quyền lực chíh trị ) obama chơi giấy biểu dương tinhthần vì nhânquyền ,obama không tiếp đoàn đaị diện người VIỆT NAM ở hải ngoại đấutranh cho nhân quyền trong nước cụ thể đòi trả tự do vô điều kiện cho các bậc thiện tri thức , các nhà yêu nước đấu tranh ôn hòa như một đảng đối lập ở các nước dân chủ trên toàn cầu để đòi đổi mới ,dân chủ nhân quyền , phong phú đa đảng để tập trung mọi nguồnlực để bảovệ tổ quốc VIỆTNAM, nhưng obama chỉ đưa ra những mãnh giấy khen nhanquyền vô hiệu quả , không có quyết tâm thật tâm để có biện pháp hữu hiệu cho nhân quyền VIET NAM vì obama luôn làm lợi cho nhóm lợi ích Tàu cộng ,vì vậy
    obama khong đại diện cho lợi ích HOA KỲ MỸ ,cũng không đai diện cho lợi ích VIETNAM ở MỸ , và không ai bầu cho obama nữa

    • Họa Sĩ Trường sa said

      ….
      -Ko có Mỹ và LHQ giữ ỏn định Thế giới suốt hơn 65 năm qua…Có lẽ chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố quốc tế..đã đưa Hành tinh này vào cảnh điêu linh, hủy diệt từ lâu…Làm gì con người được sống hạnh phuc đến ngày hôm nay…?
      -Học thuyết B. Obama nham giữ hòa bình, cân bằng lực lượng, ổn định và phát triển đồng đều các quóc gia lớn, nhỏ ở Châu Á-TBD…ton trọng tự do hàng hải quốc tế theo luât biển – UNCLOS 1982….

  4. […] 819. HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA […]

  5. như ngọc said

    Anh BS ơi, không hiểu sao bỏ sót đoạn cuối không dịch
    Retired military officials warn that drones and commando raids are no substitute for the difficult process of helping local leaders marginalize militants. Missile strikes that kill members of al Qaeda and its affiliates in Pakistan and Yemen do not strengthen economies, curb corruption, or improve government services. David Barno, a retired lieutenant general who commanded U.S. forces in Afghanistan from 2003 to 2005, believes hunting down senior terrorists over and over again is not a long-term solution.

    Các quan chức đã về hưu quân sự cảnh báo rằng máy bay không người lái và các cuộc tấn công biệt kích là không thể thay thế cho quá trình khó khăn của việc trợ giúp lãnh đạo tại chỗ loại bỏ các tay súng đối phương. Cuộc tấn công tên lửa tiêu diệt thành viên của al Qaeda và những chi nhánh của nó ở Pakistan và Yemen không tăng cường nền kinh tế, kiềm chế tham nhũng, hoặc cải thiện các dịch vụ của chính phủ. David Barno, một trung tướng về hưu, người chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan từ 2003 đến 2005, tin rằng săn lùng hoài mãi những kẻ khủng bố cấp cao là không phải là một giải pháp lâu dài.

    “How do you get beyond this attrition warfare?” he asked me. “I don’t think we’ve answered that question yet.”

    “Làm thế nào để vượt qua được cuộc chiến tranh tiêu hao này?” ông hỏi tôi. “Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã trả lời được câu hỏi đó.”
    thấy tại đây:
    http://gocsan.blogspot.com/2012/03/obama-doctrine-hoc-thuyet-chien-tranh.html

  6. abc said

    Mỹ xứng đáng lãnh đạo thế giới, người Mỹ từ thiện nhiều nhất trên thế giới như Bill Gate, Waren Bufet….

  7. qx said

    Bác nào muốn đọc nguyên bản tiếng Anh thì đọc theo link này:
    http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/02/27/the_obama_doctrine

    Tui nghĩ vấn đề Pakistan phức tạp hơn ông David Rohde viết trong bài, và đó có thể là lý do tại sao chính quyền Mỹ (Bush và Obama) gần như âm thầm làm mà không thông qua chính quyền Pakistan hoặc chờ chính quyền Pakistan cung cấp tin tức tình báo.

    – Pakistan vừa là nước thân Trung Cộng vừa là nước bang giao với Mỹ. Pakistan nhận hỗ trợ kinh tế, vũ khí quốc phòng và hàng loạt tiền cứu trợ, khoa học kỹ thuật, vv… của Mỹ. Pakistan cùng lúc lại là nước đồng minh của Trung Cộng, nhận viện trợ và vũ khí, cũng như rò rỉ kỹ thuật vũ khí của Mỹ cho Trung Cộng. Vụ Bin Laden được hiểu rằng nếu cho chính quyền Pakistan biết Mỹ sẽ tấn công Bin Laden, kết quả sẽ đã là Bin Laden “vừa rời khỏi nơi ở vài phút thì đội biệt kích Mỹ vào”. Câu vừa rồi là câu rất hay nghe trong suốt hơn 30 năm qua khắp các nơi có các tay đầu đảng độc tài và khủng bố ẩn núp, có ai nhớ những vụ Mỹ bắn Tomahawk vào Sudan, Afghanistan nhưng Bin Laden và các tay đầu đàng “vừa rời khỏi vài phút thì bom nổ” không?

    – Dân Pakistan: nếu Mỹ không bắn hỏa tiễn từ drones thì phần lớn dân Pakistan cũng giận dữ vì chuyện khác, tỉ như tổ cha mày không cứu trợ gạo cho bọn tau, hoặc muslim làm chủ thế giới trong tương lai, đả đảo bọn Mỹ-Do Thái ngoại đạo, vân vân và vân vân. Nói ngắn là phần nhiều dân Pakistan rất dễ nổi giận và lỗi thuộc về kẻ khác, không bao giờ là của họ, hệt như các chủng dân khác theo đạo cộng sản vậy, lúc nào cũng có một kẻ thù nào đó để bọn dân dạng này giận dữ.

    – Dùng drones, biệt kích, thu gọn quân đội, dùng CIA và các lực lượng bí mất, vv… không phải chỉ là nghe nói mới đây, mà là đã nói tới từ thập niên 80s, 90s của thế kỷ trước. Các sách lược gia Mỹ đã từng nói và chuẩn bị rằng các cuộc chiến sắp tới là cuộc chiến chống khủng bố (dạng chiến tranh du kích hit-and-run), urban warfare, tin học, điện từ, vũ trụ, vv… và có thể chiến tranh với Trung Cộng vào khoảng 2015-2030. Đặc điểm chung là không còn thích hợp nếu dùng quân đông, đổ bộ và chiếm đóng nữa, mà phải dùng “du kích chiến” kết hợp với khoa học kỹ thuật tiên tiến để chơi lại bọn du kích khủng bố. Obama chắc chắn là vị tổng thống được giao công việc thực hiện những hoạch định của nước Mỹ từ ba bốn chục năm trước.

    qx

  8. Họa Sĩ Trường Sa said

    * Vì sao nước Mỹ giàu mạnh, có uy tín lớn…:
    – Mỹ : quan hệ quốc tế bình đẩng, tôn trọng dan chủ, tự do,,giúp đỡ các nước nhỏ, nghèo., bảo vệ đọc lập, tự do…
    -Mỹ dân chủ, tự do : Nên dân có quyền chọn lãnh đạo tài giỏi, bản lĩnh…như TT B. Obama…
    -Học thuyết B. Obama..là tập hợp trí tuệ của hệ thóng chính trị Mỹ….chứ ko rieng gì ca nhân Ô Obama…Hãy đọc và xem những phát biểu của các Bộ trướng và Tướng lãnh Mỹ thì rổ ràng hơn…

    + co 1 cau don gian thường nhắc đen khi ngồi uống Cafe với bạn:
    -Vì sao đất nước ( Mỹ)và nhân dân bạn giàu mạnh, tự do : Vì Nước tôi biết sử dụng người TÀI…và luôn luôn tôn trọng ý kiến của HỌ..>
    – còn đất nước bạn hiên nay….???

  9. Ho Chan That said

    Một TQ bị “chia nhỏ” là mong muốn của nhiều người VN, nhưng một VN “văn minh như Mỹ” là “ước mơ” của đa số người VN…
    Mặc dù chế độ nào cũng chứa đựng những thứ….không sạch sẽ!!!!

  10. hoacomay said

    Chẳng phải đợi đến Hoa Kỳ tác động mà chính nội bộ TQ sẽ khiến TQ sụp đổ, chia rẽ thành năm bè bảy mối. Đó là đặc điểm lịch sử của TQ. Ngày nay khi có vai trò quốc tế của Mỹ thì xu hướng đó sẽ xảy ra nhanh hơn . Quay về VN thì cũng một đặc điểm lịch sử nữa đó là khi nào TQ mạnh ắt xảy ra chiến tranh xâm chiếm VN, nếu triều đình trị vì ở VN mà mạnh, có bản lĩnh và lòng yêu nước, thương nòi thì toàn dân sẽ đồng lòng ủng hộ và góp phần chiến thắng ngoại xâm, giữ vững bờ cõi. Còn khi nào gặp phải triều đình tham nhũng, hại dân thì TQ sẽ xâm chiếm đất nước, dựng nên bọn bù nhìn và vơ vét, tàn sát không nương tay đất nước VN này. Khi TQ suy yếu sẽ lại có những anh hùng trong dân VN nổi dậy được nhân dân ủng hộ để thừa cơ giặc Tàu suy yếu mà giành lại cơ đồ giang san.
    Có vẻ như chúng ta đang ở đầu một giai đoạn mà TQ còn đang mạnh, nhe nanh muốn nuốt chửng VN còn trong nước VN thì tham nhũng và mất dân chủ đang làm xói mòn lòng tin và sự ủng hộ của toàn dân…

  11. Boxit Viet Nam said

    Nội tình hiện nay của TQ luôn luôn xảy ra các cuộc biểu tình, phản đối, tự thiêu từ các dân tộc thiểu số mà TQ đồng hóa, bản thân người Hán cũng bất mãn và căm phẫn chế độ cầm quyền của TQ. NHà nuớc TQ là tập hợp những gì thối nát nhất mà chính Tập Cận Bình đã thốt ra. Đó là một điều khẳng định TQ sẽ sớm bị chia cắt sâu sắc và sẽ bị chia nhỏ. Nhà nuớc, chính quyền, chế độ chẳng là nghĩa lý gì so với tinh thần dân tộc. Trước đây, Liên xô đã sáp nhập một nhà nước Ukraina to oạch như thế vào thì việc tan rã là tất yếu. Năm 2007, VN được bầu làm thành viên không thường trực của LHQ, cơ hội đó đã bị bọn quan tham bỏ qua là không dựa vào đó để đòi lại Hòang Sa, ít nhất cũng dằn mặt TQ trên vấn đề ngoại giao. Rất tiếc là bộ sậu đã bị TQ nhét đầy tiền vào mồm nên không há ra được. VN cần thật tỉnh táo, không ngoan để tận dụng cơ hội sắp tới. Obama sẽ thắng cử.

  12. son cau said

    Ôi ! tôi mong được như các bạn bình luận. Nó phải đến nhanh lên kẻo khổ cực lắm rồi

  13. Nails Man said

    Việc chuyển trọng tâm của Mỹ về Thái Bình Dương khiến cho Trung Quốc giận dữ nên TQ thật sự muốn một TT thuộc Đảng Cộng Hòa đắc cử hơn là TT Dân Chủ Obama !
    Trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới , nếu đắc cử, TT Obama sẽ là một TT chứng kiến một TQ sụp đổ như Liên Xô ! VN nên chuẩn bị một cơ hội ngàn vàng để tung quân lấy lại Hoàng Sa ! Với TQ , Hoa Kỳ sẽ đánh dập đầu và không thuơng tiếc như Liên Xô : Ngoài việc xé nhỏ TQ thành nhiều quốc gia nhỏ , Hoa Kỳ còn có tham vọng đẩy lùi TQ trở lại thời kỳ u ám nhất như thời Mao Trạch Đông !

    • Việt Gian said

      Trung quốc sẽ không sụp đổ như Liên xô, vì họ là những người thực dụng hơn Liên xô nhiều và đã học được từ bài học Liên xô rất tốt.
      Thôi thì mình cứ mong Việt nam mình tận dụng tốt cơ hội hướng trọng tâm về châu Á của Mỹ mà phát triển cho thật tốt và giới lãnh đạo thân Trung cộng hãy chuyển trọng tâm từ nghe lời Trung cộng tuyệt đối sang nghe lời con tim và khối óc của hàng chục triệu đồng bào mình mà bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia đồng thời với phát triển dân trí, dân sinh thì việc lấy lại Hoàng sa không có gì là khó khăn cả.

      • Phó thường dân dự khuyết said

        TQ không sụp đổ theo cách như ở LX nhưng sẽ sụp đổ theo cách mang mầu sắc TQ!

    • L0LO said

      Đồng ý với nhận định của Nails Man! TQ chắc chắn sẽ sụp đổ. Tôi tin vào Thiên Mệnh và tin rằng Barak Obama là người được Trời Đất giao cho sứ mệnh để tiêu diệt cộng sản Tàu tàn ác. Phải nhớ rằng tiêu diệt cộng sản Tàu chứ không phải tàn sát nhân dân Tàu.

      • Nails Man said

        Chủ đích của Hoa Kỳ luôn luôn tiêu diệt các chế độ độc tài chư không chủ trương tiêu diệt văn hóa của dân tộc. TQ thì ngược lại : vì họ biết là tiêu diệt văn hóa Tây Tạng , Tân Cương , Mãn Châu( ngày nay chỉ còn khoảng 100 biết tiếng Mãn !) sẽ giúp họ thống trị vĩnh viễn dân tộc đó !
        Tôi có biết , không biết lời đồn có đúng không , một chiến lược mới của Hoa Kỳ dành cho TQ sẽ tóm gọn vào 3 chữ C :
        China : Crooked , Crippled and Collapased ! ( TQ : méo mó , tàn tật và sụp đổ )
        Theo đó thì các chiến lược gia Hoa Kỳ sau khi đã thành công làm sụp đổ Liên Xô đã phác họa cho TQ một chiến lược tương tự : Giúp cho TQ tăng kinh tế để tạo cách biệt giàu nghèo , xung đột giai cấp y hệt Chủ nghĩa CS đã tạo dựng , môi trường bị hủy hoại vì ô nhiễm , xung đột sắc tộc giữa người Hán vá các sắc dân khác : Đây là chiến lược làm xã hội TQ bị méo mó ! (crooked).
        – Từ Crooked chuyển sang Crippled : xã hội phát triển không hài hòa , cán bộ và dân xung khắc nhau trầm trọng. Đây là sự phát triển què quặt và ảo nhiều hơn thực ! Kinh tế thị trường với sự chỉ huy của Đảng CSTQ trở thành tàn tật và không đồng bộ !
        – Crippled chuyển sang Collapsed : Khi xung khắc giữa hệ thống chính trị , kinh tế , văn hóa và các sắc tộc cũng các gia tầng xã hội lên đến đỉnh điểm thì hoàn toàn sụp đổ ! Điều này lý giải tại sao Hoa Kỳ đã cho rất nhiều người giàu TQ và các cán bộ tham nhũng di dân rộng rãi qua Hoa Kỳ lên đến 4 triệu người và hầu hết các con cái cán bộ từ cấp huyện đều du học tại Mỹ ( Con gái Tập cận Bình cũng học đại học Harvard ). Tất cả điều này đều có chiến lược làm sụp đổ TQ và sẽ có những nhà lãnh đạo từ Mỹ về cầm quyền.
        China : Crooked- Crippled- Collapsed là chiến lược Hoa Kỳ song song với việc huớng trọng tâm về Thái Bình Dương .
        Sau Đệ Nhị Thế Chiến , Hoa Kỳ đã khuất phục được 2 kẻ thù dưới trướng của mình là Đức và Nhật . TQ sẽ phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong Thế Kỷ này và thực sự sẽ thành thị trường tiêu thụ hàng hóa Mỹ !

Bình luận về bài viết này