BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

796. VỀ MỐI QUAN HỆ ĐỒNG MINH AN NINH MỸ-NHẬT

Posted by adminbasam trên 11/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

V MỐI QUAN HỆ ĐỒNG MINH AN NINH MỸ-NHẬT

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ bảy, ngày 10/3/2012

TTXVN (Niu Yoóc 5/3)

Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ, ngày 1/3, cho rằng dù vấn đề di dời căn cứ quân sự Futenma gặp nhiều khó khăn, làm cho quan hệ Mỹ – Nhật nguội lạnh, nhưng do những yêu cầu cấp bách về địa chính trị và lợi ích chung, quan hệ đồng minh giữa Tôkyô và Oasinhtơn sẽ vẫn mạnh mẽ.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã có chuyến thăm đầu tiên đến tỉnh Okinawa vào ngày 25 – 27/2. Chuyến thăm diễn ra trước cuộc họp 2 ngày giữa các quan chức Nhật Bản và Mỹ về số phận của căn cứ quân sự Futenma của Mỹ hiện đặt tại Okinawa và việc tái bố trí lại nó ngay trong tỉnh này. Các kế hoạch di dời căn cứ Futenma đã gây ra những tranh cãi mạnh mẽ – người dân Okinawa phản đối việc căn cứ này tiếp tục hiện diện ở địa điểm hiện nay cũng như Thỏa thuận Mỹ – Nhật năm 2006 nhằm đưa căn cứ này về một địa điểm nông thôn hơn. Sự phản đối này đang cản trở việc thực hiện Thỏa thuận 2006 và các quan chức hai nước đang trong quá trình đàm phán để vượt qua bế tắc này.

Những động thái này đến sau một thời gian quan hệ Mỹ – Nhật đình trệ. ít nhất là 6 năm qua việc Nhật Bản thay đổi nội các liên tục đã gây thêm khó khăn cho việc thúc đẩy kế hoạch bố trí lại các lực lượng của Mỹ và Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) – hai bộ phận chiến lược trong chủ yếu tái can dự vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Oasinhtơn. Mặc dù vấn đề Futenma đã trở nên khó khăn, song Mỹ và Nhật Bản có quá nhiều lợi ích chung và đòi hỏi về địa chính trị để mối quan hệ đồng minh của họ không đổ vỡ.

Tầm quan trọng của Okinawa

Okinawa thực tế là khu vực bảo hộ của Mỹ trong gần 30 năm qua. Vị trí chiến lược gần Đài Loan, Trung Quốc đại lục, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản đã làm Okinawa rất quan trọng đối với Mỹ trong việc triển khai các lực lượng tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Hòn đảo này là trung tâm khu vực cho các lực lượng vũ trang Mỹ trong cả hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, trao cho Mỹ một căn cứ hậu cần mà từ đó có thể phát huy sức mạnh không quân đến Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tuy nhiên, kể từ khi hiến pháp hoà bình của Nhật Bản được thông qua, đã có sự phản đối địa phương đối việc sử dụng tỉnh này cho mục đích quân sự, đặc biệt là kể từ khi số lượng căn cứ của Mỹ tại đây không tương xứng với quy mô của tỉnh (Okinawa chiếm 1% lãnh thổ của Nhật Bản nhưng lại chứa đến 70% số căn cứ quân sự độc quyền của Mỹ). Kể từ khi Okinawa quay về nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản năm 1972, sự phản đối các căn cứ của Mỹ trên hòn đảo này đã tăng lên.

Tranh cãi và tình hình hiện tại

Một phần đáp lại những lo ngại ở địa phương, nhưng cũng là đáp lại mục tiêu lớn hơn của việc nâng cao sắp xếp chiến lược của các lực lượng của Mỹ ớ khu vực, chính phủ Nhật Bản và Mỹ đã đạt được một Thỏa thuận vào năm 2006 cho phép chuyển khoảng 8.000 lính thuộc Lực lượng hái quân viễn trinh III đóng quân ở Okinawa sang Guam. Theo thỏa thuận này, việc chuyển quân sẽ hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên, thỏa thuận này có một điều kiện quan trọng: Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm (về mặt hậu cần và tài chính) đối với việc chuyển các thiết bị và phương tiện của căn cứ Futenma từ thành phố Ginowan đến địa điểm mới ở Henoko, một khu vực nông thôn hơn ở phía Bắc Okinawa. Sự phản đối thỏa thuận này đã làm trì hoãn việc di dời này.

Điểm gây tranh cãi chính đó là kế hoạch di dời ban đầu yêu cầu xây dựng một đựờng băng ngoài biển nằm trên một dải san hô, nơi cá nược, thuộc họ động vật có vú và đang cỏ nguy cơ tuyệt chủng, sinh sống. Sự phản đối không chỉ xuất phát từ những người dân địa phương lo ngại vấn đề môi trường tự nhiên (và trong một số trường hợp là kế sinh nhai), mà từ cả các nhà môi trường ở bên ngoài, lực lượng cánh tả và các nhóm hoà bình kêu gọi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Okinawa. Sự phản đối trở nên đặc biệt mạnh mẽ sau khi chính phủ của đảng Dân chủ Nhật Bản bị coi là đã giải quyết sai vấn đề này.

Tỉnh trưởng Okinawa Hirokazu Nakaima, người nắm giữ quyền phủ quyết quyết định này, đã gây sức ép với chính quyền trung ương để di chuyền căn cứ Futenma ra khỏi tỉnh, mặc dù không có nhiều địa điểm khác để căn cứ này có thể di dời tới. Futenma không phải là một căn cứ độc lập mà nó kết nối với một mạng lưới các cơ sở khác của Mỹ ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt là các căn cứ hải quân khác ở Okinawa (bao gồm cả trại Courtney, Foster, Hansen, Lester, Kinser và Schwab) – dẫn đến việc di dời ra ngoài tỉnh Okinawa là một khó khăn về mặt chiến thuật đối với Oasinhtơn. Hơn nữa, chẳng có mấy tỉnh trưởng các tính khác săn sàng đón nhận căn cứ này, điều này làm Henoko là lựa chọn khả thi duy nhất.

Liên minh Mỹ – Nhật

Tháng 2, các quan chức Mỹ và Nhật Bản tham gia đàm phán về việc xem xét lại Thỏa thuận 2006. Điều chỉnh đầu tiên được công bố nói rằng Mỹ sẽ chỉ chuyển khoảng 4.700 quân đến Guam, 3.300 còn lại sẽ được chuyển đến các địa điểm khác ở châu Á – Thái Bình Dương trên cơ sở luân chuyển. Hơn nữa, việc di chuyển quân này sẽ tách khỏi Thỏa thuận Futenma, có nghĩa là việc di chuyển quân sẽ diễn ra dù việc di dời địa điểm của căn cứ Futenma có tiếp tục bị trì hoãn. Các cuộc đàm phán đã tiếp diễn theo cách như Ngoại trưởng Nhật Bản gọi là “ứng xử linh hoạt”, điều này cho thấy rằng có thể sẽ có thêm những thay đổi nữa.

Kết cục của vấn đề này vẫn chưa rõ và mặc dù chính phủ của Thủ tướng Noda đã tuyên bố rằng liên minh Mỹ – Nhật là nền tảng chính cho chính sách đối ngoại, nhưng cho đến nay chính phủ Nhật Bản chưa thể xua tan xu hướng trì trệ và chán nản trong mối quan hệ này, Tuy nhiên, dù vấn đề này dường như rất khó khăn, nhưng nó khó có thể dẫn đến một sự rạn nứt trong liên minh Mỹ – Nhật vốn bị chi phối bởi những nhu cầu chiến lược khu vực.

Thứ nhất, Mỹ muốn phân bố các lực lượng của mình một cách bền vững hơn về chính trị và kinh tế. Điều đó có nghĩa là trải rộng lực lượng ra nhiều nước. Hơn nữa, yêu cầu làm cho sự hiện diện của Mỹ ở khu vực kiên cường trước cả các mối đe dọa về chính trị và quân sự buộc Mỹ phải phân bố lực lượng đều đặn giữa nhiều quốc gia. Điều này có nghĩa là cuối cùng diện tích chiếm giữ của các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, cũng như số lượng quân ơe đó sẽ giảm.

Thứ hai, mặc dù Nhật Bản đang tìm cách cải thiện các mối quan hệ của mình với các nước láng giềng châu Á, đặc biệt là Trung Quôc, nhưng những căng thẳng trong khu vực đã gắn những lợi ích của Nhật Bản với những lợi ích của Mỹ. Những nhu cầu địa chính trị và kinh tế khác nhau giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực (ví dụ như việc kiểm soát đối với vùng lãnh thổ tranh chấp và các nguồn tài nguyên) và lịch sử thù địch đã tạo lý do để Tôkyô tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Oasinhtơn, Quan trọng hơn, mong muốn nâng cao ảnh hưởng khu vực cả về kinh tế và quân sự của Nhật Bản trùng với kế hoạch của Oasinhtơn để Tôkyô có vai trò lớn hơn trong chiến lược tái can dự vào châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.

Thứ ba, Nhật Bản đối mặt với mối đe dọa liên tục từ Bắc Triều Tiên và quan trọng hơn là từ lực lượng hải quân đang phát triển của Trung Quốc và các vụ xâm nhập liên tục của các tàu quân sự và dân sự Trung Quốc vào các vùng lãnh thổ Nhật Bản tuyên bố chủ quyền hoặc kiểm soát. Yêu cầu chiến lược của Trung Quốc nhằm kiểm soát “chuỗi đảo thứ nhất”, mà quần đảo phía Nam Okinawa và Đài Loan là một phần của chuỗi đảo này, nêu bật giá trị của liên minh Mỹ – Nhật và việc đóng quân ở Okinawa. Nhật Bản hưởng lợi từ sức mạnh phòng ngừa của sự hiện diện vũ trang của Mỹ, trong khi Mỹ lại có được khả năng phát huy sức mạnh của mình vào vùng Viễn Đông từ các căn cứ ở Nhật Bản. Sự hiện diện của Mỹ đặc biệt quan trọng vì Nhật Bản có truyền thống không muốn tham dự vào các liên minh quân sự có thể làm các nước láng giềng giận dữ và nuôi dưỡng tâm lý chống Nhật Bản.

Tiềm năng phát triển

Mặc dù sự trì trệ chính trị trong chính phủ trung ương Nhật Bản và sự phản đối mạnh mẽ ở Okinawa làm phức tạp hoá vấn đề Futenma, nhưng những tranh cãi về việc di dời này không phải là không thể vượt qua. Đa số người dân địa phương phản đối kế hoạch di dời ban đầu là do vị trí mới có liên quan đến việc xây dựng ngoài biển, điều có thể hủy hoại môi trường và kế sinh nhai của ngư dân địa phương. Những thay đổi trong kế hoạch này có thể làm việc di chuyển trở nên dễ chấp nhận hơn đối với người dân địa phương, đặc biệt là khi sự hiện diện của căn cứ này có thể giúp kích thích nền kinh tế của địa phương. Đây có thể là một bước đi quan trọng vì sự phản đối của các chính trị gia địa phương đối với việc di dời xuất phát từ nhu cầu chính trị hơn là ý kiến cá nhân. Nếu người dân địa phương đồng ý, các quan chức tỉnh và địa phương cũng sẽ đồng ý.

Mặc dù tranh cãi về Futenma có thể là một chướng ngại vật đối với khả năng của các lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng các trung tâm khu vực khác ở Nhật Bản, như các cơ sở quân sự Kadena và Misayva, sẽ vẫn cho Mỹ khả năng phát huy sức mạnh, ngay cả khi Futenma không còn cung cấp chỗ đóng quân cho các đơn vị không

quân của hải quân Mỹ tại Okinawa nữa. Hơn nữa, những động lực chính trị hiện tại có thể làm vấn đề này phát triển theo hướng Lực lượng tự vệ Nhật Bản (JSDF) đảm nhận trách nhiệm an ninh quốc gia và khu vực lớn hơn. JSDF đang dần can dự lớn hơn vào các vấn đề an ninh bên ngoài vùng phụ cận của Nhật Bản. Hơn nữa, việc Trung Quốc xâm nhập vào các vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đã gây ra tranh cãi trong nước về việc các cơ quan an ninh Nhật Bản, như Lực lượng cảnh sát biển, nên có thẩm quyền lớn hơn hay không. Xu hướng này sẽ chỉ phát triển nếu Mỹ hiện diện ở khu vực ít hơn do sự bế tắc của vấn đề Futenma (xu hướng tương tự đã xuất hiện tại Đài Loan vì sự hiện diện ít hơn của Mỹ tại Okinawa đã dẫn đến yêu cầu Đài Loan phải có khả năng quốc phòng độc lập và mạnh hơn).

Tranh cãi Futenma không tạo ra một mối đe dọa lâu dài đối với quan hệ liên minh Mỹ – Nhật, hay đối với đời sống chính trị Nhật Bản hiện nay. Mặc dù có cảm nhận rằng quan hệ Mỹ – Nhật đã đình trệ vì những vấn đề khó khăn như sự phản đối ở trong nước đối với các căn cứ quân sự ở Okinawa và TPP, nhưng các động lực khu vực và các mối quan hệ gần gũi trong hơn một nửa thế kỷ sẽ giúp đảm bảo sự bền vững của liên minh an ninh giữa Tôkyô và Oasinhtơn./.

3 bình luận to “796. VỀ MỐI QUAN HỆ ĐỒNG MINH AN NINH MỸ-NHẬT”

  1. Bà Ba said

    Tại sao Việt Nam ta lại không cho Mỹ đặt căn cứ quân sự nhỉ? Chỉ có đặt dưới sự bảo trợ về kinh tế và quân sự Mỹ thì Việt Nam ta mới có thời gian và điều kiện phát triển đất nước, một ngày gần đây sẽ mạnh được như Nhật và Hàn Quốc. Nhưng như vậy sự tồn tại của độc đảng có bị đe dọa? Chắc là có. Vậy vấn đề là lợi ích nhóm hay sự thịnh vượng của đất nước?

  2. […] 796. VỀ MỐI QUAN HỆ ĐỒNG MINH AN NINH MỸ-NHẬT […]



  3. Nghe tin Mỹ đưa máy bay tàng hình qua Nhật
    =========================

    Máy bay chiến đấu tàng hình qua

    Chim săn mồi đến O-ki-na-wa

    Lần đầu triển khai ngoài nước Mỹ

    Đinh Hợi sóng lửa tràn biển xa (1)

    Thái Bình Dương dậy cơn giông bão

    Biển Đông đảo Hoàng Sa – Trường Sa

    Cả Nước toàn Dân ra bể lớn

    Chiến lược Biển nghe hay quá cha !

    1. Theo các thầy bùa phong thủy Tàu tại Hồng Kông và Trung Quốc năm Đinh Hợi sóng lửa tràn ngập biển cả có tranh chấp chiến tranh .. ..


    Mỹ đưa máy bay tàng hình tới Nhật
    =======================

    Ngày 17/2/2007, Mỹ đã triển khai hai máy bay chiến đấu tàng hình tối tân nhất là F-22A Raptor (Chim săn mồi) tới căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản.

    Đây là lần đầu tiên loại máy bay này được triển khai bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

    F-22A là loại máy bay chiến đấu có khả năng bay với tốc độ siêu âm và có thể tiến hành các đợt tấn công không đối đất. Phía Mỹ cho rằng việc triển khai loại máy bay trên là một phần của những nỗ lực nhằm duy trì khả năng ngăn chặn của Mỹ ở vùng Viễn Đông.

    Dự kiến, 10 máy bay cùng loại cũng sẽ được triển khai tới căn cứ Kadena vào ngày 18/2. Số máy bay này được triển khai tạm thời trong vòng 90 – 120 ngày.

    Ban đầu, máy bay F-22A dự kiến được triển khai vào ngày 10/2, nhưng phải hoãn lại do thời tiết xấu và những lý do kỹ thuật.

Bình luận về bài viết này