BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

28. Các blogger Việt Nam Đối mặt Với những Biện pháp Thẳng tay của Chính quyền

Posted by adminbasam trên 01/01/2009

679a1Những sinh viên đại học Việt Nam ngồi bên máy tính trong một quán Internet ở Hà Nội, Việt Nam hôm thứ Sáu, ngày 21-4-2006

TIME

————————————————————————————————————

Các blogger Việt Nam

Đối mặt Với những

Biện pháp Thẳng tay

của Chính quyền


Ann Binlot

Thứ Ba, ngày 30-12-2008

Những sợi dây cương kìm giữ quyền tự do ngôn luận đối với giới blogger chính trị ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam vừa được siết chặt. Hôm 18 tháng 12, Hà Nội đã thông qua một văn bản pháp luật mới ngăn cấm các blogger trong việc tạo nên những mục tin bài mà chính phủ gọi là kích động bạo lực hoặc hành động tội phạm, phá hoại an ninh quốc gia, bao gồm thông tin không đúng sự thật có thể gây tổn hại đến thanh danh của các cá nhân và tổ chức, hoặc để lộ bí mật nhà nước. Văn bản này cũng đòi hỏi các công ty internet toàn cầu với các cơ sở cung cấp tiện ích blog hoạt động tại Việt Nam phải báo cáo cho chính quyền Việt Nam sáu tháng một lần — và cung cấp thông tin về cá nhân blogger nếu được đòi hỏi.

Tại Việt Nam, một đất nước mà chính phủ cộng sản kiểm soát báo chí từ khi miền Bắc và miền Nam thống nhất năm 1975, hoạt động blog đã trở thành một diễn đàn mới ngày càng lớn mạnh và đầy táo bạo cho những người bất đồng chính kiến truyền bá thông tin về tình trạng tồi tệ ngoài xã hội và tham nhũng trong chính quyền. Thế hệ chưa từng có với những blog đưa tin tức về mọi chuyện từ chỉ trích các quan chức hàng đầu sử dụng chuyên cơ cho tới theo dõi những biểu hiện xúc phạm người lao động. Trước tháng này, không có sự hạn chế chính thức nào đối với hoạt động blog hoặc Internet được đặt ra, song một số nhà bất đồng chính kiến trên mạng – ví như các ông Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyền và Lê Nguyên Sang – đã bị bắt giữ do đã tung lên mạng trực tuyến những lời tuyên truyền chống lại chính quyền. Đặc biệt chính phủ đã ngăn chặn các blog có nội dung nhạy cảm về chính trị, và để tránh vị bắt giữ, một số blogger đã chọn cách viết dưới bí danh khác. “Họ phải sử dụng biệt hiệu [nickname], và máy tính khác để có thể đưa lên mạng các bài báo,” theo lời Nguyễn Thanh Trang, nhà bất đồng chính kiến thuộc Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đóng tại California. Và thậm chí vì vậy, ông cho biết thêm, “họ đã biết mất.”

Vào tháng Mười hai năm 2007 và tháng Một năm 2008, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hoàng Hải – người đã lập blog dưới biệt danh “Điếu Cày” – đã tổ chức các cuộc biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh để chống lại việc nhà nước cho phép ngọn đuốc Olympic đi qua Việt Nam. Các cuộc biểu tình đã đưa ra kháng nghị trước hành động chiếm đóng của Trung Quốc tại Quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông – nơi Việt Nam cũng yêu cách chủ quyền. Trong vòng mấy tháng sau đó, công an đã bắt ông Nguyễn [Hoàng Hải] với tội danh trốn thuế – một động thái được khắp nơi nhìn nhận như là sự trả thù. “Khá là rõ ràng rằng lý do ông ấy bị tống giam là vì đã chỉ trích những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa,” đó là lời của ông Bob Dietz, điều phối viên chương trình Á châu của Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo có trụ sở tại New York. Một phiên tòa phúc thẩm đã y án 30 năm tù giam đối với ông Nguyễn.

Vào tháng Mười, chính thể ở Hà Nội đã mở một cơ quan của chính phủ được gọi là Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, với vẻ bên ngoài là để chỉnh đốn việc sử dụng Internet và giám sát người dùng trên mạng trực tuyến được dự đoán là sẽ tăng khoảng từ 20 triệu hiện nay lên 30 triệu vào năm 2010. “Việt Nam cũng giống như Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của Internet khi nền kinh tế của họ đang tăng trưởng và họ phải thừa nhận rằng càng có nhiều người dân được truy cập vào mạng băng thông rộng thì càng tốt hơn cho đất nước,” ông Dietz nói. Vậy mà quy định mới lại ngăn cấm các blogger thảo luận về những chủ đề chính trị nhạy cảm, nó còn nói rõ rằng chính quyền chính thức khuyến khích người dùng Internet “chia sẻ và trao đổi thông tin phù hợp với phong tục, tập quán, luật pháp của Việt Nam, theo đó, nâng cao được đời sống tinh thần và tăng cường mối gắn kết cộng đồng.” Đó là lời của ông Lưu Vũ Hải, cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bảo vệ cho những quy định mới này. “Tất cả các nước đều có luật lệ riêng của họ và tất cả các hành động phải tuân theo những quy định của nước đó để đảm bảo cho các lợi ích xã hội,” ông Hải nói. Nó “không có nghĩa là kiểm duyệt các blog, mà là để giúp đỡ và giáo dục cho các blogger duy trì một phương pháp lành mạnh trong việc sử dụng Internet vì lợi ích của họ.”

Liệu chính quyền có khiến cho các công ty toàn cầu hoạt động bên trong biên giới nước họ trợ giúp duy trì “phương pháp lành mạnh” đó hay không thì vẫn còn phải được xem xét. Mặc dù tờ nhật báo Thanh Niên của nhà nước đã đưa tin rằng thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn sẽ liên hệ với Google và Yahoo! liên quan tới sự hợp tác của họ, song những người đại diện của cả hai công ty đã cho biết họ vẫn chưa được liên lạc. Google, Microsoft, Skype và Yahoo gần đây đều đã bị chỉ trích vì đã đồng ý với chính phủ Trung Quốc trong việc sàng lọc nội dung liên quan tới những chủ đề gây tranh cãi trong nước ví như Pháp Luân Công và việc chiếm đóng của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Với tư cách đại diện cho những người viết trên blog, Lê Thị Phương, một trong những nguồn tài liệu của blogger Nguyễn Hoàng Hải hiện bị án tù, phải chạy trốn sang California vào tháng Bảy sau khi thấy lo ngại cho sự an toàn của riêng mình, và chị tin rằng họ sẽ vẫn tiếp tục bất chấp những quy định mới. “Nó sẽ là thứ lợi khí tuyệt vời để cho thế giới biết và truyền bá tin tức về những gì đang xảy ra bên trong Việt nam bởi vì hiện không có báo chí hay cơ quan thông tin độc lập tại Việt Nam,” cô nói. Và trong khi cô không thể trở về nước và người cựu đồng nghiệp của cô vẫn đang ở trong tù, những câu chuyện về hành động ngược đãi như những gì mà họ kể chỉ thổi bùng thêm ngọn lửa bất bình – chứ không thể dập tắt được chúng. “Ngay bây giờ, chính quyền rất sợ Internet,” đó là nhận xét của Nguyễn Thanh Trang. “Internet có thứ quyền lực rất lớn.”

Người dịch: Ba Sàm

Hiệu đính:Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

———————

Vietnamese university students sit at a row of computers at an Internet shop in Hanoi, Vietnam on Friday April 21,2006

TIME

———–

Vietnam‘s Bloggers Face Government Crackdown

By Ann Binlot Tuesday, Dec. 30, 2008

The reins on the freedom of speech for Vietnam’s growing political blogosphere just got tighter. On Dec. 18, Hanoi passed a new law prohibiting bloggers from creating posts the government says incite violence or crime, undermine national security, include inaccurate information that could damage the reputation of individuals and organizations, or disclose state secrets. It also requires global internet companies with blogging platforms operating in Vietnam to report to the Vietnamese government every six months — and to provide information about individual bloggers if requested.

In Vietnam, a country where the communist government has controlled the media since North and South Vietnam were reunified in 1975, blogging has become a growing — and risky — new forum for political dissidents to spread information about social abuses and government corruption. The new generation of blogs covers everything from criticizing top ranking officials for chartering planes to monitoring labor violations. Before this month, no formal blogging or Internet restrictions were in place, but several cyber dissidents — such as Huynh Nguyen Dao, Nguyen Bac Truyen and Le Nguyen Sang — have been arrested for posting anti-government propaganda online. The government regularly shuts down politically sensitive blogs, and to avoid arrest, some bloggers have taken to writing under pseudonyms. “They have to use their nickname, and different computers so they can post the article,” says Thanh Trang Nguyen, president of the California-based Vietnam Human Rights Network. And even so, he adds, “They disappear.”

In December 2007 and January 2008, 56-year-old human rights activist Nguyen Hoaong Hai — who blogged under the pseudonym “Dieu Cay” — organized demonstrations in Ho Chi Minh City against the government’s permission of the Olympic torch to pass through Vietnam. The demonstrations protested Chinese occupation of the Paracel Islands in the South China Sea — which Vietnam also claims. Within months, police arrested Nguyen on charges of tax evasion — a move widely seen as retaliation. “It’s pretty clear that what he was really thrown in jail for was for criticizing China’s claim over the Paracels,” says Bob Dietz, Asia program co ordinator at the New York-based Committee to Protect Journalists. In December, an appeals court upheld Nguyen’s 30-month jail sentence.

In October, Hanoi opened a new government arm called the Administration Agency for Radio, Television and Electronics Information, ostensibly to regulate Internet usage and monitor Vietnam’s online users, which are predicted to increase from about 20 million today to 30 million by 2010. “Vietnam like China realizes the importance of the Internet if their economy is going to grow and they accept that the more people have broadband access, the better it is for the country,” said Dietz. Although the new law prohibits bloggers from discussing politically sensitive subjects, it also states that the government officially encourages Internet use “in order to share and exchange information corresponding to Vietnamese habits, custom s and laws, thus, enrich spiritual life and strengthen community cohesion.” Luu Vu Hai, chief of the Administration Agency for Radio, Television and Electronics Information at the Ministry of Information and Communications defends the new regulations. “Every country has its own law and all activities must follow its laws in order to guarantee the social benefits,” Luu says. It “does not mean to censor blogs, but to help and to educate the bloggers to maintain a healthy way of using Internet for their benefits.”

Whether the government will get the global companies working within its borders to help maintain that “healthy way” remains to be seen. Although the state-run newspaper Thanh Nien reported that Ministry of Information and Communication deputy minister Do Quy Doan will contact Google and Yahoo! about their cooperation, representatives from both companies have said they have yet to be contacted. Google, Microsoft, Skype and Yahoo have all been under fire recently for complying with the Chinese government to filter out content pertaining to controversial subjects in the country such as Falun Gong and Chinese occupation of Tibet.

As for the writers, Le Phuong Thi, one of jailed blogger’s Nguyen Hoaong Hai sources who fled to California in July after fearing for her own safety, believes they will carry on despite the new law. “It’s an excellent tool to let the world know and spread the news of what’s going on inside Vietnam because there are no independent newspapers or news organizations in Vietnam,” she said. And while she can’t return home and her former colleague remains in prison, stories of persecution like theirs stories are only fanning the flames of discontent — not stamping them out. “Right now the government is very afraid of the Internet,” says Thanh Trang Nugyen. “The Internet is very powerful.”

2 bình luận to “28. Các blogger Việt Nam Đối mặt Với những Biện pháp Thẳng tay của Chính quyền”

  1. […] 28. Các blogger Việt Nam Đối mặt Với những Biện pháp Thẳng tay của Chính quyề… […]

  2. leadcovn said

    Theo ông Trịnh Trung Hòa (chuyên gia tâm lý tư vấn tổng đài 1088) thì chuyện “phụ nữ thích đàn ông đểu” là một hiện tượng tâm lý hoàn toàn có thật. Sở dĩ phụ nữ ngày nay đủ kiến thức để phân biệt thiệt hơn nhưng nhiều khi vẫn bị “cuốn” vào bởi sự sai lầm xuất phát từ trong tiềm thức.

    Bài phân tích khá hay, mang tính khoa học, chị em nên tham khảo: http://news.leadco.vn/giai-tri/227-

    dan-ong-khong-xau-con-gai-khong-yeu.html

    Hay phet!

Bình luận về bài viết này