BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

380. Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 27/09/2011

Đôi lời: Việc Trung Quốc ngăn cản công ty ONGC Videsh của Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 , nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đã gây ra nhiều tranh cãi trong những ngày gần đây. Bài viết này thể hiện quan điểm của tác giả, ông Virendra Sahai Verma, là một học giả và là cựu sĩ quan tình báo quân đội Ấn Độ. Mặc dù phản đối các hành động của Trung Quốc, nhưng tác giả không ủng hộ Ấn Độ hợp tác với Việt Nam chỉ vì lo ngại sẽ bị Trung Quốc trả đũa.

———–

The Economic Times

Thăm dò dầu khí Biển Đông của ONGC: Ấn Độ

trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam Trung Quốc


Virendra Sahai Verma

25-09-2011

DELHI: Tuần trước, một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, chính phủ nước này “phản đối bất cứ quốc gia nào tham gia thăm dò dầu lửa ở những vùng biển thuộc quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc“, một bài xã luận trên “Hoàn Cầu Thời báo”, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo Ấn Độ về “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng” sẽ “đẩy Trung Quốc đến giới hạn“.

Có vẻ “sự khiêu khích” là các kế hoạch đã thông báo của ONGC Videsh Ltd về việc thăm dò hai lô dầu ngoài biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông. Căng thẳng đã dấy lên một thời gian. Vào ngày 22 tháng 7, một tàu Ấn Độ, INS Airavat, nhận được liên lạc qua kênh radio từ một người gọi tự nhận là “hải quân Trung Quốc” và nói rằng “các bạn đang tiến vào lãnh hải Trung Quốc” khi tàu này chạy từ cảng Nha Trang của Việt Nam tới Hải Phòng.

Chính phủ Ấn Độ không chỉ xác nhận rằng con tàu đang thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam, mà Bộ Ngoại giao nước này còn khẳng định “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế, gồm Biển Đông, và quyền đi lại theo đúng quy tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận. Những quy tắc này phải được tất cả các nước tôn trọng“. 

Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Biển Đông trải dài 3.500.000 km từ Eo biển Malacca tới eo biển Đài Loan. Vùng biển này có rất nhiều cá và được tin là chứa hơn 50 tỷ tấn dầu thô cùng hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên. Tập đoàn China National Offshore Oil Corporation (CNOOC), thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, dự kiến sẽ dành 30 tỷ USD cho các hoạt động khoan dầu ở vùng biển này trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2016). 

Biển Đông nằm ở vị trí chiến lược nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương – một huyết mạch sống còn của thương mại thế giới. Vùng biển nửa kín này là không thể thiếu đối với chiến lược hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc còn muốn thống trị những vùng biển đó để bảo vệ căn cứ tàu ngầm hạt nhân dưới nước của họ ở đảo Hải Nam. 

Trong năm 2010, Trung Quốc đã tuyên bố các vấn đề liên quan tới Biển Đông là “lợi ích sống còn“, do vậy coi trọng vùng biển này ngang với Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên khắp Biển Đông tạo thành một khu vực hình chữ U chồng lấn tất cả các tuyên bố chủ quyền khác vì nó bao trùm 1,7 triệu km2. Tất cả các nước trong khu vực đều viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOC) để bảo vệ tuyên bố của mình. 

Luật pháp đòi hỏi sự chiếm giữ và kiểm soát liên tục và hiệu quả để tuyên bố sở hữu. Về phương diện pháp lý, rất nhiều trong số những tuyên bố này là không thể bảo vệ được. Các bên tuyên bố tranh chấp liên tục thông báo về sự đụng độ giữa các tàu hải quân. Gần đây, Trung Quốc và Việt Nam lớn tiếng hơn về các tuyên bố của họ. 

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý về một “Tuyên bố Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (DoC)” để giải quyết tốt hơn những căng thẳng do tranh chấp. Các bên cũng nhất trí về các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM). Trong khi Trung Quốc muốn giải quyết song phương vấn đề này thì các quốc gia ASEAN lại muốn hành động tập thể chống lại Trung Quốc.

Ngay cả sau 9 năm, Trung Quốc và ASEAN vẫn chưa thi hành DoC và CBM. Kể từ năm 2007, Trung Quốc đã theo đuổi nhiều thủ đoạn hiếu chiến hơn như cắt cáp các tàu thăm dò, cài đặt cột mốc ở các dải đá ngầm trống, và quấy rối các tàu cá nước ngoài.

Mặt khác, Hải quân Mỹ đã tăng cường sự hiện diện và đẩy mạnh việc xây dựng năng lực của các quốc gia trong khu vực có các tuyên bố lãnh thổ chồng lấn với Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều tập đoàn dầu lửa phương Tây cũng đang hoạt động tích cực trong khu vực. Trong năm 2008, Exxon Mobile (Mỹ), BP (Anh) và Talisman Energy (Canada) đã hợp tác với Petro Việt Nam (Việt Nam) về khoan dầu ở Biển Đông. Trước mối đe dọa trả thù của Trung Quốc, Exxon và British Petroleum đã trì hoãn các hoạt động của họ; BP quyết định bán phần của mình khi ONGC quan tâm đến việc tham gia dự án thăm dò dầu khí. 

Mặc dù Ấn Độ ủng hộ một giải pháp thông qua đàm phán phù hợp với luật pháp quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nơi ONGC đang có kế hoạch thăm dò cũng bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Điều này trực tiếp đặt Ấn Độ vào cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một sự cố nhỏ cũng có thể đe dọa các mối quan hệ Trung – Ấn như chúng ta đã liên tục chứng kiến trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó còn có một vấn đề cần bàn về việc đảm bảo an ninh cho ONGC. Liệu Ấn Độ sẽ dựa vào Mỹ về mặt này?

Quan điểm dùng Biển Đông như một chiến lược phản công nhằm ngăn chặn các dự án của Trung Quốc ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát có vẻ rất nhạy cảm. Phía Trung Quốc không có vai trò (*) gì ở Jammu và Kashmir, và Ấn Độ cũng không có vai trò ở Biển Đông. Việc can thiệp vào công việc nội bộ của nhau chỉ khiến cho mọi thứ rối tung. 

Tác giả là cựu sĩ quan tình báo quân sự Ấn Độ và là giảng viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Delhi.

————-

(*) Nguyên văn từ tiếng Latin là: locus standi, nghĩa là “a place for standing”: chỗ đứng, vai trò.

Trúc An dịch từ The Economic Times

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Mời đọc thêm: + Các cường quốc châu Á đang tiến tới đối đầu?; + Trục Việt – Ấn.

43 bình luận to “380. Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc”

  1. Comment said

    Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc là tốt rồi.

  2. […] Economic Times Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh Nói ngọt ngào, làm ác độc – Nguyễn Quang Lập Lời […]

  3. Viet nam so voi Lao va Campuchia cung la nuoc lon,nhung chung ta chi giup 2 nuocnay chong xam luoc va xay dung dat nuoc Hang chuc van nhung nguoi con uu tu cua chung ta da nga xuong cho 2 nuoc nay vi tinh than QT vo san.Neu ko co Vn thi Ponpot no giet gan het dan dan CPC roi ma Ponpot la tay sai cua ai”? Chung ta ko bao gio ke cong voi ho,ko de doa ho,ko lan dat cua ho,Chinh nghia mai mai thuoc ve dan toc VN
    Ngo Tuan tu Slovakia

  4. KHi My o mien nam tu 1964 – 1973 TQ co dam ben mang den Hoang sa,Truong sa va vung bien goi la tranh chap ko?Anh em dong chi kieu gi ?CN cong san lam gi co chuyen di xam luoc.TQ co xung dang la thuong truc hoi dong bao an o Lien hop quoc ko?tai sao TQ cu vi pham luat phap QT ma ko ai lam gi dc?
    Ngo Tuan tu Slovakia

  5. Cho ngu dan My vao danh ca,xem Tau co dam uy hiep ko.That hen chi bat nat dan den VN thoi>Cong an VN co dam ra bat bom TQ xam pham

    lanh hai ko?hay chi bat nguoi bieu tinh nuoc.Le phai o dau,cong ly o dau?/Hoang Thach tu London /

  6. Dế Mèn said

    Với D Nhật Lệ và các bạn đang ở đây.

    Câu chuyện bạn D Nhật Lệ kể thuộc lãnh vực triết, tớ là kẻ phàm phu hiểu chuyện triết một cách dùi đục chấm mắm nêm như thế này: “ người Ấn coi khinh tất cả các giá trị của bốn phương, không bao giờ họ chấp nhận bị chi phối bởi kẻ khác ”. Phương Tây thành công trong những giá trị khoa học, kỷ thuật nâng cao đời
    sống vật chất; nhưng khi người phương Tây đi ngủ, họ không có được cái ngủ thoải mái như anh nông dân Ấn kia.( thời gian ngủ cũng nửa đời người như thời gian sinh hoạt ).

    Bởi thế, trong chiến tranh lạnh, Ấn là sáng lập viên hiệp hội các quốc gia phi liên kết, không bị ảnh hưởng bởi nhà anh tư bản giảy chết hoặc lều chị thiên đường cọng sản ; kinh tế đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa mà chính trị lại theo đường lối dân chủ kiểu phương Tây. Trong khi đó, Trung quốc học mót cọng sản của Liên xô nhưng luôn tìm đủ mọi cách để giết sư diệt tổ.

    Chiến tranh lạnh chấm dứt ( Liên xô sụp đổ) , Ấn không luyến tiếc cái thây ma độc quyền XHCN, vui vẻ xây dựng kinh tế thị trường trên nền tảng dân chủ đã có sẳn. Trung quốc lại khư khư ôm cái bài vở học lóm toàn trị, nói cười nham nhở, ca bổn tình là tình nhiều khi không mà có …. với tư bản thối. Không rỏ cái thối của Trung quốc hiện nay là của “ bọn tư bản ” hay là của chính cái óc tư bẩn của họ tạo nên.

    Do đó, Trung quốc luôn ganh tị và luôn cảm thấy thua kém Ấn 1 cái đầu.

    Mổi con người có 1 thế mạnh riêng, mổi dân tộc cũng có một thế mạnh riêng. D Nhật Lệ đã nhắc đến triết khi bàn đến chuyện có liên quan Ấn Độ, tức bạn đã thấy được thế mạnh của dân Ấn. Mong sao mọi người đừng coi thường dân Ấn trong lãnh vực tư tưởng, quan điểm mà có ngày HỐ….HỐ…

    Họ không bao giờ chịu để ai chi phối. Hiên ngang nhảy vào 127, 128 là 1 đặc tính của dân tộc Ấn đấy. Care.

    • Nails Man said

      Dân tộc Ấn và Chính Phủ Ấn luôn luôn được kính trọng ở khắp mọi nơi. Có một ký giả Hoa Kỳ nói rằng :” Ấn Độ nghèo , còn đang phát triển. Có thể không bằng TQ , nhưng Ấn có tự do và dân chủ ! Những gì Ấn Độ nói ra đều có thể tin cậy được , không như TQ !”
      Điều này quá đúng ! Nhiều sinh viên TQ có nói là người Hoa có thể thành công ở bất cứ nơi đâu , nhưng sẽ thất bại ngay tại chính quê huơng họ vì không có tự do , dân chủ để phát triển.
      Ấn độ sẽ nổi lên như một siêu cường đáng kính trọng nhất. Các lân bang gần Ấn Độ sẽ sống yên ổn chứ không như tên côn đồ TQ kia ! Một siêu cường mà bị mọi người khinh bỉ ngoại trừ những bọn vô loại Bắc Triều Tiên , Miến điện , Cuba và….nước Vệ !

      • vo viet said

        Tôi đồng ý với ý kiến của Nails Man.Chuẩn kg cần chỉnh.

  7. BA DÊ said

    Cha tác giả này chả có nhãn quan chính trị gì cả! Ấn Độ nhảy vào biển Đông là quá khôn, chính là bước nhảy của ếch ra khỏi nồi nước Trung Quốc đang đun. Cứ ngồi yên chờ Trung Quốc vây tứ phía (Pakistan, Tây Tạng, Miến Điện, Srilanka, Ấn Độ Dương thì khác gì bị TQ trói như trói lợn đưa lên bàn mổ. Do đó, chính phủ Ấn Độ hiểu hơn ai hết, nhảy vào biến Đông sẽ phá thế vây của Trung Quốc và giành lợi thế chiến lược quan trọng. Chả thế mà TQ la lối om xòm là gì?

    • Noi leo said

      Bác Ba Dê nói đúng thật: Ấn độ nhảy vào Biển Đông , lập tức Trung quốc phản đối, như vậy Ấn độ càng có giá để mặc cả với TQ , chứ có gì mà phải sợ họ nhỉ.

  8. http://vietxnk.tk said

    Bầu Chọn Cho Vịnh Hạ Long Trở Thành Kì Quan Thiên Nhiên Mới Của Thế Giới. http://www.new7wonders.com

    • Ẩn danh said

      UNESCO công nhận chưa đủ hay sao mà còn háo danh, bầu chọn từ cái tổ chức tào lao

  9. D.Nhật Lệ said

    Theo thiển ý tôi,tác giả bài này nói đúng “tâm địa” của ngườì Ấn,dù chúng ta không thích lão ta.Dân
    Ấn hiền lành,có “máu” triết gia,thụ động và cầu an,do đó hy vọng vào sự giúp đỡ và hợp tác với Ấn
    là “trật đường rầy” và là điều “xa xỉ” hay đúng hơn là thiếu thực tế !
    Hồi học triết lớp Đệ Nhất (lớp 12) sách triết học có kẻ câu chuyện 1 nông gia Ấn nằm ngủ thoải mái
    trên cánh đồng,một khách phương tây tới hỏi chuyện tại sao anh không chịu làm siêng năng thì anh
    Ấn hỏi để làm gì.Khách đáp để có tiền nhiều,anh ta hỏi tiền nhiều để làm gì.Khách lại đáp để được
    sung sướng.Anh nông dân đáp tôi đang sung sướng đây này ông ơi ! Thế là khách mỉm cười bỏ đi !
    Tôi nhớ đại khái câu chuyện là như thế ! Thời chiến tranh lạnh,Ấn ủng hộ Liên Xô để được LX.giúp
    đỡ nhưng chỉ dùng miệng ở diễn đàn LHQ.trong khi thực tế,họ tìm cách đứng ngoài 2 khối ! Người
    Ấn cũng khôn lắm qua cách đứng giữa của họ.
    Nuôi số dân khổng lồ như thế,người Ấn không dám phiêu lưu và họ chỉ tự vệ nếu Tàu xâm lấn đất
    nước họ hay đối phó với ông bạn láng giềng khác tôn giáo là Pakistan trong chừng mực cho phép.
    Trong nước Ấn chỉ có 1 nhóm thiểu số qúa khích còn đa số dân chúng sống hiếu hoà !
    Tôi có anh bạn dạy đại học Úc từng nhiều lần qua dạy học ở Ấn và anh ta kể là tình trạng ký thị giai
    cấp ở đó rất cao.Có lần anh ta mời tài xế ăn cơm chung với mình cùng với đồng nghiệp Ấn nhưng
    tài xế từ chối với lý do mình thuộc giai cấp tiện dân (paria) không được phép ngồi ngang hàng !

    • Nails Man said

      Người dân Ấn hiền hòa nhưng không thủ đoạn và láu cá như các tên Tàu. Nhưng coi chừng : Ấn như một con trâu rất hiền nhưng khi nổi giận thì không sợ gì cọp hay rồng ! Ấn độ đã được Mỹ khuyến khích và có trách nhiệm với Ấn Độ Dương và Biển Đông Nam Á , TQ la hoảng vì e ngại Ấn sẽ nhảy vào và được hoan nghênh. Ấn độ và Hoa Kỳ , Úc , Nhật , Mã Lai khóa chặt tuyến hàng hải thì kinh tế Tàu sẽ tan như bọt sóng !
      Đây là lúc TQ nên chấp nhận trở thành một thành viên lương thiện của Cộng đồng thế giới trước khi quá muộn !

  10. Dế Mèn said

    Trích báo quân đội nhân dân :
    “ Cũng tại hội đàm, trên tinh thần thẳng thắn và tình đồng chí, anh em, Trung tướng Ngô Xuân Lịch đã khẳng định quan điểm trước sau như một của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Đồng chí cho rằng, đây là vấn đề phức tạp, do LỊCH SỬ ĐỂ LẠI và là vấn đề duy nhất còn có những
    nhận thức khác nhau giữa hai nước ”.

    …“ Đồng chí cũng khẳng định, Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Vấn đề tranh chấp giữa hai nước thì do hai nước giải quyết, vấn đề liên quan đến lợi ích nhiều nước thì do các bên cùng bàn bạc giải quyết. Đặc biệt, Việt Nam không có ý định lôi kéo nước này để chống nước khác ”. nguồn :

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/50/50/160696/Default.aspx

    Trung quốc chẳng có bằng chứng chứng minh chủ quyền ở biển Đông, chỉ dùng chiêu cả vú lấp miệng em “ biển Nam Trung hoa là vùng biển lịch sử của Trung quốc ”. Ô Lịch phụ họa tranh chấp biển đông là do lịch sử để lại . THÔI RỒI LƯỢM ƠI. Chẳng khác gì cúi đầu nhận rằng Trung quốc có 1phần chủ quyền nào đó trên biển đông trong quá khứ. Bác Nguyễn Nhã bị tắt tiếng là phải dzồi.

    Dân Việt Nam mừng khấp khởi khi thấy nhà nước đã thành công trong việc quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, vì hải quân Việt Nam còn quá yếu kém so với kẻ ăn cướp biển của tổ quốc. Ô Lịch lại nói, Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

    Có phải ý kiến của ô Lịch là ý kiến cá nhân ? Xem những tuyên bố của ô Vịnh thì biết rỏ ô Lịch nói đúng chủ trương của đảng và nhà nước.

    Đặt vị trí là 1 người dân Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỷ v…v…hẳn không ai bằng lòng đi bênh vực cho quan điểm chủ quyền của Việt Nam trên biển đông, khi nắm bắt được cái ý tưởng “ ba xoay ” của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay. Bênh vực Việt Nam có chủ quyền trên 2 lô 127, 128; Ấn Độ chấp nhận mất đi một số quyền lợi khi các hợp đồng mua bán với Trung quốc bị xóa bỏ. Nếu như Việt Nam bảo rằng 2 lô 127, 128 là thuộc vùng biển lịch sử của Trung quốc, để Việt Nam và Trung quốc giải quyết SONG PHƯƠNG thì Ấn Độ được gì ? mất gì ?

    FDI cũng muốn tạ từ Việt Nam, nguồn : http://www.sggp.org.vn/kinhte/2011/9/269102/

    Người ngoại quốc yêu Việt Nam và người Việt nên cùng nhau ngâm thơ Hàn Mặc Tử cập nhật :
    “Sóng biển xanh tươi gợn tới trời
    Bao anh bán nước lấp liếm lời.
    Ngày mai cả đám ba xoay ấy,
    Rủ rượi sang Tàu… bỏ cuộc chơi ”.

    • Quick Quick said

      Cám ơn Ấn Độ.
      Còn đồng chí thì sẽ tới ngày đồng…chết

    • Noi leo said

      Ông Lịch chỉ dám nói:…quan điểm trước sau như một của Đảng, Nhà nướcvà Quân đội ND Việt nam.., chứ khg phải tất cả nhân dân VN nhá. ND VN có bao giờ nói như vậy với bọn đánh giết dân mình cơ chứ, có hèn thì hèn vừa vừa thôi, để con cháu sau này khỏi tủi hổ khi kể về công trạng của cha ông mình chứ.

  11. dan den said

    Lá thư của TT PVĐ không có co sở pháp lý về chủ quyền lãnh thổ quôc gia, vì nó chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua. Mọ ivăn bản liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc giaa phải được cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội phê chuẩn mới có giá trị. Tại sao Trung Quốc lại vinh vào một tài liệu không có cơ sở để phủ nhận một văn bản pháp lý của quốc tế về Luật Biển năm 1982.được nhỉ.Tại sao Trung Quốc làm bất cứ việc gì cũng duy ý chỉ vậy nhỉ.

    • Thành Ly said

      Bạn nói có lý.Phải được quốc hôi VNCH thông qua mới đặng,vì HS-TS nằm trên nầy vỉ tuyến 17,thuộc quyền kiễm soát của chính quyền VNCH,lúc đó do ông NGÔ ĐÌNH DIỆM đứng đầu,Còn Trung quốc không phải làm việc gì cũng duy ý chí,mà làm việc gì cũng đặt chữ THAM và chữ THÂM lên hàng đầu,Văn minh Hán tộc là loại văn minh ăn thịt người,không tin bạn tìm đọc lại sách sử TQ thì rõ.

    • Trưởng khoa said

      Thằng Tàu nó nói sao mà chẳng được. Nói tóm lại Bác PVĐ và Việt Nam lúc đó trình độ còn thấp, không lường được hậu quả, cả tin. (Máy bác nâng quan điểm PVĐ bán nước nên xem lại)

  12. qx said

    Thưa ngài Virendra Sahai Verma:

    Tôi là người Việt Nam và thật hân hạnh được đọc một bài viết của ngài nói về vấn đề liên quan đến Việt Nam.

    Bài viết của ngài nói với độc giả nhiều điều mà ngài đã quan sát tình thế giới theo cách của ngài. Bài viết của ngài tạo cho tôi cảm giác khâm phục về sự cần cù viết lách, sự cố gắng diễn đạt ý kiến của ngài; người Việt Nam cũng như người Ấn Độ của ngài, chúng tôi rất quý những ai lao động cần cù như ngài.

    Nhưng giá mà ngài viết về những vụ tàn sát Mumbai, các vụ xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ, những vụ đụng độ ở Kashmir, những gì xảy ra ở Bangladesh, Sri Lanka, vv … thì sẽ tuyệt vời lắm, vì ngài sẽ tận dụng được sở trường và sự hiểu biết trong ngành tình báo của mình.

    Chuyện dầu hỏa và mối liên hệ Ấn – Việt, Ấn – Nga, Ấn – Mỹ, Ấn – Hoa, Ấn – Úc – Mỹ – Nhật thật sự quá phức tạp, và không thể chỉ nói trong vòng một bài luận như ngài đã nói.

    Hơn thế nữa, nếu Ấn Độ rút về, không khai thác dầu hỏa nữa, cũng không phải là điều làm cho Ấn Độ được bình yên. Thực tế hồi thập kỷ 60 cho thấy Ấn Độ không khai thác gì ở đâu vẫn bị Trung Hoa gây sự và đánh chiếm rẻo Prahesh và các nơi khác dọc biên cương Ấn Độ – Trung Hoa. Hay, Ấn chẳng làm gì cả nhưng Trung Hoa vẫn âm mưa bao vây Ấn bằng chiến lược địa-chính trị “chuỗi ngọc trai”.

    Thêm vào đó, việc Ấn Độ từ bỏ thảy để quay về với nội địa nước mình là một điều nguy hiểm cho Ấn Độ trong tương lai. Ấn Độ tất nhiên sẽ không là gì nữa, cũng như Trung Hoa sẽ không là gì nữa, nếu Mỹ và Châu Âu rút các công ty outsourcing và vốn liếng, đầu tư ra khỏi Ấn và Trung Hoa. Chính sách “ích kỷ” chỉ mang lại sự tự cô lập dẫn tới sự cô đơn nghèo đói như Bắc Hàn, Cu Ba.

    Quay trở lại chuyện Trung Hoa hù dọa Ấn Độ và Việt Nam, chuyện mà ông ngại là Ấn mang họa vào mình khi nhúng tay vào vấn đề rắc rối Việt – Hoa. Thực ra, lúc này là thời gian tốt nhất, dịp tốt nhất để làm một việc quan trọng nhất mà ông Jim Webb có nhắn gởi tới lưỡng viện ở Mỹ hồi tháng 7, khi ông ta nhắc lại trường hợp Đức Nazi hung hăng hệt như Trung Hoa bây giờ, nhưng ai, nước nào cũng mặc kệ, lo riêng bản thân nước mình đến độ vài năm sau thì Đức Nazi đã gây thế chiến giết chóc kinh hoàng toàn Châu Âu.

    Ngài có thấy rằng Ấn Độ của ngài, Việt Nam và các nước khác nên đối diện với tên khùng điên Trung Hoa trước khi nó mạnh mẽ đủ và gây họa cho cả Ấn, Việt và nhiều nước khác chung quanh, bất luận xích mích hay không? Lúc này là dịp đó. Tôi không biết chính phủ Ấn nghĩ gì, nhưng nếu họ cứng rắn thêm, gã điên kia sẽ là kẻ thiệt hại.

    Chào ngài,

    qx

    • TN said

      Phan don cua QX rat hay. Toi ung ho QX tiep tuc co them nhieu phan hoi va bai viet hon nua.

    • Xe Thồ said

      Cám ơn QX, một phản hồi đáng giá.

    • Nails Man said

      Làm tình báo như ngài Ấn Độ này thì nguy hiểm cho…..Ấn Độ vô cùng ! Qx bình luận rất chính xác ! Tại hại xin khẩu phục tâm phục !
      TQ và Bắc Hàn là 2 tên điên ! 2 tên vô loại của Cộng Đồng Quốc tế ! Đáng lẽ ngài tình báo Ấn Độ này nên khuyên Chính phủ Ấn bợp tai đá đít tên du côn này để các quốc gia Đông Nam Á khâm phụ và ngưỡng mộ , sao lại khuyên chính phủ mình cúi đầu sợ hãi tên du côn này ! Học thức và làm tình báo nhiều quá sẽ biến thành hủ nho ! Ở nước nào cũng vẫn có những ngài trí thức vớ vẩn đồng nát như ngài Ấn Độ này !

    • Thăng Long said

      “Giúp người là chính giúp ta”
      Quan điểm đó Bác QX nói đúng
      Đừng để phát xít bao vây, thôn tính
      Thế giới hiểm nguy rồi mới ra tay!
      Bọn giặc Tàu – phát xít thời nay
      Tàn bạo, dã man, tham lam, quỷ kế
      Thế giới cần đoàn kết lại:
      Chặn đứng ngay mầm họa cho tương lai.

  13. Ẩn danh said

    VN mình ở thế yếu về quân sự so với TQ, nên mới phải chào mời Ấn Độ. Chứ nếu mình đủ sức chơi với TQ thì cần quái gì phải làm vậy, trong khi khu vực khai thác ngay trong sân nhà mình. Tuy nhiên, Ấn Độ vào (nghe nói chia lợi nhuận 70% – theo BBC) chưa chắc đã hay cho mình. Nếu xảy ra chiến tranh, cùng lắm thì Ấn Độ rút đi, đạn pháo rơi ngay trong nhà mình. ( Kiểu này Mỹ không bao giờ chơi). Do vậy, theo tôi nếu mời Ấn Độ thì nên mời tham gia những lô ở xa – ngoài Trường Sa – thì hay hơn. Còn mấy lô trong sân nhà, để sau này đời con đời cháu dùng cũng tốt. Chứ đảng cộng sản mình chỉ trong vài chục năm có bao nhiêu đem ra khai thác hết thì 50 năm nữa còn gì mà khai thác ? Khi đó con cháu mình sẽ ra sao – khi mà nợ nước ngoài sẽ lên tới hàng trăm tỷ USD.
    Mong các bác trong BCT giảm bớt tư tưởng khai thác tận thu, tận tuyệt – mà nên tăng chi phí giáo dục (lâu nay tòn nói phét), để lại tài nguyên cho con cháu. Các bác mà làm khổ con cháu, trời tru đất diệt các bác. Khi đó có hối hận thì cũng chỉ còn là nắm đất, pho tượng vô hồn mà thui.

    • Nguyen Hung said

      Bác Khách ơi, làm gì có chuyện Ấn Độ dám khai thác các lô ở Trường Sa ạ. Bác kiếm cái bản đồ mà xem, hai lô 127 và 128 nó nằm sát ngay đất liền, tức hoàn toàn năm sâu trong Vùng kinh tế đặc quyền của chúng ta. Ý em muốn nói ở đây là: (1) Ấn Độ chỉ khai thác các lô nằm trong vòng 200 hải lý (EEZ của chúng ta); (2) Việc Ấn Độ chia 70% cũng không quan trọng vì, theo cách này hay cách khác, chúng ta cần phải có một nhân tố lớn có lợi ích trong EEZ của chúng ta để nhằm để phòng Trung Quốc gây hấn; (3) Việc Mỹ đứng nhìn hay không khi TQ tấn công chúng ta còn tùy ở thái độ của chúng ta với Mỹ.
      Có gì sai mong mác thông cảm!

  14. băng XHĐ 79 Mã Lò Q.Bình Tân said

    Gần đến ngày tàn của bạo chúa TÀU CHỆT

  15. Hoàng Quốc Thắng said

    ô hô, cái thằng cha Virendra verma này, tưởng là đã nghỉ hưu, đang sinh sống tại Ấn Độ cơ chứ ?

    Tay này viết mướn đấy mà ! vì gã đang được TQ “vỗ béo” dưới cái vỏ, thỉnh giảng, để “sủa” theo ý của chủ.

  16. dn said

    Tay sy quan tinh bao cua AN Do tren qua thuc qua hen. Neu mai kia TQ no chiem tron Bien Dong va An do duong bao vay kin bon be thi ong ta hay doi day ma cau hoa voi TQ. Da tam banh truong cua TQ la toan cau khi nhin la co cua MAO thi ro, van de la ca the gioi nay ko duoc so thang TO XAC , to mom nhung chua danh da run kia. Neu An do, My va cac nuoc khac so TQ thi VN lai la ” Nguoi linh tien phong di dau, trong dem toi tim ta la ngon lua” vay. Theo cach noi cua To huu la ta vi hon 6000 ngan trieu tren doi… VN sao ma kho the? mot la mat nuoc , hai la danh den nguoi cuoi cung… Chon cach nao?

  17. […] Nguồn anhbasam […]

  18. abcsukien said

    Hai tuần trước, Trung Quốc đã gửi công điện ngoại giao cho Ấn Độ nhấn mạnh bất kỳ hoạt động thăm dò khai thác nào ở lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam mà không xin phép là bất hợp pháp.

    Khi đó, một giới chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ không nêu tên phát biểu với tờ The Hindustan Times rằng sự phản đối của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý vì các lô này thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Còn Việt Nam không thấy lên tiếng !!. Đó là một sự im lặng khôn ngoan của ĐCS/VN ?

    Thái độ ‘im lặng khôn ngoan’ nói trên của ĐCS/VN, nó cũng giống y chang như tình trạng của một vị chủ nhà đang ngồi nói chuyện với anh bạn đến thăm, bổng có thằng hàng xóm xông vào nhà mình, hăm doạ bạn mới quen của mình. Chủ nhà im thin thít, núp sau anh bạn, bảo: Anh cãi lại với nó đi (!!!!!!)

    Ai ai cũng cho rằng, đấy hoàn toàn không phải là …một sự im lặng khôn ngoan của chủ nhà !?!?

    [1]. Biển Đông — Ấn Độ không sợ Tàu: Ấn Độ khẳng định hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash hôm qua tuyên bố New Delhi sẽ kiên quyết thực hiện kế hoạch hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông và khẳng định ý kiến phản đối của Trung Quốc là “không có cơ sở pháp lý”…. http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/09/an-do-khang-dinh-hop-tac-voi-viet-nam-tai-bien-dong/

    [2]. Việt Nam phản đối “cuội” Trung Quốc về Biển Đông
    Tân phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã đưa ra phản ứng của chính phủ Việt Nam trước các thông tin mới đây cho hay Trung Quốc vừa điều tàu cá trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ hoạt động thủy sản và hiện có tới 500 tàu cá của nước này thường xuyên đánh bắt ở khu vực Trường Sa.

    Ông Nghị nói với các phóng viên tại Hà Nội hồi cuối tuần trước: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. “Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”

    Ông Nghị nói Việt Nam yêu cầu các bên “không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”, nhưng mà ông lại không dám nhắc đến tên Trung Quốc….. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110919_viet_protest_china.shtml

    [3]. … “Việc ngăn cấm các công ty quốc tế tìm dầu trong thềm lục địa Việt Nam buộc chính quyền Bắc Kinh phải GIẢI THÍCH với những nước có những hãng dầu bị cấm. Và họ đã viện dẫn lá thư Phạm Văn Ðồng làm bằng cứ. (!!!)

    Một điện văn của đại sứ Mỹ ở Hà Nội (mới tiết lộ cuối tháng 8 năm 2011) kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung Cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hãng dầu Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 3 năm 2008 với nhân viên ngoại giao Mỹ, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua Ð/N), phó chủ nhiệm phòng Kế Hoạch thuộc Vụ Á Châu, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Ðồng ký gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958.

    Gần đây nhất, ngày 15/ 09/2011, TQ Đòi Ấn Độ Đừng Khai Thác 2 Lô Dầu ở Biển VN:
    Theo báo Hindustan Times, hôm Thứ Tư 14-9-2011, Trung Quốc đã áp lực Ấn Để để ngăn cản công ty dầu Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. đừng tham dự đấu thầu 2 lô dầu khí ngoài khơi VN.

    Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã nói rằng chuyện TQ đòi hỏi là “không có căn bản pháp lý,” vì các lô dầu ngoài Biển Đông là trong vùng biển của Việt Nam theo Công Ước LHQ về Luật Biển 1982. Hai lô dầu đó là Lô 127 và 128, và TQ nói rằng nếu Ấn Độ tranh thầu ở 2 lô này mà không cho sư cho phép của TQ thì là “bất hợp pháp.”

    Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã bác bỏ đòi hỏi đó của TQ, và nói chuyện 2 lô dầu sẽ được thảo luận trong khi Ngoại Trưởng Ấn Độ SM krishna viếng thăm VN vào ngày 16-9-2011.

    Bản tin báo Ấn Độ cũng nhắc rằng, vào tháng 6-2007, hãng dầu Anh BP đã hủy bỏ các kế hoạch thăm dò ở một lô dầu giữa VN và Đảỏ Trường Sa, vì tranh chấp chủ quyền giữa VN và TQ…. — Xem Một di sản của Phạm Văn Ðồng http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137067&z=7

    ……………………………………….. TÚM LẠI:
    Tôi thiễn nghĩ, cuối cùng thì việc thăm dò dầu khí của các công ty Ấn Độ cũng sẽ phải dừng lại giống như hãng dầu BP của Anh.

    Lý do tại sao phải dừng lại -không kể di sản của ông PVĐ- còn có:
    – biếm họa http://i1232.photobucket.com/albums/ff366/thegioidoremi/nguyenchivinh.jpg

    – ảnh: Đụng hàng hay hợp ý?. Hai bộ đồ, kể cả cà-vạt, giống y chang! Có lẽ vì cùng được sản xuất ở Bắc Kinh http://www.viet-studies.info/kinhte/NTDung_DBQuoc.jpg

    – và ..v.v….

    • Xe Thồ said

      Cuối cùng là bác muốn điều gì ? Ông Phạm văn Đồng là ông Phạm văn Đồng, nước Việt Nam là là nước Việt Nam, đảng CS cũng vậy.
      Quan điểm của tôi là: Đoàn kết với Ấn Độ và nhiều nước nữa, hợp tác toàn diện để cân bằng với TQ. Tránh lệ thuộc vào một nước, nhất là TQ.
      Bác là người Việt, bác thích chơi với ai ? Thế thôi .

  19. F 361 said

    Hoàn toàn không phải là chuyện thị uy hù dọa của Tàu, mà vấn đề nằm ờ chổ VN sẽ giử được chủ quyền dầu khí ở Biển Đông như thế nào! Nếu, Việt – Ấn làm tốt việc hợp tac này, thì nhiểu hãng dầu khí khác sẽ quay lại hợp tác với VN, khi càng nhiều đối tác có thực lực. Chuyện tàu đánh cá Tàu vào Trường Sa (theo thỏa thuận nhục nhã của Hồ Xuân Sơn), thì dù sao cá biển cũng là tài nguyên tái sinh được, giá trị không qua cao như dầu khí. Chịu đưng năm ba năm nữa rồi lấy lại trọn vẹn Biển Đông. Nói thật, chẵng thà cho đối tác khác cùng vào khai thác Biển Đông còn hơn làm ăn với Tàu khựa.

    F 361

  20. abcsukien said

    Hai tuần trước, Trung Quốc đã gửi công điện ngoại giao cho Ấn Độ nhấn mạnh bất kỳ hoạt động thăm dò khai thác nào ở lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam mà không xin phép là bất hợp pháp.

    Khi đó, một giới chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ không nêu tên phát biểu với tờ The Hindustan Times rằng sự phản đối của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý vì các lô này thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Còn Việt Nam không thấy lên tiếng !!. Đó là một sự im lặng khôn ngoan của ĐCS/VN ?

    Thái độ ‘im lặng khôn ngoan’ nói trên của ĐCS/VN, nó cũng giống y chang như tình trạng của một vị chủ nhà đang ngồi nói chuyện với anh bạn đến thăm, bổng có thằng hàng xóm xông vào nhà mình, hăm doạ bạn mới quen của mình. Chủ nhà im thin thít, núp sau anh bạn, bảo: Anh cãi lại với nó đi (!!!!!!)

    Ai ai cũng cho rằng, đấy hoàn toàn không phải là …một sự im lặng khôn ngoan của chủ nhà !?!?

    [1]. Biển Đông — Ấn Độ không sợ Tàu: Ấn Độ khẳng định hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash hôm qua tuyên bố New Delhi sẽ kiên quyết thực hiện kế hoạch hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông và khẳng định ý kiến phản đối của Trung Quốc là “không có cơ sở pháp lý”…. http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/09/an-do-khang-dinh-hop-tac-voi-viet-nam-tai-bien-dong/

    [2]. Việt Nam phản đối “cuội” Trung Quốc về Biển Đông
    Tân phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã đưa ra phản ứng của chính phủ Việt Nam trước các thông tin mới đây cho hay Trung Quốc vừa điều tàu cá trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ hoạt động thủy sản và hiện có tới 500 tàu cá của nước này thường xuyên đánh bắt ở khu vực Trường Sa.

    Ông Nghị nói với các phóng viên tại Hà Nội hồi cuối tuần trước: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. “Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”

    Ông Nghị nói Việt Nam yêu cầu các bên “không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”, nhưng mà ông lại không dám nhắc đến tên Trung Quốc….. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110919_viet_protest_china.shtml

    [3]. … Việc ngăn cấm các công ty quốc tế tìm dầu trong thềm lục địa Việt Nam buộc chính quyền Bắc Kinh phải GIẢI THÍCH với những nước có những hãng dầu bị cấm. Và họ đã viện dẫn lá thư Phạm Văn Ðồng làm bằng cứ. (!!!)

    Một điện văn của đại sứ Mỹ ở Hà Nội (mới tiết lộ cuối tháng 8 năm 2011) kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung Cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hãng dầu Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 3 năm 2008 với nhân viên ngoại giao Mỹ, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua Ð/N), phó chủ nhiệm phòng Kế Hoạch thuộc Vụ Á Châu, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Ðồng ký gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958.

    Gần đây nhất, ngày 15/ 09/2011, TQ Đòi Ấn Độ Đừng Khai Thác 2 Lô Dầu ở Biển VN:
    Theo báo Hindustan Times, hôm Thứ Tư 14-9-2011, Trung Quốc đã áp lực Ấn Để để ngăn cản công ty dầu Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. đừng tham dự đấu thầu 2 lô dầu khí ngoài khơi VN.

    Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã nói rằng chuyện TQ đòi hỏi là “không có căn bản pháp lý,” vì các lô dầu ngoài Biển Đông là trong vùng biển của Việt Nam theo Công Ước LHQ về Luật Biển 1982. Hai lô dầu đó là Lô 127 và 128, và TQ nói rằng nếu Ấn Độ tranh thầu ở 2 lô này mà không cho sư cho phép của TQ thì là “bất hợp pháp.”

    Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã bác bỏ đòi hỏi đó của TQ, và nói chuyện 2 lô dầu sẽ được thảo luận trong khi Ngoại Trưởng Ấn Độ SM krishna viếng thăm VN vào ngày 16-9-2011.

    Bản tin báo Ấn Độ cũng nhắc rằng, vào tháng 6-2007, hãng dầu Anh BP đã hủy bỏ các kế hoạch thăm dò ở một lô dầu giữa VN và Đảỏ Trường Sa, vì tranh chấp chủ quyền giữa VN và TQ…. — Xem Một di sản của Phạm Văn Ðồng http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137067&z=7

    ……………………………………….. TÚM LẠI:
    Tôi thiễn nghĩ, cuối cùng thì việc thăm dò dầu khí của các công ty Ấn Độ cũng sẽ phải dừng lại giống như hãng dầu BP của Anh.

    Lý do tại sao phải dừng lại -không kể di sản của ông PVĐ- còn có:
    – biếm họa http://i1232.photobucket.com/albums/ff366/thegioidoremi/nguyenchivinh.jpg

    – ảnh: Đụng hàng hay hợp ý?. Hai bộ đồ, kể cả cà-vạt, giống y chang! Có lẽ vì cùng được sản xuất ở Bắc Kinh http://www.viet-studies.info/kinhte/NTDung_DBQuoc.jpg

    – và ..v.v….

  21. Củ mì said

    Chung quy là lợi ích kinh tế, nhưng khổ là ta không thực sự có dân chủ nên đành bó tay nhìn người ngoài quậy ao nhà… Tự Do ui, Dân Chủ ui …. chúng mi ở đâu mà xa thế làm cho dân đen càng thêm khổ

  22. […] Theo: Blog ABS […]

  23. […] Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc […]

  24. Dân Việt said

    Với TQ tất cả cũng chỉ là thị uy hù dọa bọn trẻ con.

Sorry, the comment form is closed at this time.