BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1511. "MÙA XUÂN A RẬP" – HAI NĂM NHÌN LẠI

Posted by adminbasam trên 30/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ năm, ngày 27/12/2012

“MÙA XUÂN A RẬP” – HAI NĂM NHÌN LẠI

TTXVN (Niu Yoóc 25/12)

 Tính đến nay, đã tròn hai năm trôi qua k từ sự kiện châm ngòi ở Tuynidi cho làn sóng  ni dậy ở một loạt quôc gia Arập, mang tên ”Mùa Xuân Arập”. Giờ đây, giai đoạn sôi sục và đầy cht bi tráng nhưng không kém phần lãng mạn của “Mùa Xuân” ấy đã kết thúc, và nhng người dân tại các nước này đang phải đi mặt với những thực tế khắc nghiệt. Họ đã được gì và bị mất đi những gì? Giáo sư Gilbert Achcar, người gc Libăng, làm việc tại khoa nghiên cứu Trung Đông-châu Phi thuộc Trường Đại học tng hợp Luân Đôn, Anh, đã làm rõ cân hỏi này qua bài trả lời phỏng vn Tạp chí “The Middle East”, nội dung như san :

Hỏi: Việc lật đổ Ben Ali tại Tuynidi đã mở đường cho những biến động hàng loạt ở Ai Cập với sự lật đổ Hosni Mubarak, ở Libi là Muammar Gaddafi, còn tại Yêmen là All Abdllah Saleh, và nó đang còn tiếp tục ở các nước vùng Vịnh và ở Xyri… ủng hộ nền dân chủ. Người ta có thể thấy ở các phong trào này những đặc tính gì?

Trả lời: Thực sự là các phong trào này đều có điểm chung là đòi dân chủ: chúng đều diễn ra tại các nước nằm dưới chế độ độc tài và đòi có một sự thay đổi chế độ, một sự thay đổi trong các hình thức cầm quyền và thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị. Đây là đặc tính của các phong trào đã nêu ở trên và đồng thời nó cũng tạo nên sức mạnh của họ bởi vì yêu sách dân chủ cho phép tập hợp đông đảo quần chúng và tạo thành một tiềm năng của cuộc nổi dậy xã hội rất mạnh mẽ trong khu vực. Không nên quên rằng ở Tuynidi cuộc nổi dậy đã bắt đầu bằng một sự bùng nổ xã hội. Chàng thanh niên Mohamed Bouazizi đã tự thiêu để phản đối những điều kiện sống chứ không phải là những yêu sách về chính trị. Trường hợp của chàng thanh niên Bouazizi đã cho thấy vấn đề thất nghiệp kinh niên tại các nước trong khu vực này, nhất là nạn thất nghiệp trong thanh niên, cuộc khủng hoảng kinh tế, việc không có những triển vọng về xã hội. Đó là những điều cơ bản tưởng chừng như rất bình thường. Nhưng khi chúng kết hợp với sự phản đối một chế độ độc tài thì nó tạo nên một sức mạnh to lớn như người ta đã từng chứng kiến tại các nước trên. Trái lại, tại các nước mà vấn đề độc tài không nghiêm trọng, ở đó chế độ tự do hơn và dung thứ hơn cho sự đa dạng về chính trị – chẳng hạn như Marốc – thì người ta thấy một phong trào được xây dựng dựa vào các vấn đề xã hội, nhưng vẫn chưa đạt tới qui mô bùng nổ rất nhanh chóng như ở Tuynidi, Ai Cập, Libi, Yêmen, Baranh và Xyri.

Hỏi: Ông thấy sự tiến triển trong chính sách của Mỹ và của các nước châu Âu trong khu vực này như thế nào? Các sự kiện ở Tuynidi, Ai Cập, nhất là cuộc can thiệp về quân sự ở Libi có phải là một sự sống lại của chủ nghĩa đế quốc không? Thái độ của Mỹ và các cường quốc châu Âu trước các sự kiện của Mùa Xuân Arập thế nào?

Trả lời: Mùa Xuân Arập đã ra đời bất chấp sự ủng hộ mà các Chính phủ Mỹ từ lâu nay vẫn dành cho các chế độ độc tài ở Tuynidi, Ai Cập, Baranh, Yêmen và những nơi khác. Sự ủng hộ của Mỹ dành cho nền độc tài Arập Xêút, rõ ràng là độc tài nhất và phản động nhất, đã giữ một vai trò chủ yếu trong việc đè bẹp các cuộc nổi dậy của nhân dân và các cuộc cải cách dân chủ của vương quốc dầu lửa này. Ớ Tuynidi và Ai Cập, chỉ khi thắng lợi đã đạt được thì Mỹ và phần lớn các nước châu Âu mới bắt đầu ủng hộ trên lời nói việc dân chủ hóa và chuyển giao có trật tự quyền lực. Mỹ đã duy trì sự ủng hộ cho các chế độ tàn bạo ở Yêmen và Baranh bất chấp họ đã vi phạm thô bạo các quyền con người, sát hại tùy tiện những người biểu tình hòa bình và bắt giam những nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách. Nhưng khi các chế độ này bắt dầu sụp đổ thì tất yếu Mỹ ngừng ủng hộ họ.

về Mỹ – lực lượng đế quốc chính trong khu vực – người ta có thể nói rằng Mỹ đã khôi phục được phần nào cán cân sau tình hình rất khó khăn mà các cuộc nổi dậy ở Tuynidi và Ai Cập đã gây ra nhưng nếu nói là “lại tiếp tục sáng kiến” thì dường như là quá mức. Mỹ đã có thể tô điểm lại một chút hình ảnh của mình bằng cách tiến hành can thiệp vào Libi với tư cách là người “đúng bên cạnh các cuộc nổi dậy”. Kèm theo đó là những tuyên bố chung chung về nền dân chủ – và trái với điều mà một số người nói – những bài diễn văn đạo đức giả này thậm chí nói rộng cả đến các chế độ quận chủ vùng Vịnh. Mỹ đã cố tỏ ra mình là người được gửi gắm những giá trị về quyền tự do mà họ đã không ngừng giơ ra như là vũ khí về tư tưởng từ nhiều thập kỷ nay, nhất là trong thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh. Tại Xyri, Mỹ đã làm điều đó một cách dễ dàng bởi vì đây là một chế độ đồng minh của Iran, chính vì vậy Mỹ không có sự quyến luyến đặc biệt, càng không như vậy đối với Chế độ Libi. Nhưng, nói rằng Mỹ đã lấy lại được vị trí bá quyền của họ trong khu vực là cực kỳ sai. Trên thực tế, các sự kiện đã diễn ra cho thấy sự suy sụp mạnh mẽ vị trí bá quyền của Mỹ. Người ta càng thấy rõ điều đó ở Xyri và Libi.

Tại Libi, cuộc can thiệp của phương Tây là một cuộc can thiệp chủ yếu từ xa mà không có quân ở mặt đất. Ảnh hưởng của Mỹ có thể có đối với tiến trình diễn ra ở Libi là rất hạn chế. Trên thực tế, không ai kiểm soát tình hình tại đất nước này và người ta thấy nổi lên những biểu hiện không hoàn toàn là điều Mỹ thích, kể cả một sự phản đối ngày càng lớn chống lại Hội đồng dân tộc chuyển tiếp và chống những mưu toan của hội đồng này – rất yếu ớt – tiến hành một sự tái thiết đất nước.

Tại Ai Cập, người ta thấy rằng các đồng minh quân sự của Mỹ, tuy đã ẩn mình, nhưng thực ra vẫn nắm tình hình trong tay. Còn chính quyền dân sự được bầu ra qua bầu cử thực ra lại đang là một chính quyền bị người dân chán ghét và tại đất nước này vẫn diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt và liên tục, nhất là về mặt xã hội. Thế mạnh trong cuộc bầu cử của các trào lưu Hồi giáo chứng tỏ một diễn biến mới trong khu vực: cho dù các trào lưu này không phải là một mối đe dọa đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ thì nó càng không phải là một công cụ hoặc một đồng minh dễ bảo như các nhà quân sự thời Hosni Mubarak trước đây. Có tình hình căng thẳng trong liên minh, trong sự hợp tác, giữa các nhà quân sự và tổ chức Anh em Hồi giáo và nó không giống như tình hình dưới thời Mubarak đối với Mỹ.

Điều đó cũng cho thấy rằng Mỹ đã phải tái xác định rất sâu rộng và triệt để chính sách của Mỹ tại khu vực này do các đồng minh truyền thống của Mỹ có rất ít quyền hợp pháp trong nhân dân – về điểm này thì Mỹ không hề quá ảo tưởng như những tiết lộ của Wikileaks đã cho thấy. Giờ đây, sự khẳn định chủ quyền của nhân dân là trên đường phố, Mỹ phải tìm được các đồng minh với một cơ sở xã hội thực Sự. Chính vì thế, Mỹ đã quay sang Anh em Hồi giáo, tổ chức mà suốt những năm qua Mỹ rất căm ghét, hiện nay được coi là những “người Hồi giáo ôn hòa”, những “người Hồi giáo tốt đẹp”, tương phản với phần tử Salafi. Tổ chức Anh em Hồi giáo có mặt ở khắp nơi trong toàn khu vực. Giờ đây Mỹ cần đến họ, cũng như thời xa xưa Mỹ cần liên minh với những người chống lại Nasser (tổng thống của Ai Cập trước đây), chống lại chủ nghĩa dân tộc Arập, chống lại Liên Xô và ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực những năm 1950 – 1980.

Các chế độ quân chủ vùng Vịnh – đặc biệt là hai nước trong số họ giữ một vai trò rất quan trọng trong thế giới Arập hiện nay là Arập Xêút và Cata – cũng nỗ lực tìm mọi cách để tồn tại yên bình. Hai nền quân chủ này không nhất thiết có cùng chính sách vì họ có một truyền thống đối lập nhau, đôi khi quan hệ giữa họ khá căng thẳng, nhưng lại cùng về phe với Mỹ trong nỗ lực định hướng các sự kiện theo chiều hướng không đe dọa đến các lợi ích của họ và cho phép họ ổn định tình hình khu vực trong thời hạn ngắn. Đặc biệt là Cata, nước này đã chứng tỏ ảnh hưởng của mình gia tăng đáng kể với các cuộc nổi dậy, trái với Arập Xêút là nước giống như Mỹ, bị suy giảm ảnh hưởng. Từ nhiều năm nay, Cata đã dựa vào mối quan hệ với tổ chức Anh em Hồi giáo, bằng cách trở thành người tài trợ chính cho tổ chức này, lập ra kênh truyền hình vệ tinh Al — Jazeera – một công cụ chính trị có sức mạnh đáng kể, đồng thời dành quyền sở hữu cho tố chức Anh em Hồi giáo. Từ lâu nay, Cata đã chơi con bài này và các sự kiện đã cho thấy rằng đây là những con bài mang tính chiến lược, nó khiến cho Cata trở thành một đồng minh rất quan trọng đối với Mỹ, nước mà Cata từ lâu nay đã duy trì mối quan hệ rất chặt chẽ, cho Mỹ đặt căn cứ quân sự chính trên lãnh thổ của mình. Nhưng cũng có lúc Cata đã vun đắp mối quan hệ với Iran, với phong trào Hezbollah của Libăng v.v… để “phân bố những rủi ro”. Giờ đây, Cata có thể thể hiện đầy đủ ảnh hưởng khu vực của mình trước con mắt của Mỹ.

Hỏi: Ông phân tích thế nào về những kết quả bầu cử của các đảng Hồi giáo ở Tuynidi, Marốc và Ai Cập? Các kết quả này có thể được coi là một sự lặp lại cuộc cách mạng Iran hồi năm 1979 – 1981 không hay đây là một hiện tượng khác?

Trả lời: Khác nhau theo mỗi nước. Tại Marốc, tình hình không giống như ở Ai Cập hoặc ở Tuynidi. Tại đây, kết quả của đảng Hồi giáo rất tương đối, trước hết là bởi vì cuộc bầu cử đã bị tẩy chay hàng loạt. Theo các con số chính thức, số người tham gia thấp hơn nhiều số cử tri đã đăng ký. Ở Tuynidi và ở Ai Cập, thắng lợi bầu cử của các đảng Hồi giáo gây ấn tượng hơn nhưng không có gì đáng ngạc nhiên cả. Trong trường hợp Ai Cập, cần phải nhấn mạnh những sự khác nhau giữa hai nước, các cuộc bầu cử diễn ra sau nhiều thập niên trong đó tổ chức Anh em Hồi giáo là phe đối lập duy nhất tồn tại trong khi những người Salafi vẫn được hưởng quyền tự do hoạt động bởi vì Hosni Mubarak coi họ như một lực lượng bổ trợ cho chế độ cua mình do họ chủ trương chủ nghĩa phi chính trị. Hai thành phần này của phong trào Hồi giáo đã có thể phát triển trong nhiều năm mặc dù tổ chức Anh em Hồi giáo đã phải chịu những điều sỉ nhục. Mặc dù hai thành phần này không phải theo sáng kiến của phong trào, quần chúng, khi phong trào này áp đặt được một sự dân chủ hóa tương đối các thể chế thì các lực lượng này ở vị thế tốt hơn bất kỳ ai đề lợi dụng điều đó. Không nên quên rằng mãi đến tháng 2/2011, Mubarak mới từ chức và họ chỉ có vài tháng để chuẩn bị bầu cử. Như vậy cũng không đủ thời gian để phá hủy một lực lượng của phe đối lập có uy tín và có thể chiến thắng trong bầu cử. Phong trào quần chúng đã phá hủy đảng của chế độ, nhưng đó là một cuộc nổi dậy phi tập trung hóa rộng lớn trong hình thức tổ chức, đúng ra là các mạng lưới chứ không phải là một đảng lănh đạo. Vì vậy, tố chức Anh em Hồi Gáo là lực lượng có tổ chức duy nhất có các phương tiện vật chất. trong phong trào.

Trường hợp Tuynidi lại khác bởi vì Ennahda — đảng Hồi giáo – đã bị truy hại và bị cấm hoạt động dưới thời Ben Ali. Nhưng chế độ trấn áp của Ben Ali cũng đã ngăn chặn sự nổi lên của các lực lượng cánh tả hoặc thậm chí là các lực lượng dân chủ. Các lực lượng này đã không đạt được qui mô như Ennahda vào đầu những năm 1990 trước khi bị trấn áp và Ennahda đã và đang xuất hiện trong nhiều năm như là lực lượng đối lập hùng mạnh nhất và cấp tiến nhất, với sự giúp đỡ của Al – Jazeera. Ennahda càng không theo sáng kiến của cuộc nổi dậy tại nước này nhưng do thời hạn chuẩn bị bầu cử ngắn nên nó ở vị trí tốt nhất so với các lực lượng chính trị khác.

Các đảng Hồi giáo ở Ai Cập và Tuynidi đều có tiền, đây là điều chủ yếu để tiến hành chiến dịch vận động bầu cử. Nếu trong quá khứ, các lực lượng cánh tả trong thế giới Arập có thể được Liên Xô hoặc chế độ theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa nghĩa nào đó giúp đỡ về vật chất, thì điều đó đã chấm dứt từ lâu rồi. Trái lại, đối với các đảng Hồi giáo, người ta thậm chí thấy có một sự cạnh tranh giữa các nước dầu lửa tài trợ cho họ: Cata, Iran, Arập Xêút. Về mặt này, vai trò của Cata rất quan trọng. Raehed Ghannouchi, nhà lãnh đạo của Ennahda, đã tới Cata trước khi trở về Tuynidi… Trụ sở mới hoành tráng của Ennahda tại Tuynít làm cho người ta không thể ngờ rằng đây là một tổ chức vừa thoát khỏi nhiều thập kỷ bị trấn áp. Tổ chức Anh em Hồi giáo của Ai Cập đã không ngừng khai trương các trụ sở ở khắp nơi trên đất nước, với nhiều phương tiện, từ tháng 2/2011 khi họ được hợp pháp hóa. Người ta đã chứng kiến các quĩ với số vốn rất đáng kể mà họ đã lập ra trong chiến dịch vận động bầu cử. Nhân tố tiền bạc giữ vai trò quan trọng cùng với biểu tượng là lực lượng đối lập chính và sự du nhập của họ với tư cách là lực lượng chính trị – tôn giáo đã lập ra một mạng lưới quan trọng thực hiện các công việc xã hội và từ thiện. Vì vậy, trong những điều kiện như vậy, không đáng ngạc nhiên các lực lượng này nổi lên là người chiến thắng chính trong cuộc bầu cử.

Hỏi: Liệu về lâu dài, các đảng Hồi giáo có thể bị thay thế bằng các lực lượng khác không?

Trả lời: Vấn đề lớn vào lúc này là không có sự lựa chọn thay thế đáng tin cậy. Không chỉ là thời gian, mà cả khả năng, sự tồn tại của một dự án chính trị và tổ chức đáng tin cậy. Lực lượng duy nhất có thể cân bằng với các đảng Hồi giáo trong khu vực không phải là những người có tư tưởng tự do mà là phong trào công nhân. Tại các nước như Tuynidi và Ai Cập, đây là một lực lượng đáng kể – một lực lượng có những gốc rễ từ nhân dân. Nó là nhân tố có tính quyết định trọng việc lật đổ Ben Ali, lật đổ Hosni Mubarak.Nhưng vấn đề là không có đại diện chính trị của phong trào công nhân ở Tuynidi và Ai Cập và phái tả cấp tiến ở những nước này đã không dành ưu tiên cho một chủ trương như vậy. Tại các nước vùng Vịnh, tình hình lại khác. Ở đó cũng có những phong trào nhân dân. Ở Ôman có một phong trào xã hội, ở Côoét có sự phát triển một phong trào chính trị, ở Arập Xêút có những phong trào phản đối và các cuộc bạo động – bị trấn áp mạnh mẽ. Ở Baranh tất nhiên là có, đây là chế độ quân chủ duy nhất ở vùng Vịnh đã phải đối mặt với một cuộc nổi dậy với qui mô lớn.

Đặc biệt ở Cata và các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, nơi từ 80% đến 90% số dân là “người nước ngoài”, tức là họ không có một quyền nào và có thể bị đưa đi đày bất cứ lúc nào. Vì vậy, Nhà nước không sợ các phong trào xã hội và Nhà nước được sự bảo trợ trực tiếp của các cường quốc phương Tây – Mỹ, Anh hoặc Pháp – những cường quốc này có mối quan hệ chặt chẽ với các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, nhất là về mặt quân sự.

Ở Baranh có cuộc nổi dậy mà chế độ quân chủ ở nước này và Arập Xêút đã ra sức coi là một phong trào của người Shiite – người Shiite chiếm đa số dân tại nước này – chống lại chế độ quân chủ Sunni. Tất nhiên, qui mô tín ngưỡng vẫn tồn tại và nó mạnh mẽ trong khu vực: người Shiite bị truy hại cả ở Baranh lẫn tại Arập Xêút (tại nước này họ chỉ chiếm thiểu số). Các chế độ cầm quyền sử dụng chủ nghĩa tín ngưỡng đê hèn để ngăn chặn sự tập hợp một phong trào quần chúng và kích động sự thù địch đối với người Shiite trong cơ sở xã hội riêng của họ. Tất nhiên, họ cũng sử dụng các phương tiện tài chính để mua những người mà họ có thể mua. Tại Baranh. người ta đã chứns kiến một phong trào dân chủ mà nếu không có sự can thiệp của nước ngoài thì phong trào này lẽ ra đã có thể – và còn có thể – lật đổ được chế độ quân chủ. Sự can thiệp bên ngoài mang hình thức quân đội của các nước vùng Vịnh, nhất là của Arập Xêút, đổ bộ vào hòn đảo này để thay thế các lực lượng địa phương theo cách mà họ có thể dùng để trấn áp phong trào. Nhưng phong trào vẫn tiếp tục diễn ra tại Baranh và nó không dễ gì bị dập tắt.

Cuối cùng là Yêmen, nước không thuộc các chể độ quân chủ vùng Vịnh nhưng vẫn thuộc khu vực này. Cùng với Xuđăng và Môritani, Yêmen là một trong những nước Arập nghèo nhất. Hai phần ba dân số nước này sống dưới ngưỡng nghèo khổ. Từ nhiều năm nay, Yêmen đã trải qua một sự chuyển động hoàn toàn bất thường. Ngoài nhân tố bộ tộc, nhân tố khu vực đã gây ra những sự kiện mang dáng dấp của cái mà người ta có thể gọi là “cuộc nội chiến lạnh” giữa hai bộ phận dân chúng với những sự huy động lớn. của cả hai bên. Đây là nước duy nhất mà ở đó chính quyền đã tổ chức được những sự huy động đáng kể chân chính, trái với những sự huy động mà Gaddafi đã tổ chức ở Tripoli hoặc Assad đang tổ chức ở Xyri, một phần là giả tạo. Yêmen là một nước mà tình hình ảnh hưởng trực tiếp đến Arập Xêút, điều này giải thích tại sao Arập Xêút dính líu trực tiếp đến nước này như vậy: họ ủng hộ Saleh, họ đứng đằng sau sự “từ chức” của ông ta, đây là một sự giả dối không đánh lừa được ai, và nhất là không đánh lừa được phe đối lập cấp tiến vẫn đang tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại chính quyền mới “của Saleh, nhung không có Saleh”.

Hỏi: Khi đó, chẳng phải Chế độ Angiêri đã bị lung lay bởi những sự huy động nhân dân đó sao? Ông giải thích điều đó như thế nào?

Trả lời: Người ta có thể nói như vậy về Irắc, về Xuđăng, cũng như về Libăng. Đó là những nước đã trải qua những giai đoạn nội chiến kéo dài. Trong những điều kiện như vậy, điều dễ hiểu và tất nhiên là những nước này không muốn làm cho tình hình bất ổn nữa. Có một nỗi lo sợ về điều chưa biết, một nỗi lo sợ về sự trỗi dậy của các lực lượng cực đoan nhất, một nỗi lo sợ về việc tiếp tục lại, kể cả bằng mưu mô của chính quyền, cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà Angiêri đã trải qua và người dân đã phải chịu hậu quả của nó. Không nên qụên rằng Angiêri là một nước năm 1988 đã trải qua một cuộc nổi dậy của nhân dân, tất nhiên qui mô chưa bằng lần này ở các nước Arập, hình thức tổ chức cũng không như người ta đã chứng kiến thời gian qua, nhưng vẫn dẫn đến một sự tự do hóa về chính trị. Việc Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và tiếp theo đó là cuộc đảo chính như người ta đã biết, và cuộc nội chiến. Tất nhiên là không ai muốn lặp lại kịch bản đó. Hiện nay, một nhân tố cản trở ở Angiêri là không có các lực lượng có thể tổ chức một sự tập hợp xã hội trên cơ sở giai cấp, có thể là cơ sở cho một cuộc nổi dậy mới. Đã có những mưu toan huy động ở Angiêri nhưng không gây tiếng vang. Triển vọng ấy dường như là u ám, chí ít là vào lúc này. Điều đó có thể thay đổi nếu phong trào khu vực, bắt đầu vào tháng 12/2010 ở Tuynidi, vẫn tiếp tục lan rộng với qui mô lớn. Cũng cần phải lưu ý đến thực tế là Angiêri thấy ở Tuymdi và Libi láng giềng trải qua những sự dân chủ hóa có lợi cho các lực lượng Hồi giáo tương tự như Mặt trận cứu nguy Hồi giáo, bị trấn áp ở Angiêri. Đến lúc nào đó, điều đó có thể có những hậu quả trực tiếp đến tình hình Angiêri và khiến các nhà quân sự cầm quyền lo ngại.

Hỏi: Ông có cho rằng những người cách mạng có thể chiến thắng ở Xyri không? Và những người cách mạng này là ai vậy?

Trả lời: Cuộc nổi dậy của quần chúng ở Xyri trước hết là một cuộc nổi dậy của nhân dân, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, chống lại một nền độc tài gia đình trị từ 41 năm nay. Hafez el – Assad đã chiếm quyền vào năm 1970 và ông ta chết vào năm 2000 sau 30 năm cầm quyền. Từ đó đến nay, tức là 12 năm qua, con trai ông là Bashar Al- Assad năm quyền, giữ chức vụ này từ khi mới 35 tuổi, như vậy là đã quá lâu với một chính quyền, nhất là thành phần xã hội hiện nay như nền tảng cũng như cơ sở cho các cuộc nổi dậy đều rất có sẵn ở Xyri. Đây là một nước từ nhiều thập kỷ nay phải tuân theo các cuộc cải cách kinh tế tự do, được đẩy mạnh trong những năm gần đây và dẫn đến việc giá cả trong đời sống người dân tăng phi mã, tình hình xã hội rất khó khăn, nạn nghèo khổ gia tăng (30% người dân sống dưới ngưỡng nghèo khổ)… Thêm vào đó là đặc tính thiểu số, tín ngưỡng của chính quyền, tầng lớp thống trị phần lớn thuộc dân tộc thiểu số Aiawite. Vì vậy, khi cảm hứng đến từ tấm gương Tuynidi, sau đó là Ai Cập và cuối cùng là Libi, kể cả cuộc can thiệp của quốc tế tại Libi, đã là động lực khuyếnkhích người Xyri hành động vì họ hy vọng rằng điều đó sẽ ngăn cản chế độ trấn áp bằng bạo lực – người ta đã chứng kiến sự bùng nổ phong trào này mà không một lực lượng chính trị nào có thể dám chắc kiểm soát được. Đó là các mạng lưới thanh niên – như người ta đã thấy ở khắp nơi trên đất Marốc cho đến tận Xyri, họ sử dụng các công nghệ truyền thông mới như Facebook mà người ta nói đến nhiều – đã hướng dẫn và tổ chức các cuộc nổi dậy này dưới hình thức các “ủy ban phối hợp địa phương” tiếp tục thúc đẩy phong trào. Họ không phụ thuộc vào chính trị nhưng có các lực lượng chính trị tổ chức để “giới thiệu” phong trào. Người ta đã chứng kiến sự nổi lên hai lực lượng, hai nhóm, cạnh tranh nhau. Một lực lượng chủ yếu gồm phái tả trong đó một số không nằm trong phe đối lập cấp tiến với chế độ và có thái độ mập mờ đối với chế độ, sau khi đã kêu gọi tiến hành đối thoại vì họ tin là có thể tự hòa nhập với tư cách là nhà trung gian hòa giải giữa cuộc nổi dậy của nhân dân và chế độ và thuyết phụcchế độ tiến hành các cuộc cải cách. Họ đã nhanh chóng thấy rằng điều đó không tiến triển và từ đó phần lớn trong số họ đã trở về mục tiêu lật đổ chế độ.

Nhóm khác là các đảng cấp tiến nhất trong việc chống đối chế độ, một sự khác nhau về lực lượng từ tổ chức Anh em Hồi giáo (giữ vai trò trung tâm) đến đảng dân chủ nhân dân (ra đời từ một sự chia tách đảng Cộng sản Xyri) đã lột xác về hệ tư tưởng nhưng vẫn là một phe đối lập thuộc phái tả chống chế độ, cũng như các đảng người Cuốc. Các lực lượng này đã lập ra Hội đồng dân tộc Xyri, được một bộ phận cơ sở của phong trào nhân dân chấp nhận như là người đại diện của họ, song không cần phải qua một sự kiểm soát của các mạng lưới quân sự. Đây là một tình hình đặc biệt thể hiện bằng việc họ đã quyết định trao chức chủ tịch Hội đồng dân tộc Xyri cho Burhan Ghalioun, một nhà độc lập, theo phái tả. Hiện nay người ta thấy một trò chơi ngoại giao với sự tham gia của tổ chức Anh em Hồi giáo cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Đây là một diễn biến nguy hiểm. Do Xyri không trải qua đời sống chính trị từ nhiều thập kỷ nay – mặc dù chế độ ở Xyri ít tàn bạo hơn ở Libi – việc biết được sức nặng tương đối của mỗi bên như thế nào là điều không thể. cần phải chờ đến khi lật đổ được chế độ, nếu xảy ra, và các cuộc bầu cử tự do diễn ra thì mới thấy được sức mạnh tương đối của các trào lưu chính trị có tổ chức.

Hỏi: Trở lại Libi, sự sụp đổ của Gaddafi có phải là chấm dứt cuộc nội chiến không hay người ta đang có thể phải chứng kiến sự trở lại của các cuộc đụng độ vũ trang và nếu có thì các nhân vật chính là những ai vậy?

Trả lời: Trước hết, cần nhấn mạnh rằng ở Libi, hơn 40 năm dưới chế độ độc tài đã phá hủy mọi hình thức dân chủ của đời sống chính trị. Vì vậy, Libi được coi là một mảnh đất chưa được khai phá về mặt chính trị và không ai biết bối cảnh chính trị ở đó sẽ như thế nào cũng như các cuộc bầu cử, nếu diễn ra, sẽ có thể mang lại những gì. Nếu cuộc chiến tranh đã đạt tới đỉnh cao bằng việc loại bỏ Gaddafi và sau đó là bắt con trai ông ta thì đó là điều chủ yếu đạt được cho đến lúc này. Hiện nay, tình trạng hỗn loạn đang bao trùm ở đây, giống như ở Libăng trong những năm đầu tiên của cuộc nội chiến sau năm 1975, hoặc cực điểm hơn là như ở Xômali. Libi đã có một chính phủ nhưng chưa có những thể chế đầy đủ của một Nhà nước.

Nếu người ta xác định Nhà nước trước hết phải có xương sống là quân đội thì ở Libi không còn quân đội nữa, cho dù đã có những kế hoạch tái lập một quân đội chỉ với các nhóm dân quân, được cơ cấu dựa vào các cơ sở khác nhau, khu vực, tôn giáo, bộ tộc chính trị – tư tưởng v.v…

Những ai cho rằng sự can thiệp của NATO có nghĩa là chấm dứt tính chất nhân dân của cuộc phiến loạn và biến quân phiến loạn thành bù nhìn của NATO là một sai lầm nghiêm trọng. Những ai cho rằng NATO đã kiểm soát được tình hình ở Libi sau khi lật đổ được Gaddafi là ảo tưởng lớn. Mỹ đã không kiểm soát được Irắc với việc triển khai hàng chục nghìn quân tại nước này, vậy thì làm sao tin được họ có thế kiểm soát được tình hình ở Libi nếu không có quân đội trên mặt đất. Dù sao thì với việc lật đổ chế độ cũ và bất chấp sự can thiệp của NATO vào cuộc xung đột, cũng như tất cả các nước trong khu vực, cho đến nay Libi là nơi mà sự thay đổi diễn ra triệt để nhất: Chế độ Gaddafi đã bị phá hủy triệt để cho dù vẫn còn những tàn dư gây ra các cuộc xung đột trong dân chúng. Nhưng các cơ cấu cơ bản của chế độ đều đã bị sụp đổ – điều này rất khác với Tuynidi, Ai Cập, chứ chưa nói đến Yêmen.

Hỏi: Những sự thay đổi ở Yêmen sau khi Tổng thống Ali Abdallah Saleh từ chức thế nào?

Trả lời: Phong trào vẫn tiếp tục ở Yêmen. Một bộ phận lớn của phe đối lập hiểu rõ ràng việc ông Saleh từ chức chỉ là một mưu toan thay đổi bề ngoài chứ không thay đổi về bản chất. Những yêu sách ly khai cũng ngày càng mạnh mẽ ở Nam Yêmen trước sự thỏa hiệp ít sức thuyết phục này. Không nên quên rằng mãi đến năm 1994, Yêmen mới được thống nhất sau một thời gian dài chia rẽ thành hai Nhà nước. Ở Yêmen cũng có một nhân tố chiến tranh tín ngưỡng và có mạng lưới khủng bố Al-Qaeda – hiện nay Yêmen là nước Arập có mạng lưới Al-Qaeda hùng mạnh nhất về mặt quân sự. Vì vậy, Yêmen vẫn đang là một thùng thuốc súng nguy hiểm, hãy coi chừng!./.

4 bình luận trước “1511. "MÙA XUÂN A RẬP" – HAI NĂM NHÌN LẠI”

  1. […] 1511. “MÙA XUÂN A RẬP” – HAI NĂM NHÌN LẠI […]

  2. […] 1511. “MÙA XUÂN A RẬP” – HAI NĂM NHÌN LẠI […]

  3. No Way Out said

    Nói một cách tổng quát và thẳng thừng khi TTXVN đưa bản tin này ra chỉ nhằm mục đích là không muốn Một Mùa Xuân Á Rập xảy ra cho VN hay các nước độc tài Đảng trị như Bắc Triều Tiên , TQ , Cao Miên , Lào , Cuba….
    Có xảy ra cách mạng là có xáo trộn , ngoại trừ bạo lực cách mạng do chính Đảng CS phát hành cũng có xáo trộn nhưng đây là xáo trộn cần thiết cho cách mạng cho dủ 37 năm sau sự xáo trộn vẫn tiếp diễn !
    Mục đích thứ 2 cảnh cáo việc dùng Internet , Facebook , Blog rất có hại vì không cần vũ khí , các thanh niên vẫn đứng dậy được , do đó phải kiểm soát chặt chẽ việc này !
    Sau cùng thì bài viết cũng lên án….Mỹ và Phương Tây đứng sau trợ lực cho các phong trào này , dù sự trợ lực diễn ra vào giờ thứ 25 , khi không biết các nhà độc tài không còn cứu vãn được nữa !
    Xưa nay Đảng vẫn cho các Thế Lực Thù Địch ( ám chỉ Hoa Kỳ hay Phương Tây ) hay đứng sau giật dây các phong trào dân chủ , qua bài này thì mới thấy là mỹ chả có gì ghê gớm cả , chỉ nhảy vào ” an ké” vào giờ chót chứ không bao giờ khởi động phong trào ! Cuộc cách mạng túm lại là vẫn do dân quyết định !
    Té ra Mỹ và Phương Tây được giải oan ! Vậy thế lực thù địch chỉ còn gom lại duy nhất là các cán bộ , đảng viên , nhóm lợi ích , anh bạn láng giềng 16 Vàng/4 Tốt chính là một thế lực nguy hiểm nhất ! Thế mà Đảng vẫn chưa nhìn ra , mà chỉ bắt bớ các ông già ốm yếu yêu nước ! Đây có phải là Thế Lực Thù Địch mà Đảng cần tiêu diệt như hiệp sĩ Don Quichotte chiến đấu hết mình với…cối xay gió !

    • Tiểu Điền Địa said

      Bọn “thông tấn” này lâu nay và lâu nữa vẫn thế,chúng ăn của đảng,đảng đớp của dân nuôi nó,nên việc chính trị của chúng là đi mót cái gọi là “thông tin đa chiều” rơi vãi đâu đấy,có lợi đảng mình để mà giương lên thôi,làm khác thế nào được,hỡi anh!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: