BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1507. IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI

Posted by adminbasam trên 28/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài  liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ tư, ngày 26/12/2012

IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI

(Tạp chí “The Economist”)

Tại sao Ixraen gây trở ngại cho việc hòa giải?

Sự tập trung vào chương trình hạt nhân Iran của Benjamin Netanyahu ít nhất đã có một tác dụng phụ tích cực cho vị thủ tướng Ixraen này. Trong khi Iran đang là tâm điểm chú ý, ít người gây áp lực với ông hơn về tiến trình hòa bình bị trì hoãn đã lâu giữa Ixraen và Palextin. Trong khi đó, tại các khu định cư của Ixraen nằm sâu bên trong khu Bờ Tây thuộc Palextin, nhà cửa đang được xây dựng thêm, được đặt tại đó một cách có chủ ý nhằm phá hoại khả năng về một giải pháp hai nhà nước.

Sự quan sát cứng rắn này là một lí do giải thích vì sao lịch sử mới dễ hiểu và giàu thông tin của Ixraen do Patrick Tyler viết lại hợp thời đến vậy. Ông Tyler, một nhà báo người Mỹ được kính trọng, bắt đầu ghi lại thành tài liệu sự không khoan nhượng của Ixaen trong việc hoà giải suốt quãng thời gian từ thời kỳ đầu của nhà nước Do Thái này. Thế giới cần phải được nhắc nhở về cuộc xung đột chưa được giải quyết và phải nhớ lại sự đóng góp của Ixraen vào tình trạng bế tắc đó. Tác giả ban đầu thừa nhận rằng các quốc gia Arập phải chịu trách nhiệm cho mối thù truyền kiếp và sự kích động chống lại Ixraen, nhưng nói rằng mục đích chính của ông là “giải thích một cách thực tế và công bằng sự thôi thúc đấu tranh trong xã hội Ixraen và trong giới tinh hoa cầm quyền của nước này đã làm xói mòn những cơ hội hòa giải như thế nào”.

Ông Tyler sắp xếp lập luận của mình một cách chi tiết. Ông viết vào năm 1982, “Sự thôi thúc đấu tranh khiến [Menachem] Begin, [Ariel] Sharon và quân đội tiến vào Libăng đã phớt lờ tất cả những lời cảnh báo từ lịch sử – rằng sức mạnh quân sự không thể tái sắp xếp trật tự chính trị phức tạp của Libăng… Nền móng cho hòa bình và khả năng cùng tồn tại với Ixraen chỉ có thể được thiết lập khi dàn xếp được vấn đề Palextin”. Tiếp theo, ông mô tả sự bất lực của thủ tướng lúc đó là Yizhak Rabin khi sức mạnh quân sự của Ixraer, tỏ ra không thể ngăn chặn làn sóng đánh bom tự sát sau Hiệp định Hòa bình Oslo năm 1993. Ông miêu tả một vị tướng Ixraen theo phái diều hâu đã rơi như thế nào vào một cái “bẫy tâm lý – tin rằng con người không thay đổi, do đó hòa bình là điều không thể, và điều duy nhất có tác dụng là một phương pháp hiệu quả, mang tính tàn phá để ngăn chặn sự chia cắt và lực lượng áp đảo”.

Tác giả đặt vấn đề bom hạt nhân của Ixraen vào đúng chỗ của nó – ngay tại tâm điểm của câu chuyện quốc gia. Bởi lẽ trong những năm qua người ta không mấy khi nói hoặc viết công khai về chuyện này, một số nhà sử học có xu hướng phớt lờ hay hạ thấp tầm quan trọng của nó. Ông Tyler trích lời David Ben-Gurion, người sáng lập ra nhà nước Ixraen và thuyết giảng cho Tổng thống Mỹ Eisenhower năm 1960: “Ixraen chỉ có hai lựa chọn. Hoặc Ixraen vẫn giữ tự do và độc lập, hoặc Ixraen sẽ bị hủy diệt đúng như Hítle đã tiêu diệt người Do Thái ở Đức”. Không nhà lãnh đạo nào nói rõ ràng về việc bom của Ixraen khi đó đang được chế tạo bí mật ở Dimona. Nhưng, như ông Tyler quan sát, “[Ben-Gurion] thực chất đang đưa ra lập luận ủng hộ Ixraen trở thành một cường quốc hạt nhân”.

Người hùng của cuốn sách là Moshe Sharett, vị thủ tướng thứ hai của Ixraen, mất năm 1965, một người bất mãn, hay nản lòng. (Con trai và cháu trai ông, cũng như nhà xuất bản Moshe Sharett Heritage Society, nằm ở vị trí đầu trong danh mục cảm ơn của tác giả Tyler). Với tư cách là ngoại trưởng Ixraen từ năm 1948, đồng thời là thủ tướng vào năm 1954-1955, ông Sharett đã tìm cách kiềm chế chính sách trả thù tàn bạo mà Ben-Gurion và quân đội theo đuổi nhằm chống lại những kẻ xâm nhập Palextin (một số trong đó là những kẻ cướp bóc thù địch, nhiều người là dân tị nạn không vũ trang). Nhìn chung ông đã thất bại. Như Sharett đã ghi chép lại trong những cuốn nhật ký chi tiết của mình, “tham vọng quân sự đã đánh bại quá thường xuyên khát vọng đạo đức”.

Tác giả Tyler lấy ông Sharett làm thước đo để đánh giá những nhà hoạch định chính sách tiếp theo. Mọi đề nghị hoà bình, mọi sự cảnh báo về lực lượng quân sự không cân sức được đưa ra là nhờ vào tầm nhìn và nguồn cảm hứng của Sharett. Chiến lược thận trọng của, vị thủ tướng thứ ba của Ixraen, Levi Eshkol, người đã miền cưõng phát động chiến tranh năm 1967, đã bị “lấn át theo cùng cách thức mà Ben-Gurion đã lấn át Sharett”. Moshe Dayan (người dẫn đầu những người lấn át) đã đề xuất rút quân khỏi kênh đào Xuyê 4 năm sau: “Đây là sự khôn ngoan mà Sharett đã tìm cách truyền lại cho các cộng sự của mình trước khi chết”. Khi Peace Now, một phong trào gồm những dân thường vô tội của Ixraen được thiết lập, ông Tyler viết, “tinh thần của Moshe Sharett đã tìm thấy tiếng nói mới trong một thế hệ viên chức mới”.

Nhưng qua thời gian và những thay đổi trong tình hình của Ixraen, việc tác giả Tyler đề cập đến Sharett trở nên ngày càng không thực tế. Chúng cũng cho thấy việc cố gắng định nghĩa một quốc gia không ổn định chỉ bằng khuôn mẫu nhận thức là khó khăn và vô ích đến thế nào. Tác giả Tyler đã chia người Ixraen thành nhóm sabras và không phải sabras (về mặt ngữ nghĩa mà nói, chỉ có những nsười Do Thái sinh ra ở Ixraen mới được gọi là sabras) và dùng những từ này đế gọi tắt những người theo chủ nghĩa hiếu chiến và những người có quan điểm ôn hòa. Tuy thể, việc ông miêu tả Eshkol, thủ tướng từ năm 1963 đến 1969 đồng thời là bộ trưởng quốc phòng trong phần lớn giai đoạn đó, là “vị thủ tướng không phải sabra, người chưa bao giờ phục vụ trong quân ngũ” phớt lờ thực tế rằng Eshkol từng là một thành viên trong bộ chỉ huy cấp cao Haganah, một tổ chức bán quân sự của người Do Thái, từ trước khi nhà nước Ixraen được thành lập và từng chịu trách nhiệm về việc mua sắm vũ khí. Gây nhầm lẫn y như thế là sự mô tả của Tyler về Shimon Peres, một kibbutznik (người sống trong một khu định cư tập thể của Ixraen) đã trở thành người chỉ huy trong một thời gian của Bộ Quốc phòng khi Ixraen chế tạo bom, là một người “không có bất cứ liên hệ nào với vùng đất này hay nghĩa vụ quân sự”.

Trên hết, việc Tyler miêu tả Ben-Gurion như một người hiếu chiến đã bỏ qua sự khôn khéo trong tư duy của Ben-Gurion. Trong cuộc chiến Arập-Ixraen đầu tiên năm 1948, Ben-Gurion đã cấm quân đội xâm chiếm khu Bờ Tây. Năm sau đó, trong một diễn văn trước Quốc hội của nhà nước mới, ông đã chỉ rõ ràng một nhà nước Do Thái mở rộng đến khu Bờ Tây không thể là một nhà nước dân chủ bởi lẽ số đông dân cư Arập đang sinh sống tại đó. “Chúng ta muốn có một nhà nước Do Thái, kể cả không phải trong toàn bộ đất nước. Chúng ta… không muốn tiến hành thêm cuộc chiến nào nữa chống lại người Arập”. Sau cuộc chiến tranh năm 1967 Ben- Gurion đã ủng hộ trao trả lại tất cả hay phần lớn lãnh thổ mà Ixraen đă xâm chiếm được.

Xã hội Ixraen, bao gồm cả giới tinh hoa quân sự của nó, phức tạp và đa sắc thái hơn nhiều so với những đặc điểm về lý thuyết trọng tâm của Tyler. Thậm chí ông thừa nhận rằng ông đã ngạc nhiên khi nhận thấy rất nhiều quan chức đã nghỉ hưu ủng hộ một đường hướng mang tính ngoại giao hơn và ngày càng quan ngại sâu sắc về việc thiết kế quân đội đang trở nên quá cúng rắn. Ông cũng ghi chép lại – ông là một phóng viên giỏi đến mức không thể làm mờ nhạt đi thực tế – rằng nhiều sáng kiến hòa bình được nỗ lực đưa ra trong những năm qua do các nhân vật sabra trong quân đội đi đầu, trong số họ có cả những vị tướng hàng đầu như Amnon Lipkin- Shahak và Ami Ayalon.

Hầu hết những nhân vật quan trọng trong giới quân sự, trong quá khứ và hiện tại, đều kiên quyết phản đối một cuộc tấn công đơn phương của Ixraen nhằm vào những quả bom đang trong quá trình chế tạo của Iran. Chính ông Netayahu và một vài bộ trưởng không thuộc quân đội của ông là những người ủng hộ việc ném bom. “Sự thôi thúc đấu tranh” chủ yếu trong chính sách của Ixraen, thứ đã cản trở chủ nghĩa ôn hòa và hòa bình, không phải là “chủ nghĩa hiếu chiến sabra” ban đầu mà tác giả Tyler chỉ trích, mà chính là nỗ lực nhằm tới một mục đích duy nhất là dàn xếp vấn đề đất đai. Lãnh đạo phong trào này là những nhà hoạt động Chính thống giáo theo dân tộc chủ nghĩa thuộc Gush Emunim (“Khối những người trung thành”, một nhóm cứu tinh ngoài Quốc hội, xuất hiện sau cuộc chiến tranh năm 1967, cam kết thiết lập các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây, dải Gada và Cao nguyên Golan). Sự chú trọng mới vào sức mạnh này tại trung tâm của hoạt động chính trị và xã hội Ixraen hầu như không được đề cập tới trong cuốn sách./.

6 bình luận to “1507. IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI”

  1. […] 1507. IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI […]

  2. […] 1507. IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI 27/12/2012 […]

  3. Căn cứ vào sự phân tách khách quan ở phần trên, hiển nhiên Việt-Nam nghèo không phải vì đất nước chúng ta nhỏ, tài nguyên thiên nhiên ít, hoặc bị thiên tai thường xuyên. Nước Việt-Nam nghèo cũng không phải vì kiến thức của chúng ta thua kém. Nước Việt-Nam nghèo vì một nguyên nhân sâu sa là bản chất của người Việt có nhiều khuyết điểm. Chúng ta thiếu một nhân sinh quan đúng đắn và thiếu ý chí để tuân theo những quy luật vận hành mà những nước giầu và phát triển đã xử dụng và nhà nước thiếu những kế hoạch kinh tế hữu hiệu. Trong dài hạn, Việt-Nam muốn vươn lên phải thay đổi văn hóa để loại bỏ những hủ lậu trong xã hội như nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã từng làm bằng ngòi bút, và để chấp nhận những giá trị thực tiễn mới.

  4. F 361 said

    Lảo già Kissinger cũng đã đề cập tới việc bỏ rơi Israel và nước Israel diệt vong. Thế còn người Do Thái?
    Tôi từng viết một com nho nhỏ góp ý cho Israel. Trước khi bị Mỹ bỏ rơi hoàn toàn,phải đánh một trận với vài nước:Iran, Syrie, đồ sát đám Hamas ở Gaza…, sao cho dân Ả rập bị đẩy về thế kỷ 19, hoàn toàn bạc nhược… Rồi ký hoà ước với những nước có biên giới. Mặc kệ dân Palestin loay hoay trong cái nhà nước bikini của họ, thằng nào vượt biên quậy thì thịt liền, cúp nước sông Jordan… Muốn có tiền xài, thì bán công nghệ hạt nhân, và tên lữa cho VN. Đôi bên cùng có lợi.

    Sang năm, tới Hoàng Sa!

    • Đại_úy said

      Lão ‘Kít’ cũng gốc Do Thái và hơn nữa có thể nói : Cơ cấu Kinh tế ,Tài chính – Chính trị Hoa Kỳ và người Do Thái là … KHÔNG THỂ TÁCH RỜI !

      Search : “IDF” (quân đội Israel) ; “Đại cáo trạng” của Bùi như Hùng ; “Âm mưu chiến tranh và hòa bình” …v.v..
      … & Một chút miu-zích :

  5. Misha said

    Cho những ai quan tâm hãy tham khảo thêm bài “Американская разведка: конец Израиля – в 2025 году”

Bình luận về bài viết này