BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1506. TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN

Posted by adminbasam trên 28/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ tư, ngày 26/12/2012

TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN

(Tạp chí “The Economist”)

Người Palextin có ít nhất ba cực quyền lực, lôi kéo họ theo các hướng khác nhau.

Có vẻ như cuộc tấn công gần đây nhất của Ixraen vào dải Gada đã gắn kết những người Palextin ương bướng lại với nhau trong một làn sóng tình cảm dân tộc chung. Trên thực tế, họ bị chia rẽ như từ trước tới nay. Nhưng những người Hồi giáo của Hamas, những người đã nắm quyền ở Gada từ năm 2007, đang nổi lên, trong khi Fatah, phong trào thế tục do Yasser Arafat chi phối trong một thời gian dài và đã kiểm soát khu Bờ Tây dưới sự cầm quyền của Mahmoud Abbas với sự đồng thuận của Ixraen, lại một lần nữa đang suy yếu. Làm cho các vấn đề trở nên lộn xộn hơn, chính Hamas có một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, vói Ismail Haniyeh, thủ tướng của Gada, đấu tranh chống lại Khaleci Meshal. Trước đây từng được xem như nhà lãnh đạo chung, ông từ lâu đâ lãnh đạo phong trào trong tình trạng lưu vong, đặt trụ sở ở Xyri, và hiện nay đang nỗ lực lên tiếng đòi lại quyền lực của mình. Sau thỏa thuận ngừng bắn vừa qua, ván bài Palextin có thể sẽ được trao lại.

Gần đây, cánh quân sự của Hamas, được biết đến với tên gọi Lữ đoàn Qassam, đà giành được sự hoan nghênh ở khắp hai vùng lãnh thổ Palextin vì đứng lên chống lại Ixraen bằng cách bắn rốckét vào các vùng trung tâm của nước này gần Ten Avíp và Giêruxalem. Và ở khu Bờ Tây, Hamas đang ngày càng được lòng dân, thậm chí có thể còn vượt cả mức độ vào năm 2006, khi mà họ giành chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử, với 44% số phiếu so với mức 41% cua Fatah.

Hàng nghìn người Palextin trong những ngày qua đã xuống đường biều tình kêu gọi hai chính quyền Palextin, Chính quyền Hamas ở Gada và chính quyền do Fatah thống trị ở khu Bờ Tây, dàn xếp những khác biệt và thống nhất. Nhưng những nhân vật có ảnh hưởng lớn ở Gada, do ông Haniyeh dẫn đầu, những người tuyên bố rằng đã giành thắng lợi trong cuộc chiến, có thể sẽ không thích chia sẻ những chiến lợi phẩm về ngoại giao và chính trị. Họ từ lâu đã chống lại những nỗ lực của ông Meshal nhằm thành lập một chính phủ thống nhất bao gồm cả Fatah và hy vọng sẽ thay thế ông này trong các cuộc bầu cử nội bộ vẫn đang tiếp diễn.

Không may cho họ, cuộc chiến đã giúp ông Meshal lại được chú ý đến. Sau nhiều tháng bị cô lập kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad trục xuất khỏi trụ sở của mình ở Xyri vì ủng hộ những kẻ nổi dậy, ông Meshal đã được Tổng thống Ai Cập, Mohamed Morsi. đón nhận như một nhân vật trung gian hòa giải chủ chốt. Giọng nói của ông Meshal đã một lần nữa tràn ngập trên các sóng phát thanh Arập, trong khi các đối thủ Hamas của ông ở Gada ngồi im chờ đợi, trốn trong các hầm trú ẩn của họ.

Đầu năm nay, ông Meshal, vốn là một người khu Bờ Tây, đã nói rằng ông sẽ rút khỏi chức vụ thủ lĩnh Hamas, vị trí mà ông đã giữ từ năm 1996, để nhường chỗ cho một người Gada. Nhưng hiện nay, ông đang được nhiều người yêu cầu xem xét lại quyết định đó. Bassim Zaarir, một người Hồi giáo đến từ thành phố Hebron khu Bờ Tây, người đã giành được một ghế trong cuộc bầu cử năm 2006 với tư cách thành viên Hamas, nói “Các thủ lĩnh Hamas ở Gada nghĩ rằng họ được phép tự do xây dựng nhà nước của riêng mình, nhưng cuộc chiến đã cho thấy họ cũng dễ bị tốn thương và bị đàn áp như những người còn lại trong chúng ta. Chúng ta cần một người lãnh đạo từ bên ngoài, người có khả năng đi lại và vận động hành lang cho chúng ta”.

Một cuộc bầu cử cuối cùng cho Hội đồng Shura của Hamas, cơ quan điều hành của phong trào này, đã bị trì hoãn cho tới tháng 12/2012 vì cuộc chiến Gada. Các đối thủ của ông Meshal, những người muốn đưa trụ sở của Hamas trở về quê hương ở Gada, lập luận rằng những người giống như ông Haniyeh, những người đã chiến đấu với “kẻ thù theo chủ nghĩa Xiôn”, xứng đáng để cầm quyền, trong khi ông Meshal “phất phơ” quanh các khách sạn lớn ở nước ngoài.

Trong khi đó, ông Abbas của phe Fatah, người đã không tới Gada nhiều năm nay, đang tìm cách bù đắp những tổn thất về chính trị của mình trong những người Palextin bằng cách giành được sự nâng cấp tư cách lên thành nhà nước quan sát viên cho Palextin tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Việc duy trì quyền lực của mình đối với những người Palextin đang trở nên khó khăn hơn đối với ông, ngay cả ở khu Bờ Tây.

Mừng rỡ trước thành ông của Hamas – theo như những người Palextin ở cả hai vùng lãnh thố nhìn nhận – trong cuộc chiến đáp trả nhằm vào người Ixraen, các nhà hoạt động đã xung đột với các lực lượng Ixraen ở khu Bờ Tây và Đông Giêruxalem. Các chuyên gia an ninh của Ixraen nói rằng sau 6 năm bình lặng mong manh, nhiều chai cháy Molotov đã được ném vào các căn cứ quân sự của họ ở khu Bờ Tây hơn bất kỳ lúc nào kể từ cuộc (nổi dậy) Intifada của người Palextin kết thúc vào năm 2005. Các lực lượng Ixraen đã tấn công ồ ạt vào các trường đại học của người Palextin khu Bờ Tây, nơi tỷ lệ thương vong ngày càng tăng lên. Ít nhất hai người ở khu Bờ Tây đã thiệt mạng trong các cuộc phản kháng, Nếu như cuộc chiến Gada tiếp diễn, một số người nói rằng khu Bờ Tây có thể bùng nổ trong cuộc nổi dậy không có giới hạn.

Yếu ớt đến mức không thể ngăn chặn những người phản kháng, như bình thường vẫn vậy, Chính quyền Palextin (PA) của ông Abbas công khai chấp nhận những hành động của họ. Jibril Rajoub, một nhân vật cấp cao của Fatah, nói với đám đông ở Ramallah, trụ sở của PA: “Từ nơi đây, chúng tôi tuyên bố với các nhà lãnh đạo [của phe phái] khác rằng chúng tôi đang chấm dứt sự chia rẽ”. Các lực lượng Palextin. được cho là trung thành với ông Abbas, những người vẫn thường đánh đập bất cứ ai dám giương lên một ngọn cờ Hamas, lại giữ khoảng cách. Một thị trưởng Fatah mới được bầu lên nói rằng tại Tulkarm, ở phía Bắc của khu Bờ Tây, các lực lượng Palextin đã ngăn cản binh lính Ixrean tiến vào thành phố trong nhữns nỗ lực của họ “nhằm bảo vệ những người biểu tình”. Trong đám tang những người khu Bờ Tây thiệt mạng, các chính trị gia Hamas và Fatah bước đi tay trong tay. Tại trường Đại học Hebron, các sinh viên Fatah và Hamas cùng nhau vẫy các lá cờ. Một nhân viên an ninh Fatah ở Hebron nói “Hamas là bất khả xâm phạm. Không ai có thể nghĩ đến việc bắt giữ họ”.

Các nhà lãnh đạo của Fatah, tìm cách nương theo làn sóng được lòng dân của những người phản kháng, đã phải để cho chính bản thân mình bị quét đi cùng với sự trỗi dậy của Hồi giáo. Salam Fayyad, thủ tướng của PA và là chính trị gia Palextin được các chính phủ phương Tây hăng hái ủng hộ nhất, đã kêu gọi Hamas và thậm chí cả nhóm vũ trang cực đoan hơn, Thánh chiến Hồi giáo, tham gia chính phủ của ông. Các quan chức Fatah hy vọng rằng do ông Abbas đạt được sự công nhận Palextin với tư cách một nhà nước quan sát viên tại Liên hợp Quốc, cả ông lẫn Hamas đều sẽ có thế đứng trước người dân Palextin như những người chiến thắng, một ở trên thực địa tại Gada, và một ở trên vũ đài quốc tế. Sau đó, có thể, cuối cùng họ sẽ ban hành các hiệp ước hòa giải khác nhau mà họ đã kỹ trong quá khứ.

Fatah và ông Abbas đơn giản là đang ở thế phòng thủ. Muhammad Jabari, một vị tướng Fatah và là cựu cố vấn an ninh của ông Abbas nói khi gập lại các biểu ngữ từ các lều tang mà ông dựng lên ở Hebron để vinh danh Ahmed Jabari, một thành viên trong đảng và là người đứng đầu cánh quân sự của Hamas, người mà vụ ám sát ông này do Ixraen thực hiện đã nhóm lên tia lửa đầu tiên cho cuộc chiến: “Sau cuộc chiến này, thời kỳ của Fatah sẽ chấm dứt trừ khi chúng ta gia nhập Hamas”./.

3 bình luận to “1506. TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN”

  1. […] 1506. TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN […]

  2. […] 1506. TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN […]

  3. hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nhánh tư pháp vẫn chưa được hình thành đầy đủ. Tổng thống Nhà nước Palestine do dân trực tiếp bầu ra, và người giữ chức vụ này cũng được coi là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Trong một sửa đổi Luật Căn bản được thông qua năm 2003 (và đó có thể sẽ hay không trở thành hiến pháp Palestine một khi nền độc lập được thiết lập), tổng thống chỉ định một “thủ tướng” người cũng là lãnh đạo của nhánh an ninh quốc gia. Thủ tướng lựa chọn một nội các gồm các bộ trưởng và điều hành chính phủ, báo cáo trực tiếp với tổng thống. Cựu thủ tướng Ahmed Qureia đã thành lập chính phủ của mình ngày 24 tháng 2 năm 2005 với sự ca ngợi rộng rãi của quốc tế bởi, lần đầu tiên, hầu hết các bộ đều do những chuyên gia trong lĩnh vực nó nắm giữ trái ngược với sự chỉ định chính trị.

Bình luận về bài viết này