BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

298. LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Posted by adminbasam trên 25/08/2011

Đôi lời: Nhiều quan điểm phía Trung Quốc nêu ra trong bài này không đúng, phải chăng đây là sự chuẩn bị để đồng hóa chúng ta? Nguồn gốc hai chữ “Việt Nam” có phải từ Hoàng đế Gia Khánh đời nhà Thanh, Trung Quốc, hay đã xuất hiện trong cuốn Việt Nam Thế chí hồi thế kỷ 14, hoặc cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi đầu thế kỷ 15? Kính mời các nhà sử học, các nhà nghiên cứu lên tiếng.

Riêng chuyện Trung Quốc “giúp” Việt Nam “chống Mỹ”, mục đích thực sự của họ giúp đỡ Việt Nam là gì, hay là dùng người Việt để “đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng”, như lời cố Nghị sĩ Robert Kennedy đã nói hồi năm 1968: “…while Mao Tse-Tung and his Chinese comrades sit patiently by, fighting us to the last Vietnamese…” Để hiểu thêm về “sự giúp đỡ” của Trung Quốc trong cuộc chiến, mời độc giả đọc lại bài phát biểu của cố TBT Lê Duẩn: về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.

————–

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Chủ Nhật, ngày 21/08/2011
 

LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI”

GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

TTXVN (Bắc Kinh 31/7)

Trong bối cảnh đang có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông, tạp chí “Tri thức thế giới” dưới quyền chủ quản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 14 ra ngày 16/07/2011 có loạt bài viết trong một chủ đề lớn: “Việt Nam – Câu chuyện không thể không nói”, đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai nước từ thời truyền thuyết, qua các thời kỳ lịch sử đầy biến số cho đến hiện trạng quan hệ như đang diễn ra ngày nay. Dưới đây là những bài viết trong loạt bài nói trên:

Bài I

Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung-Việt trước năm 1949

(Tác giả Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu sử địa biên giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc)

Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có truyền thuyết giống nhau về “Hậu duệ của Rồng” và “con Rồng cháu Tiên”, mà lịch sử Việt Nam còn liên quan chặt chẽ với Trung Quốc, văn hoá và chế độ của Việt Nam cũng gần gũi và thông dòng chảy với Trung Quốc, đến hai chữ “Việt Nam” cũng do Hoàng đế Gia Khánh xác định, thời kỳ cận đại lại càng có quan hệ hữu nghị chiến đấu chống lại ách xâm lược của các cường quốc tư bản phương Tây… Nhưng, đến nay không ít người Việt Nam đã không biết rõ sự thực này, hơn nữa còn coi việc đề phòng “kẻ thù phương Bắc” như là nội dung giáo dục quốc dân. Gần đây có không ít người còn trương lên khẩu hiệu “Láng giềng Trung Quốc: Xác to, tâm địa độc ác”. Vậy thực chất quan hệ  Trung-Việt là gì? Bài viết bắt đầu từ một truyền thuyết đẹp cho đến trước khi Nước CHND Trung Hoa thành lập năm 1949.

1/ Truyền thuyết đẹp và những cách hiểu khác nhau

Người Trung Quốc tự xưng là “Hậu duệ của Rồng”. Từ thời cổ đại Trung Quốc đã có truyền thuyết Thần Nông, các đời vua Nghiêu, Thuấn, Vũ đều đã tuần thú đến “Giao chỉ”. Đến thời nhà Chu chế định Lễ Nhạc, thiên hạ thái bình, cả bộ lạc “Việt Thường Thị” ở phía Nam “Giao Chỉ” cũng chịu ảnh hưởng, sai sứ giả đến đo thành nhà Chu cống chim trĩ trắng, còn nói do đường xa, ngôn ngữ bất đồng phải có phiên dịch nên vất vả lắm mới đến được tới nơi. Dưới con mắt của người Trung Quốc lúc đó và sau này, “Giao Chỉ” và “Việt Thường Thị” ở đây đều có ý chỉ phương Nam chứ không thể hiện riêng một khu vực nào. Các truyền thuyết này cũng cho thấy từ thời đại truyền thuyết đến thời Tây Chu, Trung Quốc đã có quan hệ hoà bình hữu hảo với bộ tộc ở phương Nam xa xôi.

Người Việt Nam cũng tự xưng là “con Rồng cháu Tiên”, cũng có chuyện thần thoại giống như Trung Quốc, vấn đề chỉ là sau thế kỷ 13, 14 sau Công nguyên, người Việt Nam mới có sử sách ghi bằng chữ Hán, trong đó có ghi truyền thuyết cháu đời thứ ba của Thần Nông là Đế Minh tuần thú phương Nam, đến Ngũ Lĩnh gặp một tiên nữ, lấy nhau, sinh ra Lộc Tục, phong Lộc Tục làm vua cai trị đất phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương cai trị vùng đất rộng, “Bắc đến Động Đình, Tây đến Ba Thục”, Kinh Dương Vương lấy con gái của Long Quân ở Động Đình, sinh ra Sùng Lãm. Sau khi kế vị, Sùng Lãm xưng là Lạc Long Quân và lấy Âu Cơ, một lần sinh ra 100 người con trai, lại nói với Âu Cơ rằng ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên như nước với lửa nên đã dẫn 50 người con theo mình xuống Nam Hải, còn lại 50 người con theo mẹ lên núi. Lạc Long Quân còn phong con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là “Hùng Vương”. Thời đại Hùng Vương phân thành 15 bộ, bị “giặc Ân” xâm chiếm… Đến đời Hùng Vương thứ 18, “vua Thục” đã thôn tính “nước Văn Lang” lập nên “nước Âu Việt”. Tần Thuỷ Hoàng lại sai quân diệt bộ tộc Bách Việt và “nước Âu Việt”, lập thành Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận.

Thần thoại theo cách ghi của Việt Nam thế kỷ thứ 15 một mặt đã xác định người Việt Nam là hậu duệ của Thần Nông, là “con Rồng cháu Tiên”, đã tìm được kiểm kết hợp đồng căn đồng chủng (cùng gốc cùng loài) với người Trung Quốc, mặt khác lại đưa thêm vào “nội dung mới” không hề nhẹ nhàng thoải mái, nhất là các nội dung như “nước Văn Lang” đánh đuổi “giặc Ân”, “Thục Vương” diệt “nước Văn Lang” lập nên “nước Âu Việt”, nhà Tần diệt “nước Âu Việt” thiết lập quận huyện. Những nội dung mới như vậy liệu có đáng tin cậy hay không? Thế kỷ thứ 19 có nhà sử học của Nhà nước Việt Nam đã chỉ rõ, cái gọi là “Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động đình” ở thời đại “nước Văn Lang” là cách nói khoác lác, câu chuyện về Thục Vương cũng là hư cấu. Ở thế kỷ trước, các học giả về khảo cổ học, lịch sử học Trung Quốc và nước ngoài trong đó có cả học giả Việt Nam đã tiếp tục nêu thắc mắc về những truyền thuyết nói trên của Việt Nam. Mọi người còn chú ý thấy rằng lịch sử xác thực của Việt Nam có căn cứ để tra cứu không sớm hơn thời nhà Tần, “nước Văn Lang”, “nước Âu Việt” chỉ là sự phản ánh tình hình trong thời kỳ bộ lạc nguyên thuỷ của người Lạc Việt cổ đại, những “nội dung mới” này chỉ là những ghi chép lấy ra từ trong các tư liệu lịch sử của Trung Quốc và một số nội dung trong các truyền thuyết như “Liễu Nghị truyện thư” thời nhà Đường rồi thay đổi, biên soạn lại mà thành, từ sau thế kỷ thứ 13 các triều đại vua ở Việt Nam muốn đề cao tính tự tôn dân tộc nên đã không ngừng củng cố và làm phong phú thêm. Mọi người có thể lý giải được tầm quan trọng của lòng tự trọng đối với một dân tộc, nhưng đồng thời lại càng lo: Nếu coi những “nội dung mới” được hư cấu như vậy là sực thực lịch sử dùng để giáo dục quốc dân, sẽ chỉ có thể khiến cho họ (người VN) cho rằng từ hơn 4.000 năm trước đây Việt Nam đã bị “giặc Ân”, “vua Thục” và nhà Tần “xâm lược”, lúc nào cũng phải đề phòng “kẻ thù phương Bắc”, nếu như vậy thì sẽ phải làm thế nào để cho Trung Quốc và Việt Nam đời đời chung sống hữu hảo, trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” của nhau được?

2/ Từ thời đại quận huyện đến quan hệ tông phiên

Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, bình định vùng đất Lĩnh Nam thiết lập chế độ quận huyện ở đó cho đến thế kỷ thứ 10 sau CN, Việt Nam luôn là quận huyện của Trung Quốc, thời kỳ này được gọi là “thời kỳ Bắc thuộc” hay là “thời đại quận huyện”. Trong hơn 1.000 năm nói trên các triều đại Trung Quốc ở Trung Nguyên và chính quyền mang tính địa phương ở phía Nam (như Nam Việt) đều thiết lập chế độ quận huyện ở khu vực Bắc bộ và Trung bộ của Việt Nam hiện nay, văn hoá ở khu vực này liên tục phát triển, từ xã hội bộ lạc đi đến xã hội phong kiến. Thời kỳ Hoàng đế Triệu Đà của “nước Nam Việt” thời nhà Tần và đầu thời nhà Hán đã dạy nhân dân trồng cấy, mở rộng văn hoá giáo dục; dưới thời nhà Hán, Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang, Thái thú Cửu Chân là Nhiệm Diên đã xây dựng trường học, mở rộng kỹ thuật canh nông tiên tiến; Sĩ Nhiếp thời Tam Quốc đề xướng văn hoá Nho gia như Thi, Thư, Lễ, Nhạc; Những sự tích nói trên đều được sử sách của Trung Quốc và Việt Nam sau đó khẳng định. Sau mấy thế kỷ, kinh tế, văn hoá ở khu vực Bắc bộ, Trung bộ Việt Nam ngày nay, lúc đó tất cả đều thuộc quyền cai quản chung của An Nam Đô hộ phủ thời nhà Đường đã phát triển đến trình độ tương đối cao, châu Ái (tức vùng Thanh Hoá ngày nay) của An Nam lúc đó có người tên là Khương Công Phụ thi đỗ Tiến sĩ, được bổ nhiệm giữ chức “Đồng trung thư môn hạ bình chương sự” (Tể tướng). Hơn nữa, ở “thời kỳ Bắc thuộc” ảnh hưởng của kinh tế, văn hoá Trung Quốc đã không chỉ giới hạn ở tầng lớp sĩ đại phu mà đến nay vẫn còn ảnh hưởng đến ngôn ngữ, phong tục, lễ nghi ở Việt Nam, ví dụ như từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại, tức từ ngữ mượn chữ Hán của Trung Quốc vẫn chiếm 80%, ít nhất cũng có 65%.

Ảnh hưởng của thời kỳ Bắc thuộc đối với Bắc bộ, Trung Bộ Việt Nam lại cả trong nhiều phương diện, thứ nhất là một số quan lại cũng thi hành chính trị hà khắc giống như quan lại trong nội địa (Trung Quốc trung tâm), nhiều lần dẫn đến các cuộc đấu tranh chống phong kiến của nhân dân ở thực địa; Hai là một số tầng lớp chủ phong kiến ở đó chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Hán, thời kỳ sau nhà Đường và Ngũ đại thập quốc đứng trước tình thế loạn lạc do hoàng quyền yếu nhược, phiên trấn cát cứ, ý thức cát cứ xưng hùng, tự lập vua không ngừng mạnh lên. Sau khi nhà Đường diệt vong, khu vực này bắt đầu xuất hiện tình thế hào cường xưng hùng, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thành lập nước “Đại Cồ Việt”, Việt Nam thoát ra khỏi chế độ thống trị phong kiến, trở thành quốc gia phong kiến độc lập. Sau đó Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi vương triều, bao gồm triều Đinh (năm 968 – 980), triều Tiền Lê (năm 980 – 1009), triều Lý (năm 1010 – 1225), triều Trần (năm 1225 – 1400), triều Hồ (năm 1400 – 1407), triều Hậu Lê (năm 1428 – 1788), triều Tây Sơn (năm 1788 – 1802), triều Nguyễn (năm 1802 – 1885)… Các vương triều nói trên của Việt Nam sau khi thành lập đều xác lập và duy trì quan hệ tông phiên (tức quan hệ tông chủ – thuộc quốc, hay còn gọi là nước trung tâm – nước phụ thuộc) cho đến năm 1885 Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

Quan hệ tông – phiên giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu thể hiện qua một số phương diện như sau:

Thứ nhất, khi các vị vua già của vương triều qua đời, vị vua khác lên thay thường cho sứ sang Trung Quốc để “cầu phong”. Các nhà thống trị Trung Quốc thời đó nói chung không can thiệp, mà cơ bản là cử người đến sắc phong để thoả mãn yêu cầu được sắc phong của các chủ phong kiến. Ví dụ thời nhà Tống, lần lượt trong các năm 973, 993 và 1010 đã sắc phong cho Đinh Bộ Lĩnh (triều Đinh), Lê Hoàn (triều Tiền Lê), Lý Công Uẩn (triều Lý) là Quận Vương Giao Chỉ, năm 1164 lại sắc phong cho Lý Thiên Tộ (Lý Anh Tông) làm Quốc vương An Nam, năm 1789 sắc phong cho Nguyễn Quang Bình là người lật đổ triều Hậu Lê, sáng lập ra triều Tây Sơn làm Quốc vương An Nam, năm 1802 sắc phong cho Nguyễn Ánh làm Quốc vương An Nam. Thời kỳ đó, khi Nguyễn Ánh đến cầu phong, tỏ ý đã thống trị được các địa phương như “Việt Thường, Chân Lạp” nên muốn đổi quốc hiệu từ “An Nam” thành “Nam Việt”. Triều đình nhà Thanh mới bắt đầu cho rằng nước Nam Việt là chính quyền cát cứ thời kỳ giữa nhà Tần và nhà Hán, cai quản các khu vực Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc bộ, Trung bộ của Việt Nam nên chưa phê chuẩn. Hoàng đế Gia Khánh sau đó nhấn mạnh, Nguyễn Ánh đã lần lượt thống trị được “đất cũ Việt Thường”, sau lại chiếm toàn bộ lãnh địa An Nam nên đã phê chuẩn tên nước là “Việt Nam”. Nguyễn Ánh cũng tỏ ý tiếp nhận, từ đó nước này có tên là “Việt Nam”.

Thứ hai, khi đã xác định quan hệ tông phiên, vua Việt Nam định kỳ sai sứ giả sang Trung Quốc triều cống, Hoàng đến Trung Quốc lại cho những phẩm vật có giá trị lớn hơn gọi là “hồi tặng”. Ví dụ như trong các năm 1644 – 1885, các đời vua Việt Nam tổng cộng đã cử hơn 60 đoàn sứ giả sang Trung Quốc triều cống, phẩm vật triều cống chủ yếu là lư hương bằng vàng, lọ hoa vàng, hộp bạc, trầm hương…, nhà Thanh hồi tặng cũng tương đối cố định, tổng giá trị nói chung lớn hơn vật cống. Năm 1790 triều Tây Sơn cho đoàn sứ giả sang chúc thọ Hoàng đế Càn Long, phẩm vật ban tặng của Càn Long trước sau tổng cộng có hơn 10.000 lạng bạc, 11 báu vật Đại Nguyên cùng các đồ tơ lụa, đồ ngọc sức, đồ sứ, đồng hồ Tây….

Thứ ba, dưới tiền đề quan hệ tông phiên, Trung Quốc là “Thiên triều thượng quốc”, Việt Nam là phiên thuộc, đó chỉ là phản ánh của “hệ thống lễ trị thiên triều” theo quan hệ đẳng cấp giữa quân chủ hai nước và trạng thái tâm lý về mặt văn hoá chứ hoàn toàn không làm thay đổi thực chất quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam với tư cách là hai quốc gia, Trung Quốc hoàn toàn không chủ động can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam về cả đối nội và đối ngoại.

Dưới tiền đề quan hệ tông phiên, Trung Quốc và Việt Nam trên tổng thể giữ quan hệ hữu hảo, cũng có lúc xảy ra xung đột, chiến tranh, nhưng ngoài việc quân Nguyên xâm lược Việt Nam và triều đình nhà Minh thiết lập trở lại chế độ quận huyện ở Việt Nam vào các năm 1407 – 1427, các cuộc xung đột và chiến tranh còn lại phần lớn là do các chúa phong kiến Việt Nam xâm phạm quấy nhiễu khu vực biên giới của Trung Quốc. Việc triều đình nhà Thanh đưa quân sang Việt Nam vào các năm 1788 – 1789 và 1885 cũng là trong bối cảnh đặc biệt theo yêu cầu của các nhà thống trị Việt Nam, xuất quân sau khi đã thận trọng xem xét nhưng đã nhanh chóng rút quân về nước.

3/ Sát cánh chiến đấu từ thời kỳ cận đại

Trong 60 năm từ sau năm 1885 Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, các sự kiện lớn trong quan hệ Trung-Việt chủ yếu có hai phương diện:

Thứ nhất, hai nước Trung – Pháp đã thông qua đàm phán hoạch định biên giới Trung-Việt. Xét trên tổng thể, biên giới đường bộ theo cách phân định lần này về cơ bản là phù hợp với diễn biến trong lịch sử, lần đầu tiên đã xác định chủ quyền đối với phần lớn biên giới lãnh thổ bằng hình thức hiệp ước, từ đó đã phân định biên giới trên cơ sở pháp luật một cách khách quan, làm cho đường phân định này trở thành cơ sở để hai nước duy trì và ổn định đường biên giới trên bộ.

Thứ hai, quan hệ giữa nhân dân hai nước chủ yếu được thể hiện bằng việc hai nước cùng chống lại xâm lược của nước ngoài. Sau năm 1885 dù là “Phong trào Cần vương” (đấu tranh vũ trang chống Pháp) do giới quý tộc ở Việt Nam phát động hay là khởi nghĩa của nông dân, cũng đều được quân Cờ đen là lực lượng vũ trang địa phương ở khu vùng Quảng Tây ủng hộ. Chính phủ nhà Thanh tuy không muốn tiếp tục vì Việt Nam mà xung đột với Pháp nhưng cũng ngầm bảo vệ một số ít nhân sĩ chống Pháp ở Việt Nam, ví dụ như Nhiếp chính vương Tôn Thất Thuyết dưới thời vua Hàm Nghi của Việt Nam (1839 – 1913) là người lãnh đạo quan trọng của phong trào Cần vương đánh Pháp, sau khi thất bại chạy sang Trung Quốc, đã được Chính phủ nhà Thanh sắp xếp cho chỗ ở và bảo vệ. Đầu thế kỷ 20 Việt Nam bước vào gia đoạn cách mạnh dân chủ tư sản, hoạt động của các chí sĩ yêu nước Việt Nam như Phan Bội Châu… được Lương Khải Siêu và Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc ủng hộ. Tháng 5/1925 Hồ Chí Minh lại thành lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí ở Quảng Châu, đó là tổ chức cách mạng đầu tiên của Việt Nam được chỉ đạo bằng Chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra sức ủng hộ Hồ Chí Minh. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đã đến giảng bài tại “Lớp huấn luyện chính trị đặc biệt”, đào tạo một lớp cán bộ cách mạng, phần lớn trong số họ về nước tham gia đấu tranh cách mạng, cũng có một số ở lại cùng chiến đấu với các đồng chí Trung Quốc, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Từ năm 1930 Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quần chúng công nông đấu tranh chống Pháp, chống Nhật, không ít cán bộ cao cấp của Việt Nam như Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Minh đều đã tiến hành đấu tranh cách mạng trong sự che chở, bảo vệ của nhân dân hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Hồ Chí Minh đã hoạt động lâu dài ở Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ chiến đấu hữu nghị sâu nặng với Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, đến năm 1944 mới trở về Việt Nam, năm 1945 lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc “Cách mạng tháng Tám”, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố thành lập.

Bài II

Quan hệ Trung-Việt từ năm 1949 đến nay

(Tác giả Vu Hướng Đông, Giáo sư Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu)

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, nhân dân Việt Nam lúc đó đang tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ chống lại kẻ thù xâm lược Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đã hơn 60 năm, quan hệ Trung – Việt lúc lên lúc xuống: Những năm 50 -60 thế kỷ trước là thời kỳ thân thiết “vừa là đồng chí vừa là anh em”, sau những năm 70 là thời kỳ bước vào trạng thái không bình thường, cho đến khi xảy ra cuộc chiến ở khu vực biên giới năm 1979. Năm 1991 Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, gần 20 năm trở lại đây quan hệ hai nước nói chung đã trải qua ba giai đoạn là khôi phục quan hệ năm 1991 – 1998, hợp tác toàn diện năm 1998 – 2007, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện từ năm 2008 đến nay.

1/ Vừa là đồng chí vừa là anh em – Đối kháng quyết liệt – Láng giềng hữu nghị

Sự điều chỉnh lớn và lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao nói trên trước hết là dựa vào nhu cầu nội tại liên quan lợi ích quốc gia, bao gồm lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế và lợi ích an ninh của mỗi nước làm chỗ dựa căn bản, thứ hai cũng do quan hệ địa chính trị trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của những biến động trong tình hình thế giới đem lại.

Từ những năm 50 thế kỷ trước đến nay lợi ích quốc gia của hai nước Trung-Việt được biểu hiện khác nhau trong những thời kỳ khác nhau và trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Trung Quốc trong những năm 50 đến những năm 70 chủ yếu biểu hiện ở việc mở rộng sự nghiệp cách mạng và xây dựng trong nước, xây dựng và củng cố cơ sở của chế độ xã hội chủ nghĩa, nỗ lực phá vỡ sự kiềm chế, phong toả của các thế lực thù địch phương Tây đứng đầu là Mỹ, từng bước loại bỏ áp lực quân sự rất lớn của tập đoàn Liên Xô, tranh thủ điều kiện và khả năng cải thiện môi trường xung quanh và môi trường quốc tế. Từ khi cải cách mở cửa đến nay Trung Quốc tập trung xây dựng kinh tế, ra sức thực hiện trỗi dậy hoà bình và hiện đại hoá.

Đối với Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lợi ích căn bản của Việt Nam là tranh thủ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Sau khi cuộc chiến tranh chống Mỹ thắng lợi, lợi ích này được biểu hiện chủ yếu ở việc khôi phục và xây dựng kinh tế, đồng thời thông qua kiểm soát Campuchia và Lào tranh thủ vị trí địa chính trị có lợi ở khu vực Đông Dương. Từ sau những năm 80 thế kỷ trước đến nay, chủ yếu biểu hiện trong cố gắng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới mở cửa, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Năm 1986, đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng do chiến lược hỏng và môi trường quốc tế bị cô lập, Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định con đường và phương hướng chiến lược phát triển mới, từng bước cải cách và từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung cao độ theo kiểu Liên Xô, chuyển trọng tâm sang xây dựng kinh tế, đưa Việt Nam vào giai đoạn đổi mới mở cửa phát triển toàn diện. Nhu cầu thúc đẩy sự nghiệp đổi mới mở cửa và xây dựng kinh tế trở thành động lực nội tại khiến Việt Nam điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc và giữ quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc sau khi bình thường hoá quan hệ. Đại hội lần thứ sáu Đảng Cộng sản Việt Nam còn đề ra phương châm ngoại giao “thêm bạn bớt thù”, thay đổi tư duy ngoại giao “nghiên hẳn về một phía”, liên minh với Liên Xô trước đây, thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá một cách toàn diện. Việc Việt Nam điều chỉnh chiến lược đối ngoại liên quan rất nhiều đến sự thay đổi về môi trường địa chính trị. Đặc biệt sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến lược ngoại giao trước đây của Việt Nam đã mất đi cơ sở tồn tại. Việt Nam đưa quân sang Campuchia không chỉ mang thêm gánh nặng kinh tế mà còn lún sâu thêm vào tình trạng hết sức bị cô lập trên trường quốc tế. Cộng đồng quốc tế, nhất là các nước ASEAN yêu cầu mạnh mẽ Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, giải quyết vấn đề Campuchia một cách công bằng, hợp lý, một số nước từ đó đã đề xuất chủ trương biến chiến trường thành thị trường ở khu vực Đông Dương.

Từ khi cải cách mở cửa đến nay, điểm cơ bản trong chiến lược ngoại giao hội nhập quốc tế của Việt Nam là bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, tiến đến bình thường hoá quan hệ với các nước ASEAN và Mỹ. Trên cơ sở đó Việt Nam thực hiện “ba bước đi” là gia nhập ASEAN, gia nhập Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã coi việc bình thường hoá quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là “điều kiện hết sức cần thiết để ổn định tình hình khu vực”. Năm 1991, Đại hội lần thứ bảy Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là “thúc đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng hợp tác Việt-Trung”.

Cố gắng tìm kiếm biện pháp bình thường hoá quan hệ với Việt Nam của Trung Quốc đã được đáp ứng một cách đúng mức. Tháng 10/1989 trong khi tiếp Quốc vương Sihanouk của Campuchia và nhà lãnh đạo Kayson Phomvihane của Lào, Đặng Tiểu Bình đều cho biết Việt Nam đề xuất muốn bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, chúng tôi hoan nghênh nhưng Việt Nam phải rút toàn bộ quân ra khỏi Campuchia. Chỉ có như vậy mới kết thúc được quá khứ, quan hệ Trung-Việt mới có thể khôi phục. Đối với chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đặng Tiểu Bình nói hy vọng ông Nguyễn Văn Linh “thừa cơ quyết đoán ngay, kết thúc gọn ghẽ vấn đề Campuchia”, đồng thời tỏ ý hy vọng có thể mắt thấy vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ Trung-Việt khôi phục bình thường vào trước hoặc sau khi Đặng Tiểu Bình nghỉ hưu, kết thúc “một bầu tâm sự”.

Cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới mở cửa ở Việt Nam có một số bối cảnh và cơ sở giống nhau, đều lựa chọn con đường đi từng bước, dần dần xây dựng thể chế kinh tế thị trường mang đặc sắc của mỗi nước. Cả cách ở Trung Quốc đi trước Việt Nam một bước, đến đầu những năm 90, sức sản xuất xã hội, sức mạnh tổng hợp quốc gia và mức sống của nhân dân Trung Quốc đều đã được nâng cao mạnh mẽ, xu hướng trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ. Việt Nam cũng ở vào thời kỳ phát triển nhanh, dần dần trỗi dậy ở khu vực Đông Nam Á. Đối với VIệt Nam, hữu nghị với Trung Quốc cũng được, đối kháng cũng không sao nhưng dù thế nào, đối với Trung Quốc là một nước láng giềng lớn như vậy sẽ không thể bỏ được. Ở Việt Nam có câu thành ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Phương thức tư duy xử thế như vậy đã có ảnh hưởng nhất định đối với cách xác định quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc sau khi đã bình thường hoá quan hệ.

Xét từ nhân tố Trung Quốc, cách xem xét cơ bản trong việc điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam còn có hai phương diện rất đáng chú ý: Một là đối mới mở cửa đòi hỏi phải vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc; Hai là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải có sự ủng hộ của Trung Quốc. Trước và sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng của ý thức hệ trong quan hệ quốc tế tuy có phần giảm đi nhưng sự đồng thuận về chính trị và xu hướng giá trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, vai trò của những yếu tố này đã từng được phát huy trong việc thúc đẩy bình thường hoá quan hệ và phát triển quan hệ sau đó. Quan chức Việt Nam cho rằng Việt Nam thiếu công nghệ và các thiết bị tiên tiến, nếu có tiền cũng có thể mua được từ phương Tây, nhưng phương thức phát triển của Trung Quốc và kinh nghiệm thành công của Trung Quốc dù có tiền cũng khó mua được từ các nước khác.

2/ Việt Nam gây nên chuyện, vấn đề Nam Sa không ngừng leo thang

Trong quá trình phát triển quan hệ Trung – Việt, tranh chấp Nam Hải bắt đầu từ những năm 70 thế kỷ trước đã trở thành nhân tố tiêu cực lớn. Trong bối cảnh biến động ghê gớm về địa chính trị trên thế giới và khu vực, phương thức của Việt Nam thông qua dư luận để tuyên truyền và chiếm đóng về mặt quân sự, không ngừng khuấy lên tranh chấp với Trung Quốc ở Nam Hải đã trở thành một trong những nhân tố làm cho quan hệ Trung-Việt hiện nay xấu đi, cũng khiến cho quan hệ hai nước trong thể kỷ 21 đứng trước thử thách nghiêm trọng.

Mọi người đều biết, năm 1958 trong một bức thư ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai đã công nhận chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) là thuộc về Trung Quốc, năm 1974 lại công khai ủng hộ cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi lập trường trong vấn đề Nam Hải. Mùa Xuân năm đó hải quân Việt Nam đã căn cứ theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bí mật xuất quân, chiếm lĩnh trái phép các đảo thuộc quần đảo Nam Sa như đảo Nam Tử (Việt Nam gọi là Song Tử Tây), đảo Cát (hay còn gọi là bãi cát Đôn Khiêm), (Việt Nam gọi là đảo Sơn Ca), đảo Hồng Hưu (Việt Nam gọi là đảo Nam Yết), đảo Cảnh Hồng (Việt Nam gọi là đảo Sinh Tồn). Nửa cuối những năm 70 đầu những năm 80 Việt Nam lần lượt công bố 4 sách trắng và một số bài nghiên cứu, tuyên bố các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đánh lừa cộng đồng quốc tế. Trước việc làm nói trên, Trung Quốc đã kiên quyết đáp trả và tỏ rõ lập trường nghiêm chỉnh của mình. Sau đó Việt Nam lại tiếp tục gặm nhấm thêm một bước các đảo của Trung Quốc, tăng cường xâm chiếm trái phép, không ngừng nâng cao quy cách hoạch định khu vực quản lý hành chính đối với cái gọi là “quần đảo Hoàng Sa” và “quần đảo Trường Sa”, đồng thời mở rộng mức độ hợp tác với các công ty nước ngoài, tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, ngang nhiên cướp đoạt tài nguyên biển của Trung Quốc.

Mặc dù quan hệ láng giếng hữu nghị truyền thống giữa hai nước được khôi phục và không ngừng phát triển, việc hoạch định biên giới trên đất liền và biên giới Vịnh Bắc Bộ đã có thành công, nhưng đến nay vấn đề tranh chấp Nam Hải giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Những năm gần đây, Việt Nam có ý đồ thúc đẩy “quốc tế hoá” vấn đề nói trên. Một là tuyên bố Nam Hải (Biển Đông) là khu vực biển chung của các nước Đông Nam Á, lôi kéo một số nước như Philippin, Malaixia cùng đối đầu với Trung Quốc; Thứ hai là lợi dụng nhân tố nước lớn ngoài khu vực can thiệp khiến tình hình Nam Hải càng trở nên phức tạp. Việt Nam đã thông qua vận động khiến cho Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ sửa đổi lại cách chú thích các tên đất liên quan đến một số bãi đảo của Trung Quốc theo hướng có lợi cho họ. Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã công khai tỏ thái độ về vấn đề Nam Hải hòng đục nước béo cò. Hải quân Mỹ và hải quân Việt Nam từ hình thức giao lưu trên tầu năm ngoái cho đến diễn tập quân sự hỗn hợp diễn ra như hiện nay, quan hệ giữa hai bên không ngừng được nâng cấp.

Đầu năm 2007, Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 4 khoá 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu thông qua “Chiến lược biển đến năm 2020”, nâng cấp chiến lược kinh tế biển mà Việt Nam vẫn nhấn mạnh trước đây thành chiến lược biển toàn diện lâu dài trong đó lấy “biển làm cho đất nước giàu mạnh” là mục tiêu, “dựa vào biển để làm giàu” là hướng đi, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ “chủ quyền và lợi ích biển”. Cùng với việc thực thi chiến lược biển nói trên, Việt Nam tiếp tục áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi để xử lý vấn đề tranh chấp Nam Hải, mở rộng mức độ xâm phạm lợi ích biển của Trung Quốc, đẩy mạnh chiếm đoạt nguồn dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc và Việt Nam những năm gần đây luôn luôn bất đồng trong vấn đề Nam Hải, va chạm cũng liên tục xảy ra.

Vấn đề tranh chấp Nam Hải liên quan mật thiết đến lợi ích quốc gia của mỗi nước Trung Quốc và Việt Nam, nhưng không phải là toàn bộ nội dung trong quan hệ Trung-Việt. Hiện nay, Trung Quốc cần bảo vệ cơ hội chiến lược để phát triển. Việt Nam cũng cần bảo vệ “cơ hội vàng” để phát triển. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ hai bên trước tiên cần có thiện ý thiết thực và cơ sở tin cậy lẫn nhau vững chắc, sau đó là tìm kiếm phương thức và biện pháp thích hợp để hiệp thương giải quyết vấn đề.

Bài III

Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ

(Tác giả Lộc Đức An, Phó Giáo sư thuộc Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu)

Từ thời kỳ cận đại Trung Quốc và Việt Nam đã từng chung vai sát cánh chống xâm lược của nước ngoài, đặc biệt sau khi thành lập năm 1949, nước Trung Quốc mới đã viện trợ cho Việt Nam khối lượng lớn. Hiện nay, nhiều người dân ở hai nước đều nhớ rõ những năm tháng “vừa là đồng chí vừa là anh em”, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ “sau 50” và “sau 60” ở Việt Nam cũng không quên được chuyện cũ về việc Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2011 trong những ngày nắng nóng của mùa Hạ, một số thanh niên Việt Nam dường như đã xác định người “láng giềng Trung Quốc thân xác to, bụng dạ xấu”. Đây có thể là biểu hiện xốc nổi nhất thời của những người trẻ tuổi, nhưng cũng đồng thời nói lên rằng họ không hiểu một sự thực là Việt Nam đã chống lại các cường quốc xâm lược “thân xác to bụng dạ xấu” dưới sự viện trợ của Trung Quốc, cũng không hiểu người “láng giềng Trung Quốc” đã phát huy vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam như thế nào.

Sự khiếm khuyết trong giáo dục lịch sử đã khiến những người này thiếu sự hiểu biết. Chúng ta có thể cùng nhớ lại những năm tháng khói lửa chiến tranh này.

1/ Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp

Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc. Ở miền Nam, quân đội Pháp trở lại với sự trợ giúp của Anh, xây dựng chính quyền bù nhìn, một năm sau tiến công miền Bắc, nổ ra “cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất”. Chính trong thời kỳ này, nước Trung Quốc mới đã được thành lập, và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự kiện này đã tác động đến Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu sau đó công nhận Việt Nam, từ đó Việt Nam có được sự ủng hộ và cổ vũ rất lớn về chính trị. Theo thỉnh cầu của phía Việt Nam, Trung Quốc đã ra sức ủng hộ cuộc chiến tranh chống Pháp. Tháng 8 năm 1950, trước sự giúp đỡ của phái đoàn cố vấn Trung Quốc đứng đầu là tướng Trần Canh, quân đội Việt Nam đã mở “Chiến dịch Biên giới”, thông biên giới Trung-Việt, Trung Quốc trở thành hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định năm 1954, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã tham gia vạch kế hoạch và quyết sách trong tác chiến, góp phần rất lớn trong chiến dịch này cũng như thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1950 – 1954, Trung Quốc tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng hết sức viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam. Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, đoàn đại biểu Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu đã ra sức dàn xếp, thúc đẩy đi đến Hiệp định đình chiến, hoà bình ở bán đảo Đông Dương được thực hiện.

2/ Viện trợ Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Sau hội nghị Giơnevơ, Chính phủ Eisenhower của Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng ở miền Nam, tiến thêm một bước trong ý đồ “ăn thịt” Bắc Việt Nam. Trung Quốc đã ủng hộ miền Bắc Việt Nam chống Mỹ can thiệp. Tháng 12 năm 1954 Chính phủ hai nước Trung-Việt ký Nghị định thư về việc Trung Quốc viện trợ Việt Nam sửa chữa đường sắt, khôi phục ngành bưu chính viễn thông, sửa chữa khôi phục vận tải đường bộ và đường thuỷ, thuỷ lợi… Năm 1955 Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, thỉnh cầu Trung Quốc viện trợ xây dựng các công trình về khai thác than, xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy dệt, nhà máy điện, Chính phủ Trung Quốc lập tức cử người đến Việt Nam, đồng thời viện trợ cho Việt Nam 800 triệu nhân dân tệ. Trong văn kiện kèm theo của “Nghị định thư giữa Trung Quốc và Việt Nam về việc Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1955”, Trung Quốc đã cung cấp khối lượng lớn vật dụng trong đời sống và sản xuất như lương thực cho Việt Nam. Tháng 2/1959 tại Bắc Kinh Trung Quốc và Việt Nam ký 7 hiệp định, trong đó có “Hiệp định về việc Chính phủ Trung Quốc viện trợ kinh tế kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam”, theo đó Trung Quốc đã cung cấp các khoản viện trợ kinh tế, kỹ thuật cho Việt Nam, đồng thời viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 100 triệu nhân dân tệ.

Năm 1961, Kennedy mở rộng “chiến tranh đặc biệt” tại Việt Nam, cách mạng Việt Nam đứng trước khó khăn to lớn, Trung Quốc triển khai viện trợ toàn diện cho Việt Nam. Từ năm 1961 – 1963, Chính phủ và các giới trong xã hội Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố, lên án Mỹ can thiệp Việt Nam và chế độ thống trị đen tối của Ngô Đình Diệm tại Việt Nam. Ngày 29 tháng 8 năm 1963, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ra “Tuyên bố phản đối tập đoàn Mỹ-Diệm xâm lược miền Nam Việt Nam và thảm sát nhân dân miền Nam Việt Nam”, lên tiếng viện trợ cho nhân dân Việt Nam. Tháng 3 năm 1963, La Thuỵ Khanh dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc đi thăm Việt Nam, cùng với nhà lãnh đạo Việt Nam nghiên cứu kế hoạch hợp tác hai nước Trung-Việt khi kẻ thù tiến công miền Bắc Việt Nam. Tháng 5, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm Việt Nam, bày tỏ với Hồ Chí Minh nếu xảy ra chiến tranh, họ có thể coi Trung Quốc là hậu phương. Tháng 1 năm 1961 Trung Quốc và Việt Nam ký Hiệp định về việc Trung Quốc cho Việt Nam vay vốn lâu dài và cung cấp thiết bị đồng bộ cho Việt Nam, đồng thời ký các văn kiện như Nghị định thư về việc hai nước Trung-Việt cung cấp hàng hoá cho nhau năm 1961…, Trung Quốc còn cho Việt Nam vay lâu dài khoảng 150 triệu rúp. Mùa Hè năm 1962, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh xin viện trợ, Trung Quốc lập tức quyết định cung cấp cho Việt Nam số lượng súng có thể trang bị cho 230 tiểu đoàn bộ binh. Cùng với sự phát triển của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam, số lượng viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng mỗi ngày một nhiều.

Sau khi Johnson lên nắm quyền, ý đồ can thiệp Việt Nam leo thang lên đến “chiến tranh cục bộ”, nghĩa là đưa lực lượng tác chiến mặt đất đến miền Nam Việt Nam. Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng dân tộc nghiêm trọng nhất, Trung Quốc đã làm tốt công tác chuẩn bị đối đầu quyết chiến toàn diện với Mỹ. Nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông đề xuất: Nếu người Mỹ đến đánh, khi cần thiết Trung Quốc có thể gửi chí nguyện quân. Chính phủ Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố: “Mỹ xâm phạm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là xâm phạm Trung Quốc, người Trung Quốc quyết không ngồi nhìn”. Ngày 29/3/1965, Chu Ân Lai tuyên bố tại Anbani: “Nhân dân Trung Quốc kiên quyết chi viện tất cả vật chất cần thiết cho nhân dân Việt Nam, bao gồm vũ khí và mọi công cụ tác chiến. Chúng tôi còn chuẩn bị cử người của mình sang cùng chiến đấu với nhân dân Việt Nam khi nào nhân dân Việt Nam yêu cầu”. Ngày 2/4, Thủ tướng Chu Ân Lai thông qua Pakixtan chuyển đến nước Mỹ lập trường của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam, cảnh báo Mỹ: Nếu Mỹ xâm phạm Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không hề do dự đứng lên chiến đấu đến cùng. Mỹ có tiến vào cũng không thể rút ra được. Ngày 20/5/1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ở vào thời kỳ gian khổ nhất, Mao Trạch Đông ra “Tuyên bố 20/5” với nội dung “Nhân dân toàn thế giới đoàn kết lại, đánh bại quân xâm lược Mỹ và tất cả tay sai của chúng”, tuyên bố nghiêm khắc “nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương và nhân dân các nước trên thế giới chống Đế quốc Mỹ và tay sai của chúng”.

Từ tháng 10/1965 đến tháng 3/1968, Trung Quốc đã cử sang Việt Nam tổng cộng hơn 230 nghìn người gồm bộ đội phòng không, đường sắt, và đảm bảo hậu cần, năm nhiều nhất lên đến hơn 170 nghìn người. Trong khi đưa bộ đội chi viện Việt Nam vào tác chiến ở miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng đồng thời tiếp tục viện trợ vất chất với khối lượng lớn cho Việt Nam. Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá vật chất do Liên Xô và các nước Đông Âu viện trợ đến Việt Nam, dù trong điều kiện quan hệ Trung – Xô đỗ vỡ, vẫn vận chuyển kịp thời và an toàn hàng hoá vật chất do Liên Xô và các nước viện trợ đến Việt Nam theo yêu cầu của cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam mà không thu bất cứ khoản chi phí nào.

3/ Vai trò viện trợ của Trung Quốc đối với độc lập và thống nhất của Việt Nam

Việt Nam là một trong các nước mà Trung Quốc viện trợ trong thời gian dài nhất và số lượng lớn nhất. Từ năm 1950 đến giữa những năm 1970 thế kỷ 20 khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, Trung Quốc đã liên tục viện trợ và ủng hộ Việt Nam, tổng giá trị viện trợ vượt quá 20 tỉ USD, tuyệt đại đa số là viện trợ không hoàn lại. Viện trợ của Trung Quốc đã làm tăng sức mạnh quân sự và khả năng tác chiến của Việt Nam, tạo khả năng răn đe đối với Pháp và Mỹ, đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam. Đối với viện trợ của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nhiều lần đánh giá cao.

Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã cải thiện kiều kiện tác chiến của quân đội Việt Nam, nâng cao sức mạnh quân sự của Việt Nam. Pháp và Mỹ là các nước tư bản phát triển, Việt Nam là nước thuộc địa cũ yếu nhược, lại bị Nhật Bản chiếm đóng nhiều năm, chênh lệch về trang bị quân sự giữa hai bên như thế cũng đủ biết. Ở thời kỳ đầu trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam không thật tích cực, Trung Quốc vừa mới thành lập nước tuy không giàu có nhưng đã ủng hộ Việt Nam không chỉ nhiều về số lượng mà chất lượng cũng tốt, một số loại trang bị vũ khí do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tự Trung Quốc còn chưa trang bị nhưng đã ưu tiên phần lớn cung cấp cho Việt Nam để đảm bảo theo yêu cầu cấp thiết của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí còn cắt bớt bộ đội tại ngũ của mình gửi sang Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trung Quốc đều cử nhân viên quân sự trực tiếp tham gia chiến đấu. Từ phái đoàn cố vấn quân sự trong chiến tranh chống Pháp cho đến 230 nghìn bộ đội công binh, cao xạ pháo…, quân nhân Trung Quốc đã vào trận cùng với Việt Nam đối đầu trực diện với Mỹ, có hơn 4.000 sĩ quan chiến sĩ đã hiến dâng sinh mệnh của mình, trong đó có hơn 1.000 liệt sĩ hiện vẫn nằm lại ở 57 nghĩa trang của Việt Nam. Họ đã dùng máu và mồ hôi của mình đúc nên những tấm bia bất hủ cho công cuộc giải phóng, giành độc lập của dân tộc Việt Nam bằng khí phách gan dạ.

Về vấn đề viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam tạo tác dụng răn đe đối với Pháp và Mỹ, trong khi tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp tại Việt Nam, cuộc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên cũng đồng thời diễn ra quyết liệt, chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc chiến đấu anh dũng ở Triều Tiên cũng kiềm chế quân Mỹ, làm cho chúng không thể viện trợ cho hành động quân sự của Pháp tại Việt Nma. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Pháp bị quân đội Việt Nam bao vây, phải cầu cứu quân Anh, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết, cho phép Chính phủ Mỹ can thiệp trong điều kiện có thêm nước Anh và nhiều nước khác cùng tham gia, Anh quốc lo ngại can thiệp quá nhêìu sẽ khiến Trung Quốc tham chiến, gây tổn hại đến lợi ích của họ tại Hồng Công và Đông Nam Á nên đã từ chối đưa quân, khiến cho hành động chung bị huỷ bỏ. Nếu không có ảnh hưởng tâm lý của Trung Quốc đối với các nước lớn như Anh và Mỹ thì hai nước Anh-Mỹ có khả năng sẽ viện trợ cho Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu vậy thì kết quả chiến dịch có thể sẽ thay đổi. Ngoài ra, chính biểu hiện của Trung Quốc tại chiến trường Triều Tiên và những cố gắng viện trợ, ủng hộ toàn diện của Trung Quốc đối với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, phủ bóng đen trong tâm lý của các nhà quyết sách Mỹ nên nước Mỹ đã không dám dễ dàng trong tâm lý của các nhà quyết sách Mỹ nên nước Mỹ đã không dám dễ dàng chuyển lửa ra miền Bắc Việt Nam, cũng như không dám vượt qua vĩ tuyến 17 để đi vào vùng biển dày đặc thuỷ lôi, dù chỉ là một bước.

Bài IV

Biến đổi trăm năm trong chiến lược ngoại giao nước lớn của Việt Nam

(Tác giả Tô Hồng Niên-Vương Sâm: Giáo sư, Viện nghiên cứu Việt nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu)

Năm 1802 triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam-Triều Nguyễn thành lập, giữa triều đại này với Trung Quốc là quan hệ tông-phiên truyền thống, xác định “Việt Nam” là tên nước. Khi đó Việt Nam đã bắt đầu tiếp xúc với cường quốc châu Âu là nước Pháp, sau đó cùng với ván cờ lớn quốc tế biến động, Việt Nam đã có lịch sử đau thương cả trăm năm dưới sự thống trị thực dân của các cường quốc, phải vùng lên đấu tranh, cũng trải qua những năm tháng gian khổ chống lại Pháp và chống Mỹ dựa vào viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô, còn có cả bước ngoặt lịch sử ngoại giao từ chỗ “nghiêng về một phía” đến “toàn diện”… Quan hệ giữa Việt Nam với nước lớn trong hơn 200 năm đã ảnh hưởng đến chiến lược ngoại giao của họ trong các thời kỳ, để lại những chuyện đáng phải xem xét.

1/ Mảng tối của “quân viễn chinh” Pháp

Tháng 11 năm 1787, tại Cung điện Versailles ở Pari, thủ đô nước Pháp, Giáo sĩ truyền giáo Bá Đa Lộc (Pedrro) đang thay mặt cho kẻ thống trị Việt Nam trong tương lai là Nguyễn Ánh ký với Pháp một bản Hiệp ước. Hiệp ước này quy định, chính quyền họ Nguyễn phải cắt nhượng đảo Côn Lôn (Côn đảo) và cảng biến Hội An cho Pháp, và phải đảm bảo cho Pháp được độc quyền về thương mại ở nước này v.v…. Lúc đó Nguyễn Ánh đang tìm kiếm viện trợ để tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã quen biết Giáo sư Pedro từ Pháp sang, Pedro kiến nghị Nguyễn Ánh cầu xin viện trợ của Đại Pháp, vậy là có được màn diễn như vừa nói trên. Nguyễn Anh hiển nhiên muốn dựa vào sự ủng hộ của Pháp để nhanh chóng xây dựng vương triều của mình nhưng hy vọng này là thành ảo tưởng, vì Chính phủ Pháp không thể thực hiện hiệp ước đưa “quân viễn chinh” sang Việt Nam. Sau năm 1789 ở nước Pháp nổ ra cuộc Đại cách mạng, đến năm 1802 thống nhất Việt nam, triều Nguyễn vẫn chưa được Chính phủ Pháp viện trợ quân sự, lẽ tựnhiên cũng không cần phải thực hiện cam kết cắt đất, thông thương.

Điều mà vua tôi Việt Nam không nghĩ đến là sau hơn 50 năm “quân viễn chinh” Pháp đã không mời mà đến. Năm 1858, hạm đội liên hợp của Pháp và Tây Ban Nha đã nổ súng vào Đà Nẵng, trong hơn 10 năm sau đó đã thôn tính 6 tỉnh ở Nam bộ Việt Nam như Biên Hoà, Định Tường…, lại còn bức nhà Nguyễn phải ký hiệp ước cắt nhượng, bồi thường và thông thương. Sau năm 1873, thực dân Pháp tấn công miền Bắc Việt Nam, năm 1874 ký hiệp ước bất bình đẳng với Việt Nam, ngoài cưỡng bức mở bến thông thương đến Hà Nội, còn cho biết nước Pháp “thừa nhận chủ quyền và độc lập hoàn toàn của vua An Nam”. Trong vua quan nhà Nguyễn có người mang ảo tưởng đối với “chủ quyền và độc lập hoàn toàn”, quân và dân yêu nước lại lo lắng đến âm mưu ở phía sau, tự phát cùng với quân cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo chống lại quân Pháp, đồng thời kêu gọi vua Tự Đức sớm sang cầu viện Trung Quốc kịp thời. Sau năm 1880, quân Pháp ráo riết tấn công Việt Nam, vua Tự Đức mới ý thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề, nhiều lần cử người sang Trung Quốc cầu viện. Chính phủ Trung Quốc vì thế đã nhiều lần giao thiệp với Pháp, lại trên cơ sở quan hệ tông-phiên làm cơ sở, đưa quân tiến đến đóng ở Bắc bộ Việt Nam, tiếp theo chiến tranh Trung-Pháp nổ ra, lửa chiến lan đến ven biển Trung Quốc, cho đến năm 1885, Trung Quốc mới không thể không thừa nhận Việt Nam do Pháp “bảo hộ”.

Sau năm 1885, Việt Nam lúc đầu do thực dân Pháp thống trị, sau lại bị Nhật Bản xâm lược. Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng thực dân Pháp lại quay trở lại. Trong 60 năm đó, nhân dân Trung Quốc luôn sát cánh chiến đấu với nhân dân Việt Nam, lực lượng cách mạng do Hồ Chí Minh lãnh đạo còn được đảng và nhân dân hai nước Trung – Xô ủng hộ. Nước Trung Quốc tuy mới buổi đầu thành lập bản thân cũng chưa hoàn toàn thống nhất, tình hình xây dựng trong nước cũng đang rất nặng nề nhưng đã đáp ứng tích cực trước sự cầu viện của Việt Nam và đã viện trợ cho Việt Nam với khối lượng lớn. Năm 1954, với sự ủng hộ của quân và dân Trung Quốc, quân và dân Việt Nam thu được thắng lợi trong chiến địch Điện Biên Phủ; Trong Hội nghị Giơnevơ, đoàn đại biểu ba nước Trung Quốc, Liên Xô và Việt Nam phối hợp, cùng đấu tranh, buộc Pháp ký vào bản Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở bán đảo Đông Dương, thu được thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao. Năm 1955 “quân viễn chinh Pháp” rút khỏi miền Bắc Việt Nam, thời đại “Đông Dương thuộc Pháp” kết thúc. Năm 1973 Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao, năm 1993 Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đi thăm Việt Nam, là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một nước châu Âu đi thăm Việt Nam, quan hệ song phương có được tiến triển mới.

2/ Quan hệ Việt-Mỹ: Thay đổi vai trò giữa thù và bạn

Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, Mỹ từ chối ký bản Hiệp định, nhưng sau đó Mỹ đã nuôi dưỡng chính quyền bù nhìn của “Nước Việt Nam Cộng hoà”, thay thế Pháp trở thành nước chủ yếu xâm lược Việt Nam. Từ năm 1961, Chính phủ Mỹ đã đạo diễn một cuộc “chiến tranh đặc biệt”: Mỹ bỏ tiền, cung cấp vũ khí và cố vấn, chính quyền Việt Nam cung cấp người, để người Việt Nam đánh người Việt Nam. Năm 1964, Mỹ lại bày ra cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc bộ” theo đó hai chiếc tầu chiến của Mỹ bị tấn công trên Vịnh Bắc bộ, trực tiếp đưa máy bay oanh tạc và tập kích miền Bắc Việt Nam, năm thứ hai đội thuỷ quân lục chiến của hải quân lại đổ bộ lên Đà Nẵng, phát động “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng tập kích miền Bắc bằng hải quân và không quân. Đứng trước sự xâm lược của Mỹ, được sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô, Đảng Lao động Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu không ngừng thu được thắng lợi, buộc Mỹ cuối cùng phải rút khỏi Việt Nam, đến năm 1975 nhân dân Việt Nam đã đập tan chính quyền Nguỵ ở miền Nam, thực hiện thống nhất tổ quốc.

Nhưng cho đến thập niên 80 thế kỷ trước, quan hệ Việt-Mỹ vẫn trong trạng thái đối địch. Sau thập niên 80, chính sách ngoại giao của Việt nam không ngừng điều chỉnh theo hướng thay đổi của tình hình quốc tế. Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đề xuất chủ trương “hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước có chế đội chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc chung sống hoà bình”, tuyên bố “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Sau đó Mỹ vốn là kẻ thù cũ được đưa vào phạm vi quan tâm trong chính sách ngoại giao của Việt Nam, quan hệ song phương tiến triển được dư luận quan tâm: Năm 1995, quan hệ hai nước thực hiện bình thường hoá và thiết lập quan hệ ngoại giao; Năm 2006, Việt Nam và Mỹ đạt Hiệp định về việc Việt Nam gia nhập WTO; Năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi thăm Mỹ; Năm 2008, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Mỹ, hai bên lần dầu tiên tổ chức đối thoại, chiến lược về chính trị, an ninh và phòng vệ cấp thứ trưởng; Các năm 2009 và 2010 lại tổ chức đối thoại lần thứ hai và thứ ba. Năm 2010 Nguyễn Minh Triết đi Mỹ, cùng với Obama chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN – Mỹ, từ năm này hợp tác quân sự giữa hai nước ngày càng mật thiết, tại khu vực Biển Đông cũng bắt đầu có sự “hợp tác” chưa từng có; Năm 2010, Việt Nam và Mỹ lần đầu tiên tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ George Casey thăm Việt Nam, hơn nữa tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Việt Nam với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton phát biểu cứng rắn “can thiệp Biển Đông”, khiến một số người Việt Nam hết sức phấn chấn; Tháng 6/2011 tình hình Biển Đông căng thẳng đến cao độ, Bộ Ngoại giao Việt Nam lại tuyên bố hải quân Việt Nam và Mỹ sẽ diễn tập chung, nghe nói đây là “một cuộc diễn tập hàng năm, sẽ nâng cao quan hệ hải quân giữa hai nước”.

3/ Cảng Cam Ranh chứng kiến quan hệ Việt – Xô (Nga) tang thương

Nói đến quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô, có người sẽ nghĩ đến viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ một cách không tự giác, có người sẽ lập tức nghĩ đến hạm đội của Liên Xô từng đậu ở cảng Cam Ranh của Việt Nam. Cam Ranh là một cảng thiên nhiên nước sâu được trời phú, tầu vạn tấn có thể tự do ra vào, có thể đồng thời neo đậu khoảng 40 tầu cỡ lớn, bao gồm cả tầu sân bay, hoặc trên 100 tầu cỡ 40 nghìn tấn trở xuống, lại là bến cảng đã từng chứng kiến “Đại thế sự”: Sớm nhất là nước Pháp coi đây là điểm đậu đỗ và tiếp tế của tầu chiến, thời kỳ chiến tranh Nga-Nhật nước Pháp đã để cho tầu chiến của Sa hoàng Nga đến đậu, tiếp tế, từ năm 1940 nơi đây lại trở thành căn cứ hải quân cho hạm đội của Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á. Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Mỹ lại đầu tư lớn để mở rộng căn cứ Cam Ranh, nhằm đóng quân lâu dài tại miền Nam Việt Nam, xây dựng thành căn cứ chống Cộng ở Việt Nam, khiến Việt Nam vĩnh viễn trong tình trạng chia cắt.

Trong quá trình tranh thủ Liên Xô, chống Mỹ giành độc lập, nhà lãnh đạo Việt Nam cảm nhận được thay đổi trong chính sách của Liên Xô. Vào cuối những năm 50 thế kỷ trước, Liên Xô với tư cách là một trong hai Chủ tịch của Hội nghị Giơnevơ, để thực hiện hoà hoãn với Mỹ, Liên Xô cuối cùng cũng lại đề nghị Việt Nam thừa nhận hai miền Nam Bắc phân chia vĩnh viễn, miền Nam và miền Bắc cùng gia nhập Liên hợp quốc với tư cách là hai quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, cùng với Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ ngày càng quyết liệt cũng như quan hệ Xô-Mỹ ngày càng xấu đi, viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam không ngừng tăng lên, cộng thêm việc Liên Xô ra mặt ủng hộ kế hoạch của Việt Nam kiểm soát Lào và Campuchia, thành lập “Liên bang Đông Dương”, nhà lãnh đạo Việt Nam dần dần “ngả hẳn” sang Liên Xô. Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời, chính sách nói trên từ đó trở thành chính sách chủ đạo của lãnh đạo Việt Nam, đồng thời ký với Liên Xô “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Xô-Việt” có tính chất liên minh quân sự rõ rệt. Năm 1979, Việt Nam giao căn cứ Cam Ranh cho Liên Xô sử dụng, hai bên đã ký hiệp ước cho Liên Xô thuê trong thời hạn 25 năm. Trên cơ sở đã được xây dựng từ trước, Liên Xô đã mở rộng quy mô cảng Cảm Ranh, xây dựng bến cảng, sân bay và cơ sở viễn thông vệ tinh, số tầu đưa đến đóng tại Cam Ranh thường duy trì ở mức 20 -30 tầu. Việt Nam và Liên Xô còn thành lập Bộ Tư lệnh căn cứ quân sự hỗn hợp ở Cam Ranh, từ đó Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô tại nước ngoài, cũng trở thành lô cốt tiền tiêu để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cân bằng sức mạnh quân sự trên biển với Mỹ.

Chính sách “nghiêng hẳn” về Liên Xô của Việt Nam tuy giúp Liên Xô có “một thời huy hoàng” xưng bá ở bán đảo Đông Dương, nhưng cũng khiến chi phí quân sự tăng cao, tình hình kinh tế xấu đi, đời sống nhân dân đi xuống, vị thế trên trường quốc tế ngày càng bị cô lập. Sau khi Liên Xô tan rã, chính sách nói trên cũng hết triển vọng. Năm 1991, quan hệ Trung-Việt thực hiện bình thường hoá, Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh “hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc chung sống hoà bình”. Từ 20 năm nay Việt Nam thi hành chính sách ngoại giao đa phương, toàn diện, quan hệ với các nước trên thế giới được khôi phục và phát triển, trong đó Liên bang Nga tiếp tục kế thừa quan hệ ngoại giao của Liên Xô với Việt Nam sau khi Liên Xô sụp đổ. Từ năm 2006, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga được sâu sắc thêm một bước. Trong quan hệ song phương, vấn đề thuê Vinh Cam Ranh cũng một thời là một trong các nội dung quan trọng, sau năm 1991, Nga tiếp quản quyền sử dụng căn cứ Cam Ranh nhưng bất đồng giữa Nga và Việt Nam trong vấn đề này lớn thêm, cộng thêm bước điều chỉnh chiến lược quân sự của Nga và tình hình kinh tế khó khăn, đến năm 2002 Nga đã không đủ sức mỗi năm trả 300 triệu USD cho căn cứ Cam Ranh. Tuy nhiên, hiện nay tình hình ở khu vực này không bình lặng, báo chí liên tục có tin cho biết Việt Nam có thể mở cửa quân cảng cho các nước như Ấn Độ, Nga hoặc căn cứ này có thể sẽ chứng kiến một cuộc biến động lịch sử mới.

Nhìn lại chuyện cũ, người ta có thể hiểu rõ mạch diễn biến trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn như Pháp, Liên Xô (Nga), Mỹ, hoặc cũng có thể hiểu rõ sự thực sau: Nước lớn trên thế giới đều xuất phát từ lợi ích của nước mình, để xác định chiến lược toàn cầu của họ, một số nước luôn muốn thấy Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp, xung đột để thực hiện ý đồ chiến lược của mình. Tuy nhiên, Việt Nam và Trung Quốc là nước láng giềng núi liền núi sông liền sông, “hợp tác cả hai sẽ có lợi, đối đầu sẽ đều thương vong”. Lịch sử là một tấm gương soi, người hôm nay có thể lấy lịch sử để làm tấm gương soi như thế.

Bài V

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á

(Tác giả Trương Minh Lượng: Phó Giáo sư, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Ký Nam)

Việt Nam ngày nay giáp giới với Lào trên đất liền, tiếp giáp với Campuchia cả trên biển và trên đất liền, giữa Việt Nam với Malaixia, Inđônêxia và Philippin là biển ngăn cách trông sang nhau. Trước khi Việt Nam công bố lãnh hải của họ vào cuối những năm 70 thế kỷ 20, giữa Việt nam và các nước láng giềng Đông Nam Á không có vùng biển tranh chấp, mãi đến những năm 90 mới bắt đầu hiệp thương với các nước láng giềng Đông Nam Á khai thác cái gọi là “vùng biển chồng lấn”.

1/ Lào: Có đường biên giới trên đất liền dài nhất với Việt Nam

Lào là nước lục địa duy nhất ở Đông Nam Á, cũng là nước có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam dài nhất trong số các nước Đông Nam Á với 2.130 km, chiếm gần một nửa đường biên giới trên đất liền của Việt Nam với các nước (4.639 km). Năm 1997 Việt Nam và Lào ký Hiệp định phân định biên giới. Tháng 6 năm 2011, trong thời gian tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Lào, bấn Thông cáo chung hai bên ký kết đã chỉ rõ (Việt Nam và Lào) cố gắng đến năm 2014 sẽ hoàn thành công tác xây dựng hệ thống cột mốc biên giới chắc chắn, tiếp tục xây dựng một khu vực biên giới Việt-Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác toàn diện và phát triển bền vững.

Hai đầu tận cùng của đường biên giới Việt-Lào đều là ngã ba biên giới giữa ba nước. Đầu tận cùng phía Bắc là nơi giáp giới giữa ba nước Trung Quốc, Lào và Việt Nam, trên 10 tầng núi cao “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”. Tháng 10 năm 2006 ba nước đã ký bản Hiệp ước “Xác định điểm tiếp giáp biên giới giữa ba nước”. Đầu cực Nam là nơi tiếp giáp lãnh thổ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Tháng 8/2008 ba nước ký bản “Hiệp định xác định điểm tiếp giáp biên giới”.

2/ Campuchia: Tiếp giáp biên giới trên biển và trên bộ với Việt Nam

Trong số các nước Đông Nam Á, Campuchia là nước duy nhất vừa có chung đường biên giới trên bộ lại vừa tiếp giáp biên giới lãnh thổ trên biển với Việt Nam. So với các nước khác ở Đông Nam Á, tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển giữa Campuchia và Việt Nam là hết sức phức tạp.

Giữa Việt Nam và Campuchia có hơn 1.000 km đường biên giới trên bộ, ngay từ đầu những năm 1980 hai nước tuy đã ký hiệp định về đường biên giới trên bộ nhưng việc xác định biên giới cụ thể lại là việc của một số năm gần đây. Tháng 9/2006 hai nước đã ký “Bản ghi nhớ thông cảm điều chỉnh biên giới trên bộ Campuchia-Việt Nam”, Hiệp định giải quyết vấn đề phân định biên giới bằng phương thức “đổi đất”, đồng thời cam kết sẽ hoàn thành công tác phân định và cắm mốc  biên giới vào trước năm 2012. Năm 2010, hai bên đã xác định 72 điểm phân giới, lập 73 cột mốc, xác định lại đường biên giới trên chiều dài 155 km. Tại Hội nghị của Uỷ ban biên giới hỗn hợp Việt Nam-Campuchia lần thứ 5 tổ chức tại Phnôm Pênh tháng 4/2011, hai bên nhất trí phải hoàn thành một số nhiệm vụ chủ yếu về hoạch định biên giới trong năm 2011, bao gồm ít nhất phải xác định 100 cột mốc, xác định lại 500 km đường biên giới, xuất bản bản đồ sau khi biên giới đã được xác định.

Mặc dù Chính phủ Campuchia đã ký hiệp ước, xác định mốc biên giới với Chính phủ Việt Nam về đường biên giới hiện hữu, nhưng trong xã hội dân gian truyền thống lại cho rằng Việt Nam đã chiếm quá nhiều lãnh thổ vốn thuộc về Campuchia. Theo tin tức trên báo chí Campuchia, ngày 10/6/2011 đại diện của Quốc vương Campuchia, Hiệp hội người Khmer Krom, Đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền đã cùng tổ chức “Ngày kỷ niệm 62 năm Khmer Krom mất lãnh thổ” tại một ngôi chùa ở thủ đô Phnôm Pênh. “ngày Khmer Krom mất lãnh thổ” hàng năm thường vẫn được tổ chức ở vườn hoa, nhưng năm 2011 đã không được chính quyền thành phố Phnôm Pênh cho phép. Đơn vị đăng cai đã tổ chức tổng cộng 1.949 vị hoà thượng, tượng trưng cho năm 1949 Pháp cắt nhượng lãnh thổ của người Khmer Krom cho Việt Nam vào năm này. Chủ tịch Hiệp hội người Khmer Krom nói ngày 4 tháng 6 năm 1949 nhà đương cục thực dân Pháp đã thông qua dự luật phán quyết cho Việt Nam quản lý một vùng lãnh thổ rộng 68.965km2 của người Khmer Krom. Từ năm 2000 đến nay hoạt động kỷ niệm “Ngày mất lãnh thổ” hàng năm đều được Quốc vương Shihamouni ủng hộ. Hiệp hội người Khmer Krom cho rằng từ khi Việt Nam quản lý khu vực lãnh thổ này đến nay phong tục truyền thống, văn học nghệ thuật, chùa chiền thờ Phật đã bị phá hoại. Nhưng từ khi Chính phủ Campuchia không phê chuẩn địa điểm tổ chức kỷ niệm năm 2011 có thể thấy một phần thái độ của Chính phủ nước này: Chính phủ không thừa nhận chủ trương trong nhân dân về vấn đề lãnh thổ.

Ngoài ra, đảo Phú Quốc mà rất nhiều “khách ba lô” ngưỡng mộ cũng bị một số người Campuchia cho đó là lãnh thổ bị mất. Đảo này còn liên quan đến vấn đề phân định ranh giới trên biển giữa hai nước chưa được gải quyết.

3/ Thái Lan: Trông sang nhau với Việt Nam qua một cửa vịnh

Phần lãnh thổ Nam bộ của Việt Nam và phía Nam Thái Lan trông sang nhau qua Vịnh Thái Lan, hai bên giao thoa lãnh thổ trên một vùng vịnh có diện tích khoảng 6.000 km2. Đầu những năm 70 thế kỷ trước, Việt nam và Thái Lan đã lần lượt đề xuất yêu cầu quyền lợi ở vùng biển chồng lấn thuộc Vịnh Thái Lan. Năm 1990 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã đi đầu đề xuất chủ trương cùng hợp tác với Thái Lan khai thác nguồn tài nguyên ở vùng biển giao nhau, nhưng lúc đó Mỹ chưa xóa bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam nên đề xuất của Việt Nam được cho là nhằm thu hút công ty dầu khí của Mỹ tại Thái Lan đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm 1990, hai bên bắt đầu hiệp thương hợp tác và khai thác khu vực chồng lấn.

Tại Vịnh Thái Lan, ngoài vùng biển chung giữa Việt Nam và Thái Lan, còn có vùng biển giao nhau giữa ba bên là Việt Nam, Thái Lan với Campuchia trên phần diện tích rộng khoảng 32.000 km2.

Ngoài các nước láng giềng nói trên, cực Nam lãnh thổ Việt Nam cũng trông sang Inđônêxia qua tỉnh đảo Riau Islands là một quần đảo của Inđônêxia, hai nước cũng đã nhiều lần hiệp thương phân định biên giới trên biển.

Việt Nam và Malaixia cũng có khu vực chồng lấn ở vùng giao nhau thuộc cửa Vịnh Thái Lan. Tháng 5/2009 Việt Nam và Malaixia cùng trình lên Liên hợp quốc hồ sơ phân định thềm lục địa, vì liên quan đến vùng biển Nam Sa (Trường Sa) nên Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaixia đã điều đình với Malaixia về vấn đề này.

Việt Nam và Philippin cũng trông sang nhau qua Nam Hải (Biển Đông), lại cùng chiếm phần lớn các đảo có giá trị thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, trên thực tế ở quần đảo Nam Sa đã hình thành cục diện “láng giềng gần gũi nhau”. Việt Nam và Philippin đã nhiều lần bàn bạc về việc phân định biên giới và hợp tác với nhau như thế nào ở vùng quần đảo Nam Sa. Việt Nam đã đòi hỏi quyền lợi ở toàn bộ quần đảo Nam Sa, Philippin cũng đòi hỏi quyền lợi ở một bộ phận các đảo ở Nam Sa. Trước hiện thực này, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận thuộc quần đảo Nam Sa”. Việc cùng hưởng lợi ích ở vùng biển Nam Sa và phân định ranh giới ở vùng biển này giữa hai nước Việt Nam và Philippin đều đã xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc./.

108 bình luận to “298. LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM”

  1. […] điệu hiếp dâm lịch sử của mấy tay “học giả nói gian” Trung Quốc trong “Loạt bài “Câu Chuyện Không Thể Không Nói” giữa Trung Quốc và Việt Nam” (Thông Tấn Xã Việt Nam, […]

  2. […] Văn Thùy Trong bài “Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” * , tác giả Tôn Hồng Niên dẫn sử liệu Trung Quốc để trình bày mối quan hệ […]

  3. văn nhân said

    Ông Tôn hồng Niên thuộc Trung tâm nghiên cứu sử địa biên giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc có loạt bài viết trong một chủ đề lớn: “Việt Nam – Câu chuyện không thể không nói” đăng trên tạp chí “Tri thức thế giới” dưới quyền chủ quản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 14 ra ngày 16/07/2011 .

    Đọc bài 1 chủ đề :Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung-Việt trước năm 1949 ….tôi không thể không lên tiếng :

    Tóm lược ý chính bài viết :

    – Quốc hiệu Việt nam là do vua Gia khánh nhà Mãn thanh ban cho .

    -Trước hoà ước Pháp thanh năm 1885 Việt nam chỉ là 1 chư hầu của Trung quốc , Trung quốc là tông chủ Việt Nam là phiên thần , vua chúa Việt phải được vua Trung quốc sắc phong mới được công nhận …là vua thực còn không chỉ là vua chui …

    -Vua Đinh – Lê của kỷ nguyên Đại Việt độc lập chỉ là những cường hào thừa dịp Trung quốc biến loạn mà cát cứ ly khai .

    -Người Việt khi chưa được Trung quốc khai hoá văn minh chỉ là bộ lạc man dã , … “nước Văn Lang”, “nước Âu Việt” chỉ là sự phản ánh tình hình trong thời kỳ bộ lạc nguyên thuỷ của người Lạc Việt cổ đại” ; chính các quan thái thú Tàu như Tích quang –nhâm diên và Sĩ Nhiếp đã dạy người Việt chữ nghĩa và lễ giáo nhờ thế phong hóa nước Nam mới tốt đẹp lên….

    -Sử Việt nam mới chỉ viết ở thế kỷ 13-15 và phải mượn chữ Hán để viết , sử ấy chẳng qua chỉ là cóp nhặt những chuyện tào lao của Trung quốc rồi tô son vẽ phấn mà thành .

    -Những dòng Cổ sử Việt như Thục Phán An dương vương , người Việt chống Tần .v.v. chỉ là chuyện bịa đặt , tự phịa ra để cho rằng người Việt có quốc thống vẻ vang …mà tự hào hão…đồng thời tạo ra sự căm thù Trung quốc trong lòng dân chúng Việt …

    Duy có điều…

    -Khởi đầu lịch sử dân tộc người Việt nhận mình là con rồng cháu tiên là …tốt vì giống với người Trung quốc cũng là con rồng cháu tiên …

    Ông Tôn hồng Niên với văn phong giản dị cố… làm ra vẻ khách quan theo phong thái của nhà nghiên cứu khoa học thực sự , ông trình bày 1 cách trung thực những gì … ‘sách vở’ nước ông viết …rồi mạnh dạn phê phán nhà cầm quyền Việt nam xưa cũng như nay cố tình giáo dục quốc dân căm phẫn Trung quốc bằng những điều bịa đặt …sau cùng ông kết kết luận : như thế 2 dân tộc làm sao sống hữu hảo được …

    Điều này ông Tôn nói đúng … làm sao hữu hảo được …

    Đã không thể sống hữu hảo …mà cái lão trời già lại tạo oan nghiệt đặt 2 nước vào vị trí môi với răng … ông Tôn phân trần từ cận kim thời đại cho tới hiện kim thời đại ….răng chỉ lỡ ‘phập’ vào môi có vài lần ở thời nhà Minh và nhà Mãn thanh (có lẽ ông quên mất… bài học năm 1979) còn lại những va chạm khác toàn do ‘môi’ gây ra …

    ‘Tông chủ’ từ xưa … không hề có chút tham vọng bành trướng hay tham lam của cải vật chất gì chẳng qua là vì …lễ nghi do vị thế ‘con trời’ mà thôi , bằng chứng là…Phiên thuộc cống 1 Thiên triều – thượng quốc ‘lại qủa’ bao giờ cũng hơn …1…(như thế hỏi ai lời ?).

    Thời Đại Việt – Đại Hưng 3 phần Việt Tây Việt Đông và Việt Nam triều đình Phiên Ngung đớn hèn để quân Tống chiếm mất qúa nửa giang sơn , quân dân phía tây cả Kinh lẫn Tày Nùng .v.v. lãnh đạo bởi các vua triều đình Đại Việt phía tây ở Thăng long thành và thủ lãnh anh hùng sơn cước Nùng Trí Cao xả thân phản công đánh Tống dành lại phần núi sông đã mất …Chính nghĩa của quân dân Đại Việt sáng ngời như thế mà những cái miệng điêu ngoa xảo trá bảo là :các cuộc xung đột và chiến tranh còn lại phần lớn là do các chúa phong kiến Việt Nam xâm phạm quấy nhiễu khu vực biên giới của Trung Quốc.

    Xin phép thưa cùng ngài ….:

    Xin hỏi ngài …nghĩa chữ Trung quốc trong mối quan hệ với Việt nam ông dùng ở đề tựa bài viết là Trung quốc nào ?.

    Theo tôi biết thì Trung hoa dân quốc chỉ ra đời sau cuộc cách mạng Tân hợi 1911 là …sự ‘thống nhất 2 mặt đối lập’… kẻ thống trị và người bị trị nhập thành một ….còn trước đó là 2 đất nước 2 dân tộc truyền thừa bởi 2 dòng lịch sử hoàn toàn khác biệt . Xin nói thẳng dù sự thật mất lòng …trò nhập nhèm Hán – Hoa đã bị thành tựu khoa học mới nhất về DNA và nhân chủng học lật tẩy ít ra cũng cả chục năm nay sao ông còn gỉa mù mãi như thế ? .

    Trung quốc hiện nay tên là Trung hoa nhưng thực chất là 4 phần Đại hãn quốc chỉ có 1 phần Trung hoa …

    -Thủ đô Trung quốc hiện tại là Bắc kinh chỉ ra sự tiếp nối truyền thống Yên kinh – Đại đô , bắc bình , Trung đô của tộc Khan – Thát , mà theo quy luật tự nhiên kinh đô ở đâu thì phong hóa vùng đó trở thành ‘văn hóa dân tộc’ , chính như thế mà tiếng Bắc kinh hay Quan thoại mới trở thành quốc ngữ của Trung hoa … ông nghĩ sao nếu hiểu quan ═ nom ═ nam man ? , nặng nề hơn nữa …quốc ngữ Trung hoa mà Anh ngữ gọi là MANDARIN , chắc ông thừa biết MAN là gì chứ ?.

    – Trong bảng kê tên những dân tộc cấu thành Trung quốc là Hán Mãn Hồi Mông Tạng có thấy chữ ‘Hoa’ nào đâu ? chính tộc Hoa đã tạo ra quốc hiệu Trung hoa mà … Hoa lại không thấy đâu , tất cả những tên gọi khác của dân tộc chủ thể Trung hoa từ xưa như : Đường nhân , người Nam cũng vắng bóng ?vậy đất nước này là của ai ?.

    -Quan trọng hơn hết và có tính quyết định bản sắc dân tộc của 1 quốc gia là Lịch sử , chính sử Trung quốc hiện nay xác định Trung quốc lập quốc bên bờ Hoàng hà là vùng đất truyền thống của dòng Khan – Thát chủng Mongoloid , như thế dòng sử này hoàn toàn xa lạ với những người mang chủng tính Nam Mongoloid có nguồn gốc ở vùng Hoa nam , Nguồn gốc dân nhà Châu là Triều đại tạo ra bản sắc văn hóa Trung hoa được xác định là 1 bộ lạc người Turk tức Thổ tiền nhân của rợ Hung nô …, vậy ra Trung hoa và Hung nô cùng 1 giống ? , đọc sử Trung quốc thì bất kỳ ai cũng cảm nhận được ý …Hoa nam là đất của mọi rợ mới được Hán tộc khai hoá ….

    Thưa ông ,

    Ý của tôi khi nói đến mối quan hệ lịch sử Việt- Trung thì trước tiên phải phân rõ Triều nào thời nào , lúc nào là đất nước Trung hoa của người Trung Hoa và lúc nào là Trung Hoa bị Hán tộc cai trị …với Trung hoa thật…thì tôi nói thẳng (rất có thể bị nhiều người chửi ) chẳng có mối quan hệ nào hết vì Việt chính là Trung hoa , tổ tiên người Việt nam xưa kia không phải là 1 phần bình thường mà chính là gốc tổ của Trung hoa cả khi xét trên mặt dân tộc lẫn quốc gia , ‘Giao chỉ’ nơi giao hội của 4 phương đất trời là ngọn nguồn của nền văn minh Trung hoa ; chính ý nghĩa mang trong tên gọi đã chỉ ra điều đó .

    Còn với Hán tộc thì người Việt tính ra …làm thân trâu ngựa cho các Hãn cỡi cộng chung cũng đến 500- 600 năm , Tiền nhân người Việt Nam may mắn hơn người Trung hoa ở Trung quốc hiện nay là thoát không bị vùi dập dưới móng ngựa của các Khả hãn thời Đại Hãn quốc từ Nguyên Mông – Mãn Thnah tới tận năm 1911 , nói là may mắn hơn anh em đồng bào thực ra sự may mắn đó được đổi bằng không biết bao nhiêu xương máu của quân dân nhà Trần anh hùng , với trí lực Việt nam quân Mông – Thát dù đã nuốt đến 9/10 đất đai của người họ Hùng và gây kinh hoàng liên lục địa vẫn 3 lần bị đánh tan tác .

    Về quan hệ Việt nam và Đại hãn quốc Phải nói trắng ra với nhau chỉ khi nào tông chủ sau đôi ba lần thử thấy không thể nào ‘nuốt’ nổi… thì ‘ngài’ mới chịu thôi đành nhận chút đồ cống cho đỡ mất mặt , còn ‘phiên thần’ thì thấy thôi chút lễ mọn chẳng đáng bao nhiêu thí cô hồn cho xong khỏi phải đánh nhau … tổ tiên đã dạy tránh voi chẳng xấu mặt nào …, người khôn ngoan không bao giờ dồn chó vào đường cùng …, cả 2 phía ngoài mặt thì giữ lễ chứ trong bụng đã qúa ‘hiểu lòng nhau’ .

    Chính sự xả thân vì nước quên mình của biết bao người con đất Việt mà đến nay các vua HÙNG vẫn còn nơi thờ tự .

    Ông chuyên viên nghiên cứu sử – địa biên giới ơi ;

    …ông viết dân tộc Trung hoa là con của rồng … Xin hỏi ông Rồng gì ?, Ở cái lỏm giáp giới Sơn tây bắc Hà nam thì lấy đâu ra rồng ? trên đời này chỉ có rồng biển chứ làm gì có rồng sông , rồng đồng cỏ hay rồng sa mạc , có lẽ vì kiến thức của tôi qúa kém nên chưa bao giờ nghe đến chuyện người Trung hoa là cháu ‘tiên’mãi đến nay nhờ đọc bài viết của ông mới rõ…

    Xin hỏi ông vài câu :

    Kinh Thư chép …phía đông lãnh thổ nhà Hạ là biển vậy …xin chỉ giúp cái nôi của Trung quốc như đã xác định nằm bên bờ bắc Hoàng hà sâu trong nội địa thì biển ở chỗ nào ?

    Hơn 4000 năm trước Vua Đại vũ đi bằng cái gì mà từ bắc Hoàng hà tuần du tới Cối kê Triết giang để rồi chết ở đó , thờ ở đó ?

    Trong đồ cống vua Trung hoa thời 9 châu có cả Long xỉ tức ngà voi ….Trung hoa thời đó lấy đâu ra ngà voi ?.

    Nói thực : cổ sử Trung hoa đầy những chuyện phi lý không thể hiểu nổi …,đã đến lúc phải nghiêm túc xem xét lại …, chuyện tưởng khó mà thực ra không khó đâu …xin mách nước …chỉ cần định vị lại “cái nôi” …là xong ngay, dời cái nôi đó đến vùng : có biển có voi gần gần Cối kê là mọi sự trở nên hữu lý ngay …., nói chẳng cần úp mở : cổ sử Trung hoa là những dòng thông tin về qúa khứ xa xưa của người Trung hoa có cội nguồn phương nam (ngày nay) , để tránh cái tiếng Hoàng tộc Mãn thanh là rợ Man hay Man rợ vua Càn long và đám viết sử theo đơn đặt hàng đã ‘chế tạo’ ra cái ‘quái sử’ như đang biết , chính vì điều này mà cổ sử Trung hoa đầy dãy những điều vô lý .

    “thời nhà Chu chế định Lễ Nhạc, thiên hạ thái bình, cả bộ lạc “Việt Thường Thị” ở phía Nam “Giao Chỉ” cũng chịu ảnh hưởng, sai sứ giả đến đô thành nhà Chu cống chim trĩ trắng, còn nói do đường xa, ngôn ngữ bất đồng phải có phiên dịch nên vất vả lắm mới đến được tới nơi …” Xin phép nối thêm cho trọn câu truyện … “khi ra về không biết đường , Chu công cho 5 cỗ biền xa trên có dụng cụ chỉ hướng nam , xứ xuống thuyền ở cửa biển Phù nam suốt 1 năm mới về đến quê nhà” , Xin hỏi …cứ theo chính sử thì đất nhà Tây Chu ở tận Thiểm tây mà sao xứ lại xuống thuyền ở cửa biển Phù nam ? Việt Thường ở đâu mà từ Phù nam phải 1 năm mới về tới ? (theo sách tàu thì Việt Thường là miền trung Việt hiện nay ) , vì dốt hay vì thiếu chân thực mà Sử gia Trung quốc để lộ ra dòng sử tai hại này ? ,tôi tin …học giả Trung quốc thì làm sao mà dốt được chắc là vì ‘sơ xuất’ nên quên chưa ‘cạo sửa’ ..chữ Phù nam thời …Tứ khố toàn thư thôi …

    Ông Viết là Sử Việt bằng chữ Hán mới viết ở thế kỷ 13 – 15 dựa trên những chuyện tào lao như chuyện Liễu nghị và thiếu nữ chăn dê con vua hồ Động đình bị chồng ruồng bỏ ….mà phóng tác thành lịch sử nên không đáng tin …xin hỏi ông sách vở viết ở thế kỷ 13 đáng tin hay cái kho sách cạo sửa ở thế kỷ 18 đáng tin ? Sử gia Việt nam có… phóng tác hay không mới là nghi ngờ chủ quan của ông còn chuyện Càn long ra lệnh thu tất cả sách vở và bản đồ trong thiên hạ về cạo sửa , sách nào không thể sửa thì đốt …xong việc tất cả đem chất vào kho , 4 cái kho chứa ‘hàng gian hàng gỉa’ đó gọi là ‘Tứ khố toàn thư’ , thực là mỉa mai khi vô số học gỉa vẫn coi đó là nơi tàng chứa tinh hoa ngàn đời cuả nền văn minh Trung hoa , chuyện cạo – sửa – đốt này cả thế giới ai cũng biết chứ không phải suy đoán gì cả…vậy ông tính sao ?. Kinh sử tử truyện Trung hoa còn đến nay có cuốn sách nào không là ‘Càn long chế phẩm’ ?, nền văn minh vĩ đại bậc nhất trên hành tinh này bị tên vua cuồng điên (cuồng long-Càn long) hủy hoại tận gốc , thực là tổn thất lớn lao khủng khiếp không thể bù đắp cho người Trung hoa vậy mà còn gọi hắn là hoàng đế Trung hoa à ? ,chính theo lệnh cuả Càn long hơn 300 ‘cạo sĩ’ đã miệt mài trong ròng rã 10 năm trời nắn dòng lịch sử nhập nhèm biến Hán thành Hoa – Hoa thành Hán ; cái hồ lô phù phép chính là ‘Tứ khố toàn thư’ đến tận hôm nay vẫn đang còn phát huy tốt tác dụng …nên ngay cả lớp người Trung hoa trí thức hầu hết cũng chưa tỉnh ra …vẫn nhận mình thuộc Hán tộc thế mới đau .

    Ông muốn vun đắp cho sự hữu hảo mà bảo lịch sử thiêng liêng của người ta là bịa đặt hoang đường không đáng tin … “cái gọi là “Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động đình” ở thời đại “nước Văn Lang” là cách nói khoác lác” .

    Xin lỗi nếu tôi nói hơi qúa …Xương trâu nhà dùng cày ruộng nước cách nay 4000 năm đã tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt , ông nên biết muốn canh tác lúa nước thành công buộc phải có hiểu biết sâu rộng liên quan tới nhiều ngành khoa học tự nhiên như : thổ nhưỡng , sinh lý thực – động vật , khí tượng , thiên văn .v.v.

    Trống đồng ở Việt nam và nam Trung hoa ngàn năm trước công nguyên đã vô cùng tinh xảo , thành phần hợp kim để âm thanh trống vang xa cũng là điều rất phức tạp đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật rất cao , ngay với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay tạo lại được những chiếc trống như thế cũng không phải là chuyện dễ …

    Một xã hội sinh sống chủ yếu bằng Canh tác ruộng nước , thờ kính tổ tiên với âm thanh trống đồng cực kỳ hoành tráng tất yếu hình thái tổ chức – quản lý xã hội ấy phải là 1 nhà nước , đấy là quy luật là khoa học không thể khác được vậy mà ông dám giả mù nói bừa “nước Văn Lang”, “nước Âu Việt” chỉ là sự phản ánh tình hình trong thời kỳ bộ lạc nguyên thuỷ của người Lạc Việt cổ đại “

    Những con người ở trình độ đó mà ông cho là … bộ lạc nguyên thủy ? thế còn đám người mới chỉ biết uống sữa dê ăn thịt ngựa thì ông gọi là gì ?

    Chắc không có từ để gọi phải không .

    Khi đi sâu tìm hiểu về họ Hùng tôi mới biết tại sao người Việt không gọi là chữ Hán mà gọi là chữ Nho , Nho là chữ ‘nhỏ’ sách vở gọi là chữ ‘tiểu triện’…làm quái gì có chữ Hán , sau cuộc nổi loạn của đám ‘Lục lâm thảo khấu’ 2 nước Hán ra đời, Tây Hán vắn số của Lưu Huyền và Đông Hán của Lưu Tú (mời đọc bài cây cầu Hoa Hán) hay LU TỐI , Hán tộc làm gì có chữ , Hán là Hãn là Khả hãn là Khiết Đan là Khan nghĩa là chúa trong tiếng Mông cổ , Hán tộc là chỉ con dân của Hãn ….Chính phép phiên thiết của Hứa Thận thời Đông Hãn đã chỉ ra điều đó , người Hán mà lại không thể đọc chữ Hán chuẩn xác nghe thật nghịch lỗ nhĩ , nói thật ….phiên thiết chính là phương pháp giúp người … ‘nước ngoài’ học chữ Nho có thể phát âm cho đúng , ngữ âm con cháu các ‘Khan’ thuộc về 1ngữ hệ khác nên khi học chữ Nho của người Trung hoa… thành ra đám nói ngọng …chính vì …ngọng … mà phép phiên thiết mới ra đời nhằm giúp người Hán chỉnh tiếng nói cho giống với người Trung hoa chính gốc… thực không thể ngờ trên đời lại lắm chuyện đảo điên đến thế …., đã có vài nhà nghiên cứu đang khai mở vấn đề như Nguyễn cung Thông , Nguyễn thiếu Dũng , Đỗ Thành , Lãn Miên …rồi đây danh sách sẽ dài thêm mọi điều sẽ sáng tỏ thôi …giấy không thể gói được lửa …

    Qua bài Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung-Việt trước năm 1949 Chính ông Tôn hồng Niên với cái nhìn của con ngựa bị miếng da đại Hán che mắt mới là kẻ phá hoại sự hữu hảo giữa 2 dân tộc Việt – Trung , người Việt không một ai có thể ‘hữu hảo’ với những kẻ đã giả mù …vén mồm phun ra những lời thoá mạ súc phạm đến tổ tiên mình như thế .

  4. […] bài “Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” *, tác giả Tôn Hồng Niên dẫn sử liệu Trung Quốc để trình bày mối quan hệ […]

  5. […] bài “Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” *, tác giả Tôn Hồng Niên dẫn sử liệu Trung Quốc để trình bày mối quan hệ […]

  6. […] bài “Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” *, tác giả Tôn Hồng Niên dẫn sử liệu Trung Quốc để trình bày mối quan hệ […]

  7. […] bài “Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” *, tác giả Tôn Hồng Niên dẫn sử liệu Trung Quốc để trình bày mối quan hệ […]

  8. […] bài “Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” *, tác giả Tôn Hồng Niên dẫn sử liệu Trung Quốc để trình bày mối quan hệ […]

  9. […] loạt nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ để viết một loạt bài mang tựa đề: LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM . Trong đó gồm 5 bài nói về: quan hệ Việt Trung từ thời cổ đại cho đến ngày […]

  10. […] Ngọc Chênh LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM Nguyễn Xuân Nghĩa “Quyền Lợi Cốt Lõi” của Trung Quốc Huỳnh […]

  11. […] nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ để viết một loạt bài mang tựa đề: “Câu chuyện KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI giữa Trung Quốc và Việt Nam“. Trong đó gồm 5 bài nói về: quan hệ Việt Trung từ thời cổ đại cho […]

  12. […] nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ để viết một loạt bài mang tựa đề: “Câu chuyện KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI giữa Trung Quốc và Việt Nam“. Trong đó gồm 5 bài nói về: quan hệ Việt Trung từ thời cổ đại cho […]

  13. Khách said

    Nhà nước Văn Lang sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử (lãnh thổ cũ của nhà Hán Tần Thủy Hoàng giới hạn ở bờ bắc sông Dương Tử (Trường Giang)) đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. Đến 938 Đại Việt giành lại được độc lập.
    Thời gian này văn hóa Hán đã hấp thụ, đánh cắp một lượng tri thức khổng lồ của văn hiến Việt bằng phong thủy, tử vi, kinh dịch, lễ nghĩa… Sau đó bằng sức mạnh quân sự và bộ máy đô hộ thì những di sản này đã đi sâu vào văn hóa Hán. Ngoài ra có một số sản phẩm khác của Trung quốc được áp dụng ở Việt nam (chữ Hán) qua chính sách đốt sạch, giết sạch.
    Ngày nay dưới ánh sáng của tri thức, internet sự thật đang dần được trở lại.

  14. Tuna h said

    china,tao chi dong y 1 Dieu la cung Chet voi Bon may du chung may dong Dan, Nguoi Viet Nam tha lam quy nuoc Nam,ko bao gio lam vuong dat bac

  15. Tuna h said

    Khong tin duoc Bon may,Chung Tao tha Chet ko de Bon Chung may cuop dat cup dao cua Chung Tao vi Tao la nguoi Viet Nam

  16. Ẩn danh said

    Đây mới là Lịch sử chân thực quan hệ Việt – Trung: Do điều kiện lịch sử-địa lí, VN luôn là tảng đá cản đường cỗ xe bành trướng xuống phương Nam do những con ác quỷ Đại Hán điều khiển: Từ Kiệt, Trụ, Tần Thủy Hoàng đến Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và đến … Lịch sử chân thực từ cổ đại đến 1949 là như vậy. Còn đây là Lịch sử chân thực từ 1949 đến 1975: Lấy “lá nho” lí tưởng, chủ nghĩa này nọ để che bộ mặt thật bành trướng Đại Hán, Mao và tay chân coi VN như miếng mồi cho “con hổ giấy”, thề “đánh Mĩ đến người VN cuối cùng”. Từ năm 1979, Đặng Tiểu Bình tự lột bỏ cái “lá nho đồng chí hữu hảo” cuối cùng, xua hàng vạn quân đánh vào biên giới phia bắc VN, 1988 chiếm một số đảo ở Trường Sa. Và đây là sự thật lịch sử hiện nay: con quái vật bành trướng Đại Hán trở nên mạnh mẽ, hung hãn, xảo quyệt hơn bao giờ hết, đang lăm le ăn sống nuốt tươi VN. Con quái vật đó một mặt đánh ta tứ phía, một mặt lấy lại cái “lá nho cũ rích, rách nát lí tưởng, chủ nghĩa, 16 chữ, 4 cái …này nọ” để lừa gạt ngươi dân TQ, VN và thế giới. Lịch sử thật trớ trêu, VN một lần nữa phải lựa chọn: TO BE OR NOT TO BE. Nếu VN chịu khuất phục, để rồi chúng ta và con cháu chúng ta phải trở lại dêm dài 1000 năm Bắc thuộc, hay cả dân tộc tự sát bằng cách lấy cuốc bổ vào đầu nhau như ở một nước nọ, hay suốt đời phải ăn vỏ cây, rơm cỏ dành tiền của để chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm bảo vệ cái ghế của thiên triều như ở nước kia. Không, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Thwòng Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… không cho phép chúng ta khuất phục. Bác Hồ cũng nói: Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ. Lịch sử đã, đang và sẽ như vậy. Đó mới là sự thật không thể không nói

  17. ÁN CHO Thượng tá Phạm Văn Hưng CHỈ ĐẠO ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC 17/7 và 21/8
    Xem chi tiết ở địa chỉ sau:
    http://dapmatyeunuoc.blogspot.com/2011/08/cho-trum-viet-gian-ap-bieu-tinh-yeu.html

  18. Cong Ly said

    Cac nha su hoc VN dau roi ? hoac la len tieng ? Cao co hon la khong nen doc nghe bai nay . Day la thu doan tam ly rat tham hiem cua TC, neu tin nay pho bien rong dai se gay tam ly roi ren va phan tam quan chung nhan dan , 14 d/c bo chinh tri dau roi ? Truong ban tuyen giao Dinh The Huynh cua dang csvn phai khan truong nghiem cam 700 to bao khong duoc noi ve van de nay ?

  19. Khách đã nói. said

    Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói:
    “… Bác Mao nào ở đâu xa,
    Bác Hồ ta đó chính là bác Mao…”

  20. khách said

    Bản đồ Trung Quốc qua từng thời kỳ

    http://buudoan.blogspot.com/2011/06/ban-o-trung-quoc-qua-cac-thoi-ki.html

  21. khách said

    Em hỏi rồi mà chưa ai giải đáp!
    – Tại sao cờ Tàu nền đỏ, năm sao, có một sao to mà cờ ta (không ai biết thời điểm ra đời, tác giả) lại như bây giờ?
    Bác nào biết xin vui lòng trả lời, xin cám ơn!

    • Hội Chữ V said

      Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, ý nói Mao và bè đảng dùng máu của hàng chục triệu người TQ để tô màu lá cờ (thảo nào mà tụi khựa ưa dùng chiến thuật biển người). Ngôi sao vàng to ở giữa tượng trưng cho sự lãnh đạo “sáng suốt” và duy nhất của ĐCS khựa. Bốn ngôi sao nhỏ xúm quanh tương trưng cho sự đoàn kết của 4 tầng lớp: công, nông, tiểu tư sản và tư sản quanh sự lãnh đạo của đảng.
      Ngoài ra 5 ngôi sao còn tượng trưng cho 5 tộc người lớn ở TQ: Hán, Tạng, Hồi, Mông, Mãn. Sắp tới Đảng cướp TQ sẽ đổi quốc kỳ: thêm một ngôi nữa to hơn 4 ngôi kia nhưng vẫn nhỏ hơn ngôi ở giữa, ngôi của tộc Việt.

      • khách said

        Phải chăng cái cờ nước mình do Trung cộng thiết kế và áp đặt cho ông Hồ Chí Minh khi ông nuôi chí lãnh đạo dân tộc sau này khi ông hoạt động ở bên Tàu và chịu ảnh hưởng của đảng Tàu. Lúc đó ông chưa nhận ra dã tâm của Mao đối với xứ An nam thuộc pháp?
        Lịch sử Đảng còn giấu diếm nhiều điều, trong đó không dám thừa nhận rằng mình ngu dốt, bị Tàu cộng nó lừa ngay từ đầu thời kỳ cách mạng?

  22. TuDuBi said

    Không cần tranh luận. Lịch sử lập quốc VN gắn liền với tang thương vì liên tục chống Tàu. Tôi tin rằng dù Tàu là CS hay Cộng Hòa, người Việt lúc nào cũng phải đương đầu với họa Bắc Xâm. Chỉ có một cách giải quyết duy nhất: Giảm 1,2 tỷ dân Tàu thành 100 triệu!

    • VINH TRUONG said

      khong can phai giam dan so tq dau. nhu vay thi pham toi ac chien tranh.hay chia tach tq thanh nhung manh vun. chia tq ra 20 nuoc. nhu vay ta ngang no rui. tu tu chiem luong luong quang. xung hung dong a. danh chiem hoa ha. chinh phat phai bac. kaka. cac bac lanh dao vn k dam vong tuong. em ma lam lanh dao la phai hoach chien luoc 50 danh chiem trung quoc cac bac a.

  23. Ẩn danh said

    Đồng ý với phản hồi 9 ở trên. Cần phân biệt dân tộc và quốc gia. Dân tộc Việt (Kinh) và Hoa khác nhau về nhân chủng, văn hóa, ngôn ngữ. Lịch sử TQ là lịch să bành trướng, thôn tính, đồng hóa các quốc gia, dân tộc khác của người Hoa Hạ. Trước thiên kỉ I trước CN (thời Hạ, Thương) người Hoa Hạ chỉ khu trú ở lưu vực sông Hoàng Hà. Từ thời Chu đến Tần, Hán, người Hoa Hạ bành trướng, xâm chiếm, đồng hóa các nhà nước – tộc người phương nam: nhà nước Sở, Ngô (tổ tiên người Hmông – Dao, nhà nước Việt (tổ tiên người Tai-Kadai). Tần Thủy Hoàng xâm chiếm Lĩnh Nam (các tỉnh nam TQ ngày nay và Hải nam). Cương vực TQ giữ từ 221 trước CN đến 1949 (sau CN) thì được mở rộng nhờ công banh trướng, xâm lược của Mao Trạch Đông: chiếm đoạt Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng. Đó là lịch sử TQ. Còn lịch sử VN là lịch sử quy tụ, đoàn kết các tộc người phương nam mà hạt nhân là người Việt (Kinh), trước sự bành trướng của người Hoa Hạ phương bắc. Đó là sự thật lịch sử. Chỉ có bọn người bị u mê bởi tư tưởng Đại Hán mới không nhận ra, hoặc cố tình xuyên tạc

  24. Thu Hanoi said

    DOWN WITH CHINESE INVADERS!….DA DAO QUAN XAM LUOC TRUNG QUOC1!… LONG LIVE VIETNAMESE NATION!….DAN TOC VIET NAM MUON NAM!….

  25. Đang uống trà chiều said

    Thắc mắc

    Gửi anh Ba Sàm và bạn đọc

    Lâu lắm rồi tôi có đọc một tài liệu không nhớ tên, các nhà di truyền học khi tìm hiểu nguồn gốc của người Hán (chiếm 92 % dân số Trung Quốc) bằng phân tích AND cho biết một dấu hiệu DNA phổ biến ở người Hán là nhiểm sắc thể Y haplogroup O3.

    Haplogroup O3 là hậu duệ hay còn gọi là một nhánh của haplogroup O và là em của Haplogroup O1, Haplogroup O2. Có nhóm nhà di truyền học cho rằng Haplogroup O3 xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc khoảng 10.000 năm trước, trong khi những nhóm khác thì cho rằng nó có nguồn gốc trong khu vực Đông Nam Á cách đây khoảng 25,000-35,000 năm. Nhiểm sắc thể Y haplogroup O3 phân phối chủ yếu trong dân số người Hán.

    Trong khi đó, trong di truyền học của con người, Haplogroup O là cha đẻ của Haplogroup O1, 02, 03. Các nhà khoa học cũng khẵng định Haplogroup O là độc quyền của dân chúng Đông Nam Á, còn không tìm thấy ở đâu nữa. Còn lớp con cháu Haplogroup O1, 02, 03 rồi 01a,… 03b … thì chia ra khắp Châu Á.

    Suy ra từ đó mới thấy người Đông Nam Á là cha mẹ của người Hán rồi. Người Hán cứ đòi, đói cướp gia tài của cha mẹ mình, thậtt là đứa con bết hiếu bất hiếu!. Cái AND đó là bằng chứng đời đời kiếp kiếp không trốn đi đâu được. Quả là mấy ngài học “giả” của cái Viện gì đó “giỏi” thiết!”

    Các nhà khoa học quốc tế nói vậy đó, nhưng không biết có đúng vậy không? Vậy nên mới nhờ anh Ba Sàm cũng như bà con mình có quen ai là nhà di truyền học thì nhờ giúp giải đáp dùm.

    Thành thật cảm ơn

  26. thichnoi said

    Bọn bành trướng Trung Hoa đang tiến hành chiến tranh tâm lý trước khi tân công VN. Hãy cảnh giác!

  27. Diembaoquocte said

    Xem hoi sau se ro Trung QUOC la AI?:

    Khi các nước Tây phương vận động thế giới can thiệp vì lý do nhân đạo để ngăn ngừa việc dân chúng bị tàn sát, Trung Quốc vẫn tiếp tục hợp tác với Tripoli và thực tế còn cản trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ban hành nghị quyết về hồ sơ này.
    ……..
    Trung Quốc dùng lá phiếu phủ quyết để cản trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Y hệt như vậy, Bắc Kinh sẽ bảo vệ đến cùng các chế độ độc tài ở Miến Điện hay Iran cũng vì sự toa rập cố hữu với tội ác, cho đến khi lại bẽn lẽn trở mặt.
    …..
    một phạm trù là “Đồng thuận Bắc Kinh” khi Trung Quốc giao hảo và thậm chí còn viện trợ cho các chế độ độc tài mà không đặt điều kiện gì về môi sinh, nhân quyền hoặc điều kiện lao động của người dân bản xứ.

    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/prc-reentering-libya-vh-08242011160844.html

  28. Đời cha ăn mặn đời con khát nước các bác ơi , lịch sử nghìn năm của dân tộc là 1 tấm lụa thấm đầy máu nước mắt và cả sự ô nhục , thế kỉ 21 con cháu Việt Nam gác lại quá khứ tiến tới tương lai với tuyên ngôn : Dân tộc VN là một đất nước VN là một Hoàng Sa ,Trường Sa , ải Nam Quan thuộc VN ,không một tổ chức cá nhân nào có quyền cướp hay bán một tấc đất lãnh thổ VN .
    Lịch sử dân tộc cho thấy chính bọn cầm quyền đã biến VN trở nên yếu đuối .

  29. Ẩn danh said

    Đánh cho để tóc dài, đánh cho nhuộm răng đen, đánh để thu hồi đất đai của tổ tiên đến tận bờ nam sông Dương Tử.

  30. Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam

    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.

    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TuongQuanQuanSu&obj=97bc9d29-e3b3-4de6-8b24-cd767eb6d68a

  31. Tìm thấy thêm một bản văn tế lính Hoàng Sa-Trường Sa

    Thêm một bài văn tế Khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) được Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi tìm thấy trong đất liền.

    Chiều 24/8, tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết ông vừa tìm thấy thêm một bài văn tế Khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa do một gia đình họ Diệp ở thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) lưu truyền suốt gần 200 năm qua.

    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TuLieuLichSu&obj=d64ecbae-bc08-4c54-bcc6-25b2d1479f83

  32. Ẩn danh said

    Bọn học giả Tàu bị u mê bởi tư tưởng Đại Hán nên không nhận ra được sự thực lịch sử quan hệ VN và TQ. Những điều chúng viết ra không có gì mới, từ nghìn năm trước các sử gia Tàu mang nặng tư tưởng Đại Hán đã viết như thế. Đã ở thế kỉ XXI, nhưng bọn “sử gia” Tàu (làm việc tại các viện Mác-Lê của chúng) không tiếp cận được những phát hiện mới , tư liệu mới , quan niệm mới của các nhà sử học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học… VN và quốc tế. Thế mới biết cái nguy hại của chủ nghĩa Đại Hán: nó làm u mê cả một quốc gia có hơn tỉ người, làm cho bọn người tự coi là “Nho sĩ” trở nên ngu muội, cố chấp. Và vì vậy, từ máy nghìn năm trước cho đến nay, lịch sử TQ là lịch sử ăn thịt người: khi TQ suy yếu thì cha ăn thịt con, anh em ăn thịt nhau, khi mạnh thì cùng vào hùa theo tư tưởng Đại Hán đi ăn thịt các dân tộc khác.

  33. Ẩn danh said

    Lịch sử Mông Cổ cũng là lịch sử TQ và lịch sử VN cũng là lịch sử TQ. Đó là 1 sự ngụy biện về văn hóa để hòng sáp nhập lãnh thổ nước khác

  34. tuan said

    tại sao Việt Nam cũng không vẽ một đường lưỡi trâu, đề lên đường lưỡi bò nhỉ!

  35. Người Việt said

    về vấn đề nghiên cứu lịch sử VN và TQ các Bác vào trang web sau tham khảo.
    http://www.huvu.tk/

  36. 298 Loạt bài về câu chuyện…
    Tôi không thể đọc được hết bài viết này vì rất bcj mình thấy: Sách nghiên cứu của TQ ngộ nhận, lấn lướt, lập lờ đánh lận con đen, kể công, kể lênh, muốn “đánh Mỹ tới người VN cuối cùng”. Nói đơn giản muốn người VN hy sinh hết cho cuộc K/C chống Mỹ để nhường đất nước cho họ. Đúng không nào??Định lập lờ lấp liếm đánh lừa được L Đ chứ không lừa được những nhà khoa học và dân chúng đâu! Thôi cái luận điệu xảo trá, thâm hiểm ấy đi!

    • Người Dân Quảng Nam said

      Đây là âm mưu thâm hiểm tàn độc của Tàu Cộng, chúng đã từng tuyên bố là: “Đánh Mỹ cho tới người Việt Nam cuối cùng”; Và chúng tiếp tục dùng sách lược: “Dùng người Khmer giết người Khmer” qua việc ra lệnh cho bọn tay sai Polpot diệt chủng chính dân tộc mình để đưa cố vấn TQ và dân của chúng tràn ngập đất nước Cam-pu-chia. Hơn 2 triệu người dân Khmer chết vì bị sát hải, đói khát, lao động khổ sai là do âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền TQ. Nếu quân đội VN không kịp thời đưa quân qua giải phóng đất nước Chùa Tháp, tiêu diệt hơn 10.000 cố vấn quân sự TQ và bắt làm tù binh nhiều tên, thì có lẽ giờ đây đất nước Cam-pu-chia đã trở thành một tỉnh phương nam của “Mẫu quốc Trung Hoa” rồi. Chúng viện trợ cho chúng ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ mà thực chất là muốn chúng ta làm bình phong cho chúng như Bắc Hàn mà thôi

  37. nemo said

    “Tao thà làm quỷ Nước Nam chứ không thèm làm vương Đất Bắc” . Câu này của ai nhỉ ? Mấy bác lãnh đạo VN?

  38. qx said

    Kính gởi toàn thể các học giả người Hoa trên khắp thế giới:

    Tôi, một người Việt Nam, tin rằng thể diện dân tộc và nền văn hóa của quí vị không thể nào để bị tàn phá bởi những trí thức quốc doanh phục vụ chính trị – những kẻ bất chấp các giá trị đạo đức làm người căn bản, bất chấp giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu và viết lách.

    Một dân tộc có văn hóa không phải là dân tộc có thành phần trí thức cả đời chú trọng vào khinh mạn lân bang, xuyên tạc lịch sử nước khác, mạ lị dân tộc khác, và quá quắt hơn là gây ra sự hồ nghi bản sắc, gốc gác và sự tồn tại của dân tộc khác.

    Rất tiếc, những gì các ngài Tôn Hồng Niên, Vu Hướng Đông, Lộc Đức An, Vương Sâm, Su Hao, Vương Hàn Lĩnh, và các vị khác đã và đang làm, thực sự đánh mất sự tôn trọng từ thế giới bên ngoài vốn có với dân tộc quí vị. Các ngài ấy đang tạo nên cái nhìn một Trung Quốc vô văn hóa.

    Tôi tin là các quí vị học giả người Hoa khắp thế giới sẽ sớm lên tiếng, sớm có các công trình nghiên cứu hữu ích cho dân tộc quí vị mà không cần phải hạ nhục dân tộc khác, và tôn vinh giá trị chung sống của cộng đồng các dân tộc láng giềng, khu vực, và thế giới.

    Kính gởi,

    Một Người Việt Nam

    • thanhbinh said

      Cảm ơn, tôi nhất trí với bác.

    • Người Dân Quảng Nam said

      Chúng ta đã từng nghe người phương Tây bình phẩm thế nào về người TQ chưa? ĐÔNG Á BỆNH PHU là từ khinh miệt dành cho dân tộc Hoa Hạ đó. Hiện nay, chúng đi đâu cũng làm hàng gian, hàng giả kém phẩm chất từ thực phẩm, quần áo, đồ dùng,..đều chứa chất gây độc hại cho người dùng mà chúng vẫn thản nhiên theo kiểu: “Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”. Nếu chúng ta thử so sánh người TQ và dân tộc Nhật Bản thì sẽ có ngay câu trả lời

  39. Hội Chữ V said

    Thằng cha viết bài số I nói bậy nói bạ ngay từ câu mở đầu. Hắn viết ” Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có truyền thuyết giống nhau về “Hậu duệ của Rồng” và “con Rồng cháu Tiên”, mà lịch sử Việt Nam còn liên quan chặt chẽ với Trung Quốc, văn hoá và chế độ của Việt Nam cũng gần gũi và thông dòng chảy với Trung Quốc, đến hai chữ “Việt Nam” cũng do Hoàng đế Gia Khánh xác định, …”
    Thực tế ai cũng biết câu chuyện “con Rồng cháu Tiên” là một sản phẩm hư cấu, mang tính thần thoại được phổ biến từ ngàn xưa ở các cộng đồng các bộ lạc Bách Việt, vốn cư trú trên một vùng đất rộng lớn trải dài từ bờ phía Nam sông Dương tử (lưỡng Quảng) đến hết vùng Hoan Ái (địa phận Thanh, Nghệ, Tĩnh ngày nay). Về sau nhà Tần diệt tộc Nam Việt rồi nhập vùng Lưỡng Quảng vào bản đồ Trung Hoa. Thế mà hắn lại nhận vơ truyền thuyết này như là một khởi nguồn từ TQ. Ngụy biện.

  40. Trần Tự Do said

    Những học giả của TQ viết VN từng là quận huyện của TQ trong quá khứ ( trước thời Hùng Vương) thì cũng đúng, cũng phải thừa nhận từ thời nhà Đinh ( năm 968) về sau thì VN và TQ là hai nước độc lập. Việc các vua của VN lên ngôi thường sang TQ xin phong vương và cống lạp, nhưng VN cũng nhận lại quà cáp, mà tính tổng thể là tương đương, nhưng hai quốc gia VN và TQ cơ bản là độc lập, đó chỉ là quan hệ mang tính ngoại giao hữu hảo giữa hai quốc gia…cũng không có gì sai. Điều đó đã khảng định Việt Nam là quốc gia độc lập ít nhất là hơn 1000 năm lịch sử ( từ năm 968 đến nay) tức là có lịch sử dài hơn nhiều nước như Mỹ, Brazin, Mexico, v,v…

    Việc TQ là nước đầu tiên công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, rồi viện trợ cho VN chống Pháp, chống Mỹ từ năm 1950 cũng đúng. Nhưng họ không nói cho rõ là khi đó là hai nước VNDCH và CHNDTH ( CSTQ ) cùng một ý thức hệ, cùng một phe để chống lại phe bên kia gồm: THDQ (của Tưởng GT ), Đế Quốc Việt Nam của Bảo Đại ( sau này là VNCH của Diệm, Thiệu) và các nước tư bản là Pháp và Mỹ… Đó là cuộc chiến ý thực hệ lẫn với cuộc chiến giành độc lập và nội chiến của VN, TQ, người dân VN là nạn nhân, dân TQ cũng là nạn nhân.
    Khi đó TQ muốn đẩy VN ra tuyến đầu cùng Bắc Triều Tiên đỡ đạn cho CHNDTH, đẩy mâu thuẫn giữa hai phe và mâu thuẫn trong nội bộ CHNDTH cho VN và Triều Tiên gánh chịu.
    Viện trợ cho VN thời đó là vì mục tiêu chiến lược của CSTQ : nhằm bảo vệ cho TQ, nhằm chia rẽ VN làm hai miền đánh nhau, cho xương máu người VN phải đổ, TQ muốn chia rẽ vĩnh viễn VN làm suy yếu VN như Triều Tiên hiện nay.
    TQ đã lợi dụng cuộc chiến VN làm suy yếu VN để chiếm Hoàng Sa, một phần Trường SA, biển Đông và truyền bá tư tưởng lệ thuộc vào TQ cho người VN.
    Khi không áp đặt được ý đồ chiến lược thì kích động Pôn- Pốt xâm lấn tây nam VN, giết hại người VN, mở chiến tranh xâm lược phía bắc năm 1979 đến 1989….

    Khi học giả TQ khảng định Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông là của TQ, họ chỉ nói theo cảm tính, không đưa ra được căn cứ lịch sử, luật pháp và thực tế chiếm hữu một cách rõ ràng hợp luật pháp quốc tế. Điều đó chỉ thể hiện dã tâm của thế lực hiếu chiến, kích động tư tưởng đại đế quốc Trung Hoa cho người TQ và chính quyền TQ.

    Các học giả Việt Nam cần phải lên tiếng đáp trả.

    • Hội Chữ V said

      Chán bác Tự Do này quá (đặt ??? cho cái tên của bác)
      Trước thời Hùng Vương thì làm gì ở đâu có nhà nước? Lúc đó thì tụi thủy tổ của Tàu khựa mới đứt cái đuôi khỉ và đang học cách đi bằng hai chân thôi bác ạ.
      Đến thời các vua Hùng của nhà nước Văn Lang thì ta hoàn toàn độc lập với tàu. Nói là nói vậy chứ Văn Lang cũng chỉ là một nhà nước nặng tính truyền thuyết cũng giống như mấy nhà Hạ, nhà Thương bên Tàu.
      Nhà nước kế tiếp là Âu Lạc vẫn hoàn toàn độc lập và chỉ sát nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà vào cuối thế kỷ thứ III trước CN, bắt đầu giai đoạn Bắc thuộc.
      Điều đáng tự hào và là một bằng chứng rõ ràng về tính độc lập tự chủ của VN, đó là trải qua 3 kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, giặc Tàu đã dùng đủ kế sách thâm hiểm nhưng vẫn không thể đồng hóa được dân ta. Dân ta vẫn nói tiếng ta, vẫn gìn giữ phong hóa nước Nam. Trong khi rất nhiều chủng tộc khác đã hoàn toàn đồng hóa thành Hán tộc theo nhiều cách khác nhau, cưỡng bức như Mân Việt, Nam Việt hay tự nguyện như người Mãn, hay đang trên đường Hán hóa cưỡng bức như người Tạng, người Ngô Duy Nhĩ, thì người Việt ta vẫn ngạo nghễ là một tộc người độc lập.
      nhưng than ôi, niềm tự hào đó xem ra sắp thành quá khứ mất rồi. Mới có mấy chục năm mà người ta tàn phá gần như tan hoang cái hào khí của 4000 năm lịch sử kiêu hùng. Nhanh vậy sao, dễ vậy sao?
      Không, không bao giờ các bạn ơi.
      Còn Việt Nam…
      Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùùùng!!!!
      Mời các bạn nghe bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ để hâm nóng lại bầu máu Việt của chúng ta
      http://mp3.zing.vn/bai-hat/Viet-Nam-que-huong-ngao-nghe-Top-ca/IW6WAA0D.html

  41. Văn Hiền said

    Tôi thấy THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ này xôm tụ, nhiều “độc giả”. Kiến nghị tòa soạn :
    – tích hợp bộ gõ tiếng Việt,
    – cho phép độc giả ma-ket bài viết của họ ( format : đậm, nghiêng, hightLight, …) để diễn đạt mạnh, tốt hơn.

    Còn những kẻ bồi bút, Trung Quốc, Việt Nam, .. nơi nào chẳng có. Trong cộng đồng người Việt có người Kinh,người Chăm, người Hoa, … ( chưa phân tích người Hoa gốc : Hoa Bắc, Hoa Nam, Mãn Thanh, … ); trong cộng đồng ở Trung Quốc đương nhiên có người Việt.

    Người Hán cổ, xa tít nơi phương Bắc có ruộng đâu mà dạy dân ta làm lúa nước. Tiếng Việt phân biệt bò với trâu, còn Trung Quốc gọi chung là “ngưu”.

    Kính.

  42. Ẩn danh said

    Chính quyền CHND Trung Hoa đã công khai dùng bản đồ chủ quyền của chính thể trước đó (và cũng là đối thủ) là Cộng hòa Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch để đòi 80% Biển Đông

    Nhưng tại sao không thấy Chính quyền CHXHCN Việt Nam dùng các tuyên bố chủ quyền của các chính thể trước (và cũng từng là đối thủ) như của Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa để phản bác lại

    Phải chăng sự thù hằn ý thức hệ với những người cùng dòng máu với mình của lãnh đạo Cộng sản VN hiện nay còn cao hơn cả lãnh đạo Cộng sản TQ???

    • Văn Hiền said

      Hoan hô.

      Người Hán đô hộ người Việt 1000 năm, cướp của giết người. Họ muốn chúng ta bị đồng hóa, chúng ta có quyền học họ, cái chúng ta cần (, khác với bị đồng hóa ).

      Cũng như người Hán học người Việt ( không phải dùng Lễ mà dùng Binh )

  43. Men Nồng Và Ẩm Thực (Ấn phẩm xuất bản và trang điện tử http://www.mennongvaamthuc.vn)
    Trang báo điện tử “Men Nồng Và Ẩm Thực” http://www.mennongvaamthuc.vn

    Song Tiến Media Co.,Ltd
    • Sản xuất film quảng cáo, film TGT doanh nghiệp, chuyên nghiệp, với chi phí thấp
    • Tổ chức sự kiện, Event chuyên nghiệp, hiệu quả với chi phí thấp.
    • Booking TVC trên các Đài truyền hình với mức giảm giá tốt, là Agency chiến lượt của các Đài truyền hình.
     Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ một cách tốt nhất, chuyên nghiệp nhất.
    (84-8) 3511 2876

    • Ẩn danh said

      Sai chỗ rồi bạn hiền.

    • Ẩn danh said

      Trang anhbasam ngày càng có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng mạng, đến như mấy chú này cũng nhảy vô đây quảng cáo, hihihi

  44. […] LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM (Blog ABS) – Trong bối cảnh đang có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông, tạp chí “Tri thức thế giới” dưới quyền chủ quản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 14 ra ngày 16/07/2011 có loạt bài viết trong một chủ đề lớn: “Việt Nam – Câu chuyện không thể không nói”, đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai nước từ thời truyền thuyết, qua các thời kỳ lịch sử đầy biến số cho đến hiện trạng quan hệ như đang diễn ra ngày nay. […]

  45. Ẩn danh said

    Tiên sư bọn Trung Quốc, bịa đặt, vu cáo, hách dịch…

  46. hai lua said

    Đọc không hết toàn bài vì muốn ói.

  47. Nguyễn Ái Việt said

    Singapore có đến 85% dân số là người gốc Trung quốc nhưng họ có coi họ là người Trung quốc đâu, họ tự hào coi họ là người Singapore .

  48. Người giá said

    Là người ít học như tui không bình luận được nhiều được về loạt bài này, để các nhà nhân chủng học, khảo cổ học, Việt Nam học nói. Hồi nhỏ tui học, cô giáo tui nói rằng người Việt mình mắt có 2 mí nên mở to hơn, nhìn thấu tâm can của mọi người hơn. Cô giáo tôi cũng giải thích gì gì đó nhiều lắm. Nào là về nhân chủng học thì bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa gì đó và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai và dân tộc Việt thuộc chủng cổ Mã Lai. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương (Việt, Lào, Campuchia) lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây giáp tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines. Nên từ lãnh thổ của nước ta xưa kia mở rộng tới bờ nam sông Dương Tử bên Tàu và tính từ chổ bờ sông này này đều là gốc người Việt ta.

    Cô lại nói đến cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây), từ sông Dương Tử trở xuống, chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống nên hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (gồm người Hán, Hàn, Nhật, một mí). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á. Chủng Đại chủng Á xuất phát dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương nên người Tàu gốc Tân cương.

    Cô giáo tui cũng nói sau đó người bờ nam Dương tử chia tách tùm lum sinh ra nhiều dân tộc thường gọi là Bách Việt, nhưng gốc gác vẫn từ Đông Dương mà ra. Cô giáo tui nói nền văn minh Đông Nam Á cổ đại có mặt từ rất sớm, khoảng 15.000 trước Công nguyên. Khi đó người Việt ta biết trồng lúa nước, làm gốm, sống định cư. Cô giáo tui dẫn chứng khảo cổ học gì đó nói rằng dấu viết của hạt lúa và công cụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta cách đây 10 ngàn năm có trước dấu vết hạt lúa phát hiện ở sông Dương tử là 5 ngàn năm, tức là người Việt mang nghề trồng lúa qua Trung Quốc sau 5 ngàn năm. Còn bên người Tàu có gốc gác từ Tây Tạng lai với người Đông Nam A nên họ chỉ biết chăn nuôi, sông du mục nên văn hóa hai miền bắc nam cũng khác. Vì sống du mục, ăn bám vào tài nguyên, không biết cách “tái sản xuất” nên hay đi cướp bóc, chiếm đoạt hết nơi này đến nơi khác. Đến khi hết tài nguyên họ ăn thịt đồng loại nên mới có tục ắn thị người còn cho đến ngày nay (không tin lên mạng “sợt” là biết liền). Tư tưởng đại Hán cũng vì vậy mà theo cái GEN “di truyền đến ngày nay. Người Đông Nam Á ta trồng lúa nước, làm nông nghiệp nên thế giới này có một nền văn minh gọi là văn minh lúa nước, người dân Việt sống định cư nên biết tình làng nghĩa xóm hơn, biết gìn giữ, chăm lo cho cánh đồng, mảnh vườn vì vậy là lòng yêu quê hướng đất nước nồng nàn, mãnh liệt. Cũng vì vậy mà bao nhiêu cuộc “đi ngược về phương Nam” của người phương Bắc bị chặn đứng.

    Thôi nói nhiều quá kẻo các bạn đọc của ABS kiện thì mất mặt lắm.

    • khách said

      Cô vẫn cho em mười điểm như khi chấm bài của em ngày nào!

  49. saigonbn said

    Sông núi nước Nam, Vua nam ở
    Đành rành định phận ở sách trời.
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
    Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.

  50. […] 298. LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT N… […]

  51. Nobita said

    Đọc bài mấy chú viết anh thấy xuôi tai quá! Anh biết ý mấy chú rồi, muốn đồng hóa anh cho đồng hóa, muốn “gần đèn” cho sáng? anh ok! Và anh sẽ lãnh đạo nước Việt Nam to lớn của chúng ta tiến xa CNXH.

  52. Việt Quốc Huy said

    Làm sao để cho nhiều người biết về âm mưu thủ đoạn này của TQ. Bản thân tôi đã nói chuyện này với người thân, gia đình, bạn bè, kết quả nhận được thật đau lòng.
    Khi tôi hỏi:” TQ sắp chiếm nước mình, bạn nghĩ sao?”
    1) Bạn H.T.T.N:”người TQ cũng tốt mà”. “!!!”
    2) Bạn L.H.P:” Tao không quan tâm, tao làm ở Viettel không nói chuyện chính trị”. “???”
    3) Bạn V.T.T:”Đánh thì đánh, mà chừng nào? năm tới tao mới được vô biên chế BV. Nhi Đồng(trên đường Nguyễn Du, Q1, TpHCM)”
    4) Bạn V.T.B.T:”Đừng lo, ai sao mình vậy!”

    nói với gia đình:
    1)Bố( ĐV Đcs): “đừng có nói bậy, mày thoi coi mấy cái “Đài địch” tuyên truyền phản động”
    2)Mẹ(Vô sản nòi): “con bớt bớt cái miệng lại, cái miệng nó hại cái thân, biết nhiều cũng chết, biết ít cũng chết, biết vừa thôi.”
    3)anh(CAND): không có đâu tụi anh đâu nghe cấp trên nói gì, chỉ có nói tụi phản đông xuyên tạc.
    3)em( thanh niên Cs, phó bí thư đoàng Trường THPT):”Anh nói làm sao? sao nhà nước đâu có nói vậy, tụi em còn đang học tập và làm theo tấm gương…, thi đua yêu nước…..sống và làm vịệc theo pháp luật……!!!!!”

    Bây giờ tôi phải làm sao?

    • nemo said

      Ra ngoài thuê nhà trọ ở cho nhẹ cái đầu chú ạ . Trong nhà chú toàn người khó đào tạo .

      • thuynguyen said

        hahaha…nếu vậy thì nhà trọ phen này phát tài rồi bác ạ…bởi vì có một thực tế đáng buồn ,một tình trạng đáng buồn như bạn VQH đã phản ánh.tôi chỉ là một người làm kinh doanh bình thường,thấy bất bình vì tq,và sự né tránh theo kiểu nói NƯỚC LẠ,TÀU NƯỚC LẠ- thì tôi xuống đường biểu tình.
        Cho nên tôi nghĩ đơn giản thế này:
        đại đa số là chỉ trông chừng( nồi cơm )của nhà ,càng nồi cơm to thì càng phải trông.một số thì dửng dưng ,mũ ni che tai.nhóm này (nồi cơm) vừa vừa.còn nhóm (nồi cơm )ít thì lo đi kiếm.trong mỗi nhóm đều có một số có tinh thần hoạt động xã hội,có ý thức hơn ,có nhiều chân giá trị cao cả hơn.tôi có thể lấy ví dụ :đại biểu quốc hội : Dương Trung Quốc,Nguyễn Minh Thuyết,Ông Cuông,và một số đb nữa.ở các lĩnh vực khác nữa đều có,trong đó những người xuống đường cũng là ví dụ sống động

  53. Xoong Thủng Chảo Thủng Lung Tung Thủng said

    Anh BA TÀU phân tích nghe sướng cái lỗ rún. hu hu.

    1. Truyền thuýet cũng như chính sử của trung quốc cũng do đời sau ghi lại theo quan điểm cua giai cấp hủ nho. Chính sử của trung quốc có ít giá trị khoa học vì cách chép sử của người trung quốc không khoa học. Ngay cả dưới triều đạ đảng cộng sản trung uốc cách chép sử cũ rất bố láo. điều này ai cũng biết, không cần phân tích thêm

    2. Trung quốc giúp đỡ VIỆT NAM chống Pháp và chống Mỹ
    Ngoài giúp đỡ việt nam, trung quốc còn giúp rất nhiều nước khác trên thế giới:
    – giúp PÔN POT diệt chủng dân tộc CAM PHU CHIA
    – Giúp BẮC TRIỀU TIÊN, sau 60 năm được trung quốc giúp đỡ, BẮC TRIỀU TIÊN đã quay lại thời kỳ ăn lông ở lỗ.

    nói sơ sơ vậy là đủ, bởi ai cũng hiểu sự ” giúp đỡ” chí tình của BA TÀU.

    • nemo said

      Tiên sư bố nó năm 1978 nó đòi trả hết nợ không thì nó đánh . Đoàn xe vận chuyển gạo xếp hàng dài từ bắc ninh lên tận bắc giang vẫn chưa hết để trả nợ cho nó . Trong khi năm 1978 dân ta đói như thế nào ai cũng biết . Mả cha nó im cái mồm thối tha đi!

  54. […] VIỆT NAM Posted on Tháng Tám 24, 2011 by bahaidao THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Posted by 298.Basamnews on 25.08.2011 Đôi lời: Nhiều quan điểm phía Trung Quốc nêu ra trong bài này không […]

  55. vominh271 said

    Điều đáng kinh tởm nhất là đối với nhà cầm quyền Trung quốc qua các triều đại đều có một sự nhất thống với nhau là tìm mọi cách thâu tóm nước Việt nam ta vào trong tay họ. Dân Việt bao đời nay đều chịu nạn binh đao từ giặc phía Bắc. Đã có lúc chúng ta phải chịu 1000 năm họ đô hộ. Song dân tộc Việt mãi mãi là dân tộc Việt, nhân dân ta đã kiên cường không bao giờ bị đồng hóa, không bao giờ chịu khuất phục và đã đứng lên chiến đấu để bảo vệ giống nòi và giang sơn Tổ quốc mình. Ngay như trong thế kỷ 20 này, khi biết chúng ta giải phóng Điện Biên Phủ là bước kết thúc 80 năm đô hộ của thực dân Pháp tiến tới độc lập xây dựng một Việt nam hùng mạnh. Trung quốc rất lo sợ điều này đã bán đứng trên đầu chúng ta bằng hiệp điịnh Giơ ne vơ, chia cắt dất nước ta dể phân hóa sức mạnh của Dân tộc ta. Đưa chung ta vào cảnh huynh đệ tương tàn. Mặt khác chúng dồn ép cũng như do ảnh hưởng cùng ý thức hệ ngờ nghệch đã làm cuộc Cải cachs ruộng đất, nhằm tiêu diệt những con người tiên tiến của dân tộc để đưa những con người ít học lên làm lãnh đạo, ngu hóa Dân tộc ta (Như sau này họ đã ngu hóa Dân tộc Campuchia dựng lên chế độ Pon pot). Họ đã chí đất nước ta lam hai, rồi cung cấp vũ khí quân trang, quân dụng để chúng ta đánh nhau nối lại hai miền thống nhất Tổ quốc. Nhân dân Việt nam ta đã mất đi không biết bao triệu người, vật chất sức lực trí tuệ cho cuộc chiến tranh này. Ngoài ra chưa tính đến di họa chiến tranh vẫn còn chưa hết. Vậy ở đây chịu ƠN hay bị HẠI trong sự “giúp đỡ” này. Phải chăng? do mong muốn thông nhất Tổ quốc mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký vào công hàm năm 1958???
    Khi đất nước được Thống nhất chính quyền Bắc kinh đã hậu thuẫn cho chính quyền Pôn Pốt tấn công phá hoại ở biên giới phía nam chúng ta. Biết Pôn Pốt thất bại khi ta tấn công, họ lại mở chiến dịch tấn công sang Việt nam (2/1979) ta ở phía Băc (Quân lính Trung quốc đã vào sâu trong lãnh thổ Việt nam đến 80 Km) đễ cứu nguy cho chính quyền Pôn Pốt.Và mặt trận phía nam, mặt trận phía bắc chúng ta đã thắng. Chúng ta đã đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi mình để tập trung xây xựng kinh tê. Nhưng trong những thời kỳ này đâu được yên. Họ đã tìm mọi cách và nhiều thủ đoạn phá nền kinh tế đang chơm trỗi dậy của đất nước ta.”‘Ngón đòn hiểm ác’ của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng
    Cập nhật lúc 25/07/2011 09:46:00 AM (GMT+7)
    Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc.”
    (Theo giáo dục Việt nam)
    Năm 1974 họ chiếm quần đảo Trường sa. Năm 1988 họ chiếm một số Đảo Trường sa.
    Và bây giờ họ đang tìm mọi cơ hội chiếm tiếp hoàn toàn quần đảo Trường sa của Việt nam mình. Họ là gì đây???

  56. doxuanthanh said

    Rất mong các nhà nghiên cứu Sử Việt nam có những nghiên cứu làm bằng chứng chống lại những lời nói hàm hồ này của học giả Trung quốc
    Cám ơn anhbasam.

  57. Hội Chữ V said

    Mẹ chúng nó!!! Càn Long năm 1790 mà không “hồi tặng” lễ vật nhiều hơn để lấy lòng dân Nam thì vua Quang Trung đánh đến tận Tử Cấm Thành chứ lại. Lũ chó!!!

    • người phố Hội said

      quang Trung không mất sớm, để cho ngài sống thêm 10 năm nữa thì Thằng Mãn Thanh ở đó mà ngồi rung đùi.

      • củ chuối said

        Không biết chừng, có khi hồi đấy bọn Hán nó cho nội gián đầu độc vua Quang Trung nhà mình để phòng hậu họa cũng nên, vì đến bây giờ vẫn chưa có giải thích nào xác đáng về vấn đề này.

        • Nguyễn Văn Phương said

          Đúng thế, ai cũng nghĩ vậy. Hoàng đế Quang Trung rất mưu lược và cảnh giác cao độ ( không lần nào ông sang Trung Quốc khi Càn Long mời, cho người giống hệt ông đóng giả mình đi thay 2 lần, lần 2 TQ ” mời” Hoàng tử của Quang Trung sang nhưng gần biên giới ” đập bệnh” quay về, vì biết chắc sang đó thế nào cũng bị giữ làm con tin). Càn Long cắt 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây tặng Nguyễn Huệ ( vì sợ không tặng thì mất cả nước) và một chiếc áo gấm thêu 7 chữ nghe nói rất khó dịch nghĩa, nhưng sau dùng cách ghép tự thì có nghĩa là:” khi xe gãy trục thì Huệ chết”. Có lẽ Quang Trung bị nhiễm độc từ áo bào này cũng nên!
          Về quân sự thời đó cả thế giới không có bất cứ 1 ông vua, 1 tướng lĩnh nào trên thế giới sánh được Nguyễn Huệ, hồi đó ông giống như Thành Cát Tư Hãn, chỉ khác Thành Cát Tư Hãn là ông chỉ bảo vệ đất nước mình, không đi xâm lược.

  58. N.L.T.Đ said

    Đọc những bài này, cảm giác rất rõ “ý chí xâm lược” của China đối với Việt Nam là ngùn ngụt tự cổ chí kim, xuyên suốt nhất quán, thâm độc dai dẳng, truyền đời truyền kiếp. Người China muốn nhai ngấu nghiến Việt Nam như món thuốc tẩm bổ làm từ xác trẻ sơ sinh. Lỗ Tấn rất vĩ đại khi nói rằng Trung Hoa là dân tộc ăn thịt người. Luận điệu của đám trí thức China trước sau như một là luận điệu phục vụ cho một thế lực muốn ăn thịt người khác bằng mọi giá, kể cả bỏ ra chút máu xương để ăn cho sâu, cho ngon. Không bao giờ tin nổi dân tộc China có thể tiến tới dân chủ văn minh, vì trí thức và lãnh đạo mà vẫn còn man rợ đến vậy trong tư tưởng thì nói gì đến đám đông hỗn loạn khốn khổ của họ.
    Dã tâm, vĩ cuồng, man rợ – đó là bản chất bọn bá quyền Bắc Kinh.

  59. Văn Anh said

    Bành Trướng,Bá Quyền,Đại Hãn…may mà cha ông người Việt ta sáng suốt mạnh dạn thay đổi chữ quốc ngữ chứ không giờ chúng lại lu loa : đấy chữ viết của người Việt xuất xứ từ nước Ngộ nên dân đó,nước đó là của ngộ mất…..

    • an namdan noi said

      bon banh truong bac kinh an noi mot chieu chi neu nhung van de no cho la tot nhung thuc chat giup vn chong de quoc chang qua de bao ve no khi bi cac nuoc tu ban khong che khong gup cung khong xong 2 giup co y do lieu manh la chiem bien dao chiem dat tren bo chiem tai nguyen cua vn vv…giup nhu vay luc chien tranh thi chet thay cho no luc thang loi thi lam tay sai bu nhin mat dat mat nuoc chi co nhung thang viet gian moi mang on no .co tinh kg thay tam dia no ma thoi cho nhung nguoi yeu nuoc va co tri thuc deu nhan rat ro
      cau chuc vn co nhieu nguoi tai som danh tu do doc lap cho dan toc mot ngay rat gan da dao tap doan cstq gia tam

  60. assad said

    anhbasam thân quý!
    Giá mà anh Ba (cố TBT Lê Duẩn) còn sống đến bây giờ thì làm gì có chuyện bọn Tàu dám ăn nói xằng bậy như vậy. anhbasam này! vậy tại sao biểu tình vừa qua không mang ảnh anh Ba mà mang ảnh người mà tàu chẳng sợ gì cả?

    • Đất nước tiến lên said

      có anh Ba liệu đất nước này có được đổi mới hay tiếp tục bao cấp kiểu Triều Tiên. Bao cấp kiểu Triều Tiên có khi lại phụ thuộc vào chúng hơn đấy!!!

      • Ẩn danh said

        Anh Ba có những ấu trĩ và độc đoán của người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến nhưng không phải là không để lại cái gì. Nếu không có điện sông Đà, dầu khí, … của anh Ba thì mấy vị lấy gì để đổi mới ?

      • Tỏa Thược said

        Nó lấy, nó cướp thì ta còn nhận ra nó là kẻ thù. Nó mà lại rở trò cho hậu hĩnh mới đáng sợ, cứ nhìn Bắc Triều Tiên nó làm cho dở sống dở chết không tài nào thoát khỏi nó được, nhìn tiều tiên mà rợn người.không thoát ra được thế chịu ảnh hưởng của nó, thì chưa thoát khỏi họa diệt vong

    • Văn Hiền said

      Lê Duẩn (1907–1986) có sống đến bây giờ thì cũng vậy thôi. Năm 1979 đã xuất bản nhiều sách trắng về Việt – Trung.

      ( Một ý sau nhưng đã bị kiểm duyệt nay không lặp lại )

    • khách said

      Không còn anh Ba Duẩn thì đã có anh Ba Sàm. He he.

    • F 361 said

      Tất nhiên ai cũng già và chết. Phải chi người thừa kế anh Ba có được tinh thần và trí tuệ như Anh!
      Nguyễn Văn Linh quá yếu kém, không có bản lãnh nên bị ĐặngTiểu Bình xỏ mủi, liên tiếp đầu hàng, dần dần gây ra cái tệ bán nước hôm nay.

      F 361

  61. sc said

    Chung ta nhung nguoi VN phai khac sau moi cam thu giac PB , luon san sang chien dau dau va giao duc cac the he con chau canh giac voi giac Tau. Chung no co da tam dong hoa dan toc VN ca ngan nam nay roi nhung khong the lam duoc nhung voi su lua dao cai goi la Y THUC HE cs deu cang , an cuop co the chung thanh cong khi chung da nam thop duoc bon ban nuoc buon dan cua dcs vn ngay nay. To quoc Vn cung co may nam la duoc co tieng Noi rieng ko giong tau, co the tuong noi neu chung ta hien thoi co ngon ngu ‘LUNG TUNG XOANG” giong khua thi dung la bi dong hoa lau roi. Tau muon cuop BIEN DONG cua VN de lam giau va thuc hien mong THIEN TRIEU con VN mat BD thi coi muon doi doi ngheo, mat doc lap – chu quyen va tu do. Vay ma nguoi dan di BT chong tau dang va nn cs lai dan ap vay la sao? Phai day len phong trao doi tra tu do va boi thuong danh du pham gia cho BMH, PB, va anh DUC. Tai sao cac vi nhan sy cac ban be da sat canh cung nhau BT yeu nuoc lai quyen dong chi cua minh. Cs ko the cu bat nhat mai ca dan toc VN the nay duoc hay lam ban yeu cau CQ tra ngay tu do cho nguoi yeu nuoc vo dieu kien hay tiep tuc dau tranh chong su xam luoc cua giac tau. Nhan dan VN ko bao gio chiu lam than phan no le cho giac tau ke ca chien dau toi giot mau cuoi cung. Chung ta hay gianh mau de noi chuyen voi giac tau dung co dung mau de lai co mot cuoc chien HUYNH DE TUONG TAN them nua vi hon nua the ky chung ta da do mau vo ich de den hom nay KO CO GI voi hai ban tay trang va doi ngheo va no le , ko tu do dan quyen. Chung ta quyet ko bi lua doi them nua.. DA DAO GIAC PHUONG BAC, hay cho tinh huu nghi deu cang cua chung may vao sot rac. Chung may ko the lua bip duoc bat cu nguoi VN nao dau. Neu noi cam sung danh chung may thi se co hon 80 tr nguoi dan san sang song mai voi lu bay, bon mat nguoi da thu, long lang da soi tham doc nguy hiem nhat voi ca nhan loai nay.

    • khách said

      Bác viết hay mấy cũng không thể kiên trì đọc hết được. Cố gắng viết tiếng Việt có dấu nhé!

  62. dongphong said

    biet bon han . trong bai viet nay co that co hu de loi cuon va ru ngu nguoi doc cai tham doc cua bon banh truong qua hieu . tu dong minh chien luoc hom nay thi ngay mai ho tro thanh ke thu bao chi vn da tung noi can gi phai phan tich tat ca gi quyen loi dan toc to quoc truoc. khong can ban

  63. Nguỵ ...xưa ! said

    “Anh BA ..tàu !”[chớ hỏng phải BA Sàm ] nổ quá ! Giúp VNDCCH chẳng qua là muốn muợn tốt thí quân bành trướng CNCS Đại Bá ra khắp Đông nam Á ! nhiều tư liệu lịch sử cuộc chiến “huynh đệ tương tàn ” cho thấy nước VN nói chung bị hai thế lực lớn Tư bản -Cộng sản làm nơi “thử vũ khí -và tranh dành ảnh hưởng ! VNCH thất thủ vì Mỹ “đi đêm ” với Trung Cộng ” [ngoại giao bóng bàn -1972tại BK !bỏ rơi VNCH !,và TC an tâm chiếm Hoàng Sa[VNCH] trước sự “An nhiên ” của Đệ thất hạm đội Mỹ ở gần đó !

    Lịchsử Ngàn năm chống đô hộ giặc tàu -nội chiến huynh đệ tương tàn giữa những người VN , đã được chứng minh qua các tư liệu !

    Không một Nước nào ” thương ” nước VN ta cả ,chỉ là “Quyền lợi ” ,vấn đề là Nhà cầm quyền VN phải biết liên kết với các nước “Kình” TC,và “Thật sự ” hoà giãi hận thù với “những người anh em mình ” để tổng hợp sức mạnh thì mới kềm chế được mộng bành trướng của đế quốc TC !

  64. Ba Thanh said

    Trung Quốc họ làm công tác chính trị rất giỏi, kết hơp khéo léo với các hoạt động. Thể hiện tính đồng bộ nhất quán. Còn ta thật là vụng về, lúng túng, nhiều sai phạm, tóm lại một đội ngũ lãnh đạo do mua bán mà có nên mọi công việc không thể ngửi được.

  65. người qua đường said

    Viện nghiên cứu Việt Nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu: 3 tổ chức này trực thuộc nhau như thế nào? Hiểu đúng sẽ giúp người đọc đánh giá được phần nào mức độ đại diện về quan điểm của các tác giả trong loạt bài này.

    Theo cách hiểu trong tiếng Việt thì nhỏ trước, lớn sau; Viện nghiên cứu Việt Nam trực thuộc Học viện Chủ nghĩa Mác, nằm trong Đại học Trịnh Châu.

    Theo cách hiểu về trật tự trong tiếng Hoa, thường lại là lớn trước, nhỏ sau. Đối chiếu vào đây đương nhiên không thể hiểu là Đại học Trịnh Châu trực thuộc Viện nghiên cứu Việt Nam; tuy nhiên còn một cách hiểu thứ ba, đó là:

    Các tác giả này làm việc ở Đại học Trịnh Châu, nhưng đồng thời có chân trong Viện nghiên cứu Việt Nam, trực thuộc Học viện Chủ nghĩa Mác, và Học viện Chủ nghĩa Mác hiểu trong trường hợp này là học viện cấp trung ương, không phải là một học viện nhỏ trong một trường ĐH nhỏ.

    ===========

    Vì bài viết này đã được dịch ra tiếng Việt, rất cần một bài viết phản hồi mà trong đó phải xác nhận, hoặc đính chính, tất cả các thông tin mà bài viết này đưa ra. Nếu không thì chính chúng ta đã tiếp tay cho các tác giả TQ phổ biến quan điểm của họ.

    • cuuchienbinhphiabac said

      Tôi ko phải là nhà nghiên cứu lý luận sử hay chính trị. Nhưng cố gắng lắm tôi cũng chỉ đọc được 3 bài đầu mà thôi, vì những luận điểm đó đã lộ rõ bản chất nước lớn và âm mưu bành trướng đồng hóa người Việt của chính quyền TQ.
      Tôi thấy ý kiến của bạn rất đúng: Cần phải có bài phản hồi của những nhà chuyên môn VN.
      Ở bài viết thứ nhất chúng ta thấy rõ âm mưu thâm độc muốn đồng hóa người Việt chúng ta ( chúng luôn coi nước Việt chỉ là một quận huyện của TQ, chịu các sắc phong nô dịch… Nhưng ko dám nêu hết các cuộc khởi nghĩa cũng như các cuộc chiến oai hùng mà cha ông ta đã làm lên chiến thắng vang dội.) Kiểu này ko thèm chấp!
      Ở bài viết thứ hai toát lên âm mưu bành trướng thô thiển mà ai cũng nhận ra.Đó là âm mưu tung hỏa mù đánh lạc hướng dư luận. Trước đây khi chưa phân định biên giới rõ ràng thì thường xuyên cho người di dời cột mốc để lấn chiếm đất đai của VN. Trên biển thì ai cũng biết : Tranh thủ lúc VN đang đánh Mỹ (và lúc này Mỹ đã phải rút quân) để tiến đánh chiếm quần đảo HS từ tay của chính quyền VNCH. Khi âm thầm thực hiện chiến lược trỗi dậy hòa bình, cảm thấy đã đủ mạnh liền ra tay ép buộc, đe dọa và đòi chiếm hết biển Đông. Vu cáo và khiêu khích VN nhưng lại lớn tiếng bày trò ăn vạ rằng: VN ăn cắp tài nguyên biển của TQ. Ngang nhiên đưa ra yêu sách đường chín đoạn mà cả thề giời phải phản đối. Kiểu này ko thèm nghe!
      Trong bài viết thứ 3 mà tôi cố đọc, họ lại tuyên bố VN vô ơn. Chắc ai cũng thấy người VN luôn biết ” trước sau,phải trái.” Rất nhiều người đã từng là kẻ thù của nhân dân VN trước đây, giờ đến VN họ phải thốt lên rằng ngườ VN thật là đôn hậu,thân thiện. Chúng ta ko quên ơn,nhưng chúng ta sẵn sàng quên thù oán. Còn TQ thì sao? Đến bây giờ họ vẫn chưa quên và chưa hết căm thù nước Nhật. Còn họ giúp ai từ hơn nửa thế kỷ đến bây giờ họ vẫn nhắc và còn đòi ta phải biết cúi đầu. Tôi ko muốn phân tích sâu theo quan điểm của tôi, cái đó để các nhà chuyên môn đã nghiên cứu họ lý luận. Tôi chỉ là một thợ cơ khí ko muốn múa rìu qua mắt thợ. Nhưng dù sao cũng phải nói điều này : Trong giai đoạn lịch sử trươc đây thế giới chia làm hai phe (chắc ai cũng biết). Đây là hai hệ tư tưởng trái ngược dẫn đến nhiều cuộc chiến đẫm máu mà người thiệt hại nhất chính là các dân tộc phải hứng chịu chiến tranh. Lúc đó nói thẳng ra TQ và LX ko viện trợ cũng ko ổn ,vì nếu Mỹ thắng ở VN thì chiến tranh sẽ sang đất TQ. LX cũng vậy, nếu mất đông Âu thì sẽ có chiến tranh trên đất của họ.Họ ko dại gì để điều đó xảy ra. Vì vậy ai cũng hiểu tại sao có các khoản viện trợ. Nhưng LX hay các nước Đông Âu khác họ ko kể nể và lấy đó làm áp lực cho những nước đã nhận viện trợ đến tận bây giờ. Còn chuyện máu người TQ đã đổ tại VN: Đâu chỉ có người TQ ,còn rất nhiều người của các dân tộc khác và máu người VN cũng đã đổ trên các chiến trường TQ, trong cuộc vạn lý trường chinh như chính người TQ đã nói ra.
      Nên thôi chẳng cần nói thì ai cũng biết TQ đang muốn gì, chỉ có các nhà sử học, chinh trị học của VN có nói ra ko hay sợ ảnh hưởng công tác đối ngoại…!!! Chẳng thèm bàn!

  66. alexdel80@yahoo.com said

    Đọc bài viết đã biết là Trung Quốc rồi. Không thể chấp nhận được. Sao có thể đăng bài này ABS?

    Editor: Không đăng thì làm sao ta biết giới học giả TQ nghĩ gì, hả bác? Không đăng thì làm sao ta biết để phản bác lại quan điểm của họ? Tôi nghĩ, cần đăng để nhiều người chưa biết, sẽ biết thêm về “bạn 16 chữ vàng” của ta như thế nào.

    • hanoian said

      muốn thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ chân tơ kẽ tóc của nó. Ghét nó mà nhắm mắt đánh nhau (hoặc cãi nhau, kiện nhau…) không hiểu tí gì về nó thì có cơ thắng không?

      • nguyễn văn vui said

        Nghean

        Cần nhìn nhận một thực tế là giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc rất thống nhất nhận thức với giới cầm quyền về các vấn đề lãnh thổ. Họ không ngại uốn con ngòi bút để biện luận cho chủ nghĩa đại hán và dã tâm của mình. Không phủ nhận những giúp đỡ cực kỳ to lớn của Trung Quốc cũng như Liên Xô trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước, song những giúp đỡ đó không hoàn toàn xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản, anh em mà có động cơ riêng của họ. Chúng ta đã phải trả giá đắt cho điều này khi giải phóng miền Nam ngoài mong đợi và âm mưu của Trung Quốc.
        Ngày hôm nay, bất chấp những chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế, giới sử học Trung Quốc không ngại phụ họa cho “lưỡi bò” kỳ dị xuất mà Tưởng Giới Thạch vẽ ra trong những ngày tàn lụi của Quốc dân đảng tại đại lục, muốn sở hữu Biển Đông làm tài sản riêng để đương đầu với chính đại lục.
        Ở phía chúng ta, để đương đầu thủ đoạn từ những luận điệu tuyên truyền bài bản đến những hành động gây hấn trên thực tế, quyết tâm đoàn kết và thống nhất, có chiến lược toàn diện và cụ thể cần thể hiện
        rõ hơn bao giờ hết. Riêng đối với giới sử học và nghiên cứu biển Đông, họ không chỉ có nhiệm vụ khẳng định niềm tin về chủ quyền của chúng ta ở Biển Đồng mà còn có trách nhiệm đưa khẳng định mạnh mẽ đó đến cộng đồng quốc tế, điều mà giới sử học và nghiên cứu của Trung Quốc đã có chiến lược và làm rất mạnh trong nhiều năm qua.

    • khách said

      Chúng ta hiểu bản chất Đại Hán của TQ, vậy họ có hiểu về VN ta không?

      Chắc chắn là có. Họ biết rằng trong một dân tộc dù anh hùng, bất khuất ngàn đời như VN, bao giờ cũng có một số ít những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân sẵn sàng làm tai sai cho họ, bán rẻ Tổ quốc cầu vinh.

      Vì vậy họ rất ham và vẫn lao theo hướng ấy để thỏa mãn mộng bành trướng Đại Hán.

      Nhưng họ vẫn không thuộc bài. Đến tận bây giờ chiêu bài ấy vẫn không thành công. Còn bọn phản quốc thì không bao giờ được dân tộc tha thứ.

      Trăm năm bia đá thì mòn
      Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

  67. Ẩn danh said

    TQ đang “định hướng dư luận” cho người dân nước họ hiểu rằng trong lịch sử: đất nước VN thuộc về Trung Hoa cần phải thu hồi, người VN là những kẻ “ăn cháo đái bát” cần trừng trị. Còn VN, chúng ta “định hướng dư luận” theo hướng “hai bên đồng thuận, thống nhất…”.

    • Ẩn danh said

      Chuẩn

    • Ẩn danh said

      Xin thêm: nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay định hướng dư luận trong nước bằng cách chụp mũ, bắt giam người yêu nước, người báo động dư luận về dã tâm của Trung Quốc, luôn nắm bắt cơ hội để định hướng quần chúng bằng những phát ngôn cực kỳ ngu ngốc để làm vui lòng Trung Quốc, luôn che giấu sự thực về những tội ác của bọn bành trướng gây cho dân ta, thậm chí cố tình để rơi vào quên lãng những người Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc năm trong các năm 1974, 1979, 1988: không có buổi lễ truy điệu nào giành cho những người này, kể cả bia tưởng niệm họ ở biên giới cũng bị đục bỏ.

    • montaukmosquito said

      hai bên đồng thuận, thống nhất … cùng tiến lên CNXH . Em hỏng có nói câu này

      2 bên có thể hiểu Việt Nam và Trung Quốc, hay lãnh đạo và nhân dân

      Ráng lên các bác, thế giới ít nhất đại đồng được 1 góc, VN-TQ-Tây Tạng-Hongkong

      • khách said

        Trung quốc tiến lên XHCN?

        Ối Hùng chém gió ơi! Ai cũng hiểu chỉ có Hùng không hiểu, Hùng ngây thơ, tin Tàu thế a?

  68. Ba Tàu Chợ Lớn said

    Đọc 5 bài dài loằng ngoài, chẳng có gì mới và hay, chỉ nhặt được mấy câu này ở bài 2 là “tâm đắc”

    …”Trước và sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng của ý thức hệ trong quan hệ quốc tế tuy có phần giảm đi nhưng sự đồng thuận về chính trị và xu hướng giá trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, vai trò của những yếu tố này đã từng được phát huy trong việc thúc đẩy bình thường hoá quan hệ và phát triển quan hệ sau đó. Quan chức Việt Nam cho rằng Việt Nam thiếu công nghệ và các thiết bị tiên tiến, nếu có tiền cũng có thể mua được từ phương Tây, nhưng phương thức phát triển của Trung Quốc và kinh nghiệm thành công của Trung Quốc dù có tiền cũng khó mua được từ các nước khác”…

    Quan chức Việt Nam nhớ nghe: công nghệ và các thiết bị tiên tiến nếu có tiền có thể mua được từ phương Tây, nhưng những phương thức phát triển và kinh nghiệm thành công của TQ (độc đảng cai trị, đặc quyền đặc lợi) dù có tiền cũng khó mua được từ các nước khác, mà cái khó mua dù có tiền lại là cái quý, cái hiếm, nên các vị phải trả giá cao…ít ra cũng cở toàn bộ Trường Sa đó nghe

    • Thật Lòng said

      Trong Lịch sử VN, đã bao lần ông cha ta đứng lên chống lại bọn xâm lược các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Tất cả các anh hùng dân tộc của VN là anh hùng chống giặc phương Bắc.
      Điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, cũng như truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, để luôn cảnh giác nghi ngờ đối với láng giềng phương Bắc.
      Nghe họ kể công của họ với các đ/c VN mà sốt cả ruột. Vì theo đuổi chủ thuyết cộng sản sẽ tiến đến thế giới đại đồng, vì muốn tranh giành ảnh hưởng để làm lãnh đạo phe CS với Liên Xô nên Trung Quốc đã lôi kéo, “giúp đỡ” VN.
      Hàng triệu người VN đã chết…Để cuối cùng nhân dân VN được cái gì?
      Một xã hội bất công, tham ô hối lộ, tha hóa đạo đức!!!
      Bọn Tàu Cộng không quan tâm đến nhân dân VN, chúng chỉ muốn lấy Biển Đông của VN, và muốn vậy, phải tặng đảng ta 16 chữ vàng, 4 tốt .

    • bagan3 said

      “…nhưng những phương thức phát triển và kinh nghiệm thành công của TQ (độc đảng cai trị, đặc quyền đặc lợi) dù có tiền cũng khó mua được từ các nước khác, mà cái khó mua dù có tiền lại là cái quý, cái hiếm, nên các vị phải trả giá cao…”

      Chí ít “toàn bộ Trường Sa” thì ăn nhằm gì !
      Phải là cả nước mới đủ chứ.
      Nếu không đúng – sao lại phải viết vòng vo, bóp méo lịch sử từ cổ đại đến cả cái tên nước ?
      Ngày nay bao tài liệu, di chỉ khảo cổ của các học giả NƯỚC NGOÀI (có cả người Tàu đấy) đã minh chứng Các Tộc Việt và các chú khách (kẻ ở nhờ)trước là Hãn sau đọc thành Hán đã sinh sống và lập nghiệp, lập quốc ra sao?

      Nhặt ra được cái kim, trong đống rác chất đống của các học giả Ba Tàu thì quả thật tôi cũng tâm đắc với bác Ba Tàu Chợ Lớn !
      (nên nhớ – người miền Nam nước Tàu hiện tại – thời cổ và cận đại cũng là những sắc dân tộc Việt…chẳng thế mà hiện tại – một vài nơi ở Quảng Đông – vẫn còn di tích dân bản địa lập đền thờ hai Trưng nữ lưu đánh đuổi quân Hán!)

      • Ba Tàu Chợ Lớn said

        Cũng còn tuy thuộc vào khả năng đàm phám cò kè của chính quyền VN bác ạ, dân Chợ Lớn chúng em thì khoản này sành nhưng sợ mấy bác lãnh đạo không sành khoản này rơi vô tình trạng mua đắt bán rẻ.

        Thằng bán thì mong được giá cao, ngoài Trường Sa + biển Đông thì TQ còn muốn có thêm bộ máy “thứ sử” cai trị ở VN thông qua các quan lại người Việt nữa bác ạ. Theo dân buôn chúng em phân tích thì điều kiện đầu đã được chính quyền VN Ok, nhưng kiều kiện sau thì đang tiếp tục đàm phán

      • Ẩn danh said

        Chứng tỏ món hàng “độc đảng cai trị, đặc quyền đặc lợi” cũng có giá cao đó chứ. Nghe nói Tàu Khựa biết món này có giá trị cao nên đang tìm cách xuất khẩu đi càng nhiều nước càng tốt.

        Hiện nay mới chỉ có mấy khách hàng là VN, Bắc Triều Tiên, Myanmar đang còn ít quá nên có khả năng Tàu Khựa mở rộng thị trường sang Nam Mỹ, Châu Phi nữa

Sorry, the comment form is closed at this time.