Archive for Tháng Chín, 2011
Posted by adminbasam trên 30/09/2011
Washington Times
Trung Quốc muốn chiến tranh
Miles Yu
28-09-2011
Bài báo hàng đầu trên Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Ba có lời kêu gọi gây hoang mang về tuyên bố chiến tranh chống Việt Nam và Philippines, hai nước mà trong các tuần gần đây đã có những lời phản đối to nhất, chống lại các tuyên bố chủ quyền toàn bộ trên biển Đông (nguyên văn: Nam Hải) của Trung Quốc.
Tựa đề “Đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông; Hãy tiến hành chiến tranh với Philippines và Việt Nam để ngăn chặn có thêm chiến tranh”, bài báo của tác giả Long Tao, một bút danh có thể dịch theo nghĩa đen là “Lời giáo huấn của rồng”. Cái tên này muốn ám chỉ đến chương thứ ba trong tác phẩm cổ điển quân sự cổ đại Trung Quốc nổi tiếng “Sáu giáo lý bí mật quân sự”, rằng ngoài những điều khác, thúc đẩy ý tưởng về cách tốt nhất để tạo ra sự kinh hoàng trong quân sự là tiêu diệt những kẻ bất đồng cao cấp nhất.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Trung Quốc | 237 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/09/2011
HUMAN RIGHTS WATCH
Việt Nam: Cần phóng thích các
nhà hoạt động tôn giáo ngay lập tức
Các hành động đàn áp đe dọa tự do tôn giáo
(New York, ngày 30 tháng Chín năm 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố chính quyền Việt Nam cần chấm dứt ngay lập tức việc đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo và phóng thích 15 người bị bắt vì đã bày tỏ niềm tin của mình. Các vụ bắt bớ, chủ yếu nhằm vào các tín đồ Công giáo Dòng Chúa Cứu thế, là một vết đen nữa trong bảng thành tích vốn đã nhiều vấn đề của Việt Nam về tự do tôn giáo.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Tôn giáo | 31 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/09/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG LÀM GIA TĂNG
NGUY CƠ CHẠY ĐUA VŨ TRANG Ở CHÂU Á
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 28/09/2011
TTXVN (Cuala Lămpơ 26/9)
Mạng tin GMA News gần đây cho rằng ngay khi cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001 được sử dụng để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và bất cứ nơi nào trên thế giới, những tranh chấp lãnh thổ ngày một gia tăng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giờ đây đang được tận dụng để thúc đẩy chiến lược bao vây Trung Quốc của Lầu Năm Góc. Tình hình căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ gây ra đang tạo cơ sở cho Mỹ tăng cường và mở rộng mối quan hệ an ninh với các đồng minh truyền thống, các nước chư hầu và các nước khác trong khu vực. Người được hưởng lợi tức thời từ chủ nghĩa quân phiệt được tăng cường này là các lái buôn vũ khí và các nhà huấn luyện quân sự Mỹ. Thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng là chiến lược xuất khẩu vũ khí mới trong khu vực của Chính quyền Barack Obama, trong đó có Đông Nam Á. Vào thời điểm mà các biện pháp hoà bình và ngoại giao có thể giúp tháo ngòi nổ căng thẳng ở Biển Đông do những tuyên bố tranh chấp chủ quyền lãnh thổ gây ra, thì môi trường chiến tranh mới này thậm chí lại đang khuyến khích một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước lớn trong khu vực, do vậy khiến họ sẽ phải phụ thuộc hơn nữa vào dây chuyền cung cấp vũ khí của Mỹ.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | 9 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/09/2011
Nhân chuyện ông Trần Đăng Tuấn mở blog
Hôm nay, đọc trên Blog Quê Choa của Bọ Lập thấy có bài của Bọ về chuyện ông Trần Đăng Tuấn, từng là Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam, mới mở blog.
Trong entry này Bọ Lập đã có lời khen “…cái ông Tuấn này viết văn được phết…”
Tôi đang chờ đợi trong blog của ông Tuấn sẽ có một entry chỉ vài từ ngắn gọn rằng “Tôi xin thành thực xin lỗi ông Ngô Quang Kiệt về những gì đã viết về ông”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Tôn giáo | Thẻ: Ngô Quang Kiệt, Trần Đăng Tuấn | 271 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/09/2011
Washington Post
Thật ra chúng ta nên sợ điều gì ở Trung Quốc?
Vivek Wadhwa
27-9-2011
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang lo lắng về sự gia tăng rõ rệt con số các bài báo khoa học được xuất bản và số bằng sáng chế được cấp cho giới nghiên cứu ở Trung Quốc. Họ tin rằng điều này sẽ tạo cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh khủng khiếp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Xét tới cùng, Trung Quốc hiện chỉ đứng thứ hai, sau Mỹ, về số lượng ấn phẩm khoa học, và từ nay tới năm 2015, mỗi năm Trung Quốc sẽ đăng ký số bằng sáng chế nhiều hơn cả Mỹ.
Giới làm chính sách của Mỹ lo ngại là đúng, nhưng họ lại đang lo nhầm chỗ.
Các bài báo khoa học của người Trung Quốc nhìn chung là không đúng hoặc là sản phẩm đạo văn. Chúng không có mấy ích lợi ngoài việc ve vuốt lòng tự hào dân tộc. Gần như chẳng có sáng chế nào ra đời từ các phòng thí nghiệm nhận tiền nhà nước. Đồng thời, các bằng sáng chế của Trung Quốc cũng không phải là chỉ dấu của sự sáng tạo, mà chỉ là những nhà tù mà đất nước này dựng lên để đánh thuế các công ty ngoại quốc đặt chân tới Trung Hoa. Người Trung Hoa đã học được cách chơi cái trò chơi của các công ty công nghệ và những cơ quan cấp bằng sáng chế tinh khôn của Mỹ: sử dụng bằng sáng chế để tống tiền những nhà sản xuất công nghiệp khác.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Pháp luật, Quan hệ Mỹ-Trung | 34 Comments »
Posted by adminbasam trên 29/09/2011
The Straits Times/ ANN
Chiến lược quốc phòng kép của Việt Nam
Robert Karniol
26-09-2011
Nhằm củng cố vị thế an ninh của mình như một rào chắn, chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đồng thời củng cố vị thế trên toàn cầu, Việt Nam không ngừng xây dựng các lực lượng vũ trang, trong khi thực hiện một nỗ lực kép nhằm mở rộng các mối quan hệ chiến lược.
Ngoại giao quốc phòng của Hà Nội gần đây nhất, đã có một biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng với Mỹ, kết quả của một cuộc đối thoại chính sách quốc phòng song phương được tổ chức ở Washington ngày 19 tháng 9. Cuộc họp khai màn một năm trước đó ở thủ đô Việt Nam chủ yếu để làm quen.
“Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo khuôn khổ cho sự hợp tác song phương về khắc phục các hậu quả chiến tranh, tổ chức các hoạt động nghiên cứu và đào tạo, bảo đảm an ninh hàng hải, trao đổi kinh nghiệm và thông tin cũng như duy trì hòa bình trong khu vực“, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | 62 Comments »
Posted by adminbasam trên 28/09/2011
Đôi lời: Với sự hiểu biết sâu sắc tình hình Trung Quốc, không chỉ về chính trị, mà còn về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lý, dân tộc học, thậm chí cả triết lý sống – một điều hiếm thấy ở một nhà báo phương Tây – tác giả, ông Samuel Bleicher đã từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng như đã trải qua nhiều năm sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông Bleicher hiện là giáo sư liên kết của Ðại học Geogertown, có công ty tư vấn riêng mang tên, The Strategic Path LLC.
Qua bài phân tích này, ông Bleicher đã chỉ ra rằng, sự thay đổi chế độ ở Trung quốc không thể sớm xảy ra một cách dễ dàng, khác với các nhận định đơn giản của khá nhiều người, trong đó có một số kinh tế, chính trị gia, cho rằng, sự sụp đổ ở Trung Quốc tất yếu sẽ xảy ra một khi nền kinh tế ở nước này bị suy thoái. Ngay cả khi xung đột xã hội căng thẳng đang diễn ra ở Trung Quốc cũng khó có thể đủ để châm ngòi cho một cuộc cách mạng ở nước này.
Tuy nhiên, điều thú vị chính là ở chỗ, tác giả đã chỉ ra các kịch bản thay đổi chế độ có khả năng xảy ra, tuỳ thuộc vào các điều kiện trong và ngoài nước. Trong một thế giới liên kết chặt chẽ của thời đại toàn cầu hóa mà Trung Quốc đã chấp nhận tham gia cuộc chơi và đã được hưởng khá nhiều lợi ích từ thế giới bên ngoài, các yếu tố chính trị, kinh tế, dân chủ và quân sự bên ngoài chắc chắn ảnh hưởng đến sự thay đổi này. Nhưng quan trọng hơn cả là vận mệnh chính trị Trung Quốc, giờ đây không chỉ là ván cờ giữa các phe phái trong giới lãnh đạo Ðảng Cộng sản Trung Quốc, mà người dân Trung quốc bắt đầu đóng vai trò chính trong cuộc chơi và cũng chính họ cuối cùng sẽ là những người chiến thắng trong ván cờ này.
————
Foreign Policy in Focus
Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?
Samuel A Bleicher
13-09-2011
Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.
Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 61 Comments »
Posted by adminbasam trên 28/09/2011
Đôi lời: Thêm một bài nữa của giới chức và học giả Ấn Độ về hợp tác khai thác dầu khí giữa nước này với Việt Nam. Mời bà con tham gia thảo luận, nếu chúng ta là Ấn Độ, thì chúng ta nên quyết định như thế nào? Nên nhớ, quyết định của bất kỳ nước nào cũng đều đặt lợi ích của nước đó lên hàng đầu. Trường hợp Ấn Độ không hợp tác khai thác với Việt Nam và giả sử không nước nào dám hợp tác với Việt Nam vì sợ Trung Quốc, thì Việt Nam cần có những bước đi như thế nào, để có thể khai thác tài nguyên hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền nước ta?
———–
Institute for Defense Studies & Analyses
Ấn Độ và Biển Đông: Cần nhìn lại
R. S. Kalha
23-9-2011
Một bài báo gần đây trên báo Trung Quốc, tờ “Hoàn Cầu Thời báo” của Liu Sheng, cảnh cáo Ấn Độ, chống lại việc nước này tiến tới hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) với Việt Nam. Bài viết này là lời nhắc nhở đúng lúc về những cạm bẫy nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong quan hệ Trung-Ấn. Hoàn Cầu trích lời bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng “về vấn đề khai thác dầu khí, chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào dính líu tới vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng nước ngoài không can dự vào tranh chấp biển Hoa Nam”. Mặc dù Ấn Độ không được nêu tên trực tiếp nhưng rõ ràng họ đang nói tới Ấn Độ. Bài báo còn viết rằng các mỏ dầu trên Biển Đông không chỉ có trữ lượng 28 tỷ thùng. Dễ hiểu là bài răn dạy đạo đức này của Trung Quốc, mặc dù chỉ ám chỉ mơ hồ, nhưng đã được nhắc tới rất nhiều trên báo chí và các phương tiện báo in và báo hình ở Ấn Độ. ONGC hiện đầu tư khoảng 255 triệu USD vào Việt Nam.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 71 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/09/2011
Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen
Nghe tin: “Ngày 24-09-2011, khi 2 tàu cá của ông Trương Văn Đức và ông Trương Tài chạy vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão thì bị tàu chiến Trung Quốc xua đuổi, phải ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu. Nhưng, chạy được 30 hải lý, thì tàu chiến mà biên phòng Việt Nam gọi là “tàu lạ” đã đuổi theo đâm vào tàu cá Quãng Ngãi, xịt nước và bắn vào tàu cá làm cháy cabin và máy liên lạc”. Xin post lại một entry được viết từ tháng 7-2009.
Huy Đức
26-09-2011
Như vậy là lại thêm một vụ “Tàu lạ” đâm vào tàu đánh cá của ngư dân mà không được kịp thời phát hiện. Ủy ban An Ninh Quốc Phòng nên tổ chức nghe điều trần ngay, để nếu xét thấy cần thiết thì phê chuẩn kinh phí, tăng cường nhân lực, khí tài cho các lực lượng bảo vệ dân trên Biển. Có lẽ không nên chậm trễ việc quyết định bố trí “Hạm đồn Biên phòng Hoàng Sa”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 125 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/09/2011
Đôi lời: Việc Trung Quốc ngăn cản công ty ONGC Videsh của Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 , nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đã gây ra nhiều tranh cãi trong những ngày gần đây. Bài viết này thể hiện quan điểm của tác giả, ông Virendra Sahai Verma, là một học giả và là cựu sĩ quan tình báo quân đội Ấn Độ. Mặc dù phản đối các hành động của Trung Quốc, nhưng tác giả không ủng hộ Ấn Độ hợp tác với Việt Nam chỉ vì lo ngại sẽ bị Trung Quốc trả đũa.
———–
The Economic Times
Thăm dò dầu khí Biển Đông của ONGC: Ấn Độ
trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc
Virendra Sahai Verma
25-09-2011
DELHI: Tuần trước, một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, chính phủ nước này “phản đối bất cứ quốc gia nào tham gia thăm dò dầu lửa ở những vùng biển thuộc quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc“, một bài xã luận trên “Hoàn Cầu Thời báo”, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo Ấn Độ về “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng” sẽ “đẩy Trung Quốc đến giới hạn“.
Có vẻ “sự khiêu khích” là các kế hoạch đã thông báo của ONGC Videsh Ltd về việc thăm dò hai lô dầu ngoài biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông. Căng thẳng đã dấy lên một thời gian. Vào ngày 22 tháng 7, một tàu Ấn Độ, INS Airavat, nhận được liên lạc qua kênh radio từ một người gọi tự nhận là “hải quân Trung Quốc” và nói rằng “các bạn đang tiến vào lãnh hải Trung Quốc” khi tàu này chạy từ cảng Nha Trang của Việt Nam tới Hải Phòng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 43 Comments »
Posted by adminbasam trên 26/09/2011
Bauxite Việt Nam
Viết nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng (1/10):
Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ!
Vũ Cao Đàm
Tôi nảy ý định viết ra ý tưởng này từ lúc đọc lại bài khai bút đầu năm của anh Bút Chẳng Tà, trong đó có nhắc đến ngày Trung Cộng khởi chiến, tấn công quân đội Việt Nam Cộng hòa để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bài viết đưa lên mặt báo Bauxite Việt Namtrong khi trên trang mạng của Trung Cộng vẫn còn nhan nhản những bài chửi bới với giọng điệu của một kẻ cả vô giáo dục nhằm vào “Bọn Việt Nam vong ân bội nghĩa”, và kêu gào phải giết bọn “Việt Nam lòng lang dạ sói”, lấy máu “giặc Việt” để làm lễ tế thần cho trận chiến thu hồi Nam Sa.
Trong khi đó thì chúng ta lại vẫn thường nghe một số quan chức, và cả bạn bè, cố gắng phân trần, rằng nhân dân Việt Nam “Không bao giờ quên ơn Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Cộng”, làm như đây là món nợ truyền kiếp, mà người Việt chúng ta phải đời đời khắc cốt ghi xương.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79, Đảng/Nhà nước | 74 Comments »
Posted by adminbasam trên 26/09/2011
SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (5)
Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset
Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh
Tiếp theo 343. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (3); 354. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (4)
“BÀN TAY NHỚP NHÁP CỦA QUAN CHỨC”
Sớm hay muộn, mọi cuộc nói chuyện chân tình với người Việt bao giờ cũng đề cập đến chủ đề hối lộ hàng ngày. Việc cấp giấy tờ, xin giấy phép, đăng ký cho con đi học, đăng ký biển số xe máy : tất thảy đều phải qua khâu này. Hối lộ lặt vặt phổ biến đến nỗi được đặt tên là “nền văn minh phong bì”. Phong bì cho phép làm tất cả : mở rộng vườn nhà ra tận mặt phố, xây ban công chòi ra ngoài, đổi hướng hệ thống ống dẫn, mua với giá rẻ bèo khu đất của hợp tác xã vừa giải thể, lên chức lên quyền, đi học trái tuyến…vv…
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Kinh tế Việt Nam, Tham nhũng, Đảng/Nhà nước | 62 Comments »
Posted by adminbasam trên 25/09/2011
Đây là bản điều trần của bà Reggie Littlejohn, Chủ tịch Tổ chức Các quyền Phụ nữ Không biên giới, trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Tiểu ban về châu Phi, Y tế Toàn cầu và Nhân quyền.
Chính sách một con của Trung Quốc vi phạm
nhân quyền nghiêm trọng
Cưỡng chế thi hành chính sách một con của Trung Quốc, tình trạng bạo lực có hệ thống và đã được thể chế hóa, nhắm vào phụ nữ và các gia đình.
22-09-2011
Kính thưa các thành viên của Tiểu ban, thưa quý ông bà, tôi rất hân hạnh vì có cơ hội điều trần ở đây hôm nay. Vào thời điểm nhạy cảm này liên quan tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về vấn đề nhân quyền, tôi thực sự xúc động trước sự quan tâm liên tục của những người có mặt về sự đau khổ của nhân dân Trung Quốc.
Tôi được yêu cầu tóm tắt trong báo cáo mới những phát hiện của chúng tôi trước Tiểu ban, để chứng thực về sự tác động của việc cưỡng chế thi hành chính sách một con của Trung Quốc đối với nhân quyền, và nhận xét về trường hợp của ông Trần Quang Thành.
Báo cáo mới về chính sách một con
Tổ chức Các quyền Phụ nữ Không Biên giới ra báo cáo mới hôm nay, “Chính sách một con của Trung Quốc – Bằng chứng mới về sự ép buộc – Cưỡng bức phá thai, triệt sản, ngừa thai và sử dụng thân nhân”. Trong báo cáo này, có 13 trường hợp mới được dẫn chứng về sự ép buộc: cưỡng bức phá thai (trong đó có một phụ nữ có bầu 8 tháng và một trường hợp khác mang thai đôi 8 tháng rưỡi), cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức ngừa thai, việc sử dụng chỉ tiêu về phá thai và triệt sản, cảnh sát kế hoạch hóa gia đình, những phòng giam kế hoạch hóa gia đình, phá huỷ nhà cửa (bởi chính các thân nhân, vì quên ngừa thai), sử dụng “thân nhân” (bắt giữ, tra tấn và phạt người thân của “những người vi phạm”).
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | 27 Comments »
Posted by adminbasam trên 25/09/2011
Wall Street Journal
Ấn Độ, Trung Quốc mâu thuẫn vì dầu khí
Jeremy Page (Bắc Kinh) và Tom Wright (New Delhi)
23-9-2011
Ấn Độ đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp chủ quyền phức tạp và ngày một căng thẳng hơn trên biển Hoa Nam (Biển Đông – ND), với việc Trung Quốc liên tục cảnh cáo ONGC – công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ – rằng kế hoạch khai thác chung của ONGC với Việt Nam đang đi đến chỗ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Hôm thứ Năm vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đáp lại lời cảnh báo gần đây nhất của Trung Quốc bằng việc nhắc lại cam kết của Ấn Độ là sẽ tiếp tục thăm dò, khai thác năng lượng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đang rối lên vì tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Trong khi đó, ONGC cho hay, họ có kế hoạch tiếp tục thăm dò vào năm tới, tại một trong hai lô còn lại trong khu vực. Trước đây, họ đã phải dừng công việc ở đó lại do đáy biển quá cứng, và hồi năm ngoái thì họ cũng đã ngừng khai thác một lô khác nữa do không đủ năng lực sản xuất.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 30 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/09/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG
ĐIỀM BÁO VỀ SỰ THAY ĐỔI MANG TÍNH
CHIẾN LƯỢC TRONG KHU VỰC
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 23-09-2011
TTXN (Tôkyô 14/9)
Ngày 11/9, nhật báo Asahi đã đăng tải bài của tác giả Yoichi Kato, chuyên gia phân tích vấn đề an ninh quốc gia của nhật báo này, về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Trong bài viết này, tác giả nhận định các tranh chấp này có thể là điềm báo về sự thay đổi mang tính chiến lược trong khu vực và đưa ra đề xuất đối với Nhật Bản. Dưới đâylà nội dung của bài viết này:
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | 26 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/09/2011
The Wall Street Journal
Trục Việt – Ấn
HARSH V. PANT
22-09-2011
New Delhi coi Hà Nội là đối trọng với Bắc Kinh, cũng như Bắc Kinh coi Islamabad [là đối trọng của New Delhi].
Ấn Độ là nước mới nhất bị cuốn hút vào tranh chấp Biển Đông. Trước đó trong tháng này, Bắc Kinh tuyên bố với New Delhi rằng hãng dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ cần phải được phép của Trung Quốc, thì mới được thăm dò dầu khí tại hai lô của Việt Nam ở vùng biển này. Hành động đó diễn ra tiếp theo những thông tin về vụ một tàu Trung Quốc chặn một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Ấn Độ ở ngoài khơi Việt Nam hồi cuối tháng 7.
Việt Nam nhanh chóng viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để tuyên bố chủ quyền của mình đối với hai lô được đề cập. Hà Nội đã đấu khẩu với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông trong năm qua, nên một phản ứng như vậy cũng dễ hiểu.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 67 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/09/2011
Reuters
Các nhà hoạt động Trung Quốc
thách thức với quyền lực, đẩy mạnh bầu cử
Chris Buckley
Biên tập: Brian Rhoads và Robert Birsel
21-9-2011
Bắc Kinh – Hàng trăm ứng viên độc lập chạy đua để giành các ghế đại biểu hội đồng nhân dân địa phương vốn dỉ tẻ nhạt, đang mở một mặt trận mới trong cuộc tranh giành quyền chính trị ở đất nước này, thu hút cử tri ngoài phố và trên mạng Internet, bất chấp sự kiểm soát về chính trị.
Đảng Cộng sản cầm quyền nói rằng các đại hội đại biểu hội đồng nhân dân ở các tỉnh, thành, là cơ sở cho một nền dân chủ kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng các hội đồng này – đầy những quan chức trong đảng, không có quyền kiểm soát ngân sách và không có ý định phản biện chính sách – là những ban bệ đã được thuần hóa để tạo ra cái vẻ ngoài là chính quyền từ trên xuống dưới đều được dân chúng hoan nghênh.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | 16 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/09/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
NGÀNH NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC
SAI LẦM TRONG VẤN ĐỀ LIBI
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 20-9-2011
TTXVN (Angiê 18/9)
Theo tạp chí “Phát thanh”, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libi (NTC) bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi thể chế này cáo buộc Trung Quốc bán vũ khí cho chế độ ông Gaddafi ngay trong khi cuộc chiến đang diễn ra. Omar Hariri, thành viên NTC, khẳng định vũ khí của Trung Quốc đã được giao cho chế độ Gaddafi và được dùng để chống lại quân nổi dậy.
Giới quan sát nhận xét cáo buộc của NTC phần nào đã làm dậy sóng và Bộ Ngoại giao nước này bị đẩy đến chỗ phải thừa nhận, không phải là không lúng túng, các cuộc trao đổi có diễn ra ở Trung Quốc, nhưng hợp đồng không được ký cũng không được thực hiện. Chuyên gia Pierre Haski cho rằng cùng với sự sụp đổ của ông Gaddfi trước quân nổi dậy được phương Tây hỗ trợ, Trung Quốc phải chịu thất bại ngoại giao thật sự đầu tiên từ khi trở thành cường quốc.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Trung Quốc | 38 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/09/2011
Jakarta Globe/ Strait Times
Các cường quốc châu Á đang tiến tới đối đầu?
Ravi Velloor
20-09-2011
Hơn 2 năm qua, các quan chức cấp cao Ấn Độ luôn giảm nhẹ thông tin được báo chí liên tục đưa tin về các hoạt động tuần tra gây hấn của Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp giữa hai nước, bằng cách chỉ ra rằng nơi đó rất yên bình trong hơn 20 năm qua.
Các nhà phân tích, những người đề cập đến chiến lược “Chuỗi ngọc trai” bao quanh Ấn Độ bằng các căn cứ ở Pakistan, Sri Lanka và Myanmar, được trấn an rằng, những chiếc vòng ngọc trai là vũ khí giết người “khá vô ích”.
Giờ đây, New Delhi không thể ngừng giương cao những lá cờ đỏ đối với mối đe dọa Trung Quốc. Hơn nữa, nước này dường như đã sẵn sàng nghênh mặt trước nước láng giềng lớn hơn và mạnh hơn mình.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 26 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/09/2011
Về kiểm soát Internet, tự do ngôn luận, phát biểu
chính kiến, thực thi pháp quyền tại Việt Nam
Quốc hội Mỹ
Washington DC 20515
Ngày 20 tháng 9 năm 2011
Ngài David Shear,
Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: nghị sĩ, Quốc hội Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ tại VN | 142 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/09/2011
Financial Times
Tin chiến sự tuần này: Sân khấu mới ở Thái Bình Dương
Mỹ và các nước đồng minh đang tiến hành những bước đầu tiên để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Robert Haddick
Ngày 16-9-2011
Tuần qua Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã bay sang San Francisco để gặp gỡ những người đồng nhiệm đến từ Úc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký kết thành lập khối hiệp ước quân sự ANZUS tại Presidio, San Francisco. Hiệp ước được ký vào thời điểm Chiến tranh Lạnh sắp bắt đầu, khi Mỹ và các đồng minh còn đang bị kẹt trong cuộc chiến tranh đẫm máu chống hồng quân Trung Hoa ở Triều Tiên. Sự kiện trong tuần ở San Francisco này là một nỗ lực đổi mới hiệp ước quân sự nói trên, trong bối cảnh Trung Quốc đang là bóng ma ám ảnh hội nghị.
Sáu thập niên đã trôi qua kể từ đó, Chiến tranh Triều Tiên dường như vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chỗ đứng của các lực lượng quân sự Mỹ ở Đông Á. Ở phía tây bắc Thái Bình Dương, không quân, hải quân, bộ binh của Mỹ vẫn tiếp tục đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc, có vẻ tập trung vào nguy cơ xung đột lại nối lại ở bán đảo Triều Tiên. Thái độ hung hăng của Bắc Triều Tiên, kéo dài từ năm 1950, đòi hỏi phải có sự hiện diện của quân đội Mỹ ở tây bắc Thái Bình Dương. Trong những thập niên qua, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã xây dựng một cấu trúc căn bản nhằm trợ lực cho sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của họ, cái mà họ đã thiết lập từ lâu.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | 51 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/09/2011
Giáo sư, nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Thư Ngỏ của
36 trí thức gửi lãnh đạo Việt Nam
Lê Xuân Khoa
18-09-2011
Trên trang blog AnhBaSàm ở trong nước ngày 12 tháng Chín, đề mục số 348, phản hồi số 13, một độc giả ở San Jose là Lê Hoàng, sau khi tán thành nội dung của “Thư Ngỏ”, đã có một lời nhắn nhủ rất đặc biệt đối với những người ký tên trên thư : “Nếu những nhà trí thức hải ngoại có bị những người cầm quyền Việt Nam và những người không hiểu họ chà đạp bức Thư Ngỏ này, thì những người ký tên chỉ nên mỉm cười và nói: ‘Thế à.’ như một thiền sư Nhật Bản.” Nhưng ngay sau đó, độc giả Lê Hoàng nêu lên với tôi một sự việc cần phải làm cho rõ, đó là: “nhà văn Doãn Quốc Sỹ có ký tên vào Thư Ngỏ này hay không.”
Trong câu trả lời ông Lê Hoàng qua trang blog ABS, tôi viết: “Tôi vẫn biết rằng có nhiều áp lực của một số người với nhà văn Doãn Quốc Sỹ và gia đình để yêu cầu ông rút tên hay đính chính, trong lúc gia đình ông Sỹ đang đau đớn, bối rối về sự ra đi của bà Doãn Quốc Sỹ. Tôi thấy cần phải chia sẻ và kính trọng nỗi đau của gia đình một người bạn thân từ 60 năm nay, nên quyết định giữ im lặng cho đến sau ngày tang lễ cho người quá cố. Sự thật và lẽ phải luôn luôn còn đó. Tôi nghĩ rằng ông Lê Hoàng sẽ đồng ý với tôi là cần kính trọng nỗi đau đớn của tang gia trong lúc này, và chờ thêm một vài ngày nữa.”
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | 87 Comments »
Posted by adminbasam trên 18/09/2011
Eurasia Review – SAAG
Phân tích báo cáo An ninh Quân sự
của Mỹ về Trung Quốc
13-9-2011
Bhaskar Roy
Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc gửi Quốc hội Mỹ: “Những chuyển biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 2011“, được công bố hồi tháng 8 năm nay là một bài học về cách thức người Mỹ nghiên cứu Trung Quốc kỹ càng tới mức nào. Tất nhiên, các vấn đề nhạy cảm hơn không được đề cập trong báo cáo công khai này, nhưng có nhiều điểm cần được Ấn Độ và các nước châu Á khác lựa chọn và tích cực suy nghĩ về chúng trên một toàn cảnh rộng lớn hơn.
Có thể nhận thấy rằng Ấn Độ, như một mục tiêu của Trung Quốc, đang xuất hiện ngày càng nhiều trong những báo cáo này. Trong khi lưu ý các mối quan hệ Trung-Ấn đã được cải thiện về thương mại và một số lĩnh vực xây dựng lòng tin cũng như quan hệ quân sự, báo cáo này còn có những từ ngữ thận trọng dành cho Ấn Độ. Nó tóm lược các mối quan ngại của Trung Quốc về sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế đang lên của Ấn Độ, cùng các bước cần làm để cải thiện năng lực ngăn chặn của khu vực bao gồm sự thay thế tên lửa đạn đạo tầm trung dùng nhiên liệu lỏng CSS-3 bằng loại tên lửa đạn đạo tầm trung dùng nhiên liệu rắn CSS-5, tiên tiến hơn để khống chế Ấn Độ; đầu tư vào phát triển đường sá cùng cơ sở hạ tầng dọc biên giới Trung-Ấn; các kế hoạch di chuyển binh lính bằng máy bay tới khu vực và nhiều hoạt động khác.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 15 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/09/2011
VTV1-Thời sự, 19h, 16/9/2011
Sẽ đóng cửa những phòng khám 
Trung Quốc vi phạm nhiều lần?
Sẽ đóng cửa những phòng khám Trung Quốc vi phạm nhiều lần qui định khám chữa bệnh. Đây là khẳng định của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trong buổi gặp gỡ 13 phòng khám Trung Quốc đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội trong ngày hôm qua. Cuộc gặp này cho thấy Sở Y tế Hà Nội đang tỏ rõ quyết tâm chấn chỉnh hoạt động của các phòng khám có nhiều sai phạm trong thời gian qua.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Gia đình/Xã hội, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: phòng khám Trung Quốc, y tế | 52 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/09/2011
The Economics
Chính Trị Trung Quốc: Vẫn chưa lụi tàn
Ngày càng có nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.
17-09-2011
Một tiến bộ đáng chú ý gần đây trong các phương pháp điều hành nền chính trị mờ ám của Trung Quốc, chủ yếu thực hiện với quá trình kế tục ở các cấp cao nhất của Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Trong hàng thập kỷ trước, những kẻ thù chính trị bị đánh bại [trong đảng] thường có xu hướng kết cục là bị thanh trừng, bị bỏ tù hoặc bị giết chết. Trong khi đó, những kẻ chiến thắng bám giữ quyền lực lâu dài cho đến khi già nua lú lẫn. Giờ đây, những người đang nắm giữ các vị trí cao cấp trong đảng và nhà nước phải đối phó với giới hạn tuổi tác khi nắm giữ chức vụ, trong khi những người giữ chức vụ cao nhất, đặc biệt là chức chủ tịch nước và thủ tướng, bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ 5 năm. Ðối với những người bên ngoài, quá trình lựa chọn những người kế thừa lãnh đạo đảng vẫn mờ ảo như thời kỳ trung cổ (nguyên văn Byzantine – ám chỉ thời đại đế quốc Byzantine hay còn gọi là Ðế quốc Ðông La Mã thời trung cổ – ND). Nhưng rõ ràng là mọi chuyện diễn ra có trật tự và kém tàn bạo hơn so với những gì đã từng xảy ra.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Trung Quốc | 18 Comments »
Posted by adminbasam trên 16/09/2011
VTV1 – Thời sự 19h, 15/09/2011
Chính phủ Việt Nam ra nhiều quy định quản, 
lao động Trung Quốc trái phép vẫn tràn ngập
Đã hơn một tháng kể từ khi nhiều qui định mới về tuyển dụng, quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Chính phủ ban hành có hiệu lực. Nhưng tại nhiều công trình ở nhiều địa phương lao động phổ thông nước ngoài vẫn đang tràn ngập trong đó có hàng ngàn công nhân lao động trái phép. Vì sao lại tồn tại tình trạng này trong khi theo quy định mới thì việc đưa lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc chỉ được phép chấp thuận sau khi không thể tuyển được công nhân Việt Nam. Vì sao các cơ quan chức năng chính quyền địa phương và các chủ đầu tư trong nước biết rõ thực tế này nhưng vẫn làm ngơ. Phóng sự sau sẽ tìm hiểu căn nguyên của vấn đề này.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: lao động nước ngoài | 47 Comments »
Posted by adminbasam trên 14/09/2011
VTV1 – Bản tin Tài chính Kinh doan trưa 14-9-2011
Hàng chục dự án điện chậm tiến độ,
nhà thầu Trung Quốc không bị phạt
Kể từ ngày mai, ngày 15-09, nguồn khí nam Côn Sơn sẽ bắt đầu ngừng cung cấp trong nửa tháng do nhà máy này bảo dưỡng định kỳ và khả năng là nhiều nhà
máy điện phía Nam sẽ ngừng hoạt động vì thiếu dầu chạy máy vì tập đoàn điện lực Việt Nam vẫn chưa lo được tiền mua dầu. Tình trạng thiếu điện vốn đã căng thẳng sẽ vẫn lại tiếp tục căng thẳng hơn. Lý do căn bản ở đây đó là hiện có hàng chục dự án điện của nước ta theo Bản quy hoạch điện 6 đến thời điểm này đã bị chậm tiến độ và có những dự án đã chậm từ 2 cho tới 3 năm . Việc các dự án điện chậm tiến độ sẽ đem đến hệ quả khó lường cho toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, một chuyên gia lâu năm trong ngành điện và cũng từng là nhà quản lý nhiều năm trong lĩnh vực này.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: EVN, nhà thầu Trung Quốc, điện | 78 Comments »
Posted by adminbasam trên 14/09/2011
Ý kiến về Thư Ngỏ của 36 nhà trí thức hải ngoại
Trần Bình Nam
Bức thư ngỏ của 36 nhà trí thức Việt Nam sống tại hải ngoại (*) gởi nhà cầm quyền Hà Nội hôm 21 tháng 8 liên quan đến nguy cơ của đất nước đã tạo được sự chú ý của dư luận.
Nhưng đồng thời cũng bị một số nhà trí thức khác phê bình một cách nghiêm khắc. Đa số nặng lời với người chủ trương là giáo sư Lê Xuân Khoa và một số người khác nhắm vào giáo sư Vũ Quốc Thúc chỉ trích ông sao lại ký tên trong Thư Ngỏ.
Lập luận chỉ trích chung chung cho rằng khi gởi Thư Ngỏ cho chính quyền Hà Nội, 36 nhà trí thức ký tên:
(1) đã chấp nhận tính chính danh của các người cầm quyền tại Hà Nội.
(2) và chính quyền Hà Nội sẽ không thèm đếm xỉa đến ý kiến của chúng ta nên gởi thư cho họ là một hành động ngây thơ.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Lê Xuân Khoa, trí thức, Trần Bình Nam, Việt kiều, Vũ Quốc Thúc | 51 Comments »
Posted by adminbasam trên 14/09/2011
The New York Times
Thách thức trên biển đối với Trung Quốc
Aaron L. Friedberg
4-9-2011
Những kẻ thù tài chính của nước Mỹ đang đặt cả đất nước vào một con đường đầy những rủi ro chiến lược ngày càng lớn ở châu Á.
Khi những đảng viên đảng Dân chủ hào hứng bảo vệ các chương trình xã hội, còn đảng Cộng hòa thì hăm hở tránh việc tăng thuế, và cả hai bên đều nói là nợ quốc gia sẽ phải được kiểm soát, thì chúng ta có thể tin là sẽ được thấy những nỗ lực giảm ngân sách quốc phòng tiếp tục kéo dài. Trong vòng 10 năm tới, mức cắt giảm kế hoạch chi tiêu có thể lên đến năm trăm tỷ USD. Ngay cả khi Lầu Năm Góc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq để tiết kiệm chi tiêu, thì việc mua hoặc phát triển vũ khí mới cũng không được đầu tư nhiều tiền như trước nữa.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | 23 Comments »
Posted by adminbasam trên 13/09/2011
Đôi lời: Dưới đây là ý kiến của độc giả LBS đăng trong mục “Phản hồi”của bài Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi của Nhà văn Hoàng Lại Giang. Nhận thấy nội dung có nhiều thông tin đáng suy ngẫm, nên BS xin đăng lại.
Trao đổi qua bài viết của Hoàng Lại Giang
Bài của bác Hoàng Lại Giang thể hiện tâm huyết rất đáng quý của một người trí thức cộng sản trước hiện tình đất nước. Đáng tiếc là những gì bác viết về Mác, Ăng-ghen và Lênin lại không hoàn toàn chính xác. Các vị này không «sáng suốt», không tự nhận thức được sự sai lầm của mình như bác tưởng. Xin trả lời vài câu hỏi mà bác đặt ra :
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Khối XHCN sụp đổ | Thẻ: Lê nin, Mác, Quốc tế cộng sản, Ăng ghen | 76 Comments »
Posted by adminbasam trên 13/09/2011
SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (4)
Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset
Người dịch: Hoàng Hà. Hiệu đính: Diệu Linh
Tiếp theo 343. SỐNG VỚI NGƯỜI VIỆT (3)
CÔNG, TƯ: NHỮNG MÁNH KHÓE LỪA ĐẢO CŨ RÍCH
Sau cơn bão Ketsana, chúng tôi đi tàu hỏa đến Đà Nẵng, thành phố khôn ngoan không để lộ ngay hết nét duyên thầm của mình. Nếu đến bằng đường quốc lộ, dù điểm vào thành phố là ở đâu thì cũng thấy đầy rẫy các loại xe tải và xe chở công ten nơ. Ầm ĩ và bụi bặm. Đâu đâu cũng thấy vận chuyển hàng hóa. Thành phố sống theo nhịp của cảng. Thành Tourane ngày xưa, trở thành căn cứ quân sự Mỹ trong chiến tranh, một thời gian dài sống nhờ vào cảng biển. Mới năm 2010 đây thôi, nhờ một địa điểm đặc biệt nằm lọt trong một vịnh vòng cung ba phần tư khép kín, thành phố thu hút rất nhiều tàu du lịch hạng sang, bổ sung thêm cho lượng khách du lịch đông đảo vẫn đổ xô đến bảo tàng Chàm, thánh địa Mỹ Sơn, Ngũ Hành Sơn và khu thương cảng cổ Hội An. Bãi biển Mỹ Khê tuyệt đẹp, nơi trong chiến tranh lính thủy đánh bộ Mỹ vẫn về nghỉ phép, cũng không hề tỏ ra thờ ơ với khách vãng lai. Tiếc thay, chúng tôi đến Đà Nẵng đâu phải để du lịch, càng không phải để đi tắm biển.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam | 39 Comments »
Posted by adminbasam trên 13/09/2011
Chương trình Sự kiện văn hóa – Nhân vật của VTV1, ngày 11-8-2011
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Giáo dục | Thẻ: Chu Hảo | 46 Comments »
Posted by adminbasam trên 13/09/2011
Guardian
Làng đàn ông độc thân ở Trung Quốc – Viễn cảnh
không vợ tại các vùng hẻo lánh
Dư thừa đàn ông do mong ước có con trai cũng có nghĩa là nông dân nghèo khổ không có cơ hội tìm được bạn đời.
Tania Branigan
02-09-2011
Dĩ nhiên là anh Duan Biansheng muốn có một người vợ, nhưng khi hỏi anh kiếm mẫu người phụ nữ nào, trông anh có vẻ lúng túng.
Người nông dân 35 tuổi này nói: “Tôi hoàn toàn không có bất cứ đòi hỏi nào. Chỉ cần có một người vợ, là tôi sẽ hài lòng“. Viễn cảnh tìm được một người vợ của anh “gần như số không”, anh nói thêm. Có mấy chục người đàn ông độc thân ở trong làng Banzgushan, trên đỉnh núi xa xôi, hẻo lánh ở trung tâm tỉnh Hồ Nam mà không có lấy một phụ nữ độc thân nào ở độ tuổi lập gia đình.
Hàng chục triệu đàn ông ở Trung Quốc đang phải đối mặt với một tương lai làm đàn ông độc thân. Giờ đây họ là khởi nguồn của sự thương hại, chứ không phải là sự ghen tị ở một đất nước mà con cái, [đặc biệt là con trai] là quan trọng trong đời.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Gia đình/Xã hội, Trung Quốc | 21 Comments »
Posted by adminbasam trên 12/09/2011
Đôi lời: Tối qua BS có đăng bài Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ-Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại của GS Lê Xuân Khoa. Cuối thư có để đường dẫn tới bài viết liên quan của ông Trần Phong Vũ trên DCVO. Sáng nay, BS nhận được email (có lẽ) của ông Trần Phong Vũ với đề nghị đăng lại toàn bộ bài viết của ông. Nhận thấy đó là yêu cầu hợp lẽ, BS xin được đăng lại bài viết này.
Kính gửi Ban Biên Tập website Ba Sàm,
Tôi vừa đọc được trên Website của quý BBT bài viết của Giáo sư Lê Xuân Khoa trả lời bài viết của tôi giãi bày vài suy nghĩ rời sau khi đọc Thư Ngỏ của 34 nhân sĩ, trí thức VN hải ngoại gửi các chức vị trong đảng và nhà nước CSVN.
Dù GS LXK đã cẩn thận tóm tắt nội dung bài viết của tôi, nhưng để độc giả hiểu được trọn vẹn những gì tôi viết, xin quý vị vui lòng cho đăng lại nguyên văn bài này trên mạng của quý vị.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Lê Xuân Khoa, Nguyên Ngọc, Phạm Quang Nghị, trí thức, Trần Phong Vũ, Việt kiều | 75 Comments »
Posted by adminbasam trên 12/09/2011
The National
‘Học thuyết Hồ Cẩm Ðào’ đòi chủ quyền biển Ðông
đầy tham vọng của Bắc Kinh
MD Nalapat
07-09-2011
Suốt một phần tư thế kỷ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu hành trình tăng trưởng cao từ năm 1982, châm ngôn ‘nói năng nhẹ nhàng’ của Ðặng Tiểu Bình đã được tuân thủ. Khác với Hoa Kỳ và các nước đồng minh NATO, Trung Quốc chưa hề dính líu đến một cuộc chiến nào kể từ khi cuộc xung đột ngắn ngủi với Việt Nam năm 1979. Biên giới trên bộ mênh mông tiếp giáp với nước Nga đã được giải quyết, mặc dù giàn xếp trong trường hợp biên giới Trung – Ấn đã tỏ ra là kém khẩn cấp hơn. Thực vậy đã hơn hai chục vòng đàm phán kể từ năm 2001 mà vẫn chưa đem lại một tiến bộ nào đáng kể.
Về các vấn đề song phương khác liên quan đến Ấn Độ, [chẳng hạn] như hành động của Liên Hiệp quốc chống lại các nhân viên Pakistan bị cáo buộc trong vụ tấn công ở Mumbai năm 2008, New Delhi không hề nhận được bất cứ một lời an ủi nào từ Bắc Kinh. Trong khi đó, Bắc Kinh đã thay thế Ấn Ðộ như một đối tác chính của cả hai nước Nepal và Sri Lanca, giống như họ đã làm với Pakistan và Bangladesh.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 24 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/09/2011
Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ
Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại
Lê Xuân Khoa
Mấy ngày trước đây tôi được một người bạn chuyển cho bài viết của ôngTrần Phong Vũ, nhan đề : “Vài suy nghĩ rời về Thư Ngỏ của Nhóm Trí thức hải ngoại gửi Nhà nước CSVN”. Vì có quen biết tác giả, tôi chú ý đọc hết bài này và tôi thấy cần phải hồi âm vì hai lý do: (1) đây là một bài phản biện của một trí thức có tư cách, đặt vấn đề thảo luận “trong tinh thần tương kính và xây dựng” và (2) ở phần cuối bài, tác giả lưu ý tôi đến một nhận xét “cay đắng” của nhà văn Nguyên Ngọc về lời “đoan hứa” của tướng Nguyễn Chí Vịnh với tướng Mã Hiểu Thiên của Trung Quốc, cho thấy rằng những phản đối, kiến nghị của trí thức là vô ích.
Về nội dung của Thư Ngỏ, ông Trần Phong Vũ cho biết là ông đồng thuận một số quan điểm được trình bày trong Thư Ngỏ, từ việc ủng hộ hai bản Tuyên cáo (25-6-11) và Kiến nghị (10-7-11) của nhân sĩ, trí thức trong nước, đến nhận định về hiểm họa Trung Quốc đang từng bước thôn tính Việt Nam, những phân tích về sức mạnh dân tộc và những lời phê phán nhà cầm quyền về các chính sách đối nội và đối ngoại. Như vậy thì có thể nói là ông đồng ý với toàn thể nội dung của Thư Ngỏ, mà chỉ bất đồng ý, đúng ra là bất bình, về sự lựa chọn đối tượng của Thư Ngỏ. Đây là điểm then chốt mà theo ông là một sai lầm lớn của những người ký Thư Ngỏ. Ông nêu rõ hai căn do của sự bất bình này, dưới hình thức hai câu hỏi:
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | 37 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/09/2011
Trong chiến tranh 54-75, có một hay hai Quốc gia trên hai miền Bắc, Nam?
Dương Danh Huy – Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Những gì chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước 30/4/1975 (VNDCCH) đã nói hoặc không nói liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa đã để lại một vũ khí tuyên truyền mà Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục khai thác trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo này với Việt Nam.
Thực tế là VNDCCH đã không hề tuyên bố rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của mình, hoặc là của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nổi bật nhất là VNDCCH đã không có lời bảo lưu về hai quần đảo này trong công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai ngày 14/9/1958.
Ngoài ra, phía Trung Quốc còn cho rằng tồn tại những sự kiện sau:
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chiến tranh VN, Trung Quốc | 41 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/09/2011
Nhân chuyện biểu tình,
suy nghĩ cùng anh Vũ Duy Thông
Phạm Ngọc Luật *
Tôi không phải là người thân, càng không phải là thân thiết với anh Vũ Duy Thông, nhưng tôi biết anh đại loại thế này:
Anh học ở Đại học Tổng hợp Văn, ra trường về TTXVN. Có thời gian ngắn làm ở tạp chí Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam. Sau chuyển lên Ban Tuyên Huấn TW, làm vụ trưởng báo chí và xuất bản. Ở đây, anh có bằng TS về Mỹ học. Một năm vài ba lần trong các cuộc họp do Ban Tuyên Huấn và Bộ VH-TT tổ chức để định hướng các tờ báo và các NXB, anh (là vụ trưởng) và ông Cục trưởng của Bộ ngồi hai bên ông Thứ trưởng, đội hình trông chặt chẽ như Nam Tào và Bắc Đẩu bên cạnh Ngọc Hoàng. Rồi anh có học hàm PGS. Tóm lại là thăng tiến vững chắc. (Thú thực là hồi trước tôi thấy danh hiệu GS, PGS TS nó thật, nó khó và thiêng lắm. Sau này thấy nó bị chính trị hóa quá, mặt trận quá, thật giả mua bán lẫn lộn, tự nhiên thấy nó cũng thường, thậm chí có cảm giác ơn ớn vì hội chứng bằng cấp coi như thế mới là trí thức hạng cao).
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: biểu tình, Vũ Duy Thông | 73 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/09/2011
Petro Times – Tin nhanh Năng lượng Mới
Tổ chức khủng bố “Việt Tân” và âm mưu gây rối tại Hà Nội
1:56 chiều | Tháng Chín 11, 2011
(Petrotimes) – Từ trước tới nay, ai cũng biết tổ chức phản động lưu vong Việt Tân đang cư ngụ tại Mỹ là một tổ chức khủng bố. Nhưng không chỉ có thế, lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt, các thế lực chống đối Việt Nam mà chủ yếu là Việt Tân đang kêu gọi, kích động, hướng lái một bộ phận quần chúng biểu tình, tuần hành, nhằm gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | 208 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/09/2011
Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi!
(Những người cộng sản Việt Nam nên đọc lại thật kỹ học thuyết Mac và Anghen)
Hoàng Lại Giang
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước …. Người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ.” Và trên tinh thần dân tộc ấy, năm 1945 ,sau khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, ông đã đặt tên nước là Việt Nam – Dân chủ – Cộng hòa và sau đó vào năm 1951 ông thuyết phục những người cộng sản đổi tên Đảng là Lao Động. Tên nước và tên đảng cho đến giờ vẫn được nhân dân trân trọng và bảo vệ . Đấy chính là lòng dân. Thời nào cũng vậy, lòng dân là cái không mua được, dù bất cứ giá nào. Lịch sử đã chứng minh qua nghìn năm đô hộ giặc Tàu và trăm năm đô hộ giặc Tây. Lịch sử cũng đã chứng minh khi lòng dân không yên thì mọi thứ bạo lực chỉ là hành động cứu cấp cho một thứ quyền lực phi nhân tính, vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lịch sử vẫn còn đó một Tần Thủy Hoàng, một Nê rô, nhà thơ bạo chúa, ở thời hiện đại là Hitle, là Stalin, là Mao trạch Đông là Ponpot!
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Khối XHCN sụp đổ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Hồ Chí Minh, Hoàng Lại Giang, Mao Trạch Đông, Mác, Polpot, Stalin, Ăng ghen | 202 Comments »