BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

68:Chiến tranh Việt Nam và Sự thật(2)

Posted by adminbasam trên 15/02/2009


examiner.com

————————————————————————————————————

Phần 2 trong loạt bài “Cuộc chiến tranh Việt Nam:

Mọi thứ bạn biết đều không đúng”

(Tiếp theo Phần 1 trên số 62)

——————————————

Phần 2: ‘Chúng tôi đã


phải  phá hủy ngôi làng…’


Kathy Shaidle, Nhà khảo cứu Chính trị Bảo thủ

Ngày 13-2-2009

“Chúng tôi đã phải phá hủy ngôi làng cốt để cứu nó.”

Một trong những câu chuyện hoang đường tồn tại dai dẳng nhất trong cuộc Chiến tranh Việt Nam liên quan đến câu văn nói trên, giả sử câu văn ấy được cho là do một viên tướng Mỹ nói ra nhằm bào chữa cho vụ tàn sát. Câu văn ấy nhanh chóng được xem như là một dấu hiệu của sự ngu xuẩn trong chiến tranh và cho đến bây giờ đã trở thành như là mộcâu nói rập khuôn sáo rỗng.

Song, xin viện dẫn một câu nói rập khuôn  khác để minh họa cho những nguồn gốc của câu nói này: cái chết hay thương vong đầu tiên của chiến tranh là sự thật.

Peter Arnett sau cùng đã thành danh  như là thông tín viên trưởng của đài truyền hình CNN trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Vùng vịnh 1991. Thế nhưng trở lại năm 1968, Arnett là một phóng viên trẻ của hãng thông tấn Mỹ Associated Press [AP], được phân công đưa tin về trận đánh ở tỉnh Bến Tre trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Trong hai ngày, một đơn vị nhỏ của Mỹ đã đánh nhau với Việt Cộng, những kẻ Việt Cộng đã lần lượt giết hại nhiều dân làng.

Arnett đã tới Bến Tre sau khi (trận đánh đã diễn ra rồi,) tình hình cuối cùng đã được đảm bảo an toàn và ông đã phỏng vấn thiếu tá Phil Cannella.

Cannella “tin rằng ông ta chính  là viên sĩ quan mà Arnett khi đó đang nêu ra” khi Arnett viết câu văn nổi tiếng nhất đó, theo Mona Charen trong cuốn sách của bà có tựa đề  Những Thằng Ngu Ngốc Hữu Ích (Useful Idiots). Tuy nhiên, “Cannella tin rằng những nhận xét của mình đã bị tách ra khỏi đoạn văn rất dài.” Anh ta nhớ lại là đã nói với Arnett rằng chính Việt Cộng đã phá hủy thị trấn và đó là một hành động đáng hổ thẹn.

Thế nhưng bài báo của Arnett đã làm cho người ta có vẻ tin rằng các lực lượng của quân đội Mỹ đã pháo kích vào thị trấn đó và đã tạo ra một sự chú ý nổi bật rằng một viên sĩ quan vô danh nào đó nói là: “Chúng tôi đã phải phá hủy ngôi làng để cứu nó.”

Như sử gia Victor David Hanson giải thích:

“Arnett chưa bao giờ chứng minh, và cũng không cung cấp, nguồn tin của anh ta – và hầu hết các vùng trong thị trấn đó đã  bị những người Cộng sản  pháo kích (phá hùy trước khi quân đội  Mỹ tiến binh vào). Một cuộc điều tra sâu rộng  được thực hiện bởi Ngũ Giác Đài chưa bao giờ phát hiện được bất cứ viên chức nào nói ra điều tương tự  như vậy.”

Arnett cũng sáng tác ra một câu nói đáng nhớ, say sưa bởi tiếng tăm chốc lát của mình, ông đã tiếp tục đưa “những tin tức sốt dẻo” khác về những sự thật đáng ngờ, công kích (một lần nữa, mà không có bằng cớ, rằng  những binh lính Mỹ đã sử dụng loại khí độc gas Sarin làm tê liệt thần kinh gây chết người tại Nam Á.) Năm 2003, hãng thông tấn NBC News đã sa thải Arnett, sau khi ông ta tuyên bố cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq là một “sự thất bại” trên kênh truyền hình Iraqi của nhà nước.

Trong khi đó, các nhà báo khác đã hiểu được ý nghĩa của những dòng chữ chế tạo ra của Arnett và vẫn sử dụng nó như là của chính mình làm ra khi họ quá lười để tiếp cận với nguồn tin gốc, và họ muốn tỏ vẻ như là những tay nhà nghề dày dạn.

Theo Hansen, “Một nguyên tắc khôn ngoan là, khi bạn nghe sự bịa đặt của Arnett được đưa lên phần tin tức, bạn hãy hiểu rằng: thêm một lần nữa, tin tức ấy đang được sử dụng cho mục đích bóp méo sự thực từ nguyên bản.”

Cũng vì lý do tương tự ấy mà tôi có thể nói thêm rằng thật là khôn ngoan để xem xét mọi bản tin chính thống mà bạn nhìn thấy, và mọi bài tường thuật mà bạn đọc, với thái độ hoài nghi.


Hiệu đính: Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


———–

“We had to destroy the village in order to save it.”

One of the most persistent myths of the Vietnam War concerns that sentence, supposedly uttered by an American general to excuse a massacre. It quickly came to symbolize the absurdity of war and has by now become a cliché.

However, to invoke another cliché to illuminate the roots of this one: the first casualty of war is the truth.

Peter Arnett eventually gained fame as the CNN’s chief correspondent during the Gulf War. But back in 1968, Arnett was a young Associated Press reporter, assigned to report on the battle of Ben Tre during the Tet Offensive. For two days, a small American unit had battled the Vietcong, who in turn had killed many villagers.

Arnett entered Ben Tre after it had finally been secured and interviewed army major Phil Cannella.

Cannella “believes he is the officer Arnett was quoting” when he penned his most famous sentence, according to Mona Charen in her book Useful Idiots. However, “he believes his comments were ‘taken out of context.’ He recalls telling Arnett that the Vietcong had destroyed the town and that it was a shame. But Arnett’s report made it seem that American forces had shelled the town and featured an anonymous officer saying, ‘We had to destroy the village in order to save it.”

As historian Victor David Hanson explains:

“Arnett never verified, much less produced, his source — and the town was mostly shelled by the Communists anyway. An exhaustive investigation by the Pentagon never found any such official who said anything such thing.”

Having coined a memorable phrase, Arnett, intoxicated by his instant fame, went on to report other “scoops” of dubious veracity, charging (again, without proof, that American soldiers had employed deadly Sarin nerve gas in South Asia.) In 2003, NBC News fired Arnett, after he pronounced America’s invasion of Iraq a “failure” on state-run Iraqi TV.

Meanwhile, other journalists latched onto Arnett’s manufactured line and still use it as their own when they were too lazy to come up with anything original, and want to sound like seasoned pros.

According to Hansen, “A good rule is, when you hear Arnett’s fabrication promulgated on the news, assume that it is once again being used for its original purposes of distortion.”

I’d add that it’s wise to treat every mainstream newscast you see, and every news story you read, with skepticism, for the same reason.



Bình luận về bài viết này