BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1169. Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 28/07/2012

Forbes

Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam

Tác giả: Scott Duke Harris

Người dịch: Dương Lệ Chi

25-07-2012

Một buổi sáng ấm áp ở Hà Nội, vào lúc 8 giờ kém 10’, triết gia và là ông vua ngành công nghiệp cà phê hùng mạnh của Việt Nam, đang hút điếu xì gà đầu tiên trong ngày của ông còn khoảng 2 inch (5 cm). Chủ tịch Vũ ăn mặc như thường ngày, đầu đội chiếc mũ Panama, nói ông thích xì gà hiệu Cohiba hơn, nhưng điếu này hiệu Davidoff, “một thương hiệu của Đức”, ông nói qua người phiên dịch. Ông mời tôi một điếu, nhưng dường như hơi sớm để hút xì gà.

Khi không thấy Đặng Lê Nguyên Vũ điều hành Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên tại trụ sở của công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta có thể tìm thấy ông tại một nơi ẩn dật rộng lớn của mình ở chỗ trồng cà phê trên Tây Nguyên, nơi mà ông có thể chọn 120 con ngựa trong chuồng để cưỡi.

Những người phương Tây làm ăn ở Việt Nam ước tính tài sản cá nhân của ông Vũ ở miền bắc trị giá khoảng 100 triệu đô la, số tiền không thể tin được ở một đất nước có thu nhập bình quân đầu người là 1.300 đô la một năm.

Vào ngày đặc biệt này, Chủ tịch Vũ, ông ấy thường được gọi như thế, đến thủ đô Việt Nam gặp thủ tướng và bộ trưởng nông nghiệp để thảo luận chính sách cà phê quốc gia. Vì thế, ông ấy uống cốc cà phê buổi sáng và hút thuốc tại quán cà phê Trung Nguyên ở gần chỗ các chính trị gia. Thật vậy, chỗ đó quá gần để rồi vài tuần sau đó bị giải tỏa để xây dựng một tòa nhà quốc hội mới.

Giống như nhiều đồng hương của mình, Chủ tịch Vũ có bức tượng bán thân của người đàn ông mà người Việt Nam gọi là “Bác Hồ”, đã được tống táng không xa chỗ chúng tôi gặp nhau sáng nay. Nhưng một nhà cách mạng cộng sản [nếu ông Hồ còn sống] sẽ nghĩ gì về một nhà tư bản 41 tuổi này?

Hồn ma của ông Hồ có thể thưởng thức điều mà Chủ tịch Vũ gọi là “học thuyết cà phê” của ông. Vũ chỉ ra rằng, Việt nam và hầu hết những nước trồng cà phê khác đều nghèo, các nước nhiệt đới thường nhận được chỉ có 1 đô la cho mỗi 20 đô la thu được trong ngành công nghiệp cà phê toàn cầu, với phần lớn lợi nhuận chạy vào những công ty giống như Nestlé và Starbucks. “Tại sao chúng ta nên theo trật tự đó?” ông hỏi. Vũ cho biết, Trung Nguyên hiện xuất khẩu sang 60 nước và đang vươn xa hơn nữa vào thị trường Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam có thể tiếp tục vươn tới chuỗi giá trị của ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ đô la này.

Ông Đặng Xuân Minh nói, Bác Hồ muốn Việt Nam thịnh vượng. Ông Đặng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là người sáng lập công ty AVM, một công ty chuyên tư vấn về sáp nhập và mua lại các công ty. Ông Đặng lưu ý, ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam, là ngày trùng hợp ngẫu nhiên với ngày mà ông Hồ gửi một bức thư cho các thương nhân Việt Nam năm 1954, cám ơn họ đã hỗ trợ tài chính cho cuộc nổi dậy chống Pháp.

Ông chỉ ra rằng, tinh thần đề cao doanh nhân của Việt Nam gần đây đã đã dấy lên trong bài hát “Đời Doanh nhân”, khắc họa hình ảnh Chủ tịch công ty Bulls Head Fertilizer, có câu hát: “Nước không thể mạnh nếu không có dân giàu“.

Chủ tịch Vũ nổi bật trong lực lượng nồng cốt của các nhà tư bản, những người đang trở thành nguồn cảm hứng cho việc chấp nhận rủi ro trong một xã hội thay đổi. Một nữ phát ngôn viên nói, giữ công ty Trung Nguyên cho riêng cá nhân (ND: không cho ra thị trường chứng khoán), sẽ không cung cấp nhiều về tài chính, nhưng doanh số bán hàng của công ty là 151 triệu trong năm 2011 và gia tăng 78% trong năm nay.

Khi cà phê hòa tan giành được khách hàng tiềm năng ở thị trường khổng lồ Trung Quốc – ở nước có nền văn hóa tương tự như Việt Nam, từ lâu đã thích uống trà hơn – Vũ nói một cách táo bạo về sự mở rộng quan trọng bao gồm một lịch trình hai năm để đưa công ty của ông lên sàn chứng khoán, không phải ở các thị trường khiêm tốn của Việt Nam, mà ở một thị trường chứng khoán quốc tế. Trong nội bộ công ty, Vũ thúc đẩy một cuộc chiến, kế hoạch đầu tư mường tượng khoảng 800 triệu đô la vào các nhà máy và các khoản đầu tư đại loại như thế trong mười năm.

Thấu hiểu những căng thẳng dai dẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể làm phức tạp các kế hoạch như thế, Vũ lưu ý lập trường của phương Tây. “Chúng tôi hy vọng mỗi người Trung Quốc sẽ chi tiêu 1 đô la một năm vào sản phẩm cà phê của chúng tôi”, nữ phát ngôn viên này giải thích.

Lai lịch bình dân của Vũ là một lý do nữa mà ông nổi bật ở một đất nước mà tự do hóa thường bị đổ lỗi cho việc sản sinh chủ nghĩa tư bản thân hữu. Ông ấy “đã đi từ số không để trở thành anh hùng”, ông Nguyễn Việt Khôi nói. Ông Khôi là một giáo sư ở trường đại học về kinh tế và kinh doanh Việt Nam.

Năm 1986, Vũ là một học sinh trung học, khi những người cầm quyền Việt Nam nhận ra rằng kinh tế kế hoạch tập trung không hữu hiệu ở một đất nước bị tàn phá trong nhiều thập kỷ chiến tranh và phụ thuộc vào Liên Xô suy yếu. Một đất nước với những đồng lúa lại nhập khẩu gạo để nuôi [những người dân] đói. Các cải cách của Việt Nam, được gọi là đổi mới, chuyển nền kinh tế bất thường của đất nước tới điều mà chính phủ nước này gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Ở Việt Nam, được biết, muốn làm ăn lớn cần phải một “chiếc ô” để được bảo vệ từ các quan chức có ảnh hưởng. Vũ hiện có thể có vài chiếc ô, nhưng thời thơ ấu của ông điển hình ở vùng cao nguyên nông thôn – chăm sóc mùa màng và những con lợn của của gia đình ông, giúp mẹ ông làm gạch ở một lò gần nhà. Ông học xuất sắc ở trường và được nhận vào một chương trình dự bị ngành y, ở trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, thủ phủ cà phê.

Vũ và các bạn sinh viên uống rất nhiều cà phê. Vũ cho biết, trong năm học thứ ba, ông nhận ra rằng ông không muốn trở thành bác sĩ. Mẹ của ông đã rơi nước mắt khi ông nói với bà ấy về kế hoạch của mình, tấn công mạnh vào ngành công nghiệp cà phê vừa chớm nở ở Việt Nam.

Trong một căn nhà chỉ có một phòng nhỏ, nơi đặt lò rang cà phê đầu tiên của mình, Vũ vẽ dấu hiệu đầu tiên cho Trung Nguyên (hoặc đại loại như Tây Nguyên). Ông nói, số vốn ban đầu của ông, là “sự tin tưởng” của những người trồng cà phê, họ đã cung cấp cho ông hạt cà phê với lời hứa rằng ông sẽ chia cho họ tiền lời. Ông đã đi giao cà phê bằng xe đạp trước khi nâng cấp lên thành xe máy. Mười lăm năm sau, công ty của Vũ có thể có tới 3.000 nhân viên và một đội xe tải.

Bố mẹ của Vũ hiện sống ở ngôi nhà của ông ngoài Buôn Ma Thuột, nơi “Làng cà phê” Trung Nguyên có một viện bảo tàng và hội trường. Ngoài mấy con ngựa, Vũ cũng đã sưu tập hàng chục tượng bán thân của các danh nhân như Mao, Napoleon, Balzac và Beethoven. Vì sao? Ông giải thích: “Những thay đổi lớn thường đến từ các cá nhân, không phải từ một nhóm người“.

Sự thăng tiến của Vũ không phải đến mà không xảy ra tranh cãi. Ông là người duy nhất có tên trong một cuốn sách do các học giả Việt Nam biên soạn (không phải ông Khôi), với tựa sách được dịch là “Talented and Deservingly So” – Tài năng và Đắc dụng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2008). Trong số mười người Việt được nêu tiểu sử trong cuốn sách –  Bill Gates và Thomas Edison tiêu biểu trong số những người nước ngoài – ngoại trừ Vũ, ​​tất cả những người khác là các nhân vật lịch sử. Các tác giả đã dành 42 trang để nói về Vũ, so với 25 trang nói về ông Hồ. “Choáng với việc quyển sách đặt TGĐ điều hành của Trung Nguyên ngang với người đàn ông vĩ đại” là một trong nhiều tựa đề. Trong một bức thư, Vũ phủ nhận các cáo buộc rằng ông đã “mua” được sự tôn vinh mình và cũng cảm ơn các nhà phê bình, nói rằng cuộc thảo luận mở thì tốt cho đất nước.

Vũ đã giúp đào tạo các doanh nhân khác và đã nổi lên như là một đại sứ không chính thức của sự phát triển kinh tế Việt Nam. Ông đã nói trước các nhóm như Sloan Fellow của MIT và đã tổ chức các buổi nói chuyện về cà phê quốc tế. Giáo sư Peter Timmer của trường Harvard, một học giả về an ninh lương thực, là người thường xuyên đi thăm châu Á, nói rằng, ông và Vũ đã có nhiều cuộc trò chuyện dài.

Ông Timmer nói: “Cảm giác của tôi là Vũ rất thông minh và cũng là một nhà lãnh đạo thực sự về mặt kinh doanh. Anh ấy có một tầm nhìn về những gì công ty có thể làm, và anh ấy có thể truyền đạt tầm nhìn đó cho toàn bộ nhân viên. Họ tin tưởng vào điều đó và trở thành những nhân viên có hiệu quả cao, do đó góp phần thực hiện tầm nhìn đó“.

Ông nói thêm: “Henry Ford là như thế; George Eastman là như thế; Steve Jobs là như thế. Tôi không chắc liệu có thích hợp để đặt Vũ vào nhóm đó được chưa, nhưng anh ấy gây ấn tượng cho tôi là một trong những doanh nhân thành công nhất ở Đông Nam Á“.

Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trước cơn suy thoái gần đây từ những nỗ lực kiểm soát lạm phát lan tràn, kinh tế nước này đã tăng trưởng ở mức 7%. Được Ngân hàng Thế giới thúc đẩy bằng các khoản vay, ngành công nghiệp cà phê nước này đi từ một nước xuất khẩu nhỏ thành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil.

Trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Vũ cho biết, ông đang thúc đẩy chiến lược “cụm” để đưa đất nước đi lên từ một nước sản xuất hạt cà phê thành một nước đóng vai trò lớn hơn như rang cà phê, chế biến và xuất khẩu. Ông giải thích: “Trong khi anh có thể thấy tăng trưởng kinh tế qua các con số, tôi không nghĩ rằng mô hình cũ sẽ hữu hiệu trong tương lai. Chúng tôi sẽ cần một công thức mới cho sự thành công” .

Gần đây, Trung Nguyên đã đầu tư thêm nhà máy chế biến thứ năm để hỗ trợ việc xuất khẩu cà phê hòa tan sang Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi mà họ nói công việc kinh doanh tăng trưởng hơn 25% hàng năm.

Ở trong nước, Trung Nguyên sở hữu 42 quán cà phê và thương hiệu cà phê Trung Nguyên có mặt ở 1.000 tiệm cà phê khác, cũng như nổi bật ở các cửa hàng tạp hóa. Theo ACNielsen, Trung Nguyên hơn hẳn Nescafé của Nestlé và Vina cafe Biên Hòa, thuộc tập đoàn Masan Group Việt Nam nắm giữ.

Vũ có một trang trại kiểu mẫu với mục đích gia tăng số lượng và chất lượng cà phê Việt Nam, bằng cách áp dụng hệ thống thủy lợi từ Israel và loại phân bón đặc biệt từ Phần Lan. Mục đích là giúp cho Việt Nam, nhà sản xuất hàng đầu thế giới về vị cà phê gắt hơn, với giá thành rẻ hơn hạt cà phê Robusta, để tăng diện tích trồng cà phê Arabica, có hương vị dịu hơn và bán được giá cao hơn.

Gắn vào học thuyết của Vũ là đức tin của ông ấy rằng cà phê giúp suy nghĩ thoáng, kích thích sáng tạo và thúc đẩy sự tiến bộ. Có chút gì đó giống như ghi công các ki-ốt ở Seattle cho Microsoft, Amazon và nhạc trẻ grunge rock. Ông Timmer nói: “Quan niệm về việc tiêu thụ cà phê là chỉ số dẫn đầu về sự tiến bộ và sáng kiến là vô lý, nhưng dường như anh ấy tin điều đó” .

Bào bì đóng gói cho sản phẩm cà phê thượng hạng Legendee của Trung Nguyên là hình ảnh của Honoré de Balzac và câu trích dẫn: “Khi chúng ta uống cà phê, những ý tưởng [xuất hiện] như đi diễu hành trong như quân đội“. Giống như nhiều người Việt Nam, Vũ có vẻ miễn cưỡng khi nói về chính trị. Ông nói: “Điều chúng tôi nhấn mạnh là sự sáng tạo và năng lượng sáng tạo về những gì mọi người có thể làm gì để thay đổi cuộc sống của họ“.

Khi buổi trò chuyện sáng hôm đó đổi hướng, Vũ hồ hởi đề nghị rằng, thay vì khái niệm của đạo Lão về âm và dương, văn hóa Việt Nam có thể được thể hiện tốt hơn qua hai biểu tượng dân gian là con rùa và con rồng. Con rùa thì cứng cỏi, kiên nhẫn và bền gan, sống lâu dù gặp tai ương. Hãy nghĩ đến những người lính sống trong địa đạo Củ Chi là những con rùa vào ban ngày và là con rồng vào ban đêm, những người mà cách đây 40 năm đã làm cho lực lượng Mỹ phải quay gót. Con rồng là biểu tượng không có thật về sự may mắn, dám ước mơ và hành động. Vũ nói khi điếu xì gà trên tay đã cháy hết từ lâu: “Nếu bạn không có mơ ước thì làm sao bạn có thể biến nó thành hiện thực?Không có hành động, chúng ta không nên hy vọng một kết quả tốt đẹp nào”.

Ông nói thêm, nhưng con rùa cũng rất quan trọng. Ông cười toe toét: “Vậy ông có muốn tôi nói cho ông nghe về tỷ lệ của Trung Nguyên không? Tôi có thể nói rằng chúng tôi có 2 phần rùa và 3 phần rồng”.

Nguồn: Forbes

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

145 bình luận to “1169. Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam”

  1. tichchan said

    Đọc bài này thì cho dù khen hay chê cũng phải ngẫm nghĩ và học
    http://nhuongquyenvietnam.com/news/newsexdetails/2406/3-bai-hoc-khoi-nghiep-tu-trung-nguyen.htm

  2. Năm Darwin said

    Thấy mấy bác vui quá, tui góp thêm.

    Theo tui, câu này chưa đúng: “Những thay đổi lớn thường đến từ các cá nhân, không phải từ một nhóm người“.

    Câu đúng hơn nên là “Những thay đổi lớn thường đến từ sự tưởng tượng của con người – an imagination – và sự thay đổi đó chỉ thành sự thật nếu được thực hiện bởi cá nhân hay tập thể có cùng ước mơ đó – a dream”. Và dĩ nhiên đây cũng chưa phải là câu đúng nhất (cho khiêm nhường, hehe).

    Bác LeQuocTrinh tỏ vẻ nghi ngờ vì, khác với chế độ tự do dân chủ, tôn trọng tư tưởng và công bằng, tại VN thì:

    – Về chính trị: Sự ”tưởng tượng” dẫn tới “ước mơ” rồi trở thành “hiện thực” không được phép tách ra khỏi cái còng định hướng XHCN hay cái mũ tư tưởng Hồ Chí Minh.
    – Về kinh tế: Nền kinh tế chia ra làm 2 thành phần: quốc doanh và tư nhân với các chế độ đãi ngộ khác nhau
    – Về trí thức: Trí thức VN cũng chia thành 2 thành phần: thành phần cơ bản và không cơ bản
    – Về quan hệ xã hội: XH cũng chia ra nhiều thành phần với chế độ đãi ngộ khác nhau: có công và không có công với cách mạng (chưa tính tới thành phần bị coi là “phản động”)

    Ai làm ra điều đó? chính là thể chế chính trị. Vì thế tách rời kinh tế, XH với chính trị là không đúng. Và điều trên được làm tại VN hơn 60 năm nay thông qua: “đấu tranh giai cấp”, “xét thành phần lý lịch”, “chế độ hộ khẩu”. “chế độ ưu đãi đặc biệt”, “đảng viên và quần chúng” Ai làm ra điều này? Chính là đảng CS.

    Nếu thể chế chính trị đó áp dụng tại Mỹ, Úc, Canda, Pháp, vv… thì sẽ không có, hoặc có rất ít “người Việt làm vẽ vang dân Việt”.

    Một thí dụ đơn giản, tại các nước dân chủ, sự quan hệ giữa một doanh nghiệp với một chính trị gia hay đảng phái nào đó đều cũng bị dân chúng, hay đảng đối lập soi mói, tìm hiểu xem có gì bất thường trong mối quan hệ đó không – Tại sao vậy? vì sự quan hệ đó có thể dẫn tới sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp hay đảng phái (cầm quyền và không cần quyền).

    Tại VN, một doanh nhân sẽ đi khoe hay rỉ tai, một cách hãnh diện, mình thân anh hai này, anh ba kia, anh tư nọ, mà không có gì phiền hà hết mà còn có lợi là khác.

    Tại VN, quá khứ, hiện nay và tương lai, ước mơ chỉ là mơ ước mà thôi các bác ạ. Trừ phi!

  3. Chậm said

    Chào những người Việt anh em! Tôi xin được phép tiếp tục câu chuyện, cũng vậy, theo cách của mình – “chậm”.
    Tôi dẫn ra đây một câu nói như là mở đầu cho quan điểm của mình:
    “The ones who are crazy enough to think that they can change the world, are the ones who do.” – “Chỉ có những người đủ điên rồ để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới mới là những người thay đổi thế giới.” Câu nói này của Steve Jobs, và tôi không cần phải nói nhiều về sức ảnh hưởng của nhân vật này vì tất cả chúng ta đều biết.

    Vậy thì, nói rằng ông Vũ “mơ mộng hão huyền” hay “điên rồ” hay “hoang tưởng” v.v… với cái ước mơ của mình thì… sao nhỉ? Tôi xin nhường câu trả lời lại cho các anh em.

    Tôi tin chắc một điều rằng, những vị có mặt ở đây đều nhận thức rõ một điều: văn hoá Việt Nam là nền văn hoá âm tính. Vì thế, khi có một hoặc một vài nhân tố Dương Tính nổi lên thì lập tức bị đám đông Âm Tính “vùi dập”, tề bằng… Làm sao đất nước tìm được lối ra đây?
    Ở trong một cộng đồng như vậy, nhân tố Dương Tính là kẻ cô độc nhất trên con đường của mình mặc dù con đường ấy là mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể cộng đồng.
    ….
    Những chú gà suốt ngày chỉ quanh quẩn bên góc sân, cúi nhặt những hạt thóc trên đất, không bay lên cao được thì làm sao nhìn thấy trời đất mênh mông thế nào… Còn có những cậu học trò ngô nghê, nhìn chú chim sẻ để tả một con đại bàng…
    ….
    Tôi nhấp một ngụm cà phê, lim dim mắt… chợt nhận ra một điều: “Hành trình sáng tạo là một hành trình của rất nhiều đau thương”.

  4. LeQuocTrinh said

    Thân chào các bác,

    Sau vài phản hồi trả lời tôi trên chủ đề Cafe Trung Nguyên, tôi xin phép tóm tắt vài hàng nhận định như sau:

    1)- Phương pháp lý luận của tôi dựa trên thực tiễn, luôn luôn trích dẫn nhiều sự kiện tương phản để làm luận cứ, tôi không thích kiểu lý thuyết mơ màng thiếu chứng cứ;

    2)- Tôi đặt vài nghi vấn trên những sự kiện có thật để các bác suy nghĩ và thử tìm câu trả lời, nhưng có vẻ vài người cố tình quên và tránh né;

    3)- Đương nhiên tôi không có quyền phê phán, chỉ trích quyền tin tưởng mơ mộng của vài người đặt niềm tin lên một thương hiệu VN đang cạnh tranh trên thương trường quốc tế, tôi chỉ đặt nghi vấn để hướng dẫn tranh luận mà thôi;

    4)- Hiện thời tôi biết thế giới đang theo dõi sự phát triển của ngành thực phẩm VN, đặc biệt là cty sữa của bà Kiều Liên và Cafe Trung Nguyên của ông Vũ. Theo tôi chẳng có gì mới lạ, vì VN xuất thân là một nước nông nghiệp chủ yếu, đã từng xuất cảng hàng nông nghiệp đứng hàng đầu hay hàng thứ hai trên thế giới (gạo, hạt tiêu, hạt điều). Kinh nghiệm tổ tiên ngàn đời để lại con cháu hưởng. Tuy nhiên địa vị này có đứng vững được không khi nguy cơ ngoại xâm TQ đang bủa lưới bao vây đất nước, xâm thực đất nước ?

    5)- Các bác hẵn còn nhớ kinh nghiệm Nông Trường Sông Hậu của bà Ba Sương chứ ? Phải thú nhận đó là một thành công vĩ đại của tầng lớp nông dân miền Nam, nhưng qua sóng gió nội bộ ĐCS VN và Nhà Nước tranh giành ảnh hưởng kinh tế mà bà Ba Sương phải chịu biết bao nỗi đắng cay tù tội. Nếu không nhờ các blogger “lề trái” ủng hộ và đấu tranh, nếu không nhờ tiếng súng đạn hoa cải của gia đình anh Đoàn Van Vươn (huyện Tiên Lãng) thì giờ này bà Ba Sương hãy còn ngồi bóc lịch dài dài. Công lao khai phá đất đai của anh Vươn và bà Ba Sương đâu có nhỏ.

    Xin cám ơn các bác,

    • Lưu Thủy said

      Gửi bạn Lê Quốc Trịnh

      Tôi xin có vài lời về những gì gọi là “vài hàng nhận định” của bạn như sau, theo tuần tự của bạn:

      1. Tương tự như ý niệm về “mặt phải của tấm mề đay” mà bạn đưa ra, tôi cho rằng, những “lý luận dựa trên cơ sở thực tiễn” của bạn chỉ là “mặt trái của tấm mề đay”; còn trên-dưới-trong-ngoài-trước-sau… của nó thì vẫn chưa thấy bạn đề cập đến. Phải chăng bạn – cùng một số hoặc/và rất nhiều người khác – đang cố nhìn vào chỉ duy nhất một-mặt-của-vấn-đề? Đó là tâm lý cào bằng.

      2. Những vấn-đề mà bạn nêu ra đã được giải đáp thỏa đáng. Tôi nghĩ, một người ở tầm vóc như bạn thì hẳn phải nhìn ra nhiều hơn một con chữ.

      3. Cứ như bạn nói thì mọi suy nghĩ muốn-làm-lớn đều được liệt vào hàng “tin tưởng mơ mộng” hết hay sao? Hàn Quốc là gì trước khi có “Giấc mơ 7-4-7”, “Khát vọng Đại Hàn”? Hoa Kỳ là gì trước khi có “American Dream”? “Giấc mộng Trung Hoa” là gì? Tại sao Việt Nam, với những lợi thế về địa-chính trị, tiềm năng kinh tế, trí tuệ… – lại không có quyền được mơ một Giấc-Mơ-Lớn? Những “nghi vấn” hay “tranh luận” mà bạn nêu sẽ rất hữu ích nếu chúng tập trung để thảo luận những chiến lược phát triển đúng đắn nhất cho Đất nước.

      4. Nếu đã nhìn thấy cái hiểm họa ngoại bang, sao không hội tụ trí và lực để cùng nhau triệt tiêu nguy cơ đó mà lại còn sân và si (những) người anh em của mình để làm hao mòn đi năng lượng quốc gia, dân tộc?

      5. Mâu thuẫn luôn hiện diện trong đời sống nhân loại dưới dạng này hay dạng khác vì nó là “động lực của phát triển”! Và nó tồn tại tất yếu. Tôi không đồng tình với bạn ở cách lý luận trách cứ và than vãn. Nếu đã thấy được cái nhược, sao không cố khắc phục nó?

      Đứng trước thời khắc quyết định đối với vận mệnh của quốc gia-dân tộc, hơn lúc nào hết, hãy dẹp bỏ những sân hận, đố kỵ, hãy chôn cất đi hết những tàn tro của quá khứ để tất cả những người con của nước Việt cùng nhìn về một hướng, cùng chung tay viết nên những trang sử mới về một “Đại Việt hùng cường”!

  5. Trường Kiên BPN said

    Thiết nghĩ những thống kê không có cảm xúc, nhưng tôi có vài con số, tôi tin chắc rằng khi bạn đọc vào sẽ cảm thấy vui khi chúng ta đang bình luận về anh Đặng Lê Nguyên Vũ .
    Vào google search vua “cà phê việt nam” trong 0,24 giây có 13.700.000 kết quả(sẽ tăng nữa)
    http://www.google.com.vn/#hl=vi&sclient=psy-ab&q=vua+c%C3%A0+ph%C3%AA+vi%E1%BB%87t+nam&oq=vua+c%C3%A0+ph%C3%AA+vi%E1%BB%87t+nam&gs_l=hp.3…50217.54204.6.54543.31.26.4.0.0.2.184.3553.1j25.26.0…1.0…1c.G5AI_smX9v8&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.&fp=c0e4c768695cc5cd&biw=1600&bih=799
    Vào google.com.vn search ” vietnam’s coffee king “ trong 0,12 giây có 40 triệu kết quả (sẽ tăng nữa)
    http://www.google.com.vn/#hl=vi&sclient=psy-ab&q=vietnam%27s+coffee+king&oq=vietnam%27s+coffee+king&gs_l=hp.3..0i8i30.296059.304501.7.304809.42.24.13.4.5.3.280.3824.0j21j3.24.0…0.0…1c.aqzXO7KYcyI&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.&fp=c0e4c768695cc5cd&biw=1600&bih=799

    Trong bài này có 130 phản hồi
    Có phải chăng vì anh Vũ quá nổi tiếng? vì uy tín của Forbes? Hay vì anh Vũ là một người của công chúng? Tôi nghĩ cả 3 vấn đề này điều đúng:

    Thứ nhất: cà phê Trung Nguyên của anh Vũ được người Việt yêu thích nhất, và cũng là công ty cà phê duy nhất của Việt Nam đối đầu với gã khổng lồ và thắng họ rồi dẫn đầu luôn thị trường, hiện diện hơn 50 quốc gia trên thế giới.

    Thứ hai: Forbes là một tạp chí uy tín, trước khi viết bài cho một nhân vật, họ nghiên cứu rất sâu sắc cả một quá trình của nhân vật. Họ tôn vinh anh Vũ, chắc chắn anh Vũ phải có điều gì đặc biệt, một quá trình phấn đấu. Những quan điểm, tư tưởng, chiến lược tác động tích cực giúp cho ngành cà phê của Việt Nam, cà phê thế giới và cộng đồng.
    Thứ ba: Anh Vũ thật sự đã là người của công chúng. Nguồn cảm hứng cho giới trẻ phấn đấu, Chia sẻ những chiến lược, sáng với giới học giả trong và ngoài nước, Cà phê Trung Nguyên của anh Vũ phát triển và vươn ra thế giới là động lực cho Thương Hiệu Việt. Vậy cả sinh viên, giới trẻ, tri thức và Doanh nghiệp cùng quan tâm đến những thành công hay thất bại của anh Vũ.
    Vậy tôi và các bạn thấy mình trong đó qua những con số, qua những khát khao vươn lên của Trung Nguyên trong một bối cảnh khủng hoảng đen xen, toàn diện như hiện nay(từ kinh tế, chính trị, văn hóa an ninh, lương thực, an sinh xã hội…). Tôi tin rằng những ai đang đi trên con đường đến thành công sẽ được tiếp thêm động lực, niềm tin từ việc Forbes tôn vinh anh Vũ.
    Chúc anh Vũ và Trung Nguyên đạt được kết quả tốt hơn, thương hiệu cà phê Trung Nguyên ra thế giới để mang lại một chút tự hào cho Người Việt.

    2012/07/30 at 10:31

    • Hoang Ngoc Anh said

      Chào anh Trường Kiên,
      Tôi tán thành về việc Forbes tôn vinh anh Vũ là một hãnh diện, tự hào của Việt Nam. Nhưng tôi mong anh làm rõ “Chiến lược, quan điểm, tư tưởng” mà anh nói rằng được học giả trong và ngoài ủng hộ. Những chiến lược đó là gì? Có thiết thực không? Giúp gì cho nông dân/doanh nghiệp/ngành/quốc gia/xã hội và người tiêu dùng?
      Mong phản hồi

      2012/07/30 at 10:31

      • Tao Lao Bi Dao said

        Chào Anh,
        Tôi từng tham gia diễn đàng Nước Việt lớn hay nhỏ nên ít nhiều cũng biết được các quan điểm của ông Vũ. Chiến lược, tư duy gì thì tôi chưa biết, nhưng các bài viết về tâm tư ông Vũ trên báo đều hướng đến một khát vọng đại Việt. Môt Việt Nam có vị thế. Cũng qua đó kêu gọi mọi người dám nghĩ lớn, dám khát khao, dám đương đầu với những gã khổng lồ. Một tâm thế lớn cho thế hệ mới trong một nền văn hóa mang nặng âm tính.

      • Chậm said

        Chào Ngoc Anh! Mình trả lời thế này:
        Thứ nhất, chiến lược là một vấn đề bảo mật đối với một tổ chức/doanh nghiệp. Vậy nên, mình cho rằng bạn khó có được câu trả lời vừa ý cho câu hỏi này.

        “Thiết thức không” ư? “Giúp gì?” ư? Bạn có thể tự trả lời câu hỏi này bằng cách theo dõi một số tạp chí uy tín, truyền hình, hoặc gần nhất là trang web của Trung Nguyên. Nếu có thời gian thì bạn nên đến Thủ phủ Cà phê của Việt Nam để chứng kiến tận mắt.

        Thân ái!

      • Trường Kiên BPN said

        Thân chào Hoang Ngoc Anh,

        Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi mạn phép chia sẻ cùng bạn các bài viết về quan điểm của anh Vũ trên các tạp chí lớn.

        “Đây là quyền lực mềm. Cà phê Việt Nam có thể chi phối toàn thế giới nếu chúng ta biết cách làm” Đặng Lê Nguyên Vũ tại BBC
        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090625_coffee_power.shtml – 6/2009

        Bài Sáng tạo có trách nhiệm của báo Hòa Bình Toàn Cầu 2011
        http://www.trungnguyen.com.vn/1853/sang-tao-co-trach-nhiem-la-thong-diep-chung-cho-the-gioi.html

        Hội thảo phát triển cà phê bền vững tại Buôn Ma Thuột: gần như qui tụ được những chuyên gia hàng đầu thế giới về ngành cà phê từ chủ tịch hiệp hội cà phê thế giới đến các giáo sư kinh tế, an ninh lương thực thế giới…
        http://www.trungnguyen.com.vn/1672/hoi-thao-ben-vung-ca-phe-buon-ma-thuot

        Mô hình phát triển cà phê bền vững
        http://opeconomica.com/2012/04/04/peter-timmer-mo-hinh-phat-trien-ca-phe-trung-nguyen/

        hơn 100 nhà lãnh đạo MIT-Sloan đến chia sẻ cùng anh Vũ
        http://www.trungnguyen.com.vn/1690/hon-100-nha-lanh-dao-the-gioi-%28mit-sloan%29-den-chia-se,-hoc-hoi-tam-nhin-tu-trung-nguyen

        8 sáng kiến phát triển kinh tế
        http://dantri.com.vn/c76/s76-624012/ky-3-8-sang-kien-dot-pha-de-phat-trien-kinh-te-moi.htm

        Qua các bài viết trên, tôi nhận thấy một điều anh Vũ thật sự quan tâm, khát khao vực dậy ngành công nghiệp cà phê, kinh tế của Việt Nam

        2012/07/30 at 10:31

        • Hoang Ngoc Anh said

          Cảm ơn anh Trường Kiên,
          Nhưng thật sự tôi chưa hài lòng lắm câu trả lời này.
          Nếu anh em nào thật sự hiểu quan điểm của anh Vũ, Vui lòng chia sẻ thành phản hồi “Gốc” để chúng ta cùng bình luận, Như vậy dễ đi vào thẳng vấn đề hơn, xem xét toàn diện hơn. Chứ không khách sáo, vòng vòng nữa. Tôi cũng muốn đóng góp hoặc phản đối những ý tưởng, chiến lược của anh Vũ.
          Mục tiêu nào? Chiến lược nào? khi nào hành động? cần những gì để thực hiện? ai là người thụ hưởng trên các chiến lược đó. Ý tưởng đó, sáng kiến đó có đáp ứng được sự mong đợi của Ngành / Thanh niên / Doanh nghiệp / quốc gia hay không?

          Mod: Submitted on 2012/07/30 at 10:31

        • Nguyen Ngoc said

          Chào anh Trường Kiên, Hoang ngoc Anh, mr Cham

          Tôi thật sự thấy được sự mong đợi sự phát triển nền kinh tế của quí vị.

          Tôi đồng ý với phương án của HoangNgocAnh, Tôi sẵn sàng mời các chuyên gia thật sự về kinh tế học, xã hội học để phản biện Chiến lược của anh Vũ. Nếu không ổn thì anh Vũ cũng như bao doanh nhân khác thôi. Còn thuyết phục được thì chúng ta ủng hộ thậm chí tham gia vào kế hoạch của anh Vũ.

          Mod: Submitted on 2012/07/30 at 10:31

  6. Một công dân. said

    Bài viết về ông Đặng Lê Nguyên Vũ và café Trung Nguyên thu hút độc giả nhiệt tình tham gia bình luận. Một nguyên nhân chính, theo tôi, là bài này đăng trên Forbes. Cũng với nội dung y như thế này mà Tuổi Trẻ, Thanh Niên hay Người Lao Động đăng thì chắc chả có mấy ai gửi comment! Dù sao đi nữa thì mức độ khách quan, minh bạch của một tạp chí quốc tế vẫn hơn hẳn báo giới quốc nội xứ ta, đó là điều không thể chối cãi.
    Nhưng một nguyên nhân thứ hai giải thích sự quan tâm của độc giả (từ đó phát sinh rất nhiều lời khen và tiếng chê) là: ông Vũ và cà phê Trung Nguyên có quá nhiều thứ “độc” – nghĩa là “không giống ai”! Có hàng trăm comment chỉ sau một bài báo “ngoại”. Tôi chú ý một số phản hồi mà theo tôi là “quá khích, cực đoan”. Chuyện ông Vũ làm cà phê thì liên quan gì đến bác Mao và cách mạng Văn hóa bên Tàu, ăn nhập gì tới Cải cách Ruộng đất và chế độ XHCN của ta??? Không nên “chính trị hóa” các câu chuyện kinh doanh. Cũng đừng suy diễn về cá tính (thậm chí là bản chất) ông ta rồi vội vàng kết luận “hám danh, vĩ cuồng, tự phụ hay dối trá”… vì ông ta đâu có phải là đại diện cho chúng ta đâu? Thay vì vậy, cần nhận ra rằng:
    1. Cho tới giờ này, ông Vũ và café Trung Nguyên chưa làm điều gì tổn hại cho cộng đồng;
    2. Ông ta suy nghĩ khác người, nói và làm đương nhiên cũng khác người (tức là lập dị) – liệu có thể học hỏi điều gì từ cái sự lập dị đó, để mưu lợi cho bản thân và cho cộng đồng?
    3. Trong số các sản phẩm nội “made in Vietnam” thì cà phê Trung Nguyên vẫn còn tử tế hơn rất nhiều thứ hàng hóa dịch vụ tạp nham, tào lao khác – xét về độ an toàn, giá cả và chất lượng.
    4. Dù đang trong thời khủng hoảng nhưng công ty Trung Nguyên còn tồn tại, còn tạo công ăn việc làm … chẳng phải là vẫn khá hơn rất nhiều “quả đấm thép của nền kinh tế” đó sao?
    Ông Vũ chắc chắn trong số những người Việt Nam nổi trội. Nhưng văn hóa Việt xưa nay vẫn còn cái dở chưa khắc phục được: thấy người khác trội hơn mình thì bắt đầu lườm nguýt, bĩu môi kể xấu – cho dù “trội hơn” ở đây có thể là giàu hơn, thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, đẹp hơn … cốt là để ngụy biện cho cái “thua” của mình. Sao không tự cải thiện mình để còn có thể được so sánh một lần nữa? Buồn thay ….

    2012/07/30 at 10:31

  7. Nguyển Bình Phương said

    Nếu đọc sách, hiểu và làm theo phải tốn 5 năm. Nếu được nhìn nhận sự thành công, thất bại của người khác thì phải mất 2 năm mới rút ra bài học cho mình. Nếu được nhìn vào các bậc vĩ nhân thì phải tốn 1 năm để hiểu và hành động đúng. Nếu được chia sẻ trực tiếp với người thành công thì chỉ tốn 1 ngày để rút ra bài học tránh phải thất bại và rút ngắn đoạn đường đến thành công.

    Dù thành công nhỏ hay lớn thì việc soi rọi vào những cá nhân kiệt xuất sẽ mang đến cho chúng ta những giá trị riêng, những bài học đáng để chúng ta suy ngẫm. Tôi cũng chỉ đọc thông tin của ông Vũ trên phương tiện thông tin, chưa được trực tiếp đối diện. Tôi nghĩ rất rất nhiều người như tôi nhìn thấy Trung Nguyên, nơi ông Vũ có cái gì đó hao hao giống, chặng đường đi của doanh nghiệp mình(dù rằng cá nhân tôi chưa được tận hưởng cảm giác thành công thật sự). Có vấp ngã, có vực dậy, có đi lên mới thật sự thấu hiểu. Tôi cũng hy vọng một dịp nào đó được chia sẻ cùng với ông Vũ, chúc ông Vũ và Trung Nguyên thành công!

  8. LeQuocTrinh said

    Bạn Hoàng Sơn thân mến,

    Bạn đọc kỹ phản hồi của tôi đi. Tôi đã nhận xét ông ĐLN Vũ như sau:

    1)- Sự thành công cúa Cafe Trung Nguyên trên thị trường quốc tế mới chỉ là “mặt phải” cúa tấm mề đay. Trong một chế độ thông tin bưng bít và tuyên truyền một chiều thì chúng ta không thể phán đoán phê bình chỉ sau một bài báo khen ngợi của thế giới. Thế giới còn ca tụng người dân VN hạnh phúc đứng hàng thứ hai cơ mà! Vậy thì để tránh ngộ nhận, tôi đã đề nghị mọi người nên kiên nhẫn chờ xem “mặt trái” của sự kiện ra sao rồi hãy tranh luận. Đúng không ? Bạn Hoàng Sơn nghĩ sao ?

    2)- Tôi đã đơn cử ra khá nhiều “cơ hội thành công của các đại gia tiếp theo đó là thất bại ê chề vì nằm trong guồng máy XHCN”. Bạn Hoàng Sơn đã đọc, sao không thấy nói gì ? Đương nhiên khi thành công tiền bạc ra vào như nưoc chảy thì đương sự hưởng hết (120 con ngựa trong trại, một mình ông Vũ làm sao cưỡi hết cho nổi ?). Nhưng khi “cơm không lành canh không ngọt” bị phá sản thì hàng chục ngàn công nhân sẽ lâm cảnh thất nghiệp, Nhà Nước phải lao vào cứu trợ (như chuyện Bình An Fish Com ở Hậu Giang, ai đền bù cho nông dân đây ?). Bạn có biết khi VinaShin phá sản, nợ nần ngân hàng thế giới là bao nhiêu không ? Bao nhiêu công nhân, kỹ sư bị quịt tiền lương trong thời gian dài, bạn có biết không ?

    3)- Tôi thẳng thắn phê phán câu nói tự đắc của ông Vũ “Những thay đổi lớn được tạo ra bởi các cá nhân, chứ không phải một nhóm người”. Bạn Hoàng Sơn nghĩ sao về tính cao ngạo mang hình ảnh “chủ nghĩa cá nhân” mơ mộng “anh hùng tạo thời thế” ? Tôi đã đơn cử hai hình ảnh “chủ nghĩa cá nhân” gây tai hại cho dân tộc (ông Mao và ông Hồ). Sao không thấy bạn Hoàng Sơn phản hồi ?

    Mong chờ hồi âm của bạn Hoàng Sơn,

    • Nguyen Ngoc said

      Chào anh LeQuocTrinh,
      Quan niệm “Những thay đổi lớn được tạo ra bởi các cá nhân”. Nếu nhìn từ cổ chí kim, tôi nghĩ câu này hoàn toàn đúng. Những đột phá trong mọi lĩnh vực đều bắt nguồn từ Những cá nhân kiệt xuất. Từ những khát vọng, tư tưởng đột phá của họ cũng chỉ đáp ứng sự mong đợi của Cộng đồng, tổ chức, quốc gia hay xã hội trong bối cảnh, thời điểm đó.
      Chúng ta luôn thán phục và tận hưởng vẽ đẹp của Thiên Nga đang múa trên sân khấu nhưng có biết rằng để mang lại vẽ đẹp cho đời như vậy thì Thiên Nga ấy bao lần gãy chân, bao lần vấp ngã, đơn độc và thậm chí đánh đổi cả mạng sống của chính mình.
      Đứng ở góc độ nào đó thì Café Trung Nguyên đang trong quá trình tập đi trong một sân chơi lớn(toàn cầu). Sân chơi này Trung Nguyên có áp đặt ra cuộc chơi được không? Có tạo ra lợi thế trước nhiều gã khổng lồ không?
      Tôi tin rằng sự thành công của Trung Nguyên hiện nay chỉ là một bước đầu cho sự khát khao vươn lên và thử thách còn phía trước. Tôi, Anh và các bạn ủng hộ/phê phán hay đóng góp thì chúng ta vẫn mong đợi một Trung Nguyên khác.

      2012/07/30 at 10:31

      • LeQuocTrinh said

        Bạn Nguyên Ngọc thân mến,

        Cám ơn phản hồi của bạn. Tôi thực sự chỉ tin tưởng khi ông ĐLN Vũ phát triển từ một môi trường kinh tế chính trị trong sạch và minh bạch. Tôi đã từng về VN nhiều lần để thăm dò mưu tính những dự án KHKT có ích lợi cho đất nước, và tôi đã thấy quá nhiều chướng ngại từ của quyền, chính sách Nhà Nước, đặc biệt là lối sống lạc hậu dối trá của nhiều cán bộ cao cấp.

        Tôi chỉ có một nghi vấn nhỏ nhờ bạn Nguyên Ngọc giải đáp hộ:

        – Tại sao anh Ngô Bảo Châu đã chấp nhận 1 căn nhà hoành tráng to lớn trị giá không dưới 600,000 US$ của chính phủ, chấp nhận quà tặng của chúa đảo Thần Châu, chấp nhận vai trò quản lý cho một dự án đào tạo vĩ đại của Nhà Nước …nhưng anh Châu chỉ về VN làm việc có ba tháng mỗi năm thôi ? Chín tháng còn lại anh lo giảng dạy ở đại học Hoa Kỳ. Tại sao vậy ?

        Bạn Nguyên Ngọc tin tôi đi, chỉ cần VN chuyển sang một chính thể dân chủ tự do, đa nguyên đa đảng, chỉ cần toàn dân VN được tự do lựa chọn bầu lên một chính phủ xứng đáng đại diện …là trong thời gian ngắn nhân tài khắp nơi sẽ hội tụ, phát triển nhanh gấp trăm lần công ty Cafe Trung Nguyên.

        Trong chế độ XHCN hiện hành này, mọi thứ đều là trò hề, mọi thứ đều là thủ đoạn do bàn tay xếp đặt từ ĐCS VN và Nhà Nước chuyên chính. Tôi xin lỗi không thể nhầm lẫn ngây thơ để tiếp tục bị lừa gạt như hồi còn niên thiếu.

    • Hoàng Sơn said

      Mến chào Bạn Lê Quốc Trinh.

      Sơn tôi xin có vài ý với bạn như phần mũi tên phía dưới, mong bạn chịu khó theo mũi tên ấy để đọc.

      Bạn đọc kỹ phản hồi của tôi đi. Tôi đã nhận xét ông ĐLN Vũ như sau:

      1)- Sự thành công cúa Cafe Trung Nguyên trên thị trường quốc tế mới chỉ là “mặt phải” cúa tấm mề đay. Trong một chế độ thông tin bưng bít và tuyên truyền một chiều thì chúng ta không thể phán đoán phê bình chỉ sau một bài báo khen ngợi của thế giới. Thế giới còn ca tụng người dân VN hạnh phúc đứng hàng thứ hai cơ mà! Vậy thì để tránh ngộ nhận, tôi đã đề nghị mọi người nên kiên nhẫn chờ xem “mặt trái” của sự kiện ra sao rồi hãy tranh luận. Đúng không ? Bạn Hoàng Sơn nghĩ sao ?

      —> Tôi đồng ý với bạn rằng, bất kể một vấn đề, một con người…đều có nhiều mặt (không chỉ có trái & phải mà còn trên & dưới; trước & sau…) Những thành công của Vũ ngày hôm nay không đồng nghĩa với của mai sau. Và câu trả lời chỉ có ở “thì tương lai” mới tỏ tường được.

      Tuy vậy, tương lai không “tự dưng” nó tới phải không Q.Trinh? Tương lai, theo tôi phụ thuộc vào những gì con người muốn tạo ra nó, hình dung về nó, ước muốn nó trở thành. Một câu nói của Mahatma Gandhi: “Be the change you want to see in the world.” và “Imagination is more important than knowledge.”- Albert Einstein thì tôi nghĩ bạn cũng sẽ một phần nào đồng cảm.

      Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn khi nói về chế độ này, chế độ kia. Bởi môi trường nào cũng có vấn đề cả. Những cá nhân kiệt suất họ bất chấp những vấn đề đó để bước đi, hạnh phúc và vui vẻ khi đối đầu.

      Câu ca dao của các cụ nhà ta có nói ” Trong đầm gì đẹp bằng sen… Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” phải không?

      Một đất nước giàu, có, hùng mạnh không đồng nghĩa với một đất nước hạnh phúc và ngược lại. Nếu thế giới ca ngợi người VN hạnh phúc đứng hàng thứ 2 thế giới bởi họ có những lý do cho việc bình chọn ấy. Bạn hãy tìm & hiểu về điều đó.

      2)- Tôi đã đơn cử ra khá nhiều “cơ hội thành công của các đại gia tiếp theo đó là thất bại ê chề vì nằm trong guồng máy XHCN”. Bạn Hoàng Sơn đã đọc, sao không thấy nói gì ? Đương nhiên khi thành công tiền bạc ra vào như nưoc chảy thì đương sự hưởng hết (120 con ngựa trong trại, một mình ông Vũ làm sao cưỡi hết cho nổi ?). Nhưng khi “cơm không lành canh không ngọt” bị phá sản thì hàng chục ngàn công nhân sẽ lâm cảnh thất nghiệp, Nhà Nước phải lao vào cứu trợ (như chuyện Bình An Fish Com ở Hậu Giang, ai đền bù cho nông dân đây ?). Bạn có biết khi VinaShin phá sản, nợ nần ngân hàng thế giới là bao nhiêu không ? Bao nhiêu công nhân, kỹ sư bị quịt tiền lương trong thời gian dài, bạn có biết không ?

      —> Bạn nên tách bạch giữa những con người, doanh nghiệp đi lên từ hai bàn tay trắng & những doanh nghiệp được bao bộc hoặc thừa hưởng những nên tảng của nhà nước, được điều hành bởi ai, hướng tới đâu? Và mang tư tưởng gì?

      Và đương nhiên, trong hàng triệu doanh nghiệp, hàng triệu những ông chủ thì không phải ai cũng có kiểu cách kinh doanh một cách minh bạch, sòng phẳng và bền vững.

      Và thị trường thì cái gì không hợp lý sẽ bị đào thải dần là chuyện tất yếu.

      Chúng ta không nên mang những trường hợp như Vinashin, Bình An Fish Co để so sánh và để nói về doanh nghiệp của Vũ. Bởi “mọi sự so sánh đều khập khiễng”.

      Nếu bạn muốn nói cụ thể trường hợp của Trung Nguyên, của Vũ, chúng ta hay nói về điều đó.

      3)- Tôi thẳng thắn phê phán câu nói tự đắc của ông Vũ “Những thay đổi lớn được tạo ra bởi các cá nhân, chứ không phải một nhóm người”. Bạn Hoàng Sơn nghĩ sao về tính cao ngạo mang hình ảnh “chủ nghĩa cá nhân” mơ mộng “anh hùng tạo thời thế” ? Tôi đã đơn cử hai hình ảnh “chủ nghĩa cá nhân” gây tai hại cho dân tộc (ông Mao và ông Hồ). Sao không thấy bạn Hoàng Sơn phản hồi ?
      Mong chờ hồi âm của bạn Hoàng Sơn,

      –> Như đã đề cập ở phần trả lời câu thứ nhất của bạn. Tương lai không phải tự dưng nó đến, mà theo tôi, nó được tạo ra bởi những con người, những tổ chức, đất nước muốn tạo ra cái tương lai ấy và muốn thế giới ấy đi tới đâu – Và những mong muốn ấy có phải là phù hợp với những mong muốn chung của “thế giới” không.

      Nếu con người không muốn bay lên khỏi trái đất thì chắc hẳn không có tàu vũ trụ.

      Nếu con người không muốn rút ngắn khoảng cách thì không phát minh ra các phương tiện đi lại, khônng phát minh ra các công cụ Internet…để chúng ta có thể nói chuyện như thế này.

      Và nếu như vậy, thì mọi cái muốn dường như là bắt đầu từ những cá nhân nào đó phải không?

      Một lần nữa tôi lại phải nhắc lại câu nói của Mahatma Gandhi: “Be the change you want to see in the world.” Phải chăng Vũ muốn mình khác, nhìn thấy dân tộc này khác, muốn thế giới nhìn thấy dân tộc này khác và ông ấy có quyền để ước mơ, bay bổng để rồi sống và làm với ước mơ ấy.

      Và nếu vậy thì tôi không nghĩ Vũ là người “cao ngạo” hay “chủ nghĩa cá nhân” như bạn nói. Mà là người đáng tôn trọng, ủng hộ vì có ước mơ, có hoài bão không chỉ cho mình mà còn cho đồng bào mình, cho dân tộc mình.. Dù có thể những ước mơ, hoài bão ấy quá lớn, chưa thành hiện thực được bao nhiêu nhưng cũng rất đáng để trân trọng. Hơn rất nhiều những con người không biết mình “ước mơ” gì?

      Đối với tôi, cụ Hồ, ông Mao hay những bậc tiền bối khác đều có “nghĩa vụ lịch sử trong những giai đoạn lịch sử.. “..và gây tai hại hay không thì mong là bạn hãy nhìn cho thấu xét để nhìn nhận.

      Theo quan điểm của tôi, tôi chỉ chưa đồng ý lắm với Vũ vì: ” Những thay đổi lớn được BẮT ĐẦU bởi các cá nhân, chứ không phải một nhóm người”.

      Vũ muốn làm chuyện lớn thì cần những người cộng sự/nhóm người “lớn” tương ứng.

  9. LeQuocTrinh said

    Nhân tài Việt Nam

    Các bác thân mến,

    Nhân tài Việt Nam đông vô số kể, trí tuệ, tháo vát, thông minh và nổi tiếng thế giới không thiếu đâu …nếu thực sự không bị chế độ hà khắc XHCN chà đạp, thủ tiêu, trù dập, xua đuổi qua chiến dịch CCRĐ (1954-1956), Nhân Văn Giai Phẩm (1956), Học Tập Cải Tạo (1975-1985), Di tản (1975-1985), kỳ thị Mỹ Nguỵ và …trong 5 triệu người hy sinh qua bốn cuộc chiến tranh tàn khốc có biết bao nhiêu nhân tài lỗi lạc.

    Ai sẽ chịu trách nhiệm với lịch sử khi tàn sát thủ tiêu nhân tài ? Nhân gian VN vẫn còn nhớ đời đời câu thành ngữ “Trí, Phú, Địa, Hào – Đào tận gốc, Trốc tận rễ”.

    Tôi chỉ cần nhắc sơ một thành tích của ông bạn cùng trường TH Võ Trường Toản, VK Mỹ sáng chế dàn máy bắn tia Laser nhằm triệt hạ những hoả tiễn bay vào vùng cấm địa quốc gia. Tình hình Biển Đông khẩn trương hẳn lên vì TQ bắt buộc phải thân chinh lộ diện bản chất hiếu chiến sau khi màn bắn hoả tiễn của Bắc Triều Tiên bị thất bại ê chề hồi tháng Ba (mà TQ đã cố gắng viện trợ chi một ngân sách khổng lồ cho Bình Nhưỡng). Những gì liên tục xảy ra ở Bình Nhưỡng chắc các bác theo dõi hẵn sẽ hiểu .

  10. Hoàng Sơn said

    Đọc comment từ trên xuống dưới thấy:

    Ông Vũ quả là hấp & dẫn.

    Lý do:

    – > 119 + + cái comment từ nhỏ tới lớn, so sánh với một chủ đề về một cá nhân, một câu chuyện của đất nước…. thì Y.Vũ đã ăn đứt. Cái này vừa thấy ông Vũ mà vừa thấy đất & nước quan trọng cỡ nào? Và chuyện nước thì quan tâm ít, chuyện ai xấu thế nào thì bêu lên cho cực xấu, cho chết luôn..là khả năng chung của người có tính xấu nổi trội.

    -> Người khen, kẻ chê, kẻ nửa chừng lưng nhưng tựu chung lại là có đọc và đều biết là ông Vũ, Trung Nguyên đã lên Forbes, đã hiểu nhiều về Trung Nguyên hơn… Ông Vũ, Trung Nguyên hưởng lợi.

    –> Có nhìn ngắm một bức tượng ông Mao thì quy chụp là thân Trung Quốc, còn ông Bach, ông Balzac, ông Napoleon thì thân gì? Vũ sánh mình với mấy danh nhân đó để soi mình còn hơn những kẻ tự soi gương rồi nhìn mình mà “tự sướng” buông lời “lơ lẳng”…

    Nói thì dễ, làm thì khó. Ai giỏi thì làm nhiều hơn để Forbes viết nhiều hơn, để vỗ ngực xưng tên. Còn lên cái chỗ này, tên & trí thì đều ẩn há chi mà tự hào?

    Trung Nguyên, ông Vũ hãy làm việc của mình, hãy đi con đường của chính mình.

    • hahien said

      Việc khen chê một ai đó, kể cả người đó là vĩ nhân, nên coi đó là chuyện bình thường bác ạ.

      Nếu cứ theo ý bác rằng người chê thì phải giỏi hơn người bị chê thì mới có quyền chê, rằng nếu “Ai giỏi thì làm nhiều hơn để Forbes viết nhiều hơn, để vỗ ngực xưng tên…” thì e rằng bác hơi cực đoan.

      Chẳng hạn bác đi xem bóng đá ngoại hạng Anh chẳng hạn, bác vẫn có thể chê “thằng” này đá hay, “thằng” kia đá dở mặc dù bác chỉ biết chơi bóng… méo (đùa chút, bác đừng giận nhé). Nhưng sẽ là vô lý nêu ai lại đi mắng bác rằng có giỏi thì nhảy vào mà đá đi xem có hơn “thằng” kia không!

      Có thể tôi hiểu ý bác là phê phán thói ganh tị của “những người có tính xấu nổi trội”, không ưa những người khác hơn mình. Nếu thế thì tôi cũng đồng ý với bác. Nhưng giá mà bác nêu đích danh một còm sĩ cụ thể mà bác cho rằng có tính xấu đó rồi thẳng thắn, từ tốn tranh luận trực tiếp những người ấy chứ không giành cho mình ở vị trí cao nhất để phán xét như thánh như tướng tất cả “119 + + cái comment từ nhỏ tới lớn” một cách cao ngạo như thể hiện trong cái còm của bác thì ý kiến của bác hẳn là không tốn chữ mà lại ít giá trị như thế.

      • Hoàng Sơn said

        Mến chào Hahien

        Khen, chê một ai đó được coi là bình thường với bạn hoặc ai đó. Còn với tôi thì không. Tôi chỉ khen, chê khi mình thực sự hiểu rõ vấn đề, rõ con người, rõ tình huống trong tổng hoà các mối quan hệ mà tôi tỏ tường. Nếu chưa nhìn đủ thì chỉ xin kiệm lời hoặc “ngồi im cho thiên hạ nhờ”.

        Trong trường hợp của Vũ, của Trung Nguyên. Nếu Vũ có vào đây đọc mà nhận những lời khen, chê này mà nhụt ý & chí thì Vũ không xứng đáng để tôi tôn trọng (Tôi đã, đang rất quý trọng Vũ cho mọi nỗ lực mà bạn ấy làm. Dù được hay chưa nhưng tôi theo sát bạn rất kỹ).

        Trường hợp bóng đá mà Hahien nói, thì tôi thiết nghĩ hơn một lần Hahien cũng đã nghe câu ” giỏi thì nhảy vào mà chơi đi”,”giỏi thì làm đi” ngồi đó mà “võ mồm” rồi phải không? Nếu vậy thì Hahien cũng hiểu rồi nhỉ? Nếu không làm, hoặc không làm được bằng người, hoặc “không dám làm” thì tốt hơn hãy đừng phá phách, hoặc đừng buôn lời “lơ lẳng”.

        Có hay chăng Hahien cảm thấy ý kiến của tôi ít giá trị.

        Vâng, tôi cũng không mong những giá trị nó mang lại cho bạn mà chỉ là thể hiện cái “tạm” nhìn thấy. Và bày tỏ quan điểm bản thân. Dẫu sao cũng cảm ơn Hahien đã đọc ý kiến ấy và có nó trong đầu.

        Một lần nữa tôi chỉ thông qua đây nhắn gửi tới Vũ cũng như những cộng sự của mình:

        Các bạn đã, đang “dám” làm những điều người khác “không dám làm” vậy thì cũng hãy sãn sàng đón nhận những gì mà người khác không dám đón nhận. Bình thản.

        Lòng quân tử đâu tiểu nhân nào thấu đạt phải không!

        • hahien said

          Bạn Hoàng Sơn thân mến,

          Rất đồng ý với bạn, tôi cũng thế, nghĩa là “chỉ khen, chê khi mình thực sự hiểu rõ vấn đề, rõ con người, rõ tình huống trong tổng hoà các mối quan hệ mà tôi tỏ tường”.

          Đối với Vũ, tôi chưa tỏ tường nên bạn cũng thấy là tôi không dám khen chê gì cả. 🙂

          Nhưng tôi cũng không dám có ý kiến nhận xét gì đối với những người khen hay chê Vũ ở đây (ngoài nhận xét về thái độ và văn hóa tranh luận như cái còm này) vì biết đâu những người khen hay chê Vũ biết về Vũ hơn tôi, biết đâu họ đã hiểu rõ những vấn đề gì đó, tình huồng nào đó trong các mối quan hệ nào đó mà Vũ có liên quan thì sao?.

          Bạn đang chê những người chê Vũ không “tỏ tường” về Vũ nhưng bạn có dám chắc bạn đã “tỏ tường” hay “hiểu rõ vấn đề, rõ con người, rõ tình huống trong tổng hoà các mối quan hệ” của những người mà bạn đang chê hay không. Biết đâu họ đã có những thông tin hay những kinh nghiệm đã trải qua nào đó liên quan đến Vũ và những công việc của Vũ. Nếu không “tỏ tường” mà bạn đã chê họ thì bạn đã mắc vào chính cái điều mà bạn muốn nhắc nhở họ.

          Còn chuyện xem đá bóng, tôi khác bạn, tôi vẫn có thể chê cầu thủ này đá dở, cấu thủ kia đá hay mặc dù tôi không biết đá. Đó là quyền thưởng thức, quyền nhận xét của mỗi người khi tôi đã mất tiền mua vé vào sân. Một nhà lãnh đạo cũng có thể bị dân chúng chê bai, mặc dù ông ta giỏi hơn những người chê ông, vì dân đóng thuế để nuôi bộ máy của ông và trả lương cho ông. Còn bạn không dám chê bai những người ấy thì đó là chuyện riêng của bạn.

          Cuối cùng tôi vẫn muốn bạn tranh luận với từng ý kiến cụ thể (ví dụ như đang tranh luận với tôi đây) hơn là gộp cả “119++ ” cái còm để phán xét theo kiểu dạy dỗ như thế.

          • Hoàng Sơn said

            Mến chào Hahien

            Nếu đọc kỹ những gì tôi còm men thì bạn sẽ thấy tôi không khen, chê ai cụ thể đúng không? Vì nói thật tôi đâu có biết những người “ẩn danh” để mà “to mồm” được. Nếu có chăng, ở đây là ông Vũ – Người tôi cho rằng khá hiểu rõ và quan sát một cách kỹ lưỡng.

            Nếu bất cứ ai đưa ra một ví dụ cụ thể về Vũ với cái nhìn khách quan, biện chứng để nói Vũ không đủ Tâm, Tầm thì tôi xin thẳng thắn tranh luận.

            Còn bạn Hahien nói tôi gom 119 cái ++ thì đó là quan điểm nêu ra của cá nhân bạn, cá nhân tôi.

            Đối với cá nhân tôi: Những người chê bai, chỉ trích mà không kèm với giải pháp hoặc chê bai chỉ để cho “sướng mồm” mà không làm được gì hơn Vũ thì nói thật là tôi không quan tâm lắm.

          • Nguyễn Thanh Thảo said

            tôi thích quan điểm của bạn Hoàng Sơn
            không phán xét khi không hiểu rõ nguồn cơn
            không bình luận khi chỉ nhìn một mặt của vấn đề
            nếu thực sự quan tâm thì nên theo dõi và nhìn nhận một cách khách quan
            và tốt hơn nữa là nên trao đổi thẳng thắn với chính ông Vũ và Trung Nguyên – đấy mới gọi là góp ý và xây dựng!

  11. Ngu mà lỳ said

    Thôi đi chú IP hiện rõ mồn một á. 115.76.88.108, Ngu cũng chú mà Tuấn cũng chú à. Anh Ba Sàm ới ơi, thằng này được thuê vô quậy nè. Dân chuyện nghiệp đi còm nha bà con. Cẩn thận, cẩn thận. http://www.webmuaban.vn/raovat.php?id=303233

  12. Trần Văn Tuần said

    Bạn Nguyen Ngoc ạ,bạn nên xem lại thế giới tôn vinh Ngô Bảo Châu công lao đó nhờ ai bạn có biết không vậy bạn?Khi NBC đoạt giải toán học quốc tế lúc đó NBC mang quốc tịch nước Pháp hay VN vậy bạn?
    Gởi bạn Lê Quốc Trình và bạn Năm Darwin,tôi hoàn toàn đồng ý với hai bạn góp ý cho bạn Nguyen Ngoc qua những câu nói sau:
    Trích:
    Tuy vậy riêng trường hợp anh Ngô Bảo Châu tôi chỉ đồng ý tự hào 50% với anh Nguyên Ngọc mà thôi. Bởi lẽ anh NB Châu là nhà toán học được đào luyện ở Pháp, sinh trưởng từ chế độ XHCN VN nhưng anh Châu đã sang Pháp nhập quốc tich Pháp để tiếp tục học lên cao và hưởng được mọi tiện nghi, tự do, thoải mái của chinh phủ Pháp mà anh Châu đã thành công. Nếu anh Châu còn ở lại VN thì có lẽ khác rồi.
    LQT
    ———————————————
    Trích:
    Có khi nào bác hỏi tại sao người VN thông minh, chịu khó, vậy mà chỉ có người VN sống ở nước ngoài (thua thiệt nhiều mặt so với dân bản xứ) lại được có điều kiện phát triển hết khả năng của họ, để họ có thể làm vinh danh, đóng góp nhiều nhất cho đất nước họ đang sống (chứ không phải VN dù họ là người VN), còn những người trong nước lại trầy trật chỉ để sinh tồn (chứ chưa nói phát triển)?
    Năm Darwin
    ———————————————
    Đất nước VN hiện nay lúc nào cũng hô hào phát triển khoa học,vậy mà những người tài năng ở cái đất nước VN này, có mấy ai có những công trình khoa học nào mà được công nhận và được thế giới tôn vinh đâu?Có chăng là những người đó phải sang các nước ngoài học và làm việc, thì mới phát huy được tài năng và trí tuệ của mình,chứ còn ở lại cái đất nước này thì cứ xem tấm gương của tôi và một số bạn khác thì sẽ biết?
    Khi phát hiện ra cái “nền tảng toán học cũ” bị “sai lệch”,tôi phải mang vác cái công trình “Sai Lệch Toán Học” của mình, gõ cửa các cơ quan báo đài nhà nước nhờ xem xét,giúp đỡ và có hướng giải quyết.Nếu như công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi “sai”, thì nhờ các nhà toán học chỉ ra những “điểm sai” để tôi được học hỏi và từ bỏ việc làm “sai trái” đó,còn nếu như nhận thấy công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi đúng và khả thi, thì các cơ quan ban ngành nên xem xét và hiệu chỉnh lại nền tảng toán học của VN nói riêng và của thế giới nói chung.Nếu như VN chúng ta làm được việc đó thì đất nước VN chúng ta cũng là một trong những nước có công đóng góp không nhõ cho nền tảng toán học của thế giới.
    Vậy mà năm 2009 Hội Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã công nhân công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi là đúng và chính xác hoàn toàn,đồng thời Sở Khoa Học Và Công Nghệ Thành Phố HCM cũng dự định đưa công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi ra công bố nhưng không biết vì lý do gì Hội Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như Sở Khoa Học Và Công Nghệ Thành Phố HCM lại không đưa ra?Các bạn có thể kiểm chứng lời nói của tôi qua website
    http://www.dost.hochiminhcity.gov.vn/hoithisangtao_khkt/default.aspx?Source=/hoithisangtao_khkt&Category=C%C3%A1c+gi%E1%BA%A3i+ph%C3%A1p+d%E1%BB%B1+thi+qua+c%C3%A1c+n%C4%83m&ItemID=10&Mode=1

    Đứng trước những từ chối của các cơ quan ban ngành ở VN, đối với công trình công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi,tôi chỉ còn biết gởi công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi sang các nước khác nhờ xem xét và có hướng giải quyết,mặc dù tôi biết nhờ các nước khác giúp đỡ công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi sẽ khó khăn hơn vì tôi là người VN.
    Kể cả vừa rồi khi thấy TS Phùng Liên Đoàn, có viết bài về điện hạt nhân của VN rất tâm huyết trên cái diễn đàn ABS , tôi có thử nhờ TS giúp đưa công trình “Sai Lệch Toán Học” của tôi để các nhà toán học Mỹ xem xét và có hướng giải quyết,thì lại được TS Phùng Liên Đoàn viện lý do không phải chuyên ngành của mình nên từ chối.
    Đấy các bạn cứ xem việc làm của tôi rồi suy ngẫm xem những lời nói của hai bạn Lê Quốc Trình và bạn Năm Darwin như thế nào tôi để các bạn tự suy ngẫm,thân chào,TVT.
    Cám ơn ABS cho đăng bài viết của tôi.

  13. Nguyen Ngoc said

    Gởi Năm Darwin và LeQuocTrinh, Tôi không tán đồng với 2 bác. Dù thế nào đi nữa, chúng vẫn tự hào khi được thế giới tôn vinh Ngô Bảo Châu, Bùi văn Ga….. Tôi tin VN chúng ta có nhiều người tài năng, và Ông Vũ là đại diện cho thế hệ 7x và tương lai sau này của VN. Hy vọng thế giới sẽ nhìn VN theo cách khác, có những tập đoàn đủ sức vươn ra thế giới.

    • LeQuocTrinh said

      Thân chào anh Nguyên Ngọc,

      Cám ơn phản hồi của anh Nguyen Ngọc. Tôi chỉ tiếc răng danh sách những nhân tài VN được thế giới ca tụng (mà anh đã kể ra 2 người) xem ra quá ít so với 90 triệu người dân hiện nay. Tuy vậy riêng trường hợp anh Ngô Bảo Châu tôi chỉ đồng ý tự hào 50% với anh Nguyên Ngọc mà thôi. Bởi lẽ anh NB Châu là nhà toán học được đào luyện ở Pháp, sinh trưởng từ chế độ XHCN VN nhưng anh Châu đã sang Pháp nhập quốc tich Pháp để tiếp tục học lên cao và hưởng được mọi tiện nghi, tự do, thoải mái của chinh phủ Pháp mà anh Châu đã thành công. Nếu anh Châu còn ở lại VN thì có lẽ khác rồi.

      Thật sự tôi biết nhiều VK từng về nước đóng góp làm ăn thành công nhưng …có lẽ không hợp gu Nhà Nước mà đành chịu số phận hẩm hiu, xin kể sơ sơ cho các bác nghe nhé:

      – ông Nguyễn Văn Trung (VK Nhật) đại gia Auto SaiGon thời 80, kết quả bị tan nát cơ sở làm ăn, trôi dạt về Úc;

      – ông Nguyễn Gia Thiều (chồng cũ cô Hà Kiều Anh), bị tù đầy vì chuyện nhập cảng ĐTDĐ;

      – ông Trịnh Vĩnh Bình, VK Hoà Lan, mở cty làm chả giò VN, phất lên như gió, nhưng lại bị Nhà Nước chèn ép phá sản, tù đầy đi đến kiện tụng quốc tế. Nghe đâu Nhà Nước đã phải bồi thường một số tiền không nhỏ;

      – ông Huỳnh Hữu Tuệ, GSTS Đại Học Laval (Canada), hồi hương từ hơn 10 năm nay, lên báo chí khá thường xuyên về cương vị Hiệu Trưởng Đại Học Bắc Ninh. Hiện giờ ông này còn ngồi ở chức vị đó hay không, chắc Anh Ba Sàm biết rõ hơn tôi;

      Anh Nguyên Ngọc có quyền tự hào với những thành công của vài nhân vật VN nhưng anh có biết họ thành công trong bối cảnh nào không? Có lâu dài hay không ? Hay chỉ là ngọn lửa rơm cháy bùng để làm quảng cáo cho chế độ XHCN phi nhân, phản khoa học này ?

      Hai nghi vấn của tôi về Vinalines Queen và GSTS Nguyễn Chánh Khê, mong chờ anh Nguyên Ngọc giải đáp hộ.

      • Hoan Anh said

        Mến chào anh LeQuocTrinh,
        Tôi thật sự hiểu được sự quan tâm sâu sắc của anh về tình hình phát triển đất nước, có chăng Anh và Tôi đang lo sợ sự không bền vững của nó.
        Nhưng thiết nghĩ, chúng ta cũng nên công bằng trong cách phán xét. Nếu ai đó giỏi thật sự, chúng ta sẵn sàng ủng hộ, bảo vệ và vui đắp cho những tài năng ấy đến cùng. Còn ngược lại thì chính bản thân họ cũng không còn đất sống chứ đừng nói chờ chúng ta lên tiếng.
        Thế hệ trẻ đang mong đợi chúng ta làm những gì, để lại cho chúng những gì. Tôi hy vọng Anh cũng như các anh em sẽ mãi ủng hộ lẽ phải, ủng hộ sự mong đợi tương lai của thế hệ trẻ.

        • LeQuocTrinh said

          Mến chào anh Hoan Anh,

          Cám ơn những lời bộc bạch chia sẻ cúa anh. Tôi là dân làm KHKT kinh nghiệm lâu năm ở xứ người, đương nhiên tôi rất mong mỏi đem hết sức lực ra cống hiến đất nước và góp phần xây dựng chung với những người tài giỏi như anh ĐLN Vũ chẳng hạn.

          Thế nhưng thực tế cho tôi thấy không thể nào tin tưởng vào chế độ XHCN dối trá gian manh này. Tôi đã từng hy sinh thời niên thiếu để tham gia tích cực trong Hội đoàn VK hải ngoại, công sức tôi bỏ ra không nhỏ trong lĩnh vực kỹ thuật, thế nhưng sau cùng tôi đã bị “phản bội” từ những bạn bè thân thiết, thử hỏi tôi còn niềm hy vọng nào trông mong vào chế độ này. Chưa nói những anh em bạn bè VK tài giỏi hơn tôi đã về nước và bị trù dập chèn ép đến mức độ thảm hại. Mỗi bước chân tôi đi đâu đều bị CA theo dõi, gây khó khăn trong thủ tục giấy tờ, hăm he doạ nạt. Tôi làm sao tin tưởng một chế độ đến thời buổi này hãy còn sử dụng một tên đại tá công an từng là VK trí thức Pháp xưa kia để theo dõi kiều bào, báo cáo lên cấp trên.

    • Năm Darwin said

      Bác Nguyên Ngọc mến, ai không tự hào nếu VN được vinh danh trên thế giới? Nhưng làm thế nào để “thế giới sẽ nhìn VN một cách khác” hở bác?

      Bác cứ cho tui một thí dụ điển hình, một thí dụ thôi, là cái cơ chế hiện nay tạo điều kiện một cách lương thiện, công bằng, vô điều kiện, cho nhân tài VN phát triển (người thật, việc thật nha, đừng đem nghị quyết ra nói).

      Có khi nào bác hỏi tại sao người VN thông minh, chịu khó, vậy mà chỉ có người VN sống ở nước ngoài (thua thiệt nhiều mặt so với dân bản xứ) lại được có điều kiện phát triển hết khả năng của họ, để họ có thể làm vinh danh, đóng góp nhiều nhất cho đất nước họ đang sống (chứ không phải VN dù họ là người VN), còn những người trong nước lại trầy trật chỉ để sinh tồn (chứ chưa nói phát triển)?

      Ngô Bảo Châu được vinh danh vì chính khả năng của anh ta và sự đào tạo từ nước ngoài chứ không phải từ cái cơ chế, chế độ hiện nay, phải không bác? Đặng Thái Sơn cũng vậy. Xin đừng (xỏ lá) nói là nhờ đảng tạo điều kiện (cho phép) cho anh ta được đi học nước ngoài nên anh ta mới có ngày nay nha. Tuy vậy, sự nổi tiếng của họ lại bị đảng lợi dụng hơi nhiều chắc bác cũng biết rõ.

      Những “người Việt làm vẽ vang dân Việt” đa số đều sống ở nước ngoài, được đào tại bài bản, tạo điều kiện, từ bên ngoài, chứ không phải trong nước. Nếu ai chưa sống ở nước ngoài thì cũng nhìn về phía đó. Tại sao vậy? Buồn phải không bác?.

      Tóm lại cái cơ chế XHCN hiện nay không phải để nuôi dưỡng, phát triển hay đào tạo nhân tài, cái cơ chế hiện nay hoặc bóp chết hoặc lợi dụng nhân tài cho quyền lợi của nó mà thôi. Điều bác mong còn xa lắm.

  14. Lưu Thủy said

    Ngay cả những người tri kỷ của ông Vũ cũng không thể hiểu hết được tâm tư của ông ấy.
    Cũng nực cười thay, đám se sẻ lại cứ tưởng mình là đại bàng….

    • MCK said

      Tri kỷ kiểu “còn tiền còn bạn” như Lưu Trọng Văn hay Thái Quang Trung thì bảo sao Trung Nguyên sang không ra sang, hèn không ra hèn.

      Cà phê Trung Nguyên uống được, nhưng những phát ngôn của ông Vũ thì phải xem lại.

      • Năm Darwin said

        Bác uống cà phê Trung Nguyên hay bác uống phát ngôn của ông ấy?

        • Nguyễn Thanh Thảo said

          Tôi thích câu hỏi của anh Năm Darwin 🙂

        • hanh ngo said

          Tôi nghĩ thương hiệu bên cạnh giá trị hữu hình còn có những giá trị vô hình nữa các bạn à.

          +Giá trị hữu hình là những cái thấy được như sản lượng hàng năm, nhà xưởng, con người….

          +Giá trị vô hình là những cái không nhìn thấy được như niềm tin vào sản phẩm, sức mạnh thương hiệu…

          Trung Nguyên được nhìn nhận qua 2 giá trị trên, và tự khi nào đó ĐLNV cũng là 1 phần giá trị thương hiệu này. Tốt hay xấu thì phải chờ xem khả năng thực thi thế nào.

          Riêng tôi thì tin vào chất lượng cà phê Trung Nguyên cả về rang xay lẫn hòa tan. Còn những cái râu ria như bảo tàng cà phê, cà phê đạo, diễn đàn nước Việt, G7 mart của ĐLNV thì chỉ là trò cười thôi, khi khả năng thực thi của ĐLNV cùng Trung Nguyên là con số 0 tròn trĩnh (đã được minh chứng trong thực tế).

      • Lưu Thuỷ said

        Cách nói của MCK nặng mùi đố kỵ và ganh tức. Phải chăng vì sợ người khác biết được cái tiểu nhân của mình nên ngay cả tên cũng không dám viết rõ?
        Trộm nghĩ, kẻ có lòng dạ hẹp hòi thì không nên tham bàn việc lớn. Nếu có dịp trùng phùng thì cũng xin lấy lòng quân tử để đo dạ tiểu nhơn một phen.

  15. LeQuocTrinh said

    Bác Năm Darwin nói đúng ý tôi đấy,

    Nguyên tắc “Nhất Thế, Nhì Thân”: đố ông ĐLN Vũ giỏi cách mấy cũng không thoát khỏi môi trường sống VN kiểu này. Từ khi đất nước thống nhất đến nay, đội ngũ cán bộ KHKT và TSGS coi bộ bị kềm chân cho nên chẳng có phát minh sáng chế gì mới mẻ cho cam. Vì thế mà tôi tin rằng ông Vũ đi vào thế giới thương mại bằng thương hiệu Cafe chẳng qua là nhờ tài tháo vát giao dịch với mọi cửa ải Nhà Nước, chung chia đầy đủ nên có chân đứng vững ở VN. Chứ còn muốn cạnh tranh với sản phẩm thế giới thì còn xa diệu vợi vì thiếu khả năng chuyên môn, sáng tạo kỹ thuật.

    Tiện đây tôi muốn hỏi các bác trong nước về hai nghi vấn sau:

    1)- Sự kiện “Máy phát điện chạy bằng nước” của ông GSTS Nguyễn Chánh Khê đi đến đâu rồi ? Nghe nói tháng Sáu này ông Khê phải công khai bí mật hoặc đệ trình đơn đăng ký bằng phát minh vĩ đại này để cho nhân dân VN được nở mặt nở mày với thiên hạ! Sao mà im lặng như tờ vậy ? Anh Ba có tin tức nóng hổi về vụ này không ?

    2)- Sự kiện chiếc tàu Vinalines Queens bị mất tích hồi năm ngoái, sao không nghe Nhà Nước báo cáo gì hết ? Con tàu này thuộc loại tối tân, lớn nhất của VN do Nhật Bản đóng, thế mà bị mất tích trong vòng bí mật đến nỗi các nước bạn (Nhật, Nam Hàn) cố gắng cứu trợ tìm kiếm cũng không thấy …nhưng lại chỉ còn mỗi một nhân chứng trở về rồi bặt tăm luôn. Vụ án Vinaline đang đi vào vòng tranh luận gay cấn, toàn bộ Ban Quản trị đã bị bắt gần hết, hình như lọt lưới một ông thì phải ? Anh Ba và các bác có nghe động tĩnh gì không ?

    Tôi cố tình nhắc đến hai sự kiện này để chứng minh cho các bạn trẻ đang muốn học hỏi theo gương ông ĐLN Vũ rằng môi trường chính trị xã hội VN đang bị tập đoàn lãnh đạo ĐCS và Nhà Nước thao túng, tham nhũng hối lộ móc ngoặc đầy rẫy, làm sao mà nhân tài nào dám ngoi lên nếu không biết chung chia với các quan lớn. Tôi chưa nói đến một thế lực tài chính khác rất ư quan trọng cũng đang lấn át nền kinh tế VN, đó là thế giới tài phiệt Hoa kiều, sau lưng có TQ va Đài Loan chống đỡ. Có thể nào một cty VN vươn lên tiến ra biển cả thế giới mà không có một chút ảnh hưởng ngầm của thế lực này không ? Bọn chúng đang tung lưới bao vây nền kinh tế VN, dễ gì để cty Cafe Trung Nguyên trở thành đối thủ cạnh tranh trong thị trường quốc tế ?

    Cho nên tôi mới nói bài chủ do Anh Ba trích đăng chỉ mới trình bày sơ “mặt phải” của tấm mề đay, “mặt trái” của nó ra sao thì thời gian sẽ trả lời.

  16. Năm Darwin said

    Các bác còm rôm rã nhể!

    Theo tui, Việt Nam không phải là sân chơi cho những nguời lương thiện, “lương thiện thường thiệt thòi thua thiệt”. Cơ chế hiện nay tạo ra sự bất công trong mọi lãnh vực mà nếu muốn tồn tại và phát triển, bạn phải “gian manh” hơn chứ không phải “thông minh” hơn người khác. Mr Vũ sống và làm việc trong môi trường đó, ông ta cũng phải như thế, có điều “gian manh” ít hay nhiều thôi. Nếu cờ trong tay các bác, nếu muốn tồn tại và phát triển, các bác cũng phất y hệt như vậy. Cho nên nếu trách ông ta, các bác có thể trách cả ngày. Ngoài ra, trừ ý tưởng xây dựng thiên đường cộng sản, thì ý tưởng mới nào lúc đầu mà không điên rồ cho đến khi nó thành sự thực? Hãy nhìn một cách khoan dung hơn.

    Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương không có tượng Hồ Chí Minh to đùng thì có khướt mà xây được. Nếu không xây được thì có khướt mà chuyễn tiền, rửa tiền, rút tiền và rồi gì gì nữa có khướt mà biết được. Không phải hàng trăm, hàng ngàn ngôi chùa, miếu cũng nhờ có bác và đóng hụi chết cho công an mà an tâm thu tiền bá tánh đó sao?

    Sống chung với lũ thì phải chịu ướt vậy, đừng chỉ thấy người khác ướt mà nghĩ mình không bị ướt.

  17. Dinh Phuong said

    Thế giới có nhiều tỷ phú trẻ, bởi vì họ dám nghĩ, dám làm và được người khác ủng hộ. Cũng chính quan điểm cởi mở như vậy mà Forbes tôn vinh tầm nhìn, chiến lược của ông Vũ. Hy vọng trong tương lai, Sản phẩm của Việt Nam xuất hiện trong nhiều siêu thị trên thế giới.

  18. Sinh Viên UEF said

    Sinh viên chúng em có khát khao làm chủ chính mình, qua các chương trình khởi nghiệp từ thanh niên. Chúng em thấy anh Vũ hay xuất hiện, chia sẻ những thành công, thất bại và dũng khí vượt qua khó khăn.
    http://vtc.vn/1-322316/kinh-te/dang-le-nguyen-vu-tiet-lo-cong-thuc-thanh-cong.htm
    Công thức này chúng em áp dụng chưa chắc thành công, nhưng ít ra đó cũng là những bài học giá trị, khi mà trong trường đại học không dạy chúng em những điều đó.
    Forbes là tạp chí uy tín có lẽ vì những quan điểm sâu sắc, tầm nhìn chiến lược và mong đợi cho ngành cà phê Việt Nam mà Forbes tôn vinh.
    Không riêng gì Forbes nghe nói đâu Financial Times cũng có đăng về anh Vũ đấy.
    http://www.ft.com/intl/cms/s/0/b78148b0-7111-11e0-962a-00144feabdc0.html#axzz2261zv6FB

    • Sinh vien said

      Với tờ báo tầm cỡ như Forbes hay Financial Times, đâu dễ gì có thể mua được đánh giá của họ. E tin là họ đã đánh giá đúng.

  19. Cô Láng Giềng said

    Về nhân vật “Ngàn năm công tội” tôi nghĩ cái tượng và người sưu tầm – như ông Vũ – hẳn có ẩn ý sâu xa. Với một nhân vật lịch sử đúc rút được từ cái dở, cái sai lầm (chết người) cũng có giá trị với hiểu biết và nhận thức không kém gì từ những cái hay, cái đúng. Tránh được sai lầm cũng là cách tiến đến gần cái đúng hơn. Cho nên bình tĩnh hơn một chút, tôi nghĩ đã tránh được cách nói chụp mũ kiểu như “thờ” cái tượng của một số còm sĩ đẩy sự việc ra xa hơn thực tế, chủ yếu bằng suy diễn cảm tính và áp đặt ý kiến cá nhân.

  20. Cộng Hòa said

    Năm 2006 Trung Nguyên lập ra diễn đàn “Nước Việt lớn hay nhỏ?” (đại loại vậy), lồng ghép với vài sự kiện ở dinh Thống Nhất rồi “tiện thể” khai trương chuỗi bán lẻ G7 mart. Khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” được Đặng Lê Nguyên Vũ tận dụng triệt để, chuyển tiếp lên cho G7 mart như một kênh phân phối nhằm bảo vệ hàng Việt, rằng bọn tư bản giãy chết đang sản xuất & phân phối hàng hóa ở Việt Nam là bọn lấy hết lợi nhuận, rằng người Việt mình chỉ gia công với đồng lương rẻ mạt…

    –> Bản chất câu chuyện là G7 mart muốn lấy hàng thẳng từ bọn tư bản giãy chết, “ăn dùm” chiết khấu rồi mới bán cho các tiệm tạp hóa. Tất nhiên bọn giãy chết đâu có ngu, lập tức cô lập G7 mart ngay. 2 năm sau G7 mart hấp hối rồi chính thức sập tiệm.

    Năm 2008, Đặng Lê Nguyên Vũ trở lại với chiêu bài tương tự: rằng “Việt Nam ta là số 2 về xuất khẩu cà phê”, rằng “ta chỉ thu về lợi nhuận ít ỏi từ cà phê thô”, bọn tư bản giãy chết như Starbucks, Nestle đang ngồi trên đầu trên cổ Việt Nam ta.

    –> Bản chất câu chuyện này là Vũ muốn người Việt phải xài và ủng hộ sản phẩm của Trung Nguyên trước cái đã, ủng hộ Vũ cái đã, rồi mới được xài đồ của Nestle, hay Starbucks… Rằng bọn tư bản giãy chết kia xấu xa lắm, xài đồ của nó là không có yêu nước đâu, là không có tinh thần Đại Việt đâu…

    Việt Nam ta có “hàng thật” là “vua sữa” Mai Kiền Liên, được Forbes chính thức vinh danh vào top “50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á”, lèo lái con tàu Vinamilk doanh thu mỗi năm hơn 1 tỷ USD. Tác phong thì chắc chắn là khác rồi: ăn nói nhỏ nhẹ, rành mạch, có gì nói đó, khiêm tốn, đường hoàng, bản lĩnh, đúng bản chất bọn “giãy chết” hơn nhỉ?

    Vậy nên đây cũng là dịp Vũ nhìn lại mình, chứ đừng chống chế theo kiểu “người đi tiên phong thường bị nghi ngờ”. Anh Ba ngày xưa cũng nghèo khổ, đi theo tàu Pháp, lưu lạc thế nào rồi ẵm CNXH đem về Việt Nam. Rồi anh Ba lên chức “Bác”, “Cha già dân tộc” để rồi con cháu ngày nay sống kiếp đói khổ, nhục nhã còn hơn thời Đức quốc xã. Người khôn thì cư xử phải khéo léo, còn để người ta nắm tẩy thì chẳng nên cơm nên cháo gì đâu.

  21. Danny Duong said

    Tại sao chúng ta cứ thích “ném đá” một ai đó nổi trội trong đồng bào ta? Ông Vũ có thể hơi điên điên và ngây ngô trong cách diễn đạt. Nhưng có thể thấy khát vọng làm một cái gì đó vĩ đại cho đất nước này, từ dân tộc này của ông ấy là có thật. Có lẽ chỉ có những trái tim có cùng nhiệt huyết mới hiểu được ông ta. Lịch sử được viết nên bởi những kẻ “hoang tưởng” và “điên khùng”. Tôi cho rằng thay vì vùi dập sự hoang tưởng và điên khủng đó, xã hội nên giúp sức để biến hoang tưởng thành hiện thực, biến điều điên khùng thành cái gì đó mạnh mẽ và đột phá. Việt Nam đang rệu rã ở bên trong và nghẹt thở với bên ngoài, cần có những khát khao và ý trí mạnh mẽ để hội tụ và vượt qua. Tôi ủng hộ những mục tiêu và khát vọng của ông Vũ. Nhưng mong là ông ta có thể không khéo hơn trong cách thể hiện nó với chính đồng bào mình.

    • Em mang họ Vặn said

      Tôi không đồng tình với bác Duong ở cái chữ “ngây ngô” bác gán cho “cách diễn đạt” của ông Vũ. Bác vui lòng dẫn chứng và giải thích ở điểm này giùm.

  22. Diệu Thảo - ĐH Kinh tế Luật , ĐHQG tp HCM said

    Năm ngoái, cháu là sinh viên năm nhất.
    Hồi tháng 4 khi đó là lần đầu tiên cháu được nghe chú Vũ nói chuyện và đó là khi cháu bắt đầu ý thức được vai trò của HSSV nói riêng và giới trẻ nói chung đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
    Một điều rõ ràng là chúng ta có quyền dõng dạc mà hét to hai tiếng “Đại Việt” khi nói đến đất nước Việt Nam; đi kèm theo đó là “Khát vọng Đại Việt”, “Khát vọng về một nước Việt hùng cường”… Nếu ai đó vẫn còn nghi ngờ về những điều này thì hãy tự hỏi xem mình đã biết gì về Việt Nam hay chưa. Chính chú Vũ là người đã đánh thức niềm tự hào này trong cháu và rất nhiều bạn trẻ khác, niềm tự hào mà dường như đã ngủ sâu trong tâm trí đa số chúng ta.

    Cháu còn nhớ rõ khi đó, mọi thứ vẫn rất mới và cháu đã vô cùng ngỡ ngàng khi tất cả Hội trường A ùa chạy theo chú Vũ khi chú kết thúc buôỉ giao lưu mặc dù ngay sau đó là lễ trao giải một cuộc thi do trường phát động.

    Nhưng đó không phải là một trường hợp duy nhất; hễ cứ khi nào có cuộc giao lưu giữa chú Vũ và một trường ĐH hay một tổ chức nào đó thì sự “quấn quýt” trên luôn hiện diện. Cháu còn biết chú Vũ là thành viên sáng lập Học viện đào tạo Hạt giống Lãnh đạo tại tp HCM với hoài bão xây dựng cho đất nước, cho dân tộc một đội ngũ Lãnh đạo và Doanh nhân cự phách, đưa cái tên Việt Nam trở thành một địa chỉ lớn trên thế giới. Chú Vũ không phải là một người chỉ biết làm giàu cho riêng mình!

    Cháu thiết nghĩ, đã là người Việt với nhau thì hãy đứng bên nhau vì những mục tiêu tốt đẹp chung cho cả dân tộc. Cho đến khi nào mà trong lòng chúng ta còn nuôi dưỡng lòng đố kỵ thì chúng ta vẫn không thể nào lớn lên được, vẫn cứ bị “giấc mơ con bóp nát cuộc đời con”.

    Cả dân tộc và đất nước đang trông đợi có nhiều Đặng Lê Nguyên Vũ hơn nữa để ngọn lửa khát vọng lớn không bao giờ tắt, để cho thế hệ tương lai có quyền tự hào vì được trưởng thành trong một “Đại Việt hùng cường”!

    Chúc chú Vũ vững tin! Lớp trẻ và Việt Nam cần lắm những nguồn cảm hứng được truyền đi từ những người như chú, từ những tách “Khơi nguồn sáng tạo” của Trung Nguyên!

    • hahien said

      Chúc bạn luôn giữ được nguồn cảm hứng trong sáng và rất cần thiết như thế này.

      Và đây cũng là thách thức không phải dễ dàng cho tất cả những ai đã trở thành thần tượng của lớp trẻ – Hãy đừng để mất niềm tin của họ!

  23. Thồ said

    Dân thường giàu lên nhiều (người) sẽ tạo cân bằng quyền lực, giảm độc tài.
    Dân thường giàu lên nhiều tỉ lệ thuận với xã hội tăng trưởng.
    Quan chức giàu lên bao nhiêu, công quỹ mất đi bấy nhiêu.
    Quan chức giàu lên bao nhiêu, độc tài nhũng nhiễu tăng trưởng bấy nhiêu.
    Các bạn muốn điều gì ?

  24. Ngoc Vuong said

    Không phải ai ở viêt nam cũng đều biết về câu chuyện con cua trong rọ muốn thoát ra ngoài nhưng bị các con cua đồng loại kéo lại nên cả bầy đều bị bắt chỉ vì đức tính đố kỵ và ghen tỵ sợ người ta hơn mình.
    Tui đọc báo biết thông tin ông vũ được đăng báo là ông vua cà phê việt mà thấy mừng. Không phải mừng cho ổng mà mừng cho VN trong thời buổi khó khăn này mà con có tạp chí nước ngoài có uy tín nhìn nhận như vậy. Tôi nghĩ, nếu ông vũ trở thành Vua cà phê thế giới thì càng tuyệt hơn.
    Giả sử, trong vài năm tới, tạp chí bên Tây phong ông ABC là vua Gạo Việt, ông CDF là vua Trà việt, bà SQT là vua trái Cây Việt thì quí vị còn tốn nhiều bút mực cho cái vụ này nữa. Hãy cỗ vũ cho nhiều ông vua Việt nam như ông Vũ.

  25. Cà phê Tiêu dao said

    Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân Việt Nam đáng kính trọng.

    Xin lấy khái niệm doanh nhân của anh Nguyễn Liên Phương (www.lpvn.com) – người khởi xướng “lý thuyết/mô hình kinh tế hình ảnh” – làm thước đo.

    1- Doanh nhân là người trả lương và đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho người lao động.
    Chưa từng thấy cà phê Trung Nguyên nợ lương nhân viên, cũng chưa thấy cơ quan bảo hiểm ra thông báo Trung Nguyên làm thiếu nghĩa vụ với đội ngũ của mình.

    2- Doanh nhân còn là người tạo dựng được thương hiệu có giá trị.

    Thương hiệu cà phê Trung Nguyên có đáng giá bao nhiêu đây ta?

    Highlands Coffee mua đứt Phở 24 với giá 20 triệu USD như báo chí đăng tải (chưa có dịp kiểm chứng xác thực). Nếu đem so sánh số biển hiệu cà phê Trung Nguyên trên khắp cả nước, số điểm bán sản phẩm của cà phê Trung Nguyên thế giới với hiện diện hình ảnh của Phở 24, thì có thể làm phép chứng minh giản đơn rằng thương hiệu Trung Nguyên Coffee quyết không thể dưới con số này.

    3- Doanh nhân còn là người đem hàng hóa và dịch vụ với thương hiệu Việt Nam cạnh tranh thắng lợi trên thị trường hội nhập toàn cầu. Đây là tiêu chuẩn cao nhất của một Doanh nhân.

    Trung Nguyên đã đưa được thương hiệu và sản phẩm cà phê Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới. Trận đấu vật với tay to cà phê thế giới hẳn nhiên trầy trật và chưa có hồi kết.

    Nhưng chí ít thì cũng có một người Việt Nam đầu tiên được Forbes gán biệt hiệu Coffee King. Hy vọng cứ lâu lâu các tạp chí danh tiếng thế giới lại giới thiệu một vị vua công nghiệp của Việt Nam.

    Quý vị có thể không ưu Đặng Lê Nguyên Vũ nhưng chắc chắn sẽ ủng hộ Việt Nam giữ vững danh hiệu vua cà phê. Vậy ông vua không ngai của ngành cà phê nước ta có thể là ai?

    Còn nhiều ngành công nghiệp khác của Việt Nam nữa. Mong đợi ngậm ngùi rằng sẽ có vua Hồ Tiêu, vua Cá Tra, vua Phần Mềm, vua Bất Động Sản, vua Ngân Hàng..

  26. NDQ said

    AI lấy Đặng Lê Nguyên Vũ làm gương hay gì gì đó thì chừa mình ra nha.

    Mình không dám mơ đến ngày nước Việt được một “anh cả hèn” lãnh đạo đâu. Nghèo thì nghèo, nhưng đừng ăn cắp, chôm chỉa, giật dây rồi đưa đồng bào mình đến bờ vực tiêu vong nhằm tư túi như anh Vũ trọc này nha.

    Việt Nam này đâu thiếu người tài mà phải đưa một anh bất tài vừa hèn lên làm gương?

    • Khach said

      Mỗi người một quan điểm nhưng ông bạn cần chỉ ra ông Vũ hèn chổ nào với những chứng cớ trung thực chứ không nên như các bác đỉnh cao trí tuệ muốn kết luận ai hèn, ai sang, ai xấu xa, ai phản động là tùy thích đâu bác nhé !

  27. hong anh said

    Nước Việt cần một hình tượng khác để noi theo, và tôi tin trong những năm sắp tới sẽ xuất hiện thôi.

    Cà phê Trung Nguyên thành công là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên từ thành công đó mà đòi đại diện cho cả một thế hệ là chuyện phải xem lại. Không có gì là xâu xé ở đây, mà là một khi anh muốn đại diện một tập thể thì tập thể đó có quyền phán xét anh.

    Lý Quang Diệu thành công rực rỡ là vậy, quyền uy là vậy, mà vẫn thường xuyên thảo luận công khai, bình đẳng cùng với những thế hệ mà ở ta chắc sẽ bị gán là “miệng còn hôi sữa”. Văn minh, dân chủ là như thế, chứ không phải bị phản bác ý kiến một chút mà đã quy chụp người khác là “thiếu đoàn kết”, là “xâu xé” nhau. Kiểu đó còn lâu mới tiến lên xã hội dân chủ được.

    Bên cạnh những thành công của Trung Nguyên còn là những trò bẩn chỉ khiến bọn “tư bản dẫy chết” như Unilever, P&G hay Nestle buồn cười mà thôi. Nhìn lại màn kịch G7 mart ầm ĩ mà vụng về, kích động những người Việt cả tin về một “nước Việt hùng mạnh” để rồi lặng lẽ thực hiện ý đồ thâu tóm kênh phân phối tạp hóa của Việt Nam, mới thấy cái tâm và tầm của Đặng Lê Nguyên Vũ như thế nào. G7 mart chết yểu là một minh chứng cho một kiểu kinh doanh vô đạo đức, chí ít là lừa dối đồng bào mình nhằm phục vụ cho cái túi riêng của Trung Nguyên.

    Ông Vũ còn phải học nhiều lắm trước khi được kính trọng như bao người khác.

  28. Ths Thanh Binh said

    Tôi đã đọc các comment của quí vị, Tôi mạn phép rút ra vài điều sau:
    1. Chúng ta vẫn còn quan niệm ganh tỵ với sự thành công của người khác
    2. Chúng ta không biết so bì với ai, ra thế giới thì không xong, nên quay về cái ao làng nhỏ bé này
    3. Chúng ta dễ qui chụp vào sự thành công của người khác là thủ đoạn
    4. Chúng ta nghĩ gì cho thế hệ mai sau khi tất cả chúng ta làm thuê  con em của chúng ta cũng đì thuê, thật đáng buồn.
    5. Chúng ta không dám đối diện với sự thật là chúng ta không có khả năng, ngồi than thân trách phận
    6. Chúng ta cần những người như ông Vũ, càng nhiều càng tốt
    7. Chúng ta thật sự cần một tấm gương, cần một Cây cổ thụ(niềm tin) vững chắc để bám trụ.
    8. Tôi tin ông Vũ sẽ là tấm gương, là niềm cảm hứng cho thế hệ trẻ noi theo.

  29. Gà mờ quê ngoại said

    Trời trời trời!!!!!! Ta lang bạt bấy lâu nay nơi đất khách quê mình, thấy cái cảnh gà nhà đá gà mình mà xót thay cho cái hồn sông núi! Thế mới nhớ 2 câu thơ của Tản Đà cư sỹ (hiệu do ta đặt cho cụ) vẫn cứ đúng cho đến tận bữa giờ:
    “Dân hai mươi triệu, ai người lớn!?
    “Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con…”

    Thôi thì tức cảnh sẽ sinh tình. Ta cũng đua đòi viết đại mấy câu cũng khá giống thơ. Viết thế này:
    Nay vận nước đang hồi nguy khốn
    Các người còn ngồi đó mà tham-sân-si được ư?
    Há gió kia không đến hồi dừng lại?
    Há sóng kia không có hồi lặng yên?

    Ta bứt cọng cỏ thổi lên trời lộng
    Để đo đường non nước mông mênh
    Nghe tiếng hú, tiếng la, tiếng hổn hển
    Của đám người nhỏ nhỏ bên hố sâu
    Cũng nghe đó tiếng oán than của kẻ mạt
    Cũng nghe kia tiếng trách móc của người khôn
    Thế mới biết vận hạn chừ đã đến
    Đào đất sâu đặt bia mộ chông chênh

    Huynh đệ tương tàn
    Nồi da xáo thịt
    Ganh đua xốc nổi

    Đớn đau chưa!
    Đớn đau chưa!

  30. Chậm said

    Là một thanh niên Việt Nam, tôi tự hào vì được mang trong mình dòng máu Lạc Hồng; tôi thấy mình may mắn được sinh ra trong thời kỳ đất nước thay da đổi thịt; và, tôi cũng thấy buồn thay khi chứng kiến và nghe những sự cấu xé nhau giữa những đồng bào máu mủ…

    Tôi nhìn nhận sự việc về ông Vũ theo một hướng mà tôi tin rằng, điều đó là một sự thật không thể chối cãi.
    Thứ nhất, ông Vũ xuất thân cơ cực. Tuổi thơ đó, bối cảnh đó có thể đánh gục hoặc đẩy bất kỳ một ước mơ và một con người nào đi vào ngõ cụt, thậm chí là con đường tội ác như chúng ta vẫn thường thấy. Nhưng không! Ông Vũ đã kiên trì bám đuổi ước mơ của mình để đạt đến thành công như hiện tại – và còn tương lai – bằng chính sức lực của mình. Sự kiên trì đó không phải là một tấm gương để thế hệ trẻ nói riêng và cả một cộng đồng noi theo hay sao?

    Thứ hai, đội ngũ doanh nhân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế của một quốc gia, là nguyên nhân cốt lõi mang lại sự thịnh vượng cho một dân tộc. Nhưng hãy nhìn xung quanh xem, chúng ta đang nhìn đội ngũ doanh nhân thành đạt bằng một cái nhìn gì! Tại sao? Tại sao? Và tại sao chúng ta lại lấy cái thước đo của sự ganh ghét để áp đặt lên ý thức của mình?! Một tờ như Forbes sẽ không đi nói chuyện tầm phào! Tại sao chúng ta không cảm thấy tự hào khi người anh em của mình được thế giới “để mắt” đến như một nhân vật kiệt xuất??!!

    Thứ ba, tôi hôm nọ có vô tình nghe được 2 người đàn ông ngoài 50 nói chuyện với nhau. Đối thoại thế này:
    – Vậy bây giờ nó chiếm biển hay chiếm đảo?
    – Thì nó chiếm cái đảo Hoàng Sa hay Trường Sa gì đó. Mà cái đảo đó nó quan trọng ilắm, muốn vô mình là phải đi qua nó, y như Mộc Bài đó!
    – Ò, “dzẫy” bây giờ phải làm sao??
    – Hề hề, thị chịu thôi chớ sao! Nó nước lớn mà!
    Vậy đấy, nghĩ nhỏ, tư thế nhỏ, hành động không lớn nổi! Ông Vũ là một người dám nghĩ lớn và hành động theo đúng suy nghĩ đó và ông ta đang ngày càng tiến đến gần cái đích đó! Một doanh nhân chân chính với một ý chí mạnh mẽ, hành động vì quốc gia, vì cộng đồng Việt Nam như vậy có đáng bị “ném đá” hay không?

    Rất nhiều người trong chúng ta ngày này tháng nọ ca ngợi những giá trị thuần vật chất cá nhân và cổ súy cho sự ganh ghét, thù hằn anh em. Hỏi rằng, một xã hội, một đất nước chỉ gồm những quan niệm như vậy thì bao giờ mới “Phá-Vòng-Nô-Lệ” được??!!

  31. Ngoc Mai - sinh vien nam nhat DHKT said

    Hãy làm điều mình đáng làm – hãy hành động những gì cho là đúng – ở đây các anh chị có tạo cảm hứng, tạo động lực cho thế hệ trẻ chúng tôi noi gương không? chúng tôi tin và trân trọng những gì Chú Vũ làm. chúng cháu sẽ theo gương chú.

    Mod: Submitted on 2012/07/30 at 10:31

  32. Lưu Thủy said

    Tôi xin kể một câu chuyện nhỏ. Anh em ở đây đọc và suy ngẫm thử nhé.

    Có 2 nhà hàng xóm nọ, một nhà giàu và một nhà nghèo. Anh nhà nghèo ủ rũ suốt ngày và than trách cho cái mạt số của mình. Nhìn thấy anh ta u uất quá, Bụt mở lòng từ bi và hỏi:
    – Vì sao con khóc?
    – Con nghèo quá… – anh ta nói.
    – Vậy ta cho con 2 điều ước. Con ước gì sẽ được nấy. Nhưng có một điều kiện: điều con có thì nhà hàng xóm con sẽ được gấp đôi.
    Anh ta nghe vậy thì mừng rỡ, chấp nhận ngay mà không suy nghĩ.
    – Con ước có một ngôi nhà thật to, thật đẹp!
    Điều ước được thực hiện ngay.
    Nhưng khi nhìn qua hàng xóm, thấy người ta lại giàu thêm thì anh chàng sinh lòng ganh ghét. Sau một hồi suy tính, anh ta nói với Bụt:
    – Con ước mình bị đui một con mắt!
    Lần này thì anh ta hả hê vô cùng.

  33. Nguyễn Thanh Thảo said

    Một nhóm người VN nói chung có tâm lý hiểu hời hợt, có tính ném đá hội đồng và adua để chứng tỏ mình hiểu biết nên dễ bị lợi dụng, lôi kéo. Trước một vấn đề được đặt ra, ít ai chịu đi tìm hiểu cụ thể mà chỉ dựa theo những gì thấy trên báo chí – trong các comment cá nhân để rồi suy diễn và đưa vấn đề đi theo suy luận của cá nhân mình.
    Thêm nữa, khi người ta thành công thì hoặc là adua theo tâng bốc, gật gù khen ngợi; hoặc ném đá dìm hàng một cách rất ghen tỵ và cạnh tranh thiếu lành mạnh. Khi người ta thất bại thì: biết ngay mà, cái kiểu làm ăn luồn cúi, chộp giật….

    Nói gì thì nói, tôi phục những người làm kinh doanh. Phải nói là họ GIỎI. Cứ suy từ mình ra, cũng chẳng đến nỗi ngu dốt nhưng cứ động đến tiền là choáng, tính toán một lúc là hoa mắt chóng mặt; vài lần giở chứng buôn bán – lãi đâu không thấy chỉ thấy lỗ. Giàu – nghèo hơn nhau ở cái đầu và khả năng nắm bắt cơ hội. Cứ bảo người ta gặp may. Cơ hội chia đều cho tất cả – nhưng có phải ai cũng đủ thông minh, tỉnh táo, có đủ tầm nhìn để thấy được đâu. Người thành công là người nhìn thấy đâu là cơ hội dành cho mình.

    Tôi chẳng thích cái cách mọi người hay bình luận về người giàu: nào là nhà nó có điều kiện sẵn – nào là nó gặp may – nào là thằng ấy chỉ giỏi chạy chọt… Nếu giỏi hơn người ta thì tại sao mình vẫn nghèo? Chỉ nhìn vào cái họ có chứ không nhìn vào quá trình để tạo nên những cái có thể đong – đo – đếm – nhìn thấy ấy. Không có thành quả nào không phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu. Đôi khi, còn phải đánh đổi cái tôi – lòng tự trọng để giữ gìn danh và lợi.

    Đồng ý là cần góp ý, cần nhận xét. Nhưng không nên chụp mũ, quy kết người khác trước khi hiểu rõ vấn đề.

    • Nguyen Dan said

      Những suy nghĩ kiểu “họ giàu thì họ có quyền” là của những thằng hèn, suốt ngày chực chờ mấy đồng lẻ.

      Giàu có bất chấp mọi thủ đoạn kiểu “bầu Kiên”, “bầu Đức” có đáng làm tâm gương GIỎI để rồi giới trẻ Việt Nam ngày nay lao vào kiếm tiền như con thiêu thân không?

      Không lẽ Ba Dũng y tá nhà ta giàu nhất Đông Nam Á là hơn tầm Lý Quang Diệu hay sao? Người Việt ta mỗi khi ra sân bay quốc tế có thấm thía nỗi nhục khi không bao giờ đổi được tiền Việt Nam trong khi tiền Phi, tiền Indo đổi ầm ầm?

      Giàu không có nghĩa là giỏi, mà giỏi thì chưa chắc là giàu.

      Giàu có mà “thủ đoạn vô biên” như Vũ Trung Nguyên thì chỉ đủ khả năng ngồi “tự sướng” với bức tượng của bác Mao (mà nhân loại đã vứt vào sọt rác) thôi.

      • Em La Lu said

        Hay lắm, Lú cảm ơn bạn đã nói lên sự suy nghĩ đồng nhịp với Lú !.

        Thật ra trong cái thế giới của phường lưu manh, côn đồ, chuyên làm ăn phi pháp thì nó cũng có lắm kẽ “nhờ lưu manh mà lộ được cái sự tài giỏi của mình “. Và chúng ta có thể gọi là “sự tài giỏi của kẽ lưu manh”!

        Và đối với những người thực sự có nhân cách, thì hiển nhiên khái niện về tài giỏi của họ nó có khác, và có lẽ đây là điểm khác biệt giữa chúng ta với bạn Nguyễn Thanh Thảo.

        Ma Quỹ đã bắt đầu nhập đạo, và bạn Thảo có cái lý của bạn ta!.

        • Nguyễn Thanh Thảo said

          khiếp, bạn La Lu làm mình sợ tóa. Mình thì nghĩ, mình được ăn học tử tế như bạn nên mình cũng phải có lý lẽ chứ. Chả lẽ mình thấy ai nói gì mình cũng vỗ tay ôi đúng quá hay sao nhỉ?
          còn nữa, ma không nói được tiếng người và chả có ma nào nhập được vào những người có chính kiến và theo lẽ phải đâu 😉

      • Phuong Anh said

        “Các danh nhân như Mao, Napoleon, Balzac và Beethoven. Vì sao? Ông giải thích: “Những thay đổi lớn thường đến từ các cá nhân, không phải từ một nhóm người“” cái này chính xác: thiết nghĩ những người làm thay đổi thế giới thì họ đã có những tài năng đặc biệt rồi. không nên qui chụp là là tôn thờ Mao như vậy. chẳng hạn thời nay đã có steven jobs đấy sao. hy vọng sẽ có nhiều người như steven để thế giới được hưởng lợi

        Mod: Để yên cho bác múa bàn phím 3 ngày nay, ai ngờ bác đóng nhiều vai quá, còm nào cũng phân tích bình luận, phản biện đàng hoàng. Mod chỉ nhắc bác đừng sử dụng nhiều nick, tự hỏi tự trả lời như vậy, thế thôi.

        • said

          “Các danh nhân như Mao, Napoleon, Balzac và Beethoven. Vì sao? Ông giải thích: “Những thay đổi lớn thường đến từ các cá nhân, không phải từ một nhóm người“” : Sao ông doanh nhân nổi tiếng này không thêm Adolf Hitler cho đủ bộ !!!?

      • Nguyễn Thanh Thảo said

        dạ vâng, em người trần mắt thịt mà.
        Anh có thể kể cho em nghe xem thế nào là “thủ đoạn vô biên” được không ạ?
        đừng kể lại những chuyện mà một bà bán nước hay một ông xích lô cũng có thể kể một cách tường tận và chi tiết nhé 🙂

        • dân ngu nói said

          Bạn Nguyễn Thanh Thảo bạn hãy mở to đôi mắt khiếm thị của mình, nhìn những cán bộ tham những ở cái đất nước VN nghèo khó nầy, xem tài sản kết sù mà bọ chúng có được,là do chính từ mồ hôi nước mắt của mình bỏ ra,hoặc từ tài năng kinh doanh, hay bọn chúng làm giàu bằng “bất kỳ thủ đoạn” nào, nói nôm na là những “thủ đoạn vô biên”, như bạn yêu cầu bạn Nguyen Dan giải thích cho bạn rỏ.Đấy tôi đã chịu khó lý giải để cho bạn hiểu, cái xã hội VN hiện nay, rất,rất, nhiều kẻ làm giàu “từ mô hôi nước mắt của dân nghèo”, bằng những “thủ đoạn vô biên” của chúng đấy bạn Thảo ạ?

          • Nguyễn Thanh Thảo said

            Thứ nhất, bạn Dân Ngu không nên xúc phạm người khiếm thị thế nhỉ. Người bình thường có thể thiếu hiểu biết nhưng không có nghĩa là người khiếm thị nào cũng thiếu hiểu biết 🙂
            Thứ hai, tôi bị bệnh nghề nghiệp, trọng chứng không trọng cung. Lời nói có thể mỹ miều, đao to búa lớn nhưng không có bằng chứng chứng mình thì tôi không phục. Tôi muốn biết các bạn nói TN thủ đoạn vô biên, vậy đó là những gì á?
            Thứ ba, xã hội nào mà không có những kẻ làm giàu từ mồ hôi nước mắt của người khác. Cái đó một người bình thường nhất cũng biết. Nhưng người có học thì phải biết phân biệt tốt – xâu, không nên chụp mũ như thế.
            Thứ tư, mà thôi, tôi thực tình không muốn tranh luận về vấn đề này với một người như bạn – thiếu tự tin từ cái nick 🙂

  34. Massive said

    Đặng Lê Nguyên Vũ giàu hay nghèo không quan trọng, Trung Nguyên thành công hay thất bại cũng chẳng quan trọng. Quan trọng hơn hết là Việt Nam không cần những cá thể với tâm tưởng bẩn thiểu như ông ta làm đại diện để “bước ra biển lớn.”

    Vài lý do vì sao:

    1/ Vụ AC Nielsen tháng 07 vừa rồi phủ nhận hoàn toàn thông tin Trung Nguyên “tự nhận” là số 1 trong thị trường cà phê hòa tan Việt Nam (mà thực chất chỉ đứng đầu trong loại “3 trong 1”). Chú Vũ không biết lấy thông tin ở đâu ra mà làm họp báo um sùm, màu mè mời cả bà Nguyễn Thị Bình chụp hình chung, sau AC Nielsen lên tiếng nên phải cải chính lại.

    2/ Lặp đi lặp lại cuộc “thử mù” cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên với Nescafe của Nestle năm 2003, cũng do chính …. Trung Nguyên tổ chức và tất nhiên kết quả là G7 thắng cuộc (haha). Bên hông hộp cà phê G7 ngày nay vẫn còn ghi lại “thành tích” này, nhưng nói trại đi Nescafe là “một thương hiệu hàng đầu của Thụy Sỹ”. Bẩn.

    3/ Vụ “chôm” hơn chục bài hát ngoại quốc, tự in đĩa “lưu hành nội bộ” rồi tặng cho khách hàng mua cà phê Legendee. Lên website legendee.com vẫn thấy mấy bài này đang up trên host chùa của Zing mp3. Nếu định nghĩa “ăn cắp” tương đương với “sáng tạo”, chắc Trung Nguyên luôn là người dẫn đầu.

    4/ Vụ “Tài năng và đắc dụng”, cũng do chú Vũ tự biên soạn và viết bài về mình. Cái này hao hao tấm gương của Bác và Trần Dân Tiên nè.

    5/ Vụ “G7 mart”, hô hào là “cứu cánh” cho ngành bán lẻ Việt Nam nhưng thực chất là chơi bẩn cắt kênh phân phối của các hãng lớn để ôm hết lợi nhuận. Nhà phân phối tuyệt giao và G7 mart cũng “mạt” luôn. Giờ cứu nhục bằng cách liên doanh với “MiniStop” của Nhật.

    Còn nhiều nữa những ví dụ tương tự. Việt Nam ta nghèo nhưng không hèn, và cũng không cần những thằng hèn làm đại diện để “bước ra biển lớn”.

    • dân ngu nói said

      Đọc phản hồi của bạn Massive,tôi tâm đắc nhất câu số bốn
      4/ Vụ “Tài năng và đắc dụng”, cũng do chú Vũ tự biên soạn và viết bài về mình. Cái này hao hao tấm gương của Bác và Trần Dân Tiên nè.

      Nếu quả thật Vũ cà phê tự viết sách ca ngợi cá nhân mình như lời bạn Massive đã nói , thì theo tôi Vũ cà phê là hiện thân của kẻ “hám danh”, thể hiện qua hành động cũng như sở thích của mình:
      Trích:
      Vũ cũng đã sưu tập hàng chục tượng bán thân của các danh nhân như Mao, Napoleon, Balzac và Beethoven. Vì sao? Ông giải thích: “Những thay đổi lớn thường đến từ các cá nhân, không phải từ một nhóm người“.
      —————————————————
      Ôi ! một kẻ “hám danh” tôn thờ chủ nghĩa cá nhân một cách cuồn tín như Vũ cà phê, thì theo tôi không còn lời nào để diễn tả một kẻ “ngông cuồng, tự phụ” bằng cách viết sách tự ca ngợi cá nhân mình.Mà việc làm đó những người thực tài trên thế giới, có mấy ai dám làm cái chuyện “mèo khen mèo dài đuôi” để người đời phỉ nhổ vào cái nhân cách của mình như Vũ cà phê và một số người khác đã từng làm?
      Đúng ra tài năng và việc làm tốt đẹp của mình, nên để cho những người khác đánh giá và viết về mình,đồng thời tôn vinh nhân cách của mình một cách khách quan, thì tài năng đó và nhân cách đó theo tôi mới đáng được trân trọng.

  35. Tôi luôn dùng hàng ko phãi cũa tầu -nhưng vũ thờ thằng mao đồ tễ cũa tầu cs thì chắc tôi phãi nghĩ lại với trung nguyên .

    • tam said

      Bác ơi, nghĩ thêm một chút đi. Vũ dựng tượng Mao là để chuẩn bị đưa Cafe Trung Nguyên sang Tàu, một chiêu thức đắc nhân tâm của Vũ.
      Nhưng chiêu thức này Vũ cần coi lại. TQ hiện nay không thích Mao (do giết người hàng loạt). Có những danh nhân TQ khác mà không ai phản bác tại sao không tôn vinh để maketting?

  36. LeQuocTrinh said

    Nhất Thế, Nhì Thân

    Câu thành ngữ nhân gian này đã trở thành kim chỉ nam bí quyết làm giàu, hưởng đặc quyền đặc lợi cho những ai có mơ ước sống trên nhung lụa ở VN.

    Tôi còn nhớ câu tuyên bố để đời của ông Bỉnh Họt thời kỳ còn hét ra lửa mửa ra khói là: “Cái gì không thể mua được bằng tiền thì sẽ bị mua bằng nhiều tiền hơn”. Bao nhiêu đó với hình ảnh gương mẫu của các đại gia Tăng Minh Phụng, Năm Cam chắc cũng đủ để trưng bày hình ảnh thành công rực rỡ của các đại gia từng nổi tiếng một thời.

    Anh Ba mới chỉ dịch sơ vài hàng giới thiệu “mặt phải” của tấm mề đay mang tên Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng anh chưa cho chúng ta xem “mặt trái” của hình ảnh này ra sao, nhất là những giao dịch, đường dây móc nối với hàng trăm quan chức lớn nhỏ từ địa phương đến trung ương nhằm tạo vây cánh để thương hiệu Cafe Trung Nguyên chạy trót lọt qua hàng trăm thứ cửa. Tôi chẳng lạ gì cung cách làm ăn “Nhất Thế, Nhì Thân” này, vì ông bạn thân thiết của tôi trong hội VKYNTC đã trở thành một biểu tượng thành công nở rộ từ khi hồi hương chạy theo con gái bà Ba Định, bỏ quên gia đình 1 vợ hai con ở hải ngoại. Dĩ nhiên để thành công tại VN ông VK này phải chấp nhận cái giá hy sinh gia đình hạnh phúc ở hải ngoại.

    Ông ĐLN Vũ đã trưng bày nhiều bức tượng của các vĩ nhân lịch sử để học tập noi gương, trong đó có bức tượng ông Mao Trạch Đông. Không những thế ông còn tấm tắc khen ngợi “Những thay đổi lớn được tạo ra bởi các cá nhân, chứ không phải một nhóm người”. Hoá ra ông Vũ đang mơ mộng đế vương trở thành vĩ nhân của thời đại, nhưng ông quên rằng “Thời thế tạo anh hùng thì tấm gương đó mới lưu danh hậu thế. Còn ngược lại, anh hùng tạo thời thế thì sẽ bị nguyền rủa suốt đời”.

    Xem chính tấm gương Mao Trạch Đông từng tạo ra thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá (1960-1963): thanh trừng đẫm máu tiêu diệt gần 40 (bốn mươi) triệu người dân TQ đưa đến thảm cảnh: kinh tế phá sản toàn bộ, nạn đói lan tràn khắp TQ, người ăn thịt người. Các vị anh hùng trong BCT ĐCS VN đã tạo thời thế để gây ra chiến dịch CCRĐ (1954-1956) tàn sát hơn trăm ngàn thường dân, đưa đẩy hơn ba triệu người miền Nam di tản lên đênh trên biển cả (1975), tạo ra bốn cuộc chiến tranh khốc liệt làm tan nát xã hội gia đình dân tộc VN (1960-1990).

    Hay ho gì cái trò “anh hùng tạo thời thế”, hở ông Vũ ?

  37. NTTrung said

    Ông Vũ làm giàu trêm hàng vạn người dân trồng cà phê VN.
    Người trồng cà phê VN hiện nay có cuộc sống không khá giả gì, sản phẩm họ làm ra vẫn bị ép giá.
    Chỉ đôi điều đó thôi cũng cho ta thấy không nên quá khen ông Vũ.
    Các bạn google “cà phê mất mùa rớt giá” xem, rõ khổ, đã mất mùa mà vẫn còn rớt giá?
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/365009/Hau-ca-phe-mat-mua-rot-gia.html

    Trân trọng
    NTTrung

    • dân ngu nói said

      Bài viết ngắn gọn xúc tích,phản ảnh đúng thực trạng tình hình của người trồng cà phê VN hiện nay,không biết nhân tài Vũ cà phê có thể vận dụng tài năng nâng giá cà phê VN, để giúp dân trồng cá phê tránh được tình trạng khó khăn hiện nay,đồng thời ngăn ngừa được tình trạng “đốn cà phê”, như dân trồng dừa Bến Tre vừa qua phải “đốn dừa” để trồng hoa màu khác không?Hay lợi dụng cà phê VN đang rớt giá, đầu cơ tích trữ làm giàu trên đau khổ của người khác, như những tư thương khác đã từng làm?Bạn NTTrung và tôi, chúng ta hãy chờ xem nhân tài Vũ cà phê, có giúp ích gì cho dân trồng cà phê VN như những bài viết ca ngợi cá nhân Vũ cà phê hay không,đó mới là điều đáng để nói?

  38. Xe Thồ said

    Nói về ông Vũ, một người GIÀU ở Việt Nam vì sao có nhiều bình luận dài ?Dân ta vừa tiếp cận được “Văn hóa” thông thoáng chưa lâu. Những cụm từ “bọn tư thương” “bọn tiểu tư sản, tư bản” đại loại như thế, một loại “Văn hóa” chống nhà giàu, đấu tố nhà giàu đã ăn sâu vào trong máu từng người (trừ trường hợp người giàu đó nằm trong danh mục kỵ húy).
    “Kỵ húy” cũng là một dạng chưa được thông thoáng của dân ta.
    Nói những điều không tốt về ông Vũ, hoặc ai đó, làm việc giàu lên mà không phải là quan chức là quá dể. Chính quyền chưa bao giờ làm khó người “xuyên tạc” dân thường, “Xuyên tạc” quan lớn là lãnh đủ.
    Nếu dân ta tất cả đều “lương thiện” có nghĩa là không ai có tài sản lớn vậy thì lấy gì tái đầu tư cho việc lớn. Cơm ở đâu ăn để làm bờ lốc, đưa tin “lạ” miễn phí cho ta, cơm ở đâu ăn để rãnh mà truy lùng những kẻ núp bóng nhân dân mà ăn hại nhân dân. Hoặc đầu tư những gì mà mình mơ ước … Biết đâu, có nhiều người giàu như vậy sẽ tự phát triển công nghệ tiên tiến nhờ vốn đầu tư không bị ràng buộc, khỏi phải năn nỉ Mỹ, Nga mua vũ khí chống ngoại xâm. Ixrael đó, chắc chi thông minh hơn Việt Nam.

  39. Nói với chú said

    Chú Vũ nói gì thì nói chú cũng giỏi va co chut mai man trong kinh doanh. tôi cũng gap chú vài lần roi, ai noi gi noi chú cứ thế mà làm với một chút khiên tốn + chút khiêm nhường la ok. giờ thì coi như cũng giàu rồi ( hiiii ). Nếu có thể duoc chú dành mỗi tháng 1% lợi nhuận, bảo trợ thường giúp các cháu mồ côi nơi vùng sâu xa, đồng bào dân tôc nghèo nhất là vùng Kumtum đó chú.Thay mặt các cháu cảm ơn chú trước
    Chúc chú sức khỏe.
    * **( tôi có thể cop lai DT cua chú, nhưng khong tiện nhắc ở đây để thấy rằng chúng ta dã từng gap nhau)

  40. Pham Thuong said

    Tôi đả thưỡng thức cafe Trung nguyên rồi thì cũng có nhận xét theo khẩu vị của riêng mình thôi không dám tranh luận hay phê bình gì?mọi người đều có cái quyền rất lớn ,đó là quyền thưởng thức và phê bình.Đối với tôi thì cafe TN được ran già lửa và có tẩm ướp chất chi chi khi thương thức có cái mùi gần như ngủ vị hương vậy, các bạn có thể thử xem cafe TN có phẩm chất và hương vị như thế nào thì hảy mua một bao cafe khác không sản xuất tại VN như của Ý,Đức,Pháp,cac nước nam Mỹ…rồi hảy mở từng bao ra mà ngửi sẻ thấy ngay lập tức, nên nhớ mở ra là ngửi liền để thấy rỏ sự khác biệt:cafe TN thì không ngửi được mùi cafe ran còn những loại khác bạn sẻ ngửi được đúng đươc mùi cafe.Đối với riêng tôi thì cafeTN chưa đủ khẳ năng cạnh tranh với các hảng khác trên thế giới.Khi mua hợp cafeTN về các bạn có đọc những lời tự hào,hảnh diện của hảng cafe TN hay không? Đối với tôi nên khiêm tốn,và học hỏi thêm để có thể sánh ngang hàng với họ bây giờ chưa phải lúc.Nói thật tôi cũng biết ít nhiều về kỷ thuật ran cafe cho thơm.Phạm Thượng

    • Mạt vận said

      Đồng ý với bác, tên này nổ kinh trời vậy, nói thật khi đã hiểu về cafe và biết thưởng thức cafe rất ít người chọn TN, cũng như đánh giá cao hãng này

  41. la said

    ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ LÀ HIỆN THÂN CỦA KHÁT VỌNG ĐẠI VIỆT … ĐLNV LÀ NGƯỜI TẠO CẢM HỨNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM VƯƠN RA SANH VAI CÙNG THẾ GIỚI …

    Mod: 2012/07/29 at 10:42

    • dân ngu nói said

      La hay Lừa mà dùng cụm từ tâng bốc ĐLNV lên tận trời như thế “ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ LÀ HIỆN THÂN CỦA KHÁT VỌNG ĐẠI VIỆT”,cái đất nước VN nhỏ bé hiện nay nó bấp bênh như thế nào, trước cái họa thôn tính của bọn bá quyền TQ, không biết hai từ VN nó còn tồn tại hay không, chứ làm gì có cái nước Đại Việt hoành tráng đao to búa lớn, để cho La “nổ” hơn cả bom nguyên tử vậy La?La có còn nhớ vụ án Tăng Minh Phụng và Trần Đàm không?Hơn mười năm về trước Tăng Minh Phụng và Trần Đàm cũng là những người đi lên từ bàn tay trắng, tài sản của họ lúc bấy giờ cũng như ý chí làm giàu của họ có thua gì ĐLNV đâu,họ có tự huyễn hoặc về cá nhân hay nhân cách của họ đâu,họ đâu có mướn người như La để thổi phòng tên tuổi của họ đâu?Kết cuộc rồi cuộc đời của họ như thế nào ở cái đất nước này La có biết không?

  42. ta said

    Những người không làm được gì mà hay ghen tị với những thành công của người khác. Đó là một đức tính xấu. Nếu có như thế kia thì làm sao mà đất nước này khấm khá được.
    Đúng ra chúng ta phải cổ vũ, động viên những người như ĐLNV. Thế mà có người đi nói xấu, bôi nhọ những thành quả mà ĐLNV đã làm được. Thật không hiều …
    Kinh doanh ma đi nói xấu đối thủ là một việc làm không chấp nhận được.
    Thế hệ trẻ VIỆT NAM luôn tin tưởng vào ĐLNV… vì ĐLNV đang là người tạo cảm hứng cho thế hệ trẻ và … với những khát vọng ĐẠI VIỆT …

    Mod: 2012/07/29 at 10:42

    • Dế Mèn said

      Khen ngợi tâng bốc là thái độ bày tỏ sự yêu thích, sùng bái, chứ phê bình, chê bai thì chưa chắc đã ghét, đã ghen tị. Khen chưa chắc đã có lợi, có khi còn nguy hiểm (ví dụ như nịnh bợ), chứ chê lại có mặc tích cực của nó. Xã hội luôn cần phản biện để tiến bộ. XHCS luôn ghét phản biện bởi vậy chậm tiến, nếu không muốn nói là luôn luôn suy thoái sau khi đạt đến sự phát triển nhất định nào đó. GS Ngô Bảo Châu đã nói đến ý này, khi ông phát biểu: “xã hội không có phản biện là xã hội đang chết”.

      Ở đây, muốn nói riêng cho ông Vũ và doanh nhân VN nói chung, sự khiêm tốn và lương thiện là những lợi khí để giúp doanh nhân và doanh nghiệp trường tồn. Khát vọng vươn ra biển lớn ư? Cảm hứng Đại Việt ư? Suy nghĩ lớn muốn thành công phải có xuất xứ từ sự khiêm tốn (biết người, biết ta), và nhân bản.

      Lời thật thường mất lòng. Nếu người ta có nói sai thì mình cứ minh chứng, biện hộ. Thái độ hằn học, phát biểu thô lỗ không thuyết phục được ai đâu. Nhà nước CSVN mất thể diện ngoại giao vì bị đánh giá là “hành xử kiểu côn đồ với các bloggers” bởi RSF đấy. Không lẽ vươn ra biển lớn kiểu hung hăng, để giành giật cướp bóc như TQ?

  43. Dế Mèn said

    Tôi có đọc nhiều bài viết của ông “triết gia doanh nhân” này rải rác trên mạng và báo chí VN. Cảm tưởng của tôi, ông này thông minh, hám danh, luôn muốn nói đến những điều to tát, thậm chí viễn vông. Nhận xét của tôi về khả năng của ông, là lý luận khiên cưỡng do kiến thức về kinh tế (về mặt lý thuyết, kinh điển) kém; kiến thức về lịch sử, văn hóa không sâu, thiếu căn bản; khả năng trình bày, diễn đạt kém. Vì thế những điều ông ta trình bày trong các bài viết rất rối rắm, tối nghĩa, luẩn quẩn. Phong cách thể hiện của ông khá lố lăng: ăn bận lập dị; kiểu cách điệu bộ nhố nhăng, có vẻ bất chấp dư luận, thích tạo ấn tượng. Nói chúng rất cá nhân chủ nghĩa. Cái câu mà ông trích dẫn của Balsac rất nghịch nhĩ: ” khi chúng ta uông cà phê, ý tưởng xuất hiện như đi diễu hành trong quân đội”. Ai dịch? Nghe vụng về quê kệch!

    Về mặt thành công trong thương trường của ông Vũ. Tạp chí Forbes, và ông Tây nào đó, dù giỏi cỡ nào cũng không thể hiểu rõ đặc thù môi trường kinh doanh ở VN cho bằng người Việt được. Bài viết này phải nói là rất hay, dễ tạo cảm tình của người đọc, nhưng hời hợt. Có thể so sánh cái hay của nó với vẻ đẹp của các “chân dài” VN.

    Ai sống ở VN đều có thể hiểu được tại sao có những con người còn thua kém ông Vũ về mặt kiến thức, trí thông minh nhưng vẫn thành công hơn ông Vũ. Cái khác, là do họ ít thông minh hơn, không biết đánh bóng nên Forbes và các chuyên gia Tây không biết. Nên nhớ ông Vũ không có mặt trong top 100 các người giàu nhất VN. Nhưng trong số tất cả doanh nhân nổi tiếng, ai trong số những người giàu đó có thể thu phục được cảm tình thật sự của người Việt? Không có. Tại sao? Nguyên lý tinh túy của đạo đức từ Khổng Tử: Người giàu trong một xã hội nghèo, loạn lac, bất ổn rất khó lương thiện”. Bạn có thể hiểu rất logic: Giàu trong một xã hội tự do dân chủ cũng “hơi bị khó lương thiện”, huống chi trong XH đầy dẫy bất công tham nhũng như VN. Những cụm từ “nhóm lợi ích”, “tư duy nhiệm kỳ”, “bè đảng, phe nhóm”, “sân sau”… Forbes đâu có thể hiểu thấu đáo được.

    Bạn nghe ông Harris nói “rất nhẹ” là ông Vũ tránh nói chuyện chính trị tại VN. Bạn có thể hiểu thêm tại sao bằng cách tự suy luận thêm.

  44. Hai Lúa said

    Các bác nói gì thì nói nhưng tôi thì có ý kiến thế này
    1. Ông Vũ này giỏi, từ tay trăng đi lên, tài sản cả 100 triệu dollars, tôi dám cá với các bác ông Vũ này hiện nay mà không “cúi mình, lòm người, biết điều, hối lộ” cho các quan chức hoặc câu kết nhất là với bọn xuất nhập cảnh, tôi bé lại bằng con kiến.
    2. Với tôi thì, doanh nhân giàu có thế, ăn mấy đời không hết nhưng ông ta làm gì cho người nghèo, tên cà phê Trung Nguyên được xướng danh bao nhiêu lần cho những đợt nhưng quỹ tấm lòng vàng/vì nụ cười trẻ thơ/trái tim cho em/ ngày vì người nghèo/…..Đó là cái đáng nói. Với tôi, người đẹp hay xấu nó ở tâm lòng. Ông ta có gì đâu mà đẹp?
    3. Ông ta giàu mà đã giàu bằng bà Nguyễn Thanh Phượng chưa ?
    Tôi không có thói quen uống cà phê, chỉ uống nước lọc.

    • vu trung said

      Thằng […]

      Mod: Bác còn gây sự hay chửi bậy 1 lần nữa Mod sẽ tiễn khách.

    • Nguyễn Thanh Thảo said

      phản bác điều 2 của bác Hai Lúa 🙂

      tại sao phải đánh giá doanh nghiệp là họ chưa đủ tốt vì không làm từ thiện?
      họ đang tạo công ăn việc làm cho bao nhiêu người – trả lương cho bao nhiêu người
      đấy chính là góp phần làm xã hội bớt đi những người thất nghiệp, đó cũng là một hình thức từ thiện đấy chứ nhỉ?

      Từ thiện không phải là cái gì quá to tát, chỉ là mua giúp người bán hàng một mớ rau, giúp đỡ người thân, bạn bè khi họ gặp khó khăn. Từ thiện là những việc làm với người khó khăn hơn mình khiến mình thấy nhẹ nhõm và thanh thản chứ đừng tưởng vứt ra một đống tiền với kiểu ban ơn và khoe khoang khắp nơi rằng: tôi tốt lắm – tôi đang làm từ thiện đấy rồi nhìn những người khác một cách khinh khỉnh rằng: mày tồi lắm, mày chả ra gì, mày không có cảm xúc.

      • nan voi cac bac said

        tôi cũng có cùng ý với bác. mà tôi nghĩ nếu cái bác Vũ này mà làm từ thiện dám cả đám lại la làng, và mỉa mai là làm từ thiện mà la lớn, khoa trương :)) thói đời trái hay phải cũng lật qua lật lại được hết bác à.

  45. Gút said

    Việt Nam chưa có nhiều người giàu nhưng doanh nhân giàu như Vũ lại càng ít . Những kẻ có chút tiền , như mọi người biết , đều do chạy chọt luồn lách móc ngoặc mà nên .
    Nhưng một doanh nhân muốn làm ăn đàng hoàng , không cần ô dù ,không hối lộ , không chạy chọt , có được không ?
    Không , không và không !
    Muốn có đất thì ngoài việc có tiền để mua ra , phải chạy .
    Muốn được xây nhà máy , phải chạy .
    Muốn nhập được máy móc , phải chạy
    Muốn có điện sớm , phải chạy . Có nước sớm , lại phải chạy .
    Có đầy đủ các thứ đó rồi nhưng muốn được chứng nhận và quan tâm ( một cách bình thường thôi ) về phòng cháy chữa cháy , an ninh trật tự , môi trường , xe container … đều phải chạy .
    Muốn xuất được hàng , phải chạy .
    Cuối cùng là quản lý thị trường , thuế , chạy tuốt .
    Tôi biết có một nhà làm đại lý bia Sobeco bán rất mạnh . Ông muốn kinh doanh đàng hoàng , đóng thuế đầy đủ , không muốn chạy chọt . Nhưng sau 6 tháng , ông thất vọng nhận ra rằng không thể . Mấy tay quản lý thị trường , lâu lâu ghé , nếu không có gì , chúng tịch thu vài két bia , nói là đem về xét nghiệm ! Còn bọn thuế thì dứt khoát phải có ăn , nếu không khi quyết toán chúng xuất toán , không chấp nhận chứng từ , vậy là chết vì thuế cao .

    Trời thấp phải đi còm . Ở Việt Nam , muốn làm gì đó mà đi bớt còm thì phải có ô dù . Còn nếu không thì hoặc là không làm gì , hoặc là làm quan to .
    Tôi chán làm kinh doanh dù máu trong người vẫn sôi sục là bởi vì bọn trẻ ranh mất nết chúng hành dữ quá . Tôi lại không thể chịu chấp nhận bọn này bố láo ức hiếp mình , không thích cầu cạnh ô dù nên thôi thì nghèo cũng được , nghỉ chơi .
    Tôi nói dài vậy để quí vị đừng khắt khe quá với Vũ . Việt Nam ta nếu có nổi 50 người như anh ta thì sẽ mở mày mở mặt với thiên hạ , dân ta bớt khổ nhiều .
    Tôi nghĩ , nếu là người yêu nước , ngoài việc khác thì cũng nên ủng hộ những người như Vũ và nếu uống cà phê , nên uống của Trung Nguyên , ko nên dùng của Nestlé .
    Cảm ơn bác Ba Sàm !

    • nan voi cac bac said

      đồng ý quan điểm trời thấp phải đi còm của bác. Thử hỏi các DN VN ngay cả các bác đang viết đây ai chưa “đi còm”?

  46. ô vũ có thẽ thành đạt trong kinh doanh có thễ thương dân nghèo ,nhưng yêu nước thì chắc là khó vì ô vũ trưng tượng tên mao đồ tễ xũng xẽng trong nhà .buồn cho ô vũ quá .

  47. LeQuocTrinh said

    Vụ án cọp xé xác công nhân và ông Ba Dũng

    Từ ngày có Internet và nhờ ra vào đọc báo “lề phải” trong nước tự do thoải mái nên tôi đã theo dõi sát được nhịp thở đất nước, cập nhật nhiều tin tức hàng ngày qua Tuổi Trẻ, VNExpress, SGGP, SGTT, Dân Trí, CAND. Nếu ngày xưa, tôi đã từng sát cánh VK Yêu Nước tại Canada để ủng hộ cách mạng trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng, thì ngày nay tôi cảm thấy có trách nhiệm theo dõi kiểm tra xem những gì tôi ủng hộ có thật mang kết quả tốt cho nhân dân.

    Và tôi nhớ không lầm khi ông NT Dũng mới lên nhậm chức thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ đầu tiên (2008) ông đã từng ra lệnh cán bộ và công nhân nên chăm sóc bảo vệ những con cọp (hổ quý) nuôi trong trang trại, sau khi nghe tin bọn trộm lẻn vào đánh thuốc mê và làm thịt một con. Sự kiện không ngừng ở đây, vì chỉ vài tháng sau tôi lại nghe tin một bác công nhân sở thú Bình Dương đã bị một con hổ xổng chuồng cắn xé nát thân mình đi đến tử vong, trong khi hai người bạn nhảy xuống hồ nước thoát chết. Vấn đề mâu thuẫn ở chỗ rằng Sở Thú Bình Dương, nơi có đền thờ vĩ đại đúc tượng cụ Hồ mạ vàng ngồi ngang hàng các tượng Phật, lên tiếng khiển trách Nhà Nước không đặt quy định hàng rào lưới sắt cao bao nhiêu để “đủ an toàn cho nhân mạng”. Sau đó thì không nghe ông Ba Dũng nói gì: bảo vệ súc vật quý hiếm hay bảo vệ quần chúng của ông ? Vụ án lại đi vào quên lãng, tuy dư luận hãy còn hoang mang vì hiện tượng thú dữ xổng chuồng lang thang vào nhà dân hàng ngày.

    Anh Ba và các bác trong nước làm ơn dẫn đường link mẩu tin này cho mọi người được rõ. Việt Nam chúng ta được xếp hạng 2 trong những nước hạnh phúc nhất thế giới đấy.

    Nghe sao mà tê tái và chua chát trong long! Phải không các bác ?

  48. phò said

    kể ra cũng tốt khi ông ấy giữ đất tây nguyên trồng cafe. Chứ chém gió hay đấy nhưng tây nguyên bị tàu cộng khai thác hết rồi. Sắp đến lúc học thuyết mắm tôm xuất hiện rồi. Hehe

  49. Mod said

    Mod: Xin được nhắc chủ blog Góc Sân (TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ ACCESS – 02-NGÔ QUYỀN – HUẾ): Bài dịch trên đây của trang Ba Sàm, Góc Sân lấy đăng lại, đã không ghi rõ nguồn, chỉ ghi tên người dịch như thể là người của “Trung tâm”. Lại còn bịa thêm 2 đoạn cuối nữa. Làm vậy không nên chút nào.

    http://webwarper.net/ww/~av/gocsan.blogspot.com/2012/07/chairman-vu-vietnams-coffee-king-chu.html

  50. dân ngu nói said

    Dạo này vào trang web ABS tôi thấy các còm mỗi ngày một thưa dần,tôi hơi thất vọng cho diễn đàn ABS,đông thời không biết nguyên nhân vì đâu,nay nhân đọc bài Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam của tác giả Scott Duke Harris người nước ngoài,được Dương Lệ Chi biên dịch lại,được ABS đưa vào trang web của mình.Thì tôi hơi lờ mờ hiểu rằng, một phần có thể do lúc này trang web ABS đăng nhiều bài và trích thuật nhiều nguồn, mang tính cách “tầm sàm”,tương tự và đại loại như bài viết về một cá nhân được cho là một doanh nhân Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam.
    Trong khi tình hình đất nước VN thật sự rối ren,kinh tế VN đang trên bờ vực thẳm,đời sống dân nghèo càng nghèo hơn, nguy cơ biển đảo VN đang bị bọn bành trướng bá quyềnTQ lấn chiếm,vậy mà trên cái diễn đàn ABS này, các còm lại hăng say bàn luận về việc làm và tư cách cá nhân của một người chuyên làm công việc kinh doanh cà phê.
    Tôi chỉ hỏi ABS nói riêng và các bạn trong cái diễn đàn này nói chung,vậy trong nay mai nếu như TQ biến nước ta thành một quận huyện của chúng, thì doanh nhân “Vũ cà phê Trung Nguyên” có còn tồn tại hay là thay vào đó là “cà phê Trung quốc”?

    • anh bốn sàm said

      thực ra anh ba sàm đã quên trích lại đoạn này mà vnexpress có đăng

      Đặng Lê Nguyên Vũ còn có sở thích sưu tập tượng của các danh nhân thế giới như Mao Trạch Đông, Napoleon, Balzac hay Beethoven. Ông nói: “Những thay đổi lớn được tạo ra bởi các cá nhân, chứ không phải một nhóm người”.

      http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2012/07/dang-le-nguyen-vu-duoc-forbes-ton-vinh-vua-cafe-viet/

      dường như sự quên của anh ba sàm đã làm rất nhiều người thắc mắc vì sao lại lôi đồng chí Vũ vào trang chánh trị này để bình luận .

      cái điểm đáng bình luận chính là sở thích sưu tập tượng của các danh nhân thế giới như Mao Trạch Đông và kế hoạch làm ăn với tàu của anh ta . tôi không hiểu anh ta là loại người gì ? vô cảm ? đồng tiền là chính hay là loai gì ? cái đó mới cần bình luận đấy

      Mod: “Bố mẹ của Vũ hiện sống ở ngôi nhà của ông ngoài Buôn Ma Thuột, nơi “Làng cà phê” Trung Nguyên có một viện bảo tàng và hội trường. Ngoài mấy con ngựa, Vũ cũng đã sưu tập hàng chục tượng bán thân của các danh nhân như Mao, Napoleon, Balzac và Beethoven. Vì sao? Ông giải thích: “Những thay đổi lớn thường đến từ các cá nhân, không phải từ một nhóm người“.”

    • Tâm said

      Dù có tự đặt tên mình là Ngu thì cũng nên suy nghĩ cho kỹ tí.Mấy tháng nay nhiều người trong nước phải vượt tường lửa vào đây và nhiều blog khác Ngu ạ.

      • dân ngu nói said

        Còm tôi đã là “Dân Ngu”,thì bạn còn bảo Ngu với khôn gì mà suy nghĩ kỹ?Có điều ngu như tôi mà tôi vào diễn đàn này thật bình thường, tốt hơn những kẻ tự nhận mình là khôn đấy bạn Tâm ….ạ?Riêng với sự hiểu biết kém như cá nhân tôi,tôi chỉ nghĩ rất đơn giản khi đất nước này trở thành một quận huyện của TQ, thì cá nhân “Vũ cà phê Trung Nguyên” có đủ khả năng và tâm huyết để xoay chuyển tình thế vận nước VN hay không, hay là lúc đó cái đất nước này chỉ còn thương hiệu “cà phê Trung quốc? để cho mọi người vào cái diễn đàn ABS này “luận với chả bàn”?

  51. Brandon said

    Hình như bản dịch bỏ sót vài đoạn của bản riếng Anh

  52. LEVU said

    TÔI KHÔNG ĐÁNH GIÁ CAO ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ MẶC DÙ ANH TA CÓ GIÀU ĐẾN CỠ NÀO ĐI NỮA !
    VÌ SAO ? HAI BÀN TAY TRẮNG ANH ĐI LÊN , HÔM NAY ANH LÀM TỪ THIỆN ĐƯỢC BAO NHIÊU ?

    • Minhhoang said

      Lạy giòi, đây không phải là Lê Vũ “Bình Địa Mộc”.

      Nếu đúng, thì phải khép vào tội “Trái tim lầm chỗ”, rồi đày ra Mộc Hóa để sống trọn kiếp ve sầu

  53. LeQuocTrinh said

    Đồn điền cafe và vụ án chó cắn chết người

    Vào khoảng năm 2009, nếu tôi không lầm, có nghe tin một chị phụ nữ nghèo đã bị đàn chó đồn điền cafe Tây Nguyên xúm nhau cắn xé nát thân hình đến tử vong, chỉ vì cái tội dám leo rào vào nhặt mót hạt cafe vương vãi dưới gốc cây. Nhờ Anh Ba và các bác trong nước kiểm tra thời gian cho chính xác. Chị phụ nữ này vì chậm chân không chạy thoát nên mới bị thảm hoạ kinh hoàng như thế.

    Xin hỏi rằng đồn điền cafe này có thuộc quyền sở hữu của ông doanh nhân ĐLN Vũ không vậy ? Vụ án này đã bị chìm vào quên lãng, nhưng tôi vẫn nhớ vì lẽ tôi muốn so sánh xem XHCN có thật là thiên đường cho giai cấp bần cố nông không ? Có thật miền nam VN đã được giải phóng sau ngày 30/04/1975 để thoát khỏi cuộc sống nô lệ bị tư bản bóc lột thậm tệ ?

    • Minhhoang said

      Vịt tui định gõ tí còm cho ông giáo già bên dưới, nhưng nay cũng nhờ ơn đẻng, ơn chú phỉnh mà gửi đến các bác bài này vậy, dân này (tức chủ đồn điền) là một tay giang hồ tứ chiến, theo các bài báo khác sau các vụ “điều tra” không thành ngô thành sắn.

      http://euro.dantri.com.vn/c20/s170-374852/tha-cho-becgie-can-chet-nguoi.htm

      Hổng biết cha nội giáo gian, gián giao này còn ca ngợi công đức khi đã “lớn lên trong mùa kách mệnh này được bao lâu?

      Lai lịch của nha nội gián giao này mù mờ, cũng như các lời kích động của chả sai ngay từ khởi đầu.

      Đánh, đánh, oánh, …và đây đã một thời là các vùng chiến địa kinh hoàng kể từ sau năm 1968, thế thì tay “Giáo sư già”này đã vô bưng bê về chức vị này nơi mô? Đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng như thế nào, khi cũng tại vùng này, “Chế Hai” của Ba Dũng chiếm đất, đuổi làng như Nhà Báo Huy Đức đã một thời công bố?

      Người “biết chuyện” cũng còn nhiều lém, thưa giáo sư già đã hết hạn sử dụng, liếm láp tí lỉnh chỉ tổ cho con cháu nó chê cười.

      Thân ói cúi chào nhà gián giao kách mạng.

    • Hoàng said

      Chưa xóa mù vi tính hay sao ông ơi? http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/365357/Vu-cho-can-chet-nguoi-Nhan-chung-noi-gi.html

  54. Dung hang viet said

    Thoi doi la vay. Cai net ghen an tuc o cua cac bac, thanh ra chang co bao nhieu doanh nhan dam noi dam lam. Noi lon xiu thi goi la khoa truong. Nghi lon xiu goi vi cuong. Ko biet sao ma lan. Ca nhan toi toi ung ho a vu.

  55. KTS Trần Thanh Vân said

    Tôi rất thích uống Cafe Trung Nguyên.
    Đọc các thông tin về anh Đặng Lê Nguyên Vũ và được biết anh đi lên từ hai bàn tay trắng trở thành một doanh nhất xuất sắc, tôi rất nể và quý anh.

    Nhưng những ai đó viết về anh quá nhiều, rồi ai đó lại bình luận để so sánh và ám chỉ như anh đáng được ca ngợi tôn vinh hơn cả Chủ tịch Hồ Chí Minh là không nên mà có khi lại làm hại anh ấy.
    Kinh tế?
    Chính trị?
    Văn Hoá?
    Khoa học?

    Đó là những lĩnh vực rất gắn bó với nhau nhưng không bao giờ lẫn lộn với nhau được.

    Hãy để cho Đặng Lê Nguyên Vũ theo đuổi chiến lược làm giầu một cách thông minh và không bị gợn lên những giấc mơ làm Chủ tịch nước hay làm Thủ tướng.

    • Năm Darwin said

      Thật vây! Ai bị gán với Hồ Chí Minh cũng đều có hại.

      • Minhhoang said

        Bà Nguyễn Thị Năm, boác ta biết, đồng chí ta biết, đảng ta đều biết là người ” Bác Hồ muốn Việt Nam thịnh vượng…ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam, là ngày trùng hợp ngẫu nhiên với ngày mà ông Hồ gửi một bức thư cho các thương nhân Việt Nam năm 1954, cám ơn họ đã hỗ trợ tài chính cho cuộc nổi dậy chống Pháp.” Nhưng đến năm Cải Cách Ruộng Đất, tức hai năm sau, bà Năm lại là người đầu tiên được ơn đảng, ơn chính phủ đem ra đấu tố.

        Dù trực tiếp, hay gián tiếp, thế thì ai đã tạo ra tấn bi kịch này? Đảng ta có ai trả nhời thay trong sự kiện trên để hậu thế doanh nhân an tâm làm kiếp “tư sản mại bản” theo định hướng ngày này mà hổng cần phải e dè, sợ đẻng và đa cấp đồng sậu?

        • KTS Trần Thanh Vân said

          Vâng. Năm 12 tuổi tôi đã học thuộc bài hát : “Thôn Đồng Bẩm xa xa/Trong túp lều rách nát/Văng vẳng lên tiếng hát rầu rầu…..”
          Lớn lên tôi mới hiểu bài hát đó là thất nhân tâm

  56. Giáo Sư già về hưu said

    Bố tôi ngày xưa làm cho Pháp trong đồn điền cao su ở Xuân Lộc và tôi đã lớn lên trong khung cảnh đồn điền cao su giống như vườn cao su Ban Mê Thuột (Trung Nguyên) của ông Vũ. Ngày xưa thì Tây là chủ nhân ông. Họ cũng ăn mặc đẹp như ông Vũ. Và họ đánh dân VN (dân cạo mủ) giữ lắm nhất là khi bắt được những người nào trộm cắp hay trốn việc. Mời các bạn xem lại phim Indochine với Catherine Deneuve để có chút ý niệm về cách cai trị tàn ác của người Pháp. Vì sự cai trị tàn ác này, đa số dân cạo mủ theo Việt Minh và Xuân Lộc là nơi Việt Minh đánh Pháp rất thường xuyên.
    Ngày nay nhờ ơn mưa móc của Đảng, nước mình không còn cảnh chủ nhân bắt nạt dân nữa. bằng chứng là ông Vũ ăn mặc đẹp nhưng rất bình dân và ông Vũ thương dân lắm. Bằng chứng nữa là chưa thấy dân cạo mủ ở đồn điền Trung Nguyên kéo nhau về thành phố khiếu kiện hay than thở điều gì cả…
    Chúng ta phải mừng khi thấy ông Vũ hạnh phúc và cà phê Trung Nguyên bán chạy…

  57. Viễn said

    Tôi đã có may mắn tình cờ gặp Đặng Lê Nguyên Vũ tại nhà sách ở phố Nguyễn Xí Hà Nội (năm 2006). Anh đang ôm một chồng sách mua từ một hiệu sách hạ giá, anh đi xe Zace cũ sơn màu như màu đất đỏ bazan . Tôi thấy Vũ cởi mở và dễ bắt chuyện,.Chúng tôi uống trà ở quán cóc vỉa hè. Trong câu chuyện tôi được biết anh trưởng thành từ tầng lớp binh dân, sự thành đạt không bắt đầu từ “kinh tế thân hữu ” hay “con ông cháu cha” mà từ sự đam mê, dám làm và làm lớn. Tôi cũng thấy anh rất có tinh thần tự tôn Dân tộc rất cao. Khi tôi hỏi anh về thái độ nên có với Trung Quốc láng giềng. Anh không trả lời thẳng mà nói đại ý : đã qua rồi cái thời nước Lớn là nước có diện tích nhiều, dân số đông… lại còn chủ trương lăm le xâm chiếm nước khác – cái đó là biên giới cứng . Còn biên giới mềm, phải là văn hóa. Chẳng hạn ngày nay người ta biết đến người Nhật không chỉ là kỹ nghệ cao…mà là áo Kimono, là hoa Anh Đào, là tinh thần vươn lên trong nghịch cảnh…Thì ở đấy nước Nhật hiện diện..
    Sau đó anh có loạt bài trên báo Thanh Niên, được biên soạn thành sách :”Nước việt nam nhỏ hay không nhỏ” gây tiếng vang và tranh luận thú vị.
    Thời gian sau tôi thấy có cuốn sách khá lạ :Tài năng và đắc dụng”, rồi có sự tranh cãi, thanh minh này nọ. Sự kính trọng của tôi với anh giảm đi phần nhiều.
    Bây giờ thấy nói anh tranh thủ ngày Chủ nhật đến gặp Thủ tướng và Bộ trưởng này nọ thì tôi hiểu, như tác giả đã nói :”Vũ hiện có thể có vài chiếc ô “. Ở VN, có thể xuất phát thấp, nhưng khi đã lớn đến độ nào đó, anh không thể không có “ô”. Ở trên anh Vũ có nói đến một câu rất hay của Banzac. Nhưng có câu này còn ghê hơn :” Đằng sau mọi tài sản lớn đều là tôi ác” . Điều đó khá đúng trong hoàn cảnh VN hiện nay khi các tư bản đỏ đang xuất hiện ngày càng nhiều …Tôi nghĩ cũng nên thông cảm với anh ấy và hy vọng đối với anh ấy Banzac nếu sống lại nên bỏ chữ “Mọi” tron câu văn trên.

  58. tiến sĩ giấy said

    Đề nghị ABS mở ngoặc là (bài quảng cáo-có hoặc không- trả tiền) cho những loạt bài thế này 🙂

  59. nuôi cho béo để thịt ? said

    thưa ô. Vũ ,
    ông có bao giờ ngĩ rằng, ô. cũng thuộc vào loại : NUÔI CHO BÉO RỒI…THỊT ?!
    ( tác giả viết : ô co đến 2 hay 3 cai ô che…khi mà những ô này gẫy cán, bị gió bão đánh cho tơi tả…thỉ lúc ấy, chính là lúc…lên thớt !).

  60. Không hỏi ông Vũ nghĩ gì ? Nếu như báo chí không nêu cafe đểu tôi đố người tiêu dùng biết đấy! Các bác uống chỉ thấy ngon thôi, đúng không? Chơi với “bạn vàng” lắm thứ đểu: cafe đểu, hương liệu đểu,gạo đểu,thịt đểu, gà tươi đểu, trứng đểu, sữa đểu, chè đểu, thuốc đểu, phòng khám đểu…và người càng đểu!
    Có kể đến cả ngày chả hết.

  61. Khi người ta đã thành đạt với hàng trăm triệu đô trong tay, thì muốn hay không cũng phải thừa nhận là người tài giỏi. Còn cái tài ấy đã ứng dụng, thể hiện cụ thể như thế nào là chuyện cần bàn khác. Có thể thấy tác giả bài viết này là một trí thức, song những gì ông ta biểu đạt về đề tài ” Đặng lê Nguyên Vũ” cuối cùng vẫn lộ gót chân Asin theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Ông Tây này, giống nhiều ông Tây khác, thường không am hiểu tường tận tâm lý và văn hóa sống của dân Việt Nam, tuy xuất phát từ nền tảng rất tốt của kiến thức khoa học phương tây, cũng có những suy nghĩ và nhận xét có phần sắc sảo và cởi mở hơn chính kẻ trong cuộc. Ấn tượng đầu tiên người ta có được khi tiếp xúc với Vũ là anh này có tư tưởng, thông qua việc anh ta thích bày tỏ lý thuyết thật nhiều, với một nỗi đam mê rừng rực về những gì mình chất chứa. Rồi gặp anh ta vài lần nữa, bạn dần dà tự nhủ : phải chăng đây là hình tượng sống động nhất cho bệnh vĩ cuồng ? Bởi lúc nào cũng chăm chăm nghĩ đến mục tiêu trở thành “lá cờ tiên phong cho văn hóa nhân loại”, trong lúc văn hóa bản thân còn chưa chấn chỉnh, còn tụt hậu quá thê thảm so với tiến trình phát tiến hiện tại của thế giới ? Bởi những slogan, khẩu hiệu, tuyên bố vang vang như sấm dội mà thực tế đến bây giờ vẫn chưa có gì đáng gọi là tương xứng với khối lượng khổng lồ của lý thuyết ? Bởi hình ảnh bộ đồng phục theo kiểu Mao-ít hay vận vào khi tiếp khách quan trọng, hoặc lên ti vi ?

    • Năm Darwin said

      GATO điển hình

    • honda said

      Một kẻ nắm giữ 100 triệu Đô La ở một đất nước, mà giữa thủ đô, mỗi buổi sáng có hàng nghìn người chờ trực vào được bới rác. Có bao em học sinh phải đu dây qua sông đi học…Kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, chỉ nghĩ đến Cafe và tiền thì đúng ra đây là con lợn.

      • Năm Darwin said

        “Một kẻ nắm giữ 100 triệu Đô La ở một đất nước, mà giữa thủ đô, mỗi buổi sáng có hàng nghìn người chờ trực vào được bới rác. Có bao em học sinh phải đu dây qua sông đi học…Kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, chỉ nghĩ đến Cafe và tiền thì đúng ra đây là con lợn”

        Đó là vấn đề của nhà nước, chứ không phải của một doanh nhân.

      • la said

        MÀY […]

        Mod: 2012/07/29 at 10:42

  62. Double said

    Co lan mua mot hop caphe dong hop cua mot nha san xuot VN.Ve nha mo ra,nap hop duoc dong hai lop.!

  63. Hoàng said

    G7 Trung Nguyên pha hơi nhiều hương liệu nếu so với Nestcafe hay Vinacafe có thể chưa bằng. Tôi là fan của Vinacafe vì mùi tự nhiên hơn nhưng gần đây thấy đám Massan nắm cổ phần chi phối ở công ty này thì định chuyển qua Nestle vì sợ Massan sẽ sản xuất cà phê đểu như nước mắm và nước tương Chinsu vậy!

  64. Tvst said

    Bản thân tôi chưa có đánh giá về ông Vũ. Liệu đằng sau đấy là vàng hay thau. Hay cũng chỉ là kẻ ăn mày cơ chế.
    Tuy nhiên, không thể phủ nhận những Trung Nguyên, Linh Lioa,… Đặc biệt sau này có Tosy một nhóm 8x rất trẻ.

  65. Tưởng Cán said

    Cafe hòa tan kể cũng tiện,ngon nhưng nếu tặng kèm cốc giấy sẽ thắng trà vì sẽ mua được thói quen của giới bình dân.Ở VN giá 2500đ một ly.Quá bèo so với trà thuốc sâu.

    Hỏi anh Vũ sao nhà máy ở Bắc Giang mới có dòng chữ “HỆ THỐNG NHÀ MÁY CÀ PHÊ LỚN NHẤT CHÂU Á” mà chả thấy máy móc gì hay là anh Vũ thiếu tiền vì chôn ở BĐS???

  66. Long A said

    Tôi quen uống chè Thái Nguyên rồi, 1 ấm chè mỗi ngày, cà-fê Trung Nguyên cũng thỉnh thoảng uống.

    • Minhhoang said

      Iêm cũng khoái cía món này cho nó lành, Bác Long A ạ, cứ nghe nhời của Cụ Tú Xương, hơi cổ điển, là yên ắng cả nhà. Cụ phán:

      “Một trà, một rượu, một ‘bà nhà’
      Ba thư lăng nhăng nó quấy ta
      Thờ được thứ nào hay thứ í
      Có chăng là rượu cộng thêm trà.” (Vịt thêm.)

      Trà này tuyệt ngon, dù chưa một lần ướp sen, ướp nhài (lài) tự nhiên, vị có chút đăng đắng, thanh giọng, nước pha có mầu vàng nhạt vẫn không thấy đổi mầu dù đã hơn 30 năm qua Vịt tui đã thưởng thức Danh trà này từ một người họ hàng Miền Bắc biểu gửi cho gia đình dạo í. Danh trà này, nếu được Cụ Phan Bội Châu nhấm nháp vài tuần cũng phải thốt lên bởi câu nói của mình như ri:

      “Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh
      Cháy lưỡi khô môi thảm những ai!”.

  67. Nguyen said

    Cám ơn dịch giả đã dịch một bài hay.

    Dịch là “Lai lịch thấp kém…” nghe không ổn. Nên dịch là “Xuất thân bình dân…”

    • bang bang Sgn said

      Chuyện thần thoại _khó tin_ cần phải hiểu kinh tế tt. định hướng XHCN là gì_ thì biết ngay hấn thuộc loại người nào – Con Rồng Cháu Tiên chớ không phài người Phàm đâu _thằng viết bài này còn dốt lắm

  68. Dân ghiền cà phê said

    Ông Vũ hãy ra tay với cafe đểu! Đừng khoanh tay nhìn vương quốc cafe trong đó có cafe Trung Nguyên của ông bị giết chết bởi những bọn lưu manh vặt!

  69. Mách lẻo said

    Cần nhiều doanh nhân như Vũ, thay vì bọn Thanh Bình, Chí Dũng và cả những tên Dũng khác nữa.

  70. Tôi không biết dùng cafe nhưng bây giờ “kinh hoàng cafe đểu” ông Đặng Lê Nguyên Vũ nghĩ gì?

    • thudinh said

      Tại sao hỏi ông Vũ nghĩ gì mà không hỏi người tiêu dùng nghĩ gì khi chọn cafe bẩn ?! Tôi đã từ lâu lắm đã chọn cafe Trung nguyên dạng phổ thông pha phin để uống dù giá bình dân nhưng chất lượng luôn đảm bảo từ năm này qua năm khác.

    • Tkt said

      Có rất, rất nhiều người chỉ biết uống thứ nước đen đen, đắng đắng có xuất xứ từ … chợ Kim Biên. Khi đưa cho họ cà phê thật, các bác bảo sao không: “cà phê gì lạ vậy !”. Thì ra họ uống ca phê đểu quen rồi. Thậm chí có người còn ngụy biện” cà phê phải pha bắp, đậu nành mới ngon”. Nhiều quán cà phê TRUNG NGUYÊN và nhiều quán cà phê lớn vẫn thường xuyên xài CÀ PHÊ ĐỂU.

    • said

      “Kinh hoàng cafe đểu” là một gợi ý cho cha Vũ tìm kiếm siêu lợi nhuận ở VN (và chỉ kiếm được ở VN). Dường như có khá nhiều ví dụ cho điều này( và cũng chỉ ở VN !!!).

    • U 50 said

      Cà phê Trung Nguyên có sản phẩm dành cho xuất khẩu,cho thị thị trường thành phố.Còn sản phẩm cho thị trường nông thôn giá cả cạnh tranh với cà phê đều có phải là cà phê đểu không ?-Chỉ có cà phê đểu mói có giá đó !

      • Tao Lao Bi Dao said

        U 50 hơi lớn tuổi nên hơi lẩm cẩm. U50 có dám vạch áo cho người xem lưng không? Thiệt vàng thì không sợ gì lửa.

Bình luận về bài viết này