BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Bảy 28th, 2012

1170. Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN

Posted by adminbasam trên 28/07/2012

Asia Times

Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN

Tác giả: Carlyle A Thayer

Người dịch: Thủy Trúc

27-7-2012

Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã thực hiện một chuyến công du ngoại giao con thoi cấp tốc, tới Campuchia, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, để bảo vệ thỏa thuận của khối về Nguyên tắc Sáu Điểm Trên Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Khi được hãng truyền thông Australia (ABC) đề nghị tóm lược kết quả công việc, ông trả lời: “Trở lại với công việc như bình thường thôi”.

Ý ông Natalegawa là, ông đã vượt qua được tình trạng lộn xộn bề ngoài của ASEAN, khi bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khối này không thể đạt được thỏa thuận về bốn phần (paragraph) trong vấn đề Biển Đông, cần phải được đưa vào một dự thảo tuyên bố chung để tóm lược kết quả hội nghị của khối. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, sự kiện do Campuchia chủ trì này đã bộc lộ việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) không đồng thuận được với nhau về một tuyên bố chung.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | 25 Comments »

1169. Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 28/07/2012

Forbes

Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam

Tác giả: Scott Duke Harris

Người dịch: Dương Lệ Chi

25-07-2012

Một buổi sáng ấm áp ở Hà Nội, vào lúc 8 giờ kém 10’, triết gia và là ông vua ngành công nghiệp cà phê hùng mạnh của Việt Nam, đang hút điếu xì gà đầu tiên trong ngày của ông còn khoảng 2 inch (5 cm). Chủ tịch Vũ ăn mặc như thường ngày, đầu đội chiếc mũ Panama, nói ông thích xì gà hiệu Cohiba hơn, nhưng điếu này hiệu Davidoff, “một thương hiệu của Đức”, ông nói qua người phiên dịch. Ông mời tôi một điếu, nhưng dường như hơi sớm để hút xì gà.

Khi không thấy Đặng Lê Nguyên Vũ điều hành Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên tại trụ sở của công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta có thể tìm thấy ông tại một nơi ẩn dật rộng lớn của mình ở chỗ trồng cà phê trên Tây Nguyên, nơi mà ông có thể chọn 120 con ngựa trong chuồng để cưỡi.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam | 145 Comments »

1168. VỊ TRÍ NÀO CHO INĐÔNÊXIA Ở ĐÔNG NAM Á?

Posted by adminbasam trên 28/07/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VỊ TRÍ NÀO CHO INĐÔNÊXIA Ở ĐÔNG NAM Á?

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 26/7/2012

TTXVN (Giacácta 22/7)

Bàn về các yếu tố cấu thành địa chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hiện nay; vai trò và cách hành xử của Inđônêxia với tư cách là một nước lãnh đạo khu vực có sức ảnh hưởng ngày càng tăng trong chính sách của các nước lớn, học giả Beginda Pakpahan – giảng viên Đại học Inđônêxia và là một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Edinburgh (Anh) có bài biết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta”, nhan đề: “Địa chính trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: Vị trí nào của Inđônêxia?”. Dựa trên những phân tích tình hình, trong đó có vấn đề Biển Đông và cấu trúc hiệp định tự do thương mại (FTA), tác giả cũng đã đưa ra những luận giải chính sách vì một Đông Á, ASEAN ổn định, phát triển đáng lưu tâm. Sau đây là nội dung bài viết: 

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS | 2 Comments »

1167. NGHỊCH LÝ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 28/07/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NGHỊCH LÝ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 26/7/2012

TTXVN (Niu Yoóc 24/7)

Ngày 17/7, hãng Stratfor của Mỹ công bố tài liệu với đầu đề trên, trong đó cho biết, trong thập kỷ qua, Biển Đông trở thành một trong những điểm bất ốn nhất ở Đông Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền một phần hoặc tất cả vùng biển, và các tuyên bố chồng lấn dẫn đến đối đầu ngoại giao và thậm chí quân sự trong những năm gần đây. Do Biển Đông có nhiều quần đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, năng lượọng và gần 1/3 tuyến đường hàng hải của thế giới đi qua, nên tất nhiên vùng biển này có giá trị chiến lược đối với các quốc gia liên quan. Nhưng với Trung Quốc, kiểm soát trên Biển Đông không chỉ là vấn đề thực hiện mà còn là tâm điểm chính sách ngoại giao tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh: Làm sao để khẳng định chủ quyền hàng hải lịch sử trong khi vẫn duy trì các chính sach không đối đầu với các nước do ông Đặng Tiểu Bình xây dựng năm 1980. Trung Quốc đã khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc. Lúc đó, hầu hết ở các nước khác đều đang nổi lên các phong trào giành độc lập, Trung Quốc chỉ cần làm rất ít việc để đảm bảo lời khẳng định của mình. Nhưng do các quốc gia khác xây dựng lực lượng hàng hải, theo đuổi mối quan hệ mới và có một quan điểm tích cực hơn trong việc thăm dò và tuần tra vùng biển và với thái độ không thân thiện của Trung Quốc trước bất cứ nhượng bộ nào về lãnh thổ, cách tiếp cận lặng lẽ của Đặng Tiểu Bình là lựa chọn đúng đắn.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: