BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1067. KHÓ KHĂN CỦA TRUNG QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 07/06/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

KHÓ KHĂN CỦA TRUNG QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 5/6/2012

TTXVN (Hồng Công 30/5)

Bài phân tích trên tờ “Tín báo ” ngày 22/5 của Ngô Phi – Tiến sĩ phát thanh truyền thông Đại học Moscow, Giáo sư Đại học Ký Nam chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế và an ninh chiến lược về vấn đề này nội dung như sau:

Cùng với lệnh cấm đánh bắt cá, tranh chấp đảo Hoàng Nham giữa Trung Quốc với Philippin lần đầu tiên dừng lại, song vấn đề mà Trung Quốc gặp phải tại Hoàng Nham cũng như các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) vẫn chưa được giải quyết, các đảo ở Biển Đông đã trở thành “bom tự sát” lớn nhất đối với ngoại giao.

Theo tác giả, Trung Quốc có 2 vấn đề lớn nhất đối với các đảo ở Biển Đông: một là, Trung Quốc không có điều luật bảo vệ lợi ích của mình tại Biển Đông, Trung Quốc chủ yếu dựa vào hiệp thương song phương với các nước liên quan, một khi các nước này nuốt lời, Trung Quốc cũng không có biện pháp nào chống lại; hai là, Trung Quốc chưa đối mặt với vấn đề Mỹ đề xuất “phi quân sự hóa Biển Đông”, song Mỹ lại đóng quân hoặc có liên minh quân sự với Philippin, Thái Lan hay Xinhgapo, nếu như sau này Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông, Mỹ và Trung Quốc sẽ ở vào trạng thái đối đầu quân sự toàn diện tại đây.

Cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Joseph Wilson Prueher cho biết lần này Biển Đông xuất hiện vấn đề, Mỹ chủ yếu là bên quan sát, và quan tâm chính của Mỹ có 3 điểm: Thứ nhất, thái độ của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc như thế nào? Trong tương lai các nước Đông Nam Á có liên minh phát triển lực lượng quân sự với Mỹ hay không? Thứ hai, liệu Bắc Triều Tiên có nhân lúc bạo loạn lần này gây ra khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hay không? Mức phối hợp của Kim Châng Un với Mỹ có cao hơn thời kỳ Kim Châng In hay không? Thứ ba, năng lực của Trung Quốc khi đồng thời khống chế bán đảo Triều Tiên và Biển Đông như thế nào? Sự khảo sát của Mỹ đến nay cơ bản đều đã có câu trả lời đầy đủ.

Trong vấn đề Biển Đông, nếu không thể giải quyết một cách căn bản, thì. Trung Quốc chỉ có thể áp dụng chiến tranh quy mô vừa và nhỏ đế giải quyết các vấn đề gặp phải trên biển, bởi nếu không thì các nước xung quanh và Nhật Bản vĩnh viễn sẽ không biết giới hạn cuối cùng của Trung Quốc trong vấn đề lãnh hải nằm ở chỗ nào. Trung Quốc đang ở vào giai đoạn kinh tế phát triển nhanh, quân sự cũng trong giai đoạn được nâng cao, vậy trong bối cảnh Mỹ và các nước Đông Nam Á chưa thấy rõ được “lá bài tẩy” của Trung Quốc, liệu Trung Quốc có sử dụng lực lượng quân sự của mình để biến thành thách thức hay không?

Hồi đầu những năm 1980, kinh tế Liên Xô đang trong giai đoạn phát triển, song do sai lầm trong việc áp dụng biện pháp quân sự tại Ápganixtan khiến nước này vấp phải thách thức trên hàng loạt hoạt động ngoại giao, quân sự, cho đến khi rút khỏi Ápganixtan thì Liên Xô tan rã.

Sau khi trỗi dậy hoàn toàn, liệu Trung Quốc có sử dụng biện pháp quân sự trong vấn đề Biển Đông hay không? Điều này đang trở thành tiêu chí chủ yếu để Trung Quốc xử lý các công việc quốc tế trong tương lai. Nếu bình tĩnh xử lý thì giới hạn đỏ của biện pháp này nằm ở đâu? Mềm nắn rắn buông? Trong quá trình phát triển cải cách kinh tế trước đây, Trung Quốc chưa hề dấy binh tại Biển Đông.

Trước năm 2008 dưới thời Trần Thủy Biển, khi đối mặt với thách thức Đài Loan độc lập, Trung Quốc cơ bản giao lưu với Quốc Dân đảng và Dân Tiến đảng là chính, giới hạn cuối cùng của Trung Quốc đối với Đài Loan không rõ ràng, giới hạn cuối cùng của việc sử dụng vũ lực cũng chưa rõ ràng, sau khi luật chống Đài Loan độc lập ra đời, “lá bài tẩy” của Trung Quốc mới dần hiện rõ, điều kiện Trung Quốc tấn công Đài Loan là chỉ cần “Đài Loan tuyên bố độc lập, hoặc nội bộ Đài Loan xuất hiện vấn đề, nội loạn”.

Ba năm gần đây, vấn đề của Trung Quốc tại Biển Đông chủ yếu là thái độ ngoại giao luôn lặp lại. Lúc đầu, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc chủ yếu liên quan vấn đề Tây Tạng, Tân Cương và quan hệ hai bờ. Mặc dù rất nhiều tổ chức nhân quyền Mỹ quấy rối Tây Tạng và Tân Cương, một số tổ chức chính trị Mỹ cũng quấy nhiễu vấn đề Đài Loan, song Chính phủ Mỹ luôn giữ thái độ không can thiệp đối với vấn đề Tây Tạng và Tân Cương, trong vấn đề Đài Loan cũng chủ yếu dừng lại ở Đạo luật quan hệ Đài Loan. Mặc dù trong rất nhiều trường hợp Trung Quốc cho rằng Mỹ thực hiện chính sách hai mặt, song cơ bản Mỹ vẫn không thách thức lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc đưa Biển Đông vào lợi ích cốt lõi của mình, các nước Đông Nam Á 3 năm gần đây đẩy mạnh việc nhập khẩu vũ khí, Ấn Độ và Đông Nam Á đều kiếm lí do tốt nhất để nhập khẩu vũ khí, khiến lực lượng quân sự các nước này bắt đầu ngóc đầu dậy.

Lợi ích của Mỹ liên quan tới vấn đề Biển Đông cũng rất rõ ràng, giới cấp cao Mỹ từng nhấn mạnh Mỹ sẽ là khách hàng lớn nhất đối với dầu lửa và khí đốt tự nhiên ở Biển Đông trong tương lai. Trung Quốc đương nhiên có khả năng lợi dụng tài nguyên Biển Đông, do đó làm thế nào kiểm soát được lực lượng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông, bảo đảm tự do hàng hải là vấn đề chủ yếu của ngoại giao Mỹ.

Trung Quốc từng đưa ra “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, song liệu Trung Quốc có đóng quân tại các đảo ở Biền Đông, để sau đó phát triển các đảo bãi thành căn cứ tiếp tế cho các chiến hạm hay không? Nếu có, nó sẽ tạo ra mối đe dọa đối với quân đội Mỹ đồn trú tại Philippin và Đông Nam Á. Các vấn đề này cho thấy cả Trung Quốc và Mỹ đều chưa rõ giới hạn cuối cùng của đối phương trong quá trình đàm phán.

Trung Quốc là một đế quốc già cỗi đang trỗi dậy, vấn đề Biển Đông của Trung Quốc khá giống với vấn đề Ápganixtan mà Liên Xô gặp phải năm xưa – vị trí địa chính trị quan trọng; và dường như chỉ có thể giải quyết thông qua biện pháp quân sự; mọi quốc gia liên quan đến Biển Đông đều không có giới hạn cuối cùng nào, không biết thế nào mới thỏa mãn nhu cầu hợp lý và bất hợp lý của lợi ích bản thân.

Nếu như Trung Quốc sử dụng quân sự đối với các đảo ở Biển Đông, bao gồm cả đảo Hoàng Nham, xét về lâu dài thì “hại nhiều hơn lợi”, chủ yếu là bởi điều kiện chiến tranh vẫn chưa chín muồi.

Do đang trỗi dậy nên trong quan hệ đối ngoại, Trung Quốc thường quen dùng phương thức ngoại giao tiền bạc và buôn bán, song vấn đề lớn nhất của ngoại giao tiền bạc nằm ở chỗ quan chức ngoại giao Trung Quốc khó có hiểu biết sâu sắc về tình hình nội chính của quốc gia địa phương, hoặc sau khi hiểu sâu rồi, do “ăn sổi”, chỉ thiên về bên chấp chính, khi phe chống đối giành chính quyền lại có sự thay đổi mang tính căn bản về chính sách đối với Trung Quốc.

Nhân tố tâm lý tiềm tàng của dân chúng Trung Quốc khi muôn áp dụng biện pháp quân sự tại Biển Đông nằm ở chỗ: Trung Quốc trỗi dậy, về chính trị và kinh tế có đủ năng lực xử lý sự gây hấn của các nước xung quanh, nếu như Trung Quốc hiện vẫn chưa đủ sức mạnh thách thức Nhật Bản, thì cũng đủ khả năng ra đòn đối với các hành vi hỗn xược của Philippin tại Biên Đông, sau này thậm chí cũng có thể ra đòn với Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu tấn công Philippin, hành động này lập tức sẽ mang lại cơ sở vững chắc để các nước Đông Nam Á liên kết với nhau về chính trị và kinh tế để đối phó với Trung Quốc, đồng thời cũng khiến các nước này bắt đầu tính đến việc làm thế nào phát triển một liên minh Đông Nam Á không có Trung Quốc, và tất nhiên cũng mang lại cho các nước lý do tuyệt vời để đẩy mạnh việc nhập khẩu vũ khí.

Sai lầm lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc kế từ sau năm 1949 là quay mặt gây chuyện với Liên Xô khiến ngoại giao Trung Quốc luôn ở vào cục diện bị động, cho đến tận sau chuyến thăm của Nixon, Trung Quốc mới từng bước chuyển mình. Sau năm 2012, nếu như Trung Quốc quay lại gây chuyện với các nước ASEAN, điều này liệu có lặp lại kịch bản của Liên Xô đánh Ápganixtan năm xưa hay không, tức Trung Quốc bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái? Đây thực sự là một bài học rất đáng để chính phủ, ngoại giao và người dân Trung Quốc coi trọng./.

13 bình luận to “1067. KHÓ KHĂN CỦA TRUNG QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG”

  1. nguoihanoi said

    Tôi thấy so sánh của tác giả người TQ này giữa Liên Xô cũ với Afganistan và TQ với các nước ASEAN trong tranh chấp Biển Đông rất đáng chú ý. Khả năng TQ dùng quân sự giải quyết tranh chấp Biển Đông không cao, không có gì quá phải lo ngại.
    Vấn đề là VN trước hết phải phấn đấu tự lập, tự cường, phải là một nước đủ mạnh về kinh tế.
    Đừng nghĩ đến chuyện dựa hẳn vào anh nào. và cũng đừng làm cho người dân VN bị kích động về chiến tranh với TQ, hoặc phải bỏ anh Tàu, chơi thân với anh Mỹ. Mệt lắm. Lịch sử thế kỷ 20 cũng đã có nhiều bài học về việc này rồi./.

  2. Đ.Đ said

    Hôm qua ngồi nói chuyện với ông 3 Phong- Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam, mới biết thằng TQ đang phá mình đủ thứ, từ việc doanh nghiệp TQ bỏ rơi nông dân không mua khoai, mua khóm, đến việc kêu doanh nghiệp mình trộn gạo thơm với gạo trắng để nó mang về kia bán, rồi vu khống mình cung cấp gạo kém chất lượng, mục đích là gây mất uy tín của gạo VN. Nguyên nhân sâu xa của hàng loạt câu chuyện này, là VN đang bắt tay với Mỹ về quân sự, chống đối cái đường lưỡi bò của nó. TQ nó không để yên, nên phá mình về kinh tế. VN mới đầu không biết, la ầm lên, nhưng bây giờ hiểu ra, nghe nói là cấm truyền thông không kêu ca về TQ nữa, nó phá thế nào, mình cắn răng đi chống đỡ đến đấy. Nhưng thằng TQ nó thâm lắm, chẳng hiểu nó còn phá đến đâu nữa, kịch bản sắp tới là nó sẽ không mua cao su, trái cây, nông sản của VN cho ế ẩm chơi. Đồng thời nó sẽ tuồn hàng “bẩn”, hàng độc hại sang VN. Nói chung là mình sắp khổ đến nơi rồi

    • le hong said

      Tôi không nghĩ TQ sẽ ra đòn với VN vì baì học lịch sử quá rõ ràng nếu TQ có khả năng ra đòn lần naỳ chắc
      chắn TQ phaỉ bị tan nát vì sự hỗ trợ cuả các nước sẽ
      liên kết với VN vì VN có chinh nghiã không thể không
      chấp nhận nó,chỉ cần tiếp tế vũ khí cho VN ,thì VN sẽ
      giáng trả cho TQ bài học thứ Hai …VN hiện nay nó
      cũng ghê gớm lắm không phaỉ khoe khoang ,chúng âm
      thầm tự vệ ,không gây chiến nhưng đánh nó thì phaỉ coi
      chừng sẽ thất baị ê chề….mà còn nhục nưã .cũng là hết thời cuả TQ không bao giờ còn hăm he VN nưã
      điều đó cũng dễ hiểu vì ân oán giang hồ cả ngàn năm
      thì cần phaỉ có trận thư hùng một mất,một còn naỳ.
      Tôi không phaỉ hiếu chiến ,cũng không phaỉ thích chiến
      tranh vì không còn cách naò để giải quyềt giưã TQ và VN có như vậy mới lấy lại những đảo đã mất,những aỉ
      nam quan,thác bản giốc lại hoàn laị cho Tổ quốc ta và cũng để sau naỳ không bao giờ TQ dám đụng đến VN
      nưã ,không bao giờ ho he,hăm dọa dân việt nam nưã
      đuổi hêt lũ Taù về nước như năm 1979 chủ xướng trục
      xuất hết lũ Tàu về TQ.

  3. Haohao said

    KHI PHE YÊU NƯỚC GIÀNH ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN
    Tàu cộng bỏ tiền ra mua chuộc chấp chính ở nước nhỏ làm tay sai, chúng cấp súng đạn, tiền của dựng nên một triều đại chuyên chế tay sai nhằm kiếm chác các thỏa thuận bán nước, công hàm bán nước, hiệp định biên giới bán nước và chúng cười tủm tỉm ra vẻ ta đây có chính nghĩa trong công cuộc bành trướng bá quyền!

    Song các dân tộc sẽ trường tồn, các chính quyền tay sai sẽ sụp đổ, bọn tay sai lụi tàn và khi các Tổng thống do dân bầu lên cầm quyền thì các thỏa thuận bán nước sẽ bị VÔ HIỆU.

    Tiến sỹ Ngô Phi đã lường được vấn đề “hối lộ” cho Philippines trong vụ “cùng hợp tác thăm dò dầu khí” năm nào, “mua chuộc” Việt Nam hảo hảo anh em công hàm 1958 và Bản Giốc, vịnh Bắc Bộ + 16 chữ vàng + 4 tốt hiện nay trong đoạn sau:

    “Do đang trỗi dậy nên trong quan hệ đối ngoại, Trung Quốc thường quen dùng phương thức ngoại giao TIỀN BẠC và BUÔN BÁN, song vấn đề lớn nhất của ngoại giao tiền bạc nằm ở chỗ quan chức ngoại giao Trung Quốc khó có hiểu biết sâu sắc về tình hình nội chính của quốc gia địa phương, hoặc sau khi hiểu sâu rồi, do “ăn sổi”, chỉ thiên về bên chấp chính, khi phe chống đối GIÀNH CHÍNH QUYỀN lại có sự thay đổi mang tính căn bản về chính sách đối với Trung Quốc.”

    Ngô Phi hỡi Ngô Phi “phe chống đối” hay PHE YÊU NƯỚC?

  4. Ghét Khựa said

    TQ quá tham lam. Đến lúc này thì phải theo lao nếu ko thì quá nhục. Do đó bọn TNH đang nhức đầu ko biết gở thế nào. Mẽo sẽ là kì đà trong khu vực. Ván bài này Háng thua chắc.

  5. Phan Dũng said

    Trung Quốc là một đế quốc già cỗi đang trỗi dậy, vấn đề Biển Đông của Trung Quốc khá giống với vấn đề Ápganixtan mà Liên Xô gặp phải năm xưa – vị trí địa chính trị quan trọng; và dường như chỉ có thể giải quyết thông qua biện pháp quân sự; mọi quốc gia liên quan đến Biển Đông đều không có giới hạn cuối cùng nào, không biết thế nào mới thỏa mãn nhu cầu hợp lý và bất hợp lý của lợi ích bản thân.
    Hiện nay Trung Quốc có 2 vấn đề lớn nhất đối với các đảo ở Biển Đông:
    Một là, Trung Quốc không có Điều luật bảo vệ lợi ích của mình tại Biển Đông, Trung Quốc chủ yếu dựa vào hiệp thương song phương với các nước liên quan, một bế tắc, Trung Quốc cũng không có biện pháp nào chống lại; Hai là, Trung Quốc chưa đối mặt với vấn đề Mỹ đề xuất “phi quân sự hóa Biển Đông”, song Mỹ lại đóng quân hoặc có liên minh quân sự với Philíppin, Thái Lan hay Xinhgapo, nếu như sau này Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông, Mỹ và Trung Quốc sẽ ở vào trạng thái đối đầu quân sự toàn diện tại đây. Thật không đơn giản đối với chiến lược của Trung Quốc

  6. qx said

    Tác giả Ngô Phi lẽ ra nên đề tựa bài là “Gân Gà”.

    qx

  7. Văn Đức said

    Hay!

    Bài viết hay và lý thú vì tác giả theo quan điểm học thuật chân thật và ý thức thức tỉnh.
    Vấn đề “Biển Đông” mình đã suy nghĩ khi so sánh vị trí Hoàng Sa đối với Tàu như thành Wiene đối với Turkey khi tìm cửa mở vào châu Âu (Tìm hiểu tư tưởng bành trướng).
    Các phân tích tình thế là chuẩn xác; Điểm lý thú là nhận xét cho rằng Tàu chỉ tập trung khống chế các thế lực đương quyền mà không (thực chất là không thể vì không có sức!) nắm bắt được chuyển đổi chính trị trong các quốc gia khác khi tình thế chung biến đổi. – Nhận xét hay đấy: Cụ thể là Việt Nam muốn thoát cương tỏa của Tàu để tồn tại và phát triển thì chắc chắn phải “lột xác” chế độ để thoát khỏi vòng kim cô “XHCN”. Nói thế thì khó nghe và khó xử cho mấy ông chính trị cơ hội; Thực chất “lột xác” là quy về với văn hóa và quyền lợi Dân tộc Việt Nam thôi! – :-).
    Hình như BS có nhận xét mình chia sẻ: Cái gót chân Achille của Tàu và Nga giống nhau là “toàn trị cộng sản – XHCN” – Nó sẽ bộc lộ toàn diện khi tiến hành chiến tranh xâm lược và chạy đua vũ trang.

    Nói thẳng cho những cái đầu nóng vì Tham và Ngu cũng là cung cách quân tử.

    Thân mến.

  8. Hoa Tràng An said

    Tôi đồng ý với bạn Thanh Nghị ở điểm: ““Tiến thoái lưỡng nan”. TQ cần biển Đông không những vì dầu khí, hay ngư nghiệp mà còn vì chiến lược quốc tế lâu dài. Không làm chủ trọn biển Đông thì hạm đội (tàu nổi/tàu ngầm) TQ không ra khỏi vùng cận duyên để vào đại dương, và không bảo vệ được các tuyến đường xuất nhập huyết mạch. Vì chỉ cần sức mạnh q sự của VN và/hay Phi lớn lên + liên minh với Nhật/Ấn/Mỹ thì hết đường. Mà muốn chiếm trọn thì trước sau gì phải động binh. Mà động binh thì chưa chắc đã thắng, và không kiểm soát hậu quả: động thái dội ngược làm tan rã ngay TQ”. Thực ra còn nhiều lý do khác nữa khiến TQ đang lúng túng trong vấn đề xử lý tranh chấp ở Biển Đông. Một mặt, TQ rất thèm muốn độc chiếm Biển Đông, mặt khác, thế và lực cũng như bối cảnh quốc tế, khu vực không cho phép TQ muốn làm gì được nấy. Nếu TQ sử dụng sức mạnh để xử lý tranh chấp ở Biển Đông thì sẽ lợi bất cập hại, như tác giả bài báo đã phân tích: Nếu như Trung Quốc sử dụng quân sự đối với các đảo ở Biển Đông, bao gồm cả đảo Hoàng Nham, xét về lâu dài thì “hại nhiều hơn lợi”, chủ yếu là bởi điều kiện chiến tranh vẫn chưa chín muồi. Và: Sau năm 2012, nếu như Trung Quốc quay lại gây chuyện với các nước ASEAN, điều này liệu có lặp lại kịch bản của Liên Xô đánh Ápganixtan năm xưa hay không, tức Trung Quốc bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái? Đây thực sự là một bài học rất đáng để chính phủ, ngoại giao và người dân Trung Quốc coi trọng. Nhân dân VN cũng như nhân dân và chính phủ các nước khác trong ASEAN có chủ quyền trên Biển Đông cũng không cho phép TQ làm mưa làm gió ở đây, xâm phảm chủ quyền của các nước trong khu vực.

  9. KOSOHUDOA said

    Hiện nay bành trướng theo chiến thuật hù dọa là chính, kết hợp với tuyen truyên truyền lâu dài, dựa vào ý thức hệ XHCN để ru ngủ VN…?
    – Các nươc Phi, NHật, Úc,Hàn, Mỹ….cảnh giác hơn, nên đã chủ động ứng phó có hiệu quả lâu dài, riêng Nga là nước khá đặc biệt , có phong cách ngoại giao thầm lặng, kín đáo., linh hoạt..tuy có quan hệ khá gần gữi với Tq song đó chỉ là chiến thuật..? Vì Nga đâ là đồng minh chiến lược với Ấn từ lâu, khi tình hình Biên đông căng thẳng cao độ…, Nga có thể sẽ đứng bên chiến tuyến của Ấn..,.?
    -Các nhà quan sát quốc tế nhận định về tình hình Biển Đông còn căng thẳng vì tham vọng bành trướng…
    Tuy nhiên các cuộc đối thoại giải quyết vấn đề tranh chấp đều phải tuan thủ UNCLOS- 1982…

  10. mui said

    Ve duong luoi bo, khua ech dang hung hang phinh bung , chuan bi vo tung cho coi!

  11. Hoang Lan said

    Ra đòn với Phi, Hoa Kỳ dẫu không nhảy vô tham chiến, thì cũng phải có phản đòn ngoại giao, kinh tế, tài chính. Nếu không, chú Sam sẽ được nhìn nhận thực sự là “hổ giấy rách”. Bị phản đòn của Mỹ, Âu, Nhật Bản và các nước khác, Trung Nam Hải ắt lâm vào tình thế khó khăn, cả đối ngoại lẫn đối nội. Tăng trưởng kinh tế của Hoa Lục đang chậm lại, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đã bắt đầu có dấu hiệu đáng quan tâm. Bị bao vây, cô lập, nếu gây chiến, hàng hóa, dịch vụ của Hoa Lục sẽ khó tìm được thị trường hơn, nguồn cung nguyên, nhiên liệu cũng bị ảnh hưởng; đội quân thất nghiệp của Hoa Lục tăng cao, mầm mống động loạn trở thành nguy cơ thực sự. Hoa Lục quả thật đang đứng trước một cơ hội lớn để trở thành “Quốc gia trung tâm”, nhưng cũng đứng trước nguy cơ bị xé ra làm nhiều mảnh, nếu xử lý chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm. Biêt đâu, Biển Đông lại chẳng là mồ chôn ước mơ bá chủ thiên hạ của người Hoa Hạ.

    • Thanh Nghị said

      “Tiến thoái lưỡng nan”. TQ cần biển Đông không những vì dầu khí, hay ngư nghiệp mà còn vì chiến lược quốc tế lâu dài. Không làm chủ trọn biển Đông thì hạm đội (tàu nổi/tàu ngầm) TQ không ra khỏi vùng cận duyên để vào đại dương, và không bảo vệ được các tuyến đường xuất nhập huyết mạch. Vì chỉ cần sức mạnh q sự của VN và/hay Phi lớn lên + liên minh với Nhật/Ấn/Mỹ thì hết đường. Mà muốn chiếm trọn thì trước sau gì phải động binh. Mà động binh thì chưa chắc đã thắng, và không kiểm soát hậu quả: động thái dội ngược làm tan rã ngay TQ.
      Chỉ có một cách với VN thì ru ngũ bởi kim cô “XHCN” anh em, kiềm chế lũng đoạn thông qua Đảng/cq/CA CS; và với các nước khác trong ASEAN thì dùng tiền bạc, lợi ích kinh tế để mua chuộc, lũng đoạn. Nắm được VN thì coi như nắm 80% biển Đông, và ASEAN. Nhưng kế hoạch này không dễ như ý muốn, và quá lâu dài.

Bình luận về bài viết này