BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

873. Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam

Posted by adminbasam trên 06/04/2012

Boxitvn

Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam

Hoàng Anh

Là đảng duy nhất và nắm quyền lãnh đạo tại Việt Nam, Đảng cộng sản VN đã mặc định về vị trí của mình trong toàn bộ quy trình quyền lực và ra quyết định cũng như kiểm soát hệ thống quản trị. Nhưng hiện nay Đảng cộng sản VN đang đối mặt với một số thách thức mà nếu có cái nhìn thật khách quan, sẽ dễ dàng cảm nhận ra tính nghiêm trọng hay không của nó.

Thách thức từ những xung đột lợi ích liên quan đến quyền sở hữu đất đai

Khiếu kiện đất đai không phải là vấn đề phức tạp duy nhất đối với Việt Nam, nhưng đây rõ ràng là một quả bom đối với toàn bộ cục diện. Chính quyền từ cấp cao nhất có vẻ đã không đủ sâu sắc để phân tích hết tín hiệu phát ra từ vụ nổ súng phản kháng ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, một trong khoảng trên 500 đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước. Trước rất lâu và ngay sau khi vụ việc được mệnh danh “Hoa cải đỏ” xảy ra, những vụ cưỡng chế tương tự đã và vẫn diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau ở hầu như toàn bộ các huyện. Theo cách lý giải gần đây nhất từ bộ Thông tin Truyền thông trong hội nghị báo chí ngày 30/3 tại Quảng Ninh thì bản chất của vấn đề là: “Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp” (trích Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011).

Đây chính là quan điểm cuối cùng, được coi là kết luận của Đảng về vụ việc ở Tiên Lãng. Sự nhìn nhận này cho thấy sẽ không có bất cứ thay đổi hoặc tác động nào đến mối quan hệ giữa chính quyền và người dân ngay cả khi cách hành xử đáng xấu hổ của các quan chức ở Hải Phòng trong vụ tranh chấp chính là mẫu số chung trong mọi xung đột giữa hai nhóm lợi ích bất cân xứng: quan chức, doanh nhân cấu kết đối đầu với nhân dân lao động, nhất là những người nông dân có xu hướng tìm kiếm lợi ích dựa vào khai thác đất đai.

Không thể phủ nhận xung đột lợi ích là vấn đề chung đối với tất cả các xã hội có hoạt động kinh tế. Tạm cho rằng, sự xung đột lợi ích trong lĩnh vực đất đai là một mẫu xung đột có thể đại diện cho các hình thức khác, cũng giống tất cả các xã hội. Nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình xung đột của Việt Nam với các mô hình xung đột được kiểm soát tốt khác chính là sự thiếu vắng một số yếu tố đảm bảo. Thứ nhất, các bên có lợi ích bị xung đột biết và hiểu rõ ràng về quyền lợi của mình. Thứ hai, có một thiết chế trung gian mang tính trọng tài đảm bảo quy trình thương lượng hoặc giải quyết. Và thứ ba, quan trọng nhất, là có được các nguyên tắc pháp lí chặt chẽ được đảm bảo thực thi, hay một chế độ Pháp quyền.

Hệ thống pháp luật thiếu chuẩn mực, được làm ra do tác động của các nhóm lợi ích luôn có khuynh hướng thao túng đã luôn là một đặc điểm trong quy trình làm luật ở Việt Nam. Hệ thống này trên thực tế là sự câu kết chặt chẽ giữa những doanh nhân bất lương và những quan chức trong bộ máy tham lam nhưng lại thiếu vắng hoàn toàn các tri thức và đạo đức của người làm công tác quản trị quốc gia. Sự tráo đổi lợi ích và quyền lực tạo thành một cơ chế đầu voi đuôi chuột đầy mập mờ đã biến nông dân, nhóm lợi ích có ít khả năng phản kháng nhất do thiếu tri thức và một công cụ bảo trợ đáng tin cậy trở thành con mồi để tiêu diệt. Sự đối trọng này là bất cân xứng đến mức trong một số trường hợp trở thành xung đột tiêu cực khi nhóm lợi ích nông dân phản kháng trong tình thế quẫn bách đường cùng. Việc gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn phản kháng với quyết định cưỡng chế có động cơ cánh hẩu được chính quyền từ thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng đến xã Vinh Quang hậu thuẫn.

Xung đột này và cách giải quyết của chính quyền Trung ương đã cho thấy một sự nhầm lẫn đáng cảnh báo về vai trò thực sự của các bên. Một cách trực diện, có thể nhận ra ngay rằng thêm một lần nữa quán tính hành động theo mô thức “đóng cửa bảo nhau” lại được áp dụng. Nhà nước, thiết chế có vai trò trung gian đại diện đã tham gia xung đột với tư cách là một bên tranh chấp và hoàn toàn sao nhãng vai trò của mình là thiết chế bảo đảm trình tự của một quy trình chứ không phải bên tham gia các xung đột. Nó trở thành lực lượng hậu thuẫn cho đám khủng long doanh nghiệp, vốn luôn buông thả với lòng tham và các thủ đoạn của mình trên con đường tìm kiếm lợi ích. Áp lực này đã đẩy người nông dân, nói riêng, và các nhóm yếu thế khác đến bờ vực của sự khánh kiệt.

Bản chất của vụ việc Tiên Lãng hay hàng ngàn vụ “Tiên Lãng” khác ở cả khía cạnh địa lý và lĩnh vực chính là việc họ, các nhóm lợi ích, đã được giới hạn trong một khuôn khổ pháp lý hay chưa? Nói cách khác, đã đến lúc các lực lượng quản trị quốc gia, hàm nghĩa cả Đảng lãnh đạo hoặc Nhà nước thừa hành, phải lựa chọn một chỗ đứng có tính trung dung nhất: là thiết chế đại diện được ủy quyền phù hợp để điều hòa các mâu thuẫn. Điều này là sự thách thức thứ nhất của Đảng trong quy trình vận động của Việt Nam. Cách vô hiệu hóa quả bom này không phải chỉ đơn giản chỉ là lấp cát lên nó để không ai nhìn thấy.

Thách thức thứ hai là áp lực về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thông tin lan truyền theo tốc độ của sự tiến bộ về công nghệ truyền dẫn đã trang bị cho lòng yêu nước của người Việt Nam những chi tiết để soi sáng từng góc cạnh trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dù có thể đã mai một nhiều đi trong khoảng gần một thế kỷ gần đây, nhưng không thể phủ nhận đã từng tồn tại ở Việt Nam một nền văn hóa nuôi dưỡng lòng yêu nước và một chủ nghĩa dân tộc rất bản lĩnh.

Trong khi các cấp lãnh đạo từ thượng tầng có vẻ như đã quay lưng lại với những tiếng nói yêu cầu một thái độ dứt khoát trong vấn đề chủ quyền biển đảo, thì trong môi trường hạ tầng, những tiếng thủ thỉ than oán về cách hành xử quá nhũn và nhu nhược của chính quyền đang nuôi dưỡng những căm giận. Thậm chí, nhiều cách đặt vấn đề đã được nêu ra mà tâm điểm chính là việc theo hay bỏ Trung Quốc với ý nghĩa là một mối quan hệ thuần phục liên quan đến việc còn Đảng hay mất Nước. Mâu thuẫn đã được nhận diện là, liệu Đảng có mâu thuẫn không khi chấp nhận mọi sự áp đặt ngày càng ít điều kiện từ phía Trung Quốc về mọi vấn đề mà quên đi rằng động cơ tồn tại của nước Việt Nam từ thời lập quốc luôn có một yếu tố cố định là thoát ra khỏi sự phong tỏa của gã hàng xóm tham lam và luôn nung nấu dã tâm đã thành thâm căn cố đế.

Đôi lúc, cách hành xử của nhà quản trị sẽ là định hướng cho các lực lượng đi theo khi họ nhận thức được rằng điều đó là thuận chiều với tư duy chung của tất cả. Nhưng không phải lúc nào người Việt Nam cũng tán thành cách cư xử của các nhà lãnh đạo trước áp lực của Trung Quốc. Thách thức của vấn đề này chính là chưa bao giờ người dân Việt Nam chấp nhận vị thế nô lệ của bất cứ một kẻ ngoại bang nào khác. Điều đó cho họ năng lực để theo dõi và đánh giá từng việc làm của Chính quyền Trung ương. Dù thơ ngây hay không thơ ngây khi các nhà cai trị ở thượng tầng làm ngơ trước việc Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Nam Việt Nam cũng là một tội lỗi không thể tha thứ. Quan hệ giữa chính quyền phía Bắc với chính quyền phía Nam có lẽ đã không tốt đẹp khi mỗi bên đại diện cho một ý thức hệ. Nhưng có điều gì đó để các nhà lãnh đạo miền Bắc quên đi một nguyên tắc của sự tồn vong cho một quốc gia như Việt Nam là: Khi bất cứ kẻ cướp nước nào xâm phạm phần lãnh thổ của mình dù chỉ là một cái chạm đầu tiên của mũi giày chúng, tất cả sẽ phải là người Việt Nam.

(Quan hệ giữa Trung Hoa lục địa và Đài Loan trong mối tương quan tranh chấp chủ quyền biển Nam Trung Hoa là một bài học tinh tế. Có thể Đài Bắc và Bắc Kinh đối lập với nhau về nhiều điểm liên quan đến kinh tế, văn hóa, thương mại… Nhưng họ hầu như không bao giờ lên tiếng phủ nhận khi bên kia tuyên bố chủ quyền trên các đảo trong khu vực tranh chấp).

Năm 2011, bất chấp sức ép từ Bắc Kinh lên bộ máy chính quyền Hà Nội, 11 cuộc biểu tình vẫn diễn ra liên tiếp nhằm thể hiện khát vọng được cất tiếng nói với thái độ cương quyết về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trước khi nó bị dập tắt bởi vô số mánh khóe của an ninh trong nước, một sự thức tỉnh mạnh mẽ cùng với nhiều thông tin đã được truyền đến người dân theo những lớp lang khá cụ thể. Gần đây nhất, khi các nỗ lực nhằm vinh danh và tưởng nhớ những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến chớp nhoáng năm 1988 đều bị chính quyền ngăn chặn, làn sóng yêu nước vẫn ngấm ngầm tồn tại trên không gian Internet. Hiệu ứng và quy mô của chúng có lẽ đã lớn đến mức tất cả đều có thể nhận ra sẽ là một lời thách thức từ chính các nhà lãnh đạo đối với nhân dân của mình khi họ lựa chọn làm hài lòng Bắc Kinh và tiếp tục đàn áp những tiếng nói yêu nước chân chính của nhân dân.

Vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chắc chắn sẽ không bị xóa đi theo cách nhân viên nghành an ninh trong nước bắt bớ, nạt nộ nhân dân để họ thôi đi biểu tình hoặc đấu tranh theo những phương pháp hòa bình. Ngay cả khi các chuyên gia an ninh dùng thủ đoạn xấu xa nào nhằm ngăn cản một cuộc gặp mặt của những người biểu tình hay một trận đá bóng giữa họ, mọi chuyện cũng sẽ chỉ làm tăng mối nghi ngờ về tác dụng của miếng bả mà Bắc Kinh đã ma lanh trộn vào. Xem ra, thách thức thứ hai cũng đã quá rõ. Việc quả bom nổ hay không nổ dĩ nhiên không phụ thuộc vào việc anh đặt đầu của nó quay về hướng Bắc hay hướng Tây.

Thách thức thứ ba: năng lực quản trị hữu hiệu

Việc xử lý các bị can trong vụ án Vinashin hôm 30/3 có thể đã làm hài lòng một vài người. Nhưng đó không phải là phương thuốc trị bệnh mà chỉ là một ít dầu xoa lên vết sưng do ung thư nội tạng. Cái xác chết Vinashin đang trôi nổi kia dù đã trở thành một sự cảnh báo về năng lực điều hành kinh tế và khả năng hoạch định chính sách duy ý chí, nhưng có vẻ nó chưa làm tỉnh ngộ hoặc làm chờn tay các nhóm lợi ích đang lợi dụng thao túng các tập đoàn nhà nước. Mỗi tập đoàn nhà nước kiểu Vinashin là một ngành độc quyền. Mỗi ngành độc quyền là một đầu mối nắm trong tay một mạch chủ nguồn lực quốc gia. Những kẻ thâu tóm các tập đoàn độc quyền trên thực tế là những kẻ sử dụng công cụ, khai thác nguồn lực quốc gia để thỏa mãn nhu cầu lợi ích của mình hay phe nhóm mình.

Lần lượt những anh cả đỏ, những quả đấm thép đang chảy ra, trở nên loãng nhếch bởi trên thực tế chúng chỉ là công cụ cho một động cơ khác. Các tập đoàn này kể từ khi thành lập đã đảm nhận 2 nhiệm vụ trọng yếu:

– Nhiệm vụ thứ nhất: đầu tư mọi ngành chúng muốn hoặc nghĩ ra, gây lãng phí bất cứ cho mục đích gì mà chúng có thể làm. Chưa nói đến động cơ chính của việc làm này, chỉ nói đến việc những người chủ trương hiển nhiên không phải là các tay tốt thí như Phạm Thanh Bình và bộ sậu. Hiển nhiên là, họ không thể không biết việc làm này là sai. Ngay cả khi họ vì một hạn chế nào đó để không hiểu đó là sai, cũng đã có rất nhiều người tâm huyết nói cho họ biết điều ấy. Điều đó có nghĩa họ hoàn toàn có mục đích khi giành mọi quyết tâm để duy trì tình trạng lãng phí triền miên đó. Mục đích của chúng thực ra nằm ở nhiệm vụ quan trọng nhất kể ra sau đây.

– Nhiệm vụ thứ hai: làm ổ để vơ vét và tham nhũng. Thực chất, hai nhiệm vụ này không thể tách nhau ra được. Với những cơ chế hình thành, điều hành không minh bạch, các tập đoàn được hậu thuẫn về chính trị và tài chính đến kinh ngạc. Việc thành lập các Tập đoàn với mục đích như vậy thực tế cũng không căn cứ vào bất cứ một tiêu chí nào về hoạt động quản trị kinh doanh khoa học mà do ý chí và những động cơ khác hẳn. Không có thay đổi nào về các nhiệm vụ này ngay cả trước đó chúng tồn tại ở dạng các công ty vừa hoặc nhỏ do nhà nước kiểm soát. Điểm khác biệt thậm chí có thể làm chúng ta giật mình: Trước đây, họ tham nhũng bằng các công ty có quy mô 1 tỷ. Bằng cách góp 50 công ty 1 tỷ đó, họ sẽ có một công ty có quy mô 50 tỷ.

Quan hệ giữa hai nhiệm vụ như thế nào, thực ra không phải là một câu hỏi khó. Để tham nhũng và lại quả được 1 tỷ, họ sẵn sàng nhắm mắt bỏ qua mọi quy trình thẩm định một dự án 20 tỷ, bất chấp cái dự án đó có thể không bao giờ hoàn thành hoặc đó là một dự án để lại một đống sắt vụn như siêu khách sạn nổi “Hoa Sen” mà ông Bình được cho phép mua về.

Dù động cơ chính của việc thành lập và quản trị các tập đoàn kinh tế là thế nào thì điều đó cũng đang đặt ra vấn đề quản trị hữu hiệu và chống tham nhũng. Ở những chiều kích khác nhau, tham nhũng do duy trì một mô hình quản trị lỏng lẻo duy ý chí bản chất là sự cạnh tranh chia chác giữa các nhóm lợi ích. Sự hậu thuẫn của chính sách và việc gắn liền lợi ích giữa quan chức trong bộ máy chính quyền là nguyên nhân làm biến dạng tính chất của mối quan hệ xã hội này.

Yêu cầu cụ thể được đặt ra trong cuộc thương lượng ngầm này là Đảng phải cải thiện các thành tích phát triển, làm tăng mức sống giúp người dân đủ sức chống chọi lại các biến cố kinh tế. Nhưng quan trọng hơn, phải có một luật chơi mà chính Đảng phải tham gia với tư cách là một phần chứ không phải là quản trò hiện tại.

Thách thức thứ tư: cách ứng xử với sức ép quốc tế

Sự xuất hiện đều đặn hơn của người đứng đầu Chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng tại các hội nghị CG (Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ) hàng năm nói lên điều gì? Vụ án động trời ở đại lộ Đông-Tây mà hệ quả là con tốt thí Huỳnh Ngọc Sỹ bị trảm; và động thái tiếp theo khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố cắt viện trợ vô thời hạn đã khiến tâm trạng của rất nhiều người bị bao phủ bởi nỗi xót xa tiếc nuối. Mặc dù sau đó, phía Nhật Bản đã tháo gỡ lệnh cắt viện trợ, nhưng các động thái trên đã cho thấy ở một mức độ nào đó sự phụ thuộc quá đáng của Việt Nam vào các nguồn vốn vay và viện trợ.

Kịch bản thường thấy nhất trong các sự kiện này chính là việc đại diện của nước chủ nhà tuyên bố họ cẩn trọng với tất cả các nguồn vốn vay hoặc viện trợ và coi đó là yếu tố quan trọng cho quá trình phát triển. Nhưng trên thực tế, đây không phải chỉ là câu chuyện về việc sử dụng các đồng vốn. Bản thân việc sử dụng các nguồn lực này cũng đáng quan ngại vì cùng một hệ thống xử lí, nếu như nguồn ngân sách trong nước bị làm thâm hụt do yếu kém chủ quan của bộ máy hấp thụ thì không có nghĩa các nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển không bị đối xử như vậy. Đi kèm với các cam kết tài trợ, đa phần người dân trong nước không đươc tiếp cận với các ràng buộc, trong đó bao hàm cả các điều kiện về cải thiện mô hình phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, thậm chí là cả yêu cầu cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Trên thực tế, thông tin về kênh hỗ trợ này chỉ được tiết lộ ở mức độ tối thiểu. Chính phủ Việt Nam chưa có kế hoạch nào nhằm công khai các chi tiết liên quan đến việc chi tiêu nguồn lực này, đồng thời họ từ chối luôn việc thành lập những cơ chế cho phép giám sát và phản biện. Nói cách khác, đến lúc này, việc nhận về hàng chục tỷ USD từ các nhà tài trợ và tiêu dùng như thế nào vẫn chỉ là chuyện riêng giữa Chính phủ và bản thân các nhà tài trợ. Và gần như hội nghị hàng năm là thời điểm duy nhất họ trao đổi công khai các vấn đề đã được lựa chọn kỹ càng.

Sử dụng danh nghĩa nhân dân để kêu gọi hỗ trợ quốc tế cho các vấn đề hạ tầng, kỹ thuật và đào tạo, trong khi không có cơ chế kiểm soát đa chiều theo chuẩn mực luôn là vấn đề được đặt câu hỏi về độ trung thực và tính hiệu quả. Điều hoài nghi này trên bề mặt đã làm giảm đi tính nóng hổi của vấn đề, nhưng thực chất là một thủ thuật nhằm làm biến dạng tình hình. Nó phản ánh gần như trực diện thái độ và ý đồ của Chính phủ Việt nam trong cách ứng xử mà sự khác biệt là rất lớn. Một mặt, trước cộng đồng quốc tế là hình ảnh một Việt Nam nghèo đói và cần được giúp đỡ để cải thiện nội lực. Mặt khác, đối với nhân dân trong nước thì lảng tránh mọi câu hỏi cật vấn và cơ chế kiểm soát từ bên trong. Tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn vay và vốn tài trợ phát triển, bất chấp việc quy mô của chúng đang lớn lên từng ngày vẫn là một điều tuyệt mật đối với nhân dân và thậm chí cả các nhà tài trợ khi họ chỉ nhận được câu trả lời của các thiết chế mà Đảng đã cài đặt và lên chương trình rất kỹ lưỡng.

Tính từ năm 1992, thời điểm mà sau sự nới lỏng của Mỹ và cộng đồng quốc tế, World Bank (Ngân hàng thế giới – WB) được phép vào hoạt động tại Việt Nam nhằm hỗ trợ công cuộc Đổi mới. Hàng tỷ USD đã được đổ vào các công trình cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn cần phải nói thêm nhiều lần nữa về cơ chế hấp thụ và kiểm soát mọi dòng vốn trong bối cảnh căn bệnh tham nhũng tràn lan trong cơ thể chính trị do Đảng kiểm soát. Cảnh báo từ năm 2004 của WB về quá trình tăng trưởng khiến cho ngày càng có nhiều người ít được hưởng lợi hơn đến nay vẫn không có cải thiện nào (Vietnam: Development Report 2004: Rapid economic growth won’t be enough to eradicate poverty within the next few years. If the pro-poor nature of economic growth in Vietnam over the last decade provides good reasons to be optimistic, there are also clear signs that development is becoming less inclusive.)

Mẫu ví dụ điển hình cho việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển này có thể mô tả như sau: WB tài trợ cho một dự án cơ sở hạ tầng khoảng 500 triệu USD để làm một con đường dân sinh. Tuy nhiên, dưới khả năng phù phép của hệ thống, số tiền này, thay vì được đầu tư để làm một con đường trong một huyện nghèo phục vụ nhu cầu của nhân dân thì được rót vào đầu tư cho con đường vòng quanh một chiếc hồ ở Hà Nội, nơi có nhà ở của nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền. Thậm chí, con số cụ thể về số tiền đầu tư một dự án như thế cũng không bao giờ được tiết lộ. Điều này dường như đã là một chuyện bình thường và không nên đặt lại vấn đề nữa.

Tựu trung lại, các vấn đề về tham nhũng và khả năng hấp thụ vốn không được minh bạch không phải là những vấn đề tách biệt. Nó cho thấy, động cơ lợi ích bị chi phối bởi các cánh hẩu đang khoét sâu đến mức không thể kiểm soát khoảng cách giàu nghèo trong một quốc gia. Câu hỏi đặt ra là, sự việc sẽ còn là chuyện nội bộ của Việt Nam trong bao lâu nữa khi mà hoạt động kinh tế trong nước đang tỏ ra quá yếu kém và đã dần được nuôi dưỡng bởi cách bình oxy đặt bên cạnh?

Khi chính quyền trung ương ở cấp thượng tầng theo đuổi chiến lược nuôi dưỡng một bộ phận thân tín gắn liền với lợi ích của chính họ và bỏ quên một cách chủ ý các nhóm lợi ích yếu thế là một biểu hiện cho thấy họ đang nuôi dưỡng động cơ xung đột xã hội. Nó cũng cho thấy một thái độ ứng xử thiếu suy nghĩ một cách chủ quan đối với sức ép của cộng đồng quốc tế vì sớm hay muộn, cách làm việc thiếu minh bạch đó sẽ dẫn đến một số hệ quả không mong muốn: Thứ nhất, nó sẽ khiến cho các nhà tài trợ trở nên hoài nghi và hết kiên nhẫn; Thứ hai, đó là cách thức không thể tốt hơn để từ chối mọi cơ hội thực sự nghiêm túc để phát triển nội lực quốc gia. Và thứ ba, hãy hình dung một bối cảnh mà các điều kiện để có được nguồn vốn từ bên ngoài ngày càng rõ ràng xu hướng buộc chính quyền do Đảng lãnh đạo phải thay đổi các ưu tiên phát triển; trong khi lòng kiên nhẫn của nhóm lợi ích bị bỏ quên đang đi đến giới hạn chịu đựng cuối cùng.

Thách thức thứ năm: Giải Hoa và Phi Hoa

Áp lực từ phía Trung Quốc đối với tiến trình chính trị của Việt Nam hiện tại là một biến tướng nguy hại trong mối quan hệ giữa hai nước. Ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử của Trung Quốc lên các quốc gia lân cận hiển nhiên không phải là vấn đề phải bàn cãi. Nhưng trước hết, Trung Quốc và Việt Nam dù là “hàng xóm liền vách” hay “đồng chí bốn tốt” thì đây vẫn là hai quốc gia cụ thể, hai đất nước cụ thể có lộ trình phát triển riêng. Thách thức thứ năm thoạt nhìn có vẻ vẫn là một ẩn số, nhưng nó không biểu hiện một cách mơ hồ mà phụ thuộc chủ yếu vào thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong ứng xử với Trung Quốc. Mèo có thể chơi với chuột, nhưng cuối cùng mèo sẽ ăn thịt chuột, vì đó là bản năng của nó.

Con đường phát triển của Việt Nam, dù có thể có thêm nhiều lí giải nữa về các yếu tố “cần” và “phải” làm gì đó, nhưng suy cho cùng mấu chốt cũng chỉ có một điểm duy nhất: Thoát Trung. Cục diện quan hệ hiện tại, nhìn từ bên trong, là hệ quả của một quá trình nhầm lẫn giữa ý thức hệ với quyền lợi quốc gia dân tộc. Nhìn từ bên ngoài, Việt Nam trên thực tế đang là một quân bài mà Trung Quốc muốn sử dụng triệt để nhằm hiện thực hóa tham vọng bá quyền của mình. Đây chính xác là một gọng kìm khiến Việt Nam hầu như đã bỏ lỡ tất cả những cơ hội tuyệt vời nhất để vươn mình lên trở thành một nhân tố tích cực trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị phổ quát.

Thứ nhất, về sự nhầm lẫn giữa ý thức hệ với quyền lợi quốc gia. Nhầm lẫn tai hại của các thế hệ lãnh đạo cấp thượng tầng trong Đảng là đã cố tình làm sai lệch vị trí của hai vấn đề này, thậm chí đã có lúc gộp nó thành một. Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào, thậm chí cả Mỹ dưới nhiều hình thức, không phải là một kẻ mơ hồ trong hành động. Là một quốc gia, họ luôn ý thức được lợi ích của đất nước họ mới là giá trị bất biến. Việc thực hiện một phương thức nào hay lựa chọn phương thức là cách họ biểu hiện ra bên ngoài trình độ và ý thức cộng đồng của họ. Điều này thay đổi theo hoàn cảnh chứ tuyệt nhiên không phải là sự minh chứng cho lòng tốt và cố định.

Năm 1978, khi Trung Quốc thay đổi bằng một cuộc cải cách, bản thân họ đã ý thức được các nguy cơ khi tiếp tục theo đuổi câu chuyện viển vông và ngu xuẩn vào cái mà họ gọi là Xã hội Chủ nghĩa. Trung Quốc từ thời điểm đó đã chính thức trở thành một quốc gia theo đuổi mô hình kinh tế thị trường tự do dưới cái áo khoác mang tên “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Không phải ngay lập tức, nhưng những đòi hỏi và sức ép bên trong cũng khiến Việt Nam nhận thức ra vấn đề. Cuộc Đổi mới khởi sự năm 1986 cho thấy những biến chuyển ở Việt Nam cũng là một sức ép. Nhưng điều đáng tiếc, trong hành động này, các nhà lãnh đạo cao nhất đã từ chối chấp nhận thực tế rằng, sức ép đó là giành cho vận mệnh của dân tộc. Họ chỉ thừa nhận thông qua hành động của mình rằng, sự thay đổi đó là cần thiết cho việc duy trì vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Đây là một điểm yếu mà ngay lập tức Trung Quốc đã nhận ra và khai thác triệt để. Sẽ không phải là thượng sách nếu bộ máy lãnh đạo của Việt Nam đồng lòng với nhân dân trong nước đang khao khát thay đổi cục diện. Một mặt, bằng các chiêu thức ngoại giao cao tay, Trung Quốc vô hiệu dần dần các đồng minh của Việt Nam và kéo hẳn nó vào lòng mình. Mặt khác, Trung Quốc tạo ra cảm giác họ đang đồng hành với Việt Nam trong bối cảnh cả hai nước đồng hành trên con đường xây dựng XHCN. Thực tế đã cho thấy, trong một quốc gia, sự không đồng lòng giữa lãnh đạo tối cao và nhân dân sẽ khiến cho sức mạnh của họ suy yếu. Duy trì được sự suy yếu đó, nghĩa là khoét sâu được mâu thuẫn giữa thượng tầng và hạ tầng sẽ tạo ra được một nước Việt Nam tồn tại ở dạng “đầu Ngô, mình Sở” và dễ dàng thao túng. Chỉ cần can thiệp được vào nội tình Việt Nam và khống chế được bộ máy cai trị, sự đối nghịch nội bộ sẽ khiến Việt Nam luôn ở trong tình thế bị nội thương và luôn èo uột. Thắng được nước cờ này, Trung Quốc đã yên tâm hơn để thi triển những ngón đòn khác trong một tình thế mà Việt Nam không còn khả năng kháng cự.

Thứ hai, Việt Nam như là một quân tốt trên bàn cờ Trung Quốc đang đấu lại với phần còn lại của thế giới. Sự phát triển bất chấp các quy luật và bài học về đạo đức của Trung Quốc đã biến nó thành mối lo ngại của thế giới. Khó có thể nói nhân dân Việt Nam, thậm chí cả một số nhà lãnh đạo cao nhất trong Đảng lại không nhận ra mối lo ngại này (lập trường của VN trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vừa mới đây mách với ta điều đó). Làn sóng phản đối Trung Quốc lẽ ra đã biến thành một cơn sóng thần đủ sức làm thay đổi nhiều thứ liên quan đến vận mệnh đất nước nếu như nó không bị ngăn chặn sau khi đã diễn ra trong suốt 11 tuần liền ở Hà Nội và một phần thành phố Hồ Chí Minh.

Như đã nói, sự bành trướng của chủ nghĩa bá quyền đã làm thay đổi quan điểm của nhiều quốc gia trong mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là các nước láng giềng. Nói cách khác, thậm chí những tham vọng không biết điều của nước này đã biến nó thành kẻ thù hoặc ít nhất là một mối nguy hiểm thường trực của đa số các nước láng giềng. trên thực tế, trong khoảng 10 năm tính đến 2012, cả Ấn Độ, Nhật Bản, Mông Cổ, Nga, Nhật Bản đã có những động thái nhìn nhận gã khổng lồ đang trỗi dậy bằng con mắt nghiêm khắc và đầy quan ngại. Việt Nam, trong tình huống đã từ bỏ khả năng phản xạ đó, trở thành hướng đi khả dĩ nhất cho con đường bành trướng quyền lực xuống phía Nam, ra Thái Bình Dương qua hướng biển Đông. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất buộc Trung Quốc phải khắc chế để Việt Nam không trở thành một chướng ngại vật. Điều đó cũng là một sự khẳng định về việc Trung Quốc sẽ cảm thấy bất an như thế nào nếu Việt Nam thực sự là một quốc gia giàu mạnh và có tiếng nói trung lập.

Như vậy, thách thức thứ năm, cũng là thách thức lớn nhất của Đảng cộng sản Việt Nam chính là việc nó có thực sự mong muốn thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Giải Hoa, Phi Hoa, trong đa số trường hợp được sử dụng như một ngữ nghĩa học thuật. Nhưng trong bối cảnh này, nó là giải pháp ứng xử chính trị có tính quyết định đến việc khẳng định lý do tồn tại của Đảng trong lòng xã hội Việt Nam. Suy cho cùng, các biện pháp tuyên truyền hay hào quang trong quá khứ không thể mãi là thành trì và cũng không đủ vững vàng đảm bảo cho một vị trí lãnh đạo của Đảng nữa. Sự tồn tại của nó trong tương quan với quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tuyệt nhiên cũng không phải là yếu tố có tính quyết định mà bản thân Đảng phải nhận thức. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chính danh trong chính đất nước mà nó được sinh ra và tự nhận là đại diện. Mất tính chính danh đi là mất tất cả.

Kết luận: Vẫn chưa quá muộn để thay đổi.

Sự tồn tại của quốc gia Việt Nam, từ thưở khai quốc, tuyệt nhiên không phụ thuộc vào một triều đại, một hệ tư tưởng lãnh đạo, hoặc một đảng phái nào. Không có một triều đại, không có một hệ tư tưởng lãnh đạo hoặc một đảng phái nào là sự bảo đảm duy nhất cho tiến trình đó. Chỉ có ở trong bản chất một nền văn hóa nuôi dưỡng lòng yêu nước chân chính, một chủ nghĩa dân tộc bản lĩnh và khao khát theo đuổi lợi ích dân tộc là những yếu tố không thể bị đánh cắp hoặc tráo đổi.

Đã đến lúc từ bỏ tất cả những gì không phù hợp cho hệ quy chiếu này để tham gia vào cuộc chạy đua cùng nhân loại. Đã đến lúc từ bỏ, ngay cả khi đó từng là một ý thức hệ thiêng liêng và nhìn lại nguyên nhân của mọi yếu kém, xấu xa hiện tại để đặt ra những vấn đề có tính hiện thực và chân giá trị hơn. Hãy thực sự nghiêm túc với nhau, với chính mình để trả lời cùng nhau những câu hỏi mà việc giải đáp nó bằng sự quyết tâm đích thực sẽ giúp tìm ra được bí quyết đưa đất nước đi lên: Còn bao nhiêu trẻ em chưa thực sự được đến trường, chưa được chăm sóc bằng tình thương yêu và sự nghiêm khắc của đạo đức và tinh thần nhân văn? Còn bao nhiêu người dân trong nước chưa được tiếp cận thông tin từ thế giới, được học tập để có tay nghề, được hưởng một cuộc sống tinh thần thoải mái, thanh thản, được tôn trọng các quyền cơ bản và không sợ bị bỏ tù khi bày tỏ chính kiến. Và họ, với tư cách là chủ nhân đất nước và khai sinh của quyền lực quốc gia đã hoặc có được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến sinh mệnh của dân tộc hay chưa? Và sau hết, xin hãy tự hỏi liệu đất nước mình đã có những bước tiến như thế nào so với chính mình và các nước khác về lòng nhân ái, tình yêu thương và sự tin cậy của người dân các quốc gia khác trên hành tinh này?

H.A.

Nguồn: Boxitvn

95 bình luận to “873. Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam”

  1. dân ngu nói said

    Bạn SÔNG HÀN ạ,đọc qua những comment của bạn tôi nhận thấy bạn có cái nhìn thật phiến diện và có tính cách áp đặt ý nghĩ của mình lên suy nghĩ của những người khác khi bạn cho rằng:
    Trích:
    Tôi xin mạn phép nói thật, ngay trên cộng đồng mạng, thì tư duy dân chủ vẫn là một cái gì đó xa vời, không thiết thực. Vụ Đoàn Văn Vươn chính là cú test vĩ đại cho tư duy ấy. Thay vì trông mong vào Pháp luật – chúng ta những con Lừa đáng yêu đã tin tưởng, trông cậy cả vào một đấng cứu thế – Tức là cái văn bản chỉ đạo của Thủ tướng.
    ——————————————————-
    Tôi thấy chỉ có mình bạn và một số người kém hiểu biết về cơ chế lãnh đạo ở VN mới tin vào đấng cứu thế,bạn còn khuyên mọi người “thay vì trông mong vào pháp luật”,nói thật với bạn, bạn sống ở nước VN mà bạn không hiều “luật pháp” VN nên bạn mới phát biểu câu nói trên.Bạn còn cho rằng:
    trích:
    Sở dĩ tôi phải nói nhiều như thế là để có thể chứng minh rằng: Cho đến thời điểm hiện giờ, đại đa số người Việt còn chẳng hiểu thế nào là quyền công dân, thế nào là dân chủ
    ——————————————————
    Lại thêm một câu nói mà tôi đánh giá bạn là nói cứ như “vẹt” thôi bạn ạ,ở một đất nước mà xung quanh những đỉnh cao trí tuệ của chúng ta, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”,nhìn đâu cũng thấy “bọn chuyển biến hòa bình” luôn rình rập,thì lấy đâu ra những thứ xa xỉ như “quyền công dân”,thế nào là “dân chủ” mà bạn đem ra khuyên bảo mọi người? rồi bạn lại nói:
    Trích:
    bởi ngay lập tức khi bung dân chủ thì dân xứ mình sẽ sôi lên sùng sục tróc nã về HS, TS. Chỉ cần một va chạm nhỏ trên biển Đông là người người xuống đường biểu tình, thậm chí đòi vác AK 47 ra bắn đùm tàu khu trục, thủy tiềm đỉnh của China.
    ——————————————————
    Ở câu trên thì bạn bảo là dân VN chưa biết thề nào là “dân chủ” vậy mà câu dưới bạn lại bảo “ngay lập tức khi bung dân chủ thì dân xứ mình sẽ sôi lên sùng sục tróc nã về HS, TS”, tôi thật sự không hiểu kiến thức hiểu biết của bạn như thế nào mà bạn lập luận một cách “tiền hậu bất nhất” như vậy? kết thúc bài viết bạn lại nói:
    Trích:
    Việt Nam cũng ở một vị thế khác hẳn so với Phi lộc tân, Mã Lai, chỉ một phát súng nổ từ phía người Việt và người Tàu cần đúng chỉ như vậy. Chiến tranh nổ ra lúc này sẽ là sự đi tong của nền kinh tế, thất trận sẽ là mất toàn bộ hải quyền và sự sụp đổ của nhà cầm quyền đương thời.
    Thật sự khi tâm thế hướng biển chưa đủ, trái tim sẽ không thể làm nên chiến thắng.
    —————————————————-
    Thì ra bạn lấy tư cách một người khoe mẽ những ngôn từ mang tính cách dạy đời,
    khuyên mọi người như thế này, như thế khác, nhưng rốt cuộc rồi thì bạn cũng lồi “cái đuôi” mang tư tưởng của một “Lê Chiêu Thống” chính hiệu trăm phần trăm,tôi đang ngờ bạn là “Cáo đang đội lốt” đấy bạn ạ?

    • SÔNG HÀN said

      – Một cuộc chiến – phát động một cuộc chiến tranh – hay chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trên biển, không phải chỉ dựa vào lòng yêu nước đầy cảm tính mà đủ, không phải dựa vào vài cái tàu chiến thủy tiềm đỉnh mới mua là đủ, đó là sự chuẩn bị lâu dài hàng chục năm. Trước biển, người Việt còn đầy rụt rè e sợ, còn chưa hiểu gì về biển cả, Vinashin đổ bể – Chiến lược hải dương của Việt Nam bị đẩy thụt lùi gần như là trở về điểm khởi đầu. Trong khi đó từ năm 1978, người Tàu đã không ngừng gia cố các tiềm lực trên biển của mình, họ có 6 con rồng vùng vẫy trên biển, họ xác định ra chuỗi đảo thứ nhất, mạnh dạn hướng ra Thái Bình Dương, đem tàu chiến tuần tiễu biển Đỏ…
      Nói như thế để biết người Tàu chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản hơn ta rất nhiều.
      – Việc của Việt Nam là tránh chiến tranh, tuyệt đối tránh chiến tranh, cấp tốc phú cường, thuận theo thời cuộc. Người chiến thắng sau cùng mới là người có tất cả.
      Còn về tư duy dân chủ xin thứ lỗi tôi nói thẳng, rất nhiều người hò hét dân chủ, nhưng họ còn chả hiểu dân chủ là thế nào, họ còn chả hiểu tâm tính người việt như thế nào, họ sẵn sàng rủa sả những kẻ không nghe họ là bán nước, là theo đuôi Trung Quốc thế thì dân chủ ở đâu?
      Dân Ngu có thể là một trong số ít người không tin vào Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng – Nhưng bạn chỉ là thiểu số!! Bạn đã cố tình lái ý của tôi đi sang một hướng khác và rủa sả tôi là cáo lòi đuôi, đội lốt Lê Chiêu Thống – Thực nực cười!
      “Thì ra bạn lấy tư cách một người khoe mẽ những ngôn từ mang tính cách dạy đời,
      khuyên mọi người như thế này, như thế khác, nhưng rốt cuộc rồi thì bạn cũng lồi “cái đuôi” mang tư tưởng của một “Lê Chiêu Thống” chính hiệu trăm phần trăm,tôi đang ngờ bạn là “Cáo đang đội lốt” đấy bạn ạ?”
      Suy nghĩ hàm hồ như vậy, đến khi nào biết nghe ý kiến khác biệt được? Nói thẳng với bạn Dân Ngu bạn chả hiểu gì về Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, càng chả hiểu gì về Nhân vật Lê Chiêu Thống cả. Do vậy tôi không phải tranh luận về Lê Chiêu Thống cũng như việc tôi có phải là người mang tư tưởng của ông ta hay không?
      Kính bạn! dân ngu!

      • dân ngu nói said

        Bạn SÔNG HÀN ạ,bạn cứ lập đi lập lại câu nói:
        Trích:
        Một cuộc chiến – phát động một cuộc chiến tranh – hay chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trên biển, không phải chỉ dựa vào lòng yêu nước đầy cảm tính mà đủ, không phải dựa vào vài cái tàu chiến thủy tiềm đỉnh mới mua là đủ, đó là sự chuẩn bị lâu dài hàng chục năm. Trước biển, người Việt còn đầy rụt rè e sợ, còn chưa hiểu gì về biển cả, Vinashin đổ bể – Chiến lược hải dương của Việt Nam bị đẩy thụt lùi gần như là trở về điểm khởi đầu.
        ————————————————-
        Tôi không hiểu bạn được học lịch sử của VN, hay là bạn đã được học lịch sử nước nào khác, mà bạn tỏ ra yếu kém lịch sử VN một cách thảm hại như vậy?kể cả tình hình hiện nay của nước VN mà bạn còn không đủ khả năng am hiểu, thì nói gì đến lịch sử dựng nước và giử nước của Ông Cha chúng ta ngày xưa?Thôi để tôi chịu khó phân tích cho bạn hiểu như thế nào là phát động một cuộc chiến tranh nhé.Bạn nên biết rằng kể từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân cả nước hồ hởi bắt tay vào cùng xây dựng đất nước, thì hà cớ gì mà bạn bảo là nhân dân VN phát động một cuộc chiến tranh.Mà kẻ phát động chiến tranh kể từ năm 1974 cho đến ngày hôm nay, đối với VN của chúng ta là bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc.Bạn nên hiểu năm 1974 TQ đã lợi dụng thời cuộc chiếm lấy đảo Hoàng Sa của nước VN ta từ tay chính quyền miền nam,trong khi chính quyền miền Bắc có thái độ im lặng,rồi kể từ năm 1975 cho đến nay TQ luôn phát động những cuộc chiến tranh lấn chiếm lãnh thổ của chúng ta theo kiểu “tầm ăn dâu” vậy mà những lãnh đạo của chúng ta có thèm phát động một cuộc chiến nào xâm lăng TQ đâu bạn?Chúng ta luôn ở trong tư thế thụ động, trước một TQ, lúc nào cũng hô hào dạy cho VN chúng ta một bài học, vậy mà lãnh đạo VN chúng ta “nín cư như nín địch”,thế mà bạn lại bảo :
        Trích:
        “Một cuộc chiến – phát động một cuộc chiến tranh – hay chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trên biển, không phải chỉ dựa vào lòng yêu nước đầy cảm tính mà đủ.
        ————————————————–
        Vậy thì Lãnh đạo VN và nhân dân VN của chúng ta chưa ai phát động một cuộc chiến tranh,mà tôi chỉ thấy có mình bạn lên cái diễn đàn này, dạy người này, dạy người kia, là chưa nên phát động, hay chuẩn bị một cuộc chiến tranh,thì quả là buồn cưới cho cái suy nghĩ trẻ con, không hiểu về chính cục diện của VN hiện tại?
        Để chứng minh lời nói của tôi,bạn có thể dùng chính kiến thức hiểu biết của mình chỉ ra cho tôi thấy trong bộ máy những nhà lãnh đạo của VN chúng ta hiện nay, ai là người ” phát động một cuộc chiến tranh – hay chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trên biển”,như lời nói của bạn không vậy bạn?Chứ dân đen như tụi tôi chỉ biết đem sức lao động của mình, làm quần quật kiếm được ngày hai bửa cơm, là khó khăn lắm rồi,chứ nói gì đủ tư cách phát động chiến tranh như lời bạn nói đâu bạn?Nếu bạn không đủ khả năng “nói có sách mách có chứng”,chỉ ra cho tôi và các bạn trên diễn đàn này thấy được những nhà lãnh đạo VN, ai là người hô hào phát động một cuộc chiến tranh như lời bạn đã nói, thì tôi khuyên bạn nên “biết thì thưa thốt không biết thì nên dựa cột mà nghe”,chứ đừng lên diễn đàn này, khuyên người này thế này, người khác phải như thế khác, theo cái suy nghĩ thiển cận của bạn. Vậy mà bạn còn cố tình lập đi lập lại:
        Trích:
        Nói như thế để biết người Tàu chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản hơn ta rất nhiều.
        – Việc của Việt Nam là tránh chiến tranh, tuyệt đối tránh chiến tranh, cấp tốc phú cường,
        ———————————————–
        Cố tình lập lại nhiều lần lời nói tên cho tôi hiểu, nói thật với bạn theo thiển nghĩ của tôi, bạn chẳng những “yếu kém” cả về lịch sử dựng nước và giữ nước của Cha Ông chúng ta, lẫn thời cuộc hiện nay.Bạn nên hiểu rằng xuyên suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giử nước của VN ta, bọn bành trướng TQ đã bao lần đưa quân sang xâm chiếm nước ta, chắc theo bạn bọn chúng đã không chuẩn bị kỷ lưỡng à?Vậy mà bao lần chúng điều bị Ông Cha của chúng ta đánh và dạy cho chúng biết thế nào là “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chử”,chẳng những “trên bộ” mà cả “trên biển” bằng những trận Bạch Đằng lưu danh thiên cổ đấy bạn ạ?.
        Tôi cũng thật sự buồn cười khi mà bạn nói 😦 – Việc của Việt Nam là tránh chiến tranh, tuyệt đối tránh chiến tranh, cấp tốc phú cường)
        Tôi hỏi bạn, vậy chứ có kẻ hung dữ, lúc nào cũng giơ nắm đấm, đấm vào mặt bạn,cướp nhà của bạn, cướp vợ của bạn, vậy thì lúc đó bạn có bảo với hắn là hãy để chừng nào tao có tiền, tao giàu rồi tao mới đánh lại mày, không vậy bạn?Vậy mà bạn còn bảo: ( cấp tốc phú cường),theo bạn thì với tình hình kinh tế yếu kém như VN hiện nay, thì bao lâu nữa nước VN ta mới trở thành một nước phú cường vậy bạn?Một năm, hai năm, hay một trăm năm nữa vậy bạn?Vậy thì kẻ thù của chúng ta ,có đợi cho tới lúc nước VN chúng ta được phú cường, rồi chúng mới đánh chúng ta phải vậy không bạn?
        Tôi thật sự cảm thấy bạn không những “yếu kém” cả về kiến thức lịch sử, mà kể cả kiến thức về nền kinh tế VN hiện nay, bạn cũng chưa đủ khả năng hiểu.Vậy mà những comment của bạn, toàn là những lời lẽ mang tính cách dạy đời như :
        Trích:
        Còn về tư duy dân chủ xin thứ lỗi tôi nói thẳng, rất nhiều người hò hét dân chủ, nhưng họ còn chả hiểu dân chủ là thế nào, họ còn chả hiểu tâm tính người việt như thế nào, họ sẵn sàng rủa sả những kẻ không nghe họ là bán nước, là theo đuôi Trung Quốc thế thì dân chủ ở đâu?
        ————————————————-
        Nếu như bạn đủ khả năng dạy đời, thì bạn nên trả lời những câu hỏi do tôi nêu ra cho bạn, còn nếu như bạn không đủ khả năng trả lời, thì những câu nói tôi dành cho bạn;
        Thì ra bạn lấy tư cách một người khoe mẽ những ngôn từ mang tính cách dạy đời,khuyên mọi người như thế này, như thế khác, nhưng rốt cuộc rồi thì bạn cũng lồi “cái đuôi” mang tư tưởng của một “Lê Chiêu Thống” chính hiệu trăm phần trăm,tôi đang ngờ bạn là “Cáo đang đội lốt” đấy bạn ạ?
        Cộng thêm những lời phê phán trên là chính xác hoàn toàn,kính bạn,sông hàn.

        • SÔNG HÀN said

          Vậy mà bao lần chúng điều bị Ông Cha của chúng ta đánh và dạy cho chúng biết thế nào là “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chử”,chẳng những “trên bộ” mà cả “trên biển” bằng những trận Bạch Đằng lưu danh thiên cổ đấy bạn ạ?.
          Tôi cũng thật sự buồn cười khi mà bạn nói – Việc của Việt Nam là tránh chiến tranh, tuyệt đối tránh chiến tranh, cấp tốc phú cường)
          Dân Ngu thân mến! Thiệt tình cái nick của bạn hay thật!
          Chả phải nói đâu xa, hay việc giải quyết chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thế nào, riêng cái vụ mà cả “trên biển” bằng những trận Bạch Đằng thì he he bạn đã chả hiểu đếu gì về lịch sử chiến tranh của Lừa rùi! Sông nài nể!!
          Miễn bàn với bạn ở đây nhế!

          • dân ngu nói said

            À thì ra rốt cuộc rồi bạn cũng lồi cái đuôi theo chân “tàu cộng” hay bạn là “tàu cộng chính hiệu” vào diễn đàn này bày trò chiến tranh tâm lý phải vậy không bạn? qua câu nói:
            Trích:
            Chả phải nói đâu xa, hay việc giải quyết chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thế nào, riêng cái vụ mà cả “trên biển” bằng những trận Bạch Đằng thì he he bạn đã chả hiểu đếu gì về lịch sử chiến tranh của Lừa rùi! Sông nài nể!!
            ———————————————–
            Phải Cha Ông của chúng tôi dùng toàn chiến tranh “Lừa” nhưng đã từng đánh cho bọn “bành trướng trung quốc” không còn mãnh giáp che thân,đến nổi “Sầm Nghi Đống” phải treo cổ ở Gò Đống Đa đấy bạn ạ?
            Nói chuyện với một Dân Ngu như tôi, mà bạn còn không thể trả lời một câu hỏi đơn giản của tôi, thì thử hỏi với hơn tám mươi triệu dân VN của chúng tôi, bọn bành trướng trung quốc đụng vào là biết thế nào là thân bại danh liệt đấy bạn ạ?
            Tôi khuyên bạn, một khi đã bị tôi phát hiện chân tướng rồi, thì đừng nên vào diễn đàn này khoe mẽ cái kiến thức “ếch ngồi đáy giếng” của mình, ra vẽ dạy khôn cho dân VN của chúng tôi là tốt cho bạn đấy bạn ạ?Các bạn khác nên cảnh giác với những lời lẽ ru ngủ của nic nem “Cáo đội lốt” Sông Hàn?

          • SÔNG HÀN said

            Không phải đâu ông kễnh ạ, vì ông tanh tanh quá, không còn đáng để tôi nói chiện. Khuyên ông nên đọc lại sách, mở mang tri thức khoảng dăm ba năm nữa. Nhế!!

          • trần anh tuấn said

            chào 2 bạn song han va dan ngu , thục tâm mà nói tôi rất vui vì 2 bạn và các bạn khác nên diễn đàn trao đổi và tranh luận nhau , điều đó thể hiện trách nhiệm và ý thức công dân của mỗi chúng ta , xong cách các bạn trao đổi và tranh luận không phù hợp nắm , thay vì trao đổi trên cơ sở tôn trọng chính kiến của mỗi người thì các bạn lại mạt sát nhau , mỗi người có quan điểm riêng của mình và chúng ta nên tôn trọng sự khác biệt đó

          • SÔNG HÀN said

            Ối giời, bỏ qua đi! Cũng là chém gió thôi!

          • dân ngu nói said

            Không đáng nói chuyện, hay “không đủ trình độ” nói chuyện, khi bị phát hiện là một “hán gian nằm vùng”,nếu không đủ trình độ nói chuyện với tôi, nên về học lại sử “trung quốc”, để xem các triều đại vua chúa của “trung quốc” bị Cha Ông của VN chúng tôi, dùng chiến tranh Lừa đánh cho “tơi tả” như thế nào.

          • SÔNG HÀN said

            Này cậu em thôi cái trò ấy đi được rồi đấy!! Đừng có sốc nổi và hồ đồ trong tranh biện như vậy.

  2. Lanh The said

    Có 1 vị phản hồi:
    “ngay lập tức khi bung dân chủ thì dân xứ mình sẽ sôi lên sùng sục tróc nã về HS, TS. Chỉ cần một va chạm nhỏ trên biển Đông là người người xuống đường biểu tình, thậm chí đòi vác AK 47 ra bắn đùm tàu khu trục, thủy tiềm đỉnh của China.
    Chiến tranh nổ ra dù chúng ta thắng trận thì cũng sẽ có hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn thế chết, hy sinh, nếu thất trận thì toàn bộ hải quyền sẽ mất hết.”

    Tôi thật sự không nhìn thấy nguy có nào của việc VN dân chủ đe doạ việc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa. Cảm ơn,

    • SÔNG HÀN said

      Toàn Trị như bây giờ còn có mấy chục mấy trăm người hò hét biểu tình, còn có người sẵn sàng trét máu trên máu dưới vào mặt bọn bán nước theo đuôi trung quốc, huốc hồ?? Bạn không nhìn thấy, nhưng tôi nhìn thấy vậy thôi!

  3. Lanh The said

    “năng lực quản trị hữu hiệu”
    Với trường hợp của VN, (hiện tại) có thể không cần phải quản trị hữu hiệu gì lắm, chỉ cần cầm cân nảy mực ra hồn thôi. Tức là không để cho doanh nghiệp quậy quá, làm sai luật, phá tài nguyên, cạnh tranh kiểu giang hồ… là được.
    Về triết học, với các thể chế chuyên quyền kiểu nguyên thuỷ, nepotism, nhất là kleptocracy thì mong quản trị hữu hiệu có thể là “ăn mày đòi xôi gấc”.
    Chỉ cần đầu lạnh, tim nóng, tay sạch là dân sướng lắm rồi. May thay dân Việt chưa bị liệt vào hạng quá lười…

  4. Lanh The said

    “chính quyền phía Nam có lẽ đã không tốt đẹp khi mỗi bên đại diện cho một ý thức hệ.”

    Có cần dẫn 1 tạ giấy viết bởi các tác giả Mỹ, rằng “chính quyền Nam VN” khó tồn tại được 1 ngày không có tiền của ngoại bang (từ ngân khố Mỹ)?

    Đoạn so sánh Bắc Kinh và Đài Loan trong khi tham chiếu VN cũng “vênh váo” sao đó. Không đắt lắm. E vừa thừa, vừa thiếu… Trộm nghĩa nếu TG viết ngắn hơn, sẽ thành công hơn. (Tôi không phải người lười đọc lắm).

  5. Lanh The said

    “Thách thức của vấn đề này chính là chưa bao giờ người dân Việt Nam chấp nhận vị thế nô lệ của bất cứ một kẻ ngoại bang nào khác.”

    Nhưng người Việt có thuộc khối Á Đông (kể cả Nga có phần đất nằm ở châu Á) vốn “bị” nhiều học giả xem là có thể chấp nhận lãnh đạo dài kỳ của lãnh đạo chuyên quyền, và vì thế, thối nát?

  6. Lanh The said

    “nhóm lợi ích nông dân”
    Thú thực thấy bâng khuâng với cách dùng từ này.
    – Nông dân có nhận thức được các lợi ích của mình là gì? Ai công nhận những lợi ích này? Nông dân có nhận thức được lợi ích của các nhóm LI khác? Và sự đối kháng về lợi ích giữa họ, với tham quan ô lại và doanh nghiệp lưu manh hoá, chẳng hạn?
    Sự kiện ông Vươn về bản chất không khác gì với anh Pha cả, chỉ có tri thức và bằng cấp (công nhận tri thức của ông nông dân – kỹ sư Vươn) là khác, do các đk mới của đất nước hôm nay.
    Bài tỏ ra có nhiều lập luận nghiêm túc ( dù tôi chưa xem hết, xem kỹ), nhưng người xem bị đánh lạc hướng khỏi các thuật ngữ có thể gây định kiến là được dùng tuỳ tiện (?) Xin đọc tiếp, còn dài dài đây. Tks.

  7. bùi phạm long giáng said

    cho tôi đoán, chỉ đoán thôi. bài này do huỳnh thục vy viết.

  8. trần anh tuấn said

    Thưa độc gỉa! theo tôi bài viết này có cái được và chưa được. Đầu tiên là cái được :
    1. Nói thẳng, nói thật
    2. Cố gắng đi vào bản chất của vấn đề.
    xong có hạn chế là chưa đi vào đúng bản chất của thách thức của chế độ hiện nay, va mối quan hệ với TQ. Theo thiển nghĩ của tôi thì thách thức lớn nhất của chế độ hiện nay là :
    1. Sức ép mạnh mẽ của đa phần nhân dân đòi đa nguyên đa đảng. Vì chế độ độc đảng hiện nay là căn nguyên của tham nhũng, cướp đất của dân, làm lãng phí và suy giảm các nguồn lực của đất nước
    2. Sở hưũ toàn dân về đất đai cho thấy sự bế tắc, dẫn tới lãng phí đất đai, người dân không có động lực để cải tạo đất, và là mồi ngon để quan tham nhòm ngó.
    Hai vấn đề trên là thách thức lớn nhất và cơ bản nhất của chế độ hiện nay. Còn các vấn đề như tác giả nêu không cơ bản nắm. Chỉ cần giải quyết được nó thì nguồn lực của đất nước khơi thông, các vấn đề nêu của tác giả tự nó sẽ tan biến hoặc suy giảm tới mức ảnh hưởng ko đáng kể.
    Còn vấn đề quan hệ với TQ, tôi ko đồng tình với tác giả, nếu với lối suy nghĩ như tác giả thì chỉ có mỗi con đường là chống TQ mới là người yêu nườc hay sao? Chúng ta nên nghĩ tới lợi ích toàn cục, tương quan lực lượng. Nên học người Thái Lan cách sống giữa bày sói (TQ và Mỹ ) mà ko bị ăn thịt.

    • SÔNG HÀN said

      Tôi thấy điều kỳ lạ là nhiều người đọc bài viết của Hoàng Anh rồi hơn hở y như là chết đuối vớ được cái phao. Nhưng kỳ thực bài viết chỉ dừng lại ở mức độ nói ra những cái điều mà có quá nhiều người biết.
      Nói ra để làm gì? Và sẽ đi đến đâu? Dùng tư duy Đề các chúng ta chỉ soi vào một đống bùng nhùng rồi thở dài ngao ngán? Có quá nhiều những áp lực, thậm chí cả những nút thắt khôn gỡ.
      Cái ta cần là cơ chế để tháo gỡ nút thắt đó – Cơ chế đó là gì?
      Nói như bác Phạm Toàn đó chính là dân chủ.
      Dân chủ – Dân chủ hóa là quy luật bất biến. Thuận dòng thì sống, nghịch dòng thì chết.
      Vấn đề là dân chủ như thế nào? Cơ chế nào để có được dân chủ? Những điều đó lại phụ thuộc vào nhu cầu dân chủ ở An Nam.
      Oái oăm thay chúng ta thiểu năng về khoản này, chúng ta không từng yêu dân chủ, không từng có nhu cầu hít hà dân chủ như bầu không khí của mình.
      Cho nên hoàn toàn không có cái gọi là “sức ép mạnh mẽ của đa phần nhân dân đòi đa nguyên đa đảng” – Đúng hơn nói như thế là tự huyễn hoặc, lừa dối chính mình.
      Để giải quyết được những ách yếu của đất nước chỉ có một con đường là Dân chủ hóa. Muốn dân chủ hóa phải có cơ chế để tiệm cận nền dân chủ. Nếu làm sock quá chỉ e “Lừa” chết sạch, kiểu như bội thực ấy!
      Về việc chống Tàu, Trần Anh Tuấn nói đúng, nhưng thực hiện được là không dễ dàng, bởi ngay lập tức khi bung dân chủ thì dân xứ mình sẽ sôi lên sùng sục tróc nã về HS, TS. Chỉ cần một va chạm nhỏ trên biển Đông là người người xuống đường biểu tình, thậm chí đòi vác AK 47 ra bắn đùm tàu khu trục, thủy tiềm đỉnh của China.
      Chiến tranh nổ ra dù chúng ta thắng trận thì cũng sẽ có hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn thế chết, hy sinh, nếu thất trận thì toàn bộ hải quyền sẽ mất hết. Chỉ có điều chúng ta không biết sợ điều đó!
      Nhưng chúng ta không biết sợ điều đó, truyền thống lịch sử đã hun đúc nên một tập tính như vậy, chọn lựa nên một dân tộc như vậy – Và đó chính là chúng ta những người rất Việt Nam.

      • gia tao said

        đúng quá ư đúng bay giờ hình như người ta chỉ gải ngứa chứ không chữa bệnh ngứa

      • trần anh tuấn said

        cám ơn bạn sông hàn , tôi có thể tranh luận với bạn rằng vấn đề bạn nói về dân chủ rất đúng , nhưng muốn có dân chủ thì phải làm như thế nào thì bạn ko nói mà lại phản bác ý kiến đòi đa nguyên đa đảng như của tôi . nếu bạn có điều kiện tham khảo ý kiến của những người sống quanh bạn , thì bạn thấy rằng đại bộ phận những người bạn hỏi ý kiến đều đòi hỏi đa nguyên đa đảng , vì chỉ có đa nguyên đa đảng mới tạo điều kiện cho dân chủ như bạn nói được hiện thực hoá , còn độc đảng mà bạn nói trong điều kiên độc đảng thì chỉ là giả tạo mà thôi

        • SÔNG HÀN said

          Trả lời Trần Anh Tuấn và Quy Tò ở đây luôn.
          Muốn xem người Việt Nam có mong muốn đa nguyên đa đảng không, muốn xem người Việt Nam có hiểu về dân chủ không và có nhu cầu dân chủ như hít thở không khí từng ngày, giờ, phút, giây hay không, không thể nhìn quanh ta được. Đó phải là cái nhìn của cả một dân tộc, một quốc gia, và cả chiều dài lịch sử.
          Tôi xin mạn phép nói thật, ngay trên cộng đồng mạng, thì tư duy dân chủ vẫn là một cái gì đó xa vời, không thiết thực. Vụ Đoàn Văn Vươn chính là cú test vĩ đại cho tư duy ấy. Thay vì trông mong vào Pháp luật – chúng ta những con Lừa đáng yêu đã tin tưởng, trông cậy cả vào một đấng cứu thế – Tức là cái văn bản chỉ đạo của Thủ tướng. Đi sâu hơn cái văn bản đó là một văn bản có nhiều điểm vi phạm hiến pháp và pháp luật. Vấn đề này tôi đã phân tích trong bài: Ai làm thủ tướng nhầm vai ().
          Lược qua cộng đồng mạng, hay những người được mệnh danh là đi đầu trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tôi cũng chỉ thấy một đám cơ hội, bạ gì chửi nấy – Thứ lỗi điều này là có thực. Cái gọi là phong trào đấu tranh đòi dân chủ quá manh mún, thậm chí xung đột lẫn nhau và không một ai, một tổ chức, lực lượng nào đủ sức làm đối trọng với Đảng Cộng Sản (kể cả về uy tín).
          Nhìn rộng hơn, khái niệm Đờ mốc xì vẫn quá xa vời với đại đa số người Việt, đặc biệt là người vùng nông thôn. Nếu anh có lỡ chém gió rằng Đảng kính yêu sai chỗ nài, hỏng chỗ kia, hay Đảng (trong trường hợp nào đó) đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, người ta sẽ nhìn anh với ánh mắt nghi ngại – Gần như đã mặc định anh thằng phản động.
          Chúng ta không chủ động về tư duy mà thay vào đó là tâm lý “cô Tấm”, đụng chuyện là khóc lóc gọi Bụt. Câu nói cửa miệng tư duy thường trực là: Ơn Đảng – Ơn Chính Phủ. Câu viết thường trực: Những năm qua nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Đảng Ủy, chính quyền, nhân dân… đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao.
          Sở dĩ tôi phải nói nhiều như thế là để có thể chứng minh rằng: Cho đến thời điểm hiện giờ, đại đa số người Việt còn chẳng hiểu thế nào là quyền công dân, thế nào là dân chủ. Như vậy thì làm gì có nhu cầu dân chủ, nhu cầu Đa Nguyên Đa Đảng gây sức ép mạnh mẽ lên Đảng Cộng Sản?
          – Trước sau tôi vẫn khẳng định Dân Chủ Hóa là quy luật bất biến, thuận dòng thì sống nghịch dòng thì chết.
          Cái chính là cần một cơ chế để tiệm cận dân chủ, một bước đi tiên phong. Cái cần là phải thức tỉnh công dân về quyền lợi, nghĩa vụ thực sự – chân chính của mình, để công dân hiểu Dân Chủ và rồi biết yêu Dân chủ. Đó chính là xây dựng nền tảng cho quá trình dân chủ hóa vậy.
          @ Quy Tò: Bạn nói vậy chỉ là tiếng nói đầy cảm tính, phát ra tình tình yêu xứ sở của mình chứ không phải là tiếng nói của tư duy thực sự.
          Tôi chỉ vắn tắt thế này, muốn ganh đua trên biển, muốn bảo vệ Trường Sa, thậm chí là mai này lấy lại Hoàng Sa, không phải cứ tàu to súng lớn là đủ, không phải cứ hô hào khẩu hiệu, kích động tâm lý sẵn sàng bảo vệ biển đảo là đủ. Cái chính mà người Việt cần đó chính là khả năng ứng xử trước biển cả, tâm thế hướng biển. Vụ Vinashin đổ bể, không chỉ chứng tỏ sự yếu kém trong quản lý mà còn chứng tỏ một khía cạnh khác, tâm thế hướng biển của người Việt hoàn toàn rezo.
          Hiển nhiên như thế mới là người Việt, trực quan sinh động và tư duy cảm tính.
          Palau hoàn toàn khác với Việt Nam – Họ độc lập từ năm 1995, trước đó họ là một xứ của Hoa Kỳ và đến giờ vẫn nhận được sự bảo trợ quân sự, chính trị, kinh tế của Hoa Kỳ – Nói cách khác đó gần như một bang trong Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Họ không có tranh chấp dữ dội, phức tạp trên biển Đông như mối quan hệ VN – China – Phi lộc tân ….
          Việt Nam cũng ở một vị thế khác hẳn so với Phi lộc tân, Mã Lai, chỉ một phát súng nổ từ phía người Việt và người Tàu cần đúng chỉ như vậy. Chiến tranh nổ ra lúc này sẽ là sự đi tong của nền kinh tế, thất trận sẽ là mất toàn bộ hải quyền và sự sụp đổ của nhà cầm quyền đương thời.
          Thật sự khi tâm thế hướng biển chưa đủ, trái tim sẽ không thể làm nên chiến thắng.

          • Con-người said

            Cũng là cách nhìn phiến diện , TQ không thể gây chiến tranh với bất cứ quốc gia nào hiện nay vì đó mới thật sự tự sát về kinh tế . Các nước như Anh Mỹ Châu âu cũng chỉ chờ có vậy , nên chỉ có thể gây ra những xung đột nhỏ ở khu vực ,nhưng họ có thể giữ vững điều đó một cách lâu dài mà không trở thành một cuộc thật sự hay không ? Chắc là KHÔNG . Hệ lụy cuộc chiến đó chắc chắn TQ bất lơi nhiều hơn . Đảng càng có điều kiện để cũng cố vai trò của mình hơn !

            Cách nhìn như vậy chỉ có tác dụng như một thứ vận động chính trị !

          • SÔNG HÀN said

            Hãy tỉnh táo, đừng để thêm một lần ưỡn ngực xưng tiền đồn tiên phong và thêm một vài lần bị mặc cả nữa. Trong quãng dăm sáu mươi năm nay, những điều này đã gây ra quá nhiều bất hạnh cho xứ Lừa gồi!!
            Tôi nghĩ thật khó có thể lựa chọn một cái gì hoàn hảo, triệt để, kiểu như Phi Hoa. Ý kiến của Trần Anh Tuấn về vấn đề này khá tương đồng, nhưng thực hiện rất khó, nếu không muốn nói là rất rất khó.
            Cách tốt nhất chính là Việt Nam phải phú cường – Muốn phú cường phải dân chủ – Muốn dân chủ phải có cơ chế tiệm cận dân chủ mà khai phóng dân trí chính là việc đầu tiên phải làm!

          • Con-người said

            Đảng cầm quyền hiện nay có nỗi năng lực gì để hiểu biết một giá trị THẬT để khai phóng dân trí ! VIỆC BấT-KHẢ đối với bản chất của họ hiện nay . Muốn biết bản chất của một Người chỉ việc nhìn cách sống của họ . Nhìn họ quan hệ với loại người nào , giải trí ra sao ? NHẤT LÀ NHÂN CÁCH TRƯỚC ĐỒNG-LOẠI .

          • SÔNG HÀN said

            “Đảng cầm quyền hiện nay có nỗi năng lực gì để hiểu biết một giá trị THẬT để khai phóng dân trí ” đi mà hỏi Bê ấy, nếu Bê chịu thì hí hí!!!

          • Dân cày said

            các tiên sinh MC ở trang này chắc rõ lịch sử nước Việt triều Lý , triều Trần tồn tạo bao nhiêu năm ?và vì sao bị diệt vong ?khi đó xa lắm thì biết tới đất nước Tàu gần lắm tới Ai lao Chiêm thành ..Nay có vị đang mong mỏi nọ kia thử hỏi người thân Tàu -người thân Mỹ ,kẻ Thân Nga ,trọng Pháp v v mà bây giờ thông tin đa dạng không hiếm kẻ thân người nọ thích người kia vậy liệu còn tháy cảnh 12 sứ quân tàn phá lòng dân .,xéo dày đất nước lúc đó ai tranh luận -ai cậy tài liệu ngoại bang có để yên không ?thưa các Tiên sinh !

    • montaukmosquito said

      Không phải “chống” TQ mà là “thoát” khỏi nanh vuốt của TQ.

      Vũ lực không phải là biện pháp hiệu quả nhất, nhưng can đảm dùng vũ lực khi chủ quyền bị xâm phạm là điều phải làm, để chứng tỏ 1- chủ quyền của lãnh thổ, 2- quyết tâm và dám đối mặt với bạo quyền, 3- chứng tỏ cho dân thấy quyền lợi của lãnh thổ và dân tộc được đặt cao hơn những thứ khác như ý thức hệ liên quan đến sự tồn tại của đảng cầm quyền, 4, 5, … n

      Viện cớ quân sự chưa cao, Palau thì sao ? Bây giờ là thế coi ai là bạn, nếu bạn/đồng minh của lãnh thổ là thế giới, nếu chiến sự xảy ra, chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về phía ta vì thế giới không chấp nhận xâm chiếm đất bằng vũ lực . Ta có thể kiện lên tòa án quốc tế, thậm chí kêu gọi sự trợ giúp bằng quân/nhân sự từ thế giới .

      Nhưng những gì đã xảy ra thì sao ? Vẫn khư khư giữ lấy lý tưởng cộng sản, cô lập mình khỏi nhận thức chung của thế giới, hèn với TQ trong khi ác với dân, thí mạng chiến sĩ bằng những lệnh không được nổ súng bằng bất cứ giá nào … Muốn kể ra nữa không ?

      Tự cô lập mình kiểu đó, thế giới mặc kệ cho mấy anh cộng sản xử với nhau . Ai được, ai mất thấy quá rõ .

      Chuyện tụ họp đông người là chống hành động ngang ngược của TQ, không phải chống TQ per se . Bị đàn áp không phải vì biểu tình mà vì biểu tình không có sự lãnh đạo và dẫn dắt của chính quyền . Nếu có sự lãnh đạo của chính quyền, biểu tình chống Mỹ, chống biểu quyết tội ác hóa chủ nghĩa cộng sản của Liên Âu thì không sao nhẩy!

  9. Toàn Phong said

    “Nếu biết thật lòng chấp nhận kịp thời những cải cách xã hội bức thiết, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm được một cuộc cách mạng”
    André Maurois

  10. bùi phạm long giáng said

    bài viết của hoàng anh rất bén, nói chung là tinh tế. để viết được một bài như vậy tác giả đã đầu tư rất nhiều công sức. tuy vậy bài viết này chỉ có giá trị đối với một nền chính trị và các nhà chính trị có mức độ tinh tế tương đương. cơ may có một nền chính trị như vậy trên đất nước này chắc dành cho trăm năm sau. tiếc thay!

  11. bùi phạm long giáng said

    những thách thức, nguy cơ đó mấy chóp bu đcs biết hết, và có khi còn biết rất rõ nữa là đằng khác. bằng cớ là các phát biểu khi đã về hưu của các ông cựu quan chức như võ văn kiệt, nguyễn văn an…vv. thật ra với cách lèo lái đối phó với từng trường hợp ‘thách thức’ cụ thể, các thủ đoạn đối phó kể cả sử dụng các chiêu thức đê tiện hèn hạ để vừa trấn áp dân chúng trong nước vừa lớn tiếng bàn về nhân quyền dân chủ với quốc tế chứng tỏ đcs biết rất rõ các ổ ung nhọt thối tha của họ. vấn đề ở đây là tại sao họ vẫn tiếp tục duy trì một chính thể dối trá và thối nát như vậy?

    • D.Nhật Lệ said

      Họ biết hết ư ? Không đâu.Nếu biết thì họ phải biết rõ trách nhiệm nặng nể
      của họ đối với nước & dân ta.Nói nhẹ là trách nhiệm nhưng nói thẳng ra là
      tội ác của họ sẽ ghi vào dòng lịch sử VN.,dân ta không thể tha thứ được !

  12. Tưởng Cán said

    Từ bỏ quyền lực-Quá ngây thơ.

    Mấy bác văn hay nhưng võ dở.Một chính đảng khác không đoạt được gì cho đảng mình và con cháu mình thì gọi là đảng KHÔNG TƯỞNG.

  13. Ho Chan That said

    Xã hội của chúng ta “được” như ngày hôm nay xuất phát từ “mối lương duyên” giữa một nền văn hóa THIẾU THỰC TẾ và một chế độ chính trị VIỂN VÔNG, KHÔN VẶT

    Giá như “các cụ” chúng ta thực tế hơn khi phát biểu rất nhiều câu như “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại” hay “đóng cửa bảo nhau” hay “khôn ngoan đá đáp người ngoài” (mà thực chất chúng đều được “đúc rút” từ nền văn hóa này, và còn nhiều lắm)….. thì con cháu ngày nay đã “đỡ mệt” hơn nhiều!!!
    Chẳng nhẽ mình đẹp hơn khi “người khác” nhìn thấy cái đẹp mà ko nhìn thấy cái “ko đẹp” của mình??? Chẳng nhẽ cái đúng cái hay chỉ có những người trong cuộc biết với nhau, sao ko nói cho ra cho mọi người cùng góp ý, sao cái đúng cái hay đó ko được coi là chuẩn mực cho nhiều người??? Chẳng nhẽ “đá đáp” người ngoài được thì sẽ “tha” cho người nhà, hay người nhà “quan trọng” hơn người ngoài???

    Giá như cái nền văn hóa này đừng quá chú trọng vào việc “học” (thực chất là: bắt chước) mà tập trung nhiều vào “sáng tạo” thì cái xã hội này đã có nhiều thành tựu mọi mặt có thể sánh được với các “cường quốc năm châu”. Kết quả của một ý thức thiếu khôn ngoan về sự học đã dẫn đến một thực trạng xã hội như hiện tại: dù là dân tộc quan tâm đến học vấn nhưng vẫn đi sau thế giới văn minh rất xa

    Giá như người cầm quyền nhận ra rằng những Công nhân, Nông dân tiên phong đi theo đảng chỉ với mục đích duy nhất là dành lấy quyền được sống tốt hơn cho chính bản thân họ: làm chủ cuộc sống của mình, có ruộng để cày, có được thành quả xứng đáng với sức lao động bỏ ra… chứ họ có đi theo đảng vì cái “lý tưởng” do đảng tự “vẽ” ra, phỏng theo một mô hình nào đó ở tận đẩu tận đâu, mà chưa bao giờ tồn tại trên thực tế, rồi lại quay lại “vu vạ” rằng: những người Nông dân, Công nhân kia đi theo họ vì chính cái “tư tưởng” của họ

    Giá như ngay từ đầu những người cầm quyền “đủ thực tế” để nhận thức được rằng họ có tài giỏi cỡ nào cũng ko thể so được với “quy luật phát triển tự nhiên” trong mọi vấn đề, từ kinh tế, văn hóa đến ý thức hệ…. Bằng chứng rõ ràng nhất là kể từ khi họ thôi ko “can thiệp thô bạo” vào “cách thức kiếm ăn” của Người dân, đất nước này đã thay đổi rõ rệt về kinh tế…

    Giá như nhà cầm quyển “đủ thực tế” để nhận thức được rằng phải xây dựng cho bằng được một cơ chế chịu trách nhiệm – giải trình minh bạch, rõ ràng… cho mọi lĩnh vực – vị trí trong đời sống xã hội, trước khi xây dựng những luật – bộ luật cụ thể thì đã giảm đáng kể cái công sức, tiền của của người dân bị thất thoát do “một bầy sâu” đang tàn phá như hiện tại

    Giá như họ “đủ thực tế” để nhận thức được vai trò thật sự của Người dân ngay từ đầu (chứ ko phải trên “giấy tờ” như đã và đang diễn ra) thì có lẽ đến giờ họ đã ko phải quá lo lằng cho “sự tồn tại chính danh” của mình

    Giá như chỉ cần 80-90% người bị phát hiện tham nhũng, lãng phí, nhận hối lộ “bị xử lý theo luật” thì sẽ giảm rất nhiều những ung nhọt bao năm trong xã hội (chạy chức chạy quyền, y đức, mãi lộ, hành là chính, thậm chí là đua xe trái phép….) mà chưa cần phải dùng đến những công cụ “đao to búa lớn” khác…

    Giá như… giá như… giá như…..

    Nhưng tôi chỉ cần một loại GIÁ NHƯ thôi là cũng đủ bao trùm hết mọi thứ GIÁ NHƯ khác: GIÁ NHƯ MỌI THỨ LỢI ÍCH ĐỀU ĐƯỢC MINH BẠCH nhỉ?!?!?! Bởi “lợi ích” chính là gốc rễ của mọi vấn đề: nó vừa là động lực, vừa là mục tiêu, vừa là căn cứ đánh giá….

    • Việt Mường said

      Còm của bác quá hay.

    • H-A said

      Đảng viên đã là một đặc quyền. Khi làm sai – tham nhũng hối lộ v v thì cùng làm là KIỂM ĐIỂM NGHIÊM TÚC, CẢNH CÁO, KỶ LUẬT hoặc KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG (bị thu thẻ đảng) … vậy đó, vậy thử hỏi CÔNG LÝ ở đâu?

      Và những người ĐẢNG VIÊN có phải ai cũng được lợi- hay chỉ một số ít CHÓP BU TRÊN CAO. Tại sao họ không đấu tranh, không lên tiếng mạnh mẽ, tại sao nhân dân không nói gì cả —- chỉ có thể là tất cả đang bị LỪA DỐI, RU NGỦ, BỊT MIỆNG.

      Trước đây tôi đọc dòng – “Toàn đảng, toàn dân, toàn quân…” —- hay nhờ có “Đảng, Nhà nước… quan tâm” tôi hoàn toàn thấy bình thường, nhưng khi đã trưởng thành có suy nghĩ chín chắn tôi hiểu ra rằng —> ĐẢNG đang ngồi ở TRÊN, CAO, UY QUYỀN LẮM, và cái loa tuyên truyền của Đảng đã làm cho dân ta thành mụ mị – những cái sai được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến ta tưởng nó đúng.

      Thật là nguy hiểm cho đất nước dân tộc vô cùng,

    • SÔNG HÀN said

      Lịch sử không có nếu (giá như) bác ạ!

      • Ho Chan That said

        Tôi (hay bất kỳ ai) khi dùng chữ “giá như” là đều muốn nói về quá khứ (lịch sử) bằng sự “tiếc nuối”, “hy vọng” cho tương lai….

        Chứ ai chẳng hiểu là những thứ “giá như” kia đã được thực hiện trong “lịch sử” rồi thì còn “giá như” làm gì nữa?!?!

  14. D.Nhật Lệ said

    Bài viết hay và hay nhất theo tôi là ở Thách thức thứ năm : giải Hoa và phi Hoa.
    Vấn đề này,nếu lãnh đạo thực sự yêu nước và thương dân,thì họ chỉ học Nhật Bản với Thoát Á
    luận để đề ra chủ trương Thoát Trung như Ts.Giáp Văn Dương từng bàn đến.
    Tác giả vạch rõ điều cốt lõi này là sự nhầm lẫn ý thức hệ với quyền lợi đất nước của phía VN.ta.
    Đúng như tác giả nhận định là Tàu cộng khi ĐTB.hiện đại hóa là họ đã thấy sự viễn vông và ngu
    xuẩn của chủ nghĩa xã hội vốn không có yếu tố giúp phát triển kinh tế mà là chướng ngại vật cản
    trở phát triển cả đất nước họ và họ đã thành công.
    Chẳng lẽ họ thành công như vậy mà các ngài lãnh đạo nước ta lại tưởng bỡ muốn nắm tay họ để cùng đi lên thiên đường xhcn.giả hiệu hay sao chứ ? Ảo tưởng qúa đấy ! Các ngài được quyền ảo
    tưởng nhưng đừng bắt nước này,dân tộc này vì ảo tưởng của các ngài mà tụt hậu và vẫn tiếp tục
    bán sức lao động cho các nước lân bang !

  15. Thưa các nhà lãnh đạo ”có học”:
    -Đây có phải là một bài viết vớ vẩn không ạ ?

  16. Nhan said

    “Việc xử lý các bị can trong vụ án Vinashin hôm 30/3 có thể đã làm hài lòng một vài người.
    Nhưng đó không phải là phương thuốc trị bệnh mà chỉ là một ít dầu xoa đơn giản lên vết sưng do ung thư nội tạng”.
    Hoàng Anh có 1 cách nhìn rất biện chứng, phân tích rất xác đág!
    Mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí, mua quan bán chức, quan liêu, hách dịch đạo đức giả + bằng cấp giả, ” trường đại học mở tràn lan – lạm phát về du học”. Dân chúng ngày càng chịu nhiều thứ thuế, khoảng cách giầu nghèo của xã hội ngày càng xa, ác với dân, coi thường dân … “trên bảo dưới không nghe” là bệh “ung thư nội tạng” đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến tồn vong của đảg, của chế độ XHCN và của dân tộc! Chỉnh đốn đảg nhiều lần nhưng hiệu quả ra sao??

  17. Bài viết hay quá : lý luận sắc sảo,khúc chiết,rất đúng thực tế.ước gì các vị lãnh đạo nhà nước cũng đọc những bài viết như thế này.

  18. Như Không said

    Các phân tích trên đều đúng, nhưng chưa đủ. Tuy TQ và VN có những mâu thuẫn về biển Đông, đối tác chiến lược, nhưng xét về thể chế 2 nước lại có chung 1 hệ thống, có mối tương quan hữu cơ, tương trợ nhau. Một khi TQ vẫn còn làm kinh tế giỏi thì thể chế vẫn còn đúng vững mà VN sẽ dựa vào đó để loai ngoai tồn tại. Đó là ván bài định mệnh địa chính trị vì thế có thể đánh giá, chừng nào TQ có thay đổi thể chế thì VN mới có thay đổi. Không tin thì chờ xem!!! Dù dân tộc VN phải trả giá rất đắt cho ván bài này.

  19. VIỆT NAM SẼ CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ NHƯ MIẾN ĐIỆN ? said

    VIỆT NAM SẼ CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ NHƯ MIẾN ĐIỆN ?

    Xem tại đây:

    Nghe Radio CTM phỏng vấn Ls. Nguyễn Thị Dương Hà về phán quyết của nhóm công tác LHQ qua các vụ bắt giử độc đoán.

  20. btdt said

    Thách thức thì thách thức, nhưng chẳng có gì phải lo. Đảng ta rất tài tình, lãnh đạo nhân dân đánh thắng hai đế quốc sừng xỏ, đưa đất nước ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Thì những thách thức đó nhằm nhò gì.

  21. TRỰC NGÔN said

    Tác giả đã nói đúng về 5 thách thức cơ bản hiện nay của chế độ cầm quyền VN. Tuy nhiên còn một thách thức khác, là tử huyệt của chế độ, là cội nguồn để nảy sinh ra 5 thách thức kia thì chưa ( hoặc không dám ) nói đến.
    Đó là thách thức mất lòng DÂN rất nghiêm trọng, đã đến đỉnh điểm mà người dân phải đặt ra khái niệm lề ĐẢNG và lề DÂN. Như là hai chiến tuyến giữa mặt trận vậy. Trong lịch sử VN, đã có giai đoạn gần như thế này là triều đại của Hồ Quý Ly, nổi tiếng với câu nói của Đại tướng Hồ Nguyên Trừng ” Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”!

    5 thách thức này đã từng tồn tại ở xã hội của xứ Miến Điện. Nhưng ông TT ThanSein đã dám nước qua lằn ranh đó, từng bước xóa đi khoảng cách giữa nhà cầm quyền và nhân dân.

    Vì vậy thách thức về xung đột lợi ích được nới lỏng khi xã hội có dân chủ, thách thức về sức ép quốc tế (theo TQ) được giải tỏa, thách thức về chủ quyền ( cụ thể như công trình thủy điện ở biến giới giáp TQ)… không còn khi bang giao với Mỹ và Quốc tế bắt đầu, kinh tế bắt đầu phát triển với nguồn đầu tư ban đầu từ phương Tây ( có cả doanh nghiệp VN cũng mon men vào)…
    Chỉ cần chế độ cầm quyền đúng nghĩa là chế độ của nhân dân, có dân chủ và nhân quyền thì tất cả thách thức ấy đều tự thân tan biến hay không xuất hiện. Mà đâu phải Miến điện hay ho gì. Vì mô hình mà họ đang làm thì các xứ Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Mã Lai… đã thực hành từ mấy mươi năm nay rồi.
    Liệu chế độ cầm quyền VN hiện nay có dũng cảm như thế không ?
    Xem qua các phát ngôn gần đây của các vị lảnh đạo Đ, NN… thì chắc chắn chủ nghĩa MLN với kim chỉ nam là đấu tranh giai cấp tiếp tục là con đường mà các vị phải đi ( đi về đâu thì không biết ) thì mỗi người dân VN đã có câu trả lời cho mình rồi.

    • gia tao said

      TRỰC NGÔNnói chí phaircais cốt lỏi là do thâm quá nên làm mất hết lòng dân .bây giờ không còn lòng tin nhưng còn chút tình cảm và kiên nhẫn,khi nào hết kiên nhẫn ,đảng cũng chứ phái chứ phang tuốt

  22. Con-người said

    Ở VN ngày nay sự giàu nghèo tương đương với địa vị quyền lực và mối tương quan . Điều đó có nghĩa là gì ? – Rất rỏ ràng ! Địa vị càng cao giàu có càng lớn .
    Nền giáo dục thì sợ hải tàn bạo với bất cứ điều gì khác với cái mệnh danh là đường lối chủ trương của đảng cs .
    Dối trá tham lam thành máu thịt không bao giờ có thể đổi khác !

    Thế thì phải tin vào cái gì , sống bằng nhân cách nào , ứng phó ra sao ? Các vị tự cho là mình có tri thức : làm ơn đừng LÀM-LOẢNG-SỰ-THẬT …HÈN-LẮM!!!

  23. diemdan said

    diemdan
    06/04/2012 lúc 09:42 | #4
    Trả lời | Trích dẫn

    “Có thể Đài Bắc và Bắc Kinh đối lập với nhau về nhiều điểm liên quan đến kinh tế, văn hóa, thương mại… Nhưng họ hầu như không bao giờ lên tiếng phủ nhận khi bên kia tuyên bố chủ quyền trên các đảo trong khu vực tranh chấp).”
    “Dù thơ ngây hay không thơ ngây khi các nhà cai trị ở thượng tầng làm ngơ trước việc Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Nam Việt Nam cũng là một tội lỗi không thể tha thứ.” [KHG THỂ THA THỨ !]

  24. dân thường said

    Tôi cho là hết thuốc chữa. Ung thư nặng rồi. Thân thể VN bị tàn phá từ tim, gan.

  25. Có lẽ đcs biết chứ không phải không biết tất cả những nguy cơ này, nhưng đcs VN vẫn cố tình áp dụng “chính sách con đà điểu” (Ostrich Policy) làm đảng sách hiện nay. Hơn ai hết đảng biết bệnh của mình hết cách chữa nên cố gắng hưởng thụ được ngày nào tốt ngày ấy, cố gắng quên thực tại.

    Nếu ai đó trong đảng cs nghĩ rằng nếu VN trở thành một bang của Trung Cộng (một siêu cường tương lai của thế giới trong tương lai) và mình sẽ là những thái thú thì hãy nhìn tấm gương tỉnh Quảng Đông (một phần của Nam Việt ta ngày trước), chưa bao giờ người Quảng Đông được nắm chức vụ cao nhất.

    • Kể chuyện cảnh giác said

      Cảm ơn bác Hoàng Anh viết bài rất là đầu tư, dân hèn như tôi thì không mong gì tới cái chuyện nắm giữ chức vụ cao gì cả, chỉ muốn học lịch sử một cách công bằng nhất. Các bác hãy nghĩ thế này cho tiện, chủ nghĩa Mác đã bị Liên xô và Đông Âu đào huyệt, chôn sâu và táng bằng xi măng rồi từ khi nó mới chết nên an toàn, không bị ruồi bọ đẻ trứng vô đó, còn VN mình lỡ rinh một cái xác thối đó về, hễ hở chân thì lấp cát lên chân, hễ lòi tay thì lấp cát lên tay, nhưng không lấp nổi cái mùi xú uế của nó lên lấp cỡ nào cũng vẫn không bịt được. Bây giờ chỉ cần mọi người đồng lòng, đem cái xác thối đó đóng xin măng nó lại hoặc đem đốt sạch thành tro thì hết mùi, có thế thôi

  26. Cục Đất said

    Nhiệt tình cách mạng ?
    Bác thật dễ thương !

  27. DậnViệt said

    Bài viết dài, tâm huyết nhưng sai lệch cơ bản cách nhìn nhận.
    THÁCH THỨC LỚN NHẤT, SÂU XA VÀ BẢN CHẤT NHẤT CỦA ĐẢNG CS VN CHÍNH LÀ: QUAY LƯNG LẠI VỚI LỢI ÍCH ĐA SỐ CÔNG DÂN VN (chỉ trừ khoảng 3 ngàn đảng viên, lớp cán bộ chức quyền lưu manh). Vì độc quyền, thách thức của đảng cs Vn chính là: ĐỘC ĐOÁN, HÁCH DỊCH, CỬA QUYỀN đối với nhân dân VN. Để cố tồn tại, đảng cs VN đang ngày ngày MỊ DÂN, LÒE DÂN BẰNG CÁI GỌI LÀ “CHỈNH ĐỐN”. Căn bệnh quái ác đang ngày ngày hành hạ “cơ thể đảng cs VN” chính là: MỤC RUỖNG, THOÁI HÓA, THA HÓA VÀ BĂNG HOẠI TỪNG CÁ NHÂN ĐV (đương giữ chức quyền), TỪNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ DO ĐẢNG CS VN ĐỘC QUYỀN NẮM GIỮ.
    Những lí luận và thực tiễn nêu trên hoàn toàn hiện hữu tại đất nước gần 100 triệu dân. Không 1 ai có thể phản biện được. Quy luật đào thải sẽ tất yếu diễn ra tại quốc gia bệnh hoạn này. Hãy chờ xem !

    • H-A said

      Ui giời!
      Bác ơi – xấp xỉ 4 triệu đảng viên và họ không sống độc thân nhé. Không tính cháu chắt họ hàng – mà tính vợ con thôi 4 nhân 3 (1 vợ 2 con) = 12 triệu nhé. Nếu tính họ hàng vào thì sao hả bác. Bài viết hay và tổng thể thế này mà bác chê gì nữa… Những cái bác viết trong comment cũng có trong bài hết rồi, mà còn phân tích rất chi tiết nữa

      Nếu ai cũng nói hãy chờ xem thì ra sao? Phải phân tích rành rọt thế này mới là phương pháp này… “Hãy cho tôi hiểu biết và tri thức – tôi sẽ làm nên sức mạnh”

      Đoạn kết hay vì thực tế là rất khó để thay đổi thể chế nhà nước duy ý chí với hệ thống quân đội, công an… khủng như hiện nay. Chỉ biết cảnh tỉnh các bác trên cao và chờ đợi – nếu mâu thuẫn càng dồn dập thì tự thân Đảng sẽ phân chia đấu đá khốc liệt – đất nước sẽ hỗn loạn vô cùng…

  28. Nguyễn said

    Bài viết nên đọc nhiều lần để hiểu, để trân trọng sự công phu , lòng yêu nước của tác giả. Bác Phạm Toàn góp ý rất sâu: con người (lãnh đạo đất nước) kém thì mọi cái đất nước đều bị kém. Có chi tiết trong bài viết giống như ở quê tôi (Định Quán, Đồng Nai): có những con đường nhựa thật đẹp, không có người đi, chỉ để dẫn vào và đi qua các vườn cây bát ngát, ao cá mênh mông, của một số quan chức địa phương, trong khi có một số nơi dân không làm nổi đường nhựa để đi vì khốn đốn thiếu tiền do khẩu hiệu “dân nhân và nhà nước cùng làm”

  29. Thành said

    Bộ máy càng dựa dẫm vào súng đạn và dùi cui thì sẽ có ngày dùi cui và súng đạn bắn vào bộ máy. Chơi với dao là thế. Hiện nay chính quyền đang ỷ hết vào lực lượng vũ trang, sẽ đến lúc lòng tham trỗi dạy và tóe loe ra thôi!
    Nhân dân sẽ còn khổ đến bao giờ??

    • montaukmosquito said

      Nhân dân sẽ còn khổ đến bao giờ??

      Câu hỏi hơi thừa thãi . Tất nhiên câu trả lời là “Cho tới lúc nhân dân không muốn khổ nữa”. Còn bây giờ nhân dân vẫn còn muốn khổ thì cứ để họ khổ, bác quan tâm làm gì ?

      • kẻ sống thừa said

        Một đất nước văn minh phát triển,không thể nào song song hai vấn đề vừa phát triển kinh tế lại vừa phát triển tham nhủng ,một đất nước không thể nào đọc lập tự do hạnh phúc mà độc tai đảng trị ,một chế độ quá lạc hậu.

        • Việt Mường said

          Câu nói là chân lý, nhưng để nhiều người dân có cảm nghĩ thấm thía về nó thì khó vô cùng. Đây là sự thực hàng ngày tôi gặp đó.

  30. W.churchill said

    Đảng cộng sản Vn đang thách thức Nhân dân Vn !

  31. montaukmosquito said

    Em kiến nghị (lại kiến nghị!) Đảng “ta” hãy vẫn kiên định chủ nghĩa Mác-Lê . Chủ nghĩa Mác-Lê vẫn là chủ nghĩa bách chiến bách thắng, đúng mọi nơi mọi lúc, vấn đề gì cũng áp dụng được . Kiến nghị (lại kiến nghị!) chỉ cần đọc lại chủ nghĩa Mác-Lê là sẽ tìm ngay mọi giải quyết cho mọi tình huống kể cả những tình huống nêu trên . Dễ vạn lần, không Mác cũng chịu, khó vạn lần có Mác cũng xong .

    Các cặp phạm trù biện chứng, vật chất có trước, ý thức có sau, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản … Cứ bấy nhiêu đó mà tụng, thế nào cũng vỡ ra . Đừng lo, Đảng “ta” có bầy hầy cách mấy, quần chúng nước ta cũng không bỏ Đảng đâu mà lo . Đảng “ta” đã trở thành thuốc phiện của quần chúng nước ta rồi!

    • HTD said

      Rất đúng. Đảng ta là thiên tài, dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác vô đich và tư tưởng vô giá của Người, đảng đã dẫn dắt cả dân tọc ta đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chi có những bọn “phản động”, bon “diến biến hòa bình”… mới từ chối sự lãnh đạo của đảng.

      • Cong said

        Nhưng trong cuộc chiến tranh chống tham nhũng Đ. đã đi từ thất bại này đến thất bại khác.

      • montaukmosquito said

        Ôi, Đảng “ta” vĩ đại thật!

        Dân mình quả không xứng đáng với sự lãnh đạo tài tình, thần thánh của Đảng “ta”. Nguyễn Đình Thi đã từng nói những chí thức như ông mới chỉ là những hạt cát, phải có ánh sáng của sự vinh quang của Đảng rọi vào mới lấp lánh . Sá gì đám dân ngu tối, Đảng có rọi đèn pha cũng không lóe được tí giác ngộ nào .

        Càng nhận thấy sự vĩ đại của Đảng, em càng ghét nhân dân .

        Dân ta phải biết sử Đảng
        Ai mà không biết thì tra sử Đảng Tàu

    • TD97 said

      Mác bẩu các chứ ứ chơi với thằng Tàu, các chú đã thủng chưa hả?

    • mỹ lộc said

      nếu chưa đủ sức tàn phá yêu câu nhập thật nhiều nhân sâm vÀ nấm linh chi HÀN

    • Kể chuyện cảnh giác said

      Tui, dân ngu “..” đen, hổng biết cái chủ nghĩa Mác nó là ánh sáng là kim chỉ Nam hay chỉ Bắc gì ráo trọi. Đọc mà không hiểu cái khái niệm bóc lột là cái quái gì….XHCN là không bóc lột, còn TBCN bản chất là bóc lột. nên giá trị thặng dư cái bọn tư bản nó hưởng. Nếu tôi ngồi mà gõ, xì khò mỗi ngày ra 10 cái muỗng múc canh, còn tư bản hả, mỗi ngày ra 200 cái, cho nó bóc đi, cho nó lột đi, tui cũng được tiền công 50 cái….Cái loại đầu đất sét như tui không dám cào bằng với những bộ óc khổng lồ, nó bóc nó lột cũng còn hơn khối cái xã hội mà các bác ca ngơị nhé. Chủ nghĩa của Mác xem bộ óc con người là đất sét, làm việc như robot (loại ngu nhất) cào bằng khả năng mọi người như nhau, phân phát cho cả đàn ông và đàn bà đều có lưỡi lam, có khăn vải mùng….Bây giờ tôi mới hiểu, đàn ông dùng dam lam cạo râu, còn đàn bà dùng dao làm để đi đánh ghen….ô hô…..Cái chủ nghĩa nó sâu sắc, nó thâm thúy đến thế mà tới khi nó chết mục xác rồi loại dân nhu như tôi mới hiểu có chút xíu.

  32. Đại_úy said

    Hãy tự ra đi mặc dù đã… quá muộn !

  33. Vytnt said

    Miến Điện ! Hãy bắt đầu học điều tử tế từ đây !

  34. Cảm phiền anh Ba sửa giúp: PH trên :”yêu nhau” chứ không phải “yêu nhay”, xong anh xóa PH này đi. Cám ơn, (can tội không đọc lại).

  35. Cám ơn tác giả H A! Bài viết quá hay, quá sâu sắc và cặn kẽ mọi căn nguyên. Nhưng tôi nghĩ họ chả quan tâm, mũ ni che tai hết!
    Nhục thì cố nhịn, xấu hổ như vụ quan chức Hải Phòng đã có “rổ che”, có “nong đè”, có “nia đạy”!
    Ca “rao” đã có câu:
    Yêu nhay đắp điếm mọi bề,
    Một trăm chỗ lệch anh kê cũng bằng!

  36. Bài viết của bạn Hoàng Anh công phu, nhưng xin lỗi, hinh như chính bạn Hoàng Anh cũng chưa thoát khỏi thói quen tư duy 1, 2 , 3, … thêm mãi cho đến n … rồi có ai đó bổ sung thêm thách thức mới, thêm nữa, thêm mãi vẫn thấy còn vô khối chuyện chưa nói ra hết.

    Tôi đề nghị xem xét thử MỘT điều này thôi: chỉ có MỘT thách thức thôi, và từ đó sẽ chỉ tìm lấy MỘT lối thoát thôi — MỘT thách thuc đó là tình trạng KHÔNG ĐỦ NĂNG LỰC của Đảng CSVN và MỘT lối thoát: dân chủ hóa đất nước để sử dụng năng lực của toàn thể nhân dân.

    Không đủ năng lực là cái gốc, là thách thức duy nhất. Đảng lại luôn luôn bị đẩy theo thời cuộc (thay đổi chóng mặt) và quy luật nghiệt ngã của thời đại thế kỷ 20-21, không phải thời Lê Lợi chỉ cần “trả gươm thần” rồi thảnh thơi xây dựng tổ quốc hầu như bất biến. Sau khi bị đẩy phải kháng chiến thành công liền bị đẩy phải tiếp quản một cuộc sống xã hội ở giai đoạn phát triển quá xa lạ với một nước VN “rũ bùn đứng dậy sang lòa”.

    Thành tich trong kháng chiến là có thật. Thành tích đánh giặc là có thật. Thực sự có vinh quang, sáng lòa thật. Nhưng sau đó là sự BẤT LỰC không điều khiển nổi cuộc sống xã hội đòi hỏi một TƯ DUY mới, những PHƯƠNG PHÁP mới, những MỐI QUAN HỆ MỚI.

    Đến khi đó lại bị những căn bệnh bên trong gậm nhấm. Căn bệnh đẻ ra bởi HÔN NHÂN CẬN HUYẾT: một cuộc sống Đảng ta chỉ thấy nguoi của Đảng ta mới đáng tin cậy. Thế là đành chỉ đề bạt nội bộ. Quanh quẩn chỉ có những nguoi con người cháu của một cuộc hôn phối do các Ban Tổ Chức “ngủ” với nhau rồi đẻ ra sau những đêm “cơ cấu”… Cuộc sống thực đã bị chi phối chỉ do những nguời cán bộ tổ chức. Chỗ chết là ở đó.

    Liệu có hy vọng gì không, tôi chưa dám nghĩ, và cũng không muốn nghĩ thêm.

    • Nacchecudo said

      Cảm ơn nhà giáo tâm huyết Phạm Toàn !
      Đây mới là cách nhìn nhận thấu đáo, triệt để về mặt khoa học nhất.
      Chỉ xin thêm với bác: Từ NĂNG LỰC là cái gốc, cái căn nguyên dần dần đảng tự “hình thành và phát triển” thành căn bệnh trầm kha: BĂNG HOẠI, THA HÓA VỀ ĐẠO ĐỨC. Đây cũng là logic, hệ quả và biện chứng của THIẾU NĂNG LỰC khi cầm quyền vận hành số phận, vận mệnh đất nước !

    • HTD said

      Sao nhỉ? Đảng ta là đạo đức là văn minh, đã dẫn dắt dân tọc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng đã mang một mùa xuân đầy ước vọng đến cho mọi người, và lịch sử đã chứng minh chỉ có đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng tiên phong và duy nhất được lịch sử trao cho vai trò lãnh đạo…

      Thật không thể hiểu nổi ?!

    • cận huyết said

      nghàn lần cẩm ơn bác PHẠM TOÀN bác đã viết thật sâu sắc và cầm tay chỉ việc cho lũ lãnh đạo bọn con .nhưng bác thông cảm trong cơ cấu còn quá nhiều thằng tham vÀ nát quá cho nên khuyên nó giống như đàn gãy tai tru

  37. Việt Gian said

    Đảng làm thế nào để vượt qua những thách thức trên?
    Bài viết đã trình bày rồi phải biết đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc Việt nam lên trên hết.
    Phải xây dựng một nhà nước trên cơ sở luật trị, và một đội ngũ quản lý nhà nước hữu hiệu có đủ năng lực thật sự bằng các hình thức thi tuyển công chức một cách công khai và minh bạch.

    • TIEN said

      Làm sao có đươc đội ngũ quản lý đất nước tốt KHI ĐẤT NƯỚC TA CHƯA CÓ CÔNG BẰNG VỀ CƠ HỘI TRONG BẦU CHỌN, TRONG THI CỬ SẮP XẾP NHÂN SỰ, TRONG MỌI CHỨC VỤ QUAN TRONG QUÀN LÝ NHÀ NƯỚC… v…v…KHI ” con cháu các cụ” VẴN LÀ TIEU CHUẨN HÀNG ĐẦU ?

  38. qx said

    Cám ơn tác giả Hoàng Anh.

    qx

  39. Người mù said

    Bài viết hay ! nhưng chỉ làm động não của tôi và làm tôi buồn thêm vì…bọn chúng không thèm đọc,có đọc chưa chắc hiểu (Hay cố tình không hiểu?) vì…tư duy bọn chúng chỉ ở chỗ làm sao bảo vệ đặc quyền, đặc lợi chứ đâu có nghĩ gì về sự tồn vong của đất nước.

    Cảm ơn tác giả !

  40. Haohao said

    ĐỐI LẬP TRUNG THÀNH
    Bài viết rất hay. Nhiều nội dung, có phân tích, soi xét. Song cách nhìn vẫn là người trong cuộc, chưa chín. Tác giả Hoàng Anh đã đánh giá thấp ban lãnh đạo đảng cộng sản khi cho rằng họ không nhận ra các vấn đề (mà HA đã phân tích) trong khi chính họ là người hiểu rõ hơn ai hết, vì chính họ đẻ vấn đề ra chứ ai vô đó.

    “Cuộc Đổi mới khởi sự năm 1986 cho thấy những biến chuyển ở Việt Nam cũng là một sức ép. Nhưng điều đáng tiếc, trong hành động này, các nhà lãnh đạo cao nhất đã từ chối chấp nhận thực tế rằng, sức ép đó là giành cho vận mệnh của dân tộc. Họ chỉ thừa nhận thông qua hành động của mình rằng, sự thay đổi đó là cần thiết cho việc DUY TRÌ VỊ THẾ LÃNH ĐẠO của Đảng Cộng sản.”

    Phân tích này đúng, rất đúng nhưng chưa đủ. Họ phải nới ra 1 chút cho dân thở vì bí bức quá rồi, chính họ cũng hết đường sống. Nhưng DUY TRÌ ĐẶC QUYỀN của CHÍNH BỌN HỌ khi Đảng còn độc quyền lãnh đạo mới là động lực chính và là mâu thuẫn quyết liệt giữa BỌN HỌ và 3 triệu đảng viên trọc còn lại. Vì 3 triệu đảng viên trọc đó cũng là dân Việt, bọn họ cũng muốn bảo toàn lợi ích của dân tộc như dân thường.

    Hoàng Anh tưởng rằng họ ngu ngơ về CNXH? Chết cười.

    Đảng độc quyền chân lý nghĩa là chóp bu Đảng làm ra chân lý, và độc quyền phán xét, phân xử, kết tội, trừng phạt hoặc trừng trị kể cả thủ tiêu (1 số cán bộ cao cấp của Tàu bị giết tại tỉnh Vân Nam sau vụ Thiên An Môn chẳng có xét xử gì mà là lệnh miệng của Đặng, một số vụ tai nạn giao thông đáng ngờ, hoặc thức ăn trúng độc hoặc tự tử trong trại giam …)

    Đảng tập trung dân chủ nghĩa là … chóp bu Đảng làm ra dân chủ

    Đảng tập trung của cải, nguồn lực, tài nguyên khoáng sản, tài chính, nhân lực nghĩa là … chóp bu Đảng…

    Đảng phân phối của cải, nguồn lực, tài nguyên khoáng sản, tài chính, nhân lực nghĩa là … chóp bu Đảng…

    Đảng phân phối hạnh phúc nghĩa là chóp bu Đảng làm ra hạnh phúc, kể cả định đoạt việc kết hôn của đảng viên. Hic! Sâu sát quần chúng dữ. Ăng ka quyết là phải cưới.

    Tóm lại, nếu con cái hoặc bà con giòng họ mà được lọt vào chóp bu thì bố tàu có bảo ăn cứt cũng cứ khen ngon. Ây da. Giải Hoa với Phi Hoa phải chăng là GIẢI THỂ?

    Nếu rủi ro tới mức ĐẢNG phải giải thể thì có 2 vấn đề đặt ra là AN TOÀN và TIỀN. Tức là con cháu ra nước ngoài + hộ chiếu + quốc tịch Mỹ + tài khoản rủng rẻng!!!

    Ôi! không VƠ VÉT, tận thu thì làm sao có an toàn và tiền? Chuyện còn lại là THÁCH THỨC của chóp bu nhiệm kỳ sau. Nhé.

  41. sơn huy said

    Rất cảm ơn tác giả. Là người VN bình thường, tôi vẫn luôn tiếp cận, cập nhật thông tin để biết được đất nước ta hiện nay đang ở nấc thang nào trong bảng xếp hạng của thế giới ( kinh tế, nhân quyền, dân chủ, tự do, mức độ tham nhúng, sự hữu hiệu của bộ máy công quyền…). Qua bài viết của tác giả Hoàng Anh, tôi thấy thêm nhiều vấn đề mới, nhất là cách đặt vấn đề và lập luận, dẫn chứng. Và tôi càng hiểu rằng, chỉ có đứng về phía nhân dân, từ bỏ độc quyền lãnh đạo, tước bỏ những giáo điều sáo rỗng, bỏ thói tuyên truyền và lừa gạt, khủng bố và bạo lực với nhân dân, Đảng mới có cơ may được quay trở lại làm người dân VN, để cùng cả dân tộc này dựng xây một đất nước VN hòa bình, hữu nghị với cộng đòng thế giới, và sớm thoát khỏi cái nhục nô lệ, nghèo đói.

  42. huythuanvu said

    “thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai”
    Một bộ luật mà có quá nhiều nơi nhận thức , thực hiện sai dẫn đến tranh chấp khiếu kiện kéo dài phổ biến và cả những hành vi manh động thì hỡi ôi có còn là luật nữa không hay chỉ còn là công cụ để….cướp!

  43. hoang lai giang said

    Hoàng Lại Giang -nhà văn ,
    Một bài viết sâu sắc ,chân tình ,xây dựng .Là người VN thì nên đọc kỹ ,đặc biệt những nhà lãnh đạo đảng cầm quyền hôm nay .Đọc để suy nghĩ và tìm cách dẫn đất nước thoát ra khỏi đói nghèo và khốn khổ khốn nạn hôm nay .
    Xin cảm ơn tác giả .
    HLG

  44. nguyen boston said

    Điều thủ tướng cộng sản VIỆT NAM có thể làm được cho đảng cộng sản chạy tội và cho dân chúng tha tội cho đảng viên đảng cộng sản là thả hết tù nhân yêu nước ,cho họ ứng cử để dân bầu chọn họ vào những chức vụ đất nước đang cần người điều hành .từ từ sẻ thay thế những thành phần lãnh đạo trẻ và đầy đũ khả năng để đưa dân tộc đi theo những quốc gia trên thế giới ,còn chờ cho một thay đổi từ những biến cố .tôi tin không thể tránh khi người cộng sản không thể tồn tại ở địa cầu .họ bị tước đoạt quyền hành ,bị loại ra ngòai .tôi nghỉ không yên ổn cho rất nhiều vấn đề .tôi là người linh thuộc quân lực VIỆT NAM cộng hòa ,tôi không muốn lòng thù hận cũa tôi có dịp sống để làm những điều chôn tận trong lòng ,nhưng là con người .khi không có pháp luật cai trị .tôi nghĩ mọi chuyện có thể xẩy ra .điều nầy NGUYỄN PHÚ TRỌNG phải biết hơn ai hết ,dân VIỆT NAM không bao giờ tha cho giòng họ nào đã bán nước buôn dân .

  45. Boxit Viet Nam said

    Vực thẳm gọi vực thẳm!!!!! đạo đức xã hội ngày càng suy đồi, tham nhũng triền miên, người dân mất niềm tin vào các cơ quan thực thi công lý.

  46. Cục Đất said

    Điệp khúc “Đã đến lúc …” đã nghe ít nhất là 30 năm rồi.
    Tại sao không thấy ĐẾN ?

Bình luận về bài viết này