BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

426. Lạm dụng lịch sử

Posted by adminbasam trên 21/10/2011

Đôi lời: Những nước có ý định nghe theo lời khuyên của Trung Quốc, thực hiện nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” do Bắc Kinh đưa ra, cần đọc bài này, bởi mục đích cuối cùng mà Trung Quốc muốn đạt được là, sau khi khai thác xong thì chủ quyền ở những vùng biển đó thuộc về họ. Câu kết luận cuối bài rất hay: “Dường như Bắc Kinh muốn tạo ra một ngoại lệ trong luật pháp quốc tế. Họ muốn có được mọi thứ. Nhưng luật là luật. Luật pháp quốc tế còn có ý nghĩa gì nữa nếu nó không còn mang tính quốc tế, và nếu nó không còn là luật“?

—————–

The Diplomat

Lạm dụng lịch sử

Frank Ching

Ngày 16-10-2011

Học giả Frank Ching cho rằng những yêu sách lẫn lộn giữa yếu tố lịch sử và pháp lý của Trung Quốc trên Biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) là không nhất quán. Bắc Kinh không thể có được mọi thứ.

Có lần, ông Lucian Pye, một học giả người Mỹ nói một câu nổi tiếng, rằng Trung Hoa không phải là một quốc gia mà là “một nền văn minh giả vờ là quốc gia”. Điều đó có thể đúng vào lúc nào đó, nhưng ngày nay Trung Hoa đã biến thành một nhà nước hiện đại, đóng vai trò chủ động trên các diễn đàn quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Hoa cũng đang cố gắng lợi dụng nền lịch sử lâu đời của mình khi nhấn mạnh trường hợp của họ các tranh chấp quốc tế. Không vụ việc nào minh họa chuyện này rõ hơn là vụ tranh lãnh hải trên Biển Đông hiện nay, khi Trung Hoa phải đối đầu với vài nước láng giềng. Cũng bị lôi kéo vào các xung đột khác nhau còn có Mỹ, Ấn Độ và ngày càng có thêm sự góp mặt của Nhật Bản. Đó là một sự pha trộn rất mạnh.

Năm 1996, Bắc Kinh phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và công khai áp dụng điều khoản của công ước nói rằng “Trung Quốc hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa” – một khái niệm cho đến nay vẫn không rõ ràng.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, họ tái khẳng định chủ quyền của họ trên các đảo nhỏ, đá và dải san hô ở Biển Đông trên cơ sở lịch sử – là những cơ sở không được công ước công nhận. Như thế nghĩa là, Trung Quốc tuyên bố có toàn quyền theo luật quốc tế ngày nay, và không chỉ thế, họ cũng đòi các quyền mà nhìn chung không được công nhận, bởi vì nền văn minh của họ đã hình thành từ vài nghìn năm trước.

Xét trên phương diện lịch sử, Trung Hoa là một cường quốc thống trị ở Đông Á, và họ coi các nước yếu hơn họ là chư hầu. Hiện tại, bằng việc khăng khăng giữ những yêu sách chủ quyền phản ánh một mối quan hệ lịch sử – đã chấm dứt hàng trăm năm trước – với sự nổi lên của phương Tây, theo một nghĩa nào đó, Bắc Kinh đang cố sức vãn hồi và hợp thức hóa cái thời họ là một bá quyền không ai dám thách thức.

Trung Quốc công nhận những phần nào trong công pháp quốc tế và chối bỏ phần nào, hiện còn chưa rõ. Sự mơ hồ đó làm căng thẳng thêm những tranh chấp hiện tại – có liên quan trực tiếp tới Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, và gián tiếp tới lợi ích của rất nhiều nước khác.

Yêu sách mà các nước Đông Nam Á đưa ra chủ yếu dựa vào các điều khoản trong Luật Biển. Tuy nhiên, Trung Quốc thì lại giữ lập trường cho rằng chủ quyền của họ đối với những vùng biển liên quan đã có từ trước khi Luật Biển được ban hành, và do đó không thể áp dụng luật được. Lịch sử đi trước luật pháp.

Năm 2009, Trung Quốc đệ trình tới Ủy ban LHQ về Luật Biển một bản đồ nhằm củng cố cho yêu sách của họ rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trên Biển Đông và vùng nước kế cận, cũng như là các “đáy biển và tầng đất tương ứng” (nguyên văn: seabed and subsoil – ND).

Bản đồ thể hiện một đường đứt đoạn hình chữ U bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông và ôm lấy biển của các nước láng giềng gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines. Đó là lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình bản đồ lên LHQ để củng cố cho các yêu sách chủ quyền của họ, nhưng họ không đưa ra lời giải thích nào để cho biết có phải là họ đòi sở hữu toàn bộ vùng biển cũng như các đảo nằm trong đường đứt đoạn đó không.

Đây là hành động xa rời hẳn lập trường mà Trung Quốc từng đưa ra khi họ phê chuẩn Công ước. Còn nhớ hồi đó, Trung Quốc nói rằng họ sẽ tham vấn “các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề với Trung Quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế và theo nguyên tắc bình đẳng”.

Đáng chú ý, đặc biệt đối với Mỹ, là lập trường của Trung Quốc về UNCLOS cũng đã thay đổi ở một khía cạnh khác. Vào năm 1996, họ có quan điểm rằng tàu chiến nước ngoài phải được họ chấp thuận thì mới có thể qua lại lãnh hải Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc lại tuyên bố là tàu chiến nước ngoài phải được họ chấp thuận thì mới được qua lại trong vùng đặc quyền kinh tế của họ – một khu vực rộng hơn (lãnh hải) nhiều và không nằm trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc. (*)

Mỹ phản bác quan điểm đó, khẳng định vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia thì là một phần của biển cả (high sea – là vùng biển phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Các quốc gia có biển và quốc gia không có biển đều được hưởng nguồn lợi tài nguyên từ khu vực này – ND) và (do đó) tàu hải quân được tự do đi vào khu vực này, thậm chí có thể tiến hành hoạt động mà không cần phải được ai chấp thuận.

Sự khác biệt về quan điểm giữa Trung Quốc và Mỹ (cũng như nhiều nước phát triển khác) đã dẫn đến đối đầu giữa hai quốc gia này, với việc tàu hải giám của Mỹ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và bị Trung Quốc phá.

Việc Trung Quốc viện đến lịch sử là một diễn biến tương đối mới trong luật quốc tế, mặc dù điều đó không phải hoàn toàn chưa từng có tiền lệ. Chẳng hạn, các quốc gia ven biển đã được phép tuyên bố quyền tài phán mở rộng đối với các vùng biển, đặc biệt vịnh hoặc đảo, khi những yêu sách đó của họ là mở, đã được đưa ra từ lâu, duy nhất họ đưa ra, và được các nước khác chấp nhận rộng rãi.

Tuy nhiên, trong trường hợp Trung Quốc, các yêu sách của họ rõ ràng không phải “duy nhất họ đưa ra” và cũng chẳng được các nước khác chấp nhận rộng rãi, bởi lẽ chúng còn đang bị tranh cãi công khai. Thế mà các quan chức và học giả Trung Quốc vẫn cố gắng biện bạch cho các lập luận của họ bằng cách viện dẫn đến lịch sử.

Chẳng hạn, ông Lý Quốc Cường (Li Guoqiang), một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Địa lý Biên ải Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã viết hồi tháng 7 trên tờ Nhân Dân Nhật Báo: “Các bằng chứng lịch sử cho thấy nhân dân Trung Quốc đã phát hiện ra những hòn đảo trên biển Hoa Nam từ thời Tần (221-206 trước CN) và Hán (206 trước CN-220). Ông ta khẳng định, biên giới hàng hải Trung Quốc đã được xác lập bởi triều Thanh (1644-1911).

Ông viết: “Ngược lại, Việt Nam, Malaysia và Philippines gần như chẳng biết gì về những hòn đảo trên biển Hoa Nam, vào cái thời trước đời nhà Thanh của Trung Quốc”.

Việt Nam, khi trình bày vấn đề của mình, đã sử dụng các bản đồ và kiến thức địa lý chứng minh “chủ quyền lịch sử” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17. Quan điểm này không viện dẫn tới lịch sử xa xôi như Trung Quốc, nhưng ít nhất cũng cho thấy là các yêu sách của Trung Quốc đã bị tranh cãi từ nhiều thế kỷ trước, tức là Trung Quốc không có quyền tài phán duy nhất và liên tục trên các hòn đảo đó.

Và nếu coi lịch sử là một tiêu chí để xem xét, thì thời kỳ nào của lịch sử có tính quyết định đây? Suy cho cùng, nếu nhà Tần hay nhà Hán được coi là điểm chuẩn, thì diện tích của Trung Hoa ngày nay sẽ phải nhỏ hơn nhiều, bởi vì vào thời điểm ấy, nó đâu có bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý – mà bây giờ là vùng đông bắc Trung Quốc.

Trung Hoa có một nhượng bộ với các nước láng giềng, đó là tạm xếp các tranh chấp chủ quyền lại và tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên chung. Đây là đề xuất của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, mới đây nhất là vào ngày 31-8 khi ông Hồ gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

Tuy nhiên, có vài vấn đề nghiêm trọng. Trung Hoa muốn gì khi đưa ra chính sách này?

Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích: Quan niệm “gác tranh chấp sang một bên, để cùng khai thác” có bốn yếu tố sau đây:

1. Chủ quyền của các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc.

2. Khi điều kiện chưa chín muồi để mang lại một giải pháp toàn thể cho vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì các cuộc thảo luận về vấn đề chủ quyền có thể bị trì hoãn, để gác tranh chấp sang một bên.

Gác tranh chấp không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền. Nó chỉ có nghĩa là gác tranh chấp sang một bên vào thời điểm đó.

3. Các vùng lãnh thổ tranh chấp có thể được khai thác chung.

4. Mục đích của khai thác chung là để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau thông qua hợp tác, và tạo điều kiện để tìm ra một giải pháp cuối cùng cho vấn đề chủ quyền”.

Bốn yếu tố này cho thấy rõ rằng, thay vì gác tranh chấp chủ quyền lại, thì ý tưởng khai thác chung kia là cách Trung Quốc áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ lên các bên khác. Chủ quyền của Trung Quốc là kết quả mà họ mong muốn đạt được sau bất kỳ quá trình khai thác chung nào. Thảo nào chẳng nước nào ủng hộ Trung Quốc về cái đề xuất ấy.

Có lẽ chính vì tồn tại xung đột giữa các yêu sách dựa vào lịch sử và UNCLOS mà nhiều học giả Trung Quốc khác đang kêu gọi xem lại Luật Biển.

Lý Kim Minh (Li Jinming) – giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn – nói rằng UNCLOS có những “hạn chế”, và kết quả là “Trung Quốc phải xem xét hoàn cảnh của chính họ trước khi thực thi UNCLOS”. Điều ấy nghĩa là, mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước – đã có hiệu lực tới 17 năm – nhưng Bắc Kinh không cần phải tuân thủ các điều khoản của Công ước, trừ khi Công ước được xem xét lại sao cho có lợi cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Dường như Bắc Kinh muốn tạo ra một ngoại lệ trong luật pháp quốc tế. Họ muốn có được mọi thứ. Nhưng luật là luật. Luật pháp quốc tế còn có ý nghĩa gì nữa nếu nó không còn mang tính quốc tế, và nếu nó không còn là luật?

Chú thích của người dịch:

(*) Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chia nhiều khu vực biển khác nhau, trong đó các quốc gia có các quyền chủ quyền ở các mức độ khác nhau. Chủ quyền của một quốc gia là tuyệt đối trong các vùng nội thủy, gần như tuyệt đối trừ việc cản trở các quyền đi qua không gây hại đối với vùng lãnh hải, và giới hạn trong các quyền kinh tế đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Độc giả tham khảo: Quy Chế Pháp Lý Một Số Vùng Biển Việt Nam Phù Hợp với Công Ước LHQ về Luật Biển 1982.

Thủy Trúc dịch từ The Diplomat

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

54 bình luận to “426. Lạm dụng lịch sử”

  1. thienphu said

    Cac ban noi toi trung quoc lam chi vay ?con trong nuoc Viet nam thi sao .HRW len tieng , dan bieu My len tieng , roi toi ai . . . ? len tieng nua .Khi de cac nha hoat dong yeu nuoc bi bat va tu day .Tat ca chi la noi thoi , roi con hanh dong thi o dau va khi nao chu ? That buon va dau kho ca ve the xac lan tam hon cua ho.

  2. […] Basamnews […]

  3. Nguyễn Quang Thạch said

    Mong sao những tên bành trướng đều bị dân chính nó xử như thế này thì người Việt đỡ lo lắng http://www.youtube.com/watch?v=hWo9rn-IzWs&feature=player_embedded&skipcontrinter=1

  4. Bách Việt said

    – Chủ quyền phải được khẳng định thực tế liên tục và hòa bình cho đến hiện tại( VD là thời điểm hình thành tổ chức liên hiệp quốc).
    – Nếu chỉ dựa vào lịch sử trước khi có liên hiệp quốc thì thế giới sẽ loạn. như vậy vùng biển và các đảo của trung mỹ là thuộc Bồ Đào Nha do columbo khám phá ( việc này cả thế giới biết) và rất nhiều dẫn cứ khác. Chưa xét việc trung quốc chủ quyền biển đông từ thời háng… là hư cấu không có cơ sở và các nước không biết.
    – Vì vậy mọi sự chủ quyền bằng chiến tranh xâm lược đều vô nghia không được công nhận.( TS-HS phải trả lại cho Viet Nam).
    – Các vấn đề không thương lượng được thì phải giải quyết bằng công ước biển của liên hiệp quốc. Công ước là chuẩn là trên hết để giải quyết tranh châp.
    – trung quốc đã ký công ước biển nay không chịu công nhận, đòi đứng trên công ước trong vấn đề tranh chấp biển đông thể hiện sự tham lam bành trướng. Không những thế đay là hành động coi thường quốc tế, chà đạp các nước đông nam á, chính là phát xít mới.
    – Phải phát động cho thế giới biết, cảnh giác chống lại và tiêu diệt ngay từ trứng nước am mưu của bọn chúng.

  5. […] dụng lịch sử Posted on Tháng Mười 21, 2011 by bahaidao Posted by 426. Basamnews on 21/10/2011 Đôi lời: Những nước có ý định nghe theo lời khuyên của Trung […]

  6. […] Lạm dụng lịch sử […]

  7. Nuoc Viet said

    Cả tháng nay rút tiền bên ATM của VCB thấy có chữ Tàu nữa bên cạnh tiếng Việt và English

    Có bao nhiêu thằng Tàu khựa xài ATM VCB để rút tiền nhỉ? hay là cho 1 triệu bọn công nhân Tàu đang làm việc trên khắp đất nước VN này sử dụng?

    Sách Luật thì lại ghi chữ Tàu trên cả chữ Việt, cái này chắc chắn là có chỉ đạo chứ k thì bố ô tổng biên tập NXB nào dám làm chuyện này!

    1 bước đồng hóa về mặt văn hóa và kinh tế dân Việt chăng?

    • Đã rõ như thế rồi mà bác vẫn còn ở đây “chăng với chả sao”? Bô mặt của bọn bọn bành trướng bẩn thỉu có phải bây giờ mới lộ ra đâu mà bác còn nghi ngờ?

      Bác xem tạm biếm họa này xem đó có phải bản chất của bọn Tàu không!

      China-The Cannibalism

  8. Tiện đây em kể câu chuyện này của ông già em kể cũng phải 10 năm rồi, có thể gọi là giai thoại cũng được vì ông già em nghe 1 người bạn là vợ của 1 đại tá QĐNDVN kể :

    Trong hội nghị 4 bên hay HẬU hội nghị 4 bên gì đó có VNCH, VNDCCH, Mặt trận giải phóng MNVN ở Sài Gòn.

    Sau khi Tàu xua quân chiếm Hoàng Sa năm 1974, lúc đó (xem lại trên mạng Internet) thì miền Nam phản đối ầm ĩ, biểu tình khắp nơi trên thế giới. Trong khi ở miền Bắc thì “ngậm tăm” và dĩ nhiên nhân dân ở miền Bắc chắc chỉ có 1 số ít là lãnh đạo cao cấp mới biết chăng ?

    Trong lúc đang họp hay bên lề/giải lao gì đó : chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp của VNCH có hỏi đ/c đại tá của ta về thái độ của VNDCCH đối với việc Tàu chiếm Hoàng Sa, không biết đ/c đại tá VNDCCH giải thích như thế nào chỉ biết ông chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp giận dữ ném cả cái gạt tàn vào xuống đất hay về phía đ/c đại tá của ta.

    Nói chung thái độ của đ/c đại tá là ngượng và lúng túng (đây là cảm xúc của đ/c mà bà vợ của ông kể chuyện với bố em)

  9. RAU MUỐNG CỌNG said

    Tôi rất thích cái đoạn:” Và nếu coi lịch sử là một tiêu chí để xem xét, thì thời kỳ nào của lịch sử có tính quyết định đây? Suy cho cùng, nếu nhà Tần hay nhà Hán được coi là điểm chuẩn, thì diện tích của Trung Hoa ngày nay sẽ phải nhỏ hơn nhiều, bởi vì vào thời điểm ấy, nó đâu có bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý – mà bây giờ là vùng đông bắc Trung Quốc”.
    Nhưng thằng Tàu nó lờ cái lí này.
    Còn nn mình thì cúi xuống vì sợ ???

    • khách qua đường said

      tôi cũng thích đoạn này và cũng thích lập luận của bọn Máng Tàu.Nói như bọn Tàu thì ta sắp lấy lại được mấy tỉnh Vân Nam < Quảng Đông Quảng Tây rồi. Mà chán nhất cái khoe khoang KY NIỆM ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN.Nghe nó thối thối làm sao ấy,nó nhục nhục làm sao ấy

  10. Nói thật với tất cả các bác trên đây :

    Từ khi biết đến anhbasam độ vài tháng gần đây, em chẳng bao giờ quan tâm bên này bàn, bên kia bàn, học giả này phân tích, ông tướng lĩnh trình bày, chuyện Đông, chuyện Tây lời lẽ thiệt hơn. Nói chung là em không để ý lắm đến các website, blogger, facebookker trên cái mạng ảo này.

    Cứ suy từ câu chuyện truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy đã nhắc nhở, quá khứ xa cũng như gần nếu là 1 người Việt Nam đủ khả năng đọc hiểu, không bị Tàu nó gài độ vào chuyện đàn bà/con gái, tiền bạc, quyền lực chẳng bao giờ tin vào lãnh đạo Tàu bất luận chuyện gì liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải cả.

    Em linh cảm trước sau gì nó cũng “tẩn” mình thôi, không biết lúc nào, giai đoạn nào Việt Nam khủng hoảng nhất, lụn bại nhất, mất đoàn kết nhất.

    Cho nên nói thẳng các bác đừng có giận :

    100 bài viết (tuyên truyền cho người Việt) không bằng 1 lần xuống đường, vì tác động truyền thông hiệu quả hơn, nhanh hơn, đông người biết hơn. Tất nhiên những bài viết/tham luận/hội thảo QUỐC TẾ thì ý nghĩa lại khác, ở đây em không dám cũng như không đủ thẩm quyền/đủ trình độ để lên tiếng.

    Chẳng qua vì 1 số lý do A, B, C nên tạm thời biểu tình không thể diễn ra chứ nếu có điều kiện thậm chí biểu tình cả năm cho đến khi nào toàn nhân dân Hà Nội từ những người nông dân chân lấm tay bùn cho đến tất cả các đ/c Công an, cán bộ phường/xã phải thực sự thấy lo lắng/thao thức trước những hiểm họa của giặc Tàu rất vô hình nhưng âm thầm siết chặt vòng vây.

    Nó siết đến mức độ nào chúng ta thấy những tàn dư của CS Tàu lan tới Việt Nam như CCRĐ, NVGP….khiết nhiều anh tài/trí thức lớn ở miền Bắc bị bóp chết hết, huặc còn tồn tại thì còi cọc, dật dẹo vì thiếu ăn của thời bao cấp. Cái hay của Tàu thì không học, bắt chước toàn bắt chước những cái cặn bã, giả dối, đểu cáng.

    (Em chưa đọc bài này đâu, mới đọc tựa đề thôi)

    • Người Xóm liều HaiPhong said

      Truong hợp của bạn là cung của chung nhiều người VN. Có bao nhiêu người dân để ý đến thời sự , tình hình đất nước? và có bao nhiêu người vào net để theo dỏi tin tức , thông tin.?Đả bao lần ta đọc những bài tâm huyết của vài blogger than và buồn nản vì sự thờ ơ , vô cảm của nhiều người VN về : vậng mạng đất nước , những hiem nguy. đe doạ dân tộc ta, vấn đế tự do, dân chủ và độc lạp. Có le dân ta đả quen ‘chấp nhận” trong yêm lặng .

  11. Một người tập viết said

    Chán thiệt với phản hồi của ai đó xưng là” Người Hà Nội”. Người Hà Nội trí tuệ, thanh lịch và sâu sắc lắm chứ! “Việc thay đổi láng giềng là không thể. Vì vậy chỉ còn cách là phải biết cùng chung sống…” . Chung sống với người có dã tâm cuớp đất thì không bao giờ!

  12. tdafree said

    Đề nghị các trang mạng ra lời tuyên bố với đại ý :
    1. Các hiệp định, cam kết về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải giữa chính phủ VN với các nước khác sẽ không có giá trị nếu các cam kết này không được biểu quyết bởi toàn dân, thông qua trưng cầu dân ý có Liên Hiệp Quốc giám sát.
    2. Các khoản vay nợ (bằng tiền hoặc vật chất) > 100 triệu USD mà không thông qua Quốc hội biểu quyết, VN sẽ không có nhiệm vụ hoàn trả lại trong tương lai.

  13. Ẩn danh said

    Trích”

    …”Bốn yếu tố này cho thấy rõ rằng, thay vì gác tranh chấp chủ quyền lại, thì ý tưởng khai thác chung kia là cách Trung Quốc áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ lên các bên khác. Chủ quyền của Trung Quốc là kết quả mà họ mong muốn đạt được sau bất kỳ quá trình khai thác chung nào. Thảo nào chẳng nước nào ủng hộ Trung Quốc về cái đề xuất ấy”…

    Đúng là chẳng có nước nào ủng hộ Trung Quốc về cái đề xuất ấy, nhưng cũng có ngoại lệ đó là một bộ phận lãnh đạo VN (xin nhắc lại: chỉ một bộ phận lãnh đạo) ủng hộ đề xuất ấy để được TQ bảo kê giữ “ngai vàng”. Những kẻ này là ai thì dân VN và bộ phận lãnh đạo VN còn lại đã biết….đó là những Lú, những Hói, những Vịn,…

  14. GIẶC NGOÀI truyền kiếp thì LẠM DỤNG LỊCH SỬ

    GIẶC TRONG Việt gian thì BÔI NHỌ VIỆT SỬ :


    Bầy Nghị « gật » Nước VỆ làm Luật phục vụ bọn Tư bản đỏ Nước TỀ !
    =======================================

    Bầy Nghị « gật » Ba Đình soạn Luật Bắc Kinh !

    Thuế Dân nuôi chúng lại làm chuyện bất bình

    Thay vì sáng tạo Luật nước Ta chúng cóp Luật nước Lạ  !

    Áp dụng trên Tổ quốc hình chữ S này lũ âm binh

    Sách Luật song ngữ in chữ Việt sau – chữ Tàu trước !

    Lạ thật Luật ta in bằng chữ Khựa « lạ » chuyện tày đình

    Bầy Nghị đỉnh cao trí tuệ do Dân bầu Đảng cử

    Ngủ trưa ôm Hà Nội về Hội trường làm chuyện đáng khinh !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

  15. Ba Phải said

    Chúng ta phải coi chừng Trọng lú, Sang lùn, Hùng hói, Dũng heo… đem Biển Đông “cưa đôi” với đàn anh Trung Cuốc. Hay “đồng chí, đồng chóe” với
    nhau tranh chấp làm chi, thôi thì hai bên cùng khai thác, hai bên cùng có lợi khỏi phải chiến tranh tang tóc cho nhân dân … !!! Hai đảng sẽ hỗ trợ lẫn
    nhau nếu có “diễn biến hòa bình” xảy ra … và … !!!

  16. Ẩn danh said

    Văn minh, và khoa học, thực ra chẳng phải của riêng một ai.
    Người ta chỉ có thể nói thuốc súng , la bàn được phát minh ở Trung Quốc.
    Số học ở Ấn độ, Ai Cập…
    Nhân loại, nói chung, chẳng ai sống một mình.
    Ngược lại, chỉ có loài vật mới có thể sống một mình

    • Phuc Nguyen said

      nói về khoa học thì công lao của các nhà khoa học phương Tây lớn dữ lắm á ! mà những kiến thức cơ bản họ đều chuyển giao khắp thế giới. Mỹ, Nhật, Đức, Việt Nam, Trung Quốc, Lybia…gì thì cũng học được những kiến thức đó hết.

  17. Lê Hữu Thế said

    Những kẻ độc tài Trung Quốc và Việt Nam làm ra luật nhưng họ không làm theo luật, họ chỉ sử dụng luật rừng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, họ không cần biết đúng sai, họ sẵng sàng dùng vũ lực để trấn áp tấc cả những gì đi ngược lại đường hướng của chúng, đấy là não trạng của chúng. Khi chúng đủ mạnh thì chúng vươn cái vòi bạch tuột ra khắp thế giới, áp dụng cái não trạng đó ra khắp nơi. Hãy nhìn Trung Quốc mà xem, công ước quốc tế về luật biển họ đã kí bây giờ họ đã xé bỏ rồi( http://www.pagewash.com//////nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/ivrg-anz/20111018-ubp-tvn-gehat-dhbp-abv-=25P2=25NO-yhbv-ob-=25P2=25OO-pb-tvn-gev-pnb-uba-pbat-hbp-yvra-uvrc-dhbp-ir–0), Trung Quốc là Đức Quốc xã của thể kỉ 21, cũng giống như Đức Quốc xã rồi nó cũng sẽ phải suy tàn và sụp đổ, nhưng trước khi nó suy tàn thì nhân loại cũng phải trải qua những cuộc bể dâu tàn khốc không thể nào tưởng tượng được. Phải cảnh giác, phải cắt đứt các vòi bạch tuộc của nó trước khi nó vươn xa và cắm rễ khắp nơi. Luật pháp để còn là luật pháp thì nó cần phải có công cụ bạo lực trấn áp để cho luật pháp được thực thi. Nhân loại tiến bộ cần một công cụ bạo lực như vậy dành cho Trung Quốc. Thế giới đoàn kết lại nếu không muốn sống dưới sự cai trị của cộng sản Trung Hoa.

  18. Người Hà Nội said

    Việc thay đổi láng giềng là không thể. Vì vậy chỉ còn cách là phải biết cùng chung sống. Dân tộc VN từ ngàn đời nay đã thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình, ghét chến tranh nhưng cũng kiên quyết chống ngoại xâm bảo vệ bờ cõi thiên liêng của tổ quốc, không chấp nhận làm nô lệ trước bất cứ một thế lực ngoại bang nào. Đó là tinh thần đã được đúc kết thành chân lý, thành nguyêtắc sống của cả 1 dân tộc: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do:, “Thà hy sinh tất că chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Tuy nhiên, trong điều kiện hòa nhập quốc tế, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và đầy phức tạp, cần biết linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở nắm chắc phương châm: Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Cụ thể ở đây là: trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa trong quyền tài phán của mình thì dứt khoát không có thuopwng lượng, cùng khai thác. Điều đó chỉ có thể xảy ra ở những vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải đã nêu trên, vừa đảm bảo hòa bình ổn định, vừa giữ vũng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

    • Tần Cối said

      EM ƠI ĐỪNG NGỤY BIỆN
      * “Việc thay đổi láng giềng là không thể. Vì vậy chỉ còn cách là phải biết cùng chung sống”: câu này hài vãi, nghe mãi rồi. Đừng đóng kịch nữa.

      “Láng giềng” xấu quá, dở hơi quá, nghèo hèn quá … thì bán nhà đi mua chỗ khác, vùng khác. Không thể thay đổi “nhà” nghĩa là thế nào?

      Nước tàu và nước Việt là 2 nước có chung cả biên giới bộ + biển. Nhưng là 2 “nước” chứ không phải 2 “nhà”. Đừng dùng từ “láng giềng” mà làm xấu cả từ ngữ cha ông.

      Nếu láng giềng mà tốt thì “Bán anh em xa mua láng giềng gần” hoặc “láng giềng tang để 3 ngày, chồng cô vợ cậu 1 ngày cũng không”. Hoặc ở đời sống đô thị ngày nay, ta có thể cửa đóng then cài, nhà ai nấy rạng cũng chẳng sao. Làm quái gì phải “BIẾT ĐIỀU” để cùng chung sống với hàng xóm xấu bụng. ĐIÊN.

      Ta có thể rủ ông bạn ở tít ngoài ngõ uống cafe chứ đâu cần phải mời thằng hàng xóm chuyên đái bậy, chọc chó, hái trộm …

      Nước ta có thể ký TPP buôn bán đàng hoàng với các bạn chứ đâu bắt buộc phải BIÊT ĐIỀU để cho nó đổ dưa hấu, sắn, khoai, thuốc độc lên đầu dân mình, nó xuất siêu hàng chục tỷ mà còn đánh phá như vậy mà phải BIẾT ĐIỀU để cùng chung sống được sao?
      *”Tuy nhiên, trong điều kiện hòa nhập quốc tế, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và đầy phức tạp, cần biết linh hoạt, MỀM DẺO trên cơ sở nắm chắc phương châm: Dĩ bất biến, ứng vạn biến.”:

      Chỉ cần đàn áp nhân dân, bịt mắt, bịt miệng trí thức là không ai có thể biết có cái công hàm bán nước trừ khi tàu nó công bố gọi là “mềm dẻo” và “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

      Thôi đi mấy ông bà, làm như dân ngu lắm.

      • Hồ Đào said

        Người Hà Nội là ai mà phát biểu bậy bạ quá. Dã tâm của bọn bành trướng Trung Quốc sờ sờ ra đó rồi mà còn “mềm dẻo” “linh hoạt” gì nữa ? Đúng là theo giọng của Trọng “lú” và 1 tập đoàn lãnh đạo bán nước…..

        • Người Xóm liều HaiPhong said

          Người Ha Lội ơi , cái vấn đề là ông láng giềng tốt này tham quá, bạn có thấy cái lưởi bò to đùng trên bản đồ không ? VN chỉ còn ven biển , không có cả dường ra . Nhìn trên bản đồ TQ là nước xa nhất trong vùng biển Dông nhưng cái lưởi dài nhất, đến tận phía Nam. Chiếm TS& HS thì TQ không cấn tàu sân bay , cứ bay từ hai đảo ấy là khống chế hết toàn vung và VN bị vây kín với 3” tàu sân bay” từ Bắc vào Nam : HaiNam,TS và HS

    • Biển Đông said

      Bác viết : ” Cụ thể ở đây là: trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa trong quyền
      tài phán của mình thì dứt khoát không có thuopwng lượng, cùng khai thác
      . Điều đó chỉ có thể xảy ra ở những vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải đã nêu trên, vừa đảm bảo hòa bình ổn định, vừa giữ vũng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ “.

      Không rỏ có phải bác đã đưa được ý chính là thuyết khách rằng phải chấp nhận TQ
      dẩu có phủ phàng, nên bác vội vàng chấm dứt cái còm này mà sinh ra nhầm lẩn, hay bác chẳng có tí quan tâm hay kiến thức nào về chủ đề biển đông.

      _Mời bác vào đây load bản báo cáo chung Vn – Malaysia đăng ký
      lảnh hải và thềm lục địa
      có kèm bản đồ rỏ ràng.

      _ Mời bác vào đây load bản Trung quốc phản đối báo cáo chung Vn
      – Malaysia, CÓ BẢN ĐỒ CHỬ U
      .

      _ Hoặc bác vào đây có nhiều điều bổ ích hơn.

      Bác chịu khó xem qua các đề tài tôi dẩn ở trên, bác sẽ thấy chẳng có cái vùng biển nằm
      ngoài vùng lãnh hải đã nêu trên
      có thể thương lượng, gác tranh chấp, cùng khai
      thác
      với Trung quốc cùng lưởi bò của họ.

    • Người SG said

      Cái ông Người Hà Nội này, tôi không hiểu ông vào cái diễn đàn này để làm gì,và mục đích gì? – Tuyên truyền à? hay bình luận? Nếu là bình luận thì ông là người chẳng biết gì cả, mà phải dùng từ: “Vừa dốt, vừa ngu”, và nếu ông là quan chức và nhiều quan chức khác hoặc cao hơn mà có những ý nghĩ như ông thì cái Quốc gia này nó đã mất từ 1000 về trước bởi bọn Tàu tham lam kia, cái chiêu Tuyên truyền leo lẽo kia ,xưa quá rồi , Ông cũng đừng vào cái diễn đàn này nữa mà lảm bẩn cái TTXVH này

      • Trung dung said

        Mổi người 1 ý kiến,kg đúng thì bạn phải nói cho đúng,chứ mạt sát mắng mỏ “Người Hà Nội” là kg đúng,chẳng lẻ các bạn học thói luật rừng của TQ,kg vừa ý ai là có quyền tống cổ người ta,quyền đó là do a basam.

        • lehaichampal said

          Đúng rùi!

        • Mỗi người chúng ta có một trình độ học vấn, kinh nghiệm và môi trường sống khác nhau do đó thì sự suy tư và nhận thức cũng khác nhau. Đó là chưa nói đến cách hành văn “cô động” làm có thể hiểu sai ý nghĩa của nó. Từ đó thì việc chia sẽ góp ý với nhau nên tránh những xúc phạm không cần thiết. Từ cái nhìn trên nên tôi rất đồng tình với ý kiến của hai bạn Trung Dung và Lehaichampal.

          Với sự hiểu biết của tôi trong phần góp ý của Người Hà Nội thì như sau:
          Thứ nhất: Đất, núi, sông và biển của Trung Quốc và Việt Nam liền nhau, vậy thì chúng ta không thể nào bỏ danh từ lối xóm hay láng giềng dù là lối xóm đó hay láng giềng đó xấu.
          Thứ hai: Với một láng giềng xấu và to lớn như thế nầy thì phương pháp đầu tiên là mềm dẻo để tránh cảnh chiến tranh và sự tàn phá là việc hữu lý. Tuy nhiên sự co dãn của sợi dây cũng chỉ giới hạn thôi.
          Thứ ba: Chỉ thương thuyết với TQ về những vùng không thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là điều thực tế.

          Mong rằng những chia sẽ trên đây sẽ giúp các bạn suy nghĩ và bớt nóng khi đọc một bài hay một góp ý có những ngôn từ mà mình không quen hay không thích. Có như thế thì chúng ta mới có cơ hội hiểu và học hỏi lẫn nhau để rồi cùng nhau hưng phục quê hương VN.


    • CHẮC “Người Hà Lội” này LÀ “Người T(B)ẮC Kinh” quá !

  19. dưới chân núi lớn said

    tàu vào trận
    Mỹ dàn trận
    đãng cộng sản vn hát bài vàm cỏ đông
    ̣̣̣”vàm cỏ đông ơi hơỉ giòng sông,có anh du kích chổng đít lên trời,giặc mỷ bắn vào ,anh vừa khóc vừa la.”
    cữa ngỏ mỡ toang hoang
    chạy qua ôm đãng ỉ ôi chung tình
    môṭ cổ mà chiụ hai trồng
    chua chát
    trã laị công đạo cho dân
    đứng uy nghj trên chính nghĩa nói điều chính nghĩa
    đâu hèn với giặc
    đâu ać vơí dân
    đâu công đâu tội?
    hãy trã lơì chính bản thân mình
    vì dân hay vì giặc hay vì chính bản thân mình.
    để nhìn thấy những gì phải trả
    bởi vì dân tồn taị
    việt nam tồn taị
    đañg cộng sản việt nam không tồn taị

  20. dan den said

    Đất nước Việt Nam muôn thuở sẽ tồn tại bên một nước làng giềng khổng lồ và hay bắt nạt kẻ yếu. Nói họ lạm dụng lịch sử thực ra không chính xá đâu. Nếu lạm dụng lịch sử thì đã tốt. Cái đáng nói ở đây là họ xuyên tạc , bóp méo lịch sử. Vì trên thực tế họ làm gì có chứng cứ lịch sử để mà lạm dụng. Kịch bản: gac tranh chấp cùng khai thác là con bài mà lâu nay TQ đưa ra để lừa bịp các nước làng giềng khi họ chưa chiếm được phạm vi họ tham vọng. Thác Bản Giốc, họ chiếm ưu thế trong vịnh bắc bộ qua đàm phán và ký kết năm 200o là một thực tế đáng đau lòng cho Việt Nam cũng là kết quả mà TQ đạt được trong con bài “gác tranh chấp cùng khai thác”.
    Làm thế nào để tồn tại bên cạnh TQ mà giữ được nên

  21. kẻ cướp nón và băng rôn TS-HS-VN said

    xin chép lại lời tuyên bố rõ ràng, dứt khoát, đanh thép này để mọi người cùng xem :
    “”Tuyên bố ngày 26/12/1978 cũa người phát ngôn BNG CHXHCNVN
    “ Ngày 26-12-1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta đã ra tuyên bố, toàn văn nhu sau :
    Bác bỏ hoàn toàn luận điệu ngang ngược nêu trong tuyên bố ngày 23(?)-12-1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc về vấn đề quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Quần đảo Trường sa cũng như quần đảo Hoàng sa là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường sa và quần đảo Hoàng sa là bất khả xâm phạm. Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình. Mọi hoạt động thăm dò, điều tra khai thác và chiếm đóng của bất cứ nước ngoài nào đối với hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa và những vùng biển phụ cận của hai quần đảo này, như đã qui định trong tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12-5-1977 đều là bất hợp pháp…”

    Không biết Đ và CP hiên nay có phải là Đ và CP tiếp tục chính sách của Đ và CP ngày xưa không ?
    biết chết liền !

    • lehaichampal said

      Lời tuyên bố 26/12/1978 là dựa vào Hiệp ước hữu nghị hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã được ký 11/1978. Giờ Liên Bang Xô Viết đã đi vào vũ trụ xa xăm,thành những vì sao không bao giờ nhìn thấy.
      Đ và CP cần có sách lược,chiến lược mới để thích nghi với môi trường mới mà tồng tại,để cỡi con ngựa thuần thục Việt cho êm cái mông chớ bạn!

  22. Ẩn danh said

    *** Câu này “một nền văn minh giả vờ là quốc gia” hiểu được ý của tác giả đọc ngược lại là: “một quốc gia giả vờ là nền văn minh”

  23. Thông Kiến said

    Thông thường luật thuộc về kẻ mạnh vì luật được làm ra bởi họ và được diễn giải theo chiều hướng có lợi cho họ. Tuy nhiên , lạy trời hiện TQ chưa phải là kẻ mạnh thực sự trên thế giới. Trong thời buổi toàn cầu hóa như hiện tại thì gần như các quốc gia mạnh trên thế giới có quyền lợi liên quan đến hầu hết đến mọi vị trí địa chính trị trên thế giới. Hai yếu tố trên cho thấy TQ ko thể áp đặt luật lệ hoặc dùng biện pháp quân sự để chiếm đoạt đất đai, quyền lợi của người khác dễ dàng được.

    Các học giả Trung Hoa xem xét vấn đề chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử mà ko trên nền tảng pháp lý quốc tế thì thật là “ngụy” hết chỗ nói. Thực ra là khi đuối lý họ nói lấy được mà thôi. Lịch sử luôn biến động. Với lại các chứng cứ về lịch sử của họ đối với TS-HS cũng không có gì chắc chắn về mặt khoa học. Cứ gì thì đưa ra luật biển 82 phân xử. Họ ko dám đâu vì chưa gì họ đã muốn phủ nhận UNCLOS rồi mà.

    Chiêu bài gác tranh chấp, cùng khai thác là hết sức hợm hĩnh. Vườn nhà người ta tự dưng qua la lối, hô hoán là của mình cho đã rồi đòi chia phần.Chỉ bấy nhiêu thôi đã là ăn cướp rồi nói chi đến chuyện đòi hỏi chủ quyền.

    Chúng ta cần phải đẩy mạnh truyền thông hơn nữa về chủ quyền của VN đối với HS-TS để thế giới hiểu rõ bản chất của vấn đề. Chứ ko làm sao biết hết được TQ vẽ lưỡi bò lên tạp chí Khoa học, Địa lý hay Bản đồ nào mà kịp thời phản đối. Mặt khác ta cứ vừa thương lượng, vừa khai thác là tốt nhất. Ấn Độ vừa ký với ta là quá tuyệt. Nếu mấy công ty khai thác dầu khí Mỹ, Anh, Pháp làm được như Ấn Độ thì tốt biết chừng nào.

    Nhưng để giữ vững chủ quyền vẫn phải dựa vào nội lực là chính. Ko bợ đít, ko theo đuôi Tàu, vừa khôn khéo trong đàm phán vừa cứng rắn trong vấn đề chủ quyền nhằm tránh xung đột vũ trang nhưng bảo toàn được lãnh thổ VN. Đồng thời kiện toàn lại bộ máy chính trị, những gì lỗi thời nên bỏ, những gì có hại cho dân , làm cho nước nghèo dân khổ thì kiên quyết tránh. Cải tổ hệ thống chính trị nhằm làm tăng sức mạnh của dân là điều cốt lõi nhất.

    Chúng ta tin tưởng ở mình. Hãy yêu Tổ Quốc mình chứ đừng vì những bất đồng mà giận quá hóa rồ. Chúng ta có một lịch sử “Kiểu gì rồi cũng thắng Tàu”. Hãy tin tưởng!

    • an nam dan said

      lich su cua ba thang tau cs that nham nhi no tu cho la nuoc van minh hung manh thi tai sao no ko gin giu ma de cho den ngaY NAY DEMQUAN CUOP ROI BAO LA CUA TO CHA NO DE LAI THAT LA LU CS NOI NGUOC NOI NGAN QUEN THOI CUA BON RUNG RU CON DANG CSVN CUNG CHANG THUA GI NHUNG GAP PHAI THIEN TU NEN HEN NHAC CHUT THOI THAT GIEO NHAN NAO GAP QUA NAY DE ND MAN LA DO NGU HEN

      • Thông Kiến said

        cha nầy re-còm tớ mà tớ phải vừa đọc vừa dịch, hết cả hứng.

  24. Hong Giang said

    Phải luôn cảnh giác với thằng Tầu lắm mưu nhiều kế thâm hiểm và đểu cáng. Những gì mà chúng nó tìm mọi cách cổ súy, ca ngợi, vận động các nước khác cùng thực hiện theo là những vấn đề đều có lợi cho chúng và thiệt cho các nước khác (Thí dụ như “gác tranh chấp, cùng khai thác”). Do vậy đừng bao giờ tin vào thằng Tầu cả. Chúng nó rất tài thay mặt nạ.
    VN không còn nợ nần gì với Tầu nữa cả, ngược lại, chúng nó nợ dân tộc ta nhiều lắm, khi ngang nhiên ăn cướp Hoàng Sa, cướp các đảo ở Trường Sa của VN, cướp đất ở biên giới phía Bắc, tìm mọi cách thâm hiểm phá hoại nền kinh tế của nước ta…
    Một lũ côn đồ và đểu cáng!

    • Tần Cối said

      AI NỢ AI
      Việt Nam không nợ gì Trung Quốc cả? Hố hố!!! Hài vãi.
      Thời buổi này còn cho phép ăn nói vu vơ sao?

      Tàu nó cho vay (viện trợ) gồm 2 khoản: cho vay lãi nhẹ, thời hạn thanh toán dài lâu (viện trợ) và cho không (viện trợ không hoàn lại). ODA ngày nay cũng là “viện trợ”.

      Viện trợ là đem của đi giúp người nào, phe nào đó.

      Mục tiêu của viện trợ có khác với cho vay nợ kinh doanh đơn thuần kiếm lãi ở chỗ có nhiều dạng thường gặp như: viện trợ quân sự, kinh tế, giáo dục – đào tạo, nhân đạo …

      Sau năm 1978, Lê Duẩn đi thăm Nga thì được Liên Xô và hầu hết các nước Đông Âu xóa hầu hết NỢ chiến đấu “chống Mỹ” và giành quyền lãnh đạo cả nước. Lý do Lê Duẩn có công lớn biến Việt Nam làm tiền đồn ngăn chặn Mỹ và làm tên lính cảm tử xung kích đánh Mỹ, kéo Mỹ xuống vũng bùn, sa lầy trì trệ hàng thập kỷ … còn Tàu có xóa nợ hay đòi nợ các bạn tự đọc, tự tìm hiểu sẽ biết vì sao dân Việt Nam đói.

      Cần nói rõ “Việt Nam” không có nghĩa là hệ thống “đảng cs + nhà nước trị”. Do đó Hong giang nói “VN không còn nợ nần gì với Tầu nữa cả” là phải xem xét cái từ “VN” đó có nghĩa gì, và phải có số liệu “vay – trả” cấp chính phủ.

      Nếu Hong Giang cho rằng “Đảng csvn hiện nay không còn nợ nần gì đảng cs tàu nữa cả”. Thì vấn đề là làm sao chúng ta biết đảng cs vn đã “vay” những gì và “trả” ra sao. Nên nhớ vay cám nhưng lắm khi “phải” trả vàng + hoa hậu đấy. Đừng tưởng rằng điều đó là phi lý. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước là thường. Nếu không còn nợ thì hẵn nhiên lãnh đạo Việt Nam đã ăn to nói lớn rồi.

      Còn nếu Hồng giang cho rằng NHÂN DÂN Việt nam không NỢ gì (đảng cộng sản Tàu + nhà nước tàu) cả thì … OK!

      Nhưng nhiều người vẫn cứ muốn ca ngợi cái mũ cối, lụa Tô châu đen bóng, lương khô (có chứa điôxin, ăn vào là bị chất độc da cam?), ca ngợi sự giáo dục đào tạo ở Quảng Tây giúp thăng tiến trên con đường làm cán bộ … đối với bọn họ ơn nghĩa bác Mao LỚN LẮM. Có Bác Mao “chống lưng”, họ tha hồ đấu đá hò hét giành chức vụ, quyền lực, có “tiền đồ” vì vậy họ luôn rêu ra ơn nghĩa nọ nần.

      Kể cả họ gán nợ của cá nhân, gia đình họ, phe nhóm họ lên dân tộc Việt và muốn bắt cả dân tộc này trả nợ thay. Hu hu!

      • lehaichampal said

        Thủ phạm chất độc Da cam là từ lương khô của Trung Quốc? Thấy chưa. Hèn gì,nhiều phái đoàn của công sản Việt Nam đi qua bên Mỹ kiện nhiều năm,mà hai bên cũng chưa chứng minh được sự thật! Mỗi lần,qua kiện bên đó,thấy thái độ của Mỹ cũng chân thành,giúp ít tiền về khắc phục hậu quả chiến tranh. Không ngờ. Căm thù tập đoàn cộng sản Bắc Kinh giết người vô tội!
        Căm thù! Căm thù! Căm thù!

      • lehaichampal said

        Tháng 11/1978,Lê Duẩn,Phạm Văn Đồng đến Mạctưkhoa kí Hiệp ước hữu nghị hợp tác toàn diện,hiệu lực thi hành 20 năm trên tinh thần quốc tế cộng sản anh em. Cái lạnh thấu xương của mùa Đông nước Nga,Hai Ngài Lãnh đạo phải cắn răng mà chịu!
        Tháng 2/1979,Trung cộng đánh Việt cộng trên toàn tuyến biên giới,với quy mô hơn hẳn thời kỳ đánh Mỹ. Rướn dài cổ chẳng thấy người cộng sản anh em Liên Xô đâu cả! Việt cộng cầm cự đến 1989,thì được hung tin người anh Liên Xô bạo bệnh đang hấp hối,99%là chết! Việt cộng quyết không thể chết theo người anh của mình,dù biết chết thì dân Việt sống khỏe!
        Cụ Linh,cụ Mười phải”vuốt mặt”đến Bắc Kinh xin tha mạng. Giờ bảo chống Trung Quốc,là chống ra làm sao đây hỡ trời!huhu!?

    • Người SG said

      VN chúng ta không còn nợ gì với bọn Tàu cả, năm 1979 bọn Tàu đã xâm lược vào Lãnh thổ VN , chúng đã giết 50.000 sinh mạng người VN trên đất nước VN, 1988 nó tấng công cướp đảo và giết chết gần cả 100 sinh mạng VN .
      Cho đến bây giờ các nhà Lãnh đạo và Đcs VN chưa hề lên tiếng cho toàn dân Việt biết, Tại sao phải dấu mà không cho Người Việt và Thế giới biết, để lên án, ngăn chận sự tham lam, tàn bạo của TQ.
      Chính quyền VN tại sao lai im lặng, sinh mạng của con người và đó là đồng bào của mình. Chính phủ và Đảng CSVN dấu dím tội ác của bọn Tàu là tội nhân dân tộc Việt

  25. Rất hay. Cám ơn Thùy Trúc 😉 Ngoài ra còn có một bản dịch khác với một tấm ảnh No U rất … sexy! ở đây => http://namhai-truongson.blogspot.com/p/trung-quoc-lam-dung-lich-su.html 😉

  26. bagan3 said

    Trích “một nền văn minh giả vờ là quốc gia” : Chỉ là những từ ngữ mà ý niệm biến đổi…theo thời gian ư?

    Không đâu:
    -Nền văn minh nào cũng cần được xem xét – đối chiếu và diễn giải theo thời gian với tác dụng của nó đối với con người cụ thể trong khoảng thời gian cụ thể.
    -Quốc gia cũng thế. Nhưng cụ thể hơn, giới hạn hơn trong không gian và thời gian.

    Nói đơn giản – nền văn minh lớn và thường bao trùm nhiều quốc gia: Lấy nền văn minh Á Đông xuất phát từ cái nôi trong đó có “nước Tàu” hiện tại mà giả định là nước Tàu xưa kia lớn và thật sự như vậy đó (nghĩa là gồm cả Việt + Miên + Lào + Thái + Miến + Nhật + Triều Tiên + Phi Luật Tân)
    thì ngày nay chính con nít cũng…cười và chê… là ảo tưởng!

  27. […] Nguồn anhbasam […]

  28. Nguyễn Xuân Diện said

    Tại cuộc hội thảo về Biển Đông, khi Tướng Lê Văn Cương đưa ra 4 kịch bản TQ sẽ thực hiện đối với VN, thì Ông Dương Danh Dy nói: Còn kịch bản nữa. Kịch bản thứ 5 , nhưng lại có khả năng nó – TQ- thực hiện đầu tiên là Gác tranh chấp cùng khai thác. Đó là điều nguy hiểm nhất vì dễ bị mắc lừa nhất.

    • Tần Cối said

      “TA” LỪA TA
      Đó là điều nguy hiểm nhất. Rất đúng. Đảng ta là đảng cầm quyền, toàn trị, thế mà giả vờ “16 vàng – 4 tốt” với tàu để lừa nhân dân “đem rừng vàng biển bạc dâng cho tàu khai thác (bước đầu) và chiếm giữ (lâu dài)” thì quá là thâm hiểm.

      Các nhân sỹ, trí thức phải nói rõ đừng để cho họ đóng kịch lừa dân.

    • lehaichampal said

      Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay không dể bị mắc lừa! Họ chỉ tìm cách để thoát hiểm,mà chổ thoát hiểm bao giờ cũng nguy hiểm hơn những chổ khác.Vì vậy,xác suất dính hiểm cao hơn,chứ không mắc lừa!!!

    • Trung dung said

      Đó là sách lược của TQ “Gác tranh chấp,cùng khai thác”với tất cả vùng biển mà TQ tuyên bố là của mình.

    • Người Xóm liều HaiPhong said

      ”Gác tranh chấp” nhưng ai mon men đến vùng này thì TQ la làng là của họ và cấm vào , cấm đánh cá , cấp khai thác….!!! Nói một đường làm một nẻo.

  29. […] Lạm dụng lịch sử […]

  30. Thao Nguyen said

    Tội tình cho dân tộc Việt Nam tôi phải liền kề với một quốc gia “một nền văn minh giả vờ là quốc gia” tham lam muôn thuở.

Sorry, the comment form is closed at this time.