BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

362. Chính Trị Trung Quốc: Vẫn chưa lụi tàn

Posted by adminbasam trên 17/09/2011

The Economics

Chính Trị Trung Quốc: Vẫn chưa lụi tàn

Ngày càng có nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc  lên tiếng chỉ trích.

17-09-2011

Một tiến bộ đáng chú ý gần đây trong các phương pháp điều hành nền chính trị mờ ám của Trung Quốc, chủ yếu thực hiện với quá trình kế tục ở các cấp cao nhất của Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Trong hàng thập kỷ trước, những kẻ thù chính trị bị đánh bại [trong đảng] thường có xu hướng kết cục là bị thanh trừng, bị bỏ tù hoặc bị giết chết. Trong khi đó, những kẻ chiến thắng bám giữ quyền lực lâu dài cho đến khi già nua lú lẫn. Giờ đây, những người đang nắm giữ các vị trí cao cấp trong đảng và nhà nước phải đối phó với giới hạn tuổi tác khi nắm giữ chức vụ, trong khi những người giữ chức vụ cao nhất, đặc biệt  là chức chủ tịch nước và thủ tướng, bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ 5 năm. Ðối với những người bên ngoài, quá trình lựa chọn những người kế thừa lãnh đạo đảng vẫn mờ ảo như thời kỳ trung cổ (nguyên văn Byzantine – ám chỉ thời đại đế quốc Byzantine hay còn gọi là Ðế quốc Ðông La Mã  thời trung cổ – ND). Nhưng rõ ràng là mọi chuyện diễn ra có trật tự và kém tàn bạo hơn so với những gì đã từng xảy ra.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện phải tính đến khả năng bất ổn tiềm tàng do chính quá trình cải tiến mới mẻ này. Ðó là những người lãnh đạo về hưu này đang gia tăng nhanh. Và trước khi những người này đi gặp cụ Mác, đa số họ vẫn muốn tiếp tục có ảnh hưởng chính trị và bảo vệ quyền lợi (làm ăn hoặc đôi khi quyền lợi chính trị) của các thành viên trong gia đình cùng với mạng lưới các đệ tử thân tín của họ.

Năm tới, 10 năm cai trị của Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ đến hồi kết thúc. Cuộc chạy đua vào các chức vụ của họ đang ráo riết xảy ra. Chẳng có gì bảo đảm rằng ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hiện đang dẫn đầu, sẽ giành được vị trí cao nhất, cũng như không chắc cuộc đua lần này có được diễn ra một cách suôn sẻ như lần trước hay không. Tuy vậy, giả sử mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, ông Hồ Cẩm Ðào và ông Ôn Gia Bảo sẽ gia nhập đám người càng lúc càng đông, gồm cả những người tiền nhiệm, ông Giang Trạch Dân, ông Chu Dung Cơ và cả nhiều cựu lãnh đạo khác trước đây. Trong số đó, có những người có ảnh hưởng chính trị như cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và cựu Thủ tướng Lý Bằng, đã giữ chức vụ này từ năm 1987 đến 1998.

Khi các cựu lãnh đạo thò tay vào bất cứ vấn đề nào, họ thường làm đằng sau hậu trường. Hầu hết các cựu lãnh đạo này vẫn duy trì các văn phòng và đông đảo nhân viên. Họ có các bản sao tài liệu chính thức và thường tham mưu các vấn đề hệ trọng một cách kín đáo, không kém quan trọng so với việc bổ nhiệm các lãnh đạo tương lai.

Nhưng trong tháng này, đã có một vụ đấu đá công khai hiếm thấy. Ông Chu Dung Cơ, năm nay đã 82 tuổi và còn khoẻ mạnh hơn ông Giang Trạch Dân, đã về hưu trong cương vị thủ tướng năm 2003. Khi còn đương chức, ông Chu Dung Cơ được tiếng là nhà cải cách trung thực và thẳng thắn. Hiện ông Chu Dung Cơ cho công bố một bộ sưu tập nhiều bài nói chuyện và thư từ của ông trong thời gian cầm quyền. Việc này đã gây cho giới truyền thông nhà nước Trung Quốc nhiều sự chú ý. Thậm chí truyền thông đã làm nổi bật một số nhận xét quan trọng nhất của con người nổi tiếng là nóng tính và nói năng sắc bén này. Trong đó phải kể đến ý kiến của ông cho rằng, chính phủ đầy những kẻ ba phải, phục vụ nhu cầu nhân dân quá tệ. Ông cũng than phiền rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên bớt thời gian cho các buổi tiệc tùng hoang phí và các cuộc họp vô bổ, để dành nhiều thời gian hơn giải quyết các vấn đề.

Đầu năm nay ông Chu Dung Cơ cũng đã thu hút sự chú ý với một bài phát biểu tại trường cũ của mình, Ðại Học Thanh Hoa, trong đó ông phê phán trực tiếp một cách bất thường về chính sách hiện hành. Ông tỏ ra thất vọng khi các cải cách thị trường mà ông đã từng thúc đẩy, nay bị chậm lại dưới thời lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo, trong khi chỉ có ảnh hưởng kinh tế của nhà nước gia tăng. (Dưới thời ông Chu Dung Cơ, cải cách kinh tế nhằm giảm kinh tế quốc doanh, đẩy mạnh kinh tế tư nhân, ông Chu chỉ trích rằng, quá trình đó hiện đang bị đảo ngược lại – ND)

Ông Trịnh Lý (Cheng Li) thuộc Viện Brookings ở Washington, DC, nói rằng, ông ngạc nhiên khi thấy ông Chu Dung Cơ giờ đây đã quá thẳng thắn như thế. Nhưng ông Lý cũng dự đoán, những vụ can thiệp công khai của các cựu lãnh đạo như thế, “các công thần của chế độ”, sẽ còn gia tăng nhiều hơn nữa. Ðiều đó không chỉ do số cựu lãnh đạo gia tăng. Sự nổi lên của các phe nhóm chính trị và sự khác biệt quan điểm lớn hơn trong thế hệ lãnh đạo mới (và yếu kém hơn) có thể sẽ hủy hoại sự thống nhất ở cấp trung ương. Chắc chắn các công thần của Trung Quốc sẽ muốn nói gì đó.

Nguyễn Trùng Dương dịch từ The Economics

18 bình luận to “362. Chính Trị Trung Quốc: Vẫn chưa lụi tàn”

  1. dat said

    chi duoc cai noi phet thoi nguoi viet ta con lau moi giau bang dan tau bai viet phan dong day

  2. Nguời Sai Gòn said

    Tôi chẳng thấy có gì hay ho ở chế độ mà con nguời không có quyền nói ra ý kiến hay tư tuởng của mình, nghe thì có vẻ cá nhân chủ nghĩa, nhưng nêu mỗi tế bào của XH là con nguời còn bị dồn nén thì là sao một XH có thể hạnh phúc thực sự đuợc ? Có một mớ tiền như Trung Cộng thì chỉ là đem lại nhiều nguy cơ xâu xé nhau, tranh giành thôi. Làm gì mà ĐCS VN không thấy TQ đang sai trái, dần tàn lụi do mâu thuẫn nội tại? Vấn đề là VN minh chưa có một anh hùng thật sự biết gạt bỏ nhưng cái ham muốn tầm thuờng mà một nhà lãnh đạo không nên có, hơặc có khả năng mạnh để đưa dân tộc VN ra khỏi cái vũng lấy CNXH hoang tuởng xảo trá mà thôi. Nhưng cái gì cũng có thời điểm của nó. Hư hỏng rồi đến thối nát và sẽ tàn lụi mất đi thôi, nhanh thôi. Bánh xe đang quay đó.

  3. […] anhbasam Eco World Content From Across The Internet. Featured on EcoPressed Barefoot math professor […]

  4. Dế Mèn said

    Có 1 nhà báo đã viết bài với tựa đề : “ China’s Imminent Collapse ”, tạm dịch “ Trung quốc sắp sụp đổ”. Mời quý vị đọc tại http://nationalinterest.org/commentary/chinas-imminent-collapse-5880. Nếu thấy khó khăn tạm nhờ anh google dịch, chẳng ra câu cú, nhưng cũng nắm được ý chính.

  5. KTS Trần Thanh Vân said

    Lúc này là lúc hung hăng nhất và cũng là lúc vội vã, gấp gáp nhất của chủ nghĩa Đặng Tiểu Bình, một kẻ thâm hiểm, có nhiều kế độc mưu sâu, đã từng bị cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông dựng ra, mà đại diện hành quyền là Bè lũ bốn tên gồm bà vợ thứ tư Giang Thanh cùng Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn thay Mao hành đạo
    Họ bắt giam được Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Bành Chân, đến mức Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã chết trong nhà tù
    Ai có ở TQ vào những năm tháng đó mới thấy hết sự khủng khiếp khốn nạn tột cùng của cái gọi là Cách mạng Văn Hóa. Khủng khiếp nhất là sự nổi dậy của lũ Hồng vệ binh ( tính theo tuổi thì năm nay từ 60 đến trên 70 một chút )
    Ấy thế mà Đặng Tiểu Bình lật lại được thế cờ chính trị từ trong nhà tù, do lợi dụng được sự khôn khéo hai mặt của ông Chu Ân Lai. Và rồi sau khi Chu Ân Lai chết thì bộ mặt thật của họ Đặng mới lộ ra hết.
    Riêng Việt Nam được nhận của họ Đặng hai Bài học: 1979 ở biên giới và 1988 ở Trường Sa.
    Họ Đặng đã có công nhặt nhạnh trong đống Hồng vệ binh hai “người thanh niên ưu tú” là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Rồi hai ông này tuy có khác nhau chút đỉnh nhưng đều cùng chung một lò luyện nên đã rất trung thành với lời răn dậy của họ Đặng. Họ đang hối hả vì đã 70 cả rồi mà họ nhận ra họ vẫn là con khổng lồ đứng trên bãi cái.
    Liệu tập III của chủ nghĩa này là Tập Cận Bình và bè lũ của hắn tồn tại có lâu không? một tỷ ba trăm triệu dân TQ có để yên cho chúng không?

  6. dân viêt said

    Nhà “người điển hình chống tham nhũng” bị nổ mìn (NLĐO) – Đêm 16-9, một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà ông Nguyễn Văn Thành, ngụ khối 3, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ – Nghệ An, người vừa được UBND tỉnh Nghệ An vinh danh trong hội nghị “Người điển hình chống tham nhũng, tiêu cực”.

  7. cái gương said

    xem bài này, thấy quen quen, thấy hao hao, thấy gióng giống, thấy y như là…ở quanh ta đâu đây…!
    một bàn sao, copy, similaire 101%…isnt it ?
    huhu, God bless us ! (xin chúa trời phù hộ chúng con)

  8. Việt Điểu said

    Thưa dịch giả Ngyễn Trùng Dương, Cheng Li là phiên âm latin của ông Lý Thành (李成), không phải là Trịnh Lý.
    http://www.brookings.edu/experts/l/lic.aspx?sc_lang=en

    • KTS Trần Thanh Vân said

      Xin miễn tranh cãi, cái tên chỉ là cái tên, nhưng cái khác quan trọng hơn.

      Đó là cái khác nhau cơ bản của NGÔN NGỮ VIỆT NAM và NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC.
      Tiếng Việt thì âm tiết sao viết làm vậy.
      Nhưng tiếng Trung thì phải vẽ ra nội dung thì mới hiểu âm tiết ám chỉ cái gì.
      Bởi vậy Người Việt dùng chữ Quốc ngữ thuận lợi và ngày càng hoàn chỉnh.
      Bởi vậy người TQ thất bại hoàn toàn trong mọi nỗ lực Latin hóa chữ viết của họ.

      Thế mà họ dám bảo họ ĐẺ ra ta??!!

    • Trần Thắng said

      Người Việt hiểu người Tàu qua người Tây. Xem ra muốn bách chiến bách thắng thì còn phải học bơi nhiều lắm

  9. Ẩn danh said

    Người Việt mình có câu, “cờ đến tay ai người đó phất”. Lại có câu “ăn không được thì phá cho hôi”. Chưa hết : ” được làm vua – thua làm giặc”. Chuyện bên sứ Tàu nhưng ngẫm lại cũng có vài nét giống bên ta. Bên ta từng có ông Nguyễn Văn An nguyên chủ tịch QH nói chính trị ở ta là “lỗi hệ thống” và nên đổi tên nước thành VN Dân chủ cộng hòa – như Bác Hồ đã khai sinh ra.

  10. […] Theo: Blog ABS […]

  11. băng XHĐ 79 Mã Lò Q.Bình Tân said

    Gần đến ngày tàn của bạo chúa TÀU !!!

  12. Công MInh said

    Công thần khai quốc về hưu có ý kiến, tác động đến đám đương chức, đòi sửa sai, đòi tiến bộ?
    Vô ích.
    Đến đương kim Tổng bí thư Triệu Tử Dương còn thân bại danh liệt chỉ vì không đồng ý lấy xe tăng chà nát sinh viên biểu tình đòi tự do, dân chủ ở Thiên An Môn hồi 1989.

    Cộng sản (nói đúng hơn là mang cái nhãn cộng sản) là vậy – kẻ thù không đội trời chung với tự do, dân chủ, nhưng lúc nào cũng xoen xoét “tự do”. “dân chủ” để mị dân.

    Một số lãnh đạo về hưu, sợ lịch sử bêu danh phò tá một chế độn phản dân, hại quốc, nên cố tỏ ra “tiến bộ” qua phát ngôn. Không phải họ không biết rõ cái xấu, cái tệ hại, cái độc ác của thể chế khi họ còn ngồi trên ghế. Nhưng nói ra thì sợ bị mất ghế, bị rầy rà. Từ chức thì tiếc bổng lộc, danh lợi.

    Không có đa nguyên giám sát lẫn nhau, thể chế sẽ càng ngày càng thối nát, tệ hại. Không thể khác được!
    Thời Mao, các nguyên lão ôm ghế lâu, bảo thủ, tàn bạo nhưng xuất phát từ hạn chế tư duy. Càng về sau, lãnh đạo càng chộp giựt, cơ hội, táng tân lương lâm, vì chỉ được làm không quá 2 nhiệm kỳ.

    • My Nghia said

      “kẻ thù của hạnh phúc” là như thế nào ?Như thế nào là “kẻ thủ của hạnh phúc”Khi hanhhj phúc không hề là hận thù?

  13. Phía tối bên kia bóng Bình Minh
    ======================

    Phía tối bên kia bóng Bình Minh

    Là đêm buông Hoàng hôn lạnh mình

    Cơ chế nhất nguyên đầy nguy hiểm

    Độc quyền tham nhũng lũ kiêu binh

    Bất mãn dây chuyền thất nghiệp khối

    Khơi mào lò thuốc súng chiến chinh

    Mặt khuất của Chị Hằng nguyệt điện

    Thuyền to sóng lớn cuốn Đường Minh (1) .. ..

    PARIS – Hè 2006

    Nguyễn Hữu Viện

    Cảm tác nhân đọc The Dark Side of China’s Rise
    (Minxin Pei – 2006 Copyright Foreign Policy March/April 2006)

    1. Đường Minh Hoàng

  14. Dân Việt said

    Ông Trịnh Lý thuộc Viện Brookings ở Washington, DC, nói rằng, ông ngạc nhiên khi thấy ông Chu Dung Cơ giờ đây đã quá thẳng thắn như thế. Nhưng ông Lý cũng dự đoán, những vụ can thiệp công khai của các cựu lãnh đạo như thế, “các công thần của chế độ”, sẽ còn gia tăng nhiều hơn nữa. Ðiều đó không chỉ do số cựu lãnh đạo gia tăng. Sự nổi lên của các phe nhóm chính trị và sự khác biệt quan điểm lớn hơn trong thế hệ lãnh đạo mới (và yếu kém hơn) có thể sẽ hủy hoại sự thống nhất ở cấp trung ương. Chắc chắn các công thần của Trung Quốc sẽ muốn nói gì đó.

    “Trong chăn mới biết chăn có rận”
    Nhưng kêu lên lúc đó thì sợ cóng, đắp cho ấm cái đã. Từ từ nói vội gì. Nhưng còn may là vẫn còn nói được nên nhời.

  15. pham long said

    các cựu lãnh đạo có uy tín sẽ được sử dụng như bình phong mọi hoạt động vi hiến (cũng như ‘hợp hiến’) của chính quyền. một khi không còn (chịu) là bình phong nữa, họ sẽ bị ra rìa. lúc đó các vị này sẽ nói những điều mà lẽ ra các vị đã nói từ lâu rồi. điều này nói lên cái gì? đó là tất cả các vị đều biết tỏng cái sai, cái xấu của chính quyền nhưng các vị cứ để như vậy vì nó có lợi cho các vị. đầu óc mưu kế của các vị chưa bao giờ dành cho việc giải quyết các khuyết tật của xã hội, các vấn đề quốc kế dân sinh, các vấn đề về lương tri phẩm giá của dân tộc mà chỉ dùng để kiếm ghế và giữ ghế. chấm hết. thật sự với cơ chế xã hội tàu cộng và việt cộng, nếu không phải là yes man thì làm sao mà leo lên cao được? nếu một đảng viên có chính kiến rõ ràng, có đủ liêm sĩ để từ chối điều vô liêm sĩ, ko chấp nhận một cơ chế làm việc mờ ám lu lấp thì ai sẽ đề bạt họ, ‘đồng chí’ nào sẽ giới thiệu họ?
    có thể trung quốc là nước có kinh tế thứ 2 tg, hoặc có thể số 1 tg, nhưng chừng nào mà người dân còn chưa tự quyết định được vận mệnh của họ, tính mạng và tài sản của người dân vẫn còn trông chờ vào ơn mưa móc của đảng và chính phủ (tàu!)thì xứ sở đó vẫn chưa phải là xứ sở của con người (mà là của con trâu, con cừu !!!)

Sorry, the comment form is closed at this time.