BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

348. Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại

Posted by adminbasam trên 11/09/2011

Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ

Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại

Lê Xuân Khoa

Mấy ngày trước đây tôi được một người bạn chuyển cho bài viết của ôngTrần Phong Vũ, nhan đề : “Vài suy nghĩ rời về Thư Ngỏ của Nhóm Trí thức hải ngoại gửi Nhà nước CSVN”. Vì có quen biết tác giả, tôi chú ý đọc hết bài này và tôi thấy cần phải hồi âm vì hai lý do: (1) đây là một bài phản biện của một trí thức có tư cách, đặt vấn đề thảo luận “trong tinh thần tương kính và xây dựng” và (2) ở phần cuối bài, tác giả lưu ý tôi đến một nhận xét “cay đắng” của nhà văn Nguyên Ngọc về lời “đoan hứa” của tướng Nguyễn Chí Vịnh với tướng Mã Hiểu Thiên của Trung Quốc, cho thấy rằng những phản đối, kiến nghị của trí thức là vô ích.

Về nội dung của Thư Ngỏ, ông Trần Phong Vũ cho biết là ông đồng thuận một số quan điểm được trình bày trong Thư Ngỏ, từ việc ủng hộ hai bản Tuyên cáo (25-6-11) và Kiến nghị (10-7-11) của nhân sĩ, trí thức trong nước, đến nhận định về hiểm họa Trung Quốc đang từng bước thôn tính Việt Nam, những phân tích về sức mạnh dân tộc và những lời phê phán nhà cầm quyền về các chính sách đối nội và đối ngoại. Như vậy thì có thể nói là ông đồng ý với toàn thể nội dung của Thư Ngỏ, mà chỉ bất đồng ý, đúng ra là bất bình, về sự lựa chọn đối tượng của Thư Ngỏ. Đây là điểm then chốt mà theo ông là một sai lầm lớn của những người ký Thư Ngỏ. Ông nêu rõ hai căn do của sự bất bình này, dưới hình thức hai câu hỏi:

1. Phải chăng 34 (đúng ra là 36) nhân sĩ trí thức, nếu tất cả đều là người tị nạn chính trị, đã “sớm quên căn cước tị nạn chính trị của mình để công khai nhìn nhận tính chính đáng của một thứ nhà nước đang bị toàn dân coi là bè lũ cướp ngày?”

2. Chẳng lẽ những người viết Thư Ngỏ không biết đến “số phận của những loại Kiến nghị, Thỉnh Nguyện Thư, Thư Ngỏ, kể cả những Góp Ý Xây Dựng trong những kỳ bầu cử Quốc hội, Đại hội Đảng như thế nào?”

Về tính chính đáng của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), trước hết chúng ta cần phân biệt “chính danh” (legality, légalité) với “chính nghĩa” (legitimacy, légitimité) của một chính quyền. CHXHCNVN là một thực thể được quốc tế nhìn nhận là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, được ASEAN nhận làm hội viên, được Hoa Kỳ và tất cả những quốc gia dân chủ khác thiết lập quan hệ hợp tác trên nhiều lãnh vực. Như vậy, về mặt bang giao quốc tế, CHXHCNVN là một thực thể pháp lý có tính chính danh. Tuy nhiên, một chính quyền có chính danh không đương nhiên là một chính quyền có chính nghĩa , vì vậy trong khi hợp tác với Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nước dân chủ khác vẫn không ngừng đòi hỏi chính quyền độc tài ở Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân.

Đối với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam không có chính nghĩa và cũng không có chính dạnh. Nhưng vì chính quyền này đang nắm giữ vận mệnh của dân tộc nên người Việt hải ngoại không thể không đặt vấn đề trách nhiệm lịch sử với thực thể pháp lý này. Họ, và chỉ có họ, mới có quyền tham gia và triệu tập các hội nghị thượng đỉnh. Chỉ có họ mới có quyền thảo luận và ký kết thỏa ước với các chính phủ. Vậy ta phải đặt vấn đề với họ và phải dùng danh xưng chính thức của họ dù mình có nhìn nhận danh xưng ấy hay không. Chẳng hạn, khi viết cho Nguyễn Tấn Dũng thì phải gọi ông ta là Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN, chứ không thể gửi cho “bè lũ cướp ngày”. Văn thư của những người trong hàng ngũ trí thức cần phải phù hợp với ngôn từ và thủ tục quốc tế, nhất là khi những văn thư này được dịch ra ngoại ngữ để thông báo và vận động các chính phủ và dư luận quốc tế.

Viết đến đây, tôi liên tưởng đến kinh nghiệm bản thân trong thời gian vận động cho người tị nạn vài ba chục năm về trước. Ai cũng biết là chương trình định cư H.O. và R.O.V.R. là kết quả của nhiều năm vận động, đối thoại và điều đình giữa Hoa Kỳ và CHXHCNVN, trước khi Washington thiết lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Và trong tiến trình đối thoại lâu dài đó, một số đại diện tị nạn không chỉ làm việc với chính phủ Mỹ mà đã có đôi ba lần trực tiếp đặt vấn đề với đại diện cao cấp của CHXHCNVN qua trung gian của Bộ Ngoại Giao và một số Nghị sĩ và Dân biểu Hoa Kỳ. Vấn đề này đã được tôi trình bày với dẫn chứng cụ thể trong tài liệu tham khảo “The Voice of Refugees” viết cho Văn khố Thuyền nhân (Boat People Archive) của Thư Viện Quốc Hội trong ngày hội thảo về tị nạn Việt Nam tại Washington, DC ngày 2 tháng Năm, 2009 (độc giả muốn có tài liệu này, xin email về địa chỉ ThuNgo2108@gmail.com).

Về sự vô ích của việc gửi thư hay kiến nghị cho lãnh đạo Việt Nam, chúng ta cũng cần phân biệt “Thư Ngỏ” không phải là “Kiến nghị”. Đúng như tên của nó, Thư ngỏ không gửi riêng cho đối tượng mà được mở cho toàn thể mọi người, trong và ngoài nước. Vẫn biết rằng nhà cầm quyền cộng sản không quan tâm gì đến tiếng nói của trí thức chân chính, dù ở trong hay ngoài nước, nhưng người trí thức có trách nhiệm không thể giữ thái độ im lặng trước những vấn đề hệ trọng của đất nước. Nhà cầm quyền nghe hay không nghe là quyết định của họ, nhưng họ cần được nhắc nhở rằng chính quyền phải dựa vào sức mạnh của dân tộc thì mới bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước. Muốn dựa vào dân thì phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nếu đi ngược với lòng dân và còn đàn áp dân thì sớm muộn gì cũng sẽ bị dân lật đổ.  Cổ nhân đã ví quan hệ giữa nhân dân và nhà nước như nước với thuyền: nước chở thuyền nhưng nước cũng lật thuyền tùy theo thuyền đi xuôi hay đi ngược dòng nước. Đó là cái thông điệp của Thư Ngỏ gửi đến giới lãnh đạo và đến mọi thành phần dân tộc, dù cho cơ quan nhà nước có ngăn chặn thông tin. Qua các trang blogs và những phương tiện thông tin điện tử khác, Thư Ngỏ đã được phổ biến rộng rãi cả trong và ngoài nước.

Về lời phát biểu “cay đắng” của nhà văn Nguyên Ngọc được ông Trần Phong Vũ trích dẫn, tôi không thể trả lời thay cho ông Nguyên Ngọc về ý nghĩa thật sự trong lởi phát biểu của ông đối với việc Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh hứa với tướng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên là sẽ “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn.” Ông Nguyên Ngọc viết:

“Có vậy mà các vị nhân sĩ trí thức ta cứ phản đối, kiến nghị này nọ um sùm. Thật là chẳng hiểu biết gì cả!

Thôi nhé, nay thì đã hiểu quá rồi!”

Nếu tôi hiểu đúng thì khi lưu ý tôi rằng “nhà văn Nguyên Ngọc đã phát hiện điều gì khác lạ đánh động ông khi cay đắng kết thúc” như thế, ông Trần Phong Vũ cho rằng ông Nguyên Ngọc đã phát hiện được rằng nhà cầm quyền không thèm đếm xỉa đến những phản đối hay kiến nghị của trí thức.

Vì đã có dịp gặp gỡ trao đổi thân tình với nhà văn Nguyên Ngọc, ở Hoa Kỳ cũng như ở trong nước, đặc biệt về vấn đề giáo dục đào tạo, tôi thấy không nên hiểu lời phát biểu trên đây của ông Nguyên Ngọc  một cách đơn giản như một “phát hiện” về thái độ khinh thường trí thức của giới lãnh đạo. Ông Nguyên Ngọc cũng như các thân hữu của ông đã thừa biết thái độ này của nhà cầm quyền nhưng vẫn phải tiếp tục lên tiếng với họ và với nhân dân như một vấn đề trách nhiệm. Bởi thế, ông đã ký tên trên cả hai bản Tuyên cáo (25.6) và Kiến nghị (10.7). Cho đến khi tướng Vịnh “trịnh trọng hứa với ông tướng Tàu” là sẽ “kiên quyết” không cho tái diễn những cuộc biểu tình yêu nước ở Việt Nam, thì ông Nguyên Ngọc hết chịu nổi thái độ khinh thường trí thức quá mức của chính quyền và ông đã cất tiếng tự trách mình và bạn bè về sự bày tỏ thiện chí với chính quyền. Tôi hiểu đây chính là một biểu lộ tức giận, vạch rõ thái độ phục tùng Bấc kinh của một nhân vật lãnh đạo Việt Nam. Như vậy, không có nghĩa là trí thức phải cam chịu mà sẽ tiếp tục tranh đấu bằng mọi phương cách, có thể ở mức độ cao hơn. Mới đây, sau khi viết Thư Ngỏ cho Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, nhà văn Nguyên Ngọc đã cùng chin nhà trí thức khác đứng đơn khởi kiện Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về việc vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, vi phạm luật báo chí và bộ luật hình sự.

Nhà văn Nguyên Ngọc đã sớm nổi tiếng về tác phẩm mang tên “Đất nước đứng lên”. Ngày nay, ở tuổi 80, hình như ông đang hô hào “Trí thức đứng lên!”.

Một vần đề khác liên quan đến việc nhìn nhận “bè lũ cướp ngày” như một đối tượng “hợp tác”, “đối thoại”.  Ông Trần Phong Vũ dẫn ra những kinh nghiệm đối thoại và “hợp tác một chiều”, bất cân xứng của một vài vị trong hàng Giáo phẩm ở trong nước. Với tư cách một tín hữu làm công tác truyền thông Công giáo Việt nam hải ngoại, ông cũng chia sẻ rằng “chúng tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm đau đớn xuyên qua những thuện chí và nỗ lực để “đối thoại” với đảng và nhà nước CSVN.”

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của ông Trần Phong Vũ về sự “hợp tác một chiều“ và kinh nghiệm “đối thoại với những người điếc” của Giáo hội Công giáo với nhà nước CSVN. Nhưng Thư Ngỏ của 36 trí thức hải ngoại không đề cập đến vấn đề hợp tác và đối thoại với lãnh đạo Việt Nam mà chỉ đưa ra những khuyến cáo và đòi hỏi thay đổi về các chính sách đối nội và đối ngọai. Nếu trong Thư Ngỏ có sáu dòng chữ nói về vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, một vấn đề được lãnh đạo Việt Nam nêu ra, thì tất cả đều là những điều kiện cụ thể: tái thiết Nghĩa trang Biên hòa, tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong các trại tù cải tạo, và không ngăn cản việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở Đông Nam Á, như những bước đầu tiên cần thiết để có thể thực hiện những bước hòa giải tiếp theo.

Trở lại vấn đề Thư Ngỏ, tôi đã cố gắng làm sáng tỏ mấy vấn đề mà ông Trần Phong Vũ đã nêu ra, cũng trong tinh thần tương kính và dân chủ. Trước tình hình cấp bách về hiểm họa Trung Quốc, sau khi trí thức trong nước lên tiếng được gần hai tháng, một số chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông và  Đồng bằng Cửu Long thấy cần có sự hưởng ứng của trí thức ở ngoài nước. Chúng tôi trao đổi ý kiến với nhau về nội dung của bản lên tiếng, từ đó lá Thư Ngỏ ra đời. Chúng tôi quyết định những người ký tên sẽ là những trí thức độc lập, không thuộc một tổ chức chính trị nào, để tránh cho trí thức trong nước bị chính quyền chụp mũ “cấu kết với thế lực thù địch.” Chúng tôi cũng không chủ trương kêu gọi lấy chữ ký của mọi người để tránh bị hiểu lầm là có ý đồ lãnh đao cộng đồng. Nhóm ký tên, dự liệu khoảng 25 người, không đại diện cho cộng đồng nhưng điển hình cho những lứa tuổi, giới tính, ngành nghề và khuynh hướng khác nhau. Vì tính chất điển hình này, chúng tôi rất tiếc đã bỏ sót một số thân hữu có thể muốn tham gia. Rốt cuộc con số ký tên lên đến 36 người. Chúng tôi nghĩ rằng quý vị tán thành Thư Ngỏ có thể lên tiếng với tư cách cá nhân hay tổ chức của quý vị, và thông báo cho chúng tôi ở địa chỉ  ThuNgo2108@gmail.com, chúng tôi sẽ cám ơn và ghi nhận ý kiến của quý vị.

Ở phần cuối bài viết “Vài suy nghĩ rời . . .” ông Trần Phong Vũ cũng nêu ý kiến là, trước nhu cầu cấp bách của tình thế, cần có một Bản Lên Tiếng của mọi người, mọi giới, với đối tượng và nội dung khác. Tôi nghĩ rằng nếu các đại diện của mọi giới trong cộng đồng có thể đồng thuận về một bản lên tiếng chung thì tốt nhất.  Nếu không thì tiếng nói của những nhóm khác nhau cũng có thể có hiệu quả tích cực, miễn là cùng có chung một mục đích là hỗ trợ cho trí thức và đánh động ý thức của đồng bào trong nước. Riêng cá nhân tôi, nếu có điều gì liên quan đến Thư Ngỏ cần được thảo luận hay làm sáng tỏ thêm, tôi rất sẵn sàng thảo luận và giải đáp trong một buổi họp công khai. Những buổi trao đổi ý kiến công khai như vậy sẽ giúp mọi người hiểu rõ vấn đề hơn, xây dựng tình đoàn kết và gia tăng sức mạnh của cộng đồng. Những hành động chia rẽ, phá hoại cộng đồng của những phần tử xấu sẽ bị đẩy lui và chấm dứt.

10 tháng Chín, 2011

– Bản pdf: GS Lê Xuân Khoa trả lời ông Trần Phong Vũ.

– Xem thêm: Về thư ngỏ của nhóm trí thức hải ngoại gửi nhà nước CSVN (ĐCV); + THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC; + Tận dụng sức mạnh dân tộc để đối phó hiểm họa ngoại bang; + Trí thức hải ngoại quan ngại về mối đe dọa từ Trung Quốc.

Bổ sung, 9h35′, 12/9/2011: BS đã đăng toàn văn bài viết của ông Trần Phong Vũ theo đề nghị của ông: 350. Vài suy nghĩ rời về “Thư Ngỏ” của nhóm Trí Thức hải ngoại gửi Nhà Nước CSVN.

37 bình luận to “348. Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại”

  1. check vi tri tu khoa

    348. Bàn thêm về “ThÆ° Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại « BA SÀM

  2. […] dịp “Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại”, GS Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc xác định CSVN là một “chính quyền chính thức […]

  3. […] dịp “Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại”, GS Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc xác định CSVN là một “chính quyền chính thức […]

  4. […] Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại […]

  5. […] Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại […]

  6. […] Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại […]

  7. […] Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại […]

  8. […] Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại […]

  9. […] Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại […]

  10. binhnhidienbien said

    toi hoan nghenh ong doan quoc sy ky ten dau tien trong la thu nay,khong ai tra loi thi la thu la mot tuyen ngon cua tri thuc hai ngoai la trach nhiem cua tat ca moi nguoi voi dong bao trong nuoc va du luan the gioi veviec to quoc viet nam cua chung ta dang lam nguy de ngan chan ban taynho ban cua bon xam luoc

  11. […] lời: Tối qua BS có đăng bài Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ – Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại của GS Lê Xuân Khoa. […]

  12. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/09/11/ban-them-ve-thu-ngo-cua-36-tri-thuc-hai-ngoai/ […]

  13. tam said

    Tôi rất kính trọng và khâm phục các nhà trí thức hải ngoại đã lên tiếng nói.

  14. Đệ tử said

    Nghe nhiều ý kiến của những thiện trí thức, cho dù có ý này ý nọ giữa họ chưa thật đồng ý với nhau, nhưng với người đọc thì thật là ý nghĩa, mở rộng được vốn hiểu biết của mình.
    “Nói” là nghĩa vụ của lương tri làm người.
    Lời nói đâu đơn giản chỉ là “cái vỏ ngữ âm” vô hồn; lời nói chân thật và đứng về lẽ phải sẽ là một thứ sức mạnh tinh thần, mà một khi nó đã được thấm nhuần trong quãng đại quần chúng…thì sẽ trở thành một “sức mạnh vật chất” khủng khiếp (đúng như câu nói bất hủ của Nguyễn Trãi : đẩy thuyền cũng dân mà lật thuyền cũng dân…!!!).

    • 秦檜 said

      LÌ TRƠ
      Chẳng nhằm nhò gì “Bởi vì đó là tiếng nói của kẻ sĩ, kẻ sĩ chỉ có khả năng lay chuyển được tâm và trí, làm sao đánh đổ được lì và trơ.”

      Bao giờ có một Bầu Kiên trong Quốc Hội? QUÊ CHOA 13/9/2011
      http://quechoa.info/2011/09/13/gia-co-m%E1%BB%99t-b%E1%BA%A7u-kien-trong-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i/

      Cho nên muốn có những cải tổ mạnh mẽ vì sự tồn vong của chế độ, của Đất nước thì cần có ít nhất một cuộc Bầu Cử trong Quốc hội, chứ thư ngỏ không ăn thua.

      • 姧漢 said

        Ít nhất, sự tác động của “thư ngỏ” cũng làm cho cái “lì và trơ” đó càng “lì và trơ” hơn !!!

  15. Quyenduocnoi said

    “Những buổi trao đổi ý kiến công khai như vậy sẽ giúp mọi người hiểu rõ vấn đề hơn, xây dựng tình đoàn kết và gia tăng sức mạnh của cộng đồng.”-LXK.
    Ý kiến nầy rất đáng hoan nghênh. Mong các vị nhân sĩ trí thức ngoài nước cần có tiếng nói chung vì vận mệnh của đất nước.

  16. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/09/11/ban-them-ve-thu-ngo-cua-36-tri-thuc-hai-ngoai/#more-27152 […]

  17. […] lời: Tối qua BS có đăng bài Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ-Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại của GS Lê Xuân Khoa. Cuối […]

  18. art said

    Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ

    Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại

    Lê Xuân Khoa
    ***

    Về thư ngỏ của nhóm trí thức hải ngoại gửi nhà nước CSVN (ĐCV); + THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC; + Tận dụng sức mạnh dân tộc để đối phó hiểm họa ngoại bang; + Trí thức hải ngoại quan ngại về mối đe dọa từ Trung Quốc.
    ***

    Theo hiểu biết nông cạn của SG xưa tui ,vấn đề “Thư Ngỏ ” [của Quý vị trí thức trong và ngoài nước]không hẳn để tâm xem “Quý Ngài lảnh đạo ” có dòm ngó …! mà là tiếng nói lương tâm đối với “Lịch sữ Nước nhà ” !,để khỏi hổ thẹn với các bậc Tiền Nhân và con cháu sau này !

  19. 秦檜 said

    SUY NGHĨ
    Thấy các vị tài giỏi, văn hay, chữ tốt, có tâm có tầm nhìn suy nghĩ, tôi cũng bày đặt nghĩ suy về 3 việc.

    Việc thứ nhất là chuyện ông Ẩn lý luận “Có lần, khi chính quyền Sài Gòn VÌ THÙ luật sư Nguyễn Hữu Thọ theo kháng chiến, định bắt và xử tội con gái ông yêu một người Mỹ với lý do “vi phạm thuần phong mỹ tục”, chứa người Mỹ trong nhà khi chưa kết hôn và không khai báo với cảnh sát, Phạm Xuân Ẩn cản: “Đừng làm vậy. HẠ SÁCH…Người ta hy sinh cả gia đình đi vô chiến khu, đâu có mang con theo đâu mà QUY TRÁCH NHIỆM ổng. Ổng là TRÍ THỨC LỚN có uy tín, BÔI NHỌ kiểu đó không được đâu, lại lòi ra Nhà nước Quốc gia hành động BẦN TIỆN. Mà làm như vậy thì cũng là BÔI NHỌ LUÔN cả thằng Mỹ nữa”. Phạm Xuân Ẩn – nhà báo, điệp viên hoàn hảo10/09/2011 07:30:47 – BEE -http://bee.net.vn/channel/1984/201109/Pham-Xuan-an-nha-bao-diep-vien-hoan-hao-1811549/

    Việc thứ hai là chuyện xóa bài làm lại của bầu Kiên “Kế hoạch lập Super Liga của bầu Kiên khả thi đến đâu?”Cập nhật lúc :10:23 AM, 12/09/2011BÁO ĐẤT VIỆT http://baodatviet.vn/Home/thethao/Ke-hoach-lap-Super-Liga-cua-bau-Kien-kha-thi-den-dau/20119/166937.datviet. Thấy người ta ĂN và PHÁ nhiều quá là DỌN RIÊNG MỘT MÂM cho các ngài có tâm huyết, có khả năng ngồi cùng?

    Việc thứ ba là “ÉO GÌ PHẢI THẾ”. Nhiều người cứ phải tự hỏi tại sao mục đích chỉ là ăn cướp vàng, mà lại đi giết người kể cả trẻ con của cu Luyện 17 tuổi? Nhiều người cứ phải tự hỏi mục đích là chia lại ruộng đất sao cứ phải đấu tố tan nát cả niềm tin, “nhưng sao phải bắn giết, sao lại gây mâu thuẫn xã hội, chia rẽ cùng cực đến mức con tố cha vợ tố chồng, họ hàng anh em thành thù nghịch. Là cái trò gì đây nhỉ.” Dongngang -“Nghĩ vào ngày nghỉ” – http://dongngandoduc.multiply.com/journal/item/852/852. Nhiều người cứ phải tự hỏi tại sao phải giải mật hồ sơ MẬT, TỐI MẬT khi tới một thời điểm đủ xa mà không đốt bỏ QUÊN ĐI quá khứ? 30 năm 40 năm hay 60 năm? Các tài liệu về Mồ chôn sống ở Huế năm Mậu Thân 1968 khi tự động giải mật năm 2028, 60 năm sau sẽ ra sao? “Thời gian giải mật tài liệu lưu trữ nên là 30 năm” 08/09/2011 – 01:09 BÁO PHÁP LUẬT http://phapluattp.vn/20110908010820562p0c1013/thoi-gian-giai-mat-tai-lieu-luu-tru-nen-la-30-nam.htm

    Từ việc thứ nhất của ông Ẩn, thì tôi thấy chuyện quăng bao cao su thì việc “trả thù” thấp tầm, đâm ra bôi nhọ cả trí thức dân tộc. Các vị trí thức LỚN, nên viết thư ngỏ, khi CÒN quan tâm đến vận mệnh nước nhà, dân tộc.

    Từ việc thứ hai của bầu Kiên, tôi nghĩ các vị nên tập hợp nhau ĐỦ MẠNH để cất lên tiếng nói, khi đó sẽ có người CHỊU NGHE, cho dù họ luôn muốn giả điếc.

    Từ việc thứ ba “mục tiêu ÉO hành động” thì … tôi nghĩ “Thôi! đừng quan trọng hóa quá, đâu rồi cũng vào đó cả thôi mà”. Các vị đang làm “rối trí” mấy ổng rồi đó các vị biết chưa!

    Trung quốc không phải sợ một nhúm biểu tình yêu nước quanh Hồ Gươm, mà nó sợ công luận của thế giới, sợ luật pháp quốc tế.

    Mấy ông chỉ quen thư riêng, ghi chỉ đạo bên lề, ký thông báo không dấu, phong bao dưới gầm bàn. Nay có người tung hê việc quốc gia đại sự công khai trên mạng THÌ PHẢI LÀM SAO?

    Nhưng dù sao sự nghĩ suy của 1 cá nhân cũng không bằng “trí tuệ dân tộc, bản năng dân tộc”. Các vị thấy hay thì cứ dũng cảm đương đầu thôi. Không dám ngăn.

  20. […] 348. Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại […]

  21. Ba Phải said

    Người xưa đã nói :” GIẶC ĐẾN NHÀ, ĐÀN BÀ CŨNG PHẢI ĐÁNH “. Xin tất cả mọi con dân nước Việt hãy suy nghĩ cho thật kỹ
    câu nói này để biết mình sẽ phải làm gì với những gì mình đang có. Xin đừng ” VÔ CẢM ” !!!

  22. Lê Hoàng said

    Tôi luôn luôn chia sẻ với ba mươi sáu nhà trí thức niềm trăn trở mà ngày xưa Khổng Tử đã nói :” Gặp người đáng nói mà mình không nói là mất người. Gặp người không đáng nói mà mình nói là mất lời.” Thư ngỏ của họ gởi cho các nhà cầm quyền Việt Nam được cả triệu tri âm, theo tôi, đó là một niềm vui không nhỏ cho những trí thức này.

    Tôi cũng chia sẻ e ngại của họ, đúng như lời trong Thánh Kinh : ” Đừng ném châu ngọc cho heo, e rằng chúng sẽ chà đạp và cắn xé ngươi.” Nếu những nhà trí thức hải ngoại có bị những người cầm quyền Việt Nam và những người không hiểu họ chà đạp bức Thư Ngỏ này, thì những người ký tên chỉ nên mỉm cười và nói :” Thế à.” như môt thiền sư Nhật Bản.

    Có điều Ông Lê Xuân Khoa nên làm sáng tỏ mà ông lại quên ( vô tình hay cố ý ) là việc nhà văn Doãn Quốc Sỹ có ký tên vào Thư ngỏ này hay không. Đây là một sự việc, không nên bỏ qua mà không làm rõ.
    Lê Hoàng, San José

    Editor: Đây phần trả lời của GS Lê Xuân Khoa cho phản hồi này, nhờ chúng tôi chuyển:

    Ông Lê Hoàng tán thành Thư Ngỏ của 36 trí thức hải ngoại. Nhưng ông thắc mắc: “Có điều Ông Lê Xuân Khoa nên làm sáng tỏ mà ông lại quên ( vô tình hay cố ý ) là việc nhà văn Doãn Quốc Sỹ có ký tên vào Thư ngỏ này hay không”.

    Tôi xin trả lời ông Lê Hoàng như sau: (1) Tôi không đề cập đến vấn đề nhà văn Doãn Quốc Sỹ có ký tên vào Thư Ngỏ hay không, vì ông Trần Phong Vũ không nêu lên vấn đề này trong bài viết của ông, (2) tôi vẫn biết rằng có nhiều áp lực của một số người với nhà văn Doãn Quốc Sỹ và gia đình để yêu cầu ông rút tên hay đính chính, trong lúc gia đình ông Sỹ đang đau đớn, bối rối về sự ra đi của bà Doãn Quốc Sỹ. Tôi thấy cần phải chia sẻ và kính trọng nỗi đau của gia đình một người bạn thân từ 60 năm nay, nên quyết định giữ im lăặg cho đến sau ngày tang lễ cho người quá cố. Sự thật và lẽ phải luôn luôn còn đó, những người có ác ý không thể lợi dụng lúc tang gia bối rối để phá hoại được.

    Tôi cám ơn ông Lê Hoàng đã gợi ý cho 36 người ký tên trên Thư Ngỏ là, đối với những người chà đạp bức Thư Ngỏ này, hãy chỉ nên mĩm cười và nói “Thế à” như một thiền sư Nhật Bản”. Nhưng riêng đối với nghi vấn về việc ký tên của nhà văn Doãn Quốc Sỹ thì tôi không thể không làm cho sáng tỏ. Tôi nghĩ rằng ông Lê Hoàng sẽ đồng ý với tôi là cần kính trọng nỗi đau đớn của tang gia trong lúc này, và chờ thêm một vài ngày nữa, nhân tiện cũng có thể biết rõ hơn về những người nhẫn tâm khai thác tình trạng tang gia bối rối cho mục đích vị kỷ.

    Lê Xuân Khoa

    • iSushi said

      Ủa, thế bac LH không đọc bưc Thư Ngỏ rồi. Ông Doãn Quốc Sỹ ký đầu tiên

    • Đinh Kim Phúc said

      Theo tôi việc làm của GS Lê Xuân Khoa và 35 vị trí thức ký tên là cần thiết. Xin cám ơn GS Khoa. Tôi chỉ có ý riêng như thế này: “đá” dùng vào việc có ích hơn là ném vào nhau.

  23. gia tao said

    nói với kẻ không hay như nợ vay không trả .biết là thếnhuwng đất nước này không của riêng ai .nhà nghèo nới hay con thảo,nước mất mới biết lòng dân

  24. pham long said

    xin các vị cứ tiếp tục viết thư ngỏ, kiến nghị…vv cho thật nhiều. nếu mấy cha lãnh đạo không coi thì chúng tôi sẵn sàng coi cho đỡ tức, coi như có người nói thay mình.

  25. quang dinh said

    CÓC NHẢY
    *
    Cóc đã nhảy bằng du sinh du ngoạn
    Cóc đã chạy qua bám đất tự do
    Cóc vẫn lo không đủ những chiếc đò
    Chở tài sản một thời tư bản đỏ
    *
    Cóc sẽ nhảy khi BA ĐÌNH bỏ ngỏ
    Mặc nhân dân dưới gót sắt xâm lăng
    Cóc vẫn mơ những dinh thự cao tầng
    Mãi đứng vững sau chiêu bài dân chủ
    *
    Cóc chỉ khóc khi ra toà tự thú
    Tội buôn dân bán nước rước TẦU phù
    Mộng tàn rồi gia đình cóc phiêu du
    Với tên giả và mớ bằng không thật
    *
    Chẳng còn gì khi cuộc đời đánh mất
    Đất ông cha sẽ bị giặc xéo dày
    Nòng nọc con sống dù gặp vận may
    Cũng phải đổi hình hài cho đúng đạo
    *
    TÂM THANH

  26. Haisg said

    Mọi ý kiến với mục đích bảo vệ đất nước trước hiểm họa ngoại xâm, thúc đẩy chính quyền thay đổi…lo cho dân giàu nước mạnh …đều đáng quý.
    Nói vui một chút, anh điếc còn có máy trợ thính kia mà…
    Nói phải củ cải cũng nghe ra …
    Vặn vẹo nhau ích gì cho đại cuộc ???

    TH

    • Ẩn danh said

      Bác Haisg nói chí lý. “Nói phải củ cải cũng nghe ra” , “Mọi ý kiến với mục đích … đều đáng quí” và quan trọng hơn “Vặn vẹo nhau ích gì cho đại cuộc”. Chúng ta cũng cần công bằng, thực tế, kiên trì và lịch sự trong đấu tranh.

      Người Việt

  27. Ẩn danh said

    Có còn hơn không.

  28. KTS Trần Thanh Vân said

    Đất nước hưng vong, thất phu hữu trách.

    Một trí thức chân chính đứng trước những vấn đề nghiên trọng liên quan đến sự sống còn của đất nước, của dân tộc thì phải nói. Cho dù có nhiều kẻ không muốn nghe, cho dù có kẻ cố tình có hành động uy hiếp, chống lại, thì vấn phải nói.
    Nói một lần không thủng, thì nói nhiều lần.
    Nói cách này không được thì nói cách khác.

    Lòng phải thành.
    Tâm phải sạch.
    Trí phải minh.
    Tuệ phải hanh thông.

    • Hiền Cầu said

      Kính gửi KTS Trần Thanh Vân:
      Có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ. Sờ đụng rồi thì gọi nó là sâu. Chỉ một con sâu, ăn nhằm gì nồi canh. Các vị cứ nói, nói một nghìn lần thì tương đương với một lần cấp lãnh đạo sờ đụng. Và bất quá, họ cũng chỉ xem như không có gì quan trọng, ghen ăn tức ở ấy mà!!!

  29. Khách said

    Quá hay! Khâm phục bác Lê Xuân Khoa.

  30. dốt hay nói chữ said

    tòm…Tem…

Sorry, the comment form is closed at this time.