BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

329. Nhìn lại Phong trào Biểu tình Hè 2011

Posted by adminbasam trên 04/09/2011

BBC Tiếng Việt

Nhìn lại Phong trào Biểu tình Hè 2011

Quốc Phương,  BBC Việt ngữ

Cập nhật: 08:50 GMT – chủ nhật, 4 tháng 9, 2011
Phong trào biểu tình mùa Hè 2011 thu hút sự tham gia của nhiều giới và tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên. 

Theo dõi 11 cuộc biểu tình diễn ra ở Hà Nội, trung tâm của cả nước trong vòng gần ba tháng Hè liền, từ Chủ Nhật 5/6 tới Chủ Nhật 21/8/2011, có thể đánh giá đây là một trong những phong trào chính trị – xã hội nổi bật ở Việt Nam trong thời gian gần đây.


Phong trào biểu tình Mùa Hè 2011 có những sắc thái mới, mà việc nhìn nhận có lẽ không nên chỉ giới hạn ở gọi đó là chuỗi các cuộc biểu tình, dù như thế không hẳn là sai, hay đó là sự tụ tập đông người, như cách gọi có phần làm giảm giá trị và có thể có dụng ý của Chính quyền.

Phong trào chính trị – xã hội mùa Hè năm 2011 được châm ngòi bởi cuộc biểu tình, phản đối Trung Quốc có hành vi xâm phạm toàn vẹn lãnh lãnh thổ của Việt Nam, trên biển Đông, sau các sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp, tấn công và đe dọa tàu dân sự Việt Nam hôm 20/6/2011 tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền lâu nay của mình.

Cuộc biểu tình kép vốn nổ ra ngày Chủ Nhật, 05/6/2011 ở hai trung tâm chính trị và kinh tế hàng đầu của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đã trở thành điểm khởi phát mà lúc đầu khó ai có thể hình dung về quy mô cuối cùng của nó.

Từ sau Chủ Nhật của tuần lễ xuống đường đầu tiên, phong trào biểu tình đã chủ yếu diễn ra với các cuộc tuần hành có số đông tham gia tại các khu phố trung tâm Thủ đô Hà Nội, nơi tọa lạc của nhiều cơ quan bộ máy đầu não trung ương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Qua hơn 11 tuần biểu tình của phong trào, có thể tạm rút ra một số nhận xét về tính chất, đặc điểm của các cuộc biểu tình và cách thức, thái độ, ứng xử của các bên trong cuộc liên quan là người biểu tình và chính quyền như sau.

Kỷ lục hy hữu

Người biểu tình có nhiều cách thức sáng tạo để diễn đạt các thông điệp của mình.

Trước hết, các cuộc biểu tình có vẻ đã lập một kỷ lục đặc biệt hy hữu khi diễn ra liên tục trong suốt hơn 11 tuần lễ (nếu tính cả một lần tập hợp giao lưu tại một địa điểm được hẹn trước mà có thể coi là “biểu tình ngồi”) mà hầu như không hề gián đoạn, dù gặp can thiệp của Chính quyền.

Địa điểm xuống đường của đa số các cuộc biểu tình, tuần hành là hết sức đắc địa hay nhạy cảm, khi công khai diễn ra ở ngay trái tim của cả nước, Thủ đô Hà Nội, nơi tọa lạc của các cơ quan đầu não của Chính quyền, do đó dễ dàng thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế.

Thời điểm Phong trào biểu tình diễn ra trùng với lúc một số cơ quan quyền lực của Chính quyền đang trên đường hình thành hoặc chuẩn bị vận hành như ngay trước khi Chính phủ thông qua danh sách đề cử nội các và Quốc hội khóa 13 bước vào kỳ họp đầu tiên.

“Dạng thức không tổ chức như vậy có thể chính lại là một hình thức cao cấp của tổ chức, tổ chức mà không tổ chức, không có cơ cấu mà thành cơ cấu.”

Đây là thời điểm, nhiều vị trí quyền lực của các nhóm trong chính quyền, đảng, và quốc hội, được cho là có thể phải chờ tới phút cuối mới chính thức ổn định, định vị, và nhiều quyết định chính sách, chiến lược đối nội, đối ngoại có thể phải chờ thống nhất thêm, kể cả trong quan hệ với Trung Quốc hoặc theo dõi tình hình phong trào Mùa Xuân Ả-rập

Phong trào biểu tình diễn ra có tính tổ chức khá cao, mặc dù luôn được một số người trong cuộc tự nhận là các sự kiện riêng lẻ, tự phát, tự động tập hợp, không có sự dẫn dắt, định hướng, không có sự tổ chức , kết nối của bất cứ ai.

Dạng thức không tổ chức như vậy có thể chính lại là một hình thức cao cấp của tổ chức (tổ chức mà không tổ chức, không có cơ cấu mà thành cơ cấu).

Nhưng nhìn sâu hơn, có thể thấy các thành viên tham gia được tập hợp từ dạng các cá nhân đơn lẻ, cho tới các nhóm nhỏ, và vừa trở lên, với những thông điệp khá thống nhất trong sự đa dạng của các thông điệp dùng để thể hiện ý chí, nguyện vọng của người biểu tình.

Vai trò dẫn dắt

Các thông điệp của nhiều cuộc biểu tình phản ánh khá rõ ràng những gì mà những người tham gia muốn thể hiện.

Dù được thừa nhận hay không, có thể dễ dàng thấy, phong trào có sự ‘dẫn dắt’ ít nhiều về mặt tinh thần của giới trí thức, nhân sỹ và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các công dân thuộc thế hệ cộng đồng mạng Internet, mạng điện thoại di động, nhắn tin, bên cạnh các hình thức truyền thống khác như truyền miệng, giao tiếp nhóm nhỏ, giao tiếp cộng đồng, gia đình, liên thế hệ, đồng đẳng v.v…

Sự tham gia của các trí thức, nhân sỹ ở Hà Nội, lúc đầu cũng có ở TP Hồ Chí Minh, càng về sau càng ghi nhiều dấu ấn, với sự xuất hiện cả ở trên đường phố, hay các trang mạng, trang blog cá nhân, phi chính thức, hoặc qua các thông điệp dưới dạng các thư kiến nghị, phản đối, khiếu nại v.v… mà họ thường đứng tên.

Diện tham gia của các trí thức, nhân sỹ cũng rất đa dạng và đáng chú ý. Đa số họ là các nhân sỹ, trí thức có tên tuổi.

“Chính thông tin được giao lưu trên mạng có thể đã đóng vai trò nhà tổ chức của các cuộc biểu tình tuần hành”

Một số là những nhà cách mạng lão thành, các tướng lĩnh, sỹ quan trung, cao cấp hưu trí, các cựu quan chức, viên chức chính phủ trung, cao, cho tới những trí thức có học vị, chức danh giảng dạy cao cấp, như các Giáo sư, Viện sỹ, Tiến sỹ,… đã, đang làm việc trong các ngành giáo dục, nghiên cứu, chính sách v.v… hoặc các cơ quan công quyền trong chính hệ thống quyền lực của Chính quyền, Đảng cộng sản.

Do đó, họ được cho là vẫn còn tầm ảnh hưởng và uy tín nhất định với những người đương chức trong bộ máy nhà nước ở Trung ương và Hà Nội hiện nay, mà đa số là lớp con, cháu của họ. Ngoài ra, không thể không kể đến các gương mặt có ảnh hưởng quan trọng khác là giới văn nghệ sỹ, giới chuyên gia, phản biện xã hội độc lập, các nhà hoạt động xã hội, các blogger có tên tuổi, cùng nhiều nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị, lương tâm v.v…

Các vị này thường xuyên xuất hiện tại các cuộc biểu tình, hoặc tham gia bình luận, quan sát, đưa tin, bài, nhận định, phát biểu… về các hoạt động và các sự kiện.

Đặc biệt còn có sự tham gia của nhiều quần chúng và các chủ thể xã hội khác, thuộc nhiều tầng lớp dân, đến từ các địa phương, hoàn cảnh, lứa tuổi, nghề nghiệp… khác nhau.

Chẳng hạn như thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên, tiểu thương, doanh nhân, công nhân, nông dân, cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, thường dân, dân oan, phụ nữ, phụ lão, cá nhân hay gia đình, đồng nghiệp hay bạn bè v.v…

Một số thành phần là cán bộ đương chức nhà nước cũng được cho là tham gia hoặc theo dõi, quan sát các sự kiện.

Điển hình hiện đại

Nhiều người biểu tình cho biết họ sẵn sàng xuống đường vì Tổ Quốc bất cứ khi nào Trung Quốc đe dọa Việt Nam.

Phong trào chính trị – xã hội mùa Hè 2011 tại Việt Nam có thể được xem là một điển hình của các trào lưu chính trị của quần chúng trong thời đại hậu công nghiệp và mạng Internet, khi các thông tin mạng được giao tiếp liên cá nhân, giữa các nhóm tham dự, quan sát biểu tình, trở thành một thành tố hữu cơ tạo nên cấu kết đặc trưng của cuộc biểu tình.

Chính thông tin được giao lưu trên mạng có thể đã đóng vai trò nhà tổ chức của các cuộc biểu tình tuần hành.

Nó cho người ta biết biểu tình ở đâu, lúc nào, tại sao, người tham gia có thể làm gì, không làm gì, cần lưu ý gì, thông điệp gì, cách thức ra thông điệp thế nào, gặp trở ngại phải ứng xử ra sao, cần tự giúp đỡ hoặc giúp đỡ thế nào, ai, cái gì là trọng tâm của sự kiện biểu tình v.v…

Chính mạng thông tin và thông tin mạng, dù dưới dạng các bài blog, các diễn từ, các diễn đàn, các bản scan, các email, thư ngỏ, kiến nghị, danh sách chữ ký, các bình luận, hình ảnh clips video, hoặc âm thanh, hay hình chụp hay tranh vẽ, thậm chí thơ, ca, hò, vè, câu đối v.v… đặc biệt là các tin nhắn dưới đủ các dạng, qua Internet, qua điện thoại di động, truyền miệng… đã có thể biến thành nội dung, mà không dừng lại là công cụ giao tiếp, của các hoạt động biểu tình, phản đối.

“Các điểm nút có thể thấy như biểu tình làm bộc lộ tính thiếu thống nhất, nhất quán trong xử lý của Chính quyền Trung ương và địa phương. Đã ít nhất ba lần, các cuộc biểu tình của Phong Trào bị chính quyền can thiệp, nhưng không thực dứt khoát”

Phong trào Biểu tình Hè 2011 có thể đã đồng tâm hóa, nhất thể hóa, thu hút trúng nhiều tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, quan tâm, lý tưởng và chí hướng của những người tham gia, ủng hộ, hoặc cảm tình viên, quan sát biểu tình từ xa.

Các nguyên nhân đưa những người biểu tình, dù xuống đường, hoặc liên kết trên mạng, trong các nhóm tự hình thành, có thể là các nhu cầu được biểu hiện, thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm tới vận mạng tổ quốc, lòng mong muốn được thực hiện các quyền cơ bản (như quyền yêu nước, biểu tình, quyền thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền tự do ngôn luận, quyền làm chủ đất nước…).

Hoặc đó là nhu cầu giải tỏa các bức xúc trước các vấn nạn, tệ nạn xã hội như thiếu dân chủ, tham nhũng, bất công, bất bình với các chính sách, đối sách của chính quyền, kể cả về ngoại giao, quốc phòng, nhập cư nước ngoài, kinh tế suy giảm, thất nghiệp, đói kém, các oan khiên, bất an, muốn được quyền tự do nhiều hơn, muốn được lắng nghe nhiều hơn, muốn thủ đắc các quyền dân chủ của mình, và thậm chí có thể muốn thách thức ôn hòa trước quyền lực độc tôn của chính quyền, đảng cầm quyền, v.v…

Tất cả, và có lẽ nhiều hơn thế, có thể đã cùng tìm được các sự kiện của Phong trào Hè 2011 là nơi gặp gỡ, giao lưu, thể hiện của mình.

Cuộc chiến trong cuộc

Xe buýt dân sự được chính quyền sử dụng trong một số cuộc can thiệp giải tán biểu tình.

Một trong điểm đáng lưu ý khác của Phong trào Biểu tình Hè 2011, dưới hình thức tự nhóm và ôn hòa của nó, chính là tạo ra các tình huống mang tính thể nghiệm có lúc lên ngưỡng cao trào, đỉnh điểm và mang đặc thù riêng.

Các điểm nút có thể thấy như biểu tình làm bộc lộ tính thiếu thống nhất, nhất quán trong xử lý của Chính quyền Trung ương và địa phương. Đã ít nhất ba lần, các cuộc biểu tình của Phong Trào bị chính quyền can thiệp.

Dù các cuộc can thiệp được cho là thô bạo, tới mức một số dư luận cho là khó có thể chấp nhận, vi phạm pháp luật, vi hiến, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra. Chính quyền có lúc tỏ ra muốn dập tắt nó, nhưng lại không thể hoặc không dám dập tắt nó một cách dứt điểm.

Lãnh đạo ngành này, cấp này của Chính quyền có vẻ chấp nhận các cuộc biểu tình và có phát ngôn “mềm hóa” về nó (như phát ngôn của Bộ Ngoại giao, của giám đốc Công An Hà Nội,) trong khi lãnh đạo ngành khác, hoặc cấp khác cùng một Chính quyền ấy lại phản đối biểu tình, và tỏ ra cứng rắn, ngăn cấm hoặc sẵn sàng ra tay với nó.

Các loại vũ khí, chiến thuật mà chính quyền mang ra để đối phó với Phong trào Biểu tình có vẻ cũng rất đa dạng, quyết liệt. Chúng đi từ nhẹ tới nặng, từ lỏng tới chặt, từ ít quyết liệt đến hết sức quyết liệt, như một số công dân mạng đã liệt kê như: theo dõi, chia cắt, bao vây, can thiệp, giải tán, bắt bớ, khủng bố, tống giam.

Bên cạnh đó là các công cụ cứng, mềm hỗ trợ khác, vẫn theo một số bình luận mạng, như vận động, tuyên truyền, xâm nhập mạng, phản tuyên truyền, phản biểu tình.

Lực lượng áp đảo

Lực lượng an ninh, trật tự can thiệp giải tán một cuộc biểu tình.

Chính quyền còn được cho là đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng áp đảo ở trung ương, cả nước và địa phương và huy động quần chúng phản biểu tình, cũng như chỉ đạo sản xuất các chương trình, kế hoạch chi tiết để phản biểu tình và chống biểu tình.

Hàng loạt các cơ quan, đoàn thể, ngành, ngạch của chính quyền được cho là đã được huy động một cách tổng thể, có kế hoạch, bài bản.

Chẳng hạn đó là như các ngành công an, an ninh, nội chính, đảng – đoàn, tuyên giáo, truyền thông, mặt trận tổ quốc, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội phụ lão, hưu trí, các cơ quan, đoàn thể chuyên môn khác của chính quyền ở các cấp từ thành phố, quận, huyện, xã, phường.

Nhiều đoàn thể quần chúng, nhân dân địa phương nơi diễn ra các sự kiện hoặc có người tham gia các sự kiện của phong trào v.v… và chưa kể tới các cơ quan bộ ngành ở Trung ương, đã được huy động tạo hiệu quả tổng thể.

“Lo lắng đó có thể có căn nguyên, nhất là trong tình hình trong nước, cũng như khu vực và quốc tế đang rất “nhạy cảm và nóng” như hiện nay, sau kinh nghiệm của Mùa Xuân Ả-rập với Tunisia, Ai Cập, Bahrain, đã lan tới Lybia, cũng như có thể sắp đi tới Syria”

Bên phía người biểu tình, các cuộc biểu tình và người tuần hành đối lại bằng việc các thành viên tham gia, cổ vũ, hay quan sát tuần hành… cố gắng luôn giữ đúng trong phạm vi hiến pháp, pháp luật.

Họ tỏ ra luôn bám vào các quy định, văn bản pháp quy, kể cả các phát ngôn của các quan chức lãnh đạo; để trên cơ sở đó, thực hiện các quyền cơ bản, trong đó có quyền được biểu tình, quyền tự do ngôn luận và các quyền khác như phản biện xã hội, quyền khiếu nại, kiến nghị công dân và tập thể.

Họ cũng sử dụng các phương tiện truyền thông mạng với tầm bao phủ vượt ra khỏi địa điểm các cuộc biểu tình tuần hành, để tới với cấp độ toàn quốc và vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, tới với môi trường thông tin quốc tế, và toàn cầu.

Các thông điệp của họ sử dụng có vẻ được tự kiểm duyệt sao cho vẫn nêu được những thông tin thể hiện ý chí, nhu cầu, nguyện vọng biểu tình, mà vẫn không vi phạm hành lang pháp luật, do đó trở nên khó bắt bẻ, khó đàn áp hay trấn áp hơn.

Quan trọng ra sao

Nhiều bậc phụ huynh đã coi các cuộc biểu tình có ý nghĩa giáo dục với con cháu của họ.

Chính sự tham gia, vào cuộc của ngành tuyên giáo, truyền thông và hàng loạt các hoạt động của các ngành, các cấp, các đoàn thể của trung ương và địa phương nơi diễn ra các sự kiện biểu tình, tuần hành, đã phần nào cho thấy dù đôi lúc được Chính quyền và truyền thông nhà nước mô tả chỉ là hoạt động có tình thiểu số, thiếu điển hình, đại diện của “một nhóm người”, “một số phần từ”, các sự kiện đã tỏ ra quan trọng thực sự ra sao với Chính quyền.

Nhiều lực lượng an ninh, công an, trật tự, dân phòng, quần chúng đã được huy động để giải tán, cản trở các cuộc biểu tình, chưa kể các cuộc tổ chức người dân, cán bộ địa phương can thiệp tại gốc nơi cư trú, tạm trú của người tham gia các phong trào.

Nhiều bài báo, chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thông mạng của Nhà nước ở Trung ương và Địa phương đã được tổ chức để vừa công kích biểu tình, vừa phản tuyên truyền và phản biểu tình. Cho tới nay, chưa có dấu hiệu chắc chắn nào cho thấy liệu các chiến dịch này Chính quyền hoàn toàn chấm dứt hay là không.

Nhưng nếu các cuộc biểu tình là không quan trọng, thì làm sao Chính quyền lại phải chú ý và huy động lực lượng sâu rộng đến như vậy, nếu như không phải là họ có thể đã có những lo lắng về quy mô lan rộng của Phong trào.

Lo lắng đó có thể có căn nguyên, nhất là trong tình hình trong nước, cũng như khu vực và quốc tế đang rất “nhạy cảm và nóng” như hiện nay, sau kinh nghiệm của Mùa Xuân Ả-rập với Tunisia, Ai Cập, Bahrain, đã lan tới Lybia, cũng như có thể sắp đi tới Syria.

Cách thức kết thúc

Hai trí thức, nhân sỹ có mặt tại cuộc ‘đối thoại’ giữa Chính quyền Hà Nội với công dân (Hình minh họa).

Phong trào Biểu tình Mùa hè năm 2011 được cho là đã kết thúc, sau nhiều va chạm, đụng độ, đối đầu giữa hai bên là Chính quyền và người biểu tình, từ các mặt ý chí, quyền lợi, nhận thức, cho đến các hành xử cụ thể như trấn áp bằng sức mạnh của chính quyền và xu hướng bất bạo động của những người tham gia Biểu tình.

Có vẻ như Chính quyền Thành phố Hà Nội đã chịu một số sức ép của Chính quyền Trung ương, đặc biệt khi trong lãnh đạo Đảng, Chính quyền được cho là có thể đã so sánh việc phong trào biểu tình không diễn ra hoặc không thể diễn ra ở một số địa phương khác, trong khi tại chính Thủ đô lại để “tình trạng biểu tình” diễn ra quá lâu dài.

Trong tình thế ngăn cản, cấm đoán, đàn áp, trấn áp, như đã thử nghiệm tới ít nhất ba lần trong các tháng Bảy và Tám, không xong, Hà Nội cuối cùng quyết định nên có sự nhượng bộ và đối thoại với những người biểu tình, hơn là tiếp tục đối đầu cứng rắn với họ, ít ra là về mặt công khai và hình thức trong thời điểm hiện tại.

“Và họ thấy đã tới lúc có thể tạm khép lại một giai đoạn, một trang sử và tỏ ra sẵn sàng chủ động đối thoại với Chính quyền, nhất là người đối thoại cao nhất phía bên kia lại trong cương vị Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy, một điều hiếm thấy trong giải quyết tranh chấp chính quyền và dân ở Việt Nam lâu nay.”

Và có người cho rằng, Hà Nội có thể tính toán rằng nếu làm quá cứng rắn, có thể lợi bất cập hại, các bức xúc chính trị – xã hội có thể trở nên khó lường, nếu bùng phát ở quy mô không thể kiểm soát được.

Và chắc Chính quyền Hà Nội cũng như có thể cả Chính quyền Trung ương đều không muốn Thủ Đô trở thành địa điểm bùng phát ấy, vào thời điểm ở kỷ nguyên toàn cầu hóa, dân chủ hóa và thông tin giao tiếp mạng toàn cầu tính bằng phần tử giây.

Bên phía người biểu tình, Phong trào Chính trị – Xã hội có vẻ như đã tạm hoàn tất một mô hình, một cách thức, thử nghiệm, hay một bước đi… mà dưới hình thức lần này là các cuộc biểu tình tuần hành xuống đường và trên mạng Internet đòi các quyền cơ bản như quyền yêu nước và bảo vệ tổ quốc, cùng các quyền dân sự khác.

Và có vẻ họ thấy đã tới lúc có thể tạm khép lại một giai đoạn, một trang sử và tỏ ra sẵn sàng chủ động đối thoại với Chính quyền, nhất là người đối thoại cao nhất phía bên kia lại trong cương vị Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy, một điều hiếm thấy trong giải quyết tranh chấp chính quyền và dân ở Việt Nam lâu nay.

Nguồn: BBC Việt ngữ

55 bình luận to “329. Nhìn lại Phong trào Biểu tình Hè 2011”

  1. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/09/04/329-nhin-l%E1%BA%A1i-phong-trao-bi%E1%BB%83u-tinh-he-2011/#… […]

  2. két said

    Ngày chủ nhật không ra đường ( thương nhớ Hoàng Sa)
    Ngày thứ hai mặc áo trăng đến công sở ( xây dựng nhình ảnh Việt nam bất khuất kiên cường)

  3. Thu Mai said

    Mình nghĩ quan hệ giữa ta và Trung Quốc và giải quyết vấn đề phải đề phải nhìn lại cả cả chiều dài lịch sử mà vốn quý cha ông ta đã để lại.
    Đảng CSVN cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết mối quan hệ làm sao để giữ gìn bờ cõi mà vẫn giữ được quan hệ láng giềng. Phải có sách lược, khôn khéo có như vậy cũng mới tránh được nguy cơ đất nước bị tàn phá, tang tóc đau thương do chiến tranh gây ra (tất nhiên khi cần chúng ta không nản, phải quyết chiến).
    Vừa qua Đảng CSVN, chính phủ… cũng rất cố gắng và chắc chắn đã và đang theo chiều hướng tốt đẹp.
    Biểu tình tự phát cũng rất cần thiết nhưng cũng phải có độ của nó, quá độ sẽ thành cái khác rồi, đúng không. Theo dõi diễn biến các cuộc biểu tình vừa qua là như vậy đấy. Đừng quá nóng vội phải tin tưởng, bbất kỳ một tổ chức nào cúng phải có người đứng đầu, có lãnh đạo, như gia đình có bố, mẹ phải có người cầm chịch. Đất nước Việt Nam 80 năm qua Đảng CSVN đã lãnh đạo nhân dân làm nên những kỳ tích, gắn bó với dân; thực hiện ý nguyện của nhân dân.
    Đọc nhiều ý kiến tôi thấy nhiều vị chưa công tâm, chưa khách quan và hình như không có thiện chí, ý kiến thiếu xây dựng, có những ý kiến sỗ sàng, thiếu tôn trọng và có những ý kiến có gì đó có vẽ hằng học.
    Ai cũng vì Dân tộc, vì đất nước, vì nhân dân, nhưng đừng có thái độ tả quá, lời nói, việc làm hãy thể hiện cho đúng mới có sức thuyết phục.

    • TD said

      Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn. Hy vọng đa số những vị comment trên này đều có nhận thức đúng đắn góp phần xây dựng 1 xã hội văn minh. Đừng hằn học và mang quan điểm phá hoại, ấu trĩ. Hãy chung tay xây dựng cuộc sống hòa bình, ổn định và phát triển. Nếu tại nơi ở và làm việc của các bạn có những kẻ thiếu hiểu biết, không có tinh thần xây dựng thì phải lên tiếng để mỗi người đều có ý thức. Mọi người hãy sống tốt để xã hội phát triển. Hãy dựa vào chính mình, đừng nghe lời xúi giục gây rối của ai cả. Bình yên và chiến tranh, bạn chọn cái nào?Chúc các bạn luôn là những người có hiểu biết và đáng được tôn trọng!

  4. D.Nhật Lệ said

    Theo quan điểm dè dặt của tôi thì nhà nước đã cương quyết dẹp biểu tình với bất cứ giá nào khi
    một kẻ đang nắm tổ chức siêu tình báo sang Tàu để thoả thuận với họ trên mặt trận tình báo !
    Cái gọi là bí mật nhà nước trở thành không bí mật đối với Tàu thì số phận VN.đã bị họ định đoạt
    “sau lưng” dân tộc ta rồi ! Không phải ngẫu nhiên mà NCV.nói nhăng nói cuội về chủ quyền không
    phải “thương lượng” vô nguyên tắc ! Cứ hiểu ngược lại là …lòi ra ngay !
    Điều tôi tâm đắc nhất hiện nay về cách biều tình mà HT.Thích Quảng Độ từng đề nghị hơn 1 năm
    trước đây là biểu tình tại gia ! Đúng vậy,trước tình hình cấp bách như bây giờ thì người dân không
    thể nhẫn nại được nữa mà tất cả mọi người nên tham gia biểu tình tại gia : không họp chợ,không
    làm việc,không đi học v.v.Đó là cách phản đối an toàn nhất bằng biện pháp bất hợp tác mà công an
    trắng trợn tự xưng “còn đảng còn mình” không thể bắt ai bỏ tù được !

    • DanHaThanh said

      Tớ hoan nghênh đề nghị mới mẻ đột phá của bạn. Người Hà Nội có thể bày tỏ đồng tình đồng thanh bằng 2 cách:

      1) Ngày chủ nhật tuyệt đối không ra đường.

      hay là:

      2) Rũ nhau bận áo quần thật đẹp đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm hay ở Vườn Hoa….trong im lặng mỉn cười không cờ không biểu ngử hay hình ảnh lảnh tụ nào cả.

  5. Ẩn danh said

    Đề nghị anh Ba cho nhận xét về cuộc gặp giữa các nhân sỹ với lãnh đạo TP Hà Nội. Em thấy u u minh minh thế nào ấy. Bác Diện và các bác khác kín như bưng.

    • cong ly said

      Nghe don ong Nghi co xin xo dieu gi day,con ong Nhanh noi toi ko dan ap nhung theo lenh thanh pho,ong Thao noi thong bao nay la cua uy ban,tap the uy ban phai chiu trach nhiem.Thuong ong Nghi, lai lo ong Nhanh bat het nguoi bieu tinh nen chap nhan dung bieu tinh xem the su the nao.Hoa ra may ong Ha noi bi cha Vinh lua,lay cong bam bao Tau cong.Truoc mat bieu tinh thi bat bo ghe day,nhieu chien sy bieu tinh bi phat mot lan rui , neu lan nua se bi bat.Vay phai tinh ky nhe,de bao toan luc luong

  6. Em thì em đã tự ái rồi
    Lần này mà Trung Quốc có gây hấn gì với VN em cứ mặc kệ, có mời, hay bắt em cũng chả thèm đi biểu tình nữa. Mặc xác chính quyền, đảng. Cứ cái giọng điệu lừa mị người dân đến bao giờ nữa. Trung Quốc nó mà đưa người ra chiếm đảo của VN thì lúc đó xin mời con cái các vị Hùng-Dũng-Sang-Trọng cùng con cái các ông Nhanh, ông Thảo, ông tướng Vịnh, và các ông lãnh đạo Hà Nội xung phong ra trận mà đánh Trung Quốc. Lúc đó đừng có mà chạy trốn.

    • Sát Thát said

      Mõ nói trật chìa hết. thằng khựa nó đánh qua thì Mõ không có cửa trốn lính đâu. Nhớ ngày xưa mấy cái đầu đất sét đưa quân xâm lược Cam, trong Nam đâu có ai muốn đi đâu! Vậy mà nó qui cho tội trốn lính tệ hơn tội hình sự, nó lùng bắt, đày đọa thân thằng trốn lính và gia đình nó còn thua con chó.

  7. Cán bộ cấp cao nghĩ về chủ quyền

    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TinBienDong&obj=a993680e-e216-48cf-bd60-f92b30c90622

    Cán bộ cấp cao suy nghĩ về chủ quyền quốc gia có gì khác người dân? Nên ứng phó với Trung Quốc ra sao quanh vấn đề biển Đông? Nguyên Ủy viên thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị (1997-2001), giai đoạn Việt Nam và Trung Quốc tích cực đàm phán ký Hiệp định Biên giới và Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, ông Phạm Thế Duyệt chia sẻ cùng bạn đọc.

    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TinBienDong&obj=a993680e-e216-48cf-bd60-f92b30c90622

  8. Hâm mộ đảng ta said

    Plus:

    Những động thái gần đây của chính quyền HN như gặp các trí thức tham gia biểu tình , ra thông báo “rút kinh nghiệm” về việc đưa thông tin biểu tình của THHN là những biểu hiện của một chính quyền bước đầu đã biết lắng nghe, đã ít nhiều biết hành xử giống như một chính quyền văn minh.

    Rõ ràng là : Đối thoại hơn đối đầu !

    Còn điều khác cũng rất quan trọng mà chính quyền cần nhận thức rõ để khỏi chạy theo đám đông, đám đông trong nội bộ lãnh đạo hay đám đông dân đen có nhận thức kém, dốt nát hoặc vin vào lý do “được đông đảo quần chúng ủng hộ “:
    Điều mà số đông tin theo, làm theo không phải bao giờ cũng đúng.

  9. Phảnđối said

    Đọc bài thất ngôn tứ tuyệt của Vũ Hưng tui thấy ông ví “những đỉnh cao trí tuệ” như cái ao bèo ,thật là khéo…rất nhiều hình ảnh đẹp sao ông không ví mà lại mượn cái ao bèo , ông có biết ao bèo dân nông thôn hay sử dụng nó để nuôi cá tra hay không?ông làm thơ kiểu đó hả? bôi nhọ […] quá đáng

  10. Hâm mộ đảng ta said

    Một kết cục có hậu cho cả đôi bên: win- win.
    Ông Nghị đã ghi điểm trong vụ này.
    Thua, đáng xấu hổ nhất là đám báo chí, truyền thông. Ko phải vì họ viết bài chống biểu tình mà vì cách họ viết quá kém. Các bài viết của họ đáng xấu hổ hơn cả cái đạp của viên Đại uý CA đạp vào mặt người biểu tình.

    Nếu khẩu hiệu cho mọi cuộc biểu tình chỉ dừng lại ở việc chống Tàu thì chính quyền rất dễ tìm ra lý do để dập. Mà dù chính quyền không dập thì phong trào cố gắng lắm cũng chỉ kéo dài thêm được vài cuộc nữa là cùng…

    Lần sau nếu có biểu tình thì các vị nhớ đem theo các khẩu hiệu chống GIẶC NỘI XÂM . Giương khẩu hiệu này lên thì còn thu hút được khối người tham gia. Chính quyền cũng rất khó tìm ra lý do và khó có đủ lực lượng để trấn áp.
    Chả lẽ chính quyền lại nói “dân không được phép phản đối nạn tham nhũng” ?

  11. Nhân Dân gởi Vũ Hưng said

    Một hòn sỏi nhỏ ném ao bèo
    Triệu triệu hòn sỏi sẽ ném theo
    Khuấy động ao bèo cho gợn sóng
    Nhấn chìm cho hết lũ ác bèo.

    Chớ có khinh thường viên sỏi nhỏ
    Có ngày bon khốn sẽ bay vèo
    Triệu viên sỏi nhỏ gom thành núi
    Đè bẹp gian manh lũ bọt bèo

  12. TổQuốcNhìnTừBiển said

    ABS: Tại sao cái còm này cho đến giờ vẫn còn đợi duyệt xét

    1.TổQuốcNhìnTừBiển đã nói
    Phản hồi của bạn đang chờ được xét duyệt.
    05.09.2011 lúc 03:32
    Qua 11 cuộc BT từ Nam ra Bắc chúng ta nhận thấy gì?

  13. Vodanh said

    Ở các nước CS, đình công – biểu tình tự phát dị nhiên là bị cấm …từ BT Thiên An Môn với “Người biểu tình vô danh”, đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh ngày 5/6/1989 đã di vào lich sử TQ và Thế Giới….cho đến… “Cú đạp Nguyễn Chí Đức” vào ngày Chủ Nhật 17/7/2011 ở Hồ Hoàn Kiếm cũng đã di vào lich sử VN và TG.

    Nếu người dân các nuớc CS không dám đi biểu tình tự phát thì làm gì có những cuộc Cách mạng nhung Đông Âu làm rung chuyển Đông Âu và Thế Giới vào những năm 1989/1990/1991.

    Hôm nay là ngày 4.9 vừa đúng cách đây 22 năm: Thứ hai ngày 4.9.1989 là ngày “Thứ hai biểu tình” lần đấu tiên ở thành phố Leipzig chỉ có 1200 người tham dự và lần biểu tình “mỗi ngày ngày thứ hai” lần thứ 6 (9.10.1989) là quyết định nhất, nếu ngày này người dân sợ hải ở nhà không dám đi ra đường ( chánh quyền Liepzig đã đe dọa là sẽ biến ngày này thành 1 Thiên An Môn thứ 2) thì coi như Cách mang nhung ở Đông Đức thất bại và có thể Khối CS Đông Âu vẩn còn tồn tại đến ngày hôm nay.

    Số người tham dự biểu tình vào mỗi ngày thứ hai ở Leipzig 1989 để khẳng định lại quyền lực của mình “Chúng Tôi Là Nhân Dân” / ” Wir sind das Volk” ( chớ không phải là đảng CS-Đức SED ):

    Ngày BT Số Người tham dự

    04.09.1989 1.200
    11.09.1989 ??
    18.09.1989 1.500
    25.09.1989 8.000
    02.10.1989 10.000
    09.10.1989 70.000
    16.10.1989 120.000
    23.10.1989 300.000
    30.10.1989 300.000
    06.11.1989 500.000

    ( Nguồn: Montagsdemonstrationen 1989/1990 in der DDR / Wiki)

  14. Tĩnh ngộ said

    Chưa có ai phát tờ rơi quảng cáo mấy trang web như Anh Ba Sàm hay Chú Tư Ngố để mọi người có thể truy cập và có thể hiểu rõ những vẫn đề mà trc đây bị báo đài trong nước làm u mê nhỉ?

  15. cuuchienbinhphiabac said

    Phân tích và nhận xét của BBC thì nhiều ,nhưng theo tôi nhìn nhận và đánh giá 11 cuộc biểu tình vừa qua như một tia chớp báo hiệu một trận cuồng phong( Bạn cứ tưởng tượng trước cơn mưa giông lớn có những tia sét nhằng nhịt trên bầu trời đen ngòm,mây đen vần vũ, gió giật ào ạt…) sắp đến. Mười một cuộc”tụ tập” cũng thu đươc nhiều kết quả, nhưng theo tôi cái được nhiều nhất chính là sự lắng nghe và đối thoại với nhân dân của chính quyền HN( cũng như chính quyền TW). Vì trước đó biết bao kiến nghị, gop ý của các lão thành CM, nhân sĩ, trí thức , nhân dân… gửi tới chính quyền mà có được lắng nghe hay phản hồi gì đâu. Họ ko thèm chấp, ko thèm nghe( như vụ bô-xit hay vụ sáp nhập hà tây…) Nhân dân Việt Nam hãy là người chủ thực sự của Đất Nước!!!

  16. Phan Huy Mác said

    430000 người đang xuống đường biểu tình ở Israeli.

    Hàng trăm ngàn người Israel đã xuống đường vào tối thứ 7 trong một cuộc biểu tình lớn chưa từng có nhằm yêu sách về công bằng xã hội, chi phí sinh hoạt thấp hơn và một câu trả lời rõ ràng của Chính phủ đối với tầng lớp trung lưu đang tăng lên.

    Khoảng 430000 người tham gia cuộc tuần hành khắp đất nước, theo nguồn tin của cảnh sát. Cuộc tuần hành lớn nhất ở Tel Aviv nơi có đến 300000 người tham gia. Một cuộc phản đối mạnh mẽ chưa có tiền lệ ở Jerusalem tập trung 50000 người và 40000 người tuần hành ở Haifa. Hàng chục cuộc phản đối khác nhỏ hơn diễn ra ở các thành phố và thị trấn khác.
    http://www.guardian.co.uk/world/2011/sep/04/israel-protests-social-justice

  17. Chân Trời gửi Vũ Hưng said

    Một hòn sỏi nhỏ ném ao bèo
    Triệu triệu viên sỏi sẽ noi theo
    Kẻ ngồi cười mỉa… “không tăm cá”
    Sỏi nhỏ… đầu ngu… trúng cái vèo.

  18. Ẩn danh said

    Chung ta da bi cuop mat cai “QUYEN” cua mot Cong Dan,muon bieu lo long yeu nuoc thi phai “Xin phep”? Vay,Ban nganh nao co tham quyen “Cap giay phep” cho nhung nguoi “Yeu nuoc”? UBND TP Hanoi co dam cap giay phep khong? the ma trong nhung ngay xuong duong tuan hanh do,cai loa cua Chinh quyen cu lai nhai mai diep khuc: “…phai xin phep UBND TP Hanoi…”. Hay “TRA LAI QUYEN CONG DAN” cho chung toi.

  19. thaodanyeunuoc said

    ngày mai Đới b Quốc sang vn đề nghị ĐẢng cho các em vũ nữ an mac hở sườn ra Bờ Hồ mang theo khẩu hiệu TS – HS tặng không cho Trung Quốc nhe!!! nhé!!!!!nhé!!!!!

  20. Thành said

    BBC sử dụng hình ảnh của mình hơi nhiều mà không xin phép là sao nhỉ?

  21. Đông Hoàng said

    Một dân tộc không có biểu tình, chấp nhận lãnh đạo áp đặt là một dân tộc chết.
    Một đất nước “ổn định để phát triển” theo ý nhà cầm quyền là một đất nước độc quyền, lạc hậu không bao giờ phát triển được
    Một chế độ run sợ trước biểu tình là một chế độ yếu kém, thối nát, tham nhũng, chỉ sợ mất ghế và bại lộ.
    Một nhà nước không biết chấp nhận biểu tình là một nhà nước mông muội, chưa có dân chủ, chưa phải là nhà nước pháp quyền
    Một nhà nước chỉ biết lo cho chế độ, quên mất nhân dân, lo sợ người biểu tình biểu hiện lòng yêu nước bằng mọi cử chỉ ngôn ngữ của mỗi cá nhân ( chứ không phải của cả đảng cầm quyền ) là một nhà nước bị giậ giây, làm tay sai và chuẩn bị làm nô lệ.

  22. Vô Tình Tú Sĩ said

    Độc Quyền, Độc Tài, Độc Đảng làm sao tự do chính kiến được, cần dẹp ngay cái này các bác ạ.

  23. N.Đ.T. said

    Nếu yêu nước biểu tình chống TQ là đi ngược đường lối của đảng và nhà nước thì chủ nhật tới đây đề nghị mọi người hãy đi xuôi một lần ủng hộ tàu khựa cướp biển đông, đặt giàn khoan khủng khai thác dầu. Biết đâu khai thác được nhiều tàu “lại quả” cho thì dân nghèo tha hồ ăn uống, hút hít…khỏi phải canh giữ, khỏi phải lao động, lại được tiếng là hào phóng… sướng nhé .!.

    • Ngây thơ. said

      Đúng rồi, bố cháu bảo cái gì biết nó ở đâu thì không mất.

    • ủng hộ hay phản đối said

      Biểu tình chống tầu thì bị đảng và chính quyền vu khống là phản động, còn Ai ủng hộ hay tiếp tay đi theo tầu khựa thì sẽ bị Nhân dân và tổ quốc ngàn đời kết tội là Phản quốc như Lê Chiêu Thống Trần Ích Tắc hay Hoàng Văn Hoan….hehehe.

    • Củ mì said

      Hoang Sa – Truong Sa la cua TQ, thu di roi co bi dan den dap chet hay khong biet lien!

  24. iSushi said

    Một bài nhận định không sâu sắc lắm nhưng rất khách quan.
    Message sent! GIờ thì chờ kết quả đối thoại với UBNDTP HN và “sửa gáy” truyền thông quốc doanh.

  25. Duc Thang said

    Đới Bỉnh Quốc sang VN sẽ ve vãn chính quyền VN bằng những lời hứa (lèo) vì lúc này đây Bắc Kinh đã nhận thấy sự nguy hiểm thế nào nếu Mùa Xuân Arab tràn tới Việt nam. Nên nhớ cách mạng Hoa lài bắt đàu từ một nước nhỏ là Tunisia với hơn 10 triệu dân rồi mới tràn sang tới cường quốc arab là Ai Cập. Bởi thế chính quyền Việt Nam phải bằng mọi cách dẹp bằng được các cuộc biểu tình – vì bản thân họ lo sợ và đàn anh Trung Quốc cũng lo sợ.
    Cho nên Nhân Dân Việt Nam hãy cùng với Nhân Dân Trung Quốc, Triều Tiên … hãy cùng nhau đồng loạt đứng dây vượt qua nỗi sợ để tìm được mùa xuân cho dân tộc mình.

  26. Hai Lua MT said

    Tôi mong nhà nước cho phép người dân được biểu tình , được thể hiện tinh thần yêu nước chống TQ đang tìm cách thôn tính Biển Đông và khống chế kinh tế chính trị văn hóa VN

    • Ngây thơ. said

      Nhà nước có cấm đâu mà bác phải mong nhà nước cho phép! Trong khi bà con biểu tình chỉ có các anh thanh niên tay đeo băng đỏ xuất hiện bất thình lình ôm, bế, khiêng, xô đẩy bà con lên xe buýt về một chỗ khác để bà con tiếp tục biểu tình sau đó họ biến mất như ma, nhanh đến nỗi các lực lượng công an trật tự đứng gần đấy cũng chẳng kịp phát hiện và giữ được anh nào cả. Họ là người nhà Giời hay sao ý!

  27. bạn Hoa kiều said

    11 cuộc biểu tình ở Hà nội và TP HCM rồi sẽ đi vào lịch sử Việt nam hiện đại,có ý nghĩa bất tử như phong trào Ngũ Tứ vận động ở Trung hoa vào đầu thế kỷ với khẩu hiệu dậy sóng : NGOẠI TRANH QUỐC QUYỀN, NỘI TRỪNG QUỐC TẶC!http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_Ng%C5%A9_T%E1%BB%A9
    Xin cho tôi cúi đầu kính ngưỡng!Dân không biết nhục thì không đáng sống! Hỡi Tổ quốc Trung hoa của tôi: Một dân tộc đi áp bức dân tộc khác thì bản thân mình cũng không được tự do! (Các Mác)

  28. MỌI DÂN said

    Hoan hô tướng Vịnh! Lời hứa của ông với Tầu đã có hiệu lực. Không tái diễn biểu tình nữa.
    Nói toạc móng heo với ông rằng, từ xưa, nhân dân ta vẫn gọi Tàu là giặc. Qúa dễ hiểu. Biểu tình. Đánh đuổi…Nhưng lần này là bọn tàu nội địa, đánh thế nào đây hỡi ông TS Nguyễn Chí Vịnh!!!!
    Than ôi. Biết dòng nào hay để nước trôi:
    – Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm thức giấc ruột đau như cắt …
    – Chúng ta càng nhân nhượng thì bọn chúng càng lấn tới, vì chúng muốn quyết tâm cướp nước ta một lần nữa…
    – Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn…
    Hiện nay, nghành quân đội và công an cũng bày đặt đua đòi bằng cấp. Tê et xờ và thờ ét xờ đầy, nhưng chưa ông nào nói nổi một câu cho nên hồn, cho lọt lỗ nghe bọn tôi. Có gan bắn ai thì cứ bắn, bất lương bắt ai thì cứ băt, cần gì phải học!

    • Ngây thơ. said

      Cháu nghĩ dạo này bộ đội thì đánh giặc bằng mồm, công an thì bắt tội phạm bằng bao cao su, còn an ninh thì đạp vào mồm bọn phản động. Thế là đủ cần gì bằng cấp tiến sĩ, giáo sư nọ kia nhở? Hay là có bằng cấp thì mới lên làm đỉnh cao được?

  29. Mai said

    Thư ngỏ
    Biểu tình chống hành động xâm lấn
    của chính quyền Trung Quốc
    Ngày giờ và địa điểm cuộc biểu tình: Thứ bảy 17.09.2011

    biểu tình mở đầu tại Odeonsplatz (13 ─ 14 giờ)
    sau đó tuần hành từ Odeonsplatz đến Marienplatz (14 ─ 14:45 giờ)
    biểu tình kết thúc tại Marienplatz (14:45 ─ 16 giờ)

    Tại München – BRD

    • OZ said

      De ung ho dong bao trong nuoc va Ky niem 53 nam CONG HAM PHAM VAN DONG.Chuong trinh cua dong bao hai ngoai:
      Ngay thu Tu 14/09/11:Bieu tinh tai CANBERRA(Australia)luc 12 gio(9am VN),co truc tiep tren Pal Talk.
      :Dem thap nen cau an cho VN tai SYDNEY(Australia) luc 7pm
      :Bieu tinh tai Nam CALI(USA),PARIS (France),LONDON(UK)va cac thanh pho co nguoi Viet tai Chau Au.
      Ngay thu Bay 17/09/11:Bieu tinh tai WASHINGTON DC(USA).

  30. Haisg said

    Đã có một thỏa hiệp ngầm
    Thời gian sẽ trả lời rõ cho chúng ta
    Hãy đợi đấy…chờ xem cái bánh vẽ to đến cỡ nào

    TH

  31. Vũ Hưng said

    Một hòn sỏi nhỏ ném ao bèo
    Lầm tưởng mọi người phải dõi theo
    Ai hay sỏi ” lặn không tăm cá ”
    Ao bèo nguồn nước vẵn trong veo

    • Thánh Gióng gửi tên phản động công an mạng Vũ Hưng said

      Một đốm lửa kia cháy sáng đèo,
      Vì vậy Chính quyền sợ dõi theo.
      Ai hay người giữ tia chớp ấy,
      Đứng ở lưng trời gọi tiếng Reo!

      Thánh Gióng

    • Dân Đen Thui said

      Tặng “Lê” Vũ Hưng, hậu duệ Lê Chiêu Thống:

      Hòn Sỏi bé tí khuấy ao bèo,
      Làm lũ cá tra hốt hoảng theo,
      Phận bèo bọt bổng bừng hoa tím
      Hồ phẳng dưng không dậy sóng ngầm

    • Dân Việt gửi Vũ Hưng said

      Mỏng manh vẫn biết chỉ thân bèo
      Nhỏ bé thân này cũng gắng theo
      Xót bởi nước non đẩy bả độc
      Thân này vì nước, lại trong veo

    • Dân Việt said

      Lạ nhỉ,
      Lỗi gì mà những dòng thơ
      Dân Việt đã post bây giờ mất tiêu?

    • NguoiViet said

      Tôi đã đọc comment ông này một lần, cứ tưởng là một bác về hưu lẩm cẩm, ai dè là một kẻ dấu mặt để chống phá.

      Ông CAM ơi, trò khích bác đáng khinh phản tác dụng thôi, vì người đọc thực sự là những người đang im lặng. Ông mong muốn điều gì khi biểu diễn cái tâm hồn ti tiện của mình ra trước đám đông im lặng này?

    • Hũ Hưng đỉa đói said

      Vũ Hưng chuyên sống dưới Ao bèo,
      Đỉa đói cho nên miệng lèo nhèo.
      Cơ hội-bám chân quân bán nước,
      Sẽ có ngày kia bị ném vèo.

  32. Việt Nam hiện nay vẫn không có ji mới . Công lý hiện nay không tồn tại trên đất Việt Nam .

  33. Ngây thơ. said

    Thế bao giờ nhân dân lại xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm chiếm biển, đảo nữa ạ?
    Ngày mai ông Đới Bỉnh Quốc sang VN nói chuyện với bác Thiện Nhân về quan hệ giữa hai nước, liệu bác TN có dám nêu vấn đề TQ phải trả lại Hoàng sa, một phần Trường sa cho VN không ạ?
    Nếu bác ấy nêu ra thì cháu đề nghị người dân yêu nước chúng ta biểu lộ sự ủng hộ bác ấy ngay trong tuần tới?

    • MỌI DÂN said

      Có nêu. Rằng hết nhiệm kỳ của em anh hẵng đòi.

    • Không đảng phái said

      Suy cho cùng thì mấy cuộc biểu tình vừa qua cũng chỉ là cách mạng nửa vời! Phong trào dân chủ vẫn thiếu một thủ lĩnh. Ông Xuân Diện xem ra cũng lo gia đình, rồi cơm, áo gạo tiền thôi.

    • Khách Hà nội said

      Đồng ý tham gia đi biểu tình phản đối Đới Bỉnh Quốc và Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông và đe dọa Việt Nam.

      Tôi đang rất bận công việc nhưng nhất định sẽ thu xếp để tham gia.

      Xin các bác cập nhật thông tin. Xin cảm ơn.

    • Bình Ngô Đại cáo said

      Bác Thiện Nhân đã được đeo ” Khẩn Cô Nhi” là 16 chũ vàng và 4 tốt chặt trên đầu, hỏi quậy kiểu gì cho thoát, chỉ co hi vọng vào người dân Việt nam thôi.

      Tự ta, ta phải dốc lòng,
      Vội vã hơn cứu người chết đói.

      http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn

      Vưà rồi:
      Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
      Để trong nước lòng dân oán hận
      Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
      Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
      Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
      Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
      Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
      Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
      Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
      Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
      Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
      Ngán thay cá mập thuồng luồng.
      Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
      Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
      Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
      Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
      Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
      Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
      Thằng há miệng, đứa nhe răng,
      Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
      Nay xây nhà, mai đắp đất,
      Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
      Nặng nề những nổi phu phen
      Tan tác cả nghề canh cửi.
      Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
      Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
      Lòng người đều căm giận,
      Trời đất chẳng dung tha;
      Ta đây:
      Núi Lam Sơn dấy nghĩa
      Chốn hoang dã nương mình
      Ngẫm thù lớn há đội trời chung
      Căm giặc nước thề không cùng sống
      ………..
      Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
      Ta gắng trí khắc phục gian nan.
      Nhân dân bốn cõi một nhà,
      Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
      Tướng sĩ một lòng phụ tử,
      Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
      Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
      Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
      Trọn hay:
      Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
      Lấy chí nhân để thay cường bạọ

  34. trung hieu said

    DUNG RA PHAI NOI PHONG TRAO YEU NUOC HE 2011,DEN LUC CAN TONG KET CAC BUC ANH DEP VE BIEU TINH ,CAC BAI THO,BAI VAN,BAI HAT VE BIEU TINH,CAC CHIEN SY BIEU TINH TIEU BIEU,CAC UNG HO VIEN BIEU TINH NONG NHIET,CAC PHONG VIEN BIEU TINH MA TIEU BIEU LA ABS.

Sorry, the comment form is closed at this time.