BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tám 25th, 2011

299. Phạm Đình Trọng – Kiêu binh thời Đảng trị (2)

Posted by adminbasam trên 25/08/2011

Dân Luận

Phạm Đình Trọng – Kiêu binh thời Đảng trị (2)

Phạm Đình Trọng

Trong thế đối lập đó, để duy trì đảng thực chất chỉ để duy trì đặc quyền, đặc lợi ích kỉ của nhóm người nắm quyền trong đảng, lại như thời Vua Lê – Chúa Trịnh, họ lại lấy tiền thuế của dân nuôi dưỡng, biệt đãi, vỗ về, nuông chiều bộ máy công cụ công an khổng lồ để trấn áp nhân dân, để thẳng tay bóp chết những tiếng nói dũng cảm, trung thực, thẳng thắn bộc lộ chính kiến khác biệt!

Thời chiến tranh thù trong, giặc ngoài vô cùng nguy nan! Ở miền Nam có mặt hơn nửa triệu quân nước ngoài! Ở miền Bắc, gián điệp, biệt kích len lỏi hoạt động khắp nơi, cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, dai dẳng diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng lực lượng công an rất ít ỏi, hoạt động lặng lẽ, được nhân dân ủng hộ nên đầy hiệu quả! Sắc áo công an thưa vắng hòa trong dân, không nhan nhản, xấc xược, hung hãn, là nỗi ám ảnh nặng nề, nỗi đe dọa bất an đối với người dân như hôm nay! Giám đốc công an tỉnh, thành phố chỉ là trung tá, thượng tá! Giám đốc công an Hà Nội đông dân và phức tạp nhất nước cũng chỉ đại tá! Toàn bộ lực lượng công an chỉ có hai thiếu tướng là thiếu tướng Tùng, cục trưởng cục cảnh sát và thiếu tướng Phạm Kiệt, tư lệnh công an nhân dân vũ trang và chưa đến mười người không mang hàm tướng mà hưởng lương tướng! Ngày ấy, lực lượng công an vũ trang có vị tư lệnh là thiếu tướng Phạm Kiệt nhiều công lao và đức độ, đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, lính của ông, những chiến sĩ công an vũ trang lặn lội nơi biên giới biển đảo có câu nói vui về quân, tướng của họ là: quân nghèo, tướng kiệt!

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | 130 Comments »

298. LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Posted by adminbasam trên 25/08/2011

Đôi lời: Nhiều quan điểm phía Trung Quốc nêu ra trong bài này không đúng, phải chăng đây là sự chuẩn bị để đồng hóa chúng ta? Nguồn gốc hai chữ “Việt Nam” có phải từ Hoàng đế Gia Khánh đời nhà Thanh, Trung Quốc, hay đã xuất hiện trong cuốn Việt Nam Thế chí hồi thế kỷ 14, hoặc cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi đầu thế kỷ 15? Kính mời các nhà sử học, các nhà nghiên cứu lên tiếng.

Riêng chuyện Trung Quốc “giúp” Việt Nam “chống Mỹ”, mục đích thực sự của họ giúp đỡ Việt Nam là gì, hay là dùng người Việt để “đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng”, như lời cố Nghị sĩ Robert Kennedy đã nói hồi năm 1968: “…while Mao Tse-Tung and his Chinese comrades sit patiently by, fighting us to the last Vietnamese…” Để hiểu thêm về “sự giúp đỡ” của Trung Quốc trong cuộc chiến, mời độc giả đọc lại bài phát biểu của cố TBT Lê Duẩn: về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.

————–

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Chủ Nhật, ngày 21/08/2011
 

LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI”

GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

TTXVN (Bắc Kinh 31/7)

Trong bối cảnh đang có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông, tạp chí “Tri thức thế giới” dưới quyền chủ quản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 14 ra ngày 16/07/2011 có loạt bài viết trong một chủ đề lớn: “Việt Nam – Câu chuyện không thể không nói”, đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai nước từ thời truyền thuyết, qua các thời kỳ lịch sử đầy biến số cho đến hiện trạng quan hệ như đang diễn ra ngày nay. Dưới đây là những bài viết trong loạt bài nói trên:

Bài I

Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung-Việt trước năm 1949

(Tác giả Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu sử địa biên giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc)

Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có truyền thuyết giống nhau về “Hậu duệ của Rồng” và “con Rồng cháu Tiên”, mà lịch sử Việt Nam còn liên quan chặt chẽ với Trung Quốc, văn hoá và chế độ của Việt Nam cũng gần gũi và thông dòng chảy với Trung Quốc, đến hai chữ “Việt Nam” cũng do Hoàng đế Gia Khánh xác định, thời kỳ cận đại lại càng có quan hệ hữu nghị chiến đấu chống lại ách xâm lược của các cường quốc tư bản phương Tây… Nhưng, đến nay không ít người Việt Nam đã không biết rõ sự thực này, hơn nữa còn coi việc đề phòng “kẻ thù phương Bắc” như là nội dung giáo dục quốc dân. Gần đây có không ít người còn trương lên khẩu hiệu “Láng giềng Trung Quốc: Xác to, tâm địa độc ác”. Vậy thực chất quan hệ  Trung-Việt là gì? Bài viết bắt đầu từ một truyền thuyết đẹp cho đến trước khi Nước CHND Trung Hoa thành lập năm 1949.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 108 Comments »