BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 28/08/2008

Los Angeles Times

Phải trả giá đắt để có những chiếc 

Huy chương vàng cho Trung Quốc

Các lực sĩ đã phải trả giá đắt cho sự hy sinh – người thì phải sống xa đứa con mới chập chững biết đi, người bị cấm ăn bữa tối, người lại không được dự đám tang mẹ. Trong khi người Mỹ đề cập đến nó với thái độ vui vẻ, thì người Trung Quốc lại như đang lao vào một sứ mệnh thiêng liêng.

Bài của Barbara Demick, Phóng viên của Los Angeles Times

Ngày 26-8-2008

Vận động viên Xian Dongmei vui mừng sau khi giành huy chương vàng, ngày 10-8 tại Bắc Kinh, cũng là 1 năm cô không được gặp mặt đứa con 18 tháng tuổi

BẮC KINH – Nếu như ai đó cảm thấy một nỗi đau từ lòng ghen ghét trước mẻ lưới những huy chương vàng Olympic của Trung Quốc, họ chỉ cần dừng lại để ngẫm nghĩ về những gì mà các lực sĩ nước này đã phải trải qua để có được chúng.

Người mẹ duy nhất trong đội Trung Quốc, chị Xian Dongmei, đã kể với các nhà báo sau khi chị giành được chiếc huy chương vàng môn judo mà lại không được gặp mặt đứa con gái 18 tháng tuổi trong suốt một năm nay, và phải theo dõi nó lớn lên từng ngày chỉ qua chiếc webcam thôi. Một người giành được huy chương vàng khác, lực sĩ cử tạ Cao Lei, đã phải cách ly để luyện tập như vậy cho thi đấu Olympic nên cô không được cho biết là mẹ cô sắp mất. Cô chỉ biết sau khi đã lỡ không dự được đám tang mẹ.

Chen Ruolin, một vận động viên bơi lội, đã phải chấp hành lệnh không được ăn bữa tối trong một năm để giữ cho thân thể của mình được sắc lẹm như một con dao cạo lạng vào trong nước. Cô cân nặng 66 pound (31kg).

“Để giành được niềm vinh quang trong Olympic cho Tổ quốc là sứ mệnh thiêng liêng được Trung ương Đảng Cộng sản trao phó,” đó là cách mà vị Bộ trưởng Thể thao Trung Quốc Liu Peng diễn tả về vai trò của các lực sĩ nước này khi mở đầu Thế vận hội.

Sự tương phản có thể đã không lớn hơn được nữa giữa các lực sĩ Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong các cuộc phỏng vấn sau trận đấu, các lực sĩ Mỹ đã kể luyên thuyên về cha mẹ, anh chị em ruột, những con vật cưng, sở thích riêng của mình. Họ nhắc đi nhắc lại từ vui thích. Như Shawn Johnson, một vận động viên thể dục, đã trở nên sôi nổi khi nói về lớp học mà cô sẽ chọn khi trở về ngôi trường trung học của mình tại West Des Moines, bang Iowa.

Các lực sĩ Trung Quốc nói chung đều không có những con vật cưng hay sở thích gì. Hoặc các anh chị em (kể từ khi hầu hết họ phải chịu ảnh hưởng của chính sách một con của Trung Quốc).

Trong khi nhiều thành viên trong đội tuyển Hoa Kỳ đã kéo cả cha mẹ sang Bắc Kinh, thì hầu hết cha mẹ các lực sĩ Trung Quốc phải ngồi một chỗ theo dõi Thế vận hội qua TV. Các lực sĩ Trung Quốc tập luyện 10 giờ mỗi ngày, và thậm chí các em nhỏ tuổi chỉ có vài giờ học văn hóa.

“Bạn không có quyền đối với cuộc sống riêng của mình. Các huấn luyện viên luôn ở bên bạn cả ngày. Mọi người đang thường xuyên theo dõi bạn, từ các bác sĩ, thậm chí các đầu bếp trong nhà ăn tự phục vụ. Bạn không có chọn lựa nào khác ngoài luyện tập đến mức như thế để không có ai bị bỏ rơi,” vận động viên thể dục Chen Yibing đã kể như vậy với các phóng viên Trung Quốc vào tuần trước sau khi anh giành được một huy chương vàng môn đu vòng. Anh kể là anh có thể đếm được tổng số thời gian mà anh đã giành cho cha mẹ “tính bằng giờ … không đến vài giờ.”

Hệ thống thể thao Trung Quốc được truyền dạy từ Liên Xô. Trong khi nhiều lực sĩ Hoa Kỳ có những bậc cha mẹ nhiều tham vọng muốn nuôi dưỡng tài năng của họ, thì những nhà vô địch tương lai của Trung Quốc được chọn ra khi còn là đứa trẻ để đưa tới các trường nội trú do nhà nước quản lý. Những người đi tuyển mộ rà soát qua dân cư trong lứa tuổi đi học để tìm các em có tiềm năng trở thành nhà vô địch, lôi ra [pluck out] những em rất cao giành cho môn bóng rổ, những em dáng mảnh khảnh và có xương khớp mềm dẻo giành cho môn bơi lặn – bất chấp việc liệu chúng có biết cách bơi hay không.

“Tôi đã muốn trở thành một vũ công ballet, thế nhưng họ bảo bóng bàn mới hợp với tôi,” đó là lời kể của Lu Lu, một tuyển thủ 20 tuổi ở Trường Thế thao Xuanwu tại Bắc Kinh.

Sau khi Bắc Kinh được chọn vào năm 2001 để đăng cai Thế vận hội mùa hè này, các giới chức thể thao Trung Quôc đã khởi động Dự án 119 (nhằm theo đuổi để có tổng số huy chương có thể giành được trong các môn không phải là thế mạnh của Trung Quốc như ca-nô, thuyền buồm, thuyền chèo và bơi lội) và chỉ định các lực sĩ trẻ có triển vọng tập trung vào riêng cho các môn này, trong khi một số môn họ chưa từng nghe thấy.

Bảng tính toán cuối cùng đem lại cho Trung Quốc 51 huy chương vàng đối chọi với Hoa Kỳ là 36, và mặc dù người Mỹ giành được tổng số huy chương nhiều hơn (110 so với 100), song số liệu thống kê đã cho phép chính phủ Trung Quốc tuyên bố chiến thắng cho điều mà ông Liu gọi là những phương pháp “khoa học” của nước mình.

“Các hệ thống thể thao của Hoa Kỳ và Trung Quốc là những phép ẩn dụ rất chính xác cho xã hội chúng ta. Trung Quốc là một xã hội được vận hành bởi những sự sắp đặt, được đặt cơ sở trên việc lập kế hoạch, xếp sắp và kế hoạch hoá tập trung,” theo nhận xét của ông Jamie Metzl, phó chủ tịch tổ chức Giao tế Á châu có trụ sở tại New York và là một vận động viên ba môn phối hợp. “Nhà nước là thực thể tối cao và vai trò của từng cá nhân là phải ủng hộ nhà nước.”

“Sự thật đã được nói ra, hệ thống Sô Viết cũ kỹ này đã hoạt động. Nếu bạn kiểm tra cẩn thận toàn bộ số dân 1,3 tỉ để có được một kiểu cơ thể nào đó rồi ném những tài nguyên to lớn vào để huấn luyện họ, bạn sẽ chế tạo ra những nhà vô địch.”

Thế nhưng những chi phí là cao hơn nhiều nước phương Tây có thể cho phép. Trung Quốc bị nghi ngờ trong vụ sử dụng những vận động viên thể dục 14 tuổi và giả mạo tuổi của họ để lẩn tránh một quy định nhằm bảo vệ sức khỏe cho các cô gái trong quá trình bước vào tuổi dậy thì. Trong những môn thể thao mà các lực sĩ trẻ hơn được phép tham gia, họ thường chịu rủi ro mà ở nơi khác là không thể chấp nhận được.

“Nó quá nguy hiểm,” huấn luyện viên bơi lội Zhou Jihong nói với phóng viên một nhật báo Trung Quốc khi đề cập tới lối ăn kiêng cùng cực để giữ cho một vận động viên 15 tuổi của ông có cân nặng 66 pound [31kg]. “Cô ấy có một nghị lực phi thường.”

Các lực sĩ Trung Quốc, đặc biệt là nữ, đã giữ cho cơ thể mình gầy hơn so với các đối thủ phương Tây. Guo Jingjing, một vận động viên giành huy chương vàng bơi lội cân nặng 108 pound, đã chỉ vào đối thủ Blythe Hartley với lối ám chỉ khá là khiếm nhã rằng “cái cô người Canada to béo.” Hartley cao 5 foot rưỡi, nặng 123 pound.

Guo, 27 tuổi, đã phải chịu đựng những vấn đề về sức khỏe liên quan tới môn bơi lội và người ta cho cô biết là với thị lực kém như vậy cô vẫn có thể vừa đủ nhìn thấy tấm bảng đích đến trên bể bơi. Đó là một mối nguy chung cho các vận động viên bơi lội Trung Quốc, những người được tuyển từ lúc mới lên 6.

Theo phân tích của bà Li Fenglian, bác sĩ của đội bơi lội quốc gia Trung Quốc, “các vận động viên bơi lội bắt đầu chương trình luyện tập sớm trước tuổi trong khi mắt vẫn chưa phát triển hoàn toàn thì sẽ có nhiều khả năng bị tổn hại.” Bà đã công bố một công trình nghiên cứu vào năm ngoái cho thấy 26 trong tổng số 184 vận động viên bơi lội của đội đã có những hư tổn trong võng mạc.

Mặc dù có được sự xác nhận thành tích qua số huy chương Olympic, Trung Quốc có lẽ đang hướng tới việc quản lý một hệ thống cởi mở hơn để các lực sĩ có được nhiều quyền tự do hơn. Có được danh tiếng và khá giả, nhiều vận động viên đã sao lãng không chịu chấp nhận ở trong một hệ thống quản lý cũ, nơi họ bị đối xử như những chiến binh.

Những người Trung Quốc am hiểu hơn cũng lưu tâm rằng một cường quốc Olympic không nhất thiết chuyển đổi được thành kẻ bá chủ thế giới. Olympic 1988 tại Seoul là một thắng lợi lớn cho Liên Xô và Đông Đức, với 55 và 37 huy chương vàng.

Vào thời điểm Olympic kế tiếp được tổ chức năm 1992, cả hai quốc gia này đều không còn tồn tại nữa.

Người dịch: Ba Sàm

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

———————–

Los Angeles Times

China’s gold medals came at a high price

Athletes sacrificed dearly — one was separated from her toddler, one was banned from eating dinner, one missed a parent’s funeral. While Americans spoke of fun, the Chinese were on a ‘sacred mission.

By Barbara Demick, Los Angeles Times Staff Writer
August 26, 2008

BEIJING — If anybody feels a pang of jealousy over China’s haul of Olympic gold medals, they need only pause to consider what the athletes went through to get them.

The only mother on China’s team, Xian Dongmei, told reporters after she won her gold medal in judo that she had not seen her 18-month-old daughter in one year, monitoring the girl’s growth only by webcam. Another gold medalist, weightlifter Cao Lei, was kept in such seclusion training for the Olympics that she wasn’t told her mother was dying. She found out only after she had missed the funeral.

Chen Ruolin, a 15-year-old diver, was ordered to skip dinner for one year to keep her body sharp as a razor slicing into the water. The girl weighs 66 pounds.

“To achieve Olympic glory for the motherland is the sacred mission assigned by the Communist Party central,” is how Chinese Sports Minister Liu Peng put it at the beginning of the Games.

The contrast couldn’t be greater than between the Chinese and U.S. athletes. In their post-match interviews, the Americans rambled on about their parents, their siblings, their pets, their hobbies. They repeatedly used the word fun. Shawn Johnson, the 16-year-old gymnast, waxed enthusiastic about the classes she’ll take when she returns to her public high school in West Des Moines, Iowa.

The Chinese athletes generally don’t have pets or hobbies. Or brothers or sisters (since most are products of China’s one-child policy).

While many U.S. team members hauled their parents to Beijing, most Chinese parents had to settle for watching the Games on television. Chinese athletes train up to 10 hours a day, and even the children have only a few hours a day for academic instruction.

“You have no control over your own life. Coaches are with you all the time. People are always watching you, the doctors, even the chefs in the cafeteria. You have no choice but to train so as not to let the others down,” gymnast Chen Yibing told Chinese reporters last week after winning a gold medal on the rings. He said he could count the amount of time he’d spent with his parents “by hours . . . very few hours.”

The Chinese sports system was inspired by the Soviet Union. Whereas many U.S. athletes have ambitious parents to nurture their talents, China’s future champions are drafted as young children for state-run boarding schools. Scouts trawl through the population of schoolchildren for potential champions, plucking out the extremely tall for basketball, the slim and double-jointed for diving — regardless of whether they know how to swim.

“I wanted to be a ballet dancer, but they said pingpong was right for me,” said Lu Lu, a 20-year-old player at the Xuanwu Sports Academy in Beijing.

After Beijing was chosen in 2001 to host this summer’s Games, China’s sports authorities launched Project 119 (after the number of medals available in track and field, canoeing, sailing, rowing and swimming that were not Chinese strengths) and assigned promising young athletes to focus exclusively on these sports, some of which they’d never heard of.

The final tally gave China 51 gold medals to the United States’ 36, and although the Americans won more medals overall (110 to 100), the statistics allowed the Chinese government to claim victory for what Liu called its “scientific” methods.

“The sports systems of the United States and China are very accurate metaphors for our societies. China is a society run by engineers, based on planning and co ordination and central planning,” said Jamie Metzl, executive vice president of the New York-based Asia Society and an Ironman triathlete. “The state is the supreme entity and the role of the individual is to support the state.

“Truth be told, this old Soviet system works. If you are going to scan the whole population of 1.3 billion for a certain body type and then throw vast resources into training them, you will produce champions.”

But the costs are higher than many Westerners would tolerate. China is suspected of using 14-year-old gymnasts and falsifying their ages to get around a rule designed to protect girls’ health during the transition into puberty. In sports where younger athletes are permitted, they often take risks that elsewhere would be unacceptable.

“It’s too dangerous,” diving coach Zhou Jihong said to a Chinese newspaper, speaking of the extreme diet that kept his 15-year-old athlete at 66 pounds. “She has superhuman willpower.”

Chinese athletes, particularly women, tend to be much thinner than their Western counterparts. Guo Jingjing, a gold medalist in diving who weighs 108 pounds, pointed out as much rather ungraciously when she referred to competitor Blythe Hartley as “the fat Canadian.” The 5-foot-5 Hartley weighs 123 pounds.

Guo, 27, suffers from health problems related to diving and is said to have such bad eyesight she can barely see the diving board. It is a common hazard for Chinese divers, who are recruited as young as 6.

“Divers who start at an early age before the eye is fully developed have great chance for injuries,” said Li Fenglian, doctor for the Chinese national diving team. She published a study last year reporting that 26 of 184 divers on the team had retina damage.

Despite the validation provided by the Olympic medal count, China is probably heading in the direction of a more open system where the athletes have more freedom. Having tasted celebrity and the wealth it can bring, many athletes have balked at remaining in a system where they are treated like rank-and-file soldiers.

More sophisticated Chinese are also mindful that being an Olympic superpower doesn’t necessarily translate into world dominance. The 1988 Olympics in Seoul were a huge triumph for the Soviet Union and East Germany, which won 55 and 37 gold medals, respectively.

By the time the next Olympics took place in 1992, both countries were defunct.

barbara.demick@latimes.com

Angelina Qu, Nicole Liu and Eliot Gao of The Times’ Beijing Bureau contributed to this report.

9 bình luận to “Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc”

  1. […] Người dịch: Ba Sàm […]

  2. […] để lấy “vàng” (GDVN). Mời xem thêm chuyện từ 4 năm trước: 54. Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc (Los Angeles Times/Ba Sàm).   – Siêu kình ngư Mỹ Michael Phelps đi vào huyền thoại […]

  3. […] – Olympic London 2012: Nữ kình ngư Trung Quốc bị cáo buộc dùng doping (TT). Lại phải khoe những trò tháu cáy của người Tàu từ Olympic trước: 54. Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc. […]

  4. Haisg said

    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

    Thế đấy !

    TH

  5. […] khai mạc Olympic sử dụng giọng hát của cô bé mà không cho cô xuất hiện;  + Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc;  + Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục […]

  6. […] khai mạc Olympic sử dụng giọng hát của cô bé mà không cho cô xuất hiện;  + Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc;  + Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục […]

  7. […] Lễ khai mạc Olympic sử dụng giọng hát của cô bé mà không cho cô xuất hiện; + Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc; + Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục Trung […]

  8. […] khai mạc Olympic sử dụng giọng hát của cô bé mà không cho cô xuất hiện;  + Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc;  + Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục […]

  9. […] khai mạc Olympic sử dụng giọng hát của cô bé mà không cho cô xuất hiện;  + Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc;  […]

Bình luận về bài viết này