BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Xã hội dân sự’

3351. Nguyễn Hồ Nhật Thành: Bạn chọn đấu tranh theo cách thức nào? (Phần 1)

Posted by adminbasam trên 06/02/2015

Nguyễn Hồ Nhật Thành

5-2-2015

H1Phản ứng đầu tiên khi một người bắt đầu nhận ra những điều bất công và dối trá của chế độ thường là rất bức xúc và như muốn la lớn lên cho nhiều người được biết, nhưng sau một thời gian thì bắt đầu chậm lại và nhận ra cần phải hành động gì đó đế góp phần vào sự thay đổi. Và lúc này, vấn đề được đặt ra là sẽ làm cái gì? Bắt đầu như thế nào?  Và đối diện những rủi ro và áp lực ra sao? Có nhiều người vì không thông suốt những vấn đề này nên từ trạng thái bức xúc chuyển dần sang bất lực rồi im lặng cam chịu và ngóng chờ vị lãnh tụ xuất hiện hay một yếu tố tác động từ bên ngoài. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

3294. XÃ HỘI DÂN SỰ: ĐẤU TRƯỜNG HAY LỚP HỌC?

Posted by adminbasam trên 15/01/2015

Lê Văn Bỉnh

14-01-2015

Lời giới thiệu: Tác giả Lê văn Bỉnh,  trước năm 1975: tốt nghiệp Cao học Kinh tế tài chính, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài gòn và MA, Economy tạiUniversity of Southern California.

Đã dạy học ở các Đại Học Kinh Thương, Cửu Long, Minh Trí (Saigon). Sang Hoa Kỳ 1990,  Chủ Bút các báo của Cựu Sinh Viên QGHC: Hoài Bão Quê Hương (1999-2000), Hành Chánh Miền Đông (từ 2002 — nay).

This is the city … and I am one of the citizens;

Whatever interests the rest interest me …politics,

churches, newspapers, schools

Benovelent society, improvements, banks, tariff,

Steamships, factories, markets

Stock and stores and real estate and personal estate.

*Walt Whitman, Song of Myself, 1855

Trong mấy năm gần đây, tại Việt Nam nhóm từ “xã hội dân sự” (XHDS) thường xuyên được đề cập đến bởi các nhà hoạt động dân chủ, và đôi khi cũng xuất hiện trên báo chí của chính quyền hay thân chính quyền để phản ứng lại những người này. Hơn thế, XHDS còn được một số các cơ quan quốc tế viện trợ cho VN và một số học giả về Việt Nam nghiên cứu khá công phu.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: | 1 Comment »

2494. Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Posted by adminbasam trên 23/03/2014

Phan Thành Đạt

Việt Nam là quốc gia nằm ở Đông Nam Á, có diện tích 330.000 km². Với dân số 90 triệu người, Việt Nam là nước đông dân trên thế giới. Nhờ có một nền văn hiến lâu đời cùng với lịch sử hào hùng khoảng 3000 năm, đất nước này có nhiều di sản văn hóa, kiến trúc được xây dựng từ nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng là mảnh đất sinh sống của 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm 87 % dân số toàn quốc. Lịch sử của Việt Nam gắn liền với các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược phương bắc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững nền độc lập. Lịch sử thời kì hiện đại của Việt Nam cũng gắn liền với các cuộc chiến tranh. Trong thế kỉ XX, Việt Nam là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh: Chiến tranh Đông Dương, chiến tranh với Mỹ, chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay cuộc chiến giữa quân tình nguyện Việt Nam và Khmer đỏ nhằm giải phóng Campuchia.

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Mạng tự do, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 3 Comments »

2294. Xây dựng nền dân chủ và thành lập các đảng phái chính trị ở Trung Âu và Đông Âu

Posted by adminbasam trên 02/02/2014

Phan Thành Đạt

Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Đông Âu và Trung Âu, các nhà lãnh đạo ở đây quyết tâm xây dựng chế độ dân chủ nghị viện, theo mô hình chính trị truyền thống của Châu Âu. Những thay đổi lớn về kinh tế chính trị xã hội đã diễn ra khi các nhà lãnh đạo tiến hành cải tổ sâu rộng dựa trên những tiêu chí dân chủ của phương Tây. Các chính đảng được tự do hoạt động nhưng các tổ chức chính trị mới này bộc lộ nhiều yếu kém. Thay đổi nền chính trị cùng cơ chế quản lí đã kéo theo nhiều xáo trộn trong xã hội. Các đảng phái chính trị hoạt động kém hiệu quả, thiếu ổn định, vì những tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội trong thời kì xây dựng nền dân chủ mới.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2294. Xây dựng nền dân chủ và thành lập các đảng phái chính trị ở Trung Âu và Đông Âu

2292. Tham luận tại Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve vào ngày 5/2/2014

Posted by adminbasam trên 02/02/2014

Tác giả tham luận: Nhà báo độc lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng – Việt Nam

Bài tham luận này nhằm mô tả ra bức tranh phác thảo về hiện tình kinh tế – xã hội – chính trị ở Việt Nam cùng những tiền đề cho xã hội dân sự tại quốc gia này, nêu ra một số dự báo cho năm 2014 và xu hướng vận động những năm sau đó, đặt vấn đề về sự cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2292. Tham luận tại Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve vào ngày 5/2/2014

2020. PHÁT BIỂU VẮN TẠI HỘI NGHỊ UBTƯMTTQVN LẦN THỨ VI TẠI HÀ NỘI ngày 5.9.2013

Posted by adminbasam trên 08/09/2013

Tương Lai

Xin cám ơn anh Huỳnh Đảm vì, rồi cuối cùng, anh cũng cho tôi phát biểu. Hết thời gian, xin được nói vắn về một ‎ý‎‎ có hơi khác một chút với mấy ý‎‎ kiến vừa phát biểu. Đó là : vấn đề không phải chỉ ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị sang làm chủ tịch Mặt trận. Một Ủy viên Bộ Chính trị sang hay mười Ủy viên Bộ Chính trị sang cũng thế thôi nếu Đảng không thay đổi nhận thức về vai trò, đúng hơn, vê sứ mệnh của Mặt Trận.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2020. PHÁT BIỂU VẮN TẠI HỘI NGHỊ UBTƯMTTQVN LẦN THỨ VI TẠI HÀ NỘI ngày 5.9.2013

Trung Quốc đàn áp thẳng tay xã hội dân sự

Posted by adminbasam trên 28/07/2009

Economist.com

Trung Quốc, Luật pháp và các Tổ chức phi Chính phủ

Hiến pháp mở đã bị đóng

Nhà nước đàn áp thẳng tay xã hội dân sự

Ngày 23-7-2009 – Bắc Kinh

Từ bản báo in The Economist

 

Một trong những dấu hiệu hy vọng mong manh về dân chủ ở Trung Quốc trong ít năm qua là sự gia tăng số lượng những luật sư quan tâm tới dân chúng sẵn sàng thách thức những hành động vi phạm của tòa án và tình trạng tham nhũng của chính quyền trung ương hay địa phương. Giờ đây, đế chế này đang phản công lại.

Vào ngày 17 tháng Bảy, các quan chức chính phủ đã bất ngờ tấn công vào một trong những nhóm nghiên cứu luật pháp nổi tiếng nhất và lấy đi mọi thứ của họ ở đây – tài liệu, bàn ghế, máy tính, thậm chí cả máy làm lạnh nước uống. Để làm cho tình hình càng xấu thêm, các giới chức thuế đã giáng cho nhóm nghiên cứu này một hóa đơn khổng lồ, lệnh phải trả một khoản tiền 1,42 triệu nhân dân tệ (207.900 USD).

Tổ chức này, có tên gọi là Sáng kiến Hiến pháp Mở (OCI), rất nổi tiếng trong số các tổ chức phi chính phủ [NGO] của Trung Quốc và được biết đến rất nhiều trong các vụ việc về quyền dân sự mà chính phủ tỏ ra thận trọng trong việc phải đương đầu trực tiếp. Thay vì noi gương người Nga, các quan chức ở đây lại đang làm cho sự tồn tại của tổ chức này trở nên không thể. Ở Trung Quốc có rất ít tổ chức phi chính phủ được phép đăng ký theo cách  thông thường. Cách duy nhất để họ có thể hoạt động hợp pháp là đăng ký như là các doanh nghiệp.

Cái tên của OCI được dịch ra tiếng Trung như là Công ty Tư vấn Kiến thức Liên kết Công chúng (tên thường được tham chiếu theo chữ viết tắt, đọc là Gongmeng). Tổ chức này phải trả tiền thuế kinh doanh. Vì lý do đó mà tờ hóa đơn thuế chính là số tiền họ đã phải trả. Các nhà chức trách cũng đã không úp mở rằng một nhóm nghiên cứu mà nằm trong tổ chức là bất hợp pháp, bởi vì theo họ, nó chưa được đăng ký.

Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu, ông Xu Zhiyong, đang tự xác định là mình có thể bị bắt. Vào ngày 21 tháng Bảy, những người chủ sở hữu văn phòng và nơi cư trú của ông đã gọi điện cho ông, nói rằng họ muốn ông ra đi. Guo Yushan, một người lãnh đạo khác của tổ chức phi chính phủ ít nổi tiếng hơn, một nhóm nghiên cứu thị trường tự do có tên là Viện nghiên cứu Quá trình Chuyển đổi, đã phải chịu đựng một cuộc điều tra thuế vào năm ngoái. Tuần trước, chính phủ đã khai trừ khỏi đoàn luật sư 53 luật sư, trong đó có một người cộng tác với OCI.

Ông Xu có vẻ như đã gây ra vài kẻ thù có quyền lực lớn. Kể từ khi được thành lập vào năm 2003, OCI, với một nửa tá nhân viên và đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, đã nổi tiếng trong việc đưa ra những lời khuyên bảo về luật pháp cho các nạn nhân của sự bất công từ nhà nước. Sau khi hàng ngàn trẻ em bị ốm do uống sữa nhiễm chất melamine năm ngoái, OCI đã giúp cho cha mẹ các em gây áp lực đòi bồi thường, chuyển sự tập trung vào mưu đồ được chính phủ hậu thuẫn nhằm đưa ra những khoản bồi thường thấp hơn. Vào tháng Năm, OCI có lẽ đã chọc tức thêm chính phủ bằng việc đưa ra một bản báo cáo về những nguyên nhân xảy ra tình trạng náo loạn tại Tây Tạng năm ngoái. Chính phủ đã đổ lỗi cho tình trạng rối loạn hoàn toàn là do một thứ mà họ cho là mưu đồ của những người Tây Tạng lưu vong được Đức Dalai Lama lãnh đạo. Nghiên cứu của OCI cho thấy rằng Đức Dalai Lama là một nhân tố, có “những nguyên nhân bên trong”, ví dụ như tình trạng như tồn tại bên lề xã hội của nền kinh tế Tây Tạng và sự can thiệp của các quan chức chính quyền vào Đạo Phật Tây Tạng.

Năm nay đang cho thấy là một năm khó khăn cho những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc do mối lo âu của chính phủ về những ngày kỷ niệm nhạy cảm về chính trị (năm ngoái, những hoạt động chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic đã làm cho chính phủ phải bối rối). An ninh sẽ được tăng cường vào những tuần tới, trước lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Trung Quốc Cộng sản mùng 1 tháng Mười. Các luật sư độc lập của Trung Quốc từ lâu đã phải chịu rủi ro vì bị các giới chức địa phương đánh đập và đe doạ. Cuộc sống của họ thậm chí có vẻ đang trở nên khó khăn hơn.

Hiệu đính: Trần Hoàng

——————-

 

Economist.com

China, the law and NGOs

Open Constitution closed

Jul 23rd 2009 | BEIJING

From The Economist print edition

The state cracks down on civil society

ONE of the more hopeful flickering signs of democracy in China in the past few years has been the growth of public-interest lawyers willing to challenge in court examples of abuse and corruption by the state or local governments. Now, the empire is striking back.

On July 17th government officials descended on one of the best-known legal research groups and took away almost everything it owned—files, desks, computers, even the water cooler. To make matters worse, the tax authorities slapped on the group a colossal bill, ordering it to pay 1.42m yuan ($207,900).

The organisation, the Open Constitution Initiative (OCI), is so well known among Chinese NGOs and so prominent in civil-rights cases that the government seems wary of confronting it directly. Instead, taking a leaf out of the Russian book, officials are making its life impossible. In China very few NGOs are allowed to register as such. The only way they can operate legally is as businesses. The OCI’s name in Chinese translates as the Public Alliance Information Consultancy Company (it is often referred to by its abbreviation, Gongmeng). It has to pay business taxes. Hence the tax bill, which the group says it has paid. The authorities have also declared a research group within the organisation illegal because, they say, it is unregistered.

The group’s leader, Xu Zhiyong, is bracing himself for possible arrest. On July 21st the owners of his office and residence called him to say they wanted him out. Guo Yushan, the leader of another, less well-known NGO, a free-market research group called the Transition Institute, says he too has recently been accused of tax irregularities. A prominent HIV/AIDS NGO, the Aizhixing Institute, was subjected to a tax investigation last year. Last week the government disbarred 53 lawyers, including one associated with OCI.

Mr Xu seems to have made some powerful enemies. Since it was set up in 2003, OCI, with half a dozen staff and numerous volunteers, has specialised in giving legal advice to victims of official injustice. After thousands of children were sickened by melamine-contaminated milk last year, OCI helped their parents press for compensation, upstaging a government-backed compensation scheme which offered lower amounts. In May OCI probably irritated the government further by issuing a report on the causes of last year’s unrest in Tibet. The government blamed the trouble entirely on an alleged plot by Tibetans in exile led by the Dalai Lama. The OCI study said that while the Dalai Lama was a factor, there were “internal causes”, such as the economic marginalisation of Tibetans and interference in Tibetan Buddhism by government officials.

This year is proving to be a difficult one for dissenters in China because of the government’s anxiety about politically sensitive anniversaries (last year, preparations for the Olympic Games made the government twitchy). Security will be stepped up in the coming weeks, in advance of the 60th anniversary of the founding of communist China on October 1st. China’s independent lawyers have long risked beatings and intimidation by local officials. Life for them seems to be getting even harder.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Trung Quốc | Thẻ: | Leave a Comment »