BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Kiến nghị 72’

2292. Tham luận tại Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve vào ngày 5/2/2014

Posted by adminbasam trên 02/02/2014

Tác giả tham luận: Nhà báo độc lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng – Việt Nam

Bài tham luận này nhằm mô tả ra bức tranh phác thảo về hiện tình kinh tế – xã hội – chính trị ở Việt Nam cùng những tiền đề cho xã hội dân sự tại quốc gia này, nêu ra một số dự báo cho năm 2014 và xu hướng vận động những năm sau đó, đặt vấn đề về sự cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2292. Tham luận tại Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve vào ngày 5/2/2014

2110. LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013)

Posted by adminbasam trên 16/11/2013

Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát.

Đọc tiếp »

Posted in Hiến pháp, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2110. LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013)

2103. THƯ GỬI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TP. HỒ CHÍ MINH ĐANG THAM DỰ KỲ HỌP QUỐC HỘI LẦN THỨ 6

Posted by adminbasam trên 12/11/2013

Kính thưa quý‎ vị đại biểu!

Chúng tôi, một số trí thức, nhân sĩ, cử tri của thành phố Hồ Chí Minh trân trọng gửi đến quý vị kiến nghị sau đây :

1. Qua theo dõi thông tin về kỳ họp Quôc hội với những trao đổi thảo luận và những ý kiến phát biểu tại diễn đàn cũng như một số kết luận của đoàn chủ tịch về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai, chúng tôi biết được rằng, một số đại biểu của thành phố ta đã có cố gắng trình bày một số ý kiến và đòi hỏi bức xúc của cử tri thành phố, chúng tôi đánh giá cao những cố gắng đó mà phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm là những ví dụ cụ thể. Đọc tiếp »

Posted in Hiến pháp, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2103. THƯ GỬI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TP. HỒ CHÍ MINH ĐANG THAM DỰ KỲ HỌP QUỐC HỘI LẦN THỨ 6

2044. TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị

Posted by adminbasam trên 23/09/2013

Tin vắn, 24/9/2013: Về phản ứng của dư luận trước bản TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, cho tới sáng nay, sau danh sách 130 người khởi xướng ban đầu, được biết đã có gần 200 email, phản hồi của đồng bào khắp trong, ngoài nước để ghi tên hưởng ứng. Trong đợt 2 này có nhiều nhân vật đáng chú ý, như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Luật sư-cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định.

Bổ sung: Danh sách ký tên Đợt 2 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). 130 chữ ký. –  Danh sách ký tên Đợt 3 .  –  Danh sách ký tên Đợt 4– Danh sách ký tên Đợt 5. – Danh sách ký tên Đợt 6.  – Danh sách ký tên Đợt 7 .  – Danh sách ký tên Đợt 8 (DĐXHDS). “Tổng cộng các đợt 1- 8: 928 người”.

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] .

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Mạng xã hội, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2044. TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị

1984. Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan

Posted by adminbasam trên 23/08/2013

Báo Nhân dân

Thứ năm, 22/08/2013 – 10:19 PM (GMT+7)

Trong mấy năm qua, cứ gần tới một ngày lễ trọng đại của đất nước, là một số tổ chức, cá nhân lại tiến hành các hoạt động để qua đó bôi nhọ chế độ, xuyên tạc lịch sử. Gần đây, từ các sự kiện có liên quan đang diễn ra, tác giả Amari TX – một người Mỹ gốc Việt đã có bài viết đưa ra một số nhận xét và đánh giá. Báo Nhân Dân trích giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 1984. Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan

1955. Gửi những người chống cộng cực đoan

Posted by adminbasam trên 14/08/2013

Bauxite Việt Nam

Dạ Lan

Tôi là một tiến sĩ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, cũng là người vì chán chế độ Việt Nam hiện nay mà quyết định đi định cư ở nước khác.

Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nghĩa là trong cái nôi của chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Tất cả những gì tôi hiểu trước đây đều được sự định hướng của xã hội vì học dưới mái trường của chủ nghĩa xã hội. Tôi lớn lên cứ học và chỉ học. Tôi cũng tham gia vào sinh hoạt thanh thiếu nhi tại quê nhà ít bữa, nhưng vì bố mẹ tôi là giáo viên, cuộc sống của chúng tôi cũng phần nào bị tách biệt với nông dân. Quan trọng nhất là tôi không tìm thấy điều gì thực chất trong những sinh hoạt thanh thiếu niên đó, những hoạt động mang tính hình thức, cạnh tranh giữa các đội, rồi trong các đội thì họp hành đấu tố nhau. Chính vì thế tôi đã không có ý thức “phấn đấu” thành đoàn viên, tuy cuối cùng tôi vẫn phải gia nhập vào tổ chức Đoàn vì muốn vào đại học bắt buộc phải là đoàn viên. Nhưng cũng may là sau khi vào đại học, nhất là tôi chọn một trường đại học ở phía Nam, tôi chỉ là đoàn viên trên danh nghĩa, không phải tham gia những cuộc họp đoàn đội gì nữa.

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Thẻ: , , , | 110 Comments »

1791. ‘Đảng chưa ra khỏi cái bóng của mình’

Posted by adminbasam trên 24/05/2013

BBC tiếng Việt

Nguyễn Thị Hường

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ

Cập nhật: 13:07 GMT – thứ sáu, 24 tháng 5, 2013

Sau những cuộc “lấy ý kiến nhân dân” rầm rộ, và với những bản báo cáo choáng ngợp như 20 triệu lượt ý kiến của nhân dân, 28,000 hội thảo hội nghị góp ý hiến pháp từ các cấp các ngành, có lẽ Đảng Cộng sản nghĩ đó là đủ để tạo cái vỏ bọc dân chủ cần thiết cho dự thảo Hiến pháp của họ.

Đọc tiếp »

Posted in Sửa đổi Hiến pháp, Đảng CSVN | Thẻ: | 35 Comments »

1755. ĐÀI ABC-ÚC phỏng vấn TS JONATHAN LONDON về SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VN

Posted by adminbasam trên 05/05/2013

jonathan london… chưa bao giờ trong lịch sử đương đại của Việt Nam các quan điểm chính trị khác nhau lại được thảo luận một cách nghiêm túc và cởi mở như hiện nay.

Tôi nghĩ rằng, bất kể những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới, đã có sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam trong đó đề tài chính trị được dân chúng cả nước đột ngột quan tâm.”

SINH HOẠT CHÍNH TRỊ SÔI ĐỘNG CÔNG KHAI LẦN ĐẦU TIÊN XẢY RA TẠI VIỆT NAM QUA CÁC KIẾN NGHỊ, TUYÊN BỐ YÊU CẦU THAY ĐỔI TOÀN BỘ DỰ THẢO  HIẾN PHÁP 2013.

TIẾN SĨ JONATHAN LONDON THUỘC ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒNGKÔNG TRÒ CHUYỆN VỚI PHÓNG VIÊN ĐÀI PHÁT THANH ABC-ÚC

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam ghi lại  và phỏng dịch

Ngày 04 tháng 05 năm 2013

Phóng viên đài phát thanh ABC Richard Aedy:

Bây giờ  là chuyện Việt Nam.

Đọc tiếp »

Posted in Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: | 62 Comments »

1750. Việt Nam có thực tâm hòa hợp và cả hòa giải dân tộc?

Posted by adminbasam trên 02/05/2013

RFA tiếng Việt

Phạm Chí Dũng gửi RFA
2013-05-01

Vẫn còn “tài nguyên nhân quyền” đặt lên bàn đàm phán quốc tế, chủ đề hòa hợp và có thể cả hòa giải dân tộc lại đang được Hà Nội nhắc đến. Chỉ có điều, bối cảnh hiện thời khác xa so với gần một thập niên trước.

Biến đổi quan niệm

Dường như đã thấm thía ý nghĩa của mối quan hệ “song phương” và có thể cả đa phương hóa, gần mười năm sau nghị quyết số 36 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, giới chức lãnh đạo của quốc gia này mới hé cửa về triển vọng “hòa hợp dân tộc”.

Đọc tiếp »

Posted in Hòa giải hòa hợp dân tộc | Thẻ: , , | 105 Comments »

1739. THÔNG BÁO CỦA NHÓM SOẠN THẢO VÀ KÝ KIẾN NGHỊ 72 VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Posted by adminbasam trên 17/04/2013

Dưới đây là thư của nhóm soạn thảo và ký Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ riêng của từng đại biểu Quốc hội khóa 13 từ ngày 16 tháng 4 năm 2013. Chúng tôi xin đề nghị quý vị đã đồng tình và hưởng ứng Kiến nghị 72, với tư cách cử tri, hãy yêu cầu các đại biểu Quốc hội mà mình đã bầu quan tâm đến những vấn đề cấp thiêt được đề cập trong Kiến nghị 72 và trong thư nói trên, để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng một Hiến pháp phù hợp với ý chí của nhân dân.

                                                       Hà Nội ngày 16 tháng 4 năm 2013

  Đọc tiếp »

Posted in Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: | 140 Comments »

1730. Các đảng viên kỳ cựu phản đối bước giật lùi trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp

Posted by adminbasam trên 10/04/2013

Dân luận / Bloomberg News

Nguyễn Công Huân chuyển ngữ

Khi quay một bộ phim tài liệu về Hồ Chí Minh vào lúc đồng bào của ông chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ những năm 1960, Trần Văn Tân quan sát thấy lối sống giản tiện của vị lãnh đạo Đảng này đã lôi kéo được sự ủng hộ của những người dân nghèo như thế nào.

Đọc tiếp »

Posted in Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , | 126 Comments »

1713. Gửi truyền thông VTV

Posted by adminbasam trên 05/04/2013

Ngô Thị Hồng Lâm

Hãy thử nhìn lại tình hình những năm vừa qua: kinh tế thì suy thoái, lạm phát thì leo thang, tham nhũng thì tràn lan, sờ đâu cũng thấy (lời ông Nguyễn Phú Trọng). Nền giáo dục thì suy đồi, trụy lạc, dột từ nóc dột xuống. Thầy hiếp dâm trò. Sách trong trường học, hàng hóa bán trong siêu thị thì trương cờ Trung quốc. Xã hội thì đâm chém, cướp của giết người man rợ. Các vụ buôn bán heroin ngày một gia tăng và nghiêm trọng. Đất đai của dân thì bị phe nhóm xâu xé bằng quyền lực. Cư dân ra khơi đánh bắt cá thì bị Trung Quốc bắn và cướp tàu mà không được quân đội và công an bảo vệ. Người dân biểu tình chống Trung Quốc bắn giết ngư dân mình thì bị nhà cầm quyền bắt bớ và đánh đập bằng bạo lực. Nhân dân trong nước thì bị công an liên tục đánh chết chỉ vì vi phạm một lỗi nhỏ hành chính. 

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , , | 59 Comments »

1694. THÔNG BÁO của nhóm soạn thảo và ký Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp

Posted by adminbasam trên 02/04/2013

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 31).  Số người ký tên đến đợt 31 là 12.899

Trong những ngày này, việc tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác thu thập ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo) được công bố theo Nghị quyết của Quốc hội đang diễn ra rộng khắp. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và bình luận đều nhấn mạnh sự tán thành, nhất trí cao đối với Dự thảo.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: | 514 Comments »

NGHĨ VỀ TRƯỜNG HỢP NGUYỄN ĐÌNH LỘC

Posted by adminbasam trên 28/03/2013

Lê Xuân Khoa

Tôi không quen ông Nguyễn Đình Lộc nhưng được biết về ông qua một số phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông trong mấy năm gần đây, đặc biệt là cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Anh Tuấn về Dân chủ và Pháp quyền” trên Tuần Việt Nam, ngày 25/8/2010.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , , | 42 Comments »

Bình luận của GS Huệ Chi về bài “Trách nhiệm với chữ ký” của Nguyễn Đắc Kiên

Posted by adminbasam trên 28/03/2013

Về sự kiện Kiến nghị 72, anh Nguyễn Đắc Kiên nói rất đúng là không nên chỉ dừng ở mốc lấy chữ ký và cử một phái đoàn trang trọng đến trao Kiến nghị cho Quốc hội là xong ...”

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , , | 27 Comments »

Bức thư thứ 2 yêu cầu ĐBQH Nguyễn Phú Trọng tiếp công dân

Posted by adminbasam trên 26/03/2013

Thư của TS Nguyễn Văn Khải và Đại tá Đăng Quang, đại diện cho các công dân Hà Nội, sau khi bức thư thứ nhất gửi ngày 8/3/2013 nay vẫn không có hồi âm.

Đọc tiếp »

Posted in Nhà nước, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , | 91 Comments »

Vụ ông Nguyễn Đình Lộc: Cần một cái nhìn thực tế và nhân bản!

Posted by adminbasam trên 25/03/2013

“Tệ hơn, những người chỉ trích, lên án trên mạng Internet nhằm vào những đối tượng như đối với trường hợp bác Lộc, phần lớn lại là những người ẩn danh. Sẽ là một điều đáng xấu hổ khi đứng trong bóng đêm mà “vung tay” như vậy. Và nếu họ còn trẻ thì lại là một điều đáng xấu hổ hơn, khi bản thân mình thì phải chui nhủi giấu mặt nhưng lại lớn tiếng chê bai một cụ già đã ở cái tuổi an phận thủ thường để chờ về với ông bà, rằng (thì là) không dũng cảm!”

Tấn Hà

Ngày 22/03/2013 ông Nguyễn Đình Lộc  lên ti vi (từ đây xin gọi là bác Lộc cho thân thiện và đúng với vị trí thường dân cũng như tuổi tác của ông Lộc hiện nay) đã gây nên một cơn sốt trên mạng Internet. 

Posted in Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , , , , | 115 Comments »

Trách nhiệm với chữ ký

Posted by adminbasam trên 25/03/2013

Blog Ba Cừu

Nguyễn Đắc Kiên

Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Ban soạn thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 bỏ những ý kiến khác dự thảo vào sọt rác, với lý lẽ: “Có những ý kiến trái chiều nhưng đa số người dân ủng hộ dự thảo”. Tuy nhiên, sẽ là một nỗi thất vọng to lớn nếu một cách hành xử tương tự xảy ra với những người chủ trương Kiến nghị 72 và Tuyên bố Công dân Tự do.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , , , , , , | 58 Comments »

Ai xóa bỏ Đảng?

Posted by adminbasam trên 23/03/2013

Bauxite Việt Nam

Đức Thành

Đảng, Nhà nước kêu gọi toàn dân đóng góp ý kiến xây dựng sửa đổi Hiến pháp, tất nhiên xảy ra những ý kiến đóng góp trái chiều. Những ý kiến trái chiều thể hiện sinh động một sự dân chủ trong xây dựng, góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chúng ta nên chấp nhận những ý kiến trái chiều này để xem xét một cách khách quan những mặt ưu khuyết điểm để mà vận dụng vào bản Hiến pháp mới. Nếu có thời gian công sức thì tìm hiểu kỹ động cơ mục đích rồi hàm lượng chất xám trong các ý kiến trái chiều đó sẽ thấy họ là những người nặng lòng với dân tộc đất nước và với đảng CSVN chứ không phải như một số bình luận trên truyền thông nhà nước hiện nay.

Đọc tiếp »

Posted in Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: | 60 Comments »

Góp ý Hiến pháp: VTV đang truy bức và bôi nhọ những người dân không đồng quan điểm?

Posted by adminbasam trên 21/03/2013

Đôi lời: Bất chấp những tuyên bố của một số người có trách nhiệm về việc không có vùng cấmtrong góp ý vào việc sửa đổi Hiến pháp 1992, bất chấp cả những nguyên tắc, đạo lý sơ đẳng trong làm báo, toa rập với tờ Đại đoàn kết cách đây ít ngày, Đài truyền hình VN đang lợi dụng quyền ăn nói của mình trên thứ phương tiện truyền thông sống bằng những đồng tiền thuế của dân để bôi nhọ chính người dân một cách vô căn cứ theo kiểu “chửi đổng” và dùng thủ đoạn truy lùng những ai không đồng một giọng với họ để ủng hộ tuyệt đối bản Dự thảo HP do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , | 157 Comments »

TRỢ GIÚP TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM KHÔNG THẾ COI LÀ CÓ TỘI

Posted by adminbasam trên 21/03/2013

Nguyễn Thanh Giang

Sáng 19 tháng 3 năm 2013 chuông điện thoại reo. Một giọng phụ nữ thanh nhẹ:

       – Cháu là Y. ở Bộ Công an. Sáng nay bác có nhà không? Có các anh ấy muốn đến thăm và hỏi bác mấy chuyện.

Hơn nửa giờ sau tôi phải tiếp ba cán bộ của Bộ Công an, trong đó có người phụ nữ vừa gọi điện. Họ không gay gắt lắm. Có người khá giỏi tiếng Anh (Ít nhất là hơn tôi).

Đọc tiếp »

Posted in Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , , , , , , , | 76 Comments »

 
%d người thích bài này: