BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Hồi ký Dương Văn Ba’

4304. 48 năm, một mẩu chuyện nhỏ

Posted by adminbasam trên 08/07/2015

Diễn Đàn

Hồ Ngọc Nhuận

Thân gửi các bạn tôi và “gia đình Tin Sáng”, nhân ngày giỗ Ngô Công Đức lần thứ 8 (22/6/2007–22/6/2015), nhằm ngày 8 tháng 5 năm Đinh Hợi

06-07-2015

Các bạn thân mến,

Vừa qua có một số bạn đã liên tiếp hỏi tôi về cuốn hồi ký của anh Dương Văn Ba trong đó có nói về tờ Tin Sáng và về chủ nhiệm Tin Sáng, anh Ngô Công Đức.

Chị Minh HIền, nguyên Tổng biên tập báo Doanh Nghiệp, anh Võ Văn Điểm, tức nhà văn Võ Ngàn Song, thành viên của “gia đình Tin Sáng trước và sau 1975”, và mấy bạn nữa đã gọi điện. Có bạn đã viết thư.

Anh Tống văn Công, người từng lần lượt điều khiển ba tờ báo Công Đoàn, Người Lao Động, Lao Động Mới và Lao động, trong thư gửi tôi đề ngày 29-3-2015, đã viết : “… Lâu quá không có liên lạc với anh. Nay có chuyện hồi ký Dương Văn Ba, tôi muốn hỏi ý kiến anh. Cách đây mấy năm khi đọc hồi ký này, tôi thấy nhiều chỗ không đúng. Vì không thân anh Ba nên tôi yêu cầu Trần Trọng Thức góp ý. Khi thấy Viet-studies đăng, tôi liền góp ý với anh Trần Hữu Dũng. Anh THD trả lời : anh ấy cũng thấy nhiều chỗ không đáng tin, nhưng anh DVB “sắp đi”  và muốn gửi gắm quyển hồi ký cho THD nên anh ấy cứ phải đăng, sau này ai thấy sai thì có ý kiến. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

3599. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 13

Posted by adminbasam trên 18/03/2015

Viet-studies

Chương 13: LÀM BÁO TRONG CHẾ ĐỘ MỚI, LÀM CHÍNH TRỊ THEO SỰ HƯỚNG DẪN CỦA ĐẢNG…

18-03-2015

Báo chí hiểu theo quan niệm của chủ nghĩa tư bản tại Pháp, tại Anh và Mỹ là quyền thứ tư của các công dân đứng sau nhưng ngang hàng với quyền lập pháp (Quốc hội), với quyền hành pháp (Chính phủ), với quyền tư pháp (Tòa án, Công tố viện). Báo chí là thể hiện quyền làm chủ của mọi công dân đối với các vấn đề của đất nước. Báo chí trong chế độ tư bản có quyền chỉ trích đường lối của chính phủ, có quyền đưa ra một chủ trương khác với chính phủ, báo chí có quyền đòi hỏi chính phủ phải trình bày những điều mà dân chúng thắc mắc. Hiểu theo nghĩa đó, báo chí là quyền thứ tư trong việc điều hành đất nước.

Nước Mỹ ngay từ thời kỳ lập quốc cũng đã có những tờ báo lớn của từng bang, của các nhóm thế lực, chính trị và tài phiệt. Nói báo chí là quyền thứ tư ngang hàng với ba quyền và ba sức mạnh khác trong xã hội là để thể hiện tự do ăn nói, tự do ngôn luận, tự do phát biểu ý kiến của mọi người dân, từ chuyện nhỏ nhất là chuyện đổ rác, hốt rác trong phạm vi nơi mình ở, đến chuyện lớn nhất là chuyện lựa người đứng đầu đất nước, nắm quyền hành pháp và chuyện lựa chọn Quốc hội. Nói như thế chỉ nói về nguyên tắc, về cơ sở pháp lý xây dựng nên chế độ dân chủ tư bản. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | Leave a Comment »

3592. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 12

Posted by adminbasam trên 17/03/2015

Viet-studies

Chương 12: NGÔ CÔNG ĐỨC TRỞ VỀ SÀI GÒN

17-03-2015

Ngày 26-4-1975, từ một khách sạn ở Bangkok Ngô Công Đức gọi điện thoại về nhà Đại Tướng Dương Văn Minh ở số 3 Võ Văn Tần. Ông Đức có được số điện thoại này là do con trai của Tướng Dương Văn Minh ở bên Pháp. Thời gian lưu vong, Ngô Công Đức có nhiều tháng ở Paris, ông hoạt động với tư cách thành phần thứ ba. Dương Minh Đức con trai lớn của Tướng Minh là một đầu mối liên lạc để Ngô Công Đức nắm tình hình bên nhà. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

3587. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 10 và 11

Posted by adminbasam trên 16/03/2015

Viet-studies

Chương 10: NHỮNG MÀN KỊCH CUỐI CÙNG…

15-03-2015

Nguyễn Văn Thiệu trốn chạy

Ngày 20-4-1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc bài diễn văn dài 45 phút kể tội Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà. Thiệu đã gần như muốn khóc trước màn ảnh truyền hình. Màn kịch chiến tranh chống cộng do Mỹ đạo diễn, từ sau biến cố 1954 kéo dài cho đến ngày hôm đó, kể như đã hạ màn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

3553. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 8 và 9

Posted by adminbasam trên 12/03/2015

Viet-studies

Chương 8: NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM NƯỚC NGOÀI

11-03-2015

Trong thời gian làm dân biểu từ 1967 đến 1971, tôi có nhiều dịp đi thăm nước ngoài. Lần đầu tiên tôi cùng 5 dân biểu khác được Hạ Nghị Viện chính thức cử đi thăm xã giao các nước Ấn Độ, Thái Lan, Philippine, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Triều Tiên. Lần đó tôi làm Trưởng đoàn, cùng đi với tôi có Nguyễn Văn Lễ, dân biểu tỉnh Gò Công (sau giải phóng mới lộ diện ông Lễ là cán bộ quân báo của Cộng sản. Trước đây ông từng là Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia của nhiều tỉnh. Không ai ngờ ông Nguyễn Văn Lễ hoạt động cho cộng sản. Tướng tá ông có vẻ nông dân, ông luôn theo phe thân chính phủ, từng nhiều lần ngửa tay nhận tiền của Phụ tá Tổng thống Nguyễn Cao Thăng và Phụ tá Tổng thống Nguyễn Văn Ngân. Trong các kỳ họp của Quốc hội, ông Lễ chẳng bao giờ phát biểu ý kiến, ông chỉ giơ tay bỏ phiếu thuận theo phe thân chính quyền. Ông chơi thân với những tay “cù lự” như Nguyễn Bá Cẩn, Võ Văn Phát, Huỳnh Ngọc Anh…Thế mới biết phía Cộng sản chuyên môn cài tình báo vào sâu trong phe chính quyền “bảo hoàng hơn vua”. Tiền của Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Văn Thiệu ông Lễ cứ ăn, nhưng phận sự làm điệp báo ông vẫn cứ âm thầm làm. Đâu có ai ngờ Cựu trưởng ty công an Gò Công, Trưởng ty công an Trà Vinh lại mang hàm Trung uý của quân giải phóng). Xin đóng ngoặc lại về ông Nguyễn Văn Lễ để tiếp tục câu chuyện đi thăm sáu nước Á Châu. Cùng trong chuyến đi của tôi còn có Bùi Văn Nhân, dân biểu đại diện cho Phật giáo Hoà Hảo tỉnh Long Xuyên, Danh Cường dân biểu tỉnh Trà Vinh, Tăng Cửu dân biểu Chợ Lớn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | Leave a Comment »

3541. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 7

Posted by adminbasam trên 10/03/2015

Viet-studies

Chương 7: NHỮNG MỐI LIÊN LẠC

10-03-2015

Quan hệ với Mặt Trận Giải Phóng tỉnh Bạc Liêu

 Quan hệ với người Hoa trong Chợ Lớn

Lúc tôi giữ chức vụ Đệ nhất Phó Tổng thư ký Hạ Nghị Viện, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tuần báo Đại Dân Tộc, không phải chỉ có bà Jacqueline, chị vợ Tổng Thống Thiệu và ông Nguyễn Cao Thăng chủ hãng thuốc OPV liên hệ riêng với tôi. Sau Tết Mậu thân, khoảng tháng 4-1968, MTDTGP miền Nam tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng có cử người quan hệ móc nối tôi. Người trực tiếp làm việc đó, thân cận với tôi, nhà sư trẻ Thích Quảng Thiệt tục danh Nguyễn Thái Hạo.

Quảng Thiệt mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng ăn nói hoạt bát, khéo giao dịch. Màu áo già lam mở rộng nguồn giao du đi lại của ông ta với chính quyền. Cửa Dinh Tỉnh trưởng thỉnh thoảng mở rộng đón ông ta vào để nghe tường trình về nguyện vọng của dân. Lợi dụng nhãn hiệu thầy tu, Quảng Thiệt chơi với đủ hạng người trong xã hội. Từ Phó Trưởng ty Công an Bạc Liêu phụ trách Cảnh sát Đặc biệt Đặng Thành Lý tới Đại tá Tỉnh trưởng Bạc Liêu, các sĩ quan an ninh tiểu khu, an ninh Sư đoàn 21, đâu đâu cũng có vóc dáng đi lại của nhà sư trẻ. Miệng luôn luôn lớn tiếng giải bày các oan ức của dân, Quảng Thiệt lúc đó cũng là cái loa tuyên truyền cho các hoạt động dân cử của tôi. Nhưng sâu sắc hơn, Quảng Thiệt âm thầm nhiều lần đi vào bưng dự các cuộc họp của Ban Dân vận Măt Trận với tư cách đại diện tôn giáo. Mỗi lần đi về Quảng Thiệt đều có nói nhỏ cho tôi nghe. Có lần Thiệt nói: “Chú Ba Quốc, chú Năm Quân đánh giá tốt vai trò dân biểu của anh. Các chú nói anh cứ đà ấy tiếp tục làm. Các chú muốn gặp trực tiếp anh để bàn cụ thể về tình hình”. Tôi trả lời: “Gặp họ tôi sẵn sàng nhưng phải tìm lúc thuận lợi và phải ngụy trang khéo. Để bọn an ninh Sư đoàn 21, bọn Phòng Nhì tiểu khu biết được là không hay. Tạm thời có cần gì xin họ cứ nói qua Thầy”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 1 Comment »

3535. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 6

Posted by adminbasam trên 10/03/2015

Viet-studies

Chương 6 NHỮNG CHUYỆN KHÓ QUÊN…

09-03-2015

Chuyện mấy ông Tỉnh Trưởng Bạc Liêu và giai thoại “muốn vào phòng tôi xin hãy đạp cửa”

 Thời kỳ 1967 đến 1971, Bạc Liêu có 2 ông tỉnh trưởng.

Ông Lâm Chánh Ngôn, Trung tá, quê ở Vĩnh Long. Ông làm Tỉnh trưởng Bạc Liêu từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1970. Ông này để râu ngạnh trê, thích đá gà mê uống rượu. Dĩ nhiên rượu ấy phải là Martell hoặc Cognac. Ông rất sợ vợ; có người kháo nhau chức Tỉnh trưởng của ông do bà xã (Alice) mua từ chỗ Trung tướng Đặng Văn Quang, tư lệnh vùng 4, sau này có lúc làm cố vấn an ninh quốc gia cho Nguyễn Văn Thiệu. Thậm chí dư luận trong các giới chức có cỡ còn đồn rằng bà Alice là tình nhân của Đặng Văn Quang. Đồn đại không biết trúng trật nhưng Đặng Văn Quang rất thân với bà Alice, Quang nhận con gái của Alice làm con nuôi. Chuyện lẹo tẹo tình ái giữa các ông lớn bà lớn chế độ cũ là thường, người ta nói nghe đến nhàm cái lỗ tai. Ví dụ Tổng thống Thiệu, người có rất nhiều bồ, một trong những cô bồ của ông ta là Helen, vợ Đại tá Hoàng Đức Ninh, Tỉnh trưởng Bạc Liêu. Giữa Nguyễn Văn Thiệu – Hoàng Đức Ninh – Hoàng Đức Nhã có mối họ hàng rất gần (họ là anh em cùng mẹ khác cha). Do đó, Hoàng Đức Ninh tha hồ tung hoành sách nhiễu dân lành. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 2 Comments »

3531. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 5

Posted by adminbasam trên 08/03/2015

Viet-studies

Chương 5 LÀM CHÍNH TRỊ – VÀO QUỐC HỘI

08-03-2015

Tôi xuất thân là một thầy giáo.

Lúc đi học, từ tiểu học đến đại học, luôn luôn là một người học giỏi. Học là phân tich và tổng hợp. Cái đầu của tôi, may mắn trời phú cho, phân tich nhanh tổng hợp mau. Học để nhớ và sau đó để quên. Do vậy, phải học nữa. Bởi vì trong việc học luôn luôn có cái mới. Không chỉ học ở trường mà còn học ở người khác, ở trong đời (đời là giao tiếp, cọ xát. Tồn tại và phát triển khoẻ mạnh, còn đủ sức cọ xát nữa mới là đời).

Cọ xát nhẹ, mạnh, tình cờ hay cố ý. Mọi biến đổi trong xã hội do có cọ sát. Phải có năng lượng mới có cọ xát. Cọ xát sinh ra năng lượng để tiếp diễn những cái mới. Có người gọi đó là biện chứng. Cũng có người gọi đó là biến dịch. Có biến dịch mới có phát sinh. Biện chứng khác hơn dòng nước. Dòng nước chảy mãi không ngừng. Biện chứng có thể do cọ xát nhiều chiều nhiều mặt. Biện chứng là luân lưu là đổi mới. Dòng chảy của cuộc sống có nhiều biến hóa hơn dòng chảy của thác Niagara. Dòng biện chứng lắm giông tố thác gềnh, bao la, trăm chiều biển cả. Con người lặn ngụp trong dòng chảy của cuộc sống không buông xuôi. Chỉ có chết mới đem lại sự buông xuôi. Chúng ta lặn ngụp trong dòng chảy cuộc sống không phải như cánh bèo. “Bèo dạt hoa trôi”. Mỗi người như con cá trong đại dương. Cá kình hay cá chép là do trong cọ xát của dòng chảy, mỗi người đã vận động, như thế nào, đến mức nào, với những ai. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 3 Comments »

3517. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 4

Posted by adminbasam trên 07/03/2015

Viet-studies

Chương 4: LÀM BÁO SÀI GÒN

06-03-2015

Phần 1: Nghiệp làm báo

Trong đời học sinh và sinh viên của tôi, có 3 lần tập tành nghề làm báo. Lần thứ nhất vào năm 1956, lúc mới 15 tuổi, tôi được thầy dạy Việt Văn là thầy Lâm Ngọc Bình chọn làm bỉnh bút của tờ đặc san Nhành Lúa Mới, tiếng nói của học sinh trường Công giáo Bạc Liêu. Cùng lo tờ báo đầu tay trong đời này có Phạm Văn Tập dân Cà Mau, sau này là nhà văn Hoài Điệp Tử, chuyên viết feuilleton cho một số báo như báo Tia Sáng, Trắng Đen.

 Cách thức làm báo học trò như sau:

– Chúng tôi viết bài, đa số là tùy bút, thơ, truyện ngắn.

– Thầy Bình chọn, tôi và anh Tập lo biên tập, sắp xếp, trình bày. Báo dày 42 trang, khổ tập học trò, bìa in hai màu. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 3 Comments »

3516. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 3

Posted by adminbasam trên 07/03/2015

Viet-studies

Chương 3: DẠY HỌC

05-03-2015

Những người Thầy và những ngôi trường muôn đời

Tháng 8 năm 1964, từ Đà Lạt, tôi được bổ nhiệm về Mỹ Tho dạy tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu .

Ở miền Nam, thời thực dân Pháp có bốn trường trung học lớn do nhà nước thành lập :

– Sài Gòn có trường trung học Pétrus Ký, trường Gia Long dành cho nữ sinh đi học mặc áo dài tím, còn gọi là trường áo tím 

– Mỹ Tho có  trường trung học Ecole le Myre de Vilers sau này đổi lại là trung học Nguyễn Đình Chiểu.

– Cần Thơ có trường trung học Phan Thanh Giản, nơi đào tạo các học sinh giỏi thuộc lưu vực sông Hậu Giang như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc.

Trường Nguyễn Đình Chiểu đón rước học sinh Tân An, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, Cao Lãnh.

Từ năm 1965 trở về trước đó, đỗ bằng thành chung (Diplôme), đỗ bằng Brevet, đỗ tú tài I – tú tài II, đã được coi là có học thức. Nhiều thanh niên vác được các mảnh bằng đó ra đời kiếm cơm khá dễ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 4 Comments »

3503. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 2

Posted by adminbasam trên 05/03/2015

Viet-studies

Chương 2: ĐẢO CHÁNH HAY CÁCH MẠNG

04-03-2015

Tháng 9-1963, tôi được tiếp nhận vào dạy môn Quốc văn ở bậc Trung học Đệ nhất cấp tại trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt       

Nhớ một hôm trong tháng 8 năm ấy, tôi đột nhiên được Cha Viện trưởng Đại học Đà Lạt gọi lên văn phòng. Ngài trao cho tôi quyết định của Nha Đại diện Giáo dục Trung phần do ông Tôn Thất Chước ký quyết định bổ nhiệm làm giáo sư dạy giờ tại trường Trung học Trần Hưng Đạo Đà Lạt.

Cha Lập, Viện trưởng có hỏi tôi do đâu, trong lúc còn đi học năm cuối cùng của trường Đại học Sư phạm, lại được thu dụng dạy giờ. Tôi thành thật báo với Cha Viện trưởng, do lấy vợ sớm cần tiền để sống, tôi có nhờ gia đình bên vợ xin với ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng thống can thiệp với Bộ Giáo Dục.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 3 Comments »

3491. Hồi ký Dương Văn Ba: Những Ngã Rẽ – Chương 1

Posted by adminbasam trên 03/03/2015

Viet-studies

02-03-2015

Vài nét tiểu sử DƯƠNG VĂN BA

     Sinh năm 1942 tại Bạc Liêu. Năm 1961 đậu vào Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, sau khi tốt nghiệp tháng 8.1964 được bổ nhiệm về Mỹ Tho dạy môn Triết lớp Đệ nhất (tương đương lớp 12 bây giờ).  Tham gia hoạt động chính trị, trở thành một trong những dân biểu trẻ thuộc phái đối lập trong Hạ nghị viện khóa 1967-1971 thời Việt Nam Cộng Hòa.

     Đầu năm 1968 bước vào nghề báo với các bài xã luận thường xuyên đăng trên nhật báo Tin Sáng, rồi làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Đại Dân Tộc. Từ tháng 11. 1971, sau khi thất cử Hạ nghị viện, đã cùng vài đồng nghiệp chủ biên nhật báo Điện Tín. Cuối năm 1972, để tránh bị bắt lính, dọn vào ở và tiếp tục làm báo tại Dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh. Ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Thông tin trong chính quyền ngắn ngủi 3 ngày của Tổng thống Dương Văn Minh, nhờ vậy đã có dịp chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong những ngày cuối cùng của chế độ.  

     Sau 30.4.1975, tiếp tục làm báo ở nhật báo Tin Sáng. Từ 1984 đến 1987, hoạt động hợp tác kinh tế với Lào với tư cách là phó giám đốc Công ty CIMEXCOL Minh Hải, và mặc dù ăn nên làm ra nhưng vẫn bị chính quyền bắt nhốt vào ngày 25.12.1987, ra tòa tại Bạc Liêu với án chung thân. Dư luận cả nước đều coi đây là một trong những vụ án lớn “có vấn đề” của chế độ mới XHCN mà khi đọc hồi ký Những ngã rẽ này người đọc sẽ được rõ thêm.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »