BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

3632. Quốc hội Mỹ có thể chặn đứng Trung Quốc ở Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 24/03/2015

National Interest

Tác giả: Harry J. Kazianis

Người dịch: Trần Văn Minh

22-03-2015

H1Một nỗ lực của lưỡng đảng đang diễn ra, nhấn mạnh các xu hướng nguy hiểm ở châu Á và đặc biệt ở khu vực Biển Đông. Nhưng liệu Obama sẽ lắng nghe?

Cán cân quyền lực ở Á Châu đang thay đổi và theo hướng không có lợi cho Washington.

Hoa Kỳ không còn khả năng chỉ đơn giản tập hợp lực lượng kiểu chiến tranh vùng vịnh lần thứ I và nhanh chóng chạy đến trợ giúp các đồng minh nếu như chiến cuộc xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, trong biển Hoa Đông, xung quanh Đài Loan hoặc ở Biển Đông – tất cả vì sự gia tăng quân sự to lớn của Trung Quốc và sự phát triển khả năng chống tiếp cận/ từ chối khu vực. Chính quyền Obama đã nhanh chóng chỉ ra rằng Mỹ đang “xoay trục” hoặc “tái cân bằng” sang châu Á, có lẽ là một trong những khẩu hiệu đối ngoại “mập mờ” nhất trong hai mươi lăm năm qua. Nhưng khẩu hiệu không thể thay đổi sự thật và nhiều người cho rằng sự xoay trục vẫn chỉ là một khẩu hiệu khi chúng ta nhìn thẳng vào các sự kiện thực sự trên mặt đất. Trung Quốc không chỉ làm thay đổi nguyên trạng trên đất liền, mà còn trên mặt biển, trên bầu trời, ngoài không gian và có lẽ ngay cả trên không gian ảo.

Trong lúc chính quyền Obama muốn tiếp tục chiến lược hiện tại để cố gắng lôi kéo Bắc Kinh và làm việc theo cách như một “liên hệ kiểu mới giữa các cường quốc”, thì xuất hiện một nhóm các nhà lập pháp đang hành động để thúc đẩy chính quyền tìm kiếm một phương pháp khác. Phương pháp đó có lẽ là khuyến khích Bắc Kinh tham gia vào một loạt các vấn đề của vùng Indo-Thái Bình Dương, với sự chú trọng đặc biệt đối với những thách thức ở Biển Đông. Trong khi đó, chắc chắn còn sớm để xét đoán bất kỳ tác động cấp thời nào trong những nỗ lực mà lưỡng đảng này ảnh hưởng lên chính sách của chính phủ, có một điều rõ ràng: các nhà lập pháp chắc chắn biết rõ những vấn đề hiện tại và có thể cung cấp hướng dẫn vô cùng cần thiết khi nói tới những thách thức khác nhau mà Washington đối mặt ở châu Á. Ít nhất họ có thể giúp xoay chuyển sự chú ý vô cùng cần thiết vào các vấn đề thường bị giới truyền thông lớn bỏ qua.

Trong một bức thư được công bố vào cuối ngày thứ Năm gửi cho Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Thượng nghị sĩ John McCain và Jack Reed (chủ tịch và phó chủ tịch của Ủy ban Quân vụ Thượng viện) cùng với Thượng nghị sĩ Bob Corker và và Bob Menendez (Chủ tịch và phó chủ tịch của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện) hối thúc hai vị bộ trưởng về việc “phát triển và tiến hành một chiến lược toàn diện cho các khu vực hàng hải chung của khu vực Indo-Thái Bình Dương”.

Vào thời điểm dễ dàng hơn cho các thành viên cao cấp của Quốc hội tập trung vào các vấn đề nóng bỏng và đáng giá như sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo, các hành động của Nga ở Ukraine và cuộc chiến ngân sách quốc phòng đang diễn ra, chọn lựa sự thách thức về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là một điều mà các nước Á Châu sẽ tán đồng. Trong khi mọi người có thể không đồng ý với những giọng điệu của bức thư cũng như những khuyến cáo – sự tập trung vào các vấn đề ở vùng Indo-Thái Bình Dương và mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới, trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Như các thượng nghị sĩ giải thích:

Biển Đông là một con đường hàng hải quan trọng, qua đó khoảng 5 nghìn tỷ USD thương mại thế giới đi qua mỗi năm. Những nỗ lực đơn phương để thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, dọa nạt hoặc ép buộc, sẽ gây nguy hiểm cho hòa bìnhsự ổn định, những điều lợi cho tất cả các nước trong khu vực Indo-Thái Bình Dương. Việc bồi đắp đảo, các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa và các khả năng huy động, kiểm soát, giám sát và khả năng quân sự mà họ có thể thực hiện từ những khu đất mới này, là một thách thức trực tiếp không chỉ đối với lợi ích của Hoa Hoa và khu vực, mà còn là thách thức đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế.

Đây thực sự là một gáo nước lạnh. Có vẻ như các dự án xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đang di chuyển với một tốc độ rất nhanh, có lẽ nhanh hơn các nhà phân tích nghĩ rất nhiều:

Chúng tôi hiểu rằng phần lớn các công trình này đã được hoàn thành chỉ trong mười hai tháng trở lại đây, và nếu tốc độ xây dựng như hiện nay vẫn tiếp tục, Trung Quốc có thể hoàn thành công việc bồi đắp đảo ở mức độ theo dự tính của họ vào năm tới. Đá Ga Ven có khoảng đất mới rộng 114.000 mét vuông kể từ tháng 3 năm 2014. Đá Gạc Ma, mà trước đó là một bãi san hô bị ngập nước, bây giờ hiển hiện là một “hòn đảo” 100.000 mét vuông. Công cuộc xây dựng và bồi đắp đảo đã gia tăng kích thước của đá Chữ Thập hơn 11 lần kể từ tháng 8 năm ngoái. Sự bồi đắp đảo bởi bất kỳ nước nào để làm tăng chủ quyền của họ ở Biển Đông chỉ làm phức tạp thêm các tranh chấp và đi ngược lại với các lời kêu gọi từ Hoa Kỳ và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đến các bên tranh chấp nên kiềm chế hành động. Tuy nhiên, trong khi các nước khác xây dựng trên vùng đất có sẵn, Trung Quốc đang thay đổi kích thước, cấu trúc và tính chất định hình của chính các thực thể đất. Đây là sự thay đổi về tính năng có vẻ như được thiết kế để làm biến đổi nguyên trạng ở Biển Đông.

Các thượng nghị sĩ sau đó chỉ ra những thách thức này được tạo ra từ mối quan hệ Mỹ-Trung, nhưng đưa ra các khuyến nghị của riêng họ:

Giống như Tổng thống Obama, chúng tôi tin rằng Trung Quốc có thể và nên đóng một vai trò xây dựng trong khu vực. Chúng tôi cũng nhận thấy rằngi giá phải trả để uốn nắn hành vi của Trung Quốc ở các vùng biển chung thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong mối quan hệ song phương của chúng ta. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi phương cách tiếp cận cưỡng ép và leo thang đgiải quyết các tranh chấp hàng hải, cái giá phải trả cho an ninh và thịnh vượng trong khu vực, cũng như lợi ích của Mỹ, sẽ chỉ gia tăng. Đcộng đồng quốc tế tiếp tục được hưởng lợi từ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, là điều đã mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho khu vực Indo-Thái Bình Dương trong bảy thập niên qua, Hoa Kỳ phải làm việc với các đối tác có cùng quan điểm đồng minh để thành hìnhtiến hành một chiến lược nhằm uốn nắn hành vi cưỡng ép trong thời bình của Trung Quốc.

Chắc chắn Hoa Kỳ phải tiếp tục duy trì một sự cân bằng quân sự trong khu vực, điều bảo đảm lợi ích chính trị và kinh tế lâu dài của chúng ta, giữ vững các cam kết có hiệp ước, và bảo vệ tự do hàng hải và thương mại. Đồng thời, nỗ lực có chủ ý của Trung Quốc trong việc sử dụng phương pháp cưỡng ép phi quân sự để thay đổi nguyên trạng, cả ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đòi hỏi một phản ứng toàn diện từ Hoa Kỳ và các đối tác. Trong khi các viên chức chính quyền đã chỉ ra các bài phát biểuđề nghị khác nhau như là bằng chứng của một chiến lược rộng lớn hơn, chúng tôi tin rằng một chính sách chính thức và chiến lược rõ ràng để đối phó với các kiểu ép buộc này của Trung Quốc là cần thiết. Đó là lý do tại sao điều luật Ủy Quyền Quốc Phòng năm 2015 (National Defense Authorization Act of 2015) gồm một yêu cầu phải báo cáo về chiến lược an ninh hàng hải với sự nhấn mạnh tới Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Một chiến lược toàn diện để làm tăng cái giá phải trả khi nói đến các hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông là vô cùng cần thiết. Trong lúc Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh việc bồi đắp đảo và chủ yếu xây dựng những hòn đảo mới tại Biển Đông, một xu hướng nguy hiểm thực sự đang được “đóng cốt”, theo kiểu mà Trung Quốc có thể thay đổi hiện trạng trong khi các nước láng giềng, trong đó có nhiều đồng minh của Mỹ, không thể làm gì cả về điều đó. Nếu Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, như các thượng nghị sĩ đề cập tới trong thư, hành động như vậy sẽ làm mất ổn định trong khu vực và có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng đến mức độ chưa từng thấy trong nhiều thập niên.

Như thế, một một chiến lược toàn diện để uốn nắn hành động cưỡng ép của Trung Quốc sẽ như thế nào trong thực tế? Có thể là, để bắt đầu, Washington phải bảo đảm ngân sách quốc phòng không liên tục bị đe dọa cắt giảm. Trong khi Mỹ đang suy yếu về sức mạnh tài chánh, khi thâm hụt ngân sách chồng chất năm này sang năm khác, Washington phải bảo đảm cung cấp cho người của chúng ta các phương tiện và nguồn lực cần thiết để phòng vệ lợi ích quốc gia chính đáng. Mỹ đúng ra là đang gửi lời mời đến các đối thủ cạnh tranh ở các khu vực khác nhau để tạo ra sự bất ổn, khi chúng ta hoạt động từ một vị trí quân sự suy yếu, do các vết thương tự gây ra từ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Một khía cạnh khác phải bao gồm một tư duy mang tính chiến lược nhiều hơn nữa khi đối diện với các hành động của Trung Quốc. Ví dụ, như tôi đã lưu ý trước đây trong các bài viết trên mạng, nếu Bắc Kinh có hành động như bồi đắp đảo nhân tạo hoặc xây dựng các thực thể đảo mới tại Biển Đông, Washington phải hành động để chứng tỏ rằng sẽ có một sự trả giá mỗi lần Bắc Kinh hành động ác ý. Như thế, nếu Bắc Kinh bồi đắp một đảo mới, Washington sẽ phản ứng bằng cách gửi hệ thống vũ khí mới tới Philippines hay Việt Nam – thậm chí có thể bán hệ thống vũ khí mới cho Đài Loan, là nước sẽ ở trong tình trạng tuyệt vọng nếu Bắc Kinh cố gắng tái chiếm đảo [Đài Loan] bằng vũ lực. Ý tưởng ở đây thật dễ hiểu: Trung Quốc phải học một cách nhanh chóng rằng hành động phá bỏ nguyên trạng sẽ dẫn đến sự trả giá cao. Và tính nhất quán là mấu chốt. Bắc Kinh có thể nghĩ rằng đó chỉ là một hành động nhất thời. Chúng ta sẽ cần phải tỏ rõ quyết tâm, trong trường hợp Trung Quốc liên tục thách thức tính nguyên trạng, với các hành động củng cố sức mạnh, điều sẽ làm tăng giá phải trả cho sự cưỡng ép của Trung Quốc.

Một khả năng khác là xem xét những bức ảnh gần đây được CSIS ở Washington và IHS Janes công bố, các bức ảnh cho thấy chi tiết rõ ràng tốc độ và tầm mức của dự án bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự kiện này tập hợp giới truyền thông và cộng đồng an ninh quốc gia để làm sáng tỏ vấn đề này trong môi trường tin tức liên tục lặp đi lặp lại. Chính phủ Hoa Kỳ nên có chính sách công bố các hình ảnh như thế một cách thường xuyên để gây áp lực lên Bắc Kinh. Ví dụ, nếu có bất kỳ video về sự cố của USS Cowpens, khi một tàu của Trung Quốc tiến gần một cách nguy hiểm, đến có thể va chạm với một tàu hải quân Mỹ, thì sẽ rất tốt để công bố nó. Trong khi một chiến lược đáng xấu hổ không thể thay đổi tình hình thực địa, nếu chúng ta nhớ lại khi chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản công bố hình ảnh của việc gần va chạm trên không với máy bay Trung Quốc vài năm trước, đã buộc Bắc Kinh phải trả lời. Gây áp lực qua các phương tiện truyền thông là quan trọng.

Trong khi tôi có thể tiếp tục liệt kê các điểm chi tiết của chiến lược, có một điều trên hết là phải tiếp tục: các đại diện dân cử của chúng ta phải tiếp tục dấn bước làm nổi bật các thách thức chiến lược mà Washington và các đồng minh phải đối mặt ở Indo-Thái Bình Dương. Trong khi một lá thư chỉ có thể đi xa tới mức của nó, chúng ta chỉ có thể hy vọng đây là một khoản đặt cọc cho một cuộc tranh luận cần phải xảy ra ở ngay tại thủ đô: tìm kiếm một giải pháp cho mối quan hệ Mỹ-Trung vượt xa khỏi các khẩu hiệu “dán sau xe” về chính sách đối ngoại, để bảo đảm tính nguyên trạng hòa bình ở châu Á vẫn còn nguyên vẹn.

____

Tác giả: Harry J. Kazianis là biên tập viên của trang RealClearDefense, thuộc gia đình website RealClearPolitics. Ông Mazianis cũng là học giả nghiên cứu Chính sách Quốc phòng Center for the National Interest và là học giả tại Viện Chính sách Trung Quốc. Ông còn là cựu biên tập viên điều hành của báo The National Interest và là cựu biên tập của báo The Diplomat.

Ảnh: Flickr/Official U.S. Navy

Một bình luận to “3632. Quốc hội Mỹ có thể chặn đứng Trung Quốc ở Biển Đông?”

  1. […] nguồn […]

Sorry, the comment form is closed at this time.