BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1544. Quyền Bính: 13-1-13

Posted by adminbasam trên 11/01/2013

FB Osin Huy Đức

Quyền Bính: 13-1-13

Huy Đức

11-01-2013

Tôi rời Campuchia trước khi Việt Nam rút hết “Quân tình nguyện”. Khi học ở trường chuyên gia quân sự 481, chúng tôi được chuẩn bị tư tưởng để “giúp bạn lâu dài”. Nhưng thay vì ở lại hàng thập niên, tôi chỉ phải ở lại Campuchia gần bốn năm. Tôi quyết định rời quân đội. Một cá nhân cũng như một quốc gia, súng ống chỉ nên được lựa chọn khi không còn con đường nào khác.

Cuối năm 1987, tôi bắt đầu làm việc ở Văn phòng huyện ủy Nhà Bè. Thời gian ấy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đang viết “Những việc cần làm ngay”. Công việc ở Văn phòng huyện ủy thật an nhàn, tôi đã sử dụng phần lớn thời gian để viết văn và viết bài cho các báo. Sau khi đọc những bài báo ấy, Bí thư huyện ủy Trần Văn Đông giao cho tôi phụ trách biên tập tờ tin và đài truyền thanh huyện Nhà Bè. Chỉ mấy tháng sau, tôi được nhà văn Nguyễn Đông Thức đưa về Tuổi Trẻ.

Không chỉ có kho sách cực kỳ phong phú của thư viện Đắc Lộ mà tờ Tuổi Trẻ tiếp quản sau khi các giáo sỹ dòng Tên bị bắt năm 1979, đội ngũ Tuổi Trẻ thời “161 Lý Chính Thắng” cũng là một “kho tư liệu” vô giá. Không phải ai ở trong cái không khí “thanh niên sôi nổi” ấy cũng biết hết những trắc ẩn trong lòng các đồng nghiệp của mình.

Ở đây, tôi gặp những đồng nghiệp về sau trở thành nhân vật trong cuốn sách của mình. Ở đây, tôi gặp những con người lặng lẽ, tưởng quá khứ đã được chôn chặt, như: biên tập viên Lệ Xuân, con gái ông Nguyễn Thành Đệ, người sau khi đóng 200 lượng vàng để vượt biên theo Phương án II không thành bị lấy nốt căn nhà cuối cùng[1]; thư ký tòa soạn Võ Văn Điểm – chủ biên đầu tiên của tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tuổi Trẻ Cười – người có vợ và hai con chết trên biển trong một chuyến vượt biên.

Thế hệ chúng tôi may mắn được làm báo sau “đổi mới”. Những người viết có trách nhiệm nhận thấy một cơ hội to lớn sau tuyên bố “cởi trói” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để không còn tiếp tục sự nghiệp viết lách bằng thứ văn chương minh họa hay báo chí tô hồng. Đó là một thời đáng nhớ của văn nghệ và báo chí. Rất tiếc là chỉ hơn một năm sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi văn nghệ sỹ tự cứu mình, tự ông đã có nhiều thay đổi.

Ngay trong khuôn viên 161 Lý Chính Thắng, chúng tôi có thể cảm nhận sự căng thẳng. Có lúc một số phóng viên Tuổi Trẻ đã phải chuẩn bị cho khả năng bị khởi tố. Có những buổi chiều, nhất là sau khi Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh đi gặp Phó bí thư Thành ủy Bảy Dự Nguyễn Võ Danh, đi gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đi gặp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mai Chí Thọ trở về…, chúng tôi nín thở chờ chị bàn bạc với anh Ba Lãng[2]. Những hôm gay cấn, hai người còn phải tham vấn Cựu Tổng biên tập Võ Như Lanh[3]. Cho đến trước khi ông Nguyễn Văn Linh hết nhiệm kỳ, những người tiên phong trong văn nghệ, báo chí đều phải ra đi gần hết.

Tuổi Trẻ còn tạo cơ hội cho tôi bước ra bên ngoài khuôn viên “161 Lý Chính Thắng”. Tôi may mắn được phân công viết đủ các loại đề tài, từ chính trị tới xã hội, từ kinh tế tới văn hóa, từ hoạt động của các cơ quan tố tụng đến các hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, từ trung ương tới địa phương. Từ năm 1989, tôi trực tiếp đưa tin hầu hết các vụ án lớn xảy ra trên cả nước, theo dõi từ giai đoạn khởi tố điều tra cho đến khi nội vụ được đưa tới tòa. Cũng từ năm 1989, tôi được giao viết về các kỳ họp Hội đồng nhân dân và sau đó có mặt ở Hội trường Ba Đình gần như mỗi kỳ Quốc hội họp.

Những năm đầu thập niên 1990, chúng tôi được bố trí ăn, ở với các đoàn đại biểu tại nhà khách số 8 Chu Văn An; được dự hầu hết các phiên thảo luận mà các đại biểu đang là ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ chính trị. Chúng tôi cũng dễ dàng gặp gỡ, trò chuyện với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh… Cánh nhà báo chúng tôi[4] có nhiều cơ hội trao đổi, đủ loại thông tin, với các nhà lãnh đạo cả khi tác nghiệp, cả khi bên tách trà và không ít khi bên chén rượu.

Chính trường được phản ánh trong cuốn II bao gồm những gì mà tác giả có thể quan sát từ cự ly rất gần. Ở những thời điểm nóng bỏng nhất, tôi có thể vào tận phòng làm việc hỏi chuyện Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải; tôi cũng có không ít dịp đến nhà riêng, vào phòng làm việc của Tổng bí thư Đỗ Mười, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu… phỏng vấn. Chúng tôi chứng kiến một cách trực tiếp các xung đột giữa những người chủ trương kinh tế thị trường với những người lo “chệch hướng”, những xung đột đã làm biến dạng khá nhiều chính sách.

Tất cả những tư liệu ấy đều được tôi lưu trữ. Nhưng không chỉ dừng lại ở những ghi chép của mình, từ năm 2003, khi bắt đầu tập trung phần lớn thời gian cho cuốn sách này, tôi ngồi điểm lại toàn bộ tư liệu mình đã thu thập được, đánh dấu các khoảng trống và bắt đầu tiến hành thêm hàng ngàn cuộc phỏng vấn. Với sự giúp đỡ của một nhóm sinh viên và một số nhà nghiên cứu trẻ, tôi bắt đầu đối chiếu lời kể của các nhân chứng với các ghi chép của chính họ, của tôi (với các sự kiện mà mình trực tiếp quan sát trong thời gian làm báo), đối chiếu với báo chí ở các thời điểm khác nhau, với lời kể giữa các nhân chứng và đặc biệt là đối chiếu với các tài liệu gốc, gồm thư từ, công văn, chỉ thị, nghị quyết và biên bản các cuộc họp.

Cuốn II bắt đầu từ thời điểm ông Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền cho đến khi ba ông cố vấn đưa ông Lê Khả Phiêu ra khỏi chiếc ghế tổng bí thư. Tuy có những câu chuyện còn kéo dài đến sau Đại hội Đảng lần thứ XI (1-2011), nhưng hai chương cuối của cuốn II chủ yếu nói về “cái đuôi” chủ nghĩa xã hội và những hệ lụy mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu.

Chương Tướng Giáp được đặt ở vị trí cuối phần “Dấu ấn Nguyễn Văn Linh”, bắt đầu bằng một nỗ lực nhằm hạ uy tín của “vị tướng Điện Biên” diễn ra cuối nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Lê Duẩn – Tướng Giáp – Lê Đức Thọ. Những xung đột quyền lực đã chi phối phần lớn các quyết định liên quan đến cuộc chiến diễn ra thời thập niên 1960, kéo dài tới giữa thập niên 1980, liên quan đến không ít máu xương và để lại khá nhiều di chứng. Phần còn lại của cuốn II chủ yếu viết về những gì diễn ra bên trong Ba Đình thời thập niên 1990. Thời mà ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những người cầm quyền mà còn trở thành những công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực.

Tuy nhiên, Quyền Bính không phải là một cuốn sách nói chuyện “thâm cung bí sử” cho dù có nhiều câu chuyện, có nhiều nhân vật được đặc tả rất cận cảnh. Những câu chuyện được kể trong cuốn sách này là sự chia sẻ của rất nhiều người trong cuộc về một giai đoạn mà Việt Nam đã bỏ lỡ những cơ hội có thể đi tới mục tiêu “công bằng, dân chủ, văn minh” do chính đảng cầm quyền đề ra. Tuy kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia và đời sống nhân dân nhưng Việt Nam vẫn tụt hậu cho dù “nguy cơ” này đã được chỉ ra từ năm 1994.

Chính sách đất đai, thay vì lựa chọn những phương thức sở hữu giải phóng tối đa tiềm lực trong đất và trong dân lại cứ tự trói buộc vào sở hữu toàn dân, chỉ vì phương thức này được coi là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thay vì chọn phương thức hiệu quả nhất đã phải để cho kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Hệ thống chính trị thay vì lấy sự minh bạch, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực để có thể mang lại công lý và tránh tham nhũng, lạm quyền lại ưu tiên đảm bảo vị trí cầm quyền của Đảng.

Quyền Bính tiếp tục nói về những khúc quanh của Việt Nam. Nói về những thời điểm mà Đảng cầm quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ. Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm.

Sài Gòn – Boston (2009-2012)

[1] Cho đến Năm 2005, ông Nguyễn Thành Đệ đã chết gục trên bàn tiếp dân của Sở Xây dựng, kết thúc bi kịch đòi lại căn nhà mà ông đã bị tịch thu năm 1979.

[2] Tên thường gọi của ông Trần Minh Đức, Phó tổng biên tập Tuổi Trẻ 1981-1997, người được coi là “bộ óc chiến lược” của báo.

[3] Tổng biên tập Tuổi Trẻ 1979-1983, Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng 1983-1990 và sau đó là Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn 1990-2006.

[4] Gồm Lê Thọ Bình, Tâm Chánh, Thanh Tâm, Phan Ngọc, Bùi Thanh, Kim Trung, Minh Đức, Minh Hà…

Nguồn: FB Osin Huy Đức

38 bình luận to “1544. Quyền Bính: 13-1-13”

  1. Nguyễn Tấn Hại said

    Nhân Dân ta quyết giữ thành quả cách mạng lạm phát tăng 1000/100 trong vòng 10 năm
    10 năm trước vàng 4 trăm một chỉ thì nay vàng đã ngót 5 năm triệu một chỉ, Xăng giá 3 nghìn thì nay đã lên 24 nghìn. Như vậy nếu nếu người dân để dành cách đây 10 năm được 1 triệu, thì nay sau 10 năm số tiền ấy chỉ còn 1/10 giá trị
    Như vậy lạm phát là cướp tiền của người dân một cách hợp pháp. Người dân biết vậy nên chẳng dám giữ tiền mà chuyển đổi sang vàng thì giờ đây cấm cả giao dịch vàng.( Dân chỉ được giữ tiền thôi, nếu giữ vàng mà đem đi giao dịch có khả năng bị thu trắng). Vậy nghĩa là tiền mồ hôi công sức của mình cất trong hòm vẫn bị cướp không hàng ngày hàng giờ. Vậy ai, tổ chức nào, cá nhân nào cướp tiền của dân thì dân có biết không. Dân biết cả nhưng đố đứa nào dám kêu, Kêu là đồng chí Z đập cho chết liền

  2. Thanh197706 said

    Bài viết của bác Võ Văn Tạo là cái tát vào mồm những kẻ nào chỉ trích nghệ sỹ Kim Chi.
    Đứa nào hay thì hãy phản bác lại từng luận điểm của bác Võ Văn Tạo.
    Như bác nào đã viết bên dưới, bà Hồng Ngát này chơi trò dìm hàng đánh lạc hướng dư luận dơ quá, hèn quá
    Cái người ta đang bàn là nhân cách của KC chứ ko phải là tài năng của nghệ sỹ KC

  3. phó thủ tướng phụ trách "hạ uy tín" said

    Bộ đội đi K được phân loại A;B;C. Huy Đức là bộ đội loại A nên được ưu tiên trong công ăn, việc làm sau khi ra quân thôi. “may mắn” cái nỗi gì?
    Tội nghiệp nhất là các đ/c quân đội nhân dân loại C. Là con cháu hoặc có thân nhân liên hệ với “ngụy”, họ là những người “được” vét đi K sau khi Anh “chột” nướng hết loại A.B trong cuộc chiến cộng sản VN chống cộng sản Pôn Pốt. Các đ/c bộ đội loại C này được ưu tiên không mang súng, đi gùi hàng lên phía trước hay cáng thương binh về tuyến sau đều có các đ/c loại A, B mang súng đi kèm! Không biết để bảo vệ hay canh chừng đám C “mầm mống phản động” này?

  4. Loc Nguyen said

    Tôi một người đã sống ở miền Nam từ năm 54 đến năm 80,có giác quan thứ sáu (ngoại cảm) về vấn đề quân sự và chính trị của Việt Nam:Năm 1968 nghe tin tổng thống Mỹ Nixon được Mao Trạch Ðông mời sang thăm Bắc Kinh năm 72,tôi nghĩ ngay:Thôi rồi phe Cộng mất Trung Hoa! Năm 1975 nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lừa dối trong việc giam giữ ngưới đi cải tạo .tôi bối rối nhung rồi tôi tìm được bài sấm của cụ Trạng Trình,trong đó cụ nói sau này VN sẽ có hòa bình.Năm 1995 tôi viết một cuốn tuyển tập ,nói về nguyên do vì sao Mỹ bỏ Nam Việt,trong phần cuối tôi kể về vì tính chất của đảng CS là kiểm soát chặt chẽ con người bằng miếng ăn nên nhân dân ai cũng đói,mọi người cố tranh thủ để chiếm đoạt một thứ gì mà mình có cơ hội!Cả nước tạo lên một đảng cướp lớn:Ngày nay đảng sẽ tự tiêu hủy vì sự kiện này!Nếu còn cơ chế này Nguyễn Bá Thanh cũng không làm nên cơm cháo gì!Nếu có đủ quyền định đoạt ông có thể tuyên bố tái lập bang giao chặt chẽ với Hoa kỳ,để đẩy lùi sự đe dọa của Tàu,sau đó tổ chức tự do ứng cử và bầu cử,để các đảng phái tự do thành lập,ông Thanh ra tranh cử ông ta vẫn thắng như thường.
    Sách của tôi tên Chúng ta thắng cuộc hay We’re winner trên Amazon.Xin cho biết ý kiến liệu tôi có nói ba hoa.

  5. Người sông Tiền said

    Tôi háo hức đọc những chuyện “thâm cung bí sữ” lần lượt phơi bày qua lời kể của nhà báo Huy Đức.

  6. Minh Lam said

    H. Đức có dám cho biết Lưu Đình Triều bị đi cải tạo bao lâu & hiện nay đang làm gi, chức vụ gì trong tờ báo Tuổi Trẻ khg?
    1/2 Sự thật là sự thật???????

  7. LÚ TOÀN TẬP said

    Hoan hô bác Huy Đức. Từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều biến chuyển qua, vừa mới xảy ra chuyện của nghệ sĩ Kim Chi, nay bác Huy Đức tiếp tục ra tập 2 của Bên Thắng Cuộc ! rất mong sẽ đọc phần 2 sớm.

  8. May Quá said

    […]

    —-
    BTV: Được cung cấp nhiều máy quá nên cứ đổi liên tục, chặn IP này thì đổi qua máy khác, chặn nick, email này thì đổi nick, email khác. Khi mình không được chào đón trong 1 diễn đàn thì phải hiểu mà tự động rút lui, trừ khi được trả lương cho công việc này để sống và không thể làm nghề nào khác để sống nên mới phải chịu đựng như vậy. Tự trọng là điều tối thiểu mà một con người cần phải có. Tôi đã quá kiên nhẫn với bác rồi.

    • Thuỷ said

      Dạo này có nhiều người bị Schizophrenia (Tâm thần phân liệt), paranoid (Hoang tưởng ảo giác) lắm.
      Coi chừng đấy!

    • Nói tóm lại said

      May Quá :

      … Đó là điều may mắn cho Dân Tộc này, nhưng cũng cảnh báo cho các vị lãnh đạo Đảng ,Nhà nước là hãy cẩn thận với bọn phản động, lũ chiêu hồi đầy nguy hiểm !
      ————–
      Xui Qúa :

      Chính sách đất đai, thay vì lựa chọn những phương thức sở hữu giải phóng tối đa tiềm lực trong đất và trong dân lại cứ tự trói buộc vào sở hữu toàn dân, chỉ vì phương thức này được coi là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thay vì chọn phương thức hiệu quả nhất đã phải để cho kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Hệ thống chính trị thay vì lấy sự minh bạch, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực để có thể mang lại công lý và tránh tham nhũng, lạm quyền lại ưu tiên đảm bảo vị trí cầm quyền của Đảng.

      Quyền Bính tiếp tục nói về những khúc quanh của Việt Nam. Nói về những thời điểm mà Đảng cầm quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ. Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm.

      !!!

    • Một kẻ vì lương lậu sẵn sàng tự thiến mình thì không bao giờ có lòng liêm sĩ. Đừng kêu gọi hắn mà hãy đào thải hắn !

    • […]

  9. Mơ màng said

    Toàn chuyện Thâm cung bí sử mà đáng lẽ dân tộc và đất nước VN sau 1975 không đáng được hưởng chút nào… nhưng tiếc thay nó lại chi phối tất cả và kết quả là nước VN đến nay vẫn chỉ hơn được Cambuchia và Lào.

    • Long điền said

      Ko dám hơn Kampuchia đâu! Mơ màng hơi quá mơ màng rồi!
      Có 1 thứ ko hơn mà lại là yếu tố cơ bản nhât, đó là dân quyền!

  10. Hai said

    Cám ơn lòng can đảm của nhà báo Huy Đức. Một phần khuất lấp của thực tế hậu trường chính trị VN trong thời kỳ cộng sản chiếm miền Nam sẽ được anh kể lại trung thực cho các thế hệ sau nghe.
    Chúc anh được bình an và tiếp tục công việc tốt đẹp anh đang làm.

  11. dan den GD said

    Sao khong thay Huy Duc nhac den hoi nghi Thanh Do nhi? Sau hoi nghi ay,”quyen luc” lot vao tay ai?

    • Huong Duong said

      Sau 1975 ngay ca mot dua con nit o mien Nam cung biet duoc chinh sach tra thu tan bao tham doc ma CSvn danh cho nhungnguoi Mien nam nga ngua
      Huy Duc viet the nao ve chuyen nay ? Huy Duc trich dan mot bai bao tren bao Vc viet ve mot si quan TQLC tenLe quang Lien duoc hoc tap thoai mai, Di tu cai tao nhu di trai he! Viet lach sai lam nhu xuan nhu the thi chi co bon than congtay sai o hai ngoai nhu Nguyen manh Hung, Tran Huu Dung, Vu qui Hao Nhien ca tung len toi may xanh ma thoi
      Chi can bo chut thi gio di phong van nhungnguoi tu cai tao di theo chuong trinh HO song day ray tren dat My thi Huy Duc se hieu canh tu cai tao cay nghiet doc ac nhu the nao.. Huy Duc da khong lam dieu do du co 1 nam du hoc bao chi o truong Harvard
      Mot loi khuyen chan thah cho Huy Duc nen som ve vn ma viet cho bao Nahn Dan o ha noi !!!Huy Duc la mot van no chinh hieu cua bon Csvn dang khinh bi

      • Ha Le said

        He he, hoặc là bác Huong Duong này chưa hề đọc cuốn Bên Thắng Cuộc phần I, hoặc bác là… “dư luận viên”! 🙂
        À quên, hoặc là cả hai đều đúng!

      • Chán như con gián said

        Tôi không biết Huong Duong đã đọc Bên Thắng Cuộc một cách kỹ lưỡng chưa mà có thể nói như vậy? Nếu chưa tui khuyên Huong Duong nên đọc lại 10 lần thật kỹ…chứ đừng đọc một cách hời hợt hay nghe theo người khác nói rồi ….phán như thánh hen.

        Chán các bác đọc mà chẳng hiểu…mình đang đọc cái gì, ý tác giả như thế nào….may mà anh Huy Đức viết bằng tiếng Việt với lối viết dễ hiểu vậy mà vẫn có người không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Pó tay!

      • lộ rồi, "huong duong" ạ! said

        Thằng “Huongduong”này lộ mặt là thằng dư luận viên-tay sai của CAM rồi, hắn vào đây kích động bài Huy Đức đây. Xin hỏi thật: thế bọn “sếp” của chúng bay chi cho việc viết bài kích động và phản còm bao nhiêu mà phải khốn nạn và nhục nhã vậy? miếng ăn là miếng nhục đấy “Huong duong” ạ.

  12. gân gà said

    Chuyện sau ‘hậu trường’ của báo TT thì tôi không biết nhưng tôi biết dưới thời ông Nguyễn Văn Linh là thời của ‘báo chí tự do’.Tuy nhiên, hồi đó, báo TT chưa có những phóng viên, biên tập viên ‘đủ trình độ’ để tạo độ sắc cho một tờ báo mà phải dựa nhiều vào những nhà báo còn ‘ở lại’ của báo chí SG trước 75. Vì vậy, những lời giới thiệu về mình của Huy Đức có quá lắm không (?) bởi tôi là một độc giả trung thành của báo TT thời đó, vì đói thông tin nên đọc không sót mục nào của tờ báo này.
    Có thể, Huy Đức, so với nhiều người viết báo cùng thời tai TT có lý lịch trong sạch nên được giao ‘vai’ thâm nhập vào thâm cung bí sử của những nhà lãnh đạo hồi đó nhưng vẫn là một cây viết non tay.

  13. Trần Đông A said

    Cũng giống như Huy Đức, tôi đã rất hy vọng khi bức tường Béc Lin sụp đổ, khi nhân dân Liên Xô và Đông Âu đoạn tuyệt dứt khoát với CNXH cuối nhưng năm 1980 và đầu những năm 1990….

    Nhưng tôi đã mừng hụt.

    Huy Đức giúp tôi hiểu một phần tại sao tôi mừng hụt ?

    Nhưng tôi cũng phải tâm sự thêm một chút trước khi được đọc “Quyền bính” của Huy Đức, đang làm tôi rất nóng lòng chờ đọc:

    Tôi chán, tôi sợ CNXH không chỉ do đói, rét, thiếu về vật chất, nghèo về tinh thần, mất tự do về tư tưởng, bất an về tâm thần… mà còn là do phải họp, phải sinh hoạt…
    Sinh viên, học sinh, nông dân, công nhân, xã viên,thiếu niên đến người già… gần như là toàn xã hội tuần nào cũng họp kiểm điểm, kiểm thảo, tháng nào cũng ra nghị quyết, nghị quyết chi bộ, nghị quyết chi đoàn, nghị quyết đội sản xuất, nghị quyết HTX, nghị quyết hội phụ nữ, nghị quyết hội phụ lão, nghị quyết đội dân quân…..cuộc họp nào cũng ra nghị quyết, cuộc họp nào cũng triển khai học tập nghị quyết cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và TW… tôi nghĩ sản phẩm của xã hội Việt Nam thời ấy là vô vàn nghị quyết.

    Nhiều người còn cái khổ về lý lịch ba đời, mà đến người đẻ ra mình cũng không thể lựa chọn được, nói gì đến mình là đời thứ ba, có nơi cán bộ cẩn thận hoặc là muốn lấy điểm với cấp trên còn xét đến đời thứ tư(ông cố, bà cố).

    Nhưng tôi còn thất vọng về việc ông Nguyễn Văn Linh giải tán đảng Xã Hội, đảng Dân Chủ (mặc dù hai đảng này cũng do đảng Cộng Sản bày ra cả) và tuyên giáo thì ra sức nói xấu Gióc Ba Chốp.
    Thời đó tôi cũng đã nghe “thời sự” của lãnh đạo VN cho rằng Hệ thống HXCN tan rã là sai lầm của lãnh đạo đảng CS Liên Xô, Đông Âu và do âm mưu ”diễn biến hòa bình” của đế quốc Mỹ. Đến nay đã hơn 20 năm, ĐCSVN vẫn ôm lý luận cũ dích ấy.

    CNXH tan rã là hợp quy luật của lịch sử, CNXH tan rã là do nhân dân ở đó đã nhận ra cái phi lý, phi nghĩa của CNXH, cái tàn ác của “bạo lực cách mạng”, cái trì trệ của làm ăn tập thể, cái cản trở phát triển và sáng tạo của kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa… cái thể chế nhà nước XHCN thì đẻ ra chuyên chế độc tài.
    Nhìn vào Bắc Triều Tiên, Campuchia thời cộng sản Polpot, Cu Ba, TQ, VN thì thấy ngay chuyên chế và độc tài của CNXH.

    Thể chế nhà nước với hệ thống luật pháp XHCN thì được lập ra và thực hiện dựa trên lý luận Mác Lê Nin Xtalin Mao và “lập trường của giai cấp công nhân”,( thực tế là lập trường của vài ông trong bộ chính trị, ban bí thư, ban tuyên giáo hoặc ban tổ chức TW đảng cộng sản), nó không dựa trên công lý và nhân quyền như các nước văn minh khác….

    Đọc các bài giới thiệu phần 2 của Bên thắng cuộc là “Quyền bính” của Huy Đức tôi càng buồn và thương cho dân tộc Việt Nam.

    • Trần Đông A said

      Xin lỗi, sửa sai: “cũ dích” thành “cũ rích”

    • Nguoi Ha noi said

      Cũng như Đông A, tôi cũng thấu hiểu cái hiện tình của dân tộc này ! Buồn.

      Cứ ngỡ rằng đảng đã nhận thức những sai lạc qua sự sụp đổ LX và đông Âu !
      Nhưng thực tế mấy chục năm quá cho thấy rằng những thay đổi có được từ cuối thập niên 80 chỉ là một sự biến tướng chiến thuật giúp giải cứu sự sụp đổ của đảng chứ chẳng phải gì cho quê hương và dân tộc ! Và cái vòng lẩn quẩn lặp lại cuối cùng cũng là con đường dẫn đất nước đến thảm họa !
      Họ cứ sợ diễn tiến hòa bình nhưng theo tôi như thế mà tốt cho dân tộc này… còn hơn sự thay đổi bằng bạo động & xung đột vũ lực do họ và từ họ! Một khi lòng căm hờn của nhân dân đã quyết thì chẳng gì có thể ngăn chận nổi !

    • gia văn said

      họp hành bây giờ khỏe rồi cả năm không biết họp cái gì người dân bây giờ sướng rân .cảm ơn vì có lẽ cái đuôi dành cho ngưới dân lao động nên tự nhiên ve vẫytheo bản năng

      • phó thủ tướng phụ trách "hạ uy tín" said

        Tổ dân phố gọi đi họp còn được “phong bì” đem về nữa đó.

  14. XeOm said

    thư ký tòa soạn Võ Văn Điểm – chủ biên đầu tiên của tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tuổi Trẻ Cười – người có vợ và hai con chết trên biển trong một chuyến vượt biên.

    Lúc này chú Điểm còn ở Tôn Thọ Tường (Phan Văn Hân) – Thị Nghè, mỏi mòn chờ con và khi rõ chuyến đi bặt tin, có lúc tưởng chú đã không qua khỏi; cô Kha, giảng viên đại học – ngữ văn Anh, là người bên cạnh chú 1 thời gian rất lâu, sau đó.

    Từ “vượt biên” là từ rất phổ biến ở miền nam, trong khoảng thời gian này.

    Nhớ.

    X.O

  15. Dang Vien Quan Tu said

    Huy Đức thiếu phân tích nguyên nhân sâu xa nhất là các lãnh đạo CSVN sở dĩ thiếu hiểu biết về tình hình thế giới hay đời sống của các nước tư bản nên họ trở thành bảo thủ lạc hậu như các vua chúa Nhà Nguyễn !
    Nhưng nếu chưa từng sống ở nước ngoài như Đặng Tiểu Bình , Chu Ân Lai , Hồ Chí Minh , họ vẫn có thể có đủ óc thông minh để nhìn ra sự khác biệt giữa cách thức tiến hành cuộc cách mạng bằng kỹ thuật khuynh đảo của CS và tiến hành cải cách kinh tế thị trường hoàn toàn khác nhau !
    Nói tóm lại là khi làm cách mạng , phải học cách của người CS ! Khi làm kinh tế phải học theo Tư bản ! Không thể dùng cách của người CS trong kinh tế hay ngược lại dùng cách làm kinh tế của chủ nghĩa tư bản để làm cách mạng !
    Chính vì tự cao tự đắc của các nhà lãnh đạo CS ( cả VN và Kampuchea ) cho rằng thắng Mỹ là chuyện làm được thì chuyện gì cũng làm được ! Họ còn nêu cao khẩu hiệu ngu xuẩn là Chủ Nghĩ Mác Lê Nin bách chiến bách thắng làm niềm tự hào !

  16. Long said

    Chính sách đất đai, thay vì lựa chọn những phương thức sở hữu giải phóng tối đa tiềm lực trong đất và trong dân lại cứ tự trói buộc vàosở hữu toàn dân, chỉ vì phương thức này được coi là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thay vì chọn phương thức hiệu quả nhất đã phải để cho kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Hệ thống chính trị thay vì lấy sự minh bạch, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực để có thể mang lại công lý và tránh tham nhũng, lạm quyền lại ưu tiên đảm bảo vị trí cầm quyền của Đảng.
    —————————————————————————————————————————–
    Nếu không có những chủ trương này thì đâu phải cọng sản.
    Mấy ông CS mà bớt yêu nước lại thì dân chúng mới bớt khổ đi.

  17. Long said

    Tuổi Trẻ còn tạo cơ hội cho tôi bước ra bên ngoài khuôn viên “161 Lý Chính Thắng”. Tôi may mắn được phân công viết đủ các loại đề tài, từ chính trị tới xã hội, từ kinh tế tới văn hóa, từ hoạt động của các cơ quan tố tụng đến các hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, từ trung ương tới địa phương.
    ———————————————————————-

    Có gì đâu mà may mắn, lý lịch tốt hơn những người khác thì được phân công, bố trí thôi.
    Phóng viên báo Nhân Dân lý lịch tốt gấp 3 lần lý lịch của công an nhân dân .Phóng viên các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên lúc đó cũng phải có lý lịch ít nhất cũng như công an chứ.

    • Cựu học sinh Quốc gia Nghĩa tử Saigon said

      @ Long: Không như bạn nghĩ đâu. Đầu 1988 tôi được chị Kim Hạnh mời về Tuổi Trẻ chỉ vì có năng khiếu viết vẽ, làm báo… tường. Tôi cùng Ban với ĐD; PT; BN… và cũng có nhiều kỷ niệm trong “khuôn viên 161 LCT”

  18. Dân mất Nác said

    Những chuyện đâu phải ai cũng biết!

  19. Christine said

    Đây là 1 trong các Bản cáo trạng ư?

    • Người cày mất ruộng said

      đúng thế-cùng với phụ lục “bên thắng cuộc” cho phiên toà tương lai của nhân dân ta.

Gửi phản hồi cho Nói tóm lại Hủy trả lời