Archive for Tháng Hai, 2013
Posted by adminbasam trên 27/02/2013
GS Lê Xuân Khoa
McNamara sang Việt Nam gặp Võ Nguyên Giáp để bàn việc tổ chức những buổi đàm thoại Mỹ-Việt với mục đích cùng xem xét những trường hợp mà mỗi bên có thể đã có những điều ngộ nhận về đối phương của mình, do đó đã lấy những quyết định sai lầm trong thời gian chiến tranh và để lỡ cơ hội hòa bình. Tướng Giáp đã phản ứng quyết liệt khi khẳng định rằng “Chúng tôi không hiểu lầm các ông. Các ông là kẻ thù muốn tiêu diệt chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải chiến đấu chống các ông và “bù nhìn” của các ông để thống nhất xứ sở.” Khi McNamara đưa vụ Maddox ra làm thí dụ về chuyện hiểu lầm, Võ Nguyên Giáp ngắt lời, “Chúng tôi hiểu đúng các ông… Các ông hành động phá hoại để có cớ tham chiến thay cho chính phủ Sài-gòn bất lực.” Nói về các cơ hội hòa bình, tướng Giáp lại quả quyết “Không có vấn đề bỏ lỡ cơ hội đối với chúng tôi… Tôi đồng ý là các ông đã để lỡ cơ hội và các ông cần phải rút ra các bài học.”5
Đúng là cuộc đối thoại giữa hai người điếc. May mắn thay là cuối cùng tướng Giáp đã bằng lòng đưa đề nghị của McNamara vào nghị trình thảo luận. Cũng may mắn là tướng Giáp không tham dự các buổi thảo luận trong đó một số nhân vật miền Bắc đã phát biểu khác với ông, nhìn nhận có những trường hợp Bắc Việt không kiểu đúng ý định và lề lối làm việc của Mỹ, có những khó khăn từ phía “bạn”, và đáng lẽ đã có thể lấy quyết định thương thuyết sớm hơn. – GS Lê Xuân Khoa
Trong thời gian ba mươi bốn năm sau chiến tranh chống Pháp, chính phủ miền Bắc Việt Nam lại phải trải qua ba cuộc chiến tranh khác: chống VNCH và Hoa Kỳ (1955- 1975), chống Trung Quốc (tháng Hai 1979), và chống Khơ- me Đỏ ở Kam-pu-chia (1975-1989). Điều trớ trêu là trong hai trận chiến sau này, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đương đầu với chính hai cựu đồng minh đã cùng sát cánh chiến đấu trong suốt thời gian chống Pháp và chống Mỹ, nhất là Khơ-me Đỏ lại do chính Đảng CSVN giúp thành lập và huấn luyện. Sau chiến thắng 1975, các lãnh tụ miền Bắc lại không giữ lời hứa với các chiến hữu ở miền Nam về việc duy trì một tình trạng chuyển tiếp ít nhất là mười năm trước khi thực hiện thống nhất hai miền, và giải tán luôn cả ba hình thức của cùng một thực thể chính trị là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình (LMDTDCHB), và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (CPCMLT). Chương này lần lượt kiểm điểm những sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của Hà Nội đối với cả thù và bạn trong ba cuộc chiến tranh nói trên.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 25/02/2013
Bauxite Việt Nam
Góp phần “giải mã” một thế hệ dấn thân
Hà Sĩ Phu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng 19-2-2013 đọc báo mạng thấy trang Anhbasam có điểm hai bài tương phản: “Tiêu Dao Bảo Cự: Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân (Diễn Đàn); Blogger Caubay Thiem có bài phản biện lại bài này bên Facebook”.
Mặc dù tôi mới ở bệnh viện về, tình trạng mắt được bác sĩ yêu cầu hết sức hạn chế đọc và viết, tôi vẫn phải “đánh liều” viết đôi điều ngắn gọn về chuyện “xung đột” âm ỉ từ lâu này (nếu có thể gọi như thế), giữa những người đáng kính, vì mấy lẽ sau đây:
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Đảng/Nhà nước | 22 Comments »
Posted by adminbasam trên 25/02/2013
Định mệnh
Hà Văn Thịnh, Khoa Sử – Đại học Huế
Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Văn hóa | 26 Comments »
Posted by adminbasam trên 25/02/2013
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
– Thơ Hà Văn Thịnh: Định mệnh (Ba Sàm). – NGÀY THƠ VIỆT NAM 2013 – BIỂN ĐẢO NỬA VỜI (Tễu). “Điều đáng tiếc nhất là BTC đã không thể trưng bày bản đồ cổ như dự tính. Trả lời báo VietNamNet, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết Hội Nhà văn Việt Nam đã không thể mượn được bản đồ cổ gốc từ nơi trưng bày”. – TỔ QUỐC KHÔNG THỂ NÀO MẤT BIỂN! – thơ Trịnh Sơn (Tễu).
<- CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 56 CHIỀU 24/02/2013 (Thành).
– Kỷ niệm 25 năm hải chiến bảo vệ Trường Sa (TT). “… nhân kỷ niệm 25 năm trận hải chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (14-3-1988).” Tuổi trẻ đã đứng lên?! Để Thanh niền thì … quỳ xuống? – Gặp mặt cựu binh Trường Sa (TN). “… nhân kỷ niệm 25 năm ngày các chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma” dưới họng súng của những … “con ma”? Vậy cựu binh Hoàng Sa thì có được công nhận không?! – Gặp mặt truyền thống bộ đội Trường Sa (PLTP). – Ngư dân Cà Mau mở rộng ngư trường đến Trường Sa (TN). – Tri ân chiến sĩ Trường Sa và xây dựng văn minh đô thị (TN).
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Điểm báo/Blog | 88 Comments »
Posted by adminbasam trên 24/02/2013
GÓP Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP
Phát biểu của ông Phan Đình Diệu tại Hội nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tồ quốc Việt nam ngày 12 tháng 3 năm 1992.
Kính thưa Đoàn chủ tịch,
Kính thưa tất cả các vị đại biều,
Tôi xin phép có một số ý kiến tham gia cuộc thảo luận kỳ này – tức là về dự thảo Hiến pháp.
Ý KIẾN THỨ NHẤT: Chúng ta đang sống trong một tình hình mà đất nước và thế giới có rất nhiều vấn đề cần được nhận thức và lý giải một cách tỉnh táo. Về những khó khăn của đất nước, tôi xin không phải nói lại. Nhưng vấn đề cốt lõi là hiện nay đất nước đòi hỏi gì? Theo tôi nghĩ, cái lớn nhất mà đất nước đòi hỏi là phải phát huy được tất cả mọi năng lực của tất cả các thành viên cùa dân tộc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tự cường để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và tiến kịp với thế giới. Phải trên cơ sở phát huy thật sự mọi năng lực của dân tộc thì mới có thể tận dụng được những thành tựu của thế giới hiện đại, tận dụng được những khả năng hợp tác với bên ngoài, và do đó, mới có thể sử dụng được mọi thuận lợi để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, có cuộc sống no ấm hạnh phúc trong cộng đồng thế giới đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Hiến pháp, Pháp luật, Sửa đổi Hiến pháp | 132 Comments »
Posted by adminbasam trên 24/02/2013
Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp?
(Nhân sự kiện Kiến nghị Hiến pháp của sinh viên – cựu sinh viên Luật)
Nguyễn Anh Tuấn (*)
24-02-2013
Vì sao các kiến nghị về Hiến pháp lại nở rộ thời gian qua? Phải chăng những người tham gia kiến nghị ngây thơ về chính trị? Không. Hoàn toàn không. Họ thừa hiểu nhà cầm quyền sẽ phớt lờ ý kiến của họ. Nhưng họ vẫn làm, vì hơn ai hết, họ hiểu rằng, điều cần hơn cho xã hội Việt Nam lúc này và mai sau là sự lan tỏa của tinh thần hợp hiến (đặc trưng bởi sự chế ước quyền lực nhà nước bằng pháp luật, tập quán, và các giá trị xã hội), chứ không phải một bản Hiến pháp thành văn, ngay cả với những câu chữ tuyên xưng dân chủ, tự do.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Sửa đổi Hiến pháp, Đảng/Nhà nước | 58 Comments »
Posted by adminbasam trên 24/02/2013
Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ
GS Lê Xuân Khoa
“… nếu dân tộc ta không phải chịu sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh và nếu Việt Nam không theo đuổi chủ nghĩa cộng sản thì xứ sở đã được hiện đại hoá từ lâu và Việt Nam ngày nay có thể đã trở thành một trong những con rồng của Á châu. Ôn lại kinh nghiệm về những sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của mỗi phe lâm chiến trong suốt thời kỳ từ 1945 đến 1975 qua hai cuộc chiến tranh, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học lịch sử cần thiết cho những thế hệ sau trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước“. – Lê Xuân Khoa
Sự thể đã rõ ràng là sự sụp đổ của chính thể quốc gia ở miền Nam và chiến thắng của chính thể cộng sản miền Bắc là nguyên nhân trực tiếp của tị nạn 1975. Biến cố này đã xảy ra mau chóng hơn cả kế hoạch tổng tấn công mà các chiến lược gia Hà Nội dự tính phát động vào năm 1976. Tuy nhiên, cũng như chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), cuộc chiến lần thứ hai này đã đem lại nhiều kinh nghiệm khác nhau cho tất cả các phe liên hệ.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Điểm báo/Blog | 13 Comments »
Posted by adminbasam trên 24/02/2013
Posted in Điểm báo/Blog | 155 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2013
Tuổi trẻ
Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit
23/02/2013 10:15
Phỏng vấn PGS.TS Hồ Uy Liêm *. Võ Văn Thành thực hiện
TTO – Từng tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – VUSTA) nói ông không ngạc nhiên trước thông tin về những khó khăn liên quan tới dự án boxit.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Bô-xít Tây Nguyên | 77 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 22/2/2013
MỐI QUAN HỆ MỸ-TRUNG QUỐC-ĐÀI LOAN ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THAY ĐỔI
TTXVN (Hồng Công 18/2)
Từ lâu, mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đã ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp do quan hệ của riêng hai nước này với Đài Loan, hòn đảo tự tách ra và tuyên bố độc lập với Trung Quốc trong nhiều năm qua. Mạng tin “Thời báo châu Á trực tuyến” vừa đăng bài viết của Giáo sư Brantly Womack, chuyên gia về các vấn đề đối ngoại thuộc Đại học Virginia (Mỹ), trong đó tác giả cho rằng đã đến lúc phải thay đổi mối quan hệ tam giác Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan. Dưới đây là nội dung bài viết:
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Quan hệ Mỹ-Trung, Tài liệu TTXVN | 10 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2013
Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẩu chuyện và suy nghĩ cởi mở
Hồ Cương Quyết, André Menras
Nguyên Ngọc dịch
Tôi đã có thể thực hiện các cuộc trao quà cứu trợ và các cuộc gặp gỡ để trù tính các dự án tương lai mà tôi đã báo cáo trong bài viết trước nhờ có lời mời của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chiến tranh VN | 9 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm,ngày 21/2/2013
XUNG QUANH VIỆC PHILIPPIN KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
TTXVN (Niu Yoóc 18/2)
Viện nghiên cứu Trung Quốc “Jamestown Foundation” của Mỹ công bố tài liệu cho biết ngày 22/1 Philippin chính thức thông báo với Sứ quán Trung Quốc tại Manila về việc nước này sẽ gửi các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông của hai nước lên trọng tài pháp lý quốc tế tại Liên hợp quốc (LHQ).
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | 9 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 21/2/2013
CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC BÀN VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO TRONG 10 NĂM TỚI
TTXVN (Bắc Kinh 17/2)
Vào dịp năm mới trong tình hình mới, tờ “Quốc tế tiên khu đạo báo”, ấn phẩm của Tân Hoa xã, mới đây đăng ý kiến bàn luận của các chuyên gia Trung Quốc về vấn đề tranh chấp biển đảo của Trung Quốc với các nước khác trong 10 năm tới.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | 9 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 21/2/2013
GIẢI MÃ GIẤC MƠ PHỤC HƯNG TRUNG QUỐC CỦA TỔNG BÍ THƯ TẬP CẬN BÌNH
TTXVN (Hồng Công 15/2)
Từ lâu nay, nhiều nước vẫn tỏ ra lo ngại về một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trong bối cảnh ấy, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng ngày càng nhắc nhiều đến cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc” và “sự phục hưng Trung Quốc. ” Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hồng Công) số ra ngày 6/2 vừa đăng bài viết “Giấc mơ phục hưng Trung Quốc của Tập Cận Bình là gì? ” của tác giả Cary Huang, trong đó phần nào giải mã “giấc mơ Trung Quốc ” cũng như “sự phục hưng Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài viết:
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | 9 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2013
Posted in Điểm báo/Blog | 103 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2013
Bauxite Việt Nam
Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo
22-02-2013
Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | 154 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2013
SUY NGẪM DƯỚI CHÂN TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN
Tương Lai
Vẫn bức tượng uy nghi và trầm mặc gần bến Bạch Đằng quận I ấy mà sao hôm nay lại có sức lay động lòng người đến vậy. Chọn nơi đây, dưới chân tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một lựa chọn tối ưu để dâng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược cách nay 34 năm. Ngày ấy, 17.2.1979 hơn sáu chục vạn quân xâm lược đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79, Đảng/Nhà nước | 94 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2013
Đôi lời: Có lẽ đây là cái tát, là câu trả lời rõ nhất, vạch mặt những kẻ vẫn tìm mọi lý lẽ để biện minh rằng phải giữ hòa bình ổn định, tình “hữu hảo”, “16 chữ vàng, 4 tốt” hòng lấp liếm cho ý đồ rắp tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng qua hành động đàn áp, ngăn cấm những người yêu nước khi họ tự tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược, cũng như những quyết định ngấm ngầm bịt miệng, tự bịt miệng báo chí không được đưa tin, bài mỗi khi tới ngày 17-2 hàng năm.
Bài 1:
Phượng Hoàng
NGÀY 17.2.1979 NỔ SÚNG MỞ MÀN CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
17.2.2013
Nguồn: Nhân Dân Nhật báo
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79, Đảng/Nhà nước | 190 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 20/2/2013
THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG 2013 CỦA TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA
TTXVN (Hà Nội 18/2)
Đồi Capitol, Washington D.c, 12/2/2013
Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, thưa ngài Phó Tổng thống, thưa các nghị sĩ Quốc hội cùng toàn thể đồng bào Mỹ!
Cách đây 51 năm, Tổng thống John F. Kennedy tuyên bố trước Căn phòng này rằng “Hiến pháp làm cho chúng ta không phải là những đối thủ tranh giành quyền lực mà là những đối tác vì sự tiến bộ… Nhiệm vụ của tôi”, ông nói, “là báo cáo Tình hình liên bang – còn cải thiện nó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta”. Tối nay, nhờ có sự can đảm và chịu đụng và quyết tâm của người dân Mỹ, có rất nhiều tiến bộ đề báo cáo. Sau một thập kỷ chiến tranh gây biết bao đau khổ, những quân nhân gan dạ nam cũng như nữ của chúng ta đang trở về nhà. Sau nhiều năm suy thoái gay go, các doanh nghiệp của chúng ta đã tạo ra được hơn 6 triệu việc làm mới. Chúng ta mua nhiều ô tô của Mỹ hơn so với trong 5 năm qua, và mua ít dầu lửa của nước ngoài hơn so với trong 20 năm qua. Thị trường nhà ở của chúng ta đang lành mạnh trở lại, thị trường chứng khoán của chúng ta đang phục hồi, và người tiêu dùng, các bệnh nhân và những người sở hữu nhà ở được hưởng những sự bảo vệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Tài liệu TTXVN | 25 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2013
Posted in Điểm báo/Blog | 124 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/02/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 19/2/2013
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG: CHIẾN TRƯỜNG MỚI CỦA MỸ?
TTXVN (Óttaoa 8/2)
Mạng tin “Nghiên cứu toàn cầu” ngày 28/1 đã đăng bài phân tích về việc Thái Bình Dương trở thành chiến trường mới của Lầu Năm Góc của chuyên gia Mỹ về các vấn đề an ninh Wayne Madsen là người chuyên bình luận về chính trị và an ninh quốc gia Mỹ tại nhiều cơ quan truyền thông lớn như Fox News, ABC, NBC, CBS, PBS, CNN, BBC, AI Jazeera, và MSNBC với nội dung sau:
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Tài liệu TTXVN | 13 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/02/2013
Yale Global
Khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng
Tác giả/ hiệu định: David Brown
Dịch giả: T.H.A.
20-02-2013
Đảng Cộng sản Việt Nam, từng được ghi nhận là đã mở cửa và đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, hiện đang rơi vào khủng hoảng. Đấu đá nội bộ, sai sót trong quản lý kinh tế cùng với việc không quan tâm đúng mức tới các vấn đề liên quan đến chất lượng sống của người dân đã làm rạn nứt niềm tin vào tuyên bố của Đảng rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Cùng với nền kinh tế phát triển rất nóng khi trước nay giảm xuống còn khoảng 5%, dư luận xã hội trở nên bi quan, công khai chỉ trích giới lãnh đạo hơn bao giờ hết. Là lực lượng giữ độc quyền trong đời sống chính trị tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm khi con đường toàn cầu hóa của nước này trở nên chông gai.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | 30 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/02/2013
Posted in Điểm báo/Blog | 165 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/02/2013
“Bản kiến nghị bẩy điểm, tập trung một số vấn đề quan trọng, với nhiều đề xuất cụ thể do 72 người đề xướng, đến nay đã có trên bốn ngàn người ký tên hưởng ứng, sau khi trao tận tay Ban soạn thảo, cũng không nhận được phản hồi tích cực hơn … Hiện nay ý kiến xây dựng Hiến pháp không nhiều, đó là điều đáng buồn, vì vậy càng cần trân trọng người góp ý kiến.”
Cùng viết Hiến pháp
Sửa đổi Hiến pháp: Mấy điều nghĩ ngợi
Ngày 20 – 2 – 2013
Bùi Đức Lại *
1– Chắc không có nhiều nước như Việt Nam, chỉ trong gần 70 năm, tính riêng trong không gian tồn tại của một nhà nước liên tục, khởi đầu từ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay, đã có 4 bản Hiến pháp chính thức và hai lần bổ sung sửa đổi.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Đảng/Nhà nước | 36 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/02/2013
Tình hình nhân quyền Việt Nam 2012
An Nhiên
20-02-2013
Ngày 20 tháng 2 năm 2013 HRW công bố bản cáo thế giới hằng năm trên 90 quốc gia lần thứ 23. Mục đích nêu rõ tình trạng các quốc gia vi phạm nhân quyền, bản báo cáo dài 680 trang, trong đó nói về tình trạng Chính Phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền gồm 7 trang.
Chính phủ Việt Nam đàn áp có hệ thống.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật | 36 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/02/2013
FB Osin
Sửa Hiến pháp chứ không phải xây Hầm trú ẩn
Huy Đức
20-02-2013
Nếu tôi là Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiếp pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.
Các nhà nước quân chủ phải lập hiến khi nhà vua bị các tôn giáo, lãnh chúa… buộc phải chia sẻ quyền lực. Các nhà nước đảng chủ phải lập hiến vì muốn tạo ra cái vỏ bọc cộng hòa cho sự toàn trị của mình. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam muốn tiếp tục chế độ chính trị như hiện nay thì cách khôn ngoan nhất là cứ giữ Hiếp pháp 1992 vì nó vẫn đang làm tốt vai trò “phông màn” cho Đảng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Hiến pháp, Pháp luật, Sửa đổi Hiến pháp, Đảng/Nhà nước | 132 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/02/2013
Đôi lời: Tiếp nối bài “Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết!”, dưới đây là bài thứ 2 liên quan tới chủ đích thử đặt mình vào địa vị “người nhà nước” để biện hộ cho những chủ trương, đường lối của ĐCS và nhà nước VN từ nhiều năm qua. *
Đảng Xanh không tham chính
Ba Sàm
1. Khơi mào
Có hai cây viết quen thuộc trên trang này, thấy BS hay quan tâm chuyện môi trường, và hình như họ cũng muốn nhắn nhủ một điều gì đó, đã nửa đùa nửa thật: “Lập cái đảng Xanh đi!” **
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Bài của Ba Sàm, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Pháp luật, Phản phản biện, Đảng/Nhà nước | Thẻ: CNTB, CNXH, Marx | 37 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/02/2013
PHẦN BA: Nội chiến hay Chiến tranh Ủy nhiệm?
Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa
GS Lê Xuân Khoa
Tị nạn năm 1975 là kết quả của một cuộc tranh chấp hai mươi năm mà phe quốc gia gọi là cuộc chiến đấu chống chế độ cộng sản của dân tộc Việt Nam, còn phe cộng sản thì gọi là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy để cứu nước. Thực tế thì đây là một cuộc nội chiến giữa hai phe người Việt Nam theo đuổi những lý tưởng khác nhau, đồng thời cũng là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa hai khối quốc tế tư bản và cộng sản, với sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ.
Bởi vậy, tìm hiểu nguyên nhân của tị nạn 1975 cũng là tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến chiến tranh và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà. Trước hết cần minh xác rằng Pháp chỉ thực sự trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Nam (dù đây chỉ là phân nửa phía Nam) sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm đã loại trừ các lực lượng nổi loạn thân Pháp năm 1955 và đòi quân đội viễn chỉnh Pháp phải rút hết về nước vào đầu năm 1966. VNCH được thành lập vào tháng Mười 1955 và trở thành một thực thể chính trị có chủ quyền trên toàn lãnh thổ thuộc phía Nam vĩ tuyến 17. Cuộc chiến tranh “quốc- cộng” lập tức được chuẩn bị theo chiều hướng là miền Bắc cương quyết thống nhất đất nước dưới quyền kiểm soát của đảng cộng sản, và miền Nam quyết tâm bảo vệ lãnh thổ chống lại mọi hoạt động xâm nhập của miền Bắc. Trung Quốc và Liên Xô viện trợ VNDCCH, trong khi Hoa Kỳ viện trợ VNCH và trực tiếp tham chiến từ 1965 sau những cuộc khủng hoảng lãnh đạo liên tiếp ở miền Nam.
Cuộc chiến càng ngày càng ác liệt tiếp theo quyết định “Mỹ hóa” chiến tranh, và tình hình càng ngày càng bất lợi cho VNCH. Sau trận Tết Mậu Thân 1968), Hoa Kỳ và Bắc Việt đồng ý thương thuyết hòa bình. Thực tế là một tiến trình “vừa đánh vừa đàm” cho đến 1973 mới đạt được hiệp định Paris với sự ký kết của “hai phe, bốn thành phần một bên là Hoa Kỳ và VNCH, bên kia là VNDCCH và MTGPMN. Chương trình “Việt Nam hoá ” chiến tranh của Nixon bị thất bại do quyết định bỏ rơi miền Nam Việt Nam của Quốc hội Mỹ và vụ xì-căn-đan Watergate khiến Nixon phải từ chức. Nhờ tình thế thuận lợi ấy, Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công VNCH và hoàn tất chinh phục miền Nam ngày 30 tháng Tư 1975.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Điểm sách | 13 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/02/2013
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
– Trung Quốc tuần tra Biển Đông hàng ngày, ngư dân Việt vẫn bám biển (VOA). Ông Trác, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Sản Việt Nam: “Hiện nay người ta vẫn ra đánh bắt. Người ta vẫn có lo lắng nhưng ở phía miền Trung, ngư dân người ta kiên cường lắm. Người ta vẫn vì cuộc sống mà đồng thời cũng vì bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình nữa”. Quân đội Nhân dân VN “hảo hảo” với “bạn vàng” ra sao rồi, sao lại để việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân?
– Đẩy mạnh tuyên truyền về biển, đảo (TTXVN/ VNN). “… đấu tranh, phản bác các luận điệu sái trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. Toàn bộ bài viết không hề nhắc đến hai từ “Trung Quốc” nhưng lại rất cương quyết với “các thế lực thù địch”. Hay Ban Tuyên giáo Trung ương muốn ám chỉ “các thế lực thù địch” là TQ?
– HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 65) – 16 chữ vàng…rởm (!) (Nhật Tuấn). “Làm giả ba cái hàng tiêu dùng đã ăn thua gì… đểu nhất thằng Trung Quốc làm 16 chữ vàng giả mới kinh . Nào là hợp tác toàn diện, nào là láng giếng hữu nghị… thực chất nó chơi đểu ta đủ mọi phương diện… Vàng rởm vậy mà đảng ta vẫn cứ đeo lên cổ đó…”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Điểm báo/Blog | 126 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/02/2013
Thư ngỏ
Hà Nội, ngày 19-02-2013
Kính gửi
– Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
– Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam,
– Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Kính thưa,
Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp [1] (gọi tắt: Kiến nghị 72), xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Quan hệ Việt-Trung | 250 Comments »
Posted by adminbasam trên 19/02/2013
Boxun.com
DÂN CHỦ DẦN TỪ MẠNG ĐI RA ĐƯỜNG PHỐ:
DÂN CHỦ ĐƯỜNG PHỐ QUẢNG ĐÔNG ĐANG HÀNH ĐỘNG
3.2.2013
Tác giả: Lý Phương
Người dịch: XYZ
Quảng Châu, Thâm Quyến, dân chủ dần từ mạng đi ra đường phố.
Từ năm 2001 đến năm 2013, làn sóng dân chủ, chống chuyên chế, chống thối nát cuồn cuộn trên các tiểu blog, Twitter, trang QQ tại Quảng Châu, Thâm Quyến đã dần dần tràn ra mặt đất, dần dần chuyển hóa thành các băng rôn, bài nói, khẩu hiệu trên đường phố, quảng trường. Phong trào dân chủ trong nước từ miệng chuyển xuống chân, từ bút mực chuyển thành động tác, đây là một sự thay đổi và tiến bộ mang ý nghĩa khá sâu sắc. Như mọi người đều biết, bất luận là phong trào dân chủ của nước nào cũng đều được tác thành từ phong trào quần chúng, đều được đánh đổi bằng bước chân, đôi tay, la hét, giam cầm, thậm chí bằng cả sinh mệnh. Không bao giờ chỉ là những bài viết ngồi đó mà luận bàn, cũng không bao giờ chỉ là những cuộc bút chiến, thảo phạt trên mạng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 19/02/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 14/2/2013
QUAN HỆ TRUNG QUỐC-MIANMA ĐỐI DIỆN VỚI NHIỀU THÁCH THỨC
TTXVN (Hồng Công 8/2)
Trong bài viết trên tờ “Đại Công báo” (Hồng Công), Liễu Phàm, nhà nghiên cứu ngoại giao Trung Quốc, cho rằng sau chuyến thăm mang tính lịch sử của Tổng thống Mỹ Obama tới Mianma, dư luận báo chí phương Tây dồn dập đưa ra dự báo rằng quan hệ Mỹ-Mianma cải thiện sẽ dẫn tới “quan hệ Trung Quốc – Mianma thụt lùi”, thậm chí còn lo ngại rằng “quan hệ Trung Quốc-Mianma đang đối mặt với sự chuyển ngoặt”. Mianma hiện nay đã trở thành một chiếc “bánh thơm” của các nước phương Tây. Mỹ, Nhật Bản và thậm chí cả Ấn Độ đều đang ra sức lôi kéo nước này, một số người Mianma cũng muốn dựa vào phương Tây. Trước thực tế này, có thể nói rằng quan hệ Trung Quốc-Mianma đối diện với thách thức, song mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước vẫn chưa có sự đảo ngược.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 19/02/2013
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Hương hồn Những người lính Pò Hèn năm ấy… đã giúp cho Tuổi trẻ đỡ HÈN?! “Hơn 30 năm nay, chúng tôi cũng mong muốn cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc không còn là ẩn ức của riêng những người lính. Câu chuyện đó cần được kể ra để nhiều người biết đến. Lớp trẻ phải biết cha ông đã chiến đấu thế nào, đã giữ những tấc đất biên cương bằng chính mạng sống và tuổi xuân của mình như thế nào. Nếu không nói, lớp trẻ sẽ không hiểu. Sao có thể để người ta nói đó là cuộc chiến tranh tự vệ của người Trung Quốc được? Những nơi diễn ra các trận chiến ác liệt đều là trên đất Việt Nam. Hiện nay, các mỏm đồi vẫn sừng sững còn đấy, là chứng nhân cho những người lính đã chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc.” – Suy ngẫm nhân ngày 17.2 (SGTT).
– Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung (VOA). Ông Lê Hiếu Đằng: “Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy. Phải kêu đúng tên những kẻ đã xâm lược đất nước Việt Nam, chứ không thể nào tránh né được”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Điểm báo/Blog | 148 Comments »
Posted by adminbasam trên 18/02/2013
Ngày 18 tháng 2 năm 2013
THÔNG BÁO
của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72
về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp | 319 Comments »
Posted by adminbasam trên 18/02/2013
Posted in Điểm báo/Blog | 139 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/02/2013
Dưới làn đạn Trung Quốc ở Lạng Sơn
( Trích quyển “ĐỜI, hay chuyện về những người tù của tôi”, bản thảo năm 2000-2001, của Hồ ngọc Nhuận )
…Lại nhớ hồi đầu năm 1979, khi tôi ra dự hội nghị Trung Ương Mặt Trân Tổ Quốc ở Hà Nội rồi xin đi Lạng Sơn, vô trung tâm thị xã, để chụp mấy tấm hình. Đạn Trung Quốc bắn ào ào, xối xả phía trên đầu mà tôi cứ tỉnh bơ lo bấm máy ảnh: tôi cứ tưởng đạn của phía mình, làm như với đạn phía mình thì không chết! Nếu không có một lính trinh sát của ta bị thương, ngoắc xe tôi lại đưa anh ra ngoài, chắc tôi đã ở lại thị xã lâu hơn. Để rồi biết đâu đã chẳng nằm lại như anh Takano, phóng viên báo Cờ Đỏ của đảng Cộng sản Nhật Bản?
Mấy tấm hình đăng báo, khi tôi về lại Sài Gòn, và bài tôi khóc Takano trên Tin Sáng, làm tôi không nhớ, sau lúc thoát khỏi lửa đạn ở Lạng Sơn, tôi có nghĩ lại mà giựt mình hay không.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79 | 21 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/02/2013
Lời người dịch: tháng 3 /2009 nhân bốn mươi năm xảy ra xung đột biên giới Liên Xô-Trung Quốc tại Đảo Đamansky , người Nga đã tổ chức một đợt hoạt động tưởng niệm trọng thể sự kiện đó. Chúng tôi xin dịch một bài viết từ tiếng Nga để bạn đọc suy nghĩ về văn hóa ứng xử đối với những người đã hy sinh bảo vệ đường biên giới thiêng liêng của đất nước nên như thế nào.
damanski-zhenbao.ru
BỐN MƯƠI NĂM SỰ KIỆN: NIỀM VUI VÀ NỖI ĐAU BUỒN

Từ ngày 11 đến 14 tháng Ba năm 2009, tại vùng Viễn Đông người ta đón tiếp các cựu chiến binh bộ đội biên phòng đã từng tham gia chiến đấu cách đây 40 năm ở Ussuri. Sau chuyến bay dài, chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Vladivostok, thành phố tổ chức trọng thể cuộc gặp mặt các vị khách. Sau lời chào mừng nồng nhiệt, đoàn khách được đưa tới nhà an dưỡng “Vladivostok”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Quan hệ Nga - Trung | 9 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/02/2013
Hoa Sim ngày 17-2
Trịnh Hữu Long – Phạm Đoan Trang
17-02-2013
Nếu em lên biên giới
Em sẽ gặp bạt ngàn hoa…
Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong
Sắc hoa sim yêu thương trong lòng nguời lính trẻ
Chờ ai nên tím ngát bồi hồi
giữa biên cương…
Những ca từ đẹp đẽ và lãng mạn này của tác phẩm “Hoa sim biên giới” đã được nhạc sĩ Minh Quang sáng tác dựa trên cảm hứng từ chuyến công tác ở biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn chỉnh năm 1984, giữa thời kỳ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam – Trung Hoa. Không lâu trước chuyến công tác của ông, ngày 17-2-1979, những tiếng súng đầu tiên đã vang lên trên bầu trời biên giới phía Bắc Việt Nam, báo hiệu sự trở lại của những đoàn quân xâm lược Trung Hoa, 190 năm sau thất bại của họ trước quân đội Tây Sơn ở Đống Đa – Ngọc Hồi.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chiến tranh VN, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 19 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/02/2013
Blog Hoàng Xuân Phú
Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp
Hoàng Xuân Phú
Hội chợ Leipzig trở thành hội chợ hàng mẫu đầu tiên trên Thế giới vào năm 1895. Đối với Cộng hòa Dân chủ Đức(CHDC Đức, tức Đông Đức xã hội chủ nghĩa, 1949 – 1990), Hội chợ Leipzig là một trong những nơi giao tiếp quốc tế quan trọng nhất. Chính quyền Đông Đức coi hội chợ này là nơi trưng bày thành quả kinh tế và chính trị của CHDC Đức. Nhân dân Đông Đức tận dụng hội chợ này để tiếp xúc với kỹ thuật và văn hóa của các nước tư bản phát triển. Hàng năm, khoảng 600.000 người đổ về hai kỳ hội chợ, được tổ chức vào tháng ba và tháng chín. Trong hơn mười năm sống ở Leipzig, tôi đã từng hòa mình vào dòng người ấy, thăm khoảng 20 kỳ hội chợ, mỗi kỳ dành ra khoảng 3 ngày, và đã học được bao điều mới lạ, trong đó có nhiều kiến thức về công nghệ.
Tại hội chợ hàng mẫu, người ta không bán hàng, mà chỉ trưng bày hàng mẫu, để các doanh nhân xem xét, trao đổi và ký kết hợp đồng. Các nhà trưng bày thường phân phát tài liệu quảng cáo, được in rất đẹp. Người đi xem, nhất là cánh trẻ, thấy đâu đông cũng xếp hàng, mọi người lấy cái gì thì mình cũng vơ cái đó. Nhiều khi đến tối mới có thời gian để đọc, mới biết thành quả kiếm được trong ngày là gì. Và tất nhiên là phần lớn số tài liệu xa lạ đó được bàn giao cho thùng rác.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp | 41 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/02/2013
Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954
GS Lê Xuân Khoa
Ngày 23 tháng Bảy 1954, hai ngày sau khi bản thỏa hiệp đình chiến được ký kết tại Genève, Thủ tướng Pháp Mendès France ra trước Quốc Hội để báo cáo về kết quả hội nghị. Khi nhắc đến một điều khoản trong bản thỏa hiệp cho phép dân chúng ở Việt Nam được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình giữa hai miền Nam, Bắc, ông nói:
… Nếu chúng tôi không đòi được những đảm bảo đầy đủ cho điểm thỏa thuận này thì những cuộc thương thuyết ắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi đã đòi rằng bất cứ người nào ở vùng bên này hay bên kia tin rằng mình sẽ gặp nguy hiểm tại nơi cư trú hiện thời phải được phép di chuyển sang bên mà người đó nghĩ rằng mình sẽ được an toàn hơn.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Lịch sử, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước, Điểm sách | 12 Comments »