BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2611. Phân tích bài phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-la

Posted by adminbasam trên 02/06/2014

Giang Lê

6-1-2014

Tôi đang so sánh bài phát biểu của tướng Thanh bản tiếng Anh (trên website của IISS – link bên dưới) với bản tiếng Việt trên website báo Thanh Niên. Tôi sẽ bàn về nội dung của bài phát biểu này sau, trước hết là nhận xét về 2 version của bài phát biểu.Nhìn chung tôi cho rằng bản tiếng Anh là bài dịch từ nguyên gốc tiếng Việt vì một số câu chữ đặc thù của các bài phát biểu ở VN được đưa nguyên sang bản tiếng Anh. Tuy nhiên cũng lạ là có một số câu dường như bản tiếng Việt được dịch ngược lại từ bản tiếng Anh (vì câu tiếng Anh “chuẩn” hơn câu tiếng Việt).

Bản dịch tiếng Anh có câu cú, từ vụng không được trau chuốt, không chuẩn, và vẫn còn lỗi ngữ pháp. Một số chỗ có sai lệch về ý tứ giữa 2 version. Đặc biệt 2 paragraph rất quan trọng mà dư luận nhắc đến nhiều 2 hôm nay có sự khác biệt, dù không quá rõ nhưng đáng đặt câu hỏi đó là cố ý hay do người dịch không dịch tốt (tôi sẽ phân tích thêm về vấn đề này sau).

Bài phát biểu có nhiều ngôn từ rất “tuyên giáo” và “vênh” với văn hoá/chính trị quốc tế. Ví dụ đoạn nói về “lãnh đạo Đảng” hay ngụ ý về việc phải định hướng phát ngôn báo chí. Bài viết ba lần nhắc đến chữ “cấp cao” cũng là đặc thù của VN, hay những cụm tính từ rất đao to búa lớn như “nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết” cũng vậy (chắc làm người dịch toát mồ hôi).

Việc sử dụng từ East Sea trong bản tiếng Anh mà không mở ngoặc là South China Sea là một cố chấp, nó làm giảm giá trị của một paragraph khi nói về tranh chấp biển vì nhiều người nước ngoài không biết East Sea ở đâu (trong khi Song tu Dong, Song tu Tay vẫn có mở ngoặc chú thích tên tiếng Anh).

Dịch chữ “quân đội” thành “the army” có thể gây thắc mắc cho các nhà bình luận/nghiên cứu Anh/Mỹ. Ở những quốc gia Anglo-Saxon “armed forces/defence force” được cấu thành bởi “the army”, “the airforce”, và “the navy”. Trong đó “the army” chỉ là lục quân, hầu như không liên quan đến tranh chấp trên biển.

Câu “It is our clear awareness that struggling to protect territorial sovereignty is sacred” dịch quá máy móc. Chữ “struggling” làm thay đổi ý nghĩa của câu gốc tiếng Việt, chắc các độc giả nước ngoài sẽ gãi đầu gãi tai vì chẳng hiểu tại sao bảo vệ chủ quyền lại phải struggle.

——

Bây giờ nói về 2 cái paragraph “quan trọng” làm không ít người thất vọng về bài phát biểu này. Đoạn thứ nhất:“Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc…”

bản dịch tiếng Anh:

“Relations between Viet Nam and the friendly neighbouring country of China have seen overall strong growth. There remains an outstanding issue of disputes over sovereignty in the East Sea and frictions from time to time such as the incident…” 

Bỏ qua lỗi dịch thuật (“the relationship” chứ không phải “relations”), version tiếng Anh có nghĩa hơi khác so với tiếng Việt, không “nồng ấm” như ý trong tiếng Việt. “An overall strong growth” không hẳn là “đang phát triển tốt đẹp”. Cụm từ “the friendly neighbouring country of China” đọc lên rất lủng củng và bản chất khác với “nước bạn láng giềng Trung Quốc”. Dịch chính xác (nghĩa) câu tiếng Việt theo tôi phải là:

“The overall relationship between Vietnam and our neighbouring friend China is progressing well in all aspects…”

rõ ràng “nồng ấm” hơn hẳn bản dịch chính thức trên IISS. Lưu ý “friengly neighbour” khác với “neighbouring friend”. Câu tiếng Việt khẳng định TQ là “bạn” của VN, câu tiếng Anh chỉ nói TQ là một hàng xóm tốt, dù không khác nhiều nhưng đáng lưu tâm nếu đây là chủ ý. “Đang phát triển tốt đẹp” cũng không hẳn là “strong growth”, cụm từ tiếng Anh trung tính hơn hẳn cụm từ tiếng Việt.

Version tiếng Anh sau đó ngắt ra làm 2 câu trong khi bài tiếng Việt thêm vào một mệnh đề phụ với conjunction “chỉ còn” rất nhẹ nhàng. Khác biệt này rất khó thấy nhưng nếu chỉ đọc bản tiếng Anh (bỏ qua lỗi dịch thuật) thì người đọc có cảm giác quan hệ Việt-Trung phát triển đến ngày hôm nay và xuất hiện dispute về biển đảo làm gián đoạn quan hệ đó. Trong khi version tiếng Việt gợi ý rằng quan hệ đang phát triển tốt đẹp chỉ còn một vấn đề (nhỏ) khả năng sẽ được giải quyết êm thấm.

Sang paragraph thứ hai, bản tiếng Việt:

“Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước.”

bản tiếng Anh:

“We demand that China withdraw its drilling rig out of the Vietnamese continental shelf and exclusive economic zone and negotiate with us to maintain peace, stability and friendly relations between the two countries.”

Chữ “đề nghị” ở đây dịch thành “demand” là sai (có chủ ý hay không tôi không biết). “We demand” là một yêu cầu ngoại giao cứng rắn, phù hợp với thông lệ quốc tế có nghĩa là “Chúng tôi yêu cầu…”. Nếu dịch đúng (nghĩa) “Chúng tôi đề nghị…” sẽ phải là “We ask/insist…”, yếu hơn rất nhiều.

Phần tiếp theo “…và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hoà bình….” dịch đúng thành “…and negotiate with us to maintain peace…”. Tuy nhiên cả câu tiếng Việt lẫn câu tiếng Anh đều “đánh lừa” người đọc hiểu là VN yêu cầu TQ rút giàn khoan ra và đàm phán về vấn đề chủ quyền vùng biển đó. Cả báo tiếng Việt lẫn một vài báo tiếng Anh có vẻ hiểu như vậy mặc dù cái vế “đàm phán” này chỉ có nghĩa đảm bảo hoà bình, ổn định chứ không hàm ý đàm phán về chủ quyền. Sự mập mờ này là chủ ý hay chỉ là lỗi soạn thảo tôi không biết, nhưng điều này làm lập trường của VN yếu đi.

Dẫu sau trong 2 paragraph này tôi thấy bản tiếng Việt “ôn hoà” hơn hẳn bản tiếng Anh dù theo tôi bản tiếng Anh (lẫn bản tiếng Việt) vẫn chưa đủ cứng rắn và nội dung có nhiều điều cần bàn. Nếu hai version này được chủ ý viết khác nhau (dù rất subtle), một câu hỏi đặt ra là tại sao version tiếng Việt lại nhẹ nhàng hơn? Phải ngược lại mới hợp lý chứ (vì cần xoa dịu dư luận trong nước)?

Hôm trước anh Phu Nguyen Van có nhận xét cụm từ “hữu nghị viển vông” của TT Dũng trả lời phỏng vấn Reuters được dịch thành “elusive friendship” đã làm version tiếng Anh nhẹ nhàng hơn version tiếng Việt. Vậy tại sao tướng Thanh lại làm ngược lại?

——

Tạm xong về vấn đề hình thức, bây giờ chuyển qua nội dung bài phát biểu của tướng Thanh. Trước hết đánh giá về “văn” với tôi bài này có chất lượng trung bình kém. Chưa kể quá nhiều từ ngữ và style kiểu “tuyên giáo” tôi đã phàn nàn trong entry trước, ý tưởng toàn bài không mạch lạc, nhiều ý bị lặp đi lặp lại, các điểm nhấn không nổi bật (có thể tác giả cố tình). Đúng như Carl Thayer nhận xét lãnh đạo VN thường chỉ nói chung chung chứ không đưa ra điều gì cụ thể.Sở dĩ tôi không xếp hẳn bài này vào diện kém vì 2 bài còn lại trong session này (chuyên đề về Managing Strategic Tensions) cũng nhạt nhẽo không kém, có chăng bộ trưởng QP Úc và Indonesia viết trôi chảy hơn một tẹo. Một lý do nữa (hơi AQ một tý) là không rõ có phải vì bài phát biểu “dĩ hoà vi quí” như vậy nên tướng Thanh không bị quay trong phần Q&A hay không, chứ không chẳng biết ông sẽ xoay sở thế nào 🙂

Nội dung chính của bài này có thể tóm tắt như sau. Năm ngoái thủ tướng tôi nói “lòng tin chiến lược” nhưng chắc chẳng ai nghe nên thế giới và khu vực ngày càng bất ổn. Năm nay tôi sẽ nói về “quản lý căng thẳng chiến lược”, mà nói thực tôi cũng chẳng hiểu nó là cái gì (giống hai đồng nghiệp Úc và Indonesia vừa phát biểu). Thôi thì tôi cứ nhắc lại mấy câu “thần chú” ai ai cũng biết: giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà bình, các bên phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực, đề cao vai trò các diễn đàn/tổ chức quốc tế… Ví dụ như VN chúng tôi đây dù TQ ngang ngược đem giàn khoan vào EEZ của tôi không đời nào tôi dùng vòi rồng hay húc tàu (như chúng nó đã/đang làm – đoạn này ngầm hiểu không phải tôi nói đâu nhé!). Nhân tiện đây tôi nhắn bạn TQ kéo cái giàn khoan ra đi rồi chúng ta đàm phán, tôi hứa sẽ chỉ song phương thôi vì đây là vấn đề giữa 2 chúng ta (bạn lưu ý là tôi không có ý định kiện cáo gì đâu nhé). Cuối cùng, xin gửi lời chào thân ái và quyết thắng tới toàn thể hội nghị!

Điểm “văn” trung bình kém, còn điểm “impact” thì thế nào? Để đánh giá mặt này cần phải trả lời câu hỏi bài diễn văn này nhằm đánh tiếng điều gì và cho ai. Cá nhân tôi cho rằng đích đến của ông Thanh là TQ (dĩ nhiên rồi), Mỹ+Nhật+… (dĩ nhiên), nội bộ VN (nhân dân và các phe cánh khác phe (của) ông Thanh), có thể với Nga nữa. Tại sao lại với Nga? Đọc bài của bộ trưởng QP Nga sẽ thấy Nga lo ngại Mỹ xoay trục sang Asia-Pacific và tìm cách thành lập liên minh quân sự. Toàn bài của tướng Thanh không hề nhắc đến liên mình, liên kết gì cả, thậm chí đến tập trận chung (là điều rất nhiều speaker khác nhắc đến) cũng không dám nói (mạnh miệng nhất chỉ là vụ “giao hữu bóng chuyền” với lính Phi luật tân ở Trường Sa). Thông điệp cho Anatoly Antonov là cứ giao nốt mấy cái Kilo và Su-30 đi, tôi không phản thùng theo Mỹ đâu, tôi cũng ghét các thể loại “color” như bạn vậy.

Tất nhiên đây cũng là thông điệp cho TQ. Thông điệp này càng quan trọng sau bài mở màn đầy kịch tính của Shinzo Abe và nhất là bài cực diều hâu của Chuck Hagel. Nhiều người chỉ đánh giá bài của Hagel ở điểm xỉ vả thẳng thừng TQ mà không để ý ông này doạ TQ bằng cách công bố một loạt hợp đồng bán vũ khí mới cho các quốc gia bao quanh nước này. Hagel nói thẳng ý tưởng có thể lập liên minh quân sự (chống Tàu – cái này là tôi suy diễn nhé) còn Abe bảo liên minh đa phương mà khó thì làm liên minh tay ba Mỹ-Nhật và một nước thứ ba nào đó, mà VN rõ là một candidate rất hợp lý. Abe và sau đó một bạn Nhật khác tung hứng ý tưởng sẽ sửa hiến pháp để chủ động hơn trong các hoạt động quân sự trong và ngoài nước, trong các trường hợp “emergency”. Cuối bài phát biểu Chuck Hagel nói kháy TQ bằng lời của George Marshall: tao với mày đọ xem ai có nhiều bạn hơn nào? Không, tất nhiên VN vẫn là bạn với TQ, thông điệp này rất rõ ràng.

Vậy thì thông điệp với Mỹ và đồng minh thế nào? Một con số không tròn trĩnh. Bạn không tin á? Đến một chữ “Mỹ” hay “Nhật” còn không dám đưa vào bài phát biểu chứ đừng nói gì đến liên minh hay hợp tác. Thậm chí một version nhẹ nhàng hơn là TPP cũng giấu tịt. VN theo như tướng Thanh (và phe của ông ấy) sẽ không chơi với Mỹ, đấy là thông điệp trong bài phát biểu này bất chấp trước đó Chuck Hagel đã ra sức làm thân nhắc đến kỷ niệm năm 67. Tất nhiên cả Hagel lẫn Abe đều muốn nghe một tuyên bố cứng rắn từ phía VN công khai tại hội nghị, đó là thành công chính trị mà họ có thể đem về nước để lấy tiền và lấy phiếu. Nhưng hi vọng rằng cả hai bạn ấy đều hiểu phẩm chất của người CS, họ không làm những gì họ nói (trích lời TT đấy nhé). Cũng có thể tướng Thanh đang chê 18 triệu ít quá, số đó mới chỉ là xoay nắm đấm cửa thôi chứ trục trặc gì. Bởi vậy nên bạn đừng quá thất vọng.

Cuối cùng là thông điệp gì tướng Thanh muốn gửi ngược về cho đồng bào của mình? Đọc bản tiếng Việt “nhũn như con chi chi” trái với những lời lẽ cứng rắn của thủ tướng Dũng mấy hôm trước bạn có đoán được không? Tôi nhớ một dạo dư luận và báo chí ồn ào về vụ quân đội có nên “phi chính trị” hay không, hay bây giờ chuyển sang “phi chính phủ”? Cá nhân tôi cảm thấy lo lắng rằng trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này nội bộ VN không đoàn kết, một lòng tìm giải pháp đối phó với một đối thủ rất thâm độc. Hi vọng rằng những cảm nhận của tôi sai, các bác ấy đang đánh vu hồi tứ tung. VN đang đứng trước một mối đe doạ cực kỳ nguy hiểm nhưng đồng thời có một cơ hội lịch sử thoát khỏi quá khứ tối tăm. Tiếc là khả năng những dân đen như tôi và bạn chộp lấy cơ hội này quá nhỏ, vận mệnh đất nước một lần nữa lại nằm trong tay một vài người như tướng Thanh. Ở thời điểm này, tôi chấm cho (bài phát biểu của) ông điểm kém. Bạn sẽ chấm thế nào?
——
.
Nguồn:

22 bình luận to “2611. Phân tích bài phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-la”

  1. […] https://anhbasam.wordpress.com/2014/06/02/2291-phan-tich-bai-phat-bieu-cua-tuong-phung-quang-thanh-ta… […]

  2. Đỗ Quốc Minh said

    Tôi cho rằng phát biểu của ô Thanh là hết sức “thực tâm”,và cũng CHÍNH là ý đảng.

  3. Đông said

    Bài phát biểu của ông Thanh có đề cập Nhật bác Giang Lê ạ. Ngay câu đầu ông ấy nói đánh giá cao Thủ tướng Abe về chiến lược hòa bình tích cực.

  4. […] – Phân tích bài phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-la https://anhbasam.wordpress.com/2014/06/02/2291-phan-tich-bai-phat-bieu-cua-tuong-phung-quang-thanh-ta… – Tin nóng Hoàng Sa chiều 1/6: Tàu CSB 2016 bị Trung Quốc đâm thủng […]

  5. Yêu nước said

    Có hai cơ hội tốt mà VN có thể làm được để dằn mặt thằng đồng chí Tầu đểu cáng: Một là liên minh với Mỹ, Nhật và cả Philippin nữa. Hai là kiện Tầu ra tòa án quốc tế. Nhưng cả hai cơ hội đó, CSVN sẽ không bao giờ dám làm, bởi lẽ còn có những kẻ trong cái gọi là “BCT” vẫn đang ôm chặt chân cái thằng đồng chí đó mà không dám nhả ra, trong đó không loại trừ có “Phùng Mang (trợn mắt) tướng”. Hén nhát và nhục nhã đến thế là cùng!

  6. […] Phân tích bài phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-la […]

  7. […] 2291. Phân tích bài phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-la 02/06/2014 […]

  8. Giang Lê thân mến! Cho tôi xưng hô là bạn nhé! Tại vì đọc bạn, tôi thấy bạn còn rất trẻ về tuổi tác. Nhưng ngược lại- bạn là người rất già dặn trong ngôn từ, ngữ nghĩa không chỉ tiếng Việt mà còn trong cả Anh ngữ. Hơn thế, bạn già dặn cả chính trường nữa. Bài viết của bạn là một công trình khoa học dịch thuật. Cám ơn Giang Lê. Môngđuwjc đọc bạn nhiều nữa.

  9. […] Basam […]

  10. nieman said

    [Chữ “struggling” làm thay đổi ý nghĩa của câu gốc tiếng Việt, chắc các độc giả nước ngoài sẽ gãi đầu gãi tai vì chẳng hiểu tại sao bảo vệ chủ quyền lại phải struggle.]

    Bác phân tích rất chính xác! Riêng về chuyện dịch ngô nghê sang tiếng Anh thì nó có nguyên nhân gốc rễ là trình độ của các cán bộ dịch thuật quá kém cỏi. Mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân là tệ con ông cháu cha, không dám dùng người giỏi bên ngoài. Ví dụ họ cứ chọn ra mấy người con cháu mà do họ đào tạo, tốt nghiệp loại giỏi từ viện nọ viện kia gì đấy, thế là các vị quan chức (không biết tiếng Anh) cứ tưởng thế là giỏi thật. Đâu biết rằng để viết ra được trôi chảy thì phải có thời gian sống và làm việc trong môi trường bản ngữ, sử dụng nó hàng ngày. Mà như thế cũng chưa đủ, phải có năng khiếu và chăm chỉ học hỏi, tích lũy không ngừng nữa. Cho nên văn của họ, nếu là văn dịch (bất kể xuôi hay ngược) đọc lên là biết ngay. Vì kiểu dịch của họ là nặng về tra từ điển. Như ví dụ của bác trên đây: ngôn ngữ tuyên huấn của họ hay dùng chữ “đấu tranh”, mà tra từ điển của họ (chắc cũng chỉ có một cuốn do chính các đỉnh cao trí tuệ của họ soạn!) thì “đấu tranh” là “struggle”. Họ đâu có hiểu cái này cho vào văn tuyên huấn như “class truggle” = “đấu tranh giai cấp” thì được, còn trong văn cảnh của bài diễn văn này thì rất ngô nghê. Vì trong tiếng Anh hiện đại “struggle” hầu như chỉ thể hiện một sự khó khăn, vất vả, trầy trật v.v… khi làm một việc gì đấy. Như trong trường hợp này thì người dùng tiếng Anh chắc chắn sẽ hiểu là Việt Nam đang bảo vệ chủ quyền nhưng đang rất loạng choạng, đang thua đến nơi!

  11. […] 2291. Phân tích bài phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-la […]

  12. Lê Hoàng said

    “Tướng” Thanh qua bài phát biểu này (cho dù phiên bản nào: Anh hay Việt) thì cũng là một thằng mõ không có não của BCT đảng CSVN.
    Nhũn nhặn như con chi chi với Tàu cọng suốt mấy chục năm, nó giết hại không bao nhiêu quân dân của chúng ta qua cuộc chiến 1979, chiếm Hoàng Sa 1974, chiếm Mạc Ga 1988 (đây là cứ điểm chiến lược mà mấy tên trong bộ BCT lùn trí tuệ không thấy, bây giờ có mua tàu ngầm, máy bay thì từ điểm này nó dễ dàng khống chế toàn miền Nam), ủng hộ Campuchia đánh VN..
    Người ngu đến đâu cũng biết dã tâm của Tàu cọng. Lịch sử cả mấy ngàn năm giữ nước đã sờ sờ ra đó (ngoài trừ CSVN chỉ biết lịch sử từ thời 45 đến giờ).
    Chính sách của đảng CSVN mà đứng đầu là Trọng lú hoàn toàn nhất quán: khấu đầu với Tàu cọng, bán nước. Chính sách này bắt đầu sau hội nghị Thành đô 1990. Nguy hiểm nhất là tất cả những ai có suy nghĩ khác với bọn chúng đều bị loại, do vậy bọn chúng thao túng tất cả mọi chủ trương chính sách của đất nước.
    Giờ ai cũng thấy là do đảng (CS) lãnh đạo mà đất nước đến nông nỗi này.

  13. Hoa Cải said

    Bài phát biểu của Phành Quang Thung rất xuất sắc đối với đảng không đội trời chung với dân chủ. Không những làm vừa lòng bành trướng Bắc Kinh, mà còn làm Nhật, Mỹ “việt vị”. Bài này là của toàn thể Bộ chính trị, Phành Quang Thung chỉ là phát thanh viên. Rút kinh nghiệm bài của Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái quá nhiều lời “niềm tin chiến lược”, lại kết hợp với phản đối “ai đó đơn phương dùng vũ lực”, làm cho nước Bạn đẩy nhanh mưu đồ thôn tính hơn, giàn khoan trôi đến biển VN cũng nhanh hơn. Lần này đảng VC dịu giọng để hy vọng quá trình thôn tính VN sẽ phần nào chậm lại, không nhanh hơn mật ước Thành Đô mà đảng đã quy hàng giặc Tàu.
    Tác giả chấm điểm cho bài này là rất không đúng chỗ. Bởi nó là bài diễn văn quy hàng một lần nữa chứ không phải bài dự thi “an ninh khu vực”.

  14. Hòa Tây "đánh" Hán said

    Ông tướng này có cầm quân ra trận chắc chắn phải cử người đi ứng cứu!

  15. NẮNG HẠ said

    [ Ai về nhắn với CHU CÔNG CẪN
    thà mất lòng anh đặng bụng chồng ]
    mã cha nó đang theo trai ,bỏ gia đình tổ quốc tôn giáo .
    còn gì để nói ?một đứa theo trai thì tâm đã loạn ,đã bỏ cha mẹ ông bà tổ tiên mà đi theo si mê ,
    nguyễn phú trọng ?bỏ nước theo trai ,chứ còn giiiiiì nữa .
    theo thì cuốn gói [ đi chết đi ] sao còn nấn ná không sợ dân đuổi khỏi nước sao ?
    đồ lãng lơ ,

  16. ACB said

    Chúng ta mổ xẻ, nhìn vào vấn đề chung, luôn luôn gắn liền với tầm hiểu biết riêng , đầy những giới hạn tri kiến và định kiến cá nhân…, tất nhiên sẽ không ai có thể đưa ra các nhận xét chứa đủ mọi chiều kích và những vấn đề tiềm ẩn bên trong một nước cờ chính trị quan trọng thế này ! Nhưng công khai những phân tích, mổ xẻ của mình, một cách thành tâm dành cho đồng bào mình, sẽ luôn là điều đúng đắn tuyệt vời nhất !

    Với tôi thì biển Đông vẫn là ván cờ lớn của Mỹ-Trung- Nga ! Việt cộng trong ván cờ này , chỉ có một vai trò vô cùng giới hạn, và chúng ta vẫn tưởng chúng có nhiều quyền quyết định lắm !?. Dự họp với ai ở đâu , nói những nội dung gì đều tùy thuộc ở ván cờ lớn kia. Chuyện so đo, xin thêm chút “lời lẽ mạnh bạo ” còn tùy theo sự “ngã giá” giữa Tập cận Bình và BCT Việt cộng. Việt cộng không thể đi nhanh, đi quá, đi sai những bước đi mà Trung cộng cho phép. Lãnh đạo Việt cộng liều mạng đem cái “thiêng liêng” ra nói một cách “chớp nhoáng” bất ngờ như thế , chỉ là một cách trả giá của họ để “hy vọng” giãm bớt sự thúc ép quá bạo, quá rõ ràng từ Trung cộng, làm vai trò tay sai, con đệm của họ “lộ ra” quá rõ , quá sớm trước dân tộc VN và thế giới ( sợ nguy hiểm hoặc sau này khó ” làm ăn” )! Đây là Việt cộng hành xử trong bế tắt nhưng quen thói láu cá vặt, từ vai trò một thằng nô lệ của Tập cận Bình. Chuyện như thế , có đáng mừng hay không thì tùy từng người !

    Con chó bị chủ đánh, kêu ẳng lên rút vào gầm giường run rẩy, nhưng chỉ cần đến giờ ăn, một tiếng gọi nhỏ…là lập tức vẫy đuôi mừng rỡ nhào ra cho chủ xoa đầu ngay ! Hạnh phúc của Việt cộng chỉ đơn giản có bấy nhiêu ấy ! Đã là bản chất nên chửi cho vui chứ thật ra không cần quan tâm lắm . Điều cần quan tâm là khi chủ xuỵt chúng ra cắn bậy liên minh kia, bị họ trả đòn thì dân đen lãnh đủ . Nhưng chắc chắn Tập cận Bình rồi sẽ xua Việt cộng đi cắn người ! Việt cộng cũng biết thế, và dù cho có ráng nói ” không liên kết với nước thứ ba….” ( ngụ ý chặn trước lệnh này từ Trung cộng, chừa lối thoát cho mình ), nhưng đã là chó, không thể không nghe lệnh chủ , trước sau gì Việt cộng cũng phải cắn người ! Thế đó là thế triệt buộc vì , Trung cộng không chế Việt cộng căn cứ vào hai chiến lược trường kỳ tạo ra suốt một thời gian dài (1) Khích lệ chuyện ác, bất công và dối trá để tạo ra sự oán ghét căm thù ngày cành mãnh liệt từ dân tộc Việt Nam đối với Việt cộng ! (2) Ủng hộ, nuôi dưỡng hổ trợ lòng khát khao cháy bỏng trong việc duy trì nền độc tài toàn trị bằng mọi giá trong lòng lãnh đạo Việt cộng.
    Hai điểm yếu ấy khiến Việt cộng dù có phải làm thân chó cho giặc mà được “an toàn” và “thỏa nguyện” thì cũng sẽ làm ! Ngày xưa . Hồ khôn ngoan, Duẫn gian hùng….BCT toàn thiên tài , nhưng rồi cũng phải xua thanh niên Bắc Việt đi cắn “cho Liên Xô, cho Trung quốc” , thế thì nay, tại sao không ? Chuyện dân tộc, đất nước, danh dự ,uy tín …thì con chó nó chẳng quan tâm .

    Dân tộc Việt Nam thì không quan tâm gì bọn xâm lược, chỉ có sống chết với chúng như ngàn đời xưa ! Nhưng cái dư luận phẫn uất khắp nơi trước mọi đau thương. khổ nhục trên đất Việt, , khi được xem xét nguyên nhân đến rốt ráo, đều chỉ dẫn về một thứ khốn kiếp chịu trách nhiệm chung. Tên của nó là Bộ Chính Trị CSVN. Vậy thì BCT là thằng nào ? Thằng nào mà ghê thế, cản không cho Dũng X thay đổi, bắt Trọng phải gọi giặc là Bạn, bóp miệng Sang móm, Hùng hói nín re …viết bài phát biểu bán nước bắng thằng Tướng bù nhìn rơm đọc trước thiên hạ để đuổi bớt đồng minh đi…? Giết dân trong CCRĐ, bắt Hồ giết người ân nhân, xua thanh niên Bắc đi chết cho TQ-Liên xô… ép dân đi tìm XHCN, bắt giữ hành hạ người yêu nước , dâng đất, bán biển,rước Tàu…Vậy BCT, nó là thằng chó đẻ nào mà làm ác ở nước Việt này quá thể như thế ?
    Bắt nó dừng lại mọi điều Ác, điều Sai có được không? Nếu không được thì xóa sạch , giết tận nó đi có được không ? Nếu dân tộc ta cùng nhau hỏi “hồn thiêng sông núi nước Việt”, câu trả lời của tổ tiên ta sẽ là ” Việc gì mà không được? Sao lại không ? ” – Trước tiên, để tự cứu ,vẫn là phải ( trích còm hôm trước) ” Cần gấp một Chính đảng đối lập, tuyên bố chủ trương rõ ràng để dựng ngọn cờ chính nghĩa mà tập hợp đoàn kết lòng dân Việt Nam ! Thậm chí đến phút cuối, nếu cần có lẽ phải đổ cả máu ! Vì khi đã không còn nhiều lựa chọn nữa , thì một cái chết trong tự do sẽ là lựa chọn đúng nhất ! “- Các mặt chế tài, bất tuân, tuyên bố, tuyên ngôn …vv, phải đoàn loạt tiếp tục tiến hành thật mạnh, phải làm mọi cách sáng tạo sao cho. muốn hay không, Việt cộng buộc phải hoảng sợ trước sức mạnh và thực lực của phong trào Dân chủ – Nhân quyền hơn là sợ giặc Tàu, thế thì mới có cơ hội “thoát Trung ” !

    Không còn sự lựa chọn nửa vời cho dân tộc này đâu !!! Nhưng có cùng xác quyết thì mới có quyết tâm, có sức mạnh , còn nếu vẫn nữa tin nữa ngờ làm lòng dân tiếp tục ly tán ra hàng trăm mối , thì cái họa mất nước hẳn sẽ phải đến rất nhanh hơn ! Ai còn hy vọng lối kia, thì cứ tiếp tục tự nhiên , thoải mái thử tìm kiếm và thử hy vọng…chỉ sợ mỗi …thời gian không chờ người ta mà thôi !

    • Cục Đất said

      Ké chút:
      Trước mắt có thể lập ngay Tổng Hội Dân Sự (kiểu như mặt trận) bao gồm các hội đoàn dân lập .
      Nhiệm vụ của Tổng Hội là đấu tranh trực diện,công khai, mạnh mẽ, đông đảo, liên tục và đa phương thức.

  17. Người nói thẳng said

    Tôi cho rằng thằng cha Phùng Quang Thanh này đích thực là một thằng hèn

  18. Hai Lúa said

    Hai Lúa tui tuy dốt tiếng Anh, chỉ biết chút đỉnh để lỡ gặp bọn Tây mũi lõ chém vài câu cho oai. Nhưng thú thực cũng đang ngâm cứu 2 cái version này, nó có nhiều chổ lủng củng tối nghĩa thậm chí khác xa nhau về ý tứ. Cảm ơn bác Giang Lê đã trình bày khúc triết, gẫy gọn cho mọi người hiểu.
    Mà thôi, nhiều lúc mình nói là nói với người có tự trọng, có danh dự và trách nhiệm với cộng đồng chứ còn lũ Vẹm này thì….nói nhiều cũng uổng lời. Dễ hiểu nhất là cái câu cửa miệng của cả một lũ mặt chầy đít thớt khi nói với tình trong nước là “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, còn đi ra ngoài thì “chúng tôi mong muốn các nước công nhận ở Việt Nam có nền kinh tế thị trường”. Nói đâu xa, cách đây vài ngày, khi mấy ông da đen Châu Phi qua nhận chức đại sứ và đưa quốc vụ thư thì “VN hoan nghênh nước A/B/C gì gì đó đã ủng hộ VN vào hội đồng nhân quyền và đã công nhận VN có nền kinh tế thị trường”

    Đúng là ra ngoài thì dấu chiếc đuôi cáo. Một lũ hèn với giặc ác với dân

    • Sát Thát said

      trong nước là “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, còn đi ra ngoài thì “chúng tôi mong muốn các nước công nhận ở Việt Nam có nền kinh tế thị trường”

      Sao lại bẩu là Lúa nhỉ ?

  19. […] Post lại từ anhbasam […]

  20. tuan said

    tôi cho bài phát biểu này phản ánh đúng tâm trạng bọn bán nước

Bình luận về bài viết này