BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1213. Giông tố đang kéo đến Biển Đông

Posted by adminbasam trên 21/08/2012

Wall Street Journal

Giông tố đang kéo đến Biển Đông

Tất cả các nước Đông Á đang chờ đợi xem Mỹ đáp trả lại sự hiếu chiến của Trung Quốc như thế nào

Tác giả: James Webb

Người dịch: Dương Lệ Chi

19-08-2012

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên và Việt Nam gây tốn kém, nhưng Hoa Kỳ đã chứng minh là nước bảo đảm sự ổn định cần thiết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngay cả khi  sức mạnh chuyển dịch từ Nhật Bản sang Liên Xô và gần đây nhất là sang Trung Quốc. Những lợi ích của việc tham gia của chúng ta là một trong những câu chuyện thành công lớn của lịch sử nước Mỹ và lịch sử châu Á, cung cấp cho các nước được gọi là ‘bậc hai’ trong khu vực có cơ hội phát triển về mặt kinh tế và trưởng thành về mặt chính trị.

Khi khu vực này phát triển thịnh vượng hơn, vấn đề [tranh chấp] chủ quyền đã trở nên dữ dội hơn. Trong hai năm qua, Nhật Bản và Trung Quốc đã đụng độ công khai ở quần đảo Senkaku, phía đông Đài Loan và phía tây Okinawa, mà sự quản lý [quần đảo này] được quốc tế công nhận là dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản. Nga và Nam Triều Tiên đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền chống lại Nhật Bản ở vùng biển phía Bắc. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia, tất cả các nước này đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi tiếp diễn các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.

Các tranh chấp như thế không chỉ liên quan đến thể diện lịch sử mà còn là các vấn đề quan trọng như vận chuyển thương mại, quyền đánh bắt cá và các hợp đồng khai thác khoáng sản có khả năng sinh lợi ở các vùng biển bao quanh các quần đảo hàng ngàn dặm. Không nơi nào mà căng thẳng gia tăng rõ ràng hơn là các tranh chấp ngày càng trở nên thù địch ở Biển Đông.

Ngày 21 tháng 6, Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập một khu hành chính mới có tên là Tam Sa, với trụ sở chính đặt tại đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Được Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing), đảo Phú Lâm không có dân bản địa và không có nguồn cung cấp nước tự nhiên, nhưng có một đường băng có khả năng quân sự, bưu điện, ngân hàng, cửa hàng tạp hóa và một bệnh viện.

Quần đảo Hoàng Sa cách Hải Nam hơn 200 dặm về phía đông nam, đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc đại lục, và cách phía đông bờ biển miền trung của Việt Nam một khoảng cách như thế. Việt Nam kiên quyết đòi chủ quyền trên các nhóm đảo, nơi xảy ra một trận chiến hồi năm 1974, khi Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa để xua đuổi những người lính thuộc chế độ cũ của miền Nam, Việt Nam (VNCH – ND).

Các xung đột tiềm tàng bắt nguồn từ việc Trung Quốc thành lập khu hành chính mới này, đã vượt quá xa khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trong sáu tuần qua, Trung Quốc tuyên bố thêm rằng quyền tài phán của Tam Sa không chỉ gồm quần đảo Hoàng Sa, mà là hầu hết toàn bộ Biển Đông, kết nối một loạt các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc bằng một quy định hành chính. Theo Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, cơ quan hành chính mới này “quản lý hơn 200 đảo nhỏ” và “2 triệu km vuông biển”. Để củng cố sự thôn tính này, 45 nhà lập pháp đã được bổ nhiệm để quản lý khoảng 1.000 người dân trên các hòn đảo này, cùng với 15 ủy viên Ban Thường vụ, cộng với một thị trưởng và một phó thị trưởng.

Những hành động chính trị này trùng hợp với sự mở rộng quân sự và kinh tế. Ngày 22 tháng 7, Quân uỷ Trung ương của Trung Quốc đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai một đơn vị binh lính đồn trú để bảo vệ các hòn đảo trong khu vực. Ngày 31 tháng 7, họ đã công bố một chính sách mới về “tuần tra đều đặn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu” ở Biển Đông. Và Trung Quốc hiện đã bắt đầu cung cấp quyền khai thác dầu khí tại các địa điểm được cộng đồng quốc tế công nhận là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vì tất cả các mục đích thực tế này, Trung Quốc đã đơn phương quyết định sáp nhập một khu vực mở rộng về phía đông từ các lục địa Đông Á xa tới tận Philippines, và về phía nam xa gần như tới eo biển Malacca. “Quận” mới của Trung Quốc lớn gần gấp đôi đất đai của tất cả các nước Việt Nam, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Philippines cộng lại. “Các nhà lập pháp” của họ sẽ trực tiếp báo cáo với chính quyền trung ương.

Phản ứng của Mỹ là im lặng. Bộ Ngoại giao chờ tới ngày 3 tháng 8 trước khi bày tỏ mối quan ngại chính thức về việc “nâng cấp hành chính… và thành lập một đơn vị đồn trú quân sự mới” của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp. Tuyên bố trên được diễn đạt một cách cẩn thận trong bối cảnh các chính sách lâu dài là kêu gọi giải quyết các vấn đề chủ quyền theo quy định của luật pháp quốc tế và không có việc sử dụng sức mạnh quân sự.

Mặc dù chỉ nói như vậy, nhưng chính phủ Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ, cảnh báo rằng các viên chức Bộ Ngoại giao đã “lầm lẫn giữa đúng và sai, và gửi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng“. Nhân Dân Nhật Báo, trong một bài đăng tải gần như chính thức [quan điểm của chính phủ Trung Quốc], đã cáo buộc Mỹ “thổi bùng ngọn lửa và là bộ phận kích động, cố tình tạo ra sự đối kháng với Trung Quốc“. Phiên bản ở nước ngoài của báo này nói rằng, đã đến lúc Hoa Kỳ nên “câm miệng“.

Rõ ràng là sự do dự của Mỹ trong nhiều năm qua đã khuyến khích Trung Quốc. Chính sách của Hoa Kỳ đối với các vấn đề chủ quyền ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương là chúng ta không đứng về phía bên nào, các vấn đề đó phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan. Các nước nhỏ hơn và yếu đuối hơn đã nhiều lần kêu gọi sự tham gia lớn hơn của quốc tế.

Trong khi đó, Trung Quốc đã khẳng định rằng tất cả các vấn đề như thế phải được giải quyết song phương, có nghĩa là hoặc sẽ không bao giờ được giải quyết, hoặc chỉ giải quyết theo các điều kiện của Trung Quốc. Do sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, do không thể hiện quan điểm, nên Washington đã mặc nhiên trở thành nước cho phép Trung Quốc thể hiện các hành động hiếu chiến hơn bao giờ hết.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và tất cả các nước Đông Á hiện đã đi đến thời khắc không thể né tránh sự thật. Tranh chấp chủ quyền mà các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình là một chuyện, các hành động hiếu chiến một cách trắng trợn hoàn toàn là một chuyện khác. Những thách thức này sẽ được giải quyết như thế nào để các tác động không chỉ cho Biển Đông, mà còn cho sự ổn định của khu vực Đông Á và tương lai của các mối quan hệ Mỹ – Trung.

Lịch sử dạy chúng ta rằng khi các hành vi đơn phương xâm lược mà không có sự đáp trả, thì những tin tức xấu chẳng bao giờ tốt hơn theo thời gian. Không nơi nào trong cái quy trình này lại rõ ràng hơn là sự chuyển đổi sức mạnh sang Đông Á. Như sử gia Barbara Tuchman ghi nhận trong cuốn tiểu sử của Tướng Joseph Stillwell thuộc Quân đội Hoa Kỳ, đó là lời cầu khẩn của Trung Quốc để được Hoa Kỳ và Liên đoàn các Quốc gia hỗ trợ đã không có ai trả lời sau sự xâm lăng Mãn Châu của Nhật Bản hồi năm 1931, sự thờ ơ đó đã “ấp ủ sự nhân nhượng vô nguyên tắc… đã mở ra thập niên về căn nguyên chiến tranh” ở châu Á và hơn thế nữa.

Trong khi sự tập trung của Mỹ bị phân tâm do chiến dịch tranh cử tổng thống, tất cả các nước Đông Á đang theo dõi Hoa Kỳ sẽ làm gì đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ biết một phép thử khi họ nhìn thấy một hành động. Họ đang chờ đợi để xem liệu Mỹ sẽ chịu được sự khó chịu đó nhưng vẫn giữ vai trò cần thiết như là nước thực sự bảo đảm sự ổn định ở khu vực Đông Á, hay là khu vực này một lần nữa sẽ bị thống trị bởi sự hiếu chiến và đe dọa.

Trung Quốc hiểu mối đe dọa này hồi năm 1931 và đã chịu hậu quả về sự thất bại của cộng đồng quốc tế [giúp Trung Quốc] giải quyết. Câu hỏi được đặt ra là, liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận, và liệu nước Mỹ năm 2012 có đủ ý chí và khả năng để khẳng định rằng phương pháp này là con đường duy nhất đối với sự ổn định hay không.

———

– Mời xem lại: 1164. Thượng nghị sĩ Jim Webb: Trung Quốc có thể “vi phạm luật pháp quốc tế” (Jim Webb/ Ba Sàm).

Ông Jim Webb là Thượng Nghị sĩ Mỹ, thuộc Đảng Dân chủ, bang Virginia. Cha ông là một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ, đã tham gia trong Đệ Nhị Thế chiến. Jim Webb tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, là một trong ba học viện danh giá nhất nước Mỹ. Ông là sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, đã từng tham chiến ở chiến trường Triều Tiên và Việt Nam, sau đó trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới tổng thống Ronald Reagan.

Về đời tư, người vợ hiện tại của ông (và là cuộc hôn nhân lần thứ ba của ông) là cô Hồng Lê, một luật sư Mỹ gốc Việt. Cô Hồng Lê nhỏ hơn ông 22 tuổi, sinh ở Vũng Tàu, cô đã cùng gia đình rời khỏi Việt Nam sau sự kiện 30-04-1975. Hai người có chung một đứa con là Georgia LeAnh, sinh năm 2006. Ngoài ra, Jim Webb còn là cha nuôi của cô con gái Emily, là con riêng của cô Hồng Lê từ cuộc hôn nhân trước. Jim Webb nói thông thạo tiếng Việt.

Nguồn: Wall Street Journal

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

14 bình luận to “1213. Giông tố đang kéo đến Biển Đông”

  1. Ngoa Long said

    Trung Quốc sắp đánh Việt Nam, kịch bản 1979 tái hiện?

    Năm 1979, trước khi đánh Việt Nam, Trung Quốc đã phong toả dần dần tại biên giới, cắt đứt các hoạt động và giao dịch khác gữa hai nước. Đăng Tiểu Bình lúc đó cũng đi khắp các nước xung quanh lẫn Mỹ để thăm dò và làm công tác “tư tưởng” với các nước trước khi tấn công Việt Nam.
    Hiện nay, với tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng leo thang, kịch bản này lại tái hiện khi Trung Quốc gần đây liên lục tập trận, bố trí tên lửa và tăng cường lực lượng xung quanh vùng biên giới Việt Nam. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc mới đây đi công du khắp các nước Đông Nam Á, mà không đến VN và Phillipin. Trong khi đó, Việt Nam đang mâu thẫu và tranh đấu nội bộ ngày càng quyết liệt, tàu ngầm Kilo thì 1 chiếc sẽ về nước cuối năm nay. Vì vậy chắc chắn Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam trước cuối năm nay, theo kịch bản năm 1979, vì đây là thời cơ tốt nhất do nhiều nguyên nhân sau:
    – Nội bộ VN đang xáo trộn và kinh tế đang suy sụp mạnh sẽ nên không chú ý hoặc thiếu tập trung và kém khả năng để bảo vệ đất nước.
    – Tàu ngầm Việt nam chưa về kịp, nếu có về kịp thì cũng chưa sử dụng quen và sẽ không là mối đe dọa cho tàu chiến hay tàu ngầm Trung Quốc
    – Việt nam đang trong giai đoạn đóng nhiều tàu chiến để tăng cường hải quân, nên đánh Việt Nam trước khi các tàu chiến này hoàn thành sẽ tạo nên lợi thế cho Trung Quốc vì số lượng tàu chiến của Việt Nam hiện quá ít ỏi. Số tên lửa Việt nam sở hữu vẫn còn ít, vẫn đang trong quá trình hợp tác với Nga để chế tạo.
    – 18 máy bay Su30KN Việt Nam mới ký hợp đồng mua của Nga sẽ không thể về nước trước cuối năm nay được vì đang trong quá trình nâng cấp, vì vậy sẽ hạn chế được mối đe dọa với Trung Quốc vì VN hiện chỉ có 23 chiếc máy bay chiến đấu hiện đại Su 30MKV, còn lại là Mig21, Su22 đều đã lỗi thời, trong khi TQ có vô số máy bay hiện đại.
    – Một số lãnh đạo diều hâu của Trung Quốc muốn được dân chúng ủng hộ trong cuộc đua giành quyền lực trong kỳ đại hôi Đảng sắp đến gần, nên đánh VN để “bảo về chủ quyền biển đảo” sẽ là con bài chính trị hữu hiệu nhất.
    – Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc mới công du các nước Đông Nam Á, mà không đến VN và Philipin, để tạo quan hệ “hữu hảo” và xoa dịu các nước này nên họ sẽ ở thế bị động nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, và cả Philipin.
    – Trung Quốc đang cắt dần các hoạt động giao thương với VN, ví dụ như tại cửa khấu Móng Cái những ngày gần đây, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giao dịch kinh tế nếu chiến tranh xảy ra.
    – Nhân cơ hội này trung Quốc sẽ chiếm hết các đảo ở Trường Sa, là nguồn dự trữ dầu dồi dào, có thể giải tỏa cơn khát năng lượng của Trung Quốc, bên cạnh việc làm chủ một vùng tài nguyên thủy hải sản dồi dào trong vùng biển Đông Nam Á rộng lớn.
    – Và nhiều lý do khác.
    Nếu lãnh đạo và người dân Việt Nam còn mù mờ chưa nhận ra được ý đồ thâm hiểm của Trung Quốc, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bị tấn công bất ngờ như năm 1979. Lúc đó không ai có thể ngờ là Trung Quốc dám tấn công Việt Nam và VN khi đó không có một sự chuẩn bị nào hết, dẫn đến thiệt hại nặng nề vùng biên giới phía Bắc. Tình hình đang khẩn cấp lắm rồi.

    Ngoa Long

  2. […] kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông (VOA). Nói về bài:  Giông tố đang kéo đến Biển Đông (WSJ/ Ba Sàm). – Trung Quốc tìm kiếm hòa hoãn với Mỹ? […]

  3. […] James Webb, Wall Street Journal Dương Lệ Chi, trích từ Basamnews […]

  4. Thằng Mõ Úc Châu said

    Đảng và cái gọi là nhà cầm quyền csVN phải có thái độ dứt khoát trong quan hệ ngoại giao với các nước lớn !!! Không thể vừa muốn được Hoa Kỳ giúp đỡ, ủng hộ … trong việc tranh chấp tại biển Đông, một mặt vẫn ÔM HÔN, KHEN NGỢi, BIẾT ƠN … anh hàng xóm to đùng nhưng xấu bụng một cách trơ trẽn, kệch cỡm … như đã và đang làm từ trước tới nay chứng tỏ một sự giả dối, hèn hạ đến thô bỉ không thể chấp nhận được ở thời đại này !!!

  5. Mr.gia said

    Đúng thế. Hoa kì sao không do dự khi VN Vẩn coi Trung cộng là bạn vàng chiên lược , vẫn độc trị tăm tối ,cái bất hạnh của dân là ở chổ đó .mong sao biển đông dạy sóng nhấn chìm cả lũ ngoại xâm và nội xâm

  6. […] 1213. Giông tố đang kéo đến Biển Đông […]

  7. bahaidao2 said

    […] ở châu Á (NYT/ TCPT). – Bài viết của “chàng rể VN”, Thượng Nghị sĩ Jim Webb: Giông tố đang kéo đến Biển Đông (WSJ/ Ba Sàm). – Trung Quốc xem Mỹ ra sao: Đại Ngàn – Cần hỏi vì sao? (Dân […]

  8. […] ở châu Á (NYT/ TCPT).- Bài viết của “chàng rể VN”, Thượng Nghị sĩ Jim Webb: Giông tố đang kéo đến Biển Đông (WSJ/ Ba Sàm). – Trung Quốc xem Mỹ ra sao: How China Sees America (Foreign Policy).- Nhà […]

  9. anhhungqt said

    Theo đòi hỏi của nhân dân Mỹ thì chính quyền Hoa Kỳ chỉ trở thành đồng minh chiến lược với Việt nam khi nào nhân dân Việt nam có nhân quyền và đất nước Việt nam thực sự có dân chủ tự do và đa nguyên đa đảng. Hoa Kỳ làm sao giúp được Việt nam khi đảng cộng sản VN còn độc tôn nắm quyền lực cai trị và là đảng cộng sản “anh em ” với Trung cộng và phải chấp nhận “16 chữ vàng+4 tốt” làm cái vòng kim cô trên đầu của đảng và nhà nước cộng sản VN.

  10. […] Tác giả: James Webb -Người dịch: Dương Lệ Chi Wall Street Journal 19-08-2012 Basamnews Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù chiến tranh bùng nổ ở Triều […]

  11. Nguyễn Hữu Quý said

    James Webb đã có bài viết hay, qua bài này, ta thấy, chắc chắn người Mỹ không dễ gì để Biển Đông rơi vào tay Trung cộng.
    Đoạn ông nhắc đến sai lầm của Mỹ sau đây, xem như là một bài học để người Mỹ không thể để sai lầm diễn ra một lần nữa:

    “… đó là lời cầu khẩn của Trung Quốc để được Hoa Kỳ và Liên đoàn các Quốc gia hỗ trợ đã không có ai trả lời sau sự xâm lăng Mãn Châu của Nhật Bản hồi năm 1931, sự thờ ơ đó đã “ấp ủ sự nhân nhượng vô nguyên tắc … đã mở ra thập niên về nguồn gốc chiến tranh” ở châu Á và hơn thế nữa”.

    Trong tình hình này, nếu lãnh đạo VN mà có tiếng gọi yêu cầu Mỹ can thiệp, như Trung cộng đã từng yêu cầu Mỹ ở đoạn trích dẫn trên, thì rõ ràng, sẽ là một lý do chính đáng để người Mỹ trở lại.
    Liệu lãnh đạo VN có nắm được cơ hội lịch sử này?

    Ông James Webb cũng lưu tâm đến việc bầu cử ở Mỹ, có thể là cơ hội để Trung cộng làm tới ở Biển Đông, đây cũng xem như là một cảnh báo đến Trung cộng, rằng: người Mỹ đã cảnh giác rồi đấy!

    Tóm lại đây là bài hay, có cái nhìn khách quan và có lợi cho VN, cảm ơn chàng rể VN!

  12. nắng hạ said

    Trung cộng đã có chủ tâm dùng quân sự để mở mang bờ cỏi và đứng lên thành nước số một cũa thế giới ,người Mỹ có nhường ngôi vị nầy cho Tàu không ?
    -không bao giờ .
    người Tàu muốn mở chiến tranh ,cuộc chiến về đâu ,những cam kết không có giá trị gì cả ,chỉ thắng và thua trong trận này ,tôi cảm nhận được rằng người Mỷ đã dương đông kích tây trong trận nầy ,họ bỏ hoàng sa ,họ bỏ biển đông ,mở chiến tranh ở kuwait ,irag ,v.v… làm như sa lầy ở đó ,bộ trưởng quốc phòng thời đó lại truyên bố chỉ chịu đựng được một mặt trận ,không thể chịu một lúc hai mặt trận ,nhưng khi trung cộng chiếm gò cỏ rong ,tổng thống Mỹ tuyên bố ngân sách có sao cũng không ảnh hưởng đến biển đông ,người Tàu hoãng hốt ,nhưng tiến thoái lưởng nan ,bây giờ họ quậy ở vùng đão NHẬT Bản ,cứ tưởng đông nam á dể nuốt ,nhưng bây giờ thấy ra không thể nuốt nổi vì phi cơ hay tàu thủy cũng phải đi quá xa không thể thắng khi Mỹ họ chận lại ,làm sao qua khỏi cam ranh và PHI LUẬT TÂN . lọt vào trường sa ,coi như bị vây bốn mặt ,singaoore là ngọc bích thành ,ĐẠI HÀN VÀ NHẬT là kim thành tráng ,PHI phía đông .VIỆT NAM phía tây biển đông TRUNG CỘNG chạy đi đâu ?với ẤN ĐỘ ,NHẬT ,ĐẠI HÀN ,ASEAN ,ÚC ,MỸ .họ đang thử sức với NHẬT ,nước NHẬT có nhiều vấn đề phải chỉnh đốn lại trong hàng ngủ cũa liên minh ,vấn đề thương maị xuyên thái bình dương họ vì quyền lợi nên còn dùng dằng ,Indonesia cũng vậy ,nên cuộc chiến chắc khó trốn thoát ,không biết sao người Tàu rơi vào một tình thế không sao hiểu được ,họ tham quá ,không thấy và bất chấp hậu họan ,hay là vận trời đã xoay ,tôi tin là vận trời xoay sinh ra những người lãnh đạo không đũ tầm vóc cũa thời thế ,khi đãng cộng sãn đã không còn trên thực tế ,chỉ còn lại những ngang ngược lộng hành ,chỉ còn lại tư bản hoang sơ thời bán buôn nô lệ ,trước mắt con người hôm nay ,là một phía tư bản đã có kỷ cương và quyền lợi cũa người dân ,và một phía là nô lệ .nên phía nô lệ phải tan ,cuộc chiến có nổ ra người dân cũng không ũng hộ phía nô lệ .họ sẻ đứng lên dành độc lập ,TRUNG CỘNG chưa đánh đã thua ,lúc này hơn lúc nào hết tất cả bốn bên phải giúp người dân TRUNG CỘNG đứng lên dành ,tự do -dân chũ -nhân quyền và quyền độc lập cũa mỗi sắc dân bị đô hộ ,bị xâm lăng ,chiếm đóng .giải quyết được nước TÀU thế gới mới yên ,đãng cộng sản VIỆT NAM không xoay cũng không sao đứng vững nhất định bị dân nổi lên và lật đổ .nếu xoay còn được tha thứ còn ngoan cố nhất định bị chém bị tru di tam tộc ,những thằng đeo băng đỏ ,những thằng công an côn -đồ phải chết .vì những gì chúng mày gây ra có bằng chứng ,

  13. […] « 1212. Gặp gỡ các lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc 1213. Giông tố đang kéo đến Biển Đông […]

Bình luận về bài viết này