BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

774. VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Posted by adminbasam trên 29/02/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VẤN Đ BIN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 27/2/2012

TTXVN (Bắc Kinh 23/2)

Mạng Tân Hoa dưới sự chủ quản của Tân Hoa xã lưu hành bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội, hiện là nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu vn đ quc tế của Tân Hoa xã, về những vấn đề liên quan đến tình hình tranh chp ở Bin Đông hiện đang được các giới quan tâm rộng rãi như: tranh chấp đã phát sinh thế nào, chính sách, chủ trương của Trung Quc và trin vọng quan hệ Trung Quốc-ASEAN cũng như quan hệ Trung Quốc-Việt Nam liên quan tình hình Bin Đông tới đây ra sao. Dưới đây là nội dung bài viết:

I –Tranh chấp Nam Hải và “vấn đề Nam Hải”

Theo định nghĩa của Cục thủy văn quốc tế, Nam Hải (Biển Đông) là vùng biển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, biên giới phía Nam ở vị trí 3 độ vĩ tuyến Nam, giữa Nam Xumatra và Kalimantan, phía Bắc và Đông Bắc đến Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Đài Loan và Eo biển Đài Loan, biên giới phía Đông đến quần đảo Philíppin, phía Tây Nam đến” Việt Nam và bán đảo Mã Lai, thông qua Eo biển Bashi, biển Sulu và Eo biển Malắcca nối liền với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hầu như cả Nam Hải bị vây quanh bởi đại lục, bán đảo và các đảo, diện tích hơn 3,5 triệu km2, bằng khoảng ba lần tổng diện tích của Bột Hải, Hoàng Hai và Đông Hải (Biên Hoa Đông). Xung quanh Nam Hải có 9 quốc gia, gồm Trung Quốc (cả Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xinhgapo, Inđônêxia, Brunây và Philíppin.

Trong vùng biển nói trên có hai vịnh là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung giữa Trung Quốc và Việt Nam, không liên quan đến nước khác. Năm 2000 Chính phủ-hai nước Trung-Việt đã ký Hiệp định phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ. Các nước xung quanh Vịnh Thái Lan có Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Malaixia. Việc giải quyết vấn đề quyền lợi về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Thái Lan đã có rất nhiều tiến triển, giữa Việt Nam và Campuchia, giữa Malaixia và Thái Lan, giữa Malaixia và Việt Nam đã ký các hiệp định song phương nhưng giữa Campuchia và Thái Lan còn chưa ký được hiệp định, vấn đề Nam Hải như mọi người thường nói không bao gồm Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.

Tranh chấp Nam Hải tập trung ở vùng biển quần đảo Nam Sa (quốc tế thường gọi là Spratly, Việt Nam gọi là Trường Sa), liên quan đến Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) và 5 nước (Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia và Brunây), dân gian thường gọi là “6 nước 7 bên”. Sáu nước Đông Nam Á khác gồm Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma và Timo Leste không trực tiếp liên quan đến tranh chấp Nam Hải.

Nói một cách khái quát, tranh chấp Nam Hải chủ yếu liên quan đến hai phương diện: Một là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở các đảo, hai là phân định vùng đặc quyền kinh tế. Đây là tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển phức tạp nhất trên thế giới, không chỉ liên quan đến nhiều nước ven bờ Nam Hải, mà còn ở vào khu vực đường biển quốc tế quan trọng, liên quan đến lợi ích chiến lược của rất nhiều nước Đông Á và thế giới Tranh chấp lợi ích lớn phức tạp đan xen lẫn nhau đã làm cho khó khăn trong giải quyết Vấn đề tranh chấp Nam Hải tăng lên.

Ngoài vùng biển quần đảo Nam Sa, giữa Trung Quốc và Việt Nam vấn còn bất đồng và tranh chấp trong vấn đe phân định biên giới ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Giữa Trung Quốc và Philíppin cũng tồn tại tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển ở khu vực Trung Bộ Nam Sa.

Một số năm gần đây, “vấn đề Nam Hải” đã trở thành một từ nóng không những được đề cập đến trong báo chí các nước trên thế giới mà còn được đề cập trên các diễn đàn ngoại giao đa phương của khu vực và quốc tế hiện nay. Vậy cuối cùng, “vấn đề Nam Hải” là gì? Dường như cách gọi này đa trở thành một từ đồng nghĩa với tranh chấp chủ quyền các đảo và tranh chấp lợi ích biển giữa Trung Quốc với các nước Việt Nam Philíppin Malaixia… Đó thực sự là một cách hiểu nhầm. Trên thực tế, vùng biển rộng hơn 3,5 triệu km nói trên liên quan đến nhiều nước ven biển, vị trí địa lý của vùng biển này nằm trên đường giao thông vận tải biển quan trọng của quốc tế, hơn nữa liên quan đến lợi ích chiến lược và lợi ích kinh tế quan trọng của các nước lớn trên thế giới. Những vấn đề thuộc khu vực Nam Hải thì rất nhiều, đa dạng và gồm nhiều phương diện.

Sẽ là phiến diện và thiếu chuẩn xác nếu gọi chung chung tranh chấp giữa các nước xung quanh về chủ quyền và lợi ích biển là “vấn đề Nam Hải”. Trung Quốc phản đối “quốc tế hóa vấn đề Nam Hải” là phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền các bãi, đảo và lợi ích biển ở Nam Hải vì quốc tế hóa không những không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề mà sẽ càng làm cho tranh cãi gay gắt hơn, khiến thế lực bên ngoài xen vào tranh chấp sẽ mở rộng hơn và phức tạp hơn, gây tổn hại đến lợi ích to lớn của mỗi nước liên quan và lợi ích chung của cả khu vực. Nói cho chuẩn xác thì khu vực Nam Hải đứng trước hai vấn đề lớn về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

Trong lĩnh vực an ninh truyền thống, Chiến tranh thế giới thứ Hai và nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, trong đó bao gồm cuộc Chiến tranh Việt Nam xảy ra từ mấy chục năm nay, đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan nhiều đến Nam Hải, và cũng đều liên quan nhiều đến cục diện chiến lược quân sự, kinh tế của các nước lớn hiện nay và trong tương lai. Trong khu vực Nam Hải hiện nay không hề có sự đe dọa trực tiếp hay hiện thực trong lĩnh vực an ninh truyền thống đối với Trung Quốc, nhiều nhất chỉ có thể nói là có thể có mối đe dọa tiềm tàng.

Trên trường quốc tế có người lợi dụng một số va chạm, tranh chấp ở Nam Hải, rắp tâm hướng mâu thuẫn vào Trung Quốc, tô vẽ, thổi phồng “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Cách nói vu vơ thiếu căn cứ như trên đã không đánh lừa được ai. Quốc sách và chiến lược của Trung Quốc là không xưng bá, trước sau cùng với các nước láng giềng thi hành chính sách láng giềng thân thiện, cùng có lợi, cùng thắng và cùng phát triển. Bản thân Trung Quốc không mưu cầu bá quyền, cũng không tranh bá với nước khác, hay tìm kiếm một hình thức “bá quyền chung” nào đó với nước khác. Lịch sử và hiện thực chứng minh rằng Trung Quốc không phải là “mối đe dọa” an ninh truyền thống với các nước xung quanh, mà là cơ hội hợp tác cùng có lợi.

Trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, Nam Hải và khu vực xung quanh vừa tồn tại lợi ích chung, cũng vừa đứng trước thách thức chung của các nước. “Các nước” ở đây không những bao gồm các nước ven biển, mà bao gồm cả các nước khác ngoài khu vực. Có thể nói, hầu như tất cả mọi vấn đề trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống của thế giới, ở mức độ nào đó cũng đều liên quan tới Nam Hải.

Vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống của khu vực quả thực là vấn đề mang tính chất quốc tế. Vấn đề phức tạp như vậy đương nhiên đòi hỏi các nước trong khu vực và tất cả các nước có lợi ích liên quan trên thế giới cùng bàn bạc đối phó giải quyết căn cứ theo các vấn đề và tình huống cụ thể, trên cơ sở của phương châm tăng cường lòng tin, mở rộng điểm đồng và lợi ích chung, thu hẹp và giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn, bất đồng. Những lợi ích chung mà các nước trong khu vực Nam Hải và cộng đồng quốc tế quan tâm đòi hỏi các nước khu vực và cộng đồng quốc tế hợp tác cùng bảo vệ, giữ gìn.

II- Nguồn gốc và bối cảnh quốc tế của tranh chấp Nam Hải

Nguồn gốc tranh chấp chủ quyền các đảo ở Nam Hải có thể truy ngược lại thời gian giữa các thể chế của triều đình Mãn Thanh và Trung Hoa dân quốc. Trong thời gian đó Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu có xích mích ngoại giao về quyền quản lý một số đảo ở Nam Hải với nhà cầm quyền Pháp. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, ba nước Mỹ, Anh, Trung Quốc đã ra các văn kiện mang tính pháp lý quốc tế như “Tuyên ngôn Cairô” và “Thông cáo chung Pốtxđam”, tuyên bố tước đoạt những phần lãnh thổ do Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản xâm chiếm. Trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao chưa từng có. Năm 1946 Chính phủ Quốc Dân đảng lúc đó đã đưa tàu chiến tuần tra các đảo ở Nam Hải, đồng thời tiếp quản đảo Thái Bình là đảo lớn nhất trong quần đáo Nam Sa. Năm 1947, Vụ Phương vực thuộc Bộ Nội chính của Chính phủ Quốc Dân đảng đã vẽ một “đường đứt đoạn” hình chữ u trên “Bản đồ các đảo Nam Sa”, đồng thời đã công khai phát hành tấm bản đồ này.

Tranh chấp chủ quyền các đảo ở Nam Hải lần đầu tiên xuất hiện tại Hội nghị hòa bình kết thúc chiến tranh với Nhật Bản tại San Francisco năm 1951 gồm 51 nước tham gia. Mỹ và Anh tẩy chay các phái đoàn của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa vừa mới thành lập không lâu và Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới tham gia hội nghị, quay lưng lại với bản dự thảo “Hòa ước với Nhật Bản” do Liên Xô và Trung Quốc khởi thảo.

Hòa ước với Nhật Bản được Hội nghị hòa bình kết thúc chiến tranh ở San Francisco thông qua đã bóp méo, xuyên tạc tinh thần của các văn kiện pháp lý quốc tế như “Tuyên ngôn Cairô” tháng 11 năm 1943 và “Thông cáo chung Pốtxđam” tháng 7 năm 1945, đề xuất “Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi quyền lợi và đòi hỏi đối với dãy đảo Đài Loan, Bành Hồ, các quần đảo Nam Sa và Tây Sa” nhưng không có chữ nào nói đến vấn đề quy thuộc chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ nói trên.

Trong “Tuyên bố về dự thảo Hòa ước của Mỹ-Anh với Nhật Bản và về Hội nghị San Francisco” do Ngoại trưởng Chu Ân Lai thay mặt Chính phủ nước Trung Quốc mới trình bày ngày 15 tháng 8 năm 1951 chỉ rõ, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và Đông Sa “từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, trong thời gian Đế quốc Nhật phát động chiến tranh xâm lược tuy một thời bị thất thủ nhưng sau khi Nhật Bán đầu hàng đã được Chính phủ Trung Quốc lúc đó tiếp nhận”. Chủ quyền của nước CHND Trung Hoa đối với quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa, “dù dự thảo hòa ước đối với Nhật Bản do Mỹ-Anh soạn thảo có quy định hay không quy định, hoặc quy định như thế nào, cũng đều không bị ảnh hưởng”.

Cần phải chỉ rõ ràng quyền và lợi ích mà Chính phủ Trung Quốc chủ trương và bảo vệ ở Nam Hải là quyền-lợi ích trong phạm vi “đường đứt đoạn”. Những cách nói như “Nam Hải là nội hải của Trung Quốc”, “Nam Hải thuộc về Trung Quốc” v.v. trên thực tế là cách nói rất sai trái, hết sức tai hại. Rơi vào vòng nhầm lẫn này sẽ dẫn đến hiểu lầm và phán đoán nhầm rất nhiều vấn đề, dẫn đến rất nhiều rắc rối và phiền phức.

Cần phải nhìn lại lịch sử về đoạn đánh dấu này, đọc kỹ bản tuyên bố đầu tiên của Chính phủ nước Trung Quốc mới về chủ quyền hai quần đáo ớ Nam Hải mới có thể hiếu rõ được lý do thực sự và bối cảnh chiến lược quốc tế liên quan đến tranh chấp Nam Hải. Hội nghị hòa bình San Francisco đã gieo mầm họa về “hai nước Trung Quốc” và tranh chấp Nam Hải, đồng thời cũng khơi mào cho việc “quốc tế hóa” tranh chấp các đảo ở Nam Hải sau này. Lịch sử chứng minh rằng kẻ gây ra mầm họa thực sự cho tranh chấp Nam Hải là các nước lớn phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp. Xét từ góc độ lịch sử thì thời gian, bối cảnh và tính chất nảy sinh vấn đề Đài Loan và tranh chấp chủ quyền các bãi, đảo ở Nam Hải là dường như giống nhau. Có thể nói, vấn đề này chính là di sản từ giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Lạnh.

“Chiến tranh Lạnh” đã kết thúc hơn 20 năm. Thời đại ngày nay đòi hỏi các nước và cộng đồng quốc tế từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh và đối đầu liên minh, thông qua hợp tác đa phương để giữ gìn an ninh chung, hiệp lực ngăn chặn xung đột và chiến tranh. Chiến tranh và đối đầu sẽ chỉ dẫn đến vòng tuần hoàn ác tính lấy bạo lực thay thế bạo lực, đối thoại và đàm phán là con đường hữu hiệu và đáng tin cậy duy nhất để giải quyết tranh chấp. Phải lấy hợp tác để mưu cầu hòa bình, đảm bảo an ninh, thúc đấy hài hòa, phản đối tùy tiện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa nhau bằng vũ lực. Đó là quan điểm an ninh mà Chính phủ Trung Quốc chủ trương và thực hiện, cũng là nguyên tắc cơ bản để xử lý tranh chấp Nam Hải.

III – Hàng hải và vị trí chiến lưc của đường giao thông trên biển Nam Hải

Vị trí chiến lược của Eo biển Malắcca thế nào mọi người đều đã biết. Tuyến đường giao thông trên biển ở Nam Hải là phần kéo dài trọng yếu của đường vận tải Eo biển Malắcca, trong đó vị trí chiến lược của tuyến đường vận tải này cũng quan trọng như vậy. Nam Hải và Eo biên Malắcca là một thể gắn liền, không thể tách rời nhau. Tất cả các loại tàu thuyền đi qua Eo biên Malắcca, bao gồm tàu thương mại và tàu quân sự hầu như đều phải đi qua Nam Hải. Vì thế, từ góc nhìn địa chiến lược có tên gọi là “đường giao thông Nam Hải – Eo biến Malắcca” dường như sẽ đúng hơn. Eo biến Malắcca và đường vận tải quốc tế ở Nam Hải có thể ví như “yết hầu – thực quản”.

Tuyến đường giao thông Nam Hải – Eo biển Malắcca là tuyến xung yểu chiến lược tiện lợi nhất từ Tây Thái Bình Dương đi vào Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong các tuyến vận tải biển quan trọng nhộn nhịp nhất thế giới, nối liền giữa Đông Nam Á với Nam Á, giữa châu Đại Dương, Trung Đông, châu Phi và châu Âu.

về địa lý, đường giao thông quốc tế trên biển ở Nam Hải có vị trí chiến lược quan trọng. Chiến lược toàn cầu cửa Mỹ là phải kiểm soát 16 vị trí yết hầu trên biển. Mục tiêu chiến lược và lợi ích to lớn của nước Mỹ là gây ảnh hưởng và kiểm soát các tuyến vận tải trên biển nói trên, đảm bảo ưu thế của Mỹ trong các cuộc cạnh tranh quốc tế và xung đột quốc tế tiềm tàng. Với tư cách là mắt xích trung tâm nối liền hai khu vực chiến lược quan trọng là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Eo biến Malắcca được Mỹ xác định là một trong 16 yết hầu trên biển như vậy.

Nam Hải – Eo biển Malắcca là hướng đi tất yếu để các nước Đông Á đi đến Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Trong bối cảnh thời đại kinh tế toàn cầu hóa và kinh tế các nước Đông Á phát triển mạnh như Trung Quốc, vị trí của tuyến đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malắcca trong vận tải đường biển toàn cầu lại càng nổi bật hơn. Dù là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước ASEAN, hoặc là Ôxtrâylia, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, thậm chí là châu Âu, nước Mỹ đi nữa thì tuyến đường vận tải biển quốc tế này có thể được gọi là “tuyến đường sinh mệnh huyết mạch”.

Nói tóm lại, tuyển đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malắcca có giá trị chiến lược lớn về kinh tế và quân sự đối với cả Trung Quốc, các nước trong khu vực và nước lớn trên thế giới. Cùng với địa vị kinh tế của Trung Quốc và châu Á trong nền kinh tế toàn cầu không ngừng được nâng lên, mức độ liên quan lẫn nhau giữa Tây Thái Bình Dương – Nam Hải – Eo biển Malắcca, Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Xét từ tình hình hiện thực thì tầm quan trọng của Eo biển Malắcca đã vượt qua Kênh đào Xuyê, vai trò quan trọng của tuyến vận tải biến Nam Hải đã vượt qua Vùng Vịnh Pécxích. Trước khi khai thông tuyến vận tải biển ơ Bắc Cực, địa vị chiến lược về kinh tế và quân sự của tuyến đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malacca trong tương lai sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm đi.

Chính vì thế, tình hình Nam Hải hòa bình ổn định, giao thông quốc tế tự do và vận tải biển an toàn khiến cho các nước trong khu vực và các nước lớn trên thế giới hết sức quan tâm. Chính sách Nam Hải và hành động của nước lớn ngoài khu vực đương nhiên cũng khiến các nước khu vực vô cùng quan tâm.

Tự do hàng hải ở Nam Hải vốn đã là một trong những chính sách liên quan tới Nam Hải mà Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố từ lâu. Chính phủ Trung Quốc căn cứ theo luật quốc tế trước sau nỗ lực nhằm đảm bao tự do và an ninh hàng hải ở Nam Hải. Trên diễn đàn quốc tế, có một số người ngang nhiên nhào nặn đề tài về “tự do hàng hải, an ninh hàng hải”, như vậy là có dụng ý xấu. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á mới đây, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói: “Kinh tế Đông Á và Đông Nam Á phát triển đã cho thấy tự do và an ninh hàng hải ở Nam Hải không vì tranh chấp Nam Hải mà có bất cứ ảnh hưởng nào. Tự do hàng hải mà các nước được hưởng ở Nam Hải theo luật quốc tế đã được đảm bảo triệt để. Nam Hải là đường vận tải biển quan trọng của Trung Quốc, của các nước khác trong khu vực và các nước trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã có những đóng góp tích cực để bảo vệ an ninh hàng hải ở Nam Hải”.

Đảm bảo tự do hàng hải vừa là lợi ích to lớn của Trung Quốc, cũng vừa là lợi ích to lớn của các nước trong khu vực, nước lớn thế giới và của cộng đồng quốc tế. Nhận thức rõ điểm này không những có thể điều chỉnh lại những hiểu lầm, phán đoán nhầm của các nước hữu quan, loại bỏ cái gọi là “mối lo lắng” trên thế giới, mà còn có thể trở thành sân chơi quan trọng để Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải, thậm chí là cộng đồng quốc tế bắt tay hợp tác, bảo vệ lợi ích chung, có thể loại bỏ lý do để một số nước ngoài khu vực gây nên chuyện, phá tan mưu đồ của một số thế lực chính trị muốn lấy đó để gieo rắc, ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ASEAN.

IV – Biến biển tranh chấp thành biển hp tác hòa bình, hữu nghị

Hòa bình và phát triển là hai chủ đề lớn của thời đại ngày nay. Hòa bình, phát triển, hợp tác là xu thế không thể ngăn cản trên thế giới. Hiện nay thế giới đa cực hóa, kinh tế toàn cầu hóa đang phát triển theo chiều sâu, cộng đồng quốc tế đang đứng trước ngày càng nhiều vấn đề lịch sử mới. Cùng vận dụng tốt cơ hội phát triển, cùng đối phó với các loại rủi ro đã trơ thành nguyện vọng của nhân dân các nước.

Dân tộc Trung Hoa yêu chuộng hòa bình. Nhân dân Trung Quốc trải qua giai đoạn đau buồn do chiến loạn và bần cùng từ sau thời kỳ cận đại đã cam nhận được sâu sắc giá trị quý báu của hòa bình và mong muốn cháy bòng phát triển. Nhân dân Trung Quốc tin tưởng sâu sắc rằng chỉ có hòa bình mới thực hiện được ước nguyện an cư lạc nghiệp của nhân dân, chỉ có phát triên mới thực hiện được mục tiêu người dân được ăn no mặc ấm. Tạo môi trường quốc tế hòa bình ổn định để phát triển đất nước, đó là nhiệm vụ trung tâm trong công tác đối ngoại của Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc tích cực đóng góp xứng đáng cho hòa bình và phát triển của thế giới, tuyệt đối không bành trướng chiên lược, không bao giờ tranh bá, không xưng bá, Trung Quốc trước sau vẫn là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình, ổn định thế giới và khu vực.

Bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng nhau phát triển, đó là tôn chỉ trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trung Quốc đề xướng và ra sức cùng với các nước trên thế giới đẩy mạnh xây dựng thế giới hài hòa trong môi trường hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh. Đó vừa là mục tiêu lâu dài, cũng vừa là nhiệm vụ thực tế.

Trung Quốc đề xướng quan điểm an ninh mới tin cậy lẫn nhau, hợp tác, bình đắng, cùng có lợi, tìm kiếm biện pháp thực hiện an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác Trung Quốc kiên trì sử dụng phương thức hòa bình chứ không phải chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế, cùng bảo vệ thế giới hòa bình ổn định; Chủ trương thông qua hiệp thương đối thoại để tăng cường lòng tin, giảm thiểu bất đồng, loại bỏ tranh chấp, tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực lẫn nhau.

Trung Quốc tích cực mở rộng hợp tác láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh, cùng đẩy mạnh xây dựng châu Á hài hòa. Trung Quốc chủ trương các nước trong khu vực tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tìm kiếm điểm đồng gác lại bất đồng, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để giải quyết .các mâu thuẫn và các vấn đề, bao gồm tranh chấp lãnh thổ và lợi ích biển, cùng bảo vệ khu vực hòa bình ổn định. Trung Quốc phát triển phồn vinh và thịnh trị lâu bền là cơ hội chứ không phải là mối đe dọa đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung Quốc luôn tuân thủ “tinh thần châu Á” về tự lực tự cường, mở hướng tiến thủ, cởi mở, bao dung, đồng tâm hiệp lực, mãi là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của các nước châu Á khác.

Có thể nói một cách mạnh dạn thẳng thắn rằng giữa Trung Quốc và nước láng giềng, xung quanh vẫn có tồn tại vấn đề do lịch sử để lại về phân định biên giới, chủ quyền các đảo và lợi ích biển, vấn đề biên giới của Trung Quốc với tuyệt đại đa số các nước láng giềng trên bộ đã được giải quyết. Tranh chấp trên biển vẫn còn đợi thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để tìm ra biện pháp giải quyết mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển không chỉ tồn tại giữa Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải, mà cả giữa các quốc gia liên quan khác, vấn đề phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ liên quan đến hai nước Trung Quốc – Việt Nam đã được giải quyết ổn thỏa, vấn đề phân định biên giới ở Vịnh Thái Lan liên quan đến bốn nước là Malaixia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đã được giải quyết về cơ bản nhưng chưa hoàn toàn. Ở phần phía Nam Nam Hải thậm chí là Eo biển Malắcca, giữa các nước hữu quan đều tồn tại nhiều tranh chấp nhưng chưa được giải quyết hoàn toàn mỹ mãn.

Trên thế giới ngày nay tồn tại rất nhiều tranh chấp chủ quyền các đảo và tranh chấp quyền lợi biển, theo con số thống kê tổng cộng có đến hàng trăm vụ. Ngoài Nam Hải, loại tranh chấp này cũng tương đối rõ ở khu vực Đông Bắc Á. Giữa Nhật Bản và Nga, giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đều có tranh chấp như vậy. Giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên cũng có.

Lập trường và chủ trương cơ bản của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải là nhất quán, rõ ràng, luôn cố gắng giữ gìn hòa bình ổn định, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị, giải quyết thỏa đáng tranh chấp và vướng mắc.

Mọi người hy vọng các bên đều xuất phát từ đại cục bảo vệ hòa bình ổn định khu vực, làm nhiều việc hơn để tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác, cố gắng làm cho Nam Hải trở thành biển của hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

V – Làm sâu sắc hơn lòng tin chính trị, phát triển hp tác toàn diện

Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị, lam sâu sắc hơn lòng tin chính trị, giải quyết ổn thỏa bất đồng và mâu thuẫn từ tầm cao chiến lược và toàn cục, ra sức phát triển hợp tác toàn diện với các nước xung quanh, mưu cầu cùng thắng lợi, cùng có lợi và cùng phồn vinh.

Giữa Trung Quốc với các nước ASEAN núi liền núi, sông liền sông, Trung Quốc trước sau luôn coi các nước ASEAN là anh em tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt có thể tin cậy được, thành tâm thành ý phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị. Trung Quốc và các nước ASEAN nối vòng tay đồng hành, trải qua khó khăn, cùng chung hoạn nạn, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau, đã lần lượt vượt qua từng thách thức, thu được nhiều thành quả huy hoàng. Trong 20 năm qua, quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã có được bước phát triển toàn diện chưa từng có. Năm 1991 Trung Quốc đã cùng với ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại, thể hiện hai bên đi theo xu hướng thời đại, tìm kiếm tầm nhìn xa chiến lược và dũng khí hợp tác khu vực, đã mở đầu tiến trình lịch sử về quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, có ý nghĩa như một dấu mốc.

Trung Quốc là nước lớn ngoài khu vực đầu tiên tham gia “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn vinh với ASEAN. Trung Quốc kiên trì ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong hợp tác Đông Á, ủng hộ “Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân”.

Trung Quốc và ASEAN đã cùng thành lập Khu thương mại tự do lớn nhất giữa các nước đang phát triển.

Trung Quốc và ASEAN nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, không ngừng tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau. Các nước ASEAN thi hành chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc thống nhất hòa bình, quan tâm đến những mối lo ngại của Trung Quốc trong những vấn đề lớn có tính nguyên tắc liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc tôn trọng con đường phát triển và quan niệm giá trị mà các nước ASEAN lựa chọn một cách tự chủ, ủng hộ ASEAN xử lý tranh chấp theo phương thức của mình, phản đối thế lực bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của ASEAN.

Trong hợp tác, Trung Quốc và ASEAN đề xướng cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau cùng có lợi, thúc đẩy cùng phát triển. Năm 2011 kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – ASEAN đã vượt 350 tỉ USD, gấp hơn 40 lần so với năm 1991. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Trung Quốc đã thành tâm viện trợ và giúp đỡ các nước thành viên ASEAN phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh. Các nước thành viên ASEAN cũng tích cực ủng hộ Trung Quốc. Hai bên đã trao đổi kinh nghiệm, lấy mạnh bổ trợ yếu trong phương diện lãnh đạo và quản lý đất nước.

Đứng trước khó khăn Trung Quốc và ASEAN cùng chung vai sát cánh, nỗ lực biến thách thức thành cơ hội. Hai bên đã cùng kiểm soát cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á, thúc đẩy thành lập cơ chế hợp tác ASEAN-Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc; Cùng đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hiếm gặp, thành lập Khu thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN đúng kỳ hạn một cách toàn diện; Trong đối phó với các vụ thiên tai, dịch bệnh lớn, hai bên giúp đỡ lẫn nhau, tìm kiếm thành lập cơ chế cảnh báo, phòng ngừa, kiểm soát và cứu trợ một cách hữu hiệu.

Trung Quốc và ASEAN cố gắng chung sống hòa bình, láng giềng hữu nghị, tích cực xây dựng môi trường khu vực an ninh, hài hòa; Thông qua đối thoại và hiệp thương giải quyết tranh chấp và xử lý vấn đề do lịch sử để lại; Ra sức xây dựng khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân; Coi trọng tình hữu nghị truyền thống, truyền bá ý tưởng hữu nghị từ đời này sang đời khác.

Quan hệ Trung Quốc – ASEAN là thực tế nhất, rộng rãi nhất và có nhiều thành quả nhất. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đều là nước đang phát triển, luôn xác định phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh là nhiệm vụ bức thiết nhất và quan trọng nhất, đặt khả năng có đem lại lợi ích thực chất cho nhân dân bản quốc và khu vực bản địa được hay không lên vị trí hàng đầu. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gần gũi nhau về địa lý văn hóa, lịch sử, liên hệ và giao lưu mật thiết trên các phương diện, có điều kiện thuận lợi trời phú để mở rộng hợp trong rất nhiều lĩnh vực.

Ngày nay Trung Quốc và ASEAN là đối tác chiến lược ra sức cố gắng cho hòa bình và phồn vinh, mở rộng giao lưu hợp tác rộng rãi trong các lĩnh vực và ở mức độ cao chưa từng có từ trước đến nay, trở thành cộng đồng có vận mệnh chung, vui buồn vinh nhục có nhau, cùng có được thành tựu huy hoàng, có những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp cao cả là đem lại hạnh phúc nhiều hơn cho nhân dân khu vực, thúc đẩy hòa bình và phát triển, tạo ra ảnh hưởng tích cực sâu xa cho sự tiến bộ ở châu Á và cả thế giới.

VI – Giải quyết ổn thỏa bất đồng, thúc đy cùng nhau phát triển

Tìm kiếm điểm đồng lớn, gác lại bất đồng nhỏ, xử lý ổn thỏa bất đồng lớn, hợp tác loại bỏ tranh chấp, là một chủ trương quan trọng của Trung Quốc. Lợi ích chung giữa Trung Quốc và ASEAN lớn hơn bất đồng rất nhiều. Phương hướng và mục tiêu đúng đắn cần phải là: Không ngừng làm to thêm chiếc bánh gạtô về lợi ích chung, để cho bất đồng ngày càng thu hẹp.

Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, Tổng công trình sư cải cách mở cửa của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói: “ ‘Một quốc gia, hai chế độ’ và biện pháp cùng khai thác giải quyết tranh chấp, đều là phương thức vì hòa bình chứ không dùng chiến tranh, đều gọi là chung sống hòa bình”. “Hiện nay rất nhiều bản đồ trên thế giới đều có thể chứng minh quân đảo Nam Sa là thuộc về Trung Quốc. Chúng ta thiên về vấn đề này, gác lại tranh chấp trước, không giải quyết vội. Làm như vậy là không để cho vấn đề này gây trở ngại cho quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với nước hữu quan phát triển tốt đẹp. Sau một số năm chúng ta ngồi lại, bình tĩnh thảo luận, thương lượng một phương thức mà các bên đều chấp nhận được. Liệu có thể xem xét áp dụng biện pháp cùng phát triển đối với những tranh chấp hữu quan? Mục tiêu của chúng ta là cùng phát triển, chúng ta có đầy đủ điều kiện để trở thành bạn thật tốt”. “Trong vấn đề về quần đảo Nam Sa, hoàn toàn không phải không tìm được một biện pháp giải quyết thiết thực khả thi, nhưng vấn đề này cuối cùng là một vấn đề phiền phức, cần thông qua hiệp thương để tìm ra được biện pháp có lợi cho hòa bình và hợp tác hữu nghị”.

Dưới sự chỉ dẫn của phương châm nói trên, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đã trải qua đủ mọi khảo nghiệm khó khăn trắc trở. Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đã đem lại hạnh-phúc cho nhân dân ở cả hai phía.

Tháng 11 năm 2011, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Trung Quốc lần thứ 14, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Trung Quốc không bao giờ mưu cầu bá quyền, phản đối bất cứ hành vi bá quyền nào, sẽ luôn thi hành chính sách ngoại giao ‘thân thiện với láng; giềng, làm bạn với láng giềng’, tuân thủ nghiêm khắc ‘Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á’. Tranh chấp tồn tại ở Nam Hải giữa các nước hữu quan trong khu vực là vấn đề tích tụ từ nhiều năm nay, cần phải do nước có chủ quyền liên quan trực tiếp giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán. Thế lực bên ngoài không nên mượn bất cứ lý do nào để can thiệp. Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký bản ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’, xác định sẽ đẩy mạnh hợp tác thiết thực, cố gắng để cuối cùng đạt được ‘Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’. Đó là ý nguyện chung của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Phía Trung Quốc nguyện sẵn sàng cùng với các nước ASEAN tích cực thúc đẩy toàn diện việc thực hiện ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’, tăng cường hợp tác thực chất, đi vào thảo luận việc hoạch định “Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’”.

Ôn Gia Bảo còn tuyên bố, để mở rộng hợp tác thực tế trên biển, Trung Quốc sẽ thành lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc – ASEAN với số tiền 3 tỉ nhân dân tệ, bắt đầu từ các lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển, thông tin liên lạc, an ninh và cứu hộ hàng hải, chống tội phạm xuyên quốc gia, từng bước mở rộng hớp tác sang các lĩnh vực khác, tạo nên cục diện hợp tác trên biển đa tầng nấc, toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc đề nghị hai bên thành lập cơ chế tương ứng đề nghiên cứu về vấn đề này và soạn thảo quy hoạch hợp tác cụ thể.

Trung Quốc – Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, nhưng lại là hai bên tranh chấp chủ yếu ở Nam Hải. Tháng 10 năm 2011 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức Trung Quốc, hội đàm và hội kiến với Tổng Bí thư Đáng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai bên đã ký một loạt văn kiện hợp tác quan trọng và ra “Thông cáo chung”.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh: Quan hệ hai đảng, hai nước Trung – Việt phát triển lành mạnh ổn định, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa thuận lợi ở hai nước, cũng quan trọng đối với hòa bình và phát triển ở châu Á và cả thế giới. Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn xuất phát từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài đế nhìn nhận quan hệ Trung – Việt, nguyện cùng với Việt Nam bảo vệ tốt và phát triển tổt quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt theo Phương châm 16 chữ và Tinh thần 4 tốt.

Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh: Đảng và Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, đặt quan hệ Việt- Trung ở vị trí ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam kiên trì theo Phương châm 16 chữ và Tinh thần 4 tốt làm cho các chuyển thăm cấp cao lẫn nhau mật thiết hơn, tăng cường lòng tin chính trị, đưa hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, làm phong phú thêm hình thức giao lưu nhân văn, tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nâng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung lên một tầm cao mới.

Từ khi bình thường hóa quan hệ 20 năm qua, hai nước đã lần lượt giải quyết thành công hai vấn đề khó khăn do lịch sử đê lại là phân định biên giới trên bộ và phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ theo tinh thần dễ trước khó sau, thông cảm nhân nhượng lẫn nhau. Đặc biệt là việc phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ đã mở ra hướng đi mới cho Trung Quốc giải quyết những vấn đề tương tự trên biển với các nước xung quanh.

Những năm gần đây, bởi những nguyên nhân phức tạp, cũng do thế lực bên ngoài xen vào và do thế lực thù địch gây chia rẽ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển ở Nam Hải bị khuấy nóng lên. Một trong những thủ đoạn triển khai “ngoại giao thông minh’” của một số thế lực bên ngoài là trắng trợn tô vẽ cái gọi là “tình hình căng thẳng ở Nam Hai”

Hợp tác hữu nghị là mạch chính trong quan hệ-Trung – Việt, không nên để bất đồng và tranh chấp ảnh hưởng đến đại cục phát triển quan hệ. Làm thế nào để xứ lý và giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, đó quả thực là vấn đề được nhân dân hai nước hết sức quan tâm. Điều đáng phấn khởi là trong hội đàm cấp cao Trung – Việt, nhà lành đạo hai bên đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và chân thành, và đã đạt được nhận thức chung. Một trong 6 văn kiện mà hai bên ký kết là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Nhà lãnh đạo hai nước đánh giá tích cực bản thỏa thuận này, cho rằng thỏa thuận có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng để xử lý và giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển.

Căn cứ những điểm nhận thức chung đạt được thì trên cơ sở thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Trung – Việt năm 1993, hai bên đã đạt được 6 nguyên tăc cơ bản phải tuân thủ để giải quyết vấn đề trên biển, đặt cơ sở cho việc giải quyết thỏa đáng vấn đề này.

Điều 4 trong Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Trung — Việt quy đinh: “Trong tiến trình tìm kiếm biện pháp cơ bản và lâu dài giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau bình đẳng, cùng thắng lợi và cùng có lợi, theo nguyên tắc được đề cập trong điều 2 của Thỏa thuận này sẽ tích cực thảo luận, tìm kiếm biện pháp giải quyết mang tính chất quá độ, tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, trong đó bao gồm tích cực nghiên cứu và thương lượng, đàm phán vấn đề khai thác chung”. Điều 5 quy định: “Giải quyết vấn đề trên biển dựa theo tinh thần tiệm tiến tuần tự, dễ trước khó sau. Thúc đẩy đàm phán phân định biên giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ một cách chắc chắn, đồng thời tích cực thương lượng đàm phán vấn đề khai thác chung ở vùng biển nói trên. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, bao gồm bảo vệ môi trường biển nghiên cứu khoa học biển, cứu hộ trên biển, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nỗ lực tăng cường lòng tin lẫn nhau, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề khó khăn hơn”.

Một loạt nhận thức chung đạt được giữa nhà lãnh đạo hai đảng hai nước phù hợp với lòng dân ở hai nước, thuận theo xu hướng của thời đại, đã chỉ rõ phương hướng đúng đắn để mở rộng tương lai quan hệ Trung – Việt tốt đẹp hơn.

Giữa Trung Quốc và Việt Nam cùng các nước ASEAN khác tồn tại vấn đề trong đó có tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển, khi giải quyết đòi hỏi phải có sự nhẫn nại, thời gian và trí tuệ Trước khi giải quyết vấn đề bằng mọi cách không làm cho vấn đề phức tạp thêm, không để mâu thuẫn leo thang, ảnh hưởng đến cục diện lớn của hợp tác song phương. Cho dù thế hệ chúng ta hiện nay chưa giải quyết được về căn bán thì thê hệ con cháu sau này cũng nhất định có trí tuệ và khả năng để tìm ra biện pháp giải quyết thỏa đáng. Ý nguyện Nam Hải trở thành biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác sẽ có ngày trở thành hiện thực. Quan hệ hợp tac hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ tiến cùng thời đại, không ngừng được nâng lên trình độ mới cao hơn./.

29 bình luận to “774. VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG”

  1. thang tau lau cuoi cung cung giong duc quoc xa ma thoi.
    moi giau chua bao nhieu ma lam phach ruoc cuoc chang nhung bi nguoi ta ghet ma con bi chuoi nua.
    ngay tan chua den thi ngang nguoc nhung de xem no giau dc bao lau.


  2. ĐỨC QUỐC XÃ Thế chiến Hai và nagy TRUNG QUỐC XÃ tại châu Á : nguy cơ Thế kỷ 21
    ============================


    Đề đốc Trịnh Hòa thay Kha Luân Bố

    Hải tặc viễn chinh – khách giang hồ

    «Dân tộc Trung làm nên vĩ đại

    Hào quang Hoa Sử lâu đời cơ

    Vạn Lý Trường Thành mây lộng gió

    Đường Minh Hoàng gầy dựng cơ đồ»

    Càng giàu có quân trang̣ càng mạnh

    Bành trướng chiến tranh khó tránh cơ !

    Chấn thương Lịch sử còn in dấu

    Liệt cường sỉ nhục dễ quên đâu !

    Trả thù tiểu nhân muôn triệu kế

    Khủng long làm mưa gió không lâu

    Cơn khát tài nguyên vòi bạch tuộc

    Láng giềng Việt gần – tận Phi châu

    Nanh vuốt hiểm thâm kế tầm thực

    Quần đảo cọc biên giới chận đầu

    Nhìn xuyên tâm can giới chóp bu

    Di thể Đại Hán hiện lù lù

    Thời gian chỉ vấn đề thời điểm

    Mộng bành trướng ngay trong thụy du

    Thế vận ca huyền thoại truyền thống

    Tự cho nạn nhân quanh toàn thù

    Tường lửa Vạn Lý Thành cô lập

    Thông tin một chiều bao ý thu !

    Sai lầm chiến lược Mỹ – Tây Âu

    Chuyển giao công nghệ đầu tư khâu

    Dốc ruột moi gan vì lợi nhuận

    Thảm họa cận cảnh thế nhân sầu !

    Phương Tây nước láng giềng chuẩn bị

    Bom đạn Trung Quốc xã Á châu

    Nước lớn ngày đêm tăng quân đội

    Máu tham vọng bá chủ ngóc đầu .. ..

    Nguyễn Hữu Viện

  3. Thang Choi said

    Có người Việt Nam chân chính nào tin được bất kỳ 01 chữ nào trong bài viết trên không. Đọc bài này mà không điên lên được thì mới là khó. Bọn Tàu nói như vậy, nhưng không lâu sau chúng lai bắt tàu cá Việt Nam đang đánh cá ngay trên đị phận của vùng biển nước mình. Đau lòng, nhưng đau lòng vì bọn Tàu là nhỏ, Đau lòng hơn nhiều là vì những kẻ đang tự coi mình là tinh hoa của dân tộc VN , là người tổ chức mọi thành công của cách mạng VN (Đảng CS VN)) đã rất coi thường một nước Việt Nam anh hùng, đã từng cho bọn Tàu biết bao nhiêu bài học. Rồi mai đây người ta cho bọn này vào VN để buôn bán, khai thác tài nguyên ngày cang nhiều, chuyện VN sẽ thành ngôi sao thứ 6 trên lá cờ TQ là chuyện dễ hiểu. Người Việt Nam chúng ta có để chuyện này xảy ra không? Tôi tin là KHÔNG. Tôi không muốn khóc, nhưng khi viết mấy dòng này thì tôi không thể không khóc.
    Help me, help my VietNam.

  4. Thêm một bài viết xa sự thật và sai trái tới mức không thèm đọc thêm, rặt luận điệu lừa phỉnh, xuyên tạc và ngầm kiêu theo thói kẻ mạnh, kẻ cướp. Con chó Laika có ra ngoại tầng không gian về vẫn là chó. Tâm địa của con chó không dễ gì thuyết phục được con mèo, nhưng chỉ nghe mùi hổ đã rúm ró. Thôi, tha cho nó tội sủa nhăng vậy.

  5. cuongquoc233 said

    thằng nào viết bài này giống như nó là người tàu chứ không phải người việt nam

  6. Huỳnh Tấn Mãn said

    Đọc bài của tác giả làm tôi rất thích thú vì tác giả đã trình bày thật khéo léo và lịch sự mọi sự việc. Cũng nhờ sự chân thành chia sẻ của tác giả nên tôi mới biết là chính quyền Trung Hoa đang lâm thế khốn cùng ngày hôm nay. Để tác giả biết vì sao tôi viết như thế thì tôi xin dẫn chứng như sau:

    Dân tộc Trung Hoa có những bản tính đặc thù đó là sự tự ái cao, không thích học hỏi người ngoài chủng tộc, không chia sẻ kinh nghiệm mình cho người ngoài chủng tộc, không chấp nhận cuộc hôn nhân với người ngoài chủng tộc, luôn trọng Nam khinh Nữ, luôn nghĩ rằng Trung Hoa là ánh Thái Dương của vũ trụ và là nước sẽ dẫn dắt thế giới đi lên. Từ những bản tính đặc thù trên nên chính quyền Trung Hoa luôn xem những dân tộc khác như hạng mang di mọi rợ và rồi luôn luôn xâm lấn biên cương đoạt lảnh thổ lảnh hải họ và rồi bắt họ làm chư hầu nước mình.

    Nhìn lại lịch sử xa xưa thì Trung Hoa đã không biết bao lần gây chiến tranh với những nước xung quanh mình. Trong số những nước đó thì có nước Việt Nam. Việt Nam đã bị nước của tác giả đô hộ gần 1.000 năm.
    Nhìn lại llịch sử cận đại thì Trung Hoa đã xâm lăng và chiếm đốngTibet cho đến ngày nay. Cạnh đó thì cũng đã gây chiến tranh với nước Ấn Độ, nước Việt Nam v.v. Từ những cuộc xâm lăng và chiếm đóng trên thuộc địa và hải đảo Việt Nam do chính quyền của tác giả tiến hành thì chính quyền của tác giả đòi Việt Nam phải giao lại cho nước Trung Hoa. Và từ đó thì nhà nước Hà Nội mới nhượng đất, nhượng biển và nhượng đảo cho nước của tác giả vì sức yếu thế cô.

    Điều nầy nói lên rằng chính quyền của tác giả đã và luôn luôn tham vọng cho nên những tiền nhân của tác giả đã dựng đứng mọi việc và đưa vào nền giáo dục để những thế hệ sau biết đến và dành lại bằng mọi cách. Tác giả hãy nhìn lại “Đường Lưởi Bò” được vẽ do chính quyền của tác giả hiện nay. Và nó đã được đem vào học đường rồi trong khi đó thì những nước trong khối Á Châu nói riêng và thế giới nói chung không chấp nhận. Điều nầy là một hành động kinh tởm, vô nhân và vô trách nhiệm đối với người dân Trung Hoa nói riêng và nhân loại nói chung.

    Theo tôi thì tác giả thiếu thông tin nên đã viết “Hiện nay rất nhiều bản đồ trên thế giới đều có thể chứng minh quân đảo Nam Sa là thuộc về Trung Quốc”. Nếu như tác giả theo dõi báo chí thì tác giả đã thấy là những Khoa Học Gia trên thế giới đã xin lổi Việt Nam và đã xóa những bản đồ kia từ lâu rồi.

    Những suy tư và hành động trên của chính quyền Trung Hoa từ xưa cho đến nay đã quá rõ ràng cho thế giới. Và do đó thế giới trong thời gian ngắn qua đã giới hạn một phần và kế tiếp là sẽ cô lập chính quyền của tác giả dù rằng họ không muốn. Cũng vì thế mà chính quyền Trung Hoa đã nhờ tác giả viết bài nầy hầu bày giải sự việc với sự mong muốn là thoát cảnh cô lập hoá của thế giới trong ngày rất gần đây.

    Đáng tiếc là những lảnh đạo Trung Hoa quá chủ quan khi nghĩ rằng bài viết của tác giả sẽ đạc hiệu năng. Với ý nghĩ thô thiển của tôi thì nếu như chính quyền Trung Hoa muốn lấy lại niềm tin trên thế giới thì hãy trả lại những phần lảnh thổ, những vùng lảnh hải và hải đảo lại cho Việt Nam ngay. Đây là một việc rất dễ dàng thực hiện và nó sẽ một bằng chứng cụ thể nói lên nguyện vọng an ninh, hoà bình và phát triển vì Á Châu và toàn thế giới. Và nếu như chính quyền của tác giả không thực hiện được điều trên thì có nghĩa là chính quyền của tác giả đã không thành thật cùng thế giới.

    Riêng về việc bang giao hứa hẹn của nhà nước Hà Nội với chính quyền của tác giả là việc của đảng CSVN chứ không phải là của người dân Việt Nam, vì người dân Việt Nam đã không bình bầu và chọn đảng CSVN làm lảnh đạo đất nước. Tuy nhiên đảng CSVN cũng đã biết việc nầy và từ đó thì họ cũng không để chính quyền của tác giả cưởng bức thêm.

    Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dân tộc chúng tôi thì dân tộc chúng tôi đã luôn luôn quyết chiến và quyết tử với quân đội bách chiến bách thắng của tiền nhân tác giả. Và nhờ đó thì Việt Nam vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Và cái tinh thần quật cường đó vẫn truyền và vẫn sống mãi trong tâm khảm mọi người dân Việt Nam dù họ đang sống bất cứ nơi đâu.
    Nói rõ hơn là dù đảng CSVN có thoả thuận với chính quyền của tác giả thì toàn dân Việt chúng tôi cũng sẽ không để yên cho các người thao túng và chiếm cứ Việt Nam. Và rồi toàn dân Việt chúng tôi cũng sẽ toàn thắng như trong lịch sử mà thôi. Để chứng minh điều tôi viết thì xin mời tác giả hãy vào Yahoo.com hay Google. và đánh vào đó: biểu tình chống trung quốc hay biểu tình phản đồi trung quốc thì tác giả sẽ thấy và biết tất cả.

    Về tác giả thì tôi rất thông cảm vì tác giả là người Trung Hoa. Tác giả phải có tiền để sinh sống và lo cho gia đình và từ đó thì tác giả phải viết dù biết là không đúng là nghịch lý. Nếu như tác giả không viết thì cũng sẽ có người khác viết thôi.
    Điều sau cùng tôi xin chân thành chia sẻ cùng tác giả là tôi rất quý mến những người dân Trung Hoa nhất là nông dân, vì tôi có rất nhiều bạn Trung Hoa từ khi còn bé và cho đến hiện nay. Mong rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp tác giả thêm phần hiểu biết và xin chúc an lành.

  7. Chán đời said

    A sàm ơ a viết như vậy tôi hết sức buồn .a không nhớ 1979 sao.tình đồng chí tốt đó.có faỉ thương cho roi cho vọt đúng o a

  8. Kim said

    Đọc bài này trong khi bọn chúng nó vẫn ngang nhiên đàn áp ngư dân của ta mà tôi thấy lòng đau quá. Tôi đề nghị ABS phát động quỹ “Vì ngư dân Hoàng Sa” hay có tên tương tự để những đồng bào của ta vững tâm bám biển, để đề cao những tấm gương anh hùng như sói biển Mai Phụng Lưu. Hơn ai hết, chính các anh là những người trực tiếp xé toạc bộ mặt giả dối của bọn cướp biển Bắc Kinh.

  9. Thế Hùng said

    Dòng 15 từ dưới lên của mục 1: lịch sử và thưc tế đã chứng minh rằng Trung quốc không phải la mối đe doạ an ninh truyền thống với cac nước chung quanh mà là cơ hội hợp tác cùng có lợi??????? Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử,Đ. tin được mấy thằng khựa này.

  10. Nhắm nhai không xong rồi mới xuống nước đó thôi ! Rành quá mà.

  11. nguoimientrung said

    Mot khi con chua nhac den den Quan Dao Hoang Sa THUOC CHU QUYEN CUA vIET nAM BI TRUNG QUOC XAM CHIEM TRAI PHEP NAM 1974. Thi toan bo bai viet nay vo gia tri.

    • Thuy tran said

      Hoàn toàn đồng ý với bạn. Họ nói hợp tác giử an ninh và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới nhưng bản thân không tuân thủ luật
      quốc tế về lãnh hãi và vùng biển đặc quyền kinh tế, mới đây lại bắn vào tàu và phá hoại ngư cụ của những người ngư dân hiền hòa
      đang cần cù đánh cá trên vùng biển quê mình.
      Điều đơn giãn nhưng Trung quốc không làm được; đó là rút quân ra khõi những nơi họ đã hèn hạ cướp được bằng vủ lực: Hoàng sa, Gạt
      ma…để có thể bắt đầu đàm phán hiệu quả cùng Viet nam và các nước. Họ không thực tâm!!!!
      Điều đơn giãn Viet nam chắc chắn làm được ; đó là làm những gì ông cha mình đã có truyền thống: .buộc họ phải tôn trọng quốc tế và đặc
      trưng Việt. Mình có thừa quyết tâm.

  12. COCC said

    chuyện Chính phủ Việt Nam không gởi người tới dự lễ trao giải Nobel Hòa Bình năm nay – được trao cho ông Lưu Hiểu Ba người Trung Quốc – thực sự khiến thần trí của Lẩm Cẩm Lão Gia tôi vốn đã lẩm cẩm lại càng thêm hồ đồ. Chỉ có thể hiểu bằng hai cách.
    Một là, Dân tộc Việt Nam ta – thông qua Chính phủ – chỉ yêu Hòa Bình bằng cái miệng. Nghĩa là “nói vậy mà không phải vậy”. Hay nói một cách khác là các Dân tộc khác trên thế giới sẽ bảo rằng:
    – “Hãy đừng nghe những gì anh (Việt Nam) ấy nói…… Bởi lẽ, anh (Việt Nam) ấy nói một nơi nhưng hay thích làm một nẻo”!
    Hai là, Chính phủ Việt Nam đương thời bị nằm giữa thế kẹt của “anh Ba hay anh Bốn” nào đó. Cách hiểu thứ hai này quá phi lý, mơ hồ. Bởi vì, Việt Nam là một quốc gia Độc lập. Như vậy, đâu có thể nào “anh Ba hay anh Bốn” nào đó nắm thóp để bắt buộc Chính phủ Việt Nam đương thời phải làm theo hay nghe theo?
    Nhớ những khi Quốc hội Mỹ lên tiếng về vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam thì người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam “phản pháo” tới bến vì đây là “chuyện nội bộ”! Chả nhẽ quyết định gởi đại diện đi tham dự lễ trao giải Nobel Hòa Bình năm nay không phải là “chuyện nội bộ”? Mỹ là “đế quốc” mà chúng ta còn “phản pháo” tới bến thì lẽ nào chúng ta lại im lặng trước những kẻ vô danh tiểu tốt? Vậy thì, kẻ “anh Ba hay anh Bốn” này cũng thuộc hạng bá quyền phát xít nên chúng ta mới bị “kẹt”!
    Dù là hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì vẫn là đáng buồn hơn đáng vui vì người yêu “Hòa Bình” lại tránh, lại ngại “Hòa Bình”! Như vậy há chẳng phải là “Hòa Bình và những điều nghịch lý” hay sao?

  13. F 361 said

    Hỡi các blogger, còm sĩ!

    Về bản chất độc ác, tham tàn vô độ của chủ nghĩa bành trướng Đại Háng thì mọi người đều đã quá rỏ, trừ một bộ phận ĐCSVN có quyền lợi gắn chặt với Tàu cộng.

    Nên bây giờ không phải lúc chúng ta chưởi bới, mạt sát Tàu cộng nửa ,mà chúng ta một mặt ủng hộ bất kỳ việc làm nào của chính quyến VN nhằm nâng cao nội lực chống bá quyền Tàu cộng, mặt khác chúng ta phải nói to cho mọi người hay là cuộc chiến trên biển Đông cũng như trên biên giới phía Bắc là định mệnhkhông thể tránh khỏi, dù thời điểm xảy ra có thể là ngày mai, hay 20 năm nửa… Không được mơ hồ về cuộc chiến đấu cho sự tồn vong của đất nước và dân tộc. Đừng để cho ai ru ngủ húng ta bằng những từ ngữ “đại cục”, ‘hòa bình”, “hữu nghị”, “xu thế hòa hoản”… hay tệ hơn nửa là những than van ” chiến tranh lại tàn phá”, “công sức 20 năm xây dựng hòa bình”, “lại máu chảy, nhà tan”….

    Vậy toàn dân VN hãy chuẩn bị, không tiếc sức lực, máu xương, tài vật để bước vào cuộc chiến đấu. Chỉ có qua cuộc chiến tranh này, thế hệ VN thế kỷ thú 21 mới không hổ thẹn với tổ tiên Lạc Việt, với truyền thống dựng nước và giử nước 4000 năm của cha ông. Và cũng từ đó chúng mới có thể bình thản nói “Việt Nam làm bạn với tất cả” mà không phải dè chứng ngó mặt ai hết!

    F 361

    • pham quốc hân said

      Hoàn toàn đồng ý với f361.TQ chắc chắn sẽ xâm lăng VN ,chúng ta nhất định sẽ chống lại.Cuộc chiến này nhất định phải đánh.Toàn thể người VN trong và ngoài nước nên sẵn sàng.Nếu nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục nhu nhược và hèn hạ trước kẻ thù,họ sẽ bị nhân dân loại bỏ

  14. Thích Huệ Khang / Virginia-USA said

    Đây là một Chân Lý Vĩnh Hằng : Vĩnh viễn khó mà có được Một Nền Hòa Bình Thật Sự giữa 2 Quốc Gia , nếu TQ không Hoàn Trả lại TẤT CẢ NHỮNG GÌ đã Chiếm Cứ BẤT HỢP PHÁP từ bấy lâu nay của VN .
    Đại Diện Tối Cao của chúng tôi là Toàn Quân – Toàn dân VN chứ không phải là ĐCSVN . Vì Giang San Gấm Vóc này là của AI ?
    Và Sự Lựa Chọn Cuối Cùng của ĐCSVN sẽ là Toàn Quân – Toàn Dân VN của chúng tôi , họ không hèn hạ và ngu xuẩn như ĐCSTQ vẫn thường lầm tưởng đâu . Họ rất yêu chuộng Hòa Bình , họ không bao giờ muốn nhìn thấy bất cứ một Điều Đau Lòng nào xảy ra giữa 2
    Quốc Gia . Nhưng Sự Hiếu Hòa và Kiên Nhẫn nào cũng CÓ GIỚI HẠN cả . Chả có Âm Mưu hay Cạm Bẫy nào của ĐCSTQ có thể TRÓI BUỘC họ được mãi mãi đâu .
    Toàn Quân – Toàn Dân VN trong cũng như ngoài Nước và Thế Giới Tự Do sẽ BẢO VỆ họ trước bất kỳ một Thủ Đoạn đê tiện nào của ĐCSTQ .

  15. duydinh said

    Đúng là giọng lưỡi,bản chất của Tàu khựa.

  16. Người mù said

    Đừng quên bọn bây đã cưỡng chiếm Hoàng Sa nhé?!

    Bài nầy…xàm ,sạo vô cùng.

    Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

    Chúng bây là quân ăn cướp !

    Bây giờ, do hoàn cảnh chính trị, lịch sử nên tạm thời có bọn hèn…nhưng con cháu người Việt sau nầy sẽ lấy lại những gì đã mất vào tay quân cướp “môi hở răng lạnh) chúng bay.

  17. Moitrungky said

    Noi trăng ra: chi ban lanh đao đang cs Vn ung hô luân thuyêt nay thôi. Con nd Vn thi ngan đên tân cô sư đêu cang cua nha câm quyên TQ rôi

  18. tác giả bài viết mâu thuẫn với chính mình khi mọt mặt khẳng định vấn đề Biển Đông liên quan đến nhiều nước: Nói một cách khái quát, tranh chấp Nam Hải chủ yếu liên quan đến hai phương diện: Một là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở các đảo, hai là phân định vùng đặc quyền kinh tế. Đây là tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển phức tạp nhất trên thế giới, không chỉ liên quan đến nhiều nước ven bờ Nam Hải, mà còn ở vào khu vực đường biển quốc tế quan trọng, liên quan đến lợi ích chiến lược của rất nhiều nước Đông Á và thế giới. Mặt khác lại nhấn mạnh: Trung Quốc phản đối “quốc tế hóa vấn đề Nam Hải” là phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền các bãi, đảo và lợi ích biển ở Nam Hải vì quốc tế hóa không những không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề mà sẽ càng làm cho tranh cãi gay gắt hơn, khiến thế lực bên ngoài xen vào tranh chấp sẽ mở rộng hơn và phức tạp hơn, gây tổn hại đến lợi ích to lớn của mỗi nước liên quan và lợi ích chung của cả khu vực.
    Trên thực tế, việc là của TQ luôn không đi đôi với lời nói, thậm chí nói 1 đường làm một nẻo gây sụ hoài nghi, cảnh giác đề phòng của tất cả cá nước trong khu vực. Dư luận trong nước cũng như các nước trong khu vực mong muốn và đề nghị TQ hãy tôn trọng những cam kết đã ký, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các nước trong khu vực, hợp tác cùng phát triển.

  19. dongphong said

    bon chet vua an cuop vua la lang . ban chat cua bon banh truong thi qua hieu thua .bon han dung vu luc de cuong chiem tu tay cua viet nam . vay ma bon banh truong noi nhu that . bon han dau co cho dung o bien dong bon no gioi an cuop bon an cuop bon han phai dung toi vu luc moi noi chuyen voi bon han che con noi bang mon thi bon chet rat dieu da

  20. Nguyenthanh said

    Bài báo viết :”LỊch sử và hiện thực chứng minh rằng TQ không phải là mối đe dọa an ninh truyền thống với các nước xung quanh”
    Cần biết rằng lãnh thổ TQ có được như ngày nay là do quá trình xâm chiếm đất đai từ rất nhiều nước lân cận của cha ông họ , và ngày nay, họ luôn gây hấn với TẤT CẢ các nước láng giềng : Nga ,Ấn Độ, Nhật Bản,MÔng Cổ,Việt nam … còn vùng biển ư ? đường lưỡi bò mà cả thế giới đều chê cười về tính tham lam của họ
    Đừng bao giờ tin những lời giả dối của Trung Nam Hải !

  21. Lửa Việt said

    Bọn Tàu bỉ ổi còn có tư cách lên tiếng ở Biển Đông sao? Tụi bây chỉ là một lũ côn đồ đầu trộm đuôi cướp mà thôi! Hoàng Sa – Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam!

  22. Văn dốt võ dát said

    Đừng bao giờ nghe….Tầu nói, hãy nhìn những gì… Tầu làm.

  23. hoacomay said

    Đối với bọn Tàu phù thì chỉ có luôn luôn cảnh giác và dứt khoát không tin, không theo thôi . Muốn như vậy phải THOÁT Á tức là xây dựng đất nước hùng mạnh, dân chủ theo con đường nước Nhật đã đi.

  24. Bảy xe ôm said

    Tác giả bài viết, đang tự vạch mặt ăn cướp ra cho thế giới thấy rõ hơn.
    Giả nhân giả nghĩa, . . .trung quốc ko xâm lược ai, trung quốc chưa bao giờ là mối đe dọa. . .
    Hỏi ông Lăng Đức Quyền; 4000 nay, bao nhiêu triều đại phương bắc, tổ tiên tàu khụa đã xâm chiếm Việt Nam bao nhiêu lần, và cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 -1990 là gì vậy ông Lăng ? quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, . . .năm 1946 chính phủ DânQuốc đưa tàu chiến ra khảo sát Nam Sa và Tây Sa .. .. Ông Lăn gnên đọc lại lịch sử tàu của ông đi, tỉnh quảng đông + quảng tây, vân nam, là đất đai của người Việt, tổ tiên các ông đã ăn cướp của chúng tôi, và các quần đảo Từơng Sa và Hoàng Sa, tổ tiên người Việt Nam đã chiếm hữu khai thác và quản lý nó từ những năm 1687 cơ ông tàu khựa ạ. Người hán các ông, cả thế giới kinh tởm và khinh bỉ và phải cảnh giác, dân hán tắc là loại người giã man nhất.

  25. Bóng tre xanh said

    quân ăn trộm bị bắt tay vầy cánh ,noí giả noí xiên noí ngang noí ngưả có qua được không khi trên tay còn nắm vật ăn cắp ,biển đaõ dân quân người ta đang giử nhà người đem quân ra giết người cướp biển cướp đaõ trắng trợn còn ba hoa chích chòe ,các người là con thú bị mắc bẩy rồi chờ người ta thịt thôi .tội không đáng chết ,nhưng thân ngươi không thể không rớt ra những mảnh không phaỉ cuả nhà ngươi ,như vậy đâu có chi không công bằng ?nhưng đây là trò chơi cuả trời đất ,con rắn bò khỏi hang ,không tu ,vô đaọ ,thì không thể làm người dẩn dắt cho quả điạ cầu nầy tươi vui ,nên chi ngươi chỉ bị phanh thây làm thịt .thiên hạ sẻ có những ngày bình yên ,Việtnam hảy mở bốn phương biên giới trở thành một khối asean họp với quảng đông quảng tây ,họp cả haỉ nam thành chim phượng hoàng bay quanh một vùng thịnh trị ,

  26. H-A said

    Thôi thôi thôi!
    Đọc để biết các ông nghĩ gì thôi chứ chúng tôi rõ lắm rồi. Mấy ngàn năm nay các ông làm gì, nghĩ gì, giở trò gì chúng tôi lại không rõ sao…
    Vẽ hươu vẽ vượn làm gì? Lòng tham, sự xảo quyệt, tráo trở của tộc Hán thật khôn lường.
    Ní hao hao, củ su hào treo lủng lẳng…

  27. Dang van Long said

    ro rang noi mot duong lam mot neo va sao khong thay unlock , doc dau?

Bình luận về bài viết này