BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

738. Nhân kỷ niệm 33 năm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược: Trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải

Posted by adminbasam trên 17/02/2012

Nhân kỷ niệm 33 năm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược:

Trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Nhật Tuấn thực hiện

Có thể nói nhà văn Hoàng Quốc Hải là con người của lịch sử. Từ năm 1993, bộ tiểu thuyết lịch sử gồm 4 tập: “Bão táp cung đình”, “Huyền Trân công chúa”, “Thăng Long nổi giận” và “Vương triều sụp đổ” của ông đã ra mắt độc giả. Bộ tiểu thuyết đã được trao giải “Bùi Xuân Phái – vì tình yêu Hà Nội” (2008). Tiếp theo ông viết thêm hai tập: “Đuổi quân Mông – Thát” (chống giặc Nguyên – Mông lần I) và “Huyết chiến Bạch Đằng” (chống giặc Nguyên – Mông lần thứ III) làm thành bộ “Bão táp triều Trần” gồm 6 tập (2.928 trang in khổ 14,15 x 20,5cm).

Tiếp theo nhà Trần, ròng rã 20 năm trời ông lại lội dòng lịch sử về nhà Lý với bộ tiểu thuyết 4 tập: “Thiền sư dựng nước”, “Con ngựa nhà Phật”, “Bình bắc dẹp nam”, “Con đường định mệnh” dày 3.514 trang in khổ 14,5 x 20,5cm.

Cho dù ngược dòng lịch sử, ông vẫn đau đáu lo đến vận nước hôm nay và mai sau. Nhân kỷ niệm 33 năm ngày Trung Quốc tấn công biên giới VN (17-2-1979/17-2-2012) tôi có cuộc trò chuyện với ông về chủ đề này.

* Thưa nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhân kỷ niệm 33 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Xin anh cho biết tình hữu nghị  “môi răng” Việt Nam – Trung Quốc” vào thời  gian trước chiến tranh.

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : “Từ năm 1977, quan hệ hai nước đã căng thẳng, nhiều chương trình viện trợ đình hoãn, các công trình xây dựng tiến độ rất chậm và chấm dứt đột ngột. Chỉ dấu đầu tiên tôi nhận thấy trên sân Hàng Đẫy đội bóng của tỉnh Cát Lâm hay Vũ Hán gì đó đấu giao hữu với đội Thể Công của ta.

         Mới ra sân trông sắc mặt các cẩu thủ bạn đều đằng đằng sát khí. Và sau khi thủ môn bạn phải vào lưới nhặt bóng lần thứ hai thì hầu như các cầu thủ bạn đều bỏ bóng đá người. Trận đấu phải dừng lại nhiều lần, phía Việt Nam xử lý rất đàng hoàng, khán giả không la ó, không tràn xuống sân cỏ mà chỉ vỗ tay và cười òa. Đây là trận bóng đá xấu nhất, bạo lực nhất mà tôi được thấy trên sân cỏ. Chỉ nhìn cách hành động của cẩu thủ Trung Quốc thể hiện trên sân cỏ qua gương mặt và đôi chân của họ, tôi hình dung đầy dủ nền ngoại giao đại Hán từ cổ xưa vẫn chưa có gì thay đổi. Nên nhớ vào các thập niên 60-70 của thế kỷ trước có ba thứ của Trung Quốc mà người Hà Nội không xài được đó là bóng đá, phim ảnhvăn chương. Tôi nhớ mỗi khi tổ chức “ Tuần lễ phim Trung Quốc” thì ban tổ chức phải ép cán bộ đi xem kiểu như bắt phu, bắt lính vậy. Bởi buổi khai mạc có Đại sứ Trung Quốc đến dự. Các buổi sau rạp sáng đèn, mở cửa cho người vào xem tự do, nhưng tuyệt nhiên không có một khách nào ngồi trước màn ảnh.

         Chỉ dấu thứ hai là cây cầu Thăng Long do phía Trung Quốc giúp ta xây dựng, theo mẫu thiết kế cầu Trường Giang mà Liên Xô làm giúp Trung Quốc, mới đổ trụ thứ 9 chưa xong thì họ rút toàn bộ thiết bị và chuyên gia về nước. Nom dòng sông với mấy cột trụ chơ vơ giữa dòng nước như các dấu chấm than,  người ViệtNam đều thở dài ngao ngán: ”cái tình hữu nghị môi răng này có nguy cơ răng sắp cắn đứt môi rồi”.

          Trên biên giới thì từ Lạng Sơn đến Cao Bằng luôn xảy ra các vụ tranh chấp đất đai, cường độ ngày một tăng một quyết liệt hơn. Sự thực là họ đẩy dân sang cản trở phía ta cầy cấy, gặt hái và nhận bừa rằng đó là đất của họ. Phần nhiều số dân này là do lính đóng giả. Bà con địa phương bên ta nhẵn mặt dân bên kia nên họ thường xuyên bị bên ta vạch mặt.

          Thế rồi từng dòng người gốc Hoa từ các nơi lũ lượt bỏ Việt Nam về Trung Hoa ùn tắc ở các cửa khẩu như Nam Quan, Chi Ma, Thanh Thủy, Trà Lĩnh… Đông nhất vẫn là cửa Nam Quan, thường xuyên ùn ứ tới vài ba ngàn người ăn ở phóng uế bừa bãi, bẩn thỉu. Tuy vậy phía Trung Quốc chỉ mở cửa nhận người nhỏ giọt. Hàng ngày hai bên đấu khẩu tố cáo nhau bằng loa phóng thanh công suất cao nghe oang oang như sắp vỡ trời.

           Đó là những biểu hiện bên ngoài mà người dân thường cũng biết. Còn bên trong thì Trung Quốc đã chuẩn bị chiến tranh biên giới từ 1976-1977. Cho tới 1978 thì các con đường chiến lược, hầm hào, lương thảo cũng như điều động quân đội từ các quân khu Đông bắc về áp sát biên giới Trung – Việt, họ đã làm xong.

         Phía ta tuy biết âm mưu của Trung Quốc cũng chuẩn bị đối phó. Hình như ta đánh giá đối phương hơi thấp nên khi cuộc chiến nổ ra ta vừa bị bất ngờ, vừa không đủ lực lượng cản giặc theo ý muốn.

 * Khi chiến tranh nổ ra, anh đang ở Lạng Sơn, xin anh cho biết sơ qua diễn biến  cuộc chiến…

 NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : Theo chỗ tôi được biết thì quân Trung Quốc tràn vào nước ta bằng các con đường truyền  thống mà các đội quân xâm lược từ phương bắc đã đi, ví dụ mũi chính chúng thường kéo quân vào là ải Pha Lũy (tức cửa Nam Quan) tại Lạng Sơn. Mũi vượt sông Bắc Luân vào Móng Cái (Quảng Ninh). Đường qua Qui Hóa giang (tức sông Hồng) tiến vào Lao Cai. Đường qua Quảng Nguyên( tức cửa Trà Lĩnh) mà vào Cao Bằng. Tổng số quân giặc điều động xâm lược 6 tỉnh biên giới nước ta theo tài liệu phía Trung Quốc là hơn 300.000 quân. Các đài nước ngoài nói con số đó ít hơn so với thực tế. Có nơi giặc vào đất ta từ 3 giờ sáng. Nói chung mũi nào muộn nhất là 5 giờ sáng. Có một điều cần lưu tâm , tất cả các mũi tiến quân của giặc vào biên giới nước ta, nơi có bộ đội đóng chốt thì từ chốt 3 người đến chốt một tiểu đội, một trung đội … đều có kẻ dẫn đường. Dường như tất cả bọn nội gián là dân “khách trú”, tức người Hoa đã sinh sống lâu đời tại ViệtNam.

        Các chiến sĩ trên tuyến biên giới mà tôi gặp đều nói là giặc đánh bất ngờ. Bởi ta dự báo là giặc có thể đánh vào dịp tết Nguyên đán, nên báo động toàn tuyến, cảnh giác rất cao. Và khi ta vừa rút lệnh báo động vào ngày 15 thì sớm 17 giặc ập vào. Khi vào, giặc tiến rất dễ dàng, nhưng khi có báo động, bộ đội ta đánh trả quyết liệt. Đối phương dùng chiến lược biển người, cứ lớp này ngã, lớp khác xông lên và kèn thổi thôi thúc phía sau lưng, ai chứng kiến đều thấy cuộc chiến diễn ra như thời trung cổ.

        Tuy nhiên, vì rút lệnh báo động đặc biệt nên các đơn vị chiến đấu, cơ số đạn dược đều có hạn, mặc dù giặc chết nhiều nhưng phía ta vẫn cứ phải lui dần vì hết đạn.

        Vào các ngày sau yếu tố bất ngờ không còn nữa, dối phương bị chặn từ khắp các ngả. mặc dù lực lượng không cân bằng, toàn tuyến của ta chỉ có quân đoàn 1 của tướng Hoàng Đan chiến đấu cực kỳ dũng cảm. Quân ta về vũ khí khí tài hơn hẳn quân giặc, kinh nghiệm chiến đấu già dặn hơn, và chống quân xâm lược phương Bắc thường là chất men xúc tác cho lòng yêu nước của mỗi con em Lạc Hồng.

        Tới khi ta điều thêm quân từ phía Nam ra định tiêu diệt gọn quân xâm lược, thì không thám của Hoa Kỳ báo cho Đặng Tiểu Bình biết, giặc tháo chạy trong đêm và hôm sau thì tuyên bố rút quân.

* Những ấn tượng của anh về quân ta và quân địch trong chiến đâu ?”

NHÀ VĂN HÀNG QUỐC HẢI : “Trong thời điểm diễn biến chiến trận quân ta vẫn là lấy ít địch nhiều, tuy lực lương không cân sức nhưng tinh thần chiến đấu cực kỳ quả cảm và mưu thuật dụ địch, lừa địch diệt địch thì biến ảo khôn lường. Tôi ví dụ chốt cầu Khánh Khê ( Lạng Sơn) chỉ có hai trung đội, nhưng tổng số giặc bị giết trên tuyến này phải kể tới hàng ngàn, vậy mà tới khi phải tháo chạy, giặc vẫn không qua nổi cầu.

          Một ấn tượng nhất với tôi là khi tiếng súng vừa ngớt, tức là giặc tan, chúng tôi điện xin lên thăm anh em bộ đội. Tướng Hoàng Đan vui vẻ nhận lời và giao việc tiếp đón cho đơn vị trực tiếp chiến đấu cản giặc xung quanh khu vực từ Đồng Đăng tới Thất Khê trong đó có Khánh Khê. Khoảng 3 giờ chiều chúng tôi có mặt. Đoàn chúng tôi là đoàn của Bộ Văn hóa chứ không phải của hội đoàn nào cả.

         Điều làm tôi ngạc nhiên là phòng tiếp khách bài trí tuy sơ sài nhưng hết sức ấm cúng, không những thế lại vẫn có một cành đào đang nở cắm ở góc phòng khiến bọn tôi có cảm giác Tết vẫn còn mặc dù mở cửa ra ngoài ta vẫn còn thấy khét mùi thuốc súng, và mỗi khi có cơn gió thoáng qua thì mùi xác thối của quân giặc còn bỏ lại làm tanh lợm và khăn khẳn như mùi chuột chết vây bủa khắp không gian. Và khi đoàn chúng tôi có một cô nữ tiến vào thì một cử chỉ làm tôi kinh ngạc, vị đại tá trẻ măng không biết ông lấy từ đâu một bó hoa lay ơn trắng bó rất khéo trao tặng.

          Ngồi cạnh, tôi hỏi ông về lai lịch bó hoa. Vị đại tá dân Hàng Đào Hà Nội mỉm cười đáp:” Từ chiều qua, tôi cho quân về Đồng Đăng tìm vào các nhà dân hái”

        – Vậy anh không sợ lính chết vì mìn giặc gài lại à?

Ông đại tá đáp khẽ:” Phải có công binh dò mìn trước khi hái chứ”.

          Về việc giặc gài mìn lại thì Vương Quốc Hiến một kẻ từng tham gia xâm lược nước ta 1979 thú nhận trên mạng Hoàn cầu thời báo: “ Trước khi rút quân Trung Quốc còn gài 10 triệu trái mìn tại các tỉnh biên giới ViệtNam”.

           Thật tình ấn tượng về vị đại tá và bó hoa lay ơn trắng trong cuộc gặp gỡ ở Khánh Khê vẫn còn in sâu trong óc não tôi sau 33 năm chống quân xâm lược phương Bắc.

    * Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới, anh có thể rút ra những nhận định khái quát về quan hệ giữa VN và TQ trong quá khứ – hiện tại – tương lai.

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI :” Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc từ cổ xưa tới nay vẫn là quan hệ láng giêng thôi. Làm sao có thể đổi khác được. Tuy nhiên, làm hàng xóm tốt hoặc trở nên cừu thù vẫn là do phía Trung Hoa quyết định .

           Tôi ví dụ có thời họ đối với ta cực tốt như từ 1956 tới 1968. Thậm chí họ đổi tên gọi “Ải Nam Quan” hoặc “Trấn Nam Quan” vào các thời Minh- Thanh thành “ Mục Nam Quan” tức là cái cửa thành hòa hiếu. Về phía ta thì tôn thành “ Hữu Nghị Quan”. Và các nhạc sĩ ta ca ngợi” Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi sông liền sông…mối tình hữu nghị thắm như biển đông…”. Các nhà chính trị thì gọi” quan hệ ViệtNam– Trung Hoa thân thiết như môi với răng”. Trong “Nhật ký đường về” năm 1964, Tố Hữu trưởng ban Tuyên giáo trung ương sau khi sỉ vả khối Đông Âu xét lại, tới Trung Hoa ông viết:

                 “ Bắc Kinh tay chị tay anh triệu vòng

                    Bạn mừng ta những chiến công

                    Vui như tiền tuyến giữa lòng hậu phương…?

Thì bỗng nhiên độp một cái ngày 17 tháng 2 năm 1979 răng nghiến nát môi.

Hiện nay thì như mọi người đều biết, chính quyền Trung Hoa đang giương cao khẩu hiệu cũng tức là đối sách mơn trớn của họ là :” láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” mà họ gọi là 16 chữ vàng.

             Ta nên hiểu cái thâm ý “ổn định lâu dài” của người Trung Hoa là họ chờ thời đấy. Khi thời cơ đến thì họ lập tức chấm dứt ngay sự ổn định. Phương châm này đã được Đặng Tiểu Bình di ngôn:” Bình tĩnh quan sát,ứng xử hài hòa, giữ vững lập trường, che giấu năng lực, chờ đợi cơ hội, thực hiện những gì có thể”. Cơ hội của họ như ta thấy, năm 1949 họ tranh thủ chiếm một phần đảo Hoàng sa của ta.Năm 1974, họ chiếm nốt phần còn lại của đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa. Và năm 1988 họ chiếm một phần Trường Sa của ta nhằm lúc Liên Xô sắp sụp đổ.

            Tổ tiên ta từ xưa vẫn coi họa của nước thường đến từ phương Bắc. Và đối sách cực kỳ khôn ngoan có thể xem đối sách của nhà Lý, nhà Trần đối với phương Bắc như những bài học bang giao mang tính kinh điển.

             Nghĩa là muốn nói chuyện bình đẳng với đối phương thì thực lực ta phải mạnh và muốn mạnh thì phải khoan nới sức dân, phải đoàn kết được toàn dân muôn người như một. Nếu chia lòng cũng có nghĩa là tự sát, như trường hợp Hồ Quý Ly đối với dân cũng là một bài học xương máu.

            Phương lược ứng xử với phương Bắc từ các đời xưa là rất mềm dẻo. Mềm dẻo chứ không mềm nhũn. Rất nhún. Nhún chứ không nhường. Rất ôn nhu. Nhu chứ không nhược. Luôn coi trọng đối phương, nhưng lãnh thổ quốc gia và danh dự đất nước là nguyên tắc bất di bất dịch buộc đối phương phải tôn trọng.

            Nói tóm lại, bài học giữ nước; bài học bang giao từ thế hệ chúng ta và từ lịch sử để lại cực kỳ phong phú, có điều là ta có đủ trí tuệ và đủ can đảm, đủ liêm sỉ để thực hiện hay không. Suy cho cùng thì dân tộc nào học hỏi được kinh nghiệm từ lịch sử của chính dân tộc mình thì sẽ có trí khôn và sức mạnh gấp nhiều lần. Nhưng qua thực tế cho thấy bài học lớn nhất của lịch sử là người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học.

* Câu sau chót :” liệu lịch sử có lặp lại một cuộc chiến biên giới như năm 1979. Bản lai diện mục của nó sẽ ra sao ? Kết cuộc thế nào ?”

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : “Tôi không có khả năng của một nhà dự báo hoặc một nhà tiên tri hoặc một vị thầy bói. Nhưng những gì đã diễn ra từ trong quá khứ và cả hiện nay thì ý đồ thôn tính ViệtNamlà ý đồ thường trực trong giới cầm quyền Trung Hoa từ cổ chí kim. Và không gì làm họ thay đổi được. Nếu ta mạnh, ta phản công mãnh liệt gây cho họ sự kinh hoàng để dạ thì thời gian hưu chiến dài tới mấy trăm năm kia.

             Còn như muốn phát động một cuộc chiến tranh trong thế giới phẳng này thật không dễ, mặc dù họ mạnh và rất hung hăng. Tuy nhiên họ sẽ uy hiếp trên bộ và gậm nhấm biển Đông, và khi có thể họ sẽ úp ta trên biển. Hiện nay họ đang dụ ta vào cái vòng kim cô “16 chữ vàng”” đàm phán song phương” và cùng khai thác biển Đông với âm mưu “ Chủ quyền thuộc ngã, cách tri tranh luận, cộng đồng khai thác”. Nghĩa là gác mọi sự tranh cãi lại, hãy cùng nhau khai thác nguồn lợi đi, nhưng chủ quyền vẫn thuộc về tôi”

             Và nếu như họ muốn chứng minh với thế giới rằng họ chỉ” trỗi dậy trong hòa bình” thì họ phải thực thi đúng tinh thần 16 chữ vàng là trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, trả lại các vùng đất lấn chiếm một cách xảo trá và tinh vi từ 1950 đến 1990 cho Việt Nam, còn phần đất do hiệp ước Pháp –Thanh , phía Pháp đã cắt cho Trung Hoa một cách đểu giả vì quyền lợi của thực dân Pháp, tạm gác lại bàn sau.

             Nếu Trung Quốc làm được việc đó thì không chỉ ViệtNammà cả thế giới đều đặt lòng tin vào họ, và đương nhiên họ xứng đáng đứng vào hàng các cường quốc lãnh đạo thế giới. Ngược lại, họ chỉ là kẻ xảo trá chân thực.

  • Cảm ơn anh.

Hà Nội, 17.2.2011

(Nhật Tuấn thực hiện)

36 bình luận to “738. Nhân kỷ niệm 33 năm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược: Trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải”

  1. Nguyen Quang Trung said

    Nhà văn Hoàng Quốc Hải viết rất hay và đúng. Tôi thấy như được sống lại những ngày tháng cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm 1979. Đọc những từ nhà văn dùng như giặc, quân xâm lược, kẻ thù phương bắc…v.v.Những từ cửa miệng của một thời để chỉ mặt, gọi tên kẻ thù truyền kiếp tham lam và bẩn thỉu mà thấy người sảng khoái lạ thường. Xin cám ơn nhà văn và anh Ba Sàm.

  2. Sarah-Hằng (Cali) said

    “ Chúng ta rất cần Một Con Đại Bàng để KHỐNG CHẾ Một Con Đại Bàng ” .

  3. Đỗ Duy Văn said

    Tôi đánh giá cao và đồng tình với bài trả lời của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Tôi thích nhất chúng ta đừng bị “vòng kim cô 16 chức vàng” của “người anh em, người láng giềng”; họ không bao giờ tốt bụng.

  4. Như Không said

    Cám ơn những ý kiến sắc bén, tinh tế của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Xem phim, đọc truyện TQ hầu hết chỉ thấy nội dung: trả thù- báo thù- rửa hận. Các chữ vị tha, bao dung có vẻ như xa lạ trong văn hóa TQ. Có vị cao nhân nào lý giải hiện tượng này!!!

    • Mỹ-Lan (USA) said

      Chắc chắn tôi không đủ Uyên bác để Lý giải được Vấn nạn này . Nhưng tôi luôn có thừa Lương tri để “kính chuyển” Điều này đến một “Ứng Viên Sáng Gíá Nhất” – Cha Đẻ của tất cả những điều tồi bại , đê hèn nhất mà Như Không vừa nêu lên , đó là : Đảng CSTQ .

  5. uyen said

    Ra trận là tập trung trí tuệ và lòng yêu nước của hàng triệu người Việt nam. Nhưng chính sách đối ngoại thì chỉ một nhóm người quyết định! Hàng triệu người có thể chết nhưng một nhóm người chỉ “Tự ” kiểm điểm là xong!


  6. Mãi mãi Vĩnh hằng biết ơn trong Nỗi nhớ chúng ta
    ===========================

    Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
    Quân xanh màu lá dữ oai hùm
    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
    Áo bào thay chiếu anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành
    (Quang Dũng – Tây tiến)

    Không một Liệt sĩ (1) nào lãng quên

    Cha Mẹ anh Đất Nước ân đền

    Không một Tử sĩ (2) nào quên lãng

    Không Lời nguyền nào không gọi tên

    Người Con hy sinh vì Tổ Quốc

    Máu thấm sâu Lòng Đất Mẹ vang rền

    Chiến sĩ quyết tử Biên giới Bắc

    Giữ biển đảo Trường Sa tiến lên

    Nguyễn Hữu Viện
    KỶ NIỆM 33 NĂM TÀU XÂM LĂNG TỔ QUỐC
    PARIS, 17/02/1979 – 17/02/2012

    (1) Liệt sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hy sinh năm 1979 tại Biên giới Bắc hay 1988 tại Trường Sa

    (2) Tử sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hy sinh năm 1974 tại Hoàng Sa

  7. hung said

    Nhà văn Hoàng quốc Hải nói rất đúng ” ý đồ thôn tính Việt nam là ý đồ thường trực trong giới cầm quyền Trung hoa từ cổ chí kim.Và không làm gì họ thay đổi được”điều này mọi người con nước Việt phải luôn luôn khắc gi trong tâm khảm mình từ thế hệ này qua thế hệ khác.Ngày 17/2 năm nay Đ và nhà nước Việt nam đã quyên 33 năm trước hàng vạn người dân và hàng vạn chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.Một lén nhang tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống vì biên cương tổ quốc!

  8. dothanhhoang said

    thung rong keu to.
    o day toi ko noi gi ve tac gia vi o viet nghe rat hay. toi muon noi mot so nguoi ko biet minh la ai trong do phan dong la nhung viet kieu chua hieu ro xa hoi viet nam nen noi.vay thoi .may nguoi song duoi che do tu ban. an com tu bab. huong loi tu tu ban thi noi vay cung ko co gi la.che ai thi hay lam hay hon nguoi ta di dung co ma noi nham. cac vi noi hay lam gioi vay ma chiu xa que huong di lam thue xu nguoi ah. xin hay lam gi do co loi cho to quoc di

    • Dân Việt said

      Không hiểu tại sao bao nhiêu người phải rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rún để ra đi à ? Nên suy nghĩ rồi hãy nói! Những người họ đang ở nước ngoài nhưng trong lòng vẫn ngóng về quê hương ông không thấy sao ? Họ lên tiếng có nghĩa là họ đang làm đấy, và cũng chính là đang giúp nhân dân ông không hiểu à ?

  9. dothanhhoang said

    hay

  10. Nongvanden said

    BAI PHONG SU CUA TAC GIA DOC HET ROI MA VAN MUON DOC NUA

  11. H-A said

    Bác Hoàng Quốc Hải nói hay quá. Cảm ơn bác về nhiều thông tin và nhận xét rất hay!

  12. Trung quốc sẽ thừa cơ đánh ta, lấn chiếm ta, thực thi các kế hoạch tằm dâu như bao đời trước khi đã mua chuộc được sự tỉnh táo, cài cắm được tay chân vào dinh lũy của ta. Tình thế này có vẻ như đang diễn tiến thuận lợi về phía họ.

    • Hạ Sĩ Trường Sa said

      Chưa chắc, bạn suy diễn vớ vẫn, lac hậu rồi…thời @ đông dân,nhiều tàu chiến…chưa chắc đã mạnh, mà đánh bằng chiến tranh xam lược cũng chưa chắc thắng….? Cái quan trọng để thắng trong 1 cuộc chiến là Chính nghĩa…
      -Nước nhỏ, ít dân…mà có ưu thế về trí tuệ, biết đoàn kết dân tộc, đặt quyền lợi Tổ quốc lên tren hết.. . biết tổ chức phòng vệ tốt như ÍSRaEL, NHat, Hàn quốc….cũng có khả năng bảo vệ đất nước.
      -Chiến tranh thời nay rất đa dạng : Tàng hình, vô hình, hữu hình…trên không, dưới biển, trên mặt nước., trên bộ…trên MẠNG với nhiều thứ QUÂN.- DÂN…hiệp đồng tác chiến, đối phương làm sao biết hết để tấn công hoặc vô hiệu hóa…dù có khả năng huy động vài triệu quân, nhưng nếu đánh nhau lâu dài thì đối phương không chịu thấu…?
      -Khă năng ai đó hù dọa là chính, theo phương châm : không đánh mà thăng..( Bất chiến tự nhiên thành…?)….

  13. […] Nhân kỷ niệm 33 năm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược: Trò chuyện với nhà v… […]

  14. Huỳnh Tấn Mãn said

    Sự kết luận của Bác Hoàng Quốc Khải rất chí lý và do đó tôi hoàn toàn đồng tình. Xin chúc Bác HQK luôn an lành và an khang để nói và viết lên sự thật.

  15. abs said

    Đề nghị bác Hoàng Quốc Hải viết thêm một bộ tiểu thuyết LS nữa về CTVT

  16. […] 737. Nhân kỷ niệm 33 năm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược: Trò chuyện với n… […]

  17. Thanh Tùng said

    19/1/1974 và 17/2/1979 hàng chục ngàn chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh khi bảo vệ bờ cõi Việt Nam, các anh là những tấm gương ngời sáng cho tinh thần bất khuất trong truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Trách nhiệm của chúng ta là vào những ngày này phải kỉ niệm tưởng nhớ tới công ơn của họ đã hi sinh thân mình để bảo vệ bờ cõi của dân tộc. Vậy mà trong những ngày này chính quyền hoàn toàn không có bất kì động thái nào của các nghi lễ tưởng niệm là vô ơn và bất nhân hèn nhát, có lẽ chỉ có ở chế độ hiện này, đúng như tướng công an Phạm Chuyên vừa mới sáng tác mấy vần thơ về cái hèn khi ông trực tiếp xuống thăm Tiên Lãng trong đó có câu kết:
    “…….
    Hèn bán đất, bán nước
    Trời tru dất diệt.” (Phạm Chuyên)

  18. super phó thường dân said

    @Hongnhi
    bạn nên xem 2 bài bình luận trên bbc vừa đúng biến cố này

    hèn với giặc đây kể cả cựu chiến binh mà còn không dám nhắc lại trận chiến 79 thì tôi cho đó là sự hèn mạt thật sự !

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120217_1979_viet_reluctance.shtml

    nô phục tàu

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120217_sino_vietnam_party_cadres.shtml

    • super phó thường dân said

      trích ”
      “Hàng xóm với nhau, chín bỏ làm mười, thôi, chẳng nên nhắc lại làm gì. Chủ trương của Đảng là thế, mà tôi cũng nghĩ thế,” một cựu binh nói với BBC hôm nay.

      có thật một quân nhân mà phát biểu cái giọng đó chăng há chẳng nhưng người nằm xuống vì bảo vệ biên giới chết một cách xuề xòa dễ dãi 9 bỏ làm 10 như vậy sao hay cải cách ruộng đất 1 trăm mấy nghìn mạng chết và tết mậu thân cũng xuề xòa 9 bỏ làm 10 vậy sao ?

      tôi thật không hiểu nổi hội chứng tẩy não của chủ nghia cộng sản nó có vẻ cực kỳ phi nhân văn làm sao đó ! ai có thể giải thích được không ? tinh thần AQ chăng ? thật không thể hiểu nổi anh ba sàm ơi

      • F 361 said

        Quá rỏ ràng ! Chúng chỉ lo rót tiền làm đường từ Lạng Sơn, Lào Kai, Móng Cái về Hà Nội cho thật tốt. Để khi chiến tranh nổ ra , xe tăng Tàu khựa mất 4 tiếng là tới HN.
        Trong khi đồng bằng sông Cữu Long cần vài cái cầu Mỹ Thuận thi Tàu khựa không cho vay vốn.
        Mà tôi nghe nói : cái lần Giang trạch Dân sang Thăm VN< có dừng chân ở Sa Kỳ, Quảng Ngãi, tắm biển. Đánh dấu với Mỹ, từ đây xuôi Nam là của chú Sam; Còn đổ về Bắc là của Thiên triều. Nên Thiên triều chỉ lo xây dựng miền Bắc XHCN thôi, còn miền Nam có nhỏn 2 cái cầu do Nhật và Úc viện trợ.
        Bây giờ, nghĩ lại thấy tiếc nên, Tàu khựa sống chết cài 2 căn cứ bô xít tại Lâm Đồng và Dak Nông. Í quên, còn Điện Đạm Cà Mau nửa.
        Nói đi cũng phải nói lại. Lịch sử vốn công bằng. Những gì bị bưng bít rồi cũng lòi ra. Xa xưa thì còn bưng bít chứ thời đại máy photocopy, internet thi đừng mưu toan chuyện đó.

        Cái huông đầu hàng, quì gối cúc cung thực hiện các cam kết đơn phương để gây ra hiện tình đất nước hiện nay là do Nguyễn Văn Linh, TBT khóa 6, kẻ cầm đầu phía VN, ăn quả lừa Hội Nghị Thành Đô 1990, gây ra. Những lãnh đạo sau đó chỉ đạp cứt đi tiếp mà thôi. Tuy vậy tới lượt thằng Nghệ đẻ ở xứ Tày thì quá tệ, vượt mọi giới hạn liêm sỉ.

        F 361

    • H-A said

      Cựu chiến binh cũng có dăm bảy loại, BBC gặp phải loại chuyên đi nói xấu người biểu tình hồi 2011 thôi.
      Các cựu chiến binh chân chính không làm vậy đâu. Kể cả những người bình thường có lương tâm nữa. Máu của chúng ta đã đổ trước giặc cướp, tại sao chúng ta phải im lặng trong sợ hãi?
      …………………………………………………………………………………. ………….Ồ – chủ trương của Đảng…?!

    • Cựu chiến binh said

      Chắc BBC dã gặp phải cựu chiến binh hàng giả Made in China rồi. Thời này khó biết cái nào giả cái nào thật. Dân chúng thì dùng đồ giả (thông cảm được vì nghèo) nhưng tham quan dùng lương tâm giả để lừa dối dân thì cực kỳ nguy hiểm cho xã hội

  19. Cảm ơn nhà văn Hoàng Quốc Hải ,Bác đã khẳng định dân ta đã là người ,là người khôn thông tuệ nhiều mặt trong giử nước dựng nước mưu cầu hạnh phúc cho dân,không phải chờ khi có Đảng ta mới được làm người.Đặc biêt các thời đại Vua nước ta coi dân là trọng ,coi sự toàn vẹn lãnh thổ Quốc Gia là nguyên tắc là danh dự trong đối ngoại kẻ thù phai kính nể Đến thời ông Bảo Đại gọi là bù nhìn mới bị Pháp xà xẻo không cưởng được .
    Ngày nay , tên nước ta cái đuôi XHCN đặt trên cái đầu VN nên khó cựa quậy ,và che mắt mọi người. che cả biên giới Hải đảo nên tuộc tay đũ thứ mà coi như không có gì lạ .Nên không lạ với CQ CS là dân đòi lại chủ quyền đất nước thì bị tù hay bị đi phục hồi nhân phẩm ,không lạ với lối bịt mồm dân , không lạ viêc cướp ngày,không lạ với mềm nhũn trước kẻ thù v.v.v ây vậy dân muốn sống phải khấn câu cảm ơn đảng .luôn mồm! Thì họ cần gì học ở lịch sử dân tộc họ chỉ học đếm sao thêm sao vào cờ đại hán .

  20. Tiếng Dân said

    Đoc tin xây đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn:
    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.vietnamplus.vn/1400-trieu-USD-xay-duong-cao-toc-Ha-NoiLang-Son/7898793.epi
    Tôi thấy:
    Cần cảnh giác khi xấy dựng các tuyến giao thông hiện đại lên phía bắc.
    Đặng Tiểu Bình đã từng nói: Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán. Trước đây (năm 1979) TQ chưa tiến đến Hà nội do gặp khó khăn về giao thông. Nay họ lấy chiêu bài hợp tác kinh tế nhưng thực chất là lừa ta xây dựng các đường giao thông hiện đại từ biên giới về đồng bằng Bắc Bộ ( đặc biệt từ Vân Nam và Quảng Tây) để khi cần thì phương tiện cơ giới của họ nhanh chóng chiếm lĩnh Bắc Bộ.
    Trong khi nhà nước dột từ nóc, cần cảnh giáo với các “diễn biến hòa bình” loại này.
    Qua Vụ Tiên Lãng, ta cần cảnh giác với các vị có quyên”hại dân-bán nước”

  21. cslykhai said

    làm người thì phải có liêm sì,luồn cúi 16 chữ vàng phải biết xấu hổ,dừngđẩy dân vào thế đối lập không đội trời chung thì mơi giữ được nước

  22. Lương Mỹ Hà said

    Lịch sử giữ nước của Tổ Tiên ta, bài học vô giá ấy, mấy ngàn năm vẫn ngời ngời, nhưng nay, từ ngày có đản cọng sản đến nay, rõ ràng nhất là từ thời ông ĐM đến giờ, tội trạng của […] to hơn núi.
    Nếu thời nhà Pháp cai trị, vì quyền lợi của Pháp, Pháp muốn yên ổn để khai thác đông dương, nên người phap đã nhường nhịn nhà thanh một phần lãnh thổ nước ta bằng cái Hiệp Ước, Pháp – Thanh, nhưng khi […] nắm quyền thì than ôi, Biên Giới Phía Bắc trên 2000km2 lén lút trao cho trung cộng, và biển Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa.
    Có lẽ không sự Phản động nào hơn, khi trung quốc tấn công chiếm đảo Trường Sa, mà Hải Quân ta không được lệnh nổ súng .. .
    Giận không thể còn chỗ nào chứa ! mịa, […]

  23. Hongnhi said

    Các bạn người Việt hải ngoại chỉ biết chửi cho xướng miệng, không có căn cứ gì cả. Quan chức có thể tham nhũng, đối xử với dân chưa tốt ở một số nơi, nhưng không ôn nào lụy và qui lụy vào Tàu cả. Chính sách ngoại giao của ta có cả cao kiến của một số Việt Kiều yêu nước đấy. Nên khách quan đi.

    • Ngọng Ngịu said

      Thưa bác,tôi chỉ thấy các ông là nguyên,là cựu có ý kiến về chính quyền trung hoa cộng sản,hoặc hơn nữa là các ông bà nghiên cứu lịch sử nói đến ,chứ chính thức hôm nay chính quyền VN không đặt nó là vấn đề,HÔM NAY 17 THÁNG 2 NĂM 1979:KHÔNG BÁO NÀO CÓ BẢNG TIN (Nhân dân,Quân đội nhân dân là chủ soái trong làng báo chí có dám nêu sự kiện này không )_CHỈ CÓ TRUYỀN THÔNG “LỀ TRÁI” MÀ THÔI.Hèn đến thế thì cùng rồi.kHÁCH QUAN là thế nào hở bác Hong nhi

    • super phó thường dân said

      “Chính sách ngoại giao của ta có cả cao kiến của một số Việt Kiều yêu nước đấy”
      thật bó tay quá có lẽ em chưa bao giờ ở vị trí việt kiều và tôi đoán em chỉ là 1 cô bé mới lớn bị nhồi đến thuộc lòng như thí nghiệm của páp lốp ( phản xạ có điều kiện mà không biết tư duy ) .
      thực tế đi hoặc hỏi tiền bối nhiều hơn trước khi có nhưng phát ngôn cực kỳ kém cỏi
      ngày xưa tôi cũng bị họ nhồi và tin sái cổ về mấy cái mà em vừa phát ngôn đấy em à , đời người còn dài hy vọng em càng trưởng thành sẽ thấm thía chủ nghia cộng sản nó giả dối và sa đọa từ gốc rễ

    • Bao Công said

      Ha ha, ku nhi này viết vài chữ còn không nên hồn cũng lắp bắp bon chen. Thật vô phúc khi có đứa con như ku này.

  24. Vãng Lai said

    Chế độ thì bạo ngược với dân. Nhu nhược với ngoại bang. Thậm chí bia tưởng nhớ các tử sĩ đã chết cho quê hương năm 1979 cũng bị đục bỏ. Hàng ngàn và có thể chục ngàn tử sĩ (dân và quân) hy sinh mà không có được buổi lễ truy điệu hàng năm. […]

    • Dân Việt said

      Máu đào chẳng phải nước sông Hồng.
      Đổ xuống để rồi chảy biển đông
      Từng giọt thấm vào lòng đất Mẹ
      Giữ gìn Tổ quốc của Cha Ông.

      Giữ gìn Tổ quốc của Cha Ông.
      Con cháu ngày nay quyết một lòng
      Bảo vệ giang sơn cùng biển đảo
      Ngàn năm chẳng nhụt chí Tiên Rồng.

Bình luận về bài viết này