BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

702. NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC VÀ THỂ GIỚI NĂM 2011

Posted by adminbasam trên 08/02/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NGOẠI GIAO TRUNG QUC VÀ THỂ GIỚI NĂM 2011

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 7/2/2012

TTXVN (Bắc Kinh 2/2)

Tạp chí “Tri thức thế giới” số 01 ra ngày 1/1/2012 có loạt bài viết về chủ đề “Ngoại giao Trung Quốc và thế giới năm 2011”, cho rằng năm 2011 vừa qua thế giới có nhiều thay đi lớn, nhanh và sâu sắc, có thể nói trước nay chưa tng có. Trong bối cảnh tình hình thế giới không ngừng thay đi và ảnh hưởng của Trung Quốc không ngừng tăng lên, ngoại giao Trung Quốc tới đây cần phải chuyển đổi mô hình. Dưới đây là nội dung những bài viết nói trên.

BÀI 1: ĐẠI CỤC VÀ THAY ĐỔI CỤC DIỆN

(Tác giả: Lạc Ngọc ThànhTrợ lý Bộ trưởng Ngoại giao.

Vụ trưởng Vụ quy hoạch chính sách, Bộ Ngoại giao Trung Quc)

1/ Nhà d báo thiên tài nhất cũng không liệu trước được

Trong năm qua rất nhiều sự việc diễn ra đều ngoài dự liệu. Các khu vực Tây Á, Bắc Phi xã hội biến động lớn, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, động đất ớ Nhật Bản dẫn đến sóng thần và sự cố rò rỉ hạt nhân, ba sự kiện lớn nói trên đến nhà dự báo thiên tài nhất cũng không lường trước được. Hơn nữa ba sự kiện nói trên ở mức độ rất lớn đã chi phối tiến trình phát triển của thế giới trong năm qua. Ai có thể tưởng tượng được trung tâm thành phố Luân Đôn lại xảy ra rối ren, tại một quốc gia yên bình trù phú như Na Uy lại diễn ra những vụ tấn công đẫm máu bằng súng nghiêm trọng? Ai có thể nghĩ đến thành phố Niu Yoóc bỗng dưng xuất hiện phong trào “chiếm phố Uôn”, hơn nữa từ chỗ chỉ có mấy trăm người phát triển đến hàng nghìn người, từ Niu Yoóc mở rộng ra đến cả nước Mỹ, thậm chí ra cả thế giới? Vì vậy mà rất nhiều bài viết trên báo chí đã thể hiện một cách xúc động, rằng đó quả thực là một thời đại của những rối ren lớn, biến động lớn, điều chỉnh lớn. Tiến sĩ Kissinger nói: “Chúng ta đang đứng trước một cục diện thay đổi lớn chưa từng có từ 500 năm trở lại đây”. Người viết bài này cho rằng cách nói như trên là có lý. Nói vậy cũng có nghĩa là cục diện biến đổi nói trên không phải chỉ ở một phương diện, một lĩnh vực, một khu vực nào đó, mà mang tính toàn cục, toàn phương vị, liên quan đến các lĩnh vực, các khu vực và các phương diện.

Liên Xô trước đây đổ vờ dẫn đến kết thúc Chiến tranh Lạnh, đó là sự thay đổi mang tính kết cục có ảnh hưởng to lớn.

Nhưng, nay nhìn lại cũng không chỉ là sự thay đổi của một nửa địa cầu. Như quá trình thay đổi của thế giới hiện nay thì có thể nói là bốn biển trào dâng, năm châu chấn động. Lại còn một hiện tượng nổi bật nữa là một nhóm nước lớn đang phát triển nổi lên mang tính quần thể, đây cũng là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử. Vai trò của những nước mới nổi trong các công việc của thế giới đã được nâng lên rất rõ, nhất là trong điều kiện ba đầu máy kinh tế lớn trên thế giới là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đều đang xuống dốc, các nước lớn mới nổi đã giữ được xu hướng phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là Trung Quốc, cần phải nói rằng Trung Quốc và các nước lớn mới nổi khác đã tạo ra rất nhiều cơ hội và có đóng góp quan trọng cho sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

2/ Ván c ngoại giao Trung Quốc

Tình hình thế giới thay đổi, ngoại giao Trung Quốc cũng cưỡi sóng đạp gió tiến lên, giành được thành quả rõ rệt. Nếu so sánh ngoại giao Trung Quốc với một bàn cờ thì có thể tự hào nói rằng chúng ta đã thực hiện được mục tiêu đúng như thời hạn đã định theo quy trình “mở đầu tốt, giữa ván đi tốt, dứt điểm tốt”.

Trước hết, ngoại giao năm 2011 được bắt đầu bằng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Mọi người đều biết, năm 2011 là vừa đúng 40 năm sau khi Kissinger đi thăm Trung Quốc, trong 40 năm nói trên quan hệ Trung-Mỹ trải qua nhiều sóng gió, hai nước đã là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu ở nước ngoài tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ trong nhiều năm liền, Mỹ là một trong các nước có nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Sự thay đổi nói trên thật ấn tượng. Đặc biệt là trải qua 40 năm va chạm, đầu năm 2011 lãnh đạo hai nước đã đạt được nhận thức chung về việc Trung Quốc – Mỹ cần xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, cả hai cùng có lợi và cùng thắng lợi. Đó là một bước đột phá lớn, cho thấy hai nước đang cùng cố gắng tìm kiếm con đường chung sống giữa nước lớn với nước lớn theo mô hình mới, từ bỏ lối tư duy cũ “tôi mạnh anh yếu, tôi thắng anh thua” để cùng theo đuổi lợi ích lớn nhất. Cách tìm kiếm như vậy sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn và sâu sắc đối với việc thiết lập quan hệ nước lớn theo mô hình mới, thậm chí tạo dựng quan hệ quốc tế đương đại.

Trên bàn cờ năm qua, thời điểm giữa ván đi tốt. Nếu lấy tiêu chí từ việc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tham gia Hội nghị cấp cao kỷ niệm 10 năm thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải và đi thăm ba nước là Nga, Cadắcxtan và Ucraina thì quan hệ của Trung Quốc với các nước châu Âu đã được quy hoạch và phát triển thêm một bước. Đặc biệt là trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Hồ cẩm Đào, lãnh đạo hai nước đã cùng xác định phương hướng, mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển quan hệ Trung – Nga trong 10 năm tới, tiếp thêm động lực mới cho quan hệ hai nước phát triển ốn định, bền vững, lâu dài. Ngoài ra, hoạt động trên bàn cờ ngoại giao Trung Quốc còn có Hội nghị các nhà lãnh đạo các nước BRICS, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội) Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo đã đi thăm các nước châu Âu, châu Á, cùng với sự kiện đối thoại chiến lược và kinh tế Trung – Mỹ lần thứ ba, hết sức phong phú đa dạng, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị của Trung Quốc với các nước và khu vực hữu quan phát triển mạnh mẽ.

Giai đoạn cuối của hoạt động ngoại giao

Trung Quốc trong năm qua có 4 hội nghị cấp cao đa phương, đều tập trung vào tháng 11, bao gồm các sự kiện như Chủ tịch Hồ cẩm Đào tham dự Hội nghị cấp cao G.20 tổ chức ở thành phố Canne của Pháp, Hội nghị các nhà lãnh đạo của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Hawaii, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tham gia Hội nghị các Thủ tướng của Tổ chức hợp tác Thượng Hải ở St. Petersburg, và Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali của Inđônêxia. Thời gian Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tham dự Hội nghị cấp cao ở Canne đúng vào dịp khủng hoảng nợ của châu Âu có diễn biến nghiêm trọng. Ở các khuôn khổ trong và ngoài hội nghị, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đi sâu trao đổi quan điểm về vấn đề nợ công châu Âu với nhà lãnh đạo các nước. Thái độ của Trung Quốc chân thành tích cực, hợp tình hợp lý, được các nước hữu quan hưởng ứng tích cực. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với tư cách là nước lớn khu vực, Trung Quốc đã có những nỗ lực không mệt mỏi nhằm bảo vệ hòa bình ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực, và đã thu được hiệu quả rõ rệt.

Trước việc Mỹ điều chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, chú trọng và đầu tư nhiều hơn trong các công việc ở châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc cũng nhiều lần tỏ rõ là không có ý đồ và cũng không có khả năng chèn ép nước Mỹ, hy vọng Mỹ phát huy vai trò mang tính xây dựng ở khu vực này, trong đó bao gồm tôn trọng những quan tâm và lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Khu vực Thái Bình Dương bao la có đủ không gian để Mỹ và Trung Quốc cùng chung sống và tồn tại.

3/ Không phô trương hùng mạnh nhất thi, không màng tiến

nhanh trong chốc lát

Từ năm ngoái giao vừa qua của Trung Quốc dễ dàng nhận thấy rằng đứng trước tình hình thay đổi phức tạp, việc nhận định đúng tình hình và đưa ra được quyết sách đúng đắn không phải là việc dễ dàng. Biểu hiện của các hình thức biến loạn đều là những vấn đề hóc búa và thách thức đối với Trung Quốc và các nước khác. Điều may mắn là so với một số quốc gia rơi vào khủng hoảng, rối ren, xung đột, thậm chí là chia rẽ thì Trung Quốc tổn thất ít nhất, nếu nhận định về mặt chiến lược cũng không có tổn thất lớn, về ngoại giao cũng không có sai lầm- lớn mang tính phương hướng, chiến lược. về ngoại giao Trung Quốc trong thời gian tới, tôi cho rằng có ba điểm cần phải kiên trì thực hiện:

Thứ nhất, phải tiếp tục con đường phát triển hòa bình. Chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy sự ổn định và phát triển tự thân, làm tốt việc của mình. Trung Quốc vẫn ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, rất nhiều vấn đề gặp phải đều rất khó khăn phức tạp, chỉ có luyện tốt nội công, thông qua đẩy nhanh phát triển mới có thể giải quyết những khó khăn này. Chúng ta đã công bố Sách Trắng về “Trung Quốc phát triển hòa bình”, một lần nữa trịnh trọng cam kết và tuyên thệ với thế giới về con đường phát triển hòa bình. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nói, trừ phi người khác cố tình đem chiến tranh đến với chúng ta, nếu không thì tất cả mọi việc của chúng ta sẽ đều phải xoay quanh công việc xây dựng này để tránh gặp bất cứ hình thức phiền nhiễu nào.

Phải “lựa chiều theo sóng to gió cả”, luôn giữ được sự bền bỉ và sức mạnh chiến lược, không phô trương hùng mạnh nhất thời, không màng tiến nhanh trong chốc lát. Phải thấy được rằng cục diện tốt đẹp hiện nay có được là không dễ, cả bao thế hệ phấn đấu gian khổ mới có được. Chúng ta phải biết quý trọng hơn, và phải giữ gìn bằng mọi cách. Phải giữ ổn định, hợp tác, trở thành lực lượng hòa bình, phát triển.

Thứ hai, phải thuận theo xu thế của thời đại, lấy phát triển, hợp tác, cùng có lợi và cùng thắng để tìm kiếm an ninh.

Trong bối cảnh lợi ích của các nước giao thoa nhau sâu sắc, mưu cầu hòa bình, phát triển, thúc đẩy hợp tác là trào lưu của thời đại và xu thế của lịch sử.

“Anh mạnh tôi yếu”, “cuộc chơi được mất ngang nhau”…, tất cả đều là tư duy của Chiến tranh Lạnh cần phải vứt bỏ từ lâu. Một số nước hiện nay đang say sưa điên cuồng tăng cường trang bị quân sự, gia tăng sự hiện diện quân sự, tăng cường liên minh quân sự, thực tế này đã đi ngược lại với trào lưu của thời đại và xu hướng chung của thế giới. Bài học lịch sử về phương diện này có rất nhiều, cần phải được đúc rút. Ngày nay không phải càng nhiều tên lửa sẽ càng an toàn, mà phải là kiên trì phát triên, hợp tác. Chúng ta phải xây dựng quan niệm an ninh mới, kiên trì thông qua đối thoại và hiểu biết nhau để loại bỏ mâu thuẫn, bất đồng, thông qua tăng cường lòng tin chiến lược, đi sâu hòa nhập lợi ích, tăng cường hợp tác để thúc đẩy an ninh và ổn định.

Thứ ba, cần tiếp tục chung vai sát cánh, cùng khắc phục khó khăn trước mắt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đều trở thành một cộng đồng lợi ích chung, trong đó vinh cùng vinh, mất cùng mất.

Đứng trước thách thức mang tính toàn cầu, Trung Quốc không thể đơn độc đối phó. Nếu cả thế giới khủng hoảng thì Trung Quốc cũng không thể yên ổn. Người khác mỗi ngày một kém đi, Trung Quốc cũng không thể mỗi ngày một tốt lên. Phải xây dựng mối quan hệ lợi ích thật tốt giữa Trung Quốc với thế giới, trên thực tế phải phát huy vai trò mang tính xây dựng nhiều hơn, đảm nhận trách nhiệm quốc tế lớn hơn, đưa ra được nhiều sản phẩm công cộng hơn, nâng cao hơn nữa “chủ trương của Trung Quốc” và “phương án của Trung Quốc” phù hợp với khả năng của mình. Trong tương lai Trung Quốc phải có được bước phát triển lớn hơn, cũng phải mở cửa với thế giới hơn nữa, cùng với các nước mở rộng hợp tác chặt chẽ hơn, cùng đối phó với các loại rủi ro và thách thức, bảo vệ tốt và quản lý tốt trái đất mà chúng ta sinh sống.

BÀI 2: THAY ĐỔI MÔ HÌNH NGOẠI GIAO VÀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN

(Tác giả: Thẩm Quốc Phỏng— Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức thế giới)

Năm 2011 kinh tế Trung Quốc phát triển tương đối ổn định, sức mạnh tổng hợp quốc gia không ngừng tăng lên, ảnh hưởng và vai trò trên trường quốc tế khône; ngừng lớn thêm, đó là một sự thực không cần tranh cãi. Chính vì vậy mà mỗi sự kiện lớn trên thế giới xảy ra không có sự kiện nào không ảnh hưởng đến Trung Quổc, cũng như mỗi việc làm của Trung Quốc cũng đều được cả thế giới quan tâm. Trung Quốc đã lớn mạnh, có người lo, có người sợ, có người cổ vũ, có người hy vọng tăng cường hợp tác với Trung Quốc, cũng có người muốn kiềm chế Trung Quốc. Đó là hiện tượng hết sức bình thường. Một nước xã hội chủ nghĩa đã trỗi dậy, viễn cảnh phía trước chắc chắn sẽ phức tạp, bởi vậy chúng ta cần phải có sự chuẩn bị về tư tưởng và hành động để đối phó với môi trường mới. Chẳng hạn như vấn đề Nam Hải (Biền Đông), trước đây Mỹ không can thiệp, hiện nay lại nói liên quan đến lợi ích của Mỹ, hơn nữa lại lớn tiếng can thiệp. Thực tế này đương nhiên sẽ nhất quán với với chính sách hai mặt của Mỹ đối với Trung Quốc. Điều này không có gì lạ, nhưng còn có nhân tố rất quan trọng là sức mạnh của Trung Quốc ở Đông Nam Á tăng lên. Trong khuôn khổ của các cơ chế “10 + 3”, “10 + 1”, hợp tác của 10 nước Đông Nam Á với Trung Quốc trong các lĩnh vực tăng lên rất nhiều và rất nhanh, bao gồm các phương diện chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự…, khiến Mỹ cảm thấy trạng thái cân bằng trong chiến lược khu vực bị lệch đi nên phải lợi dụng vấn đề Nam Hải để kiềm chế Trung Quốc. Quan hệ tác động lẫn nhau giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài ngày càng mật thiết hơn, lợi ích của Trung Quốc cũng ngày càng quốc tế hóa hơn, mở rộng ra nước ngoài nhiều hơn. Bởi thế chúng ta đang gặp thách thức rất lớn về mặt ngoại giao. Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, rối ren ở Trung Đông, tình hình Nam Hải phức tạp hóa, đó là những thách thức chính trị nghiêm trọng đặt ra trước mắt chúng ta trong năm 2011, liên quan đến lợi ích của chúng ta ở nước ngoài, cũng như liên quan đến chủ quyền và lợi ích cốt lõi của chúng ta. Vậy chúng ta cần phải làm như thế nào?

Thứ nhất, khi xảy ra khủng hoảng trên thế giới hay khu vực, Trung Quốc cần phát huy vai trò của mình ra sao?

Trước hết, phải tích cực tham gia, tham dự các hội nghị quốc tế về khu vực liên quan, không phải xuất hiện mang tính tượng trưng ở hội trường mà phải đề xuất những kiến nghị cụ thể, khả thi mang tính xây dựng trên cợ sở điều tra nghiên cứu đầy đủ, phải có biện pháp mang tính mục tiêu rõ ràng, tránh những lời nói hoa mỹ nhưng trống rỗng.

Sau nữa là phải nghiên cứu nghiêm túc biện pháp bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp của Trung Quốc ở nước ngoài. Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu có ảnh hưởng rất lớn đối với Trung Quốc, tham gia bằng cách nào để giúp châu Âu vượt qua khủng hoảng, vấn đề này cũng liên quan đến lợi ích của Trung Quốc, và cũng đang phải xem xét. Chúng ta làm thế nào để có thể giúp châu Âu trong khi thu nhập bình quân đầu người ở châu Âu gấp hàng chục lần ở Trung Quốc? Trung Quốc giúp một tập đoàn các nước tư bản chủ nghĩa với tư cách là một nước xã hội chủ nghĩa như thế nào, đó là những vấn đề liên quan đến một số tư duy truyền thống của chúng ta từ lâu nay.

– Thứ hai, trong điều kiện tình hình khu vực rối ren, Trung Quốc cần phải có đối sách như thế nào? Trước hết phản ứng phải nhanh. Ví dụ như phải đưa công dân Trung Quốc ra khỏi Libi, Ai Cập thật nhanh. Đối phó thế nào về mặt ngoại giao cũng phải có đối sách đúng đắn, chậm trễ sẽ khiến chúng ta hết sức bị động, sẽ phải trả giá về mặt chính trị và ngoại giao. Mặc dù các nước Tây Á, Bắc Phi nói trên có quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc, trước đây Trung Quốc có lập trường nhất quán trong một số vấn đề quốc tế ở các nước này nhưng việc thay đổi chính quyền như hiện nay là một hiện thực, chúng ta phải vượt qua một số tư duy truyền thống như vậy.

– Thứ ba, khi lợi ích cốt lõi của bản thân Trung Quốc gặp thách thức, Trung Quốc cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Ví dụ như trong vấn đề Nam Hải, vấn đề này trên thực tế đã bị quốc tế hóa. Trung Quốc tuy vẫn còn phải nhấn mạnh chống quốc tế hóa, chú trọng đàm phán song phương nhưng cũng cần phải nghiên cứu, trong khi “bị quốc tế hóa”, cũng đồng thời phải chuẩn bị ra đòn xuất kích bằng cách nào? Lợi dụng các tình huống công khai, sử dụng các sự thực lịch sử làm cơ sở, giải thích một cách đúng đắn, rõ ràng quan điểm, lập trường và chủ trương của chúng ta. Lợi ích của chúng ta ở Nam Hải hiện ngày càng lớn, công tác bảo hộ lãnh sự phải được hết sức tăng cường về mặt thể chế, cơ chế chứ không chỉ đề cập đến an ninh của công dân của Trung Quốc.

Những vấn đề nói trên không những đòi hỏi chính phủ phải nghiên cứu mà xã hội cũng phải nghiên cứu. Tôi luôn cho rằng ngoại giao mang tính dự báo là hết sức quan trọng đối với chúng ta, nhất là trong điều kiện Trung Quốc đang phát triển nhanh như hiện nay, có ảnh hưởng trên thế giới lớn như vậy. Ngoại giao mang tính dự báo cần phải được phối hợp tiến hành trên các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính v.v.. Nếu ngoại giao dự báo được làm tốt sẽ có thể làm thay đổi cục diện đối phó bị động, giúp cho công tác ngoại giao xử lý tốt các tình huống giữa nặng và nhẹ, giữa chậm chạp và gấp gáp, giúp thấy trước được những mâu thuẫn tiềm ẩn và những ngòi nổ có thể dẫn đến xung đột, chủ động đề xuất đối sách mang tính dự báo chứ không phải để sự việc xảy ra mới đối phó bị động. Ngoại giao dự báo cũng bao sồm cả việc nâng cao độ minh bạch trong các chính sách hữu quan, phải cụ thể hóa một cách tương đối, để cộng đồng quốc tế biết được phương hướng phát triển của chúng ta, tránh để bên ngoài suy đoán theo cách tô vẽ chủ quan, cũng lại càng phải đề phòng, ngăn chặn một số thế lực thù địch lợi dụng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế không ngừng thay đổi và ảnh hưởng của Trung Quốc không ngừng tăng lên, nền ngoại giao Trung Quốc quả thực cần phải thay đổi mô hình, phải xây dựng tư duy chiến lược nước lớn, thay đổi cách tư duy và cách làm truyền thống, có như vậy mới có thể hỗ trợ được cho quyền chủ động trong giao lưu đối ngoại.

BÀI 3: CAN DỰ SÁNG TẠO-NGOẠI GIAO MỚI CỦA TRUNG QUỐC

(Tác giả: Vương Dật Chần — Phó Giám đốc Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Bc Kinh)

1/ Ba sự kiện ln khái quát cục diện ln một năm

Trong thời kỳ mới, Trung Quốc cần phải làm thế nào để có thể “can thiệp một cách sáng tạo” và phát huy vai trò lớn hơn trong các công việc của toàn cầu? Tôi muốn sơ lược lại ba sự kiện lớn đã diễn ra trên thế giới trong thời gian gần đây, ba sự kiện lớn này đều là những khảo nghiệm lớn, vừa là thách thức cũng vừa bao hàm cơ hội đối với chúng ta.

Thứ nhất, thế giới Hồi giáo chiếm đến 1/6 tổng dân số thế giới đang diễn ra quá trình thay đổi sâu sắc chưa từng có trong một trăm năm trở lại đây. Tác giả bài viết này cảm nhận thấy rằng đây có thể là sự thức tỉnh về chính trị của thế giới Hồi giáo, một thời gian rất dài tới đây thế giới Hồi giáo này sẽ còn tiếp tục nung nấu, ấp ủ và sản sinh ra những sóng xung kích mới. Đó là một trong những cục diện biến đổi lớn nhất trên toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21, trong khi tạo dựng lại thế giới Hồi giáo trong tương lai, cũng có thể đồng thời đem lại những ngoại lệ chiến lược và rối ren xã hội. Thực tế cho thấy, trong thời gian tới, thế giới này sẽ phát sinh những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực như trong giải quyết các điểm nóng khu vực, cục diện an ninh toàn cầu và cung cấp năng lượng toàn cầu, quan hệ giữa các nền văn minh và tôn giáo chủ yếu trên thế giới, sự thắng bại trong cuộc đọ sức giữa các nước lớn trên thế giới… Xung lực sinh ra của thế giới này sẽ vượt xa chiến tranh Vùng Vịnh, sự kiện khủng bố 11-9 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Thứ hai, thế giới phương Tây “bất lực” một cách phổ biến như: Bất lực mang tính chế độ, bất lực trong ý thức hệ, bất lực trong địa vị bá quyền. Ở rất nhiều nơi, chúng ta có thể thấy thế giới phương Tây đã từ vai trò của người đề xuất phương án, giải quyết vấn đề toàn cầu hiện nay dần dần trở thành nơi của những người chỉ biết nói suông, thậm chí trở thành người gây rắc rối cho chính mình. Đó là xu hướng rất ít thấy trong mấy trăm năm trở lại đây. Nhưng có một phương diện khác không được xem nhẹ là, trong tình hình khủng hoảng ở phương Tây, cũng đã xuất hiện một lực lượng thay đổi ngoan cường, một chiến lược điều chỉnh âm thanh, tiếng nói và chủ động xuất kích. Ví dụ như ở Mỹ, êkíp ngoại giao do H. Clinton đứng đầu gần đây đã phát huy sức mạnh rất lớn, chủ động ra đòn liên tục, chiếm lĩnh điểm cao đạo lý, đề xuất các kiểu kiến nghị, đi nước cờ trước, ra đòn tổ hợp ở các nơi, đặc biệt là ở các quốc gia và khu vực điểm nóng trên thế giới. Theo tác giả, vẫn chưa có một nước lớn hoặc một nhóm nước nào có được khả năng như vậy, Trung Quốc cũng cảm nhận được việc Mỹ lớn tiếng trở lại châu Á đã đem lại nhiều áp lực và thách thức như thế nào. Kỳ thực, trên thế giới hiện nay rất nhiều nơi đều có thể cảm nhận được ý thức ra tay trước và cục diện bàn cờ lớn như vậy của các nước lớn chủ chốt phương Tây. Trong khi chúng ta nhận định về sự bất lực của phương Tây, trong nội bộ của họ lúc ấy cũng đang có những nhóm cải cách lớn mạnh; Trong khi bàn luận về việc nước Mỹ đang trượt dốc và cuộc khủng hoảng mang tính chế độ nguy hiểm ở phương Tây, cũng đồng thời không đánh giá thấp khả năng tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng và thực hiện một vòng cải cách và quyết tâm chấn hưng của họ.

Thứ ba, Trung Quốc đã giữ được xu thế kinh tế đi lên, phát huy vai trò to lớn trong các phương diện thương mại, tài chính, tiền tệ và năng lượng của toàn cầu, nhưng mặt khác, chưa có quyền phát ngôn và ảnh hưởng tương ứng, thậm chí còn bị động tương đối trong lĩnh vực chính trị quốc tế, ngoại giao, thậm chí về mặt quan niệm. Trong khi chúng ta bàn về việc Trung Quốc chuyển đổi mô hình ngoại giao hiện nay, giới học giả và công chúng trên thực tế đã có một cách nghĩ ngấm ngầm, đều cho rằng cải cách chính trị ở Trung Quốc chưa đủ, xã hội phát triển thiếu công bằng, ngoại giao vẫn chưa sáng tạo. Ngoại giao Trung Quốc nhiều lúc còn yếu thế chứ không phải là thế của người can dự chính thức chủ động ra đòn, nhìn xa trông rộng, có tính dự báo và tính sáng tạo. Người khổng lồ có sự phiền muộn của người khổng lồ trong quá trình lớn mạnh, một mặt kinh tế tăng nhanh dồn dập khiến người khác quan tâm nhưng mặt khác người khổng lồ cũng có sự khập khiễng, còn tồn tại rất nhiều khiếm khuyết trong các phương diện khác, thế giới, thậm chí bản thân người Trung Quốc đều cảm nhận được còn tồn tại những vấn đề rất lớn này.

2/ Can dự sáng tạo, đòi hỏi trí tuệ và sức khái quát tưởng tượng

Vậy, trong khi đối diện với cục diện biến đổi lớn này, ngoại giao Trung Quốc cần phải làm gì? Làm thế nào để giành được quyền phát ngôn trong các công việc toàn cầu, để nước lớn Trung Quốc có được tiếng nói hữu hiệu, đảm bảo vận dụng tốt hơn nữa cơ hội chiến lược của bản thân, cung cấp cho thế giới các thành quả công cộng, hoạch định nguyên tắc quốc tế, góp phần xứng đáng cho hòa bình và phát triển của thế giới?

Sự can dự sáng tạo nói trên là sự hoạch định sách lược về giấu mình chờ thời, hay là hình thức siêu việt nào đó theo quan điểm ăn xổi của một số năm trước đây. Sự bao dung rộng lượng, mức độ dễ dãi chiều theo thế giới bên ngoài của Trung Quốc đã làm cho Trung Quốc ngày càng khó có thể đốt cháy giai đoạn, không thể không chủ động đưa ra để bàn bạc, đi nước cờ trước. Vì thế phải có sự điều chỉnh theo ý nghĩa triết học, phải có được tiếng nói và quy hoạch lâu dài của mình. Nhưng cần nhấn mạnh rằng Trung Quốc không phải đi lại con đường bá chủ của phương Tây, nhất là lối đi cũ của nước Mỹ. Lối đi mới như vậy vừa khác với phương thức không can dự quá sâu thời kỳ trước đây, lại vừa khác với lối đi cũ là “nước mạnh sẽ bá quyền” như trong lịch sử cận đại. Như vậy đòi hỏi chúng ta phải có trí tuệ và sức tưởng tượng, có được “sức mạnh thông minh” từ sự chuyển đổi mô hình ngọai giao. Can dự sáng tạo nhất định phải có tính lựa chọn, tính xây dựng và có sức mạnh để tiến hành là sự lựa chọn công phu về thời cơ, phương thức và nội hàm chứ không đơn giản chỉ dựa vào gây sức ép về quân sự hay đối đầu trực tiếp. Việc đẩy mạnh đườmg lối ngoại giao mới nói trên là không dễ dàng, thường là trong thời khắc khó khăn mới có thể phát hiện thời cơ, đòi hỏi mạnh dạn tranh đua có được tiếng nói và kiếm tìm nghiêm túc.

Một vài ví dụ về ngoại giao can dự sáng tạo liên quan đến các thời kỳ quá khứ, hiện tại và tương lai:

Trước hết là ví dụ về quá khứ – trường hợp Xuđăng. Mười mấy năm trước Xuđăng là “đứa con bị bỏ rơi” của châu Phi, bần cùng và không có hoạt động kinh tế, sự can dự đặc biệt của Trung Quốc bao gồm hình thức dàn xếp ngoại giao và viện trợ kinh tế… đã làm cho Xuđăng 10 năm sau không còn cảnh nổi loạn như vẫn xảy ra trong bối cảnh rối ren ở Trung Đông, khiến quốc gia này xây dựng được chuỗi ngành nghề về dầu mỏ tương đối hoàn chỉnh ở cả lục địa châu phi cuộc sống người dân ở đây có phần được nâng cao, Trung Quốc không những có được dầu mỏ Xuđăng mà còn là nước lớn được Nam Xuđăng lắng nghe nhất đa giữ được ảnh hưởng và vị trí chiến lược của mình. Trung Quốc đã xác lập chức danh “Đặc sứ về vấn đề Darfur”.

Hành động can dự và nước cờ đi trước mang tính chiến lược mà chúng ta đã thiết lập được ở khu vực này đều có vai trò tích cực đối với tình hình an ninh ổn định ở châu Phi, và cả an ninh dầu mỏ của chính Trung Quốc, với ý nghĩa nào đó cũng đã là mẫu hình đi trước để các nước châu Phi và hợp tác Trung – Phi trong bối cảnh tương tự làm theo. Cả đến các nước lớn phương Tây cũng đều phải thừa nhận Trung Quốc ngày càng là bên tham gia không thể thiếu được ở đây.

Ví dụ thứ hai là vấn đề hiện tại – Nam Hải. Đây là một khó khăn bế tắc của người Trung Quốc hiện nay. Tôi cho rằng đó chính là vấn đề phiền lòng của gã khổng lồ trong quá trình lớn mạnh, là khảo nghiệm mà Trung Quốc phải trải qua trong quá trình trở thành cường quốc biển. Nhưng tôi không bi quan mà tin tưởng rằng trong thời gian tới Trung Quốc sẽ từng bước biến thành chủ thể cạnh tranh biển mạnh mẽ, đồng thời khiến cho quá trình thiết lập trật tự Đông Á, thậm chí có cục diện mới ở châu Á  ngày càng có nhiều sắc thái Trung Quốc hơn. vấn đề mấu chốt ở đây là tư duy mới về sự can dự mang tính sáng tạo. Quan điểm trước mắt của chúng ta về vấn đề Nam Hải là “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương thức song phương, đàm phán với từng nước trong số 5 nước liên quan. Mỹ hiển nhiên không muốn, số đông các nước Đông Nam Á cũng không chấp nhận hình thức này, các nước đó nhấn mạnh hình thức đa phương và luật quốc tế, đây chính là điều mà chúng ta không thông thuộc, và không mong muốn, Theo tôi, muốn đột phá thì phải dùng đến trí tuệ ở phía sau, chẳng hạn như vừa giữ vững nguyên tắc chủ quyền, cũng vừa đồng thời thể hiện tài năng và cung cấp viện trợ của Trung Quốc trong cơ chế đa phương và cung cấp những thành quả công cộng để những nước này thấy được thiện chí và sức mạnh thân thiện hòa bình của nước lớn bên cạnh, thấy được Trung Quốc vừa có thực lực cứng nhưng cũng vừa có thực lực mềm khó từ chối. Một ngày nào đó tình hình chính trị cân bằng ở khu vực tự nhiên sẽ từng bước thay đổi theo hướng cân bằng mà chúng ta mong muốn.

Ví dụ thứ ba thuộc về tương lai là, đường lối ngoại giao mới trong tương lai đòi hỏi thể chế ngoại giao và quan niệm về ngoại giao của Trung Quốc phải có sự thay đổi mới. Trên thực tế, những thay đổi trong đường lối ngoại giao Trung Quốc 30 năm qua là to lớn và sâu sắc nhưng cũng có những bất cập lớn. Nhìn về tương lai, ngoại giao Trung Quốc cũng đòi hỏi phải có những thay đổi như vậy để thích ứng với xu thế mới của thời đại mới. Trong những năm này ngoại giao Trung Quốc đã xác lập quy chế về người phát ngôn, mặt bằng ngoại giao cộng đồng và bộ môn nghiên cứu chính sách, đã mở rộng quy chế bảo hộ lãnh sự, mở rộng phạm vi công khai các hồ sơ ngoại giao, do đó trong 10 năm, 20 năm, 30 năm tới đây yêu cầu phải thành lập mới và mở rộng thêm những ngành nào. Đứng trước những vấn đề mới về biến đổi khí hậu, đàm phán thương mại, tranh chấp trên biển, viện trợ đối ngoại, chống bán phá giá…, những kiến thức ngoại giao nào cần phải được sửạ đổi và bổ sung, những thể chế và biện pháp quyết sách nào cần phải điều chỉnh, đó chính là nội dung phải cải cách. Quá trình điều chỉnh là chuyển đổi mô hình ngoại giao. Quá trình chuyển đổi nói trên đòi hỏi giới học giả đóng góp trí tuệ, đưa ra giải pháp. Quá trình này sẽ đứng trước rất nhiều khó khăn, nhưng nếu có lòng tin vững chắc, thúc đẩy tích cực thì ngoại giao Trung Quốc trong tương lai sẽ vừa phục vụ tốt hơn cho sự lớn mạnh của Trung Quốc trong thời kỳ mới, cũng vừa thúc đẩy thế giới tiến theo phương hướng hòa bình và phát triển nhiều hơn.

BÀI 4: TẨY CHAY VÀ PHẢN ĐỐI CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG BẠO LỰC

(Tác giả: Lưu Giang Vĩnh — Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Đại học Thanh Hoa)

Tình hình quốc tế năm 2011 đã có sự thay đổi to lớn và sâu sắc, một số sự kiện khó dự báo xảy ra liên tục, đem lại cho chúng ta rất nhiều gợi ý mới. Một mặt, Tây Á, Bắc Phi thay đổi chính quyền theo phương thức phi dân chủ như kiểu quân bài đôminô, mặt khác tình hình Đông Á so với năm 2010 có sự hòa hoãn rõ rệt. Hai xu thế phát triển khác nhau ở Tây Á – Bắc Phi và Đông Á là hiện tượng, vậy bản chất của vấn đề này là gì? Tôi cho rằng thế giới ngày nay có hai trào lưu lớn là Chủ nghĩa đa phương hòa bình và Chủ nghĩa đa phương bạo lực, có liên quan đến nhau về bản chất.

Một là Chủ nghĩa đa phương hòa bình. Giữa các nước thông qua cơ chế đa quốc gia, phối hợp đa quốc gia, đối thoại ngoại giao, hợp tác quốc tế v.v. để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức hòa bình, thúc đẩy hòa bình và sự phát triển của loài người. Chủ nghĩa đa phương hòa bình mạnh lên sau Chiến tranh Lạnh, những năm gần đây có bước phát triển lớn, ví dụ như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn khu vực ASEAN, G.20, Hội nghị BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên v.v.. Mặc dù Đàm phán 6 bên còn chưa khởi động trở lại nhưng các bên hữu quan đã tiến hành dàn xếp ngoại giao, tiếp xúc, có lợi cho việc ổn định tình hình. Ngoài ra, hợp tác ASEAN + Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc (10+3) không ngừng đi vào chiều sâu; Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công có được tiến triển thực chất; tháng 7/2011 Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc đã lần đầu tiên thành lập Ban thư ký hợp tác ba nước. Năm 2012 Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ được tổ chức tại Trung Quốc. Qua những thực tế nói trên, có thể thấy Chủ nghĩa đa phương hòa bình ở khu vực Đông Á đang phát triển, đã đem lại tình hình ổn định và cùng thắng lợi, cũng có thể thấy Chủ nghĩa đa phương hòa bình có thể đóng góp cho hòa bình, phát triển của thế giới.

Hai là Chủ nghĩa đa phương bạo lực. Chủ nghĩa này đã có từ xưa, hiện nay rất thịnh hành. Đặc điểm của Chủ nghĩa đa phương bạo lực là dựa vào ưu thế tuyệt đối về quân sự, nhờ có sức mạnh quân sự, thông qua tấn công quân sự để quán triệt ý đồ, phán đoán giá trị của bản quốc, mưu tìm lợi ích đơn phương, ví dụ như hành động quân sự của NATO do Mỹ đứng đầu. Nói chung, ở những nơi nào Chủ nghĩa đa phương bạo lực chiếm thế thượng phong, phần lớn quan hệ ở những nơi đó sẽ đều căng thắng, thậm chí dẫn đến chiến tranh. Chủ nghĩa đa phương bạo lực nói cho cùng là thực hiện bá quyền chung, là bá đạo, còn Chủ nghĩa đa phương hòa bình là vương đạo. Trung Quốc không mưu cầu bá đạo mà là vương đạo, nhưng đã cho thấy yêu cầu rõ là, thi hành vương đạo phải có đủ thực lực.

Ở khu vực Đông Á, năm 2011 Chủ nghĩa đa phương hòa bình có phần chiếm thế thượng phong, nhưng có nguy cơ Chủ nghĩa đa phương bạo lực ngóc đầu dậy. Ví dụ, Liên minh Mỹ – Nhật được củng cố, đặt đảo Điếu Ngư vào phạm vi của Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ; Liên minh quân sự Mỹ – Hàn có mục tiêu nhắm vào Bắc Triều Tiên cũng đang được tăng cường, Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc triển khai diễn tập quân sự ở Hoàng Hải. Hợp tác an ninh Mỹ – Nhật Bản – Ôxtrâylia, Mỹ – Nhật Bản – Inđônêxia, Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ tuy không phải là tập đoàn quân sự theo kiểu NATO nhưng có thể sẽ tạo nên hình hài của Chủ nghĩa đa phương bạo lực. Tập đoàn quân sự đa phương hoặc song phương được tạo ra trong đó nước lớn siêu cường là trung tâm, sẽ thông qua ưu thế quân sự và kiềm chế quân sự để thu lợi đơn phương, tuy chưa xảy ra chiến tranh nhưng không loại trừ trong tương lai có thể dẫn đến va chạm hoặc xung đột giữa những kẻ đại diện.

Tới đây, nếu khu vực Đông Á xảy ra chiến tranh, nhất định sẽ không phải là hành động đơn phương của một quốc gia nào, mà sẽ biểu hiện thành Chủ nghĩa đa phương bạo lực, nghĩa là sự can dự của lực lượng quân đội đa quốc gia trong đó chủ thể là liên minh quân sự. Từ kinh nghiệm lịch sử của Trung Quốc cho thấy Liên quân 8 nước trước đây chính là Chủ nghĩa đa phương bạo Iực. Chiến tranh Triều Tiên xảy ra vào năm 1950 cũng vậy.

Chiến tranh tới đây cũng thế, nên chúng ta phải chủ trương và thúc đẩy Chủ nghĩa đa phương hòa bình, tẩy chay Chủ nghĩa đa phương bạo lực.

Trở lại xem xét khu vực Tây Á – Bắc Phi. Năm 2011 Chủ nghĩa đa phương bạo lực chiếm thế thượng phong ở Tây Á-Bắc Phi.

Khi các loại mâu thuẫn được kích hoạt khiến khủng hoảng chính trị trong nước vượt qua giới hạn đỏ đã dẫn đến tình tình can thiệp của thế lực bên ngoài. Nếu Liên hợp quốc không phát huy vai trò thì Chủ nghĩa đa phương bạo lực mà NATO là chủ lực sẽ ra tay mạnh. Dù đánh giá thế nào về tiến trình chính trị trong nước của Libi thì việc NATO thông qua phương thức bạo lực để tấn công quân sự đối với một quốc gia có chủ quyền cũng là không phù hợp với quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, là sự thách thức đối với trật tự quốc tế sau chiến tranh. Đó chính là biểu hiện rõ rệt của Chủ nghĩa đa phương bạo lực. Vì thế, nếu Chủ nghĩa đa phương bạo lực ngóc đầu dậy sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nhìn lại một số sự kiện quốc tế lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tài chính sẽ dễ dàng thấy được rằng những sự kiện này phần lớn đều liên quan đến Chủ nghĩa đa phương bạo lực. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ đã xảy ra như thế nào? Một trong những bối cảnh quan trọng là sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã lần lượt phát động các cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Côxôvô, chiến tranh Ápganixtan, chiến tranh Irắc và chiến tranh Libi. Năm cuộc chiến nói trên đã khiến chi phí quân sự của nước Mỹ lên cao, thâm hụt tài chính lớn, nợ nhiều, tỉ lệ thất nghiệp cao. Các tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ, các tay trùm tài chính, trùm dầu mỏ muốn kiếm tiền thì phải nâng cao giá dầu, phải gây tình hình căng thẳng ở các khu vực địa lý.

Những ông trùm này đã kiếm đủ tiền nhưng khoảng cách thu nhập giàu nghèo ngày càng lớn, kết quả đã diễn biến thành quan hệ tỉ lệ 1% và 99%, dẫn đến phong trào “chiếm phố Uôn”.

Chính quyền Obama đã từ bỏ chính sách đơn phương của Chính quyền Bush, tuyên bố rút quân khỏi Irắc nhưng đến nay Chủ nghĩa đa phương bạo lực mà Mỹ thúc đẩy vừa làm hại cho bản thân nước Mỹ, lại cũng gây hại cho cả EU. Ở phương Tây, châu Âu là tượng trưng cho Chủ nghĩa đa phương hòa bình, trong khi NATO lại là điển hình của Chủ nghĩa đa phương bạo lực. Năm 2011 dường như NATO đã gây khó khăn nghiêm trọng cho châu Âu. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở nước Mỹ đã tạo nên cú trượt dốc của EU, ở một số nước tình hình tài chính căng thẳng, nợ nần chồng chất. Trong điều kiện đó, tháng 3/2011 Mỹ đã phát động cuộc tấn công quân sự nhằm vào Libi, lại giao chiếc gậy chỉ huy cho NATO. Nói cách khác, Mỹ phát động chiến tranh để cho các nước ‘thành viên NATO phải thanh toán chi phí. Các nước Hy Lạp, Italia phải gánh món nợ nặng nề, còn phải tham gia tấn công quân sự Libi, không có tiền trả, tất dẫn đến khủng hoảng nợ và kinh tế châu Âu trượt dốc. Đức không tích cực tham chiến nên hiện nay chiếm vị trí chủ đạo. Nước Anh tham chiến, nay bị gạt ra ngoài rìa EU.

Chính quyền Sarkozy ở Pháp đi đầu trong cuộc chiến Libi, Chính phủ khó có thế tái đắc cử trong nhiệm kỳ tới.

Sự thực chứng minh, ai thi hành Chủ nghĩa đa phương bạo lực, người đó sẽ lấy đá tự ghè chân mình! Kết quả kình địch nhau giữa Chủ nghĩa đa phương hòa bình và Chủ nghĩa đa phương bạo lực ở châu Âu, là một tiêu chí và góc nhìn quan trọng để quan sát khủng hoảng nợ châu Âu và triển vọng cũng như so sánh lực lượng làm thay đổi nhau ở châu Âu như thế nào. Trở lại nhìn nhận khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Chủ nghĩa đa phương bạo lực muốn làm gì ở khu vực này? Mỹ chắc chẳn không muốn trực tiếp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, nhưng rất có khả năng làm cho nước khác thay Mỹ va chạm hoặc xung đột với Trung Quốc.

Hiện nay Mỹ không muốn biến Đông Á thành chiến trường của Mỹ, vì làm như vậy thì kinh tế Mỹ sẽ tê liệt, không kham nổi gánh nặng tài chính. Như vậy cuối cùng Mỹ sẽ phải làm gì? Mỹ muốn biến Đông Á thành thị trường lớn của Mỹ trong tương lai, nhưng Mỹ có thể xuất khẩu những gì? Kết cấu kinh tế Mỹ chuyển đổi mô hình đòi hỏi phải có thời gian tương đối dài, trong khi đó dây chuyền sản xuất trang bị vũ -khí Mỹ đã bắt đầu đi vào sản xuất lại khó dừng lại. Vậy là Mỹ phải củng cố lại hệ thống quân sự nhắm vào Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, thúc ép những nước có mâu thuẫn với Trung Quốc trở thành các đối tác chủ yếu mua vũ khí của Mỹ. Như vậy Mỹ đã chuyển được khủng hoảng tài chính của nước mình sang cho nước khác, duy trì thế phức hợp về sản xuất và tiêu thụ vũ khí, khiến các nước Đông Á như cảnh cò vạc đánh nhau, tự kiềm chế lẫn nhau, còn ngư ông đứng ngoài được lợi, đảm bảo được địa vị làm chủ thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, các nước Đông Á phải thanh toán tiền cho các tập đoàn vũ khí Mỹ thì khả năng tài chính đáng lẽ được sử dụng trong quốc kế dân sinh lại bị bào mòn đi, giá phải trả cho việc bảo vệ an ninh tăng lên, e sớm muộn sẽ trở thành phiền phức lớn. Lại một tấm gương tày liếp nữa trước khi đi vào vết xe đổ của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu vậy./.

13 bình luận to “702. NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC VÀ THỂ GIỚI NĂM 2011”

  1. Không hiểu sao từ thứ 5 hôm qua tôi chỉ đọc tin tức trên ABS được từ di dộng còn từ opera Desktop thì không hiển thị mục tin thứ 5 và tin thứ 6 mà chỉ có các bài viết tham khảo.

    BS: Sẽ đề nghị kỹ thuật viên kiểm tra lại rồi giải đáp với bác. Cũng có vài độc giả thắc mắc về một khoảng trống dài giữa trang không rõ vì sao.

    BBT: Lỗi này là do trình duyệt Opera, hoặc do lỗi tương tác của WordPress và Opera, bác thử Chrome hoặc Mozilla, IE xem được không. Trang ABS không can thiệp được vào mấy vụ như thế này.

    • Cám ơn các bác. Tôi vào được bằng cách dùng trình duyệt Chrome trên máy tính sau đó copy link sang opera thì lại xem được. Nhưng nếu mở trực tiếp từ opera anhbasam.wordpress.com thì không xuất hiện bài điểm tin thứ 5 và thứ 6

  2. […] trước khi đi vào vết xe đổ của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu vậy./. Theo: anhbasam Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Bình luận […]

  3. […] Theo anhbasam […]

  4. Thanh Nghị said

    Xin phép đọc ý đằng sau của các tác giả:
    1.Vê Nam hải (biển Đông VN):
    a. “các nước đó nhấn mạnh hình thức đa phương và luật quốc tế, đây chính là điều mà chúng ta không thông thuộc, và không mong muốn”: vì ta (TQ) sẽ ở thế yếu trên cả hai phương diện lịch sử lẫn pháp lý quốc tế, nên dĩ nhiên “không muốn”.
    b. “vừa đồng thời thể hiện tài năng và cung cấp viện trợ của Trung Quốc………., thấy được Trung Quốc vừa có thực lực cứng nhưng cũng vừa có thực lực mềm khó từ chối.”: Thể hiện tài năng kiểu TQ là lũng đoạn chính trị, cộng gài tình báo, vừa ám sát, đe dọa, vừa mua chuộc để đưa tay sai lên nắm quyền, gây mâu thuẩn nội bộ quốc gia trầm trọng (VN, Miến), vừa phá hoại kinh tế, vừa tung tiền (viện trợ) để mua đất, gài người, kềm hãm nền kinh tế nội địa, để cang ngày càng lệ thuộc vào TQ (VN, Miến, Lào, Campuchia).
    Để lãnh đạo chính trị các nước bị “sinh tử lịnh” phải cúi đầu lệ thuộc. Hiện tại chỉ thành công ở VN. Miến điện (Burma) đang cố thoát ra, vì nhờ có đối lập mạnh về chính trị (tổ chức của bà Aung S.), về xã hội tôn giáo thuần nhất (PG), và nhất là xã hội không bị nhiễm “tính Đảng” mấy chục năm như ở VN.

    2. “Chủ nghĩa đa phương bạo lực nói cho cùng là thực hiện bá quyền chung, là bá đạo, còn Chủ nghĩa đa phương hòa bình là vương đạo. Trung Quốc không mưu cầu bá đạo mà là vương đạo”: kiểu cách mị dân, đạo đức giả mấy ngàn năm nay của các bậc vương tử Tàu. Dấy binh đánh nhau chí chóe, bành trướng lãnh thổ suốt 2 ngàn năm nay, nhưng mở miệng là “vương đạo”, nhất là khi chưa có đủ thế lực!. Việc binh bị, chiến tranh là sự nối tiếp của tranh chấp chính trị. Chán cho anh chàng GS TS này! Lừa dối, mị dân vừa thôi chứ. Có vậy mới thấy hết dã tâm của họ!

    3. Ý cuối cùng với bạn đọc: TQ phải chiếm (hay ưu tiên khống chế) biển Đông VN mới có đường cho Hạm đội (tàu nổi lẫn tàu ngầm) ra đại dương, mới trở thành cương quốc biển. Không thành cường quốc biển thì giấc mộng bá chủ thế giới cũng tan theo mây khói.

  5. […] NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC VÀ THỂ GIỚI NĂM 2011 […]

  6. Ngọc said

    Thành tích ngoai giaoTQ:Thế giới quẩn quanh 150 nước có nước nào thiệt lòng muốn chơi với TQ không kể luôn cả các đàn em lâu năm Việt Nam ,Bắc Hàn ,Cuba…ngay cả mấy nước châu Phi xa xôi khờ khạo cũng ghét tới mức bắt nhốt luôn người TQ tự hào mang đến cho nó tương lai.Mấy bác viết bài toàn những cán bộ cộm cán nhưng kiểu viết giáo điều ,luận cứ chắc bóp thế này Mao chủ tịch mà có sống lại ổng vẫn cứ nói :”trí thức là cái cục c…”tui xin lỗi không biết câu này có là nguyên văn của ổng chưa.

  7. F 361 said

    Cảm tưởng chung sau khi đọc loạt bài : dối trá, thủ dâm chính trị, mộng mơ kinh tế, ảo tưởng quyền lực! Va cuối cùng : coi thường người đọc, cho là họ không biết không hiểu tình thế Hoa cộng bây giờ.
    Nói chính sách 2 mặt của Mỹ đối với Hoa cộng , thì Hoa cộng cũng có “đối sách” 2 mặt : một mặt rất sợ Mỹ, lo ve vản, nông bi Mỹ; mặt khác rất thèm muốn vị thế nước Mỷ : nhất hô bá ứng, muốn thay thế, chí it là chia sẻ quyền lực với Mỹ.

    Mời các pác đào sâu suy nghỉ về loạt bài này. Xem cái dã tâm của bọn Khựa này bộc lộ và phát triển như thế nào trên biển Đông, vì đây là then chốt và bước quyết định thành bại của chiến lược bành trướng bá quyền của Khựa, tron nửa đầu thế kỷ 21!

    F 361

  8. Ho Chan That said

    Giọng điệu đầy “tính đảng”, ko có những kiến giải sâu sắc về tình hình khách quan… sao mà “giống” VN mình thế nhỉ?!?!?!?!?!?!


  9. Phía tối bên kia bóng Bình Minh
    =======================

    Phía tối bên kia bóng Bình Minh

    Là đêm buông Hoàng hôn lạnh mình

    Cơ chế nhất nguyên đầy nguy hiểm

    Độc quyền tham nhũng lũ kiêu binh

    Bất mãn dây chuyền thất nghiệp khối

    Khơi mào lò thuốc súng chiến chinh

    Mặt khuất của Chị Hằng nguyệt điện

    Thuyền to sóng lớn cuốn Đường Minh (1) .. ..

    PARIS – Hè 2006

    Nguyễn Hữu Viện

    Cảm tác nhân đọc The Dark Side of China’s Rise (Minxin Pei – 2006 Copyright Foreign Policy March/April 2006)

    1. Đường Minh Hoàng
    TRUNG QUỐC như chiếc thuyền to ắt SÓNG PHẢI LỚN …………..

    • Lâm-Hùng / Virginia said

      Đúng vậy ! Cám ơn Nguyễn Tiên Sinh rất nhiều .
      “ Thuyền to sóng lớn cuốn Đường Minh “ – “Tự sát” vốn là cái “ Bản năng vĩnh hằng ” của Trung-Cộng mà .

Bình luận về bài viết này