BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

687. DỰ BÁO TÌNH HÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2012

Posted by adminbasam trên 04/02/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

D BÁO TÌNH HÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC TRÊN TH GIỚI NĂM 2012

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ sáu, ngày 3/2/2012

TTXVN (Niu Yoóc 31/1)

Ngày 13/1, Cơ quan Tình báo Toàn cầu “Stratfor” của Mỹ công bố tài liệu “Dự báo tình hình ở một số nước và khu vực trên thế giới năm 2012” trong đó nhận định, hệ thống quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong một thời gian ngắn. Giai đoạn mới nhất là năm 1989- 1991. Trong thời gian đó, Liên Xô sụp đổ, sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản chấm dứt, Hiệp ước Maastricht tạo nên châu Âu hiện nay được ký kết và Quảng trường Thiên An Môn xác định Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản…

Trong giai đoạn này, các thành phần cơ bản của hệ thống quốc tế đã biến đổi cơ bản, thay đổi các luật lệ cho 20 năm tiếp theo. Hiện nay thế giới đang ở trong một chu kỳ tương tự, được bắt đầu từ năm 2008 và đang tiếp tục diễn ra. Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ rút quân khỏi Irắc tạo cơ hội cho Iran khẳng định sức mạnh có thể thay đổi cán cân sức mạnh ở Trung Đông; kinh tế Mỹ rơi vào vòng suy thoái và có nguy cơ mất ổn định xã hội. Liên minh châu Âu (EU) chấm dứt hoạt động như đã thực hiện cách đây 5 năm và phải xem xét hình mẫu mới. Trung Quốc bước vào giai đoạn kinh tế và xã hội khó khăn, do suy thoái toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và các sản phẩm ngày càng mất cạnh tranh do lạm phát. Những thay đổi diễn ra đồng thời ở châu Âu, Trung Quốc và Trung Đông đang mở ra cánh cửa cho một khuôn khổ quốc tế mới thay thế hệ thống được tạo ra năm 1989-1991.

Năm 2012 có thể được gọi là năm thay đổi thế hệ. Các tiến trình đang tiếp diễn, vì vậy thế giới phải xem xét tương lai của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Trung Đông trước khi rút ra kết luận. Tất nhiên, trong năm 2012, thực tế ngày càng trở nên rõ ràng rằng thế giới hậu Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và đang được thay thế bằng các cường quốc đã thay đổi và động lực đã thay đổi.

1. Mỹ

Điểm nổi bật trong năm 2012 là cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào dịp cuối năm. Hiện nay, 2 đảng bắt đầu bước vào chiến dịch vận động tranh cử, nhưng từ nay đến khi chính thức bước vào cuộc bầu cử, trừ trường hợp đảng Cộng hòa có một ứng cử viên vượt trội có thể cứu vãn nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy và khôi phục địa vị siêu cường của Mỹ trên toàn cầu, khả năng là đương kim Tổng thống Obama có thể thắng cử và tiếp tục nhiệm kỳ tổng thống lần II. Năm 2012, kinh tế Mỹ dự kiến tăng trưởng ở mức 2,2-2,7%; tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống mức trước khủng hoảng 6,8%- 7%; tỷ lệ lạm phát khoảng 1,8%; thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai sẽ giảm trước khi trở lại mức gần bằng thâm hụt tiền khủng hoảng vào năm 2015. Các công ty Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là máy tính, thiết bị y tế, hàng không vũ trụ và quân sự. Tổng thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục đạt mức lớn nhất thế giới, trong đó dẫn đầu thế giới về nhập khẩu và tiếp tục là một trong 3 nước hàng đầu về xuất khẩu. Trên lĩnh vực đối ngoại, song song với kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Ápganixtan, Mỹ sẽ đẩy mạnh chính sách can dự toàn diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt ở Đông Nam Á, để ngăn chặn ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc; tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đàm phán với Nga về chương trình cắt giảm vũ khí thông thường và phòng thủ tên lửa; thú trọng duy trì sự ổn định ở khu vực Trung Đông; ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triêu Tiên.

2. Châu Âu

Năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro sẽ tồn tại. Cuộc, khủng hoảng tài chính châu Âu sẽ đi vào ổn định hoặc ít nhất ổn định tạm thời, nhưng kinh tế tiếp tục suy thoái sâu sắc. Các nguồn đầu tư khổng lồ sẽ rút khỏi châu Âu do các nhà đầu tư ở trong và ngoài khu vực không tin tưởng hệ thống châu Âu. EU sẽ không sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm ép chính phủ các nước tiến hành các cải cách hệ thống tài chính. Nhưng động lực thúc đẩy đằng sau những phát triển trong năm 2012 ở châu Âu sẽ là chính trị chứ không phải kinh tế. Nhận thấy cơ hội trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Đức đang sử dụng, sức mạnh kinh tế và tài chính nhằm thay đổi cơ cấu tổ chức của khu vực đồng euro theo hướng có lợi cho nước này. Bản chất nỗ lực cải cách của Đức nhằm kiểm soát nghiêm ngặt chi tiêu tài chính của nhiều chính phủ châu Âu. Mặc dù hầu hết các nước châu Âu sẽ phản đối, nhưng Đức có nhiều lợi thế cơ bản để thực hiện ý đồ của họ trong năm 2012 như: châu Âu sẽ diễn ra một số cuộc bầu cử ở các nước, nên công chúng châu Âu sẽ không được tham khảo ý kiến về hiệp ước mới do Đức chủ xướng; Đức chỉ cần 17/27 nước khu vực đồng euro chấp thuận, hiệp ước của họ sẽ được thông qua; các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ ký hiệp ước mới vào tháng 3/2012, sau đó từng nước sẽ sử dụng thời gian còn lại và năm 2013 để tìm cách phê chuẩn; Đức có thể tiếp tục thúc ép một số nước như: Ailen, Phần Lan, Hà Lan và Tây Ban Nha tiến hành các cải cách; người châu Âu hoảng sợ nên sẵn sàng làm mọi thứ như áp dụng các biện pháp khắc khổ và phê chuẩn các hiệp ước mặc dù không muốn. Khi tiến trình phê chuẩn hiệp ước của Đức được thúc đẩy, sự thù địch của người châu Âu đối Đức và Brúcxen sẽ tăng. Trên bình diện quốc tế, các nước sẽ tìm cách bảo vệ họ không bị ảnh hưởng trước sự xâm nhập của Đức vào công việc nội bộ. Ở mức độ quốc gia, tình trạng suy thoái sâu sắc sẽ biến thành nỗi tức giận đối với các biện pháp khắc khổ như đã công bố của các chính phủ. Rối loạn chính trị và tài chính sẽ tồn tại trong khung thời gian khi Đức đàm phán với các nước khác thuộc khu vực đồng euro về hiệp ước mới. Mặc dù bản chất của các cuộc đàm phán đó là từ bỏ chủ quyền tài chính quốc gia, nhưng châu Âu có khả năng chấp nhận hiệp ước mới, bởi vì nếu thất bại sẽ làm tăng khả năng sụp đổ cơ cấu tổ chức chính trị của EU và việc thực hiện sẽ không diễn ra trong năm 2012.

3. Nga

Năm 2012, Nga sẽ có một số thách thức như mất ổn định xã hội, tổ chức lại cơ cấu chính trị và thay đổi kinh tế lớn do cuộc khủng hoảng châu Âu gây nên. Mất ổn định xã hội, như đã thấy cuối năm 2011, sẽ tiếp tục trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Ông Putin sẽ tổ chức lại cơ cấu chính trị từ một cơ cấu chủ yếu do đảng của ông ta thống trị thành bức tranh được sự ủng hộ của những người dân tộc chủ nghĩa, tầng lớp thanh niên và các nhà hoạt động tự do mới. Ông Putin cũng sẽ chấn chỉnh đội ngũ lãnh đạo ở Cremli để ngăn chặn mất ổn định xã hội và các khó khăn tài chính củá Nga. Cremli sẽ điều chỉnh nền kinh tế để tạo nên những thay đổi trong các kế hoạch đầu tư trước đây liên quan đến nhiều tỷ USD từ châu Âu trên một số lĩnh vực chiến lược của Nga. Cuộc khủng hoảng châu Âu có nghĩa là bất cứ khoản đầu tư nào cũng sẽ giảm mạnh, vì thế Cremli phải điều chỉnh các kế hoạch kinh tế phù hợp với các chương trình hiện đại hóa và tư nhân hóa của Nga và tự cung cấp vốn cho nhiều dự án. Ông Putin có thể tìm thấy hướng đi thông qua những trở ngại đó, mặc dù chúng sẽ thu hút phần lớn sự chú ý của Cremli. Nhưng không nhân tố nào trong các nhân tố đó sẽ làm thay đổi phương hướng chính sách đối nội và đối ngoại của Nga.

Nga sẽ tiếp tục tăng ảnh hưởng ở các nước thuộc Liên Xô trước đây bằng cách thiết lập Liên minh thuế quan với Bêlarút và Cadắcxtan và Liên minh này phát triển thành Không gian Kinh tế Chung (CES). Tổ chức lớn hơn này sẽ cho phép Nga mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Minxcơ và Axtana cũng như các nước thành viên mới như Cưrơgưxtan và khả năng cả Tátgikixtan nhằm mở rộng phạm vi kinh tế sang chính trị và an ninh để Mátxơva đặt nền móng thành lập Liên minh Âu-Á mà Nga đang hy vọng bắt đầu vào năm 2015. Khi cơ hội để Ucraina tham gia EU giảm, Kiép sẽ nhận ra rằng Mátxcơva là cường quốc bên ngoài duy nhất có thể hướng tới. Nga có thể tận dụng cơ hội để hành động và thâm nhập các tài sản chiến lược của Ucraina, kể cả kiểm soát hệ thống quá cảnh khí đốt tự nhiên của Ucraina. Nhưng Ucraina sẽ tiếp tục chống lại ảnh hưởng của Nga qua CES bằng cách duy trì mức độ hợp tác với phương Tây. Mục tiêu cuối cùng của Nga tại các nước Bantích là vô hiệu hóa chính sách chống Nga và thân phương Tây của các nước khu vực, và mục tiêu này sẽ được Nga thúc đẩy ở Látvia năm 2012.

Nga sẽ tiếp tục quản lý các cuộc khủng hoảng khác nhau với phương Tây, chủ yếu Mỹ và NATO, đồng thời đẩy mạnh quan hệ với các nước châu Âu. Mátxcơva và Oasinhtơn sẽ tiếp tục đối đầu về phòng thủ tên lửa đạn đạo, sự ủng hộ của Mỹ đối với Trung Âu, và Mátxcơva sẽ tăng sức ép an ninh đối với Trung Âu và tăng cường hiện diện kinh tế trong khu vực. Nga sẽ sử dụng các cuộc khủng hoảng này như một cơ hội để chia rẽ các nước châu Âu và giữa châu Âu với Mỹ và trong NATO, đồng thời thúc đẩy nhận thức rằng Nga bị bắt buộc phải hành động mạnh mẽ. Tình hình an ninh sẽ căng thẳng hơn và Nga có ý định thúc đẩy cuộc khủng hoảng này với Mỹ đến bên bờ vực nhưng không cắt đứt các mối quan hệ. Nga cũng sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính và chính trị ở châu Âu để tăng ảnh hưởng ở các nước và khu vực chiến lược. Mátxcơva và Béclin sẽ tiếp tục quan hệ chặt chẽ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế và an ninh, nhưng Nga sẽ chú trọng hơn đến các lĩnh vực an ninh và năng lượng ở Trung Âu. Các nước châu Âu sẽ không phản đối Nga mạnh mẽ do họ bận rộn với các vấn đề của EU và trong nước. Nhưng điều này không có nghĩa Nga được tự do hành động vì Mátxcơva vẫn phải quản lý các tác động do cuộc khủng hoảng của các nước láng giềng gây nên.

4.Trung Á

Một số nhân tố sẽ gây mất ổn định ở Trung Á trong năm 2012. Các cuộc biểu tình phản đối điều kiện kinh tế ngày càng tồi tệ sẽ diễn ra khăp khu vực, đặc biệt ở Cadắcxtan, mặc dù không dẫn đến tình trạng bạo lực gây gián đoạn lớn cho khu vực. vấn đề nghiêm trọng của khu vực ngân hàng ở Cadắcxtan có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính, bất chấp chính phủ có thể kiểm soát và ngăn chặn các khó khăn đó trong năm 2012 bằng cách sử dụng nguồn thu dầu lửa để ổn định tình hình, vấn đề bức thiết hơn là hoạt động của các phiến quân Hồi giáo trong khu vực. Các cuộc tấn công sẽ tiếp tục xảy ra lẻ tẻ ở Cadắcxtan, nhưng xuất hiện nhiều ở Cưrơgưxtan, Tátgikixtan và Udơbêkixtan. Tất nhiên các cuộc tấn công đó sẽ không đạt được mục tiêu chiến lược nhằm lật đổ các chế độ hoặc phát triển thành phong trào xuyên quốc gia có khả năng gây mất ổn định khu vực. Bên cạnh những căng thẳng an ninh, việc chuyển giao lãnh đạo sắp tới của các nhà lãnh đạo ở Cadắcxtan và Udơbêkixtan sẽ tạo nên căng thẳng chính trị khác.

5. Trung Đông

Iran: Nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Iran sẽ là vấn đề chủ yếu ở Trung Đông năm 2012. Hành động rút quân khỏi Irắc của Mỹ đã tạo lợi thế cho sức mạnh quân sự của Iran ở Vùng Vịnh, nhưng Iran không thể hy vọng Mỹ bị hạn chế sức mạnh trong năm 2012 và Thổ Nhĩ Kỳ, một đối trọng khu vực tự nhiên của Iran, đang phát triển vững chắc, mặc dù chậm. Vì vậy nỗ lực củng cố và mở rộng ảnh hưởng khu vực của Iran sẽ được đẩy mạnh năm nay trước khi cánh cửa cơ hội khép lại. Nhưng Iran vẫn hoạt động trong điều kiện hạn chế và về cơ bản không thể thay đổi tình hình chính trị của khu vực theo hướng có lợi cho họ. Arập Xêút sẽ nhận thấy sự bành trướng khu vực của Iran rõ nhất. Hiện nay, Chính phủ Arập Xêút không tin Mỹ có khả năng hoặc sẵn sàng bảo đảm hoàn toàn các lợi ích của Riát. Bên cạnh điểm yếu của Arập Xêút, các nước Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh sợ rằng nếu không bị ngăn chặn, Iran sẽ sử dụng cộng đồng người Shiite gây mất ổn định ở Baranh và tỉnh phía Đông có nhiều dầu lửa mà chủ yếu người Shiite sinh sống của Arập Xêút.

Arập Xêút: Năm 2012, Arập Xêút sẽ dẫn đầu các nỗ lực thúc đẩy các nước thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh ngăn chặn mối đe dọa của Iran, nhưng nỗ lực đó không thể thay thế vai trò của Mỹ – nước bảo đảm an ninh hiệu quả cho khu vực. Một phần quan trọng trong kế hoạch khu vực năm 2012 của Iran là buộc Riát trở thành khu vực có lợi cho Iran và cho phép Arập Xêút phần nào thoát khỏi nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến mối quan hệ nồng ấm tạm thời giữa hai nước thù địch, nhưng nhận thấy những hạn chế và thời gian có hạn của Iran, Arập Xêút có thể tiếp tục cam kết với khuôn khổ an ninh của Mỹ trong khu vực, vì không có lựa chọn nào tốt hơn.

Rối loạn tại Irắc và Xyri: Những tác động do nỗ lực bành trướng của Iran dễ nhận thấy tại Irắc và Xyri. Tại Irắc, thách thức chính của Iran là củng cố sức mạnh của người Shiite trong một số nhóm cạnh tranh. Do được sự hỗ trợ của Iran, giới lãnh đạo người Shiite, vốn bị chia rẽ, sẽ tìm cách tăng ảnh hưởng, trong khi,đó các phe phái người Sunni và người Cuốc ở Irắc sẽ rút vào phòng thủ. Cuộc tranh chấp phe phái sắc tộc này và khoảng trống an ninh xuất hiện sau khi Mỹ rút quân sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ an ninh của Irắc. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có ý đồ ngăn chặn ảnh hưởng của Iran tại khu vực Bắc Irắc bằng cách xây dựng nhiều cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự và tình báo trong khu vực. Tại Xyri, mục tiêu cuối cùng của Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là phá vỡ vòng cung ảnh hưởng của người Shiite bằng cách chia cắt và lật đổ chế độ của Tổng thống Assad. Nhưng không có can thiệp quân sự trực tiếp của nước ngoài, chế độ Xyri sẽ không sụp đổ. Tổng thống Assad sẽ tiếp tục các nỗ lực dập tắt bạo loạn trong nước. Các lựa chọn giải quyết cuộc khủng hoảng rất hạn chế của chế độ sẽ buộc Xyri phải dựa vào sự giúp đỡ hơn nữa của Iran, từ đó cho phép Têhêran tăng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải. Nhưng không loại trừ khả năng phe Tổng thống Assad buộc phải tìm lối thoát chính trị. Kết quả như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến một cuộc đấu tranh phe phái trong nội bộ chế độ. Mục tiêu của Iran là ủng hộ Xyri duy trì chế độ, bất chấp ai lãnh đạo chế độ đó cũng được, để mang lại lợi ích cho Iran, nhưng khả năng gây ảnh hưởng tình hình của Iran bị hạn chế, do đó tìm người thay thế để quản lý chế độ Xyri sẽ khó khăn. Hơn nữa, cuộc chiến Xyri không thể diễn ra mà không lan rộng đến Libăng. Vì vậy, Libăng sẽ đối mặt với một năm khó khăn do các cuộc chiến mượn tay kẻ khác ngày càng tăng giữạ Iran và Arập Xêút ở phía Đông Địa Trung Hải.

Thổ Nhĩ Kỳ: Do mất ổn định trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức quan trọng. Mặc dù nhiều lần tuyên bổ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không thể thúc đẩy hành động quân sự ở Xyri trừ khi Mỹ can thiệp. Một mặt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ phe đối lập ở Xyri và chống lại ảnh hưởng của Iran tại Irắc, mặt khác nước này sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ song phương với Têhêran bất chấp căng thẳng đang tăng giữa hai bên. Các điều kiện kinh tế ở châu Âu sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Các phiến quân người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là mối đe dọa lớn và mối lo ngại về sức khoẻ của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erđogan có thể buộc Chính quyền Ancara chú ý đến các vấn đề trong nước để tìm cách thông qua những thay đổi hiến pháp như đã đề nghị. Trên mặt trận đối ngoại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nỗ lực tăng ảnh hưởng với những người Hồi giáo hoạt động chính trị, đặc biệt tại Ai Cập và Xyri, nhưng nhiều hạn chế sẽ không cho phép Ancara áp dụng các biện pháp đối ngoại quan trọng.

Ai Cập: Quá độ chính trị hỗn loạn của Ai Cập có thể dẫn đến một quốc hội có nhiều người Hồi giáo,từ đó gầy khó khăn cho giới lãnh đạo quân sự đang nắm quyền. Phe đối lập và Quốc hội sẽ tiếp tục .chia rẽ nội bộ và không thể mạnh hơn quân đội về các vấn đề chiến lược quốc gia. Do đó, quân đội sẽ tiếp tục lãnh đạo nhà nước. Kinh tế khó khăn khiến quân đội ngày càng lo ngại sự chống đối chính trị. Mối lo ngại của Ai Cập về kinh tế và chính trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát khu đệm Sinai, dẫn đến căng thẳng với Ixraen. Nhưng hai bên sẽ tiếp tục duy trì hiệp ước hoà bình từng là cơ sở của mối quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ qua.

Kế hoạch của Hamas: Hamas sẽ chớp cơ hội ảnh hưởng ngày càng tăng của người Hồi giáo trong khu vực để khẳng định với các chính phủ Arập láng giềng và phương Tây rằng họ là tổ chức chính trị hòa giải và thực dụng đối với Fatah. Những biện pháp này sẽ giúp bảo vệ Hamas thoát khỏi cuộc khủng hoảng chế độ ở Xyri và thúc đẩy quạn hệ với Ai Cập, Gioócđani và Arập Xêút. Bên cạnh đó, Hamas có thể tận dụng cơ hội để phá hủy an ninh trên bán đảo Sinai với hy vọng tạo nên cuộc khủng hoảng giữa Ai Cập và Ixraen. Tình hình rắc rối của Ai Cập và nỗ lực tăng ảnh hưởng của Hamas sẽ khích lệ các nhà lãnh đạo Gioócđani thúc đẩy quan hệ với Hamas. Hành động đó cũng sẽ cho phép Gioócđani quản lý tình trạng mất ổn định của nước này bằng cách xây dựng lòng tin hơn nữa trong dân chúng Hồi giáo, đẩy mạnh quan hệ với Fatah và theo dõi các hoạt động của Hamas khi các nhà quân chủ Gioócđani điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình đang thay đổi trong khu vực.

6. Đông Á

Năm 2012, ba vấn đề sẽ tạo nên những sự kiện ở Đông Á gồm:

– Phản ứng của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng kinh tế và mất ổn định xã hội có khả năng xảy ra trong giai đoạn chuyển giao lãnh đạo;

– Cuộc khủng hoảng nợ và nhu cầu giảm của EU sẽ hạn chế xuất khẩu của Đông Á;

– Liên kết hành động của các nước khu vực và tái can dự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu nhờ xuất khẩu và đầu tư do Chính phủ lãnh đạo. Mặc dù Trung Quốc nhận thấy cần hướng tới nền kinh tế cân bằng hơn, nhưng kinh tế châu Âu tiếp tục sụt giảm và lo sợ kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, Chính phủ Trung Quốc sẽ vấp phải nhiều thách thức trong việc tổ chức lại nền kinh tế. Điều chỉnh quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ khó khăn đồng thời sức ép thay đổi tiếp tục diễn ra trong thời gian chuyển giao lãnh đạo. Do Bộ Chính trị Trung Quốc thay đổi lãnh đạo vào tháng 10/2012 và các nhà lãnh đạo mới sẽ nhậm chức đầu năm 2013, Trung Quốc sẽ tập trung duy trì ổn định xã hội để bảo vệ di sản của các nhà lãnh đạo trước đây và củng cố tính pháp lý của đội ngũ lãnh đạo mới.

Tăng trưởng kinh tế giảm sẽ đe dọa Trung Quốc trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng vừa phải năm 2011 của Trung Quốc chủ yễu do khu vực xuất khẩu yếu kém, thị trường bất động sản và đầu tư giảm, nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm ở mức có thể quản lý, ít nhất trong năm chuyển giao lãnh đạo. Đáng chú ý, nhu cầu giảm mạnh ở châu Âu sẽ hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Nhu cầu bên ngoài giảm sẽ đe dọa ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu vốn suy yếu do chi phí lao động, nhiên liệu thô… tăng. Trung Quốc sẽ tìm cách bổ sung bằng cách tiếp tục chú trọng xuất khẩu hàng hóa đến thị trường Mỹ và các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh hoặc châu Phi, nhưng không thể khắc phục khoảng trống do giảm sút nhu cầu của châu Âu. Hơn nữa, chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ ngày càng tăng do giảm sút kinh tể và những lý do chính trị, đặc biệt mùa bầu cử đang đến ở Mỹ, có khả năng đẩy các nhà sán xuất Trung Quốc vào trung tâm của mâu thuẫn thương mại, khiến vị thế của các nhà sản xuất Trung Quốc thậm chí suy yếu hơn. Do đó, Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ truyền thống, kể cả tín dụng, cắt giảm thuế và trợ cấp trực tiếp để hạn chế các rủi ro trong khu vực sản xuất do thất nghiệp và phá sản tăng.

Mặc dù biết rằng hạn chế gói kích cầu tài chính và các khoản vay ngân hàng lớn như đã thực hiện năm 2008-2009 là khó có thể trụ vững và gây rủi ro cho kinh tế, nhưng Trung Quốc đã nhận thấy một số lựa chọn ngắn hạn khác, do đó Bắc Kinh sẽ sử dụng nguồn đầu tư do Chính phủ lãnh đạo để duy trì mức tăng trưởng trong năm 2012. Bắc Kinh sẽ tiếp tục và tung ra một số dự án cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng với quy mô chiếm khoảng 10% GDP và 1/4 các khoản tiền đầu tư cố định, sự giảm sút của khu vực bất động sản do các biện pháp thắt chặt tài chính của Trung Quốc từ năm 2010 là một trong những mối đe dọa lớn nhất trong việc ổn định tăng trưởng. Khi các dự án nhà ở không đạt mục tiêu như đã đề ra, Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách thắt chặt tài chính của khu vực bất động sản trong năm 2012, đồng thời cố gắng tránh các sai lầm như gây nên tác động tiêu cực của thị trường hoặc lạm phát giá bất động sản. Chính phủ Trung Quốc cam kết kiểm soát nghiêm ngặt các vấn đề đó nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước.

Bùng nổ tín dụng mức độ cao liên tục, cộng với sự cần thiết thanh toán các khoản vay đáo hạn (NPL) từ gói kích cầu năm 2008-2009 sẽ đẩy Trung Ọuốc vào rủi ro NPL cao hơn. Tỷ lệ NPL thực tế có thể tăng lên 8-12% trong vài năm tới. Ít nhất 4.600 tỷ nhân dân tệ (NDT) (729 tỷ USD) trong tổng số 10.700 tỷ NDT của các địa phương sẽ đến thời hạn thanh toán trong 2 năm và Bắc Kinh dự kiến 2.500-3.000 tỷ NDT đang có nguy cơ không thanh toán đúng thời hạn. Ngoài ra, món nợ 2.100 tỷ NDT từ khoản đầu tư cho hệ thống đường sắt cùng với các khoản cho vay không chính thức khổng lồ của hệ thống tín dụng đen sẽ tăng mạnh trong thời gian thắt chặt tín dụng của Chính phủ sẽ tạo nên rủi ro lớn cho khu vực ngân hàng.

Để đối phó với các mối đe dọa, năm 2012, chắc chắn Trung Quốc sẽ áp dụng một số hành động phòng ngừa như: tiếp tục cung cấp tài chính hoặc bơm thêm vốn để bảo đảm các ngân hàng có thể duy trì độ tin cậy trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Đứng trước các lựa chọn ổn định ngắn hạn và các cải cách sâu sắc dài hạn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cố làm chậm nhưng sẽ thổi phồng cuộc khủng hoảng đó khi nó trở thành vấn đề không thể tránh trong tưong lai. Nhận thấy tính không vững chắc kinh tế và nhạy cảm chính trị đang nổi lên trong giai đoạn chuyển giao chính trị, các nhà lanh đạo ở Bắc Kinh có ý định duy trì sự đồng thuận ở các cấp cao nhất. Rút kinh nghiệm từ sự kiện Quảng trường Thiên An Môn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy cuộc đấu tranh giữa các phái trong Đảng và Chính quyền ở thời điểm nhạy cảm là vấn đề nguy hiểm, do đó Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát tư tưởng và văn hóa trong Đảng cũng như toàn xã hội. Đồng thời, để bảo đảm việc chuyển giao lãnh đạo êm ả, Chính quyền sẽ không tha thứ những hành động có thể dẫn đến mất ổn định, mặc dù họ cũng đang áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm kiểm soát xã hội như tăng cường quản lý các cộng đồng hoặc tạo ra những diễn đàn để công chúng bày tỏ ý kiến nhằm kiểm soát tốt hơn sự thất vọng của xã hội vấn đề dễ bị thổi phồng bởi tình hình kinh tế ngày càng suy giảm.

Trên lĩnh vực quốc tế, Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường tìm kiếm các nguồn tài nguyên và chiến lược đầu tư ra bên ngoài. Do khó khăn trong nước tăng, Trung Quốc có thể sử dụng các bất đồng bên ngoài để giảm bớt sự thất vọng của công chúng. Nhận thấy sức ép kinh tế và thương mại đo mùa bầu cử và sự tái can dự chiến lược của Mỹ trong khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc Bắc Kinh sẽ chú ý hạn chế các tính toán sai lầm và nhấn mạnh sự phụ thuộc lân nhau trong quan hệ của Bắc Kinh với Oasinhtơn đồng thời khẳng định sự phản đối của Trung Quốc đối với chính sách tái can dự khu vực của Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ cân bằng các sáng kiến quốc gia nhằm duy trì quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt với các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, Ấn Độ và Nhật Bản và chống lại các biện pháp của Mỹ nhằm hạn chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực cũng như các nước cung cấp nhiên liệu trên thế giới.

ASE AN: Các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông như Malaixia, Philíppin và Việt Nam sẽ tiếp tục phản ứng trước hành động của Trung Quốc ở biên Đông bằng cách tăng cường mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự, tận dụng lợi thế từ các nỗ lực tái can dự của Mỹ để chống lại Bắc Kinh. Năm 2012, hầu hết các nước châu Á sẽ có mức tăng trưởng kinh tế giảm, một phần do kinh tế toàn cầu giảm. Là đối tác kinh tế quan trọng nhất của nhiều nước, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh giúp đỡ kinh tế và thương mại ở các nước ASEAN để tăng ảnh hưởng. Bắc Kinh hy vọng khôi phục sức mạnh kinh tế trong khu vực thông qua viện trợ, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, trao đổi tiền tệ và các thỏa thuận thưong mại khu vực, nhưng vai trò của Bắc Kinh cũng có thể vấp phải nhiều thách thức do các nước Đông Á cũng quan tâm đến các nước khác như Mỹ và Nhật Bản.

Bắc Triều Tiên: Sự ra đi của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Châng In sẽ làm tăng tính không vững chắc trên bán đảo Triều Tiên. Sáu tháng đầu năm 2012 sẽ rất quan trọng khi sự đoàn kết của chế độ Bắc Triều Tiên bị thử thách trong thời gian chuyển giao lãnh đạo. Cơ cấu lãnh đạo giữa các thành phần quân sự và dân sự được đề ra trong những năm gần đây để tăng cường vai trò của Đảng Lao động Triều Tiên như một trong những trụ cột của chính quyền và cân bằng lại vai trò của quân đội, nhưng tiến trình đó chưa hoàn thiện vào lúc Nhà lãnh đạo Kim Châng In ra đi. về cơ bản, các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, không thể thay đổi phương hướng chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng trong thời gian tới. Chú trọng đầu tiên của họ là các vấn đề trong nước và tìm cách tránh những thay đổi bất ngờ về chính sách để không gây mất ổn định chế độ hoặc làm tăng sức ép từ bên ngoài. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách tăng ảnh hưởng lớn hơn trên bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn quá độ. Ngoài ra, các cuộc thảo luận song phương với Mỹ về việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên đang đạt được tiến bộ trước khi xảy ra cái chết của ông Kim Châng In và một lúc nào đó trong năm 2012 Bình Nhưỡng có khả năng trở lại bàn đàm phán.

7. Nam Á

 

Chiến dịch do Mỹ cầm đầu tại Ápganixtan sẽ không đủ mạnh để đánh bại Taliban và các phe phái khác nhau hoặc lập lại hòa bình ở nước này. Nhưng Taliban cũng không đủ mạnh để đánh đuổi Mỹ và đồng minh khỏi Ápganixtan. Mỹ sẽ tổ chức lực lượng để tiếp tục chiến tranh đến năm 2014, nhưng sẽ tăng cường tấn công Taliban, mặc dù quân đội Ápganixtan có thể đảm nhận các nỗ lực chiến tranh. Mỹ sẽ tiếp tục xem xét thỏa hiệp chính trị với Taliban, nhưng thỏa hiệp này không thể đạt được trong năm nay.

Diễn biến quan trọng nhất ở Nam Á là tiến trình chính trị đang diễn ra tại Pakixtan. Mặc dù các nước khác, trong đó có Iran, rất muốn tạo nên bức tranh chính trị tương lai ở Ápganixtan, nhưng Pakixtan sẽ tiếp tục là trung tâm của cuộc chiến. Vì vậy, trong năm 2012, căng thẳng Mỹ-Pakixtan sẽ tăng cho đến khi Mỹ đạt được một thỏa thuận sơ bộ với Pakixtan nhằm giải quyết tình hình trong khu vực sau khi Mỹ rút quân. Căng thẳng ý thức hệ, sắc tộc, tôn giáo và chính trị sẽ tăng ở bên trong Pakixtan và chúng sẽ ảnh hưởng đến Pakixtan, Ápganixtan và mối quan hệ Mỹ-Pakixtan.

 

8. Mỹ Latinh

 

Mêhicô: Sáu tháng đầu năm 2012, Mêhicô sẽ tích cực chuẩn bị cho chiến dịch bầu cử tổng thống vào ngày 1/7. Mêhicô sẽ chứng kiến Đảng Hành động Quốc gia (PAN) có khả năng kết thúc 12 năm cầm quyền. Do công chúng lên án tình trạng bạo lực ngày càng tăng, PAN bị mất uy tín trong 5 năm qua, trái lại Đảng Cách mạng Thể chế và Đảng Dân chủ Cách mạng ngày càng có uy tín trong dân chúng. Nhưng hy vọng 3 đảng này sẽ không có những hành động cực đoan trong quá trình tranh cử. Tổng thống mới sẽ nhậm chức ngày 1/12, nghĩa lá hầu hết các biện pháp chính sách quan trọng của chính quyền mới sẽ không diễn ra cho đến năm 2013.

Mặc dù thay đổi đảng cầm quyền, nhưng các thách thức lớn của Mêhicô sẽ tiếp tục tồn tại. Cuộc chiến tranh ma túy sẽ tiếp tục, do băng đảng Los Zetas tăng cường kiểm soát hầu hết hành lang vận tải ven biển phía đông Mêhicô và băng đảng Sinaloa cũng kiểm soát hầu hết phía Tây. Hai băng đảng này hoạt động ngày càng tăng ở Trung Mỹ và quan hệ với các băng đảng tội phạm có tổ chức khác của Nam Mỹ. Khả năng các băng đảng sẽ nỗ lực mở rộng kiểm soát các nguồn cung cấp trong khu vực năm 2012, mặc dù chúng vẫn dựa vào các mối quan hệ với các tổ chức tội phạm có tổ chức ở các nước sản xuất ma tuý và quá cảnh khác. Tuy băng đảng Sinaloa và Los Zetas kiểm soát một sổ khu vực lãnh thổ của Mêhicô, nhưng một số tổ chức tội phạm nhỏ hơn vẫn tìm cách thâm nhập các trung tâm quan trọng như Acapulco. Bên cạnh đó, 2 băng đảng chủ yếu sẽ tiếp tục tấn công lẫn nhau ở các thành phố quá cảnh như Veracruz và Guadaljara. Cuộc cạnh tranh giữa các băng đảng khác nhau ở Mêhicô sẽ ngăn chặn bất cứ kiểu liên minh nào giữa băng đảng Los Zetas và Sinaloa, từ đó chúng sẽ chấm dứt bạo lực để có điều kiện buôn bán và vận chuyển ma túy thuận lợi hơn. Vì vậy Chính phủ Mêhicô sẽ chú trọng thúc đẩy các chính sách kinh tế và xã hội, mặt khác tiếp tục đẩy mạnh chiến lược chống các băng đảng ma túy và tội phạm hiện nay để bảo đảm ổn định của đất nước.

Braxin: Năm 2012, Braxin sẽ nỗ lực giảm bớt những tác động lớn đối với thương mại và các nguồn vốn do cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Nhưng do chỉ 10% GDP lệ thuộc xuất khẩu, Braxin ít bị tác động hơn các nước đang phát triển khác, về chính trị, Braxin sẽ tiếp tục chú trọng cân bằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong giai đoạn kinh tế giảm sút bằng các khoản chi tiêu tài chính và mở rộng tiền tệ hợp lý. Do đó Braxin sẽ tiếp tục chú trọng các vấn đề trong nước năm 2012. Chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ đóng vai trò mạnh mẽ nhằm bảo vệ các ngành nghề yếu kém. Do thương mại toàn cầu giảm, Trung Quốc sẽ tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Hai xu hướng này sẽ làm tăng những căng thẳng song phương giữa Trung Quốc và Braxin trong năm tiếp theo. Các vấn đề nội bộ lớn của Braxin sẽ bao gồm các sáng kiến an ninh biên giới và thành phố, các chương trình an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, và phát triển các khu vực dự trữ dầu lửa của Braxin.

Vênêxuêla: Do vấn đề sức khỏe của Tổng thống Hugo Chavez, không ai có thế dự đoán chính xác xu hướng chính trị của Vênêxuêla trong năm 2012. Tất nhiên, dư luận đang chú ý đến khả năng người kế nhiệm ông Charvez và sự thất vọng ngày càng tăng của dân chúng trước thực trạng của Vênêxuêla. Các đảng đối lập chính trị, dường như sẵn sàng đoàn kết sau một ứng cử viên được bầu chọn tháng 2/2012, sẽ nỗ lực giành lại chính quyền. Do đó cuộc bầu cử năm 2012 sẽ có bước đột phá trong tình hình chính trị của Vênêxuêla. Mặc dù chưa thể dự đoán chính xác kết quả, nhưng năm 2012 có thể chứng kiến việc chuyển giao quyền lực từ ông Chavez. Cho dù ai lên nắm quyền lãnh đạo vào cuối nặm 2012, tình hình kinh tế Vênêxuêla sẽ tiếp tục không chắc chắn. Sự thất vọng của dân chúng ngày càng tăng cùng với các khó khăn kinh tế-xã hội khác sẽ dẫn đến nhiều cuộc biểu tình hơn nữa, nhưng phần lớn hành động chính trị sẽ tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống.

Cuba: Cuba sẽ tiếp tục các biện pháp quá độ thận trọng và chậm trong năm 2012. Các cải cách cơ bản sẽ được Cuba đẩy mạnh trong năm 2012. Thách thức quốc tế của Cuba là cân bằng các yêu cầu tự do hóa của Mỹ với nhu cầu về dầu lửa nhập khẩu từ Vênêxuêla của nước này. Việc nhập khẩu dầu lửa sẽ không bị gián đoạn nhưng thay đổi chính trị ở Vênêxuêla có thể buộc Cuba phải tăng cường quan hệ với Mỹ như một đối tác kinh tế hơn nữa.

9. Châu Phi Hạ Xahara

 

Xômali. Năm 2012, Chính phủ Xômali sẽ đẩy mạnh chiến lược ngăn chặn các phiến quân thánh chiến của nhóm xuyên quốc gia al-Shabaab và Tiểu vương Hồi giáo Xômali. chiến lược này sẽ gồm 3 thành phần: thành phần thứ nhất, Phái bộ châu Phi trong lực lượng Xômali (AMISOM), sẽ tăng cường hiện diện ở Mogađisu. Lực lượng này sẽ bao gồm các binh sĩ gìn giữ hòa bình cua Uganda, Burundi, Gibuti và lực lượng bổ sung của Xiêra Lêôn. Thành phần thứ hai, lực lượng Kênia sẽ tăng cường triển khai dọc biên giới Kênia với Nam Xômali. Thành phần thứ ba, lực lượng Êtiôpia sẽ tăng cường triển khai dọc biên giới nước này với biên giới miền Trung Xômali nhằm quản lý lãnh thổ và ngăn chặn các phiến quân thánh chiến. Lực lượng AMISOM. Kênia và Êtiôpia sẽ không tiến sâu vào lãnh thổ Xômali để tấn công các phiến quân. Thay vào đó, lực lượng địa phương sử dụng chiến thuật du kích để tấn công các phiến quân ở khu vực bao vây ngăn chặn. Các lực lượng sẽ phối hợp với nhau nhằm cắt đứt các tuyến đường cung cấp nhưng không thể đánh bại các phiến quân. Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng lực lượng đặc biệt trên chiến trường Xômali. Lực lượng đặc biệt và máy bay không người lái của Mỹ sẽ thu thập và chia sẻ tin tức tình báo với Chính phủ và các đồng minh của Xômali. Ngoài ra, lực lượng Mỹ ở Đông Phi và khu vực Sừng châu Phi sẽ tiếp tục tiến công các phiến quân Xômali hoặc các thủ lĩnh al-Qaeda, từ đó tạo cơ hội cho quân đội Xômali thực hiện thành công chiến lược.

Nigiêria. Khu vực Bắc Nigiêria sẽ tiếp tục xảy ra bạo lực. Nhận thấy Chính phủ của Tổng thống Goodluck Jonathan sẽ giành được sức mạnh chính trị trong khu vực, các nhà lãnh đạo ở phía Bắc sẽ sử dụng nhóm phiến quân Boko Haram để tăng thêm sức mạnh. Như một phần của chiến dịch giành lại sức mạnh chính trị trong cuộc bầu cử năm 2015, giới lãnh đạo chính trị ở khu vực phía Bắc sẽ cung cấp vũ khí và tiền bạc cho nhóm phiến quân Boko Haram để bảo vệ họ. Hành động này sẽ cho phép nhóm phiến quân phát động hàng loạt cuộc tấn công các mục tiêu quan trọng của Chính phủ ở khu vực Đông và Tây Bắc, thậm chí ở thủ đô Abuja của Nigiêria. Nhóm Boko Haram tuyên bố sẽ tiến hành cuộc thánh chiến ác liệt, nhưng bản chất hành động hỗ trợ của chúng sẽ ngăn cản nhóm tiến hành các cuộc tấn công gây nên phản ứng quốc tế và thất bại cho giới lãnh đạo phía Bắc như tiến hành các hoạt động xuyên quốc gia hoặc tấn công các cơ sở chính trị hoặc thương mại của nước ngoài ở Nigiêria.

Khu vực đồng bằng Nigiê ở phía Nam cũng sẽ diễn ra bạo lực. Mặc dù chính quyền của Tổng thống Jonathan tuyên bố chỉ lãnh đạo đất nước từ năm 2011-2015, nhưng mâu thuẫn sẽ bắt đầu nổi lên trong nội bộ của Jonathan khi các phe phái đặt câu hỏi liệu Chính quyền của Tổng thống Jonathan có nên chỉ tồn tại trong một nhiệm kỳ không. Cũng như các chính trị gia ở phía Bắc Nigiêria, giới hoạt động chính trị ở khu vực đồng bằng Nigiê, trong đó có Tổng thống Jonathan, sẽ bắt đầu khôi phục quan hệ với các nhóm phiến quân như Phong trào Giải phóng Đồng bằng Nigiê (MEND). Các cuộc tấn công của MEND hoặc các nhóm phiến quân ở đồng bằng Nigiê trong năm 2012 sẽ không thường xuyên và không đe dọa việc sản xuất dầu lửa. Nhưng chúng sẽ tạo cơ sở cho giới hoạt động chính trị ở đồng bằng Nigiê phát động một chiến dịch chống đối nhằm yêu cầu Chính quyền bảo trợ chính trị, trong khi giới hoạt động chính trị của khu vực quyết định liệu có nên ủng hộ việc chỉ định tổng thống của đảng đương quyền trong cuộc bầu cử tiếp theo hay không.

Xuđăng: Sự chống đối trong nội bộ ở Xuđăng và Nam Xuđăng sẽ ngăn cản hai chính phủ ký thỏa thuận chia sẻ nguồn thu dầu lửa. Thay vào đó, hai bên sẽ nhất trí tiếp tục các thỏa thuận đặc biệt liên quan đến việc phân phối các khoản thu dầu lửa. Ngoài ra, các binh sĩ gìn siữ hoà bình của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục triến khai ở Nam Xuđăng và Darfur để đối phó với các cuộc xung đột giữa các phiến quân trên biên giới hai nước. Hai nước sẽ mất ít nhất một năm nữa mới giải quyết xong vấn đề phân định biên giới.

Nam Phi: Nam Phi sẽ tiếp tục chú trọng sự cạnh tranh nội bộ nhằm thúc đẩy khả năng tăng cường ảnh hưởng của họ ở phía Nam châu Phi. Đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) sẽ thúc đẩy cạnh tranh nội bộ để tiến tới đại hội đảng và cuộc bầu cử tháng 12/2012. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma sẽ nỗ lực để được bầu chọn là chủ tịch nhiệm kỳ 2 của ANC – một vị trí cho phép ông ta trở thành ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2014. Tương tự, phe Zuma cũng sẽ tìm mọi cách để bảo đảm rằng không đối thủ cạnh tranh nào của ANC đủ sức mạnh thách thức Zuma trong cuộc bầu cử sắp tới./.

3 bình luận to “687. DỰ BÁO TÌNH HÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2012”

  1. Sẽ là một năm khó khăn cho tất cả các nước , Kinh té Mỹ suy thóa , Châu âu khủng hoảng , Trung Quốc cũng vậy . Nhưng Cùng tất biến.

  2. abs said

    Phần cHâu Âu, xin bổ sung đầy đủ như sau:
    Châu Âu

    Năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro sẽ tồn tại. Cuộc, khủng hoảng tài chính châu Âu sẽ đi vào ổn định hoặc ít nhất ổn định tạm thời, nhưng kinh tế tiếp tục suy thoái sâu sắc. Các nguồn đầu tư khổng lồ sẽ rút khỏi châu Âu do các nhà đầu tư ở trong và ngoài khu vực không tin tưởng hệ thống châu Âu. EU sẽ không sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm ép chính phủ các nước tiến hành các cải cách hệ thống tài chính. Chúng tôi hy vọng các biện pháp hỗ trợ tài chính sẽ được thu hồi nhằm duy trì áp lực lên chính phủ để họ thực hiện cải cách tài chính, mà sẽ dẫn đến dè dặt về tài chính.

    Nhưng động lực thúc đẩy đằng sau những phát triển trong năm 2012 ở châu Âu sẽ là chính trị chứ không phải kinh tế. Nhận thấy cơ hội trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Đức đang sử dụng, sức mạnh kinh tế và tài chính nhằm thay đổi cơ cấu tổ chức của khu vực đồng euro theo hướng có lợi cho nước này. Cốt lõi của nỗ lực “cải cách” là kiểm soát tài chính chặt chẽ càng nhiều nước châu Âu càng tốt, được thể hiện cả trong hiệp ước liên chính phủ mới lẫn trong trong hiến pháp quốc gia của mỗi nước thành viên. Thông thường, chúng ta dự đoán nỗ lực như thế sẽ thất bại : hy sinh chủ quyền ngân sách cho một áp lực bên ngoài sẽ là sự hy sinh lớn lao nhất về của chủ quyền nhà nước trong thử nghiệm châu Âu – một sự hy sinh mà hầu hết các chính phủ châu Âu sẽ chống lại mạnh mẽ. Tuy nhiên, người Đức có sáu lợi thế quan trọng trong năm 2012.

    Trước tiên, có rất ít các cuộc tranh cử theo dự kiến, do đó, dân chúng nói chung của hầu hết các nước châu Âu sẽ không được hỏi ý kiến về việc này. Trong số các quốc gia khu vực đồng euro, chỉ có Pháp, Slovakia và Slovenia có bầu cử quốc gia theo dự kiến. Trong số này, Pháp là quan trọng nhất: quan hệ đối tác Pháp-Đức là cốt lõi của hệ thống châu Âu, và bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào giữa hai nước sẽ báo trước sự kết thúc của Liên minh châu Âu. Nếu Đức muốn có thỏa hiệp về nỗ lực với bất cứ nước nào, đó sẽ là Pháp, và nếu nước Pháp cần một quốc gia nào khác để bảo đảm vị trí riêng của mình tại châu Âu, nó cần có Đức. Do đó, cho đến nay, cả hai đã lựa chọn để cộng tác hơn là cạnh tranh, và chúng ta hy vọng quan hệ đối tác của họ để kéo dài trong năm nay. May mắn cho những nỗ lực của Đức, các cuộc bầu cử Pháp sẽ khởi đầu lúc bắt đầu quá trình phê chuẩn, do đó, bất kỳ sửa đổi có thể xảy ra với kế hoạch của Đức sẽ đến sớm.

    Thứ hai, Đức chỉ cần sự chấp thuận của 17 quốc gia khu vực đồng euro thay vì đầy đủ 27 thành viên của Liên minh châu Âu để đưa kế hoạch của mình tới chỗ chấp thuận. Việc Vương quốc Anh đã chọn không tham gia gây bất tiện cho những nước tìm kiếm một quá trình toàn châu Âu, nhưng nó không làm hỏng các nỗ lực của Đức.
    Thứ ba, quá trình phê duyệt một hiệp ước như thế này sẽ mất thời gian đáng kể, và một số khía cạnh của quá trình cải cách có thể bị đẩy lùi. Các nhà lãnh đạo châu Âu dự kiến sẽ ký hiệp ước mới vào tháng Ba, và phần còn lại của năm và một phần năm 2013 sẽ được sử dụng để tìm kiếm sự phê chuẩn của từng quốc gia. Sửa đổi hiến pháp quốc gia để đáp ứng đề nghị của Đức sẽ là một phần cay đắng của quá trình này, nhưng có thể trì hoãn cho đến năm 2013, và phán xét của các thể chế châu Âu về cách thức tiến hành quá trình sửa đổi còn muộn hơn nữa. Sự chậm trễ như vậy cho phép các nhà lãnh đạo chính trị tùy chọn trì hoãn phần chính trị nguy hiểm nhất của quá trình này nhiều tháng hoặc nhiều năm.

    Thứ tư, Đức sẵn sàng tạo áp lực đáng kể. Gần như tất cả các nước EU đều phụ thuộc Đức là điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu của họ, và xuất khẩu rất quan trọng cho việc làm tại địa phương. Năm 2011, Đức đã sử dụng vị trí kinh tế và tài chính ưu thế của nó như là đòn bẩy để loại các lãnh đạo được bầu của Hy Lạp và Italia ra khỏi chức vụ, thay thế họ bằng các cựu quan chức EU không do dân cử mà hiện đang làm việc thực hiện thực hóa các bình diện khác nhau trong chương trình của Đức. Áp lực tương tự có thể được đưa ra đối với các quốc gia mới bổ sung vào năm 2012.

    Những nước có nhiều khả năng xung đột với Đức là Ireland, Phần Lan, Hà Lan và Tây Ban Nha. Ireland muốn các điều khoản của chương trình cứu trợ tài chính của mình được làm mềm đi và đang đe dọa một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia mà có thể làm hỏng quá trình phê chuẩn. Pháp luật của Phần Lan yêu cầu quốc hội chấp thuận bởi đa số hai phần ba cho một số phê chuẩn nhất định. Chính phủ châu Âu của Hà Lan là một liên minh yếu kém mà chỉ có thể cầm quyền khi liên minh với các phe phái khác, một trong số đó là phê phán EU mạnh mẽ. Tây Ban Nha phải cố gắng nỗ lực thắt lưng buộc bụng đau đớn như một quốc gia không được cứu trợ tài chính nếu quá trình cải cách này được thông qua – và nước này phải thực hiện điều đó trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và một nền kinh tế suy giảm. Ngoài ra, nếu Hy Lạp quyết định tổ chức các cuộc bầu cử mới vào năm 2012, các thành viên châu Âu khác sẽ cố gắng để đảm bảo rằng chính phủ mới ở Athens không kết thúc sự hợp tác với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ủy ban châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Không có vấn đề nào trong những vấn đề này sẽ bức ép một cuộc đối đầu tự động, mà tất cả sẽ được quản lý để đảm bảo việc phê chuẩn thành công, và người Đức đã chứng minh rằng họ có nhiều công cụ để thúc ép các chính phủ khác.

    Thứ năm, dân châu Âu đang sợ hãi, điều này khiến họ sẵn sàng làm những điều mà bình thường họ sẽ không làm – chẳng hạn như thực hiện thắt lưng buộc bụng và phê chuẩn các điều ước quốc tế mà họ không thích. Đồng ý hy sinh chủ quyền trên nguyên tắc để duy trì hệ thống kinh tế châu Âu trong thực tế dường như là một trao đổi hợp lý. Cuộc khủng hoảng chính trị thực sự sẽ không đến cho đến khi sự hy sinh chủ quyền từ bỏ lý thuyết để đi sang ứng dụng, nhưng điều đó sẽ không xảy ra trong năm 2012. Trong nhiều phương diện, tính linh hoạt chính trị của các chính phủ châu Âu bây giờ là toàn tâm toàn ý tìm cách chặn đứng thảm họa kinh tế không thể chịu đựng từng ngày một.

    Trì hoãn kinh tế đối với nỗi đau đớn đó là lợi thế thứ sáu của Đức. Ở đây, cầu thủ chính là ECB. Cuộc khủng hoảng tài chính có hai khía cạnh: các chính phủ châu Âu mắc nợ công quá mức đang đe dọa sụp đổ hệ thống châu Âu, và các ngân hàng châu Âu (người mua nợ lớn nhất của các chính phủ châu Âu) rõ ràng mất khả năng thanh toán – sự sụp đổ của chúng tương tự như vậy sẽ phá vỡ hệ thống châu Âu. Trong tháng mười hai, ECB cho biết đã sẵn sàng để dành €20 tỷ ($28 tỷ đô-la) một tuần để mua trái phiếu quốc gia trên thị trường thứ cấp để hỗ trợ cho các chính phủ khu vực đồng euro đang phải vật vã, trong khi mở rộng lãi suất thấp, cho các ngân hàng châu Âu vay thanh khoản dài hạn với khối lượng không giới hạn. Các chương trình trái phiếu là đủ lớn để có khả năng mua ba phần tư nợ của tất cả các chính phủ khu vực đồng euro mà dự kiến phát hành vào năm 2012, trong khi ngày đầu tiên của chương trình cho vay sẽ cung cấp €490 tỷ trong khoản tín dụng mới đối với các ngân hàng ốm yếu.

    Thực hiện cả hai biện pháp thì sẽ không thể có một cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Âu trong năm 2012, nhưng họ sẽ làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh và hiệu quả của châu Âu. Mặc dù vậy, nó sẽ là một vấn đề ở một thời điểm khác. Ngay bây giờ, hành động của ECB mua khoảng trống để hít thở cho kinh tế và chính trị: kinh tế ở chỗ nỗ lực thắt lưng buộc bụng có thể làm mềm hơn đôi chút so với cần phải có nếu làm khác đi, và chính trị ở chỗ người ta có cảm giác rằng Đức là sẵn sàng thỏa hiệp một chút về các vấn đề kỷ luật ngân sách ngày hôm nay để đạt được mục tiêu rộng lớn hơn của kiểm soát ngân sách vào ngày mai. Vì vậy, trong khi sự hỗ trợ tài chính không đích xác mua được thiện chí từ các nước châu Âu khác, thì nó chắc chắn mua được thời gian.

    Khi quá trình phê chuẩn diễn ra, thù địch của châu Âu đối với Đức và Brussels sẽ tăng lên. Về mặt quốc tế, chủ đề chính sẽ là các quốc gia cố gắng bảo vệ mình khỏi những gì họ xem như là một sự can thiệp của nước Đức – đang gia tăng và không được chào đón – vào công việc nội bộ của họ. Ở cấp quốc gia, sự suy thoái trầm trọng sẽ chuyển thành sự tức giận của quần chúng đối với các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà chính phủ công bố. Tình trạng thiếu vắng các cuộc bầu cử sẽ phủ nhận rằng sự tức giận là van xả thông thường của các phe phái đối lập ôn hòa, khuyến khích các phong trào dân tộc chủ nghĩa và cực đoan khiến dẫn đến bất ổn xã hội.

    Rối loạn chính trị và tài chính sẽ tồn tại khuôn khổ này khi Đức đàm phán với các nước khác thuộc khu vực đồng euro về hiệp ước mới. Mặc dù cốt lõi của các cuộc đàm phán đó là từ bỏ chủ quyền tài chính quốc gia, nhưng châu Âu có khả năng chấp nhận hiệp ước mới, bởi vì nếu thất bại sẽ làm tăng khả năng sụp đổ cơ cấu tổ chức chính trị của EU và việc thực hiện sẽ không diễn ra trong năm 2012.
    lấy tại đây:
    http://gocsan.blogspot.com/2012/02/annual-forecast-2012-du-bao-tinh-hinh.html

  3. Bá-Sơn (Australia) said

    Theo tôi , sớm muộn gì Putin cũng sẽ mất Syria và Iran .
    Bởi vì đây là hai Mục Tiêu cần “quan tâm” rất đặc biệt trong Chiến Lược Toàn Cầu của Hoa Kỳ tại Trung Đông .
    Với Quan Điểm : “Hòa bình Thế Giới phải đi qua Cửa Ngõ Trung Đông” của mình , chắc chắn Hoa Kỳ sẽ rất “kiên định” trong vấn đề giải quyết hai Mục Tiêu này .
    Thách thức Chiến Lược Á Châu vẫn được “song song” quan tâm “thõa đáng” . Trái hẳn với Lập luận của một số Chiến Lược Gia TQ cho rằng : “Hoa Kỳ phải đi đến chỉ một quyết định duy nhất đó là Trung Đông hoặc Châu Á – Thái Bình Dương ” .
    Và Sự nghiệp Chính trị của Putin cũng đã bắt đầu đi vào giai đoạn cuối cùng rồi . Cho dù Putin có thắng cử trong Nhiệm kỳ này đi chăng nữa , thì ông ta cũng sẽ phải đối đầu khá gay go với những Thành phần Chính trị đang lên có những Quan Điểm Đối ngoại mềm mại và linh hoạt hơn trên Chính Trường Nga hiện tại . Putin quá cứng rắn đối với Hoa Kỳ và Phương Tây , điều này chỉ đẩy Nước Nga vào cái thế bất lợi mà thôi – cái thế bị cô lập đối với TG .

Bình luận về bài viết này