BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

676. MỸ – IRAN: MỐI QUAN HỆ BẤT ĐỘNG?

Posted by adminbasam trên 02/02/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MỸ – IRAN: MỐI QUAN HỆ BẤT ĐỘNG?

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 31/1/2012

Sau vụ khủng b kinh hoảng ngày 11/9/2001, mối quan tâm của Mỹ và Iran đều tập trung vào vấn đề Ápganixtan. Mỹ và Iran đã bắt đầu một sự hợp tác có lợi cho đôi bên, nhưng sự hợp tác này đã chấm dứt với sự xuất hiện chương trình nghị sự tự do của George Bush và sự tiết lộ chương trình hạt nhân của Iran. Dù Tổng thống Mỹ Barack Obama có muốn chìa tay ra với các nhà lãnh đạo Iran khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình thì sau đó ông đã trở lại một chính sách truyền thống hơn, dựa vào những sự trừng phạt để buộc Iran phải phục tùng. Bài viết của nhà nghiên cứu Suzanne Maloney thuộc Brooking Institution đăng trên tạp chí “Politique étrangère ” s ra mới đây viết về vn đề này như sau:

Dư luận công chúng Iran đã phản ứng trước vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra ngày 11/9/2001 bằng sự cảm thông và chính phủ nước này đã tỏ thái độ thận trọng. Tại thủ đô Têhêran, người ta đã chứng kiến những buổi lễ với cây nến và những bài giảng đạo đức kêu gọi “cái chết của nước Mỹ” ngừng tạm thời. Nhiều quan chức Iran, trong đó có nhiều người có xu hướng chính trị cải cách, đã gửi lời chia buồn tới nhân dân Mỹ, và ngay cả các phần tử ngoan cố nhất của chính phủ Iran cũng lên án mạng lưới khủng bố AI Qaeda và việc sử dụng bạo lực chống người Mỹ. Trong những tuần và những tháng diễn ra tiếp sau đó, Iran đã cung cấp một khoản viện trợ hậu cần lớn trong chiến dịch của Mỹ chống quân Taliban và đã có sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ để thiết lập một chính phủ mới ở đất nước Ápganixtan. Trong một thời kỳ ngắn ngủi, một sự hòa giải giữa Iran và Mỹ dường như đã được tính đến và một sự trở lại của Iran trong liên minh các dân tộc đã nằm trong tầm tay. Một thập kỷ sau, tình hình lạc quan này không còn nữa. Những bước đi đầu tiên hướng tới sự hợp tác bị sa lầy và sự ngờ vực và thù địch lẫn nhau gia tăng. Chính sách đối nội của Iran lún sâu vào tình trạng hoang tưởng và trấn áp ngay cả khi Mỹ tiến hành một sự thay đổi đa số chính trị và một sự thay đổi giọng điệu, nếu không nói là phần chủ yếu, đối với Iran.

Đối với Mỹ, sự kiện 11/9 đã thực sự làm thay đổi tất cả; đó là một sự kiện gây chấn động mà ảnh hưởng đối với chính sách của Mỹ, nạn quan liêu, nền kinh tế và cách nhìn của Mỹ vẫn tiếp tục khiến người ta cảm nhận rõ. Tuy nhiên, từ nhiều cách thức, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran, được đánh dấu bằng 3 thập niên khủng hoảng, đã không tiến triển mấy và những triển vọng thoát khỏi cuộc khủng hoảng giờ đây dường như còn ít hơn so với cách đây 10 năm. Bài báo này đã tiến hành xem xét các lực lượng đã hành động để duy trì cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran, và kết thúc bằng một nghiên cứu về cách thức có thể làm tiến triển mối quan hệ giữa Mỹ và Iran sau những sự kiện hiện đang làm thay đổi khu vực Trung Đông.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran vào thi kỳ đầu kỷ nguyên Bush

Thập niên vừa diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện 11/9 đã chứng kiến những sự biến động có ý nghĩa trong chính sách của Mỹ đối với Iran. Khi Tổng thống Mỹ George w. Bush bắt đầu cầm quyền vào tháng 1/2001, Iran đã được coi là một mối đe dọa lâu dài do nước này từ lâu nay đã ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và phản đối chính sách của Mỹ tại khu vực Trung Đông Tuy nhiên, đối với một tổng thống Mỹ đang tìm cách đặt dấu ấn của mình lên chính sách đối ngoại, thì vấn đề Iran vẫn chưa mang tính chất cấp bách mà những tiết lộ sau này về chương trình hạt nhân bí mật sẽ mang lại cho ông. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs thông báo những đường hướng lớn trong chính sách quốc tế của Chính quyền Bush, Cố vấn an ninh quốc gia tương lai khi đó, bà Condoleezza Rice, đã mô tả những mục tiêu của Iran bằng những từ ngữ cực đoan – không có gì tồi tệ hơn là việc lập ra một “hệ thống quốc tế dựa vào chủ nghĩa chính thống Hồi giáo”. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý những giới hạn ảnh hưởng của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và gợi ý rằng phong trào cải cách có thể tiết chế

chính sách đối ngoại của Iran. Nhìn chung, Iran xuất hiện trong bài báo này không được ưu tiên như Bắc Triều Tiên hay Irắc.

Cách nhìn có phần coi nhẹ của bà Condoleezza Rice về Iran – một đất nước vẫn quyết tâm thiết lập một trật tự Hồi giáo thế giới nhưng vẫn phải đối mặt với một sự thay đổi lớn ở trong nước – phản ánh những sự chia rẽ trong Chính quyền Bush. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush đã có một sự hoài nghi sâu sắc đối với phong trào cải cách- một di sản từ kinh nghiệm cầm quyền từ người Cha là cựu Tổng thống Mỹ George H. w. Bush, cũng như từ nhiệm kỳ của Tổng thống Ronald Reagan. Những người Iran ôn hòa chỉ là những con sói đội lốt cừu, những người điều khiển đã tìm cách ổn định hóa chế độ đang lung lay của họ bằng cách làm ra vẻ có thái độ ôn hòa. Những người khác chỉ coi những người có tư tưởng cải cách, và thủ lĩnh tiềm năng của họ, Tổng thống Mohammad Khatami, như là một lực lượng lạc hậu, cũng bất tài như những người có tư tưởng tiến bộ nằm trong chính phủ lâm thời hậu cách mạng và đã buộc phải ra đi sau khi chiếm sứ quán Mỹ hồi năm 1979. Thái độ hoài nghi này pha lẫn với thái độ khinh miệt những mưu toan của Chính quyền Bill Clinton để thiết lập một cuộc đối thoại với Iran, như bài diễn văn đọc hồi tháng 3/2000 của Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madelein Albright, trong đó bà nói là lấy làm tiếc về một loạt những quyết định chính trị của Mỹ đưa ra đối với Iran. Triển vọng này đã bị những người khác trong Chính quyền Bush tranh cãi, nhất là Ngoại trưởng Colin Powell, người đã thể hiện một cách nhìn có sắc thái riêng về một đất nước đang trong thời kỳ biến đổi quan trọng và không thể dự kiến trước được.

Tính hai mặt của những bước đi đầu tiên của Chính quyền Bush đối với Iran đã dẫn đến những sai lầm chính trị về vấn đề Iran. Cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào tháng 7/2001, ngay trước hôm hết hạn của Đạo luật trừng phạt Iran — Libi năm 1996 đặc biệt chú trọng việc tăng cường sự hợp tác đa phương để gây sức ép với Iran thông qua cơ chế mất lòng dân là sử dụng thêm những sự trừng phạt, nhằm áp dụng cho những người đã tiến hành đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở Iran. Đạo luật này chưa bao giờ được thực hiện; sự tu chỉnh luật mà Chính quyền Clinton dành cho công ty Total để tiến hành đầu tư vào mỏ khí đốt ở South Pars đã tạo ra một giấy thông hành ngấm ngầm cho các nhà đầu tư nước ngoài khác muốn khai thác dầu lửa và khí đốt của Iran. Nhiều người hy vọng rằng một tổng thể các nhân tố – nhất là việc từ chối tách rời khỏi các đồng minh châu Âu về vấn đề Iran, một cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt về những “sự trừng phạt thông minh” đặc biệt liên quan đến Irắc và sự thân thiết được cho là có thể. của Chính quyền Bush với ngành công nghiệp dầu lửa – sẽ dẫn đến một sự chôn vùi vĩnh viễn các điều khoản này. Trên thực tế, chính phủ đã đề nghị gia hạn có giới hạn 2 năm chứ không phải là 5 năm, nhưng lập trường của Quốc hội tán thành một sự gia hạn toàn bộ cuối cùng đã thắng thế.

Ảnh hưởng của vụ khủng bố 11/9 đối vi mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Chưa đầy hai tháng sau đã diễn ra vụ khủng bố kinh hoàng của mạng lưới Al Qaeda tại Niu Yoóc và Oasinhtơn. Sự kiện khủng khiếp này đã làm thay đổi căn bản cách nhìn của thế giới về nước Mỹ và dẫn đến một Sự tái xác định ngay tức khắc chính sách đối ngoại của Chính quyền Bush. Ngay sau đó, Mỹ đã tiến hành chuẩn bị cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông và khuôn khổ tham khảo của chính phủ trong mối quan hệ với thế giới phải trải qua một sự biến đổi hoàn toàn. Mối đe dọa của các nhà chính trị thần quyền Iran bị lu mờ trước mối nguy hiểm hiển hiện về các vụ khủng bố trên đất Mỹ, và sự thù oán giữa Mỹ và Iran sẽ phải được xem xét lại tùy thuộc vào những đòi hỏi của thời kỳ hậu 11/9.

Mỹ và Iran bất ngờ cùng có mặt trên mảnh đất xa lạ, với những lợi ích trùng hợp nhau về Ápganixtan. Vào những năm 1990, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã trỗi dậy như một trong những lực lượng đối lập chính chống quân Taliban mà đặc tính thuộc trào lưu chính thống của đạo Hồi theo dòng Sunni đã gây ra một sự thù địch gay gắt đối với Iran theo dòng Shiite, và vai trò trong việc sản xuất và buôn bán ma túy đã làm trầm trọng thêm cảc vấn đề về an ninh của Iran tại các tỉnh phía Đông và Đông Nam của nước này. Đối với các tầng lớp tinh hoa chính trị Iran thường bất đồng với nhau, cuộc can thiệp quân sự của Mỹ tại Ápganixtan đã tạo cơ hội hiếm hoi cho một sự hòa hợp: những người có tư tưởng cải cách, mà ảnh hưởng trong chính sách đối nội đã suy giảm, mong muốn lợi dụng cơ hội đó để được lợi từ một sự xích lại gần với Mỹ, trong khi phái cứng rắn thấy ở đó một cơ hội thuận lợi để làm mất đi một mối đe dọa ở biên giới. Dựa vào tiền lệ tích cực về thái độ trung lập trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 cũng như về những tiền lệ hợp tác giữa Mỹ và Iran trong khuôn khổ đa phương về vấn đề Ápganixtan, Iran đã có một thái độ còn mang tính xây dựng hơn trong chiến dịch “Tự do bền vững” diễn ra vào tháng 10/2001.

Ý muốn ban đầu tiến hành hợp tác trong chiến dịch quân sự của Mỹ chống quân Taliban đã tiến triển thành một sự hợp tác mở rộng và mang tính lịch sử giữa hai cựu thù địch này. Những kết quả thể hiện trên lĩnh vực hậu cần và chiến thuật – Iran tạo thuận lợi cho việc thiết lập các con đường tiếp tế và các chiến dịch “tìm kiếm và giải cứu” trên lãnh thổ của mình – và về mặt chính trị, từ lâu nay Iran đã có mối quan hệ ưu tiên với kẻ thù chính của quân Taliban ở trong nước là Liên minh phương Bắc. Trong suốt 18 tháng diễn ra sau đó, giao thông liên lạc trực tiếp giữa Mỹ và Iran về vấn đề Ápganixtan đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện chiến dịch “Tự do bên vững” và sau đó tạo ra sự ổn định cho Chính phủ hậu Taliban ở thủ đô Cabun. Theo một số người đối thoại Mỹ, Iran cũng đã nhiều lần muốn tham gia một chương trình đào tạo quân đội Ápganixtan do Mỹ lập ra và tiến hành đối thoại với Mỹ về lĩnh vực chống khủng bố.

Tuy nhiên, cuộc đối thoại song phương đã không hoàn toàn êm đẹp và những yêu cầu của Mỹ đưa ra đối với Iran tiến hành giao nộp các nhân viên thuộc mạng lưới khủng bố Al Qaeda vẫn chưa được đáp lại. Tuy nhiên ngay cả khi những kết quả không đáp ứng những mong đợi của Mỹ thì các cuộc thương lượng này vẫn mở đường cho một sự trao đổi cần thiết. Thực vậy, đây là cuộc đối thoại đầu tiên diễn ra, được chính thức ủng hộ, giữa nhà cầm quyền Iran và Mỹ kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng. Cũng quan trọng như vậy bởi vì nó dẫn đến những kết quả cụ thể, có tính xây dựng và có lợi cho cả hai bên, cũng như cho nhân dân Apganixtan. Một trong những quan chức Mỹ đã tham gia cuộc đối thoại trên mô tả các cuộc thương lượng này là “có tính xây dựng nhất trong nền ngoại giao Mỹ ở Iran từ khi Vua Shah bị sụp đổ”.

Nền dân chủ và vấn đề hạt nhân: những Vấn đề gây bất hòa

Trong khi các cuộc thương lượng chưa từng thấy này tiếp tục diễn ra, vấn đề xúc tiến nền dân chủ bắt đầu được đề cập đến ở Mỹ. Vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 đã giữ một vai trò lớn trong vấn đề này, khiến cho một tổng thống Mỹ đã từng tiến hành chiến dịch chống công cuộc xây dựng dân tộc tin tưởng rằng chỉ một sự biến đổi toàn bộ chính sách ở khu vực Trung Đông là có thể bảo vệ được nền an ninh của Mỹ và bảo vệ thế giới khỏi chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Tổng thống Bush đã tuyên bố: “Chúng ta hiểu rằng Lịch sử đã kêu gọi chúng ta hành động, và chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để có được nền hòa bình và quyền tự do trên thế giới”. Việc Mỹ ngày càng quan tâm đến nền dân chủ và đến bản chất của các chế độ trùng hợp với một sự tăng cưởng chiến dịch của những người trong Chính quyền Mỹ mong muốn hành động về quân sự chống đất nước Irắc của Saddam Hussein – chiến dịch sẽ là điểm xuất phát của một kỷ nguyên dân chủ mới trong khu vực nhưng, ít nhất là trong thời hạn ngắn nó lại có hiệu ứng ngược lại. về chính sách của Mỹ đối với Iran, bước ngoặt này về chính sách đối ngoại của Mỹ trên thực tế đã cản trở sự hợp tác đã được bắt đầu ngay sau khi diễn ra sự kiện khủng bố ngày 11/9 đạt được một giải pháp thực sự cho phép lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa hai nước.

Dấu hiệu đầu tiên công khai cho thấy rằng chương trình nghị sự tự do của Tổng thống Bush đã bắt đầu lấn lướt sang sự hợp tác mang tính thực dụng và chiến thuật giữa Mỹ và Iran đã xuất hiện vào thời điểm thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ, đọc vào tháng 1/2002. Được đọc ít lâu sau khi phát hiện ra một tàu chở vũ khí của Iran cho Nhà cầm quyền Palextin (AP), bài diễn văn này đã tuyên bố một cách mạnh mẽ học thuyết mới về an ninh của nước Mỹ. Tổng thống Bush đã đặt Iran bên cạnh Bắc Triều Tiên và Irắc mà ông gọi là các nước thuộc “trục ma quỉ”, một thành ngữ từ đó trở nên nổi tiếng và ông Bush coi các nước thuộc “trục ma quỉ” là “mối nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng”.

Bài diễn văn nói về “trục ma quỉ” đã gây ra một sự phẫn nộ của các nhà lãnh đạo Iran thuộc mọi xu hướng chính trị và một cuộc tranh cãi cũng gay gắt như vậy tại Mỹ, song không phải vì thế mà nó dẫn đến sự ngừng cuộc đối thoại song phương về Ápganixtan. Nhưng nó đánh dấu sự phủ nhận nhất trí của người Mỹ đối với các tầng lớp lãnh đạo tinh hoa Iran – sự phủ nhận đã trở nên rõ rệt hơn trong năm tiếp theo – và sự tán thành của Mỹ đối với ý kiến kích động sự phản đối của nhân dân đối với Chế độ Iran. Trong những tháng tiếp theo, Nhà Trắng đã nỗ lực liên kết với những người đối lập với chế độ thông qua những tuyên bố công khai và những nỗ lực khác nhằm đẩy mạnh sự thay đổi chính trị ở trong nước.

Vấn đề những tham vọng hạt nhân của Iran đã bùng lên khi một nhóm những người lưu vong có mối quan hệ với Chế độ Saddam Hussein tiết lộ những chi tiết về những nỗ lực bí mật của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran trong việc làm chủ dây chuyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Những tiết lộ này càng làm gia tăng những mối nghi ngờ về việc chương trình hạt nhân được cho là nhằm mục đích dân sự của Iran trên thực tế mang một qui mô quân sự, và sự giả dối về một phần chương trình là một sự vi phạm những nghĩa vụ của Iran, nước đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Qui mô của cái đã được các nhà lãnh đạo Iran che giấu và sự tinh vi của chương trình đã dẫn đến một mức độ bất thường sự ủng hộ đa phương cho một hành động chống Iran. Đối mặt với một sức ép mạnh mẽ của châu Âu, Iran đã chấp nhận đưa ra những sự nhượng bộ có ý nghĩa vào tháng 10/2003, kể cả cam kết chấp nhận một sự kiểm tra theo nghi thức bổ sung của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, và chấp nhận ngừng làm giàu và xử lý urani. Ba nước châu Âu sau đó đã tiến hành thương lượng thỏa thuận này, những mối lo ngại dai dẳng, một thỏa thuận đã được ký một năm sau để buộc Iran phải tôn trọng các cam kết của mình. Thời kỳ này đã chứng kiến một cuộc đấu tranh gay gắt xuất hiện giữa nhà cầm quyền Iran – những người dường như quyết tâm bảo vệ chương trình hạt nhân trong khi vẫn tìm cách có được những đối tác có lợi nhất cho thỏa thuận nhỏ nhất – và các nhà thương lượng châu Âu thất vọng trước trò chơi Iran và thái độ ngoan cố của Mỹ. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc leo thang về cuộc khủng hoảng hạt nhân, Mỹ luôn giữ khoảng cách với công việc của các nhà thương lượng trực tiếp với Iran, trong khi vẫn tiếp tục gây sức ép ủng hộ những biện pháp cứng rắn hơn để đưa vấn đề hạt nhân của Iran ra Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Thái, độ dè dặt của Mỹ trong việc tham gia những nỗ lực đầu tiên của nền ngoại giao hạt nhân đối với Iran là sự phản ánh một quyết định tổng thể hơn trong Chính quyền Bush bác bỏ mọi sự tiếp xúc trực tiếp với Chính quyền Iran. Đây là một sự phủ nhận mang tính quyết định tất cả các chính sách trước đây của Mỹ, của cả những người thuộc đảng Cộng hòa lẫn của những người thuộc đảng Dân chủ, tất cả đều dựa vào một qui định tiến hành đối thoại với Iran về các vấn đề hai bên cùng có lợi chừng nào cuộc đối thoại được phép một cách rõ ràng. Sự kiện cụ thể đã khiến Chính quyền Bush thông qua thái độ này là cuộc tấn công diễn ra vào tháng 5/2003 vào một nơi ở của những người sống lưu vong ở Riát, mà những kẻ tiến hành bị cho là các thành viên thuộc mạng lưới khủng bố Al Qaeda đã tị nạn tại Iran. Tuy nhiên, trên thực tế, quyết định đã phản ánh sự thay đổi toàn bộ chiến lược của chính phủ, phù hợp với chương trình nghị sự tự do của Tổng thống và trong nỗi hân hoan của những thắng lợi đầu tiên của quân đội Mỹ tại Irắc. Những người ủng hộ cuộc chiến tranh thấy sự thất sủng của Saddam Hussein như là giai đoạn đầu tiên của một sự biến đổi cơ bản trong khu vực, và đã tuyên bố rằng mọi cuộc đối thoại với các quan chức Iran đều là kéo lùi mục tiêu này vì nó “đem lại một tính hợp pháp” cho một chế độ mà theo họ tất sẽ sụp đổ.

Do đó, Mỹ đã rút ngắn các cuộc thương lượng song phương về vấn đề Ápganixtan diễn ra vào tháng 5/2003. Vài tháng sau, trước ủy ban đối ngoại của thượng viện ngày 28/10/2003, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage đã cho biết rằng Mỹ sẵn sàng “gặp lại họ trong tương lai nhưng với điều kiện là điều đó phục vụ cho những lợi ích của Mỹ”. Cũng vào thời kỳ đó, Mỹ đã bác bỏ một đề nghị tiến hành thương lượng ở hậu trường với các quan chức Iran ở cấp trung gian, những người này đang tìm cách thăm dò những khả năng về. một thỏa thuận giữa hai chính phủ. Dù không thể khẳng định rằng đề nghị này đã nhận được sự tán thành của các quan chức cấp cao Iran, phản ứng của Mỹ dù sao vẫn chứng tỏ là Mỹ ít quan tâm đến mối quan hệ với Iran

Đồng thời, Chính quyền Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm những cách thức mới để làm thay đổi diễn đàn chính trị Iran. Những nỗ lực đầu tiên của Chính quyền Mỹ còn rất vụng về, nhất là quyết định của Lầu Năm Góc tự phô trương một cách công khai với một nhóm những người đối lập có tên trong danh sách chính thức của các tổ chức khủng bố của Mỹ và nối lại tiếp xúc với một nhân vật đã bị mất uy tín trong vụ Iran – Contra. Đối với những người tán thành việc thay đổi, việc năm 2005 bầu Mahmoud Ahmedinejad, nhà chính trị đại điện cho phái cứng rắn, làm tổng thống Iran dường như vừa làm gia tăng thách thức lẫn mở ra những cơ hội mới cho ảnh hưởng của Mỹ. Những nỗ lực của Nhà Trắng đã không mang lại nhiều hiệu quả, vì Chính phủ Mỹ, dưới sức ép của Quốc hội, đã thông qua một kế hoạch tài chính từ một chương trình xúc tiến nền dân chủ. Tháng 2/2006, việc lập ra một quĩ 75 triệu USD để xúc tiến nền dân chủ ở Iran đã được thông báo, một sáng kiến bị Iran cho là một sự ủng hộ ngấm ngầm việc thay đổi chế độ.

Thật là sự trớ trêu của số phận, trong khi Chính quyền Bush dường như cuối cùng đã quyết định thực hiện một chiến lược thay đổi chế độ ở Iran thì Mỹ lại bị thúc đẩy phải thay đổi một lần nữa cách thức đề cập đến Iran. Tình trạng bất ổn ngày càng nghiêm trọng ở Irắc và sự tước đoạt ngày càng lớn ở châu Âu trước thái độ dè dặt của Mỹ trong việc bắt đầu tiến hành trực tiếp các cuộc thương lượng với Iran về vấn đề hạt nhân, Mỹ phải thay đổi tư thế đối với các cuộc thương lượng, từ năm 2003 đã không chuyển thành cuộc đối đầu công khai. Tháng 3/2005 ít lâu sau khi đứng đầu bộ Ngoại giao, bà Condoleezza Rice đã thông báo rằng Mỹ sẽ có những bảo đảm thiện chí, kể cả việc bán các thiết bị máy bay dân sự bị lệnh cẩm vận ngăn cản, để tăng cường vị trí thương lượng của châu Âu. Đây là một cố gắng vô ích; Iran ghi nhận thực tế rằng chế độ chuyên chế hạt nhân của Mỹ không phải là bất biến và vài tháng sau, trước hôm diễn ra lễ nhậm chức của Ahmadinejad, Iran đã từ bỏ những sự nhượng bộ của mình về chương trình hạt nhân, và tình hình đã lâm vào một tình trạng bế tắc mới.

Một năm sau, vàotháng 6/2006, Mỹ đã thông báo rằng Mỹ sẽ phối hợp với các thành viên thường trực khác của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để tiến hành một cuộc đối thoại chính thức với Iran về vấn đề hạt nhân. Theo những yêu cầu của các nghị quyết của Hội đồng các thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đề nghị dựa tren ý muốn của Iran trở lại việc ngừng các hoạt động làm giàu và xử lý urani. Bằng cách chấm dứt sự phản đổí của Mỹ đổi với chương trình hạt nhân dân sự của Iran, đề nghị này trên thực tế đã đảo ngược lập trường đã từng được Chính quyền Bush bảo vệ mạnh mẽ cho đến thời điểm đó. Sự nhượng bộ này là rõ ràng nhưng Mỹ vẫn coi việc ngừng chương trình hạt nhân của Iran như là điều kiện tiên quyết cho việc tiến hành các cuộc thương lượng, điều mà Iran đã từ chối thẳng thừng. Trong các điều kiện này, Chính quyền Mỹ không sẵn sàng tiến hành đối thoại. Ngay cả bằng cách thông báo hồi năm 2006 đề nghị, thương lượng, bà Condoleezza Rice vẫn bác bỏ thẳng thừng mọi triển vọng tiến hành các cuộc thảo luận tổng quát hơn với Iran. Bối cảnh căng thẳng này cũng giải thích cho thái độ dè dặt của Mỹ trong việc lập kế hoạch cho các cuộc thương lượng với Iran về tình hình xấu đi ở Irắc, mặc dù đại sứ Mỹ tại Irắc đã được phép truyền đạt với đồng nhiệm của mình vào bất cứ thời điểm nào và mặc dù các quan chức cấp cao Iran đã công khai kêu gọi tiến hành đối thoại.

Dù quyết định của Mỹ chấp nhận hoàn cảnh diễn ra cuộc thương lượng của châu Âu đối với Iran không dẫn đến cuộc đối thoại có lợi, tuy nhiên nó vẫn có ích lợi là tạo thuận lợi cho việc đồng nhất về quan điểm giữa châu Âu và Mỹ về sự cần thiết phải gây sức ép với Iran. Kể từ tháng 12/2006, thái độ uyển chuyển mới của Mỹ đã cho phép áp đặt 4 loạt liên tiếp những sự trừng phạt tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và đã gây ra hậu quả ngày càng nặng nề đối với nền kinh tế Iran. Các biện pháp này đã bị hậu quả của những biện pháp hạn chế đơn phương mới của Mỹ làm gia- tăng đối với các thể chế tài chính của Iran. Nhà cầm quyền Mỹ cũng đã tiến hành một chiến dịch để nhấn mạnh những sự mạo hiểm của các xí nghiệp nước ngoài có mặt tại Iran, cả hợp pháp lẫn không hợp pháp.

Tóm lại, trái với một ý kiến đã được lan truyền rộng rãi, Chính quyền Bush đã không tỏ ra cứng rắn và giáo điều đối với Iran. Chính quyền Bush đã thể hiện một khả năng đổi mới thường là bị đánh giá thấp, như đề nghị năm 2006 tham gia các cuộc thương lượng hạt nhân đã chứng tỏ điều đó. Tới cuối nhiệm kỳ hai của ông George W. Bush, Mỹ thậm chí đã nghĩ tới việc lại có mặt về ngoại giao tại Iran lần đầu tiên kể từ khi sứ quán Mỹ bị bắt làm con tin hồi tháng 11/1979 đến tháng 1/1981. Các sự kiện khác, như cuộc can thiệp của Nga vào Grudia, rõ ràng đã chấm dứt sáng kiến này theo đà của nó.

Chính phủ Barack Obama và nghệ thuật tiến hành đối thoại

Ngay từ khi bắt đầu tiến hành chiến dịch vận động bầu cử tổng thống, Barack Obama đã đưa ra ý muốn giải quyết vấn đề Iran bằng cách hứa hẹn rằng nếu được bầu làm tổng thống thì ông sẽ tiến hành gặp gỡ bất cứ nhà lãnh đạo nào của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Bất chấp những sự chỉ trích công khai và sự phản đối của đối thủ của ông khi đó là Ngoại trưởng Mỹ hiện nay Hillary Clinton, ứng cử viên Obama vẫn giữ nguyên lập trường của mình. Cuộc đối thoại với Iran là một phần không thể tách rời một chính sách mới cởi mở đặc biệt nhằm bù lại những tổn thất do thanh danh của nước Mỹ bị hoen ố gây ra bởi chính sách của ông Bush, nhất là cuộc chiến tranh Irắc. Nhận thức được những triển vọng diễn ra cuộc thương lượng, Tổng thống mới được bầu đã hứa sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh trừng phạt nếu cuộc đổi thoại không mang lại kết quả sau một năm thử nghiệm.

Tuy nhiên, trung thành với lời nói của mình, Tổng thống Obama đã nhanh chóng hành động để khẳng định một giọng điệu mới đối với Iran, thông qua một bức thông điệp của chính tổng thống với những lời chúc mừng năm mới của Iran vào tháng 3/2009. Trong khi cử chỉ này không phải thực sự là đổi mới – truyền thống này có ít nhất là từ thời Chính quyền Bill Clinton – thì sự đầu tư về con người của tổng thống và việc sử dụng một thuật hùng biện rõ ràng là nhằm làm vừa lòng các tầng lớp tinh hoa của chế độ lẫn các công dân có một hậu quả đáng kể về phương tiện thông tin đại chúng, kể cả ở Iran. Trong vài tháng tiếp theo, Mỹ đã tiến hành những cử chỉ cởi mở khác kín đáo hơn đối với Iran, trong đó có những sự trao đổi trực tiếp của Tổng thống Obama với nhà lãnh đạo tối cao của Iran là Giáo chủ All Khamenei, một sự kiện chưa từng thấy.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm tiến hành một cuộc đối thoại với Iran mới chỉ là bắt đầu khi diễn đàn chính trị Iran đang trong thời kỳ sôi sục. Thắng lợi áp đảo của Ahmadinejad vào tháng 6/2009 đã gây ra một cuộc tranh cãi chưa từng thấy trong những người dân, cho ra đời phong trào đối lập thực sự đầu tiên chống chế độ kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng năm 1979. Một hố sâu ngăn cách và lâu dài xuất hiện từ đó ngay trong trung tâm của cơ cấu quyền lực chính trị thần quyền. Mỹ đã giữ thái độ thận trọng trong việc đáp trả ban đầu các cuộc biểu tình vì sợ gây tổn hại đến phe đối lập và cũng vì hy vọng một cách ngây thơ rằng các cuộc thương lượng trực tiếp về chương trình hạt nhân có thể vẫn khả thi. Bất chấp thái độ thận trọng này, Chính quyền Iran vẫn cảm thấy bị ám ảnh bởi một âm mưu đã được chuẩn bị từ bên ngoài. Tháng 11/2009, một sáng kiến trao đổi nhiên liệu, nhằm mục đích tái thiết lập một chút lòng tin và tranh thủ thời gian về vấn đề hạt nhân, đã thất bại vì các cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ ở Iran. Tiếp theo đó, hầu như không một tiến bộ nào có thể đạt được trong nỗ lực khởi động dù chỉ là một cuộc đối thoại cơ bản giữa Iran và cộng đồng quốc tế.

Mặc dù có sự khác nhau đáng kể về cách thức bề ngoài, Chính quyền Obama ít nhiều vẫn giữ quan điểm như Chính quyền Bush về việc áp đặt những sự trừng phạt chống Iran bằng cách có vài sự cải thiện. Bằng cách lưu y tới lịch trình đã được tổng thống thông báo, Mỹ đã bắt đầu tách rời dần cuộc đối thoại ngoại giao vào cuối năm 2009, trở lại cách thức quen thuộc là áp đặt những sự trừng phạt về kinh tế và sử dụng chiến thuật lộ trình kép – một sự cải thiện, theo cách nói về từ vựng nhưng không có hiệu quả, phương pháp cũ là củ cà rốt và cây gậy để thuyết phục Iran thông qua những chính sách mang tính xây dựng hơn trong khu vực. Sau 6 tháng diễn ra các cuộc mặc cả gay gắt về ngoại giao – để đạt được sự tán thành của Nga và Trung Quốc – Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết mạnh mẽ nhất cho đến nay về vấn đề Iran, những sự trừng phạt đa phương có ý nghĩa được áp đặt cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Trong số các biện pháp này, người ta thấy có những sự hạn chế về việc bán vũ khí và thiết bị được cho là tạo thuận lợi cho việc thông qua những biện pháp còn nghiêm khắc hơn của Liên minh châu Âu và các đồng minh khác của Mỹ. Việc thông qua nghị quyết 1929 là một thắng lợi đối với Mỹ, đặc biệt đã làm thất bại một âm mưu vào phút chót của nền ngoại giao Iran và làm phá sản kế hoạch của ba nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Braxin. Nghị quyết này đã rất nhanh chóng được bổ sung bằng các biện pháp của Liên minh châu Âu, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia. Ngoài ra, lệnh cấm vận của Mỹ chống Iran đã được mở rộng gây ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dầu đã tinh chế ở Iran, theo đạo luật trừng phạt và cấm đầu tư toàn diện do Tổng thống Obama ký vào tháng 7/2010. Kết quả của tất cả các biện pháp này là sự suy giảm về thương mại giữa Iran và phương Tây. Mỹ đã thực hiện các biện pháp khác, nhất là để hạn chế việc Chính quyền Iran tiếp cận với các công nghệ cho phép kiểm soát việc lan truyền tự do các thông tin. Các biện pháp này, cũng như tiến trình liên tục chỉ định các thực thể Iran giữ vai trò trong việc phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc chủ nghĩa khủng bố, đã khiến cho những sự trừng phạt có một hiệu quả lớn hơn. Đồng thời, một sự thay đổi mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã cho phép một sự nhượng bộ quan trọng từ phía nước Nga: hủy bỏ một lời hứa bán một hệ thống phòng thủ tên lửa S- 300 cho Iran. Nhìn chung, 3 năm thực hiện chính sách của Chính quyền Obama đã dẫn đến một sự gia tăng sức ép đối với Iran, một sự giảm chưa từng thấy mối quan hệ thương mại của Mỹ và một sự hợp tác mang tính chiến lược ngày càng tăng với châu Âu và nước Nga.

Năm 2010 và 2011, Chính quyền Obama đã quan tâm đến việc lặp lại ý muốn đối thoại của mình với Iran về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, bắt đầu là vấn đề hạt nhân. Mỹ đã làm vài cử chỉ khiêm tốn đối với Iran, như việc vào tháng 11/2010 coi một nhóm những người nổi dậy Pashtun là tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, 3 loạt thương lượng về vấn đề hạt nhân đã diễn ra giữa Iran và cộng đồng quốc tế (trong đó có Mỹ kể từ khi ông Obama lên giữ chức tổng thống) đã dẫn đến một sự tước đoạt và những mối nghi ngờ ngày càng nghiêm trọng về sự từ chối hay sự không có khả năng của các nhà lãnh đạo Iran trong việc đưa ra những thỏa thuận về những tham vọng hạt nhân của họ. Do đó, những sự trừng phạt vẫn là điểm trọng tâm của những nỗ lực hàng ngày của Mỹ và có khả năng là những sự trừng phạt này vẫn được duy trì, nhất là vì những sự kiện hiện đang làm rung chuyển thế giới Arập không phải là một nhân tố thuận lợi cho sự lại tiếp tục cuộc đối thoại với Iran.

Iran hiện đang phải đối mặt với nhiều tình hình căng thẳng. Tầng lớp chính trị của nước này đang chia rẽ mạnh mẽ và và các đường phố của họ bị quấy nhiễu bởi sự khuấy động và sự bất tuân lệnh của người dân chống lại những mưu toan trấn áp của chế độ. Dưới ảnh hưởng của những tình hình căng thẳng như vậy, điều tất yếu là một sự thay đổi đang diễn ra, nhưng những điều dự đoán về bản chất và thời hạn của sự thay đổi này là rất khó khăn.

Tại Mỹ, người ta hiện đang cảm thấy có một sự phân vân xung quanh chính sách Iran, khá giống với thái độ do dự cách đây một thập niên. Cuộc cách mạng Arập đã buộc các nhà lãnh đạo về chính sách đối ngoại phải giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng một lúc. Giờ đây hơn bao giờ hết, nền dân chủ là một ưu tiên đối với Mỹ nhưng việc xác định lập trường để tạo thuận lợi thực sự cho nền dân chủ ở Iran không phải là điều dễ dàng. Ý nghĩ ám ảnh ngày càng kỳ lạ của Mỹ đối với tổ chức Mujahideen nhân dân Iran (PMI), một nhóm khủng bổ bị trục xuất khỏi đất nước và bị mất uy tín, có nguy cơ làm lu mờ hình ảnh của nước Mỹ trước con mắt của các lực lượng chống, đối Iran hợp pháp.

Ngoài ra, bối cảnh khu vực trong tổng thể có nguy cơ gây tổn hại đến mục tiêu của Chính quyền Obama là thuyết phục hoặc bắt buộc các nhà lãnh đạo Iran mặc cả chương trình hạt nhân của họ. Những sự trừng phạt là sai lệch so với mọi triển vọng thực tế là đạt được những mục tiêu đã được tuyên bố.

Tóm lại, quan điểm hiện nay của Mỹ đối với Iran là cố gắng làm chậm lại các chính sách Iran tuy không làm cho nó ngừng lại hoàn toàn cũng không sửa đổi được những tính toán mang tính chiến lược của chế độ. Không có những bước tiến có ý nghĩa thì mối đe dọa Iran vẫn tiếp tục gia tăng./.

Bình luận về bài viết này