BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

585. Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 23/12/2011

TẠP CHÍ  XƯA VÀ  NAY

Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam

SỐ  392  THÁNG  11 – 2011

Nguyễn Đăng Bản

THÁNG 6 NĂM.2011, CỘNG ĐỒNG TÍN HỮU ĐẠO TIN LẦNH Ở VIỆT NAM LONG TRỌNG KỶ NIỆM 100 NĂM ĐẠO TIN LÀNH TRUYỀN VÀO VIỆT NAM. NHÂN DỊP SỰ KIỆN NÀY CHÚNG TÔI XIN CUNG CẤP MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM THÔNG QUA MỘT TỔ CHỨC GIÁO HỘI TIÊU BIỂU CÓ SỐ LƯỢNG TÍN ĐỒ LỚN NHẤT LÀ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM LÀM ĐẠI DIỆN NHẰM GIÚP NGƯỜI ĐỌC CÓ MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ LỊCH SỬ CỦA ĐẠO TIN LÀNH 100 NĂM QUA.

Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 1 triệu người theo đạo Tin lành thuộc hơn 70 tổ chức, nhóm Tin lành khác nhau, đa sô các tổ chức Tin lành hiện nay được hình thành chủ yếu sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở thập kỷ 80, 90 của thế kỷ trước. Hiện tại đã có 9 tổ chức Tin lành được Nhà nước công nhận về tư cách pháp nhân, số còn lại thường được gọi là hội thánh Tin lành tư gia với số lượng từ vài trăm cho đến vài ngàn tín đồ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu đề cập đến những vấn đề lịch sử của Hội thánh Tin lành Việt Nam thành lập năm 1927 (nguồn gốc CMA, tên gọi trước năm 1954) – tiền thân của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hiện nay.

Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX nhưng phải đến đầu năm 1911 mới hình thành được tổ chức (chi hội) đầu tiên ở Đà Nẵng sau một thời gian dài nỗ lực của các nhà truyền giáo phương Tây, là dấu mốc mở đầu trong lịch sử của đạo Tin lành. Được hình thành do một Hội Truyền giáo của Mỹ (gồm nhiều giáo phái hợp lại) đặt nền tảng, đó là Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp, gọi tắt là Hội Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance – CMA).

Những thăm dò bước đầu

Vào năm 1884, những mục sư người Pháp đầu tiên đã đến Việt Nam để truyền giáo và hình thành một Hội thánh cho các tín hữu Tin lành Âu châu đang sinh sống tại Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 1894, nhà thờ Tin lành đầu tiên được xây dựng, tiếp đó có thêm 2 Hội thánh khác được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn (1902). Tuy nhiên sự truyền bá Tin lành đến người Việt Nam không được chú trọng vì các mục sư người Pháp chỉ tập trung cho tín đồ là người Pháp mà ít quan tâm đến việc rao truyền Tin lành cho người bản xứ. Năm 1902, Thánh Thơ Công hội (một tổ chức chuyên vê phát hành, truyền giảng Kinh thánh) đã gởi ông Bonnet đến thành phố” Tourane (Đà Nằng), hoạt động.

Ngoài giáo hội Tin lành Pháp và Thánh Thơ Công hội có mặt tại Việt Nam vào cuổỉ thế kỷ XIX, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian and Mis­sionary Alliance – CMA) cũng đã có tầm nhìn truyền giáo cho bán đảo Đông Dương. Năm 1892, và 1893, trong những chuyến đi du lịch, Tiến sĩ A. B. Simpson, người sáng lập Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp đã đến Đông Nam Á tìm hiểu. Nhưng lúc bấy giờ chính quyền bảo hộ Pháp không muốn cho những nhà truyền giáo nào khác ngoài những nhà truyền giáo Công giáo La Mã, chính vì vậy ông Simpson quyết định thiết lập một trụ sở của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đến năm 1898, một nhà truyền giáo khác của Hội Truyền giáo Phước âm liên hiệp là ông R. A. Jaffray, đã đi dọc theo sông Hồng để đến Hà Nội. Nhưng ông cũng chưa tìm được điểm tựa để khởi sự hoạt động, ông nghĩ rằng có lẽ nếu có một người Pháp quốc tịch Canada hoạt động thì tốt hơn, vì vậy nhà truyền giáo Jaffray thuyết phục ông bà Silvian Dayan đến Việt Nam. Hai ông bà đã đến Hải Phòng năm 1902, nhưng sau một năm lưu ở đó, nhận thấy không thể làm gì khác hơn được, nên họ đã sang Hoa Nam. Không nản lòng, các nhà truyền giáo tại Hoa Nam đã thử một cách khác. Năm 1905, họ thiết lập một “trạm” truyền giáo tại Long Châu, một thị trấn của Trung Quốc nằm gần biên giới Việt Trung. Hội Truyền giáo hy vọng qua cửa ngõ này Tin lành sẽ xâm nhập được vào Việt Nam, tuy nhiên phương cách này cũng không đem lại hiệu quả gì, vì nhà chức trách Pháp kiểm soát thật gắt gao biên giới phía Bắc. Kết quả Tin lành vẫn chưa thể đến với dân chúng Việt Nam được.

Thành lập tổ chức

Vào mùa xuân năm 1911, R. A, Jaffray cùng hai nhà truyền giáo khác là ông Paul M. Hosier và G. Lloyd đến Đà Nẵng, thành phố cảng lớn nhất tại miên Trung. Sau khi trao đổi về nhu cầu truyền giáo tại Việt Nam, ông Bonnet bằng lòng chuyển nhượng lại cho Hội Truyền giáo cơ sở của Thánh Thơ Công Hội tại Đà Nẵng, đánh dấu việc thành lập chi hội đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó tiến sĩ Simpson lập tức kêu gọi những người tình nguyện đến vùng đất mới, có một nhà truyền giáo người Anh, hai người Na Uy bốn người Canada và hai người Mỹ hưởng ứng lời kêu gọi. Cuối năm 1911, ông Hosier báo cáo đã có người tin Chúa và bằng lòng chịu phép rửa tội. Người ta cho rằng người Việt Nam được kể là đầu tiên tin Chúa là ông Nguyễn Văn Phúc, một nhân viên bán sách của Thánh Thơ Công hội. Trong thời gian này ông Hosier cũng cố “gắng phổ biến một số” đoạn Kinh thánh ra tiếng Việt. Các nhà truyền giáo cộng tác với ông cũng đã mở thêm được một nhà thờ mới tại Hội An. Cho đến cuối năm 1914 thì có thêm nhà thờ ở Hải Phòng và Hà Nội. Mặc dù được hình thành trong sự khó khăn, nhưng Tin lành tại Vỉệt Nam đã đạt được nền móng. Hội thánh đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng, nơi đây đã trở thành chiếc nôi của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Sau những khó khăn buổi ban đầu, Tin lành lần lượt được truyền bá rộng rãi ra miền Bắc cũng như được rao giảng trong miền Nam.

Giai đoạn củng c và phát triển

Từ 1915 đến 1918 là thời gian Hội thánh gặp khó khăn sau khi đã được hình thành, nhà thờ mới mở tại Hội An bị đóng cửa, hai nhà truyền giáo tại đây là ông F. A. Soderberg và A. H. Birkel bị trục xuất. Tuy nhiên trong giai đoạn này Hội Truyền giáo đã ghi nhận được những con số thật có ý nghĩa. Năm 1916, đánh dấu sự khởi đầu tăng trưởng của Hội thánh Đà Nẵng, thêm 18 người chịu lễ rửa tội trong năm này, nâng số tín đồ chính thức của Hội thánh lên 25 người, một Trường Chúa nhật cũng được ổn định với tổng số” học viên là 100. Đến cuối năm 1918, thì Hội thánh Đà Nẵng đã có số tín đồ chính thức là 58 người. Tại Hội thánh Hà Nội có thêm 4 người chịu lễ rửa tội và cũng mở được một Hội thánh nhánh. Tổng số học viên Trường Chúa nhật của 2 Hội thánh Đà Nẵng và Hà Nội lên đến 400 người, đây là những con số thật được an ủi và khích lệ cho những người hầu việc Chúa lúc bấy giờ.

Giai đoạn 1918 đến 1921, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, hoạt động truyền giáo của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Việt Nam được dễ dàng hơn. Một điểm cần ghi nhận trong giai đoạn này là nhiệt tâm của Hội Truyền giáo về sự phát triển của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Nhằm đốc thúc việc truyền bá Tin lành và cũng để thực hiện chính sách tự trị cho Hội thánh địa phương, nên vào năm 1918, một chương trình dạy Kinh thánh nhằm huấn luyện cho tín đồ Việt Nam, để họ sẵn sàng bước vào “công trường” thuộc linh đang rộng mở trước mắt đã được thực hiện. Đến tháng 9-1921, nhà truyền giáo D. I. Jeffrey mới mở một trường Kinh thánh chính thức thức tại Đà Nẵng, theo khuôn mẫu của trường Thần đạò Nyack thuộc Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại New York (Mỹ).

Năm 1922 tại hội nghị Đà Nẵng, Hội Truyền giáo đã đề ra chương trình tự trị tự lập cho Hội thánh Tin lành Việt Nam vì nhiều Hội thánh địa phương ở cả 3 miền Việt Nam đã được hình thành và bắt đầu lớn mạnh, về hành chính của Hội thánh địa phương, được bầu cử các chức viên Chấp sự, Ban Trị sự tuỳ theo nhu cầu của Hội thánh như vẫn còn áp dụng đến hiện nay. Chỉ Hội thánh tự lập mới có quyền mời chủ tọa cho Hội thánh mình, chủ tọa các Hội thánh khác do Ban Trị sự Hội Truyền giáo tại Việt Nam bổ nhiệm. Qui định này được áp dụng cho đến năm 1927, là năm Đại Hội đồng lần thứ nhất của Hội Thánh Tin lành Việt Nam được triệu tập. Tính đến cuối năm 1927, Hội thánh Tin lành Việt Nam đã có số “tín đồ chính thức là 4236 người thuộc 74 Hội thánh chính và nhánh.

Sau 16 năm hình thành, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Đông Dương đã thành lập ra tổ chức riêng cho người Việt Nam là Hội thánh Tin lành Việt Nam Đông Pháp. Vào tháng 3-1927, Đại hội đồng đầu tiên của Hội thánh được triệu tập tại Đà Nẳng. Đại Hội đồng này qui tụ đại biểu của tất cả các Hội thánh địa phương đã được thành lập trên toàn cõi Đông Dương, trở thành Đại hội hành chính của Hội thánh và quyết định thành lập tổ chức riêng.

Từ 1942 đến 1954, là giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động, các hoạt động của Tin lành bị hạn chế bởi chính sách của chính quyền đô hộ Nhật, Pháp và hoàn cảnh xã hội. Ớ Bắc hạt: Tái thiết 2 nhà thờ Hải Phòng và Nam Định, thêm 4 Hội thánh được mở lại (1948). Trung hạt: Có 17 Hội thánh tiếp tục bị đóng cửa vì còn ở trong vùng tranh chấp. Nam hạt: Có 38 Hội thánh vẫn tiếp tục bị đóng cửa, nhiều nơi các tín hữu nhóm trong nhà riêng. Số tín hữu chinh thức thuộc Nam hạt lên đến 7759 người.

Từ 1951 – 1954, ở Bắc hạt có 12 Hội thánh chính và 7 Hội thánh nhánh, 1.110 người chịu rửa tộỉ. Mục sư Trần Văn Đệ là chủ nhiệm từ 1952-1954. Tin lành phát triển mạnh tại Nam Định với khoảng 200 người tin Chúa. Trung hạt: Trong số 41 Hội thánh, chỉ còn 33 Hội thánh có sinh hoạt. Số Hội thánh này nằm trong cả hai khu vực Pháp chiếm đóng và vùng tự do. Theo báo cáo của Chủ nhiệm Mục sư Lê Văn Long thì trong năm 1951 có 3.275 người chịu rửa tội. Nam hạt: Cuộc tranh chấp của các đảng phái chính trị tại miền Nam chưa ổn định, vì vậy các Hội thánh vẫn còn bị ảnh hưởng. Riêng khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thì có phát triển. Nói chung các Hội thánh ở miền Nam đã thành công hơn các địa hạt khác, tổ chức được 13 Hội đồng bồi linh và truyền giảng Tin lành năm 1951 – 1953, ngoài ra cũng có hàng trăm ban chứng đạo trong các Hội thánh hàng tuần đi ra để rao truyền Tin lành.

Sau Hiệp định Giơnever 1954, đất nước Việt Nam tạm thời chia cắt làm 2 miền và Hội thánh Tin lành Việt Nam cũng bị phân chia ra 2 tổ chức là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoạt động độc lập cho đến hiện nay.

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) do phần lớn tín đồ và chức sắc di cư vào miền Nam nên các hoạt động có phần chậm lại. Đầu năm 1955, tín đồ Tin lành ở miền Bắc chỉ còn gần 1.000 người ở 20 chi hội và gần 20 mục sư, truyền đạo. Từ ngày 10 đến 12/4/1955, số mục sư truyền đạo đã tiến hành Đại hội đồng địa hạt Bắc kỳ với khoảng 200 đại biểu để bàn công việc của hội thánh trong hoàn cảnh miền Bắc đã độc lập, mục sư Dương Tự Ấp làm chủ nhiệm địa hạt. Tuy Đại hội đồng mang tính chất địa hạt nhưng được coi là Đại hội đồng lần thứ nhất của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc). Trụ sở của giáo hội đặt tại Nhà thờ. Số 2 Ngõ Trạm, Hà Nội. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) là thành viên của Mặt trận Tổ quôc Việt Nam, hoạt động theo đường hướng tiến bộ “Kính Chúa và Yêu nước”. Hội thánh Tin lành Việt

Nam (miền Bắc) là tổ chức giáo hội được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hướng dẫn, giúp đỡ có tư cách pháp nhân từ năm 1958, qua một thời gian soạn thảo và tu chỉnh Điều lệ đã chính thức thông qua tại Đại hội đồng lần thứ 8 họp tại Hà Nội từ ngày 13-15/3/1963. Bản Điều lệ này được sử dụng cho đến 11/2004.

Ngược lại, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được sự giúp đỡ của chính quyền miền Nam và các tổ chức bên ngoài đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trong một buổi thuyết trình về Truyền Đạo sâu rộng tại nhà thờ đường Trần Cao Vân (Sài Gòn), Mục sư Phạm Xuân Tín đã ví von rằng khi ông dự Hội đồng Truyền giáo Thế giới tại Tây Berlin, nghe Mục sư Billy Graham nói: “Người Mỹ nào cũng biết uống CocaCola, thì người Mỹ nào cũng phải nghe Tin lành”, ông cũng có suy nghĩ với Hội thánh Việt Nam rằng: “Người Việt Nam nào cũng biết ăn nước mắm thì người Việt Nam nào cũng phải được nghe Tin lành”. Tính đến năm 1975, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có tổng số 150.000 tín đồ (58.000 tín đồ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên), có 530 chi hội, 190 mục sư, 167 truyền đạo, 155 truyền đạo sinh (42 mục sư, 91 truyền đạo, 50 truyền đạo sinh là người dân tộc thiểu số).

Sau năm 1975, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hoạt động hầu như cầm chừng, không phát triển thêm về số lượng tín đồ, nhiều chức sắc tuổi cao và qua đời nên bộ máy tổ chức có lúc lâm vào khủng hoảng vì không có người kế cận. Các hoạt động về đào tạo, bổ nhiệm, ấn loát, đối ngoại… Gặp nhiều khó khăn, lâm vào khủng khoảng. Đến năm 2004, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) có hơn 6.000 tín đồ, 3 mục sư, 9 truyền đạo, 14 chi hội ở 10 tỉnh, thành phố (Lạng Sơn: 1 chi hội, Hà Nội: 2 chi hội, Hải Phòng: 3 chi hội, Nam Định: 2 chi hội, Hải Dương: 1 chỉ hội, Hà Tây: 1 chi hội, Vĩnh Phúc: 1 chi hội, Hà Nam: 1 chi hội, Thái Bình: 1 chi hội, Thanh Hóa: 1 chi hội). Ngoài ra còn có các nhóm tín đồ nhỏ lẻ ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên…

Từ khi thành lập, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đâ trải qua 31 lần Đại hội đồng. Điều lệ của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) quy định xây dựng giáo hội có 2 cấp: Tổng hội và Chi hội, Tổng hội hoạt động mục vụ hoàn toàn tự trị, tự lập với Hội Truyền giáo CMA và tuân thủ pháp luật Nhà nước. Đại hội đồng lần thứ 32 (2004) sau 20 năm gián đoạn từ đại hội đồng lần thứ 31 đã mở ra cho Hội thánh một giai đoạn mới với việc phục hưng hội thánh, đặc biệt là mở rộng tín đồ bằng việc thu nhận số tín đồ người dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc. Đại hội đồng lẩn thứ 32 đã xây dựng Điều lệ mới thay bản Điều lệ năm 1963 cho phù hợp với bối cảnh mới trên cơ sở kế thừa truyền thông “Kính Chúa yêu người”. Đến nay Hội thánh có khoảng hơn 100.000 người tin theo, trong đó chủ yếu là người dận tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, 12 mục sư, 14 chi hội và hàng trăm điểm nhóm, phạm vi hoạt động ở hơn 20 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Quảng Bình trở ra.

Sau năm 1975, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) không được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức, nhưng sinh hoạt chủ yếu diễn ra ở nhà thờ. Tuy vậy, Hội thánh vẫn duy trì hoạt động tôn giáo và tăng trưởng về số lượng tín đồ. Năm 2000, Ban Vận động Đại hội đồng Tổng Liên hội lần thứ I được thành lập. Sau gần một năm chuẩn bị, tháng 2 năm 2001, Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh : Tin lành Việt Nam (miền Nam) : đã diễn ra trọng thể với 482 đại biểu chính thức (gồm 100 mục sư, : 147 truyền đạo và 235 đại biểu) và 287 đại biểu không chính thức (các mục sư, truyền đạo hưu trí và vợ các mục sư, truyền đạo). Tiếp đến, ngày 16/3/2001, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân với hệ thống tổ chức gồm 2 cấp: Trung ương (Tổng Liên 1 hội); cơ sở (chi hội) và hoạt động  theo đường hướng “Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”. Trụ sở tạm thời đặt tại nhà thờ Tin lành Sài Gòn, 155 Trần Hưng Đạo, quận  I, Tp Hồ Chí Minh. Đến nay Hội I thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có khoảng 600.000 tín đồ,  400 mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền đạo đang hoạt động ở 34 : tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Trị trở vào, là tổ chức Tin lành có số lượng tín đồ và chức sắc và thực lực lớn mạnh nhất trong các tổ chức Tin lành ở Việt Nam. Tiếp sau đó Hội thánh tiến hành Đại hội đồng lần thứ II  (2005), lần III (2009) theo định kỳ 4 năm một lần. Đại hội đồng bầu Ban Trị sự Tổng Liên hội nhiệm kỳ 2005 – 2009 và nhiệm kỳ 2009 – 2013 gồm 23 thành viên và tiếp I tục đường hướng hoạt động “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” đã  được xác định từ Hiến chương năm 2001.

Năm 2001, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành truyền đến Việt Nam vào các ngày 14-16/6/2011 tại Đà Nẵng (nơi đạo Tin lành đặt tổ chức đầu tiên), ngày 20/6/2011 tại Hà Nội và ngày 24-25/6/2011 tại TP Hồ Chí Minh. ■

——–

Ba Sàm bổ sung – Mời đọc thêm phần trích trong cuốn VĂN MINH PHƯƠNG TÂY, NXB Văn hóa-Thông tin, 1998.

I – CUỘC CẢI CÁCH TIN LÀNH VÀ THIÊN CHÚA GIÁO

Tuy mọi khía cạnh của qúa khứ đều khiến chúng ta xúc động phần nào, đa số chúng ta vẫn có thể bình thản thờ ơ cho đến khi đối diện với những vấn đề trong chương này. Ở đây, ngay cả những vấn đề thông thường cũng chứng tỏ rằng chúng ta không thể đứng ngoài cuộc được: người Tin Lành nói đến “cuộc cải cách”, người Ki tô La mã nói đến “cuộc nổi loạn”. Ngay những người theo khuynh hướng thế tục hay hoài nghi cũng không thể có thái độ vô tư được, vì những người này không thể không nghĩ rằng đạo Tin Lành nếu có phá vỡ sự đơn nhất và truyền thống của Ki tô giáo Trung cổ thì cũng là để sửa soạn chỗ đứng cho những người như họ. Nhiều quan điểm cực đoan, nhiều thành kiến vẫn còn người thời nay lặp đi lặp lại: như Luther thời khởi đầu cuộc nổi loạn để lấy vợ dù ông là một nhà tu; như Herry VIII chống Giáo hoàng để cưới vợ; và nhiều nữa.

Cuộc nổi loạn của Luther.

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther (1483-1546) dán 95 luận đề của ông lên cửa nhà thờ Wittenberg ở Saxonie. Hành động này khởi đầu một cuộc cách mạng xã hội kinh tế và tri thức. Luther và những lãnh tụ quan trọng sau này như Calvin đều không có ý định làm cuộc cách mạng đó. Họ tự xem như những người tìm về giáo hội đích thực ngày xưa, những người cải tổ chứ không phải là những nhà cách mạng. Chúng ta đã biết giáo hội Ki tô đã từng trải qua các phong trào cải tổ như phong trào Cluny, Cisteaux, Thánh Francois và đã đồng hóa được phong trào này. Vào thế kỷ XIV và XV, Wyclif và Hus đã gần xây dựng được một giáo hội tách rời. Phong trào giáo nghị hồi đầu thế kỷ XV đã tìm cách hạn chế quyền lực của giáo hoàng tuy không buộc được Giáo hoàng nghe theo quan điểm của một nghị hội.

Lần này hành động của Luther đã đưa đến một tổ chức giáo hội tách rời hẳn giáo hội Ki tô La mã. Trong vòng một thế hệ sau năm 1517, hàng chục giáo phái ra đời: giáo hội Anh, giáo phái Calvin, giáo phái tái tẩy lễ v.v. Ngày nay chúng ta xem việc này là thường, nhưng nó qủa là một chuyển biến lớn vào thế kỷ XVI, một cuộc các mạng khác hẳn tính đơn nhất tôn giáo Trung cổ.

Con một nông dân Đức sau thành thợ mỏ và cuối cùng là một ông chủ giàu có trong giới xí nghiệp hầm mỏ, Luther học luật lúc còn trẻ; rồi năm 1505, lúc 22 tuổi, ông đã trải qua một cuộc kinh nghiệm khủng khiếp. Gặp một trận bão lớn và sợ hãi cực độ, ông cầu nguyện nữ thánh Anne giúp đỡ, và nguyện trở thành một tu sĩ. Khi trong tu viện ông lại trải qua một cơn khủng hoảng lớn: ông chắc chắn mình là một người lạc lõng không có hy vọng được cứu rỗi. Dù có tuân theo kỷ luật tu viện và từng hành hương đến La mã năm 1510, ông vẫn sợ là không được ân sủng của Chúa và sẽ xuống địa ngục sau này. Chỉ khi được khuyên nghiên cứu Thánh kinh thì Luther, sau khi đọc thánh Paul và Augustin, mới tìm được giải pháp cho mình: phải tin vào Thượng đế, phải tin vào sự cứu rỗi. Dĩ nhiên giáo hội La mã vẫn luôn luôn dạy như vậy. Cái mới mẻ của Luther là ông đã nhấn mạnh vào đức tin, chỉ đức tin mà thôi, không cần hành thiện. Lời hứa hẹn rằng đức tin đủ mang lại sự cứu rỗi có một sức hấp dẫn đặc biệt trong một thời đại hoang mang đen tối, gần giống như thời đại khi người ta bắt đầu hướng về Ki tô giáo.

Sau đó Luther đặt nghi vấn về một số nghi thức mà theo ông chỉ là những hành động làm suy giảm đức tin, Ông nêu nhứng thắc mắc này trong 95 luận đề, viết bằng tiếng La tinh theo lối các học giả Trung cổ nhằm thách đố dư luận. Ông đả kích kịch liệt cái tệ đoan mà ông gọi là “việc bán sự xá tội”, đặc biệt là những hành động của Tetzel, một nhà tu dòng Domineque đã được Giáo hoàng cho phép đi “vận động” tài chính để xây dựng lại thánh đường St. Pierre ở La mã.

Thuyết xá tội liên hệ đến việc ân xá tội lỗi: vì chỉ có Chúa mới tha thứ kẻ có tội được nên không thể có sự khoan thứ nào khác. Kẻ có tội biết ăn năn phải chịu khổ phạt lúc còn sống và khi chết còn phải đau đớn dưới hỏa ngục, sau đó mới có thế được vào nước Chúa. Giáo hội dạy rằng Chúa Ki tô, Đức Mẹ Đồng trinh và các vị thánh đã làm nhiều việc thiện, tạo thành một kho ân đức. Một linh mục có thể xin cho một tục dân một phần nhỏ trong cái kho thiêng liêng này. Đó là một sự khoan thứ, nhờ đó khỏi bị khổ phạt và được miễn một phần hoặc tất cả những hình phạt ở hỏa ngục. Theo giáo lý Ki tô La má sự khoan thứ do linh mục ban, còn sự đóng góp tài chánh nào sau đó của kẻ thụ ân là do lòng tự nguyện. Luther gọi hoạt động của Tetzel là việc buôn bán sự xá tội.

Thuyết xá tội rất phức tạp, người tục dân thường không thể nào hiểu nổi. Mỗi người có cảm tình với những nhà cải cách, sẽ hiểu là một kẻ có tội không những có thể không bị trừng phạt mà còn được xá tội, với điều kiện là kẻ đó xin được sự khoan thứ và việc này tùy thuộc vào những món tiền nộp cho Tetzel. Trong 95 luận đề Luther đã kịch liệt chống đối cả sự lợi dụng khoan thứ của Tetzel lẫn thuyết xá tội. Nhưng làm như thế ông sẽ đánh giá thấp sự quan trọng của những việc thiện vào một lúc mà nhiều tín đồ trung bình đang ra sức hành thiện và trông cậy vào kho ân đức. Giáo lý Ki tô thường nhấn mạnh cả đức tin và hành thiện. Sự nhấn mạnh vào đức tin của Luther đã đưa đến phản ứng cực đoan, xem hành thiện là trọng, của các Giáo hoàng chống đối ông. Và phản ứng cực đoan này đã khiến Luther, trong những lúc mất bình tĩnh, phủ nhận hẳn hành thiện, để chỉ biết đức tin mà thôi. Vì “hành thiện”bao gồm tất cả tố chức giáo hội và lối hành động của các linh mục, chẳng bao lâu Luther xem các linh mục là thừa. Ông tuyên bố rằng “mỗi người là vị linh mục của chính mình”.

Năm 1518, Luther đã xem thường một sứ giả của .Giáo hoàng, và không chịu phủ nhận một số lập luận về  sự xá tội. Năm 1519, ở Leipzig, khi bàn luận với một nhà thần học uyên bác, John Eck, người đã trách ông không chịu tuân phục thẩm quyền của Giáo hoàng và giáo hội, Luther đá nói thẳng là Giáo hoàng và giáo hội là không có thẩm quyền gì cả. Ông tuyên bố chấp nhận một số quan niệm của Hus mà Nghị hội Constance đã xem là có tính cách ngoại đạo. Năm 1520, trong tập “Lời kêu gọi của giới qúy tộc Đức theo Ki tô giáo” Luther coi danh từ “giai cấp tinh thần” (thường dùng để chỉ giới giáo sĩ) là một “lời nói láo”, tuyên bố rằng “mọi người Ki tô giáo đều thuộc giai cấp tinh thần, và giữa họ với nhau không có gì khác biệt ngoài chức vụ họ giữ”. Khi Giáo hoàng Léon X ký sắc lệnh lên án học thuyết của Luther, ông đã đem bản sắc lệnh đốt đi. Năm 1520 Luther bị trục xuất khỏi giáo hội, Hoàng đế Charles V cùng các hoàng thân họp ở Worms và long trọng tuyên bố đặt ông ra ngoài vòng pháp luật. Một lần nứa người ta hỏi ông có chịu phủ nhận quan điểm của ông không. Ông từ chối bằng một đoạn văn lịch sự.

Thái độ khắc nghiệt của triều đình và giáo hội đã không có kết qủa, vì Luther đã lôi cuốn được một số giáo dân đáng kể và trở thành anh hùng quốc gia, Luther được lánh chúa Saxon là Federick bảo vệ, và chẳng bao làu ông được các tiểu vương khác ủng hộ. Một thời gian sau ông hoàn tất việc dịch Thánh kinh sang tiếng Đức, và tổ chức lại giáo hội Saxon theo quan điểm của mình. Cuộc nổi loạn của Luther đã thành công.

Đặc tính của Tin Lành.

Từ Henry VIII ( người hầu như chẳng bao giờ xem mình là tín đồ Tin Lành) qua Luther, Swingli, Calvin đến John ở Leyden và Servertus, ta có bao nhiêu là quan điểm. Đâu là những mẫu số chung của những người Tin Lành này? Tất cả đều phủ nhận địa vị tối thượng của La mã. Mỗi giáo phái đều tin mình kế tục Chúa và các Thánh Cha. Ngay cả những người Tin Lành kháng luật, vốn tin mỗi người mang chân lý trong hồn mình, khăng khăng nói rằng nếu có thể gạt bỏ những trở ngại đi đến chân lý, ai cũng sẽ thấy cùng một chân lý trong tâm hồn mình. Một số người Tin Lành sẵn sàng dạy cho nhân loại thấy tín lý của họ đúng và nhân đấy cải tạo nhân loại; một số khác không thể chờ đợi được: như Calvin, bị ngược đãi, lại sát hại Servetus. Việc chung sống hòa bình giứa các giáo hội và tôn trọng tín ngưỡng kẻ khác, những quan niệm đương nhiên của ngày nay, rất hiếm có vào thế kỷ XVI, XVII.

Mọi giáo phái Tin Lành đều giảm thiểu các lễ thức và những hình thức biểu dương lòng tin. Bảy lễ thiêng của giáo hội La mã bị bỏ bớt, thường chỉ còn lễ rửa tội và ban bánh rượu; Các giáo phái khác nhau có những quan điểm dị biệt về ý nghĩa của lễ thiêng. Những tập tục theo La mã như tôn thánh, hành hương, tràng hạt đều không có trong đạo Tin Lành. Những người cấp tiến bỏ lễ nhạc, tranh ảnh, đơn giản kiến trúc và trang hoàng trong thánh đường. Sau hết, tất cả mọi người Tin Lành, khởi đầu là nhứng người nổi loạn, phản kháng tất cả những gì mà họ xem là lề thói xấu xa của La mã. Họ bỏ hệ thống cũ để theo một “thượng luật”, giống như Luther đã quên hành thiện để nhấn mạnh đức tin. Không nhiều thì ít họ đều đề cao cá nhân và đó là đặc tính mà thế giới hiện đại thừa hưởng.

Tin Lành và tiến bộ.

Những người có cảm tình với Tin Lành thường bảo rằng cuộc Cải cách có một cái gì “cận kim” và “tiến bộ” khác hẳn với những thế kỷ “Trung cổ” và “ngưng đọng” trước đó. Họ so sánh đế quốc Anh và Hoa Kỳ theo đạo Tin Lành với nền kinh tế phồn thịnh, chính quyền dân chủ lập hiến, những tiến bộ khoa học và những quốc gia La mã giáo tương đối nghèo nàn, bất ổn, kém về khoa học. Và ở nơi nào có một quốc gia La mã giáo với nhứng ưu điểm của Tin Lành (như nước Pháp) thì họ cho rằng nhờ truyền thống phản đối mạnh mẽ giới giáo sỹ. Ngay trong các quốc gia Tin Lành, dân chúng thường cho rằng họ được thịnh vượng và tiến bộ là nhờ tôn giáo của họ.

Nhưng người Tin Lành thế kỷ XVI có nhứng quan điểm căn bản không khác gì người La mã giáo mấy và cúng như người La mã giáo, họ không nghĩ rằng đời sống đang hay được cải thiện. Họ không phải là những người thuần túy: Luther dùng lọ mực ném qủy sứ, tín đồ Calvin tàn sát phù thủy. Họ cũng hẹp hòi không kém gì người La mã giáo và cũng đề cao đẳng cấp cùng địa vị, giáo hội Luther và giáo hội Anh cũng phong kiến và bảo thủ; thuyết Calvin có một quan niệm chỉ một thiểu số đáng được cứu rỗi rất phản dân chủ, rất độc tài trong thần quyền xã hội của họ. Chỉ có những người cấp tiến thế kỷ XVIII theo sát Thánh kinh mới lên tiếng đòi hỏi sự công bằng xã hội và chính trị, nhiều người lại chú trọng đến đời sau hơn là hiện tại.

Tuy nhiên, đạo Tin Lành đã thách đố chính quyền và thúc đẩy mọi tầng lớp xã hội, kể cả giới bình dân, suy nghĩ về những vấn đề căn bản. Và tư tưởng luân lý Tin Lành phù hợp với sự hưng thịnh của một giới trung lưu mại bản mới. Max Weber , một nhà xã hội học Đức hiện đại, đã tìm ra dây liên hệ giữa luân lý Tin Lành và “tinh thần tư bản”, tinh thần đã gây sinh lực cho giới trung lưu, nền móng của dân chủ phương Tây hiện đại. Tư bản tích lũy có nghĩa là tiền lời không đem tiêu xài mà đem dầu tư vào công việc làm ăn. Nếu việc đầu tư này làm giảm giá sản xuất, vốn lại càng tăng. Nói một cách đơn giản là chỉ có làm ăn mà không có tiêu khiển từ trên xuống dưới, mà nhất là trên.

Có thể đưa ra nhiều bằng chứng để biện minh cho lý luận của Weber. Giáo phái Calvin dạy rằng qủy dữ luôn luôn chờ đón những ngựời ăn không ngồi dồi, rằng lao động tránh cho người ta chạy theo đàn bà, cờ bạc, rượu chè hay nhiều việc mà Thượng đế không bằng lòng; hơn nữa, lao động chính là một cách tạ ơn Chúa. Luther cũng đề cao lao động và xem nghề nào cũngng có giá trị. Những tư tưởng này đều trái ngược với sự khinh rẻ việc đồng áng và buôn bán của giới phong kiến và hiệp sĩ. Giáo phái Calvin cũng đặc biệt khuyên tránh những tiêu pha có hại cho sự tích lũy tư bản. Họ không ưa mỹ thuật, kịch nghệ, quần áo là lượt, nói chung là nhứng gì đẹp và “vô dụng”. Không những họ khuyên “chỉ nên làm việc”, mà còn khuyên “không nên tiêu khiển, giải trí gì hết”, hoặc rất ít mà thôi.

Những quốc gia theo Calvin có một số ngày làm việc tối đa trong một năm: họ triệt để tôn trọng “Chúa nhật”, nhưng loại những ngày lễ tôn giáo khác, có khi bỏ cả lễ Giáng sinh. Người Xcốtlen, Hà lan, Thụy sĩ, người Mỹ ở New England, những người chịu ảnh hưởng Calvin sâu đậm, từng có tiếng là những kẻ chăm làm ăn và keo kiệt. Nhiều nhà thần học Tin lành bác bỏ quan niệm La mã giáo xem cho vay lấy lãi là có tội và quan niệm trung cổ về “giá phải chăng” – và thay thế bằng những hình thức gần như tự do cạnh tranh ngày nay.

Sau hết, việc giáo phái Calvin chú trọng đến thế giới sau này như một cái đích tối cao, nhưng không một ai chắc chắn sẽ đạt tới, đủ để ngăn những tín đồ Calvin giàu sổi vung tiền sống xa hoa trụy lạc; nếu làm thế chắc chắn sẽ không được tuyển lựa. Như vậy đức tin làm cho giới trung lưu hợp nhất lại. Những gia sản do công khó nhọc làm ăn và duy trì bằng đầu tư có khuynh hướng kết hợp lại qua cả mấy thế hệ.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều biện minh cho lý luận Weber. Ví dụ như nghề ngân hàng đã xuất hiện trước thời Luther trong các quốc gia La mã giáo như Ý, Nam Đức và Bỉ mà đạo Tin lành không lôi cuổn được. Cũng không có một sự tương ứng hoàn toàn giữa đạo Tin Lành và thuyết tư bản, hay giữa La mã giáo và sự phát triển kỹ nghệ chậm chạp: ta thử so sánh miền lưu vực sông Rhin La mã giáo, với nhứng kỹ thuật tân tiến, cùng miền Đông Phổ theo Tin Lành, một miền canh nông lạc hậu. Nguyên liệu cũng rất quan trọng: nếu nước Ý có theo Calvin thì họ cũng có than đá và sắt; nếu nước Anh vẫn theo La mã giáo họ vẫn có sắt và than. Tuy nhiên, xét cho kỹ, “luân lý Tin Lành” quả có thúc đẩy phần nào sự phát triển kinh tế ở những miền trong ảnh hưởng Tin Lành và đưa phương Tây tiến vào con đường hiện đại.

12 bình luận to “585. Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam”

  1. Ezekiel said

    “Thou have ear let them hear”
    Quả thật, nhiều người nghe nhưng ít người hiểu, nhiều người nhìn nhưng ít người thấy, con đường vào sự sống thì hẹp mà vào sự hư mất thì rộng.
    May you not effective by website like this site.
    Hy vọng những ai đang tìm kiếm Ngài không bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ như trên.
    Let it be.

  2. […] –Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam basam-TẠP CHÍ  XƯA VÀ  NAY Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam SỐ  […]

  3. […] dịp Giáng sinh (TTXVN).- – Ngô Nhân Dụng: Dân lành nhờ sống tự do  —  (NV).-Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam basam-TẠP CHÍ  XƯA VÀ  NAY Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam SỐ  […]

  4. […] dịp Giáng sinh (TTXVN).- – Ngô Nhân Dụng: Dân lành nhờ sống tự do  —  (NV).-Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam basam-TẠP CHÍ  XƯA VÀ  NAY Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam SỐ  […]

  5. […] –Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam basam-TẠP CHÍ  XƯA VÀ  NAY Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam SỐ  […]

  6. […] dịp Giáng sinh (TTXVN).- – Ngô Nhân Dụng: Dân lành nhờ sống tự do  —  (NV).-Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam basam-TẠP CHÍ  XƯA VÀ  NAY Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam SỐ  […]

  7. Số lượng người VN tại Séc cũng theo đạo Tin Lành cũng đang tăng lên!

  8. Ẩn danh said

    Bài viết này là một khảo luận qua các tài liệu về sự khác biệt giữa Công Giáo và Tin Lành và nhân đó đào sâu thêm về vài nét đặc thù của Công Giáo cũng như Tin Lành. Đây là một đề tài rất rộng vì Công Giáo, nếu kể từ thời Constantine vào thế kỷ 4, thì tới nay đã có một lịch sử hơn 16 thế kỷ, và Tin Lành cũng có khoảng 5 thế kỷ lịch sử, kể từ thế kỷ 16.. Trong một bài thuộc loại này, hiển nhiên không có cách nào tôi có thể viết đầy đủ về những tôn giáo có một lịch sử trải dài như trên. Cho nên, trong bài này tôi xin tự hạn trong mấy mục sau đây:

    I. Sự Khác Biệt Giữa Tin Lành Và Công Giáo.

    II. Vài Nét Về Căn Bản Cấu Trúc Quyền Lực Của Công Giáo.

    III. Vài Nét Về Căn Bản Cấu Trúc Quyền Lực Của Tin Lành.

    IV. Thực Trạng Của Công Giáo Và Tin Lành Trên Thế Giới Ngày Nay.

    V. Kết Luận.

    Tham khảo:

    http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN04.php

    BS: Ngó vô cái tên tác giả Trần Chung Ngọc là muốn … ói. Khỏi đọc!

  9. Test

  10. Người Tin Lành said

    Còn về quan điểm đối với chính trị, xã hội xin trích ra đây một nhận định của một người có cái nhìn rất hay trong quan điểm của một người Tin Lành:
    “- Chính trị: ok, good.
    – Học chính trị: good,
    – Nói chính trị: good,
    – Hoạt động chính trị: good.
    Tuy nhiên chính trị nào, và phương pháp hành vi chính trị nào cho mỗi đối tượng khác nhau.

    CHÍNH TRỊ NÀO?
    Chính trị theo chính thể hay chính trị đối kháng chính thể hiện hành.
    Theo sách Roma, Phao lô dạy vâng phục nhà cầm quyền, nhà cầm quyền La Mã thời cổ đại, đang bắt bớ bạch hại đạo Chúa, thời cổ đại giai cấp chủ nô chiếm hữu nô lệ, làm gì có tự do dân chủ… Thế mà Phao lô chỉ định VÂNG PHỤC BẬC CẦM QUYỀN. Hành vi chính trị không đối kháng chính thể là điều khuyến khích vì vâng theo Lời Chúa.
    (Tư tưởng đối lập và hành vi đối kháng là 2 việc khác nhau)
    (Tư tưởng đối lập dẫn đến sáng tạo và luyện lọc phản biện chính sách, thay đổi chính sách tốt hơn cho đường lối cai trị của nhà cầm quyền đương thời, thể hiện nguyên tắc niềm tin chính thể do Thiên Chúa lập nên, còn hành vi đối kháng dẫn đến việc không vâng phục bậc cầm quyền theo như Lời Chúa.)
    Việc sự dạy dỗ của Kinh Thánh THÀ VÂNG LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI HƠN VÂNG LỜI NGƯỜI TA, được xem xét và ứng dụng trong việc thực hiện ĐẠI MẠNG LỊNH của Chúa, đối với rao báo Phúc Âm và bảo vệ các Giá trị của Phúc Âm, chứ không thuộc lĩnh vực quản lý chính trị xã hội, và thái độ VÂNG LỜI CHÚA KHÔNG VÂNG LỜI NGƯỜI TA ở đây, các SỨ ĐỒ không đối kháng với chính thể (mặc dù chính thể thời La Mã cổ đại hà khắc, sắt máu đối với Đạo Chúa, so với bây giờ chẳng đáng là bao), nhưng chấp nhận chịu bắt bớ, đánh đập, tù đày, giết hại, vẫn trung tín thực hiện ĐẠI MẠNG LỊNH (xem sách công vụ), nói nôm na theo thành ngữ Việt là CHỊU ĐẤM ĂN XÔI. (Chịu đấm chính thể, để ăn xôi giảng Phúc Âm), chứ không hề phản kháng theo cách mà ngày trước họ muốn thầy họ làm, đó là muốn Chúa Jesus lãnh đạo cuộc đấu tranh quân sự, thiết lập Vương quyền Jesus trên đất, thay thế đế chế thế kỷ đầu tiên. Khi còn con trẻ họ tư tưởng như con trẻ, khi đã thành nhơn họ đã hành xử theo cách thành nhơn, khi còn trẻ dại họ muốn Chúa họ làm vua Giu đa, khi họ trưởng thành trong đức tin họ vâng phục thực thi đại mạng lịnh trên đất, kiến tạo nước Chúa trên đất. Họ không chọn đường lối bạo lực cách mạng, họ không chọn phương pháp đấu tranh chính trị bất bạo động, họ không tự tìm kiếm giải pháp xóa bỏ hàng rào ranh giới đói nghèo, bất công xã hội theo phương pháp nổ lực cá nhân, nhưng họ thực hành đại mạng lịnh, tìm kiếm Chúa của giải pháp nhân quyền, bất công xã hội, … Khi Jesus là CHỦ, hạnh phúc bình an yêu thương đến, chân lý công bằng đến….
    ĐÂY LÀ PHUƠNG PHÁP SỨ ĐỒ DẠY, SỨ ĐỒ LÀM – Kết quả 300 năm sau, ĐẠO CHÚA LAN TRÀN KHẮP THẾ GIỚI CỔ ĐẠI.
    Hiện nay, lãnh đạo Hội thánh VN, từ cực này sang cực khác, tư tưởng bất đồng chính thể dẫn đến bất hợp tác một thời gian dài đối với chính thể. Về hành xử chính trị xã hội, đẩy Hội thánh đến chỗ cô lập với chính thể theo mức không đáng có, sinh ra hà khắc và ngược đãi… tuy nhiên, trong giai đoạn này Phúc âm bùng nổ hơn bao giờ hết.
    Giai đoạn về sau, một số mục sư thỏa hiệp… tìm kiếm sự an thân cho mình và vô tình hay cố tình ngăn trở Phúc âm… Thái độ cực đoan đối kháng chính thể cũng đẩy hội thánh bị bách hại không vì DANH CHÚA không đáng có…
    THAY ĐỔI XÃ HỘI THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA CHÚA JESUS KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, MÀ LÀ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CƠ-ĐỐC, THÔNG QUA THỰC HIỆN ĐẠI MẠNG LỊNH.
    CHÚA CHÚNG TA ĐỂ LẠI CHO CHÚNG TA MỘT GƯƠNG, ĐỂ CHÚNG TA NOI DẤU CHƠN NGÀI.
    Một độc giả LHS

  11. Người Tin Lành said

    Trước hết, Tôi xin cảm ơn Anh Ba đã cho đăng bài này để cho bạn đọc có thể phân biệt sự khác nhau giữa Công Giáo và Tin Lành (tôi là người Tin lành). Thật ra, giữa Công Giáo và Tin Lành có rất nhiều điều giống nhau nhưng cũng có những dị biết rất lớn. Nhưng tôi nghĩ, nếu ai hiểu và làm theo điều cốt yếu được gói gọn trong Giăng 3:1-21 như lời Chúa Jêsus dạy một trí thức lúc bấy giờ thì được cứu. Xin được trích ra đây:
    ” Trong số những người Pha-ri-si, có một người tên là Ni-cô-đem, một nhà lãnh đạo của dân Do Thái. Ban đêm, ông đến với Đức Chúa Jêsus và nói: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến. Nếu Đức Chúa Trời không ở cùng thì không ai làm được những dấu lạ mà Thầy đã làm.” Đức Chúa Jêsus đáp: “Thật, Ta bảo thật ngươi, nếu một người không được sinh lại, thì không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời.” Ni-cô-đem thưa rằng: “Người đã già thì sinh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sinh ra lần thứ hai sao?” Đức Chúa Jêsus đáp: “Thật, Ta bảo thật ngươi: Nếu một người không nhờ nước và Thánh Linh mà sinh ra thì không thể vào vương quốc Đức Chúa Trời. Điều gì do xác thịt sinh ra là xác thịt, điều gì bởi Thánh Linh sinh ra là linh. Đừng ngạc nhiên về điều Ta đã nói với ngươi: ‘Các ngươi phải sinh lại.’ Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng gió, nhưng không biết gió đến từ đâu và đi đâu. Người nào sinh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.”

    Ni-cô-đem lại nói: “Làm thế nào điều ấy có thể xảy ra được?” Đức Chúa Jêsus đáp: “Ngươi là giáo sư của dân Y-sơ-ra-ên mà không hiểu điều nầy sao? Thật, Ta bảo thật ngươi: Chúng ta nói điều mình biết, làm chứng điều mình đã thấy, nhưng các ngươi không chấp nhận lời chứng của chúng ta. Nếu Ta nói với các ngươi những điều thuộc về đất mà các ngươi còn không tin, huống chi Ta nói những điều thuộc về trời thì làm sao các ngươi tin được? Chưa từng có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, là Con Người. Như Môi-se treo con rắn lên trong hoang mạc thể nào thì Con Người cũng phải bị treo lên thể ấy, để ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.

    Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian không phải để kết án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con mà được cứu. Ai tin Con thì không bị kết án đâu, còn ai không tin thì đã bị kết án rồi, vì không tin đến danh Con Một của Đức Chúa Trời. Sự kết án đó là như thế nầy: Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng loài người ưa thích bóng tối hơn ánh sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. Vì ai làm ác thì ghét ánh sáng và không đến với ánh sáng, e rằng công việc của mình phải bị phơi bày. Nhưng ai làm theo chân lý thì đến với ánh sáng để các việc mình làm trong Đức Chúa Trời được thấy rõ.”

  12. Bùi Văn Phú said

    Mời đọc thêm bài điểm sách “Song of Saigon” có nhắc đến một số giáo sĩ Tin Lành trong những giai đoạn đầu truyền giáo tại xứ Bắc Kỳ.

    Song of Saigon: lịch sử truyền đạo tin lành ở Việt Nam

    – Bùi Văn Phú

Bình luận về bài viết này