BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười Hai 14th, 2011

560. TRUNG QUỐC: NHỮNG THAY ĐỔI TO LỚN ĐANG ĐẾN GẦN

Posted by adminbasam trên 14/12/2011

Policy Review

TRUNG QUỐC:

NHỮNG THAY ĐỔI TO LỚN ĐANG ĐẾN GẦN

Số 170 – 1/12/2011
Henry S. Rowen *
Tường Minh dịch

Những thay đổi to lớn trong tương lai gần ở  Trung Quốc có lẽ sẽ gây sốc cho mọi người. Nền kinh tế phát triển rất  nhanh trong nhiều năm,  đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình 9% suốt hơn 3 thập niên  đã tạo nên  vóc dáng  của một quốc gia có vai trò chủ chốt  trong thương mại và tài chính,  đồng thời với điều đó là ảnh hưởng về chính trị và quân sự cũng ngày càng được nâng cao. Sự tăng trưởng  không chỉ có ý nghĩa quốc tế lớn mà sớm  hay muộn nó còn gây ra những hiệu ứng chính trị – xã hội  sâu sắc trong nước.

Có hai loại hình thay đổi thường gặp : chính trị và kinh tế .  Trình tự diễn biến của chúng sẽ có ảnh hưởng nhiều lên những tác động trong cuộc sống và thông thường trình tự đó mang tính bất định. Nhưng dù sao chăng nữa , những gián đoạn lớn sẽ xảy ra trước năm 2020.

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc | 15 Comments »

559. Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố

Posted by adminbasam trên 14/12/2011

BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa do những người lính Việt Nam Cộng hòa đã từng tham gia trận đánh này kể lại, hiếm khi có dịp đọc tài liệu từ phía Trung Quốc nói về trận chiến này. Dưới đây là trận Hải chiến Hoàng Sa đã được tái hiện qua ngòi bút của phía “bạn”, mô tả lại việc họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào. Bài viết này còn cho thấy, việc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đã được phía Trung Quốc tính toán và lên kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Trung Quốc, không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.

Trong bài có nói đến hộ tống hạm Nhật Tảo, chiếc HQ-10, mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ”, chúng tôi xin giữ nguyên văn cụm từ này, cùng các cụm từ khác như: Tây Sa (tức Hoàng Sa), Nam Sa (tức Trường Sa), Nam Hải (tức biển Đông), Đông Hải (tức biển Hoa Đông), Nam Việt (tức Việt Nam Cộng hòa)… cho đúng khẩu khí của người viết. Thêm một điểm cần lưu ý, trong bài tiếng Trung có nhiều chỗ đánh dấu bằng hai dấu hoa thị (**), người dịch không hiểu là gì nên đã để nguyên như vậy. Những chỗ đánh dấu như thế trong bài đa số là tên của các loại vũ khí, nên BTV cho rằng, có thể đó là những chữ đã bị kiểm duyệt, do một số thông tin phía Trung Quốc vẫn còn bảo mật.

————

Canglang.com

Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

07-11-2011

Quốc Trung dịch

Hải chiến Tây Sa là trận hải chiến xảy ra giữa nước ta với Nam Việt trong tranh chấp quần đảo Tây Sa cách nay đã mấy chục năm, hiện có một số bài viết đưa lên gọi là giải mật về Tây Sa, chẳng thấy có chút gì là “giải mật” mà chỉ là đăng lại, dựa theo những bài viết công khai mà thôi, vì thế khi cho đăng tư liệu mình thu thập được, hy vọng xin được sự chỉ giáo từ chư vị.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chiến tranh VN, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 97 Comments »

558. TRUNG QUỐC CÓ THỂ TỰ CỨU VÃN NỀN KINH TẾ CỦA MÌNH?

Posted by adminbasam trên 14/12/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 13/12/2011

TRUNG QUỐC CÓ THỂ TỰ CỨU VÃN NỀN KINH TẾ CỦA MÌNH?

TTXVN (Oasinhtơn 5/12)

Tạp chí Forbes của Mỹ ngày 27/11 đăng bài của tác giả Gordon Chan, chuyên gia về Trung Quốc, về khả năng Trung Quốc có thể tự cứu vãn nền kinh tế của chính mình hay không. Sau đây là nội dung bài viết:

Ngày 23/11, HSBS làm khuấy động các thị trường trên toàn thế giới bằng việc công bố chỉ số PMI (Chỉ số quản lý Mua hàng) của Trung Quốc trong tháng 11. Chỉ số được nhiều người theo dõi này đã giảm từ 51,0 xuống 48,1, xuống dưới ngưỡng 50 là hết sức quan trọng vì có ý nghĩa phân biệt giữa tăng và giảm. Đáng lo ngại nhất, ngành sản xuất gần như đang giảm sút do sự yếu kém về nhu cầu nội địa chứ không phải xuất khẩu.

Sự giảm đột ngột của chỉ số PMI, vốn chỉ dao động ở mức 0,1 mỗi lần, chỉ là một trong nhiều chỉ dấu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đi xuống từng tháng. Thông tin xấu vừa rồi tiếp nối với những con số cũng phản ánh xu hướng đi xuống nhanh chóng của tháng 10. Chẳng hạn, tỉ lệ lạm phát giảm nhanh, bất động sản rớt giá, lượng xe hơi bán ra giảm mạnh. Bánh xe của nền kinh tế Trung Quốc đang trượt khỏi đường ray, với các chỉ số sụt giảm nhanh hơn hầu hết các nhà phân tích – kể cả tác giả – đã dự đoán.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | 3 Comments »

557. QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG: QUẢN LÝ VÀ NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT

Posted by adminbasam trên 14/12/2011

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011

QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG: QUẢN LÝ VÀ NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT

GS. Leszek Buszynski

Trung tâm Chiến lược và Quốc phòng

Đại học Quốc gia Úc

Canberra ACT 0200, Úc

Leszekbuszynski@yahoo.co.uk

Giới thiệu

Vấn đề về Biển Đông ban đầu là một cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và năm nước ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippin, Malaysia, Brunei và Indonesia. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều yêu sách toàn bộ khu vực và các đảo trong đó, còn Philippin, Malaysia, và Brunei yêu sách đối với vùng tiếp giáp trên cơ sở các vùng EEZ và thềm lục địa và phát kiến ban đầu. Nếu như tranh chấp chỉ dừng lại ở vấn đề lãnh thổ thì có lẽ nó đã có thể được giải quyết như các nỗ lực của Trung Quốc gây ảnh hưởng tới ASEAN và tăng cường mối liên kết với khu vực. Vấn đề tranh chấp sau đó còn liên quan đến việc tiếp cận với trữ lượng dầu khí trên biển. Đây là vấn đề hệ trọng do vào thời điểm đó lượng cầu về năng lượng đang ngày càng cao, còn các quốc gia yêu sách thì đang lên kế hoạch để khai thác các trữ lượng hidrocacbon trong khu vực. Tranh chấp đã phát sinh giữa các yêu sách, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam, thậm chí có lúc tranh chấp này còn ẩn chứa nguy cơ leo thang. Tuy nhiên, các yêu sách đối với tài nguyên năng lượng không dễ dãn đến xung đột, và nó có thể được quản lý trên cơ sở phát triển khai thác chung hoặc đa phương. Các hình thức hợp tác này đã có rất nhiều tiền lệ và mô hình, tuy không phức tạp như những gì mà tình hình ở Biển Đông đòi hỏi. Một yếu tố khác khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn từ năm 2010 và khiến cho việc giải quyết hay quản lý theo các cách tiếp cận được đề cập đến trước đây trở nên khó khăn hơn. Vấn đề tranh chấp không còn đơn thuần là yêu sách lãnh thổ và các giải cũng đã bao trùm lên mối quan ngại về việc tiếp cận tài nguyên năng lượng. Biển Đông đang dần trở thành vấn đề của sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ làm Mỹ nhanh chóng có thái độ và điều chỉnh chính sách tại khu vực. Biển Đông đang được gắn với các vấn đề chiến lược rộng lớn hơn liên quan đến chiến lược hải quân của Trung Quốc khi nước này tăng cường phát triển sức mạnh quân sự để bảo vệ tuyến đường biển kéo dài đến Trung Đông. Nó cũng trở thành vấn đề đối với sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ đồng minh của nước này trong khu vực. Điều cần thiết trong giai đoạn này là một thỏa thuận đa phương về các biện pháp để ngăn chặn việc các vấn đề nhỏ leo thang thành xung đột trong khi chưa có cách giải quyết đối với tranh chấp trong các yêu sách. Thỏa thuận này cần phải có hai nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc, cũng như các quốc gia yêu sách thuộc khối ASEAN.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Hội thảo VN học-3, Trung Quốc | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: