Qua hàng loạt những ý kiến góp ý về việc tu chính Hiến pháp, chúng ta thấy toát lên một điều là mọi người rất kỳ vọng vào sự thực tâm thay đổi của nhà đương quyền để xã hội và đất nước tiến đến chỗ tốt đẹp hơn.
Vì tôi đã gửi trực tiếp kính thư này vào buổi chiều ngày thứ Sáu vừa rồi mà tôi chưa có một chút trả lời nào, tôi đã quyết định đưa nó lên mạng. Nếu bạn quan tâm đến, xin bạn vui lòng đưa nó vào trang Ba Sàm.
Trong thời gian qua, Luật biểu tình đã trở thành chủ đề tranh cãi ngày càng nóng ở Việt Nam, đặc biệt là tại Quốc hội, người thì cho là phải nhanh chóng thông qua luật này, kẻ thì nói là dân Việt Nam chưa cần đến luật biểu tình. RFI phỏng vấn đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Các cuộc “ tụ tập đông người”, đặc biệt là của dân khiếu kiện kéo lên thủ đô, thành phố đòi giải quyết các vụ cướp đất, tham nhũng, đã xảy ra từ lâu ở Việt Nam. Nhưng vấn đề Luật biểu tình đã được đặt ra ngày càng cấp thiết kể từ sau các cuộc tuần hành trong tháng 6, 7 và 8 năm nay tại Hà Nội và Sài Gòn nhằm phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Sau những tuần đầu để yên, chính quyền sau đó đã thẳng tay trấn áp những người biểu tình đó, thậm chí gọi họ là những kẻ “phản động”.
Sau các cuộc biểu tình đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất xây dựng Luật Biểu tình và đã giao cho Bộ Công an chuẩn bị dự thảo luật để “cụ thể hóa quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, cũng như đáp ứng đòi hỏi thực tế, để sinh hoạt chính trị này diễn ra nề nếp, trật tự”.
Tờ “The Pioneer”số ra ngày 25/11 đăng bài viết của nhà phân tích chính trị Ấn Độ Ashok Mehta cho rằng việc Ấn Độ thực hiện chính sách thiên về hòa giải và đánh giá thấp mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ không mang lại kết quả tốt. Trong quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ cần phải hành động đúng tầm của Ấn Độ.
Tại hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại Bali (Inđônêxia) mới đây, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thẳng thừng bác bỏ việc Trung Quốc phản đối sự có mặt của Ấn Độ tại Biển Đông khi nói với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng lợi ích của Niu Đêli tại vùng biển này “mang tính chất thương mại thuần túy”. Trong khi đó, ông Ôn Gia Bảo cũng rất cứng rắn khi cảnh báo các nước ngoài “chớ can thiệp” vào các tranh chấp tại Biển Đông.