BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

174. Tranh chấp Biển Đông ám ảnh chuyến công du của Mỹ

Posted by adminbasam trên 11/07/2011

Wall Street Journal

Tranh chấp Biển Đông

ám ảnh chuyến công du của Mỹ

Jeremy Page

9-7-2011

Bắc Kinh – Căng thẳng trong vùng biển tranh chấp – biển Hoa Nam (tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam – ND) – có nguy cơ làm phân tán tâm trí Đô đốc Mike Mullen, chủ tịch Bộ Tổng tham mưu Hoa Kỳ, trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc sau đợt lạnh mặt gần đây trong quan hệ quân sự song phương.

Đô đốc Mullen đến Bắc Kinh vào thứ bảy, ngay khi Mỹ và hai đối tác quân sự chính của họ trong khu vực là Nhật Bản và Australia bắt đầu tập trận hải quân chung ở biển Hoa Nam lần đầu tiên – một động thái chắc chắn sẽ chọc giận Trung Quốc, nước đang đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Hoa Nam.

Hai quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho báo chí biết, Nhật và Mỹ mỗi nước sẽ có một tàu khu trục, còn Australia góp một tàu tuần tra vào cuộc tập trận chung nhằm phát triển các hoạt động chiến thuật và truyền thông ở ngoài khơi Brunei.

Hai vị quan chức cho hay, ba nước đã tiến hành tập trận chung từ năm 2007, nhưng chưa bao giờ tập ở biển Hoa Nam, nơi Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều cùng có những yêu sách chủ quyền mâu thuẫn nhau.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có phản ứng ngay tức thì khi được đề nghị bình luận, nhưng trong quá khứ, họ đã liên tục phản đối các cuộc tập trận của hải quân Mỹ gần nơi mà họ coi là vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Giới chức Australia cũng không có bình luận ngay.

Ban đầu, các quan chức Lầu Năm Góc có vẻ không biết về cuộc tập trận – Hạm đội Thái Bình Dương cũng vậy – và sau khi đã được xác nhận, họ chật vật tìm cách hạ bớt tầm quan trọng của các cuộc tập trận và ngăn chặn mọi tổn hại có thể xảy đến với quan hệ Mỹ-Trung. Một quan chức đánh giá các cuộc tập trận là “ở tầm rất thấp”.

Được gọi là “Passex” – từ mà hải quân Mỹ dùng để chỉ một cuộc tập trận chóng vánh – các cuộc thao diễn được dự kiến là diễn ra ngay sau khi các tàu tham gia triển lãm quốc phòng ở Brunei tổ chức duyệt binh. Đợt duyệt binh được tổ chức cách bờ biển Brunei 5 hải lý. Quan chức Mỹ cho biết cùng với các tàu Nhật Bản, Australia và Hoa Kỳ, sẽ có hai tàu Trung Quốc là Wuhan (Vũ Hán) và Yulin (Du Lâm?).

Mỹ đã và đang cố gắng khuyến khích hoạt động tập trận đa phương với các đồng minh ở châu Á. Nhưng quan chức quân đội Mỹ khẳng định sự kiện mà Nhật Bản vừa công bố “không có ý định gửi tín hiệu gì” tới Trung Quốc.

Một quan chức quốc phòng Mỹ nói: “Đó là các cuộc tập trận mà chúng tôi tiến hành thường lệ trên các vùng biển quốc tế. Không quốc gia nào có thể lợi dụng được gì từ những cuộc tập trận thường lệ, ở tầm rất nhỏ bé, rất thấp này”.

Nhưng ngay từ trước khi tin về các cuộc tập trận chung của hải quân được công bố, giới ngoại giao ở Bắc Kinh đã nói họ tin rằng vấn đề biển Hoa Nam sẽ là vấn đề nổi trội trong chuyến đi của Đô đốc Mullen.

Ông Mullen là chủ tịch đầu tiên từ năm 2004 đến nay của Bộ Tổng Tham mưu Hoa Kỳ đi thăm Trung Quốc, và là quan chức cấp cao quân sự – quốc phòng đầu tiên sang Trung Quốc kể từ hồi tháng 1, khi Robert Gates, cựu bộ trưởng quốc phòng, công du Trung Quốc và bị một phen lúng túng vì Trung Quốc cho thử nghiệm chiếc máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên J-20.

Chuyến đi 5 ngày của Đô đốc Mullen là sự đáp lễ đối với chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5 của Tướng Trần Bỉnh Đức (Chen Bingde), người đồng nhiệm Trung Quốc. Khi ấy Trần Bỉnh Đức đã cố gắng tái khẳng định với chủ nhà Hoa Kỳ rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa quân sự đối với Mỹ.

Theo dự kiến, Đô đốc Mullen sẽ chuyển một thông điệp tích cực tương tự đến Trung Quốc trong quá trình đi thăm vài địa điểm quân sự, gặp gỡ các lãnh đạo quân sự và dân sự của Trung Quốc – trong đó có cả người sẽ đương nhiên kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – và sẽ có bài diễn văn trước sinh viên Trung Quốc.

Nhưng thậm chí ngay cả khi hai bên nỗ lực tái thiết quan hệ quân sự (mà chỉ vừa được nối lại vào tháng 1 vừa qua, sau một năm bị Bắc Kinh đóng băng), căng thẳng lại đang gia tăng trên biển Hoa Nam, nơi mà theo các chuyên gia là có chứa trữ lượng dầu và khí đốt rất giá trị.

Một số nước có yêu sách chủ quyền – trong đó đáng chú ý nhất là Việt Nam – đã đẩy mạnh quan hệ quân sự với Mỹ kể từ đầu năm nay, khi các nhân vật quân sự và dân sự Trung Quốc bắt đầu ra những tuyên bố quyết liệt hơn về yêu sách chủ quyền của họ ở khu vực.

Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang buộc tội Hoa Kỳ làm phức tạp tình hình, bắt đầu từ thời điểm bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, tuyên bố tại Hà Nội vào năm ngoái rằng Mỹ có lợi ích trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Hoa Nam, nơi phần lớn hàng hóa thương mại quốc tế được chuyên chở qua.

“Mỹ tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải trên biển Hoa Nam, nhưng thật ra họ đang bảo vệ lợi ích quân sự của chính họ” – ông Jin Yongming, một học giả tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải và Viện Hải dương học Trung Hoa, viết trên tờ China Daily hôm thứ năm vừa qua.

Hồi đầu năm nay, tranh chấp có vẻ đã dịu xuống, nhưng rồi lại bùng lên trong những tuần mới đây với một loạt sự vụ trên biển cũng như những cuộc đấu khẩu công khai giữa Trung Quốc và các quốc gia có yêu sách chủ quyền khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Cuối tháng trước, Việt Nam tuyên bố rằng tàu Trung Quốc đã ngăn trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam trong khu vực 200 hải lý ngoài bờ biển miền Trung Việt  Nam, nơi họ đã đăng ký là vùng đặc quyền kinh tế. Biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại Hà Nội trong 5 tuần liên tiếp.

Philippines buộc tội tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Philippines ít nhất 9 lần trong vài tháng qua.

Trung Quốc bác bỏ mọi lời buộc tội của cả Việt Nam lẫn Philippines và nhắc lại yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Hoa Nam.

AP đưa tin, tuần qua, quan chức Philippines cũng nói rằng họ đã cấm một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc tham dự các hội nghị, do ông này lên giọng với một quan chức Philipplines trong một cuộc thảo luận hồi tháng trước, khi hai bên trao đổi về tranh chấp chủ quyền.

Biển Hoa Nam đã được dự đoán sẽ là tâm điểm của các cuộc thảo luận giữa Albert del Rosario, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) khi đôi bên gặp nhau tại Bắc Kinh vào thứ sáu.

Tuy nhiên, thông cáo báo chí do thông tấn xã Tân Hoa phát hành chính thức sau đó chỉ nói rằng hai bên sẽ “có những nỗ lực chung để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực biển Hoa Nam”, theo tinh thần Tuyên bố chung 2002 về ứng xử của các bên trên Biển Đông.

Bản tuyên bố với những lời lẽ mơ hồ, ký giữa Trung Quốc và các thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, và thể hiện sự kiềm chế, nhưng lại không bao gồm một bộ quy tắc ứng xử cụ thể nhằm ngăn chặn và giải quyết các vụ đối đầu trên biển.

Người ta dự đoán là vấn đề sẽ được tiếp tục đặt lên cao trong chương trình nghị sự của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN, tổ chức tại Bali (Indonesia) tuần tới. Bộ trưởng ngoại giao của 10 quốc gia Đông Nam Á và 17 nước khác có lợi ích trong khu vực, kể cả bà Clinton, sẽ tham dự diễn đàn này.

Bài viết được thực hiện với sự đóng góp của Julian E. Barnes ở Washington và Herng shinn Cheng ở Tokyo.

Chú thích ảnh: Trước giờ tập trận chung của hải quân Mỹ-Philippines, tháng 6, gần quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp giữa các bên. Những người công nhân này đang đứng nhìn tàu Chung Hoon của Mỹ, một tàu khu trục gắn tên lửa (AFP).

Một số bình luận của độc giả quốc tế vào bài viết:

Xiong Chen:

Trung Quốc phải đẩy mạnh quốc phòng vì Mỹ lúc nào chẳng chơi bài vặn bẻ tay người. Mỹ chi tiền vào quân sự gấp 10 lần Trung Quốc mà chẳng có mối đe dọa nào đối với Mỹ hết, thế nên rõ ràng Mỹ mới là mối đe dọa số 1 đối với hòa bình thế giới; và căn cứ vào lịch sử thường xuyên xâm chiếm nước khác của Mỹ, thì Mỹ cần phải bị kiềm tỏa.

Bob McLaughlin

Đồng ý. Tôi đã nghe những lời Trung Quốc nói nhưng tôi cũng nhìn hành động của họ. Họ đang lớn mạnh nhanh chóng và đang hiện đại hóa quân sự trong khi gần như tất cả các nước khác đều làm ngược lại. TẠI SAO? Không có mối đe dọa thực sự nào đối với Trung Hoa lục địa, do đó chỉ có một lý do mà thôi. Đây là sự hung hăng có chủ ý.

KEN CAIRNS:

Tôi đề nghị anh Chen, rằng anh và các đồng chí của anh xây dựng quân đội đi nếu các anh muốn “kiềm tỏa” ai đó. Hiện nay Quân Giải phóng Trung Quốc (PRC) chỉ là một trò hề. Tuy nhiên hãy nhớ lại điều gì đã xảy ra với Liên Xô khi họ nhảy vào chạy đua vũ trang. Mà PRC thì chỉ là một cái bóng của nền kinh tế mà Liên Xô từng có.

Falcon Huang:

Này Ken. Người Trung Hoa chúng tôi yêu hòa bình và là những người dễ bảo. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng Chúa sẽ trừng phạt nước Mỹ và đem trả lại chúng tất cả những nghiệp chướng mà chúng từng gây ra trong quá khứ.

KEN CAIRNS:

Ông Huang, ở đây chả có vấn đề gì với người Trung Quốc, mà chỉ là với đám đồ tể đang lãnh đạo PRC và những chú lùn cộng sản như ông và Chen. Hãy nhìn vào Đài Loan mà xây dựng một chính phủ Trung Hoa cho tốt, chính phủ mà tất cả những người Trung Quốc đều xứng đáng có được.

Xiong Chen:

Trung Quốc và Đài Loan là một. Chỉ có Hoa Kỳ là đang tan rã khi mà chúng chầm chậm nhưng chắc chắn đi tới phá sản. Chúng sắp đạt tới điểm đổ vỡ khi tất cả các nhóm thiểu số không được hưởng quyền lợi gì, với tỷ lệ thất nghiệp tới 40% (toàn quốc là 9,2%) nổi dậy và các nước thịnh vượng thì không chia sẻ gánh nặng nợ nần của những nước yếu kém hơn. Mỹ chẳng bao lâu nữa sẽ tan rã. Đấy là sẽ là một nghiệp chướng mà chúng phải trả vì tất cả những nỗ lực của chúng nhằm Balkan hóa Trung Quốc suốt bao thập kỷ qua.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

10 bình luận to “174. Tranh chấp Biển Đông ám ảnh chuyến công du của Mỹ”

  1. NGOẠI CÃM said

    Giới thanh niên , trí thức Việt Nam thấy rõ truớc mắt :

    -Tình trạng lúng túng và cô thế hiện tại cuả Hà nội là cơ hội tốt cho Trung quốc đánh chiếm Việt nam.
    -Còn chế độ Cọng sãn taị Việt nam là còn lý do Trung quốc thanh toán Việt nam mà không cuờng quốc dân chủ naò có thể can thiệp .

  2. […] Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011 This entry was posted in english, vietnamese. Bookmark the permalink. ← South China Sea: […]

  3. Ngư dân Cà Mau said

    [audio=http://nhac1.vietgiaitri.com/bai-hat/doi-mat-nguoi-xua-tinh-dep-mua-chom-chom-65725.vgt]

  4. Võ Danh said

    Người Mỹ quá hiểu TQ trên mọi lãnh vực.Một xã hội bất ổn,một thể chế chính trị vô nhân cộng với một nền kinh tế lưu manh, độc hại ,đó là những yếu điểm chết người mà Mỹ đang khoét sâu vào con cọp giấy TQ.Thường thì thùng rỗng kêu to,với một trình độ công nghệ vũ khí ăn cắp lạc hậu,TQ diễu võ dương oai với các nước trong vùng Đông Nam châu á để tranh giành quyền lợi,nhưng với Mỹ thì đây là thời điểm để tinh sổ với TQ,vì người Mỹ không muốn ai qua mặt hay đe dọa ví trí cường quốc số 1( trên mọi lãnh vực ,ở bất cứ nơi đâu) của mình nhất là kẻ đó lại là cộng sản..Ngày trước Liên xô cũng là một siêu cường đối đầu ngang ngửa với Mỹ,bên cạnh LX còn có cả khối Vác Sa Va hùng mạnh.Học thuyết Nixon âm thầm phá tan khối CS Đông Âu,làm cho Liên Xô tự nhiên tan rã.So ra thì TQ ngày nay đâu hùng mạnh băng LX ngaỳ trước,TQ sẽ tan rã như LX ngày nào trước kế sách của Mỹ là đánh vào hậu phương rệu rạo củaTQ, cũng bằng chính ý thức hệ CS .Vấn đề là thời gian.

  5. hoang lam giang said

    Khi TQ lam ba chu the gioi, khong chi co mot Viet Nam bi quay ve thoi dai do da, ma con nhieu quoc gia khac, vi luc do se co nhieu Khmer do.

  6. quang dinh said

    KHỎI CẦN TRANH CÃI
    *
    Đừng khè lưỡi chó
    Đừng ló đuôi hồ
    Chũ nghĩa tam vô
    Côn đồ khủng bố
    *
    Hởi bọn khủng long
    Sóng dậy biển đông
    Năm châu đồng lòng
    Triệt tiêu CÁC CHÚ
    *
    Cha già nó lú
    Còn chú nó khôn
    Sấm động nam môn
    Vũ qua bắc hải
    *
    Khỏi cần tranh cãi
    Quần đảo TRƯỜNG SA
    Vốn dỉ sân nhà
    Của người nước VIỆT
    *
    TÂM THANH

  7. http://www.esnips.com/doc/2798caf0-7e13-4503-ae22-4a405ee80d75/The-Khong-Phan-Boi-Que-Huong

  8. http://www.esnips.com/doc/2bbdb045-783b-471b-b361-e7389bd77595/Tren-Dau-Sung

  9. Thề Không Phản Bội Quê Hương

    1)
    Một cánh tay đưa lên
    Hàng ngàn cánh tay đưa lên
    Hàng vạn cánh tay đưa lên
    Quyết đấu tranh cho một nền hoà bình công chính
    Đập phá tan mưu toan, đầu hàng cái quân xâm lăng
    Hoà bình phải trong vinh quang
    Đền công lao bao máu xương hùng anh

    Nào đứng lên bên nhau
    Nào cùng sát vai bên nhau
    Thề nguyền với vung tay cao
    Quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước
    Vận nước trong tay ta
    Là quyền của quân dân ta
    Tình đoàn kết quê hương ta
    Chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà

    ĐK:

    Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
    Quyết không cần hoà bình đen tối
    Chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô

    Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
    Đánh cho cùng dù mình phải chết
    Để mai này về sau con cháu ta sống còn

    2)
    Vận nước đang vươn lên
    Hàng ngàn chiến công chưa quên
    Hàng vạn xác quân vong nô
    đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân

    Thề chớ bao lui chân.
    Ngồi cùng với quân xâm lăng
    Ta thà chết chớ không hề lui

    Quyết không hề phản bội quê hương (2)

  10. Dân Việt said

    Không lẽ nào Mỹ lại âm mưu trao đổi Việt Nam thêm lần nữa với Trung Quốc, không lẽ nào Mỹ lại để Trung Quốc lên ngôi ngồi trên Mỹ, Nếu Mỹ để mất Việt Nam thì lời bà Vanga thật là linh ứng năm 2018 Trung Quốc sẽ bá chủ thế giới, và nước Việt mình sẽ quay về thời kỳ đồ đá( vả vào cái mồm nói tầm bậy)

Bình luận về bài viết này