BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Sáu, 2011

144. Đứng lên chống lại kẻ bắt nạt – Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 30/06/2011

INQUIRER – Global Networking

Đứng lên chống lại kẻ bắt nạt

– Trung Quốc 

Rodel Rodis

Ngày 29-6-2011

Cùng với việc người Philippines ở Mỹ háo hức lên kế hoạch cho những cuộc biểu tình trước cổng các văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Mỹ vào ngày 7-8, câu hỏi đặt ra là: tại sao người Philippines ở Philippines không nổi giận, tương tự như thế, trước kế hoạch của Trung Quốc nhằm dựng dàn khoan dầu ở quần đảo Trường Sa, trên phần thuộc Philippines, vào tháng 7 tới?

Không lẽ họ không biết đến điều mà Tân Hoa Xã đã nói từ hôm 24-5-2011, rằng Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang triển khai tới Trường Sa một dàn khoan dầu nước sâu khổng lồ, Marine Oil 981, có thể tiến hành những mũi thăm dò sâu 3.000 mét, và được trang bị một mũi khoan có thể vào sâu tới 12.000 trong lòng đất?

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , | 7 Comments »

143. LS Trần Vũ Hải đề nghị UBTV Quốc hội giải thích Điều 69 Hiến pháp: quyền biểu tình

Posted by adminbasam trên 30/06/2011

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

******

Hà nội ngày 29 tháng 6 năm 2011

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN TRẦN VŨ HẢI

ĐỀ NGHỊ UBTVQH GIẢI THÍCH ĐIỀU 69- HIẾN PHÁP

 

Kính gửi: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (UBTVQH)

Tôi, Trần Vũ Hải, công dân của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt  Nam (CHXHCNVN), địa chỉ liên hệ tai: 81 phố Chùa Láng, Đống đa, Hà Nội và 227 đường Hùng Vương, Quận 5, T.p Hồ Chí Minh, hiện đang hành nghề luật sư.

Theo Điều 53- Hiến pháp hiện hành của nước CHXHCNVN 1992 (“HP 1992”) “Công dân có quyền…tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, …

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật | 5 Comments »

142. Thượng viện Mỹ đồng lòng “phản đối” việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên biển Đông

Posted by adminbasam trên 30/06/2011

Thông cáo báo chí

Thượng viện Mỹ đồng lòng

“phản đối” việc sử dụng vũ lực

của Trung Quốc trên biển Đông

27-6-2011

Washington, DC – Hôm nay, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết phản đối việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương, hòa bình về các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á. Thượng nghị sĩ Jim Webb (đảng Dân chủ – bang Virginia), Chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, giới thiệu nghị quyết ngày 13 tháng 6 cùng với thành viên tiểu ban, ông James Inhofe (đảng Cộng hòa – bang Oklahoma). Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman (đảng Dân chủ – Connecticut) và Daniel Inouye (đảng Dân chủ – bang Hawaii) là những người đồng tài trợ ban đầu.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung | 1 Comment »

141. Trung Quốc thúc giục sự đồng thuận với Việt Nam trên vấn đề Biển Hoa Nam

Posted by adminbasam trên 28/06/2011

Ối giời … Tiêu đời rồi em ơi?!

Xin Hua (Tân Hoa Xã)

Trung Quốc thúc giục sự đồng thuận

với Việt Nam trên vấn đề Biển Hoa Nam

English.news.cn 2011-06-28 22:42:37

Bắc Kinh, ngày 28-6 (Tân Hoa Xã) – Trung Quốc hôm nay thứ Ba đã kêu gọi Việt Nam hãy thực hiện đầy đủ một thỏa thuận song phương trên vấn đề Biển Hoa Nam [Biển Đông] vốn đã đạt được trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt của Việt Nam Hồ Xuân Sơn vào tuần trước.

“Chúng tôi cùng với phía Việt Nam đã có những cuộc thảo luận tới cùng trên vấn đề Biển Hoa Nam trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt, và hai bên đã thỏa thuận giải quyết những tranh chấp thông qua các cuộc hội đàm hữu nghị và tránh gây nên những động thái có thể làm trầm trọng thêm hay gây nên phức tạp cho vấn đề,” theo lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tại một cuộc họp báo ngắn.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | 35 Comments »

140. Biển Đông hay tôi?

Posted by adminbasam trên 28/06/2011

Foreign Policy

Biển Đông hay tôi?

Clyde Prestowitz

Ngày 24-6-2011

Vài điều đã cùng xảy ra ngày hôm qua, mở đầu cho một câu hỏi căn bản về con đường tương lai của Hoa Kỳ.

Đầu tiên tất nhiên là tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Obama. Đây là một tuyên bố quan trọng không chỉ với Afghanistan mà còn là dấu hiệu cho thấy một nước Mỹ “mệt mỏi vì chiến tranh” (chữ dùng của tổng thống) đang bắt đầu có động thái giảm dần những cam kết an ninh dàn trải của họ. Không phải là ngẫu nhiên mà bài diễn văn được tổng thống đọc đúng vào lúc lãnh đạo phe đa số trong Quốc hội Mỹ Eric Cantor rút khỏi những cuộc đàm phán về giảm nợ do Phó Tổng thống Biden cầm trịch. Cantor cho biết ông từ chối ủng hộ bất kỳ ý kiến nào liên quan đến tăng thuế. Trong bối cảnh đó, rõ ràng là nước Mỹ sẽ giảm bớt cam kết, không chỉ do mệt mỏi vì chiến tranh, mà còn vì họ không còn đủ tiền chi trả nữa.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | 10 Comments »

139. Điểm sách: Về đất nước Trung Hoa của Henry Kissinger

Posted by adminbasam trên 28/06/2011

Bloomberg Businessweek

Điểm sách: Về đất nước Trung Hoa của Henry Kissinger

Ông quan về hưu đang nhìn tương lai của Trung Quốc ở ngay trong chính quá khứ cổ xưa của đất nước này.

Christopher Buckley

Ngày 27 tháng 6 năm 2011

Hay: Kissinger chia sẻ những điều chỉ mình ông được biết và từ đó đưa ra một cách lý giải về đất nước Trung Hoa từ góc độ lịch sử và triết học.

Dở: Đây không phải là loại sách để đọc giải trí trong kỳ đi nghỉ trên bãi biển.

Điều quan trọng nhất: dù người đọc có quan điểm thế nào về Kissinger thì đây vẫn là một cuốn sách không thể thiếu cho những người nghiên cứu mối quan hệ Trung-Mỹ.

Về đất nước Trung Hoa
Tác giả: Henry Kissinger
Nhà xuất bản: Penguin Press, 608 trang, giá $ 36

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: | 10 Comments »

138. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 27/06/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Năm, ngày 23/6/2011

TTXVN (Hồng Công 20/6)

Trang web tờ Liên hợp Buổi sáng (Xinhgapo) ngày 15/6 đăng bài của đặc phái viên Hàn Vịnh Hồng của báo này tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết những sự kiện mang tính tập thể giờ đây không phải là điều gì đó mới mẻ ở Trung Quốc. Điều làm mọi người bất an là những oán hận từ các đối tượng cụ thể được mở rộng ở phạm vi lớn hơn và ngày càng xuất hiện nhiều đòn báo thù tàn ác. Dưới đây là nội dung bài viết:

Một đôi vợ chồng trẻ người ngoại tỉnh bán hàng trước cửa siêu thị nảy sinh tranh cãi với nhân viên đội bảo vệ trị an sở tại. Sau đó, lãnh đạo địa phương và xe cứu thương tới hiện trường. Khi người vợ mang bầu chuẩn bị được đưa lên xe cứu thương, có người kiên quyết ngăn cản. Lúc này, hiện trường đã trở nên đông đúc với hàng trăm người vây quanh phẫn nộ và họ bắt đầu ném gạch đá, chai lọ vào nhân viên chính quyền cùng cảnh sát. Cuộc bạo động nhuốm màu bạo lực kéo dài ba ngày ở thị trấn Tân Đường thuộc thành phố Tăng Thành (Quảng Châu, Quảng Đông) đã khai màn như vậy.

Đọc tiếp »

Posted in Gia đình/Xã hội, Trung Quốc | 7 Comments »

136. Mỹ đã đẩy Trung Quốc tới giới hạn?

Posted by adminbasam trên 26/06/2011

Diplomat

Mỹ đã đẩy Trung Quốc tới giới hạn?

Mark Valencia

24-06-11

Khi căng thẳng gia tăng trên biển Đông, các nhà phân tích lấy làm lạ là vì sao Trung Quốc bất ngờ đưa các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ mạnh mẽ như vậy.

Sau một loạt các sự cố gây gổ liên quan đến các tàu tuần tra của Trung Quốc và tiếp theo là các tuyên bố chính thức nhẹ nhàng, nhiều nhà phân tích đang cố tìm hiểu những gì thực sự đang diễn ra. Đặc biệt là, tại sao các bộ phận khác của chính phủ Trung Quốc lại đưa ra tín hiệu lẫn lộn, và lựa chọn gần như mọi hành động cùng một lúc là làm xấu hổ chính lãnh đạo của họ, phá hoại “chiến dịch lấy lòng” thành công và đã được nuôi dưỡng một cách cẩn thận của Trung Quốc đối với ASEAN, và đi vào đúng chiến lược của Mỹ về việc thuyết phục các nước ASEAN rằng họ cần Mỹ bảo vệ nếu bị Trung Quốc bắt nạt? Ở Trung Quốc, con tàu chính trị đã rời khỏi ga, và các nước ASEAN vừa thay đổi chỗ ngồi hoặc đổi toa xe trên tàu hoả?

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | 5 Comments »

135. Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp gỡ trong lúc căng thẳng gia tăng trên biển

Posted by adminbasam trên 26/06/2011

Yahoo News

Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp gỡ

trong lúc căng thẳng gia tăng trên biển

25-06-2011

Honolulu, Hawaii (AFP) – Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có những buổi được xem như là đàm phán đầu tiên hôm thứ Bảy về những căng thẳng gia tăng trên biển Đông, với sự tức giận của Bắc Kinh về việc Washington hỗ trợ các nước Đông Nam Á.

Các viên chức cấp cao của các cường quốc Thái Bình Dương đang họp tại Honolulu, Hawaii, vài ngày sau khi Hoa Kỳ hỗ trợ Philippines và Việt Nam, [hai nước] lo lắng về điều mà họ cho là sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên biển.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | 3 Comments »

134. Trung Quốc đang bị chỉ trích nghiêm khắc ở Biển Hoa Nam [Biển Đông]

Posted by adminbasam trên 26/06/2011

Asia Times

Trung Quốc đang bị chỉ trích nghiêm khắc

ở Biển Hoa Nam [Biển Đông]

Giản Quân Ba [Jian Junbo] và Vũ Trọng [Wu Zhong]

Ngày 24 tháng 6 năm 2011

LUÂN ĐÔN và HỒNG  KÔNG – Ngày 1 tháng 7 tới Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm lần thứ 90 ngày lập Đảng. Mặc dù để tồn tại đến ngày hôm nay thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chịu đựng được nhiều thử thách gay go, song rõ ràng là đang có những thử thách ở phía trước. Một vấn đề phải giải quyết trước mắt là tình hình căng thẳng leo thang ở biển Hoa Nam với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.

Đối với Bắc Kinh thì đây không đơn thuần là một vấn đề thuộc về quan hệ quốc tế. Tình hình căng thẳng còn gây tác động lớn tới chiến lược về một “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và sự ổn định trong nước. Điều này lý giải vì sao cho đến lúc này Bắc Kinh vẫn cố gắng tự kiềm chế trước những gì mà Bắc Kinh xem là những hành động khiêu khích của Việt Nam. Trong những hành động đó có cả việc cố tình công khai tập trậm ở những lãnh thổ tranh chấp, đưa ra những tuyên bố có lời lẽ cứng rắn lên án “sự xâm lược của Trung Quốc” và để xảy ra những cuộc phản đối sôi sục chống Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 7 Comments »

132. TƯƠNG LAI CỦA LỤC ĐỊA Á-ÂU Ở BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 24/06/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TƯƠNG LAI CỦA LỤC ĐỊA Á-ÂU Ở BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 20/06/2011

TTXVN (Angiê 12/6)

Mạng tin “Địa chính trị” mới đây đăng bài nghiên cứu về biển Đông của tác giả Jure Vujic, luật sư, nhà địa chính trị, nhà văn mang hai quốc tịch Pháp và Croátia như sau:

Trong những thập kỷ tới, nước nào có sức mạnh sẽ giành được bá quyền tại khu vực này, đồng thời sẽ tạo được ảnh hưởng lên các dân tộc và hai khu vực kinh tế giàu nhất và sinh lời nhất thế giới là Tây Âu và Đông Nam Á.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , | 5 Comments »

130. Mỹ ủng hộ Philippines khi căng thẳng trên biển Đông bùng phát

Posted by adminbasam trên 24/06/2011

Reuters

Mỹ ủng hộ Philippines khi

căng thẳng trên biển Đông bùng phát

Andrew Quinn

23-06-11

WASHINGTON, ngày 23 tháng 6 (Reuters) – Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đã cam kết hỗ trợ Philippines trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Bà Clinton – phớt lờ một cảnh báo của Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ đứng ngoài tranh chấp – đã nói,  lợi ích quốc gia của Mỹ về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế đang bị đe dọa.

Chúng tôi lo ngại rằng các sự cố gần đây trên Biển Đông có thể phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tự kiềm chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến ​​chặt chẽ với tất cả các nước có liên quan, gồm Philippines là nước đồng minh đã ký hiệp ước với chúng tôi“. Bà Clinton cho biết khi xuất hiện chung với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert del Rosario.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , | 22 Comments »

129. Đinh Kim Phúc: Thư ngỏ gửi ngài Hồ Cẩm Đào

Posted by adminbasam trên 23/06/2011

Đôi lời: Bức thư của Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc gửi Hồ Cẩm Đào được Ba Sàm đăng ngày 11-10-2009. Nhân có bài viết-thư xoay quanh ông ĐKP, liên quan tới những đóng góp không nhỏ của ông trong cuộc đấu tranh với những hành động lấn lướt, gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, song lại nhận được những đối xử không tương xứng, BS xin đăng lại bức thư này và dẫn ra một số bài viết của ông để bạn đọc rõ thêm sự vụ.

———–

Thư  Sài Gòn, ngày 23-6-2011

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc gửi Nguyễn Xuân Diện:
Nói lại cho rõ 

Trước nhất tôi xin chân thành cám ơn những tình cảm mà nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã dành cho tôi trong “Lá thư Sài Gòn 2” và nhân đây tôi xin nói lại cho rõ một số điều về cá nhân tôi. 

–  Tôi tham gia bộ đội từ năm 1977-1980 sau đó về học ngành Sư phạm Lịch sử tại Trường Đại học Cần Thơ (1980-1984).

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: | 19 Comments »

128. Vì một trật tự trên biển Hoa Nam

Posted by adminbasam trên 23/06/2011

BS: Đoạn  Xã luận này lấy từ  phần mở đầu cho bản dịch từ báo Trung Quốc: Trung Quốc phải phản ứng đối với sự khiêu khích của Việt Nam  trên trang Boxitvn. Một bài viết với thái độ nghiêm khắc, không như trên VNExpress bữa qua khi đề cập tới điều này, bằng cái tựa quá rõ thái độ yếm thế, trước một bài viết hết sức láo xược: Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông, cho tới nội dung bên trong cũng cần phải xem lại một cách nghiêm túc, như “Bài xã luận của Văn Hối chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông …” Nên nhớ khi nói “chỉ rõ rằng” là thường mang hàm ý tích cực.

Xã luận:

Làm gì trước thái độ không còn úp mở của Trung Quốc?

Bauxite Việt Nam

Xin bạn đọc nhớ cho, bài báo chúng tôi giới thiệu dưới đây không phải là tiếng nói của một trang mạng địa phương Trung Quốc mà ta thường thấy nhan nhản, để đinh ninh rằng đó chưa phải là lập trường chính thức của Trung Nam Hải. Cũng không phải là tiếng nói của một cá nhân để có thể mơ hồ rằng quan điểm của người viết chưa hẳn là lập trường chính thống của đảng đàn anh. Đây là một bài xã luận hẳn hoi trên Hoàn Cầu thời báo, một trang báo đối ngoại của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Như vậy là quá rõ. Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông về quyết tâm sử dụng vũ lực đối với Việt Nam để làm sao nuốt cho trôi mọi hoạt động lấn cướp Biển Đông mà họ ra mặt tiến hành từ 1956 đến nay, lúc âm thầm, lúc lộ liễu, nhưng xu hướng ngày càng hung hãn, mà họ thừa biết chỉ có Việt Nam mới đích thực là kỳ đà cản mũi, bởi hầu hết những gì họ đã ngoạm được cũng như những gì đang lăm le muốn ngoạm tiếp, đều thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam từ ngàn đời nay.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , | 9 Comments »

127. CP PHÁP Ở ĐD LIÊN TỤC THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VN TRÊN HS-TS

Posted by adminbasam trên 23/06/2011

CHÍNH PHỦ PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG

LIÊN TỤC THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA-TRƯỜNG SA

(1909-1933)(*)

Đinh Kim Phúc

 “Hoàng Sa là một quần đảo thuộc về An Nam”

(Les Lettres étudiantes et curieuses-Tập 3 trang 38,

nhà xuất bản văn học Panthéon, năm 1843)

————–

Bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean Baptiste Nolin hoàn thành năm 1687.

 (Nguồn: Bản đồ ký hiệu C.C. 1144.A lưu trữ tại Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha)

Khu vực quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa được ghi chú là: Baixos de Chapar de Pulls Scir (tạm dịch: Bãi cát Champa là bãi đá ngầm) nằm trong Vịnh Cochin Chine (Golfe de la Cochin Chine)

Khi nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, người Pháp đã nhận xét:

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Lịch sử | Thẻ: , , , , , , , , , , , | 10 Comments »

126. Nguyễn Xuân Nghĩa: MỘT TẤM DƯ ĐỒ BỊ LÃNG QUÊN

Posted by adminbasam trên 23/06/2011

MỘT TẤM DƯ ĐỒ BỊ LÃNG QUÊN

Đông Nam Á trên bản đồ của Hondius xuất bản năm 1606 tại Amsterdam 

Nguyễn  Xuân Nghĩa

Hoàng Sa là của ai dưới con mắt nhà địa dư học Hoà Lan?

Dainamax Magazine xin giới thiệu một tấm bản đồ Đông Nam Á xuất bản năm 1606 mà chúng tôi có bản chính từ đã lâu. Tấm bản đồ này được in lại năm 1613 trong cuốn địa đồ Atlas Mercator Hondius.

***
Gerardus Mercator và Jodocus Hondius là hai nhà địa dư học nổi tiếng của xứ Hoà Lan (Netherland) từ thế kỷ 17, vào năm 1600 trở về sau. Thời ấy, để cạnh tranh với Công ty Đông Ấn của Anh, Công ty Đông Ấn của Hoà Lan được lập ra năm 1602 và phát triển cơ sở kinh doanh ở khắp nơi nên mới tập trung lại các tài liệu tham khảo về địa hình địa thế Á Đông. Tấm bản đồ trên đây là do Jodocus Hondius (1563-1612) vẽ lại trước năm xuất bản 1606 và căn cứ trên những dữ kiện của nhà địa dư học Bồ Đào Nha (Portugal) là Bartolomeu Lasso vào đầu thế kỷ 16 – tức là trước đó khoảng trăm năm.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Lịch sử, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , , , , , | 11 Comments »

125. Đỗ Trung Quân: YÊU NƯỚC KHÔNG CHỈ RIÊNG AI

Posted by adminbasam trên 23/06/2011

YÊU NƯỚC KHÔNG CHỈ RIÊNG AI  

Đỗ Trung Quân *

Nhân bài viết trao đổi thêm với cá nhân tôi của anh Văn Ngọc Trà …Xin có đôi lời thưa lại cùng anh. 

Các nhân vật mà tôi được hân hạnh xuất hiện cùng họ trong ngày 5 tháng 6 vừa qua vì lý do gì không xuất hiện sau đó , tôi tất nhiên không được phép trả lời thay. Phần lên tiếng hay không tùy thuộc quyền cá nhân của các vị ấy. [Ông Lê Hiếu Đằng vẫn xuất hiện trên mạng với những quan điểm đúng đắn và quyết liệt, nếu chúng ta vẫn theo dõi trên các Web và đài ngoài nước như Ba Sàm, RFI]

Riêng cá nhân tôi xin thưa lại như sau. Nhưng trước tiên phải có lời xin lỗi đã gây ngộ nhận với anh hay nhiều người khác trong entry ngắn “Tại sao Sài Gòn vắng lặng sau 3 tuần  xuống đường tôi chọn thể loại giễu nhại thông qua lời kể cũng giễu nhại của một người bạn Hà Nội. Nghĩa là như một tiểu phẩm hài hước. Nó có thể đúng, có thể thiếu lý lẽ. Có thể mở ra những cửa ngõ khác để phản biện trở lại. Nhưng dù gì, khi đã gây ngộ nhận thì  xin một lời thể tất. Tác giả đã đùa không đúng vào thời điểm cần nghiêm chỉnh.

Nhân đây cũng xin trở lại một vài chuyện đã cũ. Có móc túi trong đoàn tuần hành hay không ? Nếu chọn đoàn biểu tình để trà trộn móc túi những kẻ đấy ăn gan trời bởi lẽ công an chìm nổi đầy rẫy, kẻ gian nào dám chường mặt để thò tay vào túi ông … an ninh chìm thường phục [biết đâu trúng nhằm  túi ông ấy]. Vậy theo lô-gic là : không thể có kẻ cắp. Nhưng kẻ cắp vẫn có thể yêu nước và khi đã xuống đường cùng thể hiện lòng yêu nước, kẻ cắp ấy chắc chắn sẽ không thò tay vào túi ai cả. Kẻ cắp ấy trong trường hợp này, thật đáng kính trọng. Vậy “con ông cháu cha” có thể cùng xuống đường không ? Tại sao không ? Lòng yêu nước không độc quyền cho tầng lớp nào và cứ hễ là con ông cháu cha thì không “ lộn ruột”  trước thực trạng  giặc cướp rình rập ngoài cửa nhà mình. Có những vấn đề con cãi cha mẹ là chuyện thường tình bất kể gia cảnh. Nếu có ai đó là con ông cháu cha  không thể bước xuống lòng đường ,chỉ ngồi bên lề đường để nghiến răng nhìn bạn bè đồng lứa vung cao nắm tay cũng là điều đáng trân trọng. Tôi có mơ mộng không ? Có thể – nhưng tôi tin thế.

Phần tôi.

Tôi quan niệm biểu tình là sự bày tỏ một thái độ, nó là việc hoàn toàn tự nguyện của mỗi cá nhân . Việc chống ngoại xâm phương Bắc là chuyện nghìn  năm không chỉ một ngày một bữa. Sẽ thật ấu trĩ nếu tôi đòi hỏi  các cụ Nguyễn Đình Đầu , Nguyễn Huệ Chi  và các vị nhân sĩ , trí thức vv.. đã từng tham dự tuần hành từ nay, mỗi cuối tuần phải có mặt để xuống đường, ai vắng mặt sẽ đồng nghĩa với “ đầu hàng , thỏa hiệp hay bị định hướng “v.v.. Tôi hoàn toàn không cho rằng với những ai không xuống đường , không tuần hành, là không yêu nước bởi lẽ yêu nước có nhiều cách bày tỏ khác nhau. Như đã nói, tôi trước nay tôi vẫn  tôn trọng những người vắng mặt vì những lý do riêng của mình.

Cá nhân tôi cũng mỗi ngày lắng nghe động thái đối ngoại của nhà nước và động thái phản ứng của phía Trung Quốc trong từng hành động của họ. Nếu động thái ngoại giao nhà nước Việt Nam đã thực hiện không giống thực tế với những đáp trả Việt Nam từ phía Trung Quốc, chủ quyền, tài sản và sinh mạng ngư dân Việt nam  vẫn tiếp tục bị đe dọa . Thì khi ấy chắc chắn không riêng ai, không riêng tôi. Mọi người sẽ lại tiếp tục phản ứng  với cái gọi là hiểm họa phương Bắc.

Vài dòng chúc anh vui khỏe.

BS: Mời xem thêm:  + 94. Viết sau ngày 5-6 (bài này đã đăng ở blog cũ, có hơn trăm phản hồi, đã bị hacker xóa)  + 107. Trò chuyện với người (hoặc là) anh em (hoặc không);  +  114. Thư gửi những bạn trẻ xuống đường phản đối xâm lược.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , | 28 Comments »

124. Tự do tôn giáo có ý nghĩa gì ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 23/06/2011

 American Thinker

Tự do tôn giáo có ý nghĩa gì ở Việt Nam

Michael Benge

Ngày 12 tháng 6 năm 2011

Đối với nhiều cựu chiến binh trong cuộc chiến tại Việt Nam thì Ngày Chiến sĩ Trận vong [Memorial Day] không chỉ là dịp để tưởng nhớ những người Mỹ đã chết trong Chiến tranh Việt Nam mà còn cả những người bản xứ đứng về phía chúng ta –  những người Việt, người Lào và người Kampuchia đã chết trong khi chiến đấu vì tự do và vì tất cả những con người vẫn đang phải chịu đựng sự ngược đãi của chế độ cộng sản tàn bạo ở nước họ. 

Tưởng như sự vi phạm nhân quyền và ngược đãi tôn giáo đã lên đến đỉnh điểm tại Việt Nam với đợt bắt giữ và bỏ tù hơn 1500 nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo trong thời gian trước Đại hội Đảng Cộng sản, thế nhưng chế độ cộng sản tàn bạo này đã tự vượt qua chính mình bằng cuộc tàn sát được cho là hơn 75 người Hmong theo đạo Thiên Chúa hồi tháng trước. Hàng trăm người khác đã bị thương và/hoặc bị bắt rồi bị đưa tới những địa điểm không ai biết.

Khoảng 9000 người Hmong, chủ yếu là những tín đồ Công giáo và Tin Lành đã tụ tập tại huyện Mường Nhé thuộc tỉnh Điện Biên ở Bắc Việt Nam vào ngày 1 tháng 5 để bày tỏ sự vui mừng trước lễ tuyên phúc của Giáo hoàng John Paul II. Theo các nguồn tin của tín đồ Công giáo thì “Đức Giáo hoàng người Ba Lan” quá cố, người từng chống lại cả những lực lượng Đức Quốc Xã lẫn chủ nghĩa cộng sản toàn trị, là nguồn cảm hứng đối với rất nhiều người Việt Nam, Lào, Kampuchia và tín đồ Thiên chúa giáo người Hmong bởi cách sống thể hiện tinh thần can đảm của ông và bởi lời hiệu triệu mạnh mẽ “hãy đừng sợ hãi” trong khi chống lại sự bất công xã hội và những chế độ kiểu Stalin trên khắp thế giới.

Các buổi lễ tôn giáo của người Hmong để tỏ lòng tôn kính dành cho đức giáo hoàng đã biến thành các cuộc phản đối ôn hòa đòi tự do tôn giáo và chấm dứt những hành động đối xử tồi tệ đối với nhân quyền, sự tham nhũng mang tính thể chế, bất công xã hội và tình trạng chiếm đoạt đất đai. Điện Biên một trong những tình nghèo nhất của Việt Nam tại vùng núi hẻo lánh giáp với Lào và Trung Quốc.  Khoảng 170 000 người Hmong chiếm 35% dân số của tỉnh (1,24% dân số của toàn Việt Nam) với mức thu nhập hàng năm không bằng một phần mười thu nhập trung bình hàng năm của người Việt.

Giống như đối với trường hợp những cuộc phản đối của những tín đồ Thiên Chúa Giáo người Thượng ở Tây Nguyên hồi năm 2001, chính quyền cộng sản, bằng hình thức thực sự phát-xít, đã phản ứng dữ đội bằng cách triển khai hàng ngàn lính bộ binh, cảnh sát cơ động và trực thăng vũ trang “Hind” tức MI-24. Mọi liên lạc ra bên ngoài đều bị tạm ngừng, điện bị cắt, cảnh sát và quân đội đã lập hàng rào để ngăn bất cứ ai ra vào tỉnh và tất cả các phương tiện truyền thông và người nước ngoài đều bị cấm đi tới khu vực này.  Một số người Hmong biểu tình đã chạy trốn vào những dãy núi ở gần đó và trực thăng đã chở các đơn vị “đặc công” tới để săn lùng họ. Được biết nhiều người Hmong lẩn trốn đã bị hành quyết tại chỗ khi bị bắt. Ít nhất hai bản người Hmong và một số khu vực bị nghi là che giấu những người biểu tình bỏ trốn đã bị tấn công bởi những chiếc trực thăng được trang bị rốc-két, súng cỡ lớn và súng máy nhiều nòng [Gatling gun]. Không biết có bao nhiêu người đã bị giết hoặc bị thương.

Thanh trừng sắc tộc “là một chính sách có chủ định được một sắc tộc hoặc một nhóm tôn giáo xây dựng nên để loại bỏ dân thường của một sắc tộc khác hoặc một nhóm tôn giáo khác ra khỏi những khu vực địa lý nào đó bằng những phương tiện mang tính bạo lực và khuyến khích khủng bố” (Tiểu ban Chuyên gia được thành lập căn cứ theo Nghị quyết 780 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc). Với trường hợp của những người Thượng hồi năm 2001 và hiện tại là người Hmong thì chế độ cộng sản Việt Nam đã phạm tội thanh trừng sắc tộc.

Điều 70 của Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rằng “công dân phải được hưởng tự do tín ngưỡng và tôn giáo; công dân có thể theo hoặc không theo bất cứ một tôn giáo nào. Mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ phụng tín ngưỡng và tôn giáo được pháp luật bảo vệ. Không ai được phép vi phạm tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo [.]”

Tuy nhiên, Điều 70 lại có câu cảnh báo: “cũng như không ai được phép lạm dụng tín ngưỡng và tôn giáo trái với pháp luật và các chính sách của Nhà nước.” Câu cảnh báo này sau đó được định nghĩa trong Sắc lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo, ấy là chưa kể Hiến Pháp (Nghị định 22/2005) và Nghị định 26/1999 đều được dựa trên một chỉ thị của Đảng (Chỉ thị 37 CT/TW).

Các luật được dẫn ở trên có đầy dẫy những sự mơ hồ và mâu thuẫn và chúng không đưa ra những tiêu chí về thế nào thì bị coi là “lạm dụng”, song về cơ bản thì tất cả những luật đó đều tuyên bố rõ rằng mọi tôn giáo, hệ phái tôn giáo, nhà thờ, tăng lữ và các hoạt động tôn giáo đều phải được chấp thuận bởi chính quyền trung ương thì mới hợp pháp. Các tín đồ Thiên chúa Giáo người dân tộc thiểu số thường xuyên bị chính quyền cộng sản quấy nhiễu, đánh đập và tra tấn nhằm buộc họ phải từ bỏ niềm tin vào Chúa. Hiện nay chính phủ Việt Nam đang đề nghị sửa đổi các luật hiện hành vốn đã hà khắc để hạn chế hơn nữa tự do thờ phụng và tất cả những hoạt động liên quan đến nhà thờ.

Việt Nam luôn đòi rằng việc phong các chức tước tôn giáo (nhất là chức “Giám mục” và chức “Hồng y giáo chủ”) đều phải được chính phủ chấp thuận và chính phủ đã nhiều lần không chấp thuận những ứng cử viên do Vatican đề xuất. Các quan chức Việt Nam chắc chắn sẽ không cho phép các linh mục tới phụng vụ bốn cộng đồng Công giáo ở vùng Điện Biên trong cái được coi là “vùng trắng”, tức là nơi mà mức độ hạn chế tôn giáo là cao nhất trong cả nước.

Bất cứ ai tham gia các hoạt động tôn giáo không được chính quyền cho phép, kể cả các buổi cầu nguyện ngoài trời, các cuộc tụ tập để phản kháng hoặc biểu tình, đều là phạm tội  “phá hoại sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam,” một tội danh có thể dẫn đến bản án mười năm tù giam hoặc hơn. Ngay cả nếu như các tín đồ Thiên chúa giáo người Hmong không tổ chức các cuộc tụ tập ôn hòa thì chỉ chỉ đơn thuần việc họ tiến hành các buổi cầu nguyện ngoài trời để tỏ lòng tôn kính dành cho lễ tuyên phúc của Đức Giáo hoàng John Paul II cũng khiến họ bị bắt và bị bỏ tù.

Trong khi người Hmong tụ tập để biểu tình thì bộ máy tuyên truyền của cộng sản Việt Nam đã cho các các chuyên gia kích động, các mục sư cộng sản và công an mật giả vờ hăng hái nhằm trà trộn vào những người biểu tình. Một số chuyên gia tuyên truyền đã [giả vờ] tuyên bố rằng họ đang “chờ Chúa tới để đưa họ tới Đất Hứa,” trong lúc đó số khác lại [giả vờ] quả quyết rằng họ ủng hộ việc thành lập một vương quốc tự trị của người Hmong. Những chủ đề đưa ra để đánh lạc hướng như vậy đã giúp cho nhà chức trách của Việt Nam có cái cớ để liệt những người biểu tình vào loại “mê tín,” “đòi đất,” “cực đoan” và “phản cách mạng,” và bằng cách ấy có lý do biện minh cho việc sử dụng vũ lực chống lại những tín đồ Thiên Chúa giáo người Hmong.

Những chủ đề trên đã được lặp đi lặp lại nhiều lần bởi các phương tiện thông tin đại chúng quốc doanh của Hà Nội và đáng tiếc là nhiều phương tiện đưa tin của nước ngoài lại sẵn sàng nhắc lại như vẹt. Những người cộng sản Việt Nam đồng ý với lý thuyết của chuyên gia tuyên truyền Đức Quốc xã Joseph Goebbels là nếu anh cứ lặp đi lặp lại một điều đại dối trá thì rút cục đến một lúc nào đó người dân sẽ tin điều dối trá đó.

Các nhóm nhân quyền đã kêu gọi điều tra những hành động dã man nói trên và tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội cũng hứa sẽ điều tra vấn đề này. Nhưng sự thật có lẽ rồi sẽ chẳng bao giờ được biết đến. Thông tin đã rò rỉ từ Giáo hội Việt Nam và Vatican và từ một số tổ chức phi chính phủ bằng cách nào đó đã dùng mưu mẹo để vượt qua sự ngăn chặn thông tin liên lạc. Bộ máy cộng sản Việt Nam đang hạn chế tự do đi lại và kiểm soát mọi phương tiện thông tin và các quan chức cộng sản và các chức sắc nhà thờ bù nhìn của họ là những người duy nhất được phép nói chuyện với quan chức và phóng viên nước ngoài. Công an theo dõi chặt chẽ những người ở nơi khác đến. Người nước ngoài không được phép đi lại tự do ở khu vực đó [Mường Nhé] và phải luôn có người của chính quyền đi kèm bên cạnh.  

Bộ ngoại giao Mỹ chắc chắn trong Báo cáo Thường niên về Nhân quyền sẽ nhắc tới những tín đồ Thiên Chúa giáo người Hmong bị ngược đãi. Thế nhưng Bộ ngoại giao đã liên tục nhiều lần không dám làm bất cứ điều gì có thể được cho là mang tính trừng phạt, chẳng hạn như xếp Việt Nam là một Quốc gia được Quan tâm Đặc biệt về ngược đãi tôn giáo mà như thế thì mới có thể trị được cái tính dễ tự ái của chế độ cộng sản này. Khỏi cần nói, Tổng thống Obama dường như chẳng biết tí gì về tình trạng ngược đãi tôn giáo và những vụ đối xử tồi tệ đối với nhân quyền đang diễn ra.

Nói cách khác tức là ban nhạc vẫn cứ tiếp tục chơi.

Michael Benge từng làm nhân viên ngoại giao tại Việt Nam trong 11 năm và 5 năm là tù binh chiến tranh. Ông hiện là nhà nghiên cứu về chính trị của Đông Nam Á. Ông hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo và ông viết rất nhiều về các chủ đề này.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , , , , , , , , , | 6 Comments »

123. Vũ Ngọc Tiến: THƯ SÀI GÒN 2

Posted by adminbasam trên 22/06/2011

BS: Mong độc giả gắng giữ bình tĩnh khi đọc bức thư này, bởi vì chính những gì được diễn tả trong đó lại là những tín hiệu đáng … mừng, chỉ xót xa cho những con người đã và sẽ phải chịu mất mát nhiều cho tin mừng đó. Vừa đúng lúc chuẩn bị đăng bài này thì chợt thấy trên Tuổi trẻ tin: Phê chuẩn khởi tố công an đánh dân. Ngoài thứ hành vi này, còn có những dạng bắt giữ trái phép, nhục hình biến tướng, trấn áp tinh thần, quấy rối cuộc sống, tung tin bôi nhọ, v.v.. phải ngăn chặn và trừng trị. Để được như 6 điều CTHCM dạy CAND.

(Hu hu! Bài đăng lên vừa được 10 phút thì BS nhận được điện thoại của Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đề nghị gỡ bài xuống do hoàn cảnh gia đình ông lúc này đang rất éo le, vợ ông phải nhập viện ngày mai vì bệnh hiểm nghèo đang ở vào giai đoạn cuối, người thân nghe tin ông bị làm khó dễ đang rất hoang mang. BS chấp nhận yêu cầu này, song vẫn ghi lại đôi dòng để độc giả rõ và xin mời qua trang của Nhà văn Trần Nhương.)

Trannhuong.com

Bổ sung, hồi 17h45, ngày 23/6/2011:

THƯ CỦA ÔNG ĐINH KIM PHÚC GỬI NGUYỄN XUÂN DIỆN

Thư Sài Gòn
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc gửi Nguyễn Xuân Diện:
Nói lại cho rõ 

Trước nhất tôi xin chân thành cám ơn những tình cảm mà nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã dành cho tôi trong “Lá thư Sài Gòn 2” và nhân đây tôi xin nói lại cho rõ một số điều về cá nhân tôi. 

–   Tôi tham gia bộ đội từ năm 1977-1980 sau đó về học ngành Sư phạm Lịch sử tại Trường Đại học Cần Thơ (1980-1984).

–  Từ năm 1984-1991 là giáo viên Khoa Sử Địa Trường Đại học Cần Thơ (trong đó 2 năm 1986-1988 học Cao học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1).

–    Từ năm 1993 đến nay tôi công tác tại Trường Đại học Mở TP.HCM.

–   Tháng 10/2009, lúc bấy giờ tôi là Thư ký BBT của Tạp chí Khoa học của trường, nhân việc tôi viết lá thư gửi Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào để lên án hành động của Trung Quốc trên biển Đông lúc bấy thì liền bị PGS.TS Nguyễn Thanh (lúc ấy là Trưởng bộ môn Mác-Lenin của trường Đại học Mở TP.HCM và hiện nay đang công tác tại Đại học Công nghiệp TP.HCM) tố cáo tôi hoạt động “phản động”. Sau sự việc ấy tôi chuyển sang làm nghiên cứu viên của Khoa Đông Nam Á học của trường Đại học Mở cho đến hôm nay.

Kính,
Đinh Kim Phúc

Nguyễn Xuân Diện:

Vậy là đã rõ, bắt đầu từ ông Nguyễn Thanh “tố cáo” ông Đinh Kim Phúc hoạt động phản động, nên từ đó (2009) đến nay, an ninh Sài Gòn luôn luôn theo dõi ông Đinh Kim Phúc.

Tôi đề nghị:

1- Anh em khắp các nơi cung cấp cho chúng tôi Hồ sơ về ông Nguyễn Thanh đưa lên để công luận biết, giống như chúng ta đã biết về ông Tạ Xuân Tề (Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp tp Hồ Chí Minh) – đã đe dọa các sinh viên đi biểu tình vừa rồi, bà Mai Hồng Quỳ (Hiệu trưởng ĐH Luật tp Hồ Chí Minh) – đã ngăn cản học giả Hoàng Việt đi hội thảo ở Mỹ…

2- Đề nghị Cục A.83 (tên gọi cũ A.25) công bố Hồ sơ đã theo dõi về ông Đinh Kim Phúc, nếu không phát hiện bất cứ điều gì là phản động thì cần lên tiếng để dư luận biết (vì hiện nay, vẫn còn có một số dư luận đang lan truyền về ông Đinh Kim Phúc). Trường hợp ông Đinh Kim Phúc có tội lỗi gì, xin xử lý đúng theo pháp luật.

3 – Nếu ông Nguyễn Thanh vu cáo ông Đinh Kim Phúc vào năm 2009, và hậu quả là làm phiền toái đến bản thân và gia đình ông Đinh Kim Phúc đến tận hôm nay, đề nghị các cơ quan có trách nhiệm khởi tố ông Nguyễn Thanh, trả lại sự trong sáng cho ông Đinh Kim Phúc – một người mà Nguyễn Xuân Diện và anh em trí thức rất ngưỡng mộ.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | 38 Comments »

122. Trung Quốc phải phản ứng lại hành động khiêu khích của Việt Nam

Posted by adminbasam trên 22/06/2011

Đôi lời: Đây thực chất là một tờ “báo đảng” của Trung Quốc, lần đầu tiên lên giọng hăm dọa trắng trợn. Những người có trách nhiệm về truyền thông Việt  Nam đọc để biết và tự ngẫm xem mình nên phản ứng ra sao, có nên tiếp tục gọi các cuộc biểu tình yêu nước của quần chúng là “tụ tập”, như cái lối mà TTXVN đã gọi?

Global Times

Trung Quốc phải phản ứng lại

hành động khiêu khích của Việt Nam

21-06-2011

Tranh chấp liên tục trên biển Hoa Nam (biển Đông) chủ yếu bắt nguồn từ Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với sự nhấn mạnh về một giải pháp hòa bình của Trung Quốc cũng có thể do Việt Nam.

Tùy tình hình diễn biến như thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai kế hoạch: thương lượng với Việt Nam về một giải pháp hòa bình, hoặc đáp trả sự khiêu khích bằng những trận đánh trả vào chính trị, kinh tế hoặc thậm chí cả quân sự. Chúng ta phải nói rõ về khả năng lựa chọn thứ hai, để cho Việt Nam giữ đúng mực về vấn đề biển Hoa Nam.

Việt Nam đã và đang có những hành động nguy hiểm trên biển Hoa Nam trong một thời gian. Họ đã chiếm 29 đảo của Trung Quốc. Họ có được lợi nhiều nhất từ ​​việc khai thác dầu và khí tự nhiên dưới đáy biển. Họ cũng là nước gây sự nhất trong việc đối phó với Trung Quốc.

Việt Nam là nước chủ trương mời Mỹ vào biển Hoa Nam như một “đối trọng”. Chính phủ của họ cũng đồng ý để cho cảm tính dân tộc trong dân chúng gia tăng. Hà Nội đã và đang là một tấm gương xấu ở Đông Nam Á.

Việt Nam đã bị mắc bẫy trong một niềm tin phi hiện thực rằng, miễn là Hoa Kỳ cân bằng trong  vấn đề Nam Hải, họ có thể công khai thách thức chủ quyền của Trung Quốc, và bỏ đi với món lợi rất lớn.

Trong các cuộc xung đột quân sự trước đó giữa hai nước, Trung Quốc đã cố gắng rất nhiều để kiềm chế. Nhưng điều đó dường như càng làm cho Việt Nam táo bạo hơn. Sự diễn giải của Việt Nam về chính sách hòa bình của Trung Quốc cho thấy rằng, bất cứ điều gì Việt Nam làm, Trung Quốc sẽ kiềm chế, không sử dụng vũ lực.

Kể từ cuộc xung đột quân sự giới hạn với Trung Quốc trên biển Hoa Nam hồi năm 1988, Việt Nam ngày càng gây sự trong việc thu tóm các đảo làm của riêng mình, không đếm xỉa đến chính sách truyền thống của Trung Quốc về việc “gác tranh chấp, cùng nhau phát triển“. Họ đang đẩy sự chịu đựng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc lên tới giới hạn.

Trung Quốc đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Hoa Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích Trung Quốc trong khu vực này, trước hết, Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng cảnh sát biển để đối phó với họ, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại.

Trung Quốc nên nêu rõ rằng nếu quyết định đánh trả, Trung Quốc cũng sẽ lấy lại các hòn đảo mà Việt Nam đã chiếm đóng trước đây. Nếu Việt Nam muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh, Trung Quốc có đủ tự tin để tiêu diệt tàu chiến xâm lược của Việt Nam, bất chấp sự phản đối có thể đến từ cộng đồng quốc tế.

Hoa Kỳ có thể làm cho tình hình bất ổn hơn trên biển Hoa Nam. Trung Quốc sẽ xử lý vấn đề này một cách cẩn thận, và có thể không tham gia vào một cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trả giá bằng rủi ro chiến lược gia tăng ở phía nam. Trung Quốc sẽ tiếp tục cống hiến cho hòa bình và phát triển, nhưng Trung Quốc phải sẵn sàng đối mặt với sự đối đầu và xung đột. Hành động khiêu khích của Việt Nam có thể trở thành một phép thử [phản ứng của Trung Quốc].


Ngọc Thu dịch từ: http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/articleType/ArticleView/articleId/662453/China-must-react-to-Vietnams-provocation.aspx

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | 70 Comments »

121. Ngư dân Việt Nam đang ở tuyến đầu trong cuộc xung đột với Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 22/06/2011

The Financial Times

Ngư dân Việt Nam đang ở tuyến đầu

trong cuộc xung đột với Trung Quốc

Ben Bland có mặt tại Đảo Lý Sơn

Ngày 20 tháng 6 năm 2011

Khi thuyền trưởng Trần Hiền 31 tuổi đang điều khiển một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam chạy ở vùng biển  gần Quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp bỗng nhìn thấy một chiếc tàu lớn của Trung Quốc thì ông đã biết chắc chuyện gì sắp xảy ra.

Đám nhân viên của cơ quan thủy sản Trung Quốc nhảy sang chiếc thuyền đánh cá dài 15 mét của ông và bất chấp hai bên không hiểu tiếng của nhau, họ cướp số cá và thiết bị trị giá gần 3000 đô la.

“Lúc đó chúng tôi đang ở vùng biển của Việt Nam và chúng tôi hoàn toàn có quyền đi lại ở đó, nhưng thuyền của chúng tôi không cách nào chạy nhanh hơn tàu của họ,” ông Hiền kể lại sự việc xảy ra vào lúc khoảng 9 giờ sáng ngày 14 tháng 6.

Ông Hiền là một trong số rất nhiều ngư dân Việt Nam từ đầu năm đến nay đã bị các tàu tuần tra của Trung Quốc cướp bóc thiết bị, cá hoặc thậm chí cướp cả tàu thuyền giữa lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng này về vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] đang sôi lên sùng sục.  

Hà Nội tuyên bố rằng một số ngư dân của họ đã bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn và việc quấy nhiễu ngư dân của họ là vi phạm luật pháp quốc tế. Bắc Kinh thì vẫn nói đi nói lại rằng họ chỉ bắt giữ những người xâm phạm chủ quyền của họ hoặc không có giấy phép hợp lệ.

Đây là một trong những vấn đề tranh chấp kéo dài đã lâu ở những khu vực đánh bắt cá ở châu Á nơi mà những ngư dân chất phác chỉ vì muốn gỡ lại những khoản tiền đầu tư lớn cho nên họ đâu có bao giờ để ý đến “các vùng đặc quyền kinh tế” được thừa nhận trong luật pháp quốc tế.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cái mối quan hệ được ngầm hiểu là “bạn bè tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt” thì thời gian gần đây nó đã sụt giá xuống tới mức thấp thảm hại sau khi Việt Nam tuyên bố Trung Quốc đã phá hoại các tàu thăm dò dầu khí của họ và làm nổ ra những cuộc biểu tình hiếm thấy xưa nay trên đường phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.  

Các cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Nam – Brunei, Malaysia, Philippine và Đài Loan đều tuyên bố họ có chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ biển này – có thể bị cuốn theo rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự bất đồng chung về ranh giới trên biển và nhu cầu duy trì quyền sử dụng các tuyến đường hàng hải thương mại. Một số nước còn tin rằng Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp có chứa trữ lượng rất lớn dầu mỏ và khí đốt, một lời khẳng định cho đến nay vẫn chưa được chứng minh.

Song một nguyên nhân lớn gây ra sự căng thẳng ấy là vị thế của khu vực này như là một trong những nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên quan trọng thứ hai của thế giới: cá.

Khoảng 10% nguồn cung cấp cá của toàn thế giới là có nguồn gốc từ vùng biển này, theo nguồn tin từ Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, trong khi  có tới 1,9 triệu tàu thuyền thường xuyên đánh bắt cá tại đây, theo lời của Simon Funge-Smith, quan chức cấp cao về ngành thủy sản làm việc cho Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc tại Băng Cốc.

Trong khi Trung Quốc là nước tiêu thụ và xuất khẩu cá lớn nhất thế giới thì nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc vào ngành này như là một nguồn thu nhập. Năm ngoái hải sản là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn thứ hai của nước này, chiếm 7% lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 71,6 tỉ đô la.

Bất chấp những mối rủi ro phải chịu đựng do các tàu tuần tra của Trung Quốc gây ra – khoan hãy nói đến sự thách thức  của việc đi biển tại vùng biển thường xuyên có bão này – ông Hiền và thuyền phó Lê Tân của ông là người đã bị cướp chiếc thuyền đánh cá trị giá 20 ngàn đô la hồi năm 2006 vẫn có những lý do thích đáng để tiếp tục theo đuổi nghề cá.  

Họ có thể kiếm được những khoản tiền lãi kha khá nếu vớ được mẻ lớn những loại cá xuất khẩu nổi tiếng như cá ngừ, cá mú và cá chỉ vàng và họ chẳng có lựa chọn nào khác ở một vùng biển mà nghề thủy sản từ đang hoạt động hết công suất.

Ngoài ra còn có một yếu tố khác có tính quyết định. Chính phủ Việt Nam cũng như các chính phủ khác trong khu vực đang muốn đẩy ngư dân của họ mạo hiểm đánh bắt xa bờ nhằm làm giảm áp lực đặt lên ngư trường gần bờ hiện đã bị khai thác quá mức và đồng thời là để có bằng chứng dự phòng khi cần chứng minh các tuyên bố chủ quyền của họ.

Nếu trước những tuyên bố của Trung Quốc mà Việt Nam cứ mặc nhiên đồng ý thế thì Việt Nam sẽ “bị coi là hoàn toàn công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp này [Biển Đông]”, Nguyễn Đăng Thắng, một chuyên gia Việt Nam về luật biển đã viết như vậy trong một bài viết dành cho Khoa Nghiên cứu Quốc tế của Trường S. Rajaratnam ở Singapore.

Việt Nam, cũng như các nước khác, đã từng bao cấp xăng dầu cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ cũng như cho vay vốn lãi suất thấp hoặc hỗ trợ tài chính cho những chủ tàu thuyền nào muốn nâng cấp phương tiện đánh bắt cá. Bộ nông nghiệp của Việt Nam cũng đang tiến hành một chương trình trang bị hệ thống định vị vệ tinh cho 3000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng chính phủ Việt Nam có thể đang cung cấp những ưu đãi tài chính trực tiếp cho những ngư dân dám mạo hiểm đánh bắt cá ở những khu vực họ có thể gặp nhiều nguy hiểm nhất bị các tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giữ. Ngư dân và các quan chức chính quyền địa phương đã phủ nhận tuyên bố nói trên.

Ông Hiền nói: “Cuộc sống của chúng tôi cực lắm, chúng tôi chỉ ao ước được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa.”

“Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục đuổi bắt ngư dân Việt Nam để trấn lột cho tới khi những người ngư dân Việt Nam nhẵn túi, nhưng mà còn lâu nhé.”

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Gia đình/Xã hội, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung | 19 Comments »

120. Phát biểu của ông John McCain tại hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)

Posted by adminbasam trên 21/06/2011

Phát biểu của ông John McCain trong hội thảo

về an ninh hàng hải trên Biển Đông tại 

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế

(CSIS)

 

20-06-2011

Cảm ơn John [Hamre] về lời giới thiệu hào phóng đó và cảm ơn tình bạn của anh trong nhiều năm qua. Tôi rất vui khi trở lại CSIS, nơi đã làm nhiều điều với mục đích thông báo suy nghĩ của Mỹ đến với thế giới và sự lãnh đạo của chúng tôi trong đó.

Như quý vị biết, tôi vừa từ Đông Nam Á trở về, và trước khi tôi chuyển qua chủ đề của hội nghị này, tôi muốn cung cấp một số cảm tưởng ngắn gọn về chuyến đi Miến Điện của tôi. Đây là lần đầu tiên tôi được phép trở lại đất nước này trong 15 năm, điều đó cho thấy dấu hiệu về chính phủ dân sự mới này có thể đại diện cho một sự thay đổi so với quá khứ. Một thay đổi đáng chú ý khác là thủ đô mới của Nay Pyi Taw. Các tòa nhà chính phủ lớn, các cung điện chạm đá cẩm thạch, các khách sạn mới toanh, đường cao tốc với 18 làn xe, và điều kỳ lạ là: không có ai ở đó. Chỉ có chúng tôi là những chiếc xe duy nhất trên đường. Các tòa nhà gần như trống rỗng.

Đó là một điều kỳ quặc mà tôi đã trải qua. Và chắc chắn đó là một sự tương phản đáng buồn với sự nghèo đói khốn cùng ở Rangoon. Tôi đến thăm một phòng khám tư nhân [của những người bị bệnh] AIDS, mọi người đông nghẹt, nhiều trẻ em mồ côi, những người cần sự chăm sóc nhiều hơn là những người có sẵn để chăm sóc cho họ. Tôi đã đi đến một dịch vụ cung cấp tang lễ miễn phí cho các linh hồn quá cố của những gia đình quá nghèo, để cho những người thân yêu của họ được chôn cất đàng hoàng. Đau lòng lắm, và điều này làm cho các bạn ước muốn, phải chi chính phủ [Miến Điện] cũng đầu tư sự nhiệt tình và tài nguyên để phát triển đất nước của họ với mức độ tương tự như là việc xây dựng thủ đô.

Tuy nhiên, trong các cuộc họp của tôi với Phó Chủ tịch Thứ nhất, hai người đứng đầu Quốc hội, và những người khác, rõ ràng là chính phủ này muốn có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Tôi nhấn mạnh rằng chính phủ Hoa Kỳ và tôi chia sẻ khát vọng này, và rằng một điều như thế không phải là không thể đạt được. Sau cùng, nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cải thiện quan hệ, mà tôi biết một hoặc hai điều về vấn đề này, thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, điểm chính tôi đã nhấn mạnh rằng, bất kỳ sự cải thiện mối quan hệ nào cũng cần được xây dựng, không những qua các cuộc nói chuyện vui vẻ, mà còn cần có các hành động từ cả hai phía. Hoa Kỳ cần sẵn sàng đặt mọi phương diện chính sách của chúng ta lên trên bàn, và để làm thay đổi những điều cụ thể mà chính phủ Nay Pyi Taw đã hỏi chúng tôi. Nhưng điều này chỉ có thể được thực hiện cùng với các hành động cụ thể về phía họ, đặc biệt là những lời kêu gọi của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép Hội Chữ thập đỏ được tự do vào thăm tất cả các nhà tù, bắt đầu một quá trình hòa giải quốc gia thực sự, có liên quan đến các đảng đối lập chính trị và dân tộc, gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, và bảo đảm sự an toàn và tự do đi lại của bà Aung San Suu Kyi.

Tôi đã có cơ hội gặp Bà [Aung San Suu Kyi] trong chuyến viếng thăm của tôi, và lý do tôi vẫn còn hy vọng cho người dân Miến Điện đó là vì bà. Hôm qua là sinh nhật của bà Aung San Suu Kyi và bà bày tỏ niềm hy vọng này: ‘Nếu được hỏi điều gì tôi mong muốn trong ngày sinh nhật của mình, tôi muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho đất nước tôi’. Người phụ nữ tuyệt vời này vẫn còn là nguồn cảm hứng cho những người dân của bà và cho tôi. Và tôi đồng ý với bà rằng, đây không phải là lúc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Chúng ta cũng nên làm việc để thiết lập một Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc, mà điều này không liên quan gì đến sự trừng phạt, và tất cả mọi thứ liên quan đến sự thật và công lý cho người dân Miến Điện.

Từ Miến Điện, tôi đã đi đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri La, nơi mà một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận là chủ đề của hội nghị này: an ninh hàng hải ở biển Đông. Vấn đề này gây xúc động mãnh liệt giữa các nước tuyên bố chủ quyền trên vùng biển và vùng lãnh thổ. Và các chuyên gia thực sự hiểu những vấn đề phức tạp về lịch sử và pháp lý của những tuyên bố chủ quyền này, thì rất ít. Tôi đến từ Arizona, nơi mà chúng ta biết việc tranh đấu sử dụng đất và nước phức tạp như thế nào. Tôi cũng là một cựu lính Hải quân đã dành phần lớn cuộc đời của mình đi đây đó và làm việc về các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và tôi càng lo ngại, rằng biển Đông đang trở thành một điểm nóng xung đột.

Những năm vừa qua cho thấy sự leo thang nhanh chóng về tình trạng căng thẳng giữa các nước trong khu vực hàng hải đang tranh chấp và hay thay đổi này. Tôi không cần phải nói lại cho quý vị ở đây nghe tất cả các sự cố này. Dĩ nhiên, điều quan trọng là tất cả các bên thực hiện sự kiềm chế. Và để chắc chắn rằng, các đối tác ASEAN của chúng ta sẽ cần phải thỏa hiệp, đặc biệt là các nước thoả hiệp với nhau, để đạt được một kết quả hòa bình và cùng có lợi, như nhiều nước  trong số các nước này thừa nhận. Điều đó có nghĩa là, tình hình này cần phải nói thẳng một chút: Một trong những lực lượng chính làm cho các căng thẳng trên biển Đông trầm trọng hơn, và làm cho giải pháp hòa bình của các tranh chấp này khó khăn hơn để đạt được, đó là hành vi hung hăng của Trung Quốc và việc đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ tìm cách theo đuổi.

Tôi chẳng vui vẻ gì để nói điều này.Tôi tin rằng một trong những lợi ích quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ là việc duy trì và tăng cường quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc. Tôi muốn Trung Quốc thành công và phát triển một cách hòa bình. Và tôi tin rằng không có lực lượng lịch sử nào lên án các nước của chúng ta (có lẽ ông McCain muốn nói các nước khác – không phải Trung Quốc – đang tranh chấp) về xung đột. Thật vậy, phạm vi hợp tác toàn cầu của chúng ta là rộng hơn bao giờ hết, kể cả các vấn đề an ninh hàng hải, rõ ràng để cho mọi người thấy các hoạt động chung của chúng ta ra ngoài khơi bán đảo Somali (Horn fo Africa).

Điều gây khó khăn cho tôi, và tôi nghĩ nó cũng gây khó khăn cho nhiều quý vị ở đây, đó là các tuyên bố mở rộng mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả vùng biển trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines. Bản đồ về cái gọi là chín vạch của Trung Quốc tuyên bố tất cả các đảo trên biển Đông là chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và tất cả các vùng lãnh hải của nó là vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Hơn nữa, những giải thích cụ thể về luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải – bóp méo nguyên tắc về khái niệm mở rộng cho mọi người đi vào, khái niệm loại trừ sẽ hạn chế đi vào [vùng biển]. Một số người ở Trung Quốc thậm chí còn đề cập đến học thuyết này, như trích dẫn, ‘chiến tranh pháp lý’.

Tại sao điều này quan trọng đối với Hoa Kỳ? Đây là câu hỏi mà nhiều người Mỹ sẽ hỏi, đặc biệt là khi chúng ta liên quan đến ba cuộc xung đột đã xãy ra, và khi nợ quốc gia của chúng ta thực sự trở nên không bền vững. Tại sao Mỹ nên quan tâm đến tranh chấp lãnh hải của các nước bên ngoài cách xa nửa vòng trái đất?   

Chắc chắn có lý do kinh tế để tham gia. Khu vực biển Đông là nguồn quan trọng về công việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh. Điều này tạo ra sự va chạm giữa các quốc gia, nơi các tranh chấp cũ vẫn chưa được giải quyết. Hoa Kỳ có một lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược thuận lợi trong khu vực quan trọng này. Và trọng tâm đó là để bảo vệ quyền tự do phổ quát trong việc đi lại và đi vào các vùng biển như một nguyên tắc căn bản của trật tự quốc tế.

Những nỗ lực phủ nhận tự do hàng hải trên biển Đông đặt ra một thách thức nghiêm trọng đến trật tự quốc tế, dựa trên luật lệ, rằng Hoa Kỳ và đồng minh của chúng tôi đã duy trì trong nhiều thập kỷ. Nếu những nỗ lực này thành công – sẽ liên tục bắt nạt, cho phép một nước áp đặt tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình bằng vũ lực và biến biển Đông thành một khu vực không cho các tàu thương mại và quân sự của các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, đi vào, hậu quả sẽ thật thảm khốc. Điều đó có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm để làm suy yếu luật pháp quốc tế, theo cách mà những người có ý định bệnh hoạn chắc chắn sẽ áp dụng ở những nơi khác. Điều đó có thể tạo ra sự khuyến khích gia tăng quyền lực gây phiền hà khắp mọi nơi, để sử dụng vũ lực, điều mà các phương tiện pháp lý và hoà bình không thể bảo đảm cho họ. Và nó sẽ đưa chúng ta đến gần hơn vào một ngày, khi hải quân Mỹ thấy rằng không thể đi vào và hoạt động một cách an toàn ở Tây Thái Bình Dương.      

Vậy thì Hoa Kỳ nên làm những gì? Để tôi cung cấp một vài đề nghị để kết thúc.

Thứ  nhất, về lập trường của Mỹ trên biển Đông, chúng ta nhận thấy rằng, nếu có thể, một chính sách rõ ràng có thể ổn định hơn so với một chính sách không rõ ràng. Tôi hoan nghênh Ngoại trưởng Clinton khi tuyên bố rằng các bên tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương, và chúng ta sẽ tìm cách tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Đa số các nước châu Á hoan nghênh tuyên bố đó. Trên hết, đây là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, không phải giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rất hữu ích cho chúng ta tiếp tục nói rõ quan điểm của Mỹ, để các nước khác có thể biết, Hoa Kỳ chấp nhận những yêu sách nào, yêu sách nào chúng ta không chấp nhận, và những hành động nào chúng ta chuẩn bị để hỗ trợ các chính sách và các đối tác của chúng ta, đặc biệt là Philippines, một nước đồng minh có ký hiệp ước.

Thứ hai, Hoa Kỳ nên hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta trong việc giải quyết tranh chấp của họ trên biển Đông, như một phương tiện cổ vũ ASEAN đoàn kết hơn để đối mặt với Trung Quốc. Trung Quốc tìm cách khai thác sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN – làm cho họ chống đối nhau, để phục vụ cho kế hoạch riêng của Trung Quốc. Giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các nước ASEAN, như Malaysia và Brunei gần đây đã thực hiện, sẽ cho phép các đối tác của chúng ta thiết lập một mặt trận thống nhất hơn.

Thứ ba, Hoa Kỳ cần giúp đỡ các đối tác ASEAN của chúng ta tăng cường sự phòng thủ trên biển và khả năng phát hiện – để phát triển và triển khai các hệ thống cơ bản như radar cảnh báo sớm và các tàu an ninh ven biển. Bù đắp sự thiếu thốn này, và tăng cường tập trận chung với chúng ta, sẽ cung cấp một hình ảnh hoạt động phổ biến hơn trên biển Đông và khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa.

Thứ tư, Thượng viện Mỹ cần quan tâm hơn đến Công ước LHQ về Luật Biển. Tôi biết điều này không phổ biến ở một số người bảo thủ. Chính tôi cũng đã nghi ngờ về công ước. Nhưng thực tế là, chính phủ các nhiệm kỳ kế tiếp của cả hai đảng đã tôn trọng những nhận xét cơ bản của Công ước, mặc dù không cần phải ký. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc đã ký công ước mà không thực hiện đúng, nhắm tới việc từ chối [không cho các nước] đi vào vùng biển quốc tế. Điều này làm cho Hoa Kỳ phải dựa vào ân huệ của các nước ngoài cũng như dựa vào sức mạnh lớn hơn của chính mình để bảo đảm quyền đi lại của Mỹ. Nhưng những điều này là đặc ân, không thể được xem như lúc nào cũng có sẵn, đó là lý do Hải quân Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ Công ước [LHQ về Luật Biển] và tính pháp lý của nó, để bảo đảm nó phục vụ cho các hoạt động hải quân của chúng ta. Do đó, vì lý do an ninh quốc gia, Thượng viện cần phải quyết định, đã đến lúc phê chuẩn Hiệp ước Luật Biển.   

Thứ năm, chúng ta cần phải chuyển sức mạnh của lực lượng Mỹ, chú trọng nhiều hơn vào những khu vực cạnh tranh mới trỗi dậy, đặc biệt là Ấn Độ Dương và Biển Đông. Tôi đã tham gia với các đồng nghiệp của tôi ở Hội đồng Quân sự Thượng viện, Thượng nghị sĩ Carl Levin và Jim Webb, để kêu gọi cho thêm thời gian đánh giá lại kế hoạch về các căn cứ của chúng ta ở Nhật Bản và Guam. Và tôi đã làm như thế để Mỹ không phải rút khỏi châu Á, mà là tăng cường cam kết của chúng ta đối với an ninh trong khu vực.

Không phải là nơi Quốc hội có ý kiến về các thỏa thuận căn cứ trong khu vực, mà là thực tế tình hình mới và chi phí vượt quá mức, đã đặt vấn đề về các kế hoạch hiện tại của chúng ta, nên Quốc hội phải đặt những câu hỏi khó. Mục tiêu của chúng ta nên chuyển tới nơi có vị thế địa lý hơn, đưa quân đội rải rác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Bộ trưởng Quốc phòng Gates đã mô tả, và trung tâm của nỗ lực đó sẽ luôn luôn là những cam kết căn cứ của chúng ta với các đồng minh lịch sử như Nhật Bản và Nam Hàn.

Cuối cùng, Hoa Kỳ phải tiếp tục các khoản đầu tư cần thiết vào khả năng phòng thủ của chúng ta, đặc biệt là lực lượng hải quân, để duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Chúng ta đang phải đối mặt với áp lực rất lớn trong nước để cắt giảm chi tiêu, gồm cả chi tiêu quốc phòng, và một số cắt giảm chắc chắn cần thiết. Những người có lý lẽ có thể không đồng ý về việc cắt giảm này, nên cắt thêm bao nhiêu. Nhưng gần đây, khi Tổng thống cam kết cắt giảm 400 tỷ đô la về chi tiêu quốc phòng trong thời gian 12 năm, không có cơ sở chiến lược hợp lý về lý do tại sao con số này đã được lựa chọn hoặc những rủi ro gì nó sẽ gây ra, và Bộ trưởng Quốc phòng chỉ được nói về điều đó một ngày trước khi sự việc xảy ra, tôi nghĩ rằng những người có lý lẽ cũng có thể đồng ý rằng, điều này không phải là cách để lên kế hoạch quốc phòng của chúng ta. Chúng ta phải [lên kế hoạch] dựa vào chiến lược hướng dẫn, không thể [dựa vào] những con số tùy tiện.

Những sự kiện hiện đang xảy ra trên biển Đông sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc định hình sự phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Hoa Kỳ phải tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình đó. Về vấn đề này, tôi gặp rắc rối do các báo cáo gần đây của một số đồng nghiệp của tôi trong Quốc hội và một số ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, cho thấy mong muốn rút khỏi thế giới và giảm các cam kết của chúng ta ở nước ngoài. Hoa Kỳ đã mắc phải sai lầm đó trước đây, và chúng ta nên học bài học lịch sử này, không để nó lặp lại. Cuối cùng, lịch sử cho chúng ta thấy rằng, chính Mỹ được hưởng lợi lớn nhất nhờ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đó là duy trì bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ. Chúng ta từ bỏ vai trò đó là nguy hiểm cho thế giới và cho chính chúng ta.

Nếu các bạn đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ để mang một thông điệp về nhà với các bạn, thông điệp đó sẽ là: Luôn có xu hướng cô lập ở Mỹ, nhưng người Mỹ đã bác bỏ nó trước đây, và tôi tin rằng bây giờ người Mỹ sẽ bác bỏ nó một lần nữa. Sẽ luôn có một cơ sở vững chắc ở Mỹ hỗ trợ cho một chính sách quốc tế mạnh mẽ ở nước ngoài. Chính sách đó sẽ không thay đổi, kể cả ở Mỹ. Chúng tôi sẽ không rút khỏi hoặc không bị đẩy ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ ở lại đó, [thực hiện] cam kết với bạn bè và đồng minh của chúng tôi, và chúng ta sẽ cùng nhau thành công.

Ngọc Thu, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, lược dịch từ: http://www.ustream.tv/recorded/15514848

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: | 17 Comments »

119. Bắc Kinh tham chiến

Posted by adminbasam trên 21/06/2011

New York Post

Bắc Kinh tham chiến

Tại sao Việt Nam muốn chúng ta quay lại?

 Arthur Herman

Ngày 20-6-2011

36 năm sau khi đuổi người Mỹ khỏi Việt Nam, những nhà lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội bây giờ lại muốn chúng ta (Mỹ) quay lại. Sự thay đổi kỳ cục này có nhiều khía cạnh đáng châm biếm, nhưng nguyên nhân của nó thì đơn giản: Trung Quốc.

Bắc Kinh đã và đang gồng cơ bắp quân sự mới nhú cùng những tham vọng địa chính trị của họ, bất chấp sự hiện diện của các nước láng giềng. Cùng với các chiến dịch tấn công trên mạng toàn cầu, Trung Quốc bớt giống một siêu cường đang nổi lên mà lại có vẻ giống một kẻ hay bắt nạt và đang mất kiểm soát hơn.

Cuộc cãi cọ gần đây nhất với Việt Nam – một thời là đồng minh, bây giờ là kẻ thù không thay đổi của Trung Quốc – xoay quanh việc thăm dò dầu khí ở biển Nam Trung Hoa, nơi Trung Quốc yêu sách về chủ quyền duy nhất của họ, và là nơi Việt Nam vừa tiến hành tập trận hải quân bắn đạn thật để bảo vệ quyền của mình. Trung Quốc đã phản ứng bằng những cuộc tập trận riêng kéo dài suốt ba ngày đêm, mặc dù họ nói họ sẽ không “dùng đến vũ lực” để giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ hoan nghênh sự trợ giúp của nước ngoài – một lời mời kín đáo nhưng rất rõ ràng đối với Mỹ và hải quân Mỹ.

Ở đây có một cơ hội cho chính sách của nước Mỹ, không chỉ để khép lại mọi tranh cãi xung quanh cuộc chiến tranh gây chia rẽ nhất trong lịch sử Mỹ, mà còn để tìm ra một cách mới, có tính thực tiễn hơn, trong việc đương đầu với những nhà cầm quyền ở Bắc Kinh. Đó là bởi vì đang có những vấn đề đang sắp xảy ra cho Trung Quốc – và không chỉ trong quan hệ với láng giềng.

Trong vài tuần qua, một đợt sóng bất ổn nghiêm trọng đã tràn qua các thành phố ở Trung Quốc. Bạo lực bùng nổ – thậm chí có cả những vụ nổ bom – chống lại chính quyền Bắc Kinh.

Không có dấu hiệu nào của một cuộc nổi dậy có tổ chức theo kiểu Mùa xuân Ả-rập. Nhưng số vụ việc mà chính quyền gọi là “sự cố đám đông” (mass incidents, có người dịch là “sự cố lớn”) đang gia tăng đều đều. Năm 2008 có tới 127.000 vụ. Những vụ như thế sẽ tồi tệ đi trước khi chúng tốt lên – và không chỉ là do chính quyền Bắc Kinh vẫn không làm sao mà dập tắt được những ý kiến bất đồng trên Internet.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế như một hiện tượng của Trung Quốc đang chựng lại. Giá dầu tăng cao cùng lạm phát dâng lên đang xóa sạch nhiều thành tựu kinh tế. Nếu nền kinh tế Mỹ – nguồn đầu ra chủ lực cho hàng xuất khẩu Trung Quốc – không sớm phục hồi, thì điều ấy có thể đe dọa kỷ lục tăng trưởng dài lâu, chưa từng bị gián đoạn của Trung Quốc, và từ đây sẽ tạo đà cho nhiều rắc rối hơn.

Vâng, chuyện này thách thức hình ảnh trên truyền thông của Trung Quốc, vốn được khắc họa như một thế lực hùng mạnh biết tuốt, làm được tuốt. Thậm chí nhiều người trong chính quyền Obama có vẻ nghĩ rằng Trung Quốc lớn và hùng mạnh quá đến nỗi chúng ta không dám cản trở hoặc xúc phạm họ – nhất là khi họ nắm giữ tất cả các khoản nợ của  Mỹ. Nhưng người Mỹ có thói quen đánh giá quá cao các đối thủ. Trong Thế chiến II, truyền thông và thậm chí cả CIA cũng tin vào những lời tuyên truyền rằng kinh tế Xô Viết đang cạnh tranh với chúng ta – mãi cho đến những năm 1980 khi Liên Xô lộ ra là cũng chỉ là một nước chậm phát triển. (Nguyên văn: Third World basket, nghĩa là tập hợp các nước chậm phát triển, hoặc khối các nước không liên kết ở châu Phi và châu Á – ND).

Sau đó lại có nỗi lo sợ rằng công ty Nhật Bản sẽ mua Mỹ cùng với Trung tâm Rockefeller, cho tới tận những năm 90 khi những chiếc bánh xe văng khỏi cỗ máy tăng trưởng của Nhật Bản. Suốt hơn một thập niên, gói kích thích kinh tế kiểu Obama đã giữ cho Nhật Bản trụ được ở vị trí thứ hai.

Tăng trưởng của Trung Quốc thì là tăng trưởng thật sự, khoảng 6,1% GNP đầu người một năm trong thời gian 1978-2003 – mặc dù không ấn tượng lắm so với Nhật Bản (8,2%), Hàn Quốc (7,6%), và Đài Loan (7,1%) trong những giai đoạn cất cánh tương tự.

Nhưng điều ấy cũng tạo ra những vấn đề to lớn cho một chính quyền trung ương đang cố gắng kiểm soát nhân dân – những người dân mà, sau khi được hưởng quyền tự do kinh tế lớn hơn, đã bắt đầu muốn được tự quản đời sống của mình. Làn sóng bất ổn mới đây nhất đã cho thấy điều đó.

Nỗi sợ mất kiểm soát ở trong nước góp một phần vào việc nuôi sự phiêu lưu và hung hãn của Trung Quốc ở nước ngoài. Việt Nam chỉ là trường hợp mới đây nhất, và là lời đề nghị mở đối với Mỹ, xin sự giúp đỡ của Mỹ. Đề nghị này không nên bị bỏ qua.

Nhà Trắng dưới thời Obama đã mụ mị đi khi phải đối phó với Trung Quốc, chỉ trừ những lúc tung ra các bữa tiệc chiêu đãi khúm núm để tôn vinh các vị lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, một lập trường mạnh mẽ, không vô nghĩa, sẽ được hoan nghênh bởi gần như mọi quốc gia khác, kể cả Ấn Độ, Nhật Bản, và toàn Tây Âu. Tin tặc Trung Quốc không chỉ theo sát Mỹ. Bọn họ đã làm đảo lộn các ngân hàng và doanh nghiệp ở Anh, và có tin rằng bọn họ còn thâm nhập cả vào máy tính của cả thủ tướng Đức lẫn thủ tướng Australia.

Cuối cùng thì, quả thật đứng dậy trước Trung Quốc có thể lại là điều tốt đẹp nhất cho chính người Trung Quốc.

Một nước Mỹ mạnh mẽ, quyết đoán, có thể khiến Bắc Kinh phải ngừng hành động bắt nạt nước khác và tập trung vào cải cách ở trong nước, trước khi nền kinh tế của chính họ trượt dốc và bất ổn bắt đầu lan tràn. Đó là điều Trung Quốc không muốn, và chúng ta không thể để như thế được.

Arthur Herman là tác giả cuốn sách “Gandhi và Churchill”, giải Pulitzer năm 2009.

Người dịch: Đỗ Quyên

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | 3 Comments »

118. Biển Đông:tranh chấp leo thang TQ&VN gây thiệt hại rất lớn về kinh tế

Posted by adminbasam trên 21/06/2011

International Business Times

Biển Hoa Nam [Biển Đông]:

Tranh chấp leo thang giữa Trung Quốc và

Việt Nam gây thiệt hại rất lớn về kinh tế

Michael Martin

Ngày 16 tháng 6 năm 2011

Hôm nay [16 tháng 6 năm 2011] Bắc Kinh đã cử một chiếc tàu tuần dương tới Biển Hoa Nam.

Ấy thế nhưng phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn xác nhận rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ “không sử dụng sức mạnh” trong tranh chấp gia tăng với Việt Nam và năm nước và vùng lãnh thổ về chủ quyền đối với vùng nước có giá trị lớn này.

Nhưng đến giờ thì thực sự cũng chẳng ai biết có bao nhiêu khí thiên nhiên và dầu mỏ ở bên dưới đáy biển Hoa Nam.

Một số nguồn tin của Trung Quốc ước tính trữ lượng là trên 200 tỉ thùng, tức là xấp xỉ 80% trữ lượng dầu mỏ của Ả-Rập Saudi, song số khác lại cho rằng đó là một sự thổi phồng quá mức.

Lợi thì chưa thấy đâu nhưng ngay bây giờ thì Trung Quốc đã có thể tính toán được rằng tình hình tranh chấp leo thang với Việt Nam về vùng biển nói trên sẽ gây thiệt hại thế nào tới nền kinh tế của Trung Quốc.

Nhìn sơ sơ thôi thì chi phí thiệt hại đã là 12,7 tỉ đô la Mỹ – tổng số tiền thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong năm 2010, theo nguồn tin của Tổng cục Thống Kê của Việt Nam.

Số tiền đó bằng bảy phần trăm thặng dư thương mại của Trung Quốc trong năm ngoái, một con số tuy nhỏ nhưng là một khúc quan trọng trong thu nhập của nước này.

Mặt khác, các nhà phân tích cho rằng nếu Trung Quốc dốc toàn lực cho cuộc chiến tranh có thể xảy ra thì tổn thất phải tính đến sẽ lớn hơn rất nhiều.

Đáp trả cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài sáu tiếng đồng hồ của Việt Nam ở Biển Hoa Nam – một tiếng đồng cho mỗi một nước và vùng lãnh thổ đang tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với vùng biển này – phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng Trung Quốc “sẽ không sử dụng sức mạnh” để đáp trả điều họ coi là những cuộc tấn công vào một khu vực mà nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa đang khẳng định có “chủ quyền không thể tranh cãi”.”

“Tôi nghĩ rằng kinh tế dứt khoát có mối liên quan nào đó trong lời tuyên bố này,” chuyên gia kinh tế trưởng Nariman Behravesh của tổ chức phân tích kinh tế hàng đầu thế giới IHS Global Insight đã nói như vậy trong một cuộc điện đàm từ Luân Đôn.

“Trung Quốc đang có mối liên kết thương mại ngày càng phát triển với tất cả các nước châu Á, nhất là những nước quan tâm tới Quần đảo Trường Sa,” Behravesh nói trong lúc ám chỉ tới những hòn đảo đang có tranh chấp ở ngoài khơi bờ biển chung của Trung Quốc và Việt Nam.

Các nhà phân tích tin rằng bất chấp Trung Quốc đang dùng những từ ngữ gay gắt tuôn ra dồn dập tại thời điểm này để buộc tội Việt Nam đe dọa quyền tự trị của Trung Quốc ở khu vực này, song Trung Quốc có lẽ rồi sẽ thực hiện đúng lời hứa của họ là sẽ giảm bớt căng thẳng trong quan hệ hai nước.

“Có một cách để đánh giá khả năng có thể dẫn đến xung đột vũ trang,” Tiến sĩ Donald K. Emmerson giám đốc Diễn đàn Đông Nam Á của Đại học Stanford đã nói như vậy.

Emmerson đã tham dự cuộc đối thoại Shangri-La 2011 tại Singapore sau khi tàu của Trung Quốc cắt đứt cáp của tàu khảo sát của PetroVietnam hồi cuối tháng trước. Trung Quốc vẫn giữ giọng điệu hòa giải vào thời điểm đó và cho đến tận lần tấn công tiếp theo vào hôm 9 tháng 6 khi một chiếc tàu khác của Trung Quốc đã cắt đứt cáp của tàu của PetroVietNam trong một diễn biến mà phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga gọi là một cuộc tấn công “có suy tính trước”.

“Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào lượng nhập khẩu nhiên liệu từ Trung Đông. Nhiên liệu nhập khẩu này đi qua Eo biển Malacca để đi vào Biển Hoa Nam. Nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh tại khu vực vận chuyển quá cảnh nhiên liệu quan trọng bậc nhất này thì quyết định đó sẽ là không khôn ngoan,” Emmerson nói.

Đó là một lý do để chiến tranh không xảy ra ở Biển Hoa Nam.

Một lý do khác nữa để các nước Đông Nam Á và các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp ở vùng biển này – tổng số là sáu, trong đó có Việt Nam, Philippine và Đài Loan – không gây chiến với Trung Quốc ấy là để duy trì sự ổn định địa chính trị trong vùng.

“Các nước có chung biên giới [biển] hiểu rằng một cuộc chiến tranh thực sự với những chiếc tàu chở dầu bị nổ tung trên biển sẽ là điều quá nguy hiểm đối với những quốc gia liên quan,” ông nói đồng thời giải thích rằng nền kinh tế thế giới sẽ rung chuyển dữ dội bởi sự gián đoạn của tuyến đường vận chuyển quan trọng này.

Hàng năm một nửa số tàu thuyền thương mại của thế giới tính theo khối lượng hàng hóa đi qua Biển Hoa Nam, Emmerson nói.

“Đó là một tuyến đường huyết mạch khổng lồ của thương mại toàn cầu. Mặc dù đúng là Biển Hoa Nam là hành lang [tốt nhất], song còn có những tuyến đường lựa chọn khác đòi hỏi chi phí cao hơn, ấy là đi tiếp về phía đông qua Philippine và Indonesia.”

Nếu chọn các giải pháp đó thì cả Emmerson lẫn Behravesh làm việc tại Global Insight đều coi tương lai của Trung Quốc nằm ở sự hợp tác của nước này với các đối tác ASEAN ở phía Nam.

Và điều này là có tiền lệ.

Emmerson giải thích rằng vào tháng 7 năm 2005 Trung Quốc, Trung Quốc, Philippine và Việt Nam đã cùng nhau tiến hành một dự án khảo sát địa chấn biển – các bên tham gia ký kết là các công ty như PetroVietnam chứ không phải là các ngoại trưởng hoặc thủ tướng. Dự án được tiến hành với danh nghĩa công việc chung giữa các công ty nhằm bắt đầu tìm kiếm để biết xem trữ lượng dầu dưới đáy biển là bao nhiêu. 

“Lúc đầu điều họ muốn là dự án thăm dò chung rồi sau đó mới là khai thác chung. Sau đó thì dự án này đã hết hiệu lực vào năm 2008,” ông nói thêm.

Nếu Trung Quốc cứ dứt khoát bám lấy lợi ích từ nguồn dầu mỏ có thêm này [từ Biển Đông] trong cuộc chạy đua không ngừng nhằm cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế đang tăng trưởng, thế thì Việt Nam cũng sẽ bám lấy lợi ích của họ.

“Tôi dĩ nhiên nghĩ rằng Việt Nam có đủ năng lực để khai thác nguồn dự trữ đó [dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông] thông qua các liên doanh,” Behravesh nói đồng thời giải thích rằng một mối quan hệ đối tác hai bên cùng có lợi trong lĩnh vực dầu mỏ có thể góp phần làm dịu sức nóng địa chính trị trong khu vực và cho phép sự khai thác chung các nguồn tài nguyên của khu vực.  

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung | 1 Comment »

117. TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 20/06/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Tư, ngày 15/06/2011

TTXVN (Hồng Công 13/6)

Trang web của tờ Liên hợp Buổi sáng (Xinhgapo) ngày 8/6 đăng bài của nhà bình luận độc lập Chu Tuệ Lai cho biết trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang dần hình thành “sách lược hai cánh tay” và sách lược này có thể sẽ được Trung Quốc thực thi lâu dài. Dưới đây là nội dung bài viết:

Từ ngày 3 đến 5/6, Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (còn gọi là Đối thoại Shangri – La 10) đã được tổ chức tại Xinhgapo. Đối thoại Shangri-La 10 không chỉ có quy mô lớn nhất mà lần đầu tiên còn chứng kiến sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Nhiều năm lại đây, Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) đã trở thành vấn đề khó tránh được tại Đối thaọi Shangri-La và năm nay cũng không là ngoại lệ. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt nhấn mạnh Trung Quốc nỗ lực vì hoà bình và ổn định của Biển Đông cho thấy “sách lược hai cánh tay” của Trung Quốc trong vấn đề về Biển Đông đã dần được thành hình.

Hai nhân tố quyết định tính phức tạp của vấn đề Biển Đông

Tránh không để vấn đề Biển Đông trở nên phức tạp hơn là một mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của nền ngoại gioa Trung Quốc nhiều năm nay. Việc này đương nhiên là chịu ảnh hưởng của vấn đề sức mạnh quốc gia, đặc biệt là sức mạnh của hải quân và không quân chưa được như ý muốn, nhưng cũng liên quan tới chiến lược ngoại giao phát triển toàn cục của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, việc có thành công hay không trong sách lược tránh không để vấn đề Biển Đông trở nên phức tạp hơn phụ thuộc vào hai nhân tố sau.

Thứ nhất, thế lực bên ngoài, đặc biệt là Mỹ có can dự vào vấn đề Biển Đông hay không. Là siêu cường thế giới, Mỹ không những có đồng minh và các căn cứ quân sự quan trọng nhất ở khu vực Đông Á, mà còn được nhiều nước trong khu vực dựa vào để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc. Do đó, vấn đề Biển Đông có trở nên phức tạp hay không, thái độ và chính sách của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng. Một khi Mỹ thay đổi thái độ duy trì hiện trạng trong vấn đề Biển Đông, trắc trở và bất ngờ sẽ nảy sinh.

Lâu nay, trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ lần lượt đặt ở châu Âu và vấn đề chống khủng bố. Tại khu vực Đông Á, Mỹ quan tâm nhiều tới các nước đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc. Đối với Đông Nam Á, Mỹ dường như không có thời gian để quan tâm tới khu vực này. Mãi tới năm 2010, Mỹ mới lớn tiếng tuyên bố trở lại Đông Nam Á. Trước đó, Mỹ thiên về xu hướng duy trì hiện trạng trong vấn đề Biển Đông hay nói một cách khác là Mỹ giữ lập trường “trung lập” trong vấn đề này. Và bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội vào tháng 7/2010 đã đánh dấu sự chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông, từ “trung lập” sang “can dự”. Sự thay đổi về thái đọ của Mỹ đã giúp các nước như Việt Nam và Philippin nhìn thấy hy vọng, trở nên mạnh mẽ hơn trong cả lời nói lẫn hành động. Ở khía cạnh khác, sự can dự của Mỹ đã khiến phức tạp hoá trở thành xu thế lớn của vấn đề Biển Đông.

Hai là, ASEAN có đoàn kết được hay không cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng vấn đề Biển Đông trở nên phức tạp hơn. Trong 10 nước thành viên ASEAN chỉ có 4 nước là Việt Nam, Philippin, Malaixia và Brunây đang tồn tại tranh chấp chủ quyền đối với Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó Việt Nam và  Philippin là hai nước chủ chốt. Đối với ASEAN, Biển Đông là vấn đề lớn ảnh hưởng tới tiến trình nhất thể hoá của tổ chức này. Hiện nay, ASEAN đang đứng trước khó khăn giữa nhất thể hoá nội bộ và xử lý quan hệ với Trung Quốc, duy trì ổn định khu vực.

Lâu nay, Trung Quốc kiên trì theo đuổi lập trường: Vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quố và ASEAN mà là vấn đề giữa các nước xung quanh Biển Đông với nhau. Vì vậy, Trung Quốc nhấn mạnh tới việc sử dụng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề này, phản đối việc đa phương hoá và quốc tế hoá vấn đề Biển Đông. Đối với Trung Quốc, sự đoàn kết của ASEAN không chỉ đồng nghĩa với việc phải đối mặt với một sức mạnh tập thể, mà còn đặt ngoại giao xung quanh Trung Quốc trước những thách thức toàn diện.

Trung-Mỹ thừa nhận có lợi ích chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Trước tình hình trên, Trung Quốc có thể sử dụng “sách lwocj hai cánh tay” để đối phó.

“Cánh tay thứ nhất” là thông qua tăng cường giao lưu hợp tác để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông trong khung nhận thức chung về việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng mà nguyên thủ Trung Quốc và Mỹ đã đạt được. Tại cuộc Đối thoại Chiến lược An ninh Trung-Mỹ lần đầu tiên từ ngày 9 đến ngày 10/5 tại Oasinhton (Mỹ), hai bên thừa nhận có lợi ích chung trong việc duy trì hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quyết định xây dựng cơ chế hiệp thương Trung-Mỹ về các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vài trò tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau đó, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã thăm Mỹ, đề xuất việc xây dựng “quan hệ quân sự kiểu mới” với Mỹ, ở một mức độ nào đó đã giúp tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ về an ninh chiến lược.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ngày 31/5, ở Washington D.C, Trợ lý Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell đã nói rằng “một trong những công việc quan trọng nhất mà Mỹ phải làm năm nay tại Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á chính là thể hiện nỗ lực hợp tác với Trung Quốc”. Tại Đối thoại Shangri-La 10, tuy Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi những cam kết an ninh với các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương, hơn nữa còn duy trì lực lượng quân sự hùng mạnh tại châu Á, nhưng ở một mức độ rất lớn, người ta vẫn chưa thấy sự sáng rõ trong quan hệ Trung-Mỹ cũng như việc hai nước sẽ đóng vai trò gì hay Mỹ sẽ khôi phục vị thế của mình như thế nào tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương… Điều đó có nghĩa, phát biểu của Gates tại Đối thoại Shangri-La 10 đã không tách rời nền tảng hợp tác Mỹ-Trung.

Do vậy, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc và Mỹ đều phải tuân theo chiến lược toàn cục của mỗi nước. Đối với Trung Quốc, vấn đề Biển Đông thuộc chủ quyền, là lợi ích cốt lõi và nước này không muốn thay đổi lập trường nhất quán là duy trì hiện trạng tự do đi lại ở Biển Đông và không thách thức vai trò lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương, nước này sẽ không đối kháng với Trung Quốc, đó là chưa nói đến việc vấn đề Biển Đông ở một ý nghĩa nào đó, chỉ là công cụ của Mỹ.

“Cánh tay thứ hai” là tiếp tục ngăn chặn sự đoàn kết của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, kiểm soát vấn đề Biển Đông trong phạm vi song phương giữa Trung Quốc và các nước liên quan. Sách lược này được cấu thành bởi hai bộ phận.

Thứ nhất, cũng là bộ phận quan trọng nhất, là lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Ở mức độ nào đó, sự phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời khỏi Trung Quốc. Từ khi Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN khởi động tới nay, thương mại song phương phát triển mạnh mẽ hơn. Từ tháng 1 đến tháng 4/2011, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt 110 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2010. Với tốc độ phát triển này, kim ngạch thương mại song phương năm 2011 có hy vọng vượt qua mốc 300 tỉ USD. Lợi ích thương mại lớn như vậy sẽ là nguyên nhân chính khiến ASEAN khó có được sự đoàn kết trong vấn đề Biển Đông và gây khó dễ cho Trung Quốc. Một nhà ngoại giao Thái Lan từng nói: “Vấn đề chủ quyền Biển Đông là chủ đề song phương, không nên làm nó trở thành vấn đề của toàn bộ ASEAN”.

Thứ hai là nhấn mạnh tới việc Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình và nỗ lực vì sự hợp tác của khu vực. Từ lâu, khu vực ASEAN đã tồn tại kết cấu chiến lược: dựa vào Trung Quốc về mặt kinh tế, dựa vào Mỹ về an ninh, làm hạn chế những nỗ lực thúc đẩy hợp tác an ninh với ASEAN thông qua hợp tác kinh tế của Trung Quốc. Do vậy, tại Đối thoại Shangri-La 10, ông Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu với chủ đề “hợp tác an ninh quốc tế của Trung Quốc”, gửi đi thông điệp rằng quân đội Trung Quốc nỗ lực tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác an ninh khu vực, coi trọng việc bảo vệ và tăng cường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuyên bố của ông Lương Quang Liệt khẳng định sữ hỗ trợ việc làm dịu bớt những lo ngại về sự lớn mạnh của quân lực Trung Quốc.

Cùng với sự lớn mạnh của lực lượng hải quân và không quân Việt Nam cũng như tình cảm dân chúng lên cao, các biện pháp đối phó của Trung Quốc (trong vấn đề Biển Đông) chắc chắn sẽ ngày một cứng rắn. Nhưng xuất phát từ nhu cầu phát triển toàn cục của đất nước cũng như sự ổn định của khu vực, “sách lược hai cánh tay” mềm dẻo của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục được thựchiện trong thời gian dài, trừ phi không gian hoà bình bị triệt tiêu.

***

TTXVN Bắc Kinh 12/6)

Tờ “Quốc tế tiên khu đạo báo”, ấn phẩm của Tân Hoa xã số ra ngày 10-16/6 có bài tổng hợp dài hơn một trang, với hàng tít nổi bật ngay trên trang nhất “Đông Nam Á trở thành vũ dài ra đòn giữa Trung Quốc và Mỹ”, tên tác giả được ghi là Bình luận viên thời sự Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, thể hiện thực trạng quan hệ Mỹ-Việt Nam cũng như quan hệ Mỹ-Việt Nam-Trung Quốc trong bối cảnh đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông như hiện nay và đối sách của Trung Quốc cần phải được xác định trong thời gian tới. Bài báo cho rằng “bối cảnh lớn” về sự “tan băng” trong giao lưu quân sự Trung -Mỹ tuy khiến bộ trưởng quốc phòng hai nước bề ngoài trao đổi rất vui vẻ nhưng sự thay đổi về “môi trường nhỏ” lại khiến Trung Quốc có cảm giác trước sau đều có địch.

Bài báo cho biết do Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, cộng thêm sự kiện tàu Cheonan ở bán đảo Triều Tiên khiến cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Phó Tổng tham mưu trưởng PLA công khai chỉ trích lẫn nhau, đưa đến bầu không khi của Đối thoại Shangri-La năm ngoái căng thẳng, tình hình an ninh khu vực trở nên nhạy cảm và phức tạp, cơ chế an ninh song phương và đa phương mong manh. Trước Đối thoại Shangri-La lần này, bầu không khí của diễn đàn cũng căng thẳng không kém, nhưng sau chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu năm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates và sau chuyến thăm Mỹ của đoàn đại biểu cấp cao PLA do Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức dẫn đầu từ ngày 15-22/5, quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã ấm trở lại. Bộ trưởng R. Gates nói Mỹ không có ý đồ gây trở ngại cho ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày một tăng lên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Campbell cũng nói một trong những việc quan trọng nhất của Mỹ trong năm nay là phải ra sức hợp tác với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Viên Bằng, Trưởng phòng Nghiên cứu nước Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc nói, những lời nói như vậy đã xác định dòng suy nghĩ xuyên suốt cho Đối thoại Shangri-La lần này.

Tuy nhiên, khác với báo chí dự đoán, trong diễn đàn Đối thoại, R. Gates đã không bàn nhiều về quan hệ Mỹ-Trung mà tập trung nhấn mạnh nhiều hơn tới sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù kinh tế không sáng sủa, ngân sách quốc phòng bị cắt giảm nhưng Mỹ vẫn kiên quyết thực hiện cam kết đảm bảo an ninh với các đồng minh ở khu vực này, trong đó Gates đặc biệt nhấn mạnh đến an ninh biển.

Theo cách sắp xếp truyền thống của Đối thoại Shangri-La, mỗi lần đối thoại đều có một chủ đề liên quan đến “an ninh biển”. Chủ đề năm nay tuy vẫn không ngoại lệ nhưng đọc lên lại có cảm giác “nhức mắt” là “phản ứng trước mối đe doạ an ninh biển”, dễ khiến người ta liên hệ đến những tranh chấp chủ quyền lãnh hải liên tục xảy ra tại biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thời gian gần đây. Về phương diện này, có thể nước chủ nhà đã cố ý tạo cho Đối thoại diễn ra không suôn sẻ thông qua việc đảo trình tự sắp xếp mang “tính sách lược”. Trước đây Mỹ và Trung Quốc lần lượt phát, đầu tiên là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ… Nhưng năm nay phát biểu của hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã tách ra cách nhau hai ngày. Liền ngay sau phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt ngày 5/6 là phát biểu của Bộ trưởng các nước Malaixia, Việt Nam và Philippin. Quan sát tinh ý sẽ thấy ba nước nói trên đều là những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc, nhất là Việt Nam.

Một sĩ quan cao cấp PLA tham gia phái đoàn đối thoại Trung Quốc nói “trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam quả thực không đủ tư cách là bạn”. Có thể do được một vài nước lớn nào đó ủng hộ, trong thời gian “Đối thoại Shangri-La” Việt Nam đã lợi dụng hai bình diện để công khai chỉ trích Trung Quốc. Trong khi phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đóng vai quan “mặt đỏ”, vừa lớn tiếng nói đến tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh khu vực Biển Đông, vừa cao giọng cho thấy muốn cùng với nước hữu quan đối thoại để giải quyết vấn đề, nhưng mặt khác lại hưởng ứng theo Mỹ nhấn mạnh tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và Luật biển quốc gia, tất cả mọi tranh chấp phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Đồng thời, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh lại tổ chức họp báo, đóng vai quan “mặt đen” chỉ trích Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, rằng hành động của tàu hải giám Trung Quốc là “hành vi bạo lực”, “cơ quan chấp pháp biển của Việt Nam sẽ căn cứ theo luật biển quốc tế và luật ở trong nước để thi hành pháp luật trên biển” v.v…

Trong những phân tích ở phía sau đối với Việt Nam, thái độ của Mỹ vẫn được cho là không thể coi thường. Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Willard khi trả lời phỏng vấn của báo chí Trung Quốc đã cho biết rõ rằng “quan hệ giữa chúng tôi với quân đội Việt nam đã có thay đổi, chúng tôi muốn giữ xu thế này. Điều quan trọng nhất là quân đội hai nước chúng tôi hiểu nhau, trao đổi tình báo và từ đó mở rộng ra đến những tiêu chuẩn giá trị mà chúng tôi có thể chia sẻ để đảm bảo an ninh cho khu vực Biển Nam Trung Hoa”. Gates lại càng nói thẳng không hề giấu diếm: “Mỹ và Việt Nam cố gắng mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ song phương vững chắc và đầy sức sống. Mỹ cùng với Việt Nam đã thể hiện ra rằng sẽ xây dựng mối quan hệ sao cho không lặp lại lịch sử. Hôm nay lời cam kết mà dường như đã vượt qua được những trở ngại tưởng như không thể vượt qua đang định hướng cho chúng tôi xây dựng quan hệ đối tác bao gồm các lĩnh vực thương mại, đầu tư, giáo dục, y tế, an ninh và quốc phòng”. Rõ ràng trong vấn đề Biển Đông, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và các nước liên quan vẫn phức tạp và nhạy cảm hơn do sự can dự tích cực của Mỹ.

Báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản ngày 4/6 cho hay bởi lo ngại Trung Quốc về mặt chiến lược nên Chính quyền Obama đã phải nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “một tầm cao mới”. Báo dẫn kết quả một cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ cho thấy, để ngăn chặn Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Chính quyền Obama chuẩn bị để Việt Nam, nước láng giềng với Trung Quốc phát huy vai trò quân sự lớn hơn. Trước mắt, Mỹ đang mở rộng viện trợ quân sự cho Việt Nam và Philippin. Có thể nhận thấy ý đồ của Mỹ là muốn phát triển những nước này thành “đê chắn sóng Trung Quốc”. Tình hình nói trên đang báo trước một cuộc chạy đua vũ khí xung quanh hải dương có nguy cơ leo thang.

Thái độ bề ngoài “lui về tuyến sau để đứng vị trí thứ yếu” trong vấn đề điểm nóng Nam Hải (Biển Đông) lần này của Mỹ là rất đáng suy nghĩ. Trong vấn đề Biển Đông, tuy Mỹ vẫn giữ giọng điệu cũ nhưng muốn vấn đề Biển Đông được giải quyết thông qua cơ chế đa phương, đồng thời kiên trì “quyền tự do hàng hải”.

Trong bối cảnh nói trên, quan hệ quân sự Mỹ-Trung và vấn đề Biển Đông có mối liên hệ tế nhị. Trong quá trình lúc tiến lúc lùi của quan hệ quân sự không có nghĩa là quan hệ đã ổn định và hoàn hảo, Biển Đông không phải là vấn đề có thể giải quyết một lần nhưng nếu không có sự tiếp xúc giữa hai quân đội Trung-Mỹ thì vấn đề nhạy cảm này sẽ dễ đi đến chỗ mất kiểm soát.

Học giả trong nước Trung Quốc hiện nay cho rằng thái độ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông hiện nay là lạnh lùng và kiềm chế. Có chuyên gai kiến nghị quân đội Trung Quốc cần phải tạm thời áp dụng sách lược phớt lờ, không va chạm trong điều kiện đối phó bình tĩnh, từ đó sẽ lấy tĩnh khắc chế động.

Một số đài truyền hình địa phương Trung Quốc như Đài truyền hình vệ tinh tỉnh Vân Nam tối 9/6 đã phát chương trình toạ đàm sôi nổi giữa các học giả xung quanh vấn đề Biển Đông hiện nay, cho rằng Trung Quốc tuyệt đối không được nhân nhượng. Có tin cho biết Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng Hồng Công cũng đang tổ chức chương trình bình luận xung quanh chủ đề này.

***

Trên mục Diễn đàn quân sự của Mạng Sina ngày 7/6/2011 có bài của Thượng uý Hồ Tử Lý thể hiện quan điểm của mình về vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, nội dung như sau:

Nhiều phen va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đây về vấn đề Biển Đông không chỉ làm tăng thêm biến số cho quan hệ hai nước, mà còn làm tăng bầu không khí căng thẳng trong khu vực. Tình hình một lần nữa nhắc nhở mọi người rằng nếu bên liên quan không xử lý thoả đáng thì vấn đề Biển Đông sẽ trở thành nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định khu vực rõ nét nhất. Điều đặc biệt đáng chú ý là biểu hiện của Việt Nam lần này tỏ ra cứng rắn khác thường.

Ngày 29/5 tại buổi họp báo cuối tuần hiếm thấy, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết “hải quân Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Lời lẽ như vậy không những tỏ thái độ cứng rắn nhất từ trước đến nay, mà rõ ràng cũng đã phá vỡ giới hạn cần có trong vấn đề này.

Để làm rõ ngọn nguồn, cần phải trở lại cả quá trình của sự việc. Cách nói của Trung Quốc và Việt Nam tuy có phần khác nhau nhưng qua lời lẽ của hai bên vẫn có thể thấy được nội dụng khái quát của câu chuyện: Sáng sớm ngày 26/5 tàu chấp pháp của hải giám Trung Quốc tuần tra thường lệ trong vùng biển Nam Hải (Biển Đông), phát hiện tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam đang tác nghiệp ở đó, phía Trung Quốc lập tức yêu cầu Việt Nam dừng hành động “xâm phạm chủ quyền” nhưng tàu Việt Nam từ chối. Tàu Trung Quốc lập tức áp dụng biện pháp cưỡng chế, đã cắt đứt cáp quang của tàu thăm dò Việt Nam.

Hôm sau, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc bồi thường mọi thiệt hại. Hôm sau nữa tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả, phê phán Việt Nam “thăm dò dầu khí ở vùng biển do Trung Quốc quản lý, gây tổn hại đến quyền và lợi ích của Trung Quốc”, đồng thời cho biết hành động mà ngành chủ quản Trung Quốc áp dụng hoàn toàn là giám sát chấp pháp biển bình thường. Vậy là, ngày 29/5 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thể hiện thái độ qua cách nói “hải quân Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

Khách quan mà nói, Trung Quốc và Việt Nam tồn tại tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Nam Hải là một sự thực. Chúng ta cũng không có ý định mất nhiều lời ở đây, vì đó là vấn đề hết sức phức tạp, không ai thuyết phục được ai. Điều chúng ta muốn chỉ ra là sau khi hai bên xảy ra sự việc, vấn đề cần phải được giải quyết bằng thái độ như thế nào? Dàn xếp nhượng bộ cho êm ả, thông qua đối thoại hiệp thương để giải quyết, hay làm cho sự việc leo thang mất kiểm soát, thậm chí phải dùng đến cả biện pháp quân sự? Đáp an ở đây rất rõ ràng. Trong “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải” (Biển Đông) đã quy định rõ “các bên không dùng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Nam Hải” (Biển Đông). Lần này Việt Nam đã tỏ rõ lá bài “hải quân”, quả thực cũng khiến mọi người ngạc nhiên.

Kỳ thực, nếu phải so sánh lực lượng hải quân Việt Nam về cơ bản không ở cùng một cấp độ, cùng một bình diện với Trung Quốc. Sở dĩ Trung Quốc không dễ dàng nói đến việc sử dụng vũ lực, cũng không phải không tự tin mà vì như vậy không phù hợp với ý tưởng ngoại giao và quốc phòng của chính mình, cũng không muốn kẻ khác mượn cớ làm cho dư luận bên ngoài sôi lên “thuyết về mối đe doạ từ Trung Quốc”, lại càng không muốn vì thế mà ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định khu vực, gây tổn hại cho môi trường bên ngoài để tập trung xây dựng kinh tế ở trong nước. Nhưng như vậy hiển nhiên cũng không thể trở thành lý do để Việt Nam dễ dàng nói đến vũ lực. Việt Nam cần biết rõ rằng ngay từ thời kỳ đầu mới xây dựng chính quyền, Trung Quốc đã dám đương đầu với Mỹ trên chiến trường Triều Tiên thì sao có thể khuất phục trước sự hù doạ vũ lực của một quốc gia có lực lượng quân sự hạng ba?

Nguyên nhân Việt Nam lần này cứng rắn khác thường cũng trở thành điểm nóng để dư luận thế giới quan tâm. Tạp chí “Chiến lược quốc gia” của Mỹ cho rằng mấu chốt trong vấn đề Biển Đông là Mỹ khẳng định sẽ ngăn Trung Quốc dừng lại ở chuỗi đảo thứ nhất, nếu không được như vậy cũng phải dừng lại ở chuỗi đảo thứ hai. Dựa vào tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, Mỹ thực thi chiến lược này sẽ có thể bỏ một được mười. Xuất phát từ yếu tố này mà Mỹ gần đây đã mở rộng mức độ can thiệp vào vấn đề Biển Đông, lời lẽ đã rõ từ Diễn đàn khu vực ASEAN năm ngoái khi Ngoại trưởng H. Clinton công khai tỏ rõ thái độ, nói rằng vấn đề Nam Hải liên quan đến lợi ích của Mỹ, Mỹ có trách nhiệm cùng với nước hữu quan giải quyết vấn đề này.

Ngày 14/3 năm nay Ngoại trưởng H. Clinton trao đổi qua điện thoại với quan chức Philippin nói rõ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế xung quanh các quần đảo ở Biển Đông là hết sức quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Micheal Green, cựu quan chức phụ trách khu vực châu Á thuộc Uỷ ban an ninh quốc gia Mỹ cho rằng tuyên bố như vậy làm cho một số nước Đông nam Á “hơi cảm thấy tự tin”. Rõ ràng, thái độ của Mỹ đã khiến một số nước có tâm lý cáo mượn oai hùm tìm được chỗ dựa.

Tuy nhiên, những nước này cần sáng suốt nhận thấy rằng Mỹ tuy có nhảy vào cuộc xung đột lợi ích trong các công việc ở Biển Đông nhưng nếu sự vệic gần đến điểm giới hạn, nước Mỹ khi đó liệu có đủ ý chí làm được như vậy hay không? Trong cuộc chiến ở một nước nhỏ như Libi, Mỹ đều chủ động lùi về tuyến hai, vậy Mỹ sẽ dám đương đầu vũ lực với Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bằng cách nào? Tờ “The Huffington Post” phân tích rằng sau mấy chục năm Mỹ rút khỏi chiến trường Việt Nam, nay Việt Nam một lần nữa lại muốn sử dụng Mỹ để cân bằng với Bắc Kinh, vậy 58 nghìn người Mỹ cuối cùng vì sao lại thiệt mạng? Lịch sử như vậy tin rằng  Việt Nam không thể không biết rõ.

Trên thực tế, các bên đều không nên có ý tưởng đầy tranh chấp Biển Đông đến chỗ phải dùng biện pháp quân sự để giải quyết, vì như vậy đối với ai cũng đều lợi ít hại nhiều. Vì thế từ nhiều năm nay Trung Quốc luôn áp dụng thái độ ôn hoà và nhân nhượng thận trọng. Hành động vượt quá quỹ đạo của nước hữu quan cũng cần phải được kiềm chế hết sức mình. Văn kiện có tên “Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc” do Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc xuất bản năm 2007 đã nói rõ nước hữu quan đã khoan hơn 1.000 giếng dầu trong phạm vi “đường biên giới đứt đoạn” của Trung Quốc, mỗi năm khai thác trên 50 triệu tấn dầu khí. Hãng tin “United Press International-UPI” của Mỹ cho rằng tại vùng Biển Đông được gọi là “Vùng Vịnh Pécxích thứ hai”, Việt Nam, Philippin, Malaixia, Inđônêxia và Brunây là các nước luôn chiếm địa vị chủ đạo về khai thác dầu khí nhưng Trung Quốc chưa bao giờ sử dụng biện pháp quân sự để ngăn chặn các hành động nói trên. Tuy thế các nước hữu quan tuyệt đối không thể xem việc Trung Quốc nhìn nhận đại cục một biểu hiện yếu mềm  có thể lừa gạt mà phải thấy được rằng Trung Quốc không muốn làm to chuyện nhưng cũng không sợ ai mượn dịp để làm to chuyện, lại càng không sợ đe doạ vũ lực./.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 4 Comments »

116. Đình công làm cho VN giảm bớt sức hấp dẫn nhân công rẻ hơn TQ

Posted by adminbasam trên 19/06/2011

Bloomberg

Các cuộc đình công đang làm cho

Việt Nam giảm bớt sức hấp dẫn

nhân công rẻ hơn Trung Quốc

Ngày 16 tháng 6 năm 2011

Công ty sản xuất động cơ của Nhật Minebea Co. đã chọn Kampuchia chứ không phải Việt Nam để xây dựng một nhà máy sử dụng 5000 lao động trong một dấu hiệu cho thấy các cuộc tranh chấp lao động đang làm tổn thương sức hấp dẫn của Việt Nam như là một sự lựa chọn thay thế cho Trung Quốc vì nhân công rẻ. 

“Một cuộc đình công có thể dẫn đến tình trạng rối loạn,” Yasunari Kuwano, một người phát ngôn của Công ty Mineba đóng tại Tokyo đã nói như vậy về nhà máy trị giá 62 triệu đô la chuyên chế tạo động cơ điện cho các dụng cụ và thiết bị điện tử. “Nhân công là vấn đề chính chúng tôi nhắm tới khi quyết định chọn Kampuchia. Chúng tôi cần nhân công đáng tin cậy.”

Trong khi Mineba khởi công vào tháng trước ở Phnong Penh thì tập đoàn sản xuất cáp Volex Group Plc có trụ sở ở Luân Đôn và tập đoàn sản xuất đồ may mặc của Nhật Wacoal Holding Corp nằm trong số những nhà đầu tư tại Việt Nam đã phải đối mặt với những cuộc đình công bất hợp pháp nổ ra bất ngờ. Người lao động đòi được trả lương cao hơn sau khi lạm phát với tỉ lệ cao chưa từng có đã ảnh hưởng tới sức mua của họ.

Các cuộc đình công đã làm sứt mẻ mục tiêu của Việt Nam trong 25 năm qua là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách chào mời nhân công đáng tin cậy với mức lương tối thiểu hiện nay chỉ bằng nửa các mức lương tối thiểu ở Trung Quốc nhằm gây dựng các trung tâm sản xuất. Đầu tư nước ngoài trực tiếp [FDI] tại Việt Nam đã giảm 48% trong 5 tháng đầu của năm 2011 xuống còn 4,7 tỉ đô la.

“Đất nước đang đứng trước một bước ngoặt mang tính quyết định” giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại đất nước Đông Nam Á này đã nói như vậy tại Hà Nội “Việt Nam không thể mặc nhiên cho rằng FDI sẽ tiếp tục. Tiền có thể chạy sang nước khác.”

Thách thức từ lạm phát

Tháng 5 vừa qua, Lạm phát đã tăng nhanh lên mức cao là 19,8% so với 29 tháng trước đó, một mức lạm phát mà Ngân hàng Thế giới trong một bản báo cáo trong tháng này đã cho là “có thể chấp nhận được”. Ngân hàng phát triển [Ngân hàng Thế giới] cho rằng lạm phát sẽ lên đến mức cao nhất trong quý này rồi sau đó sẽ giảm dần xuống còn 15% vào cuối năm nay, đã  nói rằng Việt Nam phải kiên trì với các chính sách thắt chặt tiền tệ cho tới khi tỉ lệ lạm phát giảm xuống ít nhất một nửa.

Giá cả tăng vọt và tình hình mất ổn định trong các nhà máy đã khiến cho thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ của Việt Nam là kém cỏi nhất ở châu Á trong năm ngoái. Chỉ số chứng khoán VN Index đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái còn tiền đồng thì mất giá 7,8% so với đồng đô la.

Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 3 đã chuyển trọng tâm từ khuyến khích mở rộng kinh tế sang chống lạm phát và đã giảm mục tiêu tăng trưởng năm của năm 2011 từ mức cao nhất là 7,5 % xuống 6%. Với việc các công ty  xếp hạng tín nhiệm đã đánh tụt điểm định mức nợ quốc gia của nước này một phần vì sự yếu kém trong hoạch định chính sách kinh tế cho nên nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang cảnh giác với việc đặt cược lâu dài vào Việt Nam.

Srithai Superware PCL (SITHSI), một công ty có trụ sở tại Băng Cốc chuyên sản xuất các bộ đồ ăn trong tháng này đã hoãn một kế hoạch mở rộng trị giá 5 triệu đô la tại nhà máy của họ ở miền Nam do “sự bất ổn kinh tế,” tổng giám đốc của nhà máy tại Việt Nam Santi Sakgumjorn, đã nói như vậy. Công ty này tuyên bố họ sẽ mở một chi nhánh tại nước láng giềng Lào.

“Mất lòng tin”

“Trong ngắn hạn chúng tôi không tin tưởng vào tình hình kinh tế ở Việt Nam,” Sakgumjorn nói như vậy trong một bức thư điện tử. Nhà máy đã gặp trở ngại do chi phí sản xuất gia tăng sau hai lần tăng lương trong năm nay, ông nói.

Người lao động tại Việt Nam nói rằng họ hầu như chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài đình công khi giá cả tăng cao. Tại một khu công nghiệp ở Hà Nội, anh công nhân Lê Kiên đọc lướt các mục quảng cáo việc làm sau ca làm việc của anh tại một nhà máy lắp ráp các loại cáp dùng cho xe máy của hãng Honda Motor và Yamaha Motor.

“Giá cả của mọi thứ – thực phẩm, xăng, điện – đều tăng nhanh hơn đồng lương tôi nhận được,” Kiên, 24 tuổi đã nói như vậy, lương tháng của anh tương đương với 87 đô la. “Tôi thậm chí không đủ tiền để cưới vợ. Làm sao tôi có đủ tiền để mua sữa cho con cơ chứ.”

Đấy là ngay cả sau khi Kiên và hầu hết 500 đồng nghiệp của anh đã tiến hành một cuộc đình công bất hợp pháp hồi tháng 4 và đã đòi được tăng lương 13%. Hãng của Đài Loan mà anh đang làm việc đã tăng lương cho công nhân hồi tháng 1, anh nói.

Yamaha tạm ngừng sản xuất

Các vụ tranh chấp lao động đã tấn công các nhà máy liên doanh sản xuất và cung cấp phụ tùng cho các công ty như Yamaha, Panasonic Corp., và Adidas AG. Yamaha đã buộc phải tạm ngừng việc sản xuất xe máy tại Hà Nội khi 4000 người lao động đã đình công hồi tháng 3. Nhà máy đã tăng lương cho công nhân để họ quay lại làm việc, người phát ngôn của hãng tại Tokyo là Shinichiro Irie đã nói như vậy.

Đã có 336 cuộc đình công xảy ra ở Việt Nam trong bốn tháng đầu năm nay, theo nguồn tin từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cứ cái đà này thì năm 2011 sẽ phá kỷ lục 762 cuộc đình công của năm 2008. Nhiều cuộc đình công chỉ là những vụ ngừng lao động không chính thức và không có giấy phép hợp pháp, theo lời của Tổ chức Lao động Quốc tế đóng tại Geneva [ILO].

“Ngày nào cũng có một vụ đình công xảy ra ở đâu đó trên đất nước này,” Youngmo Yoon, một chuyên gia của ILO về người lao động Việt Nam đã nói như vậy. “Hầu hết các cuộc đình công đều do công nhân tổ chức một cách tự phát.” Trong nhiều trường hợp thì người lao động đã giành được thắng lợi là được trả lương cao hơn,” ông nói.

Mức tăng lương cao nhất trong khu vực

Lương của người lao động Việt Nam dự kiến sẽ tăng gần 12% trong năm nay, đây là mức tăng cao nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và gần gấp đôi mức tăng trung bình trong khu vực, theo khảo sát các xu hướng tiền lương do tổ chức ECA International thực hiện. Việt Nam đã tăng mức lương tối thiểu lên 14% trong tháng trước.

“Đây là một cái vòng luẩn quẩn,” Prakriti, một nhà kinh tế làm việc tại Barclays Capital tại Singapore đã nói như vậy. “Lạm phát liên tục tăng, người lao động đình công vì bất mãn, tăng lương, và như thế là tất cả đều đổ dồn vào người tiêu dùng.”

Một số công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam nơi mà 60% trong số 87 triệu dân là dưới 35 tuổi và mức lương tối thiểu là 85 đô la một tháng dựa trên sức mua tương đương [purchasing-power parity]  vẫn đang ở vị trí thấp nhất thứ hai so với các nền kinh tế châu Á khác như theo đánh giá của ILO vào năm 2009. Việt Nam chỉ đứng trên Bangladesh, trong khi mức lương tối thiểu ở Trung Quốc là 173 đô la. Chính phủ Việt Nam cam kết mục tiêu 20 tỉ đô la FDI vào Việt Nam trong năm nay.

First Solar Inc. (FSLR), hãng sản xuất tấm pin mặt trời hàng đầu thế giới có kế hoạch đầu tư ban đầu 300 triệu đô la cho một nhà máy ở miền nam Việt Nam. Nokia Oyj, hãng sản xuất điện thoại di động của Phần Lan hồi đầu năm nay đã nói rằng họ dự định khai trương một nhà máy trị giá 200 triệu euro (287 triệu đô la) ở gần Hà Nội trong năm 2012 để sản xuất điện thoại di động giá rẻ.

Sức ép lợi nhuận

Đối với những công ty đang hoạt động ở đất nước này [Việt Nam] thì việc tăng lương cho người lao động sẽ gây sức ép lên lợi nhuận, theo lời của Alan Phạm, giám đốc phụ trách hoạch định kế hoạch kinh tế của VinaCapital Investment Management Ltd., nhà quản lý quỹ [fund manager] lớn nhất tại Việt Nam.

“Nó càng làm tăng thêm tác động tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư,” Ông Alan Phạm nói. Một sự sụt giảm đầu tư nước ngoài đang gây ra sự lo lắng đặc biệt bởi nó có thể làm  xấu thêm tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai, làm tăng sức ép lên tiền “đồng”, ông nói.

Chỉ có 15 trên 284 công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Hồ Chí Minh có cổ phiếu tăng giá trong năm 2011.

Gần một phần ba các cuộc đình công trong năm nay diễn ra tại các cơ sở của các công ty của Hàn Quốc, theo tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Phần lớn các cuộc đình công xảy ra tại các nhà máy sản xuất hàng may mặc, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh Kim Soon Ok cho biết. Nhiều chủ lao động đã bị bất ngờ trước những vụ ngừng làm việc khiến cho nhà máy phải hoãn việc gửi hàng và hậu quả là những “khoản lỗ khổng lồ,” bà nói.

“Rủi ro nghiêm trọng”

Sự bất ổn về lao động là “một rủi ro nghiêm trọng” đối với các doanh nghiệp nước ngoài, Bath làm việc tại công ty tư vấn chuyên về đánh giá rủi ro Maplecroft Ltd đóng tại Luân Đôn đã nói như vậy hồi tháng 5. Năng suất lao động của Trung Quốc gấp 2,6 lần năng suất lao động của Việt Nam trong khi Thái Lan có năng suất lao động gấp 4,3 lần Việt Nam, theo một bản báo cáo tháng 1 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam. Sự việc lại càng tồi tệ thêm bởi vấn đề xung đột lao động và điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ trở nên bớt hấp dẫn các nhà đầu tư, giám đốc của Maplecroft là Alyson Warhurst nói.

“Các công ty đang chờ đợi để xem liệu Việt Nam có đủ khả năng quản lý lạm phát và sức ép tiền lương, Warhurst nói. “Nếu Việt Nam quản lý tồi, các công ty đa quốc gia sẽ có những lựa chọn thay thế khác. Họ có thể quay trở lại Trung Quốc. Họ có thể tìm nơi khác.”

— Bài viết của K. Oanh Ha và Diep Ngoc Pham tại Hà Nội. Có sự đóng góp của With Nick Heath và  Nguyen Dieu Tu Uyen tại Hà Nội, Makiko Kitamura ở Tokyo và Suttinee Yuvejwattan tại Băng Cốc. Biên tập: Adam Majendie, Chris Anstey, Anne Swardson

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , , | 6 Comments »

115. Hải quân Trung Quốc tập trận như là lời cảnh cáo tới Việt Nam

Posted by adminbasam trên 19/06/2011

Los Angeles Times

Hải quân Trung Quốc tập trận

như là lời cảnh cáo tới Việt Nam

Thủy thủ Việt Nam tuần tra trên một hòn đảo thuộc Trường Sa. Những cuộc tập trận gần đây của Việt Nam ở gần quần đảo tranh chấp đã được hải quân Trung Quốc có câu trả lời đáp lại trong tuần vừa rồi (TTXVN/AFP/Getty Images/ 18-6-2011)

Barbara Demick

Ngày 18-6-2011

Những cuộc tập trận trên biển Nam Trung Hoa làm căng thẳng leo thang, tại một khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên mà một số nước lân cận đều tuyên bố chủ quyền.

Từ Bắc Kinh —  Tuần qua Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận ba ngày – kể cả bắn đạn thật – trong khu vực tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa, làm căng thẳng leo thang tại một khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên mà một số nước lân cận đều tuyên bố chủ quyền.

Hành động phô diễn sức mạnh hải quân ở nơi cách biên giới cực nam Trung Hoa tới hàng trăm hải lý được xem như một lời cảnh cáo gửi tới Việt Nam, nước mà trong tuần qua cũng đã tiến hành tập trận bắn đạn thật gần quần đảo Trường Sa. Một số nước tuyên bố chủ quyền đối với chuỗi đảo đá núi lửa không người ở này, nơi nằm giữa những vỉa san hô lởm chởm và bám đầy phân chim, nhưng được xem là một khu vực rất hấp dẫn, bởi vùng biển xung quanh vốn là bãi cá dồi dào và có thể chứa những mỏ dầu và khí đốt đáng kể.

Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cả bốn nước đều tuyên bố quyền tài phán đối với một phần khu vực. Nhưng Trung Quốc cãi rằng chủ quyền của họ đã có từ lâu, vin vào những bản đồ quốc gia cổ cho thấy các đảo đó là một phần không thể tách rời khỏi lãnh thổ của họ.

Hôm thứ sáu, truyền hình quốc doanh (của Trung Quốc) chiếu hình ảnh tàu tuần tra Trung Quốc bắn đạn nhiều lần vào một mục tiêu nằm trên cái gì đó giống như một hòn đảo không người ở, khi hai chiếc phản lực chiến đấu cùng sánh đôi bay vọt lên. Tin tức báo rằng 14 tàu đã tham gia, tập chống tàu ngầm và cập bờ biển, nhằm “bảo vệ những dải san hô và các tuyến đường biển”.

Trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã tăng cường yêu sách chủ quyền đối với những vỉa đá trên biển Nam Trung Hoa, một cách quyết liệt hơn. Tàu dân sự Trung Quốc ngày càng đối đầu nhiều hơn với tàu thăm dò dầu khí và tàu cá của các nước khác, cũng hoạt động trên vùng biển này.

Vụ căng thẳng gần đây nhất xảy ra hồi cuối tháng trước khi Việt Nam buộc tội một tàu cá Trung Quốc, được hai tàu tuần tra hộ tống, đã cố ý cắt cáp của một tàu khảo sát địa chấn thuộc sở hữu của PetroVietnam, công ty dầu khí quốc gia. Quan hệ giữa hai nước tiềm ẩn đầy căng thẳng: Hai bên đã có chiến tranh biên giới năm 1979, và kể từ đó đã vài lần xung đột trên biển, tại quần đảo Trường Sa cũng như một chuỗi đảo khác nữa tên là Hoàng Sa.

Chính quyền Việt Nam đang chịu áp lực từ chính giới truyền thông và những công dân nặng tinh thần dân tộc để phải đứng lên trước Trung Quốc. Cuộc đụng độ trên biển vào tháng 5 vừa qua đã làm bùng nổ một tinh thần chống Trung Quốc ở Việt Nam, và chính quyền đã cho phép vài cuộc biểu tình hiếm hoi diễn ra, nhằm làm cho đám đông, mà chủ yếu là thanh niên, có thể xả bớt phẫn nộ.

Các mạng xã hội cũng đổ thêm dầu vào lửa chống Trung Quốc, thậm chí có cả kiến nghị trên mạng đòi đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á.

“Việt Nam đã luôn luôn ở một vị thế tồi tệ khi có một láng giềng to lớn và hùng mạnh như Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng rất phẫn nộ khi chính phủ Việt Nam tỏ thái độ quỵ lụy như thế trước Trung Quốc” – Huỳnh Thục Vy, một blogger, nhà hoạt động, 27 tuổi, nói.

Quan chức Trung Quốc thì bảo họ chỉ thuần túy bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia.

“Chúng tôi không thể tránh khỏi việc phải xử lý vấn đề này. Người Việt Nam đang lấy khí đốt và xâm phạm lãnh thổ chúng tôi” – Hứa Quảng Ngọc (Xu Guangyu), một quan chức quân đội Trung Quốc đã về hưu, cũng là nhà phân tích của Hiệp hội Giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí Trung Quốc, nói.

Trung Quốc cũng đã cử tàu dân sự lớn nhất của họ đi qua khu vực, phái tàu tuần duyên Haixun nặng 3000 tấn, trang bị trực thăng, đến Singapore. Và báo chí quốc doanh Trung Quốc trích lời một quan chức giấu tên ở Cục Hải dương nói rằng lực lượng hải giám dân sự sẽ được gia tăng từ 9000 nhân viên lên 15000 vào năm 2020.

Với việc Việt Nam và Philippines ra những cảnh báo gay gắt khi Trung Quốc xâm phạm sâu hơn đến các dự án thương mại của họ, các nhà quan sát cho rằng nguy cơ bạo lực đã hiện diện.

“Những diễn biến hết sức căng thẳng, khi các tàu biển có năng lực bán quân sự phớt lờ lời cảnh báo của nhau và tham gia vào những hoạt động gây hấn, có thể dễ dàng tiến triển thành xung đột quân sự” – Stephanie Kleine-Ahlbrandt, văn phòng Bắc Kinh của tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nhận định. “Một khi đạn nổ, chúng ta sẽ thấy mọi thứ leo thang thật sự”.

Cuộc tranh chấp cũng có một số ý nghĩa đối với Mỹ, nước hiện giờ có lực lượng hải quân lớn nhất ở Đông Nam Á và đã từng tuyên bố tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của mình. Chính quyền Obama đã kêu gọi các bên có yêu sách mâu thuẫn giải quyết xung đột thông qua một tiến trình ngoại giao quốc tế, có sự tham gia của tất cả các bên có quyền lợi trong vấn đề này.

Trung Quốc bác bỏ cách tiếp cận của Mỹ, cãi lý rằng mọi khác biệt cần được giải quyết riêng rẽ với từng nước.

Do Trung Quốc giữ lập trường mạnh mẽ hơn trong quan hệ quốc tế, nên những nước láng giềng của họ đã lo sợ mà tiếp nhận sự tham gia của Mỹ hơn, thúc đẩy những nước như Việt Nam tìm đến Mỹ để có đối trọng trước thế lực của Trung Quốc.

Nhưng chính quyền Việt Nam cũng rất lưu ý đến một rủi ro, là quan hệ kinh tế đang được tăng cường của họ với Trung Quốc có thể bị gián đoạn. Cho đến giờ, họ đã rất thận trọng, tránh khiêu khích Bắc Kinh quá. Cuộc tập trận bắn đạn thật hôm thứ hai vừa rồi có vẻ là một hành động giảm nhẹ. Nó diễn ra gần đất liền và không có màn bắn tên lửa chống tàu biển.

“Vụ cắt cáp giống như một trò lưu manh” – ông Carl Thayer, một nhà Việt Nam học tại Học viện Quốc phòng Australia, nói. “Nhưng không vì thế mà Việt Nam phải phát động chiến tranh”.

Người dịch: Thủy Trúc

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | 6 Comments »

114. Thư gửi những bạn trẻ xuống đường phản đối xâm lược

Posted by adminbasam trên 18/06/2011

Thư gửi những bạn trẻ xuống đường phản đối xâm lược

Đỗ Trung Quân

Tôi luôn được an ninh nhắc nhở hãy khuyên can các bạn đừng xuống đường.

Câu trả lời của tôi là “ Không thể !

Làm sao tôi với tư cách một người lớn tuổi hơn lại làm điều ấy khi các bạn bày tỏ lòng yêu nước của mình ôn hòa, không bạo lực không manh động. Cản trở các bạn, vậy tôi là ai ?

Khi viết huyết thư cùng hàng ngàn người khác đòi ra mặt trận đánh bọn PolPot tràn sang giết đồng bào mình năm 1978, tôi cũng trạc bằng tuổi các bạn bây giờ. Nay thì trước họa nghìn đời: Trung Nam Hải bá quyền gây hấn đe dọa chủ quyền đất nước. Các bạn cũng thế thôi.

3 năm trước một ông Hiệu trưởng Đại học tại Sài Gòn nói như ra lịnh: “Ở đây, ai không phải sinh viên thì ra về !” Câu trả lời từ một người áo rách, nón sờn: “Thế tôi đạp xích lô thì không yêu nước được à ?“ Anh xích  lô trẻ tuổi ấy chắc chắn không bao giờ là người nhảy vào hôi của của một người bị cướp giựt bất thành, khi tiền rơi vãi đầy đường ngày 17-6 vừa qua. Nạn nhân bị “ cướp” đến hai lần bởi thói tham lam, sự vô cảm của chính đồng bào mình. Buồn không !

Nhưng thôi, hãy trở lại với chuyện  của ta.

Hãy nhớ đến những con tàu đánh cá rách nát nằm cô đơn trên những bến của mình. Những con tàu không thể ra biển vì bị tàu Trung Quốc đâm, bắn. Những con tàu ấy còn may mắn trở về được dù không còn có thể ra biển. Biết bao tài sản khác của người ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu.

Những ngư dân Việt Nam, chính họ mới là người giữ biển hàng trăm năm nay. Chính họ hơn ai hết thuộc lòng từng cụm đảo chìm đảo nổi, từ những ngấn thủy triều, từng luồng cá. Sự có mặt của họ đã xác định chủ quyền biển đảo, lãnh hải của đất nước rồi. Nếu vì lẽ nào đó hoặc không còn phương tiện, hoặc bị đe dọa sinh mạng vì những kẻ luôn nhân danh “bạn tốt “, nếu họ không còn ra biển được phải nhường vùng biển sinh sống tự bao đời cho Trung Quốc thì chính chúng ta đang tự để mất dần lãnh hải chủ quyền thiết thực hàng ngày của chính mình.

Xuống đường chống Trung Quốc là chuyện phải phải làm. Nhưng cũng còn những điều thiết thực khác. Hãy chung tay giúp ngư dân mình bám biển. Ngư dân ra khơi được nghĩa là cơm áo vốn đã cơ cực vẫn còn. Nghĩa là bằng cách khác cũng khẳng định biển đảo, chủ quyền của mình còn.

Hãy chú ý đến chương trình này : Xây dựng chương trình Cùng ngư dân bám biển (SGTT).

BS ghi chú: Hai căn nhà, cũng đơn sơ, của Nhà thơ bên WordPress và Facebook lần lượt bị cướp, nên mời ổng tạm qua tá túc bên căn lều mới dựng tạm này. Hu hu! Cùng cảnh lang thang cơ nhỡ cả.

Một độc giả phản hồi: “Khuyên nhà thơ “Quê Hương” nói không với việc bày tỏ lòng yêu quê hương mới khôi hài làm sao!” Chợt nhớ tới bài thơ được phổ nhạc đã trở thành bất hủ, đưa vô cho thêm phần cảm xúc, hy vọng những người đưa ra lời khuyên may ra biết rơi lệ:

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , | 65 Comments »

113. Hiệp hai: quân ta đấu với quân mình

Posted by adminbasam trên 18/06/2011

The Financial Times

Hiệp hai: quân ta đấu với quân mình

Philip Stephens

Ngày 16 tháng 6 năm 2011

Thỉnh thoảng một kinh nghiệm khôn ngoan được thừa nhận rộng rãi nào đó lại bị làm đảo lộn bởi một dòng tít báo mà ta thoáng nhìn thấy. Chuyện này đã xảy ra hôm nọ khi tờ Financial Times [Thời báo Tài chính] đưa tin “Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc”. Từ một sự kiện cụ thể như vậy bài báo bằng quan điểm ước lệ hóa đã ví von trật tự thế giới mới như là một sự tranh giành giữa phương tây đã xác lập địa vị của mình xong xuôi rồi với phần còn lại đang trỗi dậy của thế giới. Điều thú vị ở chỗ đây lại là một câu chuyện về quân ta đấu với quân mình.

Vụ cãi nhau om xòm giữa Hà Nội và Bắc Kinh là vụ mới nhất xảy ra trong một loạt những tranh chấp về quyền kiểm soát Biển Hoa Nam [Biển Đông] giàu tài nguyên. Trung Quốc đã dùng những ngôn từ lỗ mãng để khẳng định chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này. Nhưng cái đường đứt đoạn quy định ranh giới cho tham vọng nói trên ở trên các tấm bản đồ của Trung Quốc lại đang bị hầu hết các nước khác phản đối kịch liệt. Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển của riêng mỗi nước. Nhật Bản có tranh cãi riêng với Trung Quốc về một cụm đảo nằm ở Biển Hoa Đông [East China Sea].  

Như vậy là những xung đột nói trên đều không phải là điều gì mới mẻ. Sự hận thù giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chẳng phải là mới. Người Mỹ mới bỏ đi chưa được 5 năm thì hai nước trên đã nện nhau chí chết ở biên giới vào cuối những năm 1970. Điều mới mẻ nằm ở những căng thẳng đột ngột gia tăng rõ rệt sau khi Trung Quốc thông qua một chính sách láng giềng quyết đoán rõ rành rành. 

Nằm ở vị trí chiến lược của Biển Hoa Nam, Vịnh Cam Ranh từng là một căn cứ không quân và hải quân then chốt của Mỹ trong cuộc chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Giờ đây Hà Nội nói rằng tàu nước ngoài (tức là tàu của Mỹ) có thể lại được phép sử dụng căn cứ hải quân này. Tín hiệu đánh về phía Bắc Kinh thế là đủ rõ. Nếu chèn ép quá đáng thì Việt Nam sẽ cung ứng sự hỗ trợ vật chất cho hải quân Mỹ để hải quân Mỹ đảm bảo tự do hàng hải.

Các nước khác cũng đang sửa sang lại phên giậu của nhà mình và hâm nóng mối quan hệ với Washington khi Trung Quốc bắt đầu vung gậy gộc. Những tranh chấp này có ý nghĩa rất lớn chứ không chỉ đơn thuần là việc Bắc Kinh muốn khôi phục lại hệ thống chư hầu cho phép vua chúa xưa kia của Trung Quốc có quyền bá chủ đối với những láng giềng nhỏ hơn.

Những tranh chấp này báo hiệu một hình thù phức tạp hơn của toàn thế giới chứ không chỉ đơn thuần là sự bất đồng được cho là giữa các cường quốc xưa nay và cường quốc mới nổi. Nếu chỉ vì thuận tiện mà vẽ một bức tranh địa chính trị ở đó lợi ích của các quốc gia đang nổi đụng độ với các lợi ích tương ứng của các nước thuộc khối phương tây, thế thì trật tự mới rất có thể sẽ nằm trong những đường viền không đều chồng chéo lên nhau. Một số nước thuộc phần còn lại của thế giới sẽ thích làm bạn với phương tây.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nom có vẻ như được coi bất di bất dịch là quan trọng nhất trong thế kỷ này, song điều khó lường nhất sẽ là những mối quan hệ đối đầu nhau giữa các nước không thuộc phương tây. Các cường quốc mới nổi hiển nhiên có chung những khao khát và khuynh hướng tự nhiên, nhất là họ đều phản đối sự thống trị của phương tây đối với những “bãi đất công” [commons: ý nói những khu vực của chung toàn thế giới, thí dụ như các tuyến đường hải hải quốc tế]. Nhưng thông thường sự kình  địch giữa chính những quốc gia này lại còn sâu sắc hơn sự kình địch giữa họ với phương tây.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO] được thành lập cách đây mười năm đang khẳng định Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á như Kazakhstan và Tajikistan có những mối quan tâm gặp gỡ nhau. SCO coi Ấn Độ, Pakistan và Iran nằm trong số các nước được hưởng địa vị quan sát viên. Một số người có lẽ đang coi tổ chức này như là một sự đối trọng tự nhiên đối với NATO. Nhưng cứ thử liệt kê các nước tham gia SCO thì sẽ thấy được sự mong manh của tổ chức này.

Nước Nga của Vladimir Putin đã khẳng định đứng về phía những nước không thuộc khối phương tây. Điều khôi hài ở chỗ là một quốc gia đến lúc này vẫn thích làm ra vẻ mình là một siêu cường ngang với Mỹ nhưng lại có vẻ hài lòng khi được chọn là một nước thuộc khối BRIC [các “cường quốc” mới nổi, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga].

Sự chọn lựa lập trường nói trên đã xảy ra ngẫu nhiên trong lịch sử hậu chiến tranh lạnh. Cách nhìn nhận thế giới của ông Putin chịu ảnh hưởng bởi sự nhục nhã của đất nước này sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Ông Putin là người Nga thuộc thế hệ không thể rũ sạch quan niệm rằng đối thủ tự nhiên của nước Nga là liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu.

Chỉ cần một sự đánh giá khách quan chiến lược thì người ta sẽ khẳng định điều ngược lại. Những mối nguy lớn nhất đối với nước Nga hiện nay là nằm ở trong chính đất nước họ –  nền kinh tế lỗi thời và dân số sụt giảm nhanh chóng. Những thách thức đến từ bên ngoài đều nằm ở phía nam và phía đông nước Nga: từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo cho đến những sức ép nhằm vào một vùng Siberia dân số cứ mỗi ngày lại giảm đi và một Trung Quốc đang  ti toe.

Trung Quốc khinh thường Nga là một quốc gia đang suy tàn không đủ khả năng sản xuất bất cứ cái gì có ích ngoài dầu khí và không chóng thì chầy sẽ vùi giập đời mình trong rượu chè. Ngay cả kỹ thuật quân sự [của Nga] giờ đây cũng không đáp ứng những tham vọng của Bắc Kinh. Người Nga ắt phải biết điều này. Một viễn kiến chiến lược gạt bỏ mọi sự cảm tính sẽ cho ta thấy Moscow đang đánh đổi vai trò làm thằng khờ bị Bắc Kinh lợi dụng để hòa nhập vào nền kinh tế của phương tây.

Có thể thấy một điều rành rành là hiện nay Ấn Độ và Trung Quốc đang ganh đua nhau. Kể từ lần hai nước có chiến tranh đến nay thì nửa thế kỷ đã trôi qua. Ấn Độ nói rằng tình hình ở biên giới của nước họ với Trung Quốc hiện đang yên ắng hơn bao giờ hết. Song những dòng chảy thương mại và đầu tư đang lan rộng với tốc độ nhanh chóng đã khiến cho Ấn Độ chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mối ngờ vực.

Trung Quốc đang là đối thủ lớn nhất của Ấn Độ trong cuộc vận động cho chiếc ghế ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chiến lược quân sự của Ấn Độ vẫn bị tác động bởi khả năng xảy ra chiến tranh với nước láng giềng hùng mạnh của họ – Ấn Độ vẫn còn nuôi những mối ngờ vực bởi vì Bắc Kinh có mối quan hệ quân sự mật thiết với Pakistan.

Chính phủ Pakistan trong tháng này đã đề xuất Trung Quốc có thể được tạo cơ hội để sử dụng một căn cứ hải quân nằm ở phía tây nam cảng Gwadar. Chẳng điều gì nằm trong sự tính toán có thể khiến cho Ấn Độ bấn loạn cực điểm trước những tham vọng hải quân của Trung Quốc ở Đại Tây Dương cho bằng điều này; cũng chẳng điều gì đẩy Ấn Độ lại gần hơn về phía Washington cho bằng điều này.

Những điều sau đây dường như là những vấn đề đặc thù của châu Á: di sản của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và những biên giới vẫn đang tranh chấp. Song, sự nổi lên của các cường quốc mới mặt khác sẽ tạo ra sự căng thẳng ở những nơi khác nữa. Thổ Nhĩ Kỳ được phương tây xem như là đang công khai ủng họ chế độ hiện nay ở Iran. Thế nhưng hai nước này cũng là đối thủ của nhau để tranh giành vị thế bá chủ trong vùng.

Những mối quan tâm chung đã kéo các nền kinh tế mới nổi lại gần với nhau hơn. Họ đang bớt phụ thuộc hơn vào phương tây so với trước. Sự mở rộng quan hệ nam-nam sẽ thúc đẩy thời kỳ tăng trưởng tiếp theo của thế giới. Nhưng còn lâu mới là điều hiển nhiên nếu cho rằng các nước ở vùng Mỹ La Tinh và châu Phi sẽ mãi mãi bằng lòng với vai trò là nước cung cấp nguyên liệu cho mấy nước lớn ở châu Á. Brazil đã tự coi mình là một trong những nước chỉ trích một cách nghiêm khắc nhất cái chính sách hối đoái của Trung Quốc.

Từ tất cả những điều nói trên sẽ thấy hiện ra một bức tranh toàn cầu trong đó sẽ có sự cạnh tranh lẫn thù địch rồi những liên minh trong vùng và sự hình thành những đường biên giới chằng chịt mà chẳng dựa trên cơ sở thực tế nào cả ngăn phương tây và phần còn lại của thế giới. Châu Âu rất có thể sẽ lựa chọn cách đứng ngoài vùng ảnh hưởng. Vai trò thích hợp của nước Mỹ sẽ là vai trò của sự cân bằng sức mạnh không thể không có.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Các bài dịch đều có đường liên kết/link tới bài báo gốc, ngay tại tên trang báo, phía trên tựa bài, mời bà con bấm vào để truy cập. Riêng những bài phải đăng ký, như bài này, sẽ có nội dung bài gốc bên dưới.

 ———-

Round two: the rest versus the rest

By Philip Stephens

Published: June 16 2011 20:20 | Last updated: June 16 2011 20:20

Once in a while received wisdom is upturned by a fleeting headline. It happened the other day when the FT reported that “Vietnam seeks US support in China dispute”. The stylised view of the new global order frames it as a contest between the established west and the rising rest. The more interesting story is the one about the rest versus the rest.

The spat between Hanoi and Beijing is the latest in a series of disputes over control of the resource-rich South China Sea. In crude terms, China claims all of it. But the dotted line that marks out this ambition on Chinese maps is hotly contested by just about everyone else. The Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan have their own territorial and maritime claims. Japan has a separate argument with China about a cluster of islands in the East China Sea.

These clashes, then, are not new. Nor is the animosity between Vietnam and China. The Americans had not been gone five years before the two countries fought a vicious border war during the late 1970s. What’s new is the marked heightening of tension as China has adopted a strikingly assertive neighbourhood policy.

Strategically sited on the South China Sea, Cam Ranh Bay served as a pivotal US air and naval base during the war between South and North Vietnam. Now Hanoi says foreign (that means American) ships could again be given access to the naval facility. The signal to Beijing is clear enough. Push too hard and Vietnam will provide physical support to the US fleet in guaranteeing freedom of navigation.

Others have also been mending fences and warming their relationships with Washington as China waves its stick. There is more to such disputes than Beijing’s desire to restore the tributary system that afforded imperial China suzerainty over its smaller neighbours.

They are a harbinger of a global geometry more complex than the assumed standoff between status quo and emerging powers. Convenient as it is to paint a geopolitical landscape in which the interests of rising nations are in symmetrical collision with those of the west, the new order is more likely to have irregular and overlapping contours. Some among the rest will prefer the company of the west.

The relationship between the US and China looks set to be the most important of the present century, but the most volatile will be those that see the rest square up to the rest. The new powers, of course, have aspirations and instincts in common, not least in challenging western domination of the global commons. As often as not, however, the rivalries between these states are deeper than those with the west.

The decade-old Shanghai Co-operation Organisation speaks to an apparent confluence of interests between China, Russia and central Asian states such as Kazakhstan and Tajikistan. The SCO counts India, Pakistan and Iran among states with observer status. Some might consider the organisation a natural counterpoint to Nato. Yet to list the participants in the SCO is also to see the fragility of the enterprise.

Vladimir Putin’s Russia has put itself firmly on the side of the rest. Curiously for a state that still likes to pretend it is a superpower equal to the US, it seems happy to be designated one of the Bric nations.

This positioning is an accident of post-cold war history. Mr Putin’s worldview was shaped by national humiliation after the collapse of the Soviet Union. He is of a generation of Russians that cannot shake off the notion that Russia’s natural adversary is the US-led Nato alliance.

An objective strategic assessment would say the opposite. The biggest threats to Russia are internal – economic obsolescence and rapid population decline. The external challenges come from the south and east: from Islamist extremism and the pressures on a depopulated Siberia from a burgeoning China.

China scorns Russia as a declining nation, unable to produce anything useful except oil and gas, and slowly but surely drinking itself to death. Even its military technology now falls short of Beijing’s ambitions. Russians must know this. A strategic outlook unburdened by emotion would see Moscow exchange the part of useful idiot in Beijing for economic integration with the west.

The more obvious competition is between India and China. Half a century has passed since the two countries went to war. Indian officials say the country’s border with China is now one of its quietest. Yet the rapid expansion of trade and investment flows has not removed the suspicions.

China is the strongest opponent of India’s pitch for permanent membership of the UN Security Council. Indian military strategy is still shaped by the possibility of war with its powerful neighbour – its suspicions nourished by Beijing’s close military ties with Pakistan.

This month the Pakistan government suggested China could be offered a naval base at the south-western port of Gwadar. Nothing could be more calculated to heighten Indian neuroses about Beijing’s naval ambitions in the Indian Ocean; nor to nudge Delhi a little further in the direction of Washington.

These may seem peculiarly Asian problems, the legacies of past wars and still-disputed borders. But the rise of new powers will also create stresses elsewhere. Turkey is seen by the west as overly sympathetic to the present regime in Iran. Yet the two countries are also natural rivals for regional primacy.

Shared interests have pulled rising economies closer together. They are less dependent on the west. The expansion of south-south ties will fuel the next round of global growth. But it is far from self-evident that Latin American and African states will be forever content with the role of raw material producers for the Asian giants. Brazil already counts itself as one of the sternest critics of China’s exchange rate policy.

What emerges from all this is a global landscape in which competition and rivalries and regional alliances and hedging criss-cross the notional boundaries between the west and the rest. Europe may well choose to sit on the margins of influence. The likely role of the US will be that of the indispensable balancing power.

Posted in Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , | 5 Comments »

112. Căng thẳng trên biển Đông: có thể có một giải pháp?

Posted by adminbasam trên 17/06/2011

Scribd

Phỏng vấn GS Carlyle A. Thayer:

Căng thẳng trên biển Đông: có thể có một giải pháp?

 14-06- 2011
HỎI: Đánh giá của ông về những căng thẳng gia tăng gần đây nhất trên Biển Đông là gì?

ĐÁP: Cả Trung Quốc và Việt Nam đang đi tới tiến trình xung đột nếu họ không ngưng việc gia tăng những rủi ro trong việc đáp trả lẫn nhau. Việt Nam đã phản đối các hành động của tàu dân sự giám sát biển Trung Quốc trong vụ cắt cáp, bằng cách gửi các tàu hộ tống đi cùng với các tàu thăm dò dầu khí của mình. Nếu Trung Quốc gửi thêm tàu tới để thực thi quyền tài phán của họ, có mỗi khả năng xảy ra sự cố như một vụ va chạm hoặc thậm chí đọ súng tùy thuộc vào hành động khiêu khích.

Phản ứng của Trung Quốc với thái độ thù địch ngay từ đầu. Thậm chí Trung Quốc còn không them điều tra bất kỳ sự cố nào. Hành vi của Trung Quốc có khả năng nhấn chìm các cuộc đàm phán đang thực hiện giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc áp dụng các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và do đó cản trở kế hoạch cho một bộ luật ràng buộc pháp lý hơn: Quy tắc Ứng xử.

Những sự kiện gần đây trên Biển Đông cũng liên quan đến Philippines, nghĩa là tranh chấp lãnh thổ sẽ nổi bật vào tháng 7, khi các cuộc họp ASEAN được tổ chức tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm và các cuộc họp liên quan. Áp lực quốc tế sẽ gia tăng đối với tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc, để chấm dứt hành động khiêu khích và thỏa thuận một hòa ước hòa bình tạm thời. Nếu Trung Quốc phản ứng tiêu cực, điều này có thể tác động đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á dự kiến tổ chức ở ​​Jakarta vào tháng 10 khi Hoa Kỳ dự định ​​sẽ tham dự lần đầu tiên.

HỎI: Làm sao ông thấy kết quả này bây giờ khi Việt Nam tiến hành tập trận bắn đạn thật?

ĐÁP: Tập trận bắn đạn thật của Việt Nam là sự phản kháng lên tới đỉnh điểm. Việc tập trận liên quan đến việc pháo binh ven biển vào ban ngày và bắn súng hải quân vào ban đêm. Không có bắn thử tên lửa chống tàu. Khu vực có liên quan trải dài từ bờ biển đến đảo Hòn Ông xa 40 km. Việc tập trận đã không tiến hành gần nơi hai sự cố cắt cáp đã diễn ra. Và việc tập trận đã được thực hiện rất gần với đất liền để không có khả năng xảy ra bất kỳ sự liên quan nào đến tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng có thể dự đoán – điên cuồng và bi thảm. Thực ra, Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Tây Thái Bình Dương trước khi Việt Nam tuyên bố tập trận bắn đạn thật. Tàu Trung Quốc sẽ chỉ bị đe dọa nếu chúng xâm nhập vào lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, không phải bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của VN.
HỎI: Các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng Việt Nam đã kêu gọi hòa giải quốc tế và muốn Mỹ giúp đỡ. Năm ngoái, Mỹ cho biết quyết định trong tranh chấp biển Hoa Nam là “lợi ích quốc gia” của mình – Chính xác đó là những gì lợi ích?

ĐÁP: Lập trường của Việt Nam đã được công bố trong câu trả lời về câu hỏi của một phóng viên tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao. Không phải là một sáng kiến ​​mới.
Lợi ích của Mỹ là duy trì sự an toàn và tự do hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế đi qua biển Hoa Nam. Mỹ có lợi ích quốc gia để thấy rằng những con tàu do Mỹ sở hữu và những con tàu do các đồng minh và bạn bè của Mỹ và tàu chở hàng hóa đến Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ không bị quấy nhiễu.

Mỹ cũng đã tuyên bố họ quan tâm trong việc ngăn chặn bất kỳ nước nào sử dụng quyền bá chủ trên biển Hoa Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ.

HỎI: Thực tế, giải pháp gì có thể đạt được trong vấn đề này? Dường như chuyện đã xảy ra vào quá lâu, để đạt được một “giải pháp” sẽ vô cùng khó khăn.

ĐÁP: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Nam có lẽ không bao giờ thực hiện được. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết biển Hoa Nam không căn cứ vào luật pháp quốc tế và do đó không tuân theo thỏa thuận. Tuyên bố của Trung Quốc cắt sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam đã tuyên bố.

Trong khi đó, căng thẳng hiện tại có thể được giải quyết bằng cách tất cả các bên liên quan đồng ý kềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và để duy trì hiện trạng, và hoàn tất việc đàm phán các hướng dẫn để thực hiện bản Tuyên bố Ứng xử (DOC). Điều này sẽ mang lại một số ổn định và có thể đoán được mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ven biển. Đây là điều tốt nhất có thể hy vọng bởi vì DOC mà Trung Quốc đã đồng ý với các nước thành viên ASEAN. Những đề nghị khác nhau cho hoạt động hợp tác về DOC có thể thực hiện cả phương pháp thực hiện và xây dựng lòng tin.

Về lâu dài, tranh chấp chủ quyền có thể xếp lại và các nước liên quan có thể đồng ý phát triển hợp tác [khai thác] tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Họ cũng có thể áp dụng một quy tắc ứng xử nghiêm ngặt hơn nhưng để điều này có được ràng buộc pháp lý, sẽ cần phải có ý nghĩa của một hiệp ước.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/57825488/Thayer-China%E2%80%99s-Strategy-in-the-South-China-Sea-and-the-Prospect-for-Armed-Conflict

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , | 20 Comments »

111. Những điều làm hạn chế mối quan hệ Mỹ-Việt

Posted by adminbasam trên 17/06/2011

The Diplomat

Những điều làm hạn chế mối quan hệ Mỹ-Việt

Richard Pearson

Ngày 14 tháng 6 năm 2011

Quan hệ Mỹ-Việt đã được làm cho biến chuyển trong những năm gần đây. Nhưng để cho mối quan hệ này tốt đẹp hơn nữa thì Hà Nội phải bắt đầu có những thay đổi về nhân quyền và dân chủ. 

Mùa hè năm nay đánh dấu 36 năm ngày Sài Gòn thất thủ, 16 năm Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao và 14 năm ngày Mỹ khai trương sứ quán tại Hà Nội. Hôm nay thì hai nước đều đang thấy họ chia sẻ nhiều quan điểm hơn về những vấn đề có tầm rộng lớn hơn bao giờ hết. Quả thực các nhà ngoại giao thậm chí đã dùng những từ ngữ nói về một “mối quan hệ chiến lược” đang phát triển giữa Hà Nội và Washington.

Các nhà hoạch định chính sách của cả hai nước có lý do chính đánh để hãnh diện và hăng hái khi nói về những thành tựu của họ và tiềm năng to lớn để phát triển một mối quan hệ thậm chí còn vững chắc hơn nữa trong những năm tới. Phát biểu hôm 31 tháng 5 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã nói tới việc Washington “mong muốn và có ý định thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này [mối quan hệ Mỹ-Việt”.

Mặc dù cả hai nước đúng là đang mong muốn xích lại gần nhau hơn nữa, mặc dù Việt Nam vẫn chưa có những cải thiện về nhân quyền và các quyền tự do chính trị, song chính quyền của Barack Obama vẫn giữ lời cam kết với chính quyền Việt Nam bằng toàn bộ khả năng của mình mà không để mất mối thiện cảm của công chúng Mỹ và Quốc hội Mỹ. Tuy cả hai bên cho đến nay đều vẫn tiếp tục có những cơ hội cho sự điều chỉnh và thỏa hiệp, song trách nhiệm giờ đây dứt khoát thuộc về Hà Nội ấy là Hà Nội phải thỏa hiệp với Mỹ bằng cách theo đuổi những cải cách chính sách quốc nội, nhất là trong lĩnh vực tự do chính trị và các quyền dân sự. Nếu Việt Nam thực lòng giải quyết những vấn đề quốc nội này của họ – đây là điều được Campbell gọi là một “yếu tố hạn chế” trong quan hệ giữa hai nước – thì chính quyền của Obama sẽ có nhiều điều kiện hơn nữa để làm việc với Việt Nam và cho phép mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm mức tiếp theo.

Kể từ khi nhậm chức đến nay thì Obama đã có nhiều nỗ lực chính trị nhằm theo đuổi mối quan hệ vững chắc với Đông Nam Á. Washington trong suốt tám năm trước đó đã tỏ ra không còn chú ý nhiều tới Đông Nam Á nên khi lên nắm quyền Obama đã lập tức tăng cường sự cam kết của Mỹ với khu vực quan trọng này. Kể từ khi Obama trở thành tổng thống thì cam kết của Mỹ với Việt Nam đã gia tăng đặc biệt nhanh – tới một mức độ chưa từng thấy kể từ cái thời kỳ sung sướng đến bốc đồng khi Tổng thống Bill Clinton tới thăm Hà Nội năm 2000 và có một bài phát biểu lần đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài được truyền trực tiếp khắp Việt Nam.

Trong khi theo đuổi mối quan hệ chắc chắn hơn với Đông Nam Á và bảo vệ lợi ích hàng hải của Mỹ thì lợi lộc đầu tiên mà Mỹ nhận được là sự tức giận của Bắc Kinh ấy là tại cuộc gặp của các ngoại trưởng tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội tháng 7 năm ngoài Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đặt Mỹ vào cùng hàng ngũ với các nước Đông Nam Á khi bà nêu bật mối lo ngại về những tuyên bố chủ quyền hàng hải đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] và bà kêu gọi “một tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên tranh chấp.”

Những hành động như vậy của Mỹ đã được hoan nghênh nhiệt liệt tại một Hà Nội giờ đây đang háo hức thúc đẩy sự hội nhập chính trị và kinh tế với thế giới và đang ngày càng phải cảnh giác với Trung Quốc. Mặt khác, sự ngỏ lời gần đây nhất của Mỹ [đề nghị của Hillary Clinton] có lẽ rút cục đã làm cho hầu hết lãnh đạo Việt Nam hết tin tưởng mù quáng vào suy nghĩ cho rằng Washington luôn tìm cách đạo diễn một “diễn biến hòa bình” để thoát khỏi sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự tiếp đón nhiệt tình của Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái dành cho cả hàng không mẫu hạm USS George Washington đi qua vùng biển Việt Nam lẫn chuyến dừng chân ngay sau đó của tàu khu trục USS John S. McCain mang tên lửa hành trình đã chứng minh rằng Hà Nội giờ đây đang coi trọng mối quan hệ an ninh vững chắc với Mỹ. Cũng vậy, việc Việt Nam quyết định gia nhập Đối tác Xuyên Thái Bình Dương [Trans-Pacific Partnership] đang lặng lẽ nổi lên như là diễn đàn ưu tiên châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã cho thấy rõ là Hà Nội muốn hội nhập chính trị và kinh tế nhiều hơn nữa cũng như Hà Nội giờ đây ngày càng cảm thấy thoải mái với một Hoa Kỳ đang kiên quyết cam kết sâu với Đông Nam Á.

Tuy nhiên Việt Nam vẫn tiếp tục có những hành xử ở trong nước khiến cho các nhà quan sát của Mỹ phải xa lánh và làm cho một kiểu mối quan hệ gắn bó mà Hà Nội đang mong đợi trở nên bất khả thi và chính quyền của Obama thì không thể biện hộ nổi trên phương diện đạo lý.

Những vụ đàn áp gia tăng nhằm vào các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo, việc khởi tố và kết án bất công các nhà bất đồng chính kiến cũng như việc tiếp tục duy trì những quy định hạn chế nhằm vào Internet, truyền thông và báo chí đang khiến cho Việt Nam khó lòng mà nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của một chính quyền Obama hiện đã bắt đầu đối mặt với những luồng dư luận phản đối mạnh mẽ ở trong nước.

Toàn bộ những điều nói trên có nghĩa là Hà Nội cần phải tiến lên một cách dứt khoát. Với những căng thẳng ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] không thấy có dấu hiệu dịu đi trong ngắn hạn và với việc Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường khả năng hải quân thì một mối quan hệ Mỹ-Việt vững chắc đang là vì lợi ích của cả hai bên (dẫu rằng phải thừa nhận một sự thật về động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh châu Á là Mỹ có tầm quan trọng đối với Việt Nam nhiều hơn là Việt Nam có tầm quan trọng đối với Mỹ).

Sự cởi mở của chính quyền Obama đối với Việt Nam đã đạt đến ranh giới buộc phải chấp nhận trong xã hội dân chủ và những giá trị của Mỹ và giờ đây đã đến lúc Hà Nội phải thực hiện hành động tiếp theo. Chỉ có bằng cách làm như vậy thì cả Hà Nội lẫn Washington mới có thể phát triển được mối quan hệ vững chắc mà cả hai bên đang có lý do chính đáng để tìm kiếm mối quan hệ đó.

Richard Pearson phó giám đốc phụ trách các chương trình về Trung Quốc, Việt Nam và Biển Hoa Nam của Quỹ Maureen and Mike Mansfield Foundation.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | 37 Comments »

110. Việt Nam nửa tư bản nửa cộng sản

Posted by adminbasam trên 16/06/2011

International Business Times

Việt Nam nửa tư bản nửa cộng sản

Graeme Mackay

Ngày 15 tháng 6 năm 2011

Sau một hiệp định đình chiến [Hiệp định Paris], những người lính Mỹ cuối cùng đã rời Việt Nam vào năm 1973 và năm 1975 thì Sài Gòn (nay đã được đổi tên chính thức thành Thành phố Hồ Chí Mình) đã rơi vào tay Quân đội Bắc Việt. Một cuộc di tản lớn đã diễn ra sau khi Sài Gòn thất thủ, người ra đi không chỉ là những người có quan hệ gần gũi với chính quyền và quân đội Nam Việt Nam mà còn có cả những người giàu có, những người thuộc tầng lớp có học thức và các nhà kinh doanh. Những người thuộc các nhóm này không kịp chạy thoát khi Cộng sản tiếp quản Sài Gòn thì hầu hết đều bị ngược đãi và việc thành lập tràn lan các hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã sản xuất là nguyên nhân khiến cho hàng triệu người phải chạy trốn khỏi Việt Nam, rất nhiều người đã đi bằng thuyền. Chữ “Thuyền Nhân” đã trở thành đồng nghĩa với Việt Nam.  

Trong hơn 10 năm sau 1975, nền kinh tế của nước Việt Nam thống nhất đã ở trong tình trạng trì trệ, đấy là nói bằng ngôn từ đẹp đẽ nhất. Chỉ bắt đầu từ năm 1986 sau khi đã loại bỏ đám “vệ binh già” thì chính quyền Cộng sản mới bắt đầu thực hiện các bước tự do hóa nền kinh tế và cố gắng tạo ra tăng trưởng kinh tế, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Được gọi bằng cái tên là Đổi Mới, chính sách này đã cho phép tư nhân hóa các nông trại và các cơ sở kinh doanh nhỏ.  

Vai trò lớn nhất của chính sách nói trên trong 25 năm [kể từ năm 1986] là nó rút cục đã làm cho người ta quên đi đi hầu hết những tổn thương và tàn phá do cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam gây ra. Tăng trưởng trong thời kỳ của chính sách Đổi mới đã thực sự hồi phục quãng năm 1990 và trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1997, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam là trên 8%.  Chính vào lúc mức tăng trường đã bị chững lại ở mức vẫn được coi là lớn là 7% thì sự sụp đổ của thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ đã khiến cho Việt Nam bị mất 20% lượng hàng hóa xuất khẩu.

Đến lúc này thì các bộ phận của chính phủ đã chợt đặt câu hỏi về tốc độ tăng trưởng chậm, lạm phát cao, sự phá giá tiền “đồng” ở mức nghiêm trọng cho dù vẫn ở trong tầm kiểm soát có liên quan tới những yếu kém ở chỗ nào và tại sao – đó là những câu hỏi được nêu vậy thôi chứ chẳng hề liên quan tới một nền kinh tế bị kiểm soát theo kiểu cộng sản. Cũng như chẳng liên quan gì đến việc tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ!  

Mặc dù khu vực quốc doanh vẫn đang chiếm 40% nền kinh tế – ở thành phố Sài Gòn năng động nhất đất nước thì là 33% – song dường như sự thịnh vượng và chủ nghĩa thực dụng sẽ là những động lực thúc đẩy của đất nước này, hãy tạm gác chính trị sang một bên, bởi vì không nghi ngờ gì nữa Việt Nam, giờ đây với hơn 90 triệu dân, đang muốn là một trong những nước “phát triển” trên thế giới vào năm 2020. Điều gì ngăn cản Việt Nam thực hiện được mong muốn đó?

Hôm 8 tháng 6 năm 2011, Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin về diễn biến một hội nghị về kinh tế biển quốc nội diễn ra tại thành phố Khánh Hòa ở miền Trung. Theo báo chí của nhà nước Việt Nam thì “kinh tế biển” giúp Việt Nam có thu nhập hơn 10 tỉ đô la mỗi năm. Nhưng thông điệp quan trọng của ông Nguyễn Văn Cư tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo lại gần như là phủ nhận điều nói trên. Kinh tế Biển đã “không đạt được tiềm năng đầy đủ … cơ sở hạ tầng biển và các vùng ven biển cũng như hải đảo vẫn còn kém …Cảng biển vẫn còn nhỏ và thiết bị thì lạc hậu.”

Để nêu bật vấn đề cơ sở hạ tầng không tương xứng nói trên, một bản tin được phát tại hội nghị đã cho thấy rằng khối lượng hàng hóa xếp dỡ tính trên mỗi nhân viên làm việc tại các cảng của Việt Nam chỉ bằng 0,14% của Singapore. So sánh với Malaysia và Thái Lan cũng không làm cho Việt Nam hãnh diện cho lắm: chỉ bằng 14% so với Malaysia và 20% so với Thái Lan.

Đại biểu Phạm Trung Lương của Tổng cục Du lịch than phiền tại hội nghị rằng Việt Nam đã không đủ sức thu hút khách du lịch nước ngoài mặc dù Việt Nam có một bờ biển dài và luôn được coi là rất đẹp.  

Hầu hết đều đồng ý là “kinh tế biển đang hoạt động không hiệu quả”. Mức độ nhất trí cũng tương đương đối với nhu cầu phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quy hoạch dài hạn cho tới năm 2020 và 2030 và phát triển cảng biển phải được phối hợp với một hệ thống vận tải quốc gia. Phạm Hữu Tấn, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Cảng Cam Ranh tuyên bố rằng: “Cảng biển phải trở thành những trung tâm “logistic” [tạm dịch là “hậu cần”] của các vùng.”

“Kinh tế biển” chỉ là một trong những mặt trận trong đó Việt Nam đang phải giải quyết những vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Trong khi dĩ nhiên là nhiều nơi trên đất nước này vẫn đang phải chịu hậu quả của các chất hóa học do Không lực Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam nhằm không cho đối phương có chỗ ẩn nấp thì bản thân người Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc đã góp phần rất lớn vào tình trạng chặt phá rừng, xói lở đất và thoái hóa môi trường sinh học ở chính đất nước của họ.  

Điều này xảy ra là do một số yếu tố. Tình trạng khai thác nguồn tài nguyên gỗ, một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam và là một yếu tố sống còn để giảm bớt thâm hụt tài khoản vãng lai tương đối lớn, đã gây ra nạn xói lở đất, thoái hóa môi trường sinh học và gia tăng tốc độ dòng chảy của nước mặt [nguyên nhân gây ra lũ]. Tốc độ tăng trưởng Xuất khẩu Lâm sản hàng năm hiện nay là khoảng 20%.  Chính phủ đang giải quyết vấn đề nói trên nhưng là dưới sự bảo trợ của Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc [UN Food and Agriculture Organisation], theo Nghiên cứu Tầm nhìn Lâm nghiệp Việt Nam (cho tới năm 2020).

Các phương pháp canh tác lạc hậu, trong đó có “đốt rừng làm nương rãy” là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng đáng kể tốc độ thấm của nước mặt và làm tăng những lo ngại về ô nhiễm nước. Với gần 50% dân số sống nhờ vào nông nghiệp, song chỉ đóng đóng góp 17% cho GDP thì chỉ riêng vấn đề nói trên đã hoàn toàn có thể là vấn đề kinh tế lớn nhất của đất nước này.

Hiện nay chỉ có khoảng 30% dân số là dân đô thị mặc dù tốc độ đô thị hóa là 3% mỗi năm khi người dân, đặc biệt là thanh niên, đang tìm kiếm cuộc sống và thu nhập tốt hơn ở các thị trấn và thành phố. Điều này không tránh khỏi dẫn đến việc đất nông nghiệp có giá trị thì lại đang được sử dụng để phát triển nhà ở và phát triển công nghiệp ở nơi đang cần sự ban hành các luật về ô nhiễm môi trường cái đã chứ chưa bận tâm tới việc củng cố luật chắc chắn. Vì thế quy hoạch của chính phủ về đất đai cho tới năm 2020/2030 sẽ phải biến đổi biến số nói trên  thành yếu tố [factoring in] giá như bởi vì một phần tư dân số là từ 15 tuổi trở lên.  

Vấn đề thực sự lớn hiện nay đối với Việt Nam rõ ràng là phải sắp xếp lại trật tự tài chính trong nước. Hôm 23 tháng 12 năm 2010, Bloomberg News đưa tin rằng hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor đã hạ định mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam xuống mức BB – tức là mức không có triển vọng [negative] – kém ba mức so với điểm đầu tư [investment grade] – đang gây sức ép buộc chính phủ phải giải quyết lạm phát đang gia tăng (trên 11% trong năm 2010) và tiền “đồng” đang suy yếu.

S&P cũng lưu rằng tăng trưởng cho vay mạnh và sự bất ổn kinh tế vĩ mô “đã làm suy yếu bản cân đối thu chi của các ngân hàng của nước này [Việt Nam] … là nơi thiếu sự minh bạch…” và lo ngại về “những dòng vốn vẫn đang liên tục chảy ra khỏi các ngân hàng trong nước [capital outflows] …

Ngay sau khi Standard & Poor hạ định mức tín nhiệm thì Moody lại hạ tiếp định mức tín nhiệm của Việt Nam thêm một nấc nữa xuống thành B1 (dưới 4 điểm so với điểm đầu tư) khi hãng này đưa ra các lý do cụ thể ấy là khả năng khủng hoảng số dư các khoản thanh toán, dự trữ ngoại tệ sụt giảm và lạm phát tăng vọt  (+11% trong năm 2010) và tiền “đồng” suy yếu.

Không hề xem nhẹ những lo ngại của các hãng đánh giá tín nhiệm nói trên, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế “mở” nhất ở châu Á và những khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là sản xuất, công nghệ thông tin và công nghệ cao, và tin vui dành cho ông Phạm Trung Lương đó là số lượng khách du lịch đã khôi phục trở lại từ chỗ giảm 10% xuống còn 3,77 triệu vào năm 2009 đã tăng lên thành 4,4 triệu vào năm 2010. Số liệu của bốn tháng đầu năm 2011 cũng có vẻ rất lạc quan với mức gia tăng 10,5% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Trong những năm trước đó thì Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ dẫn đầu trong lĩnh vực nói trên.

Gác chuyện gươm đao lại để làm kinh tế, đó là ví dụ của thành phố Nha Trang (300 000 dân) thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa. Một thành phố du lịch nằm bên một bờ biển với những bãi tắm còn nguyên sơ, Nha Trang đang nổi danh là một trung tâm dành cho khách du lịch thích bơi lặn [scuba diving]. Thành phố này đã từng tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ hồi năm 2008 và Hoa hậu Trái đất năm 2010 và vào năm 2016 sẽ tổ chức các môn thi đấu trên bãi biển của các nước châu Á [Asian Beach Games]. Căn cứ Không quân Mỹ trước đây ở Cam Ranh nay đang được dùng làm Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh.

Không biết có nên gọi đây là chủ nghĩa cộng sản hay không! Nhưng khoan hãy đặt phòng khách sạn. Ở ngoài Biển Hoa Nam [Biển Đông] đang có một vấn đề khá nghiêm trọng liên quan đến lãnh hải tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện đã lên đến đỉnh điểm. Hôm 14 tháng 6 năm 2011, tờ Financial Times đã đưa tin rằng Trung Quốc đã yêu cầu “các nước thứ ba”, tức họ ám chỉ Mỹ, hãy đừng can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ của họ. Việt Nam thì cuối tuần trước đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ hoan nghênh những nỗ lực của Mỹ nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ và Thủ tướng của Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã “ban hành một nghị định hướng dẫn chi tiết đối tượng nào sẽ được miễn nhập ngũ nếu chiến tranh nổ ra”.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam | 13 Comments »

109. QUAN HỆ TRUNG – MỸ DƯỚI SỰ SUY THOÁI CỦA BÁ QUYỀN

Posted by adminbasam trên 16/06/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

QUAN HỆ TRUNG – MỸ DƯỚI SỰ SUY THOÁI CỦA BÁ QUYỀN

(phần đầu)

(Tạp chí “châu Á-Thái Bình Dương đương đại, Trung Quốc”)

 Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 13/06/2011

Quan hệ Trung-Mỹ luôn được coi trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Sự tốt lên hay xấu đi của mối quan hệ này cũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết sách và chiến lược đối ngoại của Trung Quốc. Mấy năm gần đây, quan hệ Trung-Mỹ có nhiều thăng trầm, vừa có sự đối đầu cục bộ, ví dụ sự kiện Kitty Hawk (2008), sự kiện Impeccable (2009), vừa có những canh bạc trên vũ đài quốc tế, ví dụ hội nghị về biến đổi khí hậu thế giới ở Côpenhaghen, nhưng về tổng thể là giữ ổn định. Chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng im ắng trải qua một loạt thay đổi, từ coi Trung Quốc là “bên có lợi liên quan” tới đề xuất “Trung-Mỹ”, nhóm 2 nước Trung-Mỹ (G-2) và dần quá độ tới “tái đảm bảo chiến lược”. Bài viết tìm cách thông qua điều chỉnh những thay đổi, nội dung và cơ sở hiện thực trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc 5 năm qua, từ góc độ bá quyền của Mỹ suy yếu để thảo luận và nhận thức thực chất những thay đổi này. Điều này giúp lý giải chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, nhận thức đúng đắn địa vị và ý nghĩa của Trung Quốc trong chiến lược của Mỹ.

Từ “bên có lợi ích liên quan” tới “tái đảm bảo chiến lược”

Tháng 9/2005, trong khi phát biểu về quan hệ Trung -Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Zoellick có đề cập: “Mỹ và Trung Quốc là hai bên tham gia có lợi ích liên quan trong hệ thống quốc tế”. Bài phát biểu coi Trung Quốc là “bên có lợi ích liên quan” của Zoellick lập tức làm dấy lên sự quan tâm của các giới. Từ khi Tổng thống Bush lên cầm quyền năm 2001 tới nay, Mỹ luôn định nghĩa Trung Quốc là “kẻ cạnh tranh chiến lược”, việc đưa ra “bên có lợi ích liên quan” đã hình thành sự tương phản rõ rệt với lập trường trước đây của Bush, chứng tỏ Mỹ đã có những thay đổi lớn trong cách đánh giá vị trí và vai trò của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế. Theo lời giải thích của Zoellick, “bên có lợi ích liên quan” nghĩa là: Mỹ “cần nhìn xa hơn một chút trong phương diện chính sách”, tức là chính sách “tiếp xúc” giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay cần vươn xa hơn, bao trùm nhiều lĩnh vực hơn. Đã là “bên có lợi ích liên quan”, hai bên cần cùng nhau gánh vác quyền lợi nghĩa vụ trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, ví dụ như an ninh, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, Đông Bắc Á và vấn đề hạt nhân Iran v.v…

Cách đề cập “nhóm hai nước” Trung-Mỹ đã xuất hiện từ năm 2004, do C. Fred Bergsten, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Peter G. Peterson của Mỹ, đề xuất. Ông cho rằng “nhóm hai nước” Trung – Mỹ là một trong 4 “nhóm hai nước” (G-2) Mỹ cần dốc sức bồi dưỡng trong tương lai. Đây có thể coi là sự khởi đầu của ý tưởng “nhóm hai nước” Trung-Mỹ. Sau đó, cách đề cập “nhóm 2 nước” Trung -Mỹ dần xuất hiện trên báo chí và được các cơ qun thông tin đại chúng quan tâm. Đặc biệt là tờ “Thời báo tài chính” Anh ngày 23/5/2007 đã có bài bình luận “G2 trỗi dậy, Trung-Mỹ cô lập G7”, đưa khái niệm “nhóm hai nước” Trung-Mỹ tới chỗ có những cuộc tranh luận gay gắt, bài viết chỉ rõ: “Bất luận xem xét từ góc độ nào, đối thoại chiến lược Trung-Mỹ đang được tiến hành rất có khả năng chính là một mô hình thu nhỏ của tổ chức G2 chủ đạo các sự vụ kinh tế trên toàn cầu trong tương lai”.

Khái niệm “Trung-Mỹ” bắt nguồn từ nhà kinh tế học người Mỹ Niall Ferguson và giáo sư lịch sử kinh tế Đại học tự do Béclin Moritz Schularick. Năm 2007, hai ông cùng hợp tác viết bài “Tái nhận thức ‘Trung-Mỹ’”, cho rằng “đặc trưng rõ nét nhất trong nền kinh tế thế giới hiện nay không phải là sự thiếu hụt tài sản hoặc dư thừa quá mức mang tính lưu động mà là sự chênh lệch giữa mức đội lợi nhuận của doanh nghiệp và lãi suất thực tế, nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng này là do sự nâng cao của “Trung Mỹ”. Theo định nghĩa của Niall Ferguson, “Trung-Mỹ” chủ yếu là cộng đồng lợi ích được tạo thành bởi Mỹ – nước tiêu dùng lớn nhất và Trung Quốc – nước dự trữ lớn nhất, cũng như những ảnh hưởng của cộng đồng lợi ích này đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới. Cộng đồng này đã tập hợp những sở trường của hai bên gồm Trung Quốc – thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và Mỹ – nền kinh tế phát triển nhất trong ngành tài chính toàn cầu.”

Tháng 6/2008, Bergsten có viết bài trên tạp chí “Foreign Affairs” Mỹ: “Quan hệ đối tác bình đẳng: Oasinhton nên đối phó thế nào trước các thách thức kinh tế của Trung Quốc”, chủ trương Trung Quốc và Mỹ lập thành “nhóm hai nước”, “cùng chia sẻ quyền lãnh đạo kinh tế toàn cầu”. Xét về mặt lý luận, bài viết này đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung và ý tưởng của “nhóm hai nước” Trung-Mỹ, cho rằng chỉ đặt Trung Quốc ở vị trí “bên có lợi ích liên quan có trách nhiệm” vẫn chưa đủ, nếu muốn Trung Quốc gánh vác nhiều trách nhiệm quốc tế hơn thì phải để họ trở thành nước cùng lãnh đạo thật sự. Vì vậy, Bergsten kiến nghị cần nâng cấp hơn nữa Đối thoại kinh tế chiến lược Trung-Mỹ thành “cục diện nhóm 2 nước lãnh đạo trật tự kinh tế thế giới”. Đến lúc này, khái niệm “Trung-Mỹ cùng trị” chính thức được nâng lên tầm cao lý luận. Tại “Cuộc hội thảo kỷ niệm 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ” được Hội học thuật ngoại giao nhân dân Trung Quốc, Viện nghiên cứu quan hệ Trung-Mỹ Kissinger và Trung tâm Woodrow Wilson của Mỹ cùng tổ chức vào ngày 12 – 13/1/2009, một số người như Kissinger và Bzrezinski công khai khởi xướng thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương” và “nhóm 2 nước phi chính thức”, làm cho ý tưởng “nhóm hai nước” Trung-Mỹ từ cấp độ kinh tế được nâng lên cấp độ chiến lược. Nói tóm lại, mục đích chính của cái gọi là “Trung-Mỹ cùng trị” của Mỹ là: dùng phương thức chia sẻ quyền lực quốc tế thích hợp đưa Trung Quốc đang vươn lên vào hệ thống bá quyền do Mỹ chủ đạo. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng “Trung-Mỹ cũng trị” không thể thực hiện, mối quan hệ “cộng sinh” giữa Trung Quốc và Mỹ về kinh tế không thể lấp vào những bất đồng về chính trị, lợi ích an ninh, và mục tiêu chiến lược khác nhau làm cho ý tưởng Trung-Mỹ cùng quản lý chẳng qua chỉ là những “ảo tưởng viển vông”. Năm 2009, tạp chí “Foreign Affairs” Mỹ đăng bài viết “Ảo ảnh của G2”, nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc không thể che giấu vị trí nhầm chỗ của Trung Quốc và Mỹ về mặt lợi ích, quan niệm giá trị và năng lực. Mặc dù Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc để đối phó với các thách thức toàn cầu, nhưng việc nâng cấp quan hệ song phương mà không giải quyết được những bất đồng thực tế sẽ không những chẳng có kết quả gì, mà cuối cùng sẽ chỉ trích nhau chứ không phải là mối quan hệ đối tác thành công. Khái niệm “Trung-Mỹ” và “G-2” tuy chưa được các quan chức Mỹ thừa nhận, nhưng đã dẫn tới những cuộc thảo luận gay gắt trong giới học thuật và một số cựu quan chức, trên một mức độ nào đó cũng có thể được coi là cuộc thăm dò chính sách chính thức của Mỹ. Trước tình hình này, giới học thuật Trung Quốc cũng triển khai những cuộc thảo luận kịch liệt, nhưng phần lớn lại giữ thái độ tiêu cực, cho rằn những nhân tố kiềm chế mang tính cơ cấu như kết cấu nhận thức, kết cấu cộng sinh kinh tế không hài hoà giữa Trung Quốc và Mỹ và kết cấu quyền lực quốc tế là nguyên nhân quan trọng khiến “Trung-Mỹ cùng trị” không khả thi. Có học giả cho rằng đây chính là cái bẫy phương Tây bố trí cho Trung Quốc, “bề ngoài niềm nở nói cười, nhưng trong lòng rắp tâm sát hại”. Chính phủ Trung Quốc thì công khai từ chối ý tưởng “Trung-Mỹ” và “nhóm hai nước”.

Tháng 9/2009, trong khi diễn thuyết ở Oasinhton, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg lần đầu tien khởi xướng “tái đảm bảo chiến lược” Trung-Mỹ, và nêu rõ: “Chúng tôi (Mỹ) và các nước đồng minh của mình sẽ không kiềm chế Trung Quốc, ngược lại, chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước lớn Trung Quốc phồn vinh. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cần tìm cách để các nước khác yên tâm, bảo đảm sự phát triển và lớn mạnh của họ không phải trả giá bằng an ninh và hạnh phúc của nước khác”. Do đó, “hai bên cần dốc sức xoa dịu các mối lo ngại của nhau, triển khai hợp tác vì mục tiêu chung bằng nhiều con đường nhằm xây dựng một hệ thống quốc tế dựa trên sự tin cậy lẫn nhau”. Ông cho biết dự tính ban đầu trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là “không một quốc gia nào có thể đơn độc đối mặt với cách thách thức trên thế giới”, huống hồ “phần lớn các nước đứng trước những mối đe doạ toàn cầu giống nhau”. “Tái đảm bảo chiến lược” dần trở thành khung mới trong chính sách của Chính quyền Obama đối với Trung Quốc, hàm nghĩa của cụm từ này là Trung Quốc và Mỹ cần tìm cách nêu bật và nhấn mạnh lợi ích chung của hai nước, đồng thời dùng phương thức trực tiếp bắt tay tháo gỡ căn nguyên nảy sinh sự không tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực chính trị, quân sự hay kinh tế. Chính quyền Obama cho rằng Trung Quốc và Mỹ có không gian hộp tác rộng rãi trong việc cùng giải quyết những vấn đề như phục hồi kinh tế toàn cầu, khí hậu toàn cầu ấm lên, vấn đề hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên, ổn định Ápganixtan và Pakixtan, và đã giành được những thành tựu khiến người khác ngưỡng mộ nhưng cũng đang giữ mối hoài nghi đối với Trung Quốc trong một số vấn đề nào đó, ví dụ vấn đề công khai quân sự, hiện đại hoá vũ khí hạt nhân chiến lược, khả năng tấn công ngoài không gian vũ trụ và khả năng tấn công không gian mạng không ngừng được tăng cường của Trung Quốc cũng như vấn đề eo biển Đài Loan và vấn đề lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc liên tiếp xảy ra tranh chấp trong thời gian gần đây. Trong thời gian Obama ở thăm Trung Quốc tháng 11/2009, “Tuyên bố chung” giữa hai nước đã là sự phản hồi đối với “tái đảm bảo chiến lược”, trình bày lại những nhận thức chung của hai nước cũng như các mục tiêu liên quan tới phát triển và hợp tác trong 5 phương diện từ “quan hệ hai nước”, “thiết lập và khơi sâu sự tin cậy chiến lược lẫn nhau”, “hợp tác kinh tế và phục hồi toàn cầu”, “những thách thức khu vực và mang tính toàn cầu”, “biến đổi khí hậu, năng lương và môi trường”. “Tuyên bố chung” chỉ rõ: “Hai bên cho rằng việc bồi đắp và làm cho sự tin cậy chiến lược lẫn nhau trở nên sâu sắc hơn là điều hết sức quan trọng đối với việc phát triển quan hệ Trung – Mỹ trong thời kỳ mới. Trong các cuộc thảo luận song phương, phía Bắc Kinh bày tỏ, Trung Quốc luôn kiên trì đi theo con đường phát triển hoà bình, thực hiện trước sau không đổi chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng lợi, dốc sức thúc đẩy xây dựng thế giới hài hoà bình lâu dài, cùng phồn vinh. Phía Oasinhton nhấn mạnh, Mỹ hoan nghênh một nước Trung Quốc lớn mạnh, phồn vinh, thành công, phát huy vai trò hơn trong các công việc quốc tế”. Nhưng cũng có tin tức cho biết “tái đảm bảo chiến lược” vẫn đang trong giai đoạn tranh luận ở Nhà Trắng, ít nhất là Steinberg chưa giải thích được rõ ràng khái niệm này cho Hội đồng an ninh quốc gia và Vụ châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ. Nghiên cứu viên kỳ cựu của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) Bonnie Glaser cho rằng nội bộ Chính quyền Obama chưa phối hợp tốt trong việc đưa ra “tái đảm bảo chiến lược”. Thậm chí có học giả cho rằng đây hoàn toàn là chính sách thoả hiệp cầu an của Mỹ đối với Trung Quốc. “Tuyên bố chung Trung-Mỹ” lần này tuy đã phản hồi yêu cầu của “tái đảm bảo chiến lược” nhưng vẫn né tránh từ ngữ cụ thể này, chứng tỏ Trung Quốc giữ nguyên thái độ đối với cách đề cập mới về quan hệ hai nước.

Bá quyền Mỹ suy yếu và sự trỗi dậy của Trung Quốc

Những cuộc cạnh tranh trên vũ đài quốc tế là cạnh tranh về thực lực quốc gia, những điều chỉnh nhỏ trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực tế cho thấy những thay đổi về thực lực giữa hai nước, liên quan tới việc bá quyền Mỹ suy yếu, là một trong những biện pháp của Mỹ để kéo dài sự bá quyền. Mỹ hy vọng Trung Quốc tiếp tục hội nhập hệ thốn bá quyền do Mỹ chủ đạo.

Chủ nghĩa hiện thực cho rằng trạng thái vô chính phủ đặc trưng của hệ thống quốc tế. Khi một nước nào đó thể hiện hết tài năng trong hệ thống quốc tế, có ưu thế chủ đạo và vạch ra quy tắc và trật tự quốc tế được vận hành trong nền kinh tế chính trị quốc tế, sẽ trở thành nước bá quyền. Dưới hệ thống bá quyền, các nước bá quyền thường thiết lập trật tự thế giới có lợi cho mình, có được và thực hiện quyền lãnh đạo thế giới. Hệ thống quốc tế từ khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc tới nay là một hệ thống bá quyền do Mỹ là trung tâm, địa vị bá quyền của Mỹ đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. Liên Xô tan rã và Chiến tranh Lạnh kết thúc không những khiến Mỹ trở thành siêu cường duy nhất mà còn làm cho một loạt thể chế và quy chế quốc tế do Mỹ chủ đạo thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần Hai nhanh chóng bao phủ khắp toàn cầu, trở thành sự đảm bảo chế độ bảo vệ thể chế bá quyền của Mỹ. Bá quyền của Mỹ đã từng vững chắc hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bá quyền lại không thay đổi được tính vô chính phủ của hệ thống quốc tế, trong lịch sử, sự thay thế của nước bá quyền và quyền lãnh đạo thế giới đã xuất hiện những đặc trưng mang tính chu kỳ nào đó. Từ những năm 70 thế kỷ 20 đến nay, những tiếng nói liên quan tới việc bá quyền Mỹ suy yếu vang lên liên tục.

Bài viết cho rằng xét tình hình hiện nay, sự suy yếu của bá quyền Mỹ không phải là sự suy yếu tuyệt đối mà chỉ là một sự suy yếu tương đối. Một mặt, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, dẫn đầu các nước và khu vực khác về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và văn hoá; nhưng mặt khác, cùng với sự trỗi dậy của các nước và khu vực khác (ví dụ Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc v.v…) ưu thế siêu cường của Mỹ đã sụt giảm tương đối. Cụ thể là, có 4 nguyên nhân khiến bá quyền Mỹ sụt giảm tương đối.

Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế đã đẩy nhanh việc phổ biến những công nghệ mới, khiến thời gian các quốc gia mới nổi đuổi kịp và vượt Mỹ rút ngắn lại. Yếu tối mấu chốt khiến Mỹ có thể giành được bá quyền là nhờ đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chế tạo làm cho Mỹ có thể thể hiện hết tài năng. Tuy nhiên ưu thế này lại không thể duy trì lâu dài. Cùng với sự phổ biến công nghệ, các nước khác cuối cùng sẽ vượt lên trước, vì vậy nước bá quyền sẽ suy yếu. Từ năm 1870 tới năm 1950, năng suất lao động của Mỹ tăng nhanh, khoảng cách giữa nước lãnh đạo với các nước khác dần mở rộng, đây là sự đảm bảo căn bản khiến bá quyền Mỹ được thiết lập. Nhưng trong thời gian từ năm 1950 tới năm 1987, xét về mặt năng suất, tốc độ đuổi kịp và vượt bình quân hàng năm của 15 nước công nghiệp đối với Mỹ lên tới 1,8%, sau năm 1973 tuy tốc độ giảm xuống 1,31%, nhưng rõ ràng là, sự chênh lệch về năng suất lao động giữa Mỹ và các nước phát triển khác đang dần thu hẹp. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thông tin hoá và toàn cầu hoá được đẩy mạnh, Mỹ đang dần mất đi ưu thế tuyệt đối trong ngành chế tạo và lĩnh vực thương mại quốc tếl. Tuy chưa có các số liệu chứng minh các nước khác đã vượt qua năng suất lao động của Mỹ, nhưng xu thế phát triển trước đó và sự nhập siuê thương mại quá lớn liên tục tăng lên của Mỹ trong những năm gần đây đã phản ánh sự sụt giảm tương đối trong sức cạnh tranh kinh tế của Mỹ. Từ giữa những năm 1970 tới nay, thâm hụt thương mại của Mỹ liên tục tăng lên, năm 2006 thậm chí đã lên tới cao mới 760,359 tỷ USD, sau đó mặc dù khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu trong nước sụt giảm, dẫn tới thâm hụt thương mại xuống thấp, nhưng năm 2009 vẫn là 378,628 tỷ USD. Tuy Mỹ giữ vị trí dẫn dầu thế giới ở những lĩnh vực đỉnh cao như kỹ thuật hàng không, chế tạo vũ khí, nhưng xuất phát từ những toan tính về an ninh, ưu thế này lại không thể chuyển thành ưu thế thương mai, vì vậy cũng không thể thay đổi xu thế sức cạnh tranh kinh tế của Mỹ tương đối sụt giảm. Đây là nguyên nhân căn bản khiến bá quyền Mỹ suy yếu. Mặc dù Mỹ đang duy trì địa vị siêu cường thông qua thể hiện vũ lực nhưng bá quyền mất đi chỗ dựa kinh tế thì không thể duy trì được lâu dài.

Thứ hai, cùng với việc chuyển từ nền kinh tế thực dụng sang nền kinh tế hư cấu, món nợ nước ngoài kếch sù tích luỹ hàng chục năm của Mỹ trong thương mại quốc tế đã gặm nhấm sạch tín dụng quốc gia. Tỉ trọng các khoản nợ của Mỹ trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 30% những năm 1980 tăng mạnh lên 70% hiện nay. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Peter G. Peterson dự đoán, địa vị kinh tế quốc tế của Mỹ sẽ sụt giảm nhanh chóng, tới năm 2030 tỉ trọng thâm hụt trong tài khoản vãng lai của Mỹ trong GDP sẽ từ 6% hiện nay tăng lên 15%, mỗi năm sẽ vượt qua 5.000 tỷ USD, nợ tịnh sẽ từ 3.500 tỷ USD hiện nay tăng lên 50.000 tỷ USD, tương đương với 140% GDP. Lúc đó, mỗi năm Mỹ đành phải dùng 7% sản lượng kinh tế làm ra để trả nợ nước ngoài. Về mặt lý luận, thâm hụt thương mại kéo dài hàng chục năm đã dần đẩy Mỹ đi đến phá sản. Đây là nhân tố bên trong khiến bá quyền Mỹ suy yếu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn đã làm cho tính suy yếu của bá quyền Mỹ bộc lộ rõ. Cơ chế tài chính một thời khiến nước Mỹ cảm thấy vẻ vang ngày càng bị hoài nghi, đây có thể coi là một trong những tiêu chí quan trọng khiến bá quyền Mỹ suy yếu. Bên cạnh đó, địa vị là đồng tiền dự trữ của thế giới của USD đang dần sụt giảm, từ chỗ chiếm trên 70% dự trữ của toàn thế giới trong lịch sử giảm còn 35,09% vào năm 2009. Trong khi tỉ lệ của đồng euro xuất hiện từ năm 1990 trong tổng số tiền dự trữ của thế giới dần tăng lên, từ trên 13,86% lúc ban đầu tăng lên 15,46% năm 2009, vào thời điểm cao nhất lên tới 18,49% (2003). Được coi là đồng tiền dự trữ của thế giới, đồng euro đang chèn ép không gian của đồng USD, trở thành đồng tiền dự trữ và thanh toán thương mại quốc tế chỉ sau USD.

Thứ ba, việc quá can thiệp vào các cuộc tranh chấp của thế giới, đặc biệt là các cuộc can thiệp quân sự liên tiếp ở nước ngoài đã tạo thành gánh nặng quân sự và tài chính cho nước Mỹ, đồng thời cũng dẫn thới thực lực mềm của Mỹ suy yếu. Paul Kennedy từng viết trong cuốn “Sự hưng thịnh và suy vong của nước lớn”, nước mỹ vào cuối những năm 1980 đang giẫm lên con đường suy yếu của các nước bá quyền trong lịch sử: thông qua bành trướng quá mức làm tiêu hao tinh lực của mình từ đó dẫn tới suy yếu. Immanuel Wallerstein coi sự kiện 11/9/2001 gây chấn động thế giới là tiêu hcí của bá quyền Mỹ suy yếu, cho rằng sau sự kiện này, một loạt hành vi chiến tranh của Mỹ nhằm vào Irắc dưới sự lãnh đạo của chính phủ phe diều hâu là đang lạm dụng vũ lực chứ không phải thể hiện sức mạnh. Từ sự kiện 11/9 đến nay, các cuộc chiến của quân Mỹ ở Irắc và Ápganixtan đã kéo dài hàng chục năm, tiêu tốn tới 944 tỷ USD. Trong dự toán quốc phòng năm tài khoá 2010 của Mỹ, chi phí dùng cho cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan lên tới 139 tỷ USD, tổng cộng là 1080 tỷ USD. Mặc dù Chính phủ Mỹ đã nhiều lần tuyên bố sẽ rút quân, giảm bớt chi phí chiến tranh, nhưng xét tình hình Irắc và Ápganixta hiện nay, thời gian rút quân thật sự vẫn còn xa vời. Joseph Nye cho rằng bá quyền Mỹ chưa suy yếu vì xét từ góc độ thực lực mềm, Mỹ vẫn đang lãnh đạo thế giới, dù thực lực cứng của Mỹ quả thực có phần sụt giảm tương đối. Tuy nhiên, cùng với việc cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan gây tranh cãi ngày một gay gắt trên toàn cầu dần, Nye buộc phải thừa nhận thực lực mềm của Mỹ đang giảm sút.

Thứ tư, bá quyền Mỹ ngày càng chịu sự thách thức của các nước và khu vực như Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, sự phục hồi kinh tế và tốc độ phát triển của Nhật Bản và châu Âu khiến nhiều người kinh ngạc, đã hình thành những thách thức lớn đối với địa vị ưu thế của Mỹ. Trong rất nhiều vấn đề quốc tế, nước bá quyền Mỹ tất sẽ phải suy tính tới lợi ích của các nước và khu vực khác, đánh bạc với họ và cũng ngày càng cần sự ủng hộ của các nước lớn khác.

Tình hình hiện nay cho thấy Trung Quốc chính là nước cạnh tranh lớn nhất đối với sự bá quyền của Mỹ. Chính sách cải cách mở cửa thành công đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh trong hơn 30 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân năm lên tới trên 10%, GDP tính theo tỉ giá hối đoái năm 2009 là 4.900 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, tính theo ngang giá sức mua lên tới 8.765 tỷ USD, chỉ đứng sau EU và Mỹ. So với năm 1978, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc ít nhất đã tăng gấp đôi. Là nước lớn thương mại thứ hai thế giới, Trung Quốc đã duy trì thặng dư thương mại với số tiền lớn trong thời gian dài, dự trữ ngoại tệ tăng lên nhanh chóng, năm 2009 đạt gần 2.400 tỷ USD, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Là một rong những trung tâm sản xuất chủ yếu nhất của thế giới, Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất về năng lượng và nguyên vật liệu của thế giới. Về mặt quân sự, từ khi bắt đầu hiện đại hoá quân sự năm 1989 đến nay, chi phí quốc phòng của Trung Quốc tăng 12,9%/năm, vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân cùng kỳ. Chi phí quân sự duy trì biên đồ tăng trưởng hai con số trong nhiều năm, và có nhiều điều tương đối không minh bạch khiến phương Tây cảm thấy bất an và đưa ra nhiều suy đoán. Từ năm 2007 đến nay, việc Trung Quốc thử nghiệm tên lửa phá huỷ vệ tinh ngoài không gian vũ trụ và thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầm trung cộng với việc có va chạm với tàu “Kitty Hawk” năm 2008 và tàu “Impeccable” năm 2009 rõ ràng đã làm gia tăng sự bất an và hoài nghi này. Đi cùng với thực lực vươn lên là ngoại giao Trung Quốc thâm nhập quy môi lớn vào châu Phi, Mỹ Latinh và khu vực Trung Đông, thông qua hợp tác kinh tế thương mại và tác động lẫn nhau về ngoại giao mởi rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình quốc tế, đưa lực lượng vũ trang của Trung Quốc ra nước ngoài. Theo Mỹ, Trung Quốc không chỉ là nước cạnh tranh về kinh tế, cũng là nước cạnh tranh về quân sự tiềm tàng, rất có khả năng mang lại sự thay đổi trong kết cấu quyền lực toàn cầu.

Trong thực tế, các nước bá quyền thường nhạy cảm hơn các nước khác đối với những thay đổi trong phân phối quyền lực trong hệ thống quốc tế. Một mặt, các nước mới vươn lên dựa vào sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ để tăng cường thực lực, vì vậy mong muốn có thể được chia sẽ quyền lực chính trị quốc tế nhiều hơn, dẫn tới kết cấu phân phối quyền lực của hệ thống quốc tế vốn không ổn định hiện nay, làm suy yếu hoặc đe doạ địa vị lãnh đạo quốc tế của nước bá quyền; mặt khác, do các nguyên nhân như hiệu ứng lan toả từng được phân tích trong thuyết chu kỳ bá quyền, sự sụt giảm tương đối về thực lực kinh tế của chính nước bá quyền đã làm suy yếu năng lực và mong muốn chủ đào các sự vụ toàn cầu của nước này, dẫn tới bá quyền suy yếu. Về phía Mỹ, đối nội duy trì kinh tế trong nước tăng trưởng, đối ngoại duy trì hệ thống bá quyền thế giới dựa vào nhau, cùng phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Mặc dù thực lực của Mỹ sụt giảm tương đối những không có nghĩa là bá quyền Mỹ sắp sụp đổ. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ tất sẽ xoay quanh việc làm thế nào để tiếp tục duy trì bá quyền thế giới. Robert Keohane tin rằng ngay cả sau khi sức mạnh quốc gia suy yếu Mỹ vẫn có thể lợi dụng các thể chế quốc tế được thiết lập dưới sự chủ đạo của mình để duy trì địa vị, bảo vệ trật tự bá quyền hiện nay. Phương pháp lôgích của Robert Keohane là đưa tất cả các nước, đặc biệt là các nước gây chiến, vào trong thể chế bá quyền hiện nay, dựa vào những lợi ích được mang lại từ sức ràng buộc và hợp tác của các thể chế để làm yên lòng các nước gây chiến. G. John Ikenberry cũng cho rằng Mỹ phải dốc sức tăng cường và bảo vệ hệ thống thế giới phương Tây cũng như một loạt cơ chế, quy chế, luật quốc tế đi cùng. Điều mấu chốt đảm bảo Trung Quốc trỗi dậy sẽ không hướng tới chiến tranh, sẽ không lật đổ bá quyền Mỹ chính là đặt sự phát triển của Trung Quốc vào trong hệ thống thế giới phương Tây, lợi dụng các cơ chế, quy chế và pháp luật quốc tế hiện hành ràng buộc các hành vi của Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác là trở thành một thành viên. “Mỹ không có cách nào ngăn chặn Trung Quốc vươn lên nhưng Mỹ có thể đảm bảo Trung Quốc hành động trong các quy tắc và cơ chế quốc tế do Mỹ và các nước đồng minh đưa ra… Địa vị toàn cầu của Mỹ có thể sẽ suy yếu nhưng hệ thống quốc tế do Mỹ lãnh đạo vẫn sẽ là sự chủ đạo của thế kỷ 21”. Tuy nhiên, sau khi bá quyền suy yếu liệu các thể chế quốc tế vẫn sẽ có giá trị như khi mới sáng lập, liệu vẫn có thể mang lại những lợi ích đủ để đáp ứng nguyện vọng của các nước gây thách thức, là điều đáng nghi ngờ. Sự thực là, ngay cả Keohane cũng cho rằng “chúng ta vẫn chưa thấy những bằng chứng đã được kiểm nghiệm về việc liệu các thể chế quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại ‘sau khi bá quyền suy yếu’”. Việc đưa ra các ý tưởng “bên có lợi ích liên quan”, “Trung-Mỹ”, “nhóm 2 nước” và “tái đảm bảo chiến lược” cho thấy Mỹ đã nhận thức được khả năng duy trì bá quyền thế giới của mình đang xuống thấp, cũng chú ý tới những tác động của việc Trung Quốc trỗi dậy đối với hệ thống quốc tế hiện hành, vì vậy mong muốn thông qua phương thức chia sẻ quyền lực quốc tế đưa Trung Quốc gánh vác trách nhiệm quốc tế nhiều hơn, mặt khác lợi dụng hệ thống điều lệ quốc tế ràng buộc mục đích và phương thức hành vi trỗi dậy của Trung Quốc để nước này trở thành một thành viên trong phe dân chủ tự do. Là nước mới vươn lên, Trung Quốc mong muốn tìm kiếm con đường phát triển độc lập tự chủ dưới tiền đề kiên trì chế độ xã hội chủ nghĩa, đối với Trung Quốc, “Trung-Mỹ cùng trị” không những có nghĩa là chia sẻ quyền lực và gánh vác trách nhiệm, còn có nghĩa là đặt sự phát triển của nước mình dưới bá quyền Mỹ, thậm chí có khả năng đe doạ chế độ xã hội và con đường phát triển của mình. Vì vậy, không khó có thể hiểu được vì sao Chính phủ Trung Quốc công khai từ chối “Trung-Mỹ cùng trị” và luôn giữ thái độ thận trọng đối với việc Mỹ thay đổi chính sách đối với nước mình. (còn tiếp)

Posted in Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung | Leave a Comment »

108. Mặt hàng xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc: gian lận cổ phiếu

Posted by adminbasam trên 15/06/2011

TIME

Mặt hàng xuất khẩu mới nhất

của Trung Quốc: gian lận cổ phiếu

Stephen Gandel

Ngày 14 tháng 6 năm 2011

Công ty phần mềm của Trung Quốc có tên là Longtop Financial Technologies đã không từ bất cứ một điều gì để có thể thuyết phục các nhà đầu tư chứng khoán ở Mỹ tin rằng họ sẽ an toàn khi mua cổ phiếu của công ty này. Có lẽ đúng là công ty này đã không ngần ngại làm bất cứ một điều gì.

Công ty thường xuyên báo cáo thu nhập cao hơn một chút so với mức mà giới quản trị doanh nghiệp dự đoán trong nhiều tháng trước đó. Longtop ghi trên bản cân đối tài chính là họ có 412 triệu đô la tiền mặt – một lượng dự trữ khổng lồ đối với một công ty có quy mô như thế đã khiến cho một số người so sánh công ty này với Microsoft. Vào cuối tháng 1 năm nay, công ty này đã công bố kết quả kinh doanh mới nhất trong một chuỗi những kết quả tài chính không ngừng gia tăng. Doanh số đã tăng lên tới 41%,  đạt gần 77 triệu đô la trong ba tháng vừa qua của năm 2011; lợi nhuận tăng 21%, tức là lên tới gần 36 triệu đô la. Giám đốc tài chính của công ty Longtop là Derek Palaschuk đã nói với các nhà đầu tư rằng ông “đặc biệt hài lòng” với kết quả kinh doanh của công ty của ông. “Trong quý ba của năm tài chính,” Palaschuk nói, “công ty đã một lần nữa lại có thể công bố lợi nhuận ròng cao hơn mức hướng dẫn đầu tư và hệ số biên lợi nhuận được xếp vào loại hàng đầu trong ngành nghề của chúng tôi đã giúp công ty có nhiều lý do để có những thương vụ đầu tư mới trong lĩnh vực kinh doanh.”

Ông Palaschuk chắc hẳn không thể tự hào đến thế về những kết quả nói trên trước đó bốn tháng. Bởi lẽ những kết quả kinh doanh đó hầu như chắc chắn là được bịa đặt. Ông Palaschuk hồi giữa tháng 5 đã từ chức khỏi công ty Longtop giữa lúc có những cáo buộc về gian lận kế toán. Nhà kiểm toán của công ty là Deloitte Touche Tohmatsu cũng bỏ đi sau khi tuyên bố rằng họ lo sợ công ty Longtop chỉ có rất ít tiền mặt so với những gì công ty này đã công bố. Hãng kiểm toán này nói rằng nhân viên của Longtop đã ngăn cản nhân viên kiểm toán của họ kiểm tra các giao dịch tài chính. Cổ phiếu của Longtop đã sụt một nửa mệnh giá. Thị trường Chứng khoán New York nơi cổ phiếu của Longtop được niêm yết, đã ngừng giao dịch cổ phiếu của Longtop. Hiện nay Ủy ban Chứng khoán đang tiến hành điều tra Longtop. Tệ hơn nữa ấy là câu chuyện của Longtop còn lâu mới là câu chuyện duy nhất xảy ra trong đám những công ty của Trung Quốc.

Một số công ty của Trung Quốc đã niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ trong vài năm qua thì năm nay đã bị vạch trần là gian lận kế toán. Tuần trước, cổ phiếu của Sino-Forest đã rớt 64% sau khi một bản báo cáo điều tra được công bố đã nói rằng công ty lâm nghiệp này của Trung Quốc đang khai khống tài sản. Một công ty khác của Trung Quốc là China Mediaexpress chuyên lắp đặt TV trên các xe buýt đã bị lòi ra là công ty này còn xơi mới có nhiều khách hàng như họ đã công bố.

Gian lận chứng khoán và gian lận kế toán không phải là mới. Nước Mỹ trước đây cũng đã từng có công ty gian lận chứng khoán. Hãy nhớ lại vụ tập đoàn Enron [tập đoàn năng lượng của Mỹ bị phá sản hồi năm 2007]. Nhưng kể từ sau đó cho tới năm nay thì hầu hết những vụ gian lận chứng khoán nhằm vào các nhà đầu tư ở Mỹ đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Hồi giữa tháng 5, 15 trên 19 cổ phiếu bị ngừng trên sàn giao dịch Nasdaq [sàn giao dịch chứng khoán của các công ty trong lĩnh vực điện tử] đều là cổ phiếu của các công ty đóng tại Trung Quốc. Cổ phiếu của hai công ty Trung Quốc, trong đó có Longtop, đã bị ngừng kể từ hồi đó. Giới luật sư và các cơ quan quản lý của Mỹ nói rằng sự vênh nhau giữa quy định của các nước đã giúp cho các công ty của Trung Quốc niêm yết cổ phiếu ở Mỹ dễ dàng giả mạo các báo cáo tài chính. Ủy ban Chứng khoán [của Mỹ] mới đây đã mở một cuộc điều tra các hãng kiểm toán có khách hàng Trung Quốc để xác minh xem có công ty kiểm toán nào thông đồng trong các vụ gian lận hay không. Cũng trong đầu tháng 6 này, Ủy ban Chứng khoán đã cảnh báo các nhà đầu tư về việc mua cổ phiếu của các công ty của Trung Quốc niêm yết cổ phiếu thông qua cái gọi là các công ty sáp nhập ngược [ reverse merger: thuật ngữ chỉ một công ty không đủ tư cách niêm yết nên đã sáp nhập với công ty khác để chiếm quyền niêm yết]. Các vụ sáp nhập như vậy đã giúp các công ty Trung Quốc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư mà không cần phải trải qua quy trình kiểm soát thông thường áp dụng cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Hơn nữa, nhiều người cho rằng do nền kinh tế Mỹ đang có vẻ uể oải cho nên sự hăng hái đầu tư vào Trung Quốc, một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đã khiến cho rất nhiều nhà đầu tư ở Mỹ bị lóa mắt không nhìn thấy những rủi ro và như vậy là đã mở cửa cho bọn lừa đảo Trung Quốc.

Từ nhiều tháng nay những cảnh báo về gian lận cổ phiếu của Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch ở Mỹ cứ mỗi ngày lại lẳng lặng gia tăng. Nhưng việc công khai vụ công ty Longtop Financial vào hồi giữa tháng 5, công ty này từ nhiều tháng nay đang chống lại những cáo buộc giả mạo kế toán, đã làm gia tăng rất nhiều những lo ngại trong giới đầu tư và các nhà quản lý về các cổ phiếu của Trung Quốc.  So với một số công ty khác đã bị vạch trần là gian lận thì Longtop Financial là một công ty tương đối lớn. Hơn nữa, công ty là đã cổ phần hóa thông qua quy trình IPO truyền thống [bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng]. Đợt phát hành lần đầu này được bảo lãnh bởi Goldman Sachs và Deutsche Bank. Morgan Stanley đã quản lý những đợt phát hành sau đó. Một số quỹ đầu tư không có tính đại chúng nổi tiếng [hedge fund: các quỹ đầu tư chỉ có những giao dịch hạn chế, chủ yếu là những giao dịch đầu tư lớn, những quỹ này được hưởng những quy định nới lỏng hơn so với loại quỹ đại chúng như “Quỹ Hỗ tương” [Mutual Fund]) đã mua cổ phiếu của Longtop Financial.  Bạn thử hình dung là tất cả những nhà đầu tư và tổ chức đầu tư đó đã nghiên cứu sổ sách của Longtop rồi cơ đấy.

Các nhà quản lý của Mỹ từ lâu đã ngăn ngừa sự gian lận cổ phiếu ở Mỹ. Các sàn chứng khoán ở Mỹ có thể tồn tại với một mức độ gian lận nào đó mà không bị mất lòng tin của nhà đầu tư. Vậy là chừng nào mà các công ty nhỏ không được kiểm soát đến từ Trung Quốc vẫn được phép giao dịch tại Mỹ thì chừng đó chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục có sự gian lận. Chỉ có điều là sự gian lận mà chúng ta đang phát hiện giờ đây dường như đã ở mức không thể chấp nhận được đối với một thị trường lành mạnh. 

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Trung Quốc | 2 Comments »

107. Trò chuyện với người (hoặc là) anh em (hoặc không)

Posted by adminbasam trên 15/06/2011

Trò chuyện với người (hoặc là) anh em (hoặc không)

Đỗ Trung Quân

Tôi

Gã đàn ông gần sáu mươi tuổi.

Đi qua cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử đất nước.

Tưởng mình thoát được chiến tranh

Vẫn phải đập nhau một trận ra trò với thằng diệt chủng.

Chuyện cũ rồi

Không chết thì về

Về thì làm thơ trời – trăng – mây –  gió…

Thơ trẻ con – thơ tình – thơ ấm ớ.

Như mọi nhà thơ mây gió của xứ sở này,

Hôm nay

Tôi tọt xuống đường biểu tình , tuần hành ở tuổi vị thành…mây

Đi cùng thanh niên mà thấy mình phát chán.

Hét thì hết hơi

Đi tuần hành thì nhức đầu gối.

Thôi thì

Ai có sức dùng sức

Ai có hơi dùng hơi

Hết hơi hết sức thì lết đi trong im lặng.

Tại sao tôi đi ?

Đơn giản rằng phụ nữ còn đi

Bà bán cá còn đi

Anh sinh viên còn đi

Cô thiếu nữ còn đi

Để Thị uy

Với bọn cướp nước

Bọn ngoại xâm

Bọn giả nhân

Và cả với đứa nào rắp ranh bán nước.

Các anh an ninh này

Ta biết thừa chuyện ai nấy làm.

Nhưng gì thì gì đừng đánh đồng bào mình

Đừng bẻ tay , vặn cổ đồng bào mình

Hãy vặn cổ bẻ tay bọn xâm lược.

Thuế đồng bào nuôi các anh bấy nay

Làm thế coi không được.

Nay mai kẻ cướp vào tận nhà.

Nó trói cổ cả anh lẫn tôi

Tù nhân một giuộc

Nói thế thôi chứ dân mình yêu nước.

Phụ nữ đánh tới cái lai quần

Nói chi dân

Cởi truồng cũng giữ nước.

Tôi thấy anh trấn áp dân mình

Coi không được.


(Bài đăng trên FaceBook Đỗ Trung Quân. Nhà thơ chuyển cho Ba Sàm đăng lại. Xin cám ơn Nhà thơ đang … lao khổ. Blog của anh trên WP cũng mới bị cướp. Mời coi thêm: Đỗ Trung Quân-Wikipedia)

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 57 Comments »

106. Việt Nam bắt đầu quan tâm đến sự giúp đỡ của các nước khác

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

The Diplomate

Việt Nam bắt đầu quan tâm đến

sự giúp đỡ của các nước khác

Jason Miks

Ngày 12 tháng 6 năm  2011

Việt Nam đã nhận ra rõ hơn một chút cái mối nguy hiểm nằm trong vụ cãi nhau đang diễn ra khi nước này đang kêu gọi Mỹ và các nước khác can thiệp nhằm giúp tìm ra một cách giải quyết nào đó.

Đề nghị này xuất hiện sau khi một số hành động đối đầu thù địch xảy ra trong vài tuần qua ở Biển Hoa Nam [Biển Đông], một khu vực mà hai nước cũng như một vài nước Đông Nam Á khác đang tranh giành nhau kịch liệt. Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan cũng tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với một phần của khu vực này, song những tuyên bố của Việt Nam về sự quấy nhiễu của tàu Trung Quốc mới khiến báo chí đưa tin tức rầm rộ.

Hôm Thứ Năm tuần trước, Việt Nam tuyên bố rằng tàu của Trung Quốc lại một lần nữa xâm phạm lãnh thổ của nước này và cáo buộc Trung Quốc cố tình định cắt đứt cáp của tàu do PetroVietnam thuê. Lần cãi cọ nhau này khác hẳn với lần thứ nhất – như tôi đã nhận xét, Việt Nam hồi năm ngoái đã tức giận vì Trung Quốc nhiều lần bắt giữ ngư dân đang đánh bắt cá ở gần Quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp mà Việt Nam tuyên bố là họ có chủ quyền.

Hãng tin Reuters đã có một viết rất rõ về thứ tự thời gian những sự kiện căng thẳng xảy ra gần đây và bây giờ Reuter nên bổ sung sự kiện mới mẻ ấy là Việt Nam đang kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Tờ Bloomberg hôm nay đã dẫn lời phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga của bộ ngoại giao nói rằng:

“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực …Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông đều được hoan nghênh.”

Dĩ nhiên là Bắc Kinh sẽ ghét cay ghét đắng điều này, trước nay Bắc Kinh đều ra sức ngăn cản sự tham gia của các nước ở bên ngoài trong những tranh chấp lãnh thổ [giữa Trung Quốc với một nước khác]. Trung Quốc quả thực đã tức giận khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi tháng Bảy năm ngoái đã đề nghị rằng Mỹ có thể là một bên trung gian.

Việt Nam vừa khẳng định họ sẽ tiến hành tập trận hải quân vào ngày mai và trong lúc đó thì họ đã tỏ ra khoan dung đối với những cuộc biểu tình hiếm hoi của hàng trăm người đang phẫn nộ khi thấy Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Huy Dương [Dương Danh Huy] ở Việt Nam trong một bài viết trong tuần này đã nêu ý kiến rằng cách tốt nhất để Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đối phó với điều họ đang nhận ra như là một nước Trung Quốc hống hách đó là họ phải hợp tác với nhau.

Liệu Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có làm được như vậy hay không? Minxin Pei có một bài viết đáng lưu ý về vấn đề tranh chấp chủ quyền cho tới nay – và Trung Quốc nên làm gì để xoa dịu căng thẳng. Nhưng tôi cũng đã hỏi nhà quan sát Trần Hữu Dũng, một giáo sư kinh tế học tại Đại học Wrigh ở Dayton thuộc bang Ohio, về quan điểm của ông.

“Hầu hết những ai chú ý tới cán cân sức mạnh ở Đông Nam Á đều đồng ý rằng cách duy nhất cho Việt Nam hoặc bất cứ một quốc gia riêng biệt nào trong khu vực để đẩy lùi Trung Quốc là tập hợp lại thành một nhóm”, ông nói với tôi như vậy. “Nhưng điều đó sẽ có nghĩa là Việt Nam buộc phải thừa nhận rằng họ mặt khác sẽ phải công nhận lợi ích của các nước khác trong khu vực. Lợi ích của các nước khác có khi lại khác với lợi ích của Việt Nam. Cho tới nay thì Việt Nam chưa hề đưa ra một chính sách khu vực rõ ràng, dài hạn trong đó bao gồm những cân nhắc nói trên.”

Tôi cũng hỏi ông về quan điểm của ông về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam và ông lạc quan ra sao về việc những vụ cãi nhau om xòm trong tương lai có thể được giải quyết một cách ôn hòa.

“ Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có nguyên nhân sâu xa từ cách đây hàng ngàn năm và không có lý do nào để kỳ vọng rằng nó sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Song điều này không có nghĩa là hai nước không thể chung sống hòa bình trong một thời gian dài,” ông nói. “Sự chung sống hòa bình này không chỉ tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ Trung Quốc mà còn tùy thuộc vào họ nhận thức ra sao về sự nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam. Sự cố gần đây nhất có thể được coi là một phép thử vai trò lãnh đạo nói trên.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , , , , | 12 Comments »

105. TBT Lê Duẩn: về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

Đôi lời: Để hiểu thêm thực chất mối quan hệ Việt-Trung trong mấy chục năm nay, không còn chút mơ hồ nào nữa, đặc biệt trước rất nhiều hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc trong thời gian gần đây, xin giới thiệu một tư liệu cá nhân nho nhỏ của cố TBT Lê Duẩn khi sinh thời, và một bản dịch từ tư liệu nước ngoài, bài phát biểu của ông về “tập đoàn phản động Trung Quốc”, cùng với đoạn trích Hiến pháp 1980 liên quan tới Trung Quốc.

1) Đây là bản chụp vài dòng bút ký cá nhân, như tự dặn với riêng mình, của cố Tổng bí thư BCHTW ĐCSVN Lê Duẩn năm 1978, một năm trước khi Trung Quốc đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN, được lưu trữ trong kho tư liệu riêng của gia đình ông. Đoạn này đề cập tới quan hệ với Trung Quốc.

Ông viết: “Phải xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có hạnh phúc cho nhân dân phải giàu mạnh và hùng cường. Đó là vì vị trí lịch sử và địa dư của Việt Nam. Không thể khác được. Vì chúng ta ở bên cạnh một nước mà lịch sử của nước đó chưa ra khỏi cuộc sống người ăn thịt người”.

Không nghi ngờ gì nữa, đó là ám chỉ tới người láng giềng Trung Quốc, đất nước với lịch sử từng có tập tục “người ăn thịt người” mà chính Văn hào Lỗ  Tấn đã đề cập tới nhiều lần trong tiểu thuyết Nhật ký người điên. (Mời xem thêm: Ăn thịt đồng loại – Wikipedia). Đương nhiên, qua nội dung này và bài phát biểu của ông, cũng như Lời nói đầu trong bản Hiến pháp 1980, sự đánh giá đó không phải với tuyệt đại bộ phận người dân Trung Quốc.

Cũng không có gì khác biệt trong tinh thần của nội dung trên với quan điểm cứng rắn của vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng CSVN trong suốt một thời gian dài đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.

Như bao nhiêu bậc quân vương khác, không thể tránh được những mặt yếu, mạnh, hay, dở trong lúc trị vì, nhưng riêng cách nhìn và thái độ đối với người láng giềng phương Bắc, cố TBT Lê  Duẩn là vị lãnh đạo kiên quyết và rõ ràng nhất, như bao nhiêu thế hệ ông cha đã từng răn dạy.

2)  HIẾN PHÁP  NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1980, Lời nói đầu (Trích): “Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam- pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”

3) Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam:

(Trích): “Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”

Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!

Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.

Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.

Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!

Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

 Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?

Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.”

CWIHP

Bài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979

Người dịch: Ngọc Thu 

Mô tả: Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.

 Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP.

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì  các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp. Vấn đề không đơn giản chút nào. Nếu không phải là người Việt Nam, thì sẽ không có người nào đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, cả thế giới còn lại đều sợ Mỹ …

Mặc dù Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên chỉ với mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ. Sau khi cuộc chiến kết thúc [ở Triều Tiên] và khi áp lực lên Việt Nam, ông ta (chỗ này hình như nói đến Chu Ân Lai khi đoạn văn sau đó cho thấy vậy) nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục chiến đấu, thì sẽ phải tự lo liệu. Ông ta sẽ không giúp thêm nữa và gây áp lực với chúng ta để ngừng chiến đấu.

Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneva, rõ ràng là Chu Ân Lai đã chia đất nước ta làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc như thế, một lần nữa ông ta gây sức ép lên chúng ta, không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn cấm chúng ta đứng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn]. [Nhưng] họ, [người Trung Quốc,] không thể làm gì để ngăn cản chúng ta.

Khi chúng ta ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Geneva, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm [theo cái nhìn của Trung Quốc]! Ngay lập tức, Việt Nam đã phải làm việc với người Mỹ [liên quan đến vấn đề này]. Mao đã bức hiếp chúng ta bằng cách này và chúng ta đã phải làm điều đó.
Sau đó, khi hai tỉnh này đã được chuyển cho Viêng Chăn, những tên phản động [Lào]  ngay lập tức bắt giữ Souphanouvong (Chủ tịch Lào từ năm 1975-1986). Lào có hai tiểu đoàn bị bao vây lúc đó. Hơn nữa, họ vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó, một tiểu đoàn đã có thể thoát khỏi sự [bao vây]. Lúc đó, tôi đưa ra quan điểm của tôi là, Lào phải được phép tiến hành chiến tranh du kích. Tôi mời Trung Quốc đến và thảo luận về vấn đề này với chúng ta. Tôi nói với họ: “Các đồng chí, nếu các đồng chí tiếp tục gây áp lực với Lào bằng cách này, thì lực lượng của họ sẽ hoàn toàn tan rã. Bây giờ họ phải được phép tiến hành chiến tranh du kích“.

Trương Văn Thiên (Zhang Wentian), người trước đó là Tổng Thư ký [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và sử dụng bút danh Lạc Phú, trả lời tôi: “Vâng, các đồng chí, điều các đồng chí nói đúng. Hãy để chúng tôi cho phép tiểu đoàn đó của Lào đảm nhiệm chiến tranh du kích“.

Ngay lập tức, tôi hỏi Trương Văn Thiên: “Các đồng chí, nếu các đồng chí cho phép Lào gánh vác chiến tranh du kích, thì không có gì phải sợ việc phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì làm cho các đồng chí sợ đến nỗi các đồng chí ngăn cản hành động như thế?”

Ông ta [Trương Văn Thiên] đã nói: “Không có gì phải sợ!”

Trương Văn Thiên đã nói thế. Tuy nhiên, Ho Wei, Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam lúc đó, đã ngồi ở đó và nghe điều đã nói. Ngay lập tức, ông ta điện cho Trung Quốc (báo cáo điều Lê Duẩn và Trương Văn Thiên đã nói). Ngay lập tức, Mao trả lời: “Việt Nam không thể phát động chiến tranh du kích ở miền Nam. Việt Nam phải nằm chờ trong một thời gian dài!” Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không?

Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý. Chúng ta đã bí mật tiếp tục phát triển lực lượng. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam, chúng ta đã ban hành lệnh thành lập lực lượng quần chúng để chống lại lệnh đã được lập và nắm quyền [từ chính phủ Diệm]. Chúng ta đã không chú ý [đến Trung Quốc].

Khi cuộc nổi dậy giành chính quyền bắt đầu, chúng tôi đi Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã nói với tôi: “Đồng chí, bây giờ sai lầm của đồng chí đã xảy ra rồi, đồng chí chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống“. Đó là áp lực mà họ đã áp đặt lên chúng ta.

Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ chỉ chiến đấu ở mức một trung đội trở xuống“.

Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội [Trung Quốc] đến giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.

Chúng tôi biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ (sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.
Sau đó, ông ta (Mao Trạch Đông) bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ (thuật ngữ tiếng Việt chỉ miền Nam Việt Nam). Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu.

Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.

– Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.
Đến lúc họ muốn thương lượng với chúng ta, Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các ông không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các ông phải đưa quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ“. Ông ta gây áp lực với chúng tôi cách này, làm cho chúng tôi bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn đơn giản. Rất là mệt mỏi mỗi khi tình huống như thế phát sinh [với Trung Quốc].

Chúng tôi quyết định không thực hiện cách đó (nói đến lời khuyên của Hồ Wei không đàm phán với Hoa Kỳ). Chúng tôi phải ngồi xuống ở Paris. Chúng tôi phải làm cho họ (Mỹ) giảm leo thang để đánh bại họ. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo [với Mỹ]: “Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Nhưng rất nhiều quân lính mà các ông muốn đưa vào Việt Nam, tùy các ông“. Trung Quốc nhất trí điều này và đã gây áp lực với chúng tôi bằng cách đó.

Họ (Trung Quốc) đã trao đổi nhiều với Mỹ và ép buộc chúng ta phục vụ như là một con bài để mặc cả theo cách này. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua trận, ngay lập tức, họ sử dụng Trung Quốc để [tạo điều kiện] rút quân [ở miền Nam Việt Nam]. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận vấn đề này.

– Trước khi Nixon đi Trung Quốc, [mục đích chuyến đi của ông ta là] giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách đó, để phục vụ lợi ích của Mỹ và giảm bớt thất bại của Mỹ, cũng như cùng lúc cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc về phía Mỹ. Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Chu Ân Lai nói với tôi: “Lúc này, Nixon đến gặp tôi chủ yếu là thảo luận về vấn đề Việt Nam, do vậy tôi phải đến gặp đồng chí để thảo luận điều đó với đồng chí“.

Tôi trả lời: “Đồng chí, đồng chí có thể nói bất cứ điều gì đồng chí thích, nhưng tôi không nghe theo đồng chí. Đồng chí là người Trung Quốc, tôi là người Việt. Việt Nam là của tôi (đất nước của tôi), hoàn toàn không phải của các đồng chí. Các đồng chí không có quyền nói [về vấn đề Việt Nam] và các đồng chí không có quyền thảo luận [các vấn đề đó với Mỹ]. Hôm nay, các đồng chí, chính tôi sẽ nói với các đồng chí điều mà thậm chí tôi chưa hề nói với Bộ Chính trị, rằng đồng chí đã nêu ra vấn đề nghiêm trọng và vì thế tôi phải nói:

– Năm 1954, khi chúng tôi giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ, tôi đã ở [tỉnh] Hậu Nghĩa. Bác Hồ đã điện nói với tôi rằng, tôi phải vào miền Nam để tập hợp [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về vấn đề này]. Tôi đi bằng xe tải vào miền Nam. Trên đường đi, đồng bào ra chào đón tôi vì họ nghĩ rằng chúng tôi đã giành chiến thắng. Đau đớn vô cùng! Nhìn đồng bào miền Nam, tôi đã khóc. Vì sau đó, Hoa Kỳ sẽ đến và tàn sát [người dân] một cách khủng khiếp.

Khi vừa tới miền Nam, ngay lập tức, tôi đã điện cho Bác Hồ để xin ở lại [miền Nam] và không trở lại miền Bắc để tôi có thể đánh thêm mười năm nữa hoặc hơn. Đồng chí đã gây khó khăn cho tôi như thế này (muốn nói đến vai trò của Chu Ân Lai trong việc chia cắt Việt Nam tại Geneva năm 1954), đồng chí có biết không“?

Chu Ân Lai nói: “Tôi xin lỗi đồng chí. Tôi đã sai. Điều đó tôi sai” (muốn nói đến sự chia cắt Việt Nam tại Geneva). Sau khi Nixon rời khỏi Trung Quốc, một lần nữa, ông ta (Chu Ân Lai) đến Việt Nam để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lập tức, tôi nói với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí rồi. Chẳng bao lâu nữa, họ (Hoa Kỳ) sẽ tấn công chúng tôi thậm chí còn mạnh hơn“.

Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai (Mỹ và Trung Quốc) đã thương lượng với nhau để đánh tôi mạnh hơn. Ông ta (Chu Ân Lai) đã không bác bỏ quan điểm này là vô căn cứ và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng đạn cho các đồng chí“.

Sau đó ông ta (Chu Ân Lai) nói (về mối lo ngại âm mưu bí mật Trung – Mỹ): “Không có điều đó“. Tuy nhiên, hai bên đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế.
– Nếu Liên Xô và Trung Quốc đã không mâu thuẫn với nhau, thì Hoa Kỳ không thể tấn công chúng ta quyết liệt như họ đã tấn công. Khi hai [cường quốc Trung Quốc và Liên Xô] xung đột, người Mỹ đã không bị [phe đối lập là khối xã hội chủ nghĩa] cản trở. Mặc dù Việt Nam có thể thống nhất và đoàn kết với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, để đạt được điều này rất phức tạp, lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc nhiều thứ. Lúc đó, hàng năm Trung Quốc cung cấp viện trợ 500.000 tấn thực phẩm, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa kể đến viện trợ đô la. Liên Xô cũng đã giúp bằng cách này. Nếu chúng ta không thể làm điều đó (đoàn kết và thống nhất với Trung Quốc và Liên Xô), mọi thứ sẽ rất nguy hiểm.

Mỗi năm tôi đã phải đi Trung Quốc hai lần để nói chuyện với họ (lãnh đạo Trung Quốc) về [các sự kiện] ở miền Nam Việt Nam. Về phía Liên Xô, tôi không phải nói gì cả (về tình hình ở miền Nam Việt Nam). Tôi chỉ nói một cách chung chung. Khi giao thiệp với Trung Quốc, tôi đã phải nói rằng cả hai [nước] đang đánh Mỹ. Tôi đã đi một mình. Tôi phải có mặt về vấn đề này. Tôi đã đến đó và nói chuyện với họ nhiều lần bằng cách này, mục đích chính là để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên (nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam). Chính xác là vào thời điểm đó Trung Quốc gây áp lực với chúng ta để xa lánh Liên Xô, cấm chúng ta không được đi với Liên Xô.

Họ đã làm rất căng. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh đã đến và nói với tôi: “Đồng chí, tôi sẽ giúp đồng chí vài tỷ [có lẽ là nhân dân tệ] mỗi năm. Đồng chí không thể nhận bất cứ thứ gì từ Liên Xô“.

Tôi không đồng ý điều này. Tôi nói: “Không, chúng ta phải đoàn kết và thống nhất với toàn bộ phe [xã hội chủ nghĩa]”.

Năm 1963, khi Khrushchev phạm sai lầm, ngay lập tức [Trung Quốc] ban hành một tuyên bố 25 điểm và mời đảng chúng ta đến cho ý kiến . Anh Trường Chinh và tôi đã đi cùng với một số anh em khác. Trong cuộc thảo luận, họ (Trung Quốc) lắng nghe chúng tôi đến, hình như là điểm thứ 10, nhưng khi đến điểm “không từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa”, họ đã không nghe… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tài liệu của chính tôi, tôi muốn nghe ý kiến ​​của các đồng chí, nhưng tôi không chấp nhận quan điểm này của các đồng chí“.

Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”

Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!

Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.

Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.

Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!

Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?

Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.

Trong quá khứ (nói đến vấn đề có thể xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc trong thời gian này), chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều, không phải là chúng ta không chuẩn bị. Nếu chúng ta không chuẩn bị, tình hình gần đây sẽ rất nguy hiểm. Không phải là vấn đề đơn giản.

Mười năm trước, tôi đã triệu tập các anh em trong quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ mâu thuẫn với nhau. Đối với Trung Quốc, họ đã bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng này, các đồng chí phải nghiên cứu vấn đề này ngay lập tức. Tôi sợ rằng quân đội không hiểu ý tôi, nên tôi nói với họ rằng, không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ vẫn thấy khó hiểu. Hoàn toàn không dễ. Nhưng tôi không thể nói bằng cách nào khác. Và tôi đã không cho phép những kẻ khác túm lấy tôi.

Khi tôi đến Liên Xô, Liên Xô cũng làm khó tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một cuộc họp gồm 80 đảng [cộng sản] để hỗ trợ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [buổi họp này] không chỉ đơn giản chỉ nhằm giúp Việt Nam, mà còn có mục đích lên án Trung Quốc. Nên Việt Nam đã không đi.

Liên Xô nói: “Bây giờ các đồng chí bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế [hay] là cái gì? Tại sao các đồng chí làm điều này?” Tôi nói: “Tôi hoàn toàn không bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế. Tôi không bao giờ làm điều này. Tuy nhiên, để là người quốc tế, trước tiên phải đánh bại Mỹ. Và nếu một nước muốn đánh bại Mỹ, thì phải có sự thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đến hội nghị này, thì Trung Quốc sẽ gây nhiều khó khăn lớn với chúng tôi. Các đồng chí, hãy hiểu cho tôi“.

Tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến và tranh luận ​​khác nhau. Chu Ân Lai đồng ý việc hình thành một mặt trận với Liên Xô để chống Mỹ. Một lần, khi tôi đi Liên Xô để dự lễ kỷ niệm quốc gia, tôi có đọc một bức điện Trung Quốc gửi sang Liên Xô, nói rằng: “Bất cứ khi nào có ai đó tấn công Liên Xô, thì Trung Quốc sẽ đứng bên cạnh các bạn“. Đó là vì đã có một hiệp ước hữu nghị giữa Liên Xô và Trung Quốc từ thời trước đó (tháng 2 năm 1950).

Ngồi cạnh Chu Ân Lai, tôi hỏi ông ta: “Trong bức điện gửi đến Liên Xô gần đây, đồng chí đồng ý thành lập một mặt trận với Liên Xô, nhưng tại sao các đồng chí không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi có thể thành lập mặt trận chống Mỹ. Tôi chia sẻ quan điểm đó. Các đồng chí, tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [Việt Nam]”. Bành Chân cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Quan điểm này cực kỳ chính xác!” Nhưng khi vấn đề được thảo luận tại Thượng Hải, Mao nói là không thể và hủy bỏ nó. Các đồng chí thấy nó phức tạp như thế nào.

Mặc dù Chu Ân Lai giữ vững một số quan điểm này, ông ta dù sao cũng đồng ý xây dựng một mặt trận và [ông ta] đã giúp Việt Nam rất nhiều. Cám ơn ông ta rằng tôi có thể hiểu [nhiều về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm. Có lần, ông ta nói với tôi: “Tôi đang làm hết sức mình để tồn tại ở đây, sử dụng Li Chiang tích lũy và hỗ trợ cho các đồng chí“. Thì ra vậy (tức là Chu Ân Lai đã sử dụng Li Chiang, để giúp người Việt Nam). Có nghĩa là, không có Chu Ân Lai, điều này sẽ hoàn toàn không thể xảy ra. Tôi đang mắc nợ ông ta.

Tuy nhiên, không đúng để nói rằng các lãnh đạo khác của Trung Quốc hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Chu Ân Lai. Họ khác nhau nhiều thứ. Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông. Tất cả các chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay ông ta.

Điều tương tự cũng áp dụng đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao, [sự thật của vấn đề là] họ đã tấn công chúng ta. Trong quá khứ, Đặng Tiểu Bình đã làm hai điều mà hiện đang bị đảo lộn. Đó là, khi chúng ta giành chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, nhiều [lãnh đạo] Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên, dù sao Đặng Tiểu Bình cũng chúc mừng chúng ta. Vì lý do này, ngay lập tức ông ta đã bị những người khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.

Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối, tôi dẫn đầu phái đoàn và tôi đã gặp phái đoàn Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đứng đầu. Khi nói về vấn đề lãnh thổ, gồm cả việc thảo luận về một số hòn đảo, tôi nói: “Hai đất nước chúng ta ở gần nhau, Có một số vùng lãnh thổ của chúng ta vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai bên nên thành lập các cơ quan để xem xét vấn đề này. Các đồng chí, làm ơn đồng ý với tôi [về vấn đề này]”. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) đồng ý, nhưng sau khi làm như vậy, ngay lập tức ông ta bị nhóm lãnh đạo khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.

Nhưng bây giờ ông ta (Đặng Tiểu Bình) điên rồi. Bởi vì ông ta muốn cho mọi người thấy rằng ông ta không phải là người theo chủ nghĩa xét lại, cho nên ông ta đã tấn công Việt Nam mạnh hơn. Ông ta để cho họ tiếp tục tấn công Việt Nam.

Sau khi đánh bại Mỹ, chúng ta giữ lại hơn một triệu quân, các đồng chí lãnh đạo Liên Xô hỏi chúng tôi: “Các đồng chí định đánh với ai mà giữ lại một đội quân thường trực lớn như vậy?” Tôi nói: “Sau này, các đồng chí sẽ hiểu“. Lý do duy nhất chúng ta giữ quân đội thường trực như thế là vì mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nếu không có [một mối đe dọa như thế], thì điều này (quân đội thường trực lớn) sẽ không cần. Gần đây, bị tấn công trên hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rằng] rất nguy hiểm nếu chúng ta đã không được duy trì một đội quân lớn.

(B) (Ý nghĩa của chữ “B” này trong văn bản gốc không rõ ràng) – Sau Đệ nhị Thế chiến, tất cả mọi người tin rằng tên sen đầm quốc tế là đế quốc Mỹ. Họ có thể tiếp quản và bắt nạt cả thế giới. Tất cả các nước, gồm các nước lớn đều sợ Mỹ. Chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ.

Tôi hiểu vấn đề này vì công việc đã dạy tôi. Người đầu tiên sợ [Mỹ] là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, đó là, Việt Nam và Lào, rằng: “Ngay lập tức, các ông phải chuyển giao hai tỉnh của Lào đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu các ông không làm như vậy, thì Mỹ sẽ sử dụng điều đó làm lý do tấn công. Đó là mối nguy lớn”. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã nói: “Chúng ta phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam“. Ông ta (Mao) nói: “Các ông không thể làm điều đó. Miền Nam Việt Nam phải nằm đợi trong một thời gian dài, đợi một đời, 5-10 đời hoặc thậm chí 20 đời kể từ bây giờ. Các ông không thể đánh Mỹ. Đánh Mỹ là nguy hiểm“. Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến mức độ đó…

Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiếp tục chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam Việt Nam sẽ không được giải phóng. Một đất nước chưa được giải phóng sẽ vẫn là một đất nước lệ thuộc. Không ai có được độc lập nếu chỉ có một nửa đất nước được tự do. Không có được độc lập cho đến năm 1975, đất nước chúng ta cuối cùng có được độc lập hoàn toàn. Có độc lập, tự do sẽ đến. Tự do phải là tự do cho cả nước Việt Nam …

Engels đã nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và chính chúng ta cũng đã nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước rất khác về nội dung [chiến tranh nhân dân]. Không đúng là chỉ vì các bạn có hàng triệu người, thì các bạn có thể làm bất cứ điều gì các bạn muốn. Trung Quốc cũng nói đến chiến tranh nhân dân, tuy nhiên, [họ cho rằng] “khi kẻ thù tiến lên, thì chúng ta phải rút lui“. Nói cách khác, phòng thủ là chính, và chiến tranh được chia thành ba giai đoạn, vùng nông thôn được sử dụng để bao vây thành thị, trong khi [các lực lượng chính] chỉ ở lại trong rừng núi… Người Trung Quốc ở thế phòng thủ và rất yếu [trong Đệ nhị Thế chiến]. Ngay cả với 400 triệu người đọ sức với quân đội Nhật Bản có 300.000 – 400.000 quân, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại họ.

Tôi phải lặp lại điều này như thế, vì trước khi Trung Quốc gửi cố vấn cho chúng ta, một số anh em Việt Nam chúng ta không hiểu. Họ nghĩ rằng [Trung Quốc] rất có khả năng. Nhưng họ không có kỹ năng và do đó chúng ta đã không làm theo [những lời khuyên của Trung Quốc].

Năm 1952, tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc vì tôi bị bệnh và cần điều trị. Đây là lần đầu tiên tôi đi nước ngoài. Tôi đặt câu hỏi cho họ (Trung Quốc) và thấy nhiều điều rất lạ. Có những khu vực [đã bị] quân Nhật chiếm đóng, mỗi khu có dân số khoảng 50 triệu người, nhưng không có lấy một chiến binh du kích…

Khi tôi từ Trung Quốc trở về, tôi đã gặp Bác [Hồ]. Bác hỏi tôi:

Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài, phải không?

Vâng, đây là lần đầu tiên tôi đi ra nước ngoài.

– Chú đã thấy gì?

Tôi thấy hai điều: Việt Nam rất dũng cảm và họ (Trung Quốc) không dũng cảm chút nào.
Tôi hiểu điều này kể từ ngày đó. Chúng ta (Việt Nam) hoàn toàn khác với họ. Lòng can đảm vốn có trong con người Việt Nam và do đó chúng ta chưa bao giờ có một chiến lược phòng thủ. Mọi người dân chiến đấu.

Gần đây, họ (Trung Quốc) đã mang hàng trăm ngàn quân vào xâm chiếm nước ta. Hầu hết, chúng ta đã sử dụng lực lượng dân quân và quân đội trong vùng để tấn công họ. Chúng ta không ở thế thủ và do đó họ phải lùi bước. Họ không thể quét sạch dù một trung đội Việt Nam, trong khi chúng ta đã xóa sổ vài trung đoàn và hàng chục tiểu đoàn của họ. Có được như vậy là vì chiến lược tấn công của chúng ta.

Đế quốc Mỹ đã đánh với chúng ta trong một cuộc chiến dài. Họ rất mạnh, nhưng họ đã thua. Nhưng có một yếu tố đặc biệt, đó là những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì điều này], họ đã tấn công chúng ta mạnh như thế.

… Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ, và đã chiến đấu rất quyết liệt, nhưng chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một nước rất lớn, khả năng tích lũy hơn 10 triệu quân và đưa tất cả các loại vũ khí được xem là mạnh của họ vào để đánh chúng ta. Vì vậy, chúng ta đã phải chiến đấu trong một thời gian dài để làm cho cho họ giảm leo thang. Chúng ta là những người có thể làm được điều đó, Trung Quốc thì không thể. Khi quân đội Mỹ tấn công Quong Tre (Quảng Trị?), ngay lập tức Bộ Chính trị ra lệnh đưa quân đội vào chiến đấu. Chúng ta không sợ.

Sau đó tôi đi Trung Quốc gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Điều đó (cuộc tấn công vào Quảng Trị) có lẽ là chưa từng có, có một không hai. Chỉ có một [cơ hội] trên đời này, không có cơ hội thứ hai. Không ai dám làm những điều các đồng chí đã làm“.

… Chu Ân Lai là người đứng đầu Bộ Tham mưu. Ông ta dám nói, ông ta thẳng thắn hơn. Ông ta nói với tôi: “Nếu tôi biết trước cái cách mà các đồng chí sử dụng, chúng tôi không cần Vạn lý Trường chinh“.

Vạn lý Trường chinh là gì? Vào đầu cuộc hành quân có 300.000 quân, đến cuối Vạn lý Trường chinh chỉ còn 30.000 quân. 270.000 người đã chết. Thực sự ngu ngốc khi thực hiện cách này. Nói như vậy để các đồng chí biết chúng ta đang đi trước họ như thế nào. Trong tương lai không xa, nếu chúng ta chiến đấu chống lại Trung Quốc, chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng … Tuy nhiên, sự thật là nếu một nước khác [không phải Việt Nam] chiến đấu chống lại Trung Quốc, không rõ họ có giành được chiến thắng như thế này không (như Việt Nam).

… Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.

Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] xung đột với nhau, Mỹ được [Trung Quốc] thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ. Đừng sợ [sự trả đũa của Trung Quốc]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã nói với Mỹ: “Nếu các ông không tấn công tôi, thì tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông có thể đưa nhiều quân vào miền Nam Việt Nam mà các ông muốn. Tùy các ông“.

… Hiện tại, chúng ta có biên giới với một nước rất mạnh, một nước với ý đồ bành trướng mà nếu muốn được thực hiện, phải bắt đầu với một cuộc xâm lược Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải chung vai gánh vác, vai trò lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm lịch sử. Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ của mình, và lần này Việt Nam xác định không cho phép họ bành trướng. Việt Nam giữ độc lập riêng mình và làm như vậy cũng là để bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam kiên quyết không để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng. Trận đánh gần đây [với Trung Quốc] chỉ là vòng một. Hiện họ vẫn còn chuẩn bị nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bất kể họ chuẩn bị đến mức độ nào, Việt Nam cũng sẽ thắng …

Tiến hành chiến tranh không phải là đi bộ thong thả trong rừng. Gửi một triệu quân vào cuộc chiến chống lại một nước ở bên ngoài liên quan đến vô số khó khăn. Gần đây họ đưa 500.000 – 600.000 binh lính để đánh chúng ta, nhưng họ đã không có thiết bị vận tải đầy đủ để cung cấp lương thực cho quân đội của họ. Trung Quốc hiện đang chuẩn bị 3,5 triệu quân, nhưng họ phải để lại một nửa số quân đó ở biên giới [Trung-Xô] để ngăn chặn Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ đưa 1 hoặc 2 triệu quân vào để đánh chúng ta, chúng ta sẽ không sợ bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có 600.000 quân tham gia, và trong tương lai gần, nếu chúng ta phải đánh với 2 triệu quân, sẽ không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.

Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta biết cách đánh. Nếu họ đưa 1 triệu quân, họ sẽ chỉ giành được một chỗ đứng ở miền Bắc. Đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng và Hà Nội và thậm chí xuống dưới sẽ khó khăn hơn nữa.

Các đồng chí, như các đồng chí biết, bọn Hitler tấn công quyết liệt theo cách này, nhưng khi họ (Đức Quốc xã) đến Leningrad, họ không thể vào được. Với thành phố, người dân và các công trình phòng thủ, không thể nào thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả chống lại mỗi người và mọi người. Thậm chí đánh trong hai, ba hoặc bốn năm, họ vẫn không thể vào. Mỗi làng ở đó (ở miền Bắc) thì giống như thế. Đường lối của chúng ta là: mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và họ sẽ không thể nào vào được cả.

Tuy nhiên, không bao giờ đủ khi chỉ đánh kẻ thù ở tiền tuyến. Phải có một đội quân hậu tập trực tiếp mạnh mẽ. Sau trận đánh gần đây kết thúc, chúng tôi đánh giá rằng, trong tương lai không xa, chúng ta phải đưa thêm vài triệu người đến mặt trận phía Bắc. Nhưng kẻ thù đến từ phía bắc, hậu phương trực tiếp cho cả nước phải là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh … Hậu phương trực tiếp bảo vệ thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Chúng ta có thể đánh chúng bằng nhiều cách … Chúng ta có thể sử dụng 2-3 quân đoàn để giánh một cú mạnh vào chúng, sẽ làm cho chúng lảo đảo, trong khi chúng ta tiếp tục giữ đất của chúng ta. Để đạt được mục đích này, mỗi người lính phải là một người lính thực và mỗi đội phải là một đội hình thực sự.

– Bây giờ đã đánh xong một trận rồi, chúng ta không nên chủ quan. Chủ quan và đánh giá thấp kẻ thù là sai lầm, nhưng thiếu tự tin cũng sai. Chúng ta không chủ quan, chúng ta không đánh giá thấp kẻ thù. Nhưng chúng ta cũng tự tin và vững tin vào chiến thắng của chúng ta. Chúng ta cần phải có cả hai điều này.

– Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh [chúng ta] để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh và dọn dẹp một cách dễ dàng. Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam“! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Trong những ngày này, không chỉ có chúng ta và họ (muốn nói Trung Quốc). Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. [Ngay cả] trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.

Cả nhân loại hiện nay như thế. Điều đó là rất khác với thời xưa. Thời đó, người dân chưa nhận thức rõ những điều này. Do đó, câu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một ý tưởng của thời đại hiện nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm độc lập, tự do … Việt Nam là một quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.

– Khi phải chiến đấu chống Mỹ, anh em chúng ta trong Bộ Chính trị đã thảo luận với nhau về vấn đề này, cân nhắc liệu chúng ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã bày tỏ quyết tâm: để chiến đấu chống Mỹ, chúng ta không sợ Mỹ. Tất cả đều đồng tâm. Khi tất cả đã đồng ý đánh Mỹ, không sợ Mỹ, chúng ta cũng không sợ Liên Xô. Tất cả đều đồng ý. Chúng ta cũng không sợ Trung Quốc. Tất cả đều đồng ý. Nếu chúng ta không sợ ba điều này, chúng ta có thể đánh Mỹ. Đó là cách chúng tôi đã thực hiện trong Bộ Chính trị hồi đó.

Mặc dù Bộ Chính trị đã gặp và tổ chức các buổi thảo luận như thế và mọi người đồng lòng, sau này có một người đã nói với một đồng chí điều mà tôi đã nói. Đồng chí đó đặt câu hỏi cho Bộ Chính trị, hỏi lý do gì mà Anh Ba một lần nữa lại nói rằng, nếu chúng ta muốn đánh Mỹ, thì chúng ta không nên sợ Trung Quốc? Tại sao anh ấy phải nói như vậy nữa?

Lúc đó, anh Nguyễn Chí Thanh, người đã bị nghi là có cảm tình với Trung Quốc, đứng lên và nói: “Kính thưa Bộ Chính trị và kính thưa Bác Hồ, lời phát biểu của anh Ba là đúng. Phải nói như thế (ý nói không cần phải sợ Trung Quốc), vì họ (Trung Quốc) gây rắc rối cho chúng ta nhiều điều. Họ chặn chúng ta ở chỗ này, rồi họ trói tay chúng ta ở chỗ kia. Họ không cho chúng ta đánh…

Trong khi chúng ta đánh ở miền Nam Việt Nam, Đặng Tiểu Bình quy định rằng tôi chỉ có thể đánh ở mức trung đội trở xuống và không được đánh ở mức cao hơn. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) nói: “Ở miền Nam, do các ông phạm sai lầm về việc đã khởi động đánh trước, các ông chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống, không được đánh ở mức cao hơn“. Họ gây áp lực lên chúng ta như thế.

– Chúng ta không sợ ai cả. Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta có lẽ phải. Chúng ta không sợ ngay cả anh trai của chúng ta. Chúng ta cũng không sợ bạn bè của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không sợ kẻ thù của chúng ta. Chúng ta đã đánh họ rồi. Chúng ta là con người, chúng ta không sợ bất cứ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết chúng ta độc lập.

Chúng ta phải có một quân đội mạnh mẽ, bởi vì đất nước chúng ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt … Không thể khác được. Nếu không, thì sẽ nguy hiểm vô cùng, nhưng đất nước chúng ta nghèo.

– Chúng ta có một quân đội mạnh, điều đó không có cách nào làm nhụt chí chúng ta. Có một số chính sách của Trung Quốc đối với chúng ta: xâm lược và chiếm đóng nước ta, tìm cách làm suy yếu chúng ta về kinh tế và làm cho điều kiện sống của chúng ta khó khăn. Vì những lý do này, để chống lại Trung Quốc, trước hết, chúng ta phải, không những chiến đấu, mà còn làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục đích này, theo tôi, quân đội của chúng ta không nên là một lực lượng lãng phí nguồn lực của nhà nước, mà nên là một lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Khi kẻ thù đến, họ (những người lính) cầm súng ngay lập tức. Khi không có kẻ thù, thì họ sẽ sản xuất đàng hoàng. Họ sẽ là biểu tượng tốt nhất và cao nhất trong sản xuất, sản xuất nhiều hơn bất cứ người nào khác. Dĩ nhiên, đó không phải là một câu chuyện mới …

– Hiện nay, trên vai quân đội của chúng ta đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của chúng ta, trong khi cùng lúc bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản động Trung Quốc không thể thực hiện được nữa, sẽ là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm điều này. Việt Nam có 50 triệu người rồi. Việt Nam có những người bạn Lào và Campuchia và có địa thế vững chắc. Việt Nam có phe [XHCN] và tất cả nhân loại đứng về phía ta. Rõ ràng là chúng ta có thể làm điều này.

… Các đồng chí có biết người nào trong đảng chúng ta, trong nhân dân của chúng ta, nghi chúng ta sẽ thua Trung Quốc? Dĩ nhiên là không có ai cả. Nhưng chúng ta phải duy trì các mối quan hệ bạn bè của chúng ta. Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.

Hôm nay tôi cũng muốn các đồng chí biết rằng trong thế giới này, người đã bảo vệ Trung Quốc là chính tôi! Đó là sự thật. Tại sao vậy? Bởi vì trong hội nghị tháng 6 năm 1960 tại Bucharest, 60 đảng đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng chỉ có mình tôi là người bảo vệ Trung Quốc. Việt Nam chúng ta là thế. Tôi sẽ tiếp tục lặp lại điều này: Tuy họ cư xử tồi tệ, chúng ta biết rằng người của họ là bạn của chúng ta. Về phía chúng ta, chúng ta không cảm thấy xấu hổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu của một số lãnh đạo (Trung Quốc) là một vấn đề khác. Chúng ta coi họ chỉ là một bè lũ. Chúng ta không nói tới đất nước họ. Chúng ta không nói người dân Trung Quốc xấu với chúng ta. Chúng ta nói bè lũ phản động Bắc Kinh. Tôi nói lại điều này một lần nữa một cách nghiêm túc như thế.

Vì vậy, chúng ta hãy kiểm soát tình hình chặt chẽ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và không bao giờ nới lỏng sự cảnh giác. Về mối quan hệ với Trung Quốc cũng vậy. Tôi tin rằng trong 50 năm, hoặc thậm chí trong 100 năm, chủ nghĩa xã hội có thể thành công, và lúc đó chúng ta sẽ không bị vấn đề này nữa. Nhưng sẽ mất một thời gian [dài] như thế. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.

Hiện nay, chắc chắn không ai còn nghi ngờ nữa. Nhưng cách đây năm năm, tôi dám chắc rằng [không có] đồng chí nào nghi ngờ Trung Quốc có thể đánh chúng ta. Nhưng có. Đó là vì các đồng chí [này] không có kiến ​​thức về vấn đề này. Nhưng đó không phải là trường hợp của chúng tôi (Lê Duẩn và ban lãnh đạo). Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã và đang tấn công chúng ta [cách nay] mười năm hoặc hơn. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên [về cuộc tấn công của Trung Quốc vào tháng 1 năm 1979].

Nguồn: Wilson Center

Posted in Chính trị, Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79, Trung Quốc | Thẻ: | 130 Comments »

104. Trung Quốc làm sao để tránh cuộc xung đột tiếp theo?

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

The Diplomat

Trung Quốc làm sao để tránh cuộc xung đột tiếp theo?

Minxin Pei *

Ngày 12-6-2011

Cuộc cãi vã mới đây nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam có vẻ rất giống như đang leo thang một cách nguy hiểm. Trung Quốc cần đi đầu trong việc tìm ra một giải pháp.

Tranh cãi đang leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam về vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] đã đến vào một thời điểm không thể bất lợi hơn cho Bắc Kinh. Cách đây chưa đầy một năm, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đặt Trung Quốc vào tầm chú ý khi tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa là lợi ích quốc gia của Mỹ, và một cách không tế nhị lắm, bà ta đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết các tranh chấp chủ quyền với những nước láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật quốc tế.

Như chúng ta bây giờ đều hiểu, những nhận xét của bà Clinton ở Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010 đánh dấu một bước ngoặt giữa hai việc quan trọng. Nó thay đổi một cách quyết định nhận thức về cân bằng quyền lực ở khu vực. Trước khi bà Clinton ra tuyên bố như thế, Trung Quốc được xem như đã giành được thế trên cơ trong khu vực, thông qua nhiều năm nhẫn nhục theo đuổi chính sách “thế công mê hoặc” (charm offensive). Sau cú sốc vì phát ngôn của bà Clinton – thứ mà toàn thể Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều ngấm ngầm hoan nghênh – Trung Quốc dường như đã bị cô lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Thêm vào đó, phản ứng vụng về của Trung Quốc, gồm cả những đe dọa được che đậy không kỹ lắm đối với các nước láng giềng, chỉ làm nặng nề thêm một loạt sai lầm ngớ ngẩn về ngoại giao của Trung Quốc, đã khiến cho năm 2010 trở thành năm tồi tệ nhất trong lịch sử chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 1989.

Để giành lại thế chủ động về ngoại giao và sửa chữa những tổn hại tự mình gây cho mình, Trung Quốc gần đây đã bắt đầu một chiến lược thế công mê hoặc khác và tạo ra nhiều kết quả đáng khích lệ. Quan hệ với Mỹ ổn định dần kể từ khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đi thăm Washington vào tháng 1. Đối thoại quân sự Mỹ – Trung được nối lại. Ngay cả quan hệ với Nhật Bản cũng đã cải thiện đáng kể trong những tháng qua.

Do vậy đến thời điểm này, cuộc đối đầu tệ hại và có khả năng là nguy hiểm nhất, với Việt Nam, chỉ là phương án cuối cùng mà Trung Quốc muốn.

Nhưng đồng thời, Bắc Kinh cũng cần thể hiện ra rằng Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp về vấn đề tranh chấp chủ quyền. Thật không may là ở Việt Nam, hiện nay Trung Quốc đang phải đối đầu với một đối thủ cũng cứng rắn và không thỏa hiệp như thế.

Trong tất cả các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông, tranh chấp Trung – Việt là tranh chấp có khả năng dẫn tới xung đột vũ trang nhất. Trước hết, cả hai nước đều từng tham gia giao tranh quân sự trên Biển Đông trước đây. Năm 1974, hải quân Trung Quốc giành được quyền kiểm soát hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa sau khi làm cho hải quân miền nam Việt Nam thất bại thảm hại. Năm 1988, Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau một trận hải chiến ngắn ở quần đảo Trường Sa. Thứ hai là, những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa nói chung bị coi là yếu theo luật quốc tế, bởi vì, nếu dựa vào Công ước LHQ về Luật Biển, Trung Quốc sẽ có khó khăn trong việc chứng minh rằng những vỉa san hô mà Trung Quốc đang chiếm hữu đáp ứng được tiêu chuẩn của những hòn đảo có thể có người ở và có đời sống kinh tế độc lập (mà khi đó thì sẽ có được vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, viết tắt EEZ). Nhưng đấy không phải câu chuyện có thể áp dụng với quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã kiểm soát một cách có hiệu lực, mà Việt Nam thì cứ tiếp tục đòi chủ quyền. EEZ 200 hải lý của Hoàng Sa và EEZ 200 hải lý tính từ đường bờ biển của Việt Nam có vùng chồng lấn. Theo các báo cáo, vụ việc trong đó tàu tuần tra Trung Quốc phá hỏng cáp khảo sát địa chấn trị giá hàng triệu USD do tàu nghiên cứu của PetroVietnam vận hành đã diễn ra trong vùng tranh chấp (chồng lấn) này.

Trong quá khứ, phản ứng của người Trung Quốc đối với những hoạt động thăm dò khai thác được tiến hành bởi các nước có yêu sách chủ quyền khác ở Biển Nam Trung Hoa luôn được tiết chế. Trung Quốc luôn lên án họ đã xâm phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc, nhưng hành động của Trung Quốc luôn có sự kiềm chế hơn và khác hẳn. Trên thực tế, nhiều nước tham gia tranh chấp chủ quyền đang không ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác dầu và khí tự nhiên gần với vùng biển duyên hải của họ ở quần đảo Trường Sa, nhưng cho đến nay Trung Quốc đã không đưa tàu hải quân đến ngăn cản họ. (Vụ việc xảy ra hôm 9-6-2011 trong đó tàu cá Trung Quốc phá cáp khảo sát của tàu nghiên cứu Việt Nam xảy ra tại một khu vực nằm trong quần đảo Trường Sa, cách xa bờ biển Việt Nam). Mặc dù vậy, phản ứng của Trung Quốc với những hành động tương tự ở quần đảo Hoàng Sa thì cứng rắn hơn nhiều. Vài năm trước, tàu tuần tra Trung Quốc đã cắt cáp khảo sát của một tàu nghiên cứu thuộc sở hữu của một công ty phương Tây, công ty này trước đó đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam.

Nếu mọi thứ khác đều bình bình như nhau, thì khả năng xảy ra hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam trên vùng biển bao quanh quần đảo Hoàng Sa lại cao hơn thế rất nhiều.

Nhưng Việt Nam không biết giữ thăng bằng. Hải quân của họ có thể không có nhiều, nhưng họ đã liên tục thể hiện ra rằng họ không sợ Trung Quốc. Để cho Bắc Kinh thấy họ sẵn sàng chiến đấu, Hà Nội đã đặt hàng mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga (và sẽ vận hành trong vài năm tới). Trên phương diện ngoại giao, Việt Nam cũng chơi bài một cách thành thục. Mối quan hệ của họ với Mỹ cải thiện một cách sâu sắc, hai cựu thù ngày nào đã tiến hành tập trận chung lần đầu tiên trên Biển Nam Trung Hoa vào tháng 8 năm ngoái.

Liệu quan điểm mới của Washington trên Biển Đông và quan hệ được cải thiện giữa Mỹ và Việt Nam có làm cho Hà Nội táo gan hơn để đối đầu với Bắc Kinh hay không, đó vẫn còn là câu hỏi của bất cứ ai. Điều quan trọng đối với Bắc Kinh bây giờ là làm thế nào tránh được một xung đột nữa có thể xảy ra với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Với việc Hà Nội tuyên bố tập trận bắn đạn thật ở khu vực này vào ngày 13-6, nguy cơ giao tranh bất ngờ là có thật.

Là một trong hai nhân vật chính, Trung Quốc cần nắm vững cơ sở đạo đức trước, bởi lẽ dư luận quốc tế có xu hướng ủng hộ bên yếu hơn trong bất cứ tranh chấp nào. Để bắt đầu, Trung Quốc nên tạm thời hoãn các hoạt động tuần tra trong vùng tranh chấp để tránh bất kỳ cuộc xung đột bất ngờ nào có thể xảy ra. Bắc Kinh cũng nên đưa ra những đề xuất cụ thể với Hà Nội về việc làm sao để tránh những vụ đối đầu tương tự trong tương lai. Ví dụ, xác lập một thời kỳ cả hai bên cùng tạm ngừng hoạt động khai thác trong vùng biển tranh chấp – điều này có thể làm dịu tình trạng bị kích động hiện nay.

Tiếp sau các biện pháp tạm thời này, cần phải có những bước đi chủ động về ngoại giao mạnh mẽ hơn để góp phần đưa tới một giải pháp đa phương cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tranh cãi Trung – Việt có thể gây ra khủng hoảng đấy, nhưng nó cũng tạo một cơ hội độc nhất cho Trung Hoa và ASEAN đẩy mạnh đàm phán để đạt được bộ quy tắc ứng xử có hiệu lực mạnh hơn. Một số ý kiến ở Trung Quốc có thể coi việc ký kết một bộ quy tắc ứng xử như thế là sự hạn chế các lựa chọn của Trung Quốc, một cách không cần thiết. Nhưng đối với một quốc gia mà mọi dự định và khả năng quân sự gia tăng đều các nước láng giềng mất bình tĩnh, thì đây có thể là một trong số ít những động thái thực tiễn nhằm làm cho tuyên bố của nó về “phát triển hòa bình” trở nên đáng tin cậy.

Minxin Pei là giáo sư về chính quyền ở Đại học Claremont McKenna, trợ lý nghiên cứu viên tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace).

Comment của độc giả John Chan, 14-6:

UNCLOS chỉ liên quan tới chủ quyền trên biển chứ không phải trên đất không người ở. Khi nào biên giới trên biển của hai nước, ví dụ Anh và Pháp, có vùng chồng lấn, thì trong phần lớn trường hợp, biên giới ấy sẽ được phân định bởi một điều ước, hoặc, nếu các bên đồng ý, được phân định bởi tòa án quốc tế. Nói chung, như thế là phá vỡ mọi sự mâu thuẫn. Vì thế, Malaysia không thể có yêu sách chủ quyền đối với Singapore. Thêm vào đó, tòa án quốc tế có thể xử lý các vụ việc trong giới hạn của UNCLOS và chỉ UNCLOS mà thôi, tranh chấp nào không có biên giới rõ ràng và được xác định thì nằm ngoài quyền tài phán của họ.

Tuy nhiên, nếu các vị có thể ra yêu sách rằng mấy hòn đá nhỏ kia là lãnh thổ có chủ quyền của các vị, thì rồi các vị nhận biên giới 12/200 hải lý tính từ mấy hòn đá đó. Đó là cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan đối với phần lớn Biển Đông. Do Trung Quốc có bằng chứng lịch sử lâu dài và nhiều bằng chứng vững chắc khác để chứng minh cho chủ quyền của mình đối với tất cả các đảo nhỏ ở Biển Nam Trung Hoa, cho nên các nước khác ở Biển Đông phải sử dụng các phương thức không theo quy ước để đưa ra yêu sách, nhằm chống đỡ với thế bất lợi của họ là thiếu bằng chứng xác thực.

Cái thú vị ở đây là tất cả các vị blogger Việt Nam đều trích dẫn UNCLOS mà không thật sự hiểu UNCLOS. Tàu tuần tra Trung Quốc đi tuần cách bờ biển Việt Nam 140 hải lý là bởi vì đấy là vùng trung tuyến giữa các đảo của Trung Hoa và bờ biển của Việt Nam *.

Người dịch: Thủy Trúc

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

* Người dịch chú thích: Bạn đọc chú ý đến cách lập luận của tác giả Minxin Pei cũng như phản hồi của độc giả John Chan (Trung Quốc?) dưới đây nhằm biến vùng biển nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành “vùng chồng lấn”, “vùng tranh chấp”, và Trung Quốc đang tuyên truyền quan điểm này cho toàn thể người dân nước họ. Thú vị là trong phần phản hồi cũng có nhiều ý kiến tranh luận của độc giả Việt  Nam, đặc biệt là Nhà nghiên cứu Dương Danh Huy (nhưng có lẽ đều là “tự phát” của các trí thức người Việt ở nước ngoài, chứ không phải do chủ động của giới học giả trong nước được nhà nước tạo điều kiện).

“… EEZ 200 hải lý của Hoàng Sa và EEZ 200 hải lý tính từ đường bờ biển của Việt Nam có vùng chồng lấn. Theo các báo cáo, vụ việc trong đó tàu tuần tra Trung Quốc phá hỏng cáp khảo sát địa chấn trị giá hàng triệu USD do tàu nghiên cứu của PetroVietnam vận hành đã diễn ra trong vùng tranh chấp (chồng lấn) này…”.

“Tàu tuần tra Trung Quốc đi tuần cách bờ biển Việt Nam 140 hải lý là bởi vì đấy là vùng trung tuyến giữa các đảo của Trung Hoa và bờ biển của Việt Nam”.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | 9 Comments »

103. Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

New York Times

Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Philip Bowring

June 7, 2011

HONG KONG — Cuộc họp diễn ra gần với dịp tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn 4-6. Các bộ trưởng quốc phòng, cùng những nhân vật có máu mặt nhất từ Mỹ, Trung Hoa và một loạt siêu cường khu vực nhỏ hơn, đã đến Singapore dự những cuộc hội nghị có tên là Đối thoại Shangri-la. Cũng giống như ngày 4-6 ở Bắc Kinh từng chấm dứt muôn vàn ảo tưởng về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các sự kiện xảy ra trong năm qua đã lột trần hết mọi ảo tưởng về cái sự “trỗi dậy hòa bình” của nước này.

Khu vực không còn mặc nhiên cho rằng hòa bình là thứ trời cho và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng sẽ không mang lại rắc rối nào. Thay vì thế, mối quan tâm chính yếu là làm sao kiểm soát xung đột và giảm bớt ngờ vực lẫn nhau, thông qua đối thoại.

Trung Quốc đang cố sức bù đắp lại bước thụt lùi về ngoại giao của họ trong năm 2010, khi mà, một cách liên tiếp và ồ ạt, họ gây ra tranh cãi về lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, và chọc giận Hàn Quốc bằng việc không lên án hành động xâm lược của Bình Nhưỡng. Hậu quả phần nào là, Mỹ được khuyến khích ra tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải trên Biển Đông thuộc về lợi ích sống còn của Mỹ. Tâm điểm chú ý của Mỹ là tầm quan trọng của các tuyến đường mậu dịch, vốn là huyết mạch của phần lớn Đông Á.

Hiện nay, Trung Quốc đang làm đủ cách để khoác lên một bộ mặt tươi cười, trong khi Mỹ thì thích tỏ ra rằng họ muốn đối thoại với quân đội Trung Quốc; gần đây họ vừa đón tiếp vị tổng tư lệnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang tin tốt lành tới toàn cầu, và Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh họ tụt hậu so với Mỹ thế nào trong lĩnh vực vũ trang. Nhưng đã quá muộn để Trung Quốc lấy lại tình hình lúc trước.

Nền kinh tế Mỹ có thể đang ngập trong khó khăn, cũng như Nhật Bản và các nước Đông Nam Á yếu thế về quân sự khác. Australia ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu sang Trung Quốc, và Ấn Độ sắc sảo ý thức rằng họ tụt lại sau Trung Quốc đến mức nào về công nghệ quân sự. Nhưng chính những yếu kém này, cộng với việc Bắc Kinh thổi phồng khả năng sử dụng sức mạnh của mình, đã làm cho các quốc gia khác ở tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhận thức được hơn ai hết về các lợi ích chung giữa họ. Indonesia bắt đầu coi ASEAN quan trọng hơn, đổi lại, ASEAN tập trung đến nhiều vấn đề khác nữa ngoài hợp tác kinh tế. Đối với Mỹ, cắt giảm ngân sách quốc phòng không chắc đã ảnh hưởng tới khả năng quân sự của họ ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc cũng tự thấy khó khăn trong việc biến những nụ cười của các quan chức cao cấp nhất thành sự kiềm chế. Vài ngày trước hội nghị Shangri-la, họ phá hoại tàu thăm dò khai thác của Việt Nam ngoài khơi biển Việt Nam, trong khu vực mà các nước khác coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một Hà Nội nóng giận, với những mối quan hệ cũ với Nga và Mỹ, và những mối quan hệ đang ấm dần lên với Mỹ, đã kích thích các nước khác trong khu vực coi Biển Đông là bài kiểm tra mấu chốt đối với các ý đồ của Trung Quốc.

Nhưng đối với Trung Quốc, cân bằng giữa những việc cần phải làm về ngoại giao với các động cơ dân tộc chủ nghĩa có vẻ là việc rất khó khăn. Một ví dụ là con tàu sân bay đầu tiên của họ. Được mua từ Ukraine vào năm 1998 – khi ấy nó mới chỉ có vỏ – nay con tàu sắp vận hành được. Nghe nói nó mang tên “Thi Lang”, đặt theo tên một vị tướng Mãn Châu chinh phục Đài Loan năm 1683. Con tàu sân bay sẽ là niềm tự hào của Trung Quốc và là lời nhắc nhở không ngừng với các nước láng giềng của Trung Quốc rằng họ sẽ phải cố mà thúc đẩy liên minh khu vực.

Trung Quốc cũng không được giúp đỡ nhiều từ một số ít bạn bè thực sự của họ. Thủ tướng Pakistan, Yousaf Raza Gilani, có thể làm Mỹ ngượng mặt khi ông ca ngợi Trung Quốc bốc trời trong một chuyến thăm gần đây. Nhưng ông cũng khiến Bắc Kinh sượng sùng khi khẳng định rằng Trung Quốc đã đề xuất xây cho Pakistan một căn cứ hải quân ở Gwadar, gần Vịnh Oman, mà Trung Quốc được phép vào đó. Mặc dù điều này có thể chỉ là nói phét, nhưng nó cũng động chạm tới tâm lý Ấn Độ.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của việc xây dựng lực lượng vũ trang không phải là Biển Đông mà cũng chẳng phải Ấn Độ Dương hay Đông Bắc Á. Cho dù có tạo nên một cuộc “chạy đua vũ trang” hay không thì cũng có vô số phản ứng đối với việc Trung Quốc mua sắm tên lửa, máy bay tàng hình và một loạt vũ khí tinh vi khác. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không phản ứng lại kho vũ khí chiến lược của Bắc Kinh, nhưng sự nhẹ nhàng ngoài mặt và hạm đội tàu ngầm của họ là quá đủ cho Trung Quốc, còn sự bất đồng giữa Mỹ và Nhật về việc xác định lại địa điểm đặt khu căn cứ Okinawa chỉ là vấn đề nhỏ. Nga cũng vậy, đang tái thiết hạm đội Thái Bình Dương một thời suy tàn của họ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sự nổi lên của Trung Quốc cũng làm đảo lộn tình hình. Các hành động của Bắc Kinh, cho dù là ôn hòa hay hung hãn, đều quy định tính chất của sự việc trong tương lai, và do đó ảnh hưởng cả mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác trong khu vực.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Bà con cần đọc bản gốc tiếng Anh của bài viết, mời bấm vào tên tờ báo (New York Times), ngay trên tựa tiếng Việt.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , | 2 Comments »

102. CÁC MỐI ĐE DOẠ AN NINH ĐANG NỔI LÊN ĐỊNH HÌNH LẠI SƯ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CÁC MỐI ĐE DOẠ AN NINH ĐANG NỔI LÊN

ĐỊNH HÌNH LẠI SƯ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC

(The Washington Quartely, số 1/2011)

 Tài liệu tham khảo đặc biệt

Chủ Nhật, ngày 12/06/2011

Một dòng suối nghiên cứu và phân tích đều đặn trong hai thập kỷ qua đã bắt nguồn từ việc gần như là đồng thuận trong cộng đồng chính sách đối ngoại của Mỹ, theo lời của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, “ít quốc gia ở tư thế sẵn sàng có tác động nhiều hơn đối với thế giới trong 15 – 20 năm tới so với Trung Quốc”. Tuy hiên, nhiều trong số những nỗ lực nhằm báo trước sự ứng xử trong tương lai của Trung Quốc đã chú ý không tương xứng tới việc tiên đoán những “ý định chiến lược” của Bắc Kinh. Đường hướng này chỉ cho thấy sự hiểu thấu có giới hạn các nhân tố mà cuối cùng sẽ quyết định cách thức mà Trung Quốc theo đuổi những lợi ích của mình và sử dụng ảnh hưởng toàn cầu. Nó đánh giá sâu sắc quá mức tầm quan trọng của những ý định hiện nay như một sự hướng dẫn hành vi ứng xử trong tương lai, và đánh giá quá thấp những hạn chế mà môi trường an ninh của Trung Quốc sẽ gây ra đối với các nhà vạch quyết định của Bắc Kinh.

Việc nắm được các chiều hướng có khả năng của sự trỗi dậy của Trung Quốc thay vào đó sẽ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về những mối đe doạ đang nổi lên mà Bắc Kinh sẽ buộc phải ứng phó, bất chấp những dụng ý riêng của nước này. Các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) dành đặc quyền cho sự tăng trưởng kinh tế và không can thiệp đang gây ra một loạt mới những mối đe doạ an ninh tiềm tàng bao gồm: 1) chủ nghĩa khủng bố quốc tế; 2) mất ổn định từ bên ngoài và thất bại của nhà nước ở nước ngoài; và 3) các chế độ công khai chống Trung Quốc. Kết quả sẽ là hình thành lại một chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Trung Quốc vượt ra ngoài những lo ngại an ninh truyền thống của nước này. Bắc Kinh không nghi ngờ gì nữa đang tập hợp các phương tiện để sử dụng ảnh hưởng trong các hoạt động chính trị quốc tế, nhưng bất chấp những ý định chiến lược hiện nay của họ, môi trường đe doạ đang phát triển nhanh của nước này sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc xác định Trung Quốc làm thế nào phát huy tác dụng của các nguồn lực này. Đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về ảnh hưởng sắp tới của Trung Quốc đối với an ninh quốc tế – nước này sẽ tiến hành các cuộc chiến tranh ở đâu, ai sẽ là những đồng minh và kẻ thù trong tương lai của nước này, và liệu nước này có sẽ từ bỏ chính sách không can thiệp hiện nay của mình hay không – cần phải nhìn nhận vượt ra ngoài những ý định và hướng tới môi trường đe doạ trong tương lai của Trung Quốc.

Những mối đe doạ đang nổi lên đối với Trung Quốc

Những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh rõ ràng được thể hiện trong các văn kiện chính thức của chính phủ và đã được làm nổi bật bởi hành vi ứng xử trên trường quốc tế của Trung Quốc. Để đảm bảo sự tồn tại của CCP, chính phủ ở Bắc Kinh đã tìm thấy cách duy trì một môi trường quốc tế và khu vực hoà bình có lợi cho việc tiếp tục mở rộng kinh tế. Việc đảm bảo sự tăng trưởn kinh tế cần phải tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nguyên liệu và các nguồn năng lượng, cũng như những cơ hội mới để buôn bán và đầu tư. Đồng thời, chế độ cầm quyền đã chú trọng nhiều đến việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, do đó tìm cách ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào những gì mà Bắc Kinh coi là những công việc nội bộ của mình – bao gồm vấn đề Đài Loan và Tây Tạng – và những vấn đề của các đối tác ngoại giao và kinh tế của nước này. Do đó, Bắc Kinh đã tránh những vấn đề quản lý chính quyền trong các mối quan hệ đối ngoại của nước này, và đã tìm cách làm xói mòn các chuẩn mực tự do quốc tế có khả năng đêm lại cho các nước quyền hạn và trách nhiệm để bảo vệ các quyền tự do chính trị cá nhân vượt ra ngoài các đường biên giới của họ.

Chủ nghĩa khủng bố

Đường hướng này đối với các hoạt động chính trị quốc tế chắc chắn đựơc hoan nghênh bởi một số chế độ trong thế giới đang phát triển muốn tránh sự can thiệp của nước ngoài, và bởi các nước đã được hưởng lợi từ nguồn tiền, công ăn việc làm, và các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Tuy nhiên, thái độ dễ dãi của Bắc Kinh đối với các nguyên tắc phi dân chủ và việc tập trung nổi bật vào sự phát triển kinh tế trong nước đã trở thành nguồn gốc tiềm tàng gây ra sự phản ứng, trong đó bóng ma của chủ nghĩa khủng bố quốc tế chỉ là một ví dụ. Mối đe doạ này, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt, trở nên trầm trọng thêm bởi thực tế sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu đương nhiên có nghĩa là số công ty của Trung Quốc và Hoa kiều ở nước ngoài gia tăng – hay nói cách khác, một mục tiêu mở rộng chưa từng thấy dành cho những kẻ muốn tấn công các tài sản của Trung Quốc. Từ các đường ống dẫn dầu ở Cadăcxtan đến các nhà máy lọc dầu ở Nigiêria cho tới các bến cản ở Xrilanca, quyền lực mềm gây ra các mục tiêu mềm.

Khả năng chủ nghĩa khủng bố nhằm vào những lợi ích của Trung Quốc xuất phát từ một số nguồn gốc. Nguồn gốc trực tiếp nhất là các lực lượng ly khai, trong những người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở phía tây Trung Quốc, tìm cách thành lập một nhà nước Đông Thổ riêng. Trong những năm 1990, các phong trào đòi độc lập thành công ở Trung Á, kết hợp với việc Taliban cai trị Ápganixtan, mang lại sự ủng hội cả tinh thần lẫn vật chất cho các phần tử tương tự ở Trung Quốc. Từ đó, các tổ chức Hồi giáo ở Cưrơgưxtan và ở các nơi khác dọc đường biên giới của Trung Quốc nghe nói đã cung cấp vũ khí cho các tổ chức ủng hộ ly khai ở Tân Cương. Sau vụ tấn công ngày 11/9/2001 ở Mỹ, Bắc Kinh đã có những nỗ lực nhiều lần vạch ra các mối liên kết giữa, một mặt, Al Qaeda hoặc Taliban và, mặt khác, các phần tử khủng bố Trung Á và các phần tử ly khai Duy Ngô Nhĩ. Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng sự báo động của Bắc Kinh vượt xa những mối đe doạ thực tế từ thiểu số người Duy Ngô Nhĩ, những người dân tộc Hán đã là nạn nhân của các vụ tấn công, cả ở trong nước lẫn ở các nước Trung Á láng giềng. Trong một bản báo cáo tháng 1/2002, Vụ báo chí Quốc vụ viện ước tính rằng, trong thập kỷ trước, Trung Quốc đã chịu “hơn 200 vụ khủng bố ở Tân Cương, làm 162 người thiệt mạng”. Chính Mỹ đã bắt giữ các chiến binh kẻ thù Duy Ngô Nhĩ trong những giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh ở Ápganixtan.

Mối đe doạ của các phần tử ly khai là không có gì mới, và Bắc Kinh sẽ may mắn nếu câu chuyện về chủ nghĩa khủng bố kết thúc ở đây. Thay vào đó, nếu để nhức nhối, nó có thể trở thành một vấn đề trên phạm vi quốc tế. Mặc dù CCP có khả năng đáng kể để kiểm soát, giám sát, và cuối cùng đàn áp các bên tham gia như các phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ bên trong biên giới của nước này, không thể nói như vậy về các mối đe doạ ở nước ngoài. Các chính sách đàn áp của Bắc Kinh ở Tân Cương đã bắt đầu gây ra sự nổi giận của các tổ chức cực đoan được tổ chức tốt hơn và nguy hiểm hơn. Các tổ chức khủng bố ở Trung Á đã công khai tuyên bố rằng mục tiêu của họ là lật đổ các chính phủ hiện tại và thay thế các chính phủ này bằng một triều đại Hồi giáo sẽ bao gồm các khu vực phía tây Trung Quốc. Ayman al – Zawahiri, nhân vật chỉ huy số hai của al Qaede, đã đề cập đến tình cảm của người Duy Ngô Nhĩ trong khi kêu gọi cuộc thánh chiến toàn cầu. Xa hơn nữa, sau các cuộc bạo loạn tháng 7/2009 ở Urumqi, al Qaeda ở Maghreb theo Hồi giáo đã đưa ra tuyên bố cam kết trả thù bằng cách tấn công người lao động và các doanh nghiệp của Trung Quốc ở khắp tây bắc châu Phi. Tố cáo tình trạng thiếu quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc, Abu Yahya al-Libi, một nhân vật al Qaeda then chốt, đã hướng sự chú ý vào Trung Quốc và dự đoán một sự thất bại tương tự như sự thất bại của Liên Xô, đồng thời lưu ý “nhà nước vô thần này đang đi đến chỗ sụp đổ. Nó sẽ phải đốimặt với những gì xảy ra đối với chú gấu Nga”.

Kết hợp những nhận thức của nước ngoài về các chính sách chống Hồi giáo trong nước, sự ủng hội của Bắc Kinh đối với các chính phủ đàn áp trong thế giới Hồi giáo tạo thêm động cơ cho chủ nghĩa khủng bố chống Trung Quốc. Sự dồi dào các nguồn năng lượng ở Trung Đông đã làm cho khu vực này có lợi ích to lớn đối với Trung Quốc. Có lẽ đáng kể nhất là các mối quan hệ của Bắc Kinh với Riát đã nở rộ trong thập kỷ qua. Điều khởi đầu là những đầu tư thử nghiệm vào dầu lửa, khí đốt tự nhiên, và trầm tích khoáng sản đã phát triển thành một mối quan hệ rộng rãi hơn bao gồm buôn bán, tài chính, và các hiệp định về kỹ thuật. Khi các mối quan hệ này phát triển, dường như chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc bị xếp vào loại “những kẻ thù xa” của Osama Bin Laden và các phần tử bất đồng chính kiến khác ở Arập Xêút. Việc phát triển các mối quan hệ Arập Xêút – Trung Quốc không phải là duy nhất, Bắc Kinh đã nuôi dưỡng các mối liên kết kinh tế và chiến lược tương tự với chế độ của Hosni Mubarak ở Aicập.

Chủ nghĩa khủng bố quốc tế có thể cũng xuất phát từ bên ngoài thế giới Arập, nơi việc Trung Quốc bòn rút các nguồn tài nguyên thiên nhiên đôi khi bị coi là một sự lăng mạ quốc gia, bất chấp những lợi ích kinh tế được gia tăng cho nước chủ nhà. Những ngày sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ký một loạt thoả thuận về dầu lửa với người đồng chức Nigiêria, Olusegun Obasanjo, các chiến binh địa phương cảnh báo rằng “những công dân Trung Quốc được thấy ở các mỏ dầu lửa sẽ bị coi là những kẻ cắp đang đưa các công dân của mình vào tuyến lửa của chúng ta”. Các cuộc tấn công như vậy cũng đã rất phổ biến, với tin tức trên tờ Newsweek cho thấy “các vụ bắt cóc, giết người, và đe doạ giết người gây khó khăn cho người lao động Trung Quốc từ Châu thổ sống Niger đến tận các vùng phía đông Êtiôpia”.

Các đối tác suy yếu hoặc bị cô lập

Ngoài chủ nghĩa khủng bố quốc tế, những lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc cũng bị đe doạ bởi khả năng về sự mất ổn định chính trị, sự thất bại của nhà nước, hay sự can thiệp của quốc tế vào một số những đối tác có giá trị nhất của nước này. Việc Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các chính phủ bất hợp pháp hoặc không ổn định một phần xuất phát từ những nhu cầu lớn của nền kinh tế đói khát của nước này. Điều này đặc biệt đúng về các nguồn nhiên liệu và khoáng sản, mà những nguyên liệu Trung Quốc cần thường nằm ở các nước bất ổn định về chính trị. Nêu một vài ví dụ, Trung Quốc nhập dầu lửa từ Ănggôla, bôxít từ Ghinê, và khí đốt tự nhiên từ Tuốcmênixtan. Trong khi hoạt động ở các nước có thể chế chính trị suy yếu, hệ thống pháp luật không đáng tin cậy, và tương lai kinh tế không chắc chắn, các công ty của Trung Quốc đã bị chi trả chậm đáng kể từ các chính quyền địa phương.

Những gián đoạn về việc cung cấp do nội chiến, cách mạng, hoặc rối loạn xã hội có thể gây phương hại thêm cho những lợi ích kinh tế và đầu tư của Trung Quốc. Điều này tạo ra cho Trung Quốc một nguy cơ không may mắn trong việc duy trì các chế độ này. Bắc Kinh đã cung cấp vũ khí cho 4 trong 5 nước hàng đầu được đề cập trong bài “Chỉ số các nước thất bại” năm 2010 của tạp chí Foreign Policy – Sát, Xuđăng, Dimbabuê, và nước Cộng hoà Cônggô. Các nước này nằm trong số các nước bạo lực và không ổn định nhất trên thế giới, làm cho lợi ích của Trung Quốc dễ bị tổn thương nhiều trước các lực lượng địa phương và khu vực mà có thể đảo lộn sự ổn định trong nước ở các nước đó. Mặc dù việc quan hệ đối tác với các chế độ này tương đối dễ dàng ngay từ đầu, chi phí sẽ tăng lên theo thời gian. Khi đầu tư kinh tế và chính trị của Trung Quốc mở rộng, Bắc Kinh sẽ đối mặt với sức ép ngày càng tăng buộc phải đổ thêm các nguồn tài lực vào việc chống đỡ cho các chính phủ mà nếu không có thể sụp đổ.

Một phần để bảo vệ những lợi ích của mình ở nước ngoài, Bắc Kinh cũng đã theo đuổi một chính sách không can thiệp vào các hoạt động chính trị trong nước của các chính phủ nước ngoài, thực hiện một chiến lược mang tính cơ hội là thoả thuận với các chế độ – như các chế độ ở Mianma, Iran, Bắc Triều Tiên, và Xrilanca – chính khi họ bị cộng đồng quốc tế lẩn tránh. Các nước này đã dang rộng cánh tay hoan nghênh sự ủng hộ của Trung Quốc, và đã được hưởng lợi từ việc Bắc Kinh sẵn sàng bỏ qua những lạm dụng trong nước nhân danh phát triển kinh tế và ổn định khu vực. Bắc Kinh rất thường xuyên giúp đỡ về vật chất và sử dụng chiếc ghế của mình tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để cản trở việc điều tra và tố cáo của quốc tế về các vụ vi phạm nhân quyền hay phổ biến vũ khí.

Đây là trường hợp ở Xrilanca, nơi Bắc Kinh cung cấp vũ khí và trang trải chi phí ngoại giao cho Côlômbô để phát động các hoạt động quân sự trên quy mô toàn diện chống lại tổ chức Những con hổ giải phóng Tamil năm 2008. Sự ủng hộ của Trung Quốc mang tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng của chế độ này, và diễn ra sau khi phần lớn cộng đồng quốc tế, kể cả Mỹ, đã rút sự ủng hộ của họ do những lo ngại về nhân quyền. Tương tự, các hoạt động kinh tế của Tủng Quốc với các chế độ bị cô lập đôi khi đã làm xói mòn thành công ảnh hưởng của các bên tham gia trong khu vực hoặc những sáng kiến đa phương. Chẳng hạn, Bộ trưởng Ngoại giao Nigiêria gần đây đã phê phán Bắc Kinh về việc làm giảm những nỗ lực quốc tế trong việc gây sức ép với các chế độ độc tài ở châu Phi: “Chúng ta không thể bắt đầu suy nghĩ về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ghinê hay Nigiê vì quản lý chính quyền tồi tệ và rồi họ [Trung Quốc] đi sau chúng ta và tiến hành một số thoả thuận khác ”.

Mô thức quan hệ đối tác này với các chế độ bị cô lập hoặc không lương thiện có những hậu quả tiêu cực đối với Bắc Kinh. Có sự trả giá rõ ràng về danh tiếng, như khi những người chỉ trích về mối quan hệ của Trung Quốc với Xuđăng đã phản đối cuộc chạy tiếp sức mang ngọn đuốc Olympic năm 2008 và đã tìm cách đặt tên lại cho Thế vận hội Mùa hè này là “Olympic diệt chủng”. Cuối cùng, những lợi ích kinh tế của Trung Quốc và các đồng minh chính trị ở các nước này dễ bị tổn thương với những sáng kiến đa phương, các nước có thể bác bỏ nguyện vọng của Bắc Kinh muốn cộng đồng quốc tế giữ một khoảng cách, như cuối cùng đã diễn ra khi có thêm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc được áp đặt đối với Iran. Nếu Trung Quốc tiếp tục lựa chọn làm việc với các nước vi phạm nhân quyền trắng trợn, thì không chắc nước này sẽ có thể bảo vệ được lâu dài đầu tư kinh tế và chính trị của mình.

Các chính phủ chống Trung Quốc

Ngoài hậu quả về ngoại giao và tài chính có thể xuất phát từ sự mất ổn định ở bất cứ nước nào trong những nước này, Bắc Kinh có thể cũng đối mặt với sự nổ lên của các chính phủ chống Trung Quốc rõ ràng. Việc Bắc Kinh sẵn sàng đề nghị giúp đỡ an ninh và đầu tư mạnh mẽ cho các chế độ rõ ràng là phi dân chủ làm tăng khả năng đối đầu với một đối thủ nhà nước trong tương lai. Các chính phủ mới có thể công kích Bắc Kinh để phản ứng lại sự cộng tác của nước này với những kẻ đàn áp trước đây, đặc biệt sau cuộc cách mạng hoặc dân chủ hoá. Chẳng hạn, Mỹ đã phải trả giá đắt cho việc ủng hộ các chính phủ độc đoán ở các nước như Cuba, Iran, và Nicaragoa. Bằng cách công khai tránh các vấn đề nhân quyền và phô trương một cách có ý thức sự giúp đỡ không ràng buộc của mình, Trung Quốc đang tự đặt mình vào vị trí đối đầu với những hình thức phản ứng chính trị tương tự.

Henning Melber, một nhà hoạt động kỳ cựu ở châu Phi, người hiện đứng đầu Tổ chức Dag Hammarskjold ở Thuỵ Điển, đã miêu tả sự gia tăng tình cảm chống Trung Quốc bằng những lời lẽ đơn giản: “Vì người ta thấy Trung Quốc ủng hộ các chính phủ đàn áp người dân của họ”. Một số nhà lãnh đạo đã quảng cáo hoàn toàn công khai sự ủng hộ này từ Trung Quốc. Năm 2006, người hùng Dimbabuê Robert Mugabe cảnh báo phe chống đối ông rằng, “chúng ta muốn nhắc nhở những kẻ có thể ấp ủ bất cứ kế hoạch nào quay sang chống chính phủ: hãy coi chừng, chúng ta có những người đàn ông và phụ nữ được vũ trang có thể nổ súng… các lực lượng quốc phòng đã được hưởng lợi từ chính sách Hướng Đông của chính phủ thông qua đó họ không chỉ có được thiết bị mới, mà còn học được các chiến lược quân sự mới”.

Bắc Kinh có thể tin rằng mình có thể thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan này bằng cách đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng khả thi mang lại lợi ích cho dân thường. Thật đáng khen, sự tăng trưởng kinh tế và sự chú trọng ngoại giao của Trung Quốc vào việc phát triển đã tạo ra các mức độ viện trợ, buôn bán và đầu tư lớn hơn ở các khu vực nhất định trong thế giới đang phát triển. Tuy nhiên, những lợi ích của các hoạt động này không phải luôn được phân phối một cách đồng đều. Nơi nào tình trạng tham nhũng và bất công lan tràn, sự trỗi dậy của Trung Quốc có nghĩa là những điều khác nhau đối với những người khác nhau. Nhà báo Yaroslav Trofimov giải thích rằng, “các nhà lãnh đạo châu Phi vẫn hoan nghênh sự dính líu ngày càng tăng của Trung Quốc như một giải pháp cho những nỗi thống khổ của châu Phi và như một sự lựa chọn thay thế đáng hoan nghênh cho phương Tây. Nhưng trong những người châu Phi bình thường, việc đánh giá về sự đổ vào chưa từng thấy này của các nguồn đầu tư, các sản phẩm và những người định cư Trung Quốc không phải là gần như giống nhau”.

Bất chấp khả năng được hưởng lợi về kinh tế, việc làm ăn với Trung Quốc đôi khi dẫn đến những lời kêu ca phàn nàn như lương thấp, nạn tham nhũng ở địa phương, các tiêu chuẩn an toàn thấp, và nguồn hàng hoá rẻ tiền của Trung Quốc đổ vào thay thế các sản phẩm của địa phương. Ở Ănggôla, chẳng hạn, nơi các công ty khác như Chevron đã thu hút gần 90% lực lượng lao động của họ từ số dân địa phương, các công ty dầu lửa của Trung Quốc nghe nói đã sử dụng chưa đầy 15% người lao động Ănggôla. Hiện tượng này đã gây ra những lời cáo buộc rằng Trung Quốc đang can dự một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân kinh tế. Bộ trưởng ngoại giao Libi đã phản ánh xu hướng này vào tháng 12/2009, trong khi phát biểu: “Khi chúng ta nhìn vào thực tế tại địa bạn, chúng ta nhận thấy có cái gì đó giống như một cuộc xâm chiếm của Trung Quốc đối với lục địa châu Phi”.

Những tình cảm này có thể được cải thiện nếu các công ty của Trung Quốc thuê nhiều người lao động địa phương hơn, tăng lương, và theo đuổi các tiêu chuẩn an toàn và môi trường (trên thực tế, một số công ty đã thực hiện các biện pháp này). Nhưng Bắc Kinh đã gặp đủ rắc rối trong việc thực hiện các hoạt động buôn bán có trách nhiệm ở trong nước, và đã tỏ ra thậm chí ít có khả năng hơn trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử của các công ty Trung Quốc khi họ đi ra nước ngoài. Thêm vào những thái độ thành kiến và phân biệt chủng tộc của Hoa kiều và chống lại Hoa kiều ở nước ngoài, và người ta có một hợp chất độc hại có khả năng gia tăng những tác động tiêu cực của tầm hoạt động kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ví dụ rõ ràng nhất về động lực này cho đến nay đang xuất hiện ở Dămbia, nơi Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào ngành công nghiệp đồng. Vào âthngs 11/2008, sau một loạt tai nạn và sự cố chết người tại các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc, nhà lãnh đạo đối lập Michael Sata đã gây ra một thách thức lớn trong cuộc bầu cử tổng thống của Dămbia bằng cách tiếp tục một cương lĩnh công khai chống Trung Quốc. Sata đã đụng chạm đến các chủ đề theo đường lối dân tộc gây xúc động trong chiến dịch tranh cử của ông, tuyên bố rằng: “Chúng ta đã loại bỏ được một cường quốc nước ngoài và chúng ta không muốn cường quốc nước ngoài khác ở đây, đặc biệt một cường quốc không phải là một nước dân chủ”. Mặc dù Sata không giành thắng lợi trên toàn quốc, ông đã chi phối ở thu đô Lusaka và Copperbelt, hai khu vực nơi các thương gia và các nhà đầu tư Trung Quốc có mặt nhiều hơn.

Khi cuộc tổng tuyển cử năm 2011 đến gần, Sata lại lớn tiếng chống Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo của đảng Mặt trận Yêu nước đối lập. Nhiệm vụ của Sata đã được thực hiện dễ dàng hơn bởi các cuộc đụng độ đang diễn ra tại các cơ sở thuộc sở hữu của Trung Quốc. Vào tháng 10/2010, các nhà quản lý Trung Quốc của một khu mỏ ở tỉnh Sinazongwe ở phía nam đã nổ súng vào những người lao động Dămbia phản đối lương thấp và những điều kiện lao động tồi tệ. Ít nhất 11 người phải vào bệnh viện. Chưa đầy một tuần sau, Bộ trưởng Quốc phòng Dămbia Kalombo Mwansa có mặt ở Bắc Kinh nguyện thúc đẩy các mối quan hệ quân sự với Trung Quốc và nhắc lại sự ủng hộ của Dămbia đối với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, và nhân quyền. Sau các sự kiện này, Sata đã lên án chính phủ cầm quyền, và tuyên bố: “Chúng ta biết rằng chính phủ này không thể bảo vệ được chúng ta vì nó đã bị người Trung Quốc làm cho tham nhũng nhiều”. Có thể gây phương hại cho Trung Quốc, sự thâm nhập kinh tế của nước này ở nước ngoài đang nổi lên như một vấn đề chính trị trong nước ở các khu vực thuộc thế giới đang phát triển, và các nhà hoạt động chính trị theo đường lối dân tuý hoặc cách mạng có thể lợi dụng tình cảm theo đường lối dân tộc và bài ngoại theo cách tương tự.

Cuối cùng, thông qua các hoạt động chính trị truyền thống giữa nhà nước với nhà nước, Trung Quốc cũng có thể tạo ra kẻ thù do cuối cùng buộc phải có một lập trường về các vấn đề gây tranh cãi trên trường quốc tế. Chủ trương không liên kết là hay về mặt lý thuyết, nhưng ngày càng khó thực hiện đối với một nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với những lợi ích kinh tế và an ninh đang mở rộng nhanh. Thậm chí, hợp tác kinh tế phi chính trị – với các nước như Cuba, Bắc Triều Tiên, hay Vênêxuêla – có thể là các hoạt động chính trị ở mức độ cao (và gây tranh cãi) trong và của hính họ. Tương tự, ở các khu vực như Trung Đông đầy kình địch và xung đột, việc duy trì đồng thời các mối quan hệ tích cực với Aicập, Iran, Irắc, Ixraen, Arập Xêút, và Xyri sẽ là thách thức to lớn đối với Bắc Kinh. Ở một thời điểm nào đó, việc ủng hộ một chế độ sẽ có nghĩa là chống đối một chế độ khác. Tất cả những điều này không phải là dự đoán một hiện tượng lan tràn về các chế độ chống Trung Quốc trên khắp thế giới, mà nó sẽ chỉ nêu ra một số chế độ gây ra những cơn đau đầu lớn ở Bắc Kinh. Tất cả những điều này kết hợp với nhau, Trung Quốc chắc chắn phải đối mặt với một môi trường đe doạ cực kỳ phức tạp trong tương lai, đầy rẫy sự phối hợp nào dó của các phần tử khủng bố, các nhà nước thất bại, quần chúng bất mãn, và những kẻ thù rõ ràng.

Nhắm đôi mắt mởi to lại chăng?

Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không ngây thơ về những tác động an ninh của việc tập hợp sức mạnh và ảnh hưởn quốc tế. Trên thực tế, chưa bao giờ có một nước thận trọng như vậy về sự nổi lên vị thế nước lớn của mình. Các hiệu sách và nhật ký trên mạng đầy rẫy những tranh luận về những bài học học được từ các nước bá quyền và các nước đế quốc trong lịch sử. Vào tháng 11/2006, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ, đã công bố một văn kiện 12 phần rất được lòng dân về sự trỗi dậy của các nước lớn. Phải mất 3 năm để thực hiện và đầy đủ các cuộc phỏng vấn với các nhân vật giống như Paul Kennedy và Joseph Stiglitz. Các học giả Trung Quốc đã tổ chức các cuộc hội thảo, các nhóm nghiên cứu, và hàng loạt tác phẩm về chủ đề này. Đúc kết một phần những phân tích này, CCP đã tìm cách đề ra một chiến lược an ninh quốc gia tránh những biểu hiện bề ngoài của việc vươn bàn tay đế quốc ra quá mức và hoạt động chính trị liên minh, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc gây ra thế tiến thoái lưỡng nan an ninh có hại có thể dẫn đến sự kình địch quân sự và cạnh tranh kinh tế. Điều này có nghĩa là theo đuổi các mối quan hệ tích cực với các chính phủ nước ngoài và nhằm thu phục, làm suy yếu, hoặc chia rẽ các lực lượng mà nếu không có thể kiềm chế sự trỗi dậy của nước này.

Những kết quả của sự thận trọng và khôn ngoan đó là rõ ràng: tiếp tục nhắc đến triết lý của Đặng Tiểu Bình là “giấu mình và chờ thời”; “Khái niệm An ninh Mới” được đưa ra vào những năm 1990 nhấn mạnh “đối thoại và hợp tác” hơn là sử dụng vũ lực; câu thần chú do kết quả của điều đó “trỗi dậy hoà bình” nhường chỗ cho “phát triển hoà bình”, tâm trạng gần như ám ảnh với việc ngăn chặn bất cứ và tất cả những diễn giải về “học thuyết về mối đe doạ Trung Quốc”, và thái độ miễn cường nói chung về việc can dự vào các hoạt động quân sự hoặc các biện pháp trừng phạt quốc tế có thể nuôi dưỡng sự thù địch từ các nước khác. Trịnh Tất Kiên, nguyên hiệu phó Trường Đảng Trung ương, đã khẳng định với phương Tây rằng “Trung Quốc sẽ không đi theo đường lối của Đức dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất hoặc những đường lối của Đức và Nhật Bản dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi các nước này cướp bóc mạnh mẽ các nguồn tài nguyên và theo đuổi bá quyền. Trung Quốc cũng sẽ không đi theo con đường của các nước lớn đang tranh giành quyền chi phối toàn cầu trong Chiến Tranh Lạnh. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ vượt qua những bất đồng về tư tưởng để nỗ lực tiến tới hoà bình, phát triển, và hợp tác với tát cả các nước trên thế giới”. Thật đáng khen, Bắc Kinh hiện nay đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn sự nổi lên của những đối thủ nước lớn và làm đối trọng với các liên minh, nhưng thậm chí các hoạt động chính trị quốc tế mang đặc điểm của Trung Quốc cũng đã gây ra những trở ngại mới. Bất chấp những nỗ lực hết sức của nước này trong việc theo đuổi hoà bình, ổn định, và các mối quan hệ “cùng thắng”, đường hướng của Trung Quốc đối với các chính sách đối nội và đối ngoại đã gây ra một loạt các mối đe doạ tiềm tàng kèm theo.

Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp nhằm cả giảm bớt lẫn ứng phó với những thách thức này, nhưng những động lực bên dưới tiếp tục chiếm ưu thế. CCP sẽ ngày càng thấy mình phải ứng phhó với các mối đe doạ xuất phát, ít nhất phần nào, từ cách thức đặc biệt của nước này là ưu tiên cho sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế trong các mối quan hệ quốc tế. Ở đây có mâu thuẫn phổ biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà Bắc Kinh – vì những sức ép chính trị và kinh tế trong nước mà nước này phải đối mặt – đã không dễ dàng thoát khỏi. Các chính sách đối ngoại chú trọng đến các mối quan hệ tài chính “cùng thắng” không có lợi cho tự do hoá chính trị có thể giành được mối quan hệ thân thiện của các chế độ bạn bè, nhưng chúng cũng sẽ gây ra sự tức giận của số dân chúng nào đó. Nếu có sự mỉa mai trong việc Bắc Kinh nghiên cứu kỹ càng về nước Mỹ, thì đó là Trung Quốc đang nhắm mắt bước xuống cùng một tấm ván chênh vênh, theo đuổi các chính sách tương tự như các chính sách đã dẫn đến một số trong những mối đe doạ an ninh cấp bách nhất hiện nay của Mỹ.

Trong khi đánh giá sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các chế độ độc tài, người ta thường lưu ý rằng Mỹ cũng đôi khi theo đuổi những lợi ích của mình không có lợi cho các nguyên tắc dân chủ. Đây là một sự chỉ trích công bằng, nhưng Mỹ đã cân bằng các chính sách này bằng cách giúp đỡ rộng rãi và củng cố tự do chính trị. Không thể nói tương tự về Trung Quốc. Trong số các nước đã nhận được nhiều vũ khí thông thường từ Mỹ trong 5 năm qua, gần 60% được tổ chức theo dõi độc lập Freedom House cho là “tự do”, với chỉ có 20% là “Không tự do”. Trái lại, các nước “tự do” chỉ chiếm 15% trong số các nước nhận vũ khí của Trung Quốc, với các chế độ “Không tự do” chiếm gần đa số. Việc nói rằng cả hai nước đều nhắm mắt làm ngơ như nhau trước chế độ độc tài đơn giản là thiếu chính xác. Tuy nhiên, khi các mối đe doạ chống Trung Quốc trở thành sự thật, chúng có thể nổi lên phản ứng với các chính sách của chính Trung Quốc.

Nhìn nhận vượt ra ngoài những ý định

Khả năng các mối đe doạ an ninh đang xuất hiện để định hình lại chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh có những tác động quan trọng đối với cách thức suy nghĩ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vào tháng 3/2009, trong lần xuất hiện cuối cùng trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Keating đã bày tỏ sự ngạc nhiên về hành vi ứng xử dường như mâu thuẫn của lực lượng Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Phản ánh sự trái ngược với thái độ quyết đoán mới thấy của Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa, với những đóng góp chân thành của nước này cho các hoạt động chống cướp biển quốc tế ở Vịnh Aden, Keating đã đặt một loạt câu hỏi quen thuộc: “Những ý định thực sự của họ là gì, ý định chiến lược của họ là gì, Trung Quốc có thể đi đến đâu vào 10, 20, 50 năm nữa kể từ bây giờ?” Những phát biểu này minh hoạ cho cảm giác được chia sẻ rộng rãi rằng mặc dù những ưu tiên chính của CCP được hiểu rõ – sự tồn tại của chế độ, mở rộng kinh tế, và sự toàn vẹn lãnh thổ – các biện pháp đặc biệt thông qua đó họ dự định đạt được các mục tiêu đó thì chưa được hiểu rõ. Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc trước Quốc hội đã nêu bật rằng Trung Quốc “đã khiến cho cộng đồng quốc tế không hiểu rõ những mục đích và mục tiêu của học thuyết và những khả năng đang phát triển của PLA”.

Gắn liền với những phân tích này về “ý định chiến lược” của Trung Quốc là nhận thức rằng các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có một chiến lược an ninh quốc gia được phát triển tốt sẽ hướng dẫn hành vi ứng xử trong tương lai của nước này. Khái niệm này gợi ý hơn nữa rằng các nhà phân tích Mỹ cần sử dụng sự kết hợp nào đó những bài viết của Trung Quốc, những bài phân tích của ban lãnh đạo, những đánh giá của cơ quan tình báo, và những tín hiệu về ngoại giao và quân sự để làm bộc lộ rõ những ý định của Trung Quốc. Những học thuyết mang tính học thuật về các mối quan hệ quốc tế và các thời kỳ quá độ về quyền lực đã đưa các học giả đến chỗ chấp nhận những giả định tương tự, coi Trung Quốc là một cường quốc đang lên cứng đầu cứng cổ, chủ động sẽ lựa chọn hoặc đồng hoá hoặc thách thức hệ thống do Mỹ lãnh đạo.

Tuy nhiên, khuôn khổ này đã bị hiểu sai tới một chừng mực mà nó phóng đại các mối quan hệ mang tính nguyên nhân giữa “những ý định chiến lược” và hành vi ứng xử trong tương lai của Trung Quốc. Có một số lý do nào đó để tin rằng các chiến lược mang tính gắn kết, lâu dài chưa hình thành, và cho dù nếu chúng hình thành, thì sẽ không tồn tại được lâu dài qua thời gian. Vì vậy các nhà phân tích cần thận trọng khi cho rằng CCP có một chiến lược an ninh quốc gia toàn diện và hướng về phía trước. Các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, giống như chính sách đối ngoại của các quốc gia khác, đã và sẽ tiếp tục lại được đề ra do sự thay đổi ban lãnh đạo, các cuộc tranh giành quyền lực trong nước, và cuộc cạnh tranh của các thể chế (vai trò của PLA và các mối quan hệ quân sự – quân sự có tầm quan trọng đặc biệt về mặt này). Việc này đòi hỏi phải nghiên cứu thêm các hoạt động chính trị trong nước, cơ cấu hành chính, và các thể chế quân sự thông qua đó các chính sách đối ngoại của Trung Quốc phải xáo động.

Sâu sắc hơn, sự xuất hiện của các mối đe doạ quốc tế mới thường gây trở ngại cho các chiến lược an ninh quốc gia lâu dài, do đó làm xói mòn hơn nữa lợi ích của việc chú trọng trong phạm vi quá hẹp vào những ý định chiến lược. Khi những mối đe doạ đó xuất hiện, tiến trình đề ra chính sách đối ngoại thường giống như sự thận trọng trong tình trạng khẩn cấp, nơi sức mạnh và tài lực theo phản xạ tự nhiên được dành cho những lo ngại và thách thức trực tiếp. Lmà cho mọi người hiểu được quna điểm này, hãy nhớ lại sự chỉ trích gay gắt của George W. Bush về hành động phiêu lưu ở nước ngoài của chính quyền Clinton. Trong cuộc tranh luận thứ hai của ông với Al Gore, chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử tháng 11/2000, tổng thống tương lai lúc đó đã phát biểu: “Tôi không cho rằng quân đội của chúng ta phải được sử dụng cho cái gọi là xây dựng đất nước”. Bush đã không đơn độc. Trong một bài báo trên tờ Foreign Affairs tháng 1/2000 được lưu truyền rộng rãi, Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Bộ trưởng Ngoại giao tương lai lúc đó Condoleezza Rice đã viết: “Tổng thống phải nhớ rằng quân đội là một công cụ đặc biệt. Đây là công cụ gây chết người, và nó được nhằm để làm điều đó. Đây không phải là lực lượng cảnh sát dân sự. Nó cũng không phải là một trọng tài chính trị. Và chắc chắn nhất nó không được thành lập để xây dựng một xã hội dân sự”. Sự trái ngược với các chính sách tiếp theo của họ sẽ là nực cười, nếu các vấn đề gây rắc rối là không quá nghiêm trọng.

Điều này không có nghĩa là một sự chỉ trích đối với chính quyền Bush, mà đúng hơn là sự bình luận về hành vi ứng xử của các nước lớn và những hạn chế đáng kể của việc chú trọng vào vai trò của ý định chiến lược. Các nhà phân tích Mỹ có thể và cần tìm cách suy luận về tư duy chính sách đối ngoại ở Trung Quốc thông qua các cơ cấu tình báo, những tuyên bố công khai, học thuyết, các cuộc tranh luận mang tính học thuật, và các phương tiện khác. Điều này đặc biệt đúng về các vấn đề trước mắt, như các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, ở đó Bắc Kinh phải đối mặt với những lựa chọn trực tiếp và riêng rẽ. Nhưng ngay cả thông tin đầy đủ và trọn vẹn về việc các nhà chiến lược Trung Quốc có ý định sử dụng sức mạnh quốc gia của họ như thế nào cũng chỉ đem lại sự hiểu biết phần nào về khi nào và ở đâu Bắc Kinh cuối cùng sẽ quyết định sử dụng vốn kinh tế và quân sự của mình. Không nghi ngờ gì nữa những ý tưởng có tầm quan trọng trong các hoạt động chính trị thế giới, nhưng chúng cần được thanh lọc qua môi trường đe doạ quốc tế trong đó các nước hoạt động.

Cách thức Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình trên sân khấu toàn cầu không chắc là sản phẩm trực tiếp của một kế hoạch được đề ra và thực hiện một cách cẩn thận. Thay vào đó, nó sẽ nổi lên ít nhất phần nào để ứng phó với các mối đe doạ quốc tế trong tương lai, nhiều trong số các mối đe doạ đó sẽ do chính nước này gây ra. Bất chấp những khát vọng của Bắc Kinh về một hình thức khác của nước lớn, những mối đe doạ đó là mới nảy sinh, đang gia tăng, và gần như không thể tránh được. Hiện nay, chính hoạt động cướp biển đã lôi kéo Trung Quốc vào sân khấu quốc tế. Đây nhanh chóng sẽ là một tập hợp rộng rãi hơn các mối đe doạ an ninh, có khả năng bao gồm chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan xuyên quốc gia, bất ổn định chính trị đối ngoại, và những đối thủ nhà nước mới. Chính những mối đe doạ này sẽ định hình hành vi ứng xử quốc tế của Trung Quốc trong những thập kỷ tới giống như bất cứ chiến lược dài hạn nào.

Đặt ra những câu hỏi khó trả lời

Những tác động đối với Mỹ là đa dạng. Bắt đầu với những thách thức, phản ứng của Trung Quốc đối với những mối đe doạ quốc tế đang nổi lên có thể trực tiếp đi ngược lại với những lợi ích của Mỹ. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phác hoạ những “Sứ mệnh mang tính lịch sử mới” để quân đội Trung Quốc tham gia tích cực hơn việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và PLA ngày càng được huấn luyện và trang bị để tiến hành các hoạt động quân sự vượt ra ngoài Eo biển Đài Loan. Oasinhton có thể hoan nghênh những đóng góp nhiều hơn của PLA trong các trường hợp nào đó, nhưng việc mở rộng vai trò của quân đội trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhất thiết làm tăng khả năng đương đầu với quân đội Mỹ ở nước ngoài. Hơn nữa, không có sự thúc đẩy hay khả năng giải quyết các mối đe doạ an ninh thông qua các cơ cấu tự do dân chủ, Bắc Kinh có thể giảm một nửa sự ủng hộ đối với các chế độ độc tài khi các mối đe doạ tiềm tàng xuất hiện. Những động lực này có thể gây ra những thách thức nghiêm trọng đối với sự lãnh đạo và lợi ích của Mỹ.

Trong khi đó, nguyện vọng có thể hiểu được của Oasinhton muốn Bắc Kinh giải thích lý do tại sao nước này đang phát triển những khả năng quân sự nào đó có thể không quan trọng như nhiều người nghĩ. Sự minh bạch hơn về phía Trung Quốc là mục tiêu đáng giá, nhưng bất chấp những kế hoạch hiện nay, những khả năng đó có thể sẽ được sử dụng trong các sự cố bất ngờ và những cách thức mà các nhà chiến lược Trung Quốc hiện nay không mong muốn, thậm chí cũng không nhất thiết phải cân nhắc.

Bề ngoài, việc cần xử lý các vấn đề đang nổi lên xuyên quốc gia sẽ mở đường hơn nữa cho sự hợp tác Mỹ – Trung, một thực tế được chính người Trung Quốc thừa nhận. Vào tháng 10/2009, trong một bài phát biểu về đường lối của đảng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Oasinhton, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Tướng Từ Tài Hậu thừa nhận rằng “việc quân đội Trung Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự mang lại một không gian rộng rãi hơn cho các cuộc trao đổi và hợp tác quân sự Trung – Mỹ”. Trái với những lập luận trừu tượng về “sự tham gia có trách nhiệm” vào hệ thống do Mỹ lãnh đạo, việc xử lý các mối đe doạ thách thức trực tiếp những lợi ích của Trung Quốc có thể có khả năng hơn nhiều thúc đẩy Bắc Kinh hành động. Một môi trường đe doạ quốc tế ngày càng rõ ràng có thể đưa Trung Quốc đến chỗ hướng nhiều hơn vào sự hợp tác trong các hoạt động cứu trợ thảm hoạ, chống chủ nghĩa khủng bố, và ổn định, đặc biệt nếu bị Liên Hợp Quốc trừng phạt.

Cuối cùng, các học giả đã lập luận rằng các vấn đề trong nước của Trung Quốc – môi trường, xã hội, dân số học, kinh tế, và chính trị – có thể sẽ làm chậm lại sự trỗi dậy nhanh chóng của nước này. Có thể nói tương tự về các mối đe doạ quốc tế đang nổi lên. Những người muốn thấy sự kiềm chế ảnh hưởng đang mở rộng của Bắc Kinh cần xem xét các mối đe doạ an ninh quốc tế có thể sẽ làm đổi hướng sự chú ý và làm cạn kiệt các nguồn tài lực của nước này như thế nào. Trung Quốc đã tìm cách hưởng lợi từ hệ thống do Mỹ lãnh đạo mà không phải trả lệ phí với tư cách là một nước lớn, nhưng cánh cửa dường như đang đóng lại rất nhanh. Chế độ cầm quyền có thể sẽ đẩy ngày này lùi trở lại càng xa càng tốt, nhưng xét về mọi mặt, quyết định sẽ không phải là của họ nữa. Theo nghĩa này, sự trỗi dậy của Trung Quốc có khả năng nhất là một tiến trình tự hạn chế mà có thể không đòi hỏi Mỹ phải làm cho nó giảm bớt tốc độ. Vấn đề gai góc là liệu Mỹ có thể và có nên đóng một vai trò trong việc gây ảnh hưởng đối với các mối đe doạ này hay không, điều đó có thể tỏ ra dễ dàng hơn nhiều so với việc làm thay đổi trực tiếp hành vi ứng xử của Trung Quốc. Mặc dù những vấn đề đó không nghi ngờ gì nữa là nhạy cảm, chúng cho thấy các cuộc tranh luận nghiêm chỉnh đằng sau những cánh cửa khép kín. Thay vì chú ý không tương xứng đến những ý định chiến lược chưa bộc lộ của Bắc Kinh, thời gian đã chín muồi để tiến hàn các cuộc thảo luận tốt hơn và nhiều hơn về môi trường đe doạ trong tương lai của Trung Quốc./.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: