BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2168. TRUNG QUỐC CẦN THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM VỀ TÂY TẠNG

Posted by adminbasam trên 23/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 18/12/2013

TTXVN (Hong Kong 17/12)

Từ lâu, quan hệ giữa Trung Quốc và n Độ vẫn tiềm ẩn những căng thng do các cuộc tranh chấp biên giới giữa hai nước. Bên cạnh đó, việc n Độ cho phép những người Tây Tạng ở Trung Quốc chạy tới sống lưu vong ở nước này cũng là một nguyên nhân khiến quan hệ hai nước trở nên căng thăng hơn. Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết của Phó Giáo sư Abanti Bhattacharya thuộc Ban Nghiên cứu Đông Á của Đại học Delhi (n Độ) về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài viết:

Nguồn gốc của các vấn đề trong các mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc không phải là Tây Tạng, vấn đề cơ bản bắt nguồn từ cách Trung Quốc nhận thức thế nào về Tây Tạng. Nhận thức sai lầm của Trung Quốc đối với Tây Tạng đã làm thay đổi và bóp méo mối quan hệ giữa nước này với Ấn Độ. Đối với Ấn Độ, cuộc tranh chấp biên giới kéo dài dai dẳng khó giải quyết là vấn đề chính gây cản trở các mối quan hệ gần gũi hơn giữa nước này và Trung Quốc. Nhưng đối với Trung Quốc, Tây Tạng là vấn đề quyết định, và Trung Quốc nhận thức rằng Ấn Độ là nơi cho phép những người Tây Tạng lưu vong tỵ nạn như là một chính sách chống Trung Quốc.

Ấn Độ là nơi sinh sống của 120.000 người Tây Tạng đã chạy trốn khỏi Trung Quốc bằng đường bộ, điều khiến cho cuộc hành trình của họ trở nên khó khăn và nguy hiểm khi băng qua các địa hình đồi núi hiểm trở. Những người Tây Tạng vẫn đang chạy đến tỵ nạn tại Ấn Độ, nhưng số lượng đã giảm đáng kể sau năm 2008 từ mức gần 2.000 người xuống còn vài trăm người mỗi năm. Đây là kết quả của sự giám sát nghiêm ngặt tại khu vực biên giới Trung Quốc-Nepal và các chính sách dẫn độ của Nepal dưới áp lực của Trung Quốc đã dẫn tới việc trục xuất một số người Tây Tạng vô tội.

Những người Tây Tạng đó vẫn chuẩn bị để thực hiện cuộc hành trình khó khăn tới Ấn Độ. Họ đã nói với chúng tôi nhiều điều về chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng và những ảnh hưởng của chính sách này. Sự hiện diện của những người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ là biểu hiện của hai vấn đề chính sách lớn tại Trung Quốc, vấn đề đầu tiên là, chắc chắn có một số điều sai trái tàn nhẫn về chính sách Tây Tạng của Trung Quốc, buộc người Tây Tạng phải chạy trốn khỏi quê hương của họ vì sự an toàn và hạnh phúc, vấn đề thứ hai là những người Tây Tạng lưu vong đã cho thấy sự thật rằng Trung Quốc là kẻ xâm lược và Tây Tạng đã bị chiếm đóng. Rõ ràng, vấn đề của người Tây Tạng là do Trung Quốc gây ra, và do đó cũng trở thành vấn đề đau đầu của nước này.

Đổi với Ấn Độ, Tây Tạng chưa bao giờ là một vấn đề. Cho đến tận cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1950, Ấn Độ vẫn chia sẻ đường biên giới với Tây Tạng. Trong lịch sử, thương mại, văn hóa và tôn giáo đã gắn kết Ấn Độ với Tây Tạng. Quan trọng hơn, Tây Tạng tiếp nhận bản sắc Phật giáo từ Ấn Độ, và cũng tiếp nhận cả văn tự viết tay của Ấn Độ. Nói cách khác, Ấn Độ là nguồn gốc ban đầu của nền văn minh và bản sắc Tây Tạng.

Sau năm 1959, Ấn Độ nổi lên như một quê hương cho nhiều người Tây Tạng lưu vong. Ấn Độ không xảy ra bất kỳ xung đột văn hóa nào khi cho phép những người Tây Tạng đến đây. Trong lịch sử, văn hóa Atithi dev bhav (các vị khách là những vị chúa) của Ấn Độ đã chào đón những người tị nạn, có thể là người Afghanistan, Iran hay Bangladesh. Trong suốt thời kỳ Phong trào Độc lập Bangladesh năm 1971, có tới 10 triệu người tị nạn Bangladesh đã chạy tới Ấn Độ. Tuy nhiên, hầu hết những người tị nạn đến từ các quốc gia khác nhau đã trở về nhà. Mặc dù vậy, Trung Quốc không muốn tiếp nhận lại những công dân Tây Tạng của nước họ.

Mặc dù trong quá khứ Chính phủ Trung Quốc đã cho thấy một sự sẵn sàng mơ hồ cho phép Đức Đạtlai Lạtma (Dalai Lama) trở về Trung Quốc, nhưng nước này lại cho thấy rằng họ không quan tâm tới việc tiếp nhận lại những công dân của nước mình đang sống lưu vong ở Ấn Độ. Trung Quốc cũng đã ngừng tất cả các cuộc họp với chính phủ Tây Tạng lưu vong sau năm 2010 chỉ vì vấn đề duy nhất là Đức Đạtlai Lạtma đã từ chối chấp nhận việc coi Tây Tạng như một phần lịch sử của Trung Quốc.

Đức Đạtlai Lạtma đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng ông không thể nói dối, nhưng ông sẵn sàng ra đi mà không làm ảnh hưởng tới lịch sử. Thật đáng mỉa mai là Trung Quốc khơi lại lịch sử với Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khác về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ – trên thực tế, lịch sử là điều gây khó khăn chính trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, khi Đức Đạtlai Lạtma nói rằng ông sẵn sàng thảo luận về tất cả mọi điều có liên quan tới lịch sử của Tây Tạng, thì Trung Quốc lại phản đối điều này.

Rõ ràng, vấn đề Tây Tạng là do chính Trung Quốc gây ra. Chính sách Tây Tạng của Trung Quốc được dựa trên giả định rằng với sự ra đi của Đức Đạtlai Lạtma, vấn đề Tây Tạng sẽ hạ nhiệt nhanh chóng. Chính sách giả định này là sai lầm và làm tầm thường hóa khái niệm về bản sắc.

Có thể nói rằng, tư tưởng hiện đại của Tây Tạng đã hình thành và được củng cố chủ yếu dưới tác động từ các chính sách của Trung Quốc. Từ một bản sắc và văn hóa thuần tuý tôn giáo tới tận những năm 1950, Tây Tạng đã từng bước có được một bản sắc chính trị thông qua cuộc đấu tranh chống lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cuộc biểu tình năm 2008 của người Tây Tạng đã thể hiện rõ bản chất thiếu hoàn thiện trong các chính sách của Trung Quốc dựa trên việc hợp nhất và đồng hóa người Tây Tạng thông qua việc phát triển kinh tế. Hàng loạt vụ tự thiêu hiện nay và trước đây của người Tây Tạng ở Khu tự trị Tây Tạng là minh chứng cho thực tế rằng tình hình ở đó rất tuyệt vọng. Quan trọng hơn, điều đó đã phơi bày sự thật rằng các vấn đề của người Tây Tạng nằm trong các đường biên giới của Tây Tạng chứ không phải ở bên ngoài biên giới Tây Tạng.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã quy trách nhiệm trong tất cả các vấn đề của họ ở Tây Tạng cho Ấn Độ và các nhóm người Tây Tạng lưu vong. Trung Quốc cũng lo ngại rằng Ấn Độ sẽ sử dụng người Tây Tạng như một phương tiện để đối phó với Bắc Kinh. Do đó, nước này giải quyết vấn đề Tây Tạng với Ấn Độ xuất phát từ nỗi sợ này.

Trung Quốc hầu như không nhận ra rằng Ấn Độ, một nhà nước văn minh với một niềm tin mạnh mẽ vào nhân loại và chủ nghĩa đa nguyên, không tin vào việc sử dụng Tây Tạng như là một phương tiện. Ngoài ra, là một nền dân chủ, Ấn Độ có thể không cắt giảm các quyền cơ bản của người Tây Tạng ở Ấn Độ. Dựa trên các nguyên tắc của họ, Ấn Độ đã chào đón Đức Đạtlai Lạtma và đánh giá cao sự hiện diện của ông, vì điều này đã chắc chắn cho phép Ấn Độ đòi lại vị trí của mình như là quê hương của Phật giáo.

Rõ ràng, Trung Quốc cần phải sửa chữa nhận thức về Tây Tạng và xem xét lại chính sách Tây Tạng của mình. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra không gian để loại bỏ các nhận thức sai lầm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc./.

 

Sorry, the comment form is closed at this time.