BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1888. XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG BUỘC MỸ PHẢI TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Posted by adminbasam trên 09/07/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 6/7/2013

TTXVN (Niu Yoóc 2/7)

“Tạp chí Á-Âu” ngày 20/6 cho biết như ông Robert Kaplan, chuyên gia về các vấn đề chiến lược của Mỹ nhận định: “Cũng như nước Đức đã tạo nên trận tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh, các khu vực lãnh hải trên Biển Đông có thể trở thành các trận tuyến quân sự trong những thập kỷ tới. Tính đa cực của thế giới vốn là một trong những đặc điểm của nền ngoại giao và kinh tế, nhưng Biển Đông sẽ thể hiện tính đa cực của quân sự”.

Mỹ có khả năng muốn trì hoãn triển khai chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương đến năm 2014 – thời điểm quân đội Mỹ bắt đầu thực hiện các kế hoạch rút khỏi Ápganixtan. Nhưng Trung Quốc đã buộc Chính quyền Barack Obama phải nhanh chóng trở lại châu Á bằng cách gây nên các cuộc xung đột trên Biển Đông từ năm 2008 đến nay, trước hết gây hấn với Việt Nam và sau đó cưỡng ép Philippin. Giải quyết các vấn đề xung đột trên Biển Đông do Trung Quốc tạo nên là một thách thức chiến lược với nhiều mục tiêu buộc Chính phủ Mỹ không thể làm ngơ. Trung Quốc nhận thấy đây là bước đi đầu tiên để tiến tới vị thế ngang bằng chiến lược với Mỹ trong khu vực và trên trường quốc tế. Đáng chú ý, mục tiêu “bất chấp thiên hạ” của Bắc Kinh dường như làm cho Oasinhtơn nhận ra rằng sự phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc trong thập kỷ qua đã đạt tới mức tạo ra thách thức lớn ở Tây Thái Bình Dương – nơi Trung Quốc có thể đe dọa vai trò thống trị trên biển của hải quân Mỹ và chắc chắn sớm muộn lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh để tiến vào Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn hơn. Tin tưởng vào một đánh giá hết sức sai lầm cho rằng do các chính sách “e ngại rủi ro” với Trung Quốc, Chính phủ Mỹ sẽ không cương quyết trong việc đối đầu với những hành động quyết đoán của Trung Quốc chống Việt Nam và Philíppin trên Biển Đông, từ đó Bắc Kinh cảm thấy được khích lệ trong việc thúc đẩy chính sách bên miệng hố chiến tranh chống các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh hy vọng bằng cách sử dụng lực lượng cưỡng chế và vũ lực có thể buộc Việt Nam và Philíppin chấp nhận tuyên bố chủ quvển của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông như đã công khai tuyên bố trong bản đồ “đường 9 đoạn” trái phép của Bắc Kinh. Những hành động đó của Bắc Kinh cũng nhằm mục tiêu chiến lược làm lu mờ hình ảnh của một siêu cường Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, do Mỹ không còn là một nước bảo trợ tin cậy và đối tác an ninh như đã cam kết với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philíppin và các đối tác chiến lược mới như Việt Nam. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố rộng rãi chiến lược quan trọng mới liên quan đến Biển Đông, Mỹ không thể không nhận ra rằng việc xây dựng quân đội hùng mạnh của Trung Quốc đang được thúc đẩy chứ không hề giảm bớt trong gần hai thập kỷ qua và một khoảng trống chiến lược đã xuất hiện, đặc biệt ở Đông Nam Á, do Mỹ không chú trọng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương và lực lượng quân sự của Mỹ bị kéo căng do những hành động can thiệp quân sự tại Irắc, Ápganixtan và nhiều khu vực khác trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tin tưởng tầm nhìn và quan điểm chiến lược trong các đánh giá môi trường an ninh quốc tế và khu vực trước khi họ bắt đầu những hành động chiến lược đáng lo ngại để đạt được các mục tiêu của chiến lược quan trọng mới. Vì lý do nào đó, Trung Quốc dường như hoàn toàn đánh giá sai quyết tâm, các ưu tiên chiến lược và cam kết của Mỹ đối với an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là từ năm 2008 trở lại đây. Qua xem xét các đánh giá và toan tính chiến lược cua Mỹ trong giai đoạn này, Trung Quốc dường như khẳng định sức mạnh quân sự của Mỹ đang ngày càng giảm sút, khó khăn tài chính của Mỹ ngày càng tăng sau cuộc suy thoái toàn cầu và Mỹ đã và đang sa lầy quân sự ở Ápganixtan. Bắc Kinh nhận thấy các nhân tố đó kết hợp với chương trình hiện đại hóa và phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc đã đạt tới mức có khả năng kiểm soát sự thống trị trên biển của Mỹ, từ đó Trung Quốc bắt đầu tiến ra Biển Đông bằng chính sách bên miệng hố chiến tranh quyết đoán và thậm chí sử dụng lực lượng vũ trang chống Việt Nam và Philíppin. Là “những nước tuyến đầu” ở Biển Đông, Việt Nam và Philíppin, kiên quyết phản đối các tuyên bố đơn phương và bất hợp pháp của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông thông qua bản đồ đường 9 đoạn” hiện nay. Cả Philíppin và Việt Nam đều không có sức mạnh hải quân và quân sự để ngăn chặn chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Do đó, hiện là thời điểm buộc Mỹ quyết định triển khai chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, những hành động quá liều lĩnh của Trung Quốc là do Bắc Kinh đánh giá sai các phản ứng của Mỹ và cho rằng Mỹ có nhiều khó khăn nghiêm trọng khiến không thể tăng cường quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.

Không chờ đến thời hạn rút khỏi Ápganixtan vào năm 2014, Oasinhtơn đã chính thức công bố Học thuyết Chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương của Obama. Sau đó học thuyết này được sửa đổi thành tái triển khai lực lượng và triển khai cân bằng của Mỹ. Đây chỉ là cách diễn đạt mới của Chính quyền Obama nhằm che đậy bản chất của “Học thuyết Ngăn chặn Trung Quốc” đã và đang được Mỹ triển khai trong khu vực. Chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã trở thành hiện thực trong năm 2013. Tuy nhiên, Mỹ phải giải quyết một loạt vấn đề kéo theo trong tương lai. Để tái cân bằng cơ cấu an ninh ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông đang có nhiều nguy cơ xảy ra xung đột, liệu Mỹ có kế hoạch nào để xây dựng lại mạng lưới các mối quan hệ an ninh như kiểu quan hệ an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn? Trong hai nước tiền phương của Đông Nam Á là Việt Nam và Philíppin đang bị kẹt trong cuộc xung đột với Trung Quốc, Mỹ đã cam kết bao vệ an ninh của Philíppin theo Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951. Nhưng liệu Mỹ có sẵn sàng cam kết hỗ trợ an ninh của Việt Nam chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông cho dù hai bên không có Hiệp ước phòng thủ chung chính thức? Hoặc liệu Chính phủ Mỹ có nỗ lực hướng tới một cơ cấu an ninh khu vực Đông Nam Á toàn diện nhằm bảo vệkhu vực quan trọng này khỏi các mối đe dọa, hiện hữu và tiềm tàng của quân đội Trung Quốc? Hiện nay các nước Đông Nam Á đang tỏ ra lo ngại về sức mạnh và tuổi thọ của chiến lựợc trở lại châu Á của Mỹ. Nỗi lo ngại đó xuất phát từ hai nguyên nhân: thứ nhất, “chiến lược hai mặt đối với Trung Quốc” truyền thống của Mỹ; thứ hai, chi tiêu quốc phòng của Mỹ đang giảm mạnh, từ đó cam kết an ninh của Mỹ với Biển Đông có thể chỉ diễn ra trong giai đoạn tạm thời. Vậy làm thế nào Oasinhtơn có thể khẳng định với các nước Đông Nam Á rằng Mỹ sẽ quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc trong phạm vi biên giới quốc gia của họ và không để Bắc Kinh phát triển chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á nói chung? Mỹ phải nhớ rằng Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh ở Đông Nam Á như thế nào trong thập kỷ qua khi Mỹ không chú trọng đến vị thế của khu vực này. Trước đây Mỹ có thể lãng quên khu vực Đông Nam Á vì trong giai đoạn đó Trung Quốc mới bắt đầu và đang hoàn thiện việc xây dựng quân đội và hải quân. Nhưng năm 2013, việc xây dựng quân đội và hải quân của Trung Quốc đã đạt tới mức báo động và Trung Quốc buộc Mỹ phải quan tâm, ít nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương – nơi có xung đột Biển Đông, Trung Quốc không còn là một mục tiêu hoặc quốc gia yếu kém quân sự để Mỹ có thể dễ dàng đe dọa bằng sức mạnh chính trị và quân sự. Mỹ có thể không còn kiên trì theo đuổi “Chiến lược hai mặt đối với Trung Quốc” truyền thống và “Chiến lược e ngại rủi ro” với Trung Quốc, nhưng hành động như vậy có thể chấm dứt hình ảnh của Mỹ là một đối tác chiến lược tin cậy ở các thủ đô của châu Á và trực tiếp đe dọa các lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu A. Rõ ràng, chính sách bên miệng hố chiến tranh bằng sức mạnh quân sự và chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc đang gây nên các cuộc xung đột trên Biển Đông, do đó Chính phủ Mỹ đã phản ứng bằng chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2013 và những năm tiếp theo đòi hỏi Mỹ phải nhanh chóng làm thất bại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc bằng cách làm tan vỡ tham vọng và vô hiệu hóa chính sách Biển Đông của Bắc Kinh để thực hiện điều đó, Mỹ cần tận dụng lợi thế của tình trạng phân cực chiến lược ở châu Á mà các cuộc xung đột Biển Đông do Trung Quốc gây nên đã và đang tạo ra theo hướng có lợi cho Mỹ./.

 

7 bình luận to “1888. XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG BUỘC MỸ PHẢI TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG”

  1. […] 1888. XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG BUỘC MỸ PHẢI TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU… […]

  2. nắng hạ said

    Xung Đột Trên Biển Đông Buộc Mỹ…
    cái tựa bài không mấy chính xác ,thật ra người đặt bẩy trở lại thăm bẩy để bắt kẻ nào trúng bẩy ,đơn giản thế thôi ,
    VIỆT NAM kẹt trong thế phải thả bỉn đông làm mồi và cũng cho cả khối ASEAN phải bị TRUNG CỘNG XÂM LĂNG MỚI TỈNH GIẤC THEO TÀU ,ĐÂY LÀ THẾ CỜ QUÁ BÍ HIỂM ,
    ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG CÒN CƠ HỘI ĐỂ SỐNG CÒN ,PHAỈ CHẾT THÔI ,nếu không tự mình giải thể để tự cứu đảng viên ,một cuộc chỉnh lý bắt buộc xảy ra ,chuyện gì phải xảy ra không nói ai cũng biết ,hảy can đảm lên để cứu những đảng viên .tuyên bố giải thể đảng cộng sản ,

  3. Hà Huy said

    Sự thực như ban ngày về tính cách của Trung Cộng từ hàng ngàn năm đối với không chỉ VN mà cả vùng Đông Nam Á . Trung Quốc trước sau chỉ coi VN là nước nhược tiểu , chư hầu , kém phát triển và lệ thuộc . Còn với các nước khác , hãy xem lại sự ủng hộ hết mình của TQ với Căm-Pot dưới thời cai trị của bè lũ Polpot tàn độc , quá dã man với dân tộc mình và liên tục khiêu chiến với người hàng xóm tốt bụng là Việt Nam . TQ ủng hộ hết mình với Triều Tiên dưới thời gia đình trị của Ông , Cha , con họ Kim điên khùng , ăn chơi sa đọa trong sự nghèo nàn của người dân Triều Tiên khốn khó . Chúng cổ vũ cho cha con họ Kim suốt ngày đe dọa hết Mỹ , Nhật và người anh em cùng giống nòi là Đại Hàn Dân Quốc . Sự thật này không thể chối bỏ cho dù ngày nay chế độ bạo tàn ở Căm-Pot đã lùi vào dĩ vãng . Linh hồn của hàng triệu người dân vô tội bị chết oan khuất chắc đã siêu thoát . Nhưng còn đó chế độ ngông cuồng , bất chấp nền văn minh thế giới của tay bạn trẻ Kim -Y – Un . Còn đó những hoài tưởng về thế giới đại đồng , con đường đi lên CNXH của một số nhà cầm quyền đang theo đuổi , theo đuôi cổ vũ cho những chế độ bất dân chủ trên thế giới . Ta ở gần nhưng chưa chắc đã nhìn ra và có thể cố tình không nhận ra sự Trỗi dạy của TQ , thách thức hòa bình thế giới mà chỉ có Hoa Kỳ và Đồng minh của Hoa Kỳ sớm nhìn ra từ lâu về TQ . Hoa Kỳ dù đang có khủng hoảng về kinh tế so với trước , nhưng mọi người đều tin tưởng Hoa Kỳ sẽ đảm nhận tốt vai trò Quay trở lại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để kìm chân con hổ đói đang mở mắt , chuẩn bị nuốt chửng các miếng mồi ngon mà xung quanh đang định dâng tặng . Vì lợi ích dân tộc và con cháu mình trong tương lai , kể cả con cháu mình đã chạy sớm sang các nước Dân chủ . Chính Quyền phải nhanh chóng thoát ra khỏi cái gọng kìm đang siết chặt vào cổ , khi đó sẽ được toàn thể người dân ủng hộ và được sự yểm trợ hết mình của thế giới . Nhưng hình như đã quá muộn phải không ? Hội Nghị Thành Đô năm nào cam kết , 16 chữ vàng và 4 tốt đã được khẳng định . Đường dây nóng đã được lập ra ở nhiều cấp lãnh đạo nhưng không mấy lần được sử dụng . Trong khi đó ở ngoài khơi gần Quần đảo HS , TS ngư dân Việt liên tục bị đe dọa và khống chế : Cấm đánh bắt cá thuộc chủ quyền TQ . Các nhà Thầu nước ngoài lần lượt thoát lui khéo khỏi vùng biển của VN mà TQ coi thuộc chủ quyền của mình . Hãy xem lại các băng hình về cuộc chiến phía Tây nam và Phía Bắc để củng cố ” niềm tin chiến lược “

  4. […] 1888. XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG BUỘC MỸ PHẢI TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU… 09/07/2013 […]

  5. Lam Nhuc Trung Quoc said

    Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương bằng cả quân sự , kinh tế , chính trị và quyền lực mềm để làm suy yếu , làm nhục TQ , tiến tới làm chế độ CS sụp đổ toàn diện trong một chiến lược toàn diện gọi là 3 C :
    1) Crooked( làm méo mó ) : đẩy mạnh xã hội TQ tiến tới mất thăng bằng về nam nữ , giàu nghèo , ô nhiễm , xung đột chủng tộc , tham nhũng.
    2) Crippled ( làm què quặt ) : khi các vấn đề nêu trên trở thành trầm trọng thì bước kế tiếp là làm cho xã hội TQ trở nên què quặt , mất phương huớng phát triển ! Người dân không còn tin vào bất cứ ai , nhất là chính quyền. Điều này tạo ra một xã hội không hài hòa giữa các ngành nghề , giữa người và người , giữa dân và cán bộ , Đảng viên…., Nhất là kinh tế hoàn toàn phát triển què quặt , hàng hóa TQ trở thành trò cười cho toàn dân TQ và thế giới !
    3) Collapsed ( đổ sụp) : Giai đoạn cuối cùng là sụp đổ toàn diện ! TQ bị xé nát bởi nội loạn , chia thành 7 nước nhỏ như LX và tan rã hoàn toàn ” giấc mơ Trung Hoa ” Hàng triệu dân TQ sẽ tìm cách chạy ra nước ngoài ! Nội chiến bùng nổ giữa các sắc tộc và kéo dài hàng chục năm !
    ( Trên đây không phải là giả thuyết mà chính tôi được nghe một ” think tank ” của một viên chức Ngũ Giác Đài phác họa sơ khởi về kế hoạch China 3 C ( China Three C ). Thực hư thế nào sẽ chứng minh trong vòng 10 năm tới ! VN hay nhất là ” cuốn theo chiều gió ” chạy theo Mỹ vì không như LX , Hoa Kỳ lần này hạ thủ rất tàn bạo để đánh gục thế lực nguy hiểm nhất cho sự tồn vong của Hoa Kỳ trên hành tinh này ! Sau TQ , sẽ không có bất cứ siêu cường nào xuất hiện để thách thức địa vị siêu cường của Hoa Kỳ ! Không chạy gấp theo Mỹ ngay lúc này thì VN sẽ thiệt hại nặng sau khi TQ sụp đổ , các đảo HS và TS sẽ chia cho các nước theo Hoa Kỳ , VN hoàn toàn mất trắng ! HS sẽ giao lại cho Đài Loan và Trường Sa sẽ giao lại cho Phi , Mã , Brunei , Đài Loan vì VN không thuộc là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ nên không được phép chia phần !)

  6. Rồi đây dân tộc Việt sẽ ngàn đời nguyền rủa bọn cầm quyền vì lợi ích băng Đảng mà đưa dân tộc vào nguy cơ bi Trung Cộng xâm lấn, làm điêu linh đất nuớc. Triều đại nào rồi cũng qua nhưng quyền lợi dân tộc là trên hết! Bọn nào ngăn cản sự tồn vong của dân tộc sẽ sớm bị xử tội thôi ! TIn vào điều đ1o và nhành động hỡi các nguơi con của đất Việt.

  7. P-DOWN said

    Bai viet rat khach quan. Khach quan den noi…khong de cap den che do doc tai dang tri o VN, noi nhung ke cam quyen chi lo den su ton tai cua chung ma khong he nghi den nhan dan, chu quyen dat nuoc, nhung ke co cung y thuc he voi bon banh truong Bac Kinh.
    VN chi co the dua vao nhan dan va dua vao MY moi bao ve duoc dat nuoc.
    Di chet di, lu doc tai – dang tri

Bình luận về bài viết này