BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1274. Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á

Posted by adminbasam trên 27/09/2012

The Diplomat

Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á

Tác giả: Mong Palatino

Người dịch: Đan Thanh

25-9-2012

Camera giám sát ở các quán café Internet, các webmaster phải tuân theo quy định giải trình rất gắt gao, và bóng ma tự kiểm duyệt ám ảnh, tất cả đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về tương lai của tự do Internet.

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức con người tương tác với nhau, mà còn buộc nhiều chính quyền phải vận hành trong một khung cảnh chính trị có rất nhiều thay đổi lớn.

Trong một số trường hợp, chính quyền có thể góp phần giải phóng toàn bộ tiềm năng của một không gian Internet tự do và cởi mở; chẳng hạn, bằng việc bảo đảm rằng ai cũng có thể vào được Internet. Mặt khác, chính quyền lại cũng có thể tìm cách để ngăn chặn đường vào đó.

Khả năng thứ hai có lẽ đang xảy ra ở Đông Nam Á, nơi mà, núp dưới cái vỏ truy quét tội phạm mạng, các chính quyền ban hành vô số luật phá hoại tự do Internet và tự do dân sự của người dân.

Chẳng hạn, chính quyền Campuchia đang thực thi một dự thảo luật được đưa ra hồi đầu năm nay, theo đó, các quán café Intenet phải lắp đặt hệ thống camera giám sát và phải đăng ký người sử dụng. Luật này được cho là một biện pháp ngăn ngừa tội phạm, nhưng những người phản đối cho rằng nó xâm phạm quyền riêng tư. Nó còn có thể dễ dàng được sử dụng để quấy nhiễu những người chỉ trích chính phủ trên không gian mạng. Nỗi lo sợ đó của họ có lẽ không hoàn toàn vô căn cứ, khi mà cách đây một năm, chính phủ đã chỉ thị cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) sở tại chặn một số website đối lập.

Trong khi đó, ở Singapore, Bộ Quy tắc Ứng xử dự kiến dành cho các blogger – vốn dĩ không nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng Internet sở tại – cuối cùng đã bị chính quyền bác bỏ theo đề nghị của một Hội đồng Tri thức Truyền thông. Thành lập hồi tháng 8 vừa qua, hội đồng này có nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng về truyền thông và ứng xử trên mạng. Tuy thế, những người chỉ trích đã đặt nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong việc chỉ định các thành viên của hội đồng – cơ quan bị một số người xem như là một công cụ kiểm duyệt Internet kiểu khác. Họ lo ngại rằng hội đồng có thể khuếch trương một cách diễn giải hạn hẹp và méo mó khái niệm “tri thức truyền thông”, từ đó ngăn cản quyền tự do thể hiện quan điểm và cảm xúc của các công dân mạng.

Gần đây, Philippines ban hành Luật Chống Tội phạm mạng, nhằm ngăn không gian mạng biến chất thành “một xứ sở không luật pháp”. Nhưng các nhà báo – những người phản đối việc đưa điều khoản về tội bôi nhọ (libel – bôi nhọ, phỉ báng) vào trong luật, vào phút cuối cùng – thì cho rằng luật này là một mối đe dọa đối với tự do báo chí. Thay vì hợp pháp hóa hành động tố cáo, vốn là yêu cầu của nhiều nhóm truyền thông trong nhiều năm qua, thì chính quyền lại ban hành một đạo luật tăng số năm phạt tù cho tội phỉ báng. Hơn thế nữa, các luật sư cũng trích dẫn một điều khoản từ luật này, theo đó Bộ Tư pháp có quyền đóng tất cả các hệ thống dữ liệu máy tính vi phạm luật. Cũng vậy, Bộ Tư pháp có quyền kiểm duyệt ngay lập tức mọi nội dung có hại hoặc bị cấm, ngay cả khi không có đủ bằng chứng thuyết phục để trình chính quyền.

Cũng như Philippines, Malaysia vừa đưa vào luật một số sửa đổi có tác dụng thu hẹp tự do Internet. Theo khoản 114A trong Luật Bằng chứng năm 1950 sửa đổi, các cơ quan hành pháp có quyền xác định người phải giải trình vì đã tải lên (upload) hoặc đã xuất bản nội dung trên Internet. Đó là những người sở hữu, quản trị và biên tập nội dung website, blog, diễn đàn mạng. Luật sửa đổi cũng điều chỉnh cả những cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ web (webhosting) hoặc cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Điều này có nghĩa là, blogger hoặc người quản trị (mod) của diễn đàn nào mà để cho các bình luận (comment) mang tính kích động xuất hiện trên trang của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật đó. Một chủ quán café Internet sẽ phải chịu trách nhiệm nếu khách hàng của ông ta đưa nội dung bất hợp pháp lên mạng thông qua hệ thống wifi của quán. Chủ sở hữu điện thoại di động hoàn toàn là đối tượng tình nghi nếu các nội dung bôi nhọ được phát hiện là bắt nguồn từ thiết bị di động của anh ta. Những người cổ súy cho tự do truyền thông đã cảnh báo rằng, luật sửa đổi này có thể buộc các cây viết trên mạng phải tự kiểm duyệt còn các quản trị mạng (mod) thì phải cấm mọi bình luận có tính phê phán, để tránh bị truy tố hoặc bị kiện tụng lằng nhằng.

Có lẽ cả Philippines và Malaysia đều lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của Thái Lan. Thái Lan đã bị tai tiếng vì sử dụng luật pháp rất nghiêm khắc để trừng trị những người chỉ trích chính phủ. Điều 112 bộ luật hình sự Thái Lan thường được đánh giá là luật lèse majesté khắc nghiệt nhất thế giới (lèse majesté, tiếng Pháp, nghĩa là chống xúc phạm hoàng gia – ND). Đạo luật gây tranh cãi này thường được viện dẫn để kiểm duyệt nội dung web và đóng cửa website. Ngoài các webmaster ra thì ngay cả dân thường cũng có thể bị tống giam nếu bị buộc tội là đã gửi các tin nhắn xúc phạm hoàng gia. Giới học giả và các nhà hoạt động đã và đang đòi thay đổi đạo luật không còn hợp thời này, song chính quyền đã giải tán phong trào kiến nghị.

Ở một nơi khác, Việt Nam đang tự nổi bật lên như là quốc gia đứng đầu trong khu vực về số lượng nhà báo bị bỏ tù (trên thế giới, chỉ có Iran và Trung Quốc có số nhà báo bị tù nhiều hơn, theo báo cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới). Thậm chí đến Thủ tướng cũng công khai phê phán một số blogger có khuynh hướng đối lập, kết tội họ kích động, gây mất đoàn kết. Chính phủ cũng đã quen thói thỉnh thoảng lại chặn các mạng xã hội phổ biến và bắt giam những blogger bị buộc tội tuyên truyền lật đổ.

Chính quyền các nước trong khu vực bao biện cho việc áp đặt những chính sách quản lý web rất nghiêm khắc, rằng họ làm như thế là để bảo vệ quyền của người sử dụng Internet bình thường và để duy trì đạo đức công cộng. Trong khi bày tỏ cảm tình với những điều kỳ diệu được Internet tạo ra, thì họ cũng lo ngại về vô vàn tội lỗi trên không gian mạng.

Chẳng hạn, Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapore biện hộ cho việc thành lập Hội đồng Tri thức Truyền thông bằng cách nhấn mạnh nhu cầu tuyên truyền nhận thức về sự gia tăng các hoạt động bất hợp pháp trên mạng, làm hại thanh thiếu niên. “Các vấn đề xã hội như hành hạ, xúc phạm, lợi dụng thanh thiếu niên, cùng những lời bình luận chưa phù hợp đã tìm ra đất sống và sinh sôi nảy nở thông qua nhiều tầng lớp tác động của Internet và truyền thông xã hội” – cơ quan này cảnh báo như vậy.

Tương tự, chính quyền Campuchia viện dẫn đến khái niệm phúc lợi công cộng. Họ nói thêm rằng, các hành động khủng bố và tội phạm xuyên biên giới gây ảnh hưởng tới truyền thống và giá trị văn hóa của mỗi nước đều được thực hiện thông qua dịch vụ viễn thông.

Nghị sĩ Philippines, ông Edgardo Angara, tác giả chính của Luật Phòng chống Tội phạm mạng, rất tự tin rằng luật này là cần thiết để mang lại lợi ích cho cộng đồng Internet. “Nhờ luật này, chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích việc sử dụng không gian mạng vào các mục đích thông tin, giải trí, học tập, thương mại. Bảo vệ tất cả người dùng Internet khỏi bị lạm dụng và lợi dụng, chúng tôi sẽ giúp cho các công dân mạng sử dụng Internet một cách hiệu quả hơn. Việc ban hành luật Phòng chống Tội phạm mạng gửi một thông điệp mạnh mẽ ra thế giới, rằng Philippines rất nghiêm túc giữ gìn an toàn trên không gian mạng” – ông Angara nói.

Đối với các chính phủ trong khu vực, thật tiện lợi nếu có thể thổi phồng bóng ma tội phạm mạng và vấn nạn lạm dụng mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ đã phóng đại quá đáng các nguy cơ và áp đặt những biện pháp mang tính trừng phạt cao cũng như hoạt động kiểm soát truyền thông rất chặt chẽ. Mục tiêu chính của họ có thể là thuần dưỡng không gian mạng và điều tiết nó theo cái cách mà họ đã sử dụng để kiểm soát thành công báo chí truyền thống. Việc điều tiết mạng được coi là cần thiết, bởi lẽ sự tồn tại của một nền truyền thông mới, không kiểm soát được, đã đe dọa độc quyền lãnh đạo (nguyên văn: political hegemony, bá quyền chính trị – ND) của tầng lớp tinh hoa chính trị.

Cho đến nay, các phong trào trên mạng đã khá thành công trong việc bóc trần động cơ xấu của những chính trị gia muốn kiểm duyệt Internet, tuy nhiên vẫn chưa ngăn được chính quyền thực thi những chiến dịch và đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng. Dường như chính quyền các nước Đông Nam Á đã rất chủ động nghiên cứu luật về Internet trong khu vực và tích cực trao đổi kinh nghiệm kiểm soát hiệu quả sức mạnh tiềm ẩn đáng sợ của Internet. Đã đến lúc cư dân mạng ở Đông Nam Á phải chống lại khuynh hướng gây xáo trộn mang tính khu vực này bằng chính các phong trào hoạt động trên mạng của họ.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

18 bình luận to “1274. Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á”

  1. nguoicotuoi said

    Thưa tất cả các ông phê phán tự do Internet ở VN,
    Tôi không biết ở các nước Đông Nam Á khác thì thế nào, còn ở VN thì tôi thấy khá hài lòng với việc truy cập mạng. Quá dễ, vào các trang mạng, kể cả trang này nữa, Bảng chứng là tôi hầu như ngày nào cũng vào, chẳng thấy có vấn đề gì.
    Nhiều người VN đi nước ngoài nói truy cập Internet bên kia hơi bị khó đấy. Và đắt nữa, chứ không thoải mái và rẻ như ở đây đâu.
    Còn kiểm duyệt thì nước nào chả kiểm duyệt. Nước này thích cấm cái này. Nước khác lại thích hạn chế cái khác. Cài này không phải là tùy ý đâu nhé. Xin mời các ông đọc lại khoản 3, điều 19 Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà VN có tham gia. Các ông sẽ hiểu thêm một só thứ đấy, chứ không nên chỉ nghe một phía nói đâu./.

  2. […] Thế Thảo: ‘Khiếu kiện đông người làm xấu hình ảnh thủ đô’ 27/09/20121274. Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á 26/09/2012Tin thứ Năm, 27-09-2012 […]

  3. Tung NX said

    Internet giống như một thiên thần mang lại tự do cho con người để phát triển. Ai cũng được hưởng lợi từ Internet, Nhờ nó, giới trí thức có được công cụ tuyệt hảo của mình để xây dựng nên nền văn minh trí thức như họ mộng mơ. Các doanh nhân có được mọi thông tin trên toàn cầu để phát triển. Con người có thêm được công cụ để giao tiếp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chiến đấu vì một xã hội công minh.
    Các công ty kinh doanh mật vụ sẽ hưởng vô cùng nhiều lợi lộc tiền bạc mang lại từ Internet, họ không cần phải tốn nhiều tiền để thuê khách sạn 5 sao cho mật vụ của họ nữa, chỉ cần huấn luyện một “con chó” nghiệp vụ thật giỏi, nó ngồi tại chỗ, làm xong mọi việc.Ở nước ta, các cơ quan an ninh nhà nước như Tổng cục 2, Tổng cục 5, Tổng cục an ninh A17 vv… cũng nên học tập hưởng lợi từ Internet, tiết kiêm tiền cho nhân dân.
    Internet là sự cứu giúp của “thượng đế” (nếu người tồn tại) dành cho loài người đang khát khao tự do để tồn tại và tiến bộ

  4. Mạnh Đứt Lông said

    Bàn về internet cũng là về tự do, nhân đây xin thông báo với các bạn một khái niệm mới xuất hiện tại Việt Nam ta, một sự xuất thần của trung tá công an Vũ Văn Hiển: TỰ DO CÁI CON CẶC !!!
    Ngày xưa bác Hồ nói: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Ngày nay các cháu bác được học hành tử tế hơn dưới mái trường xhcn nên trình độ có khác xưa. Không những đòi con người được tự do mà phải tự do cho cả CÁI CON CẶC

  5. Em tên là Ôm Tất said

    Việt Nam sẽ còn sống dài và sống khỏe. Yên tâm ta sẽ không giống như Miến điện được vì xứ Trung hoa rút kinh nghiệm khá nhiều từ quá khứ và miến điện ngày nay…Chỉ khi nào họ cảm thấy ngon ăn trong quá trình xâm lược nốt vùng biển đông thì họ mới phá thế…Bàn về cách nuốt gọn phần còn lại của xứ Việt ở biển đông thì có thể ngâm ép nhưng lại vừa tốc để xứ Việt mình cùng với thế giới quan bên ngoài mâu thuẫn nhau về các góc độ quản lý (mâu thuẫn va chạm chính trị) dẫn tới ảnh hưởng chiến lược ở vùng biển đông. Chỉ cần một ngày lả lơi là ngày đó giống như con gió chớp cơ hội ở Hoàng sa ngày xưa…Cứ ngủ say xưa, cứ bảo thủ thật mạnh, cứ tham nhũng, cứ đấu kháng ngược với bên ngoài rồi ngày gió to nó đến…Tưởng thế liên kết vần vũ ở biển Đông hiện nay mà có thể yên tâm về chiến lược…Đi bóp họng cái nhỏ ở bên trong, gây xung đột với thế giới quan bên ngoài không khác gì gây nguy hiểm cho các thế chiến lược tương tác ở biển Đông…Sự kiên nhẫn, tính toán các trạng thái đôi khi cũng có giới hạn nhất là đối với cái ông Thích tất cả

  6. […] Internet (RFI).   – Việt Nam sẽ khó vào Hội đồng Nhân quyền LHQ? (RFA).  – Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á (Diplomat/ Ba Sàm).- Hồ Chí Minh – Báo chí – (Dân Luận). Thời Pháp thuộc: […]

  7. Nonname said

    Ở Mỹ cũng có được tự do hòan toàn không? Có được phỉ báng đạo Hồi? Có được bịa đặt vu cáo Tổng thống ( Ở VN QLB kể những chuyện về Thủ tướng cứ như QLB nằm trong nhà Thủ tướng vậy, rồi loan tin bắt người này, người kia gây hoang mang trong xã hội…). Ở Anh có được nói xấu Nữ Hoàng không? Ở Thái Lan có được xúc phạm Hoàng Gia ?

    • Chu 3 said

      Tội nghiệp bạn chưa, vậy từ xưa tới giờ bạn vẫn có tư tưởng là các quốc gia bạn kể đều là đất thánh? tất cả đều phải trội hơn VN, đều hoàn hảo? một là bạn vẫn còn tư tưởng cua nguoi còn sống thời thuộc địa, hai là vì lý do nào đó tư tửơng bạn hết sức hạn chế. Không phải hễ người khác mắc bệnh ung thư là bạn cũng phải mắc bệnh ung thư, đúng không? hay la bạn nghĩ ngược lại?

    • Police said

      Nước Mỹ văn minh mà còn chưa tự do mà cứ đòi VN còn lạc hậu tự do thì đúng là “tự do cái con c.”. Ông thì ông bỏ tù hết tụi bay đòi tự do.

  8. Hai Mập said

    Cái gì cũng có 2 mặt, tốt và xấu, tích cực và tiêu cực. Internet cũng vậy. Một mặt nó là thành tựu khoa học của nhân loại, giúp cho con người , hay cả thế giới xích lại gần nhau, cung cấp nhiều kiến thức bổ ich cũng như tích hợp được trí tuệ cả nhân loại, tiết kiệm rất nhiều thời gian chonguwowif sử dụng và còn vô vàn nhưnhx lợi ích khác. Nhưng lạm dụng nó, hoặc lợi dụng nó để làm những điều xấu thì nó cũng đem lại những hậu quả khó lường, Vì vậy không phải ngẫu nhiên các nước, chẳng cứ gì ở Đông Nam Á, đều có những chính sách, đạo luật để hạn chế những tác hại của Internet, như tác giả đã liệt kê trong bài viết của mình: “Chính quyền các nước trong khu vực bao biện cho việc áp đặt những chính sách quản lý web rất nghiêm khắc, rằng họ làm như thế là để bảo vệ quyền của người sử dụng Internet bình thường và để duy trì đạo đức công cộng. Trong khi bày tỏ cảm tình với những điều kỳ diệu được Internet tạo ra, thì họ cũng lo ngại về vô vàn tội lỗi trên không gian mạng.

    Chẳng hạn, Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapore biện hộ cho việc thành lập Hội đồng Tri thức Truyền thông bằng cách nhấn mạnh nhu cầu tuyên truyền nhận thức về sự gia tăng các hoạt động bất hợp pháp trên mạng, làm hại thanh thiếu niên. “Các vấn đề xã hội như hành hạ, xúc phạm, lợi dụng thanh thiếu niên, cùng những lời bình luận chưa phù hợp đã tìm ra đất sống và sinh sôi nảy nở thông qua nhiều tầng lớp tác động của Internet và truyền thông xã hội” – cơ quan này cảnh báo như vậy.

    Tương tự, chính quyền Campuchia viện dẫn đến khái niệm phúc lợi công cộng. Họ nói thêm rằng, các hành động khủng bố và tội phạm xuyên biên giới gây ảnh hưởng tới truyền thống và giá trị văn hóa của mỗi nước đều được thực hiện thông qua dịch vụ viễn thông.

    Nghị sĩ Philippines, ông Edgardo Angara, tác giả chính của Luật Phòng chống Tội phạm mạng, rất tự tin rằng luật này là cần thiết để mang lại lợi ích cho cộng đồng Internet. “Nhờ luật này, chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích việc sử dụng không gian mạng vào các mục đích thông tin, giải trí, học tập, thương mại. Bảo vệ tất cả người dùng Internet khỏi bị lạm dụng và lợi dụng, chúng tôi sẽ giúp cho các công dân mạng sử dụng Internet một cách hiệu quả hơn. Việc ban hành luật Phòng chống Tội phạm mạng gửi một thông điệp mạnh mẽ ra thế giới, rằng Philippines rất nghiêm túc giữ gìn an toàn trên không gian mạng” – ông Angara nói”. Hơn nữa, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống, lối sống, quan niệm khác nhau trong cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề. Vì vậy đừng vội vã trong phán xét hoặc lên án.

  9. LUYEN said

    Internet giong nhu gian quan (quan chuyen can gian vua), chinh quyen nao so no la chquyen do mac nhieu sai lam, khong dam doi dien voi chinh minh! tuc la phe va tu phe vo cung kem (tien toi 0)!!! Noi cach khac: Tham San Si ngut troi nen san sang thien con kec cua dan den = dan den con gi vui trong cuoc doi lam than nay!!!

  10. Congdien said

    Tặng các bác Thế Huynh, Bắc Son 2 câu thơ, đề nghị các bác cứ đọc hai câu này mỗi khi cái bọn lắm mồm cứ nói VN là kẻ thù của Internet:

    Kiểm duyệt là bởi hướng đình
    Cả làng* kiểm duyệt chứ mình** em đâu

    ——-
    Chú thích:
    *: chính quyền các nước Đông Nam Á
    **: chính quyền VN

  11. […] do Internet (RFI).   – Việt Nam sẽ khó vào Hội đồng Nhân quyền LHQ? (RFA).  – Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á (Diplomat/ Ba […]

  12. Tám Tàng said

    Internet chính là “diễn biến hòa bình”, là “các thế lực thù địch”, là nỗi “lo sợ” triền miên của đảng và nhà cầm quyền csVN !!! Là “kẻ thù” không đội trời chung của các chế độ “độc tài, quân phiệt, phát xít …” !!! Nhưng, Internet lại là “niềm tự hào”, là “phương tiện truyền tải tin tức” nhanh chóng, đơn giản và rẻ tiền của thế giới tự do.

  13. Mr.gia said

    Nhờ có intennet nhân dân mới thấy bộ mặt hớn hở của thằng ba dê và những phát biểu lật lọng liếm gót của y ở hội nghị NamNinh

  14. Trương Quốc Hùng said

    Bọn độc tài, quân hủ lậu, lũ quái vật .. . .chúng nó muôn năm muốn dân phải dốt, để cho chúng dễ đàn áp.

  15. Y Khoa said

    Mạng Internet là một tiến bộ lớn cho mọi tầng lớp trong xã hội, quốc gia nào có đạo luật cứng rắn bảo vệ sự an toàn và phát triển của hệ thống mạng, bảo vệ quyền tự do bày tỏ chính kiến cá nhân trong mọi lĩnh vực thì chắc chắn quốc gia đó sẽ tận dụng tốt hiệu quả do Internet mang lại, chắc chắn quốc gia đó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, sự tin tưởng của đối tác là điều kiện tốt để phát triển về mọi mặt. Ngược lại cấm đoán càng nhiều sự thụt lùi càng trầm trọng hơn, các loại tội phạm nảy sinh nhiều hơn.

  16. […] Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á […]

Bình luận về bài viết này