BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1183. TÂY SA VÀ NAM SA SAU NĂM 1956

Posted by adminbasam trên 04/08/2012

Một blog tiếng Trung về lịch sử, khoa học, âm nhạc

TÂY SA [i] VÀ NAM SA [ii] SAU NĂM 1956

25.7.2011

Tác giả:  尼伯龙根·蜗藤[iii]

Người dịch:  Quốc Thanh

Sau năm 1956, ý đồ của các bên đối với Tây Sa và Nam Sa đều đã rất rõ, giữa các bên không ngừng có những vụ xung đột lớn nhỏ ở các tầng cấp khác nhau, còn các vụ biểu tình và chống biểu tình thì không thể đếm xuể. Ở đây xin không thuật lại từng chi tiết, mà chỉ thuật lại những sự kiện và vấn đề tương đối lớn.   

Tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc

Sau năm 1956, Bắc Việt[iv] đã có 2 lần công khai mở hồ sơ thừa nhận lập trường về Nam Hải[v] của Trung Quốc. Lần thứ nhất, là ngày 4.9.1958, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về độ rộng lãnh hải là 12 hải lí, trong bản tuyên bố đặc biệt nhắc tới các quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là hải đảo của Trung Quốc. Tháng 10 tiếp đó, Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đã bày tỏ trong Công hàm ngoại giao rằng Bắc Việt thừa nhận và nhất trí với bản Tuyên bố về quyết định lãnh hải này của Trung Quốc.     

Lần thứ hai là ngày 24.4.1965, Mỹ tuyên bố toàn bộ Việt Nam cùng vùng biển cách bờ biển 100 hải lí được qui định là vùng chiến sự. Ngày 9.5, Bắc Việt tuyên bố “Tổng thống Mỹ Johnson quy định toàn bộ Việt Nam cùng vùng biển phụ cận rộng khoảng 100 hải lí ở ngoài khơi, cùng một phần lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khu vực tác chiến của các lực lượng vũ trang Mỹ”. Ở đây có nhắc Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.   

Ngoài 3 lần[vi] thừa nhận và ra ngụ ý chính thức ra, bản đồ và sách giáo khoa do Bắc Việt xuất bản cũng nói rõ Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.  

Trước năm 1974, cả Trung Quốc và Việt Nam về đại thể đều giữ kiềm chế ở Tây Sa, không có xung đột quân sự trực tiếp. Do bất lợi về chiến sự, Nam Việt đã dần giảm bớt việc đóng quân ở các đảo phía tây Tây Sa. Đến năm 1974, tháng 1, giữa Trung Quốc và Nam Việt[vii] nổ ra trận chiến ở Tây Sa. Cả hai phía đều nói đối phương gây hấn trước. Tóm lại, Trung Quốc đã đánh bại Nam Việt, đồng thời giành được quyền khống chế toàn bộ quần đảo Tây Sa. Từ đó, quần đảo Tây Sa luôn bị Trung Quốc chiếm lĩnh và quản lí, suốt cho đến tận bây giờ.  

Trong sự kiện này, sự phản ứng của Bắc Việt hết sức thú vị, họ không hề còn tuyên bố Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc như thái độ trước đây nữa. Trong sự kiện này, Bắc Việt về cơ bản giữ im lặng, chỉ nói mong sẽ có được một sự giải quyết hòa bình. Thái độ này đã chọc tức Trung Quốc, đây cũng là màn khởi đầu cho sự chia rẽ giữa Trung Quốc với Bắc Việt.    

Sau thất bại Tây Sa, Nam Việt gấp rút tăng cường sự có mặt quân sự ở Nam Sa, ngoài tăng cường đóng quân trên đảo chính Nam Uy[viii] ra, còn đổ bộ, đóng quân và cắm mốc phân giới trên nhiều hòn đảo khác. Bắc Kinh Trung Quốc không với tay nổi tới Nam Sa, nên đã lên tiếng phản đối như mọi khi. Còn nhà cầm quyền Đài Bắc Trung Quốc thì huy động 4 chiếc quân hạm đến phòng vệ ở suốt dọc đảo Thái Bình[ix]. Mặc dù tình hình Nam Sa một dạo hết sức căng thẳng, nhưng cuối cùng đã không xảy ra xung đột. Bằng một loạt sự triển khai bố trí, Nam Việt đã chiếm lĩnh được nhiều hòn đảo ở Nam Hải, đã giành được ưu thế ở Nam Hải.

Năm 1974, Bắc Việt và Trung Quốc tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới vịnh Bắc Bộ, Bắc Việt nói trong Hiệp ước Trung-Pháp năm 1887 đã qui định đường phân giới là 108º3’, nhưng Trung Quốc nói đường phân giới ấy chỉ là đối với các hòn đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ, chứ không phải là đường phân giới vùng biển. Hai bên ra về không vui vẻ, giữa Trung Quốc và Bắc Việt đã xuất hiện một vết rạn nứt mới.

Năm 1975, Bắc Việt đánh bại Nam Việt. Năm sau, Nam-Bắc thống nhất lập nên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Kể từ sau đó, Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Vào thập kỉ 80, Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các đảo và mở rộng đóng quân ở Nam Sa.

Mãi đến năm 1981, Bắc Kinh Trung Quốc mới tiến hành cuộc điều tra biển đầu tiên ở Nam Sa. Năm 1987 mới tiến hành cuộc diễn tập quân sự đầu tiên ở vùng biển Nam Sa. Tháng 3.1988, quân hạm Trung Quốc ở Nam Sa đã gây cuộc xung đột qui mô nhỏ với Việt Nam và đã giành chiến thắng, chính quyền Bắc Kinh đóng quân trên 7 đảo đá ngầm của Nam Sa, từ đó chính thức khởi đầu sự có mặt quân sự tại Nam Sa.

Xét về lịch sử, chính quyền Bắc Việt tổng cộng đã 3 lần thừa nhận hoặc ra ngụ ý Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc (nói cho chuẩn xác hơn, 3 lần thừa nhận Tây Sa, 2 lần thừa nhận Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc). Vậy thì rốt cuộc thái độ của chính quyền Bắc Việt liệu có tương đồng với chủ trương không có lãnh thổ Tây Sa và Nam Sa của Việt Nam hay không? Trong sách “Chủ quyền” nói không có.    

Sách “Chủ quyền” đưa ra 2 luận điểm. Thứ nhất, Bắc Việt khi ấy là đồng minh của Trung Quốc, phải dựa vào sự chi viện của Trung Quốc và Liên Xô thì mới đánh bại được Nam Việt và Mỹ. Vậy là thái độ của Bắc Việt rốt cuộc có đôi điều thực lòng là rất khó nói. Cho nên không phản ánh ý đồ của Bắc Việt.    

Luận điểm này hiển nhiên là không đáng nhắc đến. Có thể khẳng định, Bắc Việt trong lòng không cam chịu để Trung Quốc chiếm lĩnh Tây Sa, điều này được thể hiện rõ mồn một trong thái độ mập mờ của Bắc Việt trước cuộc chiến Tây Sa năm 1974. Nhưng mặc dù chúng ta có thể lí giải được tình cảnh Bắc Việt không thể đắc tội với Trung Quốc khi ấy, song ngay cả là điều ước bất đắc dĩ đi nữa thì cũng phải có hiệu lực có căn cứ luật pháp. Nếu không, tất cả mọi bản hòa ước sau thất bại của Nhật Bản đều sẽ chẳng được tính đến. Huống chi tình cảnh của Bắc Việt lại còn chưa đến mức thất bại như Nhật Bản, chính quyền Bắc Kinh cũng chẳng đe dọa gì Bắc Việt (chí ít  là trong những tài liệu công khai hiện giờ).        

Thứ hai, thái độ của Bắc Việt không thể đại diện được cho thái độ của cả Việt Nam. Bối cảnh và logic của luận điểm này là như vậy.  

Theo tuyên truyền của Trung Quốc, Việt Nam trước năm 1976 luôn thừa nhận Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thông qua sử liệu chúng ta có thể thấy, luận điểm này dường như đúng mà lại sai. Thực ra, chỉ có Bắc Việt mới thừa nhận điểm này, chứ Nam Việt thì luôn giữ vững quan điểm Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Trung Quốc chỉ thừa nhận Bắc Việt, không thừa nhận Nam Việt, cho nên lập luận của  phía Trung Quốc, nói cho nghiêm túc, cũng không phải là sai theo chuẩn quốc tế, song điều này hiển nhiên có một độ sai lệch rất lớn do với sự thực. Sự chia cắt Nam Việt và Bắc Việt là một hiện thực lịch sử, trước ngày Nam Việt sụp đổ, số nước thừa nhận Nam Việt trên thế giới nhiều hơn so với Bắc Việt, nếu hình dung theo quan điểm chính thống của Trung Quốc thì Nam Việt mới là quan điểm chính thống của Việt Nam.     

Bắc Việt khi ấy không hề chiếm các quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên thực tế, trong “Hiệp định Paris”, các quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc sự cai quản của Nam Việt. Cho nên, bất luận là từ hiệp định hay trong thực tế, Bắc Việt cũng không có địa vị quyết định chuyện Tây Sa và Nam Sa.

Mặc dù Trung Quốc luôn cho rằng sự thống nhất của Việt Nam là Bắc Việt thống nhất Nam Việt, song ít ra về mặt hình thức thì lại không phải là như vậy. Cộng hòa Nam Việt bị sụp đổ năm 1975, Bắc Việt không hề sát nhập trực tiếp Nam Việt vào bản đồ. Ở Miền Nam Việt Nam, đầu tiên thành lập một chính quyền gọi là “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, chính quyền này do các nhân sĩ Việt cộng ở Miền Nam lập nên, về mặt pháp lí là kế thừa “Cộng hòa Nam Việt”. Một năm sau, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” của Miền Bắc sát nhập với “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” của Miền Nam, thành lập nên “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Thế là xét về mặt pháp lí, nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” mới đã kế thừa lãnh thổ của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Do Bắc Việt chưa từng cai quản Tây Sa và Nam Sa, Nam Việt chưa hề từ bỏ Tây Sa và Nam Sa, cho nên căn cứ theo lập luận của Việt Nam, nước Việt Nam mới có quyền kế thừa mọi lãnh thổ của Bắc Việt cũ và Nam Việt cũ. Thế là Việt Nam có yêu cầu về chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa.        

Nếu đứng về phía thái độ chính thống của Trung Quốc mà xem xét, thì lập luận này rất vô lý. Song về mặt pháp lí thì quả thực lại lọt tai.

Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012


[i]   Tức Hoàng Sa.

[ii]  Tức Trường Sa.

[iii]   Đây là nickname; tạm chuyển sang tiếng Việt:  “Nibelugen . Ốc sên nho”

[iv]   Tức Miền Bắc Việt Nam.

[v]   Tức Biển Đông.

[vi]   Không hiểu sao trong nguyên bản nói có “3 lần” mà người dịch tính chỉ được có “2 lần”.

[vii]   Tức Miền Nam Việt Nam.

[viii]   Tiếng Anh: Spratly Island; tiếng Việt: Đảo Trường Sa.

24 bình luận to “1183. TÂY SA VÀ NAM SA SAU NĂM 1956”

  1. kellyhuyen said

    cang thang qua nhi. ta ngoi nha xem phim vay

  2. Nguyễn Tuấn Anh said

    WHITE PAPER ON THE HOANG SA (Paracel) AND TRUONG SA (Spratly) ISLANDS
    Republic of Vietnam
    Ministry of Foreign Affairs
    Saigon, 1975.

    http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/hsts1.htm

  3. Nguyễn Tuấn Anh said

    Tuy nhiên…

    “…Ngay sau khi các chiến-sĩ Hoàng-Sa của ta lăn mình hy-sinh trong khói lửa để bảo-vệ Hoàng-Sa, nhiều nhà trí-thức Việt-Nam đã hợp-biên một tài-liệu minh-chứng chủ-quyền nước ta. Sau đó cuốn “Bạch-Thư về Hoàng-Sa và Trường-Sa” đã ra đời tại Sài-Gòn. Bộ Ngoại-Giao phổ-biến khắp thế-giới dưới nhan-đề Anh-ngữ là “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands” – cơ-sở xuất-bản: Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Saigon, 1975). Bạch-thư này tuy chỉ là một tập tài-liệu ngắn gọn 105 trang, nhưng thực-sự là một tài-liệu căn-bản khá đầy-đủ và hơn nữa, trình-bày rất rõ-ràng các yếu-tố pháp-lý, lịch-sử về chủ-quyền Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa.

    Chúng ta tiếc rằng “Bạch-Thư về Hoàng-Sa và Trường-Sa” đã sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Ảnh-hưởng cuốn sách không được mạnh mẽ như các Tác-giả của nó từng hy-vọng khi cùng nhau đóng góp phần tim, óc. Cũng không may cho Việt-Nam lúc đó, ảo-giác của màn khói mù tuyên-truyền ngụy-tạo chủ-quyền Trung-Cộng đang lúc phát-triển tối-đa, đủ hiệu-năng che lấp hoàn-toàn sự thật. Dồn dập tiếp theo những hành-động ám muội của kẻ thù, chút ánh-sáng công-lý đang le lói lại gặp phải cơn cuồng-phong dứt điểm: Miền Nam bị Hà-Nội cưỡng-chiếm vào tháng 4 năm 1975. Mất hẳn nội-lực, cuốn sách bị lắng chìm và đi dần vào quên-lãng.

    Hiểu được giá-trị của cuốn Bạch-thư Việt-Nam Cộng-Hòa, chúng tôi đang nỗ-lực cho tái-bản để làm sống lại tinh-thần cuốn sách. Người Việt-Nam khắp nơi hãy giúp sức phổ-biến nó như một tài-liệu tra-cứu căn-bản. Tại Hải-Ngoại, bản Anh-ngữ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands” không những sẽ trợ-giúp phần tài-liệu pháp-lý cho những nhà Nghiên-cứu thông-hiểu Anh-Ngữ, nó cũng cần-thiết để thế-hệ trẻ hiểu-biết chính-nghĩa của Việt-Nam và tiếp nối con đường tranh-đấu dang dở của chúng ta… ”

    WHITE PAPER ON THE HOANG SA (Paracel) AND TRUONG SA (Spratly) ISLANDS
    Republic of Vietnam
    Ministry of Foreign Affairs
    Saigon, 1975.

    http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/hsts1.htm

  4. SÔNG KÔN MÙA LŨ said

    Tin nóng ! Bọn tình báo Hoa nam TQ đã dùng tiền mua chuộc bọn “Còn đảng còn tiền” đàn áp thẳng tay cuộc biểu tình chống Tàu xâm lược của nhân dân Hà Nội sáng 5/8/2012 .

  5. Phạm Sơn said

    Map of the Spratly Islands:

  6. Phạm Sơn said

    Map of the Paracel Islands: http://www.nguyenthaihocfoundation.org/images/lichsuVN/PARACELS-Final2012b_ThemSonHa_july18_2012.jpg

  7. Phạm Sơn said

    PROCLAMATION BY THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF VIETNAM

    The noblest and most imperative task of a Government is to defend the sovereignty, independence and territorial integrity of the Nation. The Government of the Republic of Vietnam is determined to carry out this task, regardless of difficulties it may encounter and regardless of unfounded objections wherever they may come from.
    In the face of the illegal military occupation by Communist China of the Paracels Archipelago which is an integral part of the Republic of Vietnam, the Government of the Republic of Vietnam deems it necessary to solemnly declare before world opinion, to friends and foes alike, that:
    The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes are an indivisible part of the territory of the Republic of Vietnam. The Government and People of the Republic of Vietnam shall not yield to force and renounce all or part of their sovereignty over those archipelagoes.
    As long as one single island of that part of the territory of the Republic of Vietnam is forcibly occupied by another country, the Government and People of the Republic will continue their struggle to recover their legitimate rights.
    The illegal occupant will have to bear all responsibility for any tension arising therefrom.
    On this occasion, the Government of the Republic of Vietnam also solemnly reaffirms the sovereignty of the Republic of Vietnam over the islands off the shores of Central and South Vietnam, which have been consistently accepted as a part of the territory of the Republic of Vietnam on the basis of undeniable geographic, historical and legal evidence and on account of realities.
    The Government of the Republic of Vietnam is determined to defend the sovereignty of the Nation over those islands by all and every means.
    In keeping with its traditionally peaceful policy, the Government of the Republic of Vietnam is disposed to solve, through negotiations, international disputes which may arise over those islands, but this does not mean that it shall renounce its sovereignty over any part of its national territory.
    (Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam dated February 14, 1974)

    TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HOÀ

    Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.
    Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng:
    Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.
    Chừng nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.
    Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.
    Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.
    Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.

    Tuyên bố bởi Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974.

  8. Yêu VN said

    Sao không rình rang kỷ niệm ngày Hải Quân Vn và đưa vài ông nhà quê cựu lên đeo lon đầy người và lớn tiếng rao giảng về sức mạnh của Hải Quân Ta khi chiến với VN Cộng Hòa và Mỹ, khi mà tàu cá TC đang cày xới Biển Đông.

    • KL said

      Đây là đòn ly gián của lũ bán nước nhằm chia rẽ người Việt trong và ngoài nước, đồng thời đánh lạc hướng dư luận về việc Trung cộng xâm chiếm Biển Đông của ta.

      • Ẩn danh said

        Ly gian con khi moc

      • Người miền Tây said

        Thời VNCH đã qua nhưng khí phách hào hùng vẫn còn để lại đâu đó trong tâm khảm hay trong văn bản này đây.Nó chứng tỏ lòng quyết tâm của dân tộc.KHÔNG khiếp nhược trước bạo lực.KHÔNG lùi bước trước kẻ mạnh (điều này đã thể hiện 74 chiến sĩ VNCH anh dũng đền nợ nước ,xin đừng lấy thắng bại luận anh hùng hãy để các anh ấy ngủ yên ,xin anh linh các ANH HÙNG DÂN TỘC phù trợ đất nước này,dân tộc này luôn nhớ các anh ).
        Đây là văn bản đích thực của dân tộc ta đại diện là nước VNCH (Mặc dầu không còn nữa) trả lời cho bọn chó Tàu Cộng.
        Chúng ta kế thừa quyết tranh đấu tới cùng cho đến khi nào đạt được sự tòan vẹn lảnh thổ.Bọn bán nước sẽ trả giá .Bọn CSVN sẽ trả giá cho hành động bán nước.
        Nhân dân VN trả lời với bọn CSVN .THÀ CHẾT KHÔNG LÀM NÔ LỆ

  9. TMĐ ECOPARK said

    Trên đời này,không ai đi cho cái không phải của mình.Không ai nhận cái không là sở hữu của người cho.Tham lam.Mưu mẹo.Lắm chuyện.Đồ chó chết.Nước lớn nước láo,tự xưng là văn minh văn hiến mà (xin lỗi) thua bãi cứt thối!
    Nhân cái dịp này,ông Trọng cũng thôi chơi với thằng khốn đó đi.Với loại trộm cướp mà thay nhau ôm hôn hoài trông nó sao sao ấy.Thế mà các ông cũng làm được,mà làm rất tự nhiên,không chút mắc cở.Giỏi thật!

    • SÔNG KÔN MÙA LŨ said

      Cùng loài ĐỒNG…CHÓ với nhau mà sao nghỉ chơi được ? Sư đời là “ngưu tầm ngưu , mã tầm mã !” mà lỵ !?

  10. Lưu Lưỡng Tầm said

    Trong các bài : “Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc ( Ph 1, Ph2 & Ph 3) , các link “Nguồn : ” để truy cập bài của “Oa Đằng”
    không đúng :

    Vì hai đường dẫn “Nguồn:dddnibelungen.wordpress.com ” Phần 1 & Phần 2 , khi kích chuột , lại quay trở lai, blog anhbasam ( cũ trước 04-08-2012– trên wordpress.com ) ; mong BTV anhbasam blog vui lòng sửa lại các URL đường dẫn nằm bên dưới “dddnibelungen.wordpress.com” trong 2 chỗ: “Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com” ở cuối bài Phần 1 & Phần 2 của các bài 1175 & 1176 có URL như dưới đây:

    1175. Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc – Phần 1.
    Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com
    从晚清到民国的地图看南海归属(一)
    https://dddnibelungen.wordpress.com/2012/05/01/%e4%bb%8e%e6%99%9a%e6%b8%85%e5%88%b0%e6%b0%91%e5%9b%bd%e7%9a%84%e5%9c%b0%e5%9b%be%e7%9c%8b%e5%8d%97%e6%b5%b7%e5%bd%92%e5%b1%9e%ef%bc%88%e4%b8%80%ef%bc%89/
    1176. Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến Trung Hoa Dân quốc – Phần 2.
    Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com
    从晚清到民国的地图看南海归属(二)
    https://dddnibelungen.wordpress.com/2012/05/01/%e4%bb%8e%e6%99%9a%e6%b8%85%e5%88%b0%e6%b0%91%e5%9b%bd%e7%9a%84%e5%9c%b0%e5%9b%be%e7%9c%8b%e5%8d%97%e6%b5%b7%e5%bd%92%e5%b1%9e%ef%bc%88%e4%ba%8c%ef%bc%89/

    Phần 3 thì đúng ; tôi có thêm archive link bên dưới.
    Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com

    Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
    从晚清到民国的地图看南海归属(三)
    https://dddnibelungen.wordpress.com/2012/05/02/

    https://dddnibelungen.wordpress.com/2012/05/02/%e4%bb%8e%e6%99%9a%e6%b8%85%e5%88%b0%e6%b0%91%e5%9b%bd%e7%9a%84%e5%9c%b0%e5%9b%be%e7%9c%8b%e5%8d%97%e6%b5%b7%e5%bd%92%e5%b1%9e%ef%bc%88%e4%b8%89%ef%bc%89/

    BS: Hi hi! Mù chữ … Tàu nên cực vậy. Ngày xưa có học thứ nầy, nhưng chữ thầy trả … vỉa hè rùi. Cám ơn bác nhiều.

  11. Loc Nguyen said

    Chuyen hien tai la Chinh quyen Viet Nam khong muon de nhan dan bieu tinh ,to thai do chong lai chinh quyen Trung Hoa vi dang CSTH la cho dua de dang CSVN song con ,tinh the oai oam nay lam nhan dan Viet nam khon kho,de giai cho bai toan hoc bua nay dang CSVN phai dep quyen ,loi cua dang de nhan dan co quyen tu do va dan chu quyet dinh van mang cua ho!Cac dang vien dang Cong San cung tu nhan xet minh :cac ban nhu o trong mot gia dinh co toan nhung thanh phan hu hong:tu cha ,me con chau ho hang noi ngoai , bao tien cua tai nguyen cua quoc gia dua vao tay ho hang cac ban la bi phan chia ,roi dua vao tui tham cua dang vien nhu vay nhan dan Viet Nam se con lai thu gi ?Tinh canh cua nha cam quyen Viet Nam :doi noi khong xong!doi ngoai cang te hai!

  12. Ẩn danh said

    >> Bắc Việt khi ấy không hề chiếm các quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên thực tế, trong “Hiệp định Paris”, các quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc sự cai quản của Nam Việt. Phải là”Hiệp định Genève”!!!

    • Quốc Thanh said

      Hì hì, trời nóng quá nên lầm lẫn đôi chút, thông cảm giùm nghen.
      Nhờ BS sửa lại “Hiệp định Paris” thành ”Hiệp định Genève”. Cảm ơn.

  13. Gloomy 1721979 said

    Tôi còn nhớ đã đọc được một tàu liệu : Vào khoảng năm 1958 – 1962 phía TQ muốn trao trả cho VNDCCH đảo Bạch long Vĩ nhưng phía VNDCCH không muốn nhận với lí do không có phương tiện đi lại ra đó . Sau đó phía TQ tặng cho 2 tầu nên lại nhận đảo Bạch long vĩ . Qua chuyện này mới hiểu cái công hàm 1958 của ông TT Phạm văn Đồng không có gì là khó hiểu cả !

    BS: Mời bác xem: 421.Trung Quốc “đòi” đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam; 426.Vai trò của đảo Bạch Long Vĩ đối với đảm bảo quốc phòng – an ninh.

  14. Phạm Sơn said

    Lãnh đạo cs miền Bắc trước 1975 đã từng xác định lập trường…”giữ nước” là:
    – Nên để cho Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa!

    “…phiên họp của Phái đoàn Liên hợp quân sự 4 bên về việc Giám sát thi hành Hiệp định Paris do Thiếu tướng Lê Quang Hòa, trưởng phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa chủ trì tại Sài gòn. Trong phiên họp này, phía Việt nam Cộng hòa đã đưa văn bản đề nghị chính thức Chính phủ VNDCCH cùng với mình ra thông cáo lên án hành động xâm lược lãnh thổ-lãnh hải của Việt nam. Đề nghị này còn lên kế hoạch chi tiết, trong đó yêu cầu quân Bắc Việt nam và quân của Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam giảm áp lực tại quân đoàn 2 của VNCH. Trong đó đề nghị cụ thể không tiến công quấy rối Đà nẵng, Nha trang và các sân bay ở khu vực này để quân lực VNCH có thể rảnh tay tập trung tái chiếm quần đảo Hoàng sa.
    Theo lời kể lại của ông H., nguyên sỹ quan bảo vệ an ninh cho đoàn, ông Hòa đã điện về xin ý kiến Trung ương. Đích thân ông Lê Đức Thọ phê bình ‘’lập trường chính trị các anh để đâu? Đang có chiến tranh, lại phối hợp hoạt động với địch à? Cuộc chiến tranh gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung quốc, mà lại nói quay sang chống bạn. Họ có giải phóng giúp ta, thì sau này cũng trả lại cho ta thôi.’’

    http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/NHD.htm

  15. Christine said

    Thứ nhất, thái độ của Bắc Việt rốt cuộc có đôi điều thực lòng là rất khó nói.
    Thứ hai, thái độ của Bắc Việt không thể đại diện được cho thái độ của cả Việt Nam.

Bình luận về bài viết này