BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

653. 'Sự lạc quan vô tận'

Posted by adminbasam trên 18/01/2012

Đôi lời: Có phải một chú chim bay lượn ngoài vườn, cười nhạo chú chim đang ai oán trong lồng, “sao mày không phá ngay cái lồng ra ngoài này cho sướng? Không phá được thì dong một hơi ra ngoài như tao đây này” ? BS xin được có lời bình trong khoảng hai tiếng nữa.

(10h15′) Có rất nhiều điều để bàn về bài viết này, chỉ riêng những gì liên quan tới sự cảm thông, hợp tác giữa người Việt, trí thức trong và ngoài nước. Nhưng trong phạm vi một bình luận ngắn, thì chỉ xin được nói rằng đây là một bài viết sắc … lẹm.

Nó sắc sảo, nhưng chỉ nên có với một con người đầy bức xúc muốn giải tỏa và chưa có mấy ảnh hưởng trong làng văn, làng báo thôi. Còn một khi từ Phạm Thị Hoài, từng có nhiều đóng góp cần mẫn, danh tiếng không nhỏ, nhưng bỗng biến đi, rồi vụt trở lại theo lối “đá thúng đụng nia” này, thì tiếc thay, lại như lưỡi dao cứa vào nỗi đau chung đang rất cần sự tỉnh táo, cảm thông, hợp tác để hàn gắn giữa những con người am hiểu, khoan dung và công bằng. Mong là nó chỉ vô tình “cứa” thôi, chứ không nhằm “cắt”, góp phần vào sự chia rẽ nguy hiểm.

Và cái “sắc” lại bị “lẹm” theo đúng nghĩa đen, đó là Nhà văn Phạm Thị Hoài, một người quá kinh nghiệm về báo chí, đã (cố tình?) không hiểu rằng bài gọi là “trả lời phỏng vấn” của GS Chu Hảo thực ra chỉ là một bản tóm lược phỏng vấn của BBC, rằng trả lời phỏng vấn khác hẳn với việc nghiền ngẫm mà viết ra, và rất nhiều hàm ý đằng sau những câu nói mà nhiều người đang sống trong lòng chế độ thường buộc phải làm vậy trong mục tiêu thay đổi dần xã hội.

BBC Vietnamese

‘Sự lạc quan vô tận’

Nhà văn Phạm Thị Hoài

Gửi cho BBC từ CHLB Đức

Cập nhật: 03:19 GMT – thứ ba, 17 tháng 1, 2012
.
Sau bài phỏng vấn với Giáo sư Chu Hảo về trí thức trong xã hội và hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, BBC nhận được nhiều bài viết đáp lời. Xin giới thiệu với quý vị bài của nhà văn Phạm Thị Hoài từ Berlin:
.

Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành.

Đối lập trung thành tại Việt Nam là ai? Theo quan niệm của tôi, họ là những người không hài lòng với hệ thống chính trị trong nhiều vấn đề lớn, công khai phản biện và tìm giải pháp thay đổi trong phạm vi các vấn đề đó, nhưng không đụng chạm, hay tránh đụng chạm đến nền tảng tồn tại của hệ thống.

Họ gắn bó với hệ thống vì xác tín, vì thói quen hoặc vì không có, hay không biết đến lựa chọn nào khác. Họ góp phần tích cực xây dựng và duy trì hệ thống, và qua đó có địa vị, uy tín và những quyền lợi nhất định trong hệ thống. Mong muốn của họ là cải tạo hệ thống nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nó. Sự sụp đổ này đồng nghĩa với sự phủ định họ ở một số phương diện căn bản. Điều đó chắc chắn là đau đớn.

“Dĩ nhiên không có chuẩn để so sánh nỗi đau tâm lí. Ở người không được đếm xỉa, nó có thể lớn hơn ở người bị trừng phạt.” Phạm Thị Hoài

Họ thường là đảng viên Đảng Cộng sản, lực lượng chính trị duy nhất độc quyền cầm quyền và độc quyền xác quyết sự độc quyền của mình trong Hiến pháp Việt Nam. Giới hạn xa nhất mà họ có thể đi là thỉnh cầu Đảng của họ nhượng cho những lực lượng chính trị khác thuê vài mét vuông để ngụ cư trong lãnh địa mênh mông của Đảng mà hợp đồng thuê đương nhiên do Đảng soạn thảo. Như thế là đã quá nhiều hào phóng.

So với một số nhà đối lập trung thành đi trước, ông Chu Hảo còn đứng vững ở bên này giới hạn cho phép. Thay vì bị trừng phạt như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Hộ hay bị thanh lí như Trần Độ, bị vô hiệu hóa như Trần Xuân Bách, những người đã đặt ít nhất là một nửa bàn chân sang phía bên kia hoặc ở giai đoạn cuối đã đoạn tuyệt hệ thống, ông Chu Hảo còn được đảm đương những chức vị tuy không có thực quyền nhưng có một bục đứng để phát ngôn trong một không gian nhất định, còn được phép dấn thân vào những dự án tâm huyết chừng nào chúng chưa bị hệ thống coi là nguy hiểm, còn được xuất hiện như một nhân vật của công chúng chừng nào ông biết làm cho hình ảnh của mình giống một bông hoa cài lên ve áo chế độ hơn là một cái gai.

Ông cũng còn được yên ổn sau khi phát biểu trên những cơ quan truyền thông ngoại quốc như BBC hay RFA Việt ngữ, chừng nào ông vẫn đủ cảnh giác trước nguy cơ “các thế lực thù địch có thể lợi dụng” “thông tin sai lệch”, như mới đây ông đã cảnh báo. Lê Công Định và Cù Huy Hà Vũ cũng phát biểu trên những cơ quan truyền thông này và họ đang ngồi sau song sắt.

‘Trả giá mềm’

Đối lập trong một chế độ toàn trị tất nhiên là phải trả giá. Tuy những người cộng sản nổi tiếng về sự thanh trừng nội bộ trong chính hàng ngũ của mình không thua gì sự đàn áp kẻ thù bên ngoài, nhưng cái giá của đối lập trung thành chưa bao giờ cao chạm trần và có thể thỏa thuận, tùy ở tài mặc cả của những người trong cuộc và cũng tùy thời giá. Thời giá hôm nay, theo tôi, thuận lợi cho những người đối lập trung thành hơn hẳn các đồng chí của họ vài thập kỉ trước.

Cái giá duy nhất mà họ phải trả, như ông Chu Hảo phàn nàn, là tiếng nói phản biện của họ không có hồi âm. Tôi nghĩ, đó là một cái giá rất mềm, so với những ví dụ chúng ta được biết từ hơn nửa thế kỉ qua. Thay vì bị trừng phạt, bị thanh lí, bị vô hiệu hóa, họ chỉ không được đếm xỉa.

Dĩ nhiên không có chuẩn để so sánh nỗi đau tâm lí. Ở người không được đếm xỉa, nó có thể lớn hơn ở người bị trừng phạt.

Từng là một quan chức nhà nước tương đối cao cấp, dù chỉ ở một chức vụ không có nhiều quyền bính, ông Chu Hảo hiểu rõ hơn hàng chục triệu người, vì sao số phận của phản biện ở Việt Nam lại hẩm hiu như thế. Được hỏi, vì sao các trí thức phản biện chỉ phản biện khi đã về hưu, ông giải thích rằng khi đang còn chức quyền, “họ là con người của guồng máy đó nên phải tôn trọng những kỉ luật của guồng máy” đã được xác lập.

Tình thế thực ra quá rõ ràng. Hoặc là bạn đứng trong guồng máy và tôn trọng kỉ luật của nó, bạn chẳng phản biện gì hết và cũng không buồn nghe ai phản biện. Hoặc là bạn vẫn đứng trong guồng máy và thử giới hạn khoan dung của nó cũng như giới hạn chịu đựng của bạn, bạn hơi phản biện một chút và nó khạc bạn ra như một miếng đờm.

Hoặc là bạn tự nguyện ra khỏi guồng máy và xắn tay lên phản biện, nhưng xin đừng gửi về địa chỉ của guồng máy và cũng đừng trách nó dửng dưng với bạn. Với nó, bạn đã không còn tồn tại và bạn nên lấy đó làm mừng, đừng gửi gắm nốt phần đời vừa được giải phóng của bạn vào chính cái cũi đã nhốt bạn chừng ấy năm trời.

“Với tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất.” Phạm Thị Hoài

Ra khỏi guồng máy dễ hơn thoát khỏi hệ thống. Hệ thống bủa vây những người đối lập trung thành trong tư duy, trong diễn đạt, trong cả vốn từ vựng của họ.

Vì sao cùng một người, ở đây là ông Chu Hảo, vừa có thể phàn nàn rằng Việt Nam không có tầng lớp trí thức đích thực theo ông định nghĩa, tức những người có một số phẩm chất, trong đó nổi bật là năng lực tư duy độc lập, lại vừa có thể nhận định rằng cái giới trí thức (chưa có) đó tiếp tục cần đến sự lãnh đạo (có thực) của Đảng Cộng sản Việt Nam, như trong phát biểu mới đây của ông trên BBC?

Tôi xin thử một câu trả lời: nửa thế kỉ qua, hệ thống toàn trị của Đảng đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, “sự lãnh đạo của Đảng” đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp nhất.

Năm 2012 mở đầu với nhiều tin xấu: vụ bắt giữ nhà báo Hoàng Khương, vụ xung đột ở Tiên Lãng, vụ xét xử Lê Văn Luyện, những vụ xe cứ cháy người cứ chết từ cuối năm ngoái chưa dứt…

Với tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất. Nếu nó đến từ ông Đinh Thế Huynh, sếp tư tưởng đương chức của Đảng, thì tôi có chút cảm thông. Ông ấy cần công ăn việc làm, vì chắc chắn không được đâu mời làm trưởng thôn như Bộ trưởng Đinh La Thăng nếu mất chức, mà cũng không làm thơ hay như ông Nguyễn Khoa Điềm, người tiền nhiệm của ông hai khóa trước, để cuộc sống tiếp tục có ý nghĩa.

Hơn hai mươi năm trước, các nhà lãnh đạo tư tưởng Đông Đức cũng rất bế tắc khi bỗng nhiên không ai cần đến sự lãnh đạo của họ nữa. Nhưng thông điệp nói trên đến từ vị giám đốc, linh hồn và trụ cột của Nhà xuất bản Tri Thức, cái nôi quý giá cho những tác phẩm quan trọng của tri thức nhân loại có thể lọt lòng tại Việt Nam.

Tinh thần toát lên từ khối tri thức mà ông Chu Hảo tổ chức truyền bá bằng một sự dấn thân đáng khâm phục ấy là tình yêu, ý thức và khát vọng tự do, trước hết là tự do tư tưởng. Vừa cổ vũ cho tự do tư tưởng, vừa biện minh cho sự cần thiết của chiếc gông tròng vào cổ trí thức Việt Nam và đè nặng lên họ, khiến họ chỉ còn nhận thức độ cao trí tuệ bằng khoảng cách từ cổ xuống đất chứ không bằng khoảng cách từ đầu lên trời? Nghịch lí, những điều chỉ có ở Việt Nam, cũng không chừa ông Chu Hảo.

Nghịch lí ấy hẳn có tên khác, “biện chứng cách mạng”, trong từ vựng chính thống. Không để ý tên tác giả, có thể nhầm phát biểu của ông Chu Hảo với phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Đảng CSVN Lê Khả Phiêu đăng trên Quân đội Nhân dân hay phát biểu của đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà ông Chu Hảo thiết tha đặt kì vọng, vì cả ba ông đều sử dụng vô tư và vô trách nhiệm vốn từ vựng sáo mòn đang từng ngày làm tổ trong năng lực ngôn ngữ, công cụ và thành quả của tư duy, của cộng đồng.

“Đổi mới” thì luôn đi kèm “quyết tâm” như thuở nào và hai thứ này cộng lại luôn phải “triệt để và sâu rộng” cũng như “chỉ đạo” thì cần “quyết liệt”, “sửa đổi” thì phải “căn bản”, “thực hiện” thì “nghiêm túc”; các “thảo luận” thì không tránh khỏi “thẳng thắn, dân chủ” và chỉ có cách “ưu tiên, mở rộng” chúng; “hạn chế, yếu kém” thì Đảng cần “khắc phục” và “chủ nghĩa cá nhân” thì cần “đấu tranh triệt để”.

Lại “triệt để” rồi. Có doping “triệt để” lên nữa và lên nữa cũng vô ích, nhờn ngôn từ không khác nhờn thuốc kháng sinh. Không một nội dung cụ thể nào có thể sờ được trong cái cẩm nang từ vựng chính trị lười biếng đó.

Nếu cách tư duy, cách diễn đạt, nếu ngôn ngữ chính thống này hoàn toàn thắng thế thì trong vòng ba thế hệ tới, sẽ không còn ai đọc và hiểu những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.

‘Lạc quan vô tận’

Đảng Cộng sản vẫn có ảnh hưởng lãnh đạo đối với nhiều trí thức Việt Nam

Nhiều người đối lập trung thành tin rằng mình phải đứng trong hệ thống, phải thuộc về nó mới có cơ hội thay đổi nó, hay ít nhất mới có điều kiện để “làm một cái gì đó có ích” như cách nói nôm na. Những cống hiến của ông Chu Hảo và nhiều trí thức đứng trong hệ thống nhưng đứng ngoài guồng máy đủ lớn để bỏ qua sự xỉa xói vô liêm sỉ từ phía những người thường xuyên đem họ ra dè bỉu, trong khi mình thì đóng tất cả các vai, từ vai em ngoan biết phận qua vai đàn anh đàn chị khinh bạc, chưa kể vai chỉ điểm, chỉ trừ vai bồi bàn trong đại tiệc thủ lợi khổng lồ của các cá nhân do hệ thống đẻ ra.

Và cũng đủ lớn để bỏ qua sự mạt sát bạt mạng từ những người hùng Việt kiều ẩn danh trên mạng, những kẻ thừa khí phách để chê bai giới trí thức trong nước xu phụ quyền lực, trong khi mình thì chỉ thiếu một giọt can đảm để chính danh. Tôi kính trọng những cống hiến của ông Chu Hảo, nhưng không chia sẻ tọa độ chính trị của ông. Tôi cũng tin rằng những lựa chọn đối lập khác có thể có ích không kém, nếu không muốn nói là càng ngày càng cần thiết hơn.

Song mỗi lựa chọn đều là một thực đơn trọn gói chứ không phải một buffet trong tiệc đứng để ta lẩy riêng những món vừa miệng. So với các lựa chọn đối lập khác, vị đắng trong gói đối lập trung thành còn là ít hơn cả.

Tôi biết rằng mình đứng từ xa, không thể nhìn thấu những họa tiết đang từng ngày biến hóa trong bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam, nơi vài thập niên trước có nằm mơ cũng không thấy những cánh cửa đã mở của hôm nay. Những bước đi rất nhỏ, rất chậm, rất vất vả, đã gộp thành một chặng đường.

“Giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị là giúp nó tồn tại mĩ miều hơn.” Phạm Thị Hoài

Tôi biết rằng từ một vị trí ưu đãi, không có gì để mất trừ hi vọng gặp lại quê hương và gia đình, mình dễ bất công hay dễ đánh mất sự cảm thông với những thỏa hiệp không tránh khỏi của những người phải tồn tại trong một chế độ toàn trị. Nhưng từ vị trí nào thì cuối cùng chúng ta cũng đứng trước câu hỏi phải làm gì với nó. Giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị là giúp nó tồn tại mĩ miều hơn.

Đến tận những ngày cuối cùng của Cộng hòa Dân chủ Đức, một số trí thức và văn nghệ sĩ hàng đầu của quốc gia này còn theo đuổi mô hình một chủ nghĩa xã hội nhân đạo. Họ cũng là những nhà đối lập trung thành, muốn cải tạo chứ không phá bỏ hệ thống.

Sứ mệnh không thành của họ, ở thời lịch sử sắp cáo chung, còn dễ định nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam nay chỉ còn trên giấy tờ, trong sách giáo khoa và trong tâm tưởng của thế hệ những người từng coi nó là lí tưởng sống. Các nhà đối lập trung thành ở Việt Nam phải theo đuổi một chủ nghĩa xã hội hồng có bộ mặt người trên lí thuyết và đối diện với một chủ nghĩa tư bản đỏ có bộ mặt rừng rú trong thực tế. Sứ mệnh của họ là cải tạo hệ thống nào để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống nào, thật không dễ trả lời, chưa nói tới việc thực hiện.

Nhưng ông Chu Hảo là người lạc quan. Lạc quan vô tận. Tạp chí Xây dựng Đảng Xuân Nhâm Thìn này có bài “Tết đến rồi…!” của ông. Cứ từ từ, “tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước”, như ông tuyên bố.

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo Phạm Thị Hoài, chủ nhiệm trang blog pro & contra, cựu chủ biên tạp chí Talawas. Tác giả đang sống tại Berlin, CHLB Đức.

——-

Đảng ‘cần lắng nghe trí thức’

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Cập nhật: 03:12 GMT – thứ tư, 11 tháng 1, 2012
Giáo sư Chu Hảo kêu gọi đảng nên thực sự quyết tâm đổi mới triệt để và sâu rộng nếu muốn tiếp tục tính chính đáng và duy trì lòng tin của người dân.

Một cựu Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường nói với BBC rằng chưa nhất thiết giải tán ‘sự lãnh đạo’ của đảng đối với trí thức Việt Nam ở trong nước.

Trao đổi với BBC nhân dịp bước sang năm mới 2012, Giáo sư Chu Hảo, ủy viên Hội đồng trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) cho rằng đảng cộng sản Việt Nam hiện vẫn còn “tính chính danh”.

Thế nhưng cựu quan chức này cảnh báo nếu đảng không “quyết tâm” đổi mới triệt để và sâu rộng, thì tính chính danh này và lòng tin của dân vào đảng sẽ mất đi.

Giáo sư Chu Hảo cũng phê phán cách thức của chính quyền và đặc biệt là chính phủ đã ứng xử với các tiếng nói phản biện của trí thức, nhân sỹ trong nước trong suốt năm 2011.

“Hầu hết các kiến nghị đều chưa được trả lời một cách đàng hoàng, lịch sự. Im thôi, chỉ nhận thôi, không trả lời. Điều đó không có lợi,” vị Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức thuộc (Vusta) đánh giá.

Năm 2012 là năm mà nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam có kế hoạch hoàn tất sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng như ban hành một số đạo luật quan trọng liên quan tới thể chế và bộ máy chính trị.

Trước hết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Giáo sư Hảo cho rằng lãnh đạo đảng và nhà nước cần lưu ý:

“Ưu tiên mở rộng thảo luận thẳng thắn, dân chủ. Nên có những sửa đổi căn bản đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của đất nước; thì sự sửa đổi mới có tác dụng và phù hợp với lòng dân.”

“Còn nếu cứ duy trì hoàn toàn nếp tư duy cũ; chỉ sửa chữa những điều lặt vặt thì sẽ không hợp lòng dân,” ông nói.

“Ưu tiên mở rộng thảo luận thẳng thắn, dân chủ. Nên có những sửa đổi căn bản đáp ưng yêu cầu của sự phát triển của đất nước; thì sự sửa đổi mới có tác dụng..” Giáo sư Chu Hảo

Về tinh thần cốt lõi của việc sửa đổi lần này với bản Hiến pháp ra sao, Giáo sư Chu Hảo cho biết:

“Càng trở lại với tinh thần dân chủ, cộng hòa, tinh thần toàn dân đoàn kết, không phân biệt trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, người Việt Nam trong nước và ở ngoài nước; càng xây dựng được nền hành chính trong sạch và sáng suốt bao nhiêu, thì những tư tưởng chỉ đạo đó trong Hiến pháp sẽ càng là rường cột để xây dựng các luật pháp tiếp theo bấy nhiêu.”

Giáo sư Hảo cũng kêu gọi nhà nước ban hành luật về đảng, trong tổng thể nhu cầu về các đạo luật cần ban hành trong một xã hội dân sự, ông khẳng định:

“Luật về hoạt động của các đảng chính trị, các đoàn thể xã hội dân sự, chính trị ở trong một nước đang có tiềm năng phát triển như Việt Nam là một nguyện vọng chung của nhân dân.”

Giáo sư Chu Hảo cho rằng vẫn nên tiếp tục đặt hy vọng vào ông Nguyễn Phú Trọng, người đã làm việc với Vusta năm qua.

Trước câu hỏi, liệu đã đến lúc đảng cộng sản mạnh dạn trao lại những quyền cơ bản thực sự thuộc về nhân dân và các chủ thể xã hội, cũng như tách vai trò của đảng ra khỏi sự lãnh đạo của nhà nước, cựu Thứ trưởng Khoa học – Công nghệ bình luận:

“Tính chính đáng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều trong lòng dân. Lịch sử đã để lại những dấu ấn rõ ràng va được toàn dân thừa nhận về vai trò của đảng cộng sản đưa Việt Nam từ một nước không ai biết đến trở thành một nước độc lập. Đưa Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh, thống nhất đất nước.”

Tuy nhiên ông đưa ra cảnh báo nguy cơ mà đảng cộng sản đang phải đối diện trong tình hinh mới:

“Tính chính đáng của đảng vẫn còn nhưng nếu từ nay mà đảng không quyết tâm đổi mới như tinh thần đổi mới từ những năm 1980, đổi mới một cách sâu rộng, triệt để hơn nữa, thì sự lãnh đạo của đảng sẽ dần dần mất đi sự tin tưởng trong lòng dân.”

“Chỉ khi nào lấy lại sự tin tưởng đó, thì tính chính đáng của đảng mới được khẳng định.”

Giải tán hay không?

“Tôi có một nhận xét chung là những tiếng nói chung của giới tạm gọi là trí thức, những người hoạt động chính trị – xã hội đã nghỉ, các tướng lĩnh…, chưa được chú trọng một cách thật đầy đủ. Đặc biệt chưa có sự đối thoại”. Giáo sư Chu Hảo

Nhân nói về vai trò của Đảng cộng sản, thành viên Hội đồng Trung ương của Vusta cũng cho biết quan điểm của mình về việc có nên “giải tán” hay không sự lãnh đạo của đảng đối với trí thức ở Việt Nam.

Trước hết Giáo sư Chu Hảo đưa ra bình luận của mình về tư cách của “đội ngũ trí thức” trong nước những năm qua, dưới hàng chục năm lãnh đạo của đảng.

“Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà tôi hiểu chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 ở Miền Nam.”

“Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và đó là điều đáng thất vọng.”

Giáo sư Hảo cho rằng chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước và đưa ra điều kiện đi kèm:

“Không nhất thiết. Nếu như đảng cộng sản Việt Nam mở rộng dân chủ và thực sự tôn trọng tự do học thuật, thực sự tạo ra những cơ chế dân chủ để thực sự phát huy sự năng động, sáng tạo tư duy, để có thể bảo vệ được những người có những ý kiến thiểu số, nhưng chưa hẳn đã là sai trong thời điểm hiện tại.”

“Rất có thể năm, mười năm, những ý kiến đấy lại là sáng giá. Thế thì những người có ý kiến khác với chính thống, có ý kiến trái ngược, phải tạo điều kiện cho người ta phát biểu.

Giáo sư Chu Hảo nói nhiều kiến nghị của trí thức và các tầng lớp nhân dân chưa được đảng, nhà nước trả lời và đối thoại một cách đàng hoàng, nghiêm túc.

“Và khi ý kiến của người ta chưa được giới cầm quyền thừa nhận, thì được bảo lưu và bảo vệ. Để cho người ta tiếp tục được phát huy tinh thần tự do sáng tạo của mình.”

Với điều kiện này, Giáo sư Chu Hảo cho rằng có thể sẽ có giải pháp kép cho cả vị thế, tư cách của tầng lớp trí thức Việt Nam, lẫn sự tồn tại của đảng.

“Trong điều kiện ấy thì một đảng cũng được, hai đảng cũng được. Một đảng cộng sản Việt Nam cũng được nếu mà bảo vệ và tạo điều kiện ấy, thì sẽ tạo được một tầng lớp trí thức.”

Cuối cùng, Giáo sư Hảo nhận xét về cách thức ứng xử của lãnh đạo đảng, nhà nước và đặc biệt là chính phủ trong năm qua trước các ý kiến, kiến nghị phản biện của giới trí thức, nhân sỹ trong nước:

“Tôi có một nhận xét chung là những tiếng nói chung của giới tạm gọi là trí thức, những người hoạt động chính trị – xã hội đã nghỉ, các tướng lĩnh…, chưa được chú trọng một cách thật đầy đủ. Đặc biệt chưa có sự đối thoại,”

“Có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, nhưng nhiều văn bản chính thức qua các kiến nghị gửi lên trên lại không được trả lời một cách công khai, đàng hoàng và theo cách xã giao. Trong thời gian tới đây “phải có chuyển biến” về sự tiếp thu và đối thoại,” Giáo sư nói với BBC.

307 bình luận to “653. 'Sự lạc quan vô tận'”

  1. Phạm Khắc Hanh said

    Đúng là khó phân biệt được các vị vì hận thù chế độ mà lao vào giận cá chém thớt ở đấy với đám CAM chui vào chọc ngoáy gây chia rẽ những người tốt mà chưa hiểu nhau.

    BS: Chính vậy nên BS quyết định đóng phản hồi, với mong muốn như lời BTV đã kính đề nghị và nhiều bạn đọc cũng lên tiếng tán đồng, để giữ không khí thanh bình trong dịp Tết. Xin bà con thông cảm.

  2. Lão già hưu trí said

    Độc giả Trần Trọng Nghĩa trong phản hồi ngày 19/1, 23h16′, đã viết: “Cãi lý thì vô cùng! Nhưng ít nhất cũng phải biết giữ sự tương kính chứ? Bà Phạm thị Hoài viết cho sướng tay, dám ví nhiều nhà trí thức khả kính đang hết sức gian nan trong nước (bà thừa biết đứng bên cạnh GS Chu Hảo là những tên tuổi nào!) như ‘cục đàm’ sớm muộn sẽ bị giới cầm quyền ‘khạt ra’ thì đó là đạo lý gì? Theo tôi, như đã nói, lối ví von khoái trá và hỗn xược ấy là di hại của ngôn ngữ bạo lực bị tiêm nhiễm từ tấm bé, thích thống mạ người khác,một thứ sadism dường như đã thấm vào máu rồi.Đâu còn thấy sự tao nhã dù bất đồng chính kiến của thế hệ trước đây! Sự hủy hoại văn hóa di căn ghê gớm thế đấy, ngay cả nơi bộ phận được xem là khá nhất của dân tộc. Có lẽ đây mới là chỗ đáng bi quan nhất khi nghĩ về tương lai đất nước. Người ta không còn biết cách cư xử đúng mực với nhau nữa!”

    Nguyên văn đoạn văn của Phạm Thị Hoài: “Tình thế thực ra quá rõ ràng. Hoặc là bạn đứng trong guồng máy và tôn trọng kỉ luật của nó, bạn chẳng phản biện gì hết và cũng không buồn nghe ai phản biện. Hoặc là bạn vẫn đứng trong guồng máy và thử giới hạn khoan dung của nó cũng như giới hạn chịu đựng của bạn, bạn hơi phản biện một chút và nó khạc bạn ra như một miếng đờm.”

    Nó (tức guồng máy) khạc bạn (người trí thức phản biện) ra như một “miếng đờm”. Nhà văn diễn tả rất chính xác:

    Cụ Nguyễn Văn Trấn (một đảng viên Nam Bộ đã quá cố) đã từng cho biết Hồ Chủ tịch công khai thừa nhận Mao Chủ tịch là lãnh tụ về tư tưởng, Hồ Chủ tịch chỉ là người diễn giải tư tưởng ấy. Mà Mao Chủ tịch thì coi trí thức chẳng những là “miếng đờm”, mà còn là “cục phân”. Guồng máy cộng sản chỉ coi trí thức là công cụ. Sự tôn trọng bề ngoài chỉ là làm dáng để lừa mị nhân dân. Khi trí thức đóng vai trò thật sự của mình (phản biện) thì lập tức guồng máy sẽ khạc trí thức ấy ra như một miếng đờm – bất kể là khả kính hay không khả kính.

    Hãy lấy ví dụ cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh – người thường được ca ngợi như một nhà lãnh đạo của sự nghiệp đổi mới. Ông ấy đã từng mạt sát các trí thức như: Dương Thu Hương, Nguyễn Khắc Viện, Lý Chánh Trung,v.v… Mạt sát Dương Thu Hương thì còn có thể hiểu được, vì bà này văn phong “sắc lẹm”, Đảng cho là hỗn xược. Nhưng còn trí thức ôn hòa, khả kính cỡ như Nguyễn Khắc Viện hay Lý Chánh Trung thì sao? Có thể nói trong con mắt của các nhà lãnh đạo Đảng, “phản biện” khó nuốt tựa như bị kẹt một “miếng đờm” trong cổ họng. Vì vậy phải khạc ra để cho Đảng có thể hô hấp, nếu không thì làm sao guồng máy có thể tồn tại được?

    Vì vậy, thay vì cay cú với nhà văn Phạm Thị Hoài, ông Trần Trọng Nghĩa nên cay cú với Đảng mới phải. Vì bà Phạm Thị Hoài chỉ miêu tả quan niệm, thái độ của guồng máy chứ không nói thêm nói bớt. Giận bà ấy mà làm gì? Phải giận guồng máy mới đúng chứ!

    • Tiến said

      Năm mới tới rồi, vui đi bác già hưu trí.Cứ cay cú, hận thù mãi chỉ khổ thân mà gây chia rẽ dài dài thôi.

    • A Cô Đa said

      Bác Lão Già Hưu Trí ơi! Bác nói đúng lắm. Ngay trên diễn đàn nhỏ này đã cho thấy cái bi kịch trong nhận thức của mỗi người trong xã hội ta. Đó cũng chính là bi kịch của mọi cuộc cách mạng dù ôn hòa hay đổ máu. Buồn thay bác ơi ! Điều mà từ những năm đầu của thế kỷ trước, khi trào lưu CS vừa xuất hiện, cả hai cụ Phan đã nhận rõ mặt thật của chủ nghĩa cộng sản, là […]

      • HTP said

        Tiếc cho nhà văn PTH khi có những người ủng hộ kiểu này,rất phản tác dụng.Năm hết tết đến mà vẫn không thôi giọng điệu hận thù.

    • Cong said

      Mao chủ tịch coi trí thức như cục phân, nhà văn PTH nói Đảng CSVN coi trí thức như cục đàm. Tôi nghĩ rằng như vậy là nhà văn PTH có hàm ý khen lãnh đạo đảng CSVN là thanh cao hơn Mao chủ tịch rồi?

      • Quoc said

        Cứ bám theo câu nói của một con quái vật đội lốt người rồi cùng nhau tự sướng là mình còn hơn nó thì mọt kiếp không khá lên được.Đừng bảo lên mặt dạy ai Thương quá!

  3. Bùi Thanh said

    Là một độc giả thường nhật của “Nhật báo Basam” tôi cảm ơn GS Chu Hảo, cảm ơn nhà văn PTH và đặc biệt Anh BS, với sự dũng cảm và thiện tâm hiếm có đã cung cấp cho diễn đàn một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc dân chủ hoá đất nước.

    Từ một quá khứ và đặc điểm đất nước ta, xu hướng tạm gọi là “cải lương” (nghĩa là đấu tranh với nhau và với giới cai trị một cách ôn hoà và có mức độ) nhất định là số đông, trong đó lại có nhiều kiểu “cải lương” , nhiều trình độ rất khác nhau. Nhưng nếu đều có thiện chí thì không vì thế mà mất đoàn kết, vẫn có thể cùng nhau làm những việc hữu ích cụ thể.

    Tuy không thể đi đến một kết luận chung ngay, nhưng theo tôi cứ ghi nhận trong trí nhớ, những cảnh báo từ phía này hay phía khác đều sẽ rất bổ ích để ngẫm nghĩ cho chặng đường dài sắp tới.
    Với tinh thần chịu học hỏi các cụ bảo “trong 3 người cùng đi ắt có người Thày của ta” huống chi trong 300 ý kiến thì học được nhiều điều lắm. Người nghe tự tìm ra thày chứ không ai dạy được ai đâu, ngoài ông thày chung rất nghiêm khắc là Thực tế, nhưng ông thày này thường dạy rất muộn!

    BS: Cám ơn bác Bùi Thanh. Chúc bác luôn vững vàng, tiếp tục đóng góp nhiều cho Tuổi trẻ.

    • hahien said

      Hoàn toàn đồng ý với bác Bùi Thanh – những cảnh báo từ phía này hay phía khác đều sẽ rất bổ ích để ngẫm nghĩ cho chặng đường dài sắp tới.

      Cám ơn bác về ý kiến rất đúng mực này.

    • Văn Chính said

      Tôi ngẫm nghĩ câu này của bác Bùi Thanh : Từ một QUÁ KHỨ và ĐẶC ĐIỂM đất nước ta, xu hướng tạm gọi là “cải lương” (nghĩa là đấu tranh với nhau và với giới cai trị một cách ôn hoà và có mức độ) nhất định là SỐ ĐÔNG…

      “QUÁ KHỨ “ của ta là quá trình độc quyền tư duy của ĐCS khiến trí thức mất quyền tư duy và mất khả năng tư duy độc lập, trở thành hèn, thành “phò chính thống”…Còn “ĐẶC ĐiỂM” của ta là không rành mạch, cố gắng dung hòa để thích nghi. Thế thì cái SỐ ĐÔNG đương nhiên là chọn phương án CẢI LƯƠNG (chỉ đấu tranh có mức độ) thì làm sao giải quyết được căn bản? Vậy cái SỐ ĐÔNG này là thực tế nhưng thực tế buồn nhiều hơn vui, sai nhiều hơn đúng (đấy là điều cảnh báo quan trọng nhất?), tôi hiểu đây là điều bác Bùi Thanh muốn gợi ra mà không tiện nói hết, khiến tôi đồng cảm.

  4. Trần Quốc said

    Trộm nghĩ, ông Chu Hảo và bà Phạm Thị Hoài đều có dành thời gian để xem các phản hồi của nhiều bạn đọc trên trang này và cả trên các trang khác về ý kiến gần đây của hai vị.

    Vì cuộc tranh luận đầy thú vị và có phần tích cực bên “vỉa hè” của bà con chúng tôi về ý kiến của hai vị xem ra chưa bật ra chân lý, thành thử kính mong hai vị CH và PTH bớt chút thì giờ quý báu của mình dành cho bà con được biết ý kiến về cuộc tranh luận đó thì xin lấy làm quý hóa lắm. Thiển nghĩ, kính lão đắc thọ, ông Chu Hảo tuổi 72 hơn bà Phạm thị Hoài tuổi 52 những nhị thập niên, vậy mong được nghe ý kiến của ông Chu Hảo trước. Có lẽ bà Phạm Thị Hoài chấp thuận ý kiến nhỏ này của tôi. Xin đa tạ, đa tạ in advance hai vị, nếu được hai vị chiều lòng.

    Hy vọng lời đề đạt của tôi, một người cả gan dám nhận mình thuộc vào loại trí thức chân đất mắt toét đã hưu trí, được nhiều bà con đồng thuận.

    Một lần nữa xin bày tỏ lòng mong đợi.

    Xin chân thành cảm ơn chủ trang.

    BS: Hì hì! Một sáng kiến.

  5. Quang said

    Thay cho lời bình, xin copy 3 phản hồi gần đây lật ra câu chuyện cũ liên quan tới Quốc Phương ở BBC và hai người đàn bà, có hai kiểu “nổi danh” khác mà lại cũng có cái giống nhau. Và xin đặt cái tựa là

    ‘THÓI HÁO DANH VÔ ĐỘ’

    Thưa các bác,nhà em sau nhiều ngày suy nghĩ về những hiện tượng lạ từ khi bà nhà văn này tái ngộ,rồi lục lại những thông tin mình nghe đọc được trong mấy năm qua,chắp nối nó lại tự nhiên giật mình.Vậy chỉ xin dẫn ra đây những gì nhà em gom góp được để các bác cao kiến phán đoán xem đằng sau nó là cái gì.
    +Về ban tiếng Việt đài BBC thành phần rất khác các đài VOA,RFA,FRI,họ có nhiều người trẻ,ra đi từ miền bắc XHCN tươi đẹp.Có người còn có người nhà trong nước thuộc hàng có công với cách mạng.Có thể vì sợ bị dè bỉu là người thân của mình làm việc cho bọn tư bản giãy chết nên đã rỉ tai các đồng chí bạn bè là con tôi nó làm cho Tổng cục … “X” đấy.Tự hào quá.
    +Trong số các nhân viên tài giỏi này đã từng có một chàng mấy năm trước đã đạo diễn dựng lên cú xôn xao dư luận khi mồi cho một bà người Việt,tên gì em quên các bác tìm lại hộ,nhưng hình như gốc gác nước “lạ” từng ăn học tận Ha Oai nước Mỹ,viết một bài bênh vực bọn bành trướng.Chàng này trước làm việc trong nước,thoắt ẩn thoắt hiện,rồi tự nhiên biến đi làm đồng nghiệp rất thắc mắc.
    +Bà Hoài cũng không khác mấy về gốc gác với vài vị trong BBC,chưa kể nhiều năm làm báo thì quá biết nhau rồi.Trò móc nối,dựng lên bài viết bậy bạ nói trên cũng là từ mối quan hệ riêng tương tự.
    +Cho đến bài phỏng vấn ông Hảo,thấy lạ là nó xuất hiện đúng ngày 1-1-2012(còn bài viết tóm tắt thì vào 11-1) cùng ngày bà nhà văn Hoài này công bố blog riêng.
    +Tiếp đến,trong bài phỏng vấn bác sĩ Phạm Hồng Sơn mấy ngày sau,bà con có những câu kiểu “gài độ” rất chi là láu lỉnh nhưng lại quá tệ như thể bà không biết gì về nghiệp vụ báo chí khi phỏng vấn.Bà hỏi theo kiểu khẳng định như thằng cu nghị đểu Phước, là ”với đa số người Việt trong nước thì chống Đảng và Nhà nước đồng nghĩa với phản bội quốc gia, dân tộc, chưa kể đồng nghĩa luôn với phản bội nhân dân…” Chả hiểu bà ngổi tít bên tây mà làm thế nào thăm dò dư luận giỏi thế,biết là “đa số”.Chơi kiểu hỏi thế khác nào bắt ông Sơn đồng ý,nếu không thì lại sa vào tranh cãi lăng nhăng à.
    +Sau khi mở blog cùng ngày với bài phỏng vấn ông Hảo trên BBC, bà Hoài có bài chỉ trích ông Hảo luôn.
    Ta cứ tham khảo và suy nghĩ đã,xin bà con đừng vội khẳng định là trò kẻ tung người hứng được chuẩn bị công phu nhé.

    Bức thư của BBC và hai lời trần tình được cho là của bà Đỗ Ngọc Bích
    http://www2.vietinfo.eu/cung-suy-ngam/buc-thu-cua-bbc-va-hai-loi-tran-tinh-duoc-cho-la-cua-ba-do-ngoc-bich.html
    http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=12691

    Mời các cụ xem: Đỗ Ngọc Bích đổ lỗi cho BBC Việt ngữ!

    Đỗ Ngọc Bích đổ lỗi cho BBC Việt ngữ!


    “ông Ngô Quốc Phương (trước đây từng công tác tại trường Đại học KHXH&NV, Khoa Xã hội học, rồi qua làm cho BBC) có mối quan hệ khá gần với một bà Bích từng thuộc trường nầy, lấy chồng người nước ngoài.”
    Vậy là tác giả vụ Đỗ Bích Ngọc cũng là người phỏng vấn GS CH?

    • Ng. Việt said

      Ông Quang này và nick Tổng cục X phía đưới đây viết cùng một nôi dung, tuy mào đầu khác nhau. Xem ra là một kiểu đánh vào uy tín cá nhân bà Hoài một cách rẻ tiền.
      Vấn đề bà PTH nêu ra không phải là để đả kích cá nhân ông Chu Hảo, mà để nói lên một thực trạng của xã hội VN. Đề tài này đang được tranh luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn.
      Tôi chỉ mong được đọc các tranh luận sòng phẳng, kể cả không sắc bén. Còn các kiểu đã kích cá nhân rõ là không hợp với các diễn đàn này

  6. Khách said

    Cá 10 ăn 1 là chủ đề này vượt 300 trả lời trong tối nay.

  7. vy vy said

    Thưa ACE, thưa ABS tôi đã đọc hai bài này và nhiều bài khác liên quan, cũng như ý kiến bất đồng về định nghĩa Trí thức với tiêu chí phản biện. Chẳng biết ai sai, ai đúng cả. May có đọc một bài dịch ở đây, có sáng ra đôi chút nhưng chưa sáng hẳn. Xin chia sẻ với ACE
    http://gocsan.blogspot.com/2012/01/who-are-intellectuals-tri-thuc-la-ai.html

    BS: Thực ra theo tôi không có chuyện “ai sai ai đúng” ở đây. Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ những con người tốt, cùng chung một mục đích vì dân vì nước hãy bình tĩnh và cảm thông với nhau. Một khi không đồng quan điểm, không cùng hoàn cảnh, mà vẫn không tìm được sự cảm thông, thì cũng đừng xỉ vả nhục mạ nặng lời. Người có danh tiếng chút càng cần khiêm nhường và cẩn trọng về lời nói/viết. Như độc giả Trần Trọng Nghĩa trong phản hồi ngày 19/1, 23h16′, đã viết:

    “Cãi lý thì vô cùng! Nhưng ít nhất cũng phải biết giữ sự tương kính chứ? Bà Phạm thị Hoài viết cho sướng tay, dám ví nhiều nhà trí thức khả kính đang hết sức gian nan trong nước (bà thừa biết đứng bên cạnh GS Chu Hảo là những tên tuổi nào!) như ‘cục đàm’ sớm muộn sẽ bị giới cầm quyền ‘khạt ra’ thì đó là đạo lý gì? Theo tôi, như đã nói, lối ví von khoái trá và hỗn xược ấy là di hại của ngôn ngữ bạo lực bị tiêm nhiễm từ tấm bé, thích thống mạ người khác,một thứ sadism dường như đã thấm vào máu rồi.Đâu còn thấy sự tao nhã dù bất đồng chính kiến của thế hệ trước đây! Sự hủy hoại văn hóa di căn ghê gớm thế đấy, ngay cả nơi bộ phận được xem là khá nhất của dân tộc. Có lẽ đây mới là chỗ đáng bi quan nhất khi nghĩ về tương lai đất nước. Người ta không còn biết cách cư xử đúng mực với nhau nữa!”

  8. Tổng cục X said

    Thưa các bác,nhà em sau nhiều ngày suy nghĩ về những hiện tượng lạ từ khi bà nhà văn này tái ngộ,rồi lục lại những thông tin mình nghe đọc được trong mấy năm qua,chắp nối nó lại tự nhiên giật mình.Vậy chỉ xin dẫn ra đây những gì nhà em gom góp được để các bác cao kiến phán đoán xem đằng sau nó là cái gì.
    +Về ban tiếng Việt đài BBC thành phần rất khác các đài VOA,RFA,FRI,họ có nhiều người trẻ,ra đi từ miền bắc XHCN tươi đẹp.Có người còn có người nhà trong nước thuộc hàng có công với cách mạng.Có thể vì sợ bị dè bỉu là người thân của mình làm việc cho bọn tư bản giãy chết nên đã rỉ tai các đồng chí bạn bè là con tôi nó làm cho Tổng cục … “X” đấy.Tự hào quá.
    +Trong số các nhân viên tài giỏi này đã từng có một chàng mấy năm trước đã đạo diễn dựng lên cú xôn xao dư luận khi mồi cho một bà người Việt,tên gì em quên các bác tìm lại hộ,nhưng hình như gốc gác nước “lạ” từng ăn học tận Ha Oai nước Mỹ,viết một bài bênh vực bọn bành trướng.Chàng này trước làm việc trong nước,thoắt ẩn thoắt hiện,rồi tự nhiên biến đi làm đồng nghiệp rất thắc mắc.
    +Bà Hoài cũng không khác mấy về gốc gác với vài vị trong BBC,chưa kể nhiều năm làm báo thì quá biết nhau rồi.Trò móc nối,dựng lên bài viết bậy bạ nói trên cũng là từ mối quan hệ riêng tương tự.
    +Cho đến bài phỏng vấn ông Hảo,thấy lạ là nó xuất hiện đúng ngày 1-1-2012(còn bài viết tóm tắt thì vào 11-1) cùng ngày bà nhà văn Hoài này công bố blog riêng.
    +Tiếp đến,trong bài phỏng vấn bác sĩ Phạm Hồng Sơn mấy ngày sau,bà con có những câu kiểu “gài độ” rất chi là láu lỉnh nhưng lại quá tệ như thể bà không biết gì về nghiệp vụ báo chí khi phỏng vấn.Bà hỏi theo kiểu khẳng định như thằng cu nghị đểu Phước, là ”với đa số người Việt trong nước thì chống Đảng và Nhà nước đồng nghĩa với phản bội quốc gia, dân tộc, chưa kể đồng nghĩa luôn với phản bội nhân dân…” Chả hiểu bà ngổi tít bên tây mà làm thế nào thăm dò dư luận giỏi thế,biết là “đa số”.Chơi kiểu hỏi thế khác nào bắt ông Sơn đồng ý,nếu không thì lại sa vào tranh cãi lăng nhăng à.
    +Sau khi mở blog cùng ngày với bài phỏng vấn ông Hảo trên BBC, bà Hoài có bài chỉ trích ông Hảo luôn.
    Ta cứ tham khảo và suy nghĩ đã,xin bà con đừng vội khẳng định là trò kẻ tung người hứng được chuẩn bị công phu nhé.

    • Ẩn danh said

      Bức thư của BBC và hai lời trần tình được cho là của bà Đỗ Ngọc Bích
      http://www2.vietinfo.eu/cung-suy-ngam/buc-thu-cua-bbc-va-hai-loi-tran-tinh-duoc-cho-la-cua-ba-do-ngoc-bich.html
      http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=12691

    • bàng quan kiếm khách said

      PTH ở Đứ, xổ vài chữ Đức chơi:
      – Besserwisserei : thầy đời, khoái dạy khôn thiên hạ!
      – Spielverderber(in): tài lanh làm hư bột hư đường!
      Hồi còn Talawas, xúi dại trịnh hữu Tuệ ngựa non háu đá bôi đen Trần hữu Dũng; bây giờ thì thân chinh xỏ xiên Chu Hảo. Mai mốt tới ai? Học bài học TMHảo: “bao giờ mày say rượu, bao giờ mày ra tay?”

      • vô tình kiếm khách said

        Quá hay lun! Làm hư bột hư đường hết trơn hết trọi!

      • D.Nhật Lệ said

        Nhân ý kiến của bác BQKK.nói tới “đại gia”THD.thì điều
        đặc biệt nhất của trang Viet-Studies là đăng phần nhiều
        bài viết từ báo CAND,CATP.hay ANTG v.v.và v.v. trong
        đó toàn là thoá mạ,lăng nhục tất cả những ai ủng hộ dân
        chủ trong hay ngoài nước,không sót môt ai,dù họ vốn là
        nhà khoa bảng như ông ta,ngay cả bôi nhọ linh mục,hoà
        thượng,ni cô v.v.Thử đọc vài hàng để biết sự thực :
        -Bộ mặt thật của nhà dân chủ Đoàn Viết Hoạt (CAND.20.8.08)
        -Nguyễn Văn Đài :kẻ cơ hôi và ngông cuồng (CAND.10-4-07)
        -Đàng sau những việc làm phi pháp của NTTrung(CAND.22.7.09)
        -Nguyễn Thanh Giang :dân chủ và đô la… hay là
        -Nguyễn Văn Lý và những trò lá mặt lá trái (CAND.30.3.07)
        -Ông Thích Quảng Độ:nhân cơ hội để khuyếch trương thanh
        thế,mưu đồ lợi ích chính trị (CAND.15-7-08)
        -Thích Không Tánh : tay sai đắc lực của TQĐ…
        Phải chăng,THD.tiếp tay với CA.để nhục mạ người khác ?
        Vậy ai là người BÔI ĐEN ai,bác BQKK.?

    • Ẩn danh said

      Mời các cụ xem: Đỗ Ngọc Bích đổ lỗi cho BBC Việt ngữ!

      Đỗ Ngọc Bích đổ lỗi cho BBC Việt ngữ!

      “ông Ngô Quốc Phương (trước đây từng công tác tại trường Đại học KHXH&NV, Khoa Xã hội học, rồi qua làm cho BBC) có mối quan hệ khá gần với một bà Bích từng thuộc trường nầy, lấy chồng người nước ngoài.”

      Vậy là tác giả vụ Đỗ Bích Ngọc cũng là người phỏng vấn GS CH?

  9. Trần Kỳ said

    Trong cuộc tranh luận làm rõ trắng đen và nhận diện ai sẽ tốt ai sẽ xấu tôi xin nêu 2 điều rất quan trọng:
    – Vì không thể nóng vội hay bạo động nên ai cũng thấy phải bắt đầu bằng sự ôn hoà, khôn khéo. Điều ấy ta đều nhất trí.
    Nhưng, không vì thế mà lẫn lộn giữa TƯ DUY CẢI LƯƠNG với sự KHÔN KHÉO TRONG SÁCH LƯỢC (tức là Cải lương trong bản chất và Tạm Cải lương trong sách lược). Người có TƯ DUY CẢI LƯƠNG thì chỉ dân chủ nửa vời, sẽ bị đảng độc tài lợi dụng, sẽ tiến đến thoả hiệp, vì cái gốc của độc tài vẫn không thay đổi. Người DÂN CHỦ THẬT SỰ thì chỉ mềm dẻo trong chiến thuật lúc đầu, càng về sau càng nâng dần mức độ tranh đấu để có những thay đổi căn bản.
    – Tuy lúc đầu nhóm TƯ DUY CẢI LƯƠNG và nhóm DÂN CHỦ THẬT SỰ có biểu hiện khá giống nhau và ĐỀU CÓ TÁC DỤNG TỐT , nhưng trong đầu thì nhận thức rất khác nhau. Ranh giới khác nhau nằm ở nhận thức về ông MÁC và ông HỒ!
    – Kẻ giúp ta phân biệt CẢI LƯƠNG THẬT hay CẢI LƯƠNG CHIẾN THUẬT không ai khác mà chính là hệ thống độc tài. Hệ thống độc tài nhận ra sự khác nhau này rất sớm. Ai nguy hiểm cho Độc tài là họ biết ngay và không thể hợp tác. Người Dân chủ thật không ngu dại gì chống đối khi chưa có thực lực để bị độc tài tiêu diệt, vẫn có thể “sống chung với lũ”, nhưng dù mềm dẻo cách mấy cũng không thể lọt lưới để bài viết có thể đăng trên báo Đảng cùng với ông Tô Huy Rứa, trừ phi tác giả lại muốn “trèo cao chui sâu” kiểu Vũ Ngọc Nhạ, hay Z30 phá lưới (?). Biết đâu ông Chu Hảo đang là lính đặc công nguy hiểm mà ông Tô Huy Rứa và Đảng ta mắc lừa chăng?

    • bàng quan kiếm khách said

      Lại thầy đời, muốn làm cha thiên hạ! Người ta làm ‘cách mệnh’ từ khi chú còn trong bụng mẹ kia. Đừng giở trò trứng khôn hơn vịt ,kiểu Ng ái Quấc dạy khôn cụTây Hồ!

  10. Lão già hưu trí said

    “Còn rất rất nhiều đoạn khác thể hiện bác còn cần phải đọc và hiểu nhiều hơn về chính trị, nhất là chính trị VN, ví như đoạn rất tức cười là “… lại chịu đăng bài trên báo Xuân của ông Tô Huy Rứa”. Với lối tư duy này, không chừng mai mốt bác còn xỉ hơn 8 chục triệu dân VN rằng với tình hình tệ hại như thế mà “lại chịu” sống trong đất nước “của đảng”, không ra nước ngoài (như “tôi”?) Hề hề! Chết con rùi má ơi!” (Trích bình luận của Anh Ba Sàm)

    Không rõ tôi hay anh Ba Sàm cần phải “đọc và hiểu nhiều hơn về chính trị, nhất là chính trị VN”? Ở Việt Nam, được đăng trên báo hợp pháp hay không là cả vấn đề, huống hồ là báo Xây dựng Đảng. Nhất là trong tình hình Đảng ta đang ra sức cảnh giác với “các thế lực thù địch, phản động”! Nhưng làm sao có thể ví việc 80 triệu dân VN “bị” sống trong đất nước “của đảng” với việc “trí thức đấu tranh” có bài được đăng trang trọng trên một tờ báo của ông Tô Huy Rứa? Sự từ chối, thái độ bất hợp tác cũng là một cách đấu tranh ôn hòa kiểu Gandhi hay Phan Châu Trinh chứ?

    Đã là “những con người tử tế, tiến bộ, không phải chỉ ở trong nước, đang kiên nhẫn và khéo léo đấu tranh vì dân vì nước” thì cũng biết lúc tiến lúc thoái, đấu tranh có nguyên tắc, không thể có sự thỏa hiệp bừa bãi. Vì người dân thường ít học nhìn thấy trường hợp này cũng cảm thấy rất khó coi. Năm xưa, bác Trần Độ cũng đâu kém phần “tử tế, tiến bộ, … kiên nhẫn và khéo léo đấu tranh vì dân vì nước”, nhưng nào Đảng có tha cho bác ấy đâu? Đến khi qua đời rồi mà còn bị ông V.M. đến tận đám tang, đọc một bài điếu văn phê phán khuyết điểm của bác ấy, khiến cho gia đình và những người tham dự phải phản ứng. Hay là bác Trần Độ cũng thuộc loại “nóng đầu, thiếu suy nghĩ, hiểu biết và trách nhiệm”?

    Dù sao thì người “tử tế, tiến bộ, khéo léo đấu tranh vì dân vì nước” nghe người ta phê phán cũng nên bình tĩnh, đừng vội quy kết, chụp mũ với những câu như là “những trò ném đá giấu tay đóng vai “cực đoan” nhằm gây chia rẽ…”.

    Ai là người “cản trở cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước với những bước tiến ngoạn mục trong năm qua”? Nên nhớ: những bước tiến ngoạn mục ấy đâu phải chỉ nhờ một số ít người hay một phe phái nào đó. Xem ra anh Ba Sàm quên rằng những bước tiến vừa qua có được là nhờ cuộc đấu tranh kiên trì của nhân dân ta kể từ cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990 đến nay chứ đâu phải bỗng dưng mà có. Sao các bác “đấu tranh kiên nhẫn và khéo léo” mau quên quá khứ thế?

    • A Cô Đa said

      Bất hợp tác, là một trong những hình thức đấu tranh quyết liệt trong điều kiện hà khắc của cường quyền. Lịch sử dân tộc đã có bao tấm gương sáng của người hiền tài chọn “bất hợp tác” với cường quyền để tỏ rõ chí khí. Ở ta trong mấy chục năm qua đã có không ít trí thức chân chính cũng chọn phương thức đấu tranh này. Còn với bọn trí nô thì chúng chọn , thực tế là đảng phân công cho chúng đóng vai “đối lập trung thành” để tiếp tục phục vụ cái lý tưởng mà chúng trung thành đến cùng để hưởng lợi. Cần phải chỉ thẳng và chỉ rõ mặt đám trí nô để phơi bày cái bản chất lưu manh của chúng. Chúng là kẻ thù nguy hiểm của tiến trình dân chủ hóa đất nước.

  11. Ẩn danh said

    Hình như đã có những vị mỉa mai PTH là lâu nay nằm im trong lúc bao nhiêu trí thức văn sĩ nhà báo cùng nhân dân trực diện ra mặt tranh đấu,giờ tự nhiên xông ra mà lại từ phương xa hùng hổ chỉ trích chính những con người có công tranh đấu cho mình được hưởng chút ít không khí,thông tin tự do.
    Nhưng ta thử đặt một giả thiết lý giải cho chuyện này là liệu có phải nhà văn đóng cửa trang talawas thời gian qua là để có thì giờ điều kiện để âm thầm trỏ về khuyên răn thuyết phục các vị trí thức trong nước phải dũng cảm lên bất chấp hy sinh tù đày.Thậm chí biết đâu chị còn dám gặp các lãnh đạo cao cấp khuyên họ giải thể cái đảng đi thì sao? Thế rồi công phu cả năm trời tốn kém tiền bạc rạc họng thuyết phục không được,giờ chị mới nổi điên lên như vậy?Nhưng vì sự an toàn của những người đã gặp,chị đã phải cắn răng giấu kín, chấp nhận dư luận chê trách oan. Mấy ai học được chữ ngờ.

    • Thanh said

      Đúng là mấy ai học đc chữ ngờ với chị Hoài thiệt.
      Hihi

    • Ẩn danh said

      Tự đặt ra một giả thiết ko có cơ sở để kiểm chứng rồi lại tin vào giả thiết đó thì bó tay với ông này.
      Cái sờ sờ ra đó thì ko chịu tin, lại đi tin cái giả thiết tự đặt ra.
      Ông này chắc sống trên Phản trái đất chứ ko sống trên trái đất nên suy nghĩ ngược đời như vậy

    • A Cô Đa said

      Không đâu, thưa quý vị. Từng biết rõ PTH, tôi nhận thấy ở nữ nhà văn tài ba này những phẩm chất rất đáng kính của người cầm bút. Ở chị không có chỗ cho những thủ đoạn và lưu manh như những đám bồi bút.

  12. Cộng nô said

    Tui phải ra nước ngoài chống chế độ như PTH cho đã

  13. Ẩn danh said

    PTH muôn năm như rau răm ăn với trứng lộn
    PTH vĩ đại như con …. dại ko ngại sữa bơ
    PTH sâu sắc như […]
    P/s: Tự kiểm duyệt
    Đề nghị 3 Sàm cắt bỏ câu thứ 3 của em. Tinh thần tự phê của em rất cao đó.

  14. thanh said

    Đúng là PTH, bài viết quả là hay. Cóc ko mở miệng thì thôi, mở miệng là lũ lụt ngay
    Quả là một phát hiện vô tiền khoáng hậu của PTH, chưa thấy ai vạch trần đc bản chất trí nô như PTH.

    Bài này là bắt buộc ổng nào theo dân chủ hay ko theo thì phải rõ ràng dứt khoát như PTH đó, ko lơ tơ mơ đc, cứ thập thò phải trái hoài ai biết đâu mà lần.

    Bài của PTH cao siêu lắm, các pác đầu óc bé tí xíu làm sao so đc với PTH, làm sao hiểu đc PTH mà cứ nhảy vô bình loạn hoài. Chán như con gián trong lán tỵ nạn.

    Ah mà bà Hoài đc ăn cơm tây, hít thở bầu ko khí dân chủ nữa nên bà ta lại càng văn minh hơn mấy ổng, rồng gặp nước mà.

    Ông 3 Sàm này kỳ quá, cứ binh Chu Hảo chằm chặp. Còn cự nữa tui cho ông mấy bông hoa cải đó.
    Làm như ông, suy nghĩ hời hợt như ông thì làm sao mà tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa ah quên xã hội dân chủ đc. Hổng biết gì hết trơn, tự mãn sớm quá, ko biết phân biệt địch ta gì cả.

    Chu Hảo là trí ngủ, trí nô, trí alôxô của Cộng quân fai bị xử bắn ngay khi PTH lên cầm quyền, ah quên nếu tui lên cầm quyền.

    Tui khuyên mọi người phải đọc thật kỹ, thật kỹ, vắt tay lên trán mà nghĩ thì mới hiểu đc cái ý nghĩa trực tiếp bài viết của PTH
    còn mấy ổng đọc qua vài dòng thì làm sao hiểu đc cái nghĩa trực tiếp mà chỉ hiểu đc cái ẩn ý phía sau thui.
    Đọc kỹ thì viết sao hiểu vậy nghe chưa.

    Đọc ko kỹ thì chỉ hiểu đc cái ẩn ý chứ làm sao hiểu đc cái ý trực tiếp.
    Đơn giản như ném lựu đạn công an mà ko hiểu.

    Xưa nay vẫn vậy, việc hiểu cái ẩn ý thì dễ, còn hiểu cái ý trực tiếp thì khó lắm ah nhen.

    Bút lực của PTH lợi hại thiệt, làm thiên hạ nhiều người lóa cả mắt lên, nhìn gà hóa quốc.

    Tui tin rằng, với những trí thức chính hiệu dám nói thẳng nói thật, nói hết luôn, thể hiện được khí tiết mình khi ở nước ngoài, dám đấu tranh không kiêng nể với đồng chí của mình như PTH, dám đấu tranh trực diện với Cộng quân từ nước ngoài thì sự nghiệp cách mạng màu, cách mạng hoa cải vài năm nữa là thành công thui.

  15. N.H. said

    Người Việt vốn thế,ngay cả khi được ăn học và có vị thế trong xã hội, họ vẫn tư duy cảm tính và nửa vời hay cả một chút tùy tiện nữa. Lại nhớ cụ Hồ bậc thánh nhân của nhiều thế hệ người Việt cũng từng tụ mâu thuẫn với chủ nghĩa Mac khi nói”Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN”
    Pham thi Hoài phân tích sâu cắc, dùng cụm từ rất hay “đối lập trung thành” nhờ thoát khỏi lối tư duy cảm tính của người Việt. Tuy nhiên tôi vẫn tự hỏi họ có thật sự trung thành như vậy không hay đây chỉ là sự tha hóa về tư duy như một biểu hiện đa dạng về sự băng hoại và tha hóa của xã hội VN thất vọng và mất phương hướng khi không còn niềm tin và lý tưởng ấu trĩ của buổi ban đầu.
    Cũng nên hiểu trong môi trường tù túng và thiếu ánh nắng mặt trời , sự nảy sinh ra đủ các loại dây leo cớm nắng là đương nhiên.
    Đôi lúc tôi có một liên tưởng giữa kiểu tư hữu độc đoán trên nền tảng của lối sản xuất nhỏ tự cung tự cấp bao đời của nông dân Việt với. sự độc quyền toàn trị của cộng sản trên mảnh dất VN. Cả hai đềuchăm lo hun đúc tinh thần chiếm hữu đến bạo liệt mảnh dất mà họ có được hơn là hướng tới sự phát triển mảnh đất đáng thương mà họ chiếm hữu được.

  16. Lão già hưu trí said

    “Nếu Hiến pháp Mỹ 1787 (vẫn đang thực thi liên tục trong hơn 200 năm qua và được coi là bản Hiến pháp có giá trị bền vững nhất trong lịch sử luật pháp thế giới vì chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần thời đại về Nhân quyền và Dân quyền) đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson (1743-1826, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) gọi là “ những người con của thánh thần ” (…), thì Hiến pháp 1946 của nước ta, theo cảm nhận của chúng tôi, thực sự đã được làm ra chủ yếu bởi chỉ một người, mà vào thời điểm lịch sử đó, cũng xứng đáng là “ người con của thánh thần ”, ấy là Hồ Chí Minh.” (Trích bài viết “TỪ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẾN HIẾN PHÁP HỒ CHÍ MINH” của GS Chu Hảo).
    Khi ca tụng “người con của thánh thần” Hồ Chí Minh, GS Chu Hảo đã quên (vô tình hay cố ý?) rằng: chính “người con của thánh thần” ấy đã hủy bỏ Hiến pháp 1946 để thay thế bằng một bản Hiến pháp khác (Hiến pháp 1959).

    Vì ở Việt Nam, những người như GS Chu Hảo vẫn có “quyền ăn nói” nhiều hơn những trí thức khác, cho nên người ta ngại không tranh luận, nhất là khi động tới vị á thánh đã sáng lập nên ĐCSVN. Chứ thật ra, những người hiểu biết đôi chút không thể tin tưởng vào lời ca tụng của GS Chu Hảo. Bởi lẽ: nếu nói đến “tư tưởng Hồ Chí Minh” thì tư tưởng nào mới thật sự là “tư tưởng Hồ Chí Minh”? Tư tưởng của Hiến pháp 1946 hay tư tưởng của Hiến pháp 1959? Đó là chưa kể đến bản thân bản Hiến pháp 1946, tuy khá hơn các bản Hiến pháp khác do ĐCS làm ra nhưng chắc gì đã là bản Hiến pháp tốt nhất, dân chủ nhất?
    Nếu ở nước ta thật sự có tự do ngôn luận thì sẽ có nhiều người phản biện giúp cho nhân dân hiểu rõ hơn về ưu và khuyết điểm của HP 1946. Ngặt một nỗi, cho dù đến nay tự do ngôn luận có được mở rộng hơn một chút thì cũng chỉ có những người như GS Chu Hảo mới được tự do ăn nói trên các diễn đàn hợp pháp, vì vậy ông nổi bật lên như một người “có dáng vẻ cấp tiến”.

    Có thể nói GS Chu Hảo trở thành một trí thức “cấp tiến”, một trí thức “phản tỉnh” tiêu biểu là vì hầu hết những người cấp tiến, những người phản tỉnh khác đã bị các cơ quan chuyên chính bịt miệng bằng cách này hay cách khác (vd: bằng điều 88 của Bộ Luật Hình sự). Chứ thật ra GS Chu Hảo chưa đủ tâm và cũng chưa đủ tầm để đóng cái vai trò ấy.
    Bà Phạm Thị Hoài đã thẳng thắn vạch trần sự thật ấy, cho nên bà bị nhiều người “ném đá”.

    Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi blog “Anh Ba Sàm” lâu nay tỏ ra khách quan nay tự dưng lại bỏ vai trò của người biên tập, người trọng tài để đứng ra bênh vực GS Chu Hảo, đả kích nhà văn Phạm Thị Hoài một cách hết sức thiên lệch. Những gợi ý ngay từ đầu của người biên tập đã khiến người đọc có ác cảm với bà Hoài, thậm chí có người còn ví bà với blogger Beo Thu Hồng, với Trương Thái Du. Nếu đối thoại mà không sòng phẳng như vậy thì những người yêu sự thật còn biết trông cậy vào đâu? Không lẽ Thông tấn xã Vỉa hè nay lại trở thành một thứ Thông tấn xã Nhà nước theo kiểu khác?

    Một người như GS Chu Hảo, giữa lúc CHHV còn bị giam giữ, Điếu Cày chưa biết sống chết ra sao, BT Minh Hằng còn nằm trong trại cai nghiện mà lại chịu đăng bài trên báo Xuân của ông Tô Huy Rứa. Như vậy mà nhiều người vẫn còn ra sức bênh vực ông. Quả thật không thể hiểu nổi!

    BS: “tôi rất ngạc nhiên khi blog “Anh Ba Sàm” lâu nay tỏ ra khách quan nay tự dưng lại bỏ vai trò của người biên tập, người trọng tài để đứng ra bênh vực GS Chu Hảo, đả kích nhà văn Phạm Thị Hoài một cách hết sức thiên lệch…”

    Chỉ riêng đoạn này của bác LGHT đây cũng đã có quá nhiều điều cần phải nói lại về lối chụp mũ, suy diễn đại. Ví dụ “bỏ vai trò của biên tập viên”, xin thưa, BS là một người thường xuyên viết bình luận là chính bác ạ (chắc bác mới tới nên không biết). Song chỉ xin có một lời, không phải với riêng bác. Đó là nếu không vì tránh trở thành như hùa theo lối đả kích ngạo mạn và tức tối vô lối, rất dễ gây chia rẽ thêm, thì BS đã phê phán nghiêm khắc hơn nữa bài viết, không chỉ “đôi lời”, mà phải là một bài, để báo động một biểu hiện nguy hiểm, (có thể vô tình) tiếp tay cho những kẻ quẫn trí đang có những trò thâm hiểm cản trở cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước với những bước tiến ngoạn mục trong năm qua.

    Còn rất rất nhiều đoạn khác thể hiện bác còn cần phải đọc và hiểu nhiều hơn về chính trị, nhất là chính trị VN, ví như đoạn rất tức cười là “… lại chịu đăng bài trên báo Xuân của ông Tô Huy Rứa”. Với lối tư duy này, không chừng mai mốt bác còn xỉ hơn 8 chục triệu dân VN rằng với tình hình tệ hại như thế mà “lại chịu” sống trong đất nước “của đảng”, không ra nước ngoài (như “tôi”?) Hề hề! Chết con rùi má ơi!

    Một biểu hiện nguy hiểm nữa mà BS thấy cần báo động, đó là có những ý kiến nóng đầu thiếu suy nghĩ, hiểu biết và trách nhiệm đôi khi khó phân biệt được với những trò ném đá giấu tay đóng vai “cực đoan” nhằm gây chia rẽ giữa những con người tử tế, tiến bộ, không phải chỉ ở trong nước, đang kiên nhẫn và khéo léo đấu tranh vì dân vì nước. BS đã và sẽ tìm mọi cách phát hiện, phân biệt ở đây.

    • Già mà dại said

      Rõ là già rồi mà ăn nói vẫn còn quá dại. Nhưng không biết có đúng là già, về hưu hay vẫn còn đang là sĩ quan trong diện ‘quy hoạch’ ?

      • Trần Quốc said

        Mong GMD đọc kỹ lời chủ trang:

        BS: Thực ra theo tôi không có chuyện “ai sai ai đúng” ở đây. Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ những con người tốt, cùng chung một mục đích vì dân vì nước hãy bình tĩnh và cảm thông với nhau. Một khi không đồng quan điểm, không cùng hoàn cảnh, mà vẫn không tìm được sự cảm thông, thì cũng đừng xỉ vả nhục mạ nặng lời.(21/01/2012 lúc 17:00 )

        …………………………………..

        Xin được nói leo và không lạm :”………………………….., thì cũng đừng xỉ vả nhục mạ kể cả nhẹ lời”.
        Xin nói thêm: GMD không nên viết vậy làm ảnh hưởng tiêu cực đến trang mạng này và nhiều độc giả khác.

    • thanh said

      Một trái tim nóng của thanh niên mới lớn trong 1 thân thể ông già và mái tóc 2 màu.

    • Ẩn danh said

      Gây nghi ngờ,hạ uy tín những trí thức tiến bộ,những người tranh đấu cho dân chủ là trò mèo cũ rích.

  17. lão già nam bộ said

    Trước đây, đối diện với thế lực thống trị, ai cũng khoái thái độ dứt khoát, đào đất đổ đi .Qua cũng dzậy, nên theo CS mút mùa luôn! Khoái Phan bội Châu hơn Phan châu Trinh. Khoái Tố hữu hơn Trịnh công Sơn. Khoái Hải Triều hơn Trần trọng Kim… Tâm lý chung của thằng dân bị trị mà ! Ai ‘triệt để cách mệnh’ cho bằng CS! Ai không khoái ‘đấu tranh này là trận cuối cùng’, ‘quyết phen này sống chết mà thôi’! Lạ gì hôm nay người ta khoái DTH, PTH..chửi tắt bếp hơn lằng nhằng, khổ sở kiểu Chu Hảo, Nguyên Ngọc…!
    Bây giờ già rồi, thấm đòn rồi, mới biết Phan châu Trinh sáng suốt: không chuẩn bị gì hết
    về văn hóa, cứ cách mạng triệt để cho lắm vào, chỉ ‘dịch chủ tái nô’ mà thôi! Chế độ này ở đâu ra? Nguyễn thanh Lèo, Đỗ trung Thoại, ở đâu ra?Từ câu thơ nghe đã đời của Tố Hữu đó:’chỉ một cây chông trừ giăc Mỹ, hơn nghìn trang giấy luận văn chương!”. Hết xài chông, không có một chữ, thì đánh bạc, chơi gái, cưỡng chế đất đai..chứ biết làm gì nữa? PTH ơi, qua đây dư sức vót chông ngon lành (chỉ thua cô em thôi!), nhưng tỉnh đòn rồi, hết ngựa non háu đá rồi (cụ Phan gọi Ng ái Quốc là ‘tẩn (tiểu?) mã lạc thạch’ đấy!).
    Rút cục, cô em (vô tình?) đạt được mục đích giống như ..mụ beo, trương thái du (ô hô!) rồi đấy: bôi đen! Tội nghiệp cụ Phan Tây Hồ mà em! Chịu khó bền gan theo lời ‘tỉnh đòn’ của J.S.Mill cho nước Anh hai trăm năm trước :’general education precedes general election’ cô em quý hóa ạ! Nếu không, lại tái sanh Nguyễn thanh Lèo ở thời kỳ hậu-cộng sản đấy. Xem nước Nga hậu-Xì ta lin của ông bạn Solchenysin tội nghiệp thì thấy ! Thư bất tận ngôn.

    • thanh said

      Đúng với thời điểm hiện nay, giai đoạn hiện nay. Còn mấy ông bà muốn những người đấu tranh cho tiến bộ xã hội phải đi đếm kiến hết thì xin mới về Việt Nam

  18. nguamom said

    Rất tâm đắc với khái niệm “Guồng máy” và “Hệ thống” trong bài viết. Và tôi vẫn muốn nhắc lại lời của GS NBC nhưng lần này là với nhà văn PTH: Bà là một nhà văn, một trí thức không tầm thường.

  19. Vị Nhân said

    Nói đến Gs Chu Hảo, tôi chợt nhớ tới một bài viết của ông trên tạp chí Diễn Đàn (Pháp) được đăng ngày 1/11/2011 với tựa đề:” TỪ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẾN HIẾN PHÁP HỒ CHÍ MINH”

    Có lẽ đây là bài viết “vẽ” nên được khuôn dạng trí thức cuả ông Chu Hảo nhất.
    1) Trích:” Nếu HP Mỹ 1787(…)đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson gọi là những người con cuả thánh thần thì HP 1946 CUẢ NƯỚC TA, THEO CẢM NHẬN CUẢ CHÚNG TÔI, THỰC SỰ ĐÃ ĐƯỢC LÀM RA CHỦ YẾU BỞI CHỈ MỘT NGƯỜI, MÀ THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ ĐÓ CŨNG XỨNG ĐÁNG LÀ “NGƯỜI CON CUẢ THÁNH THẦN”. ĐÓ LÀ HỒ CHÍ MINH.” (hết trích).

    Liệu có còn lời xưng tụng nào đáng giá hơn? Tôi tưởng Tố Hữu cũng phải bái phục đàn em Chu Hảo. Mà ngay như Trần Dân Tiên cũng phải ngượng đến chín người khi nghe một trong những hậu duệ cuả ông “hót” về ông!

    2) Với ý định hợp pháp hoá vai trò của đảng CSVN bằng cách minh thị phân công quyền lực cuả đảng cầm quyền( đảng CSVN) và cuả nhà nướcvào Hiến Pháp, khi có ý định sửa đổi HP 1992,( một việc mà từ xưa đến nay chưa hề xảy ra ở nhửng nước có hệ thống chính trị dân chủ đích thực), và bằng cách “nhất thể hoá” chức Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước…(như mẫu mực cuả Trung Quốc) thì thử hỏi ông ta định thay đổi “cơ chế” chính trị nước VN một cách …dần dần, từ từ…hay là định chụp cái nón “độc Đảng tri” lên đầu lên cổ dân tộc ta vĩnh viễn?

    3) Tiếp tục với ý kiến là, nếu không quay trở lại được HP1946(mà ông ta gọi là HP Hồ Chí Minh) thì ông ta khuyên tốt hơn đừng sửa đổi, vì:” HP là văn kiện thiêng liêng cuả mỗi quốc gia, không thể mỗi lúc mỗi sửa”. Vậy thì xin hỏi ông Chu Hảo là nếu HP không sửa được thì ông định sửa người chăng? Gọt chân cho vừa giầy à? Đã chẳng như thế từ khi có chủ trương “đào tạo con người mới XHCN hay sao? Kết quả sau hơn nửa thế kỷ như thế nào, có cần phải chứng minh? Hoá ra con người phục vụ mấy tờ giấy chứ không phải là pháp luật(HP) phải phục vụ con người? Hèn chi mà người dân VN được ăn hết cái bánh vẽ này tới cái bánh vẽ khác dưới sự thống trị cuả những người CS!

    4) Chu Hảo đề nghị tiếp:” Hay là đợi đến khi điều kiện cho phép lấy lại điều 16 cuả HP 1946 thì hãy sửa. Điều ấy quy định rằng:”Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do phải trốn tránh thì được cư ngụ trên đất VN” … Và Chu Hảo hồ hởi phấn khởi tán thán:” Ôi vĩ đại thay” (điều 16)

    Phải chăng đây là một kiểu”tự hào” khác, với những u mê không thể lý giải được. Thế những người VN đang tranh đấu cho một nền dân chủ, cho tự do, nhân quyền cho nước Việt và người Việt mà hàng ngày họ phải tù tội, gia đình tan nát, tương lai vô vọng thì cần một điều khoản nào trong bản HP sắp được sửa đổi? Ông Chu Hảo đã dự trù một chỗ an toàn(trong HP) cho họ chưa, hay là chỉ có điều 16 bảo vệ cho “người lạ” mới là vĩ đại?

    Nếu phải chấp nhận câu nói phỉ báng cuả Mao Trạch Đông về người trí thức thì cũng nên chọn phần tích cực là, hãy làm phân bón cho mãnh ruộng “dân chủ, tự do, nhân quyền” cuả đất nước, hơn là, làm một cục phân với chức năng duy nhất: xông lên một mùi thối !!!

    • Cong said

      Nổi khổ tâm của vị thái y.
      Hoàng đế nhà Sản bị bệnh nặng bèn cho dời thái y định bệnh và chửa trị.
      Vị thái y tên CH biết Hoàng đế bị bệnh rất nặng nhưng không dám nói thẳng gốc bệnh vì sợ cho thuốc đắng quá hoàng đế có thể nổi giận thì sẽ bị đi học tập cải tạo. Vị thái y bèn chọn ra một triệu chứng nhẹ của bệnh nhân để cho thuốc ngọt dịu thì an toàn hơn. Quan sát bệnh nhân thái y CH thấy nhiều người kêu ca mà hoàng đế vẫn lặng im, với triệu chứng đó vị thái y định bệnh rằng hoàng đế bị bệnh Á Khẩu :

      “Hầu hết các kiến nghị đều chưa được trả lời một cách đàng hoàng, lịch sự. Im thôi, chỉ nhận thôi, không trả lời. Điều đó không có lợi,” vị Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức thuộc (Vusta) đánh giá.”
      Và thái y CH kê toa thuốc ngọt dịu như sau:
      “Tính chính đáng của đảng vẫn còn nhưng nếu từ nay mà đảng không quyết tâm đổi mới như tinh thần đổi mới từ những năm 1980, đổi mới một cách sâu rộng, triệt để hơn nữa, thì sự lãnh đạo của đảng sẽ dần dần mất đi sự tin tưởng trong lòng dân.”

    • Cong said

      Nổi khổ tâm của vị thái y (tt).

      Nhưng có vị thái y PTH vì ở xa nên không sợ hoàng đế chém đầu do đó nói thẳng rằng thái y CH chẩn bệnh sai, PTH bảo bệnh của hoàng đế rất nặng, bệnh đã nhập vào thần kinh trung ương. Đó là bệnh Hoang Tưởng với những triệu chứng như thường hay nói chuyện lắp bắp một mình, lời lẽ như người say rượu,..:
      “…cả ba ông đều sử dụng vô tư và vô trách nhiệm vốn từ vựng sáo mòn đang từng ngày làm tổ trong năng lực ngôn ngữ, công cụ và thành quả của tư duy, của cộng đồng.
      “Đổi mới” thì luôn đi kèm “quyết tâm” như thuở nào và hai thứ này cộng lại luôn phải “triệt để và sâu rộng” cũng như “chỉ đạo” thì cần “quyết liệt”, “sửa đổi” thì phải “căn bản”, “thực hiện” thì “nghiêm túc”; các “thảo luận” thì không tránh khỏi “thẳng thắn, dân chủ” và chỉ có cách “ưu tiên, mở rộng” chúng; “hạn chế, yếu kém” thì Đảng cần “khắc phục” và “chủ nghĩa cá nhân” thì cần “đấu tranh triệt để”.
      Lại “triệt để” rồi. Có doping “triệt để” lên nữa và lên nữa cũng vô ích, nhờn ngôn từ không khác nhờn thuốc kháng sinh. Không một nội dung cụ thể nào có thể sờ được trong cái cẩm nang từ vựng chính trị lười biếng đó.”

      Chính một vị hoàng thân (TT Sang) cũng đồng ý với vị thái y PTH là virus với hình dạng “sâu lớn, sâu nhỏ” đang tấn công kinh hệ thần kinh trung ương của hoàng đế.

      Thấy thái y PTH định bệnh hoàng đế nặng như vậy nên nhiều vị hoàng thân khác lo sợ không đồng ý với lời chẩn đoán của bà. Họ sợ rằng bệnh nặng thì phải cần giải phẩu, mà giải phẩu thần kinh trung ương thì quá nguy hiểm cho tánh mạng của hoàng đế. Các vị hoàng thân này yêu cầu bà PTH nên từ bỏ nghề thái y để làm nghề khác phù hợp hơn.

    • Trần Quốc said

      Bác Nhân nói đến Tuyên Ngôn Độc lập làm tôi nhớ đến hình ảnh ông Chu Kỳ Xương cầm ô che nắng cho cụ Hồ ở kỳ đài 1945. Tấm hình này trước đây hay được đăng trên các báo nhân ngày 2/9 , nhưng mấy năm nay ít thấy. Nhớ không nhầm thì ông CKX là thân phụ của anh CH và là bác của Lê Diễn Đức.

    • A Cô Đa said

      Thấy chưa, thưa quý vị ? Chân dung của vị trí nô Chu Hảo là thế đấy. Những gì là phẩm chất tệ hại[…]

    • Khách Saigon said

      Cám ơn bài viết

    • a said

      Hay!
      Tôi đã nói rồi. ĐCS VN bây giờ khác gì một miếng thịt […]

  20. dân said

    Trích ý kiến của GS Chu Hảo về trí thức VN dưới thời đại CS:

    “Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và đó là điều đáng thất vọng.”
    (hết trích)

    Tôi cho rằng cần phải kể thêm về khả năng làm thày, khả năng này cũng rất yếu. Trí thức mặc nhiên là người thày, ngoài kiến thức chuyên môn ra thì học sinh, sinh viên sẽ hấp thu cả phẩm chất, lối sống, lý tưởng của người thày. Rất nhiều sinh viên coi thày giáo là thần tượng của mình.

    Tuy vậy với “chất lượng” trí thức XHCN, chủ yếu ở dạng “ái này, ái nọ” không rõ nét chân chính thì lớp lớp thế hệ học trò, nguồn nhân lực chủ yếu cho đất nước sẽ ra sao?

    Đừng trách ông bộ trưởng bộ Giáo dục này, nọ. Bao nhiêu thế hệ bộ trưởng đã qua rồi nhưng thực trạng giáo dục vẫn thế. Nguồn nhân lực vẫn cựu kỳ yếu kém. Qua bao thập kỷ mà VN không có một phát minh công nghệ nào, không có bằng sáng chế nào, chỉ có vài giải thưởng quốc tế cho người Việt nhưng đều do nỗ lực cá nhân khi học tập và làm việc ở ” các nước đang giãy chết”. Ở trong nước chỉ có một nền dân trí thấp kém.

    Thủ phạm là ai đây? Không ai khác , chính là lãnh đạo đất nước, chính là đảng CS.

    Nếu đảng CS còn độc quyền lãnh đạo đất nước theo kiểu cũ thì tình trạng này còn kéo dài. Vì mạng sống của mình , có thể hiểu những gì giáo sư Chu Hảo phát biểu với BBC.

    Trên các chuyến bay, bao giờ người ta cũng khuyên: Trong trường hợp khẩn cấp, mặt nạ tự động rơi xuống, bạn hãy chụp cho mình trước rồi hãy chụp cho em bé bên cạnh”.

  21. Ẩn danh said

    Nhiều khi cũng phải cảm thông cho những bà con lâu nay bực mình nhiều chuyện chính trị xã hội,nhất là bà con ở ngoài ,giờ tự nhiên có người như nói hộ..thế là quên béng là mình phải đọc cho kỹ,phát hiện ra những ngụ ý không nên chút nào trong bài.Đang tức vụ Tiên Lãng,được nghe chửi vung tí mẹt,thế là sướng.Đáng thương!

    • A Cô Đa said

      Tôi chắc PTH chẳng cần đến sự cảm thông của các quý vị đâu. Cái bi kịch khốn nạn nhất như lời nhà di truyền học Phan Phải nói là ” sự không đồng đều trong mặt bằng nhận thức phải tìm căn nguyên ở trí tuệ”. Các quý vị ở trong nước, hơn nữa còn sống và thở hơi thở của bất công, cường quyền, bạo lực …. mà lại không biết rằng chính những điều khốn nạn cùm nhốt con người đó có một phần đóng góp không nhỏ của đám trí nô sao. Chúng nó một đám trí nô lưu manh đã góp phần làm cho cái ác đã và đang hoành hành ở nước ta đấy. Chỉ cần hiểu rõ khái niệm trí thức là có thể biết chủ đích bài viết của PTH muốn đạt đến điều gì. Không có một chút nào cái ý sẽ gây mất đoàn kết đâu. Mà, trái lại bài viết góp phần nhận rõ cần phải đoàn kết giới trí thức hơn lúc nào hết, nhưng đoàn kết với ai ? Với hạng trí thức nào ? Tại sao lại phải có sự đoàn kết mang tính trí tuệ đó, trong bối cảnh trắng đen, thật giả lẫn lộn thế này ?

      • Thanh said

        Hoàn toàn nhất trí với bác rằng cái đám trí nô đã góp 1 phần vào TỘI ÁC của cộng sản.

        Nhưng vấn đề đặt ra là: ai là trí nô? ai là trí nô 100%, ai là trí mà có phần nô lại có phần chủ?
        Cũng giống như 1 con người, thiện ác (ác ở đây đc hiểu là chưa thiện, ko thiện chứ đừng cực đoan quá là tội ác), vậy thì xã hội nhân văn là xã hội gạn đục khơi trong trong từng con người cũng như trong cộng đồng xã hội.

        Kể cả trong bài viết của PTH đã gọi ông Chu Hảo đối lập trung thành, thì ngay tự thân cái chữ đối lập đó cũng đã phần nào ghi nhận ông ta có sự đối lập.

        Nhưng đồng thời cách viết của PTH cũng làm cho nhiều độc giả (nhiều chưa chắc là đa số, đa số ko fai luc nào cũng là chân lý).nghĩ rằng ông ta là trí nô 100% trong khi đó ông ta cũng có đóng góp THIẾT THỰC cho quá trình dân chủ của đất nước.
        Viết như PTH là phủ nhận sạch trơn những đóng góp của người ta. CSan cũng đã mắc sai lầm là phủ nhận sạch trơn những giá trị của chế độ trước đó thôi.

        Đó cũng là lý do làm cho nhiều người phản đối bài của PTH đó bạn.
        Chứ nói như bạn thì đúng quá, trí nô thì đâu chấp nhận đc nhưng nói đến 1 con người CỤ THỂ (và qua đó là một nhòm trí thức có cùng cách làm , cách suy nghĩ như ông CH) thì lại là VẤN ĐỀ HOÀN TOÀN KHÁC rồi đó bạn và lúc này thì chính giữa ban và PTH đã có sự khác biệt rồi đó.

      • éo tin cộng sản (cực tả) và chống cộng cực đoan (cực hữu) said

        Cái bi kịch lớn nhất mà theo lời của nhà di truyền học NGOÀI HÀNH TINH nói là : Ngu mà ko biết mình ngu.
        hihi

  22. Ẩn danh said

    Có một điều lạ là trong năm qua có rất nhiều sự kiện đáng chú ý,trí thức ở nước ngoài cũng tham gia ý kiến rất nhiều,nhưng không thấy có bà này. Rồi bỗng dưng bà xuất hiện,lên tiếng dạy đời, dạy người rất ghê,cứ như thể lâu nay bà gắng công,đi đầu mãi mà vẫn không lôi kéo được trí thức trong nước,nên giờ nổi giận.

    • anhtusg said

      Riêng về giọng của Phạm Thị Hoài thì tôi cũng thấy rất LẠ từ những bài trước nữa lận-kiểu như bài phỏng vấn Phạm Hồng Sơn,một cây viết cũng có một số bài tôi cho là có khá nhiều điều LẠ-dễ gây hiểu lầm (kể cả bài này cũng vậy) .Cần có thời gian để xem mục đích hay cách định hướng của blog này là gì.Có lẽ còn khá sớm nếu đưa ngay ra nhận định chi tiết.

  23. anhtusg said

    Thật tuyệt vời khi đọc quá đầy đủ các góc nhìn khác nhau về trí thức và thân phận trí thức Việt nam hiện nay chỉ trong một bài này.Tôi thì thấy có nhiều người đều thống nhất trí thức là những người có tri thức và mong muốn đem tri thức đó phụng sự CHO XÃ HỘI.Như vậy chữ trí thức không liên quan đến chuyện trung thành hay không trung thành.Nếu giáo sư Chu Hảo cùng những người như ông là trí thức muốn phụng sự xã hội dựa vào quyền lực của chính quyền( tạm thời hoặc lâu dài khi nó còn tồn tại) thì nó chả ảnh hưởng gì.Quan trọng là đừng có BUỘC PHẢI DÙNG TỪ để qua mặt chính thể kiểu “không cần thay đổi vai trò lãnh đạo của Đảng”( giọng y Đinh Huynh) vì nó khác hẳn số đông trí thức khác muốn một cơ chế dân chủ đa đảng .Họ có thể nói nhẹ hơn hoặc không nói để tránh tuyên truyền cho một thứ mà trái hoàn toàn với lương tâm của họ( hy vọng là đúng vậy).Nó là một kiểu uốn éo hoàn toàn không thể chấp nhận được.Nói cách khác,mục đích dùng tri thức chỉ để phục vụ cho kẻ có quyền lực thì không thể gọi là trí thức được.
    Còn về cách thức PHỤNG SỰ XÃ HỘI thì theo tôi dù “trá hàng””luồn trôn Hàn Tín””tìm minh chủ” hay hiên ngang như anh Cù Huy Hà Vũ nhưng MỤC ĐÍCH cuối cùng là làm thay đổi xã hội theo chiều hướng hợp với tri thức mà họ có thì họ đều xứng là TRÍ THỨC và việc tranh cãi giữa những phương thức đạt được mục đích rất khác nhau là đương nhiên.Hãy nhìn vào phong trào OTPOR non trẻ của Serbia đã liên kết được tất cả các đảng phái để lật đổ Milosevic làm bài học.Khi CÁI TÂM của chúng ta thẳng thì nhất định sẽ tìm được tiếng nói chung.Tầng lớp trí thức Việt nam còn yếu kém nhiều mặt nên cần phải đoàn kết mới mong sớm đem DÂN CHỦ TỰ DO về cho DÂN TỘC VIỆT.Kính!

    • trần trọng nghĩa said

      Cãi lý thì vô cùng! Nhưng ít nhất cũng phải biết giữ sự tương kính chứ? Bà Phạm thị Hoài viết cho sướng tay, dám ví nhiều nhà trí thức khả kính đang hết sức gian nan trong nước (bà thừa biết đứng bên cạnh GS Chu Hảo là những tên tuổi nào!) như ‘cục đàm’ sớm muộn sẽ bị giới cầm quyền ‘khạt ra’ thì đó là đạo lý gì? Theo tôi, như đã nói, lối ví von khoái trá và hỗn xược ấy là di hại của ngôn ngữ bạo lực bị tiêm nhiễm từ tấm bé, thích thống mạ người khác,một thứ sadism dường như đã thấm vào máu rồi.Đâu còn thấy sự tao nhã dù bất đồng chính kiến của thế hệ trước đây! Sự hủy hoại văn hóa di căn ghê gớm thế đấy, ngay cả nơi bộ phận được xem là khá nhất của dân tộc. Có lẽ đây mới là chỗ đáng bi quan nhất khi nghĩ về tương lai đất nước. Người ta không còn biết cách cư xử đúng mực với nhau nữa!

      • anhtusg said

        Đồng ý là khi đã viết “chính danh” thì phải tôn trọng nhau.Tôi thuộc hàng ẩn danh đôi khi cũng phang ẩu,nói quá lời một chút.Nhưng theo tôi QUAN TRỌNG NHẤT vẫn là cái tâm.Khi cái TÂM là vì xã hôi và chân lý chứ không vị quyền lực,vì quyền lợi,thỏa mãn cái “tôi” cá nhân thì sẽ mau chóng tìm được tiếng nói chung .Việc ĐỊNH TÂM trong thời buổi chân giả khó lường này cũng là một việc cần thiết và cũng khó à nghe.Bài học Định -Thức còn nhãn tiền.Kẻ địch có mọi phương tiện trong tay.Trí thức chỉ là một nhúm nhỏ.Quần chúng nhân dân còn khờ khạo.Rất hiểu cho chân lý”tao sống đến giờ này được do biết sợ…”.Hãy biết nghĩ đến nhau và lo cho nhau trước khi nghĩ đến việc có thể cùng nhau làm một việc gì đó cho xã hội.Kính!

      • Khách said

        Chẳng phải Nguyễn Mạnh Tường đã bị đảng khạc ra rồi sao? Còn nhiều ví dụ khác nữa. Mao còn ví trí thức như cục phân, thuộc loại đào tận gốc trốc tận rễ, thế mới biết bạo lực đến từ đâu.

        • mạnh quân said

          Đó là chuyện của đảng CS, họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Còn dám ví Nguyễn mạnh Tường và những trí thức khả kính khác là ‘miếng đờm’ như PTH lại là chuyện khác. Đó là mất dạy, cùng một duộc với mụ beo, tuy ở chiến tuyến khác!

          • Khách said

            Với trường hợp tương tự người ta thường nói “Hết thỏ thì chó săn bị mần thịt”.
            Nói như thế có ai kêu là mất dạy bao giờ?
            Tại sao vậy?
            Vì không phải người nói câu đó coi kẻ kia là chó, mà bởi vì hành vi của kẻ loại bỏ người có công với mình, đã thể hiện việc anh ta coi kẻ kia chẳng khác nào con chó.
            Cho nên trong trường hợp này phải hiểu rằng bà Hoài cũng chỉ diễn đạt bằng lời cái hành động của đảng đối với trí thức mà thôi.

  24. “Những bước đi rất nhỏ, rất chậm, rất vất vả, đã gộp thành
    một chặng đường.“

    Đó là: Những cố gắng của „Diễn đàn Praha“, „Đàn Chim Việt“, „talawas“, … – những bước khởi đầu cho quá trình MỞ MIỆNG; Họ đều là những người „sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi XHCN“ và với vốn tri thức ít ỏi đã mạnh dạn bước trên con đường phản biện cần thiết giúp làm sạch đẹp thêm quê hương mà họ thương yêu … Cái „nằm mơ không thấy“ chính là không gian blog đầy sức sống ngày nay.
    „Đối lập trung thành“ – Dù bất cứ nhìn từ khía cạnh nào cũng là sản phẩm „dẫn xuất“ của „đối lập phản biện“ chỉ có trong xã hội văn minh „đa nguyên dân chủ“ là cái chúng ta hướng tới hầu không chậm lụt trong sự tiến lên không ngừng nghỉ của nhân loại:
    Cuộc đời luôn MỚI nên phải ĐỔI,
    Trâu chậm thì xơi … nước đục ngầu!

    Không đổi mới tri thức thì không có tư duy và quyết tâm đổi mới;
    Không có tư duy và hành động kiên quyết đổi mới thì mọi lời nói chỉ là suông nếu không gọi là lừa gạt.

    Những suy tư trong bài chủ không làm „tan loãng“ (như có người sợ) „tiếng súng Đoàn Văn Vươn“ cảnh báo sự lộng hành; Cũng không „chia rẽ trí thức“ (như có người lo) vì trí thức chân chính đều dựa trên nền tảng của văn hóa và luận lý khoa học.
    Tôi trân trọng suy tư của Anh Ba Sàm; Nhưng đề tài này mới chỉ bắt đầu sau „những bước đi rất nhỏ, rất chậm, rất vất vả“ của hơn ba chục năm qua – Một thế hệ: Thế hệ chúng ta.

    Thân kính.

  25. Nguyễn Nghĩa . said

    BS viết :
    “Đôi lời: Có phải một chú chim bay lượn ngoài vườn, cười nhạo chú chim đang ai oán trong lồng, “sao mày không phá ngay cái lồng ra ngoài này cho sướng? Không phá được thì dong một hơi ra ngoài như tao đây này” ?

    Xin viết lại đoạn này là : Chú chim bay ngoài lồng nhạo chú chim trong lồng : Sao mày không phá ngay cái lồng mà ra ngoài cho sướng.
    Con chim trong lồng trả lời : Bay lượn như mày có ích gì khi nếu cả ngày bay mà mày không kiếm được 1 con sâu, 1 hạt gạo thì tối về mày đói meo. Nhiều ngày đói như vậy thì mày sẽ giảm tuổi thọ. Đấy là tao chưa nói đến những con chim cắt, diều hâu ngoài kia đang rình ăn thịt mày.
    Mày không thấy là 87 triệu người VN quanh đây đang lao động như súc vật, như nô lệ cho những ông chủ của tao sao.
    Do vậy tao cũng có phần.
    Dĩ nhiên là họ nuôi tao để tao hót khi họ muốn tao hót. Đây là cái giá phải trả, mày không hiểu à? Con chim ngoài lồng hỏi : Thế họ muốn mày hót điệu gì?
    Họ chỉ muốn tao hót là : Loài chim trong lồng ở Việt Nam cần có sự lãnh đạo của Đảng cs. Thoát khỏi sự lãnh đạo này thì loài chim Việt chết đói hết.
    Con chim ngoài lồng nghe thấy vậy và hiểu rằng, 2 bọn mình đã có thước đo giá trị khác nhau rồi.
    Nguyễn Nghĩa.

    • Trần Quốc said

      Con chim nhớ truyện ngắn, đã đọc cách đây chừng bốn năm chục năm, “Con dê của ông Sơ-ganh” của Alphonse Daudet, nhà văn Pháp. Chỉ nhớ câu kết:
      Con dê chiến đấu đến sáng thì bị sói ăn thịt

  26. an said

    Bài của Phạm Thi Hoài có một đoạn như sau:

    “Tôi biết rằng mình đứng từ xa, không thể nhìn thấu những họa tiết
    đang từng ngày biến hóa trong bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam,
    nơi vài thập niên trước có nằm mơ cũng không thấy những cánh cửa đã mở
    của hôm nay. Những bước đi rất nhỏ, rất chậm, rất vất vả, đã gộp thành
    một chặng đường.
    Tôi biết rằng từ một vị trí ưu đãi, không có gì để mất trừ hi vọng gặp
    lại quê hương và gia đình, mình dễ bất công hay dễ đánh mất sự cảm
    thông với những thỏa hiệp không tránh khỏi của những người phải tồn
    tại trong một chế độ toàn trị. Nhưng từ vị trí nào thì cuối cùng chúng
    ta cũng đứng trước câu hỏi phải làm gì với nó.”

    Vấn đề là như vậy nhưng có điều, do cách tư duy không thoát khỏi trừu tượng của mình,
    bà Hoài không hiểu được điều mà chính mình vừa nói: sự tích tụ của những
    bước đi rất nhỏ đã gộp thành một chặng đường như ngày hôm nay, quên không tính tới những đóng góp “rất nhỏ” nhưng tích cực của những người như Chu Hảo. Bà Hoài có vẻ cho rằng sự chọn lựa mà mình tỏ ra triệt để hơn những người như Chu
    Hảo; nhưng bà không hiểu rằng đó cũng chỉ là một cách nhìn và do quá tin vào khả năng đã thoát mọi ảo tưởng về lý luận bà đã rơi vào một ảo tưởng cực kỳ tai hại về mặt thực tế: phủ nhận sự sự cần thiết của các phương thức đấu tranh khác nhau cùng phối hợp với nhau trong điều kiện chính trị khắc nghiệt ở VN

    Cách nhìn của bà Hoài tưởng chừng như cấp tiến, nhưng là một cái nhìn ngoại tại, hời hợt, biệt phái không thể dựa vào đó tao ra chuẩn mực cho quá trình đấu tranh dân chủ hoá chế độ toàn trị, phức tạp, khó khăn trong nước hiện nay. Những ý kiến của bà chỉ giúp những người cực đoan lười suy nghĩ có lý lẽ để chửi cộng sản cho có vẻ “sâu sắc” và “trí thức” mà thôi. Tôi nghĩ bà Hoài nên trở về viết tiểu thuyết thì hợp với khả năng của mình nhiều hơn.

    • thanh said

      Bác này viết hay quá, tui khoái mấy câu sau:

      Cách nhìn của bà Hoài tưởng chừng như cấp tiến, nhưng là một cái nhìn ngoại tại, hời hợt, biệt phái không thể dựa vào đó tao ra chuẩn mực cho quá trình đấu tranh dân chủ hoá chế độ toàn trị, phức tạp, khó khăn trong nước hiện nay.

      Những ý kiến của bà chỉ giúp những người cực đoan lười suy nghĩ có lý lẽ để chửi cộng sản cho có vẻ “sâu sắc” và “trí thức” mà thôi.

      Tôi nghĩ bà Hoài nên trở về viết tiểu thuyết thì hợp với khả năng của mình nhiều hơn.

      Hay.hay.hay.
      Xin bổ sung thêm, nhiệt tình + ngu dốt (hay giả vở ngu giốt) = phá hoại.

    • Ẩn danh said

      Để trị bệnh gian dối, nói láo chúng ta nên chọn cách nào?
      Chọn nói láo ít dần đi?
      Chọn đừng nói láo nữa?

    • A Cô Đa said

      Ôi! những ý kiến và cách hiểu như các vị nói trên về bài viết của PTH thật đáng thương và thảm hại. Thế mới biết khó lắm. Khó mà tạo ra được một cục diện mới có tính chuyển biến mang tính cách mạng ở VN.

      • Thanh said

        Thiên tài thì thường hay cô đơn vì ko ai hay ko nhiều người hiểu đc mình.
        Đáng thương thay.
        hì hì hì

      • Quốc Hận said

        Đồng ý với bác, làm cách mạng dân chủ là phải quyết liệt, phải dấn thân, phải thẳng thắn và sắc sảo như PTH thì mới đươc

        Nhưng hỡi ôi, PTH dấn thân đấu tranh ở các nước dân chủ tiến bộ, hàng ngày ăn bánh mì và pho mát rồi sau đó lấy máy tính làm vũ khí đấu tranh quyết liệt, thẳng thắn, sắc lẹm, đến đêm khuy có khi mất ngủ (hôm sau ngủ bù)
        Thật đáng ngưỡng mộ.
        Đáng để mà học.
        hihi

    • Lãng tử said

      @an, nếu không có sự thẳng thắn thì đó không phải là tính cách của một Phạm Thị Hoài từ xưa đến nay. Ông/bà cho rằng ở hải ngoại thì không thể hiểu hết tình hình trong nước, thế chắc gì người trong nước hiểu vẹn toàn hơn và biết cần làm gì hơn?

  27. Sự “lãnh điệu” của Đảng là gì? Đó là các ông tai to mặt lớn trong bộ chính trị đi đến đâu cũng chỉ trỏ, cũng định hướng, cũng dặn dò, cũng dạy đời, cũng “quan tâm tạo điều kiện” v.v… nhưng thực tế các ông chẳng biết gì về chuyên môn của mỗi ngành. Ông Đỗ Mười lúc còn làm TBT xuất thân từ người chăn lợn, thợ quét sơn, nhưng ông cũng có thể căn dặn, dặn dò, chỉ đạo cả việc “xây dựng hãng hàng không vũ trụ tầm cỡ như hãng hàng không vũ trụ NaSa tại Việt Nam”. Nhiều nhà trí thức, nhà tu hành(ví dụ bậc “chân tu” Thích Thanh Tứ) rất thích được đứng áp sát bên các vị thủ tướng, chủ tịch nước, tổng bí thư, các cụ Bộ chính trị nào đấy, tâm trạng của họ lúc đó chẳng khác nào “một ngày tựa mạn thuyền rồng còn hơn muôn kiếp nằm trong thuyền chài”. Lãnh đạo(lãnh điệu, lãnh đủ) theo lối chỉ trỏ, phán xét, ban ơn, ban phát v.v… thì có thể chỉ có ở chế độ CS mà thôi.

  28. thanh said

    Đề nghị a 3 cho bài này lên đầu mục 1 thời gian, đây cũng là cơ hội để:
    1. Chỉ rõ cái thủ đoạn tinh vi này
    2. Thêm cơ hội nâng cao nhận thức cho độc giả

    • Lãng tử said

      Sao lại gọi đây là “thủ đoạn tinh vi”? Của chị Hoài hay của chính ô./b. Thanh vậy?

      • Thanh said

        Cái này thì tui nhất trí với bác, vì viết dài quá ngại nên làm bác hiểu lầm.
        Ý của tui là cộng sản có nhiều thủ đoạn tinh vi mà hậu quả thì cũng có thể như bài viết của PTH.
        Cá nhân tôi vẫn có niềm tin nội tâm là PTH ko fai là công sản mà bác.
        Tôi chỉ băn khoăn là liệu có phải vì đánh bóng bản thân vì lâu nay mất dạng, nên lên giọng 1 tý và bằng ngòi bút sắc sảo đê khẳng định lại mình.
        Tiện đây, tui cũng xin nói luôn (tui tin là bác biết), trong hàng ngũ những người chống cộng rất cực đoan, rất to tiếng, rất quyết liệt có thể có những chú là điệp viên, cái bài này thì cộng sản làm từ lâu rùi chứ ko fai đến bây giờ nữa.
        Ngoài ra có những chú như Tr.D Nhất chẳng hạn, thò ra 1 bài rất nguy hiểm.
        Viết những dòng này, tôi HOÀN TOÀN ko nói PTH là điệp viên hay chụp mũ PTH, mà như tôi đã nói là tôi có niềm tin nội tâm tin rằng PTH là 1 người anti cộng sản nhưng vì những lý do riêng nên viết bài này và theo quan điểm của ko chỉ riêng tôi thì bài viết này ko phù hợp với thời điểm hiện nay.

  29. Tết năm nào cũng vậy, vào những ngày giáp tết các quan chức tha hồ nhận phong bao phong bì của cái gọi là: “chúng tôi thay mặt anh em cơ quan đến chúc tết và cảm ơn sự lãnh đạo của thủ trưởng”. Chắc có nhiều ông trí thức XHCN châp nhận văn hóa “phong bao phong bì” dưới thời CSCN vàng son chói lọi nên mới chấp nhận “không giải thể sự lãnh đạo của Đảng đối với tầng lớp trí thức”.

  30. thanh said

    Dạ thưa KTS Trần Thanh Vân, mong KTS đừng chấp làm gì và cũng đừng quá nặng lời với người ta (tất nhiên hiện nay KTS đang nói rất nhe.) Mặc dù cháu cũng thấy có nhiều điều cần trao đổi lại với KTS. Tuy nhiên, cháu xin nói rằng với còm vừa rồi, KTS đánh giá như thế nào về bài viết của PTH:
    Phải chăng mục đích của PTH đã đạt được??????
    Cháu mong KTS suy nghĩ về những vấn đề sau:

    Bài viết này có tác dụng gì trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước tại thời điểm này (cháu không muốn dùng từ dân chủ vì có thể có ý kiến nọ kia)
    Bài viết này có mục đích gì???
    Mọi cái đều có tính hai mặt, và cứ cho rằng quan điểm của PTH là đúng là phù hợp thì nó giải quyết đc gì??? Cái được hay là cái đúng của nó trong bối cảnh hiện nay có tác động tốt đến xã hội hay không. Một khí cái đc , cái tạm gọi là đúng đó mà ko có tác động gì đến xã hội, hay nói cách khác là nó VÔ NGHĨA thì có đáng quan tâm ko. TRONG KHI ĐÓ, cái chưa được của nó là gì:
    Chia rẽ khối đoàn kết ??? Cái này thì thấy nhãn tiền đó thôi, thấy ngay trong các còm đánh nhau chí chóe cả lên.
    Bôi xấu 1 con người cụ thể mà hiện nay đang có những đóng góp THIẾT THỰC cho sự tiến bộ của xã hội, vậy thì có nên hay không???
    Qua bôi xấu 1 con người cụ thể thì cũng đồng thời bôi xâu cả một nhóm người có cùng quan điểm, cách làm như giao sư Chu Hảo, vậy thì có nên hay ko???

    Cái được chưa thấy, nhưng cái mất là cái NHÃN TIỀN, là cái thấy sờ sờ ra đó, ai cũng thấy thì có nên ủng hộ bài viết này ko (tạm thời bỏ qua về tính đúng sai, hợp lý hay ko hợp lý trong quan điểm nhìn nhận của PTH)

    Và nó đúng khi mà cháu phải có lời thưa lại với KTS cũng như 1 còm đã còm impolite với KTS, Như vậy, phải chăng mục đích của PTH đã phần nào đạt được, hay nói cách khác là hậu quả của bài viết của PTH đã thấy rõ, thấy ngay lập tức một cách nhãn tiền.

    Như vậy, chưa bàn đến tính đúng sai, tính hợp lý hay ko bài viết của PTH mà chỉ cần nhìn cái hậu quả nó để lại thì đủ thấy ko thể ủng hộ bài viết này được.

    Có ý kiến cho rằng, có thể PTH sốt ruột, nôn nóng (cứ tạm thời cho rằng PTH viết bài này ko có ẩn ý gì khác là vô tư) nên đã viết bài này nhưng giục tôc bất đạt cái được chưa thấy , cái mất đã rõ ràng. Nhưng PTH muốn thúc đẩy nhanh thì PTH phải hiểu SÂU SẮC tình hinh trong nước thì mới để ra mục đích cho từng giai đoạn phù hợp và sau đó đề ra phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn. Còn PTH sống ở các nước dân chủ (như vậy là sướng quá rồi) mà lại muốn làm cách mạng màu lật đổ chế độ này thì PTH đã MƠ GIỮA BAN NGÀY rồi, và có thể PTH chỉ là thầy bói xem voi nên phán bừa bãi.
    Và PTH cũng có thể nhầm lẫn khi cho rằng trí thức là mũi nhọn khi làm cách màu lật đổ chế độ này nên đã viết bài này để thúc đẩy họ??? nếu vậy thì nhầm to, trí thức chỉ có thể chuẩn bị các điều kiện mà thôi: nâng cao dân trí, giúp các lực lượng xã hội nhận thức và đấu tranh với cái sai, với sự vi phạm pháp pháp luạt, vi phạm nhân quyền…. Và trong giới trí thức cũng có những nhóm dẫn thân đấu tranh TRỰC DIỆN nhưng cũng có những nhóm đứng sau làm công tác hậu cần, hỗ trợ cho tuyến trước, mỗi nhóm (ko có ai phân công) ĐỀU CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG trong việc thúc đẩy quá trình dân chủ của đất nước.

    Cho nên cháu kết luận rằng, bài viết của PTH là ko thế ủng hộ. Còn đúng sai phải trái chưa cần bàn tới.

    • Ẩn danh said

      Anh Thanh à, thuốc của nhà văn PTH cho uống thì đắng thật đấy, nhưng con bệnh VN mắc bệnh nặng quá thì làm sao bây giờ. Uống thuốc nhẹ như GS Chu Hảo nó chỉ trơ trơ ra mà thôi.
      Liều thuốc mạnh có thể khiến cho con bệnh bị vật vã, nhưng anh bảo con bệnh đừng có sợ mà không chịu uống thuốc. Chả có cách nào hơn, theo tôi nghĩ.

      • Thanh said

        Thuốc đắng giã tật, ý của bạn là như vậy đúng ko?
        Vậy nhưng, trước khi cho uống thuốc thì phải CHẨN ĐOÁN ĐÚNG bệnh.
        Chẩn đoán mò rồi cho uống thuốc thì tiêu rồi đó bạn.
        Nếu bạn ở SG thì bạn biết trung tâm khám chữa bệnh Hòa Hảo đúng ko?
        Nó nổi tiếng trước tiên vì nó CHẨN ĐOÁN TỐT, sau đó mới nói đến chữa bệnh.
        Đọc báo nhiều chắc bạn cũng biết, có những ca bệnh có nhiều triệu chứng giống với triệu chứng của nhiều bệnh. Vậy thì thầy thuốc giỏi chính là thể hiện ở điểm này: chẩn đoán đúng, sau đó mới nói đến đưa ra phác đồ điều trị và mới nói đến kê đơn, bốc thuốc, và thậm chí người ta phải hội chẩn đó bạn: hội chẩn liên khoa, liên bệnh viện đó bạn.
        Việt Nam hiện nay là một con bệnh nặng, quá nhiều bệnh, rồi là bệnh cơ hội (nghĩa đen của từ này). Vậy thì thầy thuốc giỏi phải là thầy thuốc nhìn cho ra
        được các căn bệnh gốc, rồi lên phác đồ điều trị cho phù hợp, rồi mới bốc thuốc.
        Thầy thuốc PTH chẩn đoán chưa hoàn toàn đúng mà cứ bốc thuốc đại, hay là đưa ra phác đồ ko đúng thì con bệnh phản ứng là đúng rồi đó bạn.
        Hy vọng bạn sẽ trở thành một thầy thuốc giỏi và cũng có khả năng liên kết để hội chẩn tốt để chẩn đoán đúng bệnh.

      • Thanh said

        Vấn đề trước tiên là phải CHẨN ĐOÁN đúng bệnh đó bạn. Đó là lý do tại sao 3Sam cứ kêu to lên là PHẢI HIỂU SÂU SẮC TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC.
        Chẩn đoán cho một con bệnh, sau đó mới đến lên PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ, rồi sau cùng là bốc thuốc cho từng giai đoạn trong phác đồ đó.
        Để chẩn đoán những ca bệnh như con bệnh Việt Nam và đưa ra Phác Đồ phù hợp thì một chuyên gia đầu ngành chưa đủ mà cần nhiều chuyên gia đầu ngành HỘI CHẨN (ở đây cứ tạm chấp nhận PTH là chuyên gia đầu ngành đi, ví dụ chuyên gia đầu ngành khoa Phụ Khoa hay Nam Khoa (hihi, viết thêm câu này cho đúng phong cách PTH))

        Chúng ta ai cũng thấy con bệnh Việt Nam mắc quá nhiều bệnh, chưa kể bệnh cơ hội (theo nghĩa đen của từ này )
        Ai cũng hiểu cái bệnh gốc là bệnh ko có dân chủ dẫn đến nhiều thứ bệnh khác cũng rất khó chữa.
        Vấn đề đặt ra là đưa ra con đường, lộ trình, phương pháp hay nói cách khác là phác đồ điều trị cho phù hợp.
        Trong còm của tôi, tôi đã tạm thời không bàn đến tính đúng sai, hợp lý hay không của PTH mà tôi chỉ nói đến việc thuốc bốc như vậy đã phù hợp với từng giai đoạn của phác đồ điều trị chưa, chứ tôi cũng ko bàn đến phác đồ điều trị của PTH đúng hay sai nữa.
        Và tôi kết luận rằng, thuốc của PTH bốc ko phù hợp với giai đoạn hiện nay nên được chưa thấy đâu nhưng mất thì đã rõ, con bệnh đau qua rên la oai oái chửi chuyên gia quá chừng.

        Đấy là lý do tại sao tôi nói rằng, cái được của bài viết của PTH chưa thấy nhưng cái mất thì đã nhãn tiền nên TẠI THỜI ĐIỂM này chưa thể ủng hộ.
        Hơn nữa ko thể đánh giá ông Chu Hảo qua chỉ 1 bài viết như vậy (và 3Sam có nói 1 ý cũng rất đáng để suy nghĩ là bài đó có thể đã được xào lại)

        Tôi rất thích cái kết của bác An như sau:

        Cách nhìn của bà Hoài tưởng chừng như cấp tiến, nhưng là một cái nhìn ngoại tại, hời hợt, biệt phái không thể dựa vào đó tao ra chuẩn mực cho quá trình đấu tranh dân chủ hoá chế độ toàn trị, phức tạp, khó khăn trong nước hiện nay.

        Những ý kiến của bà chỉ giúp những người cực đoan lười suy nghĩ có lý lẽ để chửi cộng sản cho có vẻ “sâu sắc” và “trí thức” mà thôi.

        Tôi nghĩ bà Hoài nên trở về viết tiểu thuyết thì hợp với khả năng của mình nhiều hơn
        Tôi xin bổ sung là bà Hoài nên quay lại làm chuyên gia đầu ngành Phụ Khoa hay Nam Khoa thì phù hợp hơn

    • ghet trung quoc said

      thanh đã nói
      19/01/2012 lúc 15:56

      Vấn đề là ở chỗ này, rất chuẩn.

    • KTS Trần Thanh Vân said

      Tại sao tôi phải suy nghĩ để trả lời những câu hỏi này nhỉ?
      Sự thực đọc comment này xong, tôi không biết “người ta” định nói gì và yêu cầu tôi làm gì?

  31. thanh said

    Thưa a 3Sam, a hãy coi trình độ cũng như tư cách của các còm sỹ bên Tr.Duy Nhất về bài của PTH đây nè:
    Thật đúng là ko biết nói gì nữa.
    Nói đúng hơn là ko thèm bình gì nữa, tự bản thân các còm đó đã thể hiện rồi, còn về chủ trang thì dư luận giang hồ bàn tán nhiều rồi, ko cần nói lại nữa:

    Duy Chuyên says:
    18/01/2012 at 21:24

    Ba Sàm bình như đầu …, trình Ba Sàm tới … đâu mà bình PTH với Chu Hảo. Chẳng qua hắn cảm thấy bị đụng chạm nên muốn chửi PTH, nhưng nhiều nội dung PTH viết lại có ý chống chế độ, đúng với ý hắn,thì lại muốn hùa theo, nên rốt cuộc cu cậu bình chả rõ là cái ý gì. Ba Sàm chuyên dấu dốt bằng cách nói bỏ lửng theo kiểu “không thèm nói”, “chưa thèm nói”, “có nhiều điều phải bàn nhưng xin dừng ở đây” … thực ra là vì đếch biết phải bình thế nào.
    Reply

    Hát xoan says:
    18/01/2012 at 22:25

    Bác nói đúng đấy, trình Ba Sàm chỉ biết đọc chữ chứ chưa biết thẩm văn. Nếu gọi là thẩm văn thì chắc Ba Sàm chỉ thẩm được chữ của Phạm Viết Đào, Buôn Gió, Xuân Diện hán nôm, Bùi Hằng yêu nước và… Hồng beo!
    😀
    Reply

    Hâm mộ says:
    18/01/2012 at 22:53

    Cái châm chích của Phạm Thị Hoài là châm chích văn hóa, thể hiện đẳng cấp. Còn cái châm chích của Ba Sàm là châm chích lưu manh!

    viet nam says:
    18/01/2012 at 23:08

    Nhat tra tien ban quyen cho BBC chua nhi?
    Reply

    truongduynhat says:
    18/01/2012 at 23:37

    Trương Duy Nhất chỉ thi thoảng mới chọn đăng lại một số bài viết thật sự có vấn đề ở các trang khác, rất hi hữu. Trong khi rất rất nhiều trang thường xuyên đi cop đăng rất rất nhiều bài của Trương Duy Nhất. Không chỉ trên mạng, nhiều báo giấy nước ngoài cũng cóp đăng vô tội vạ rất rất nhiều bài viết của tôi.
    Nếu việc phải trả tiền cho việc cóp đăng này được thực thi nghiêm túc thì Trương Duy Nhất là người giàu to đấy!

    BS: Hic! Đúng là giờ mới biết. Ngộ thiệt. Cám ơn bác.

    • Nôbita said

      Chủ sao thì khách gần gần vậy mà! Thùng rỗng kêu to, anh quan tâm làm gì, dành thời gian cho mục đích của mình. Mưa dầm thấm đất anh ạ. Phải kiên và nhẫn.

  32. Trăm Hoa Khoe Sắc Thắm said

    Trân trọng cám ơn công sức đóng góp của ABS, các cô chú bác và các anh chị.
    Mọi người đang nhiệt tình xã năng lượng vào chủ đề rất quang trọng này.
    Thiết nghĩ đây là điều tốt cho trang ABS và entry này, vì cụ Đồ đã dạy ‘Chở bao nhiêu đạo (lẫn đá) thuyền không khẳm’ chỉ sợ không có cái để chở thôi.
    Anh bạn Hà Nội cho biết mấy hôm nay rét, tôi ở Saigon đang nóng. Nét riêng của Tết Saigon là màu sắc rực rở của hoa, dưới nắng Saigon trăm ngàn loài hoa từ khắp miền đất nước về đây khoe sắc thắm.
    Anh bạn Hà Nội (không phải sai nha quan chức) bảo năm nay Tết kém, chắc là ăn Tết khiêm tốn, dân tình Saigon hời hợt mua sắm Tết, chợ Tết còn họp chiều nay và hai ngày nữa, e là sức mua không có bức phá lớn. Người bán có kém vui hay không thì hoa vẫn nở như hẹn với đất trời, và mùa Xuân.
    Văn hào Nga Boris Pasternak mô tả, người ta không trông thấy lịch sử đang biến chuyển thế nào, cũng như không ai trông thấy cỏ đang mọc lên vậy mà Mùa Xuân vẫn tới.
    Miền Nam nơi tôi đang sống không cảm nhận được bốn mùa như miền Bắc hay nước Nga của văn hào, miền Nam có mỗi một mùa mưa, những ngày nắng thoát ra sau mưa thì hoa lại khoe sắc thắm.
    Mừng vì hơn trăm sắc hoa tranh nhau khoe sắc trên trang ABS trong Tết này, trong entry đặc biệt này.
    Kính chúc ABS, các cô chú bác và các anh chị đón Tết sum vầy đầm ấm.
    Trân trọng ghi ơn các anh chị (đa số) đang chịu giá rét trong ngục tù phía Bắc như LCĐ, THDT, NVH, CHHV, BTMH,..

  33. Vị Nhân said

    Theo thiển ý, độc giả nên “bỏ phiếu” hoặc ủng hộ bài viết cuả Phạm Thị Hoài hoặc chấp nhận cách ví von, định hướng dư luận và kiểu “nhát ma” cuả ông chủ Ba Sàm là đủ.

    Chỉ cần mấy dòng định nghĩa thế nào là “đối lập trung thành”, PTH đã khắc họa được “chân dung” cuả tuyệt đại đa số những người được gọi là trí thức hiện nay.

    Riêng với anh Ba, tôi có ý kiến, nếu anh chỉ đưa bài phỏng vấn cuả ông Chu Hảo và bài viết cuả Phạm Thị Hoài để độc giả tự đánh giá thì có lẽ “đẹp” cho cả “ba” bên( ý tôi, bên thứ ba là anh.) Dĩ nhiên, “đất” cuả ai thì người đó có toàn quyền “cắm dùi”, nhưng cắm cách nào cho thiên hạ thấy đẹp thì mới là vấn đề, phải không anh Ba?

    BS: Không phải bác ạ! Vì “nhát ma” là quá cần thiết ở xứ sở đầy “ma” nầy. Và bác đừng lầm lẫn giữa vai trò một chủ trang với vai trò một người bình luận. BS mấy năm nay làm cả hai việc đó, mới tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn riêng (với độc giả, còn với ma … mãnh thì nó lại sợ và bực. Hề hề!). Theo thiển ý BS thì không có sự chọn lựa “nên … hoặc” như bác được. Bác cũng lầm to trong tranh luận rùi. Hãy đọc lại lời BS bình đi.

  34. Tungdao said

    Tôi đã từng kỳ vọng TBT Nguyễn phú Trọng. Theo tôi, ông là người có thể cải tổ và đổi mới đảng cộng sản VN khi mà hình thái xã hội VN đang rơi vào thế bế tắc, lúng túng tìm một hướng ra thích hợp. Thế nhưng sự kỳ vọng đó như ánh chiều tà.
    Khi sự bế tắc, khủng hoảng là có thật thì con người ta kỳ vọng và Ô.Chu Hảo đang kỳ vọng vào một sự thay đổi từ từ như một quy luật xuân hạ thu đông.
    “Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội” là thiên chức của người trí thức, nếu không làm được điều đó cũng như người phụ nữ không có khả năng làm mẹ. Ô.Hảo cho rằng giới trí thức thực hiện thiên chức chưa có nhiều và đáng thất vọng. Vậy người phụ nữ không có khả năng hay không muốn thực hiện thiên chức làm mẹ?. Nếu chỉ nhìn hiện tượng để kết luận, theo tôi là vội vã và võ đoán. Còn nếu gọi là phản tỉnh để kích động xã hội VN có một giai tầng trí thức thực sự trước cơ hội đổi mới, thay đổi tư duy thì bản thân Ô.Hảo có mâu thuẫn : cần đảng lắng nghe, cần thay đổi nhưng lại thay đổi từ từ với “tinh thần lạc quan vô tận”.
    Vậy, Ô.Hảo thuộc type đối lập trung thành?. Có vẻ vậy. Cả giới trí thức VN cũng có vẻ vậy nhưng cũng có thể không phải vậy.
    Đối lập trung thành là một thuật ngữ chỉ sự đối lập trong một xã hội văn minh nó bao gồm các mặt hoạt động từ kinh tế đến chính trị. Trong xã hội đó không thể thiếu tính phản biện trong phát kiến, trong giãi pháp của sự phát triển như một quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng. Tính phản biện nó phản ảnh các mặt đối lập nhưng không thể tách rời : sự ràng buộc, sự phụ thuộc trong các mối quan hệ để tồn tại và phát triển. Vậy đối lập trung thành là một nhân tố tích cực cho sự phát triển của tổ chức hay một chính thể.
    Trước tình hình khủng hoảng chính trị hiện nay về lòng tin với đảng cộng sản thì quy luật của tiến trình sẽ là một sự sụp đổ, và đây là mong đợi của nhiều người, nhất là tầng lớp trí thức hải ngoại. Để tiến trình xãy ra nhanh hơn thì cần kích hoạt và bài “Sự lạc quan vô tận” của bà Hoài , lúc này như chất xúc tác với mong muốn đó.
    Theo tôi, bài viết này nguy hiểm ở chỗ nó chia rẽ nội bộ tầng lớp trí thức VN và trí thức trong nước với trí thức hải ngoại, còn nó có “sắc … lẹm” hay không tuỳ vào nhận thức và cảm nhận của đối tượng đọc bài này.

    • A Cô Đa said

      Đọc bài của PTH mà ông cho là “chia rẽ nội bộ tầng lớp trí thức VN và trí thức trong nước với trí thức hải ngoại…”, thì chỉ xin được có ý thế này để ông tham khảo vậy : Nhân gian có câu “người nào, vật nào chỗ nấy”. Lâu nay giới trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước, ai thế nào, ai có thể đoàn kết được với ai, thì đã quá rõ rồi. Ngay ở trong nước thôi, những trí thức chân chính nếu không cảnh giác cao độ sẽ bị cái đám trí nô “đối lập trung thành”, nó tâu hót với chủ bằng những lời xuyên tạc, bóp méo để phải lên bờ xuống ruộng nữa là.

      • A Chống Cộng said

        Pác này tinh ý thiệt, biết rõ có thể hợp tác đc với ai, ko hợp tác đc với ai. Tài năng như pac la của vừa hiếm đó (quý hay ko thì em ko gần nên ko biết)
        Cũng áp dụng theo câu “người nào, vật nào chỗ nấy” em thấy:

        Nếu ở VN pác đầu quân vô Tổng cục V bộ CA, Tổng cục 2 bộ Q phòng đc đó.
        Nếu ở Mỹ, pác vô Xịa đi, ở Anh thì xin vô MI5, Mi6 gì đó đi.

        Tinh thần cảnh giác của pác cũng rất cao độ
        Ngưỡng mộ pác quá.

  35. dân said

    Ghi lại lời của một GS toán 79 tuổi: Tôi thôi sinh hoạt đảng ngay sau khi nghỉ hưu. Làm trí thức dưới chế độ này quả là khó. Chống lại cái sai của đảng cũng chết mà không chống lại thì mình sống cũng như chết.

    • mạnh quân said

      Nhà văn Phạm thị Hoài đã hiểu từ ‘đối lập trung thành” theo nghĩa tiêu cực, bình dân, trong khi khái niệm này là ‘cốt lõi’ của chế độ dân chủ, đúng như bác Trần trọng Nghĩa đã nói.Ước gì VIỆT NAM sớm có được sự đối lập trung thành đúng nghĩa.Xin xem từ’ loyal opposition’ trong Wiki:
      http://en.wikipedia.org/wiki/Loyal_opposition
      Thiếu kiến thức chính trị học thì đừng bàn chính trị!

      • Học và Hỏi

        Thưa bác,
        Sau hơn một ngày và qua theo dõi hơn 166 lời bàn thảo thì ngộ được ý rất hay.
        Ước mơ trước LINK của bác thật ý nghĩa; Còn “lời khuyên” sau đó nhắc tôi nhớ lại câu nói của Johann Wolfgang von Goethe:
        Muốn nhận được lời khuyên thông thái thì phải từ tốn học hỏi.
        Và Jean-Jacques Rousseau:
        Phải học thật nhiều mới biết đặt ra câu hỏi về những điều mình không biết.

        Thân mến.

      • hahien said

        Nhà văn Phạm Thị Hoài dùng cụm từ “đối lập trung thành” trong ngữ cảnh bài viết của chị theo nghĩa trực tiếp nhất của cụm từ này để nói về một sự sự trung thành cụ thể (với đảng) chứ chị ấy không bàn đến “đối lập trung thành” theo nghĩa của một thuật ngữ chính trị trong một xã hội dân chủ đại nghị.

        Thật là buồn cười khi gán cái nghĩa “chính trị học” cho cái cụm từ đồng âm khác nghĩa ấy mà nhà văn PTH đã dùng để kết luận chị ấy là “thiếu kiến thức” .

        Cũng chẳng khác gì người ta đang nói chuyện con chó thì lại có ông chê bai là người ta rất thiếu kiến thức về “mèo học” vì tả mèo rất dở!

        • A Cô Đa said

          Bạn nói đúng rồi. Nhà văn PTH nói theo nghĩa trực tiếp. Cái nghĩa ấy nó đơn giản thế này : Vì đã, đang và sẽ còn gắn quyền lợi, bổng lộc lâu dài với anh, nên tôi muốn và rất mong anh anh chỉnh sửa chút đỉnh hoặc vá víu lại những lỗ thủng mà thiên hạ đang la ó ngày càng dữ, nếu không thì toi cả đám. Còn làm sao mà tôi quay mặt với anh được. Mong anh hiểu cho, vì tôi có nói gì thì cũng là tốt cho anh cả thôi.

          • Anti-Communist said

            ủa, hóa ra bạn là PTH ah
            Sao bạn biết là PTH viết theo nghĩa trực tiếp mà ko fai là hiểu theo cái nghĩa khác mà nhiều người đang lo.
            Chân lý thật là giản dị quá fai ko bạn.
            Thế mà mọi người ko chịu hiểu, chán thiệt.

      • Khách said

        Nhà văn PTH dùng từ “đối lập trung thành” là biến thể nhẹ của “trí thức nô bộc”. Bài viết của PTH là một sự định danh rõ ràng, quyết liệt, đánh chìm cái phao của trí thức trong nước trong phản biện chính sách, đó là niềm tin vào sự tỉnh ngộ, sự đoái hoài của giới lãnh đạo cầm quyền cho ngày mai tươi sáng của đất nước. Chúng ta nên nhìn bài viết ở khía cạnh này hơn là ở khía cạnh chỉ trích cá nhân, trong lồng hay ngoài lồng.

        • A Cô Đa said

          Bạn Khách nói rất đúng. Đọc bài của PTH thì cần đọc kỹ chứ không thể lướt qua rồi phán tùy tiện. Lâu nay, những người được đảng ban cho hai chữ trí thức, thực chất là chỉ có cái bằng dỏm, kiến thức thì hạn chế lắm, nhưng họ lại có tác dụng tô vẽ cho bộ cánh của đảng thêm lòe loẹt. Cần phân biệt với những trí thức thứ thiệt thật sự trăn trở với tình cảnh khốn cùng của dân, của nước. Nội dung bài viết của PTH chỉ nói rõ thêm một thực tế về giới trí nô đã tồn tại và đang tồn tại vì miếng ăn ở ta thôi.

          • Có thế mà ko hiểu said

            Đúng roài, cần đọc kỹ thì mới hiểu cái nghĩa TRỰC TIẾP đc chứ, đọc ko kỹ thì làm sao hiểu cái nghĩa trực tiếp đc
            hihi

          • Lạ quá said

            nghĩa trực tiếp khó hiểu hơn nghĩa gián tiếp (cái ẩn ý đằng sau) nên mới cần phải đọc kỹ mới hiểu đc ah
            Sao kỳ dzậy ta.

          • Ẩn danh said

            Nếu bác hiểu đúng PTH như bác rất nhiệt tình phản biện lại các ý kiến phản bác PTH, thì tôi cho rằng PTH đã thật vô lương tâm khi dùng đích danh GS Chu Hảo ra để thể hiện mục tiêu đó, chỉ qua một bài BBC đăng trả lời phỏng vấn. Trừ khi PTH có những bằng chứng xác đáng hơn.

  36. Trần Quốc said

    Bài viết của PTH đúng nghĩa nhạy cảm, vì mỗi người một “góc chân mây”(ý Trần Dần). Ý phản hồi nào cũng đều có phần đúng.
    PTH và CH đều được coi là trí thức.PTH có chất ‘giang hồ’ hơn, hiểu đời hơn. CH là trí thức thuần kỹ thuật.
    Trộm nghĩ, trong trường hợp này, giá như chủ trang cứ tạm thời bỏ phiếu trắng. CAO ĐÀM VỊ NHƯỢC BẤT ĐÀM CAO.
    Còn nếu ‘buộc phải làm vậy’ thì đành lòng vậy.

    BS: Cám ơn bác góp ý. “Bỏ phiếu trắng”, gần với nghĩa là không có chính kiến (Hu hu! Bótay.com). Lối “Tạm thời”, nó không có đất cho loại báo chí mạng và cho thời cuộc đang đầy những sự kiện sôi động này, thưa bác. Và còn điều nữa, đó là với hơn 4 năm mở blog, BS rất hiểu về nhiều độc giả phản hồi trong bài dạng này, họ là những ai, thuộc típ người nào (bác vô ra trang này nhiều sẽ rõ), nên mới công phu trao đổi vậy.

    • Trần Quốc said

      Quả là lỗi tại tôi, nói không rõ. Bỏ phiếu trắng muốn nói ở đây là muốn ABS cứ post 2 bài của PTH và CH và chưa cần bình vội ( đôi lời và 10h15′), vì tôi nghĩ đây là vấn đề thực sự nhạy cảm và gay cấn nhiều chiều nếu đem ra tranh luận ngay khi đọc bài này hôm 17/1 trên BBC. Còn việc ABS phản hồi đối với từng phản hồi của độc giả và viết gọn một lời kết thì đương nhiên tùy theo chính kiến chủ trang. Phần tôi, chắc chắn còn mong được theo dõi thật sự chính kiến của ABS, chứ đời nào tôi lại muốn(mà muốn cũng không được) bất kể ai phải bótay.com.

      Thêm nữa, thực lòng nói bỏ phiếu trắng là vì lời bình của ABS có phần làm cho người đọc có cái cảm giác là ABS hơi chưa fair- play ở chỗ dường như ‘phê’ hoặc ‘nhạo’ PTH mà ‘bênh’ CH, trong khi không chạm gì đến những mặt thật sự hạn chế hoặc ‘quá đà’ của CH . Mà ở đời thiên lý vạn lý dễ gì việc phân định rạch ròi sai đúng, nhất là trên trang ảo.

      Thiển nghĩ , dù PTH viết vậy, nhưng không vì thế mà PTH không hiểu tình cảnh trong lồng và ngoài vườn, không vì thế mà PTH không trân trọng học vấn hoặc nhân cách của CH.

      Thiển nghĩ , nếu CH định dùng thuật võ hiệp khí đạo thì về cơ bản , về lâu dài, liệu có lợi bất cập hại. Tôi nhớ có lần Nguyễn Huệ Chi có viết ở một bài xã luận đăng trên bô-xít, đại ý , ‘việc của các ngài là việc của các ngài,chúng tôi không xen vô’. Nói vô việc các ngài, khen các ngài thì tôi ngớ ngẩn mà chê các ngài thì các ngài sinh sự ,tính sao đây.

      Thiển nghĩ, biết đâu CH vẫn thầm mến mộ trí tuệ văn tài của PTH, vì CH vẫn có quyền tin mình là một trí thức chân chính mặc cho có thể còn hơi ấu trĩ .

      Bắt chước theo bác Phạm Toàn: “Xin cho tôi được chào các bạn CH, bạn PTH và ABS, nhưng sau một tích tắc suy nghĩ ,thấy nên chào bạn PTH gấp nhiều lần nhờ cái công bạn xới lại vấn đề, và cũng chào ABS gấp nhiều lần vì đã tạo ra những cuộc tranh luận nho nhỏ thú vị.”

      Dẫu thế nào chăng nữa, cũng xin chân thành cảm ơn ABS đã công phu trao đổi.
      (Về một phương diện nào khác, xin dẫn lời Pautopski: Người ta thường hay lý giải về hạnh phúc, nhưng người ta không biết rằng hạnh phúc lớn nhất là sự hiểu biết lẫn nhau.)

      BS: Để thay cho những gì cần trao đổi với bác TQ khi bác lại đòi hỏi một kiểu “fair- play” rất lạ trong tranh luận, xin bác đọc tạm chút dẫn chứng này, may ra sẽ thấy mình nên đọc nhiều hơn thì sẽ đỡ có những nhận xét vội vàng: http://dantri.com.vn/c20/s20-433096/ts-chu-hao-mong-quoc-hoi-co-y-kien-ro-rang-dut-khoat.htm

      • Trần Quốc said

        Tôi chỉ mong thôi, chứ không đòi hỏi và cũng không có gì gọi là “rất lạ trong tranh luận”
        Tôi đã đọc cái dẫn chứng rồi. Bài ấy không có gì lạ vì tôi là người cũng dự phần phản đối dự án bô-xit.
        Anh không hiểu hết ý tôi, thành thử tự ái và định đẩy cái tự ái sang cho tôi chăng?
        Tôi đã hiểu từ rất lâu, bọn lưu manh tập hợp nhau rất nhanh, còn người tử tế thì khó.Mong anh hiểu tôi nói vậy, vì tôi có tin anh và tôi là những người tử tế.Khó thật! Khó thật!

  37. d said

    Thực tế thì ông CH hoặc bà PTH cũng chỉ gõ mõ,cùng lắm là khua chiêng,sau tiếng gõ đó có hay không sự chuyển động của cái mà người ta gọi là “chở thuyền cũng là dân và lật thuyền cũng là dân” ?

  38. Ẩn danh said

    Tôi thích thú với khái niệm “đối lập trung thành”. Trong điều kiện của VN thì chỉ có thứ “đối lập” này mới tồn tại được. Nhà văn Phạm Thị Hoài có vẻ không đề cao dũng khí của những người đối lập trung thành. Đứng bên ngoài nhìn nhận như vậy cũng không sai, nhưng có ở trong cuộc mới biết để làm đối lập trung thành thôi cũng đã đòi hỏi rất nhiều trí tuệ và lòng dũng cảm. Mặt khác xin lưu ý nhà văn Phạm Thị Hoài rằng: chính những người công sản cũng chỉ ra rằng, chỉ có cộng sản mới lật đổ được cộng sản. Thực tế ở Liên xô trước đây cũng bắt đầu từ các nhà “đối lập trung thành” như thế này. Vậy thì cũng có lí do để lạc quan, phải không bạn?

  39. Hải Đăng said

    Phần bình luận của mọi người thật rôm rã,nhưng đa phần lại xét đến khía cạnh chỗ đứng của người viết.Đứng bên trong và đứng bên ngòai nước hoặc (ngòai Đảng ) . Điều này phần nào cũng làm phiến diện đi cách nhìn của sự việc.Người trí thức thường là người có hiểu biết và lập luận nên đưa ra ý kiến của mình nói lên tiếng nói của giới mình và của công đồng xã hội nói chung. Vậy hiện tại,ông Chu hảo đang đại diện cho ai – trí thức VN hay đại diện cho cộng đầng dân VN đang sống trong năm 2012 này ?
    Sự thức thời của ông Hảo và của bà Hoài làm chúng ta thích thú và tranh luận nhiều vì tưởng là mới và có ‘gan”.Thật sự mọi sự dưới gầm trời này không gì là mới cả,chỉ vì chúng ta chưa được nghe,hay ít nghe rồi thấy thế thôi.Các khái niệm mà các vị này đưa ra cũng có vẻ “mới”,nào là “đối lập trung thành rồi “Chưa cần giải thể sự lãnh đạo của Đảng “…
    Vì chúng ta bức xúc về những vấn đề này nên được cac vị ấy dọn cỗ sẵn và ai nấy hả hê bù khú.
    Quý vị ơi xin hãy nhớ một điều,mọi sự rồi sẽ qua đi ,chẳng ai làm thay đổi được gì nếu lòng người còn chưa hiệp nhất,và nhận thức về thực trạng XH vẫn là điều gây tranh cãi thì XH nó vẫn dậm chân tại chỗ thế mà thôi.
    Hãy nhìn ra cánh đồng,gốc rạ thì trơ ra,mùa màng thất bát,Nhà giàu ăn no rung đùi rồi tán gẫu còn nhà nghèo vẫn ăn đong từng bữa.
    Nhiều làm ,đến hơn 90% dân mình vẫn còn thiếu thốn đủ điều.Khái niệm Dân chủ ,và quyền mưu cầu hạnh phúc vẫn là thứ xa xỉ với họ.
    Hãy làm điều gì đó hơn là ngồi bàn luận với phím với nhau.
    Hãy làm gì đó đi !
    Sắp đến Tết nhiều người vẫn tha phương cầu thực,một tấm vé xe về quê nhà cũng không mua nổi thì Đối lập trung thành hay có cần Giải thể sự lãnh đạo…để làm chi,khi lòng người vẫn chỉ biết nghĩ cho mình và…lập luận của mình.

    • Khách Saigon said

      Hải Đăng:
      “Hãy làm gì đó đi !
      Sắp đến Tết nhiều người vẫn tha phương cầu thực,một tấm vé xe về quê nhà cũng không mua nổi”

      Giờ thì chắc không kịp, nhưng nếu bác nghĩ được cách nào xin còm lên, người góp ý kiến, người góp công, người góp của cùng nhau làm.

      • Hải Đăng said

        Thưa bác,bọn em nghĩ mình ít tài và ít sức ,cũng không tham vọng làm thay đổi suy nghĩ của ai,cũng không cần sự lãnh đạo của ai và không là thành phần đối lập trung thành. Chúng em nghĩ ,tối giao thừa là đêm tối nhất của cả năm,và có lẽ cũng là đêm tối tăm nhất của con người nếu trong lòng không có một tấm lòng hướng về đồng lọai.
        Theo như Chúa Jesus đã dùng 5 cái bánh và hai con cá để ban phát cho hơn 5000 người ăn.chúng em cậy ơn của Ngài cũng đem bánh chưng và sữa đến cho những người cơ nhỡ không nhà trong đêm trừ tịch này,hầu cho lòng họ có chút ấm áp mà nhìn pháo hoa rực sáng trên bầu trời.Rồi pháo hoa cũng tàn,nhưng có thể họ sẽ no lòng trong đêm cuối cùng của năm.
        Trân trọng tấm lòng của bác Sailgòn

  40. An danh said

    Đúng như có người nói, ở VN vừa có trí thức vừa không; có trí của đảng, mà chưa có trí thức của nhân dân. Bao giờ trí thức của đảng cũng là của nhân dân thì mới có trí thức đúng nghĩa. Đảng không lắng nghe trí thức vì tự cho mình là sáng suốt rồi. “Đảng đã cho ta sáng mắt…” mà. Vì vậy, các giáo sư đi phổ biến nghị quyết chỉ có ở VN.

    • khách said

      Và cũng chỉ vịt lam mới có “Ban Tuyên Giaó”. Ban nhưng to gấp mấy Bộ. Rất giỏi ma giáo, mị dân, ngu dân…

  41. Trung Lập said

    Chào anh Ba Sam
    Là một người dân trí thức trong nước (tạm gọi là vậy, vì dù sao cũng đã tốt nghiệp đại học), tôi hiểu và thông cảm cho sự bức xúc của nhà văn Phạm Thị Hoài. Tôi cũng hiểu những lời nói có phần ko “mạnh miệng” của giáo sư Chu Hảo. Thật lòng thì đã là trí thức trong hay ngoài nước (trừ những người ko quan tâm chính trị hay vận mệnh nước nhà), còn lại tất thảy đều mong muốn cho một Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh.

    Bấy lâu nay đã có nhiều tiếng nói của giới trí thức “trong Đảng” lên tiếng kêu gọi đổi mới, nhưng mấu chốt là vấn đề “độc đảng” và “tiếm quyền” vẫn chưa được giải quyết. Chúng ta ko thể suốt ngày cứ “chửi” Đảng độc tài. Giống như một[…], nếu chúng ta chỉ suốt ngày chê bai, chửi bởi, nói chuyện “trinh tiết” với họ thì ko thể thay đổi được gì?. Nhưng chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng, vỗ vai, bắt tay làm bạn với họ, và chỉ cần nói “tao có việc làm này khá hơn, có thu nhập tạm đủ, và được xã hội đồng tình” thì nếu có lương tri, họ sẽ nghe theo và bỏ nghề “bán vốn tự có”

    Quay lại vấn đề ở VN. Cần nhìn rõ mấu chốt vấn đề là bản Hiến Pháp vẫn chưa được toàn dân phúc quyết. Dĩ một văn bản giấy trắng mực đen ko phải là phép mầu để có thể biến chuyển xã hội, nhưng nó là điều kiện cần và tiên quyết.

    Lần nay, ĐCS đã mạnh dạng đem Hiến pháp 1992 ra sửa đổi, và kêu gọi người dân “góp ý”. Mặc dù chưa biết đây có phải là biện pháp “mị dân” hay chỉ là giả dối, nhưng tôi đánh gia cao sự thiện chí này của ĐCS. Vấn đề còn lại là người dân chúng ta cần “mạnh miệng” để góp ý cho bản Hiến Pháp như lời kêu gọi của Chủ tịch quốc hội Pham Sinh Hùng đã nói

    Do đó, việc tham gia góp ý sửa đổi hiến pháp là cần thiết và là quyền, trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là yếu tố tiên quyết dẫn đến hiến pháp chuẩn mực, giúp tạo nên chính quyền chính danh, cầm quyền hợp thức.

    Góp ý soạn thảo hiến pháp không chỉ là thực hiện quyền làm chủ của người dân, mà đồng thời cũng chính là thủ tục cần thiết của một hiến pháp dân chủ, điều mà không một nhà nước chân chính nào có thể phủ nhận.

    Góp ý hiến pháp hoàn toàn không có tính cách chống đối hay chỉ trích, mà ngược lại, góp ý sửa đổi lần này nhằm phân tích và chỉ rõ ra những điều phù hợp hoặc không phù hợp đối với các nguyên tắc pháp lý và ý nguyện của người dân.

    BS: Cám ơn bác đóng góp. Chỉ xin lỗi là phải xóa vài chữ nặng nề.

    • Trần trọng Nghĩa said

      Cuộc thảo luận dễ rơi vào chỗ ‘nổi đóa’, ‘cảm tính’, ‘nói lấy được’ khi gặp hai từ “trung thành” và “lãnh đạo”.
      1. “trung thành” không có nghĩa là ‘nịnh bợ’, ngu trung,’bưng bô’, mà là thẳng thắn, chân thành, xây dựng, đối thoại, không loại trừ hay đe dọa loại trừ nhau. Theo nghĩa đó,áp lực lành mạnh của dư luận (vụ anh VƯƠN là điển hình )và tình hình thế giới sẽ buộc cả phe cầm quyền -dù ngoan cố đến mấy- cũng phải “trung thành” với nhân dân, để khỏi sụp đổ! Do đó, theo tôi, hai khẩu hiệu hoành tráng: “chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch” và “giải thể chế độ cộng sản” tưởng là ngon lành,thực chất là giống hệt nhau vì cùng một não trạng ! Dẹp bỏ não trạng ấy mới khó và mới cần cho nước, cho dân, chứ không phải gào cho to để ‘xác định lập trường’, để làm anh hùng!
      2. Hãy đọc kỹ câu nói của GS Chu Hảo về “lãnh đạo’ để đừng vội vã “đoạn văn thủ nghĩa” thành “thông điệp tệ nhất” (PTH). Hãy chú ý chữ “NẾU” của ông. “Nếu” được như thế, kẻ hèn này cũng sẵn sàng chịu được “lãnh đạo” ,không khác gì dân Mỹ chịu sự “lãnh đạo” của đảng Obama, dân Đức (kể cả PTH!) với đảng CDU của má Merkel!!
      Đừng nên tỏ ra ‘hơn người’! Lúc này cần tỉnh táo, hợp sức để thúc đẩy việc bài trừ não trạng
      cực đoan, đó mới là ‘khai dân trí, chấn dân khí’ và không rơi vào bẫy khiêu khích mà anh BS cảnh giác rất đúng.

    • Hoàn toàn đồng ý said

      Tôi hoàn toàn đồng ý với bác. Đây ko phải là lúc mà “tranh luận” giữa giới trí thức trong và ngoài nước. Hãy tập trung vào vấn đề của xã hội. Đó là “độc đảng” và “tiếm quyền” như bác nói.

      Chúng ta phải bắt đầu đòi “quyền” của người dân, thông qua góp ý cho bản hiến pháp toàn dân

    • Xúi dại said

      Bác cứ xúi dai. ko thấy Cù Huy Hà Vũ “góp ý” đòi xóa điều 4 HP là ở tù liền ah. Ko thấy Lê Công Định đang viết bản Tân Hiến Pháp là ở tù liền ah.

      Đừng mơ mộng tin ĐCS sẽ chịu tiếp thu ý kiến “góp ý” của người dân, hay cho người dân được quyền “phúc quyết” Hiến pháp

      • Thanh Hong said

        Đã đấu tranh thì phải chấp nhận hi sinh thôi bạn ơi. Điều quan trọng là những việc làm của CHHV hay LCĐ đều vì mục đích của toàn xã hội VN

  42. dân said

    Đảng CS đương nhiên muốn làm ông chủ thực sự ở đất nước này. Vì vậy họ muốn những thành phần còn lại của xã hội phải phục tùng họ cả bằng hành động và tư tưởng như những nô lệ. Họ thực hiện ý tưởng ấy bằng mọi biện pháp như cưỡng bức nhưng nằm dưới dạng “vân động”, khủng bố bằng bao lực nhưng bằng chiêu bài “bạo lực cách mạng”, lừa mỵ theo kiểu “tuyên truyền, giáo dục”, thủ tiêu cạnh tranh, động lực của sự tiến hóa bằng “thi đua”…
    Trong các tầng lớp nô lệ mới này có nông nô, công nô, vặn nô, trí nô…
    Khi khởi đầu, với các khẩu hiệu ” ruộng đất cho người nghèo”, ” vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, “giành CQ về tay nhân dân”… các giai tầng có cuộc sống dưới mức nghèo khổ đều gần như tự nguyện đi theo đảng vì mục đích trước mắt của họ là thoát nghèo. Họ tạo thành một lực lượng đông đảo được gọi là quần chúng cách mạng và làm một cuộc lật đổ “long trời lở đất”.
    Dưới áp lực của một đám đông khổng lồ như thế, giới trung lưu, quí tộc, học giả… có đời sống sung túc hơn cũng bị cuốn theo nếu không muốn bị đè bẹp.
    Tuy nhiên sau cuộc CM vô sản ấy, khi bắt tay vào xây dựng một xã hội mới theo chủ thuyết CS thì dần dần toàn xã hội, mọi giai cấp mới nhận ra sự trái quy luật tự nhiên của chủ thuyết này. Theo chủ thuyết này, mọi thứ đối lập với học thuyết xây dựng xã hội XHCN đều không cần tồn tại. Kẻ lãnh đạo xã hội duy nhất đúng phải là ĐCS. Vì vậy một xã hôi độc tài nhưng lại dương cao khẩu hiệu ” vì dân ” ra đời.

    Theo quy luật tự nhiên thì cái gì trái quy luật sẽ bị loại bỏ sớm hay muộn mà thôi. Điều này thì ai đã tự nghĩ mình là trí thức đều phải biết. Biết nhưng có dám nói, dám đấu tranh hay không lại là chuyện khác.

  43. Hồng Lạc said

    Có lẽ chúng ta không nên phân biệt trí thức ở trong nước hay ở nước ngoài nếu người đó đang vì đất nước mà viết hay nói ra những tâm huyết của mình. Ờ trong hai hoàn cảnh khác nhau thì hai ý kiến sẽ “phải” khác nhau, điều này thì có lẽ ai cũng hiểu nếu như người ấy hiểu sự vận hành khắc nghiệt của chế độ toàn trị.
    Ở địa vị của bác CH thì cái khó là khi nói đến ĐCS thì không thể nói như PTH được, phải uốn, uốn,…mấy lần. Vì bác CH uốn, uốn mấy lần nên nói…không thật lòng mình.
    Nếu là một người khéo léo và biết ăn nói, thì họ sẽ nói theo cách tránh đụng chạm, để khỏi ảnh hưởng đến cái ghế và c/s gia đình mình nhưng cũng không ngại những vấn đề được gọi là “nhạy cảm”. Vì vậy việc nói thẳng nhưng “không thật lòng” như bác CH thì chỉ đảm bảo an toàn cho mình nhưng lại làm “đau” cái lương tâm bên trong của một trí thức có tên tuổi như bác ý. Không biết khi nói ra câu này, bác CH có biết “thương” những người sẽ đọc lời của bác ý không?
    Nói gì thì nói, trong lúc “nước đến chân” như thế này thì những lời của trí thức như bác CH là đáng quý, đáng tiếc là bác ý đã nói ra cái câu thật khó chấp nhận “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”
    Có thể nói là bài trả lời phỏng vấn của bà PTH là sắc sảo, sát thực, có sức nóng. Là người hay ghé qua Talawas, tôi thấy những bài nói của PTH cũng đều rất có chiều sâu. Có những ý kiến phê phán những trí thức ở ngoài nước, tôi cho là không công bằng, không có lợi cho tiến trình dân chủ hoá đất nước vốn đang cần nhiều ý kiến đa chiều. Không loại trừ những ý kiến phê phán là từ những người đang được hưởng quá nhiều lợi lộc từ chế độ.
    Tôi cũng xin bỏ phiếu cho PTH, CH, (TC)Trần Cường, BS và cả tôi nữa vì họ đang đóng góp lương tri mình để phá vòng nô lệ.

  44. Cục Đất said

    Thêm một bài tương tự mà ABS đã dẫn: Đôi Lời với Nhà kinh tế Phạm Chi Lan
    Một lần nữa, tôi xin nêu ý kiến cá nhân: Chỗ nào nhạy cảm thì các vị cứ lờ đi đừng nói tới. Cứ lải nhải đảng lãnh đạo, nghị quyết này nọ thì dầu vô tình hay cố ý các vị đang giúp sức cho nhóm cầm quyền đầu độc dân thường. Điều dối trá được lặp lại hàng vạn lần thì ai cũng tưởng là thật

    • dân việt said

      Chuẩn. Đối lập kiểu của ông CH trước 1975 ở miền nam người ta gọi là ” đối lập cuội” mang danh đối lập nhưng thực sự đánh bóng chính quyền.

      BS: Không thể đánh giá dễ dãi vậy các bác Cục Đất và Dân Việt ạ. Lấy một ví dụ nhỏ. Giả sử Kinh tế gia Phạm Chi Lan có nói mạnh hơn đi nữa, thì tờ báo phỏng vấn bả cũng rất có thể cắt xén bớt. Các bác xem lại chuyện mới đây thôi, phỏng vấn Tướng Nguyễn Quốc Thước của TVN là rõ.

      Thêm nữa, các vị mà nói mạnh nhiều, sẽ có người a-lô nhắc các báo từ nay chớ có phỏng vấn nữa. Đơn giản có vậy. Nhưng nguy hiểm ở chỗ rất có thể chính những thủ phạm hay “a-lô” đó cũng lại chơi trò ném đá giấu tay, cũng ẩn danh để hạ uy tín các trí thức, nhưng với cái giọng nóng nảy, như bác DV đây (xin lỗi phải nói vậy để giúp độc giả, trong đó có bác, tỉnh táo, bác đừng nhột nha).

      Cái khó nhất cho những người có khả năng viết và có ảnh hưởng nhất định là hiểu sâu sắc tình hình trong nước. Cái khó thứ hai là không chỉ nhìn “lên”-tức về đám quan lại, mà phải nhìn xuống được, thấy người dân đã hiểu biết hơn rất nhiều so với những năm trước. Nhiều khi nhìn “lên” thấy quá tệ, nhìn xuống thấy quá cực khổ đi, thế là bức bối, nóng nảy, mà không thấy dân khổ cực hơn nhưng lại hiểu biết và mạnh mẽ hơn. Nói đâu xa, mới có nửa năm mà hai sự kiện động trời chưa từng thấy, biểu tình và vụ Đoàn Văn Vươn. Mong những ai nóng nảy ráng nhìn vào để bình tĩnh lại.

      • Cục Đất said

        Kính ABS. Tôi không hề nóng nảy, cũng không có ý nói như một người ngoài cuộc, yêu cầu họ phải thế nọ, thế kia. Ý của tôi là nếu anh không được tự do nói thì anh vẫn có quyền tự do không nói cơ mà. Người dân thường làm sao hiểu được chỗ nào là nói chân tình, chỗ nào là nói ngoại giao. Thế cho nên tôi nói là dân sẽ bị đầu độc.

        BS: “với cái giọng nóng nảy, như bác DV đây”.

        Về cái phương pháp “tự do không nói” của bác thì e là khó cho các trí thức. Một nhà kinh tế, muốn góp ý cho quan trên thay đổi mà không nói tới các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản pháp luật thì làm sao được bác ơi? Kể cả trường hợp tỉ như họ nói, biên tập, phóng viên sửa lời chút xíu, rồi để cho bác rủa là “lải nhải” (chữ này chắc “không hề nóng nảy”?) Hu hu! Chết chắc!

        Nói thêm. Có một điều rất lạ là chính hai trí thức Chu Hảo và Phạm Chi Lan lại là hai người “được” các vị quan to ở “cơ quan chức năng” mời … “uống trà”, “quan tâm” nhiều nhất, căng thẳng nhất trong hai năm qua so với tất cả các trí thức khác (chính vậy nên BS mới phải có lời cảnh giác khi bàn về bài của PTH). Thử tưởng tượng xem một người phụ nữ nhỏ gầy, hiền dịu, không quyền chức như Phạm Chi Lan mà phải trực diện tranh luận cùng lúc với mấy ông tướng? Mong là có ngày kể được ra những câu chuyện này cho nhiều người đỡ bức bối và có sự cảm thông hơn.

        Một điều hơi tiếc là trong lúc rất nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo, cựu tướng lĩnh … đang quan tâm, viết, nói đến một điểm cực kỳ nhạy cảm đáng bàn, rất đúng lúc, đó là vụ Đoàn Văn Vươn thì bài của PTH chú ý tới … thứ khác, nếu không nói là có phần ngược lại, thì cũng là khác hướng.

        • Đại Việt Bất Khuất said

          Đồng ý với Basam. Ở vị trí của các vị Chu Hảo, Chi Lan thì không thể không nói gì (để giữ tiết tháo) và lại càng không thể mở miệng nâng bi (nếu vậy thì còn gì là trí thức đáng kính nữa). “Chim trong lồng” biết nói gì, nói đến mức độ nào vào thời điểm nào để tạo ép phê một cách ngọt ngào nhất, góp phần tạo chuyển biến tốt đẹp hơn cho đất nước, là con chim giỏi, sâu sắc và thâm thúy, đầy bản lĩnh. Trí thức lớn (cả về trí tuệ lẫn tấm lòng) là người như vậy. Đừng đòi hỏi GS Chu Hảo đang ở trong nước cũng khoa chân múa tay ăn to nói lớn như nhà văn Phạm Thị Hoài (việc làm dễ ợt khi ở… nước ngoài). Khi đọc (hoặc nghe) những phát biểu của những người như GS Chu Hảo trong hoàn cảnh hiện nay thì cũng cần có cái tinh tế, thâm thúy như của người nói thì mới cảm nhận và tiếp thu được chính xác thông điệp thực sự của họ. Bản giao hưởng lớn chỉ thành công khi có được sự phối hợp của rất nhiều nhạc cụ, bộ gõ ầm ào mạnh mẽ đừng coi thường cái mượt mà êm dịu của vĩ cầm.

        • thanh said

          Hoàn toàn đồng ý với a 3, cần phải tỉnh tảo, tinh ý và tinh tế. Chỉ xin nói thêm về 2 cái khó của người viết: cái khó khi nhìn lên và cái khó khi nhìn xuống là nó nằm trong cụm từ hiểu sâu sắc tình hình trong nước.
          Khi đã hiểu sâu sắc tình hình trong nước thì có phương pháp và bước đi cho thích hợp như a đã đánh giá (nhận thức cao hơn, hành động khác hơn: biểu tình, vụ ĐVVương,…) chứ không thể bộp chộp nóng vội, bản thân người cộng sản khi xưa cũng đi từng bước như vậy thôi, KO THỂ ĐỐT CHÁY GIAI ĐOẠN ĐC. Tôi đặc biệt đánh giá cao phong trào góp tiền cho gia đình anh Đoàn Văn Vương, a ko thấy cô đơn, a còn có nhân dân bên cạnh, và ko dám và ko nên nói thêm nữa, hihi.
          Thông tin 2 vị này được “cơ quan chức năng mời trà ” là mới nghe và thật đáng suy nghĩ.
          Và tôi cũng có thấy a 3 cảnh giác với bài của PTH là rất tinh ý và tinh tế. và có lẽ a đúng khi cũng thấy bên Tr.Duy Nhất cũng đăng bài này trong khi KO CÓ LẤY 1 CHỮ NÀO về vụ ĐVVươn, ko thấy có MỘT GÓC NHÌN KHÁC về vụ ĐVVươn. Và bản thân tôi cũng hiểu tại sao beo đã bị loại khỏi list list của a nhưng Tr.D Nhât vẫn còn và tôi cũng ủng hộ điều đó.
          Gần 1 năm nay đọc 3sam nhưng hôm nay mới thấy được rõ hơn sự tinh ý, tinh tế và tỉnh táo của a.
          Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Trần trọng Nghĩa đã nói lúc
          19/01/2012 lúc 11:40 và đoạn kết: Đừng nên tỏ ra ‘hơn người’! Lúc này cần tỉnh táo, hợp sức để thúc đẩy việc bài trừ não trạng
          cực đoan, đó mới là ‘khai dân trí, chấn dân khí’ và không rơi vào bẫy khiêu khích mà anh BS cảnh giác rất đúng.

          BS: Xin bổ sung, trang Trương Duy Nhất đăng lại bài này nhưng … lược bỏ vài đoạn và “Xin lỗi tác giả vì sự cắt gọt này”. Sao vậy ta?

          • Thanh said

            Hỏi cũng là trả lời khi biết phần cắt bỏ là phần nào.
            Qua việc cắt bỏ này càng thể hiện thêm con người TDN thôi
            Hihi

      • Ẩn danh said

        Rất cám ơn công sức ABS. Nhưng chỗ này anh chỉ đúng 50% thôi. Anh Hảo, chị Lan quí lắm, nhưng đã có thương hiệu rồi, các anh chị ấy cần dũng cảm hơn nữa. Thậm chí có ‘hy sinh’ cũng ‘được giá’ lắm rồi, sử sách sẽ ghi công họ. Dân ta bị “ngu hóa”, đầu độc lâu quá rồi. Bây giờ ngày nào đài cũng vẫn eo éo cái bài của ô huy du, “đảng ánh sáng soi đường”(!)…ko biết còn kiên trì đầu độc dân đến bao giờ hả ô TL và 14 vị…? Sao ô Du ko học ô TÔ HẢI, ô NGUYỄN KHẢI nhỉ?

        BS: Có vẻ như bác chưa đọc, nghĩ kỹ những ý kiến của BS, trong đó chủ yếu bàn về thái độ, cách nhìn của chúng ta với những người trí thức, tránh lối nói nặng nề và nhận xét phiến diện, chứ đâu có cho là những vị trí thức được đề cập đã làm hết mình, chứng tỏ lòng dũng cảm hết mực.

        • Ẩn danh said

          Ông Khách này đang ở đâu vậy? Ông đòi những người như GS Chu Hảo hay bà PCL hãy hy sinh đi, cho ông và cho tôi? Có ai được có cái quyền ấy không? Đừng nhân danh gì cả, kể cả Nhân dân! Không ai cho phép mỗi người trong chúng ta đỏi hỏi điều đó ở bất cứ người nào.

    • 1 Cựu Chán Binh said

      Dân ta bị kìm kẹp, đầu độc lâu quá rồi, phải xuất hiện những anh Vươn rồi… Thế mà ngày nào đài cũng eo éo vài lần xả vào môi trường cái bài của ô huy du… tiếp tục đầu độc trắng trợn? Ô DU nên học ô TÔ HẢI, NGUYỄN KHẢI cho dân nhờ?

  45. dân ngụ cư said

    Tôi nhớ có một nhà báo nói đại ý : muốn cái mồm còn được nói thì phải giữ được cai cổ họng. Hai vị PTH và CH tồn tại ở hai nơi cách nhau nửa trái đất nên cách nói khác nhau là đương nhiên. Nếu PTH đang sống ở VN thì sẽ được hưởng không khí như CHHV.
    Đ CS tuyên bố chống “diễn biến hoà bình” tức là thích diễn biến bạo lực. Diễn biến hoà bình là diễn biến bằng lá phiếu, cho nên lá phiếu giả vờ dân chủ đã được chế biến từ khi bắt đầu ghi tên ứng cử, chỉ đạo cơ cấu, loại bỏ đối tượng từ khu vực “gửi xe” hề..hề..
    Dân chủ ở xứ sở nàokia,ngay trong Đ cũng khôngcódân chủ thì ngoài xã hội làm saocó.Miếng thịt ĐCS đang ôi thiu, tự thối rữa và sự thối rữa ngày càng nhanh trên mọi bình diện :xã hội,kinh tế, văn hoá, chính trị…các trí thức có “nói vào” hay “nói ra” thì cũng không làm chậm sự thối rữa ấy.
    Bức tường Berlin vững như vây mà sự thối rữa của phe XHCN làm nó đổ. 70 năm ĐCSLX cũng đổ từ bên trong chứ có phải từ bên ngoài đâu ?Hội nghị TW 4 khoá XI đã công khai sự thối rữa bằng ngôn từ gây sốc là : sự tồn vong của Đ và của chế độ. hi..hi..
    Nghe ông CH hay bà PTH để tự xuy ngẫm.Im lặng không có lời bình không chắc A đúng hay B đúng
    Hãy theo dõi sự thối rữa qua báo lề Đ vụ Hải phòng (Đoàn văn Vươn) xem quá trình thối rữa nhanh hay chậm mà thôi.

  46. A Cô Đa said

    Nói về giới trí nô ở ta hiện nay, “đối lập trung thành” là một khái niệm tuy mới mẻ, nhưng chính xác và dễ hiểu. Vì kiểu “đối lập” này thực chất là không đối lập gì cả, chỉ là đối lập giả vờ, phản biện giả vờ mà thôi. Đảng CS việt Nam đã “đẻ” ra giới trí nô đông đảo ở VN và đám này đã góp phần rất tích cực làm ngu hóa nhân dân mình trong hơn nửa thế kỷ qua. Đó là bi kịch lớn nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc ta. Anh Ba Sàm đã có một quan điểm cần phải được chính anh xét lại. Đó là, không nên phân biệt người trí thức ở trong nước hay hải ngoại. Tức là trong lồng chim hay ngoài lồng chim. Đã là trí thức thì dù ở đâu trong thời công nghệ thông tin này, đều góp phần của mình vào việc giải thoát nhân dân mình khỏi sự sợ hãi. Trước mắt cứ thế cái đã. Làm được như vậy đã là một đóng góp rất lớn của giới trí thức chân chính rồi. Những trí nô đang là những “lá chắn” nguy hiểm bao che cho kẻ cầm quyền. Họ chính là vật cản đường với sức ì không nhỏ. Đã đến lúc phải chỉ rõ từng trí nô “đối lập trung thành” đã, đang và sẽ tiếp tục kiếp trí nô dùng lý luận lăng nhăng để che chắn cho cường quyền , bạo lực.

    • thanh said

      Thôi đi cha nội, cứ núp bóng mà nói thì dễ ợt. Đừng chống cộng bằng máu người khác nghe cha.
      Người ta làm việc là phải có phương pháp, mục đích ok và phương pháp vớ vẫn thì mục đích ko đạt được mà còn trả giá đắt đó cha.
      Chán với mấy cái tay chống cộng theo kiểu CCCB hay CCCC này quá.
      Chắc là a 3 Sàm phải vác bút mực đi học phương pháp chống cộng bằng máu người khác của ông quá.

      • A Cô Đa said

        Thanh không hiểu gì thì đừng phán bậy nhé. “Chống cộng bằng máu người khác” , Thanh viết như vậy là đã thấy ngay cái nghề của Thanh rồi.

        • thanh said

          Tui tạm chia bài của bác ra làm mấy đoạn như sau đoạn như sau:

          Bác hãy nghiên cứu cho kỹ từng đoạn tui đã tạm thời tách ra như vậy để suy nghĩ lại đánh giá của tui có đúng hay không:

          Nói về giới trí nô ở ta hiện nay, “đối lập trung thành” là một khái niệm tuy mới mẻ, nhưng chính xác và dễ hiểu. Vì kiểu “đối lập” này thực chất là không đối lập gì cả, chỉ là đối lập giả vờ, phản biện giả vờ mà thôi. Đảng CS việt Nam đã “đẻ” ra giới trí nô đông đảo ở VN và đám này đã góp phần rất tích cực làm ngu hóa nhân dân mình trong hơn nửa thế kỷ qua. Đó là bi kịch lớn nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc ta.

          Anh Ba Sàm đã có một quan điểm cần phải được chính anh xét lại. Đó là, không nên phân biệt người trí thức ở trong nước hay hải ngoại. Tức là trong lồng chim hay ngoài lồng chim.

          Đã là trí thức thì dù ở đâu trong thời công nghệ thông tin này, đều góp phần của mình vào việc giải thoát nhân dân mình khỏi sự sợ hãi. Trước mắt cứ thế cái đãLàm được như vậy đã là một đóng góp rất lớn của giới trí thức chân chính rồi.

          Những trí nô đang là những “lá chắn” nguy hiểm bao che cho kẻ cầm quyền. Họ chính là vật cản đường với sức ì không nhỏ.

          Đã đến lúc phải chỉ rõ từng trí nô “đối lập trung thành” đã, đang và sẽ tiếp tục kiếp trí nô dùng lý luận lăng nhăng để che chắn cho cường quyền , bạo lực

          BS: Hình như bác có hiểu lầm khi nói tới sự “phân biệt người trí thức ở trong nước hay hải ngoại”. Nếu BS “phân biệt” theo như ý bác thì đã không có rất nhiều bài viết, bài điểm, ý kiến bình luận khích lệ liên quan các trí thức ở hải ngoại trên trang này. Nếu theo dõi nhiều chắc bác biết. Thậm chí không chỉ “ngoài nước” mà còn cả “nước ngoài”, như ông Hồ Cương Quyết. Tuy nhiên, do họ có những điều kiện sống và nắm bắt thông tin hết sức khác nhau, thì không thể không nhắc tới điều đó được. Nhưng đó không thể gọi là “phân biệt”.

          • thanh said

            A 3 còm nhầm chỗ rồi, đấy là trích lại và chia ra từng đoạn cho người ta coi lại, ngiên cứu lại thui mà.

            BS: Hì hì!

        • Đinh Lá La said

          Đúng roài, nói mục đích với cả phương pháp gì mà nhức đầu.
          Tụi nó là cộng hết, bắn bỏ ngay.
          Còn cãi nữa bắn luôn.
          Cãi nữa hôn

      • Chỉ được cái nói đúng said

        Chắc độc giả này cũng là trí thức tầm cỡ đây
        Hôm nay đọc còm này mới ngộ ra trí thức trong nước hóa ra là trí ngủ, trí […]
        Chắc là muốn giấu tên để cộng sản ko biết mà
        Thế mới biết PTH dũng cảm thiệt, nói thẳng băng, nói quyết liệt, nói sắc lẹm, chứ mấy ông trí ngủ việt nam dở ẹc, dân trí còn thấp
        Có mấy lần đi Đức, Pháp và Canada rùi mà ko biết ở lại bên kia rồi đấu tranh trực diện thẳng thắn , quyết liệt , sắc lẹm như PTH .
        Đúng là bộ óc có tầm nhìn nên khác
        Lần sau phải quyết tâm học tập PTH mới đc

  47. atdeco said

    Đối lập trung thành.- một dạng Quân xử thần tử ..?!

  48. Trọng Tài said

    Bài này của nhà văn Phạm Thị Hoài được nhiều người quan tâm, tranh luận.
    Nó làm tôi nhớ đến một bài(nói chuyện) khác, của một nhà văn khác, cũng là nữ, cũng sống ở hải ngoại, nhưng người Trung Quốc – văn bút: Tam Muội. Đó là một bài phân tích rất thuyết phục, nhìn thẳng vào sự thật giới trí thức trong nước. Đó là bài cũng chính ABS đã đăng, tên bài là:
    Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hình thành sự rạn nứt?
    (Tam Muội, link: anhbasam.wordpress.com/2011/11/29/noi-bo-dang-cong-san-tq-hinh-thanh-ran-nut/)

    Vậy không hiểu tại sao với bài này của nhà văn Phạm Thị Hoài, ABS lại có nhận xét “mát mẻ”, “đá thúng đụng nia” như thế?
    ***
    Nếu các vị tham khảo các bài khác dưới đây, đều nói về trí thức, đối lập, phản biện, thì có lẽ nhiều người sẽ thấy hai nữ nhà văn, một Việt, một Hoa, phân tích rất thuyết phục:

    Ivanov-Razumnik – Tầng lớp trí thức là gì?
    (link: danluan.org/node/8618)

    Chu Hảo – Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam
    (link: danluan.org/node/5422)

    GS Chu Hảo:”Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân”
    (link: anhbasam.wordpress.com/2011/08/13/260-gs-chu-hảomong-tổng-bi-thư-thể-hiện-dấu-ấn-ca-nhan/#comment-25056)

    BS: Cám ơn bác đóng góp. Có một độc giả bữa qua nhận xét BS bình kiểu “ngoại giao”. Thực ra vì nói ngắn và tránh cùng sa vào lối viết có thể gây suy nghĩ không hay thêm giữa trí thức, người dân trong nước với ở hải ngoại, giữa những người ẩn danh/”ở ẩn” với những người trong hoàn cảnh ngược lại, nên phải viết vậy.

    Và có người đã không hiểu những hàm ý trong đó, như bác đây chẳng hạn. Làm sao có thể so sánh trường hợp của nhà văn Trung Quốc với PTH, và làm sao có thể đòi hỏi/muốn BS cũng bình luận về bài viết của nhà văn Trung Quốc, trong khi hầu như chẳng biết mấy về người ta và hiện tình giới trí thức trong ngoài nước của họ? Làm sao có thể hy vọng BS ba đầu sáu tay để mà … xin lỗi … đọc cái bài đó (quả tình là hàng ngàn bài viết BS đăng nhưng không thể đọc hết) v.v.. Tóm lại là một so sánh thậm khập khiễng.

    Để bác hiểu thêm, mời bác đọc lại đoạn bình của BS, để thấy nhà văn Trung Quốc đó đâu có “nhiều đóng góp cần mẫn, danh tiếng không nhỏ”, đâu có cái cảnh “bỗng biến đi, rồi vụt trở lại”, và đâu có giọng văn (xin lỗi không muốn nói rõ nó là gì ở đây) của PTH. Đó là một bài viết bình tĩnh, phân tích sâu rộng, … Nếu bác đọc câu này và nghĩ (không cần kỹ), thì sẽ chẳng phải so sánh gì nữa, bởi tầm cỡ của nó: “Thực tế, bất hợp tác chính là một dạng đấu tranh, người dân Đông Âu cũng đã phát triển dần dần như vậy”.

    Một điều nữa, mà chỉ có thể gợi ý, không thể nói huỵch toẹt ra, đó là rất nhiều người trong chúng ta đã không biết nhiều trí thức, trong đó có CH đã phải chịu đựng những gì. Chỉ đem vài hiện tượng bên ngoài ra mà đánh giá, e là quá vội. Nên BS mới nhận xét có ý nói bất cứ ai cũng có thể bày tỏ bức xúc và nhận xét, nhưng ở những người có tầm hiểu biết và ảnh hưởng cao hơn đại chúng, thì nên có cách viết khác. Đơn giản là vậy.

    Một điều sâu xa hơn, là có một lớp người rất đông đảo và có ảnh hưởng lớn trong xã hội đang rất cần mở mang dân trí và thay đổi tư duy nhưng không thể nhanh chóng được, họ nằm trong hai tầng lớp hoàn toàn khác biệt, một ở đỉnh cao quyền lực, một ở đáy xã hội. Họ sẽ tin theo ai, PTH và các trí thức ở hải ngoại hay CH và các trí thức trong nước?

    • Nôbita said

      Anh Ba thật đáng kính! Khi bụng ta có hoa hồng thì hơi thở sẽ có mùi hương, chứ chưa cần phải nói. Cái câu :”bạn hơi phản biện một chút và nó khạc bạn ra như một miếng đờm” đã đưa PTH từ một trí thức đáng kính xuống thành…nói ra thì sợ xúc phạm đối tượng đem so sánh.
      Chúng ta không thể lúc nào cũng muốn chứng tỏ mình giỏi hơn, danh giá hơn, tự trọng hơn người khác. Điều căn bản phải là yêu thương nhau và lượng lợi ích mà mình đem lại cho xã hội. Điều đó mới bền vững và đáng ngưỡng mộ.

    • Khách Saigon said

      Trân trọng cám ơn công sức đóng góp của ABS, các cô chú bác và các anh chị.
      Mọi người đang nhiệt tình xã năng lượng vào chủ đề rất quang trọng này.
      Thiết nghĩ đây là điều tốt cho trang ABS và entry này, vì cụ Đồ đã dạy ‘Chở bao nhiêu đạo (lẫn đá) thuyền không khẳm’ chỉ sợ không có cái để chở thôi.
      Anh bạn Hà Nội cho biết mấy hôm nay rét, tôi ở Saigon đang nóng. Nét riêng của Tết Saigon là màu sắc rực rở của hoa, dưới nắng Saigon trăm ngàn loài hoa từ khắp miền đất nước về đây khoe sắc thắm.
      Anh bạn Hà Nội (không phải sai nha quan chức) bảo năm nay Tết kém, chắc là ăn Tết khiêm tốn, dân tình Saigon hời hợt mua sắm Tết, chợ Tết còn họp chiều nay và hai ngày nữa, e là sức mua không có bức phá lớn. Người bán có kém vui hay không thì hoa vẫn nở như hẹn với đất trời, và mùa Xuân.
      Văn hào Nga Boris Pasternak mô tả, người ta không trông thấy lịch sử đang biến chuyển thế nào, cũng như không ai trông thấy cỏ đang mọc lên vậy mà Mùa Xuân vẫn tới.
      Miền Nam nơi tôi đang sống không cảm nhận được bốn mùa như miền Bắc hay nước Nga của văn hào, miền Nam có mỗi một mùa mưa, những ngày nắng thoát ra sau mưa thì hoa lại khoe sắc thắm.
      Mừng vì hơn trăm sắc hoa tranh nhau khoe sắc trên trang ABS trong Tết này, trong entry đặc biệt này.
      Kính chúc ABS, các cô chú bác và các anh chị đón Tết sum vầy đầm ấm.
      Trân trọng ghi ơn các anh chị (đa số) đang chịu giá rét trong ngục tù phía Bắc như LCĐ, THDT, NVH, CHHV, BTMH,..

    • thanh said

      Cái nick Trọng Tài mà bác này tự xưng tôi nghĩ hơi quá sức của bác đó. bác làm trọng tài và bác ko hiểu luật chơi, ko hiểu người chơi hay hiểu lờ mờ thì làm sao mà đòi làm trọng tài đc.
      Như a 3 đã bình luận ở trên, người viết phải là người HIỂU BIẾT SÂU SẮC TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC và MỤC ĐÍCH cũng như PHƯƠNG PHÁP phù hợp thì mới ok đc, nếu ko thì sẽ như thầy bói xem voi và phán bừa bãi, quân ta giết quân mình.
      Mục đích khả dĩ nhất hiện nay là nâng cao dân trĩ, tẩy não những tay đang là đảng viên hay là những tay nắm chức vụ trong nhà nước, đoàn thể, các tổ chức chính trị, các tổ chức ngoại vi của đảng. Làm được điều đó là quá tốt rồi
      Đừng có mơ mộng hão huyền đặt mục đích lật đổ chế độ này, còn lâu lắm đó cha nội, hãy làm từng bước một đi.
      3 Sàm nói PTH “đá thúng đụng nia” có lập luận rõ ràng chứ có nói khơi khơi như khi bác nói 3 Sàm “đá thúng đụng nia” chụp mũ lên người khác đâu.
      Nói thẳng ra, bài của PTH nghe qua thì có vẻ sắc sảo nhưng vô tình hay hữu ý thì đang vỡ khối đoàn kết của những con người có mục đích nâng cao dân tri, tẩy nảo cho những người cần tẩy não (ko dám nói đao to búa lớn là khối đoàn kết những người đấu tranh vì dân chủ), tạo ra tâm lý nghi kị, chia rẽ, khích bác lần nhau, nói chung là rất nguy hiểm.
      Nói 1 chuyện khác ko liên quan trực tiếp đến vấn đề hiện nay nhưng đáng để mà suy nghĩ: sau năm 1975, đã có câu : nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết khi cộng sản phân ghế cho nhau ngồi.

      BS: Quả tình câu “thầy bói xem voi” BS đã nghĩ tới khi bình, nhưng e nặng nề và gây buồn lòng cho nhiều người nên đã không viết ra. Còn đoạn “đá thúng đụng nia” thực tình là cố làm nhẹ cho ý của mình, tránh phải làm như một độc giả là trích dẫn một đoạn hết sức phản cảm trong bài viết này. Câu đó góp phần phá hỏng cả bài mà lẽ ra nếu không có nó, độc giả chỉ có thể cảm nhận một thái độ tức tối khó hiểu. Phải chăng là “giận cá chém thớt”?

      • “Giận” (viết riêng về ý này)

        Anh Ba Sàm thân mến,
        Tôi đọc có thấy những chữ phản cảm; Nhưng theo dõi logic bài viết nên không chú ý tiểu tiết. Đúng là, xét về mặt văn hóa theo yêu cầu “chân, thiện, MỸ” thì đoạn viết rất phản cảm; Nhưng xét thêm thì chắc không phải “giận cá …” mà có lẽ “giận (cho) thân” nhiều hơn? (đã tỏ trong bài và trong một phỏng vấn khác) – “Không ai thương mình bằng mình; Không ai hiểu mình bằng mình“. Còn “hay ghét cũng là hay thương” thì hình như … nên khác đi thì phải?

        Thân mến.

  49. “Đối lập Trung Thành”
    Mới nghe đặt tên đã buồn cười rồi…

    Ở VN hiện nay khi anh nói theo “Lề phải” thì sợ hàng hoá của mình bán không chạy, bài viết của mình không được các hãng nươc ngoài mua và “trả thưởng”.

    Nhớ ông Đại Tá Quân đội Nhân dân Đặng Việt – Hùm xám Đường số 4- theo đảng đến mọt xương, và khi về hưu ông viết một số bài nhưng trong nước không ai mua và không ai đăng…—> kinh tế trở nên eo hẹp….

    Bỗng…

    Một nhà xuất bản nào đó từ Mỹ gọi cho ông Việt và hứa sẽ xuất bản cho sách của ông ấy bằng mấy thứ tiếng và Nhuận bút […]

    BS: Nếu bác HC này còn tiếp tục cách viết theo lối dựng chuyện nói xấu người khác ở đây thì sẽ bị chặn tất cả các phản hồi. Hãy chứng tỏ là một người đàng hoàng bằng tranh luận, đừng bằng bịa đặt.

  50. thanhvdgt1 said

    Ở Việt Nam, tất thảy những luận thuyết kinh tế – chính trị – khoa học – xã hội đều vô nghĩa. Mọi tiến bộ của nhân loại đều được kê để ngồi. Chỉ tồn tại một quan điểm vơ vét và ngu dân để sao cho túi tham và quyền lực mỗi ngày một phình to. Người dân thì ngày một thờ ơ và lãnh cảm vì nếu mở miệng sẽ bị vạ miệng.
    Ở VN lúc này, chả có ai không là tù nhân dự khuyết, vậy nên bọn công an tha hồ lộng quyền và láo khoét.
    Đến một vị bộ trưởng đương nhiệm còn cho cả một bộ phận văn phòng “thân nhân” làm công việc tiếp nhận quà biếu trong các dịp lễ tết thì xã hội này chả là xã hội vơ vét đó sao?

    • lkk said

      “Ở VN lúc này, chả có ai không là tù nhân dự khuyết” – Đây có lẽ là câu nói hay nhất của năm.lkk

      • Xíavô said

        …”ngoại trừ những người khác chính kiến” (nếu theo lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN)

  51. Nguyễn Cường said

    Cách đây hơn 20 năm, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài Nhìn từ xa…Tổ quốc, thế này: “Ðổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?
    máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”
    Hơn 20 năm rồi các bác ạ.

  52. Trước đây tôi vẫn đặt câu hỏi “lãnh đạo” là gì? Tại sao chúng ta cứ phải gắn những câu: nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà cơ quan chúng tôi mới đạt được…. Rồi đến cả cá nhân cũng: nhờ sự lãnh đạo của đảng ủy xã(phường) hoặc đảng ủy cơ quan cho nên tôi mới được…
    Tôi có thằng bạn đang có chức có quyền, nó cũng như rứa, tức là hễ mở miệng ra là nhờ sự lãnh đạo của đảng ủy cấp trên cho nên… Một hôm tôi bảo nó: “Cậu làm lãnh đạo, chắc cấp dưới của cậu cũng nói nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của cậu cho nên chúng tôi mới được như ngày hôm nay, hình như đây là điệp khúc vĩnh cửu được phổ cập toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì phải, điệp khúc này đi vào hang cùng ngõ hẻm của tổ quốc, thậm chí đi vào hang cùng ngõ hẻm trên cơ thể con người. Này cậu! Thú thực trước đây tớ không biết ngủ với gái, nhưng nhờ có Đảng lãnh đạo soi đường chỉ lối cho nên tớ mới biết ngủ với gái, bây giờ tớ có được hai con cũng nhờ ơn sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đấy!”. Anh bạn tôi sợ tái mặt, nó vội nói lảng sang chuyện khác rồi lấy lý do có việc bận phải đi ngay. Từ đó nó không muốn tiếp xúc với tôi, có thể nó giận tôi lắm, nhưng cũng rất có thể nó sợ gặp tôi phải nghe những câu như trên, mà cho khéo còn bị mang tiếng là người có chức có quyền nhưng lại đi chơi với “phần tử xấu” như tôi làm ảnh hưởng đến sự nghiệp “cúi trên nạt dưới” của nó.
    Tôi không đi Tây đi Tàu bao giờ, tôi cũng chẳng biết tiếng Tây tiếng Tàu, nhưng tôi thấy hai chữ “lãnh đạo” ở nước ta đã được “thần thánh hóa”, thần thánh hóa đến nỗi làm cho người dân bị ngu muội! Sự thần thánh hóa và sự ngu muội đã khiến những ai muốn có vị trí “lãnh đạo” trong guồng máy Nhà Nước đều phải biết cúi trên nạt dưới, và kẻ chỉ biết cúi đầu mà không có ai để nạt lại chính là những người nông dân và những kẻ làm công ăn lương. Ở Việt Nam, những người lãnh đạo nghiễm nhiên được gắn cái tên “xếp”: “xếp to”, “xếp nhỏ”; và các vị lãnh đạo cảm thấy khoái lỗ nhĩ khi nghe cấp dưới chào mình bằng “xếp”. Quần chúng thấp cổ bé họng là số đông, là những phần tử “bị lãnh đạo”. Hiện nay ở Việt Nam có sự phân biệt: “kẻ được lãnh đạo” và người “bị lãnh đạo”, sự chênh lệch giữa “được” và “bị” chính là sự bất công trầm trọng trong xã hội. Thiết nghĩ, đã là trí thức nhất thiết phải có tính trung thực: trung thực với chính những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình (trung thực ở đây không có nghĩa là tuyệt đối trung thành), tuyệt đối không bao giờ nói và hành động trái với lòng mình. Đã là trí thức nhất thiết không chịu ngồi im, không chịu làm nô lệ cho bất cứ ai hay bất cứ học thuyết nào, tức là họ luôn luôn có tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và phản biện lại kiến thức nhằm nâng cao sự hiểu biết, họ không bao giờ đắc trí với những thành quả của họ để đến nỗi cao ngạo rồi dừng chân tại chỗ. Đã là trí thức nhất thiết phải có tinh thần từ bi bác ái. Tôi thấy nhiều người có học hàm học vị được khoác cái danh “đại trí thức” nhưng lại rất hời hợt, giả dối, độc ác, hợm hĩnh, giả vờ khiêm tốn, hèn nhát, hùa theo những cái xấu xa của giới quan chức để vụ danh vụ lợi. Họ thường hay ngụy biện một cách tinh vi mà chỉ có những bậc hiền trí mới nhìn ra được những sự hời hợt giả dối của họ mà thôi. Và trong số họ đã có những kẻ tạo ra “bức tường lý luận” vững chắc khiến nhiều người chưa đủ khả năng tin theo, do đó những kẻ này cũng là thủ phạm rất nguy hiểm ngăn cản bước tiến của dân tộc. Có thể nói: hiểu thế nào là trí thức là một đề tài sâu rộng, nhưng có một điều chắc chắn mà tôi dám quả quyết rằng: nếu chúng ta chỉ quanh quẩn với học thuyết Mác-Lênin và chúng ta khẳng định “vật chất quyết định ý thức” thi chúng ta chẳng thể hiểu được thế nào là trí thức.

  53. Trần trọng Nghĩa said

    Cám ơn bình luận của Anh BS cho ý kiến của tôi (Trần trọng Nghĩa). Từ giác độ ‘Realpolitik’ (‘chính trị thực tế’), việc xây dựng và bảo vệ cơ chế ‘đối lập trung thành’ là chuyện sinh tử đối với bất kỳ chế độ chính trị nào muốn tồn tại trong thời đại ngày nay.Khôn thì như Miến Điện, ngoan cố thì phải trả giá bằng máu từ cả hai phía như các nước Á rập hoặc sẽ trì trệ,’khó phát triển’.
    Thưa bác Nguyễn Việt: dân chủ nghị trường đâu phải là ‘quyết liệt đòi thay bằng lực lượng khác’ (30.4 chưa đủ sao bác?) mà là: phe cầm quyền và phe đối lập trung thành (trung thành với các nguyên tắc của hiến pháp chứ không phải với phe cầm quyền!), về nguyên tắc, có thể
    thay nhau cầm quyền bằng lá phiếu và có thể liên minh với nhau chứ không loại trừ nhau. Sớm muộn gì VIỆT NAM cũng phải đi theo con đường nầy, vì thế, giới trí thức hỗ trợ cho công .cuộc ấy chứ đâu phải ai cũng làm chính trị chuyên nghiệp

    thay nhau cầm quyền một cách hòa bình, và, mọi lực lượng hợp pháp đều có thể thành lập liên minh với nhau, chứ không loại trừ

    hĩa là ‘quyết liệt đòi thay bằng lực lượng khác’ (chuyện d0ó đã xảy ra sau 30.4, bác vội quên sao?

    • Nguyễn Việt said

      – So sánh cuộc chiến tranh 30 năm để tiêu diệt đối thủ chính tri với những cuộc đấu tranh nghị trường bất bạo động để thay thế đảng cầm quyền ?

      – Miến Điện khôn lên cũng vì máu của quá nhiều người dân, sư sãi và trí thức đã đổ vì đòi mở miệng !

      • D.Nhật Lệ said

        Đồng ý với bác Nguyễn Việt.So sánh chiến tranh vừa qua với
        đấu tranh nghị truờng xem ra không ổn chút nào.
        Hình như TTN.không hiểu rõ “đối lập trung thành” của bà PTH.
        nên giải thích là trung thành với hiến pháp ? (Đi ngược thì có).
        Không phải MĐ.khôn mà là do áp lực quần chúng xuống đường
        hàng chục ngàn người,ở nước ta may lắm chỉ có hàng trăm.
        Liên Xô,Đông Âu thay đổi là nhờ có trí thức khởi động !

  54. Chu Tiến Thành said

    – Tôi lưu ý đến ý kiến của độc giả Phạm Ngọc Minh. Hai “type” như ông nói đều không cực đoan, có vẻ giống nhau ở chỗ mềm dẻo và “tuần tự nhi tiến, và người type này có thể dùng sách lược của người type kia,nên thật khó nhận diện. Nhưng theo rõi một cách hệ thống chắc sẽ phân biệt được. Vả lại người giúp cho việc sàng lọc chính xác nhất chính là ĐCS: ai chống thật là Đảng biết ngay, Đảng cấm cửa ngay, dù khéo léo đến đâu. (Chắc ông Chu Hảo không bị “cấm cửa” mà còn được đón rước).

    – Nếu không có mặt ĐCS thì một chính quyền “cải lương” được như tư duy của ông Chu Hảo đã là quá tốt, từ đấy tiếp tục cải tiến thì chẳng có gì phải e ngại.
    Vấn đề là trong tay một ĐCS cầm quyền thì phe “cải lương” sẽ gây hiệu ứng gì cơ! Trong sự cọ xát giữa Cải lương và ĐCS thì ĐCS sẽ chịu nghe lời Cải lương để có một “chế độ CS với dung nhan nhân đạo” hay Cải lương sẽ bị Đảng “mài rũa” và dùng như một nhân tố để che mắt nhân dân và triệt hạ đối lập? Giữa 2 “vật” ấy thì vật nào cứng, vật nào bị “mài” và bị dùng?

  55. Gloomy 1721979 said

    Đọc bài pv của Chu Hảo và bài viết của Pham Thu Hoài thì rõ ràng PTH không phải không có lý . Phải thừa nhận một điều từ năm 1945 Việt nam không có một tầng lớp trí thức theo đúng nghĩa . Ở thế kỷ 20 thì có thể chấp nhận được bởi lẽ Dân tộc còn nhiều việc phải làm phải đắn đo . Nhưng nay đã là thế kỷ 21 CNTT bùng nổ , mọi người gần nhau hơn thì rõ ràng không thể chấp nhận kiểu trí thức nửa vời . Hoặc đứng thẳng hoặc quỳ chứ không thể luôn luôn phải khom khom . Dân Việt nam đang rất cần những trí thức đứng thẳng và nói dõng dạc .
    Khi đã là trí thức thì không phân biệt môi trường sống , thể chế , vì như vậy họ mới được mang danh trí thức .
    Cảm ơn bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài .

  56. Giáo Sư già về hưu said

    Cái hay hiện nay vô cùng quý báu này là chúng ta (tất cả người Việt có đầu óc và con tim trong và ngoài nước, tôi mạn phép xin tránh dùng chữ trí thức), nhờ vào sự cởi mở của nhà nước (thoáng hơn ?), nhờ vào BLOG của anh Ba Sàm cũng như như blog riêng của chị Phạm Thị Hoài, đã được xem một cuộc tranh luận vô cùng hào hứng và vô cùng quan trọng này.
    Hào hứng vì cả hai tư tưởng, một của ông Chu Hảo và một của chị Phạm Thị Hoài, đều hay cả.
    Quan trọng vì cả hai (CH và PTH) đều có những trăn trở, những băn khoăn cho một xã hội VN, cho một nước VN, cho một tổ quốc thân yêu VN, ngày một khá hơn, ngày một dân chủ hơn, ngày một xinh đẹp hơn, ngày một thịnh vượng hơn.
    Chỉ chừng đó thôi tôi thấy chúng ta càng nên bàn thêm những chủ đề như thế này. Và tôi vô cùng trân trọng những phát biểu của ông Chu Hảo cũng như của chị Phạm Thị Hoài.
    Xin cảm ơn, xin cảm ơn thành phố có em, (xin cảm ơn thành phố có anh)….(nhái theo thơ của một nhà thơ lớn lên trong Nam trước 1975). Xin cảm ơn PTH, xin cảm ơn CH. Cảm ơn anh Ba Sàm.

    • Aduku Adk said

      Chúng ta phải cảm ơn PTH, CH, 3S… nhưng chẳng có gì mà phải “NHỜ VÀO sự cởi mở của nhà nước” cả. Nhà nước buộc phải “cởi mở” hơn chẳng qua vì sự thật càng ngày càng thắng thế do tình hình chung của thế giới và sự đòi hỏi của một nhân dân càng ngày càng bớt sợ hãi hơn.

      • Đúng thế! Đảng cầm quyền duy nhất không bao giờ muốn có tự do thông tin, không bao giờ muốn nhả quyền lực cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào ngoài Đảng. Chính vì vậy mà Đảng CSVN muốn quản lý tất cả các cơ sở vật chất, đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, tài nguyên,… đồng thời muốn quản lý sạch sành sanh những giá trị tinh thần, những học thuyết, những tôn giáo v.v… để dễ bề cai trị. Con người có hai yếu tố căn bản để sống-đó là vật chất và tinh thần, thì Đảng CS muốn quản lý cả vật chất và tinh thần. Người ta buộc phải “cơi nới” một chút vì không “cơi nới” thì chính họ cũng bị tiêu diệt.Sự cởi mở như ngày nay là sự cởi mở nửa vời mà người ta thường bảo là hội nhập trên tinh thần “hòa mà không tan”.

        • Giáo Sư già về hưu said

          Tất cả đều nằm trong tư duy hết. Tư duy của Gorbachev thay đổi nên dân và nước Nga được nhờ. Tư duy của Yeltsin thay đổi nên dân và nước Nga được nhờ.
          Chỉ cần tư duy của TT Nguyễn Tấn Dũng, của TBT Nguyễn Phú Trọng, của CT Trương Tấn Sang cũng như của các đảng viên cao cấp thay đổi là dân VN được nhờ ngay. Ngoài ra không còn cách nào khác. Có ai giỏi đứng lên dẹp tan ĐCSVN không ? Câu trả lời là không.
          You cannot beat them, vậy phải join them (tục ngữ Hoa Kỳ). Và nếu người dân trong nước đoàn kết Đảng sẽ lùi bước và sẽ thay dổi. Một cuộc thay đổi trong hòa bình không đổ máu.
          Phạm Duy đã nói qua bài hát : kẻ thù ta nó không phải là người kẻ thù ta chính là cái nhìn sai (vô minh, chính là tư duy đấy).
          Tư duy của lý thuyết Mác Lê quá cũ và không hợp với văn hóa và cách sống của người Việt. Đảng cầm quyền hiện nay có nhiều người lợi dụng để làm giàu và có nhiều lạm quyền trắng trợn (vụ Tiên Lãng), chính những sai trái này làm dân sẽ ngày càng lánh xa Đảng, trừ những người đang có bổng lộc của Đảng..

          • Nhà đại văn hào nga Puskin nói, đại ý là: Chỉ khi nào toàn dân thức tỉnh thì mới có thể vượt qua bão táp của số phân.
            Trước đây Tần thủy hoàng đốt sách giết nhà Nho để làm gì? Mục đích của tên bạo chúa này là thực hiện chính sách ngu dân. Dân càng ngu thì càng dễ bị lừa, dễ bị adua theo cái ác. Ngu và ác thường đi với nhau. Kẻ ngu làm ác nhưng không biết là ác thì mới là nguy hiểm nhất, còn kẻ ác làm ác và hắn biết việc làm của hắn là ác thì sự nguy hiểm này không phải là sự nguy hiểm bậc nhất. Sự thành công của Đảng CS là đã tạo ra một đội ngũ trí thức hèn nhát, dối trá, độc ác nhưng lại hợm hĩnh. Đảng CS không bao giờ muốn sự thật được phơi bày: họ tìm mọi cách bưng bít thông tin có thật nhưng có hại cho Đảng, họ tìm cách khuếch trương những hiện tượng có thật nhưng có lợi cho Đảng. Đảng có một đội ngũ trí thức XHCN làm những chiến sỹ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng để mị dân, để mê hoặc dân bởi những cái mác Giáo sư tiến sỹ, Giáo sư Viện sỹ này nọ v.v…
            May mắn cho dân tộc Việt Nam: ngày nay có thông tin internet, có nhiều nhà trí thức có lương tri vạch ra sự thật đang bị uẩn khúc. Nhưng tiếc rằng số người có điều kiện truy cập mạng vẫn còn rất ít.

  57. Phạm Ngọc Minh said

    “Đối lập trung thành” có người gọi là “cải lương”, chỉ tầng lớp mà ông Chu Hảo là đại diện, tầng lớp này rất đông và sẽ chiếm “thị phần” rất lớn, nên bài của Phạm Thị Hoài là bài tham khảo hữu ích, cứ ghi nhận để quan sát tiếp thời cuộc..
    Không nên nhầm những người này với những người có tư duy triệt để, rành mạch đến tận gốc, nhưng về sách lược thì tăng dần từ nhẹ đến nặng và cuối cùng mới bộc lộ hết mình.
    Chỉ những người “trong cuộc” và sắc sảo mới phân biệt được hai “type” khác nhau này.
    Mặc dù trong bài này BS thể hiện gần Chu Hảo và xa chị Hoài, nhưng tôi tin rằng BS và Chu Hảo rất khác nhau, xin xem hồi sau sẽ rõ.

    • Aduku Adk said

      Mỗi người lựa chọn phương thức đóng góp của mình, tôi trân trọng những đóng góp của PTH, CH, 3S… Tuy nhiên tôi thấy PTH đã rất thẳng thắn chứ chẳng có gì gọi là “lối đá thúng đụng nia” như bác 3S quan ngại cả. Nhân sĩ trí thức Việt Nam có một điểm yếu là hơi bị nhạy cảm.

      • thanh said

        Dạ thưa bác, bác có biết đóng góp của PTH trong bài này là gì ko, bác có hiểu được ẩn ý của bài viết, có thấy được hậu quả của bài viết này không.
        Bài này của PTH đang làm phá vỡ khối đoàn kết … đó bạn.
        bạn cũng ham xài từ nhạy cảm của cộng sản hiện nay rùi, đây ko phải là nhạy cảm mà đây là ẩn ý của bài viết, người nào tinh ý hiểu đc thì sẽ phản ứng ngay thôi.
        Nói thẳng ra, bài của PTH ko hề đóng góp chút nào mà còn phá hoại, phá hoại 1 cách tinh vi, sắc sảo.

  58. Cục Đất said

    “Tầng lớp trí thức mà không biết báo động
    cho đồng bào của mình trước hiểm họa Hán hóa thì họ có phần trách nhiệm nặng nề trong đó,chứ không chỉ ở nhà cầm quyền mà thôi đâu !”
    Quá đúng. Hiện tình bây giờ mà còn phát biểu lờ mờ thì không xứng đáng là trí thức

  59. Ẩn danh said

    Gửi các còm sĩ đọc lại bài viết cũ “Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam” của Chu Hảo:
    http://danluan.org/node/5422
    Dù là có cùng tư tưởng “dấn thân” thì mỗi người vẫn cần có một phương pháp dấn thân của riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh và ý chí của mình.
    Rất trân trọng những nhà trí thức như GS Chu Hảo cũng như nhà văn Phạm Thị Hoài, mà tiếng nói suy tư của họ có sức lay động và thức tỉnh số đông.

  60. dân said

    Những trí thức chân chính sẽ không vào đảng, hoặc nếu chót vào rồi thì khi tỉnh ngộ sẽ phản tỉnh.
    Điều đó rất dễ hiểu vì đảng theo đuổi một lý thuyết không tưởng. Chỉ những người không nhận ra điều đó mới tin theo mù quáng.
    Tuy vậy trong đảng hiện nay có rất nhiều trí thức rởm chui sâu, leo cao. Thậm chí chúng liên kết với nhau thành một quyền lực đen như một dạng tội phạm có tổ chức (kiểu Mafia Ý). Chúng tham nhũng ở dạng tập đoàn, cấu kết thành bè phái, dây rợ cạnh tranh, khống chế lẫn nhau. Chúng cũng phân chia lãnh thổ, vùng miền độc quyền chiếm giữ, khai thác, tài nguyên, đất đai, làm giầu từ quyền lực. Có thể lấy ví dụ như Hải phòng, Đà nẵng, TP HCM, Cần thơ…
    Không chỉ trong lĩnh vực hành chính, chúng còn tồn tại dưới dạng tập đoàn kinh tế như dầu mỏ, than, đóng tàu, tài chính, bất động sản vv…
    Khi có quyền lực độc trị, không có lực lượng đối lập cạnh tranh thì lưu manh giả danh trí thức chui vào bộ máy quyền lực làm giàu bất chính và đẩy đất nước đến bờ vực thẳm là một quy luật tất yếu.

  61. a said

    can thit heo bi moc meo roi dang le nen vut di nhung ong Chu Hao xui nen quay len thanh mieng heo quay thom lung roi cho dan an. Dan tha ho ma ung thu nhe. Deu that.

  62. Móng Rồng said

    Vợ Trương Ba ôm xác chồng khóc hu hu: Ối giời ơi? ối đất ơi ? không hiểu do kiếp trước ông bà cha mẹ ăn ở thất nhân, thất đức để đến này vợ chồng bà phải gánh đại họa thế này.Trong cơn gào khóc thảm thiết , vợ Trương Ba vén búi khăn xô nhìn kỹ : Ô hay trước mắt mình không phải là ông Trương Ba mà là ông Hàng Thịt.Không lẽ chồng bà hóa kiếp thành ông Hàng Thịt hay sao?.Nhưng trước mắt bà, hồn ông Trương Ba vẫn lướt qua lướt về như ve , như vãn, bà không thể ý thức được cái xác vô hồn khia đích thực là của chồng Bà-Ông Trương Ba;
    Hóa ra Hồn Trương Ba, nhập vào ông Hàng Thịt.Trí thức Việt Nam và triết lý sống của phần lớn hàng ngũ ĐV hiện nay có khác gì “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt ” đâu mà GS CH & bà PTH mãi tranh nhau “Lột xác ” làm gì , Rõ khổ./.

  63. Le tran said

    Nếu chú chim đã sướng khi bay lượn bên ngoài thì không việc gì phải bay lòng vòng quanh chiếc lồng để “cười nhạo” các chú khác! Là một người lưu vong chắc chắn là một hoàn cảnh rất đau đớn của con người, tôi cảm thấy dùng từ “cười nhạo” không chính xác lắm.

    Bài viết của PTH quá hay, thông điệp có lẽ gửi cho nhiều người, chỉ mượn bài phỏng vấn của một người để diễn đạt thôi.

    Đồng ý là người trong nước có nhiều cái khó, nhưng những nhà hoạt động khác có thể từ phản biện của PTH để nhìn lại mình và tự điều chỉnh, nếu không có những bài như vậy thì mọi người đều theo gương ông CH thì mọi việc có tốt lên không?

  64. LBS said

    Anh Ba Sàm nhận xét: “Và cái “sắc” lại bị “lẹm” theo đúng nghĩa đen, đó là Nhà văn Phạm Thị Hoài, một người quá kinh nghiệm về báo chí, đã (cố tình?) không hiểu rằng bài gọi là “trả lời phỏng vấn” của GS Chu Hảo thực ra chỉ là một bản tóm lược phỏng vấn của BBC, rằng trả lời phỏng vấn khác hẳn với việc nghiền ngẫm mà viết ra, và rất nhiều hàm ý đằng sau những câu nói mà nhiều người đang sống trong lòng chế độ thường buộc phải làm vậy trong mục tiêu thay đổi dần xã hội.”

    Thật ra, nếu chỉ có bài phỏng vấn ấy thì đánh giá như nhà văn Phạm Thị Hoài có thể là hơi vội vàng, nặng thành kiến. Nhưng đâu chỉ có bài phỏng vấn ấy.

    Hãy đọc lời giới thiệu của tạp chí Xây dựng Đảng số Xuân Nhâm Thìn: “Trang trọng trên trang nhất, Tạp chí trích đăng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng – mùa Xuân, theo Người: “Tương lai của dân tộc Việt Nam cũng tươi như mặt trời mùa Xuân… Cho nên ngay từ đầu mùa Xuân mọi công việc làm được tốt, thì cả năm sẽ phát triển tốt”. Tiếp đó là Xã luận nhan đề “Xuân vững bước”; Thư chúc mừng năm mới của đồng chí Tô Huy Rứa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương gửi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tổ chức xây dựng Đảng cùng bạn đọc; bài Tết đến rồi…! của GSTSKH Chu Hảo.”
    Đâu dễ gì có bài đăng trang trọng ngay sau bài của “đồng chí Tô Huy Rứa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương”!

    Đó là chưa kể đến việc GS Chu Hảo “là một trong 10 nhà khoa học phát biểu trong buổi gặp gỡ, trao đổi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam sáng 13/8/2011”.

    Nhớ lại hồi đầu năm 2010, cùng chủ trương ký kiến nghị Bauxite mà GS Nguyễn Huệ Chi “liên tục bị công an triệu tập thẩm vấn”, bị “lục soát nhà”, còn GS Chu Hảo vẫn được trọng thị, vẫn là 1 trong “16 chữ ký tươi” trong bản Kiến nghị Bauxite được đăng trang trọng trên các tờ báo lề phải (bản này hoàn toàn không có tên 3 vị trong nhóm Bauxite). Tờ Bauxite bị coi là bất hợp pháp, bị hackers đánh phá tơi bời, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – cố vấn pháp lý của nhóm Bauxite, bị cho vào nhà đá, trong khi đó thì Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Chu Hảo lại ung dung hưởng đủ thứ vinh quang.

    Như vậy thì ai mới thật sự là người đã “cứa”, đã “cắt”, “góp phần vào sự chia rẽ nguy hiểm” ?

    BS: Cách so sánh mù mờ này cũng lại dễ góp phần gây chia rẽ. Nếu bác có thiện ý thì nên nghĩ lại.

    • hahien said

      Chắc tất cả những người ký vào “kiến nghị bauxite” đều vào tù hết thì mới vừa ý bác chăng!

      Hy vọng là bác không có cái ác ý đó mà chỉ là do “lỗi diễn đạt”, chứ không phải là một sự cố tình chia rẽ.

      Vì chúng ta đã quá mệt với đủ mọi loại chia rẽ rồi!

    • Vỡ Tan said

      Ủa. Anh BS lại “ngăn” và “cấm” người ta đưa ra quan điểm cá nhân vậy là sao?. Anh BS lại còn “định” và “hường” như Bộ 4T chắc ! Làm vậy không khéo “góp phần vào sự chia rẽ nguy hiểm” ?. Tốt nhất là anh BS cứ cho bà con thaỏi mái rồi sáu đó viết một bài “tổng hợp” và nêu quan điểm cá nhân mình thui.

      BS: Không hiểu bác dựa vào đâu mà nói rằng BS “”ngăn” và “cấm””? Và cũng dựa vào đâu mà bác phải đề nghị “cứ cho bà con thoải mái” nghe tội vậy? Bộ BS tranh luận, nhận xét, trao đổi lại, kể cả giải thích thêm ý của mình không được sao? Hề hề! Thiệt khó hiểu một ông/bà khách muốn làm chủ … nhà.

      • thanh said

        Ông ko thấy 3 sàm đã đưa ra nhận xét là độc giả so sánh mù mờ ah, mà đúng là so sánh rất mù mờ, nói thẳng là vớ vấn rồi đưa ra kế luận ngon lành.
        Ông chụp mũ người khác vừa thôi ông nội. Chỉ mới khuyên người ta có phương pháp so sánh cho đúng, khuyên người ta suy nghĩ lại thôi mà đã chụp mũ nào là cấm, nào là định hướng thì ông sẽ nói gì về việc quản lý báo chí của cộng sản hiện nay

      • Vỡ Tan said

        Xin tiếp thắc mắc ABS và xin lỗi “tui hổng dám làm chủ nhà bác”. Còn các chữ “ngăn” “cấm”….tui viết như vậy là căn cứ vào “ý tui” ….Hề hề “thật khó hiểu” mà hổng hiểu thì coi không có trọi.

        ABS khuyên người ta thì được mà người ta khuyên lại chút xíu đã “khó chịu”. Hề hề

        • Sát cộng đến hơi thở cuối cùng said

          Không phải là ông khuyên lại người ta mà là ông đang chụp mũ người ta.
          đừng cười trừ nhé, cười cộng đó.
          hihi

    • Aduku Adk said

      Việc được nhà cầm quyền đối xử khác nhau không thể nào quy kết GSTS Chu Hảo như thế được bạn ơi. Mỗi người có một lựa chọn, bạn có thể bình luận về lựa chọn của người ta chứ đừng võ đoán với một logic chưa đầy đủ như vậy.

  65. Người Sài Gòn thẳng thắn said

    Làm gi có trí thức ở Việt Nam, có mấy ai ăn học cho cao rộng mà thấy sai không dám nói, chi bo bo lo cho bản thân, như con chim con muỗi vo ve kiếm ăn, mà chẳng bao giờ lo cho sự tồn vong của cả dân tộc cho cộng đồng, trí thức đó sao? ! Tôi chán các loại trí thức đó lắm rồi, Việt nam ta chỉ có loại ấy thôi, đừng trách ông Hào làm gì, cùng tổ mà thôi ! Bà Hoài hơi chua chát nhưng thẳng thắn.

  66. Khách Saigon said

    Chủ đề này hay quá, chưa thấy, và em đang chờ còm của anh NCB.
    Đối với em, anh NCB là một trí thức Saigon dù sau năm 75 anh bị khớp cái khung xã hội chủ nghĩa.
    Các bác Saigon như Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên … từng xuất thân trí thức, từng ‘có một thời như thế’ và tạch! Thua người phụ nữ Phạm Thị Hoài, cũng không ra đối lập chẳng được trung thành như ông Chu Hảo, chắc chỉ vớt được cái lồng son.

  67. Nguyễn Cường said

    Người ở ngoài mà nói mạnh, nói thẳng như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương thì bị gắn cho câu “chú chim bay lượn ngoài vườn”, nếu nói vòng vo, che đậy thì lại bị coi là nhát, là không bằng người trong nước, là ra ngoài rồi mà vẫn xu nịnh chính quyền… Bài của PTH quá chính xác và thẳng thắn.

    BS: Không rõ bác hiểu gì về hình ảnh ““chú chim bay lượn ngoài vườn” mà lại cho là “bị gắn” ?

    • Hây zà said

      Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương cũng đã từng có một thời ở trong như Chu Hào vậy

    • Nguyễn Cường said

      Tôi hiểu BS viết “chú chim bay lượn ngoài vườn” là ám chỉ những người như PTH khi có tự do rồi thì cứ nói vung, nói bạt mạng mà không chịu hiểu cho những “bức bí” của đồng loại đang bị nhốt trong lồng. Theo tôi, phát biểu ở “trong lồng” hay “ngoài vườn” không quan trọng. Nếu được tự do bỏ phiếu, tôi bỏ phiếu cho ý kiến của PTH.

      BS: Hì hì! Cứ những con chim được “bay lượn ngoài vườn” thôi là thành thứ chim “nói vung, nói bạt mạng” thì … thiệt tình … Xin chào thua trí tưởng tượng siêu việt của bác NC nầy. Và không hiểu cái “phiếu” mà bác tính bỏ là thứ phiếu gì. Vì BS tui cũng muốn bỏ phiếu, cho CH, cho PTH và cho cả … BS nữa. Bác có biết đó là phiếu gì không? Mai ta bàn tiếp cái phiếu nầy nha.

      • Nguyễn Cường said

        Thưa bác BS, phiếu ở đây là lá phiếu cử tri đó. Khi nói “bỏ phiếu cho ý kiến của PTH” tức là tôi ủng hộ ý kiến của PTH chứ không ủng hộ ý kiến của Gs CH.
        Còn với https://anhbasam.wordpress.com thì phải cảm ơn vì bác đã tạo được sân chơi “cực kỳ” tự do cho mọi ý kiến, kể cả ý kiến trong phạm vi bài này có thể không làm hài lòng bác.

        BS: Hì hì! Nếu là “lá phiếu cử tri” thì e … lạc đề ở đây và phản tác dụng. Nhà văn PTH có thể viết rất hay, làm được nhiều việc, nhưng không thể/không nên chút nào làm một bà đại biểu HĐND, QH theo bác muốn. Còn lá phiếu của BS, bỏ cho PHT, cho CH và chính mình, là phiếu ủng hộ những người cùng chung một mục đích giúp dân ta “phá vòng nô lệ”, chỉ khác nhau ở tầm hiểu biết và phương pháp thôi.

        • hahien said

          He he. Có lẽ bây giờ chưa đến lúc để “vận động bầu cử” kiểu này.

        • Nguyễn Cường said

          Khi viết “bỏ phiếu cho PTH” là tôi chỉ muốn nói rằng tôi ủng hộ ý kiến của bà trong bài viết này. Còn bác viết “phiếu ủng hộ những người cùng chung một mục đích giúp dân ta “phá vòng nô lệ” chỉ khác nhau ở tầm hiểu biết và phương pháp thôi.” thì quá là: Chuẩn Chẳng Cần Chỉnh.

  68. Trần trọng Nghĩa said

    Khái niệm “đối lập trung thành’ (loyal opposition) không phải là ‘phát minh’ của bà Phạm thị Hoài, mà là cốt lõi của nền dân chủ hiện đại, thể hiện trong các đinh chế đối lập hợp pháp, còn gọi là ‘đối lập trong nghị trường’ ở các nước theo chế độ đại nghị. Bà PTH sống ở Đức hẳn thừa biết rằng vào những năm 60-70 thế kỷ trước, ở Tây Đức, giới trẻ -thuộc “thế hệ VN”- đã phát động phong trào “đối lập ngoài nghị trường” (gọi tắt là APO) trong cơn cuồng hứng “tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, đế quốc” ít nhiều mang màu sắc mao-ít, nhưng rồi bị thất bại. Trong khi đó, sai lầm lớn nhất dẫn đến sụp đổ của khối “XHCN hiện thực” là dứt khoát không chấp nhận đối lập, dù là đối lập trung thành. Nguyên nhân có nhiều, nhưng không thể không kể đến não trạng “một mất một còn’ trong lịch sử tranh luận giữa hai phái “cải lương” và “cách mạng”, mà sự thắng lợi của phái sau (“triệt để’, “không khoan nhượng’, ‘không thỏa hiệp’..) đã mang lại hậu quả gì thì tất cả chúng ta đều biết. Ngôn ngữ bạo lực sẽ dẫn tới tư duy bạo lực và hành động bạo lực, chuyên chế ,dù với nhiều thiện ý lúc ban đầu!
    Xin bà Hoài -xuất thân là người học sử- lưu ý đến bài học lịch sử này khi đả kích, mỉa mai “sự đối lập trung thành”.Tương lai VN, theo thiển ý,phụ thuộc phần lớn vào việc có hình thành được -và buộc phe cầm quyền chấp nhận bằng biện pháp hòa bình – một định chế đối lập trung thành hay không, dù phe cầm quyền ấy là ai (kể cả ..từ những người ‘cấp tiến’ như quý bà DTH, PTH…!). Thưa bà, nếu bà cầm quyền, bà có chấp nhận ‘đối lập trung thành’ hay không? Đọc bà, tôi hơi sợ! Ở VIỆT NAM mà dần dần có được sự đối lập trung thành thì đã là vạn hạnh.Như Miến Điện đấy, thưa bà!

    BS: Có một điều hy vọng có dịp sẽ xin bàn. Đó là hiện tượng trong thời gian gần đây, nổi lên vai trò của các trí thức trong nước dám dấn thân, bằng những phương pháp khôn khéo, kiên nhẫn. Và một số người trong giới chức muốn níu kéo quyền lực đã lo ngại. Lo nhất là muốn tìm cách kiềm chế, nhưng quá lúng túng. Việc tìm cách bôi đen những trí thức đó cũng là một thủ thuật, đôi khi nó lờ mờ lẫn lộn với những phản ứng cực đoan của những người quá ngao ngán mà trở nên nóng giận. Phân biệt được không dễ, nhất là nó lại thường gãi đúng chỗ ngứa của số không ít quần chúng, nhiều ở hải ngoại.

    Đoạn “Ở VIỆT NAM mà dần dần có được sự đối lập trung thành thì đã là vạn hạnh” làm BS liên hệ tới một khả năng rất đáng suy ngẫm, là trong tình trạng hiện nay, chính trong nội bộ đảng CSVN có nên tách làm hai nhóm. Một vẫn “kiên định lập trường”, một theo hướng dân chủ xã hội như đảng CS ở một số nước?

    • nguyenviet51@gmail.com said

      Bác nhầm to đấy:
      – Đối lập nghị trường không hề là đối lập trung thành với đảng cầm quyền. Phe đối lập đấu tranh không khoan nhượng với thế lực chính trị đang cầm quyền và đòi thay thế nó bằng một lực lượng khác.
      – Việc gắn đối lập chính trị với đấu tranh bạo lực là một thủ đoạn rẻ tiền để lòe bịp dân chúng (cũng như con ngáo ộp VT). Giũa APO và các lực lượng Lữ đoàn đỏ RAF ở châu Âu là một khoảng còn cách lớn hơn giữa đảng CSVN và các ông đối lập trung thành này nhiều.
      – Đối lập MIến Điện của Aung San Suu Kyi không hề trung thành với tập đoàn độc tài quân sự. Họ đã trả giá bằng máu và tù đày, rát nhiều cơ đấy. Chính vì sự quyết tâm đó của họ mới có ngày hôm nay ở Miến Điện.

      Chỉ đơn cử mấy việc nhỏ để bác nghĩ lại.

    • hahien said

      Tôi nghĩ cái chữ “trung thành” nếu đúng là được dùng để gắn cho “đối lập nghị trường” thì phải được hiểu là trung thành với thể chế dân chủ chứ không phải là bên đối lập trung thành với bên nắm quyền.

      Nói cho rõ hơn thì cả bên đối lập và bên nắm quyền đều là những thành viên của thể chế dân chủ và cả hai đều phải trung thành với thể chế đó, hoặc nói cách khác là cả hai, dù đối lập nhau ở những khía cạnh khác, thì cũng phải trung thành với nhau ở cùng một khía cạnh là đảm bảo cho bộ máy (thể chế) đó vận hành một cách bình thường, chứ không phải chỉ có bên này trung thành với và phụ thuộc vào bên kia một cách đơn phương.

      Vì vậy, tôi cũng cho rằng đối lập nghị trường không phải là trung thành với đảng cầm quyền. Thực tế ở các nước dân chủ đa đảng cũng đúng là như thế.

    • thanh said

      Hoàn toàn nhất trí với TTN, và cũng đồng ý với còm của 3 sàm.
      Đc như thế thì đã là một điều ngoài sức tưởng tượng rồi chứ đừng có chim ngoài lồng cứ ngồi mơ tưởng làm cách mạng màu trong thoáng chốc lật đổ được chế độ này, Ko có đâu, đừng mơ giữa ban ngày, hãy thực tế để làm những việc thực tế cho phù hợp.

      Và tôi cũng thấy ý kiến của 3 sàm về thủ đoạn của cộng sản hiện nay đó là bôi xấu các trí thức đang đóng góp nhiều cho sự phát triển hiện nay của xã hội nhằm phá vỡ đoàn kết dưới cái vỏ bọc cực đoan hay là vỏ bọc chống chế độ. Tôi cho rằng cái này nó rất nguy hiểm, vì rất và rất nhiều người suy nghĩ chưa tới tấm (ko dám nói là thấp) đã ko nhìn ra, ko phân biệt đc.

  69. […] Nguồn anhbasam […]

  70. LEE said

    Chị Hoài dùng toàn ngoa ngôn. Tôi nghí rằng ông Chu Hảo nói như vậy là hợp lý ít nhất trong giai đoạn hiện nay.

  71. lãng tử said

    Bác Chu Hảo có nói: “Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà tôi hiểu chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 ở Miền Nam.”
    Vậy thì đảng duy trì sự lãnh đạo của mình đối với ai đấy chứ có phải đối với trí thức đâu.
    Có phải hàm ý của bác Chu Hảo là thế này chăng: ai mà như chị Hoài thì gọi là trí thức, còn ai vẫn công nhận sự lãnh đạo của đảng thì chưa phải trí thức?
    Suy diễn vậy cho vui cả làng nhé.

  72. Xà Nu said

    Tôi thấy bài của PTH là hoàn toàn xác đáng, tuy có hơi đụng chạm cá nhân ông CH tí chút, xong làm sao có thể toàn vẹn hết được phỏng?
    Cái nước mình chết ở cái điểm thích dùng lời lẽ để lách, để “an toàn”, nhưng những cách thức để an toàn đó làm cho mớ tư duy, lý lẽ dày công trước đó trở nên vô nghĩa, vô giá trị.
    Chúng ta thiếu sự quyết liệt và triệt để. Điều đó làm cho chúng ta trở nên một thứ “bèo nhèo, nhờn nhợt, dở dở ương ương” trong khi với hiện trạng đất nước rất cần mạnh mẽ, kiên định và không khoan nhượng.

  73. Từ ngày biết trang tin “AnhBaSam”,tôi rất trân trọng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đưa tin nhất là phần bình luận trong ngày của BBT (học tập cách làm báo của The New York Times-USA, Spiegel -Deutschland, Le Monde-France…).
    Xin trích :”…Mong là nó chỉ vô tình “cứa” thôi, chứ không nhằm “cắt”, góp phần vào sự chia rẽ nguy hiểm…” lời Còm của BaSam qua bài “Sự lạc quan vô tận” của PT Hoài, nghe như giọng điệu của Bộ 4T. Thực tế trong cuộc sống đầy đấu tranh, sôi động thời “Hoàn Cầu hóa” anh không thể “cứu cánh biện minh cho phương tiện!!!
    Hoặc là anh DẤN THÂN như các dân tộc Bắc Phi, Syrien…đứng lên làm Cách Mạng hoa lài;
    Hay là anh THỎA HIỆP, khi lực lượng đôi bên ngang ngữa như trong thời kỳ chiến tranh lạnh hay bây giờ và tại biển Đông giữa Mỹ và Trung Cộng.
    Còn lại chỉ là “đầu hàng và khuất phục”, thái độ “im lặng” mà giới sỉ phu cho là thức thời cũng chỉ một hình thức ngụy biện!!!

    • lãng tử said

      Nghe như thành viên của Al-qaeda nói vậy?

      • hothey said

        @Lãng Tử: Bạn nói như con vẹt mà không hiểu nghĩa của Al Qaeda ?!- Tổ Tam-Tam của tổ chức trong thời kỳ “đen-tối'”, nhất là sau “Mậu Thân” hầu như mọi cơ sở nội thành ở miền Nam bị lộ!. Islam họ cũng dựa vào hình thức tổ chức đó! Vấn đề tôi đã dạo đầu “cứu cánh không biện minh cho phương tiện”, HCM, Đảng , đã đi buôn xương máu của dân tộc, bán rẻ non sông,. Riêng bản thân tôi, trong đời chưa biết cầm súng là gì! Nhưng đã mang nợ máu với nhân-dân, đồng bào vì tôi trong suốt thời gian dài (1966-2001) tiếp tay xây dựng chế độ này, vì tôi đã làm “trí thức trung thành” mặc dầu trong những năm dài đó tôi đã đi suốt Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc nhìn thấy bề trái, nhưng tự mình huyễn hoặc mình là:
        Đất nước ta còn nghèo,
        Nhân dân ta còn khổ đau
        hay
        Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay!!!
        Những lời đầu môi chót lưỡi, đã nướng sống gần 3 triệu người Việt trong cái gọi là chiến tranh giải phóng và dân tộc-đất nước Việt được cái gì?!!!
        DT Hương, PT Hoài và rất nhiều người ở trong hay ở ngòai đã thấy và tôi đã thấy. Sau hơn 3/4 đời, tôi không hề cần bổng lộc của cái Đ và NN nước này; như những tay thợ “bếp”,thợ “rừng”,thợ “chích”… chui rúc nơi nào có “gái và tiền”, nếu không đủ thì bán “Bạn PB Châu- Lý Thụy” hoặc là tự mình làm PR cho mình (Trần Dân Tiên)….

    • trần anh said

      nói 1 cách nghiêm túc trí thức là thành phần cơ hội chỉ nịnh hót trục lợi, tất nhiên trừ 1 số người…nên cái chủ đề này bàn tán thật buồn cười chỉ có gia cấp công nông theo học thuyết của Đảng cộng sản là chân chính thôi và dám hy sinh thân mình để làm cách mạng vì họ chả có gì để mất !

  74. Cụ Hảo xem bài này, chắc đau lắm đây!
    Để mổ xẻ vấn đề cốt lõi, cụ Hảo buột phải dùng dao cùn, còn chị Hoài ở xa chơi dao bén. 100 lần mổ bằng dao cùn, đâu vẫn đó. Dao bén đi một đường ngọt xớt thấy tới xương.

    • Phạm Nhớ said

      Việc gì GS Chu Hảo phải “đau” trước một ý kiến xốc nổi, thiếu chín chắn ? Này, thưa nhà văn, một ngày đẹp trời nào đó, ĐCS sẽ thành …đối lập trung thành của nội các PTH. Chấp nhận chứ (như ĐCS Nga hiện nay) hay lại đòi “đào tận gốc, trốc tận rễ” nó luôn thì mới ‘triệt đề’, ‘kiên định’? Ui, em sợ mấy chữ này quá à! hu hu..

    • thanh said

      Bác làm Thợ Cạo thì chắc dao của bác sắc rùi nhưng mà để làm Thợ Cạo hay, Thợ Cạo giỏi thì dao sắc chưa đủ đâu bác, em chỉ sợ mắt bác bị mờ rùi, đầu bác lẫn lộn nhìn gà hóa quốc thì khách hàng bác ăn đủ còn sau đó thì bác ăn thừa luôn chứ ko phải ăn đủ đâu.
      Bác nên đi chữa mắt cũng như chữa bệnh trong đầu đi nhé, hy vọng 1 ngày bác Thợ Cạo sẽ đc trang 3Sam bầu KÉO VÀNG của năm đó

  75. D.Nhật Lệ said

    Xin đặt câu hỏi lý do tại sao nhà văn PTH.lại tỏ ra quyết liệt qua bài viết này,khác hẳn thời bà còn
    chủ trương Talawas,một diễn đàn có thể nói là thu hút hầu hết trí thức trong và ngoài nước.Tôi xin
    thử “múa rìu qua mắt thợ” mà mạo muội lý giải,(dĩ nhiên chưa chắc đã đúng ý bà PTH.).
    Talawas từng tranh luận sôi nổi về bài viết của Trịnh Hữu Tuệ,trong đó trích dẫn lời của nhà hoạt
    động chống Đức Quốc Xã Klemperer,đại khái là “Hãy treo cổ trí thức cao hơn một mét” !
    Tình hình nước ta hiện nay đang nguy ngập lắm rồi,chẳng khác gì nhà đang cháy nhưng giới trí
    thức vẫn nhẫn nha…ngồi chờ sung rụng thì không thể nào cứu nước được,vì cứu nước còn cấp
    bách hơn cả cứu hỏa.Nhà cháy có thể xây nhà mới nhưng nước cháy thì hậu qủa cực kỳ khốc hại,
    không những cả dân tộc thống hận mà đất nước bị gậm nhấm dần do bản chất bành trường của
    bọn đại Hán.Đó là chúng có mưu đồ phát triển “không gian sinh tồn” cho gần 1 tỷ rưỡi người !
    Do đó,bà nhà văn cho là thời điểm này không nên khách sáo,giữ lễ…vớ vẩn làm gì nữa,chẳng lẽ
    nước đã đến chân còn không muốn nhảy nữa hay sao ? Tầng lớp trí thức mà không biết báo động
    cho đồng bào của mình trước hiểm họa Hán hóa thì họ có phần trách nhiệm nặng nề trong đó,chứ không chỉ ở nhà cầm quyền mà thôi đâu !
    Xin góp vài thiển ý như trên.

    • Khách said

      Tôi thấy D.Nhật Lệ lý giải hay.
      Xin cám ơn.

    • d said

      Bà Hoài đã treo cổ bọn “trí thức” trong nước cao hơn 1,2 mét bằng “bút” !

    • khách said

      Qúa hay!
      Nhưng cũng fải hiểu dưới chính thể độc tài làm gì còn tồn tại TRÍ THỨC đúng nghĩa. Vậy trách ô Hảo mà làm gì. Trí thức tử tế, thực chất…bị họ diệt cả rồi. Qúa vẻ vang cho đg ta và quá đau đớn, xót xa cho VỊT LAM là ở chỗ đó?? ( Chị Hoài nên sắc lẹm với các tổng bí thì chuẩn hơn?)

  76. Tân Phong said

    Thế bà Hoài đã làm được gì cho đất nước này mà ngồi đó nói…

    • lãng tử said

      Đòi gởi tiền về chăng?

      • Hoàng Thach said

        Gủi tiền về thì gia đình bạn dùng ,có gửi cho nhà nước đâu mà lên mặt? -.mọi ý kiến hành động nhằm thúc đẩy công bằng và dân chủ ở VN mới được trân trọng…

    • Khách Saigon said

      Ít nhất thì bà Hoài không có cái lồng son như ông Hảo được.
      Chỉ khác lớp sơn son thếp vàng, thực chất lồng son cũng là lổng sắt giống cái ông Vươn đang nhận, vì vậy mới có ‘Tầng đầu địa ngục’.

    • Ra sức khai sáng cho những cái đầu mông muội của những kẻ mệnh danh ngọn gió mới, nhưng thực chất là sự lấp liếm trá hình của ngọn gió cũ, và độc nữa, còn đáng trân trọng và hiệu quả hơn ngàn lần ngồi không hưởng thụ cuộc sống bằng tham nhũng mà sính rởm đời. Kẻ không biết tầm quan trọng của việc sống bằng cái đầu thường bĩu môi rằng sống bằng đầu thì làm được gì có ích đây ?… Về phương diện tri thức mà nói thì : thật tội nghiệp !

      • Ẩn danh said

        “Thích câu trả lời của Lãng tử” …. giờ đừng hô khẩu hiệu nữa, đừng mượn và nhân danh vì dân tộc và nhân dân… còn nếu thích thì cứ ra bờ hồ nhảy múa lộ hàng.

  77. Ẩn danh said

    Buồn cho chính trị việt nam , nhớ đến chuyện ngụ ngôn Êdốp về lũ chuột định buộc chuông vào đuôi mèo . Ý tưởng hay nhưng ai là người thực hiện ? Cãi nhau mãi làm gì , tranh luận mãi làm gì . Tôi thèm bác nào đưa ra được một cái hành động hay đối với tòan trị tại VN .

  78. Năm Darwin said

    Trích: “Với tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất.” Phạm Thị Hoài.”

    Trong câu này, có lẽ nhà văn muốn nói tới lãnh đạo “tư tưởng”? nếu ý nhà văn là như vậy thì câu phát ngôn này là đúng là “thông điệp tệ nhất” vì không những họ (các trí thức đối lập trung thành) tự ép mình mà còncó ý “khuyên” các thế hệ trí thức đàn em (nên bắt chước hành động như họ) nữa. Ngoài ra, tệ hơn, nó còn có thể bị chính Đảng lợi dụng để “ép” người khác cùng làm theo như họ nữa.,

    Không nhà nước dân chủ nào dám “lãnh đạo” trí thức và vấn đề này cũng không bao giờ được đăt ra tại các nước đó vì họ (các nhà trí thức) có sự tự do lựa chọn riêng của họ và dĩ nhiên, nếu họ muốn, họ có thể tự chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước cầm quyền tại nước họ.

    Nếu không thích sự nói thẳng mất lòng của nhà văn, sợ bị gọi là “mẫu mực của đối lập trung thành” thì có nên làm như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho lành tiếng “trí thức” chăng?

    “Ta dại ta về nơi vắng vẽ;
    Người khôn người đến chốn lao xao”

  79. Chúng ta cũng có thể coi bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài như là một lời “động viên” trí thức trong nước. Nhiều khi người ở trong không nhìn thấy hết được, người ở ngoài dễ quan sát hơn.

    Tôi không cho những bài viết như thế này có thể chia rẽ được trí thức trong và ngoài nước, những người hiểu biết thường rất độ lượng.

    • Cũng cần nói thêm rằng, không thể đánh giá GS Chu Hảo qua bài phỏng vấn với BBC vừa rồi mà phải đánh giá GS qua việc quảng bá kiến thức tinh hoa nhân loại vào VN, ủng hộ nhân dân biểu tình chống Trung Quốc và nhiều hoạt động khác.

      Trong hoàn cảnh hiện nay những việc làm của GS là vô cùng quý báu. Nhưng trong giai đoạn sắp tới cần nghiên cứu quan điểm của nhà văn Phạm Thị Hoài.

      • thanh said

        Bác này mắc cười quá, 2 cái còm này của bác có những cái mâu thuẫn nhau mà bác ko thấy. Có lẽ như vậy nên bác cũng kết luận luôn là bài viết của PTH ko gây chia rẽ trí thức trong và ngoài nước.

  80. Cong said

    Theo tôi hiểu thì người trí thức là người có lương tri, lương năng cùng với kiến thức rộng. Cho nên người học cao chưa chắc là người trí thức, còn người có lương tri lương năng mà ít học cũng chưa có thể gọi là trí thức. Nói tóm lại theo dân gian thì họ thường gọi người trí thức một cách ngắn gọn là ‘hiền tài’.

    Nếu hiểu người trí thức như vậy thì họ có nên để cho đảng Cộng Sản lãnh đạo hay không?

    • Cong said

      Xin thêm:
      Xin đơn cử một ví dụ về một nhà trí thức theo tôi hiểu, đó là cụ Nguyễn Hiến Lê. Chắc chắn là ở VN có nhiều nhà trí thức, nhưng tôi nêu tên cụ Lê chỉ vì tôi biết cụ nhiều hơn người khác.

  81. A Cô Đa said

    Xin các bạn tìm hiểu kỹ về khái niệm trí thức và danh xưng trí thức nhé. Không phải cứ có bằng cấp này nọ là đương nhiên được coi/công nhận là trí thức. Hai từ trí thức cao quý, chỉ dành cho những người hiểu biết (tất nhiên là phải học hành mới có được sự hiểu biết tức là có tri thức) đã dấn thân cống hiến tri thức (sự hiểu biết của mình) cho sự tiến bộ, văn minh của cộng đồng, của nhân dân mình, Tổ Quốc mình. Nếu chỉ mang sự hiểu biết (tri thức) của mình để bợ đỡ nịnh hót kẻ có quyền nhằm vinh thân, phì gia thì không được coi là trí thức. Để tránh sự nhầm lẫn đã kéo dài trong bối cảnh xã hội nước ta , gần đây một số người đã chia ra và chỉ đích danh kẻ có tri thức bợ đỡ là bọn “trí nô” để phân biệt với người trí thức chân chính dám dấn thân vì sự tiến bộ của xã hội. Người trí thức chân chính không hề phát ngôn nước đôi, với họ chỉ có đúng hay sai và họ phản biện thực tâm, thực lòng, không có bất cứ một thế lực khuất phục được họ và loại bổng lộc gì có thể cám dỗ họ. Ở ta NV Nguyên Ngọc; GS Nguyễn Huệ Chi ; ông Hà Sỹ Phu ; TS Cù Huy Hà Vũ ; Trần Huỳnh Huy Thức v.v… là những trí thức chân chính, tiêu biểu.

    • khách said

      May mà còn bác Ngọc, bác Chi chưa bị Búa phang và Liềm cắt cổ…

    • bagan3 said

      Định viết về phân định
      Tri thức và TRÍ THỨC
      thì A Cô Da đã phân tách dùm.
      *
      Thiển nghĩ: những kẻ chưa sống ra Người nhưng có học vấn thì nên gọi họ là người có tri thức.
      Chỉ những ai dùng cái (Lý) Trí sáng huệ của mình mà hành xử…phục vụ Nhân quần mới xứng đáng được gọi (không phải tự xưng) là người TRÍ THỨC.
      *
      Xin hãy dùng từ với ý nghĩa chính danh như thế – xã hội, cộng đồng, quốc gia, nhân loại sẽ bớt được nhiều kẻ bao biện, đạo đức giả…lừa dối và bịp bợm.

  82. Quyenduocnoi said

    – Bà PTH có một văn phong hết sức độc đáo. Đọc văn bà thì “ngẫm” đi liền với “nghĩ” mới thấy mới thấy bà quá sâu sắc.
    – Rõ ràng, trí thức trong guồng máy từ bé đến lớn, từ hạ đến thượng tầng chưa bao giờ vượt qua được mớ từ ngữ bùng nhùng, sáo rỗng và nhàm chán đến chết đi được mà đòi “tự do tư tưởng” thì có mà “hái sao trên trời !” : “Đổi mới” thì luôn đi kèm “quyết tâm” như thuở nào và hai thứ này cộng lại luôn phải “triệt để và sâu rộng” cũng như “chỉ đạo” thì cần “quyết liệt”, “sửa đổi” thì phải “căn bản”, “thực hiện” thì “nghiêm túc”; các “thảo luận” thì không tránh khỏi “thẳng thắn, dân chủ” và chỉ có cách “ưu tiên, mở rộng” chúng; “hạn chế, yếu kém” thì Đảng cần “khắc phục” và “chủ nghĩa cá nhân” thì cần “đấu tranh triệt để”. ( PTH ).
    Vừa thích tự do vừa ca ngợi cái “vòng kim cô”. Thật là “Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước” ( Thơ TH ).

  83. said

    Tôi đồng ý với nhà văn Phạm Thị Hoài.
    Kiểu nói như ông Chu Hảo: “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với trí thức ở trong nước” là lối nói thay cho con cháu, dòng họ ông ta chứ không phải ông đang nói cho gia đình anh Vươn đang ở trong tù và […]

    • Ng. Việt said

      “lối nói thay cho con cháu, dòng họ ông ta chứ không phải ông đang nói cho gia đình anh Vươn đang ở trong tù và […]”

      Câu này hay, nhưng chưa chắc đúng. Anh Vươn là một con người dũng cảm, sẵn sàng hy sinh tất cả, nhưng chưa chắc anh đã hiểu là phải phá bỏ cái ách nào để khỏi bị mất đất. Anh dùng súng chỉ để bắn thằng bá KIến hiện đại ở quê anh. Ngay cả lúc này, khi bị bắt rồi, anh vẫn tin là kẻ thù của anh chỉ là mây thằng xã và đám xã hội đen quanh chúng

      Trí thức là phải làm cho đại bộ phận dân chúng bị áp bức như anh Vươn hiểu: phải giải quyết vấn đề thể chế.

  84. Đỗ Lam Lĩnh said

    Đọc xong mới biết “trình độ” của người viết (PTH) đến đâu.

  85. Đảng viên Xa rời Lý tưởng. said

    Tôi không bác bỏ những gì Dân Việt nói nhưng phải nói rằng trí thức họ nhút nhát. Họ chỉ dám nói trong những giới hạn nhất định. Đặc biệt họ cũng cẩn trọng với Đảng. Đảng cộng sản Trung quốc có một thời kỳ cho mọi người viết báo chữ to mặc sức phê bình, nhưng đau đớn thay. Đó là một cái bẫy. Những nhà trí thức, một số nhà hoạt động chính trị tưởng rằng mình đã được tự do nên đã nói thẳng, nhưng sau đó họ bắt hết và tất nhiên là đối xử theo kiểu Cộng sản nguyên thủy. Còn ứng xử kiểu của ông Vươn Tiên Lãng, chẳng khác gì tiếng bom Phạm Hồng Thái. Giáo sư Nguyễn Đình Tứ ông biết rồi chứ… Nếu ông không xui người ta chui vào bẫy thì ông phải tự xem lại phát ngôn.

    • Nghệ Tĩnh said

      Thức ăn và chỗ ở là hai yếu tố thiết yếu của sự tồn tại sống của một con vật.
      Người ta quản lý rất chặt cả hai yếu tố này( Thức ăn thì quản lý bằng chế độ tem phiếu, sau này không thể quản lý nổi mới chịu nới lỏng. Chỗ ở theo chế độ hộ khẩu). Anh có nghe theo tôi không, nếu không theo anh chết ngay tắp lự. không theo anh còn gặp nhiều phiền nhiễu không tên khác mà không biết nó ở đâu ra( theo quyết định của tổ chức: Tổ chức là ai thì không bao giờ rõ mặt). Sợ nhất là sự theo dõi ngầm, lập là lập lờ chả biết đâu mà lần.
      Nên đừng chê Trí thức nhà ta nhút nhát.
      nếu hỏi Trí thức có yêu NÓ không?thì Trí thức phả vội vàng trả lời ” Yêu chứ, yêu chứ!……”.

  86. Chúng ta đã nghe nhiều cái mệnh đề: “Trí thức ở trong lồng thì ‘đành’ phải nói thế”. Nhưng cũng chính vì trí thức trong lồng không thể vượt qua được nỗi sợ hãi mà cái lồng nó tồn tại đến hôm nay.

  87. Ba Xạo said

    GHÉT CẢ HAI
    Ôi chao là ghét. Một ông đã lớn tuổi rồi hưởng không ít bổng lọc bỗng dưng xưng xưng ĐẢNG & TRÍ THỨC. Một bà đang ở nước ngoài cũng phân tích thêm Đảng &trí thức.

    Hai vị đó làm như đó là 2 đối tượng khác nhau, đối lập nhau, phủ định nhau.

    Thời đại tiến bộ, chất xám đã trở thành nguồn lực xã hội. Trí thức là công nhân thời đại mới và lãnh đạo Đảng cũng là TRÍ THỨC cả.

    Thậm chí lãnh đạo ĐẢNG hơn cả trí thức, hơn cả giáo sư tiến sỹ vì suy cho cùng thì ai nuôi nấng đào tạo và phong cấp hàm cho trí thức? Và những người lãnh đạo đảng mà không phải là TRÍ THỨC CHÂN CHÍNH thì hóa ra họ là công nhân chưa từng cầm búa, nông dân chưa từng lội ruộng cưỡi trâu. Hài vãi.

    Chính lãnh đạo Đảng là cỗ máy cái đẻ ra “giai tầng trí thức XHCN” chứ còn ai? Nhưng chất lượng cỗ máy mà kém, đạo đức guồng máy hư hỏng thì phải cần lắng nghe tầng lớp trí thức ưu tú do mình đẻ ra khuyên răn và sửa đổi. Có thế thôi, dài dòng làm gì.

    Ngược lại các trí thức ưu tú phải phấn đấu tu dưỡng đạo đức để trở thành lãnh đạo Đảng để Đảng ngày càng xứng đáng hơn, nhất là học tập tư tưởng đạo đức của cấp trên, cấp lãnh đạo.

    Bà Phan Thị Hoài đúng là ăn nói sắc lẹm, giá mà Bà ấy hiểu biết và dùng ngòi bút của mình đắc lực hơn và tự nguyện núp dưới sự lãnh đạo của sở ngoại vụ và an ninh văn hóa tư tưởng thì lo gì sự đi về ăn ở?

  88. Khách Saigon said

    Nữ nhà văn ‘từ một vị trí ưu đãi, không có gì để mất trừ hi vọng gặp lại quê hương và gia đình’ có bài viết mà theo tôi cảm nhận là không thỏa hiệp với trí thức đối lập trung thành như ông Chu Hảo.

    Đôi lời: Có phải một chú chim bay lượn ngoài vườn, cười nhạo chú chim đang ai oán trong lồng, “sao mày không phá ngay cái lồng ra ngoài này cho sướng? Không phá được thì dong một hơi ra ngoài như tao đây này” ? BS xin được có lời bình trong khoảng hai tiếng nữa.
    Hai tiếng sau, ABS đã bình theo phong cách một nhà ngoại giao.

    Tìm thấy trên ABS hôm nay: Lên đỉnh! (Trần Lưu Văn). “Có người bảo nhà họ Vươn dại, mình không nghĩ thế, bởi họ thừa biết làm thế là mất hết, là tù tội, thậm chí là chết chóc. Mà không làm thế với lũ người này, đến giờ này họ còn gì??? Càng ngày, mình càng tin rằng, họ làm thế vì họ còn niềm tin trên đời còn công lý, mà công lý thuộc về nhân dân, hôm nay hoặc mai sau”
    Không biết giờ này ở trong tù bác Vươn có tin công lý thuộc về nhân dân như đoạn viết trên không. Trước khi vào lồng sắt, bác Vươn biết gia đình mình bị quá độ thành dân vô sản, bác chuẩn bị mấy khẩu súng hoa cải, tiếng súng hoa cải nổ lên tuyệt vọng như tiếng chim hót trong bụi mận gai.

    Chuyện cái lồng son.
    Lang mang ngày cuối năm, Tết sắp đến, hoa và thơ đâu không thấy, lại thấy chim với ‘con chim quý phải ở lòng son’
    ‘n không trách là em bội bạc Mà m ơi anh chỉ trách m ,Trách m, sao m không nói thật lòng.’
    Chợt nghĩ đến ‘Tầng đầu địa ngục’ của nhà văn Nga Alexandre Solzhenitsyn.

    • Khách Saigon said

      Se relaxer

    • Khách said

      ‘quá độ thành dân vô sản’

      Ngôn ngữ xã hội đen VN -> tới vơ vét tôm cá.
      Ngôn ngữ kiếm hiệp -> hóa kiếp.
      Ngôn ngữ cá độ bóng đá -> vét máng.
      Nhà Phật (em không chắc lắm) -> Hóa duyên thành hành giả vô vi.

    • Long A said

      Khách Saigon đã nói
      18/01/2012 lúc 12:59

      “…tiếng súng hoa cải nổ lên tuyệt vọng như tiếng chim hót trong bụi mận gai.”

      Nghe đau quá, bác ạ ! Vì tôi đã từng xem bộ phim này hồi xưa.

  89. 1nxx said

    Huhuhu, ông bà tổ tiên ơi, các vị có linh thiêng hãy về đọc tin này.

    http://www.rijksoverheid.nl/documenten-en-publicaties/persberichten/2011/09/26/minister-president-nguyen-tan-dung-van-vietnam-brengt-bezoek-aan-nederland.html

    • Let It Be said

      Bác đang chơi khó “ông bà tổ tiên” đấy à? Đếch hiểu và cũng không biết nó là thứ ngôn ngữ gì. haizzzzzzzzzzzzzzzz

    • 1nxx said

      1nxx says : “Tại địa chỉ trên có 1 Việt kiều Hà lan nói báo Hà lan đưa tin chính phủ Hà lan cho VN vay 300 tỉ Euro từ 2015-2020 để đầu tư vào dầu lửa, khí đốt và năng lượng hôm anh ba condoms đi Hà lan. Ttngbt có nghe gì không? Tôi đã check lại cái links tại địa chỉ trên và tin đó là đúng sự thật. Như vậy con cháu chúng ta sẽ phải è cổ ra trả nợ hàng trăm năm nữa chưa hết. Mà bọn đểu này im như thóc không cho dân chúng biết mới chết chứ.”

      ttngbt says : “Bác có ý gì không? Tại sao lại im lìm không có báo nào đăng???”

      […]

    • Khách Saigon said

      Tôi nhận thấy tin này quang trọng và thú thật là mình ngu chưa hiểu, nên còm lên đây chờ các anh chị ném đá.

  90. Lê Hữu Thế said

    KHÔNG SỐNG BẰNG DỐI TRÁ – Alexander Solzhenitsyn

    Linh Vũ dịch theo bản tiếng Anh từ đây.

    – Toàn văn bài tiểu luận của Alexander Solzhenitsyn “Không sống bằng dối trá.” Có lẽ đây là tiểu luận cuối cùng mà Solzehnitsyn viết trên quê hương mình trước khi Liên Xô sụp đổ, và được lưu truyền trong giới trí thức Moscow thời gian đó. Tiểu luận này được ghi ngày 12/2, cũng là ngày mà cảnh sát mật đột nhập vào căn phòng của ông và bắt giam ông. Ngày hôm sau ông bị trục xuất sang Tây Đức.

    – Đã có lúc thậm chí chúng ta không dám nói thầm. Giờ đây, chúng ta viết và đọc samizdat [1], và khi chúng ta tụ họp trong phòng hút thuốc tại Viện Khoa học, chúng ta có thể phàn nàn thẳng thắn với nhau: Bọn họ định chơi trò gì với chúng ta đây, định kéo chúng ta tới đâu nữa? Họ khoe khoang vô cớ về các thành tựu vũ trụ trong khi đất nước nghèo đói và bị tàn phá. Họ dựng lên các chính phủ dã man. Hà hơi tiếp sức cho các cuộc nội chiến. Chúng ta nuôi dưỡng Mao Trạch Đông một cách bất cẩn và giờ đây họ sẽ gửi chúng ta ra chiến trường để chống lại hắn, và chúng ta sẽ phải đi thôi. Có cách nào thoát được? Và họ xử án bất cứ ai họ muốn, tống những người minh mẫn vào nhà thương điên- bọn họ luôn luôn thế, còn chúng ta bất lực.

    – Mọi thứ đã gần tới đáy. Cái chết tinh thần của tất cả đã chạm vào tất cả chúng ta, còn cái chết thể xác sẽ nhanh chóng cháy bùng và nuốt hết cả chúng ta lẫn con cháu ta. Nhưng vẫn cứ như trước kia, chúng ta vẫn mỉm cười một cách đớn hèn và nói lầm bầm dù lưỡi không bị buộc. Nhưng chúng ta có có thể làm gì để ngừng điều đó cơ chứ? Chúng ta đâu có sức mạnh, phải không nào?

    – Chúng ta đã bị phi nhân tính hóa một cách kinh khủng tới mức ngày nay, chỉ vì một khẩu phần thực phẩm nhỏ nhoi, chúng ta cũng sẵn lòng từ bỏ tất các nguyên tắc của mình, linh hồn của mình, những cố gắng của tiền nhân và cơ hội dành cho hậu thế. Chúng ta chỉ cần làm sao để sự tồn tại mỏng manh của mình không bị phá vỡ. Chúng ta thiếu sự vững vàng, lòng kiêu hãnh và nhiệt huyết. Thậm chí chúng ta còn chẳng sợ cái chết vì vũ khí hạt nhân cho toàn thế giới, và chúng ta không sợ thế chiến thứ ba. Chúng ta trú ẩn trong những kẽ tường. Chúng ta chỉ sợ hãi những hành động can đảm công dân.

    – Chúng ta chỉ sợ hãi rằng mình sẽ tụt ở đằng sau bầy đàn, sẽ phải bước đi một mình và đột nhiên nhận ra mình không còn bánh mỳ trắng, khí đốt và hộ khẩu Moscow.

    – Chúng ta đã bị nhồi sọ bởi các khóa học chính trị, và cũng tương tự thế, bị nhồi sọ bởi ý tưởng rằng hãy sống thật thoải mái và rồi tất cả sẽ tốt đẹp. Bạn không thể nào né tránh được môi trường và các điều kiện xã hội quanh bạn. Cuộc sống hàng ngày đòi hỏi phải có sự tỉnh táo. Việc đó thì có liên quan gì tới chúng ta chứ? Chúng ta đâu có thể thay đổi được điều gì?

    – Nhưng chúng ta có thể thay đổi- thay đổi tất cả mọi thứ. Dù vậy, chúng ta vẫn tự lừa dối để trấn an bản thân. Và không phải là bọn họ là những kẻ có lỗi- mà chính là chúng ta và chỉ là chúng ta. Bạn có thể phản đối: Nhưng đến các đồ vật cũng có thể nghĩ gì nếu chúng ta muốn. Người ta đã nhét giẻ vào mồm chúng ta rồi. Làm gì còn ai muốn nghe chúng ta nói chứ. Cũng đâu có ai hỏi ý kiến chúng ta. Làm thế nào chúng ta buộc họ phải nghe chúng ta nói? Không thể nào thay đổi được những gì họ nghĩ.

    – Sẽ thật tự nhiên nếu có thể đuổi bọn họ ra khỏi nhiệm sở bằng cách bầu cử, nhưng ở nước chúng ta không có bầu cử. Ở phương Tây người ta biết đến bãi công và biểu tình- nhưng chúng ta luôn bị đè nén và điều này là một viễn cảnh đáng sợ với chúng ta: Làm sao bạn có thể đột nhiên bỏ việc và ra đường biểu tình chứ? Thế nhưng những con đường chết chóc khác từng được đặt chân lên trong suốt một thế kỷ cay đắng vừa qua của dân tộc Nga cũng không phải dành cho chúng ta. Và thực sự chúng ta không cần tới chúng.

    – Giờ đây, sau khi lưỡi rìu đã làm xong phần việc của mó, khi tất cả những gì được gieo mầm đã nảy hạt, chúng ta có thể thấy được sự lầm đường của những người trẻ tuổi và tự phụ- những người từng nghĩ rằng họ có thể làm đất nước chúng ta trở nên công bình và hạnh phúc hơn bằng khủng bố, bạo lực đẫm máu và nội chiến. Không đâu, hỡi các vị tiền bối đã dạy cho chúng ta bài học đó! Giờ đây chúng ta biết rằng các biện pháp tồi tệ sẽ sinh ra các kết quả tồi tệ. Hãy để cho bàn tay chúng ta được trong sạch.

    – Vậy là một cái vòng tròn khép kín ư? Và không có cách nào thoát khỏi nó? Chẳng nhẽ chỉ còn một con đường duy nhất cho chúng ta, đó là chờ đợi và không hành động? Có thể sẽ có cái gì đó tự nhiên xảy ra? Nhưng sẽ không bao giờ có gì xảy ra cả chừng nào chúng ta còn tiếp tục thừa nhận, ca ngợi, đóng góp- chừng nào chúng ta còn chưa tự tách mình ra khỏi một thứ dễ nhận thấy nhất xung quanh chúng ta: Sự dối trá.

    – Khi bạo lực mới xâm nhập vào cuộc sống bình yên, khuôn mặt của nó sáng bừng lên bởi lòng tự tin, như thể nó đang mang theo một biểu ngữ và hô lớn: “Ta là bạo lực. Hãy chạy thật xa, hãy nhường đường cho ta- Ta sẽ nghiền nát mi”. Nhưng bạo lực nhanh chóng trở nên già cỗi. Nó đánh mất lòng tự tin vào mình, và để duy trì được một khuôn mặt khả kính, nó sử dụng sự dối trá làm đồng minh- bởi lẽ bạo lực không thể đặt móng vuốt nặng nề của nó vào mọi lúc và tới tất cả mọi người được. Nó chỉ đòi hỏi từ chúng ta việc tuân thủ sự dối trá và tham gia hàng ngày vào các lời nói dối. Tất cả lòng trung thành chỉ đặt vào đó thôi.

    – Và như thế, chìa khóa đơn giản và dễ dàng nhất cho tự do vẫn bị chính chúng ta lãng quên, nằm ở đây: từ chối không tham dự vào sự dối trá. Cho dù sự dối trá che đậy tất cả, bao biện tất cả, nhưng tôi sẽ không tham gia vào nó.

    – Việc này mở ra một kẽ hở trong vòng tròn tưởng tượng tồn tại bởi sự thụ động của chúng ta. Đó cũng là việc dễ dàng nhất cho chúng ta, nhưng lại tai hại nhất cho sự dối trá. Bởi lẽ khi chúng ta từ chối dối trá, việc này sẽ cắt ngắn sự tồn tại của nó. Giống như một căn bệnh lây, sự dối trá chỉ tồn tại trong một cơ thể đang sống.

    – Chúng ta không tự hô hào bản thân. Chúng ta chưa đủ trưởng thành để có thể tiến vào quảng trường và hô to sự thật hay nói to những gì chúng ta nghĩ. Việc đó cũng không cần thiết.

    – Và nó nguy hiểm. Nhưng chúng ta hãy từ chối nói những gì mà chúng ta không nghĩ.

    – Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất và tiện nhất, một khi đã tính tới cả sự hèn nhát cố hữu, thâm căn trong chúng ta. Và nó cũng dễ hơn nhiều- dù nói thế này cũng còn là nguy hiểm- so với phong trào bất tuân thủ dân sự mà Gandhi từng kêu gọi.

    – Con đường của chúng ta là gạt đi những đường biên ung hoại. Nếu chúng ta không nối lại những khúc xương đã chết và những bậc thang ý thức hệ, nếu chúng ta không vá víu những mớ rách mục nát từ lâu, chúng ta sẽ ngạc nhiên biết bao nhiêu khi những lời dối trá nhanh chóng trở nên bất lực và yếu ớt.

    – Những gì cần phải bóc trần khi đó sẽ thực sự trở nên trần truồng trước toàn thể thế giới.

    – Vì thế với tất cả sự rụt rè của chúng ta, hãy để mỗi người trong chúng ta có một quyết định: Hoặc là với ý thức, chúng ta chịu tiếp tục là nô lệ cho sự dối trá- tất nhiên, không phải vì chúng ta muốn thế, mà là để nuôi gia đình mình, mà như thế cũng là nuôi dạy con cái trong một tinh thần dối trá- hoặc là chúng ta vứt bỏ hết những lời dối trá và trở thành một người trung thực, sống xứng đáng với sự tôn trọng của con cái, và của thời đại mà chúng ta đang sống.


    Và từ hôm nay trở đi, mỗi chúng ta sẽ:

    + Không viết, ký, hay in ấn một câu nào bóp méo sự thật.
    + Không nói ra những câu như thế dù khi nói chuyện riêng hay trước sự hiện diện của người khác, dù tự mình hay do ai đó yêu cầu, dù với vai trò của người khích động, giáo viên, nhà giáo dục hay trong một vai trên sân khấu.
    + Không mô tả, cỗ vũ hay truyền tải một ý tưởng nào mà bạn thấy rõ ràng sai hay bóp méo sự thực dù trong tranh vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh, khoa học kỹ thuật hay âm nhạc.
    + Không trích dẫn ngoài bối cảnh, dù trong văn nói hay viết, một câu nói để hài lòng ai đó, để tô điểm cho tổ ấm của bạn, hay để đạt thành công trong công việc nếu bạn không hoàn toàn chia sẻ với ý kiến được trích dẫn, hay nếu nó không phản ánh chân thực vấn đề.
    + Không cho phép mình đến dự các cuộc biểu dương, hội họp nếu chúng trái với ý nguyện hay mong muốn của mình, không bao giờ nhận vào trong tay mình hay giương lên trời một áp phích hay biểu ngữ mà mình không hoàn toàn đồng ý.
    + Không giơ tay thông qua một đề án mà mình không thực sự tán đồng, không bầu cử, dù công khai hay bí mật, cho ai nếu mình cảm thấy người đó không xứng đáng hay không đáng tin cậy.
    + Ngay lập tức bước ra khỏi các cuộc hội họp, hội nghị, bài giảng, trình diễn, chiếu phim nếu nghe thấy diễn giả nói dối, phát biểu những ý thức hệ ngớ ngẩn hay tuyên truyền vô sỉ.
    + Không đặt mua những tờ báo hay tạp chí có thông tin bị bóp méo và sự thực bị che đậy.

    – Tất nhiên, chúng ta chưa liệt kê hết tất cả những việc có thể và cần thiết để lánh xa sự dối trá. Nhưng một người tự làm trong sạch mình sẽ dễ dàng nhận ra những tình huống khác với cái nhìn trong sạch của anh ta.

    – Không, việc đó ban đầu sẽ không hề dễ dàng với tất cả chúng ta. Ban đầu, có thể một số người sẽ mất việc làm. Với những thanh niên muốn sống cùng sự thật, việc này lúc đầu sẽ làm cho cuộc sống của họ trở nên rất khó khăn, bởi những bài học bắt buộc của họ tràn đầy những lời dối trá, và họ cần thiết phải chọn lựa.

    – Nhưng không có lỗ hổng nào cho bất kỳ ai muốn trở nên trung thực. Vào bất kỳ ngày nào, mỗi người trong chúng ta sẽ phải đối mặt với ít nhất một trong các lựa chọn trên đây, ngay cả khi chúng ta trú ẩn trong những ngành khoa học kỹ thuật có tính an toàn nhất. Hoặc là sự thật, hoặc là dối trá: Hướng đến độc lập tinh thần hay hướng tới nô lệ tinh thần.

    – Và với người nào không đủ lòng can đảm để bảo vệ linh hồn mình- đừng tự hào về những quan điểm “cấp tiến”, đừng khoe khoang rằng mình là viện sĩ hàn lâm hay nghệ sĩ nhân dân, là một người nhiều công trạng, hay một vị tướng. Anh ta hãy nói với bản thân: Tôi đang sống trong bầy đàn, tôi là một thằng hèn. Mọi thứ với tôi đều như nhau chừng nào tôi còn được ăn và được ấm.

    – Thậm chí cả con đường này, con đường khiêm tốn nhất trong tất cả những con đường phản kháng, sẽ không dễ dàng cho chúng ta. Nhưng nó dễ dàng hơn nhiều so với việc tự thiêu và tuyệt thực: Sẽ không có ngọn lựa nào bao phủ trên thân thể bạn, trên con ngươi mắt bạn, đốt cháy bạn từ trong tim, và gia đình bạn vẫn sẽ luôn có được bánh mỳ nâu cùng nước sạch.

    – Có một dân tộc vĩ đại ở châu Âu- đó là người Tiệp Khắc, những người chúng ta đã phản bội và lừa dối. Chẳng phải họ đã chỉ cho chúng ta thấy một con thú dễ bị tổn thương có thể đứng lên chống lại xe tăng nếu như có một trái tim giá trị ở bên trong nó?

    – Bạn nói rằng việc này không dễ dàng? Nhưng nó là cách dễ dàng nhất. Đó không phải là sự lựa chọn dễ dàng cho cơ thể, nhưng lại là sự lựa chọn duy nhất của linh hồn. Không, đó không phải là con đường đi dễ dàng. Nhưng đã có nhiều người, thậm chí hàng chục người, vẫn luôn duy trì những nguyên tắc này trong nhiều năm và sống bằng chân lý.

    – Và bạn sẽ không phải là người đầu tiên lựa chon con đường này, mà sẽ gia nhập cùng với những người đã lựa chọn nó. Con đường này sẽ dễ hơn và ngắn hơn cho tất cả chúng ta nếu chúng ta cùng lựa chọn nó và xếp chặt đội ngũ. Nếu có hàng ngàn người trong chúng ta, họ sẽ có thể làm bất kỳ điều gì cùng với chúng ta. Và nếu như có hàng vạn người chúng ta thì thậm chí chúng ta sẽ không còn nhận ra đất nước mình nữa.

    – Còn nếu chúng ta quá sợ hãi thì hãy ngừng kêu ca rằng có ai đó đang bóp nghẹt cổ chúng ta. Chính chúng ta đang làm điều đó. Khi đó, chúng ta hãy cúi đầu xuống thấp hơn, hãy rên la. Và những nhà sinh vật học sẽ mang lại gần hơn một ngày nào đó khi người ta có thể đọc được ý nghĩ con người và biết được chúng ta vô giá trị và vô vọng đến mức nào.

    – Và nếu chúng ta sợ hãi, thậm chí không dám chấp nhận bước đi này, thì chúng ta thực sự vô giá trị và vô vọng, và lời trách mắng của Pushkin đích thực là dành cho ta:
    “Với loài bò, tự do thật vô ích. Ách và roi là những gì đời đời chúng biết”.

    [1] Trào lưu văn học ngầm, không được in mà chỉ tồn tại dưới dạng viết tay và đánh máy, được lưu truyền trong giới trí thức Nga sau khi Khrushchev lên nắm quyền, và mở ra thời kỳ tương đối tự do hơn trước trong văn nghệ. Các tác phẩm như Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn, Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov, bác sĩ Zhivago của Pasternak, thơ ca của Brodsky là các ví dụ của trào lưu văn học này.

    • Khách said

      Trong entry nhà văn Phạm Thị Hoài viết cho nhà trí thức Chu Hảo có trùng hợp hai còm nhắc đến nhà trí thức Nga Alexander Solzhenitsyn, không còm nào nhắc đến cụ tổ cộng sản (Nga) Lenin 🙂

  91. Vu Hong Phong said

    Đối với nhà văn Phạm Thị Hoài : Cái mất cùng lắm chỉ là bị “cấm cửa, không được về thăm thân nhân, gia đình, quê hương đất nước. Cái mất đó cũng lớn và đau lắm.
    Còn đối với những người trong nước : Cái mất đó có thể là con đường sống của mình và gia đình bị triệt tiêu, bản thân rơi vào vòng lao lý, ngồi sau chấn song sắt nhà tù. (Trần Huỳnh Huy Thức, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ và như biết bao người khác).
    Thế nên cũng dễ hiểu, hai người sống ở hai nơi khác nhau có ý kiến khác nhau.

    • Ba Phải said

      Nếu chúng ta sợ, thì cứ nói là sợ ! Cả nước đã sợ từ mấy chục năm nay có sao đâu ?! Sở dĩ bây giờ nhân dân bớt sợ nhà cầm quyền vì họ nhìn thấy sự lưu manh, dối trá của nhà cầm quyền. Họ cũng được sự yểm trợ đắc lực từ kỹ thuật thông tin tân tiến, nhà nước không thể che dấu những việc làm hèn hạ, đồi bại trước dư luận thế giới như trước kia …
      Nhưng xin đừng dối lòng mình, vì như vậy chúng ta sẽ tự xỉ nhục chính chúng ta chứ không phải ai khác.
      Người trí thức chính là người có kiến thức uyên bác và biết tôn trọng và vinh danh sự thật, dù bất cứ ở đâu và trong bất cứ trường hợp nào. Xin ngắn gọn.

  92. […] đăng trên BBC của Nhà văn Phạm Thị Hoài đang được tranh cãi sôi nổi trên trang Basamnews (Anh Ba […]

  93. montaukmosquito said

    Về lời bình của anh Ba Sàm, em có 1 số nhận định chung

    Em nghĩ BBC tóm tắt đúng ý của ô Chu Hảo, và bà Hoàn trả lời đúng . Lý do, đây là tình trạng chung của giới trí thức trong nước, dù có đứng trong bộ máy hay không . Mấy bài của các “trí thức khả kính” như Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc, nhóm boxit vn, Trương Duy Nhất … cũng không xa trọng tâm ý tóm tắt ô Chu Hảo của BBC, và cái consensus này được nhóm Diễn Đàn và ông Trần Hữu Dũng khuếch âm .

    Em hiểu sự tàn bạo của các chế độ độc tài, nhưng em mong mọi người nhận ra gánh nặng một chế độ độc tài đổ lên một quốc gia và dân tộc . Nếu không nhận ra, em lấy lại một quan sát của chị Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm

    “Trong lần “cà phê được mời” gần nhất của tôi, có người nói rằng: “Những gì Cù Huy Hà Vũ nói không sai!”

    – Không sai sao lại bắt?- Tôi hỏi.

    – Vì chưa đúng thời điểm và còn có động cơ chính trị. Ví dụ điển hình là vụ “khoán hộ” của ông Kim Ngọc (tỉnh Vĩnh Phúc) đó.

    Tôi không tranh cãi, bởi biết nếu có tranh cãi cũng không đi đến đâu”

    http://menam0.multiply.com/journal/item/581

    Tức là từ xưa tới giờ, đảng csvn bảo đảm tính tiên phong của mình bằng cách triệt hạ tất cả những cá nhân có tư duy cao và xa hơn đảng . Với tốc độ tiêu diệt trí thức kiểu này, chúng ta có làm bao nhiêu cũng không kịp với tốc độ “ngu dân hóa” của đảng . Và câu trả lời tại sao chưa có một tầng lớp đúng nghĩa, là vì tất cả những người trí thức đúng nghĩa đã, đang và sẽ được/bị đưa vào tù .

    Vậy chưa biết chừng cái đầu tiên mà chúng ta phải làm là từ chối mọi sự lãnh đạo của đảng csvn . Và những người đối lập trung thành chỉ làm cho quá trình này chậm lại mà thôi .

    Nhắc lại câu em thích nhất trong bài này

    “Giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị là giúp nó tồn tại mĩ miều hơn.”

    • dân việt said

      “Vậy chưa biết chừng cái đầu tiên mà chúng ta phải làm là từ chối mọi sự lãnh đạo của đảng csvn . Và những người đối lập trung thành chỉ làm cho quá trình này chậm lại mà thôi .”
      Rất chuẩn. Nên đã đối lập thì đối lập hẳn đừng theo đuôi nữa.

  94. Trần Quốc said

    Nhớ mang máng khoảng 2000-2004, PTH có một bài nói sau chuyển thành bài viết thì phải, bàn về trí thức VN. Bài này(2012) cứ như một dạng triển khai bài 2000-2004. Hay đấy!
    Cứ động đến loại chủ đề này, luôn bị ám ảnh câu nói của Mao : trí thức là cục phân. Một câu rất tệ hại và vơ đũa cả nắm, nhưng phải cay đắng nhục nhã mà nhận rằng câu ấy có phần hơi đúng cho trí thức TQ và VN.

  95. Cảm ơn bà Phạm thị Hoài!

  96. hoa caỉ said

    bởi vậy đụng ai thì đụng ,đừng có đụng đàn bà .không biết ông họ chu nầy làm sao mà đợi đến đầu năm nắm cổ áo lôi ra như thế nầy .
    thôi ông nghe tui né qua như ông né đó cho nó yên
    bác họ phạm ơi .ở trong nước nhà nông Vươn nổ một cái là tan gia bại sản ,coi như thí mạng cùi .tội tình chi .
    ở ngoài bà nổ một tràng củng vô sự .như vậy bà chọn vô sự hay chọn tù
    tôi có biết đọc biết viết lăng nhăng ,cũng chưởi bới ,cũng biết bắn súng ,cũng biết gịuc lựu đạn,tại trường có dạy .nhưng bây giờ đang trong cái thế xỉa răng cọp ,hay là hè nhau cưa chân ghế vc .tụi tui trốn trong bóng tối để chơi .bà lải muốn tụi tui phải phơi ra áng sáng .bà ơi .
    thôi về nấu cơm cho con cái nó nhờ
    ngón tay có năm ngón ,bà muốn năm ngón đều là ngón cái thì cũng không ổn đâu . trong thế đất nước hiện tại.theo tui chuyện đoàn kết là chuyện cần thiết vô cùng ,nhưng chuyện nhiều đoàn thể cũng rất cần .như là ba đầu sáu tay thì mạnh hơn một đầu một tay .vậy thì ai lo việc nấy ,nhiều ngả nhiều và nhiều cách nhưng cùng một mục đích là đất nước Việt Nam được tự do .dân chủ .nhân quyền .ấm no hạnh phúc .
    mổi ngón tay có một công việc của nó và như vậy mới nắm được,mới buông được .chúng ta đâu ai có quyền lợi gì đâu chỉ có tấm lòng với quê hương thôi .không ai hiểu nổi đàn bà .nên chi chạy .
    nếu bà là đàn ông tôi sẻ phán một câu [trâu cột ghét trâu gì quên mất tiêu rồi ]chào đầu năm.

    • songan said

      Cám ơn bac dả noi hộ ý tôi.thức thời là hào kiệt.trí dủng là biết ẩn mình.đấu tranh phải có phương pháp.Tôi sợ vải đám trí thức lưu vong xui […]

      BS: Xin góp ý bác tránh “vơ đũa cả nắm” và nặng lời.

  97. Nôbita said

    Chính những người “chống đối trung thành” như GS Chu Hảo mới chính là những người “chống Đảng” hiệu quả nhất. Vì tiếng nói của “người trong nhà” dễ được tin hơn và có nhiều cơ hội đến tai số đông quần chúng. Ngược lại, những tiếng nói dù rất hay ho của đông đảo trí thức hải ngoại hay ngoài đảng cũng dễ bị (đảng) gây hiểu nhầm là của “thế lực thù địch”. Nhận thức của dân chúng mới thực sự quan trọng cho mọi sự cách mạng. Theo tôi chống đối trung thành mới thật sự khôn ngoan và ích lợi.

  98. Ẩn danh said

    Tôi đồng ý với anh BS. Nhưng mặt khác, tôi cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm của chị PTH. Đó là sự tỉnh táo rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay, hoàn cảnh mà trắng đen không phải dễ phân biệt, và sự dối trá đang chế ngự toàn xã hội . . .

  99. Cục Đất said

    Tôi đồng ý với nhà văn Phạm Thị Hoài.
    Không nên phát biểu kiểu như ông Chu Hảo: “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với trí thức ở trong nước”
    Có 2 trường hợp xảy ra:
    1. Ông thực lòng nghĩ thế: Ông là trí thức vớ vẩn
    2. Ông nói dối vì sợ: Không nên nói, ông nên chọn cách im lặng. (Im lặng cũng là một cách nói. Không ai bắt buộc mình phải nói)
    Dân đen VN đã nghe quá nhiều lời dối trá rồi, đừng nên thêm sự dối trá nữa. Làm cho người dân phân tâm, rất nguy hiểm.
    Ông chỉ nói 1 nửa sự thật. Mà 1 nửa sự thật thì không phải là sự thật.
    Đây cũng là ước mong chung của tôi đối với các vị có lên tiếng phản biện.

    • Ẩn danh said

      Cục đất phân tích rất đúng và trúng :”Dân đen VN đã nghe quá nhiều lời dối trá rồi, đừng nên thêm sự dối trá nữa. Làm cho người dân phân tâm, rất nguy hiểm.”
      Các “thầy” tuyên giáo đâu rồi, phản biện lại ý của Cục đất đi!

      Cục đất mà biết nói năng
      Thì “thầy” tuyên giáo hàm răng chẳng còn.
      He, he…

  100. hahien said

    Nếu ta “đọc” Chu Hảo và Phạm Thị Hoài theo cách là những người ấy không phải đang tranh cãi với nhau với nhau, mà là họ đang nói với chúng ta bằng những giọng điệu khác nhau thì có lẽ chúng ta sẽ thấy ít “lấn cấn” hơn và nhiều thông cảm hơn với cả hai người.

    Phải chăng, điều tốt hơn là chúng ta cứ lắng nghe họ hơn là tham gia vào một vụ tranh cãi mới từ những điều họ nói, họ viết.

    Không thể “bắt” được GS Chu Hảo nói theo giọng điệu của Nhà văn Phạm Thị Hoài thì cũng không thể ép được “con chim họa mi đã sổ lồng” Phạm Thị Hoài cố tình hót bé hơn hoặc kém hay hơn những con sáo còn ở trong lồng. Nếu không chấp nhận cả hai thực tế này thì mới là phi thực tế.

    Thế thì cứ để cho những giọng điệu này này được hòa thanh và cùng cất tiếng.

  101. Nguyen the Com said

    Chu Ân Lai nhẹ nhàng, kheo léo biết sống chung với lũ mới được sống chứ Lưu thiếu kỳ, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài… mới có ý định thôi đã bị vu tội và giết chết rồi tùy cơ mà ứng biến thôi

  102. Tuan Duy said

    Tôi có đọc bài trao đổi của ông Chu Hảo trên BBC với tựa đề: Đảng ‘cần lắng nghe trí thức’. Thú thật tôi thấy có một cái gì đó rất không ổn, nhưng vì năng lực, trình độ và khả năng viết lách có hạn nên không có cơ hội “phản bác” lại những nội dung mà ông Chu Hảo đề cập. Theo ngu ý của tôi thì đã là một thằng trí thức mà để thằng khác nó lãnh đạo thì đừng bao giờ coi mình là trí thức nữa…
    Hôm nay được đọc bài: Sự lạc quan vô tận của nhà văn Phạm Thị Hoài. Phải nói rằng khá lâu rồi tôi mới được đọc một bài viết hay đến như vậy. Cám ơn nhà văn rất nhiều.
    Năm mới chúc chị và gia đình mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng !

  103. Nguyen the Com said

    20 năm trước, những nơi Công sản GỘC như Đức, Nga mà họ còn nói “Cộng sản chỉ thay thế chứ không thể sửa đổi”, thế mà ông Đại Trí thức Chu Hảo vẫn mơ hồ mong có thể sửa được , thật lạ!

  104. KTS Trần Thanh Vân said

    Giáo sư Chu Hảo và Nhà văn Phạm Thị Hoài đều là những người rất hiểu biết và tôi rất tôn trọng, nhưng hai người đứng trong hai bối cảnh rất khác nhau nên không thể có hành động giống nhau và phát biểu như nhau.
    Một người?
    Vì “đã không chịu nổi sự bất đồng” nên đã rời xa Tổ quốc và đứng từ xa để phê phán người kia “thỏa hiệp” “sáo rỗng” “lối mòn”…. nhưng thực tế chị có hiểu rằng tuy chị nói đúng nhưng tiếng nói của chị không thu phục được lòng người. Nếu thực sự yêu cái đất nước tội nghiệp này, chị có cách nào, làm được việc gì có ích hơn hay không?
    Còn người kia?
    Thì vì nhiều lý do, anh đã không dám “nói thật lòng” những trăn trở của mình và có lẽ ( có đôi chút ) anh đã dùng thủ thuật chính trị để cố gắng làm được đôi điều hữu ích cho giới trí thức và cho xã hội. Tôi thông cảm với anh, nhưng nếu có thể, anh nên “nghiêm khắc” và “thực tế” hơn một chút nữa, anh sẽ có nhiều “bạn” và nhiều người đồng tình với anh hơn.

    Bản thân tôi, đã từng trải nghiệm, ưu tư, đau đớn.
    Như là bị một số mệnh buộc vào, từ những ngày rất sung sức, tôi đã không lựa chọn con đường công danh, chức quyền và không bị mầu hồng nào phủ lên mình.
    Có lẽ nhờ tôi hay mê tin như thế, nên cho dù hoàn cảnh nào xẩy đến, cho dù có thể lựa chọn, tôi cũng không hề cảm thấy bị sốc và kêu ca thân phận mà mình phải gánh chịu. Và vì thế, không phải một lần, cho dù hoàn cảnh trớ trêu, tôi có cơ hội ra đi nhưng tôi quyết không đi khỏi mảnh đất tội nghiệp này.

    ….

    • d said

      Dấn thân,thích ứng nửa vời hay triệt để hỡi các vị trí thức khả kính !!!

    • PQ said

      Chị nói chính xác, tôi nghĩ Chu Hảo phải tự dối mình, cố gắng nói ra những gì có thể và trong giới hạn để không bị quy vào thành phần chống đối mà thôi. Tuy nhiên sự thỏa hiệp của Chu Hảo nên phải xét lại, có lẽ ông không có đủ sự cứng rắn cần thiết (mà mềm hơi quá đà?)

    • Dân đen said

      Tôi thích ý kiến này của bác Vân, vì nó đánh giá rất đầy đủ, và công bằng. Tôi nghĩ bác Hảo nói vậy mà đôi khi không phải vậy, ông vẫn luôn âm thầm cống hiến cho xã hội, trong hoàn cảnh của ông, mà có lẽ là trong hoàn cảnh xã hội này, sự lựa chọn của ông là đúng nhất rùi. Người khác chọn cách khác, miễn là vì sự giải phóng cho người dân của quê hương tôi, tôi đều ủng hộ.

    • Lê Hữu Thế said

      Với một trí thức đã không nói thì thôi khi đã nói là phải nói thật, có thể chúng ta nói lên cái sự thật đó sao cho thật là khéo léo. Chu Hảo là một người mà tôi rất mực kính trọng vì những gì ông làm ở NXB Tri Thức và những phát biểu trên báo chí của ông trước đây, hầu như tấc cả sách của NXB Tri Thức tôi đều mua hết vì giá trị tri thức của nó. Nhưng khi đọc bài phỏng vấn của ông trên BBC vừa rồi tôi thấy nó rất chưng hửng, giống như nhai cơm trúng sạn vậy, tôi tự hỏi không biết ông có nói lên đúng suy nghĩ của ông không?. Nếu những phát biểu của ông là đúng với suy nghĩ của ông thì những phê phán của bà Phạm Thị Hoài là không có gì để bàn cãi nữa, còn nếu những phát biểu là không đúng với những suy nghĩ của ông thì ông là người không trung thực. Sống trong một chế độ toàn trị sự thật là trả giá đắt. Bà Phạm Thị Hoài và Dương Thu Hương khi còn ở trong nước đã rất gay gắt và quyết liệt trong các phát biểu của hai bà, có nghĩa là hai bà đã phơi bày cái sự thật về thực trạng đất nước và xã hội này. Kết quả ra sao nhỉ? Dương Thu Hương bị bắt giam, tôi không biết bà Phạm Thị Hoài có bị bắt giam không?, sách và tác phẩm của hai bà bị cấm in trên toàn cõi Việt Nam. Cả hai đều sống bằng nghề viết mà tác phẩm bị cấm in thì đây là một sự trừng phạt nặng nề, vì sao mà họ sợ tác phẩm của hai bà đến thế, đơn giản vì nó nói lên sự thật thôi. Cả hai đều rất quyêt liệt với con đường đi của mình, đã nói lên sự thật và đã trả giá đắt. Họ đứng giữa hai sự lựa chọn, ở trong nước thì phải im lặng, tô son trát phấn cho chế độ, tiếp tục làm những anh hèn hoặc là ra nước ngoài mà tiếp tục nói lên sự thật, họ đã chọn con đường thứ hai, tôi tôn trọng sự lựa chọn của họ, phải cám ơn những quốc gia dung nạp họ nếu không thì họ sẽ không biết đi đâu về đâu với sự quyết liệt của mình. Nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn cũng phải trả giá đắt, bị cầm tù và phải sống xa tổ quốc khi phơi bày sự thật ở đất nước ông.

    • Quang Dũng said

      Chu Hảo không chọn cách nói toạc ra tất cả – cái cách “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt” như một số người khác. Trí thức có nhiều cách đóng góp cho xã hội khác nhau và mỗi người tự lựa chọn cho mình cách đóng góp mà mình cho là có lợi nhất cho xã hội, cho đất nước. Nói cái gì, nói ở đâu, nói sao cho hôm nay nói và ngày mai cũng còn được nói, được đóng góp chứ không phải nói xong rồi đi đếm kiến hoặc không đến mức đếm kiến thì cũng không được xuất hiện, được nói nữa.

    • Qua còm này cháu thấy cô Vân cũng chỉ “phổi bò” thôi.

      • KTS Trần Thanh Vân said

        Phổi con bò nặng mấy Ky – lô – gam?

        • thanh said

          Dạ thưa KTS Trần Thanh Vân, mong KTS đừng chấp làm gì và cũng đừng quá nặng lời với người ta (tất nhiên hiện nay KTS đang nói rất nhe.) Mặc dù cháu cũng thấy có nhiều điều cần trao đổi lại với KTS. Tuy nhiên, cháu xin nói rằng với còm vừa rồi, KTS đánh giá như thế nào về bài viết của PTH:
          Phải chăng mục đích của PTH đã đạt được??????
          Cháu mong KTS suy nghĩ về những vấn đề sau:

          Bài viết này có tác dụng gì trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước tại thời điểm này (cháu không muốn dùng từ dân chủ vì có thể có ý kiến nọ kia)
          Bài viết này có mục đích gì???
          Mọi cái đều có tính hai mặt, và cứ cho rằng quan điểm của PTH là đúng là phù hợp thì nó giải quyết đc gì??? Cái được hay là cái đúng của nó trong bối cảnh hiện nay có tác động tốt đến xã hội hay không. Một khí cái đc , cái tạm gọi là đúng đó mà ko có tác động gì đến xã hội, hay nói cách khác là nó VÔ NGHĨA thì có đáng quan tâm ko. TRONG KHI ĐÓ, cái chưa được của nó là gì:
          Chia rẽ khối đoàn kết ??? Cái này thì thấy nhãn tiền đó thôi, thấy ngay trong các còm đánh nhau chí chóe cả lên.
          Bôi xấu 1 con người cụ thể mà hiện nay đang có những đóng góp THIẾT THỰC cho sự tiến bộ của xã hội, vậy thì có nên hay không???
          Qua bôi xấu 1 con người cụ thể thì cũng đồng thời bôi xâu cả một nhóm người có cùng quan điểm, cách làm như giao sư Chu Hảo, vậy thì có nên hay ko???

          Cái được chưa thấy, nhưng cái mất là cái NHÃN TIỀN, là cái thấy sờ sờ ra đó, ai cũng thấy thì có nên ủng hộ bài viết này ko (tạm thời bỏ qua về tính đúng sai, hợp lý hay ko hợp lý trong quan điểm nhìn nhận của PTH)

          Và nó đúng khi mà cháu phải có lời thưa lại với KTS cũng như 1 còm đã còm impolite với KTS, Như vậy, phải chăng mục đích của PTH đã phần nào đạt được, hay nói cách khác là hậu quả của bài viết của PTH đã thấy rõ, thấy ngay lập tức một cách nhãn tiền.

          Như vậy, chưa bàn đến tính đúng sai, tính hợp lý hay ko bài viết của PTH mà chỉ cần nhìn cái hậu quả nó để lại thì đủ thấy ko thể ủng hộ bài viết này được.

          Có ý kiến cho rằng, có thể PTH sốt ruột, nôn nóng (cứ tạm thời cho rằng PTH viết bài này ko có ẩn ý gì khác là vô tư) nên đã viết bài này nhưng giục tôc bất đạt cái được chưa thấy , cái mất đã rõ ràng. Nhưng PTH muốn thúc đẩy nhanh thì PTH phải hiểu SÂU SẮC tình hinh trong nước thì mới để ra mục đích cho từng giai đoạn phù hợp và sau đó đề ra phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn. Còn PTH sống ở các nước dân chủ (như vậy là sướng quá rồi) mà lại muốn làm cách mạng màu lật đổ chế độ này thì PTH đã MƠ GIỮA BAN NGÀY rồi, và có thể PTH chỉ là thầy bói xem voi nên phán bừa bãi.
          Và PTH cũng có thể nhầm lẫn khi cho rằng trí thức là mũi nhọn khi làm cách màu lật đổ chế độ này nên đã viết bài này để thúc đẩy họ??? nếu vậy thì nhầm to, trí thức chỉ có thể chuẩn bị các điều kiện mà thôi: nâng cao dân trí, giúp các lực lượng xã hội nhận thức và đấu tranh với cái sai, với sự vi phạm pháp pháp luạt, vi phạm nhân quyền…. Và trong giới trí thức cũng có những nhóm dẫn thân đấu tranh TRỰC DIỆN nhưng cũng có những nhóm đứng sau làm công tác hậu cần, hỗ trợ cho tuyến trước, mỗi nhóm (ko có ai phân công) ĐỀU CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG trong việc thúc đẩy quá trình dân chủ của đất nước.

          Cho nên cháu kết luận rằng, bài viết của PTH là ko thế ủng hộ. Còn đúng sai phải trái chưa cần bàn tới.

  105. Như Không said

    Xin lỗi xin đích chính: PTH mà còn ở trong nước thì chắc chắn sao có cơ hội phát biểu tự do như trên…..

  106. Như Không said

    PTH mà còn ở trong nước thì chắc chắn có cơ hội phát biểu tự do như trên. Lì lợm và đanh đá như Dương Thu Hương cũng phải khăn gói ra đi. Thành ra mới hiểu được tình thế của ông Chu Hảo, hay Nguyễn Trung, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Hoàng Tụy v.v.. muốn phản biện chỉ dám chạm tới 1 tí đến ranh giới của vùng cấm địa với tư duy còn nằm trong chế độ và hi vọng chế độ thay đổi hoặc đổi mới. Hãy chống mắt nhìn xem nó thay đổi tới đâu!!!

  107. Vỡ Tan said

    Thưa ….!
    Thân xác em đã tồn tại trên thế gian này 50 năm. Khi em sinh ra thì đất nước này đã có “triết học” cho nên thăng trầm thân xác, bầm dập te tua vì phải sống theo một lý tưởng với một xã hội “quá độ” bất công, hay nói cho dễ tiêu là thời kỳ bất công đã “quá độ” (hết chịu nổi)

    Em thấy tủi thân quá. Mình là con người sao cứ phải nô lệ cái “lý thuyết hoang tưởng của M” đang bị loài người “vạch mặt” ?????. Có lẽ nào loài người tiến hóa đến một tư duy “không còn gì cả?” Đó là khi loài người phải sống trong một “cái chuồng” mà chả có suy tư. Vì theo M &…..đã “nhốt” tất cả loài người vào đấy thế là “hoàn thành sứ mệnh”.

    Thật phi lý ầm ầm. Vậy mà con người ở thời kỳ “quá khổ” (xí điều lộn) là “quá độ” đang cứ phải nô lệ. ABS thấy em có hiểu được “cái xã hội ta nó thế không?. Cái gì đến phải đến “CỨ LẠC QUAN VÔ TẬN” nhỉ!

  108. Hải Đăng said

    Bài viết của Phạm Thị Hoài khá sắc sảo và phân tích đúng tâm thế của trí thức VN hiện nay .Nhưng trí thức là gì ? Có thể hiểu giản dị là những người có tầm hiểu biết. Vậy ở VN hiện nay có bao nhiêu người là có tầm hiểu biết đúng với thời đại họ đang đang sống ? và bao nhiểu người suy gẫm từ kinh nghiệm quá khứ của dân tộc và của nhân loại? Tôi nghĩ không nhiều . Vì như PTH nói ,họ đã bị đổi gen khi sống trong hệ thống này.
    Xin các bạn lưu ý,hệ thống này xây dựng trên nền tảng nào ,có phải là chủ nghĩa vô thần không ? Chủ nghĩa Mac là một quái tật của hệ tư tưởng con người có lương tri khi đảo ngược nguồn gốc sinh ra và tôn tại của lòai người. Chúng ta bị đào tạo,nhào nặn từ vũng lầy này thì sẽ không giờ tiếp cận được chân lý. Tầng lớp trí thức trong hệ thống này cũng vậy thôi,họ “biết “nhưng sẽ không bao giờ “hiểu” trọn vẹn chân lý muôn đời của con người,khi tấm lòng của họ đã bị méo mó từ trong hệ tư tưởng của mình.

    • Ẩn danh said

      Tầng lớp trí thức trong hệ thống này cũng vậy thôi,họ “biết “nhưng sẽ không bao giờ “hiểu” trọn vẹn chân lý muôn đời của con người,khi tấm lòng của họ đã bị méo mó từ trong hệ tư tưởng của mình.
      OK !

  109. U 50 said

    Một bài viết quá hay ,quá sâu sắc.mong những ” đối lập tung thành ” tỉnh giấc !

  110. Nhà văn Phạm Thị Hoài chưa nhắc tới trường hợp của ông Võ Văn Kiệt, lúc đương chức thì ông không phải trí thức, nhưng lúc nghỉ hưu thì ông hoạt động và đóng góp như một trí thức và kết cục của ông thế nào thì mọi người đã rõ.

  111. Lê Hữu Thế said

    Đọc Phạm Thị Hoài thấy có bóng dáng của Dương Thu Hương, cả hai đều rất sắc xảo và quyết liệt, nhưng Dương Thu Hương quyết liệt và gay gắt hơn. Cả hai đều là hậu duệ đáng trân trọng của bà Trưng, bà Triệu.

  112. D.Nhật Lệ said

    Phải thành thật thừa nhận rằng bài viết này rất thẳng thằn và sắc sảo của nhà văn PTH.đã bàn luận đâu ra đó và chỉ đích danh thẳng thừng một tầng lớp trí thức mà ông CH.là nhân vật điển hình.
    Khi PTH.đóng Talawas,tôi đã tỏ ra nghi ngờ sự can đảm ‘nửa vời’ của PTH.nhưng với bài này,bà đã
    vạch mặt,chỉ tên không một chút khoan nhượng và tôi xin bày tỏ sự cảm phục bà.Tầng lớp trí thức
    trung thành thỉnh cầu được đảng lắng nghe sao mà thê lương và buồn nản đến thế !
    Điều đau buồn nhất là không những giới trí thức trong nước,chịu sự kiểm soát của chế độ nên phải
    cầu xin “thánh thượng ban ơn mưa móc” mà cả những người trí thức thiên tả ở ngoài nước cũng trông chờ đảng mở rộng dân chủ,dù họ không có lý do gì để sợ hãi như người ở trong…cũi !
    Vấn đề dân chủ hóa VN.hiện nay là điều kiện trước hết để thoát ra khỏi bóng của TQ.,chứ không
    chỉ đơn thuần là giúp đất nước hội nhập với thế giới và nhờ đó người dân không phải ăn “bánh vẽ”
    qua ngôn từ như bao lâu nay !

  113. Nguoi dan Viet said

    Kính gởi Anh Ba Sàm,

    Ngày mai 19/1/2012, đúng ngày này cách đây 38 năm giặc bành trướng phương bắc đã xua quân xâm lược đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của nước ta. Đã có nhiều chiến sĩ Việt Nam ngã xuống cho quê hương này.

    Trong năm qua nhân dân Việt Nam cũng đã xuống đường tại HN và SG để thắp lại ngọn lửa yêu nước và nhắc nhở nhân dân Việt Nam về một phần máu thịt quê hương (Hoàng Sa và một phần Trường Sa) đang bị bọn phản động bành trướng trung quốc xâm lăng, giày xéo, dù phải chịu biết bao khó khăn từ nhà cầm quyền HN va SG và áp lực của bọn cẩu trung quốc!

    Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, kính mong anh Ba Sàm, và qua ABS đến toàn mạng các logger Việt Nam, có những chương trình trên blog giành cho BIẾN CỐ này của quê hương: bằng những bản tin, những bình luận, những hình ảnh về vấn đề này.

    Làm thế nào hệ thống mạng các Blogger Việt Nam có thể tạo nên một cuộc xuống đường rầm rộ trên xa lộ thông tin INT để đánh động sự cảnh giác với âm mưu ru ngủ nhân dân nhất là thanh niên của bọn cướp nước và bè lũ bán nước cũng như thức tỉnh lòng ái quốc đang nguội lạnh của nhân dân ta đứng trước những khó khăn, những vấn đề cơm áo gạo tiền hiện nay .

    Xin cám ơn ,
    Một dân đen Việt Nam

  114. Mai Mai said

    Theo tôi, chúng ta không nên phản biện góp ý gì; cứ để nó thế mới mau hoàn tất quá trình sụp đổ

  115. donghailongvuong said

    Thời phong kiến trí thức là phải phục vua, còn nay là phục vụ Đảng.

    Cái tâm lý này hằn sâu vào bao thế hệ người Việt rồi. Muốn có sự thay đổi mang tính “cách mạng” thì phải thay đổi từ văn hóa, cách hành xử từ bé, lúc còn học sinh.

    Nói nôm na là phải biết bật lại, biến phản biện, suy nghĩ độc lập ngay khi còn bé. Không chỉ trong giới khoa học, học thuật mà cả những người lao động bình thường (như tôi).

    Kể cả điều mình nói, suy nghĩ ra có thể không đúng, hạn chế về nhận thức…nhưng ít ra nó là suy nghĩ, nhận thức của mình chứ không phải a dua, tránh mếch lòng, dựa hơi vì một mục đich nào đó.

    Và tạm thời lúc này chúng ta phải thay đổi việc nhìn nhận về một thủ tướng A, tướng lãnh B, chính trị gia C….trên căn bản là một người công dân, một người lao động theo một đặc thù chuyên môn. Kể cả những ông chủ tịch nước, Đại tướng về hưu thì xem như tiễn khách. Công trạng, quí mến, được lòng dân và được tôn vinh là một chuyện khác.

    (Gần đây xảy ra vụ gia đình anh Đoàn Văn Vươn, có ông tướng 1 mắt vào phát biểu y như rằng a xô lô vào dựa hơi nhằm đỡ đòn. Việc phản biện của chúng ta dù là ai thì phải dựa trên chính kiến, suy nghĩ, tình cảm của mình chứ không phải dựa hơi, nghe ngóng một cách lom rom vào một ông nào cả)

    Kinh nghiệm mà tôi nhìn thấy ở công sở, xưởng máy khi có ông sếp to nào đó đến thăm là công nhân cảm động rơi nước mắt, sếp nhỏ thì đôn đáo bày vẽ (giả tạo) để làm đẹp lòng sếp trên, công nhân ngồi cạnh sếp lớn là dúm dó, lắp bắp…..nhiều chuyện buồn cười lắm.

    KẾT LUẬN : DÂN TRÍ VIỆT NAM THÌ RẤT CAO (cực nhiều trí thức) NHƯNG DÂN KHÍ THÌ VẪN CÒN KHIÊM TỐN

    • Nguoi dan said

      Bạn viết nghe hay lắm, nhưng chính trong những bài viết của bạn vẫn toát lên ý bao che đảng của bạn đấy !

      Bạn biết bản chất và hiện trạng của đảng như thế nào rồi : hai từ dối trá và đê hèn ! Nhưng bạn có dám cùng nhân dân gióp phần đánh đổ nó để cứu nguy cho dân tộc này không ?!

      Ngày xưa, trí thức nhân dân chắc cũng nhìn thấy những mê lầm, thoá hóa, tham lam và nguy xuẩn của vua quan nhà Nguyễn qua những quyết định xuẩn ngốc nhưng ai dám đánh đổ nó không… để rồi dân mình phải chịu 80 năm bị ngoại bang xâm chiếm ?! Sau đó một bọn lợi dụng dân để lên nắm quyền nhưng lại đối xử với dân mình còn tệ hơn cả bọn thực dân nữa đấy (quá rõ) và luồng cúi bọn quan thầy hơn cả cha & ông nội bọn chúng !!!

      Với tình hình và điều kiện quốc tế hiện nay, bọn giặc chẳng cần xâm chiếm cả đất nước ta như trước, chỉ cần gặm nhấm lần lần và cầm giật dây một bọn lãnh đạo hám lợi, đê hèn, phá hủy dần chính đất nước này và coi dân mình hơn cả trâu chó là đủ !

      Do vậy đừng trách gì bọn vua quan nhà Nguyễn trước đây !

  116. A Cô Đa said

    Đây là một trong những bài viết hay nhất của Phạm Thị Hoài về chủ đề nóng bỏng ” Trí thức VN , anh đang ở đâu giữa hiện tình đất nước hiên nay” , hay “Thân phận người trí thức VN…”. Đúng là trong mấy chục năm qua nước ta đã xuất hiện và tồn tại một kiều trí thức như ông Chu Hảo. Cái khốn nạn của tư duy đơn nguyên là ở chỗ, người ta (cả người trong và ngoài cuộc) đều chấp nhận kiểu xuất hiện và tồn tại đó một cách rất hồn nhiên. Đối với người mang danh cao quý “trí thức”, thì chấp nhận thân phận mình trong cái sự tồn tại khốn nạn đó, trong cái tư duy khốn nạn đó, chỉ vì miếng ăn, là điều nhục nhã nhất. Anh Ba Sam bảo rằng : ” Có phải một chú chim bay lượn ngoài vườn, cười nhạo chú chim đang ai oán trong lồng, “sao mày không phá ngay cái lồng ra ngoài này cho sướng? Không phá được thì dong một hơi ra ngoài như tao đây này? “, Theo tôi nghĩ, những trí thức phản biện kiểu “trung thành” như ông Chu Hảo sẽ nhất quyết , kiên trì, kiên trì ở trong cái lồng đó đến cùng, kể cả khi cửa lồng đã hé mở. Thực tế ở ta đã ít nhất có đôi lần chứng minh như thế. Thưa anh Ba.

  117. Tờm em.

  118. Anh Hung said

    “Tôi xin thử một câu trả lời: nửa thế kỉ qua, hệ thống toàn trị của Đảng đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, “sự lãnh đạo của Đảng” đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp nhất.”. Như vậy tầng lớp “trí thức XHCN” được đào tạo và trưởng thành dưới chế độ cộng sản cũng kêu gào muốn được tự do tư tưởng nhưng lại không tự tin khi thoát khỏi…sự lãnh đạo của đảng. Cảm ơn nhà văn Phạm Thị Hoài đã sử dụng cụm từ “đối lập trung thành” để nói về ông Chu Hảo và những người tương tự trong xã hội Việt nam hiện nay.

  119. một bài viết nhận định sâu sắc và không thể chính xác hơn. trí thức việt nam từ ngàn xưa tới nay chỉ có duy nhất một việc để làm là ” nghề quì ” [ làm quân sư để can ngăn hay xúc xiểm tùy vào nhân cách ] đấy là nhận định của một giáo sư danh tiếng đã nói.

    • lethuy said

      Biết là đúng, nhưng vẫn đau vì nhục……
      Bác Quân cho em biết đó là nhận định của giáo sư nào vậy .

      • một gs tên tuổi và uy tín , tuy vậy , là nhận định trong bữa cơm thân mật cuối năm. tôi không thể tùy tiện nêu tên ông khi chưa hỏi ý ông. xin le thuy lượng thứ.

    • Nông dân chân dép said

      Người Việt ta lâu nay học là để làm quan, bây giờ cũng vậy, học TS đa số là để làm quan. Chứ có mấy ai đam mê vì học thuật và khoa học

    • Dan ngu said

      Bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài thật hay, đặc biệt về sự phân biệt hai ý niệm “guồng máy” và “hệ thống”. Nhiều nhà trí thức tự đặt mình ra ngoài guồng máy nhưng trong thâm tâm vẫn coi mình là một thành phần của cái hệ thống đã mục ruỗng từ trong bản chất

  120. Gio Chuong said

    Ehem… Beer of Berlin is very SSOOOUURR 🙂
    http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/01/va-lolita.html

  121. dân việt said

    Trí thức mà không dám dấn thân để đấu tranh với bất công của xã hội chỉ là loại trí thức bưng bô. Học hàm học vị có được chỉ qua do quá trình bưng bô mà có được. Tốt hơn hết là câm cái miệng để ăn tiền đi đừng phát biểu linh tinh người ta chửi cho đó bớ ông Chu Hảo.

    • donghailongvuong said

      Thời phong kiến trí thức là phải phục vua, còn nay là phục vụ Đảng.

      Cái tâm lý này hằn sâu vào bao thế hệ người Việt rồi. Muốn có sự thay đổi mang tính “cách mạng” thì phải thay đổi từ văn hóa, cách hành xử từ bé, lúc còn học sinh.

      Nói nôm na là phải biết bật lại, biến phản biện, suy nghĩ độc lập ngay khi còn bé. Không chỉ trong giới khoa học, học thuật mà cả những người lao động bình thường (như tôi).

      Kể cả điều mình nói, suy nghĩ ra có thể là không đúng, hạn chế về nhận thức…nhưng ít ra nó là suy nghĩ, nhận thức của mình không phải a dua, tránh mếch lòng, dựa hơi vì một mục đich nào đó.

      Tạm thời lúc này chúng ta phải thay đổi việc nhìn nhận về một thủ tướng A, tướng lãnh B, chính trị gia C….trên căn bản là một người công dân, một người lao động theo một đặc thù chuyên môn. Kể cả những ông chủ tịch nước, Đại tướng về hưu thì xem như tiễn khách. Công trạng, quí mến, được lòng dân và được tôn vinh là một chuyện khác.

      (Gần đây xảy ra vụ gia đình anh Đoàn Văn Vươn, có ông tướng 1 mắt vào phát biểu là y như rằng a xô lô vào dựa hơi nhằm đỡ đòn. Việc phản biện của chúng ta dù là ai thì phải dựa trên chính kiến, suy nghĩ, tình cảm của mình chứ không phải dựa hơi, nghe ngóng một cách lom rom vào một ông nào cả)

      Kinh nghiệm mà tôi nhìn thấy ở công sở, xưởng máy khi có ông sếp to nào đó đến thăm là công nhân cảm động rơi nước mắt, sếp nhỏ thì đôn đáo bày vẽ (giả tạo) để làm đẹp lòng sếp trên, công nhân ngồi cạnh sếp lớn làm dúm dó, lắp bắp…..nhiều chuyện buồn cười lắm.

      KẾT LUẬN : DÂN TRÍ VIỆT NAM THÌ RẤT CAO (cực nhiều trí thức) NHƯNG DÂN KHÍ THÌ VẪN CÒN KHIÊM TỐN

    • Đảng viên xa rời lý tưởng. said

      Theo tôi Dân Việt quá nặng lời. Những nhà trí thức thường làm chuyên môn, họ không phải là nhà chính trị, và họ ít quan tâm đến chính trị. Nhưng họ thông minh và phân tích mọi vấn đề rất khoa học. Họ đã chỉ ra cho nhà lãnh đạo nhiều điều quý báu. Nhưng hiện nay các nhà lãnh đạo VN hầu như không muốn nghe ai. Nếu ai nói Đảng sai là họ quy kết là chống Đảng. Bây giờ nhiều địa phương các cụ lão thành cũng đã bị ngầm quy kết, và họ không nghe các cụ. Cũng dế hiểu thôi tại Việt Nam đã hình thành các nhóm lợi ích nắm giữ quyền lực. Cứ động đến ghế của họ, động đến lợi ích kếch sù của họ là họ tìm cách loại bỏ . Nhà văn Phạm Thị Hoài có cách nhìn rất đúng. Nhưng tôi cho rằng : Chủ nghĩa Mác – Lênin là mớ lý luận sai lầm. ở Vn thì không có lý luận gì cả. Chỉ là một mớ hổ lốn các vấn đề mỵ dân. Họ vẽ ra một bức tranh mà không bao giờ có trong thực tế.

      • dân việt said

        Không làm chính trị không có nghĩa là không có thái độ chính trị. Bài phát biểu của ông chu hảo “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, không những là thái độ chính trị mà còn là làm chính trị( Vì phát biểu thay cho nhiều người). Nói chung đại đa số quần chúng nhân dân không làm chính trị nhưng phải có thái độ chính trị để góp phần vào việc quản lý xã hội, quốc gia. Nếu không thì toàn thể nhân dân chẳng qua là một bầy cừu chịu dưới sự chăn dắt của người chăn cừu. Cho ăn chổ nào thì chỉ được ăn chổ đó không được chạy nhảy lung tung, nhưng còn tệ hơn bầy cừu còn được kêu be…be. Còn nhân dân thì bị cấm kêu.

    • Kẻ phản biện nhút nhát nhưng biết mình biết người said

      Dân Việt là ai xin cho biết tên thật? Những kẻ nặc danh xét về mặt nào đó thì nhân cách không bằng Chu Hảo. Vì ít ra ông Chu Hảo cũng dám chịu trận của những Phạm Thị Hoài. Những kẻ nặc danh như Dân Việt có thể thông cảm được, nhưng xét ra thì cũng vì muốn tồn tại trong chế dộ khắc nghiệt mà không chống đối ra mặt, như vậy cũng là loài đối lập trung thành như Chu Hảo nhưng kém cỏi hơn, vì không có phản biện nào đáng kể , lại chui lủi hơn và ngu xuẩn hơn vì hãnh diện với sự chui lủi ấy. Kẻ viết cò này cũng thấy mình kém cỏi và chui lủi, vì không dám công khai danh tính. nhưng kẻ này không hèn nhát và hợm hĩnh núp xó dạy đời tát nước theo mưa như kiểu người Dân Việt.

      • dân việt said

        Dân việt chẳng qua là một người dân việt không chút tiếng tăm, không có tài sản kết xù. Chỉ là một hạt cát trong sa mạc không sợ mất gì nhiều. Nhưng với ông chu Hảo là một Giáo sư tiến sỷ danh tiếng lẫy lừng thì khi phát ngôn phải thận trọng vì tiếng tăm của mình. Còn người nhút nhát là cam nên có giọng điệu hơi khủng bố đó. Bạn chỉ cần biết tôi là một người dân việt như hàng triệu người dân việt yêu quê hương tổ quốc, thờ kính vua hùng và các bậc vỹ nhân như Trần hưng Đạo, Quang Trung, Bà Trưng bà Triệu. . . . .

    • Fey said

      Trí thức bưng bô thì người viết cái lời bình này mà không dám để tên thật thì cũng đi đổ bô chứ không hơn

Gửi phản hồi cho Lê Hữu Thế Hủy trả lời